Còn giờ đây, việc truyền tải thông tin đã trở nên đa dạng hơn thông qua nhiềuphương tiện khác nhau, từ những phương tiện nền tảng như báo chí, phát thanh, truyền hình,điện thoại cho tới
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
TIỂU LUẬNĐỀ TÀI: TRÌNH BÀI BỐN HỌC THUYẾT
Giảng viên: Nguyễn Xuân LinhLớp: 211_71INMU30262_05
Thực hiện bởi nhóm CELLS
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2021
Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông
MỞ ĐẦU
Trang 2Truyền thông đã xuất hiện từ rất lâu ở những thế kỷ trước Khác với bây giờ, truyềnthông ngày trước đơn giản chỉ là những tờ báo, hay là việc truyền thông tin cho nhau qua lạibằng miệng Còn giờ đây, việc truyền tải thông tin đã trở nên đa dạng hơn thông qua nhiềuphương tiện khác nhau, từ những phương tiện nền tảng như báo chí, phát thanh, truyền hình,điện thoại cho tới các phương tiện hiện đại hơn như mạng xã hội, Internet.
Tuy nhiên, sự hình thành nên khái niệm “truyền thông” không chỉ đơn giản là hai từghép lại, mà đó còn là cả một quá trình hình thành, được xây dựng và phát triển vai trò đadạng với nền tảng là học thuyết có giá trị không chỉ mang tính thông tin mà truyền thôngcòn chịu ảnh hưởng và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố chính trị, xã hội vàcon người
Và bốn học thuyết quan trọng đối với ngành truyền thông lần lượt là: Thuyết Độc
đoán, Thuyết Tự do Thuyết Trách nhiệm xã hội, và cuối cùng là Thuyết toàn trị Xô Viết.Bốn học thuyết này có đặc điểm và chức năng đặc trưng riêng của từng học thuyết, nhưngcả bốn học thuyết đều có một điểm chung, đó chính là thể hiện sự rõ nét vai trò mà truyềnthông mang lại cho xã hội và chính trị, ngược lại, sự tác động của các yếu tố chính trị và xãhội ảnh hưởng sâu sắc và chi phối hệ thống truyền thông
Chính vì vậy, thông qua bài tiểu luận lần này, nhóm CELLS muốn đưa đến một cáinhìn trực quan và đa chiều nhất, từ đó đi sâu vào nội dung, giá trị cốt lõi của từng học thuyếtmang lại cho ngành truyền thông, báo chí Cuối cùng là kết luận lại về vai trò và sự ảnhhưởng của bốn học thuyết này đối với truyền thông
2
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
A – THUYẾT ĐỘC ĐOÁN 4
I Quá trình hình thành Thuyết Độc đoán 4
II Thuyết Độc đoán chi phối hệ thống truyền thông 4
1 Nền tảng lí luận 4
2 Mục đích của truyền thông 4
III Nhà nước kiểm soát hệ thống truyền thông 4
1 Những nội dung bị cấm 4
2 Phương pháp kiểm soát 5
B – THUYẾT TỰ DO 6
I Quá trình hình thành Thuyết Tự do 6
II Nội dung học thuyết 6
4 Phương án triển khai tự do truyền thông 7
C – THUYẾT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI 8
I Quá trình hình thành Thuyết Trách nhiệm xã hội 8
II Nội dung học thuyết 8
1 Nền tảng lí luận 8
2 Nguyên lý cơ bản 8
III Thuyết Trách nhiệm xã hội chi phối hệ thống truyền thông 8
1 Mục đích của truyền thông 8
2 Phương án triển khai 8
D – THUYẾT TOÀN TRỊ XÔ VIẾT 10
I Quá trình hình thành Thuyết Toàn trị Xô Viết 10
II Thuyết Toàn trị Xô Viết chi phối hệ thống truyền thông 10
Trang 4A – THUYẾT ĐỘC ĐOÁN
I Quá trình hình thành Thuyết Độc đoán
Thuyết Độc đoán là học thuyết cổ điển nhất, xuất hiện ở phương Tây vào thế kỉ XVI,XVII khi mà các phương tiện truyền thông xuất hiện ở buổi sơ khai, máy móc và việc in ấncòn nhiều hạn chế Vì thế mà hệ thống truyền thông thời điểm đó được vận hành bằngThuyết Độc đoán bởi chính quyền độc tài Và cũng là học thuyết nền tảng cho sự phát triểncủa báo chí, truyền thông hiện đại
Ở thể kỉ XVI, XVII Thuyết Độc đoán được áp dụng vào nền truyền thông trong cáctriều đại phong kiến phương Tây, trong đó có nước Anh chấp nhận rộng rãi và ngày nay họcthuyết này vẫn được áp dụng ở nhiều nơi
II Thuyết Độc đoán chi phối hệ thống truyền thông1 Nền tảng lí luận
Thuyết Độc đoán cho rằng con người độc lập khi không nhà nước là hoang dã môngmuội, còn con người khi có tổ chức nhà nước thì văn minh, tiến bộ, có khả năng vô hạn đạtđược mục tiêu cá nhân Vì thế mọi cá nhân đều phải phụ thuộc vào nhà nước
Ngoài ra, theo quan niệm của thuyết này, có sự khác biệt về khả năng tư duy giữa conngười trong xã hội Nghĩa là những người có khả năng tư duy, năng lực khám phá tri thức,có hiểu biết sẽ có quyền quyết định, còn lại những người thiếu hiểu biết phải phục tùng vàchấp hành theo nhà nước một cách tuyệt đối
Tóm lại, đây là triết lý về quyền lực tuyệt đối của nhà vua, chính phủ hoặc của cả hai
2 Mục đích của truyền thông
Do xuất phát từ yếu tố độc tài, chỉ nhà nước mới có năng lực và quyền lực đưa ra quyếtđịnh Vì thế việc phục tùng là điều tuyệt đối, mọi sự phân tán tư tưởng hay tiếng nói đối lập sẽlàm “phí” tài nguyên tập thể Do vậy, truyền thông đối với học thuyết này có hai mục đích
Thứ nhất, truyền thông là công cụ phục vụ, hỗ trợ và ủng hộ các chính sách của
Chính phủ và Nhà nước Đây là mục đích chính của truyền thông đối với học thuyết này
Thứ hai, thông qua phương tiện truyền thông đưa các kiến thức cơ bản, dễ tiếp thu
đến công chúng nhằm mục đích giáo dục dân chúng
III Nhà nước kiểm soát hệ thống truyền thông
Chính vì các phương tiện truyền thông như một công cụ hỗ trợ đắc lực để xúc tiến vàủng hộ những quyết định của Chính phủ và Nhà nước nên truyền thông đại chúng đượckiểm soát rất chặt chẽ Điều này được thể hiện qua những nội dung bị cấm và phươngpháp kiểm soát.
1 Những nội dung bị cấm
- Cấm chỉ trích trực tiếp các lãnh đạo chính trị đương nhiê nm cũng như quyết định vàdự án của họ
4
Trang 5- Cấm các nỗ lực lật đổ chính quyền.- Được phép nói về bộ máy chính trị nhưng không được nói về người điều hành bộmáy này.
- Cấm đưa thông tin về các vấn đề Chính phủ, trừ những quyết định cuối cùng Phạmvi vấn đề thảo luận sẽ phụ thuộc vào nhóm xã hội
2 Phương pháp kiểm soát
- Phương pháp 1: Hình thành hệ thống cấp phép cho cá nhân, tổ chức được
quyền in ấn, xuất bản.
Sử dụng hê n thống cấp giấy phép, cấp phép cho tổ chức truyền thông để các tổ chứctruyền thông này được độc quyền phát hành ấn phrm Đổi lại họ phải phục vụ Chính phủ,thực chất là Nhà nước đồng nhất lợi ích của người tham gia ngành truyền thông với lợi íchcủa Nhà nước
- Phương pháp 2: Hình thành hệ thống kiểm duyệt tác phẩm – Hệ thống cấp phépcho từng tác phẩm xuất bản.
Sử dụng hê n thống kiểm duyê nt tác phrm trước khi xuất bản, đặc biê nt là các tác phrmliên quan đến tôn giáo, chính trị
- Phương pháp 3: Hệ thống khởi tố được sử dụng khi hai phương pháp trên vôdụng
Nhà nước đưa ra các phạm vi giới hạn, điều lệ in ấn Khởi tố người truyền thông điê npchống đối Chính phủ và những trường hợp vi phạm các giới hạn và điều lệ Trong đó hai tộilớn nhất: mưu phản và nổi loHn
- Ngoài ra, ngày nay trong một xã hội phát triển và phức tạp thì Thuyết Độc đoán cầnnhững thủ thuật tinh vi và kín đáo, bên ngoài có thể giả tự do để bên trong thi hành các thủthuật thao túng kiểm soát như độc quyền hóa hoặc bội thực thông tin
Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVII, máy in được cải tiến và xuất hiê nn ngày mộtnhiều, ngành in mở rộng quy mô tràn lan, điều này dẫn đến các sản phrm truyền thông đạichúng ngày nhiều và khó kiểm soát hơn Các phương án kiểm soát cũ chỉ mang lại hiê nu quảtrong thời gian ngắn rồi lại nhanh chóng lỗi thời Càng về sau, các phương án kiểm soátcàng mang tính chất phòng thủ trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Thuyết Tự do
5
Trang 6B – THUYẾT TỰ DO
I Quá trình hình thành Thuyết Tự do
Thuyết Tự do đã được hình thành từ thời Milton, Locke, Mill và thời kì Phục Hưng.Thuyết này được chấp nhận ở Anh sau năm 1688, ở Mỹ và có tầm ảnh hưởng tới các nơikhác
Học thuyết này có nguồn gốc từ Chủ nghĩa Tự do, có các nhà triết học và chính trịhọc đã ủng hộ học thuyết này như: John Locke, John Milton, John Erskine, ThomasJefferson, John Stuart Mill Do vậy, đây là học thuyết mà hầu hết các nền truyền thông đềutuyên bố hướng tới
II Nội dung học thuyết1 Nền tảng lí luận
Nội dung của Thuyết Tự do được dựa trên triết học Chủ nghĩa Tự do, phát triển trongthế kỉ XVII, XVIII Lấy các bài viết của John Milton, John Locke, John Stuart Mill và triết lýchung của chủ nghĩa duy lí, quyền tự nhiên làm nền tảng phát triển
2 Nguyên lý cơ bản
Đối với học thuyết Tự do thì cá nhân có vai trò quan trọng và lớn lao hơn mọi tậpthể, có cái nhìn trân trọng hơn đối với năng lực cá nhân Tiếng nói cá nhân của mọi người,góp vào không gian bàn luận của cộng đồng, có thể thúc đry văn minh và tiến bộ của xã hội.Điều này được hiểu đơn giản là xã hội muốn phát triển, muốn trở nên tiến bộ trước hết phảibồi dưỡng cá nhân trở nên hoàn thiện trong tập thể
Từ nguyên lý trên, ta có thể dễ dàng thấy rằng Nhà nước sẽ trở thành công cụ hữu íchvà cần thiết, là nơi mà nhân dân trao quyền lực nhưng cũng được quyền thu hồi nó Và xãhội sẽ trở thành môi trường tạo điều kiện để con người được phát triển và nhận ra tiềm năngbản thân Do vậy, Nhà nước và xã hội không là vật cản đối với sự phát triển của con người
II Vận hành hệ thống báo chí, truyền thông tự do1 Quan điểm
Vào thế kỉ XVIII, phương Tây đã diễn ra sự chuyển giao toàn diện từ hệ thống truyềnthông độc đoán dần chuyển sang hệ thống truyền thông theo các nguyên tắc tự do Hệ thốngkiểm soát báo chí, truyền thông dần sụp đổ, nhà thờ không còn là cơ quan lãnh đạo, nhànước không còn độc quyền trong việc xuất bản… Điều này đã chứng minh rằng, Thuyết Tựdo là sự phản kháng lại với Thuyết Độc đoán Và báo chí, truyền thông trở thành lực lượnggiám sát ngược lại Nhà nước và Chính phủ
2 Mục đích của báo chí, truyền thông
Xuất phát từ những quan điểm của học thuyết này, báo chí và truyền thông mang trongmình mục đích là hỗ trợ cá nhân hơn là Chính phủ và Nhà nước Điều này được thể hiện rõ
qua ba mục đích của truyền thông sau:
6
Trang 7Thứ nhất, truyền thông hỗ trợ con người nhận ra các tiềm năng của bản thân, cung cấp
sự thật chon con người Từ đó trở thành nền tảng cho con người trong xã hội tham gia vào quátrình giải quyết các vấn đề xã hội
Thứ hai, truyền thông là công cụ để giới hạn quyền lực của nhà nước, phá bỏ rào cản
làm hạn chế quá trình tiếp cận sự thật và sự phát triển của con người
Thứ ba, truyền thông giúp kết nối người mua và người bán thông qua việc quảng cáo,
cung cấp dịch vụ giải trí và duy trì khả năng độc lập tài chính
Tóm lHi, mục đích chính của truyền thông đối với học thuyết này là cung cấp thôngtin, giải trí, kinh doanh và tìm ra sự thật.
4 Phương án triển khai tự do truyền thông
- Tạo điều kiê nn để mọi tổ chức, cá nhân đều được tự do tham gia hoạt động truyền thông.- Triển khai tranh luận tự do trong thị trường mở để tiếp cận sự thật Mặc dù trongnhững thông tin đến với công chúng có cả những thông tin sai và thông tin đúng NhưngThuyết Tự do tin rằng khi công chúng tiếp cận với nhiều thông tin, công chúng sẽ tự tìm rađược thông tin phù hợp cho nhu cầu của bản thân và xã hội
- Truyền thông cung cấp thông tin và giải trí cho công chúng, đồng thời giúp kinhdoanh và quảng cáo trở nên độc lập với Chính phủ
- Quyền lực của Nhà nước đối với truyền thông cần phải được giới hạn Chức năngcủa Nhà nước là tạo môi trường để các cá nhân tự do tham gia truyền thông
5 Điểm đặc trưng và vấn đề phát sinh
Vì truyền thông với đặc trưng là công cụ kiểm tra Chính phủ và đáp ứng các nhu cầucá nhân của xã hội nên gây ra:
- Sự xung đột luôn ở thế đối đầu của hai lực lượng là quyền lực Nhà nước và quyềnlực Báo chí tự do.
- Vấn đề khác gây nhiều tranh cãi giữa chính quyền và hệ thống truyền thông là cácnhà báo phải xác định giới hạn quyền tiếp cận các nguồn thông tin của Chính phủ
Các triết lý tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí đã làm hệ thống truyền thông
của phương Tây ở thế kỷ XVII có cuộc chuyển giao toàn diện và Thuyết Tự do đã được phổ
biến trên toàn thế giới Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các giá trị của Chủ nghĩa Tự do đượcLiên Hợp Quốc đry ra toàn cầu để đối chọi với hệ Độc đoán và Toàn trị Xô Viết
7
Trang 8C – THUYẾT TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
I Quá trình hình thành Thuyết Trách nhiệm xã hội
Thuyết Trách nhiệm xã hội hình thành từ thời kì cải cách truyền thông và trongnhững nghi ngờ của triết lí thời kì Phục Hưng và học thuyết này bắt đầu được áp dụng vàotruyền thông Mĩ ở thế kỉ XX
Ra đời trong hoàn cảnh khoa học – kĩ thuật và công nghiệp phát triển, bên cạnh đó làsự phát triển và trưởng thành của nền báo chí, truyền thông trong xã hội Tuy nhiên, “thịtrường thông tin tự do” xuất phát Thuyết Tự do đang bị phá vỡ, do sự thâu tóm về quyền
lực của một nhóm người nên rào cản nhập cuộc là quá lớn Do vậy, học thuyết Trách nhiệm
xã hội ra đời như một phiên bản được chỉnh sửa từ học thuyết Tự do
II Nội dung học thuyết1 Nền tảng lí luận
Học thuyết Trách nhiệm xã hội dụa trên nền tảng là các bài viết của W.E Hocking,Ủy ban Tự do Báo chí, những người trong nghề và các qui tắc truyền thông
2 Nguyên lý cơ bản
Vì đây là phiên bản sửa đổi Từ thuyết Tự do, nên về nguyên lý vẫn có điểm giống vàđiểm cải tiến nhất định Ở điểm giống nhau, Thuyết Trách nhiệm xã hội cũng cho rằng conngười có đạo đức và tư duy Ở điểm cải tiến, thì học thuyết này đã áp dụng nghiên cứu vềtâm lý học, xã hội học và lấy bài học của Thuyết Tự do làm kinh nghiệm cho mình Do vậyhọc thuyết này nghi ngờ khả năng nhận thức của con người vì mỗi cá nhân đều có thể trởthành nạn nhân của sự lừa dối và cám dỗ trong thời gian dài, trừ khi được định hướng
III Thuyết Trách nhiệm xã hội chi phối hệ thống truyền thông1 Mục đích của truyền thông
Cũng giống như Thuyết Tự do, truyền thông theo Thuyết Trách nhiệm xã hội cónhững mục đích tương tự sau:
- Cung cấp thông tin.- Tổ chức tranh luận liên quan tới vấn đề chính trị.- Mở rộng kiến thức của công chúng để họ có khả năng tự trị.- Bảo vê n quyền của cá nhân
- Giám sát Chính phủ.- Quảng cáo, giải trí, duy trì độc lập tài chính.Bên cạnh đó, truyền thông theo học thuyết này phải cân bằng giữa các mục đích trên
2 Phương án triển khai
Học thuyết này sinh ra để nâng cao trách nhiệm của các nhân đối với nghề nghiệp vàtoàn xã hội Truyền thông đi theo học thuyết này đã có khả năng “tự phê bình” và từ đó bộnguyên tắc ngành cũng đã ra đời Có thể điểm một vài bộ nguyên tắc như: bộ quy tắc ngành
8
Trang 9báo chí Mĩ (1923), ngành điện ảnh (1930), ngành phát thanh (1937), ngành truyền hình(1952) … Trong đó có 5 yêu cầu đối với hoHt động báo chí của Ủy ban Tự do báo chí đãtrở thành thước đo churn cho hoạt động báo chí, cụ thể:
1 Báo chí cần miêu tả một cách trung thực, súc tích và thông minh những sự viê nctrong ngày trong một bối cảnh khiến cho chúng có ý nghĩa
2 Báo chí cần phục vụ như một diễn đàn để trao đổi, bình luận và phê bình 3 Báo chí cần miêu tả một bức tranh đại diê nn cho những nhóm cấu thành trong xã hội
4 Báo chí cần truyền tải và làm rõ những mục tiêu và giá trị của xã hội 5 Báo chí phải cung cấp đầy đủ và nhanh các thông tin trong ngày
Bên cạnh trách nhiệm cá nhân thì Chính phủ, Nhà nước được quyền can thiệp vào thịtrường truyền thông, để loại bỏ những nội dung phản cảm, mang tính luận điệu và điều tiết
hành vi của công ty hay nói cách khác là chống độc quyền.
Tóm lại, đây là học thuyết kế thừa những mặt tốt của học Thuyết Tự do Song songđó, nó còn phát huy và cải tiến những mặt chưa tốt của Thuyết Tự do Và từ đây các nguyêntắc hoạt động của báo chí cũng đã ra đời, đặt nền tảng cho sự trưởng thành của báo chí,truyền thông
9
Trang 10D – THUYẾT TOÀN TRỊ XÔ VIẾT
I Quá trình hình thành Thuyết Toàn trị Xô Viết
Được hình thành dựa trên cơ sở học thuyết của Karl Marx, Thuyết Toàn trị Xô Viếtđã xuất hiện trong thời kì của Marx, Lenin, Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô Với những
tính chất và đặc thù của học thuyết này, nó đã được áp dụng một cách triệt để vào nhà nước
Liên bang Xô Viết(thời Lênin và Stalin) và nhà nước Phát xít Đức (thời Adolf Hitler).
II Thuyết Toàn trị Xô Viết chi phối hệ thống truyền thông1 Quan điểm
Học thuyết này lấy nền tảng làm quan điểm, mà quan điểm của nó là Đảng và Nhànước Liên Xô Ở học thuyết này, Đảng và Nhà nước đứng vào vai trò như một cố vấn toàndiện cho các tầng lớp nhân dân, định hướng và “dắt” họ vượt qua thời kì quá độ, loại bỏ tàndư của chế độ Tư bản
Với những người theo học thuyết này, tự do được xếp vào khuôn khổ của Nhà nước.Tự do của họ là được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo quyền lợi
Do vậy mà hệ thống truyền thông cũng đã bị chi phối, trong đó học thuyết này đãtuyên bố hệ thống truyền thông có tính Đảng Vì thế, truyền thông trở thành một trongnhững công cụ đắc lực của Đảng và Nhà nước
2 Nguyên tắc truyền thông
Từ quan điểm trên mà truyền thông theo học thuyết này có những nguyên tắc sau:- Là công cụ của Nhà nước và Đảng Cộng sản, có mối quan hê n chặt chẽ với các côngcụ khác
- Truyền thông có tính thống nhất nội dung từ trung ương đến địa phương Điều nàycó nghĩa rằng, không có sự “ngoại nhập” vào hệ thống truyền thông theo thuyết này
- Truyền thông là công cụ giúp người dân giác ngộ về tư tưởng đấu tranh giai cấp.- Đồng thời, truyền thông còn làm nhiệm vụ tuyên truyền và vận động nhân dân đitheo lý tưởng Đảng Cộng sản
- Truyền thông có trách nhiệm quan trọng là đảm bảo quyền tự do của người dân.
Tóm lHi, Truyền thông phải vận hành theo đường lối của Đảng, phải đóng góp vào sự
phát triển và xây dựng hệ thống Chủ nghĩa Xã hội Xô Viết Đồng thời, nhấn mạnh vào sựthống nhất tư tưởng trong quốc gia và đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ Đảng
3 Phương án tổ chức
- Đảng bổ nhiệm người biên tập và người ứng cử phải đáng tin cậy về mặt chính trị.- Đảng kiểm soát đánh giá và phê bình tổ chức truyền thông, kiểm duyê nt nội dungtruyền thông
- Nội dung đưa lên báo chí không định hướng cập nhật sự kiê nn hay kinh doanh màchủ yếu để giáo dục người dân
10