1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình

89 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
Tác giả Nguyễn Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Mai Quyên
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,08 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN (14)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (14)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (14)
      • 1.1.2. Vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (16)
      • 1.1.3. Đặc điểm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (17)
      • 1.1.4. Nguồn thu ngân sách Nhà nước cấp huyện (18)
      • 1.1.5. Nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (19)
      • 1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (22)
    • 1.2. Cơ sở pháp lý của đề án (24)
    • 1.3. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 15 1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện (25)
      • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạc Sơn (28)
  • Phần 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN (29)
    • 2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Lạc Sơn (29)
      • 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên (29)
      • 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội (31)
      • 2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn (34)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (35)
      • 2.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra (35)
      • 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (35)
      • 2.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (36)
      • 2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá (37)
  • Phần 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 28 3.1. Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn (38)
    • 3.1.1. Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn (38)
    • 3.1.2. Các khoản thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn (42)
    • 3.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn (43)
      • 3.2.1. Lập dự toán thu ngân sách (43)
      • 3.2.2. Chấp hành thu ngân sách (46)
      • 3.2.3. Quyết toán thu ngân sách (53)
      • 3.2.4. Kiểm tra thu ngân sách (54)
    • 3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn (57)
      • 3.3.1. Nhân tố khách quan (57)
      • 3.3.2. Nhân tố chủ quan (60)
    • 3.4. Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn (64)
      • 3.4.1. Kết quả đạt được (64)
      • 3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân (65)
  • Phần 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH (68)
    • 4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (68)
      • 4.1.2. Mục tiêu quản lý thu ngân sách Nhà nước tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình (69)
    • 4.2. Giải pháp đề xuất (70)
      • 4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu (70)
      • 4.2.2. Khai thác có hiệu quả và tích cực chống thất thu thuế, đặc biệt đối với những nội dung thu có tỷ lệ đóng góp lớn cho ngân sách (70)
      • 4.2.3. Phát triển các nguồn thu, từng bước xây dựng một cơ cấu thu ngân sách mang tính bền vững cao (73)
      • 4.2.4. Nâng cao chất lượng quyết toán thu ngân sách Nhà nước hàng năm (75)
      • 4.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý (76)
      • 4.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ và bộ máy quản lý thu thuế (77)
    • 4.3. Tổ chức thực hiện đề án (78)
      • 4.3.1. Hội đồng nhân dân huyện (78)
      • 4.3.2. Ủy ban nhân dân huyện (78)
      • 4.3.3. Chi cục thuế huyện (79)
      • 4.3.4. Kho bạc Nhà nước huyện (79)
      • 4.3.5. Phòng Tài chính huyện (79)
  • KẾT LUẬN (80)

Nội dung

Trong những năm qua, các cơ quan quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã có những cố gắng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.. Công tác quản lý

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN

Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Ngân sách nhà nước

Theo Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Theo đó có thể hiểu NSNN là một kế hoạch tài chính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tả dưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đã huy động được để thực hiện mục tiêu KT-XH NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩn thông qua

Hệ thống NSNN ở mỗi quốc gia được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính của quốc gia đó Tại Việt Nam, NSNN gồm NSTW và NSĐP NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND

1.1.1.2 Ngân sách nhà nước cấp huyện

Ngân sách nhà nước cấp huyện là một bộ phận cấu thành của NSNN, do đó nó phản ánh các mối quan hệ giữa ngân sách cấp huyện với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện trong quá trình phân bổ, sử dụng của cải xã hội

Ngân sách nhà nước cấp huyện là công cụ quan trọng của chính quyền cấp huyện trong việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

Ngân sách nhà nước cấp huyện là toàn bộ các khoản thu, chi được quy định đưa vào dự toán trong 1 năm do HĐND huyện quyết định và giao cho

UBND huyện tổ chức chấp hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện

1.1.1.3 Thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước Thu NSNN bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay Nhà nước để hình thành quỹ NSNN đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của Nhà nước

Luật NSNN Số: 83/2015/QH13 qui định: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Cơ cấu các khoản thu NSNN gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước là tiền đề xuất hiện các khoản thu NSNN Ngược lại, các khoản thu NSNN là điều kiện vật chất không thể thiếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Các khoản thu NSNN là luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù giá trị Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN Nhưng chính hệ thống thu NSNN lại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của quá trình kinh tế cũng như sự vận động của các phạm trù giá trị

Thu ngân sách nhà nước cấp huyện là toàn bộ các khoản thu mà chính quyền cấp huyện huy động vào quỹ ngân sách trong một thời kỳ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước

Theo Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước thì các khoản thu NSNN cấp huyện gồm: Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%; Các khoản thu phân chia của NS cấp huyện

1.1.1.4 Quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước vận dụng các quy luật khách quan; sử dụng hệ thống các công cụ chính sách pháp luật và các phương pháp tác động đến hoạt động thu NSNN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ mà Nhà nước phải đảm nhận (Lê Văn Ái, 2020) Đối tượng tác động của quản lý thu NSNN là toàn bộ các khoản thu được lập kế hoạch trong dự toán NSNN nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định

Quản lý thu NSNN là sự liên kết hữu cơ giữa Nhà nước với tư cách chủ thể quản lý với khách thể quản lý (các tầng lớp dân cư, thành phần kinh tế trong xã hội) và đối tượng quản lý (các khoản thu NSNN) Tác động của quản lý thu NSNN mang tính tổng hợp, hệ thống gồm nhiều biện pháp khác nhau được biểu hiện dưới dạng cơ chế quản lý Cơ sở của quản lý thu NSNN là sự vận dụng các quy luật kinh tế - xã hội phù hợp với thực tiễn khách quan Mục tiêu cơ bản của quản lý thu NSNN là các khoản thu NSNN phải được tập trung đúng, đầy đủ, kịp thời vào NSNN

Quản lý thu NSNN cấp huyện là hoạt động của chính quyền cấp huyện thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác động và điều chỉnh hoạt động của thu ngân sách cấp huyện nhằm đạt mục tiêu đã định

1.1.2 Vai trò của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

Quản lý thu NSNN cấp huyện đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:

Thứ nhất, quản lý thu NSNN cấp huyện là công cụ quản lý của chính quyền cấp huyện để kiểm soát, điều tiết các hoạt động SXKD của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý

Cơ sở pháp lý của đề án

Cơ sở pháp lý của đề án bao gồm:

- Các văn bản của Trung ương + Luật NSNN số 83/2015/QH13 của Quốc hội năm 2015

+ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước

+ Thông tư 72/2021/TT - BTC sửa đổi Thông tư 328/2016/TT - BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước

+ Thông tư số 122/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2022

+ Thông tư 78/2022/TT-BTC ngày 26/12/2022 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023

- Các văn bản của UBND tỉnh Hòa Bình

+ Nghị quyết số 56/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình ngày 09 tháng 12 năm 2021 Quy định nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2022 và thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022 – 2025

+ Nghị quyết số 57/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hòa Bình ngày 09 tháng 12 năm 2021 Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022 – 2025

+ Nghị quyết số 200/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của

Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023.

Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 15 1 Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.3.1 Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện

1.3.1.1 Kinh nghiệm của huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Những năm qua, huyện Văn Yên đã đạt được những thành tựu tương đối toàn diện về kinh tế - xã hội Nhiều công trình kinh tế, hạ tầng quan trọng của địa phương được hoàn thành, đưa vào khai thác hiệu quả đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh

Có được kết quả này là do huyện đã làm tốt công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn Thu ngân sách trên địa bàn huyện Văn Yên giai đoạn 2015 - 2020 đều vượt dự toán đầu năm Tốc độ tăng thu ngân sách hằng năm trong giai đoạn 2015 - 2020 cao, trung bình đạt 14,3%/năm, trong đó tốc độ tăng thu địa phương là 22,26%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách tỉnh bổ sung là 10,83%/năm Hàng tháng, Phòng Tài chính huyện phối hợp với Chi cục Thuế huyện, Kho bạc Nhà nước huyện để đối chiếu số liệu, kiểm tra tính chính xác của việc hạch toán các khoản thu theo mục lục NSNN để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót Cuối năm, Phòng Tài chính huyện tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách để trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn Sau khi HĐND huyện ban hành nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, Phòng Tài chính sẽ tham mưu UBND huyện ban hành quyết định công bố công khai số liệu quyết toán ngân sách theo quy định của Luật NSNN

Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính - ngân sách được nâng lên Các khoản thu được phân bổ và phản ánh qua Kho bạc Nhà nước;

UBND huyện điều hành, quản lý ngân sách theo dự toán và theo các quy định, tiêu chuẩn, định mức, từ đó giúp hạn chế và ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính - ngân sách theo luật định Chính sách xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xây dựng hạ tầng (như: điện, đường, trường, trạm y tế ở các xã) đã được nhân dân đồng tình, hưởng ứng, giảm gánh nặng cho ngân sách địa phương, phát huy nội, lực góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội

1.3.1.2 Kinh nghiệm của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Được sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự nỗ lực của các ban, ngành, Ngân sách huyện Than Uyên đã ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế Các khoản thu được khai thác, huy động, tập trung ngày một lớn Các kết quả đạt được là:

Việc phân cấp quản lý điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương từ huyện đến xã, thị trấn đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của huyện, tăng cường nguồn lực tài chính cho các cấp chính quyền địa phương và thực hiện quản lý sử dụng ngân sách đạt hiệu quả tiết kiệm

Phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực ngân sách như; việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách của HĐND và UBND trách nhiệm của các cấp các ngành và đơn vị trong tổ chức quản lý khai thác nguồn thu và sử dụng tiết kiệm hiệu quả ngân sách được giao

Chất lượng các mặt công tác lập dự toán phân bổ chấp hành và quyết toán thu ngân sách ngày càng được nâng cao bảo đảm thời gian theo quy định

Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính ngân sách được nâng lên Tất cả các khoản thu ngân sách được hạch toán vào ngân sách qua hệ thống KBNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; quy trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính ngân sách theo luật định

1.3.1.3 Kinh nghiệm của huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa

Những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đạt được những thành tựu tương đối toàn diện về kinh tế - xã hội, tốc độ phát triển kinh tế tương đối nhanh, sản xuất kinh doanh phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại, công nghiệp và chế biến thủy sản Có được kết quả này là do huyện đã làm tốt công tác thu NSNN trên địa bàn

Thu ngân sách trên địa bàn huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2018 - 2022 đều vượt dự toán đầu năm Tốc độ tăng thu ngân sách hằng năm trong giai đoạn

2018 - 2022 cao, trung bình đạt 14,3%/năm, trong đó tốc độ tăng thu địa phương là 22,26%/năm, tốc độ tăng thu ngân sách tỉnh bổ sung là 10,83%/năm

Công tác quản lý thuế khu vực ngoài quốc doanh đã được chú trọng ngay từ đầu năm Chi cục Thuế huyện đã triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp, quy trình quản lý thu thuế, tập trung đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế hàng tháng kịp thời Nhất là xử lý kiên quyết những đơn vị nợ đọng, chậm nộp, dây dưa; tăng cường việc kiểm tra sử dụng hóa đơn nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi khai man, trốn thuế, sử dụng sai chứng từ Bằng nhiều giải pháp, công tác quản lý thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã đi vào nền nếp, số thuế hộ nộp thuế khoán tăng lên đáng kể trên cả phương diện số hộ quản lý, mức thuế và đảm bảo công khai, dân chủ công bằng trong sản xuất kinh doanh Chi cục đã thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác quản lý thu nộp phí, lệ phí của các đơn vị thu không để tồn đọng Chi cục cũng hướng dẫn các xã, thị trấn tổ chức thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, tiền thuê đất, quỹ đất đấu thầu

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Lạc Sơn

Các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội phải đảm bảo đúng và đầy đủ theo các chính sách, chế độ phân cấp thu; các chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu ngân sách do Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và HĐND tỉnh quy định, kiểm tra về dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán Để chấp hành tốt ngân sách, địa phương căn cứ vào dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán đã được UBND, HĐND thông qua Chi cục thuế được phối hợp với ban tài chính thực hiện thu đúng, thu đủ, khi thu tiền của các tổ chức, cá nhân và cần phải có biên lai thu tiền Đối với các khoản thu bổ sung thì Phòng Tài chính huyện dựa vào dự toán số thu bổ sung đã giao cho xã để cân đối ngân sách thông báo số bổ sung cho các đơn vị giao dự toán

Các tổ chức đơn vị cá nhân cần thực hiện thu đúng dự toán được giao, đúng định mức, đúng mục đích các khoản tiền đã thu nộp vào KBNN thông qua cơ quan thuế và phòng Tài chính huyện, chấp hành nghiêm túc pháp luật về kế toán thống kê và quyết toán thu ngân sách

Phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ thu NS; gắn nhiệm vụ thu thuế với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung trên địa bàn

Chi cục thuế huyện thường xuyên kiểm tra đối tượng nộp thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật thuế của đối tượng nộp thuế (giúp người nộp thuế hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ) tạo môi trường bình đẳng trong thực hiện chính sách thuế.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đặc điểm cơ bản của huyện Lạc Sơn

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Lạc Sơn nằm ở phía Nam tỉnh Hòa Bình, cách thành phố Hòa

Bình 56 km Nằm trong tọa độ địa lý 20 0 21' - 20 0 37' vĩ Bắc và 105 0 21' - 105 0 kinh Đông

Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Huyện Lạc Sơn tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp với huyện Kim Bôi và huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình;

- Phía Nam giáp với huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa;

- Phía Đông giáp huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình;

- Phía Tây giáp huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình

Huyện Lạc Sơn là huyện miền núi, có độ dốc theo hai hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng Bắc xuống hướng Nam Xét về đặc điểm địa hình, có thể chia huyện thành 3 vùng:

- Vùng thấp: Bao gồm thị trấn Vụ Bản và các xã dọc theo sông, suối lớn như: Sông Bưởi, Suối Cái, Suối Bìn, Suối Yêm Điềm Đây là vùng thấp, đồng bằng Phần lớn các xã vùng này có đường quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua;

- Vùng cao: Bao gồm các xã nằm ở phía Tây và phía Bắc huyện Đặc điểm chung của các xã này là nằm ở vị trí cao so với mặt nước, xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, địa hình hiểm trở, đồi núi cao;

- Vùng sâu - xa: Bao gồm các xã phía Tây và phía Đông huyện Đặc điểm chung của vùng này là vùng sâu, thấp nhưng nằm giữa hệ thống núi đá cao, nằm xa trung tâm huyện, xa hệ thống giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nội bộ khó khăn

Lạc Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23 0 C Lạc Sơn nằm gần như trọn vẹn trong tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện khá đồng nhất

Lượng mưa trung bình năm khoảng 1.950 mm nhưng phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể Độ ẩm trung bình năm là 84%, sự chênh lệch giữa các tháng khá lớn, tháng cao nhất (tháng

3) là 90% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 24%

Tình hình và cơ cấu sử dụng đất huyện Lạc Sơn được nêu tại bảng 2.1

Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng đất của huyện Lạc Sơn năm 2022

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 757,15 1,29

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 5,87 0,01

Tổng diện tích tự nhiên 58.694 100,00

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lạc Sơn, năm 2022)

Qua bảng 2.1 có thể thấy Lạc Sơn có diện tích tự nhiên lớn, tuy nhiên chủ yếu là đất đồi núi sử dụng cho mục đích lâm nghiệp, trong khi đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 58.694 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 13.127 ha, chiếm 22,36%; Đất lâm nghiệp: 37.316 ha, chiếm 63,57%; Đất chuyên dùng: 2.846 ha chiếm 4,84%; Đất ở: 3.374 ha, chiếm 5,74% còn lại là đất chưa sử dụng

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Lạc Sơn là huyện miền núi nhưng có dân số khá lớn Tình hình cụ thể về dân số và lao động theo đơn vị hành chính của huyện được nêu trên bảng 2.2 Năm 2022 dân số của huyện là 136.652 người, trong đó khu vực nông thôn là 131.960 người, chiếm 96,57% Có tới 90% dân số của huyện Lạc Sơn là người dân tộc Mường, còn lại là một số dân tộc khác như Thái, Kinh… Số lao động năm 2022 là 91.385 người chiếm 66,87% dân số

Bảng 2.2 Dân số và lao động huyện Lạc Sơn năm 2022

TT Đơn vị hành chính Dân số (người) Lao động (người)

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lạc Sơn, năm 2022) 2.1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế

Biến động về giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm gần đây được nêu trên bảng 2.3

Bảng 2.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lạc Sơn

TT Nội dung ĐVT 2020 2021 2022 Tốc độ

PTBQ (%) 1 Giá trị sản xuất Tỷ đồng 3.693 4.111 4.629 111,96 a Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 1.394 1.414 1.455 102,16 b CN và XD Tỷ đồng 1.099 1.197 1.254 106,82 c TM và DV Tỷ đồng 1.200 1.500 1.920 126,49

2 Cơ cấu GTSX % 100 100 100 100 a Nông, lâm, ngư nghiệp % 38,15 35,41 26,44 - b CN và XD % 30,22 29,3 40,48 - c TM và DV % 32,08 36,45 31,47 -

(Nguồn: Thống kê huyện Lạc Sơn, 2022)

Từ bảng 2.3 cho thấy tốc độ phát triển bình quân về giá trị sản xuất của huyện là 111,96% Năm 2020, giá trị sản xuất mới chỉ là 3.693 tỷ đồng đến năm 2022 đã tăng lên 4.629 tỷ đồng Trong đó tăng trưởng bình quân của ngành nông lâm thủy sản là 102,16%, ngành công nghiệp - xây dựng là 106,82%, ngành thương mại - dịch vụ là 126,49%

Về cơ cấu giá trị sản xuất có sự dịch chuyển theo hướng phát triển thương mại dịch vụ và giảm nông lâm thủy sản, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp chiếm 38,15% năm 2020 thì đến năm 2022 giảm xuống 26,44%, thương mại dịch vụ tăng từ 32,22% năm 2020 lên 40,48% năm 2022

Năm 2022, huyện Lạc Sơn có 21/22 chỉ tiêu KT - XH đạt và vượt kế hoạch đề ra Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân/năm đạt 12,06%, đạt 100,5% kế hoạch Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,8 triệu đồng, đạt

102% kế hoạch Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh Đến cuối năm 2022, toàn huyện có 9 xã đạt 19 tiêu chí, không có xã đạt dưới 10 tiêu chí Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 42.203 triệu đồng, đạt 124,1% dự toán tỉnh giao và đạt 120,6% dự toán huyện giao; trong đó, thu trong cân đối đạt 42.203 triệu đồng Tổng thu ngân sách địa phương năm 2022 ước đạt 925.393 triệu đồng, đạt 125,1% dự toán tỉnh giao và đạt 124,9% dự toán huyện giao Tổng chi ngân sách địa phương năm 2022 trên địa bàn huyện đạt 925.393 triệu đồng, đạt 125,1% dự toán tỉnh giao và đạt 124,9% dự toán huyện giao

2.1.2.3 Cơ sở hạ tầng của huyện Lạc Sơn

Các cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực y tế được tăng cường đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế như chương trình tiêm chủng mở rộng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em… được thực hiện có hiệu quả, người dân đã được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao tại chỗ, giảm chi phí cho người bệnh, góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe cho người dân vùng nông thôn

Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được triển khai rộng khắp tạo không khí vui tươi, phấn khởi; chế độ, chính sách đối với các đối tượng chính sách, hộ nghèo, đối tượng trợ giúp xã hội được quan tâm giải quyết; tình hình an ninh chính trị được giữ vững, không có đột xuất, bất ngờ xảy ra

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra Đối tượng thu thập số liệu sơ cấp là các đối tượng nộp thuế, các cán bộ quản lý thu ngân sách nhà nước Số lượng mẫu điều tra là 116, trong đó:

- Các cá nhân, tổ chức nộp thuế

Tác giả chọn điều tra 3 xã: Mỹ Hòa, Phú Cường, Ngỗ Luông Ba xã đại diện cho nhóm các xã thực hiện tốt công tác quản lý thu NSNN Xã Mỹ Hòa đại diện cho nhóm địa phương thực hiện tốt công tác quản lý thu NSNN, xã Phú Cường đại diện cho nhóm địa phương thực hiện công tác quản lý thu NSNN ở mức trung bình, xã Ngỗ Luông đại diện cho nhóm địa phương thực hiện chưa tốt công tác quản lý thu NSNN

Công thức xác định số lượng mẫu điều tra thường được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế-xã hội

N: là số lượng tổng thể e: là sai số chọn mẫu (tối đa 10%) Hiện tại, trên địa bàn 3 xã có 300 đối tượng nộp thuế (200 tổ chức, doanh nghiệp và 100 cá nhân, hộ kinh doanh), áp dụng công thức trên với sai số mẫu là 10% Như vậy, số mẫu tối thiểu trong nghiên cứu này là n = 78 người Tác giả lựa chọn 90 phiếu (60 phiếu điều tra doanh nghiệp, tổ chức và 30 phiếu điều tra cá nhân) để đề phòng những phiếu điều tra kém giá trị

- Cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý ngân sách: 26 người

+ Phòng Tài chính huyện: điều tra toàn bộ 7 người + Kho bạc nhà nước Lạc Sơn: điều tra toàn bộ 7 người

+ Chi cục thuế huyện: điều tra toàn bộ 12 người

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn sau:

- Văn bản luật pháp: Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý thuế, các Luật thuế, các văn bản dưới luật quy định về chế độ quản lý thu ngân sách Nhà nước; quy định của huyện Lạc Sơn

- Các báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Lạc Sơn; Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Lạc Sơn; báo cáo tổng kết thu ngân sách hàng năm

- Các công trình nghiên cứu của các tác giả về quản lý thu ngân sách nhà nước Các tài liệu, sách, giáo trình có liên quan

2.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn

Nội dung các câu hỏi điều tra tập trung vào công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn

2.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel Sau đó sẽ được tổng hợp và thể hiện kết quả bằng các bảng số liệu

2.2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thống kê các số liệu về lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN của huyện qua 3 năm

- Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, số liệu được thu thập được dùng để so sánh đối chiếu mô tả sự biến động của các vấn đề theo thời gian So sánh thuận lợi cũng như khó khăn về công tác quản lý thu NSNN, so sánh số liệu giữa thời kỳ này với thời kỳ khác như: Phân tích kết quả thu ngân sách năm 2020 đến năm 2022 Sử dụng và phân tích theo chỉ số tuyệt đối, tương đối

2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá a Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội của địa phương

+ Tốc độ tăng trưởng GDP

+ Giá trị sản xuất các ngành công nghiệp, nông lâm nghiệp và dịch vụ + Thu, chi ngân sách trên địa bàn b Nhóm chỉ tiêu phản ánh các điều kiện thu NSNN cấp huyện

- Trình độ của cán bộ quản lý thu NSNN - Các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ thông tin c Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý thu ngân sách

+ Tổng thu ngân ngân sách nhà nước + Phần trăm từng nguồn thu so với tổng thu ngân sách nhà nước huyện

+ Tỷ lệ phần trăm tổng thu ngân sách nhà nước so với dự toán thu ngân sách nhà nước

+ Tỷ lệ phần trăm nguồn thu ngân sách nhà nước so với dự toán của từng nguồn thu

+ Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước

+ Số cuộc thanh tra, kiểm tra thu NSNN + Số vụ vi phạm

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH 28 3.1 Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

Bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý thu NSNN huyện Lạc Sơn

: Quan hệ phối hợp : Quan hệ chỉ đạo

Huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện Luật NSNN năm 2015, Thông tư 328/2016/TT-BTC, Thông tư 72/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư

328/2016/TT-BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước Do đó trong những năm qua huyện đã nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách Nhà nước và tăng cường cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian và thủ tục nộp tiền cho người nộp thuế

UBND xã, thị trấn Phòng tài chính huyện Chi cục thuế huyện

Căn cứ trên mức phân bổ dự toán thu hàng năm của tỉnh Hòa Bình và của HĐND huyện, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, bộ phận giúp việc trong hệ thống tổ chức quản lý thu NSNN trên địa bàn để thực hiện tốt Các cơ quan giúp việc cho UBND huyện trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Lạc Sơn bao gồm KBNN, Phòng Tài chính huyện và các cơ quan thu, các cơ quan được uỷ quyền thu NSNN

Nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, đơn vị trong quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Lạc Sơn như sau:

- Xây dựng, trình UBND tỉnh để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án bổ sung dự toán số tăng thu của ngân sách địa phương, phương án phân bổ, sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách địa phương và phương án điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương theo quy định;

- Xây dựng, trình UBND tỉnh để trình cấp có thẩm quyền quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo quy định của Luật NSNN

- Tham mưu, tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, điều hành ngân sách địa phương theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện dự toán ngân sách tỉnh và cấp dưới;

- Kiểm tra việc phân bổ dự toán ngân sách được giao; hướng dẫn việc quản lý, điều hành ngân sách; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và ngân sách của cấp dưới

Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội Đồng thời thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của UBND cùng cấp, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, và của công dân ở địa phương Quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; dự toán thu ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định Quyết định việc phân cấp nguồn thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước

Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn; quyết toán ngân sách địa phương; lập dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp dưới xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp dưới về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật

Chi cục thuế huyện có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật Cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các Luật thuế, các quy định của pháp luật có liên quan

* Kho bạc Nhà nước huyện

KBNN huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN; các quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển Hoạt động của KBNN mang tính chất vừa là cơ quan công quyền, vừa hướng tới các dịch vụ phục vụ các nhu cầu giao dịch của các cơ quan đơn vị và nhân dân đối với Ngân sách Nhà nước Đối với hoạt động quản lý thu NSNN, KBNN thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu NSNN, tập trung các khoản thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách

Phòng Tài chính huyện có nhiệm vụ giúp UBND huyện quản lý tài chính trên địa bàn, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật Chủ trì hoặc phối kết hợp với các đơn vị chức năng trong kiểm tra, thanh tra tình hình thu NSNN trên địa bàn

Bảng 3.1 Tình hình nhân sự chi cục Thuế và Phòng Tài chính huyện

TT Bộ phận Số lượng (người) Cơ cấu (%)

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện, Phòng Tài chính huyện Lạc Sơn, 2022)

Chi cục thuế huyện Lạc Sơn và Phòng Tài chính huyện gồm có 19 người Trong đó Chi cục thuế có 12 người, Phòng Tài chính huyện có 7 người

Trình độ đại học và trên đại học chiếm 89,47% Về giới tính, số lượng cán bộ công chức là nam chiếm tỷ lệ cao hơn với 57,89%

Tình hình cơ sở vật chất của Chi cục thuế huyện Lạc Sơn và Phòng Tài chính huyện được thể hiện trong bảng 3.2

Bảng 3.2 Cơ sở vật chất Chi cục thuế huyện và Phòng Tài chính huyện

TT Cơ sở vật chất, thiết bị ĐVT Số lượng

3 Bàn ghế tiếp khách Bộ 7

4 Bàn, ghế làm việc Bộ 19

5 Tủ đựng tài liệu Cái 7

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện, Phòng Tài chính huyện Lạc Sơn, 2022)

Về cơ bản, cơ sở vật chất của Chi cục thuế huyện và Phòng Tài chính huyện Lạc Sơn đảm bảo các điều kiện cho đội ngũ cán bộ công chức làm việc

Các thiết bị làm việc như máy tính, máy in, bàn ghế, tử đụng tài liệu, … được trang bị khá đầy đủ.

Các khoản thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước thì các khoản thu NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn gồm:

* Các khoản thu ngân sách cấp huyện hưởng 100%:

- Thuế GTGT, TNDN, TTĐB, Thu khác về thuế của các DN NQD do cấp huyện quản lý thu

- Thuế môn bài; thuế tài nguyên thu từ DNNN trung ương, DNNN địa phương, DN ĐTNN, Các DN NQD

- Thuế thu nhập cá nhân khấu trừ qua các đơn vị chi trả cấp huyện quản lý

- Lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền và lệ phí trước bạ khác trên địa bàn huyện; Phí nước thải sinh hoạt; các khoản phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức thu (trừ các loại phí và lệ phí có qui định riêng)

- Tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, thu thanh lý tài sản, thu từ các hoạt động sự nghiệp của các cơ quan, đơn vị cấp huyện

- Thu phạt vi phạm hành chính do cấp huyện xử lý, các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức thu

- Đóng góp, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật

- Thu kết dư ngân sách cấp huyện

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh

- Thu chuyển nguồn ngân sách cấp huyện

* Các khoản thu phân chia của NS cấp huyện:

- Thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB hàng hóa dịch vụ trong nước thu từ các HTX, Kinh tế cá thể, Hộ gia đình: NS huyện hưởng 60%, NS xã hưởng 40%

- Thuế thu nhập cá nhân Khấu trừ qua đơn vị chi trả huyện quản lý: NS huyện hưởng 100%

- Thuế thu nhập cá nhân Thuế TNCN của các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán ổn định; thừa kế; quà tặng ; NS huyện hưởng 30%, NS xã hưởng 70%

- Thu tiền sử dụng đất: NS tỉnh hưởng 20%, NS huyện hưởng 50%, NS xã hưởng 30%

- Tiền thuê đất, thuê mặt nước: NS tỉnh hưởng 40%, NS huyện hưởng 40%, NS xã hưởng 20%

- Lệ phí trước bạ nhà, đất: NS huyện hưởng 20%, NS xã hưởng 80%

- Phí bảo vệ môi trường Đối với hoạt động khai thác khoáng sản: NS huyện hưởng 60%, NS xã hưởng 40%.

Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Lạc Sơn

3.2.1 Lập dự toán thu ngân sách 3.2.1.1 Căn cứ lập dự toán Để dự toán ngân sách của huyện mang tính hiện thực, khi lập dự toán phòng Tài chính huyện đã dựa vào những căn cứ sau đây:

Thứ nhất, các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước, của tỉnh và của huyện trong năm kế hoạch

Thứ hai, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng của huyện trong năm và những năm tiếp theo

Thứ ba, các luật, pháp lệnh, chế độ thu do cấp có thẩm quyền quy định; chính sách, chế độ hiện hành làm cơ sở để lập dự toán thu ngân sách năm

Thứ tư, những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách cho huyện;

Thứ năm, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sung từ ngân sách huyện

Thứ sáu, căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo

3.2.1.2 Quy trình lập dự toán

Công tác chuẩn bị dự toán ngân sách hàng năm được tiến hành vào cuối quý II và đầu quý III năm báo cáo

Quy trình lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm:

(1) Các đơn vị thuộc huyện, các xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách năm

(2) Phòng Tài chính xem xét dự toán ngân sách của các đơn vị thuộc huyện

(3) Phòng Tài chính huyện tham mưu và giúp UBND huyện, trình HĐND nghị quyết dự toán thu ngân sách

(4) UBND huyện báo cáo UBND tỉnh, Sở tài chính dự toán thu ngân sách huyện và kết quả phân bổ dự toán ngân sách huyện đã được HĐND huyện quyết nghị b Kết quả lập dự toán

Kết quả dự toán thu NSNN trên địa bàn huyện Lạc Sơn giai đoạn 2020

- 2022 được thể hiện qua bảng số liệu 3.3

Bảng 3.3 Tình hình dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn giai đoạn 2020 - 2022 ĐVT: triệu đồng

TĐPTBQ (%) Thu ngân sách địa phương 71.075 82.764 92.167 113,88 I Thuế Công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 12.410 12.750 13.328 103,63

II Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70%

III Thu phí, lệ phí 2.168 2.836 3.510 127,24

IV Thu tiền cấp quyền sử dụng đất 41.160 50.150 53.720 114,24

(Nguồn: Phòng Tài chính huyện Lạc Sơn, 2022)

Theo số liệu dự toán thu ngân sách cho thấy thu ngân sách địa phương của huyện Lạc Sơn có sự tăng trưởng đều trong 3 năm Tốc độ tăng trưởng đạt 113,88% Trong các nguồn thu NSNN huyện, nội dung dự toán thu tiền cấp quyền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn nhất (Chiếm 62,56% năm 2022) và có tốc độ tăng đều trong cả thời kỳ, tốc độ phát triển bình quân đạt 114,24%

Các khoản thu ngân sách khác cũng có tốc độ tăng đều: Thuế công thương nghiệp - ngoài quốc doanh tăng trưởng 103,63%, thu phí, lệ phí tăng trưởng 127,24%, thu khác (gồm bao gồm các khoản thu bán hàng tịch thu sung công quỹ Nhà nước từ công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại; thi hành án; Thu tiền phạt theo pháp lệnh xử phạt hành chính do các đơn vị có thẩm quyền quyết định; Thu bán, thanh lý tài sản; thu hồi các khoản chi năm trước) tăng trưởng 126,37%

Nhìn chung dự toán thu NSNN hàng năm trên địa bàn huyện Lạc Sơn đã đảm bảo một số yêu cầu cơ bản trong việc lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính về xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán NSNN

Hằng năm căn cứ vào Luật NSNN; các văn bản hiện hành quy định trong công tác quản lý ngân sách; hướng dẫn công tác lập dự toán của Bộ Tài chính

Dự toán thu NSNN hàng năm được căn cứ trên tình hình số thu năm trước để làm cơ sở lập dự toán thu cho năm sau Trong những năm qua, do có sự suy giảm của nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, thị trường bất động sản chưa hồi phục Bên cạnh đó, việc thực hiện nghị quyết 02 của Chính Phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, trong đó có giải pháp giảm, gia hạn các khoản thu ngân sách… đã ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách trên địa bàn Tuy nhiên do sự chỉ đạo sát sao của UBND huyện cũng như sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan quản lý, của mỗi cán bộ quản lý đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao do đó hàng năm quyết toán thu NSNN trên địa bàn đều vượt so với dự toán được giao

Tác giả tiến hành lấy ý kiến 26 cán bộ về khâu lập dự toán thu NSNN và thu được kết quả như sau: Các nội dung khảo sát đều được đánh giá mức trung bình với tỷ lệ cao Cụ thể: có 69,23% đánh giá lập dự toán thu NSNN đã căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong năm kế hoạch ở mức trung bình Có 65,38% đánh giá lập dự toán thu NSNN đã căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, đặc biệt là năm báo cáo ở mức trung bình

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá của cán bộ về lập dự toán thu ngân sách nhà nước huyện Lạc Sơn

1 Lập dự toán thu NSNN đã căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KT - XH huyện trong năm kế hoạch

2 Lập dự toán thu NSNN đã căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của năm trước, năm báo cáo

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023) 3.2.2 Chấp hành thu ngân sách a Các khoản thu phân chia của NSNN cấp huyện

* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện hưởng 30%, ngân sách xã hưởng 70%

Các khoản thu này bao gồm: Thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; lệ phí trước bạ

Bảng 3.5 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn giai đoạn 2020 – 2022

(%) Thu ngân sách cấp huyện 71.075 81.817 115,11 82.764 95.980 115,97 92.167 117.760 127,77

Các khoản thu phân chia của NSNN cấp huyện

1 Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ NS huyện hưởng 30%, ngân NS hưởng 70%

2 Thu phí, lệ phí 2.168 2.394 110,42 2.836 3.590 126,59 3.510 5.675 161,68 3 Thu tiền sử dụng đất 41.160 46.354 112,62 50.150 53.841 107,36 53.720 60.253 112,16

Các khoản thu NSNN cấp huyện được hưởng 100%

4 Thuế Công thương nghiệp - ngoài quốc doanh 12.410 12.854 103,58 12.750 14.368 112,69 13.328 16.490 123,72 5 Thu khác 7.517 11.502 153,01 8.290 12.306 148,44 12.004 18.852 157,05

(Nguồn: Phòng Tài chính huyện Lạc Sơn, 2022)

Theo quy định của Luật ngân sách thì tỷ lệ phân chia 5 khoản thu trên do HĐND tỉnh Hòa Bình quyết định, nhưng mức tối thiểu cấp xã được hưởng 70% và tối đa được hưởng 100% Đây là những khoản được phân cấp cho ngân sách cấp xã thực hiện uỷ nhiệm thu và phục vụ chi thường xuyên cho các địa phương

Các sắc thuế thực hiện năm 2020 đến năm 2022 đều vượt cao so dự toán đề ra Năm 2020 đạt 111,42%, năm 2021 đạt 135,90%, năm 2022 đạt 171,68% Trong 3 năm 2020 - 2022, số thu liên tục tăng với tốc độ phát triển bình quân là 137,58%

* Thu phí và lệ phí

Hoạt động thu phí và lệ phí có ý nghĩa xã hội lớn bởi hoạt động này bảo đảm công bằng giữa những người sử dụng dịch vụ công Nhận thức rõ điều này và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, thời gian qua, ngành thuế Lạc Sơn đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ các loại phí và lệ phí Cơ quan thuế đã chủ động tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các ngành, đơn vị trên địa bàn tham gia thu phí và lệ phí, xây dựng quy chế phối hợp quản lý nguồn thu này với các ngành: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông-Vận tải, Công an, Tư pháp…; tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về các loại phí và lệ phí cho toàn dân biết và tự giác thực hiện Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Chi cục Thuế chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đánh giá, sơ kết công tác thu nộp phí và lệ phí để có biện pháp chỉ đạo kịp thời

Tình hình thực hiện thu phí và lệ phí trên địa bàn huyện Lạc Sơn thời kỳ 2020 - 2022 đều cao hơn dự toán giao Năm 2020 đạt 110,42%, năm 2021 đạt 126,59%, năm 2022 đạt 161,68% Tốc độ phát triển bình quân giai đoạn 2020 - 2022 là 154,02%

* Thu tiền cấp quyền sử dụng đất Đây là khoản thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn Giai đoạn 2020 - 2022, UBND huyện đã giao 2.304 lô đất ở thông qua hình thức đấu giá và xét giao quyền sử dụng đất, với tổng diện tích 295.672 m 2

Bảng 3.6 Tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Lạc Sơn giai đoạn 2020 - 2022

Chỉ tiêu ĐVT 2020 2021 2022 Tổng cộng Đã cấp quyền sử dụng đất Lô 734 622 948 2.304 Diện tích đã giao m 2 92.448 86.889 116.335 295.672

(Nguồn: Phòng Tài nguyên - Môi trường, 2022)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

Không đồng ý Bình thường Đồng ý

1 Không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra

2 Nội dung thanh tra đảm bảo theo quy định 4 15,38 8 30,77 16 61,54

3 Cách thức tiến hành thanh tra không gây khó khăn cho đơn vị được thanh tra

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Theo kết quả điều tra, đối với nội dung thanh tra đảm bảo theo quy định các ý kiến đánh giá ở mức đồng ý tương đối cao, chiếm 61,54% Đối với nội dung cách thức tiến hành thanh tra không gây khó khăn cho đơn vị được thanh tra có tỷ lệ đồng ý là 69,23% Tuy nhiên đối với nội dung không có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, tỷ lệ đánh giá mức đồng ý chỉ chiếm 30,77% Như vậy, trong công tác thanh tra vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thanh tra

3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

3.3.1 Nhân tố khách quan 3.3.1.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến công tác quản lý thu NSNN huyện Lạc Sơn Cơ chế chính sách phù hợp sẽ tăng cường công tác quản lý thu NSNN

Nếu cơ chế chính sách không phù hợp sẽ cản trở quá trình quản lý thu NSNN

Trong những năm qua, những thay đổi tích cực và ngày càng hoàn thiện của hệ thống thể chế pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách Nhà nước tại huyện Lạc Sơn Tuy nhiên, những chính sách rất cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ như: việc giãn thời gian nộp thuế, giảm 50% tiền sử dụng đất cho doanh nghiệp; chính sách của tỉnh Hòa Bình về điều chỉnh hệ số đơn giá thuê đất từ 1,5 lần xuống 1,0 lần đối với các tổ chức thuê đất tại các vùng trung tâm đô thị và từ 1,0 lần xuống

0,5 lần đối với tổ chức thuê đất tại các vùng nông thôn, miền núi cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện kế hoạch thu ngân sách và kết quả thu cân đối ngân sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Khảo sát 26 cán bộ quản lý về cơ chế, chính sách, kết quả như sau:

Bảng 3.11 Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến quản lý thu NSNN cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

1 Cơ chế, chính sách về thu NSNN đầy đủ 5 19,23 12 46,15 9 34,62

2 Cơ chế, chính sách về thu NSNN phù hợp với thực tế

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Kết quả cho thấy tỷ đánh giá nội dung Cơ chế, chính sách đầy đủ và Cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế còn tương đối thấp, chỉ chiếm 34,62% Tỷ lệ đánh giá 2 nội dung khảo sát là Cơ chế, chính sách đầy đủ và Cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế ở mức trung bình và kém còn cao, chiếm 65,38%

3.3.1.2 Nhận thức của người dân với các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

Nhận thức của người dân với các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng đối với công tác quản lý thu NSNN Khi người dân hiểu rõ và có ý thức chấp hành thu NSNN thì hiệu quả công tác quản lý thu NSNN sẽ được nâng cao

Qua khảo sát 26 ý kiến của cán bộ về nhận thức của người dân với các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, thu được kết quả sau:

Bảng 3.12 Đánh giá của cán bộ về nhận thức của người dân với các nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

1 Người dân và doanh nghiệp nộp NSNN đúng quy định

2 Người dân và doanh nghiệp có thái độ phối hợp tốt với cơ quan quản lý nhà nước trong việc nộp NSNN

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Kết quả khảo sát cho thấy số ý kiến đánh giá mức tốt đối với 2 nội dung khảo sát tương đối cao Cụ thể: đối với nội dung người dân và doanh nghiệp nộp thuế đúng quy định có 65,38% đánh giá mức tốt Đối với nội dung người dân và doanh nghiệp có thái độ phối hợp tốt với cơ quan quản lý nhà nước trong việc nộp thuế có 61,54% đánh giá mức tốt

Bảng 3.13 Đánh giá của người nộp thuế đối với nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước

1 Chấp hành đầy đủ các khoản nộp thuế theo quy định

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Kết quả khảo sát 90 người dân cho thấy có 67,78% người dân chấp hành tốt đối với nội dung chấp hành đầy đủ các khoản nộp thuế theo quy định Đối với nội dung nộp thuế đúng hạn có 68,89% chấp hành tốt Như vậy có thể thấy tỷ lệ người nộp thuế chấp hành tốt các quy định về nộp ngân sách nhà nước tương đối cao

3.3.2 Nhân tố chủ quan 3.3.2.1 Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Việc quản lý thu NSNN chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân

Khảo sát 26 cán bộ quản lý về ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế của huyện đến quản lý thu NSNN, kết quả như sau:

Bảng 3.14 Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế đến quản lý thu NSNN cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

1 Trình độ phát triển kinh tế của huyện 7 26,92 13 50,00 6 23,08

2 Mức thu nhập bình quân của người dân 7 26,92 14 53,85 5 19,23

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ đánh giá mức tốt đối với 2 nội dung khảo sát là Trình độ phát triển kinh tế của huyện và Mức thu nhập bình quân của người dân còn thấp, chỉ chiếm từ 10,23 - 23,08% Tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình và kém tương đối cao Như vậy có thể thấy các điều kiện về phát triển kinh tế của huyện Lạc Sơn chưa cao Kinh tế chưa phát triển, các nguồn thu NSNN của huyện cũng sẽ thấp Điều này làm cho công tác quản lý nhà nước về thu NSNN của huyện cũng có những hạn chế

3.3.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước

Công tác quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Lạc Sơn được phân cấp quản lý từ HĐND, UBND, Chi cục thuế huyện, Kho bạc Nhà nước huyện và phòng Tài chính huyện

Hội đồng nhân dân huyện quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Quyết định việc phân cấp nguồn thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước

UBND huyện tổ chức thực hiện ngân sách huyện

Chi cục thuế huyện có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật

Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quản lý thu NSNN, tập trung các khoản thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách

Phòng Tài chính huyện chủ trì hoặc phối kết hợp với các đơn vị chức năng trong kiểm tra, thanh tra tình hình thu NSNN trên địa bàn huyện

Khảo sát 26 cán bộ quản lý về cơ chế, chính sách, kết quả như sau:

Bảng 3.15 Đánh giá của cán bộ về phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước

1 Quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý thu NSNN

2 Phân cấp nguồn thu và tỷ lệ nguồn thu đảm bảo cho vận hành của địa phương

3 Việc phân cấp quản lý nguồn thu hợp lý, không chồng chéo nhiệm vụ của các cấp chính quyền

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2023)

Kết quả khảo sát cán bộ với 3 nội dung là quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý thu NSNN, phân cấp nguồn thu và tỷ lệ nguồn thu đảm bảo cho vận hành của địa phương, Việc phân cấp quản lý nguồn thu hợp lý, không chồng chéo nhiệm vụ của các cấp chính quyền cho thấy tỷ lệ cán bộ đánh giá ở mức tốt ở cả 3 nội dung khảo sát tương đối cao, chiếm từ 61,54% đến 65,38% Điều này cho thấy việc phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước đã tương đối hợp lý Phân cấp quản lý ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước phát huy được vai trò quản lý của các cấp chính quyền, làm tăng tính hiệu quả trong quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

3.3.2.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Đánh giá chung thực trạng công tác quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện tại huyện Lạc Sơn

Thứ nhất, số thu NSNN trên địa bàn huyện tăng nhanh; cơ cấu nguồn thu có sự chuyển dịch theo hướng tích cực

Thứ hai, thể chế thu NSNN đã hoàn thiện một bước và tích cực triển khai thực hiện trên địa bàn

- Việc phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách và xây dựng dự toán thu ngân sách giai đoạn 2020 - 2022 được sửa đổi, bổ sung để khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, điều hành ngân sách về phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách của tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn trước

- Việc phân công trong ngành Thuế cho Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn quản lý thu đối với doanh nghiệp như hiện nay đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc chấp hành chính sách pháp luật thuế; đồng thời tạo điều kiện cho Chi cục Thuế thực hiện kiểm tra, giám sát kịp thời, chính xác các hoạt động kinh doanh và tình hình khai thuế, thu nộp của người nộp thuế, giải quyết nhanh chóng, kịp thời những vướng mắc trong triển khai thực hiện chính sách thuế

Thứ ba, các cơ quan quản lý thu NSNN tích cực hoạt động, nhìn chung đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao

- HĐND, UBND huyện Lạc Sơn và các xã đặc biệt quan tâm đến công tác triển khai thực hiện dự toán thu ngân sách, xác định là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với công tác thu ngân sách

- Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo triển khai thực hiện những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, đồng thời tăng cường các biện pháp phối hợp, hỗ trợ quản lý thu NSNN nhằm khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn

- Chi cục Thuế đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong triển khai thực hiện các khoản thu nội địa; tập trung thanh tra, kiểm tra để xử lý khắc phục những hạn chế, vi phạm của người nộp thuế, chống thất thu đối với các khoản có tính chất vãng lai trên địa bàn huyện

Thứ tư, các cơ quan, đơn vị liên quan đã quan tâm phối kết hợp để hỗ trợ công tác quản lý thu NSNN

Các phòng, ban, đơn vị có liên quan đã tích cực phối hợp, thực hiện các công việc theo chức năng nhiệm vụ và cung cấp thông tin tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý thu thuế triển khai, hoàn thành công tác thu thuế Các cấp chính quyền địa phương thường xuyên chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế

3.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 3.4.2.1 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thu NSNN trong cân đối trên địa bàn huyện trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại cần sớm được khắc phục, đó là:

- Nguồn thu chưa bảo đảm bền vững mà còn đáng lo ngại cả trước mắt và lâu dài, vì nếu trừ nguồn thu từ tiền cấp quyền sử dụng đất thì nguồn thu nội địa từ bản thân nền kinh tế nội địa so với tổng thu ngân sách trên địa bàn là quá thấp

- Kết quả thu NSNN ở trên cho thấy trong các khoản thu NSNN qua các năm thu về nhà đất luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trong khi các khoản thu: thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu phí, lệ phí, thu khác chiếm tỷ lệ thấp và có xu hướng không ổn định Mặt dù, thu tiền sử dụng đất là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN trên địa bàn nhưng chỉ tiêu này không mang tính bền vững và có xu hướng giảm dần qua các năm tiếp theo trong giai đoạn về sau khi các quỹ đất dần bị hạn hẹp Do đó, trong thời gian tới huyện Lạc Sơn cần có biện pháp tăng các các khoản thu có tính bền vững như thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh, thu phí, lệ phí,… để ổn định thu NSNN trên địa bàn huyện

- Trong công tác quyết toán thu ngân sách tại huyện Lạc Sơn đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước về quy trình, thủ tục Tuy nhiên, trong triển khai thực hiện vẫn còn những nội dung hạn chế Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của HĐND huyện chưa thực sự tốt Chưa thực sự công khai rộng rãi quyết toán thu hàng năm cho người dân biết được hàng năm họ đã thực hiện nộp vào ngân sách bao nhiêu, các nội dung đóng góp vào ngân sách là gì để người dân biết, có ý thức thực hiện, có những phản hồi đối với chính quyền địa phương cơ quan quản lý về thu ngân sách

- Công tác thanh tra, kiểm tra thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lạc Sơn cũng còn nhiều hạn chế cần khắc phục:

Việc kiểm tra khâu lập dự toán còn tính chủ quan, chưa quan tâm đúng mức dự toán thu của đơn vị, nên dự toán được duyệt có phần chưa hợp lý và hiệu quả không cao

Công tác kiểm tra chỉ quan tâm đến tính nguyên tắc, sự tuân thủ, hợp pháp của quy trình, của hóa đơn chứng từ chứ hầu như không quan tâm đến tính hiệu quả của hoạt động quản lý thu NSNN

Trong công tác kiểm tra, chỉ kiểm tra định kỳ có kế hoạch chứ chưa thực hiện bất kì đợt kiểm tra đột xuất nào

3.4.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, hệ thống thuế chưa thực sự hoàn thiện Hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT-XH; chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế

Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giáo dục, giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế

Thứ hai, nhận thức của người dân về thuế còn lệch lạc Trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế còn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa thất thu vừa không công bằng trong xã hội.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠC SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ đề xuất giải pháp

4.1.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Thứ nhất, tập trung nhanh, tập trung tối đa, tập trung có hiệu quả các khoản thu của địa phương vào ngân sách phù hợp với trình độ phát triển KT- XH của huyện Lạc Sơn trong điều kiện mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới

Thứ hai, đa dạng hóa bền vững nguồn thu, nâng cao chất lượng nguồn thu, khắc phục tình trạng tập trung quản lý thu vào các lĩnh vực chủ yếu, không khai thác toàn diện các nguồn thu tại địa phương cho ngân sách

Thứ ba, nâng cao hơn nữa công tác chỉ đạo trong quản lý và điều hành thu ngân sách của chính quyền địa phương, coi nhiệm vụ thu ngân sách là một trong những nhiệm vụ tiền đề để thực hiện tốt sự phát triển KT-XH đã đề ra đến năm 2020 Công tác chỉ đạo của địa phương phải nhất quán nhưng cần kết hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn cụ thể để phát huy hết hiệu quả của công tác quản lý thu

Thứ tư, phối hợp một cách đồng bộ giữa các cấp các ngành liên quan trong công tác quản lý thu đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ trong quản lý, đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện đối với các đối tượng nộp vào ngân sách

Thứ năm, hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy mà đặc biệt là bộ máy các đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý thu Nâng cao trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại vào trong quản lý

Thứ sáu, tổ chức tốt công tác truyền thông về nghĩa vụ nộp ngân sách cho các đối tượng nộp và dân cư trên địa bàn thành phố được biết để chấp hành, có biện pháp thanh tra, kiểm tra, xử lý có tính răn đe đảm bảo kỹ luật kỷ cương trong thu, nộp NSNN

4.1.2 Mục tiêu quản lý thu ngân sách Nhà nước tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình

Tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thu ngân sách theo hướng phân cấp, phân quyền nhiều hơn cho địa phương, cơ sở và các đơn vị trực tiếp quản lý thu, trên cơ sở phù hợp với trách nhiệm và năng lực quản lý Đổi mới và hoàn thiện phương thức thu, quy trình thu, biện pháp quản lý thu một cách khoa học, tiết kiệm, theo hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính giấy tờ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu NSNN

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu thực thi nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất Tăng cường việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác thu trong tất cả các khâu, từ việc xác định đối tượng, mức thu, tổ chức thu, đến việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa cơ quan thu và KBNN Hiện đại hoá cơ chế quản lý, cả về bộ máy và con người Thực hiện quản lý theo phương pháp tiên tiến, khoa học, theo các chuẩn mực quốc tế, đưa công nghệ hiện đại vào mọi khâu để nâng cao hiệu quả quản lý ứng dụng công nghệ thông tin

Tăng cường đội ngũ cán bộ làm công tác thu NSNN: Giỏi về kỹ năng quản lý, sử dụng thành thạo các công nghệ, tiến bộ tin học vừa phải có kiến thức sâu rộng, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc

Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về người nộp thuế để tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế, phải bảo đảm 100% các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh, có thu nhập chịu thuế phải được đưa vào quản lý thuế kịp thời

Tăng cường quản lý các khoản thu NSNN phát sinh trên địa bàn, trước mắt tập trung vào quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, các khoản thu phát sinh từ đất đai, các khoản thu trong lĩnh vực vận tải, du lịch, phí và lệ phí.

Giải pháp đề xuất

4.2.1 Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán thu a Mục tiêu của giải pháp

Dự toán thu ngân sách hàng năm được lập, ngoài việc dựa trên tình hình phát triển KT-XH cần phải lấy cơ sở dựa trên số liệu thực hiện của những năm trước nhằm khắc phục tình trạng dự toán thu ngân sách hàng năm đều thấp hơn nhiều so với số thực hiện và thấp hơn so với số thực hiện của năm trước liền kề b Tổ chức thực hiện

Phối hợp chặt chẽ giữa ngành Kho bạc, Thuế, Tài chính và các đơn vị liên quan trên địa bàn huyện đối chiếu số liệu nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo khớp đúng để làm cơ sở chuẩn xác cho lập dự toán hàng năm

Tập trung vào việc đánh giá công tác thực hiện dự toán do hiện nay công tác đánh giá này đang bị xem nhẹ và chỉ đánh giá trên những mặt đạt được, chưa thẳng thắn đánh giá vào hạn chế Tập trung vào các nội dung thu thấp hơn dự toán giao, yêu cầu giải trình rõ nguyên nhân và hướng thực hiện trong các năm tiếp theo cho từng nội dung thu cụ thể c Cách thức đo lường kết quả và hiệu quả của giải pháp

Hàng năm cần phải xem xét thẩm định kỹ các nội dung thu thấp hơn số thực thu của các năm trước để có chất vấn về nguyên nhân giảm thu trong năm

4.2.2 Khai thác có hiệu quả và tích cực chống thất thu thuế, đặc biệt đối với những nội dung thu có tỷ lệ đóng góp lớn cho ngân sách a Mục tiêu của giải pháp

Tập trung chống thất thu cho ngân sách, đặc biệt là thu thuế CTN-NQD, khai thác có hiệu quả hơn các nguồn thu khác như thu từ đất, thu từ phí lệ phí cho ngân sách b Tổ chức thực hiện

* Đối với các khoản thu từ đất đai

Hiện nay, ngân sách của huyện còn mất cân đối cao do vậy nguồn thu từ đất là nguồn thu lớn trước mắt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu nên cần có biện pháp khai thác có hiệu quả bằng các biện pháp:

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 để có căn cứ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm theo đúng luật định, tránh tình trạng đầu cơ chờ quy hoạch để trục lợi

Công bố công khai các thông tin liên quan đến các dự án đầu tư, quy hoạch và các vấn đề liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng

Thay đổi phương thức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá phải xác định rõ vị trí lô đất được đấu giá, có thể tham gia đấu giá nhiều lô nhưng phải nộp lệ phí và tiền cọc cho từng lô tham gia đấu giá, việc đấu giá được tổ chức bằng cách công khai trực tiếp bằng lời

Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với những khu đất có khả năng sinh lợi cao để tổ chức đấu giá cấp quyền sử dụng đất, tổ chức cho thuê đất

Tổ chức tốt thu thuế nhà đất đảm bảo dự toán hàng năm được giao

Thất thu từ nội dung thu này chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là: cơ quan quản lý chưa bao quát hết, chưa quản lý chặt chẽ các đối tượng có nghĩa vụ đóng nộp ngân sách; các đối tượng nộp thuế luôn tìm mọi cách để trốn, tránh, giảm nghĩa vụ nộp thuế Do đó, với nội dung thu này cần phải:

Một là, đưa các đối tượng sản xuất, kinh doanh trên địa bàn vào danh sách các đối tượng nộp thuế và phân loại để quản lý Để quản lý đưa được đầy đủ thông tin các đối tượng nộp thuế vào danh sách quản lý cơ quan quản lý thu cần có các biện pháp cụ thể:

Tổ chức rà soát, nắm chắc các hộ, các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng cách phối hợp với UBND các xã, Sở Kế hoạch Đầu tư, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý giấy phép kinh doanh, quản lý thị trường để đưa đầy đủ các đối tượng này vào diện quản lý thường xuyên

Yêu cầu các đối tượng chưa đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký kinh doanh đầy đủ, cấp mã số thuế đối với các đối tượng chưa có để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong công tác quản lý

Tổ chức thực hiện đề án

4.3.1 Hội đồng nhân dân huyện

Giám sát đối với hoạt động của UBND huyện, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND

Quyết định dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Điều chỉnh dự toán ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết

Quyết định việc phân cấp nguồn thu theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước

4.3.2 Ủy ban nhân dân huyện

Lập dự toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện; quyết toán ngân sách huyện; lập dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND huyện quyết định

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương; hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã xây dựng và thực hiện ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND cấp xã về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật

Tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật

4.3.4 Kho bạc Nhà nước huyện

Quản lý Nhà nước về quỹ NSNN; các quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật; thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển

Giúp UBND huyện quản lý tài chính trên địa bàn, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật

Chủ trì hoặc phối kết hợp với các đơn vị chức năng trong kiểm tra, thanh tra tình hình thu NSNN trên địa bàn.

Ngày đăng: 09/09/2024, 14:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Ái (2020), Giáo trình quản lý thu ngân sách Nhà nước, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý thu ngân sách Nhà nước
Tác giả: Lê Văn Ái
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2020
7. Phan Thu Cúc (2020), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước
Tác giả: Phan Thu Cúc
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2020
15. Lý Phi Vân (2020), Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Lý Phi Vân
Năm: 2020
2. Bộ Tài chính (2021), Thông tư Thông tư 72/2021/TT - BTC sửa đổi Thông tư 328/2016/TT - BTC hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước Khác
3. Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước Khác
4. Chi cục thuế huyện Lạc Sơn (2020), Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế năm 2020 Khác
5. Chi cục thuế huyện Lạc Sơn (2021), Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế năm 2021 Khác
6. Chi cục thuế huyện Lạc Sơn (2022), Báo cáo tình hình thực hiện công tác thu thuế năm 2022 Khác
9. HĐND tỉnh Hòa Bình (2021), Nghị quyết số 57/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hòa Bình ngày 09 tháng 12 năm 2021 Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2022 - 2025 Khác
10. HĐND tỉnh Hòa Bình (2022), Nghị quyết số 200/2022/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2023 Khác
11. Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015 Khác
12. UBND huyện Lạc Sơn (2020), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2020 Khác
13. UBND huyện Lạc Sơn (2021), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2021 Khác
14. UBND huyện Lạc Sơn (2022), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2022 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Lạc Sơn năm 2022 - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của huyện Lạc Sơn năm 2022 (Trang 31)
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lạc Sơn - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 2.3. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lạc Sơn (Trang 32)
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Lạc Sơn năm 2022 - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 2.2. Dân số và lao động huyện Lạc Sơn năm 2022 (Trang 32)
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý thu NSNN huyện Lạc Sơn - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý thu NSNN huyện Lạc Sơn (Trang 38)
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất Chi cục thuế huyện và Phòng Tài chính huyện - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.2. Cơ sở vật chất Chi cục thuế huyện và Phòng Tài chính huyện (Trang 41)
Bảng 3.3. Tình hình dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.3. Tình hình dự toán thu ngân sách trên địa bàn huyện Lạc Sơn (Trang 44)
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá của cán bộ về lập dự toán thu ngân sách - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.4. Kết quả đánh giá của cán bộ về lập dự toán thu ngân sách (Trang 46)
Bảng 3.6. Tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Lạc Sơn - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.6. Tổ chức cấp quyền sử dụng đất của huyện Lạc Sơn (Trang 49)
Bảng 3.7. Đánh giá của đối tượng nộp thuế về công tác quản lý thu NSNN - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.7. Đánh giá của đối tượng nộp thuế về công tác quản lý thu NSNN (Trang 52)
Bảng 3.9: Kết quả thanh tra ngân sách huyện Lạc Sơn - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.9 Kết quả thanh tra ngân sách huyện Lạc Sơn (Trang 56)
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ về công tác kiểm tra thu NSNN cấp - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ về công tác kiểm tra thu NSNN cấp (Trang 57)
Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.11. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của cơ chế, chính sách đến (Trang 58)
Bảng 3.13. Đánh giá của người nộp thuế đối với nghĩa vụ nộp - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.13. Đánh giá của người nộp thuế đối với nghĩa vụ nộp (Trang 59)
Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ về nhận thức của người dân với các - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.12. Đánh giá của cán bộ về nhận thức của người dân với các (Trang 59)
Bảng 3.15. Đánh giá của cán bộ về phân cấp quản lý ngân sách trong - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.15. Đánh giá của cán bộ về phân cấp quản lý ngân sách trong (Trang 61)
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá của cán bộ về tổ chức bộ máy quản lý thu - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá của cán bộ về tổ chức bộ máy quản lý thu (Trang 62)
Bảng 3.17. Đánh giá của người nộp thuế về năng lực của cán bộ quản lý - tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện lạc sơn tỉnh hòa bình
Bảng 3.17. Đánh giá của người nộp thuế về năng lực của cán bộ quản lý (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN