1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt

52 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
Chuyên ngành Quản Trị Tài Chính
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 441,78 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY FPT (5)
    • 1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (5)
      • 1.1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty (5)
      • 1.1.2. Định hướng phát triển của công ty trong tương lai (6)
    • 1.2. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA CÔNG TY (7)
      • 1.2.1. Giới thiệu ngành nghề hoạt động (7)
      • 1.2.2. Các sản phẩm (8)
    • 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC (9)
      • 1.3.1. Sơ đồ tổ chức (9)
      • 1.3.2. Nhiệm vụ các phòng ban (9)
        • 1.3.2.1. Ban giám đốc (9)
        • 1.3.2.2. Phòng Kế hoạch kinh doanh (10)
        • 1.3.2.2. Các phòng ban khác (11)
      • 1.3.3. Phòng tài chính trong công ty (12)
    • 1.4. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY (12)
      • 1.4.1. Vị trí của tài chính (12)
      • 1.4.2. Vai trò của tài chính (13)
      • 1.4.3. Chức năng của tài chính (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 15 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (14)
    • 2.1.1. Khái niệm phân tích báo cáo tài chính (14)
    • 2.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính (14)
    • 2.1.3. Mục tiêu phân tích (15)
    • 2.1.4. Nhiệm vụ và nội dung phân tích (15)
      • 2.1.4.1. Nhiệm vụ phân tích (15)
      • 2.1.4.2. Nội dung phân tích (16)
    • 2.1.5. Phương pháp phân tích (16)
      • 2.1.5.1. Phân tích theo chiều ngang (16)
      • 2.1.5.2. Phân tích theo chiều dọc (16)
      • 2.1.5.3. Phân tích theo sơ đồ Dupont (17)
    • 2.2. GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHÂN TÍCH (17)
      • 2.2.1. Bảng cân đối kế toán (17)
        • 2.2.1.1. Khái niệm (17)
        • 2.2.1.2. Thành phần của bảng cân đối kế toán (18)
      • 2.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (18)
        • 2.2.2.1. Khái niệm (18)
        • 2.2.2.2. Thành phần (19)
      • 2.2.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ (19)
        • 2.2.3.1. Khái niệm (19)
        • 2.2.3.2. Thành phần (20)
      • 2.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính (20)
        • 2.2.4.1. Khái niệm (20)
        • 2.2.4.2. Thành phần (21)
    • 2.3. TỶ SỐ TÀI CHÍNH (21)
      • 2.3.1. Nhóm chỉ số khả năng sinh lời (21)
        • 2.3.1.1. Lợi nhuận biên MP (Marginal Profit) (21)
        • 2.3.1.2. Sức sinh lợi cơ sở BEP (Basis of Earning Power) (22)
        • 2.3.1.3. Suất sinh lợi trên tài sản ROA (Return on asset) (22)
        • 2.3.1.4. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE (Return of equity) (23)
      • 2.3.2. Nhóm tỷ số khả năng thanh khoản (23)
        • 2.3.2.1. Khả năng thanh toán nhanh QR (Quick Ratio) (23)
        • 2.3.2.2. Khả năng thanh toán hiện thời CR (Current Ratio) (23)
        • 2.3.2.3. Số lần thanh toán lãi vay TIE (Times Interest Earning) (24)
        • 2.3.2.4. Tỷ số nợ trên tài sản D/A (24)
        • 2.3.2.5. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E (24)
      • 2.3.3. Nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản (24)
        • 2.3.3.1. Vòng quay hàng tồn kho ITO (Inventory turnover) (25)
        • 2.3.3.2. Số ngày hàng hóa lưu kho DII (Days in inventory) (25)
        • 2.3.3.3. Kỳ thu tiền bình quân DSO (Day sale outstanding) (25)
        • 2.3.3.4. Vòng quay các khoản phải thu RTR (Recievable turnover ratio) (26)
        • 2.3.3.5. Vòng quay tài sản cố định FAT (Fix asset turnover) (26)
        • 2.3.3.6. Vòng quay tổng tài sản TAT (Total asset turnover) (26)
      • 2.3.4. Nhóm chỉ số cổ phiếu (27)
        • 2.3.4.1. Lợi nhuận trên một cổ phiếu EPS (Earnings Per Share) (27)
        • 2.3.4.2. Cổ tức DPS (Dividend Per Share) (27)
        • 2.3.4.3. Tỷ P/E (Price – to – Earning Ratio) (27)
        • 2.3.4.5. Lợi tức đầu tư chứng khoán D/M (Dividend Yield) (27)
        • 2.3.4.6. Tỷ số thị giá cổ phiếu trên giá sổ sách của cổ phiếu M/B (Market – to Book) (28)
    • 2.4. PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DUPONT (28)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FPT (30)
    • 3.1. PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (30)
      • 3.1.1. Phân tích tài sản (30)
        • 3.1.1.1. Đánh giá tăng trưởng qua các năm (30)
        • 3.1.1.2. Đánh giá cơ cấu tài sản mỗi năm (31)
      • 3.1.2. Phân tích nguồn vốn (32)
        • 3.1.2.1. Đánh giá tăng trưởng qua các năm (32)
        • 3.1.2.2. Đánh giá cơ cấu nguồn vốn mỗi năm (33)
    • 3.2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (35)
    • 3.3. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH (36)
      • 3.3.1. Phân tích nhóm chỉ số khả năng sinh lời (36)
      • 3.3.2. Phân tích nhóm chỉ số khả năng thanh khoản (37)
      • 3.3.3. Phân tích nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản (39)
    • 3.4. Phân tích sơ đồ Dupont (40)
  • CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY FPT (43)
    • 4.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP (43)
      • 4.1.1. Cơ sở lý thuyết (43)
      • 4.1.2. Cơ sở thực tiễn từ phân tích tài chính (45)
    • 4.2. GIẢI PHÁP (47)
    • 4.3. CÁC KIẾN NGHỊ (50)
      • 4.3.1. Các kiến nghị chung (50)
      • 4.3.2. Kiến nghị với Ban Giám đốc công ty (50)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

GIỚI THIỆU CÔNG TY FPT

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

FPT, tên viết tắt bằng tiếng Anh của Công ty cổ phần FPT (tên cũ của Công ty là Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT), là một tập đoàn kinh tế tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007 Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ 3 của Việt Nam trong năm 2012.

1.1.1 Các giai đoạn hình thành và phát triển của công ty

Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực phẩm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology - Chế biến Thực phẩm, sau này (năm 1990) được đổi thành Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai, sắn, cho khối Đông Âu - Liên Xô.

Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT Hiệu trưởng của trường là Tiến sỹ Lê Trường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trương Gia Bình

Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital.

FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital

Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược.

Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là

Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình Ông Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, Chủ tịch HĐQT của Công ty Phần mềm FPT (FSOFT).

Trong 2 năm giữ chức vụ Tổng giám đốc, sau khi hoàn tất nhiệm vụ lập kế hoạch cho sự phát triển của FPT trong giai đoạn mới, bổ sung nhân sự cấp cao và xây dựng chiến lược thương hiệu mới của Tập đoàn, tháng 2 năm 2011, Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT có nghị quyết bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổng giám đốc thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam.

1.1.2 Định hướng phát triển của công ty trong tương lai

Trong giai đoạn 2010 đến 2015, FPT Telecom đặt ra mục tiêu cho hoạt động dịch vụ viễn thông là củng cố và phát triển công ty trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về dịch vụ viễn thông, cụ thể như sau:

- Sẽ triển khai cung cấp dịch vụ ở trên tất cả các tỉnh/thành phố, triển khai mạng điện thoại cố định, mở rộng đầu tư đường truyền internet VDSL 2+… Mục tiêu của FTEL là dịch chuyển 50-55% đến năm 2015 so với 25-30% khách hàng ở Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh từ sử dụng dịch vụ kết nối ADSL 2+ sang VDSL 2+.

- Đẩy mạnh toàn cầu hóa, cung cấp những giải pháp và ứng dụng tốt nhất, thúc đẩy sự phát triển của khách hàng ở khu vực Đông Nam Á và Nhật Bản trong nền kinh tế toàn cầu.

- Nâng cao thị phần: Hiện nay, FPT Telecom chiếm 30% thị phần về dịch vụ viễn thông Trong giai đoạn 2010-2015 sẽ nâng thị phần lên là 40% về dịch vụ viễn thông.

- Duy trì và nâng cao tốc độ tăng cường trong các năm tới từ 40 lên 45% và giữ vững định hướng phát triển của công ty.

- Trong giai đoạn từ 2010-2015, FTEL đặt mục tiêu tăng trưởng trên 30% so với năm trước về doanh thu và lợi nhuận trước thuế.

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA CÔNG TY

FPT là công ty sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin Một số lĩnh vực hoạt động chính của công ty hiện nay là:

- Thiết kế, cung cấp, lắp đặt các thiết bị tin học, bán buôn, bán lẻ các sản phẩm công nghệ thông tin như: Máy PC và các phụ kiện IBM, COMPAQ, OLIVETTI, máy mini IBM, RS/6000, AS/400 Thiết bị mạng 3COM, CISCO, Hệ điều hành Netware,…

- Phần mềm ứng dụng: Software, Application, SmartBanks (tự động hóa chi nhánh ngân hang Thương mại), kế toán, giải pháp phần mềm khách sạn, giải pháp truyền thông, thư tín điện tử và các phần mềm đặc trưng khác của Bộ, Ngành.

- Chuyển giao công nghệ và giải pháp: Tìm kiếm các công nghệ và giải pháp phù hợp với môi trường Việt Nam, Ngân hàng bán lẻ, nhận dạng vân tay tự động, quản lý khách sạn, quản lý xuất nhập cảnh.

- Thực hiện các dịch vụ bảo hành và bảo trì: Nhận bảo hành tại công trình, bảo hành theo định kỳ, sữa chữa, nâng cấp các thiết bị tin học.

- Đào tạo: Thực hiện các chương trình nhập môn tin học, tin học cho học sinh phổ thông, kế toán và tự động hóa văn phòng, các chương trình nâng cao như phân tích và quản trị mạng…, đào tạo các lập trình viên…

- Thực hiện các dịch vụ tư vấn: Xây dựng kế hoạch phát triển công nghệ thông tin cho các ngành, xây dựng đề án tin học hợp tác với nước ngoài trong các đề án tư vấn mới.

- Cung cấp mạng thông tin diện rộng: Internet và intranet FPT là công ty cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tạo Việt Nam và là một trong những công ty hàng đầu, do đó mà công ty cũng thực hiện cung cấp xây dựng cơ sở hạ tầng cho Internet và Intranet.

Ngoài ra, công ty còn cung cấp mạng trí tuệ Việt Nam, một trong những mạng thông tindieenj rộng, đông người sử dụng, phong phú về nội dung.

- Internet băng rộng: ADSL/VDSL, TrilePlay, FTTH.

- Kênh thuê riêng, Tên miền, Email, Lưu trữ web, Trung tâm dữ liệu.

- Các dịch vụ giá trị gia tăng trên Internet: Truyền hình trực tiếp (OneTV), Điện thoại cố định (VoIP), Giám sát từ xa (IP Camera), Chứng thực chữ ký số (CA), Điện toán đám mây (Cloud computing),…

CƠ CẤU TỔ CHỨC

1.3.2 Nhiệm vụ các phòng ban

Bao gồm Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc và một số giám đốc chuyên trách.

Ban giám đốc có chức năng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Nhiệm vụ, quyền hạn của ban giám đốc:

- Lập chính sách và xác định các mục tiêu của công ty FPT.

- Xác định và phê duyệt cơ cấu tổ chức, các quá trình và tài liệu của hệ thống các phòng ban trong công ty.

- Cung cấp hệ thống các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng và duy trì, cải tiến hệ thống FPT.

- Phê duyệt các kế hoạch hoạt động của công ty, chi nhánh văn phòng đại diện và các bộ phận trong công ty.

- Điều hành các cuộc họp, xác định trách nhiệm và quyền hạn cho các cán bộ quản lý trong công ty, xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích nhân viên.

 Các Phó tổng giám đốc và giám đốc chuyên trách:

- Xác định chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh bộ phận trình lên cấp trên.

- Xem xét các kế hoạch kinh doanh của các chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc.

- Kiểm soát và theo dõi các hoạt động SXKD trong phạm vi lĩnh vực quản lý.

- Báo cáo về hoạt động của mình và đảm bảo cơ sở vật chất của công ty cho Tổng giám đốc.

- Phê duyệt, kiểm soát các hợp đồng, dự án thuộc lĩnh vực quản lý.

1.3.2.2 Phòng Kế hoạch kinh doanh

- Lập kế hoạch triển khai các hoạt động xúc tiến.

- Lập, thực hiện theo dõi và xử lý các hoạt động mua hàng cấp công ty.

- Lập, duy trì và cập nhật hệ thống thông tin hàng hóa, hệ thống các hồ sơ người cung ứng thầu, phụ cấp công ty…

- Phòng Tài chính kế toán: Đảm bảo các hoạt động tài chính cho công ty, cân đối và đảm bảo về vốn cho hoạt động SXKD, thực hiện các thanh toán, quyết toán các khoản thu chi của công ty, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán…

- Phòng Hành chính quản trị: Chuyên thực hiện các hoạt động hành chính của công ty, đảm bảo các tài kiệu cần thiết cho công ty cũng như các cá nhân khi cần thiết.

- Trung tâm đề án và chuyển giao công nghệ: Kinh doanh các dự án phi tin như: bếp ga và đồ dùng, hóa chất, thiết bị thử kiểm tra và thí nghiệm, hàng may mặc…

- Trung tâm cung cấp điện thoại di động: Kinh doanh điện thoại di động, cung cấp điện thoại và thực hiện các hoạt động dịch vụ khách hàng…

- Trung tâm hệ thống thông tin: Kinh doanh mạng máy tính, cung cấp dịch vụ mạng, bảo dưỡng và phát triển mạng…

- Trung tâm phân phối sản phẩm công nghệ thông tin: Bán buôn, bán lẻ máy tính và thiết bị tin học, phân phối sản phẩm vào các kênh, bảo hành, bảo dưỡng và tiến hành các hoạt động sau bán…

- Trung tâm phân phối dự án: Kinh doanh các dự án về công nghệ tin học mà thực chất là bán hàng trực tiếp theo đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất kinh doanh do cấp trên đưa xuống.

- Trung tâm Internet: Kinh doanh mạng thông tin quốc tế Internet, cung cấp dịch vụ mạng và phát triển mạng, cung cấp các thiết bị phục vụ cho việc kết nối mạng…

- Trung tâm bảo hành: Bảo hành các sản phẩm do công ty cung cấp hoặc được ủy quyền cung cấp từ các hãng lớn như IBM, COMPAQ.

- Trung tâm giải pháp phần mềm: Thực hiện các dự án phần mềm trong nước, cài đặt các chương trình phần mềm trong nước…

- Trung tâm xuất khẩu phần mềm: Làm các chương trình xuất khẩu phần mềm, thực hiện các hợp đồng gia công xuất khẩu phần mềm ra nước ngoài.

- Trung tâm đào tạo lập trình viên: Tổ chức huấn luyện và đào tạo lập trình viên nâng cao kiến thức lập trình cho cán bộ lập trình trong công ty.

- Trung tâm đảm bảo chất lượng: Tổ chức xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng trong công ty, tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chỉ tiêu chất lượng.

- Tổ thư ký: Trợ giúp các công việc cho ban giám đốc.

- Trung tâm hệ thống thông tin: Kinh doanh mạng máy tính, cung cấp các thông tin trên mạng

1.3.3 Phòng tài chính trong công ty

Phòng tài chính có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tài chính cho công ty, cân đối và đảm bảo về vốn cho hoạt động SXKD, thực hiện các thanh toán, quyết toán các khoản thu chi của công ty, tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán…

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY

Tài chính là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của đơn vị Bởi mọi mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phát huy tốt các chức năng của tài chính, từ việc xác định nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tạo nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu đã xác định Khi có đủ nguồn vốn phải tổ chức sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn đến việc phải theo dõi, kiểm tra quản lý chặt chẽ các chi phí sản xuất kinh doanh, theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, tính toán bù đắp chi phí sử dụng đòn bẫy tài chính kích thích nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc phân phối lợi nhuận cho người lao động.

1.4.2 Vai trò của tài chính

- Đảm bảo sự huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vai trò này thể hiện qua việc lựa chọn phương án, hình thức huy động vốn thích hợp đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động của doanh nghiệp được nhịp nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất.

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả thể hiện qua việc đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng vốn nhằm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận.

- Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh Vai trò này thể hiện qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ Đồng thời xác định giá bán hợp lý khi tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ khen thưởng, quỹ lương Thực hiện các hợp đồng kinh tế.

- Giám sát, kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của công ty bằng những chỉ tiêu tài chính Phát hiện kịp thời những vướng mắc tồn tại, từ đó có những quyết định điều chỉnh nhằm đạt tới mục tiêu đã định.

1.4.3 Chức năng của tài chính

- Tổ chức nguồn vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh.

- Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền doanh nghiệp.

- Chức năng giám đốc (hoặc kiểm tra) bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 15 2.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Khái niệm phân tích báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính.

Phân tích báo cáo tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một công ty và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai.

Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính.

Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính

Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tình hình tài chính cho chủ sở hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty để họ có những quyết định đúng đắn trong tương lai nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong điều kiện hữu hạn về nguồn lực kinh tế.

Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, các hình thức huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ,chính sách về tài chính của Nhà nước, xem xét viêc cho vay vốn…(3)

Mục tiêu phân tích

Phân tích báo cáo tài chính nhằm để hiểu được các con số hoặc để nắm chắc các con số, tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính như là một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo.

Do sự định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai.

Do đó, người ta sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.

Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết định kinh doanh của một doanh nghiệp.

Phân tích tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp.

Qua phân tích tài chính có thể nhận biết được những mặt tồn tại về tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập nhu cầu vốn cần thiết cho năm kế hoạch.

Nhiệm vụ và nội dung phân tích

Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các nhà quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ nước nhà Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp, các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội, nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng.

- Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán: Là phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn Bên cạnh đó phân tích các nhân tố tác động đến ảnh hưởng tài sản và nguồn vốn Từ đó đưa ra những biện pháp để cân đối tài sản và nguồn vốn, đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

- Phân tích khái quát báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là phân tích các nhân tố như: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn bán hàng, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế qua các năm Từ đó đưa ra những nhận xét chung đồng thời tìm ra phương pháp hoạt động hiệu quả.

- Phân tích báo cáo tài chính thông qua các nhóm tỷ số: Nhóm tỷ số sinh lợi; Nhóm tỷ số khả năng thanh toán (thanh khoản); Nhóm tỷ số quản lý tài sản; Nhóm chỉ số đánh giá cổ phiếu.

Phương pháp phân tích

2.1.5.1 Phân tích theo chiều ngang Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm nay so với năm trước Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.

2.1.5.2 Phân tích theo chiều dọc

Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung.

Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.

Báo cáo quy mô chung thường được sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp, cho phép nhà phân tích so sánh các đặc điểm hoạt động và đặc điểm tài trợ có quy mô khác nhau trong từng ngành.

2.1.5.3 Phân tích theo sơ đồ Dupont

Phương pháp Dupont là so sánh liên hoàn các chỉ tiêu Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống.

Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán.

Các tỷ số phân tích theo phương pháp so sánh được trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào hai nhân tố: mẫu số và tử số của phân số đó Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau Hay nói cách khác một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng một vài tỷ số tài chính khác.

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHÂN TÍCH

Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có, và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

2.2.1.2 Thành phần của bảng cân đối kế toán

Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch hoán đang tồn tại dưới các hình thức và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình kinh doanh Các chỉ tiêu phản ánh trong phần này được sắp xếp theo nội dung kinh tế của các loại tài sản trong quá trình tái sản xuất.

Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản, các loại vốn kinh doanh của doanh nghiệp đến cuối kỳ hạch toán, các chỉ tiêu được sắp xếp, phân chia theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp Nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp bao gồm 2 nguồn cơ bản: là nguồn tài trợ từ bên ngoài (các khoản nợ phải trả) và nguồn tài trợ bên trong (nguồn vốn của chủ sở hữu).

Căn cứ vào số liệu của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán, các đối tượng quan tâm có thể biết được tỷ lệ từng nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn hiện có, mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của doanh nghiệp.

Như vậy, bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu, đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như trình độ quản lý và sử dụng vốn Đồng thời cũng thấy được triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp trong việc định hướng cho việc nghiên cứu các vấn đề tiếp theo.

2.2.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp.

Phần này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ) Các chỉ tiêu phần này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và các nghiệp vụ bất thường để xác định kết quả của từng loại hoạt động cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tất cả các chỉ tiêu đều được trình bày theo 3 cột : quý trước, quý này và lũy kế từ đầu năm.

 Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước:

Phần này phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các khoản thuế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác Tất cả các chỉ tiêu trong phần này được theo dõi chi tiết riêng thành số còn phải nộp kỳ trước, số còn phải nộp vào cuối kỳ này.

 Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.

Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định các vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước (năm nay với năm trước) Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.

Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2.3 Bảng lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin giúp người dùng sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm:

- Các khoản thanh toán của khách hàng cho việc mua sắm hàng háo dịch vụ - Lãi tiền gửi từ ngân hàng

- Lãi suất tiết kiệm và đầu tư - Đầu tư của cổ đông

- Chi mua cổ phiếu, nguyên nhiên vật liệu thô hoặc các công cụ - Chi trả lương, tiền thuê và các chi phí hoạt động hằng ngày - Chi mua tài sản cố định- máy tính cá nhân, máy móc thiết bị văn phòng - Chi trả lợi tức

- Chi trả thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế khác

2.2.4 Thuyết minh báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là một hệ thống các số liệu cho biết tình hình tài sản và nguồn vốn, luồng tiền và hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp BCTC gồm có: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC.

Thuyết minh BCTC được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất- kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh nghiệp trong kì báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết Qua đó, nhà đầu tư hiểu roxvaf chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Thuyết ninh báo cáo tài chính gồm các nội dung cơ bản sau:

- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp - Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán - Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán áp dụng - Các chính sách kế toán áp dụng

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán

- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Thông tin bổ sung cho khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ

TỶ SỐ TÀI CHÍNH

2.3.1.1 Lợi nhuận biên MP (Marginal Profit)

Là tỷ số đo lường số lãi ròng có trong một đồng doanh thu thu được

TR=Lãiròng cổ đông đại chúng

 NI: lãi ròng (Net Income)

 TR: Tổng doanh thu (Total Return) Ý nghĩa:

 Một đồng doanh thu trong đó có bao nhiêu lãi cho cổ đông.

 Mục tiêu của nhà đầu tư với 1 đồng doanh thu thì lãi ròng kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.

 MP càng tăng càng tốt.

2.3.1.2 Sức sinh lợi cơ sở BEP (Basis of Earning Power)

BEP đo lường một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lời trước lãi vay và thuế.

TA =lợi nhuận tr ư ớc lãi vay và thuế tổng tài sản

 BEP: sức sinh lợi cơ sở.

 EBIT: thu nhập trước lãi và thuế (Earning Before Interest and Taxs)

 TA: tổng tài sản của doanh nghiệp (Total Asset) Ý nghĩa:

 Một đồng tài sản bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lãi trước thuế và lãi vay cho doanh nghiệp.

 Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng tài sản bỏ ra thì lãi trước thuế kỳ hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.

 BEP càng tăng càng tốt.

2.3.1.3 Suất sinh lợi trên tài sản ROA (Return on asset)

ROA đo lường một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lời cho chủ sở hữu.

TA=Lãiròng cổ đông đại chúng tổng tài sản

 ROA: tỷ suất thu hồi tài sản

 TA: tổng tài sản của doanh nghiệp (Total Asset) Ý nghĩa:

 ROA đo lường hiệu quả về việc quản lý và sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

 ROA nói lên một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho cổ đông.

 Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng tài sản thu về cho cổ đông hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.

 ROA càng tăng càng tốt.

2.3.1.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ROE (Return of equity)

Là tỷ số đo lường giữa lợi nhuận ròng của cổ đông đại chúng trên vốn cổ phần đại chúng.

TE=Lãiròng cổ đông đại chúng tổngcổ phần đại chúng

 ROE: tỷ suất thu hồi vốn cổ phần.

 TE: tổng vốn cổ phần thường (Total Equity) Ý nghĩa:

 ROE đo lường hiệu quả về việc quản lý và sử dụng vốn cổ phần đại chúng.

 ROE nói lên một đồng vốn cổ đông bỏ ra thu bao nhiêu lãi cho họ.

 Mục tiêu của nhà đầu tư với một đồng vốn bỏ ra thì lãi ở kì hiện tại và tương lai phải nhiều hơn các kỳ trước đó.

 ROE càng tăng càng tốt.

2.3.2 Nhóm tỷ số khả năng thanh khoản

2.3.2.1 Khả năng thanh toán nhanh QR (Quick Ratio) Đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao.

 Đo lường khả năng trả nợ nhanh cho các khoản nợ của doanh nghiệp.

 QR thấp, chứng tỏ khả năng trả nợ nhanh của doanh nghiệp không cao có thể làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tốt.

 QR càng cao càng tốt.

2.3.2.2 Khả năng thanh toán hiện thời CR (Current Ratio) Đo lường khả năng dùng tài sản ngắn hạn để thanh toán khoản nợ ngắn hạn của công ty

CR=TSLD NNH =Tài sản l ưuđ ộng

 Nói lên khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp.

 CR thấp chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp không cao, có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.

 CR càng cao càng tốt.

2.3.2.3 Số lần thanh toán lãi vay TIE (Times Interest Earning) Đo lường khả năng dùng lợi nhuận trước lãi vay và thuế để thanh toán lãi vay của doanh nghiệp.

 TIE: số lần thanh toán nợ vay

 EBIT: lợi nhuận trước thuế và lãi vay

 I: lãi vay phải trả Ý nghĩa:

 Tỷ số này phản ánh số tiền thanh toán lãi vay trong 1 đồng thu nhập.

 Tỷ số cao càng tốt.

2.3.2.4 Tỷ số nợ trên tài sản D/A

D/A đo lường một đồng tài sản có bao nhiêu đồng nợ hay nợ chiếm bao nhiêu phần trăm.

 TD (Total Dept): tổng nợ

 TA (Total Asset): tổng tài sản Ý nghĩa:

 Tỷ số này phản ánh bao nhiêu nợ trên một đồng tài sản.

 Tỷ số thấp càng tốt.

2.3.2.5 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu D/E Đo lường trong một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng nợ dài hạn.

 AD (Asset Debt): vốn vay dài hạn

 AE (Asset Equity): vốn chủ sở hữu Ý nghĩa:

 Tỷ số này phản ánh bao nhiêu nợ trên một đồng vốn chủ sở hữu.

 Tỷ số thấp càng tốt.

2.3.3 Nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản

2.3.3.1 Vòng quay hàng tồn kho ITO (Inventory turnover) Đo lường mức lưu chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho trong một kỳ

ITO=Chi phí giá vốn hàng bán

Giá trị hàng tồn kho Ý nghĩa:

 Doanh nghiệp bán hàng trong kho nhanh hay chậm

 Vòng quay hàng tồn kho lớn hay bé phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp.

Nếu lớn thì bán hàng nhanh, ít có hàng tồn kho Nếu nhỏ thì vòng quay chậm, có nghĩa dự trữ để đủ cung cấp ra thị trường

2.3.3.2 Số ngày hàng hóa lưu kho DII (Days in inventory)

Số ngày bình quân lưu kho nói lên số ngày hàng hóa ra vào kho một lần Nếu số ngày lớn chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng chậm, nếu số ngày thấp, chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng nhanh.

ITO 2.3.3.3 Kỳ thu tiền bình quân DSO (Day sale outstanding) Đo lường thời gian trung bình thu tiền từ khách hàng mua theo phương thức tín dụng thương mại.

 Số ngày đến hạn phải thu tiền của khách hàng mua bán hàng hóa chịu.

 Kỳ thu tiền lớn chứng tỏ doanh nghiệp bán chịu nhiều, bị chiếm dụng vốn.

 Doanh nghiệp mong muốn kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ càng tốt.

2.3.3.4 Vòng quay các khoản phải thu RTR (Recievable turnover ratio) Đo lường mức thu tiền mặt nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng.

 Doanh nghiệp mong muốn vòng quay phải thu mỗi năm một lớn dần.

2.3.3.5 Vòng quay tài sản cố định FAT (Fix asset turnover) Đo lường một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản cố định để có được một đồng doanh thu.

FAT= Doanhthu Tài sản cố định Ý nghĩa:

 Đánh giá khả năng sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp

 Khi tài sản cố định không đổi, vòng quay tổng tài sản cố định giảm, tức là doanh nghiệp đang giảm doanh thu để mở rộng sản xuất

 Vòng quay tài sản cố định cao càng tốt

2.3.3.6 Vòng quay tổng tài sản TAT (Total asset turnover) Đo lường một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay mức vốn cần thiết phải đầu tư vào tài sản để có được một đồng doanh thu.

TAT= Doanh thu Tổng tài sản Ý nghĩa:

 Đánh giá tổng hợp khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp

 Vòng quay tài sản cao càng tốt

2.3.4 Nhóm chỉ số cổ phiếu

2.3.4.1 Lợi nhuận trên một cổ phiếu EPS (Earnings Per Share)

EPS là tiền lời cơ bản trên mỗi cổ phiếu Nhà đầu tư kỳ vọng tiền lời cơ bản này càng nhiều càng tốt.

EPS=Lợi nhuận ròng cổ đông đạichúng

Số cổ phiếu đã phát hành = ¿

 NI: Lãi ròng (Lợi nhuận sau lãi vay và thuế)

 QS: số lượng cổ phiếu doanh nghiệp phát hành

2.3.4.2 Cổ tức DPS (Dividend Per Share)

DPS là tiền lời thực sự mà nhà đầu tư nhận được trên mỗi cổ phiếu mà mình nắm giữ.

DPS được chia vào cuối mỗi năm thông qua kỳ đại hội cổ đông Cổ đông mong muốn DPS càng cao càng tốt.

DPS= Tổng cổ tức Số cổ phiếu đã phát hành=TD

2.3.4.3 Tỷ P/E (Price – to – Earning Ratio)

P/E đo lường thị giá của cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu

 P: giá thị trường của cổ phiếu

 EPS: lợi nhuận trên cổ phiếu Ý nghĩa:

 Tỷ số này phản ánh nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu tiền mua cổ phiếu để được một đồng lợi nhuận.

 Tỷ số này nếu lấy nghịch đảo nói lên suất sinh lợi trên vốn đầu tư.

2.3.4.5 Lợi tức đầu tư chứng khoán D/M (Dividend Yield)

D/M đo lường một đồng cổ đông bỏ ra thu về bao nhiêu đồng lời (sức sinh lợi trên cổ phiếu)

D/M= Cổ tức trênmỗi cổ phiếu

Giá trị thị tr ư ờng của cổ phiếu=D

2.3.4.6 Tỷ số thị giá cổ phiếu trên giá sổ sách của cổ phiếu M/B (Market – to Book)

M/B đo lường thị giá cổ phiếu trên giá sổ sách một cổ phiếu

 P: thị giá của cổ phiếu

 B: giá trên sổ sách của một cổ phiếu

PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DUPONT

Mô hình Dupont trong phân tích tài chính được biểu hiện bằng sơ đồ sau:

Theo mô hình Dupont ta thấy rằng số vòng quay của tài sản càng cao thì càng chứng tỏ sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp Để nâng cao số vòng quay của tài sản thì một mặt phải tăng quy mô về doanh thu thuần, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

Từ mô hình Dupont ta cũng thấy rằng tỷ lệ lãi theo doanh thu thuần phụ thuộc vào 2 nhân tố cơ bản là tổng lợi nhuận thuần và doanh thu thuần, hai nhân tố này có quan hệ cùng chiều với nhau, nghĩa là nếu doanh thu thuần tăng lên thì cũng làm cho lợi nhuận thuần tăng lên Để tăng quy mô về doanh thu thuần thì thì ngoài việc phải giảm các khoản giảm trừ doanh thu, còn phải giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời cũng thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng giá bán.

Nhìn chung, các công cụ dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hữu hiệu nhất là 4 nhóm chỉ số tài chính: Nhóm chỉ số khả năng sinh lời; Nhóm chỉ số thanh khoản; Nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản và Nhóm chỉ số cổ phiếu Để có thể sử dụng các nhóm chỉ số này, ta cần phải có trong tay Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Tiến hành phân tích tình hình tài chính giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ cấu vốn, cách sử dụng tài sản của công ty, khả năng kinh doanh và thu lợi nhuận cao hay thấp Qua đó, có thể giúp cho nhà đầu tư cũng như chủ nợ nắm bắt được tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quyết định có đầu tư hay không.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY FPT

PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

3.1.1.1 Đánh giá tăng trưởng qua các năm

Bảng số liệu: Đvt: tỷ đồng

14270.5 ĐỒ THỊ SỰ TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN

Dựa vào bảng cơ cấu trên, ta có thể thấy được một cách tổng quát về tình hình tài chính của công ty trong 4 năm: 2009, 2010, 2011 và 2012 Vào năm 2009 và năm 2010, mức độ tăng trưởng trong tài sản thấp hơn so với hai năm tiếp đó Giá trị tài sản ngắn hạn trong năm 2009 là 765 tỷ đồng và năm 2010 tăng nhẹ 845,5 tỷ đồng, mức độ tăng trưởng chỉ có 10,5% Cũng không có sự thay đổi đáng kể ở tài sản dài hạn, chỉ đạt mức tăng trưởng là 33,1% Tuy nhiên, tới năm 2011 doanh nghiệp bất ngờ với mức tăng trưởng 1245,1% tăng từ 845,5 tỷ đồng lên tới 11.372,7 tỷ đồng do tăng các khoản mục tài chính từ tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn Còn sự gia tăng của tài sản dài hạn không đáng kể, chủ yếu là do các khoản phải thu dài hạn

3.1.1.2 Đánh giá cơ cấu tài sản mỗi năm

Từ bảng số liệu trên, có thể thấy được sự thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn qua các năm 2009, 2010, 2011 và 2012 Trong năm 2009 tỷ trọng tài sản ngắn hạn (44,4%) thấp hơn tỷ trọng tài sản dài hạn (55,6%) trong tống số tài sản, đến năm 2010 tài sản ngắn hạn giảm chỉ còn 39,8% đồng thời đẩy mạnh tài sản dài hạn tăng thêm chiếm 60,2% Như vậy, trong hai năm 2009 và 2010 doanh nghiệp có xu hướng chú trọng vào yếu tố cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hơn là quan tâm đến các yếu tố khác Nhìn vào tốc độ tăng trưởng công ty, cho thấy trong 2 năm này công ty đạt doanh thu không đáng kể Nhận biết được tình hình, sang tới năm 2011, doanh nghiệp làm tăng tài sản ngắn hạn và chiếm phần lớn tài sản của doanh nghiệp (76,1%), năm 2012 là 72,1% do đó, trong 2 năm này doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn tốt ở những năm về sau như 2011 và 2012 Giúp doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng tăng mạnh Tuy nhiên, tài sản dài hạn ở những năm này lại chiếm tỷ trọng quá thấp trong tổng số tài sản như năm 2011 là 23,9% và năm 2012 là 27,9%

3.1.2.1 Đánh giá tăng trưởng qua các năm

TSNH TSDH Đvt: tỷ đồng

14270.5 ĐỒ THỊ SỰ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN 2009-2012

Từ những số liệu và biểu đồ trên ta thấy khả năng cân đối giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của FPT luôn ổn định Đây là cơ sở nền tảng cho việc phát triển của công ty với minh chứng cụ thể là tổng nguồn vốn tăng đều theo các năm.

Tuy năm 2012 có đôi chút giảm sút nhưng nhìn chung FPT vẫn đang phát triển tốt trong nền kinh tế khó khăn hiện nay.

3.1.2.2 Đánh giá cơ cấu nguồn vốn mỗi năm

Năm 2009, tổng nợ phải trả là 846,1 tỷ đồng chiếm 49,1% tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp có Vốn chủ sở hữu của là 842,2 tỷ đồng chiếm 48,8% tổng nguồn vốn, như vậy 2009 doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn vào nguồn vốn, sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các tổ chức khác còn cao Đến năm 2010, tổng nợ phải trả là 863 tỷ đồng, con số này chiếm 40,7% tổng nguồn vốn của DN, vốn chủ sở hữu là gần 1.195,4 tỷ đồng chiếm 56,3% tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Có thể nói, năm 2010, tỷ trọng nợ phải trả trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp đã giảm xuống Đến năm 2011,

CĐTS; 6.3 nợ phải trả là 8.717,3 tỷ đồng chiếm 58.3%, đó là một số không hề nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn Xét về vốn chủ sở hữu là hơn 5.521 tỷ đồng chiếm 36.9%.

Xét trong cả quá trình hoạt động kinh doanh của DN năm 2009-2012, tổng nguồn vốn tăng lên 12.545,8 tỷ đồng, đồng thời nợ phải trả tăng lên 6.345,8 tỷ đồng.

Nhìn chung tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng và phát triển tốt Sự gia tăng trong vốn chủ sở hữu tương ứng là sự gia tăng các khoản phải thu khách hàng trong phần tài sản góp phần gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Ngoài ra việc đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh: cạnh tranh trên thị trường,khách hàng, chất lượng sản phẩm… thì việc nguồn vốn nghiêng về vốn chủ sở hữu là hợp lý.

PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bảng số liệu: Đvt: tỷ đồng

Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

2406.6 ĐỒ THỊ SỰ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN 2009-2012

Ta có thể thấy, kể cả doanh thu lẫn chi phí và lợi nhuận của FPT đều tăng trong 3 năm 2009-2011 Tăng mạnh nhất là từ 2010-2011, cụ thể doanh thu tăng đến 41734,3 tỷ đồng, từ 2.562,3 tỷ lên 44.296,6 tỷ Lợi nhuận cũng tăng rất nhanh, từ 601,4 tỷ lên 2.501,5 Tuy nhiên 3 chỉ tiêu đó lại có sự sụt giảm nhẹ ở năm 2012 Cụ thể, doanh thu, chi phí và lợi nhuận giảm theo thứ tự như sau: 4.922,4 tỷ; 4.827,5 tỷ; 94,9 tỷ xuống còn 39.374,2 tỷ; 36.967,6 tỷ và 2.406,6 tỷ.

Vậy nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FPT là tương đối ổn định.

Có sự tăng trưởng nhanh Nhưng do bị ảnh hưởng từ nền kinh tế chung của Việt Nam nên trong năm 2012, tình hình kinh doanh có sự giảm sút nhưng không đáng kể.

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH

Lợi nhuận biên giảm dần qua 3 năm 2009-2011, cụ thể là từ 23,27% (2009) xuống còn 4,7% (2011) Nguyên nhân là do doanh thu các năm tăng cao nhưng lợi nhuận thu về chỉ tăng nhẹ Đến 2012, lợi nhuận biên tăng thêm 0,3% (từ 4,7% lên 5%)

So sánh các năm, ta thấy hoạt động kinh doanh của 2009 là tốt nhất do cứ 1 đồng doanh thu thì tạo ra 0,23 đồng lời Năm 2011 hoạt động kinh doanh tệ nhất, cứ 1 đồng doanh thu thì chỉ tạo ra 0,04 đồng lời.

Tương tự đối với MP, sức sinh lợi cơ sở cũng giảm qua 3 năm 2009-2011, giảm mạnh nhất là từ 2010-2011 (từ 29% xuống còn 18,41%); từ 2011-2012 tăng 0,44%.

Năm 2009, cứ 1 đồng tài sản sẽ tạo ra được 0,31 đồng lời trước lãi vay và thuế Trong khi đó, năm 2011 cứ 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,18 đồng lời trước lãi vay và thuế.

Tỷ số giảm dần qua các năm 26,14% (2009) xuống 24,42% (2010), 13,9% (2011), 13,89% (2012) Nguyên nhân là do hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng dẫn đến tốc độ tăng tài sản lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế

Thông qua việc tính toán ở bảng số liệu ROE của FPT rất cao cụ thể năm 2009 (60,12%) 2010 (43,47%), 2011 (37,67%), 2012 (32,09%) Ta nhận thấy chỉ số ROE có xu hướng giảm dần qua các năm Tuy vậy, tỷ số ROE của công ty vẫn là cao so với tình hình kinh tế khó khăn những năm gần đây Điều này sẽ giúp thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào công ty, tạo điều kiện dễ huy động vốn chủ sỡ hữu Ngoài ra còn tạo ra một lực hấp dẫn thu hút các đối thủ nhảy vào chia sẻ lợi nhuận.

3.3.2 Phân tích nhóm chỉ số khả năng thanh khoản Đvt: %

Khả năng thanh toán nhanh QR của FPT qua các năm đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty không cao Cụ thể, năm 2011 chỉ số khả năng thanh khoản cao nhất nhưng cũng chỉ trả được 0,79 lần nợ ngắn hạn Để khả năng thanh toán nhanh cao hơn công ty cần quản lí vốn lưu động hiệu quả hơn.

Chỉ số thanh toán hiện thời CR giảm từ 123,2% (2009) xuống 115,8% (2010), nhưng lại tăng trong 2 năm tiếp theo, cụ thể từ 134,2% (2011) lên 149% (2012) chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn Cụ thể, trong năm 2012, doanh nghiệp sử dụng tài sản ngắn hạn thanh toán được 1,49 lần nợ ngắn hạn.

Tỷ số nợ trên tài sản của FPT giảm 8,4% từ 49,1% (2009) xuống 40,7% (2010) Đến 2011, D/A lại tăng lên 58,3% và đến 2012, giảm xuống còn 50,4% Điều này chứng tỏ tỷ số nợ trên 1 đồng tài sản khá cao, vượt qua hơn 50% Cụ thể trong năm 2011, cứ 1 đồng tài sản thì trong đó có 0,583 đồng nợ (chiếm 58,3%) cao nhất trong 4 năm.

3.3.3 Phân tích nhóm chỉ số khả năng quản lý tài sản

Theo lý thuyết thì hàng tồn kho không sinh lãi Vòng quay hàng tồn kho giảm từ 19,8(2009) xuống 12,4 (2012), điều này cho thấy thời gian giải toả hàng tồn kho tăng làm tăng hiệu quả quản lý hàng tồn kho Cụ thể, năm 2009, FPT có 19,8 lần hàng ra vào kho tương ứng với hàng lưu kho bình quân là 18 ngày Năm 2012, doanh nghiệp có12,4 lần hàng ra vào kho, tương ứng với hàng lưu kho bình quân là 29 ngày Vậy năm2009, doanh nghiệp bán hàng hóa nhanh hơn 2012.

Năm 2010, cứ 37 ngày thì doanh nghiệp phải đi thu tiền một lần Trong khi đó, năm 2011, chỉ 31 ngày thì doanh nghiệp đã đi thu tiền Vì vậy có thể nói năm 2011, FPT ít bị chiếm dụng vốn hơn Nhìn vào số liệu các năm, ta thấy công ty đã bán chịu khá nhiều, đầu ra chưa ổn định, tốc độ thu hồi vốn chậm và công ty bị chiếm dụng vốn khá cao.Vì vậy công ty cần xem xét lại chính sách quản lí bán chịu của mình để tăng tố độ thu tiền nhanh hơn.

Thông qua bảng số liệu ta nhận thấy vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm 2011-2012, nói lên rằng khả năng sử dụng vốn của công ty FPT giảm, ảnh hưởng đến hoạt động tái đầu tư của công ty.

Phân tích sơ đồ Dupont

Sơ đồ Dupont năm 2009 ROE = 60,12%

Vòng quay tổng tài sản 1,12

Tổng tài sản 1.724,7TS/Vốn CP thường = 2,3

Sơ đồ Dupont năm 2011 ROE = 43,47%

Vòng quay tổng tài sản 1,21

Tổng tài sản 2.123,0 TS/Vốn CP thường = 1,78

Vòng quay tổng tài sản 2,96

Tổng tài sản 14.943,1TS/Vốn CP thường = 2,71

Qua 4 năm từ năm 2009 đến 2012, tỷ số ROE có xu hướng giảm dần Cụ thể là từ năm 2010 giảm 16,65% so với năm 2009 và năm 2012 giảm 5,58% so với năm 2011.

Ta có thể thấy qua 4 năm, FPT tuy hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, có lợi nhuận nhưng ROE lại giảm qua các năm Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự tăng nhanh của vốn cổ phần nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận lại không đáng kể

Bên cạnh đó, hàng hóa lưu kho cũng nhiều hơn qua các năm, ít bán được hàng hơn Số ngày phải đi thu tiền cũng tăng lên, tức là bị chiếm dụng vốn lâu hơn Ngoài ra, khả năng thanh khoản của công ty cũng bị giảm sút, tỷ số nợ trên tài sản tăng lên qua các năm

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của FPT qua 4 năm không có sự khởi sắc.

Vòng quay tổng tài sản 3,10

Tổng tài sản 14.270,5TS/Vốn CP thường = 2,31

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY FPT

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC GIẢI PHÁP

4.1.1.1 Dựa vào cơ cấu tài sản

Một trong những đặc điểm của các công ty đang hoạt động đó là tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản của công ty Điều này chứng tỏ công ty chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, phục vụ cho phát triển lâu dài của công ty Còn tài sản ngắn hạn chỉ chiếm một phần nhỏ hơn trong cơ cấu tài sản.

4.1.1.2 Dựa vào cơ cấu nguồn vốn

Hiện nay, bất kỳ công ty nào đang hoạt động đều dùng đòn bẩy tài chính nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho chính chủ doanh nghiệp Ngoài tác dụng của đòn bẩy tài chính là làm cho tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng cao, nó còn là một trong những lá chắn thuế, công ty thường dùng để làm giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nhưng đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi khi nhà quản trị không biết được cơ cấu vốn nào là tối ưu Việc quá lạm dụng vào đòn bẩy tài chính (vay nợ nhiều) làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm xuống rất nhiều Nếu nền kinh tế có sức khỏe tốt, nhu cầu thị trường cao, khả năng mua sắm lớn của khách hàng, thì đòn bẩy tài chính càng cao càng có lợi Tuy nhiên, nếu tình hình kinh tế khó khăn, gặp khủng hoảng, thì đòn bẩy tài chính lại chính là nhân tố thúc đẩy làm cho công ty càng ngày càng khó khăn.

4.1.1.3 Dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh

Thông thường, khi phân tích và đánh giá các chỉ số tài chỉnh dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, thường thì dựa vào doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà công ty đã đạt được trong năm đó Doanh thu càng cao, chi phí càng thấp, lợi nhuận đạt tối đa, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước là mong muốn của các nhà quản trị và cả các cổ đông của công ty Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những tiêu chí đó thì chưa đánh giá hết được khả năng của công ty Cần dựa vào các nhóm tỷ số sinh lợi, thanh khoản và quản lý tài sản.

4.1.1.4 Dựa vào nhóm tỷ số sinh lợi, thanh khoản, quản lý tài sản

 Nhóm tỷ số sinh lợi

Nhóm tỷ số sinh lợi cần quan tâm là MP: Lợi nhuận biên; BEP: Sức sinh lợi cơ sở;

ROA: Sức sinh lợi trên tài sản; ROE: Sức sinh lợi trên vốn cổ phần Nhóm tỷ số này càng cao thì công ty càng hoạt động hiệu quả Cổ đông thường quan tâm nhất đến tỷ số ROE của công ty Nó tăng đều hàng năm và luôn ở mức cao thì thu hút được càng nhiều nhà đầu tư muốn góp cổ phần vào công ty.

 Nhóm tỷ số thanh khoản

Nhóm tỷ số thanh khoản bao gồm: QR: Khả năng thanh toán nhanh; CR: Khả năng thanh toán hiện thời; TIE: Số lần thanh toán lãi vay; D/A: Tỷ số nợ trên tài sản; D/E:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hai chỉ số QR và CR càng cao thì khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp càng tốt TIE càng thấp thì áp lực thanh toán nợ vay của doanh nghiệp càng thấp Các doanh nghiệp thường cơ cấu vốn sao cho công ty luôn có thể đáp ứng được khả năng thanh toán nợ vay hợp lý nhất.

 Nhóm tỷ số quản lý tài sản

Nhóm tỷ số quản lý tài sản bao gồm: DSO: Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này càng nhỏ thì doanh nghiệp quản lý nợ phải thu càng tốt; ITO: Vòng quay hàng tồn kho: Tỷ số này càng cao thì hàng tồn kho của doanh nghiệp càng thấp, càng có lợi cho doanh nghiệp; DII: Số ngày hàng hóa lưu kho: Ngược lại, số ngày lưu kho của hàng tồn kho càng thấp, chứng tỏ doanh nghiệp càng ít tồn kho; RTR: Vòng quay các khoản phải thu: Tỷ số này càng cao thì các khoản phải thu của khách hàng càng thấp, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn kinh doanh; FAT: Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này càng cao thì một đồng tài sản có thể tạo ra doanh thu càng lớn; TAT: Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này càng cao, thì doanh thu tạo ra trên một đồng nợ và vốn chủ sở hữu càng lớn, doanh nghiệp càng có lợi

4.1.2 Cơ sở thực tiễn từ phân tích tài chính

Năm 2009, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 44,4%, tài sản dài hạn chiếm 55,6%.

Năm 2010, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 39,8%, tài sản dài hạn chiếm 60,2%.

Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 76,1%, tài sản dài hạn chiếm 23,9%.

Năm 2012, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 72,1%, tài sản dài hạn chiếm 27,9%.

Năm 2009, nợ phải trả chiếm 49,1%, vốn chủ sở hữu chiếm 48,8%, cổ đông thiểu số chiếm 2,1%.

Năm 2010, nợ phải trả chiếm 40,7%, vốn chủ sở hữu chiếm 56,3%, cổ đông thiểu số chiếm 3,0%.

Năm 2011, nợ phải trả chiếm 58,3%, vốn chủ sở hữu chiếm 36,9%, cổ đông thiểu số chiếm 4,8%.

Năm 2012, nợ phải trả chiếm 50,4%, vốn chủ sở hữu chiếm 43,3%, cổ đông thiểu số chiếm 6,3%.

4.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2010 so với năm 2009: Doanh thu tăng 32,4%, Chi phí tăng 40,5%, lợi nhuận tăng 11,4%.

Năm 2011 so với năm 2010: Doanh thu tăng 1628,8%, Chi phí tăng 2031,4%, lợi nhuận tăng 315,9%.

Năm 2012 so với năm 2011: Doanh thu giảm 11,1%, Chi phí giảm 11,6%, lợi nhuận giảm 3,8%.

4.1.2.4 Nhóm tỷ số sinh lợi, thanh khoản và quản lý tài sản

 Nhóm tỷ số sinh lợi MP: Năm 2009: 23,27%; năm 2010: 20,18%; năm 2011: 4,7%; năm 2012: 5,0%

BEP: Năm 2009: 31,6%; năm 2010: 29%; năm 2011: 18,41%; năm 2012: 18,85%

ROA: Năm 2009: 26,14%; năm 2010: 24,42%; năm 2011: 13,9%; năm 2012: 13,89%

ROE: Năm 2009: 60,12%; năm 2011: 43,47%; năm 2011: 37,67%; năm 2012: 32,09%

 Nhóm tỷ số thanh khoản QR: Năm 2009: 74,7%, năm 2010: 56,3%; năm 2011: 78,9%, năm 2012: 88,7%

CR: Năm 2009: 123,2%, năm 2010: 115,8%, năm 2011: 134,2%, năm 2012: 149,0%

TIE: Năm 2009: 12.372,7%, năm 2010: 4.426,6%, năm 2011: 1.102,6%, năm 2012:

 Nhóm tỷ số quản lý tài sảnDSO: Năm 2009: 35; năm 2010: 37; năm 2011: 31; năm 2012: 36RTR: Năm 2009: 10,4; năm 2010: 9,9; năm 2011: 11,8; năm 2012: 10,3ITO: Năm 2009: 19,8; năm 2010: 12,3; năm 2011: 11,6; năm 2012: 12,4DII: Năm 2009: 18,2; năm 2010: 29,3; năm 2011: 31,0; năm 2012: 29,0FAT: Năm 2009: 2,2; năm 2010: 2,2; năm 2011: 20,6; năm 2012: 15,0

TAT: Năm 2009: 1,1; năm 2010: 1,2; năm 2011: 3,0; năm 2012: 2,8

GIẢI PHÁP

Cơ cấu tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán, ta có thể nhận thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, điều này có thể hiểu được là do đặc thù của công ty, thường đem tiền đi đầu tư ở các doanh nghiệp khác kiếm lời Tuy nhiên, về lâu dài, công ty cần tập trung vào thế mạnh là doanh nghiệp dẫn đầu về công nghệ thông tin của nước ta để đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị.

Hiện nay, các thiết bị điện tử của nước ta tuy mới lắp đặt nhưng lại nhanh chóng lạc hậu Doanh nghiệp cần nhanh chóng đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị của mình Một mặt là tái cơ cấu lại doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn kinh tế hiện tại, mặt khác có thể khẳng định vị thế dẫn đầu trong nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Công ty cần cắt giảm đầu tư tràn lan ra các ngành nghề hiện đang rất khó khăn như bất động sản, chứng khoán…giảm dần tỷ trọng đầu tư tài chính ngắn hạn.

4.2.2 Giải pháp cơ cấu lại nguồn vốn

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp ta có thể thấy được rằng, tỷ trọng nợ phải trả là lớn hơn tỷ trọng vốn chủ sở hữu Như đã phân tích ở trên, lợi ích của đòn bẩy tài chính là rất lớn, nhưng là trong khi thị trường tốt, nền kinh tế ổn định phát triển Hiện nay, kinh tế nước ta vẫn đang trong thời kỳ vượt qua khủng hoảng, việc vay nợ nhiều có thể làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều trong việc trả nợ Khi mà hàng không bán được và lãi suất phải trả của các khoản vay lớn, có thể làm cho công ty gặp bất ổn.

Vì vậy, công ty cần giảm các khoản nợ của mình xuống, nhất là các khoản nợ ngắn hạn Vì những khoản nợ ngắn hạn thường gây sức ép rất lớn cho doanh nghiệp để trả nợ.

Mặt khác, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tỷ trọng vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu FPT là một trong những doanh nghiệp làm ăn có lãi nhất của Việt Nam trong mấy năm gần đây, bất chấp khó khăn từ nền kinh tế trong nước và quốc tế. Đây là một cơ hội tốt để doanh nghiệp có thể kêu gọi nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp mình.

4.2.3 Giải pháp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh

Nhìn chung, FPT là một trong những doanh nghiệp có mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận rất ấn tượng Đặc biệt là trong năm 2011 Việc huy động một lượng lớn vốn chủ sở hữu và vốn vay làm cho doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận tăng đột biến

Tuy nhiên, dựa vào các số liệu ta có thể thấy, tốc độ tăng doanh thu không lớn hơn tốc độ tăng chi phí Chi phí của doanh nghiệp gần như lúc nào cũng có tốc độ tăng lớn hơn. Điều này cần được cấp quản lý nghiên cứu, có thể cắt giảm chi phí ở những lĩnh vực mà doanh thu thấp, nhưng chi phí cao Cần tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của mình, không nên đầu tư dàn trải.

Ngoài ra, có thể tái cơ cấu tổ chức, tinh giảm các nhân viên không có đủ trình độ để đảm trách nhiệm vụ của mình.

4.2.4 Giải pháp cho nhóm tỷ số sinh lợi, thanh khoản và quản lý tài sản

4.2.4.1 Giải pháp cho nhóm tỷ số sinh lợi

Ta có thể thấy, tuy doanh thu và lợi nhuận tăng, song khi đánh giá nhóm các tỷ số sinh lợi, lại đưa ra một kết quả ngược lại Hầu hết tất cả các nhóm tỷ số đều giảm từ năm2009 đến năm 2012 Điều này có thể hiểu được là do nền kinh tế đang khó khăn, việc phát triển kinh doanh là một vấn đề khó có thể giải quyết Khi mà nền kinh tế đang thiếu vốn để sản xuất, thì công ty FPT lại có lợi thế lớn đó là một trong những doanh nghiệp vẫn phát triển, làm ăn có lãi Điều này làm thu hút các nhà đầu tư mua góp vốn vào công ty.

Cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản trong công ty Có thể làm được điều này khi có thể nắm vững thị trường, tập trung vào kinh doanh cốt lõi của công ty, tránh đầu tư dàn trải vào các ngành nghề không mang lại nhiều lợi ích, như bất động sản, chứng khoán Điều này không làm cho nguồn vốn bị ứ đọng, vòng quay tiền và hàng tồn kho nhanh hơn, nợ phải trả ít hơn.

4.2.4.2 Giải pháp cho nhóm tỷ số thanh toán

Hiện nay, kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn Một trong những tình huống đó là việc doanh nghiệp bị các doanh nghiệp khác đòi nợ, nhằm tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn, thiếu vốn sản xuất, kinh doanh Nên doanh nghiệp cần tăng tỷ số thanh toán lên để đối phó với các tình huống đó Bằng cách giảm vay nợ, tăng cường vòng quay của tiền mặt, hạn chế hàng tồn kho, thành lập ban đòi nợ để giải quyết nợ tồn đọng của doanh nghiệp trong các doanh nghiệp khác.

4.2.4.3 Giải pháp cho nhóm tỷ số quản lý tài sản

Nhìn chung, nhóm tỷ số này của công ty khá là ổn định, có một số chỉ số tăng, giảm nhưng không nhiều.

Như đã nêu, hiện nay, vấn đề giải phóng hàng tồn kho là một trong những nút thắt khó giải quyết không chỉ của FPT mà là của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Khi mà nền kinh tế khủng hoảng, người dân không chịu mua sắm, thì hàng hóa trong kho tồn đọng là rất lớn Có nhiều cách để giải phóng hàng tồn kho, như tổ chức các chương trình khuyến mãi, khuyến mại cho khách hàng, bán hàng giảm giá… Doanh nghiệp cũng cần phải điều tiết sản xuất theo nhu cầu của thị trường

Mặt khác, như đã nêu trên, không nên đầu tư vào các ngành có tồn kho cao như bất động sản.

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ĐỒ THỊ SỰ TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
ĐỒ THỊ SỰ TĂNG TRƯỞNG TÀI SẢN (Trang 30)
Bảng số liệu: - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
Bảng s ố liệu: (Trang 31)
Bảng số liệu: - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
Bảng s ố liệu: (Trang 32)
ĐỒ THỊ SỰ TĂNG TRƯỞNG NGUỒN VỐN 2009-2012 - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
2009 2012 (Trang 33)
Bảng số liệu: - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
Bảng s ố liệu: (Trang 35)
Sơ đồ Dupont năm 2009 ROE = 60,12% - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
upont năm 2009 ROE = 60,12% (Trang 40)
Sơ đồ Dupont năm 2010 - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
upont năm 2010 (Trang 41)
Sơ đồ Dupont năm 2012 - Tiểu Luận - Quản Trị Tài Chính - Đề Tài - Phân Tích Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh  .Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Công Ty Fpt
upont năm 2012 (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w