1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh

137 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Hồ Vĩnh Hoà
Người hướng dẫn TS. Trương Thị Lan Anh
Trường học Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2014
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 31,27 MB

Cấu trúc

  • Chương I: Giới thiệu tổng quan (14)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển khoa QLCN (14)
    • 1.2. Hình thành đề tài (16)
      • 1.2.1. Bối cảnh (16)
      • 1.2.2. Phát biểu vấn đề (18)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (19)
    • 1.4. Chủ thể nghiên cứu (20)
    • 1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu (20)
    • 1.6. Phạm vi nghiên cứu (20)
    • 1.7. Bố cục của luận văn (20)
  • Chương II: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu (21)
    • 2.1. Cơ Sở Lý Thuyết (22)
      • 2.1.1. Sự gắn kết của thành viên đối với tổ chức (22)
      • 2.1.2. Sự hài lòng của thành viên đối với tổ chức (23)
      • 2.1.3. Chất lượng đào tạo đại học (26)
      • 2.1.4. Cơ sở vật chất (29)
      • 2.1.5. Chất lượng đội ngũ giảng viên (31)
      • 2.1.6. Chất lượng đội ngũ quản lý và hỗ trợ (32)
      • 2.1.7. Ý thức học tập của sinh viên (33)
      • 2.1.8. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo (34)
      • 2.1.9. Mối quan hệ giữa cơ sở vật chất với sự hài lòng của sinh viên (36)
      • 2.1.10. Mối quan hệ giữa chất lượng đội ngũ giảng viên với sự hài lòng của SV…. 24 2.1.11.Mối quan hệ giữa chất lượng đội ngũ quản lý với sự hài lòng của SV (37)
      • 2.1.12. Mối quan hệ giữa ý thức học tập của sinh viên và sự hài lòng của sinh viên (0)
      • 2.1.13. Mối quan hệ giữa cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo với sự hài lòng của sinh viên (39)
      • 2.1.14. Mối quan hệ giữa sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên (40)
    • 2.2. Các mô hình nghiên cứu chất lượng đào tạo trước đây (41)
      • 2.2.1. Mô hình chất lượng CTĐT của AUN-QA (41)
      • 2.2.2. Một số nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học (43)
  • Chương III: Phương pháp nghiên cứu (21)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (50)
      • 3.1.1. Qui trình nghiên cứu (50)
      • 3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ (50)
      • 3.1.3. Nghiên cứu chính thức (51)
    • 3.2. Thang đo trong mô hình nghiên cứu (51)
    • 3.3. Thiết kế bảng câu hỏi (54)
    • 3.4. Thiết kế mẫu cho nghiên cứu định lượng (55)
      • 3.4.1. Đối tượng lấy mẫu (55)
      • 3.4.2. Kích thước mẫu (55)
    • 3.5. Phương pháp thu thập số liệu (55)
    • 3.6. Phương pháp phân tích số liệu (56)
  • Chương IV: Phân tích kết quả nghiên cứu (21)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu (61)
      • 4.1.1. Đặc điểm mẫu điều tra (61)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả biến đo lường (62)
    • 4.2. Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha) (63)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (67)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập (67)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố cho nhóm biến phụ thuộc (70)
    • 4.4. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết (75)
      • 4.4.1. Phân tích tương quang (76)
      • 4.4.2. Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên (77)
      • 4.4.3. Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên sau khi bỏ yếu tố Cơ sở vật chất và mạng (79)
      • 4.4.4. Kết quả hồi qui sự hài lòng của sinh viên đối với sự gắn kết đạo đức (81)
      • 4.4.5. Kết quả hồi qui sự hài lòng của sinh viên đối với sự gắn kết tình cảm (82)
      • 4.4.6. Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên (85)
    • 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu (86)
      • 4.5.1. Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo (87)
      • 4.5.2. Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ (88)
      • 4.5.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên (89)
      • 4.5.4. Ý thức học tập của bản thân sinh viên (90)
      • 4.5.5. Sự hài lòng (91)
  • Chương V: Kết luận và khuyến nghị (92)
    • 5.1. Kết luận (92)
    • 5.2. Khuyến nghị một số giải pháp nâng cao sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với Khoa QLCN (94)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (96)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (98)

Nội dung

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: HỒ VĨNH HOÀ Giới tính: NAM Ngày, tháng, năm sinh: 12/06/1976 Nơi sinh: QUẢNG NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 12170886 Khoá Năm

Giới thiệu tổng quan

Lịch sử hình thành và phát triển khoa QLCN

Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM là một trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - một đại học vùng, một trong ba đại học lớn nhất cả nước, đã được Đảng và Chính phủ quy hoạch phát triển thành đại học trọng điểm quốc gia nên có nhiều cơ hội và được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ Khoa Quản Lý Công Nghiệp là một khoa kinh tế trong trường Đại học Bách Khoa, Khoa được thành lập ngày 26 tháng 11 năm 1990, khoa có nhiệm vụ đào tạo đại học và trên đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản lý cho cả nước và nhất là cho các tỉnh phía Nam

Qua 23 năm xây dựng và phát triển, khoa QLCN đã không ngừng phấn đấu nâng cao và chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế Hiện nay, về đội ngũ giảng dạy, với số lượng gần 60 giảng viên, hầu hết đều tốt nghiệp sau đại học từ các Trường và Viện Đại học nước ngoài (Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Thụy Sĩ, Pháp…), đội ngũ giảng dạy là thế mạnh của Khoa QLCN với các đặc điểm chính là đề cao nghiên cứu khoa học, hướng đến chất lượng và luôn chủ động trong việc đổi mới để đáp ứng với những nhu cầu mới của xã hội về giáo dục và học thuật Chất lượng đào tạo của khoa QLCN đã đáp ứng được một phần nhu cầu xã hội, bởi việc tích cực xây dựng, đổi mới cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng quản lý và nhân viên hổ trợ, cấu trúc và nội dung chương trình và các biện pháp cụ thể để hổ trợ sinh viên học tập

Khoa QLCN là một đơn vị có thế mạnh và đã có những thành tích đầy ấn tượng trong hợp tác quốc tế Khoa đã hợp tác với các tổ chức quốc tế và các trường đại học nước ngoài Về công tác nghiên cứu, trong 10 năm qua khoa QLCN đã thực

2 hiện hơn 30 đề tài cấp tỉnh, thành phố và hàng trăm hợp đồng tư vấn cho các tổ chức/doanh nghiệp, trong đó có cả "Tổ chức hợp tác kinh tế - xã hội Châu Á - Thái Bình Dương" (ESCAP), Ủy ban quốc tế Mêkông Khoa cũng đã phối hợp với chương trình SAV vừa tổ chức thành công hội thảo quốc tế về "Giáo dục quản lý" với gần 100 đại biểu nước ngoài từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia v.v trong tháng 9/2001 ở Tp.HCM, và cử cán bộ giảng dạy đi báo cáo ở các hội thảo quốc tế ở Bangkok (Thái Lan) trong tháng 1/2003 Khoa đang tích cực và chủ động tìm kiếm các nguồn học bổng, các dự án đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, các chương trình liên kết đào tạo quốc tế sử dụng giáo trình quốc tế với sự tham gia giảng dạy của các giảng viên nước ngoài, các dự án nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

S ứ m ạ ng: (http://www.sim.edu.vn/web)

Khoa QLCN tạo ra giá trị về tri thức cho cộng đồng / xã hội thông qua sự kết hợp các hoạt động Sáng tạo tri thức (Nghiên cứu khoa học), Chuyển giao tri thức (Đào tạo) và Sử dụng tri thức (Tư vấn & Ứng dụng) trong lĩnh vực quản lý

Trong phạm vi trường ĐHBK, Khoa QLCN là đơn vị cầu nối giữa các khối kiến thức kỹ thuật và khối kiến thức quản lý, tạo nên một chỉnh thể trong xu thế đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực ngày nay

Khoa QLCN phấn đấu xây dựng một môi trường làm việc sao cho các mức chất lượng về giảng dạy, nghiên cứu và học tập có thể so sánh với mặt bằng chung các nước trong khu vực Ở phạm vi quốc gia, khoa phấn đấu trở thành:

- Đơn vị thuộc nhóm 5 trường/khoa hàng đầu về chất lượng và uy tín trong lĩnh vực đào tạo về quản lý tại VN, đặc biệt là bậc Sau đại học

- Đơn vị thuộc nhóm 5 trường/khoa quản lý kinh doanh có nhiều đề tài nghiên cứu có giá trị cho thành phố và các tỉnh phía Nam, có nhiều công trình khoa học xuất bản trên các tạp chí có uy tín trong nước và trên thế giới

- Địa chỉ tư vấn về khoa học quản lý đứng trong nhóm 10 địa chỉ hàng đầu về tư vấn quản lý của Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp

T ầ m nhìn chi ế n l ượ c đế n n ă m 2020: (http://www.sim.edu.vn/web)

Khoa Quản lý Công nghiệp trở thành một môi trường chia sẻ kiến thức với chất lượng cao trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập đạt tiêu chuẩn hội nhập toàn cầu

Khoa Quản lý Công nghiệp trở thành một khoa tiêu biểu của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM Được đặc trưng bởi tỷ lệ cao về đào tạo sau đại học; tỷ lệ lớn các sinh viên được đào tạo bằng tiếng Anh, hội nhập mạnh mẽ vào thế giới thông qua các nguồn tài nguyên của khoa, sinh viên, các chương trình liên kết đào tạo cũng như các công trình nghiên cứu.

Hình thành đề tài

Cùng với việc phát triển kinh tế khu vực phía Nam, nhu cầu về nguồn nhân lực cũng tăng theo Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguồn nhân lực trong xã hội “vừa thiếu lại vừa thừa” Thiếu nguồn nhân lực chất lượng, sinh viên ra trường không đáp ứng được nhu cầu của xã hội Cung không đáp ứng được cầu về chất lượng Vì thế, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội đang là một bài toán mà các trường đại học cũng như cả nước vẫn chưa có đáp án để giải mã một cách có hiệu quả (http://www.giaoduc.edu.vn)

Tại thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết các trường đại học đều góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho khu vực tiềm năng này Những năm qua các trường đại học đã không ngừng cải tiến chương trình đào tạo, nâng cao trình độ giảng viên và đổi mới phương pháp giảng dạy từ đó chất lượng đào tạo được cải thiện đáng kể Để có cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo từ phía nhu cầu người học, nhiều trường đại học đã tiến hành nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo đại học” nhằm cung cấp cho các trường đại học một căn cứ khoa học hữu hiệu phục vụ cho công tác cải tiến chất lượng đào tạo đại học của trường, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội Và không ngoài mục

4 tiêu đó chất lượng đào tạo đại học của khoa Quản Lý Công Nghiệp nói riêng và của trường Đại học Bách Khoa TP.HCM nói chung luôn là vấn đề quan trọng và được ban lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa và khoa Quản Lý Công Nghiệp đặc biệt quan tâm, khi mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khẳng định việc đổi mới quản lý giáo dục đại học là khâu đột phá để tạo sự đổi mới toàn diện giáo dục đại học và phát triển quy mô phải đi đôi với đảm bảo chất lượng đào tạo

Trong thời gian qua, được sự quan tâm của ban lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và khoa Quản Lý Công Nghiệp, khoa Quản Lý Công Nghiệp đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, minh chứng cho sự thành công đó là ngày 20/11/2012 khoa Quản Lý Công Nghiệp đã vinh dự được nhận Huân Chương Lao Động Hạng III (http://www.sim.edu.vn/web) Khoa đã đóng góp tích cực vào việc phát triển trường đại học Bách Khoa nói riêng và đào tạo nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển kinh tế khu vực phía Nam nói chung

Sinh viên là đối tượng trực tiếp của quá trình đào tạo và cũng là “sản phẩm” chính nên ý kiến phản hồi của sinh viên về sự hài lòng đối với chất lượng đào tạo của khoa có một ý nghĩa nhất định (Nguyễn thị Trang, 2010) Đây là một kênh thông tin quan trọng và khách quan, góp phần đánh giá chất lượng đào tạo hiện tại giúp cho giảng viên, khoa Quản Lý Công Nghiệp và nhà trường có những sự điều chỉnh hợp lý theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội Đây cũng là chủ trương chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên (http://www.giaoduc.edu.vn)

Sự hài lòng cũng như sự gắn kết của sinh viên với nhà trường có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo các trường đại học Năm 2015 xu thế hoà nhập Asian nguồn nhân lực có thể thay đổi, nhiều cạnh tranh và giáo dục cũng không tránh khói có sự biến đổi, nếu không nâng cao chất lượng thì khó sẽ cạnh tranh với các nước trong khu vực Vậy, ngay từ bây giờ các trường, các khoa phải tự đánh giá để nâng cao chất lượng đào tạo để đến năm 2015 có thể cạnh tranh với các trường trong khu vực (http://vnexpress.net) Vấn đề càng trở nên bức bách hơn

5 trong xu thế toàn cầu hoá giáo dục, tạo ra những áp lực cạnh tranh gay gắt, buộc các trường đại học phải lựa chọn và áp dụng các mô hình đảm bảo chất lương đại học mới, các giải pháp, các chính sách nhằm thu hút sinh viên có chất lượng, phát huy tính nổ lực trong học tập, tạo một môi trường học tập thân thiện, thú vị và đoàn kết, … tạo cho sinh viên cảm giác hài lòng và an tâm, luôn nổ lực trong công việc học tập, nghiên cứu, luôn tự hào và gắn kết với trường

Vậy, nhà trường cần phải làm gì để gia tăng sự hài lòng và sự gắn kết trong học tập nghiên cứu, khuyến khích sự nổ lực của sinh viên, làm cho sinh viên tự hào và gắn kết với nhà trường Những yếu tố nào của chất lượng đào tạo đại học tác động, ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với trường, khoa

Vậy, sự hài lòng và sự gắn kết hiện nay của sinh viên Khoa Quản Lý Công Nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, như thế nào? Những yếu tố nào của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp? Đó là hai câu hỏi mà trong bài luận văn này tác giả tập trung trả lời dựa trên phân tích định lượng từ khảo sát sinh viên hệ chính qui năm 2, năm 3 và năm 4 đang theo học tại Khoa Quản Lý Công Nghiệp năm học 2010-2013

Cùng với xu hướng phát triển chung của xã hội, với nhu cầu ngày một cao của việc quản lý công nghiệp từ qui mô vừa và nhỏ cho đến qui mô lớn Áp lực trong việc đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực trong quản lý công nghiệp là rất lớn Để đào tạo một cán bộ quản lý công nghiệp hiện đại, năng động, có khả năng tiếp thu và phát huy khoa học quản lý hiện đại đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của xã hội, trường, khoa

Cũng dưới áp lực kinh tế xã hội biến động, môi trường kinh doanh thay đổi nhiều so với khoa học công nghệ, khoa Quản Lý Công Nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy của xã hội đang thay đổi hàng ngày Khoa Quản Lý Công Nghiệp đang vận hành với qui trình đào tạo bậc đại học 4,5 năm xuống còn 4 năm Đó là

6 một thách thức lớn đối với lãnh đạo của trường và của khoa

Tuy khoa Quản Lý Công Nghiệp được hình thành và phát triển hơn 22 năm, trong một trường có bề dày 55 năm đào tạo đại học (http://www.sim.edu.vn/web) nhưng khoa Quản Lý Công Nghiệp vẫn còn cần nhiều cố gắn để hoàn thiện và phát triển trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực và lực lượng kế thừa

Trong nổ lực bắt kịp sự phát triển của các khoa ngành truyền thống của trường, khoa Quản Lý Công Nghiệp cần tạo sân chơi, định hướng nghiên cứu khoa học nhằm giúp cho sinh viên có cơ hội tiếp cận, nắm bắt những vấn đề mới, có cơ hội nghiên cứu sâu những lĩnh vực khoa học công nghệ có tính kế thừa Tạo sự liên kết gắn bó giũa những sinh viên đã tốt nghiệp quay trở lại trao đổi, cập nhật kiến thức mới, đồng thời kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn

Hiện tại khoa Quản Lý Công Nghiệp đang gặp phải các vấn đề: (1) Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng mong đợi của người học (2) Sự gắn kết của sinh viên và cựu sinh viên với khoa rất ít

Như vậy, với những lý do đã trình bày ở trên, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài

“Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp” là một điều thực sự cần thiết và cấp bách.

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh

- Xác định mức độ quan trọng tương đối của các yếu tố này đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp

- Đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp

Chủ thể nghiên cứu

Chủ thể nghiên cứu là những sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp đang học năm 2, năm 3 và năm 4 Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, không phân biệt nam, nữ, độ tuổi và vùng miền Nghiên cứu hướng vào đối tượng này vì những đối tượng này đã vào chuyên nghành, có đủ trải nghiệm toàn bộ khóa học và còn nhớ nhiều chi tiết về khóa học để có thể đưa ra những câu trả lời sát với yêu cầu nghiên cứu.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu giúp cho khoa Quản Lý Công Nghiệp nói riêng và Trường Đại Học Bách Khoa nói chung hiểu được sinh viên của mình nghĩ gì và muốn gì, và chất lượng đào tạo đại học của Khoa Quản Lý Công Nghiệp như thế nào, từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách và chương trình đào tạo phù hợp nhằm nâng cao chất lượng cũng như làm tăng sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện đối với sinh viên năm 2 năm 3 và năm 4 khoa Quản Lý Công Nghiệp đại học Bách Khoa TP.HCM

Thời gian thực hiện từ 25/11/2013 đến 09/05/2014.

Bố cục của luận văn

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Giới thiệu khoa QLCN; giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa đề tài và bố cục luận văn cũng được trình bày trong chương này

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Cơ Sở Lý Thuyết

2.1.1 Sự gắn kết của thành viên đối với tổ chức

Quan niệm về gắn kết với tổ chức và sự ảnh hưởng của nó đến các kết quả của tổ chức được giới thiệu bởi nhiều nhà nghiên cứu hành vi tổ chức trên thế giới

Theo Wiener (1982) định nghĩa thông thường của hành vi tổ chức về sự gắn kết với tổ chức là sự gắn bó về mặt tâm lý của cá nhân đối với tổ chức đó

Theo Mowday (1979), gắn kết với tổ chức được định nghĩa là sức mạnh của sự đồng nhất của cá nhân với tổ chức và sự tham gia tích cực trong tổ chức, những nhân viên mà bày tỏ ở mức độ cao sự gắn kết với tổ chức sẽ hài lòng hơn với công việc và sẽ rất ít rời bỏ tổ chức

Allen và Meyer (1990) đã chỉ ra rằng nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình và kết qủa làm việc của nhân viên là sự gắn kết với tổ chức và theo Allen và Meyer (1990) các thành phần của sự gắn kết với tổ chức là:

- Sự gắn kết tình cảm (Affective): Đề cập đến cảm giác thuộc về tổ chức và có cảm giác gắn bó với tổ chức, nó liên quan đến đặc điểm cá nhân, yếu tố văn hoá tổ chức, kinh nghiệm làm việc và được thể hiện qua niềm tự hào về tổ chức hay những cảm nhận tích cực khi được làm việc tại tổ chức đó (Hartmann, 2000)

- Sự gắn kết duy trì (Continuance):

Phản ánh sự nhận biết các phí tổn liên quan đến việc rời khỏi tổ chức, các phí tổn đó bao gồm yếu tố vật chất và yếu tố xã hội

- Sự gắn kết đạo đức (Normative):

10 Liên quan đến cả nhận của nhân viên phải có nghĩa vụ ở lại với tổ chức Vì vậy, các nhân viên có sự gắn kết đạo đức mạnh mẽ sẽ ở lại với tổ chức do niềm tin của họ, do suy nghĩ đó là “điều đúng và có đạo đức” Sự gắn kết đạo đức phát triển như là một kết quả của trải nghiệm xã hội, trong đó nhấn mạnh sự đúng đắn của việc duy trì lòng trung thành của nhân viên từ phía người sử dụng lao động, từ đó tạo ra một ý thức về nghĩa vụ đền đáp lại (Wiener, 1982)

Theo những khái niệm trên, nghiên cứu này sẽ làm sáng tỏ hơn về sự gắn kết của sinh viên đối với khoa QLCN

2.1.2 Sự hài lòng của thành viên đối với tổ chức

Sự hài lòng được xem là “yếu tố trung tâm trong khái niệm tiếp thị”

(Erevelles và Young, 1992) Westbrook và Reilly (1983) định nghĩa sự hài lòng là một phản ứng cảm xúc gây ra bởi quá trình đánh giá lý tính mà trong đó cảm nhận về một vật, một hành động, hay điều kiện được so sánh với giá trị hay nhu cầu, ước muốn và mong đợi Rất nhiều nghiên cứu định nghĩa sự hài lòng là phản ứng đối với đánh giá về sự khác biệt giữa mong đợi ban đầu và sự trải nghiệm hay sự thực hiện thực tế của sản phẩm hay dịch vụ sau khi sử dụng nó (Tse và Wilton, 1988;

Churchill và Surprenant, 1982) Theo đó, nếu có một khoảng cách giữa mong đợi và cảm nhận về việc thực hiện sẽ dẫn đến sự không thừa nhận giá trị, mà có thể ảnh hưởng tới mức độ hài lòng của khách hàng (Oliver, 1981)

Theo như Brown (1992) thì sự hài lòng là trạng thái mà nhu cầu, ước muốn và mong muốn của khách hàng được đáp ứng hay vượt quá mong đợi thông qua sản phẩm hay dịch vụ và tạo ra việc mua lặp lại, lòng trung thành và lời đồn tích cực Bitner và Zeithaml (2003) thì cho rằng sự hài lòng là “ đánh giá về một sản phẩm hay dịch vụ của khách hàng trên quan điểm sản phẩm hay dịch vụ đó có đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng hay không”

Theo Spreng, MacKenzie, và Olshavsky (1996), sự hài lòng của khách hàng được xem là nền tảng trong khái niệm của marketing về việc thỏa mãn nhu cầu và mong ước của khách hàng Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về sự hài lòng

11 của khách hàng Sự hài lòng của khách hàng là phản ứng của họ về sự khác biệt cảm nhận giữa kinh nghiệm đã biết và sự mong đợi (Parasuraman và ctg, 1988;

Spreng và ctg, 1996) Nghĩa là, kinh nghiệm đã biết của khách hàng khi sử dụng một dịch vụ và kết quả sau khi dịch vụ được cung cấp

Theo Kotler và Keller (2006), sự hài lòng là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh nhận thức về một sản phẩm so với mong đợi của người đó Theo đó, sự hài lòng có ba cấp độ sau:

- Nếu nhận thức của khách hàng nhỏ hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận không thỏa mãn

- Nếu nhận thức bằng kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận thỏa mãn

- Nếu nhận thức lớn hơn kỳ vọng thì khách hàng cảm nhận là thỏa mãn hoặc thích thú

Theo Kano (Kano, 1984), ông cho rằng mỗi khách hàng đều có 03 cấp độ nhu cầu: nhu cầu cơ bản, nhu cầu biểu hiện, nhu cầu tiềm ẩn

- Nhu cầu cơ bản: đây là loại nhu cầu không bao giờ được biểu lộ, nếu đáp ứng loại nhu cầu này sẽ không mang đến sự hài lòng của khách hàng, tuy nhiên nếu ngược lại khách hàng sẽ không hài lòng

- Nhu cầu biểu hiện: đây là loại nhu cầu mà khách hàng biểu lộ sự mong muốn, chờ đợi đạt được Theo ông, giữa sự hài lòng của khách hàng và sự đáp ứng được nhu cầu này có mối quan hệ tuyến tính

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Xây dựng phát triển hệ thống khái niệm, thang đo, các biến quan sát và hiệu chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với đề tài nghiên cứu nhằm phát triển thang đo

“Sự gắn kết của sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp”

Mô hình nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Xây dựng thang đo Đo thử Hiệu chỉnh thang đo

Phân tích độ tin cậy Cronbach

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phân tích hồi qui tuyến tính

Kiểm định các giả thuyết

Kết luận và khuyến nghị

Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ

Ph ươ ng pháp l ấ y thông tin: Được thực hiện thông qua 2 giai đoạn:

(1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình và thang đo

(2) Sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi với 5 thành viên là cựu sinh viên khoa Quản lý Công Nghiệp đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát 15 sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp theo cách lấy mẫu thuận tiện nhằm kiểm tra và thử nghiệm bản câu hỏi Từ đó, xây dựng, đưa ra thang đo nháp

M ụ c tiêu: Để lượng hoá mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) thông qua các công cụ phân tích số liệu như SPSS Kiểm định giả thuyết nghiên cứu có từ lý thuyết và mức độ tác động của từng nhân tố đến mức độ gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp.

Ph ươ ng pháp l ấ y s ố li ệ u:

Khảo sát diện rộng được thực hiện bằng việc lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, với cở mẫu tối thiểu 225 mẫu Bảng câu hỏi được khảo sát trực tiếp thông qua phát bảng câu hỏi và qua internet với sự hỗ trợ của Google.doc.

Thang đo trong mô hình nghiên cứu

Phần này mô tả các biến quan sát để đo các yếu tố trong mô hình bao gồm: cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đội ngũ quản lý và hỗ trợ, ý thức học tập của sinh viên, cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp trường đại học Bách Khoa, TP HCM

Dưới đây là tổng hợp các biến và mã hóa dữ liệu dùng trong thành đo chính thức:

Yếu tố Mã hoá Biến quan sát Nguồn

Cơ sở vật chất cs1 Phòng học rộng, thoáng mát

AUN-QA, 2011 hiệu chỉnh cho khoa QLCN cs2 Thư viện có tài liệu tham khảo phong phú đa dạng cs3 Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt cs4 Website của khoa đầy đủ thông tin cs5 Website của khoa luôn được cập nhật cs6 E-learning phục vụ chương trình học hiệu quả

Chất lượng đội ngũ giảng viên gv7 Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị

AUN-QA, 2011 hiệu chỉnh cho khoa QLCN gv8 Nhiệt tình, có trách nhiệm gv9 Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên gv10 Phương Pháp giảng dạy linh động gv11 Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh viên gv12 Lắng nghe, hiểu sinh viên gv13 Chuyên môn vững vàng

Chất lượng đội ngũ quản lý và hỗ trợ ql14 Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao

AUN-QA, 2011 hiệu chỉnh cho khoa QLCN ql15 Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên ql16 Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh viên ql17 Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên ql18 Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên ql19 Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải quyết thoả đáng Ý thức học tập bản thân sinh viên yt20 Có thái độ học tập nghiêm túc

Shuell (1986) yt21 Tham gia tích cực trong giờ học yt22 Ý thức rõ về yêu cầu học tập yt23 Có mục đích học tập rõ ràng yt24 Có định hướng tương lai rõ ràng

40 Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo nd25 Chương trình được phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành

AUN-QA, 2011 hiệu chỉnh cho khoa QLCN nd26 Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa nd27 Là nhất quán với nhau nd28 Chương trình đào tạo linh động giúp sinh viên chủ động trong học tập nd29 Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc nd30 Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết nd31 Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật

Sự hài lòng của sinh viên hl32 Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa

Theo Lassar & ctg, (2000) hl33 Kết quả học tập tại khoa đáp ứng được kỳ vọng hl34 Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt hl35 Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn hl36 Khi có nhu cầu học tiếp, Khoa sẽ là nơi nghĩ đến đầu tiên Seiders và ctg,

(2007) hl37 Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến

Sự gắn kết của sinh viên

Sự gắn kết tình cảm gt38 Thời gian học tại khoa là thời gian đẹp

Meyer và Allen (1990) gt39 Tự hào khi là sinh viên của khoa gt40 Thích kể về khoa với những người khác gt41 Vấn đề của khoa là vấn đề của bản thân gt42 Có ý nghĩa rất quan trọng với bản thân gt43 Tham gia chiến dịch Mùa Hè Xanh

Tác giả đề nghị thêm vào gt44 Tham gia “Đêm Hội Quản Lý” gt45 Tham gia Seminar định kỳ của khoa

Sự gắn kết đạo đức gd46 Có trách nhiệm đối với khoa

Meyer và Allen (1990) gd47 Là thành viên của khoa gd48 Xem khoa như ngôi nhà thứ 2 gd49 Cần phải đóng góp đối với khoa gd50 Quay lại đóng góp cho khoa

Thiết kế bảng câu hỏi

Trên cơ sở thang đo hiệu chỉnh, bảng hỏi khảo sát được xây dựng và sau đó được lấy ý kiến góp ý của 05 cựu sinh viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu Trong giai đoạn này, một số khái niệm, cấu trúc câu hỏi được điều chỉnh nhằm đáp ứng tính nhất quán về ý nghĩa, nội dung của bảng hỏi Bảng hỏi khảo sát các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh gồm 03 phần:

Các câu hỏi được đánh giá theo thang đo Likert, 05 mức độ: 1 Hoàn toàn không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Bình thường; 4 Đồng ý; 5 Hoàn toàn đồng ý và thang đo định danh và thứ bậc để xác định giới tính, khoá học

STT Yếu tố Số biến quan sát Thang đo Phần I: Thông tin về đối tượng khảo sát

1 Khóa học 1 Định danh & thứ bậc

Phần II: Đánh giá về chất lượng đào tạo và sự hài lòng của sinh viên

1 Cơ sở vật chất 6 Likert 5 mức độ

2 Chất lượng đội ngũ giảng viên 7 Likert 5 mức độ 3 Chất lượng đội ngũ quản lý và hỗ trợ 6 Likert 5 mức độ 4 Ý thức học tập của sinh viên 5 Likert 5 mức độ

5 Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo 7 Likert 5 mức độ

6 Sự hài lòng của sinh viên 6 Likert 5 mức độ

7 Sự gắn kết của sinh viên 13 Likert 5 mức độ

Thiết kế mẫu cho nghiên cứu định lượng

3.4.1 Đối tượng lấy mẫu Đối tượng nghiên cứu là những sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp đang học năm 3 và năm 4 đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu hướng vào đối tượng này vì những đối tượng này có đủ trải nghiệm toàn bộ khóa học và còn nhớ nhiều chi tiết về khóa học để có thể đưa ra những câu trả lời sát với yêu cầu nghiên cứu

Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA) Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn (Raykov & Widaman 1995) Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng

Trong EFA, kích thước mẫu thường được xác định dựa vào (1) kích thước tối thiểu và (2) số lượng biến đo lường đưa vào phân tích Hair et al (2006) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, và tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát (observations)/biến đo lường (items) là 5:1, nghĩa là 1 biến đo lường cần tổi thiểu là 5 quan sát (với 50 biến quan sát ban đầu của thang đo chất lượng dịch vụ, như vậy để tiến hành EFA, cỡ mẫu ít nhất của đề tài là 50x5 = 225) Để đảm bảo kích thước mẫu, tác giả thu thập 250 mẫu.

Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập trực tiếp thông qua bảng câu hỏi questionare Bảng câu hỏi này được phát trực tiếp đến các sinh viên năm 2, năm 3 và sinh viên năm 4 khoa Quản Lý Công Nghiệp trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích kết quả nghiên cứu

Thống kê mô tả mẫu

4.1.1 Đặc điểm mẫu điều tra

Với bảng câu hỏi được hình thành từ chương 3, tác giả đã tiến hành khảo sát và thu nhập dữ liệu Thủ tục thực hiện trước hết là làm sạch mẫu và xử lý các giá trị

“missing” Lý do: sẽ có những mẫu có nội dung trả lời không phù hợp, hoặc không trả lời đầy đủ các mục hỏi Sai sót còn có thể xảy ra trong quá trình nhập liệu: nhập sai nội dung, hoặc nhập thiếu mục trả lời

Kết quả tổng số mẫu điều tra được phát ra là 300 mẫu trong khoảng thời gian từ ngày 22/3/2014 đến ngày 15/4/2014, thu về 270 mẫu, trong đó có 27 mẫu không hợp lệ, 243 mẫu điều tra hợp lệ và 15 mẫu thu thập từ Internet, tổng cộng có 258 mẫu cuối cùng được đưa vào phân tích, sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu, thoả mãn nhu cầu đặt ra (kích thức mẫu là 225)

Số mẫu hợp lệ sẽ được tiến hành xử lý và phân tích với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20

Diễn giải Số người Phần trăm

Nhóm đối tượng khảo sát

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Kết quả thống kê cho thấy mẫu thu thập chiếm đến 94% đang là sinh viên và 6% là sinh viên vừa mới tốt nghiệp của khoa QLCN Đại học Bách Khoa TP.HCM, trong đó 67,4% thuộc Quản Lý Công Nghiệp, 32,6% thuộc nghành Quản Trị Kinh Doanh

Tỷ lệ phản hồi của sinh viên theo giới tính khá đồng đều với Nam 54,8%, Nữ 44,2%

Kết quả thống kê cho thấy có 30,6% sinh viên năm 2, 34,1% sinh viên năm 3 và 35,3% sinh viên năm 4 tham gia khảo sát Tỷ lệ sinh viên năm 3 và năm 4 tham gia khảo sát là 69,4% như vậy có thể thấy mẫu nghiên cứu đảm bảo được yêu cầu của nghiên cứu là tập trung vào đối tượng là sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4.

4.1.2 Thống kê mô tả biến đo lường Để có thể đánh giá tổng quát về các giá trị của các biến quan sát, ta tiến hành phân tích các bước thống kê mô tả Từ bảng thống kê mô tả các biến quan sát ta thấy sinh viên đánh giá hầu hết các mức từ mức trung bình trở lên, cụ thể giá trị trung bình (Mean) từ 3,20 đến 4,12 Điều này cũng cho thấy sinh viên khoa Quản Lý Công Nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM có cái nhìn tương đối khả quan khi họ đánh giá về chất lượng đào tạo hiện nay

50 Kết quả tổng quát cho thấy các biến đều có giá trị trung bình (Mean) là cao, và lớn hơn 3 Cụ thể, bốn biến có giá trị trung bình cao nhất và khá tương đồng nhau là GV7: Giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn quản trị (3,94), GV8: Giảng viên nhiệt tình có trách nhiện với sinh viên (4,03), GV9: Giảng viên hổ trợ giải đáp thắc mắc cho sinh viên (4,12), GV13: Giảng viên có chuyên môn vững vàng (4,09) Điều này đã thể hiện một thực tế hiện nay là sinh viên cho rằng giảng viên của khoa Quản Lý Công Nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn quản trị, có trách nhiệm đối sinh viên và có chuyên môn vững vàng

Dữ liệu phân tích từ bảng trên với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 20 cho thấy rằng các biến quan sát đều có tính “phân phối chuẩn” khá tốt, chỉ có biến GV13 có tham số Skewness là 1,004 và GV9 có tham số Kurtosis là 1,116 lớn hơn 1, tuy nhiên mức độ vượt quá là rất nhỏ, không đáng kể Chi tiết xem phục lục 3.

Phân tích độ tin cậy thang đo (Cronbach’s Alpha)

Dữ liệu sau khi thu thập đã được phân tích bằng phần mềm SPSS 20, có 50 biến đại diện cho 8 thang đo Đo lường các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản Lý Công Nghiệp Đại học Bách Khoa TP.HCM

Hệ số Cronbach’s alpha được sử sụng để loại bỏ các biến rác Việc tính toán độ tin cậy cho các thang đo bằng hệ số alpha với thủ tục loại bỏ biến và các giá trị

“missing” cũng bị loại bỏ trong quá trình phân tích cho phép chúng ta đánh giá được độ tốt của các thang đo bước đầu, cũng như đánh giá sự đóng góp của từng biến quan sát vào thang đo lường đó là có đáng kể hay không Các biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected item - Total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi hệ số Cronbach alpha từ 0,6 trở lên (Nunnally &

Bernstein, 1994) Kết quả phân tích được tổng hợp trong bảng 4.2 Chi tiết xem phụ lục 3

B ả ng 4.2: K ế t qu ả ki ể m đị nh độ tin c ậ y các thang đ o

Tên biến Biến quan sát Cronbach’s alpha

Tương quan với biến tổng

Cronbach's Alpha nếu bỏ biến

1 Cơ sở vật chất và mạng cs1 Phòng học rộng, thoáng mát

0,403 0,791 cs2 Thư viện có tài liệu tham khảo phong phú đa dạng

0,474 0,775 cs3 Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt 0,606 0,744 cs4 Website của khoa đầy đủ thông tin 0,646 0,733 cs5 Website của khoa luôn được cập nhật 0,579 0,750 cs6 E-learning phục vụ chương trình học hiệu quả 0,557 0,755

2 Chất lượng đội ngũ giảng viên gv7 Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị

0,657 0,868 gv8 Nhiệt tình, có trách nhiệm 0,758 0,855 gv9 Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên 0,741 0,858 gv10 Phương Pháp giảng dạy linh động 0,616 0,874 gv11 Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh viên

0,609 0,874 gv12 Lắng nghe, hiểu sinh viên 0,702 0,863 gv13 Chuyên môn vững vàng 0,628 0,872

3 Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ của khoa QLCN ql14 Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao 0,910 0,686 0,903

52 ql15 Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên

0,727 0,898 ql16 Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh viên 0,734 0,897 ql17 Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên

0,824 0,883 ql18 Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên 0,798 0,887 ql19 Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải quyết thoả đáng

4 Ý thức học tập của bản thân sinh viên yt20 Có thái độ học tập nghiêm túc

0,491 0,740 yt21 Tham gia tích cực trong giờ học 0,529 0,727 yt22 Ý thức rõ về yêu cầu học tập 0,559 0,723 yt23 Có mục đích học tập rõ ràng 0,624 0,694 yt24 Có định hướng tương lai rõ ràng 0,519 0,737

5 Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo nd25 Chương trình được phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành

0,555 0,829 nd26 Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa 0,661 0,812 nd27 Là nhất quán với nhau 0,573 0,826 nd28 Chương trình đào tạo linh động giúp sinh viên chủ động trong học tập 0,566 0,827 nd29 Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc

0,599 0,822 nd30 Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết 0,631 0,817 nd31 Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật 0,609 0,820

6 Sự hài lòng của sinh viên hl32 Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa

0,630 0,822 hl33 Kết quả học tập tại khoa đáp ứng được kỳ vọng

0,554 0,836 hl34 Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt 0,637 0,822 hl35 Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn 0,734 0,801 hl36 Khi có nhu cầu học tiếp, Khoa sẽ là nơi nghĩ đến đầu tiên 0,637 0,822 hl37 Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến 0,592 0,829

7 Sự gắn kết tình cảm gt38 Thời gian học tại khoa là thời gian đẹp

0,590 0,831 gt39 Tự hào khi là sinh viên của khoa 0,628 0,826 gt40 Thích kể về khoa với người khác 0,627 0,826 gt41 Vấn đề của khoa là vấn đề của bản thân

0,565 0,834 gt42 Có ý nghĩa rất quan trọng với bản thân 0,629 0,827 gt43 Tham gia chiến dịch Mùa Hè Xanh 0,454 0,852 gt44 Tham gia “Đêm Hội Quản Lý” 0,728 0,811 gt45 Tham gia Seminar định kỳ của khoa 0,525 0,838

8 Sự gắn kết đạo đức gd46 Có trách nhiệm đối với khoa

0,491 0,740 gd47 Là thành viên của khoa 0,529 0,727 gd48 Xem khoa như ngôi nhà thứ 2 0,559 0,723

54 gd49 Cần phải đóng góp đối với khoa 0,624 0,694 gd50 Quay lại đóng góp cho khoa 0,519 0,737

Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy về độ tin cậy, tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0,6 và các biến quan sát tương quan với biến tổng lớn hơn 0,3 nên tất cả các biến đều đạt yêu cầu và được sử dụng cho bước phân tích EFA tiếp theo.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.3.1 Phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập

Tổng số 31 biến trong nghiên cứu sẽ được đưa vào để đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng chính lên sự hài lòng của sinh viên Phân tích nhân tố sẽ cô đọng các thông tin chứa trong tập hợp các biến gốc thành tập hợp nhỏ hơn gồm các biến liên quan nhưng sự mất mát thông tin là ít nhất

B ả ng 4.3: Phân tích EFA cho 31 bi ế n quan sát c ủ a các nhân t ố đ ộ c l ậ p (l ầ n 1)

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 51,443 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,902 Bartlett's Test of Sphericity

1 2 3 4 5 ql18 0,893 ql17 0,876 ql16 0,762 ql19 0,551 ql15 0,543 ql14 0,542 nd30 0,767 nd31 0,752 nd26 0,718 nd29 0,686

55 nd25 0,600 gv11 0,567 0,332 nd27 0,485 nd28 0,445 0,319 cs4 0,758 cs5 0,730 cs2 0,632 cs3 0,538 cs6 0,528 gv10 0,405 0,351 cs1 0,263 gv8 0,939 gv9 0,864 gv7 0,648 gv13 0,524 gv12 0,351 yt23 0,755 yt22 0,636 yt24 0,618 yt21 0,581 yt20 0,502

Nhận xét: Kết quả phân tích nhân tố cho chỉ số KMO là 0,902 thuộc phạm vi được xem là rất thích hợp Đúng như mong đợi, 5 nhân tố được rút ra với tổng phương sai được giải thích bởi 5 nhân tố này là 51,443% > 50% Hầu hết, các biến quan sát dự định đo lường các khái niệm cũng có trọng số cao lên các nhân tố dự định được rút ra nhưng vẫn còn một số biến có trọng số thấp hơn 0,4 cần lần lượt loại bỏ Kết quả EFA lần 1 loại biến CS1 (0,263 < 0,4 ), EFA lần 2 loại biến GV12 (0,320 < 0,4 ), EFA lần 3 loại biến ND29 vì biến ND29 có trọng số lên nhân tố

“Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo” là 0,459 > 0,4 vả nhân tố “Chất lượng đội ngũ giảng viên” là 0,309 < 0,4 nên loại bỏ luôn biến này, EFA lần 4 loại biến GV10 vì biến GV10 có trọng số lên nhân tố “Cơ sở vật chất và mạng” là 0,430 >

0,4 vả nhân tố “Chất lượng đội ngũ giảng viên” là 0,308 < 0,4 nên loại bỏ luôn biến này Bảng 4.4 tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố độc lập

B ả ng 4.4: B ả ng tóm t ắ t các h ệ s ố khi phân tích nhân t ố độ c l ậ p khi lo ạ i bi ế n

Lần Tổng số biến phân tích

Biến quan sát bị loại

KMO Sig Tổng phương sai trích

Số nhân tố phân tích được

B ả ng 4.5: Phân tích EFA cho 31 bi ế n quan sát c ủ a các nhân t ố đ ộ c l ậ p (l ầ n cu ố i)

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 53,034 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,900 Bartlett's Test of Sphericity

Các khái niệm Tên biến

Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ của khoa QLCN ql17 0,919 ql18 0,901 ql16 0,812 ql19 0,551 ql14 0,544 ql15 0,534

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo nd30 0,748 nd31 0,738 nd26 0,727 nd29 0,682 gv11 0,585 nd25 0,584 nd27 0,483

Cơ sở vật chất và mạng cs4 0,823 cs5 0,776 cs2 0,572 cs3 0,496 cs6 0,464

57 Ý thức học tập của bản thân sinh viên yt23 0,769 yt24 0,635 yt22 0,632 yt21 0,597 yt20 0,518

Chất lượng đội ngũ giảng viên gv8 0,943 gv9 0,819 gv7 0,692 gv13 0,509

Nhận xét: Kết quả phân tích nhân tố cho chỉ số KMO là 0,900 thuộc phạm vi được xem là rất thích hợp Đúng như mong đợi, 5 nhân tố được rút ra với tổng phương sai được giải thích bởi 5 nhân tố này là 53,034% > 50% Các trọng số nhân tố đều lớn hơn 0,4 (Hair & ctg, 1995) Như vậy phương sai trích và trọng số nhân tố đều đạt yêu cầu Chi tiết xem phụ lục 4

4.3.2 Phân tích nhân tố cho nhóm biến phụ thuộc

B ả ng 4.6: Phân tích EFA cho 19 bi ế n quan sát c ủ a các nhân t ố ph ụ thu ộ c (l ầ n 1)

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 48,063 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,901 Bartlett's Test of Sphericity

1 2 3 hl35 0,847 hl34 0,797 hl32 0,696 hl36 0,663 hl33 0,561 hl37 0,557 0,317 gt39 0,479 0,407 gt44 0,927 gt43 0,559 gt38 0,349 0,447 gt45 0,436

58 gt41 0,412 gt40 0,316 0,365 gt42 0,362 gd49 0,728 gd50 0,605 gd46 0,570 gd48 0,346 0,457 gd47 0,317 0,412

Nhận xét: Kết quả phân tích nhân tố cho chỉ số KMO là 0,901 thuộc phạm vi được xem là rất thích hợp Không đúng như mong đợi, 3 nhân tố được rút ra với tổng phương sai được giải thích bởi 3 nhân tố này là 48,063% < 50% Hầu hết, các biến quan sát dự định đo lường các khái niệm có trọng số cao lên các nhân tố dự định được rút ra nhưng vẫn còn một số biến có trọng số thấp hơn 0,4 cần lần lượt loại bỏ Kết quả EFA lần 1 loại biến GT42 (0,326 < 0,4), EFA lần 2 loại biến GT40 (0,352 < 0,4), EFA lần 3 loại biến GT41 (0,345 < 0,4), EFA lần 4 loại biến GT45 vì biến GT45 có trọng số lên nhân tố “Sự gắn kết tình cảm” là 0,411 > 0,4 vả nhân tố

“Sự gắn kết đạo đức” là 0,310 < 0,4 nên loại bỏ luôn biến này, EFA lần 5 loại biến GT39 vì biến GT39 có trọng số lên nhân tố “Sự hài lòng của sinh viên” là 0,433 >

0,4 vả nhân tố “Sự gắn kết tình cảm” là 0,404 > 0,4 nên loại bỏ luôn biến này, EFA lần 6 loại biến GT38 (0,397 < 0,4) Bảng 4.7 tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố phụ thuộc

B ả ng 4.7: B ả ng tóm t ắ t các h ệ s ố khi phân tích nhân t ố ph ụ thu ộ c khi lo ạ i bi ế n

Lần Tổng số biến phân tích

Biến quan sát bị loại

KMO Sig Phương sai trích

Số nhân tố phân tích được

B ả ng 4.8: Phân tích EFA cho 13 bi ế n quan sát c ủ a các nhân t ố ph ụ thu ộ c (l ầ n cu ố i)

Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 50,923 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,868 Bartlett's Test of Sphericity

Các khái niệm Tên biến

Sự hài lòng của sinh viên hl35 0,861 hl34 0,743 hl36 0,695 hl32 0,656 hl33 0,577 hl37 0,510

Sự gắn kết đạo đức gd49 0,771 gd47 0,684 gd46 0,673 gd50 0,552 gd48 0,478

Sự gắn kết tình cảm gt43 0,855 gt44 0,412

Extraction Method: Principal Axis Factoring

Rotation Method: Promax with Kaiser Normalization

Nhận xét: Kết quả phân tích nhân tố cho chỉ số KMO là 0,868 thuộc phạm vi được xem là rất thích hợp Đúng như mong đợi, 3 nhân tố được rút ra với tổng phương sai được giải thích bởi 3 nhân tố này là 50,923% > 50% Các trọng số nhân

60 tố đều lớn hơn 0,4 (Hair & ctg, 1995) Như vậy phương sai trích và trọng số nhân tố đều đạt yêu cầu Chi tiết xem phụ lục 4

Tóm lại, sau khi thực hiện EFA với tất cả 2 nhóm biến độc lập và phụ thuộc, kết quả cho ra 5 nhân tố độc lập và 3 nhân tố phụ thuộc và các hệ số tải nhân tố đều đạt yêu cầu là lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát có ý nghĩa Như vậy, thang đo được hiệu chỉnh lại cho phù hợp với nghiên cứu như sau:

B ả ng 4.9: Thang đ o nghiên c ứ u hoàn ch ỉ nh

Nhân tố Kí hiệu Biến quan sát Alpha Hệ số tải

Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ của khoa

QLCN ql17 Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên

0,919 ql18 Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên 0,901 ql16 Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh viên 0,812 ql19 Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải quyết thoả đáng 0,551 ql14 Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao 0,544 ql15 Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên 0,534

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo nd30 Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết

0,748 nd31 Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật 0,738 nd26 Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa 0,727 nd29 Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc 0,682 gv11 Phương Pháp giảng dạy kích thích tính 0,585

61 sáng tạo sinh viên nd25 Chương trình được phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 0,584 nd27 Là nhất quán với nhau 0,483

Cơ sở vật chất và mạng cs4 Website của khoa đầy đủ thông tin

0,823 cs5 Website của khoa luôn được cập nhật 0,776 cs2 Thư viện có tài liệu tham khảo phong phú đa dạng 0,572 cs3 Trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu tốt 0,496 cs6 E-learning phục vụ chương trình học hiệu quả 0,464 Ý thức học tập của bản thân sinh viên yt23 Có mục đích học tập rõ ràng

0,769 yt24 Có định hướng tương lai rõ ràng 0,635 yt22 Ý thức rõ về yêu cầu học tập 0,632 yt21 Tham gia tích cực trong giờ học 0,597 yt20 Có thái độ học tập nghiêm túc 0,518

Chất lượng đội ngũ giảng viên gv8 Nhiệt tình, có trách nhiệm

0,943 gv9 Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên 0,819 gv7 Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị 0,692 gv13 Chuyên môn vững vàng 0,509

Sự hài lòng của sinh viên hl35 Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn

0,861 hl34 Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt 0,743 hl36 Khi có nhu cầu học tiếp, Khoa sẽ là nơi nghĩ đến đầu tiên 0,695 hl32 Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa 0,656 hl33 Kết quả học tập tại khoa đáp ứng được 0,577

62 kỳ vọng hl37 Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến 0,510

Sự gắn kết của sinh viên

Sự gắn kết đạo đức gd49 Cần phải đóng góp đối với khoa

0,771 gd47 Là thành viên của khoa 0,684 gd46 Có trách nhiệm đối với khoa 0,673 gd50 Quay lại đóng góp cho khoa 0,552 gd48 Xem khoa như ngôi nhà thứ 2 0,478

Sự gắn kết tình cảm gt43 Tham gia chiến dịch Mùa Hè Xanh

0,855 gt44 Tham gia “Đêm Hội Quản Lý” 0,412

Thang đo mới có Hệ số Cronbach's Alpha từ 0,657 đến 0,910 lớn hơn 0,6, hệ số tải nhân tố từ 0,412 đến 0,942 thỏa điều kiện > 0,4, như vậy thang đo là chấp nhận được Chi tiết xem phụ lục 5.

Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết

Phân tích hồi quy được thực hiện với 5 biến độc lập là (1) Cơ sở vật chất và mạng (kí hiệu CSVC), (2) Chất lượng đội ngũ giảng viên (kí hiệu CLGV), (3) Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ (kí hiệu CLQL), (4) Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo (kí hiệu NDCT), (5) Ý thức học tập của bản thân sinh viên (kí hiệu YTSV); 02 biến phụ thuộc là Sự hài lòng (kí hiệu HLSV) và Sự gắn kết (Gắn kết tình cảm (kí hiệu GKTC) và Gắn kết đạo đức (kí hiệu GKDD)) Giá trị của các yếu tố được dùng để chạy hồi qui là giá trị trung bình của các biến quan sát Phân tích hồi qui được thực hiện bằng phương pháp hồi qui đồng loạt các biến (phương pháp Enter) Chi tiết xem phụ lục 5

B ả ng 4.10: K ế t qu ả phân tích t ươ ng quan

CSVC CLGV CLQL NDCT YTSV HLSV CSVC

Từ bảng 4.10 cho thấy, mối tương quan giữa biến phụ thuộc HLSV và các biến độc lập CSVC, CLGV, CLQL, NDCT và YTSV có tương quang với nhau và có sig <

5% Như vậy, các giá trị phân tích đủ điều kiện cho bước phân tích hồi qui tiếp theo

Mặt khác, từ bảng 4.10 cũng cho thấy các biến độc lập có tương quan chặt với nhau nên khi phân tích hồi qui phải kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed)

4.4.2.Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên

B ả ng 4.11: K ế t qu ả phân tích đ a c ộ ng tuy ế n

B Std Error Beta Tolerance VIF

CSVC -0,110 0,057 -0,125 -1,927 0,055 0,561 1,784 CLGV 0,123 0,065 0,133 1,896 0,059 0,476 2,102 CLQL 0,156 0,063 0,175 2,465 0,014 0,466 2,148 NDCT 0,449 0,069 0,442 6,484 0,000 0,505 1,980 YTSV 0,122 0,055 0,117 2,230 0,027 0,856 1,169 Tiến hành phân tích đa cộng tuyến thông qua đánh giá độ chấp nhận của biến Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Kết quả bảng 4.11 cho thấy hệ số VIF trong nghiên cứu lớn nhất 2,148 rất nhỏ hơn 10 Do đó ta có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến ít ảnh hưởng đến kết quả phân tích hồi qui

B ả ng 4.12: K ế t qu ả phân tích h ồ i qui Độ phù hợp của mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn hoá (β)

Cơ sở vật chất và mạng à Sự hài lòng -0,110 -0,125 0,055 Chất lượng đội ngũ giảng viên à Sự hài lòng 0,123 0,133 0,059

Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ à Sự hài lòng 0,156 0,175 0,014

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo à Sự hài lòng 0,449 0,442 0,000

65 Ý thức học tập của bản thân sinh viên à Sự hài lòng 0,122 0,117 0,027

B ả ng 4.13: Phân tích ph ươ ng sai ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Kết quả phân tích cho thấy trị số thống kê F được tính từ giá trị R square có giá trị sig rất nhỏ (sig < 0,000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu Các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được

Mô hình hồi qui các biến các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên có R 2 là 0,408 và R 2 được hiệu chỉnh là 0,396 có nghĩa là mô hình hồi quy đã xây dựng giải thích được khoảng 39,6% phương sai của sự hài lòng của sinh viên Như vậy, ngoài các yếu tố nêu trên tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học, yếu tố này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập đến

Theo như bảng kết quả phân tích hồi qui ở trên thì ở mức ý nghĩa sig < 0,05, sự hài lòng của sinh viên trong các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học chịu tác động bởi 3 yếu tố: Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ, Ý thức học tập của bản thân sinh viên Hệ số beta chuẩn hoá cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc Như vậy, yếu tố Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo có tác động cao nhất đến sự hài lòng (Beta = 0,442), kế đến là yếu tố Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ (Beta 0,175) và cuối cùng là yếu tố Ý thức học tập của bản thân sinh viên (Beta = 0,117)

66 Nếu chấp nhận mức ý nghĩa 10% thì yếu tố Chất lượng đội ngũ giảng viên cũng có tác động đến sự hài lòng của sinh viên (Beta = 0,133)

Riêng yếu tố Cơ sở vật chất và mạng do kết quả phân tích hồi qui cho thấy không có tác động dương như giả thuyết đưa ra và tác giả chưa tìm ra nghiên cứu nào ủng hộ giả thuyết cơ sở vật chất và mạng tác động âm lên sự hài lòng của sinh viên nên tác giả loại yếu tố này ra khỏi mô hình Chi tiết xem phụ lục 6

4.4.3.Kết quả phân tích hồi qui các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên sau khi bỏ yếu tố Cơ sở vật chất và mạng

B ả ng 4.14: K ế t qu ả phân tích đ a c ộ ng tuy ế n khi b ỏ y ế u t ố C ơ s ở v ậ t ch ấ t và m ạ ng

B Std Error Beta Tolerance VIF

Tiến hành phân tích đa cộng tuyến thông qua đánh giá độ chấp nhận của biến Tolerance và hệ số phóng đại phương sai VIF (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Kết quả bảng 4.14 cho thấy hệ số VIF trong nghiên cứu lớn nhất 2,068 rất nhỏ hơn 10 và kết quả này được cải thiện rỏ rệt so với khi chưa bỏ yếu tố Cở sở vật chất và mạng Do đó ta có thể kết luận hiện tượng đa cộng tuyến ít ảnh hưởng đến kết quả phân tích hồi qui

B ả ng 4.15: K ế t qu ả phân tích h ồ i qui khi b ỏ y ế u t ố C ơ s ở v ậ t ch ấ t và m ạ ng Độ phù hợp của mô hình cấu trúc

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn hoá (β)

Chất lượng đội ngũ giảng viên à Sự hài lòng 0,107 0,116 0,000

Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ à Sự hài lòng 0,121 0,136 0,099

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo à Sự hài lòng 0,414 0,408 0,048 Ý thức học tập của bản thân sinh viên à Sự hài lòng 0,112 0,107 0,000

B ả ng 4.16: Phân tích ph ươ ng sai ANOVA khi b ỏ y ế u t ố C ơ s ở v ậ t ch ấ t và m ạ ng

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Total 94,731 257 a Dependent Variable: HLSV b Predictors: (Constant), YTSV, CLQL, NDCT, CLGV

Kết quả phân tích cho thấy trị số thống kê F được tính từ giá trị R square có giá trị sig rất nhỏ (sig < 0,000) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tập dữ liệu Các biến độc lập trong mô hình có quan hệ với biến phụ thuộc và mô hình có thể sử dụng được

Mô hình hồi qui các biến các yếu tố của chất lượng đào tạo đối với sự hài lòng của sinh viên có R 2 là 0,399 và R 2 được hiệu chỉnh là 0,389 có nghĩa là mô hình hồi quy đã xây dựng giải thích được khoảng 38,9% phương sai của sự hài lòng

68 của sinh viên Như vậy, ngoài các yếu tố nêu trên tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học, yếu tố này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập đến

Theo như bảng kết quả phân tích hồi qui ở trên thì ở mức ý nghĩa sig < 0,05, sự hài lòng của sinh viên trong các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học chịu tác động bởi 3 yếu tố: Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo, Chất lượng đội ngũ giảng viên, Ý thức học tập của bản thân sinh viên Hệ số beta chuẩn hoá cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc Như vậy, yếu tố Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo có tác động cao nhất đến sự hài lòng (Beta 0,408), kế đến là yếu tố Chất lượng đội ngũ giảng viên (Beta = 0,116) và cuối cùng là yếu tố Ý thức học tập của bản thân sinh viên (Beta = 0,107)

Nếu chấp nhận mức ý nghĩa 10% thì yếu tố Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ cũng có tác động đến sự hài lòng của sinh viên (Beta = 0,136) Chi tiết xem phụ lục 6

4.4.4.Kết quả hồi qui sự hài lòng của sinh viên đối với sự gắn kết đạo đức

B ả ng 4.17: K ế t qu ả phân tích h ồ i qui

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá

Hệ số hồi quy chuẩn hoá (β)

Sự hài lòng à Gắn kết đạo đức 0,558 0,609 0,000

B ả ng 4.18: Phân tích ph ươ ng sai ANOVA

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là khám phá ra các nhân tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa QLCN đại học Bách Khoa Tp.HCM Đề tài đã xây dựng mô hình gồm năm nhân tố, tuy nhiên kết quả phân tích cuối cùng cho thấy chỉ có bốn nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và gắn kết của sinh viên: (1) Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo; (2) Chất lượng đội ngũ quản lý và hỗ trợ; (3) Chất lượng đội ngũ giảng viên; (4) Ý thức học tập của bản thân sinh viên Sau đây là thảo luận từng yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hửng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa QLCN

4.5.1.Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo

B ả ng 4.22: Đ ánh giá sinh viên v ề c ấ u trúc và n ộ i dung ch ươ ng trình đ ào t ạ o

Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo Mean Std Deviation

Chương trình được phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành 3,21 0,829

Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa 3,36 0,807

Là nhất quán với nhau 3,55 0,716

Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc 3,39 0,849

Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết 3,46 0,895

Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật 3,52 0,828 Phương Pháp giảng dạy kích thích tính sáng tạo sinh viên 3,20 0,816 Đánh giá về cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo Sinh viên đánh giá ở mức khá với 2 biến “Là nhất quán với nhau” (mean = 3,55), “Nội dung chương trình đào tạo luôn cập nhật” (mean = 3,52) Các yếu tố khác còn lại sinh viên chỉ đánh giá ở mức trung bình khá như: “Cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết” (mean

= 3,46), “Chương trình đào tạo sát với yêu cầu thực tế của công việc” (mean 3,39), “Phản ánh tầm nhìn và sứ mệnh của khoa” (mean =3,36), “Chương trình được phân bổ thời lượng hợp lý giữa lý thuyết và thực hành” (mean = 3,21) Như vậy, thực tế đào tạo hiện nay, các sinh viên phần lớn họ học lý thuyết với những môn học có nội dung khá mới và luôn được giảng viên cập nhật, nhưng những kiến thức đó ít phù hợp với nhu cầu thực tế (mean = 3,39), thời gian thực hành và cọ xát với thực tế thì quá ít (mean = 3,21) Muốn đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sát với thực tế, các sinh viên cần có nhiều hơn nữa những bài học từ tình huống thực tiễn và thời gian thực hành, ứng dụng kiến thức đã học

4.5.2.Chất lượng đội ngũ quản lý và hổ trợ

B ả ng 4.23: Đ ánh giá c ủ a sinh viên v ề độ i ng ũ qu ả n l ý và h ổ tr ợ Đội ngũ quản lý và hổ trợ Mean Std Deviation

Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao 3,35 0,745

Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên

Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh viên 3,45 0,855

Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên 3,38 0,862 Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên 3,56 0,826 Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải quyết thoả đáng 3,43 0,792

Nhìn chung sinh viên đánh giá mức trung bình về đội ngũ quản lý và hổ trợ của khoa QLCN hiện nay Sinh viên đánh giá cao yếu tố “Cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên” (giá trị mean cao nhất = 3,58) tiếp theo là yếu tố “Cán bộ nhân viên của khoa tôn trọng sinh viên” (giá trị mean= 3,56) tiếp theo là yếu tố “Cán bộ nhân viên của khoa nhiệt tình với sinh viên” (giá trị mean= 3,45), tiếp theo là yếu tố

“Các khiếu nại của sinh viên được khoa giải quyết thoả đáng” (giá trị mean= 3,43), tiếp theo là yếu tố “Cán bộ nhân viên của khoa vui vẻ với sinh viên” (giá trị mean3,38) và cuối cùng là yếu tố “Cán bộ quản lý khoa giải quyết các vấn đề của sinh viên với hiệu quả cao” (giá trị mean= 3,35) Như vậy mặc dù được đánh giá cao về cán bộ quản lý khoa luôn giúp đỡ sinh viên, nhưng cần xây dựng kế hoạch một cách linh hoạt, có tính dự báo trên cơ sở định kỳ tổ chức thu thập ý kiến góp ý của cán bộ, giảng viên và sinh viên

Tăng cường đội ngũ hổ trợ nhằm đáp ứng công tác giám sát, kiểm tra thường xuyên hoạt động của sinh viên để có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch đổi mới công tác quản lý của khoa trong quá trình Dạy - Học giúp khoa hoàn thành sứ mạng, mục tiêu đề ra

4.5.3.Chất lượng đội ngũ giảng viên Đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và sinh viên, chuyển tải những bài học cho sinh viên, dìu dắt sinh viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế Vì vậy, quá trình dạy - học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm Bảng 4.24 mô tả kết quả đánh giá của sinh viên về đội ngũ giảng viên

B ả ng 4.24: Đ ánh giá sinh viên v ề độ i ng ũ gi ả ng viên Đội ngũ giảng viên Mean Std Deviation

Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị 3,94 0,820

Nhiệt tình, có trách nhiệm 4,03 0,793

Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên 4,12 0,754

Nhìn chung sinh viên đánh giá cao về đội ngũ giảng viên của khoa hiện nay

Sinh viên đánh giá cao yếu tố “Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của sinh viên”

(giá trị mean cao nhất = 4,12) Tiếp theo là yếu tố “Chuyên môn vững vàng” (giá trị mean= 4,09) và yếu tố “Nhiệt tình, có trách nhiệm” (giá trị mean= 4,03) Đây là ba yếu tố quan trọng và cần thiết nhất theo đánh giá của sinh viên Sinh viên đánh giá giảng viên “Có kinh nghiệm thực tiễn quản trị” (giá trị mean = 3,94) Như vậy mặc dù được đánh giá cao về trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình, nhưng các giảng viên hiện nay sinh viên vẫn đánh giá là ít kiến thức thực tiễn

Thực tế hiện nay vẫn còn nhiều giảng viên giảng dạy theo phương pháp truyền thống: thầy giảng - đọc và trò ghi chép một cách thụ động Cũng có nhiều giảng viên soạn bài và sử dụng máy chiếu (overhead projector), nhưng lúc giảng lại chỉ đơn thuần đọc những nội dung ghi theo bài giảng đã soạn nên làm cho không khí lớp học khá “buồn ngủ” Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như bài tập nhóm, ứng dụng thảo luận, trình bày và giải quyết các tình huống thực tế trên lớp được áp dụng còn khá ít Đây là một vấn đề cần lưu ý để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu người học

4.5.4.Ý thức học tập của bản thân sinh viên

B ả ng 4.25: Đ ánh giá c ủ a sinh viên v ề ý th ứ c c ủ a b ả n thân trong quá trình h ọ c t ậ p Ý thức của bản thân trong quá trình học tập Mean Std Deviation

Có thái độ học tập nghiêm túc 3,67 0,829

Tham gia tích cực trong giờ học 3,48 0,785 Ý thức rõ về yêu cầu học tập 3,76 0,652

Có mục đích học tập rõ ràng 3,81 0,777

Có định hướng tương lai rõ ràng 3,73 0,963

Bên cạnh các yếu tố liên quan đến nhà trường, ý thức người học là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa lớn đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên, là một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa kết quả người học này với người học khác

Nhìn chung, sinh viên trong khoa có ý thức học tập là tốt, họ có mục đích học tập rõ ràng (mean = 3,81), họ luôn có ý thức rõ về yêu cầu học tập (mean 3,76), cùng với định hướng tương lai đã xác định trước (mean = 3,73) Đây là một tín hiệu rất tốt cho khoa, chúng ta chỉ cần tập trung cải thiện và nâng cao hơn nữa các chỉ số chất lượng về đội ngũ quản lý và hổ trợ, giảng viên và cơ sở vật chất để đáp ứng lỗ lực học tập của người học hiện nay

Yếu tố bị đánh giá thấp nhất trong ý thức người học đó là “tham gia tích cực trong giờ học” (mean = 3,48) Có thể nói rằng yếu tố này vốn thuộc về văn hóa đất nước, tinh thần tôn sư trọng đạo, người học luôn chỉ muôn tập trung lắng nghe thầy cô giảng dạy, chưa mạnh dạn đưa ý kiến đóng góp, tham gia bài giảng Như vậy giảng viên cần có biện pháp khuyến khích và kích thích sự tham gia vào bài giảng trong giờ học của các sinh viên hơn nữa

B ả ng 4.26: Đ ánh giá c ủ a sinh viên v ề s ự hài lòng

Sự hài lòng Mean Std Deviation

Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa 3,61 0,782

Kết quả học tập tại khoa đáp ứng được kỳ vọng 3,35 0,776 Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt 3,74 0,736 Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn 3,76 0,829 Khi có nhu cầu học tiếp, Khoa sẽ là nơi nghĩ đến đầu tiên 3,50 0,892 Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến 3,69 0,812 Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng Sinh viên đánh giá ở mức khá với 2 biến “Quyết định theo học tại khoa là một lựa chọn đúng đắn” (mean = 3,76),

“Tham gia học tập tại khoa là một trải nghiệm tốt” (mean = 3,74) Các yếu tố khác còn lại sinh viên chỉ đánh giá ở mức trung bình khá như: “Giới thiệu khoa cho những ai tham khảo ý kiến” (mean = 3,69), “Hoàn toàn hài lòng khi học tại khoa”

Ngày đăng: 09/09/2024, 16:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn AUN-QA (AUN-QA, 2011) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.1 Các tiêu chuẩn AUN-QA (AUN-QA, 2011) (Trang 28)
Hình 2.1: Mô hình AUN-QA (2011) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1 Mô hình AUN-QA (2011) (Trang 43)
Hình 2.2: Khung đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2 Khung đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên (Trang 46)
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.3 Mô hình nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 2.2:  Bảng giả thuyết mô hình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.2 Bảng giả thuyết mô hình nghiên cứu (Trang 48)
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.1 Qui trình nghiên cứu (Trang 50)
Bảng 3.2: Cấu trúc thang đo - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.2 Cấu trúc thang đo (Trang 52)
Bảng 3.3: Cấu trúc bảng hỏi - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3 Cấu trúc bảng hỏi (Trang 54)
Sơ đồ phân tích số liệu: - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Sơ đồ ph ân tích số liệu: (Trang 60)
Bảng 4.1: Mẫu khảo sát - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.1 Mẫu khảo sát (Trang 61)
Bảng 4.2: Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo (Trang 64)
Bảng 4.3: Phân tích EFA cho 31 biến quan sát của các nhân tố độc lập (lần 1) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.3 Phân tích EFA cho 31 biến quan sát của các nhân tố độc lập (lần 1) (Trang 67)
Bảng 4.6: Phân tích EFA cho 19 biến quan sát của các nhân tố phụ thuộc (lần 1) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.6 Phân tích EFA cho 19 biến quan sát của các nhân tố phụ thuộc (lần 1) (Trang 70)
Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố phụ thuộc khi loại biến - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.7 Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố phụ thuộc khi loại biến (Trang 71)
Bảng 4.8: Phân tích EFA cho 13 biến quan sát của các nhân tố phụ thuộc (lần  cuối) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.8 Phân tích EFA cho 13 biến quan sát của các nhân tố phụ thuộc (lần cuối) (Trang 72)
Bảng 4.9: Thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.9 Thang đo nghiên cứu hoàn chỉnh (Trang 73)
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.10 Kết quả phân tích tương quan (Trang 76)
Bảng 4.12: Kết quả phân tích hồi qui - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.12 Kết quả phân tích hồi qui (Trang 77)
Bảng 4.11: Kết quả phân tích đa cộng tuyến - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.11 Kết quả phân tích đa cộng tuyến (Trang 77)
Bảng 4.13: Phân tích phương sai ANOVA - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.13 Phân tích phương sai ANOVA (Trang 78)
Bảng 4.14: Kết quả phân tích đa cộng tuyến khi bỏ yếu tố Cơ sở vật chất và mạng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.14 Kết quả phân tích đa cộng tuyến khi bỏ yếu tố Cơ sở vật chất và mạng (Trang 79)
Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi qui khi bỏ yếu tố Cơ sở vật chất và mạng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.15 Kết quả phân tích hồi qui khi bỏ yếu tố Cơ sở vật chất và mạng (Trang 80)
Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi qui - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.17 Kết quả phân tích hồi qui (Trang 81)
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi qui - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.19 Kết quả phân tích hồi qui (Trang 82)
Bảng 4.21: Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.21 Tổng hợp kết quả kiểm định mô hình hồi qui (Trang 83)
Hình 4.1: Kết quả kiểm định mô hình các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.1 Kết quả kiểm định mô hình các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh (Trang 84)
Hình 4.4: Mô hình các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 4.4 Mô hình các yếu tố của chất lượng đào tạo ảnh hưởng đến sự hài lòng (Trang 85)
Bảng 4.25: Đánh giá của sinh viên về ý thức của bản thân trong quá trình học  tập - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.25 Đánh giá của sinh viên về ý thức của bản thân trong quá trình học tập (Trang 90)
Bảng 4.26: Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 4.26 Đánh giá của sinh viên về sự hài lòng (Trang 91)
Bảng thống kê mô tả các biến quan sát - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố của chất lượng đào tạo đại học ảnh hưởng đến sự hài lòng và sự gắn kết của sinh viên đối với khoa Quản lý Công nghiệp Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng th ống kê mô tả các biến quan sát (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN