Bài giảng QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA ( combo full slides 6 chương ) Bài giảng QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA ( combo full slides 6 chương ) Bài giảng QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA ( combo full slides 6 chương ) Bài giảng QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA ( combo full slides 6 chương ) Bài giảng QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA ( combo full slides 6 chương ) Bài giảng QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA ( combo full slides 6 chương )
Trang 1Trường ĐH Công nghiệp TP HCM
Khoa Thương mại Du lịchTrường ĐH Công nghiệp TP HCM
Khoa Thương mại Du lịch
QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA
Trang 2NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓACHƯƠNG 2 TÌM HIỂU VĂN HÓA VIỆT NAM Ở CÁC MIỀN BẮC TRUNG NAMCHƯƠNG 3 GIAO TIẾP QUỐC TẾ
CHƯƠNG 4 VĂN HÓA KINH DOANH, VĂN HÓA DOANH NGHIỆPCHƯƠNG 5 CÚ SỐC VĂN HÓA
CHƯƠNG 6 DOANH NGHIỆP VỚI QUẢN TRỊ VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA
Trang 3CHƯƠNG MỘTGIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
VỀ VĂN HÓA
KHÁI NIỆM
BẢN CHẤT
CÁC LOẠI HÌNH VH
ẢNH HƯỞNG ĐẾNHÀNH VI & CƯ XỬ
Trang 4Cicéron, nhà hùng biện thời La Mã
Trang 51.1 Sự phát triển các khái niệm & định nghĩa văn hóa
- Văn hoá là danh từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp Người ta có thể hiểu văn hoá như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hoá như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hoá như trình độ học vấn mà mỗi công nhân viên chức vẫn ghi trong lý lịch công chức của mình
- Ở phương Tây: từ văn hoá xuất hiện sớm trong đời sống ngôn ngữ Nhà ngôn ngữ học người Đức W Wundt cho rằng:
- Văn hoá là một từ gốc Latinh: Colere sau trở thành Cultura
(nghĩa là cày cấy, gieo trồng) Từ nét nghĩa này về sau dẫn
đến nghĩa rộng hơn là sự hoàn thiện, vun trồng tinh thần, trí tuệ
Trang 6- Thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, Cicéron, nhà hùng biện thời La Mã từng có câu nói nổi tiếng: Triết học là văn hoá (sự vun trồng) tinh thần (Filosofia cultura animi est).
- Ở Trung Quốc, từ văn hoá đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở thời Tây Hán (206 trước công nguyên - 25 năm sau công nguyên) từ văn hoá được hiểu như một cách giáo hoá đối lập với vũ lực, văn hoá gần nghĩa với giáo hoá
Thế kỷ XVIII, từ văn hoá mới được đưa vào
khoa học, sử dụng như thuật ngữ khoa học ở phương Tây Năm 1774, từ này mới được xuất hiện trong thư tịch và ghi vào từ điển năm 1783 ở Đức Người đầu tiên sử dụng từ
văn hoá trong khoa học là Pufendorf, người
Đức
Trang 7- Mãi đến năm 1855, khi Klemm công bố công trình Khoa học
chung về VH thì người ta mới coi KH về VH hình thành và
thực sự phát triển
- Năm 1871, E.B.Tylor công bố công trình Văn hoá nguyên
thuỷ ở Luân Đôn Lúc này, ngành khoa học về văn hoá mới
chính thức được khẳng định bởi E.B.Tylor đã xác lập được đối tượng nghiên cứu của ngành văn hoá học
- Năm 1970, cách hiểu phổ biến là coi văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động
Trang 8- Năm 1982, tại Mêhicô, Hội nghị thế giới về chính sách văn hoá vì sự phát triển đã thông qua Tuyên bố ngày 6 tháng 8
(còn gọi là Tuyên bố Mêhicô về chính sách văn hoá): "Theo
nghĩa rộng, ngày nay văn hoá có thể được coi là toàn bộ các đặc tính đặc biệt về tâm hồn, vật chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một nhóm xã hội Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn học, mà cả lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng"
1.2 Các khái niệm và định nghĩa về văn hoá
- Hiện nay, người ta đã thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn hóa Nhìn chung, mặc dù có nhiều khái niệm và định nghĩa về văn hoá nhưng mọi định nghĩa đều thống nhất văn hoá có các đặc điểm sau:
Trang 9Thứ nhất, văn hoá là sáng tạo của con người, thuộc về con
người, những gì không do con người làm nên không thuộc về khái niệm văn hoá
- Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ
động nên nó không phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phù hợp với giá trị chân - thiện - mỹ
Hình như của nó ngon hơn???
- Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh
thần, chứ không chỉ riêng tinh thần mà thôi
Trang 10- Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa chỉ là văn học nghệ thuật
như thông thường người ta hay nói Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá mà thôi
Một số Định nghĩa nổi tiếng về văn hoá
- "Một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình "
Trang 11"Văn hoá là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả " Edouard Herriot
- "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn " Chủ tịch Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995
- Một tổng thể các sáng tạo vật chất và phi vật chất của một cộng đồng người trong quá trình quan hệ với thiên nhiên và với những cộng đồng người khác, những sáng tạo mà có với họ hay với phần đông của họ một ý nghĩa riêng xuất phát từ lịch sử đã qua hay hiện hành của họ mà các cộng đồng khác
không chia sẻ " (Lê Thành Khôi, Culture et Développement).
Trang 12-Năm 2002, UNESCO đã định nghĩa về văn hóa như sau: Văn
hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin
- Tóm lại có thể hiểu: Văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo để làm cho cuộc sống mỗi ngày một đẹp hơn
Trang 131.3 Cấu trúc văn hóa
Tất cả những hiện tượng văn hóa đều thuộc về một trong bốn thành tố sau đây:
- Văn hóa nhận thức - Văn hóa tổ chức cộng đồng- Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên
-Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội1 Cái mà người ta suy nghĩ, tức VĂN HÓA NHẬN THỨC, gồm có nhận thức về vũ trụ ( vũ trụ quan ) và nhận thức về con người ( nhân sinh quan)
2 Cái mà người ta sống, tức VĂN HÓA TỔ CHỨC ÐỜI SỐNG (gồm có tổ chức xã hội, vật chất, tinh thần và tâm linh)
Trang 141.4 Bản chất và đặc trưng của văn hoá
1.4.1 Bản chất của văn hoá
- Văn hóa hình thành từ việc học (learned ) - Văn hóa mang đặc trưng nhóm hay chủng loại (Group or Category - Specific )
- Văn hóa không có tính cá nhân (Individual - Specific ) - Văn hóa không có yếu tố di truyền (Genetic )
- Văn hóa có cung bậc (Ðô trưởng - đô thứ/ sol trưởng/ sol thứ )
1.4.2 Ðặc trưng văn hóa
Có người cho rằng: Văn hóa là kết tinh của thiên tính và cá tính (Human nature/ Character) Văn hóa là cái đang là (Be being) chứ không phải là cái đã thành (Be) Vâỵ đặc trưng của văn hoá là gi ?
Trang 15- Thứ 1: Văn Hoá có tính hệ thống Nhờ có tính thống mà văn hoá với tư cách là một thực thể bao trù mọi hoạt động xã hội, thực hiện chức năng tổ chức xã hội Chính văn hoá thường xuyên làm tăng tính ổn định xã hội
- Thứ 2: Văn hoá có tính giá trị Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Thực hiện đặc trưng này văn hoá thể hiện chức năng thứ 2 đó là: chức năng điều chỉnh xã hội, làm động lực cho sự phát triển và hoàn thiện xã hội
- Thứ 3: Văn hoá có tính nhân sinh Do mang tính nhân sinh văn hoá trở thành sợi dây nối liền con người với con người; thực hiện chức năng giao tiếp
Trang 16- Thứ 4: Văn hoá có tính lịch sử Nó cho phép phân biệt văn hoá như sản phẩm của một quá trình và tích luỹ qua nhiều thế hệ, chỉ ra trình độ phát triển của từng giai đoạn Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hoá Truyền thống văn hoá tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hoá
1.5 Phân biệt văn hoá với văn minh
• Hai khái niệm rất hay bị đồng nhất này tuy rất gần gũi nhưng thực ra không phải là một và chỉ có thể coi như đồng nghĩa trong một vài trường hợp cụ thể, chẳng hạn khi người ta đối lập văn minh với bạo tàn
- Thông thường, văn minh được dùng để chỉ trình độ phát triển về vật chất và tinh thần của nhân loại đến một thời kỳ lịch sử nào đó Có quan điểm lại cho rằng văn minh là một khái niệm rộng hơn văn hóa, rằng văn minh là sự tổng hòa
Trang 17của văn hóa và xã hội, là sự thể hiện được những hình thức thực tiễn cụ thể của văn hóa trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống như lao động sản xuất, lối sống, hành vi ứng xử
Tóm lại:
- (Văn hóa ) có nghĩa “Trở nên đẹp đẽ”: chỉ chung tất cả công trình của con người, khiến cuộc sống được đẹp đẽ hơn
- (Văn minh ) có nghĩa “Ðẹp đẽ sáng sủa”: chỉ cái mức sinh hoạt sáng đẹp của những xã hội tiến bộ
1.6 Tác động của văn hóa đến hành vi và cách ứng xử
Văn hóa kết nối dân chúng trong một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố: tình cảm gắn bó với cộng đồng, hệ thống giá trị tinh thần chung thể hiện trong các hoạt động tinh thần và
ứng xử xã hội
Trang 18Hành vi và cách ứng xử của mỗi cá nhân phụ thuộc rất nhiều yếu tố Đó là các nhóm yếu tố:
- Yếu tố tâm lý: như động cơ hành động; vô thức và cơ chế tự vệ; cảm xúc, tình cảm, tính cách; khí chất v.v
- Các yếu tố xã hội: như các nhóm xa hội; gia đình; vai trò vị trí xã hội, hệ giá trị và chuẩn mực hành vi v.v
- Các yếu tố về văn hoáCác yếu tố văn hoá có ảnh hưởng lớn đến hành vi và cách ứng xử của của mỗi người và nó cũng tác động đến các yếu tố tâm lý và yếu tố xã hội như ảnh hưởng đến văn hoá và tập quán của nhóm xã hội
Trang 19hay cộng đồng Như vậy, có thể nói văn hoá là nguyên nhân đầu tiên, sâu xa và cơ bản quyết định nhu cầu và hành vi của con người Theo một số chuyên gia; các yếu tố văn hoá tác động đến hành vi và cách ứng xử của con người gồm:
- Nền văn hoá: Những người sinh ra và lớn lên đều được tiếp thu những điều cơ bản về giá trị, sự cảm thụ, hành vi đặc trưng của gia đình và thể chế cơ bản của xã hội Từ đó trong giao tiếp của con người cũng có cách thức ứng xử đặc trưng của nên văn hoá anh ta tiếp thu
VD: Một đứa trẻ sinh ra, lớn lên ở Mỹ sẽ có cách ứng xử khác với sinh ra ơ Châu Á…
- Nhánh văn hoá: Bất kỳ nền văn hoá nào cũng có những bộ phân cấu thành nhỏ hay nhánh văn hoá Trong cộng đồng rộng lớn thường tồn tại những nhóm người có cùng sắc tộc hay có những ham mê, những môi quan tâm tương đối tương đồng
Trang 20Một số chuyên gia khác lại cho răng: Văn hoá là một tổng thể tác động đến hành vi gồm:
- Văn hoá vật chất: đáp ứng nhu cầu tồn tại về vật chất của con người như: ăn, mặc, ở, đi lại…
- Văn hoá tinh thần: đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của tinh thần của XH như: triết học, tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật…
Trong văn hoá tinh thần có cốt lõi quan trọng gọi là “hệ thống giá trị” gồm: Khoa học, nghệ thuật, tư tưởng và chuẩn mực bao gồm chính trị, pháp luật, đạo đức
Văn hóa kết nối dân chúng trong một quốc gia bao gồm nhiều yếu tố: tình cảm gắn bó với cộng đồng, hệ thống giá trị tinh thần chung thể hiện trong các hoạt động tinh thần và ứng xử xã hội
Trang 21Các giá trị văn hóa mà dư luận xã hội tác động lên các thành viên của nó thông qua tập quán ứng xử Xã hội nào cũng có những chuẩn mực hành vi và lối sống thích hợp Thiết lập những chuẩn mực hành vi của các thành viên trong xẫ hội là chức năng điều chỉnh của văn hoá.
Hết chương 1
Trang 22CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VĂN HĨA VIỆT NAM Ở CÁC MIỀN BẮC TRUNG NAM
HUẾ
SÀI GÒN
CÀ MAU
NHA TRANG
HÀ NỘI
2.1 Khái quát đất nước và con người Việt Nam
Diện tích: 329.241 km²Dân số: 86,4 triệu người (năm 2010)
Thủ đơ: Hà Nội
- Vị trí: Nước CHXHCN Việt Nam là một dải đất hình chữ S, nằm ở trung tâm khu vực Đơng Nam Á…
-
Trang 23- Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa…
- Địa hình và tài nguyên: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm 3 phần 4 là đồi núi…
Đơn vị hành chính: Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố…
- Việt Nam là đất nước có hơn 4000 năm lịch sử- Việt Nam có tiếng nói, chữ viết và bản sắc riêng- Con người Việt Nam nổi tiếng với phẩm chất:• Thông minh trong sản xuất;
• Với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng
• Với kẻ thù - không khoan nhượng
• Với con người - nhân hậu vị tha
Trang 24Việt nam có 54 dân tộc anh, em cùng chung sống
- Nhóm Việt - Mường có 4 dân tộc là: Kinh (Việt) chiếm 80% dân số, Chứt, Mường, Thổ
- Nhóm Tày - Thái có 8 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái.- Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Co, Cơ Ho, Cờ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ Mú,
Trang 25Mạ, Mảng, M'Nông, Ơ Đu, Rơ Măm, Tà Ôi, Xinh Mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
- Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.- Nhóm Kadai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu
Péo.- Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia
Rai, Ra Glai.- Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.- Nhóm Tạng có 6 dân tộc: Cống, Hà Nhì, La Hủ, Lô Lô, Phù
Lá, Si La
Trang 262.2 Tín ngưỡng & và tôn giáo
• Tín ngưỡng dân gian là “những hình thái tôn giáo sơ khai, chúng được hình thành trên cơ sở những tâm cách nguyên thuỷ (primitive mentality) để nhân thức hiện thực bằng các
kỹ xảo (các biện pháp ma thuật) của thuyết linh hồn (Lê Như Hoa “tín ngưỡng dân gian Việt Nam”
• Tín ngưỡng dân gian Việt Nam rất phong phú và có nguồn gốc phức tạp Sau đây là một số tín ngưỡng dân gian tiêu biểu:
1 Tín ngưỡng thờ tổ tiên2 Thờ Thổ công - Thần tài – Ông Táo3 Thờ Thành Hoàng
4 Tín ngưỡng thờ Quan Công• 5 Tín ngưỡng Thờ Mẫu(tam phủ, tứ phủ) (last slide)
Trang 276 Tín Ngưỡng thờ phồn thực7 Tín ngưỡng thờ tự nhiên
2.3 Văn hóa tín ngưỡng
Ngoài tín ngưỡng dân gian, Việt Nam còn có một số tôn giáo lớn như:
Nho giáo, Lão giáo: Thái sư Lê Văn Thịnh Ðạo Phật: Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ
thứ 2, đến đời Lý (thế kỷ thứ 11) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống Hiện nay, số người theo đạo Phật và chịu ảnh hưởng của đạo Phật khoảng trên 70% số dân cả nước
Công giáo: Ðược du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 17 Số
lượng tín đồ theo đạo Kitô chiếm khoảng trên 5 triệu người
Trang 28- Ðạo Tin Lành: Ðược du nhập vào Việt Nam vào năm 1911
nhưng ít được phổ biến Số tín đồ theo đạo Tin Lành khoảng trên 400 nghìn người
- Ðạo Hồi: tín đồ đạo Hồi chủ yếu là người Chăm ở miền
Trung Trung bộ, có khoảng hơn 60 nghìn người
- Ðạo Cao Ðài: Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1926 Toà thánh
Tây Ninh là trung tâm hội tụ những người theo đạo Cao Ðài ở miền Nam Số tín đồ theo đạo này khoảng hơn 2 triệu người
- Ðạo Hoà Hảo: Xuất hiện ở Việt Nam năm 1939 Số tín đồ
theo đạo này khoảng trên 1 triệu người, chủ yếu ở miền Tây Nam bộ
Trang 292.4 Phong tục tập quán của người Việt ở các miền
2.4.1 Cúng giỗ: Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ…
* Mấy đời tống giỗ
Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo…cao, tằng, tổ, phụ, ngã, tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn
Trang 30* Cúng giỗ người chết yểu
Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối
giòng) Những người đó có cúng giỗ
Trang 312.4.2 Lễ tết: Một năm, người Việt có Tết Nguyên Ðán
(đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất, ngoài ra còn có rất nhiều lễ, tết đặc trưng khác
a.Tết Nguyên đán: Tết Nguyên đán (Tết Cả) là lễ hội lớn
nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây
- Giao thừa: Vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ, mới này, có
lễ trừ tịch
Trang 32+ Lễ trừ tịch: Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp
bắt đầu qua năm mới Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ“…
+ Sửa lễ giao thừa và giao thừa cúng ai: + Lễ cúng Thổ Công: Sau khi cúng giao thừa xong, các gia
chủ cũng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà Lễ vật cũng tương tự như lễ cúng giao thừa
• Một số tục lệ trong đêm giao thừa+ Lễ chùa, đình, đền
+ Xem hướng xuất hành
+ Hái lộc
+ Hương lộc + Xông nhà (xông đất)
Trang 33*Một số lễ đầu xuân
+ Lễ Ðộng thổ
+ Lễ Khai hạ+ Lễ Thần Nông+ Lễ Tịch điền+ Lễ Khai ấn
b Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu)
Tết Thượng nguyên vào ngày rằm tháng giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm…
c Tết Thanh minh
Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm Tiết thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày
Trang 34Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa (thường bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tùy từng năm)…
d Tết Hàn thực
Theo phong tục cổ truyền, ngày mồng 3 tháng 3 tức tết Hàn thực, ta làm bánh chay Tết này có xuất xứ từ bên Trung Quốc…
e Tết Ðoan NgọTết Đoan Ngọ còn gọi là tết Ðoan Dương còn nhiều tục truyền đến nay Sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ Người lớn thì giết sâu bọ bằng uống rượu hoặc ăn rượu nếp…
Trang 35f Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy)
Rằm tháng bảy theo tín ngưỡng là ngày xá tội vong nhân, nghĩa là bao nhiêu tội nhân ở dưới âm phủ ngày hôm đó đều được tha tội Bởi vậy trên dương thế mọi gia đình đều làm cỗ bàn, đốt vàng mã cúng gia tiên và đồng thời cúng những linh hồn bơ vơ không được ai chăm sóc Người ta cũng thả chim lên trời, thả cá xuống sông, để làm điều phúc đức
g Tết Trung thu (Rằm tháng Tám)
Trung thu là giữa mùa thu, tết Trung Thu rơi vào rằm tháng tám âm
lịch Tết Trung Thu là tết của trẻ em
h Tết Hạ nguyên (Tết cơm mới)
Tết Hạ nguyên vào rằm hay mồng một tháng mười Ở nông thôn, tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới của vụ vừa xong - trước là để cúng tổ tiên, sau để thưởng công cầy cấy
Trang 36i Tết Trùng thập
Tết của các thầy thuốc Theo sách Dước lễ thì ngày mười tháng mười (âm lịch), cây thuốc mới tụ được khí âm dương Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc…
K Tết Táo quân
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua
Ngày ông Táo về chầu trời được xem như ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán Sau khi tiễn đưa ông Táo người ta bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, và cắm hoa ở những nơi trang trọng để chuẩn bị đón tết
Trang 37•Ngày tết của các dân tộc
- Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ Tu - Tết nhảy của người Dao
- Tết giọt nước của người Xơ Đăng
- Tết của người Mông (H'Mông) - Tết của người Hrê
- Tết bỏ mả của người Gia Rai - Tết của người Thái
- Tết Cơm mới của người Ê Ðê - Tết Yang Pa của người Chơ Ro - Tết Nhô Lir Bông của người Cơ Ho - Lễ tết cổ truyền của người Chăm
Trang 382.4.3 Làng - Phường
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ
sở của nền văn minh nông nghiệp Cuộc sống của mỗi người Việt Nam đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương
Trong XH Việt Nam, dân cư tụ hội thành làng xã ở nơi đồng ruộng và phường, hội ở nơi thành thị Làng và phường đã ra đời ngay từ những buổi đầu trứng nước của dân tộc Dần dà, các tổ chức này ngày càng ổn định và chặt chẽ hơn Trên cơ sở đồng lòng nhất trí, ở làng có luật của làng, gọi là hương ước, thợ thủ công ở các xóm nghề, phố nghề thì có phường ước
2
Trang 393 4 Giao thiệp
• Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không "ăn trầu cách mặt" nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng
a Tục ăn trầu
Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu
cau" Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị nồng)
Trang 40b Hút thuốc lào
Trong khi đa số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện thì đối với đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt cả cuộc đời Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày)
Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của Việt Nam Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm" Miếng trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ