1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Tác giả Võ Thị Kim Hiền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Đức Nguyên
Trường học Đại học Quốc gia TP.HCM
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 777,67 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU (14)
    • 1.1. Lý do hình thành đề tài (14)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (16)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.4. Ý nghĩa thực tiễn (16)
    • 1.5. Bố cục (16)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (18)
    • 2.1 Lý thuyết chuỗi giá trị (18)
      • 2.1.1. Khái niệm (18)
      • 2.1.2. Phân tích chuỗi giá trị (19)
    • 2.2. Lý thuyết chi phí giao dịch (24)
      • 2.2.1. Khái niệm (24)
      • 2.2.2. Đặc tính về con người (25)
      • 2.2.3. Đặc tính của giao dịch (26)
      • 2.2.4. Xác định và ứng dụng (27)
    • 2.3. Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước (28)
  • CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH RAU SẠCH CỦA ĐÀ LẠT (43)
    • 3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu (43)
      • 3.1.1. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Thành phố Đà Lạt (43)
      • 3.1.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại Đà Lạt (45)
      • 3.1.3. Tổng quan về các doanh nghiệp sản xuất rau tại Đà Lạt, Lâm Đồng (47)
    • 3.2. Giới thiệu rau xà lách (52)
      • 3.2.1. Các loại xà lách (52)
      • 3.2.2. Công dụng (53)
      • 3.2.3. Nhu cầu sử dụng (54)
  • CHƯƠNG 4: PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 4.1. Qui trình nghiên cứu (55)
    • 4.2. Phương pháp thu thập số liệu (56)
      • 4.2.1. Thu thập thông tin sơ cấp (56)
      • 4.2.2. Phương pháp phân tích chuỗi giá trị (59)
      • 4.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (60)
      • 4.2.4. Phương pháp so sánh (60)
      • 4.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu (61)
  • CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (63)
    • 5.1. Phân tích thực trạng và mô tả các kênh trong chuỗi cung ứng rau sạch tại Đà Lạt từ sản xuất, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ (63)
      • 5.1.1. Chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt (63)
      • 5.1.2. Mô tả các thành phần trong chuỗi giá trị rau sạch Đà Lạt (64)
    • 5.2. Phân tích lợi ích các tác nhân, giá trị gia tăng trong mắc xích chuỗi cung ứng rau sạch tại TP. Đà Lạt (72)
      • 5.2.1. Phân tích kênh phân phối rau sạch tại Đà Lạt (72)
      • 5.2.2. Phân tích kênh phân phối 2 (kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp) (74)
      • 5.2.3. Phân tích kênh phân phối 5 (kênh phân phối có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp) (83)
      • 5.2.4. So sánh hai chuỗi giá trị rau có liên kết và truyền thống (86)
    • 5.3. Phân tích những cơ hội phát triển trong chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các khâu trong chuỗi giá trị (87)
      • 5.3.1. Phân tích những chính sách, dự án, đề án tác động đến chuỗi giá trị ngành rau tại Đà Lạt (87)
      • 5.3.2. Những cơ hội phát triển và đề xuất về chuỗi giá trị rau sạch Đà Lạt (88)
  • CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN (91)
    • 6.1. Tóm tắt kết quả theo kết quả mục tiêu nghiên cứu (91)
    • 6.2. Hàm ý nhà quản lý (92)
    • 6.3. Kiến nghị (93)
    • 6.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo (94)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (95)
  • PHỤ LỤC (98)

Nội dung

Các bước thực hiện phân tích chuỗi giá trị Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là:  Sơ đồ hóa mang tính hệ thống -

GIỚI THIỆU

Lý do hình thành đề tài

Toàn cầu hóa hiện nay đang diễn ra với một tốc độ cực kỳ nhanh chóng về mọi mặt, nổi bật là về mặt kinh tế và thương mại Quốc tế, vì vậy việc tham gia chuỗi gia trị ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết Việc bãi bỏ các rào cản thương mại và việc dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực, các thị trường trên toàn cầu đã gia tăng áp lực về hiệu quả tập thể thay vì hiệu quả cá nhân Đây không còn là thời kỳ các cá thể đơn lẻ cạnh tranh với nhau trên thị trường mà là thời đại của các mạng lưới gồm nhiều cá thể cạnh tranh với nhau Lợi thế cạnh tranh đã chứng tỏ rằng một công ty đơn lẻ ít có khả năng trong việc cho ra đời một sản phẩm tốt mà nó đòi hỏi toàn bộ chuỗi giá trị phải hợp tác với nhau để có thể đưa ra sản phẩm một cách nhanh nhất, đồng thời phải thường xuyên cải tiến và đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng Để tạo được một chuỗi giá trị làm gia tăng giá trị của sản phẩm ở mức tối ưu thì cần phải có sự đồng bộ của tất cả các hoạt động từ cung cấp đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, và cuối cùng là phân phối sản phẩm trên thị trường Bên cạnh đó, sự hỗ trợ về mặt chính sách Nhà nước có liên quan là hết sức cần thiết để tạo nên được lợi thế cạnh tranh bền vững của từng địa phương

Hiện nay, những lợi thế về nguồn lực đầu vào như kỹ thuật - công nghệ, khả năng sản xuất, nguồn vốn, nhân công,… chỉ là tương đối không còn tạo được lợi thế bền vững Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, các sản phẩm ban đầu được tạo ra có giá trị thấp, nhưng khi đi qua các khâu trong chuỗi thì giá trị tăng lên rất nhiều

Vì vậy cần thiết phải phát triển những hệ thống chuỗi khép kín giúp cho nông nghiệp tại Việt Nam có khả năng phát triển và cạnh tranh bền vững

Theo số liệu của UBND thành phố Đà Lạt, ngành sản xuất rau sạch với diện tích gieo trồng năm 2013 hơn 51.728 ha, cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn rau sạch các loại, trong đó xuất khẩu trên 13.300 tấn (Báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng 2014)

Rau sạch Đà Lạt đa dạng về chủng loại, với các loài rau có tiếng về quy mô và chất lượng như rau: bó xôi, salad các loại, cải thảo, cần tây… Mỗi loài rau có nhiều giống khác nhau đã và đang được canh tác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Một trong những sản phẩm rau thể hiện rõ nét đặc trưng, riêng biệt của rau Đà Lạt – rau xứ lạnh là sản phẩm rau xà lách lô lô (Green Lollo ), chiếm 30% nhu cầu tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày và cũng là loại rau được người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay (Phỏng vấn các chuyên gia,2016)

Tại Đà Lạt và vùng phụ cận, rau trồng tại nhà dân với số lượng rất lớn nhưng chỉ tiêu thụ trong nước là chính, việc tổ chức tìm kiếm thị trường xuất khẩu còn rất hạn chế và cũng chỉ mới thực hiện được ở bước thăm dò thị trường Cũng theo các nhà doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất rau sạch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, để việc xuất khẩu rau ra thị trường quốc tế khi nước ta đã gia nhập WTO thì vai trò của chính quyền địa phương và các nhà khoa học, các nhà đầu tư là rất quan trọng

Về xuất khẩu, các sản phẩm rau sạch Đà Lạt hiện đã có mặt tại nhiều thị trường nước ngoài, trong đó có cả những thị trường khó tính, như Nhật Bản, Australia, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia, EU, Mỹ, Trung Quốc, Campuchia

Rau sạch Đà Lạt đã và đang mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội cho thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung Tuy nhiên, việc trồng cũng như việc canh tác và kinh doanh rau sạch hiện nay mang tính tự phát, các cá nhân, các tổ chức trồng và kinh doanh rau hiện chưa đưa ra thị trường sản phẩm rau có chất lượng đồng đều cũng như số lượng các loại rau sạch chưa đáp ứng được yêu cầu của bên nhập khẩu

Nguyên nhân theo lý giải của các thành viên Hội người nông dân (2014) là do các sản phẩm, các loại rau của Đà Lạt nói chung và rau sạch nói riêng “chưa có được chuỗi giá trị làm tăng hiệu quả cho sản phẩm rau” Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc chưa tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm rau sạch Đà Lạt, có thể là ở khâu sản xuất của người nông dân hoặc khâu phân phối sản phẩm, hay là do sự liên kết không chặt chẽ giữa các khâu Nhằm hiểu thêm về lý thuyết chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị cùng với mục đích nâng cao giá trị thương phẩm cho rau sạch Đà Lạt, cũng như xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, tác giả thực hiện đề tài:

“Phân tích Chuỗi Giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.

Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng và mô tả các kênh trong chuỗi cung ứng rau sạch tại Đà Lạt từ sản xuất, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ

- Phân tích lợi ích các tác nhân, giá trị gia tăng trong mắc xích chuỗi cung ứng rau sạch tại TP Đà Lạt

- Phân tích những cơ hội phát triển trong chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các khâu trong chuỗi giá trị.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt

- Đối tượng khảo sát: các hộ nông dân trồng rau sạch tại TP Đà Lạt; thương lái mua bán rau sạch tại Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh; những người bán sỉ và bán lẻ tại Đà Lạt, TP.Hồ Chí Minh

Các tổ chức, cá nhân trồng rau sạch

Các trung gian cấp I và cấp II tại Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh

 Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện từ tháng 12/2015 đến tháng 8/2016

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài có các ý nghía như sau:

- Hiểu rõ hơn về lý thuyết chuỗi giá trị hiện nay

- Tổng hợp lại các nghiên cứu liên quan đến chuỗi giá trị tại Việt Nam

- Giúp cho các nhà nông dân hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh rau sạch , giá trị gia tăng qua các khâu mua bán rau sạch tại Tp.Đà Lạt.

Bố cục

Đề tài gồm những nội dung chính sau:

 Giới thiệu sơ lược về cơ sở hình thành,mục tiêu, đối tượng, phạm vi, và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2: Cở sở lý thuyết của nghiên cứu

 Trình bày các cơ sở lý thuyết được sử dụng trong đề tài Chương 3: Tổng quan về ngành rau của TP.Đà Lạt

 Trình bày tổng quan địa bàn nghiên cứu bao gồm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Lạt, tổng quan về thị trường xuất khẩu nông sản trong nước bao gồm cả ngành rau; ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng; thị trường tiêu thụ và doanh nghiệp sản xuất rau Đà Lạt

Chưong 4: Phuơng pháp nghiên cứu

 Trình bày các phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong đề tài

Chuơng 5: Kết quả các nghiên cứu

 Phân tích thực trạng và mô tả các kênh trong chuỗi cung ứng rau sạch tại Đà Lạt từ sản xuất, bảo quản, phân phối, đến tiêu thụ

 Phân tích lợi ích các tác nhân, giá trị gia tăng trong mắc xích chuỗi cung ứng rau sạch tại TP.Đà Lạt

 Phân tích những cơ hội phát triển trong chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các khâu trong chuỗi giá trị

Chương 6: Kết luận và Kiến nghị:

 Phần đưa ra những kết luận từ những mục tiêu đề ra trong chương 1 dựa trên kết quả nghiên cứu trong chương 5 Sau đó, nghiên cứu đưa ra kiến nghị nhằm định hướng phát triển ngành rau sạch thành phố Đà Lạt.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Lý thuyết chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị (value chain) hay phân tích chuỗi giá trị (value chain analysis) là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách bán chạy nhất của ông có tựa đề: Lợi thế Cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất ở mức cao (Competitive Advantage:

Creating and Sustaining Superior Performance)

Hình 2.1: Hệ thống chuỗi giá trị

Nguồn: Michael Porter (2011) Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng (phân phối) (Porter, 2011) Chuỗi giá trị thể hiện tổng giá trị, bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận (margin) Hoạt động giá trị là những hoạt động đặc trưng về phương diện vật lý và công nghệ của ngành Đây là bộ phân cấu thành để tạo ra các sản phẩm có giá trị cho người mua Lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng giá trị và tập hợp các chi phí cho việc thực hiện các hoạt động giá trị Chuỗi giá trị của nhà cung cấp và kênh phân phối bao gồm lợi nhuận, điều này quan trọng trong việc phân biệt rõ nguồn gốc tình trạng chi phí của một doanh nghiệp (trong bài là ngành sản xuất rau sạch) Lợi nhuận của nhà cung cấp và kênh phân phối là một phần trong tổng chi phí mà người mua phải gánh chịu (Porter, 2011)

Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter trở thành cơ sở quan trọng trong nghiên cứu và triển khai các chiến lược kinh doanh ở nhiều quốc gia, doanh nghiệp, và ngành sản xuất Chuỗi giá trị luôn hướng những khâu trong chuỗi tìm hiểu thị trường tiêu thụ trước khi sản xuất, nhu cầu người tiêu dùng và yêu cầu của thị

Chuỗi giá trị của nhà cung cấp

Chuỗi giá trị của người mua Chuỗi giá trị của kênh phân phối trường Thông qua chuỗi cung ứng chúng ta có thể quản lý được các hoạt động sản xuất kinh doanh, xác định được nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi

2.1.2.Phân tích chuỗi giá trị 2.1.2.1 Định nghĩa

Toàn cầu hóa dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của thương mại thế giới, quốc tế hóa các hoạt động sản xuất và kinh doanh của các tập đoàn đa quốc gia và sự sụt giảm chi phí thông tin và liên lạc Trong thế giới hiện đại ngày nay, cách sống thay đổi rất nhiều, bao gồm cả cách thức ăn uống, nhất là đối với tầng lớp trung lưu thành thị, do sự lan tỏa cách sống hiện đại thông qua truyền thông và du hành Sự thay đổi cách thức ăn uống có các đặc trưng là đa dạng, thuận tiện và phá vỡ truyền thống (Pingali, 2006) Ngoài ra, người tiêu dùng ở các đô thị có xu hướng sử dụng nhiều hơn thức ăn phi truyền thống nhờ vào khả năng tiếp cận tốt hơn đến các hệ thống siêu thị hoặc cửa hàng bán lẻ và các chiến dịch tiếp thị (Reardon, Timmer và cộng sự, 2003)

Một trong những xu hướng liên quan đến toàn cầu hóa hiện nay là sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của các thị trường hiện đại Các thị trường hàng hóa này liên kết chặt chẽ với các hệ thống siêu thị bán sỉ, lẻ quy mô lớn Các thị trường này đòi hỏi khối lượng hàng hóa lớn và các sản phẩm giá thấp và phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm Hệ thống thu mua hàng hóa của các thị trường này thường được hợp nhất theo chiều dọc, tầm hoạt động mang tính toàn cầu và có độ phức tạp cao Các thị trường kiểu này có tính năng động rất lớn, đáp ứng nhanh chóng với biến động giá, nhu cầu của người tiêu dùng và các cơ hội công nghệ mới Quy mô doanh thu của các hệ thống thị trường hiện đại này rất lớn, và kết hợp với chi phí thấp, dẫn đến lợi nhuận chung là con số khổng lồ Sự tập trung của các thị trường là rất lớn, chỉ một vài tập đoàn bán lẻ đã có thể khống chế hầu hết doanh số (Vermeulen và cộng sự, 2008) Sự thay đổi này dẫn đến sự thống trị thị trường nông sản của các siêu thị và sự thay đổi về thể chế và tổ chức trong suốt chuỗi tiếp thị thực phẩm Các thay đổi này cũng gắn chặt với sự thiết lập các tiêu chuẩn tư nhân về chất lượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm; hình thành hệ thống mua bán, sản xuất theo hợp đồng (Dolan and Humphrey, 2001, trích từ Pingali, 2006)

Sự tập trung cao độ của thương mại thực phẩm và sự khống chế thị trường của một số ít nhà bán lẻ và các nhà trung gian quy mô lớn đe dọa sự tồn tại của tiểu thương và nông dân nhỏ, do kém cạnh tranh và không đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra (Dolan & Humphrey, 2001; Reardon & Berdegué, 2002, trích từ Pingali, 2006)

Sự liên kết dọc phát sinh do yêu cầu thích ứng với thị trường hiện đại dẫn đến việc hình thành các chuỗi giá trị nông sản thực phẩm

Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001) Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị ( Vermeulen và cộng sự, 2008) Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi

Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống

Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng

Có ba dòng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị được phân biệt như sau:

 Khung khái niệm của Porter (1985)

 Phân tích ngành hàng– CCA (Tiếp cận “filière”) (Duruflé và cộng sự,1988)

 Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất

A Khung khái niệm của Porter (1985)

- Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra một sản lượng nào đó Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh của công ty Theo cách tiếp cận này, cần tìm lợi thế cạnh tranh của công ty bằng cách tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế cạnh tranh được tìm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này Sự cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhìn vào chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động chi tiết khác nhau Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết định quản lý và các chiến lược quản trị (Porter, 1985)

B Phân tích ngành hàng – Commodity Chain Analysis

(Tiếp cận theo phương pháp “filière”)

Có ba đặc điểm chính là:

1) Tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ định lượng và vật chất trong chuỗi

2) Sơ đồ hóa các dòng chảy của hàng hóa vật chất

3) Sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm Trong phân tích, phương pháp phân tích ngành hàng có hai đường lối phân tích chính Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần thương mại địa phương và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng; xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể (Duruflé và cộng sự,1988)

C Phương pháp tiếp cận toàn cầu

Phương pháp tiếp cận toàn cầu xem xét cách thức mà các công ty và quốc gia hội nhập toàn cầu và đánh giá các yếu tố quyết định của sự phân phối thu nhập toàn cầu,phân chia tổng thu nhập của chuỗi giá trị thành tiền thưởng cho các tác nhân trong chuỗi và hiểu các công ty, khu vực và quốc gia được liên kết với nền kinh tế toàn cầu như thế nào (Kaplinsky, 1999)

2.1.2.2 Các bước thực hiện phân tích chuỗi giá trị

Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ thuật phân tích chính là:

 Sơ đồ hóa mang tính hệ thống - Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay các sản phẩm) cụ thể

-Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước

Lý thuyết chi phí giao dịch

- Khái niệm chi phí giao dịch lần đầu tiên được Ronald Coase đề cập trong bài viết nổi tiếng năm 1937 với tựa đề “Bản chất của doanh nghiệp.” Coase (1937) đặt ra câu hỏi rằng “… các lý thuyết kinh tế nhấn mạnh đến vai trò hiệu quả của cơ chế thị trường cạnh tranh, nhưng tại sao quá nhiều hoạt động kinh tế lại diễn ra ngoài phạm vi của hệ thống giá của thị trường…” Coase (1937) kết luận rằng, phải tồn tại một chi phí trên thị trường mà chỉ có cơ cấu doanh nghiệp có thể thể tiết kiệm được

- Tuy nhiên, người có công phát triển kinh tế học chi phí giao dịch lại chính là giáo sư Oliver Eaton Williamson của Đại học California, Berkeley Bài viết năm 1975 của ông về “Thị trường và cấu trúc nội bộ: phân tích và các ứng dụng chống độc quyền” (Markets and Hierarchies: Analysis and Antitrust Implications) đã hình thành những nghiên cứu về chi phí giao dịch và thành tố cơ bản của lý thuyết kinh tế về tổ chức (Williamson,1975)

- Lý thuyết này rất quan trọng vì đây là một trong những nỗ lực đầu tiên và có ảnh hưởng nhất trong việc phát triển lý thuyết kinh tế liên quan đến cấu trúc doanh nghiệp Trước đây, các lý thuyết kinh tế có khuynh hướng xem doanh nghiệp như là một “hộp đen” và những gì có trong đó không mấy quan trọng Điều này lại trái ngược với hầu hết quan điểm của mọi người về tầm quan trọng của cấu trúc nội bộ Để giải thích cho những sự khác biệt này, các học giả trong ngành kinh tế học chi phí giao dịch xây dựng lý thuyết của mình trên nền tảng giải thích một loại chi phí “sử dụng thị trường”( Bảo Trung, 2011)

2.2.2 Đặc tính về con người

- Đặc tính con người rất đa dạng nhưng có hai thái cực ảnh hưởng lớn đến giao dịch: khả năng hạn chế và mực độ đáng tin cậy hay hành vi cơ hội Khi những đặc tính này cùng tồn tại với yếu tố môi trường bất định, có ít mối quan hệ (trường hợp độc quyền), và tài sản có tính chuyên dụng, thì quan hệ thị trường sẽ phát sinh vấn đề và đòi hỏi tìm kiếm những phương án khác thay thế

- Hành vi cơ hội (Opportunism): Hành vi cơ hội tồn tại khi con người không đáng tin cậy, người này có khuynh hướng diễn đạt sai chủ đích dưới hình thức hứa hẹn sai hoặc không đầy đủ liên quan đến hợp đồng tương lai Thông tin sai lệch và chỉ tiết lộ thông tin một cách hạn chế là những hành vi cơ hội (Grover và Malhotra,2003) Chú ý rằng không phải giả thiết là ai cũng có khuynh hướng hành động cơ hội Nhưng vấn đề sẽ càng trở nên nghiêm trọng nếu hành vi cơ hội của nhiều người khác nhau Nếu con người không cơ hội, có lẽ cuộc sống sẽ đơn giản hơn rất nhiều, và chúng ta cũng chẳng phải cần những hợp đồng, luật lệ ràng buộc phức tạp tốn kém (Barney, 1990)

- Khả năng hạn chế (Bounded Rationality): Các lý thuyết kinh tế giả thiết con người tư duy và hành động hợp lý, nhưng thực tế, khả năng duy lý ấy lại bị hạn chế (Williamson,1979) Người ra quyết định có thể hạn chế về khả năng xử lý thông tin để hình thành và giải quyết các bài toán quản lý Khả năng hạn chế gây ra vấn đề cho doanh nghiệp khi phải quyết định trong những trường hợp kiến thức không đủ, hoặc điều kiện bất định, hay phức tạp Điều này có thể là do hạn chế về ngôn ngữ hay tri thức (Grover và Malhotra, 2003)

Những yếu tố này hạn chế:

Khả năng con người tiếp nhận, lưu trữ, xử lý thông tin mà không có sai lầm

Khả năng nối kết kiến thức và cảm xúc

Khả năng hạn chế tạo ra chi phí lớn chỉ khi tiến đến ngưỡng giới hạn Khi phải ra quyết định trong điều kiện kiến thức không đủ hay có sự bất định, hoặc phức tạp, khả năng hạn chế sẽ gặp khó khăn Hiện tượng này được minh hoạ bằng cách xem một trận cờ Để có thể xây dựng được một bảng các nước đi phải ghi nhận tất cả các quy định cũng như phản ứng của đối thủ theo luật chơi Mỗi bước đi lại kéo theo một hành động chiến lược khác của đối thủ, và quá trình này tiếp diễn cho đến cuối trận đấu Trong trường hợp có nhiều bước đi như thế, người chơi sẽ lâm vào cảnh khả năng hạn chế Người này phải quyết định trong điều kiện thiếu thông tin hoàn hảo (Whipple và Lynch, 2010) Quản trị viên phải cân nhắc liệu có nên nhận hợp đồng hay không? Người tiêu dùng quyết định mua một sản phẩm mới? Công ty đa quốc gia quyết định nên đầu tư vào một quốc gia mới là những ví dụ quyết định kinh doanh gặp phải vấn đề về thông tin không đầy đủ và bất định, ngầm thể hiện sự tồn tại của khả năng hạn chế (Rindflesch và Heide, 1997)

2.2.3 Đặc tính của giao dịch

Hiệu quả của giao dịch có thể bị ảnh hưởng bởi chính bản chất của giao dịch

Các giao dịch kinh doanh khác nhau ở đặc tính và trong từng trường hợp cụ thể

- Bất định hoặc/và phức tạp: Tính bất định và phức tạp tồn tại trong hầu hết các giao dịch kinh doanh, phạm vi và quy mô các yếu tố này tồn tại có thể khác nhau tùy vào từng giao dịch cũng như hậu quả của nó Chúng ta khó có thể biết chính xác kết quả cũng như khả năng xảy ra của các biến cố Đôi khi kết quả lại liên quan đến nhiều khía cạnh, con người và sự kiện khác nhau và rất khó đánh giá( Williamson, 1979)

- Tần suất xuất hiện giao dịch: Một số giao dịch lặp đi lặp lại, một số khác lại chỉ xuất hiện có một lần Đặc tính này ảnh hưởng đến hành vi của đối tác trong những cam kết lâu dài Điều này liên quan đến nhu cầu giữ chữ tín trong kinh doanh Cơm tù, các cửa hàng chặt chém trong các khu du lịch là những biểu hiện cụ thể của đặc điểm này(Clemons, Reddi Row, 1993)

- Số lượng giao dịch: Số thành viên tham gia trong thị trường có thể khác nhau đáng kể Số đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cạnh tranh Nhưng nếu số thành viên ít, tình huống độc quyền cho phép những hành vi cơ hội xảy ra dẫn đến chi phí giao dịch lớn Có những giao dịch chúng ta chỉ mua 1 lần và phải gắn bó với người bán trong một thời gian dài( Douma và Sheuder, 2008) Có những nhà kinh doanh tận dụng đặc tính này để gây ra nhiều áp lực khó khăn cho người mua

- Tính chuyên dụng của tài sản: Khi giao dịch được hỗ trợ bởi những đầu tư chuyên biệt hay đóng góp cho phát triển những kiến thức hay đào tạo chuyên biệt, tính chuyên dụng của tài sản hình thành Đầu tư chuyên biệt có nghĩa là đầu tư có phương án thay thế có giá trị thấp, hay chi phí cơ hội thấp (Zaheer và Venkatraman, 1994) Tương tự, bí quyết chuyên biệt hay đào tạo chuyên biệt rất cụ thể và khó có thể truyền cho người khác dễ dàng Có ba loại tài sản chuyên dụng: tài sản con người chuyên dụng, tài sản vật chất chuyên dụng và tài sản vị trí chuyên dụng

Những tài sản chuyên dụng này gây ra các tình huống buộc (log in) và làm khó (hold up) cho các giao dịch Trong thực tế, có một số tài sản có khả năng chuyên biệt trong từng giao dịch cụ thể Các tài sản này buộc người sử dụng tài sản cần có những thỏa hiệp phù hợp cho việc sử dụng tài nguyên Đôi khi người sử dụng tài sản có thể bị buộc vào tài sản chuyên biệt, có lúc chính tài sản riêng biệt này làm khó người sử dụng tài sản Tất cả các hành vi này gây ra chi phí giao dịch (Mukhopadhyay và Kakre, 2002)

2.2.4 Xác định và ứng dụng

- Tất cả những yếu tố của đặc tính giao dịch đều có thể phát sinh bên trong doanh nghiệp nhưng ở những chừng mực khác nhau Vì vậy, quyết định lựa chọn tự thực hiện hay mua bên ngoài sẽ phụ thuộc vào sự cân đối giữa chi phí bên trong và bên ngoài

Chính doanh nghiệp là cơ chế hay cơ cấu quản lý để nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch

Nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp và các định chế vận hành là một những điểm cốt lõi trong kinh tế học chi phí giao dịch (Saga tổng hợp và biên dịch, 2015)

- Kinh tế học chi phí giao dịch tập trung vào các giao dịch của tổ chức khi hàng hoá chuyển từ người cung cấp đến người sử dụng thông qua những giao tiếp có đặc tính tách biệt về mặt công nghệ (Williamson, 1988) Khi các giao dịch diễn ra bên trong tổ chức, chi phí giao dịch có thể bao gồm việc quản lý và kiểm soát nhân sự, mua nguyên vật liệu và thiết bị Chi phí giao dịch của việc mua cùng một hàng hoá hay dịch vụ từ một nhà cung cấp bên ngoài cũng bao gồm chi phí lựa chọn nguồn cung cấp, quản lý hợp đồng, đo lường thành quả và giải quyết tranh chấp Bởi vậy, việc tổ chức các giao dịch hay “cấu trúc quản lý” ảnh hưởng chi phí giao dịch (Saga tổng hợp và biên dịch, 2015)

Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước

Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam các nghiên cứu về chuỗi giá trị được thực hiện tương đối nhiều Một số nghiên cứu sản xuất và thương mại hàng hóa nông sản đã sử dụng cách phân tích chuỗi giá trị để phân tích Các nghiên cứu được thể hiện ở phần sau, là những nghiên cứu dễ dàng tiếp cận nhất

- Lê Nguyễn Đoàn Khôi (2007) mô tả về chuỗi giá trị cá ba sa, mô tả và phân tích tổ chức của chuỗi giá trị cá ba sa tại đồng băng song Cửu Long, ước tính chi phí và lợi ích của các tác nhân trong chuỗi, đồng thời nhận diện các cản trở chuỗi Qua đó nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn người nuôi cá giống, người nuôi cá, các thương lái, công ty chế biến, xuất khẩu, người bán lẻ, các tổ chức hỗ trợ nêu ra các hoạt dộng và các mục tiêu của hoạt động đối với từng tác nhân, các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ từ đó xác định vai trò và các hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi

- Phân tích ngành hàng rau tại tỉnh Vĩnh Phúc (2005) nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định quy mô và đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lưu thông sản phẩm rau xanh của tỉnh; xác định cấu trúc của ngành hàng, các kênh lưu thông sản phẩm chính và quy mô, đặc điểm hoạt động của các tác nhân tham gia ngành hàng, phân tích đặc điểm về chất lượng, giá sản phẩm và quá trình hình thành giá của sản phẩm qua các kênh hàng, phân tích các khó khăn trong việc sản xuất và lưu thông sản phẩm rau, từ đó đưa ra hướng tác động phù hợp Nguồn thông tin thứ cấp được lấy từ các báo cáo, nghiên cứu sẵn có, tài liệu, số liệu liên quan đến ngành rau Vĩnh Phúc Nguồn thông tin sơ cấp được thu thập bằng hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu ngành hàng nhằm thu thập các thông tin qua tiếp cận, phỏng vấn các tác nhân trong ngành hàng bằng bộ câu hỏi, phương pháp chuyên gia:qua tham khảo ý kiên của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu để xác định địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu đã trình bày sơ lược về tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình sản xuất rau tại đây, phân vùng sản xuất rau tại Vĩnh Phúc thành 3 vùng chính Các trung tâm thương mại rau của tỉnh cũng được xác định gồm huyện Mê Linh, Thổ Tang, Tam Dương với các đặc điểm cụ thể ứng với từng trùn tâm thương mại Nghiên cứu đã chỉ rõ sơ đồ ngành hàng rau Vĩnh Phúc gồm có kênh tiêu thụ nội tinh, kênh tiêu thụ ngoại tỉnh, kênh tiêu thụ sản phẩm rau an toàn và đặc điểm hoạt động của từng kênh hàng

Từ đó nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm của các tác nhân tham gia vào ngành hàng trong kênh tiêu thụ Kênh tiêu thụ nội vùng gồm có: người sản xuất, tác nhân thu gom, tác nhân bán lẻ Kênh tiêu thụ ngoại tỉnh gồm có: người sản xuất, tác nhân thu gom, tác nhân chủ buôn địa phương Nghiên cứu cũng chỉ rõ vai trò của cơ quan nhà nước trong phát triển sản phẩm rau Quá trình hình thành giá của các kênh và phân chia lợi ích giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi ngành hàng Qua các phân tích trên nghiên cứu đưa ra một số đề xuất hỗ trợ ngành hàng

- Phân tích ngành hàng nhãn tỉnh Hưng Yên (2005): nghiên cứu mô tả hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại Hưng Yên, xác định các kênh thu mua, các tác nhân tham gia chuỗi, chủng loại, chất lượng sản phẩm Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về Hưng Yên và đặc điểm về giống, diện tích, năng suất, sản lượng nhãn tại đây xu hướng phát triển của thị trường và ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất địa phương đến sự phát triển của ngành hàng Nghiên cứu đã mô tả băng bản đồ kênh tiêu thụ của ngành nhãn và thị trường tiêu thụ, các tác nhân tham gia ngành hàng nhãn và mối quan hệ giữa họ: người sản xuất (người sản xuất cây giống và người trồng nhãn), người thu gom/chủ buôn, người lẻ, người chế biến, mô tả về kênh tiêu thụ tại Hà Nội (chợ Long Biên) Nghiên cứu cũng đã nêu được quá trình hình thành giá trong kênh tiêu thụ nhãn tươi, nhãn chế biến, đồng thời đưa ra một số đề xuất để phát triển ngành

- Phân tích ngành hàng rau an toàn tại Hà Nội (2006): Mục đích của nghiên cứu là mô tả thực trạng và phân tích chuỗi giá trị rau an toàn Nghiên cứu này tập trung điều tra vào các quầy hàng, cửa hàng rau an toàn và siêu thị để xác định nguồn cung và một số kênh cung ứng sản phẩm chính Áp đụng phương pháp điều tra nhanh các tác nhân trung gian như người thu gom, người bán buôn để hiểu cách tổ chức, hoạt động và tính quyết định của các tác nhân trong quá trình giao dịch sản phẩm Sau đó dựa vào các thông tin đã thu thập được để điều tra sâu một số người thu gom, bán buôn, bán lẻ, sản xuất Xác định vai trò của các tác nhân, chiến lược và mối quan hệ của họ trong kênh sản phẩm, nhận biết những hạn chế trong quá trình trao đổi sản phẩm Nghiên cứu cũng đồng nhất khái niệm chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng Đầu tiên nghiên cứu định nghĩa định nghĩa khái niệm rau an toàn Sau đó giới thiệu tổng quan về thành phố Hà Nội Phần phân tích nêu rõ các đặc điểm của địa bàn sản xuất, điểm bán lẻ rau an toàn, xác định 4 kênh cung ứng rau an toàn cho thành phố Hầ Nội Qua phân tích đã đưa ra các tác nhân tham gia chuỗi rau an toàn: người sản xuất, người thu gom, người bán lẻ, người tiêu dùng và đặc điểm của từng tác nhân, những thuận lợi và khó khăn của họ cũng như mối quan hệ giữa các tác nhân với nhau Sự hình thành giá và hiệu quả kinh tế của một số loại rau an toàn như cây cà chua và rau muốn cũng được xác định cụ thể nghiên cứu đưa ra kết luận về chuỗi giá trị rau an toàn tại Hà Nội và đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi

- Phân tích ngành hàng rau tại Hà Tây (2005): nhằm xác định quy mô đặc điểm sản xuất, tình hình chế biến, lưu thông rau xanh tại tỉnh, cấu trúc chuỗi, các kênh lưu thông sản phẩm chính, đặc điểm, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi, các đặc điểm về chất lượng, quá trình hình thành giá, các khó khăn trong việc sản xuất và lưu thông sản phẩm rau từ đó đưa ra các niện pháp tác động phù hợp Nghiên cứu cũng sử dụng 2 nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua tham khảo ý kiến các chuyên gia nhằm định hướng lựa chọn địa bàn nghiên cứu, phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi bằng bộ câu hỏi nhằm thu thập các thông tin về chuỗi Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Tây qua các thông tin về chuỗi Nghiên cứu đã giới thiệu khái quát về tỉnh Hà Tây qua các thông tin về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội Tình hình sản xuất rau tại Hà Tây được thể hiện thông qua diện tích và sản lượng phân theo từng huyện trong tỉnh Từ đó phân vùng sản xuất rau theo 2 căn cứ: diện tích rau và năng suất rau Phân tích ngành hàng rau thể hiện qua nguồn cung ứng và thị trường thiêu thụ rau Nghiên cứu cũng nêu lên đặc điểm các trung tâm thương mại và các tác nhân tham gia kênh hàng rau gồm: tác nhân sản xuâst, tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn, tác nhân bán lẻ Nghiên cứu cũng phân tích giá trị các kênh hàng lưu chuyển sản phẩm rau, mối quan hệ giữa các tác nhân trong kênh hàng Nghiên cứu cũng xác định vai trò của các tổ chức trong quá trình phát triển sản phẩm bao gồm UBND tỉnh, sở nông nghiệp, phòng nông nghiệp, phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi

- Phân tích chuỗi giá trị Thanh Long Bình Thuận: giới thiệu về cây thanh long ở tỉnh Bình Thuận, các thông tin chung về tỉnh Bình Thuận như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, GDP, giá trị sản xuất nông nghiệp Các đặc điểm về giống, đặc điểm sinh học, giá cả của cây thanh long, diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị xuất khẩu, chứng thực chất lượng sản phẩm, thương hiệu nhãn mác Chuỗi giá trị thanh long Bình Thuận gồm có 2 con đường cung ứng, và thương lái đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiêu thụ thanh long Nêu lên đặc điểm, quy trình trồng trọt, thu hoạch, phương thức giao dịch, hao hụt giá trị và lợi nhuận và vấn đề nhãn hàng đối với người nông dân Khẳng định vai trò đối với chất lượng sản phẩm của người nông dân, đồng thời nêu lên một số khó khăn và các hướng khắc phục

Nghiên cứu xác định đặc điểm của thương lái, quy trình sau thu hoạch, vận chuyển, hao hụt, hình thức hợp đồng, lợi nhuận, các khó khăn và các hướng khắc phục

Nghiên cứu cũng tiến hành các bước phân tích tương tự đối với người bán sỉ và bán lẻ Các đặc điểm của người tiêu dùng cũng được phân tích, bao gồm: quan niệm về thanh long về an toàn, chất lượng sản phẩm, thói quen mua và tiêu thụ, các vấn đề về tiêu thụ và hướng khắc phục Vai trò của các cơ quan hỗ trợ chuỗi gồm: UBND tỉnh Bình Thuận, Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở khoa học công nghệ, Sở thương mại du lịch, Hiệp hội thanh long Bình Thuận, Viện công nghệ sau thu hoạch thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Hiệp hội trái cây Việt Nam, các tổ chức quốc tế như: VNCI Usaid, Ausaid … Các đề xuất hỗ trợ chuỗi cũng được nghiên cứu đề cập đến

- Phân tích ngành hàng xoài tại Tiền Giang và Đồng Tháp (2006): nghiên cứu về ngành hàng xoài tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp do Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam thực hiện Mục tiêu nghiên cứu nhằm thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ xoài bắt đầu từ sản xuất cho đến người tiêu dùng, xác định các thành phần tham gia chuỗi giá trị xoài, lập sơ đồ kênh tiêu thụ xoài, phân tích vai trò cua các thành phần trong chuỗi giá trị từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển chuỗi giá trị Nghiên cứu được tiến hành theo 3 phương pháp, nghiên cứu tại bàn nhằm thu thập cái thông tin sẵn có như báo cáo khoa học, hội thảo, hội nghị, internet và tổng hợp lại cho phù hợp với mục đích nghiên cứu, phỏng vấn sâu các đối tượng là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng xoài, các tác nhân tham gia chuỗi giá trị xoài, cán bộ sở nông nghiệp, người thu mua, đóng gói, người phân phối, bán lẻ và tiêu dùng, thảo luận nhóm nhằm thu thập thông tin từ phía nông dân Nghiên cứu giới thiệu chung về 2 tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, về cây xoài Đồng thời nghiên cứu cũng đề cập đến các thông tin về thị trường xoài như xu hướng thị trường, tiềm năng phát triển, diện tích trồng xoài Chuỗi cung ứng xoài được lập gồm 3 kênh tiêu thụ và có các tác nhân gồm: nông dân trồng xoài, người thu gom, vựa đóng gói, vựa phân phối, người bán lẻ, siêu thị, nhà xuát khẩu, chế bién, người tiêu dùng, khách hàng, các nhà cung cấp đầu vào Qua đó, nghiên cứu cũng đưa ra một số kết luận và kiến nghị giải pháp nhằm phát triển ngành xoài

- Phân tích ngành hàng bưởi tại Bến Tre (2006): giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre và mặt hàng bưởi tại Bến Tre Cung cấp các thông tin thị trường về ngành hàng bưởi như xu hướng thị trường, tiềm năng phát triển Sơ đồ chuỗi giá trị bưởi Bến Tre được lập gồm 5 kênh tiêu thụ Các thành viên tham gia bao gồm: nông dân trồng bưởi, người thu gom, vựa đóng gói, vựa phân phối, người bán lẻ, siêu thị, người tiêu dùng, nhà hàng, khách sạn và khu du lịch, các tổ chức hỗ trợ chuỗi Sau khi đã phân tích các tác nhân tham gia chuỗi và mối quan hệ giữa các tác nhân này với nhau, nghiên cứu phân tích quá trình hình thành giá của mặt hàng bưởi Bến Tre, các khó khăn, thuận lợi và đưa ra một số đề nghị nhằm phát triển chuỗi một cách bền vững

- Chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long: nghiên cứu được công ty nghiên cứu thị trường Axis Research thực hiện từ tháng 12/2005-02/2006 Báo cáo nghiên cứu gồm 3 phần, giới thiệu về tình hình kinh tế nông nghiệp Vĩnh Long, phân tích chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long, kết luận và kiến nghị hướng hỗ trợ cho chuỗi Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm và mối quan hệ của các tác nhân gồm: người nông dân (giới thiệu về đặc điểm chung, thu hoạch, phương thức giao dịch, thanh toán, hợp đồng, hao hụt, chi phí, lợi nhuận, khó khăn và hướng khắc phục), thương lái/ doanh nghiệp, người bán sỉ, các doanh nghiệp chế biến, người bán lẻ, người tiêu dùng Từ các kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cấp chuỗi

- Chuỗi giá trị song mây Quảng Nam: thông tin được thu thập vào tháng 10/2005, dữ liệu được thu thập thông qua phỏng vấn nhóm, phỏng vấn chuyên sâu với các cơ quan liên quan, các cán bộ phòng ban có chức năng liên quan, các công ty sản xuất, chế biến song mây Mục tiêu của nghiên cứu là thu thập thông tin tổng quan về song mây, thông tin cơ bản về tình hình cung cấp nguyên liệu song mây thô ở Quảng Nam, phân tích chuỗi giá trị và làng nghề mây tre tại Quảng Nam, khung thể chế của làng mây tại tỉnh Quảng nam Nghiên cứu khẳng định phương pháp phân tích chuỗi giá trị là phương pháp thích hợp để phân tích ngành song mây

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH RAU SẠCH CỦA ĐÀ LẠT

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Vị trí địa lý: Tp Đà Lạt nằm trên Cao nguyên Langbiang về phía Đông - Bắc của tỉnh Lâm Đồng ( Phụ lục 4)

Phía Bắc: giáp huyện Lạc Dương, Phía Đông và Đông – Nam: giáp huyện Đơn Dương Phía Tây và Tây Nam: giáp huyện Đức Trọng và huyện Lâm Hà Địa hình: Có ba dạng chính: núi cao, đồi thấp và thung lũng

Khí hậu: nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa chi phối bởi quy luật độ cao nên khí hậu Đà Lạt mát lạnh quanh năm, mưa nhiều, lượng bốc hơi thấp Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 4 đến tháng 10), mùa khô (tháng 11 đến tháng 4)

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.800 mm, tập trung vào các tháng 8 - 9 trong năm Nhiệt độ trung bình năm là 18 0 C, biên độ nhiệt độ trong ngày 11 - 12 0 C

Thổ nhưỡng: Nhóm đất feralit vàng đỏ phân bố ở độ cao 1.000 - 1.500 m (chiếm hơn 90% diện tích đất toàn thành phố)

Với những thuận lợi trên nên TP Đà Lạt là nơi được có nhiều ưu thế cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là đối với ngành trồng hoa Với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất hoa lâu đời kết hợp ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, Đà Lạt có đầy đủ các yếu tố để sản xuất ngành hoa với nhiều loại hoa có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới, sản xuất hoa quanh năm hoặc trái vụ, các loại hoa cao cấp

Năm 2012, dân số của TP Đà Lạt là là 215.368 người (chiếm khoảng 17,4% dân số toàn tỉnh) Tốc độ gia tăng dân số trung bình khoảng 1,7 %/năm Mật độ dân số trung bình của thành phố vào khoảng 548 người/km 2 tuy nhiên dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành (khoảng 935 người/ km 2 ) Khu vực các xã mật độ dân cư thấp hơn khoảng 104 người/km 2

Hình 3.1 : Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt

Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng (2009) Lực lượng lao động thành phố tương đối dồi dào, năm 2009 lao động trong các ngành kinh tế quốc dân đạt khoảng 104.064 người Trong đó lao động trong lĩnh vực nông nghiệp khoảng 31%, công nghiệp - xây dựng khoảng 21% và dịch vụ là 48% Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2005 đạt 20%, năm 2008 đạt 27% và năm 2010 đạt khoảng 32%

Nhờ điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi, quanh năm mát mẻ nên Đà Lạt đã trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng và vùng chuyên canh rau hoa quả ôn đới Chính quyền địa phương đang tiến hành quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế tại các địa phương vùng ven đô thị và vùng nông thôn nhằm khuyến khích phát triển kinh tế theo định hướng du lịch - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông nghiệp, lâm nghiệp Hiện nay, Làng hoa Thái Phiên (phường 12); Chợ Rau (phường 11); đang triển khai quy hoạch khu chăn nuôi tập trung tại xã Tà Nung (17,2 ha), Cup Berger tại xã Xuân Thọ (16 ha) và quy hoạch Trung tâm giao dịch hoa (10,47 ha) tại phường 11 (UBND thành phố Đà Lạt, 2011)

Về phát triển kinh tế, cơ cấu nền kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch theo định hướng tăng tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp

Năm 2010, tỷ trọng khối ngành du lịch, dịch vụ chiếm 73,3% (tăng 3,77% so với năm 2005); khối ngành nông, lâm nghiệp chiếm 11% (giảm 1,35% so với năm 2005) và khối ngành công nghiệp - xây dựng là 15,7% (UBND tỉnh Lâm Đồng, 2010)

Ngành kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm 11% nhưng vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương Năm 2010, tổng GDP của ngành đạt 206,8 tỷ, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 13,1%; góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của Đà Lạt trong việc phát triển kinh tế

Nhìn chung, trong giai đoạn 2006 - 2010 ngành trồng trọt cùa thành phố Đà Lạt liên tục phát triển và có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng tương đối tích cực khi diện tích rau có xu hướng giảm và tăng dần diện tích hoa cùng một số loại cây trồng khác có hiệu qủa kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại Tính đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Đà Lạt là 10.359 ha; trong đó, diện tích canh tác rau các loại là 3.566 sản lượng đạt 250 ngàn tấn/ha, diện tích hoa các loại hơn 950 ha, cây lương thực và các loại cây khác 5.879 ha Những tác động về giá cả, thị trường, quá trình đô thị hóa,… nên diện tích canh tác các loại cây trồng hàng năm của thành phố cũng có nhiều biến động liên tục trong nhiều năm qua

Tuy nhiên, do áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng có năng suất cao và thực hiện chương trình nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nên một số cây trồng diện tích giảm nhưng sản lượng hàng năm vẫn được duy trì và tăng đều

Ngành nông nghiệp chiếm 10,5% trong cơ cấu kinh tế của thành phố

3.1.2.Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau tại Đà Lạt Đà Lạt không chỉ là một thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam mà là vùng trồng rau nổi tiếng của cả nước

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của độ cao nên Đà Lạt có nền khí hậu của vùng ôn đới Mặc dù với diện tích không lớn (42,400 ha) nhưng được ưu đãi bởi thiên nhiên, nhờ có đặc điểm khí hậu của vùng ôn đới mà Đà Lạt có thể sản xuất được những loại rau quả ôn đới quanh năm

Nghề trồng rau ở Đà Lạt đã có từ lâu và phát triển mạnh trong những năm cuối của thập kỷ 30 Rau Đà Lạt ngon, bổ, mang hương vị đặc thù của rau ôn đới

Những loại rau cao cấp hiện nay như bó xôi (spinach), xà lách, khoai tây hồng, lơ xanh, trắng, cải bắp xú đã đi vào các bữa ăn thông thường không chỉ của người dân Đà Lạt mà còn cư dân của thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh miền Trung và cả các nước lân cận

Giới thiệu rau xà lách

Xà lách (danh pháp khoa học: Lactuca sativa) là một cây ôn đới thuộc họ Cúc Nó thường được trồng làm rau ăn lá

Ngoài ra nó còn được gọi là Rau diếp (Lactuca sativa) được biết đến từ thời xa xưa vì đặc tính giải khát, tinh khiết và giúp an thần của nó Tên của nó bắt nguồn từ loại nước trắng đục (cao su) chảy rỉ ra từ thân cây rau sau khi được cắt

1 Iceburg Lettuce hay Iceberg/crisphead: (Xà lách Mỹ) Lớp lá bên ngoài xanh hơn và lớp lá bên trong trắng hơn Loại này phổ biến nhất vì có kết cấu lá giòn, mùi vị nhẹ nhàng và có nhiều nước Nó là một nguồn chứa nhiều chất choline (Một chất amin tự nhiên, C5H15NO2, thường được xếp vào loại vitamin B complex, và là thành phần của nhiều phân tử sinh học quan trọng khác, chẳng hạn như acetylcholine và lecithin)

2 Romaine Lettuce: (Xà lách Romaine)Có lá xanh đậm và dài Nó có kết cấu lá giòn và hương vị đậm đà hơn các loại khác Là một nguồn chứa nhiều vitamin A, C, B1 và B2, và axit folic

3 Butterhead Lettuce: (Xà lách mỡ) Đây là loại xà lách có lá lớn và được sắp xếp “lỏng lẻo”, và rất dễ dàng tách ra từ thân của nó Nó có kết cấu lá mềm hơn, với hương vị ngọt ngào so với họ hàng của nó

4 Loose-leaf Lettuce: (Xà lách lô lô) Như tên gọi của nó, loại này có lá sắp xếp rời rạc, có tàng lá rộng và xoăn Nó có hương vị nhẹ và kết cấu lá hơi giòn Đặc điểm: lá xoăn tròn, có màu xanh tươi rất đẹp mắt, vị ngọt

Cách bảo quản: Bảo quản ở nhiệt độ 5-12°C Rau được công ty trồng trong nhà kính và nhà lưới theo quy trình rau sạch , việc thu hoạch và đóng gói theo tiêu công nghệ của Australia đáp ứng cho thị trường khó tính như Nhật bản , Singapore,

Xà lách Lô lô đỏ giàu Vitamin, chất xơ và ít protein • Xà lách Lô lô xanh hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho gan, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các cơn nhồi máu cơ tim, ung thư, nứt cột sống, thiếu máu, chứng mất ngủ do căng thẳng

Dù là loại nào thì xà lách cũng là loại rau cải rất giàu chất dinh dưỡng Cứ 100 gam xà lách sẽ cung cấp khoảng 2,2 gam carbohydrate, 1,2 gam chất xơ, 90 gam nước, 166 microgram vitamin A, 73 microgram folate (vitamin B9) Xà lách còn chứa rất nhiều muối khoáng với những nguyên tố kiềm, nhờ đó giúp cơ thể

“dọn dẹp” máu, giúp tinh thần tỉnh táo và giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật

Nước ép xà lách còn có tác dụng giải nhiệt Do chứa một hàm lượng cao magnesium nên nước ép xà lách có một năng lực siêu phàm trong việc hồi phục các mô cơ, tăng cường chức năng não Y học dân gian phương Tây cho rằng dùng dịch ép xà lách pha với tinh dầu hoa hồng thoa vào trán và thái dương sẽ giúp cắt những cơn đau đầu Là một kho cung cấp chất xơ, giàu cellulose nên xà lách còn giúp ruột có thêm chút gì để co bóp, nhờ đó giúp thoát khỏi tình trạng táo bón Cải xà lách còn có một đặc tính “ăn tiền” khác là có thể giúp mang lại “giấc điệp” vì có chứa một chất gây ngủ là letucarium Đối với bệnh nhân tiểu đường, xà lách là một loại thực phẩm lý tưởng vì thuộc nhóm rau cải có thành phần carbohydrate thấp hơn 3%

Xà lách còn chứa một hàm lượng đáng kể chất sắt nên là một loại thực phẩm rất tốt cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt

Do có chứa nhiều beta-carotene nên xà lách được các nhà y học xem là một ứng cử viên tiềm năng trong việc ngăn ngừa ung thư, là “cây cao bóng cả” trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, thấp khớp, đục thủy tinh thể Một nghiên cứu đã được thực hiện tại ĐH Y khoa Utah (Mỹ) cho thấy xà lách có thể làm giảm tần suất rủi ro bị ung thư ruột kết ở cả nam lẫn nữ, do trong cải xà lách có chứa một tác nhân kháng ung thư là lutein

Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú nếu ăn thường xuyên cải xà lách sẽ rất có lợi cho thai nhi và trẻ sơ sinh do trong xà lách chứa rất nhiều axit folic

Xà lách cũng là bạn tốt của giới mày râu vì có thể can thiệp, giảm “nỗi đau” của đàn ông do có tác dụng ngăn chặn xuất tinh sớm Hỗn hợp dịch ép xà lách với rau dền Ý (spinach - hay còn gọi là rau bina) giúp đàn ông cải thiện tình trạng rụng tóc

Những phụ nữ muốn giảm cân đã chọn xà lách là một giải pháp vì có tác dụng làm đầy bao tử nên không có cảm giác đói Do hàm lượng nước cao và các vitamin nên ăn xà lách còn giúp thực khách có một làn da tươi mát

Ngoài những công dụng trên, ăn xà lách còn hưởng được vô số lợi ích khác như giảm stress, chống lở loét, các bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Rau sạch Đà Lạt đa dạng về chủng loại, các loài rau có tiếng về quy mô và chất lượng như rau: bó xôi, salad các loại, cải thảo, cần tây ,… Mỗi loài rau có nhiều giống khác nhau đang được canh tác, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường

Một trong những sản phẩm rau thể hiện rõ nét đặc trưng, riêng biệt của rau Đà Lạt – rau xứ lạnh là sản phẩm rau xà lách lô lô (Green Lollo ), chiếm 30% nhu cầu tiêu dùng trong bữa ăn hàng ngày và cũng là loại rau được người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay được thể hiện ở bảng 3.2

Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng rau sạch

STT TÊN % Cung cấp Nhu cầu tiêu dùng(%)

Nguồn: Phỏng vấn các chuyên gia (2016)

PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Qui trình nghiên cứu

Qui trình nghiên cứu được thể hiện ở hình 4.1 như sau

Hình 4.1: Qui trình nghiên cứu

Xác định tên đề tài

Tìm hiểu vấn đề thực tế Nghiên cứu tại bàn

Xác định các kênh trong chuỗi cung ứng rau tại Đà Lạt

Thu thập số liệu sở, ban, ngành Đánh giá thực trạng sản xuất,mua bán,và tiêu thụ rau sạch

Tìm ra vấn đề Phân tích đặc điểm về chất lượng, giá, giá trị gia tăng qua mỗi khâu trong kênh phân phối

Xác định nguyên nhân cản trở và cơ hội phát triển Đưa ra những đề xuất để phát triển ngành hàng

Xác định kênh chuỗi cung ứng tại HTX Anh Đào

So sánh với hiện trạng chuỗi cung ứng rau tại Đà Lạt

So sánh kênh truyền thống và hiện tại

Kết luận và kiến nghị

Phương pháp thu thập số liệu

Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị của Michael Porter (2011) và phân tích chuỗi giá trị của Kaplinsky (1999)

Nghiên cứu sử dụng các số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế, đồng thời sử dụng các số liệu, thông tin sẵn có từ các nghiên cứu trước

Phương pháp nghiên cứu bao gồm phuơng pháp định tính và định lượng, phỏng vấn 60 hộ nông dân không liên kết với HTX, 5 hộ nông dân có liên kết, trung gian cấp 1 (thương lái), trung gian cấp 2 (nhà bán lẻ), và các tổ chức nông dân

4.2.1.Thu thập thông tin sơ cấp:

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra Đối với nông dân: điều tra khảo sát thực tế bằng bảng câu hỏi với một số cá nhân trên địa bàn TP Đà Lạt (60 mẫu) (Phụ lục 1)

Bảng 4.1: Đối tượng khảo sát thông tin

Tổng số nông hộ khảo sát Số hộ khảo sát

-Hộ cấp 1 (sản xuất công nghiệp từ 3.000 m2 trở lên) 7 -Hộ cấp 2 (sản xuất công nghiệp từ 2.100 – 3.000 m2) 22 - Hộ khác (sản xuất công nghiệp từ 1.000 – 2.000 m2) 31

Tổng cộng 60 Đối với khâu trung gian cấp 1 (người thu gom hay còn gọi là các thương lái): điều tra tại hai khu vực là Đà Lạt và TP.Hồ Chí Minh (Phụ lục 3) Khu vực điều tra tại TP.Hồ Chí Minh bao gồm các chợ đầu mối nhận rau từ Đà Lạt nhiều nhất Đối với khâu trung gian cấp 2 (người bán sỉ): điều tra tại các khu vực Đà Lạt, TPHồ Chí Minh, tại các chợ nhỏ và các cửa hàng bán rau sạch (Phụ lục 3)

Trong các hộ nông dân trồng rau sạch salad điều tra, các thông tin được thu thập gồm 3 phần chính là thông tin về nông hộ, thông tin sản xuất, đánh giá về việc trồng rau sạch thông thường và việc trồng rau sạch có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm

Trong các câu hỏi điều tra của phần thông tin sản xuất của hộ tự phát với hộ ký hợp đồng (Phụ lục 2) là giống nhau; vì ở đây cần nắm thông tin như doanh thu, định phí, biến phí (giống, phân bón, thuốc BVTV,…), thu hoạch, tiêu thụ của 2 địa điểm này dùng để so sánh Còn lại, các thông tin khác phải khác nhau ở điểm: các hộ nông dân sản xuất rau thông thường/tự phát; còn hộ còn lại tập trung, có ký kết hợp đồng trước Việc phân chia các câu hỏi khác nhau giúp nắm vững tình hình sản xuất của các mô hình sản xuất rau sạch khác nhau, người điều tra dễ tiếp xúc và hỏi người nông dân tại từng khu vực canh tác riêng biệt

Bảng 4.2: Thu thập thông tin sơ cấp

STT Thông tin Mục đích Nguồn thu thập

Thời gian Phương pháp xử lý

1 Khảo sát thực tế nông dân Tp.Đà Lạt

Thông tin về nông hộ, sản xuất

Nông dân tại TP.Đà Lạt Bảng câu hỏi 2-2016->

5-2016 -Sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và mua bán rau sạch

-Phương pháp so sánh để so sánh hai chuỗi giá trị rau sạch có liên kết và truyền thống

Xác định thực trạng mua,bán rau tại Tp.Đà Lạt và Tp.Hồ Chí

Người thu gom hay thương lái tại Đà Lạt, T.p Hồ Chí Minh

3 Trung gian cấp 2 Đánh giá thực trạng tiêu thụ tại Đà Lạt, tp.Hồ Chí

Người bán sỉ tài các chợ nhỏ và các cửa hàng bán rau sạch

Xác định thực trạng sản xuất, tiêu thụ,phân phối siêu thị

Báo cáo hàng tháng tại HTX Anh Đào

Báo cáo trong 2 năm trở lại gần đây nhất

4.2.1.2.Thu thập thông tin thứ cấp

Là phương pháp thu thập gián tiếp các thông tin về diện tích, sản lượng rau sạch trong toàn thành phố; các tiêu chuẩn đối với rau sạch; các chính sách phát triển ngành trồng rau sạch; thị trường tiêu thụ rau Thông qua cách thu thập thông tin này có thể biết được các nhận định của chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cho vấn đề mở rộng thị trường cho rau sạch Thông tin thứ cấp được thu thập qua các báo cáo cuối năm của ngành, các văn bản nghị quyết trong các cuộc họp tổng kết cuối năm, các số liệu trên mạng, báo

Bảng 4.3: Thu thập thông tin thứ cấp

STT Thông tin Mục đích Nguồn thu thập

Thông tin về diện tích,sản lượng rau sạch trong tp.Đà Lạt

Các tiêu chuẩn đối với rau sạch

Các chính sách phát triển trồng rau sạch

Thị trường tiêu thụ rau

Từ các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách cho vấn đề mở rộng thị trường cho rau sạch

Các báo cáo cuối năm của ngành, các văn bản, nghị quyết trong các buổi họp tổng kết

Các số liệu trên mạng, báo

Sử dụng thống kê mô tả để tính ra các số trung bình, min, max của những đại lượng như năng suất, chi phí, lợi nhuận

Bảng sau, tóm tắt một số nội dung, phương pháp thu thập số liệu và nguồn số liệu

Bảng 4.4: Phương pháp thu thập số liệu và nguồn số liệu

STT Nội Dung Phương pháp thu thập thông tin

Nguồn thông tin số liệu

1 Phân tích thực trạng ngành rau tại Đà Lạt (lịch sử hình thành, hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau)

- Phỏng vấn nhóm chuyên gia;

- Phỏng vấn nhóm, - Thông tin thứ cấp

- Kết quả phỏng vấn - Các báo cáo

2 Mô tả chuỗi giá trị của rau sạch Đà Lạt (nguyên liệu đầu vào, sản xuất, phân phối, tiêu dùng trong nước/xuất khẩu)

- Điều tra nông hộ - Phỏng vấn sâu;

- Phỏng vấn nhóm, - Thông tin thứ cấp

- Kết quả phỏng vấn sâu

- Kết quả điều tra - Kết quả phỏng vấn nhóm

3 Phân tích kênh phân phối truyền thống trong chuỗi giá trị (kênh phân phối tại TP

- Phỏng vấn sâu - Điều tra nông hộ - Thông tin thứ cấp - Điều tra thương lái

-Kết quả phỏng vấn sâu

-Các báo cáo liên quan đến chuỗi

4 Phân tích kênh phân phối có liên kết trong chuỗi giá trị (nông dân với HTX Anh Đào)

-Điều tra nông hộ -Điều tra Hợp tác xã Anh Đào

5 So sánh chuỗi 2 chuỗi có và truyền thống

-Phỏng vấn sâu - Phỏng vấn nhóm -Thu thập thông tin thứ cấp

- Kết quả phỏng vấn - Kết quả điều tra -Thảo luận nhóm - Các báo cáo

6 Phân tích những chính sách tác động đến chuỗi Đưa ra những đề xuất để phát triển chuỗi

-Phỏng vấn sâu -Thảo luận nhóm - Tài liệu thứ cấp

-Kết quả phỏng vấn sâu

-Thảo luận nhóm -Các báo cáo

4.2.2.Phương pháp phân tích chuỗi giá trị

Dựa vào phần cơ sở lý thuyết ở trên, phương pháp phân tích chuỗi giá trị được thực hiện qua rất nhiều bước, nhưng do hạn chế về thời gian,tác giả chỉ nghiên cứu qua các bước được nêu ở phía dưới nhằm tìm hiểu vai trò nhiệm vụ của các tác nhân trong chuỗi, tính toán sự phân phối lợi nhuận và chi phí marketing

Các chỉ tiêu dùng trong phương pháp chuỗi giá trị bao gồm:

 Sơ đồ chuỗi giá trị

 Phân phối chi phí và lợi nhuận giữa các bên tham gia: tính chi phí và lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi trên 1 kilogram rau sạch

 Tính toán tỷ trọng trong chi phí 1.000 kilogram và tỷ trọng lợi nhuận 1.000 kilogram của các tác nhân trong chuỗi giá trị

 Mục tiêu phân tích tỷ trọng trong chi phí, lợi nhuận: xác định tỷ trọng mà hộ sản xuất và các tác nhân khác nhận được trong sản phẩm cuối cùng

 Tổng chi phí = giá vốn + chi phí marketing

 Chi phí marketing = CP vận chuyển + CP bốc xếp + CP đóng gói + CP hao hụt…

 Giá vốn của nông dân = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí sau thu hoạch

 Giá vốn của người thu gom = giá bán của nông dân

 Giá bán của người bán lẻ = giá bán của người thu gom

 Lợi nhuận (nông dân) = giá bán – chi phí sản xuất

 Lợi nhuận (trung gian) = giá bán – chi phí đầu tư

 Chênh lệch marketing = chi phí marketing + lợi nhuận của người phân phối

4.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập thông tin, sử dụng phần mềm Excel để tính toán kết quả, hiệu quả kinh tế của việc sản xuất và mua bán rau sạch

Sử dụng thống kê mô tả để tính ra các số trung bình, min, max của những đại lượng như năng suất, chi phí, lợi nhuận

Phương pháp so sánh áp dụng để so sánh hai chuỗi giá trị rau sạch có liên kết và truyền thống

So sánh về các tiêu chuẩn như giống rau sạch, kỹ thuật trồng rau sạch,vấn đề thu hoạch rau sạch, hình thức mua bán, kênh phân phối sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm rau sạch

4.2.5.Các chỉ tiêu nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được và phần chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất Và lúc đó người ta quan tâm đến kết quả sản xuất với mong muốn với những đầu ra vào hữu hạn mà vẫn thu được kết quả hay năng suất cao

Doanh thu (DT): cho biết tổng số tiền thu được ở cùng với mức sản lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm (Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm)

Năng suất (NS): Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích (Năng suất = Sản lượng thu hoạch / Diện tích trồng)

Tổng chi phí (TC): Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất Chi tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô canh tác và mức đầu tư của từng hộ nông dân sản xuất (TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Lãi vay + Chi phí khấu hao đầu tư cơ bản + Chi phí khác)

Lợi nhuận (LN): Là phần lời thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí kể cả chi phí do gia đình đóng góp (LN = DT – TC)

Thu nhập (TN): Là phần thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí sản xuất không kể đến chi phí do gia đình đóng góp (TN = LN + Công lao động nhà)

Giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị: Giá trị gia tăng (GTGT) được tạo ra bởi các tác nhân của từng khâu trong chuỗi giá trị

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Phân tích thực trạng và mô tả các kênh trong chuỗi cung ứng rau sạch tại Đà Lạt từ sản xuất, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ

- Phân tích lợi ích các tác nhân, giá trị gia tăng trong mắc xích chuỗi cung ứng rau sạch tại TP Đà Lạt

- Phân tích những cơ hội phát triển trong chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các khâu trong chuỗi giá trị

5.1 Phân tích thực trạng và mô tả các kênh trong chuỗi cung ứng rau sạch tại Đà Lạt từ sản xuất, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ

5.1.1 Chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt

Trong số những vùng sản xuất rau tại Việt Nam thì Đà Lạt là vùng nổi tiếng nhất với các sản phẩm được thị trường ưa chuộng Hầu hết các sản phẩm rau Đà Lạt chỉ được tiêu thụ trong nước, và chỉ có 5% xuất khẩu nhưng các sản phẩm rau này thuộc công ty lớn có vốn đầu tư nuóc ngoài như Bonie Farm Theo một số chuyên gia, rau Đà Lạt có tiềm năng rất lớn nhưng chưa có một chuỗi giá trị phù hợp để ngành rau có thể phát triển trong thị trường xuất khẩu do thiếu tổ chức liên kết giữa các bên tham gia trong chuỗi, các khâu đóng gói, bảo quản, phân phối còn rời rạc và chưa có các tiêu chuẩn rõ ràng để tạo thương hiệu cho mình

Hình 5.1 Biểu đồ chuỗi giá trị rau tại Đà Lạt

Nguồn: Phỏng vấn các chuyên gia (2016) Theo thảo luận và điều tra chuỗi giá trị rau Đà Lạt có 4 khâu chính bao gồm: đầu vào, sản xuất, thương lái, tiêu dùng Đại lý Nông dân

TL HCM TL Đà Lạt Đà Lạt

Tp HCM Hà Nội Nha Trang

Cty XK Đầu vào: bao gồm những đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp và các trung tâm nghiên cứu sản xuất giống rau sạch Số lượng các đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp tại khu vực điều tra khá nhiều, với quy mô không lớn, và hầu hết những đại lý này đã tồn tại qua nhiều năm Các trung tâm nghiên cứu giống cây trồng có hai loại: tư nhân tự bỏ vốn đầu tư nghiên cứu, kinh doanh; và một số trung tâm thuộc Nhà nước

Sản xuất: tập trung chủ yếu là các hộ nông dân riêng lẻ, nhưng trong những năm gần đây, tại thành phố bắt đầu hình thành những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau sạch Chính nhờ sự hình thành của các doanh nghiệp mà ngành rau thành phố đang có những bước tiến mới, rau sạch được sản xuất tập trung theo quy mô lớn, áp dụng kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn của các nước phát triển

Phân phối: Người liên kết trong toàn bộ kênh phân phối rau chính là các thương lái Các thương lái tại các vùng liên kết lại với nhau tạo thành một kênh phân phối rộng lớn, đưa sản phẩm rau Đà Lạt đến với thị trường miền Nam, niềm Trung và cả niềm Bắc

Tiêu dùng: Khách hàng của rau sạch Đà Lạt chủ yếu vẫn là người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là khu vực TP.HCM Theo điều tra, và thảo luận nhóm cũng như ý kiến của các chuyên gia thì có đến 50% lượng rau sản xuất tại Đà Lạt được tiêu thụ trong khu vực TP.HCM

5.1.2 Mô tả các thành phần trong chuỗi giá trị rau sạch Đà Lạt

5.1.2.1 Nhà cung cấp đầu vào

Nguồn giống được nông dân mua từ hai nguồn chính: Thứ nhất, từ các trung tâm nghiên cứu, đây là nguồn giống được đảm bảo về mặt chất lượng Thứ hai, nông dân tự ươm cây con từ nguồn giống mua trước đó Một số nông dân trong vùng liên kết với các Trung tâm nghiên cứu lớn trong việc thử nghiệm và lựa chọn giống rau mới thích hợp với nhu cầu thị trường Trước kia, số lượng nông dân mua giống từ Trung tâm nghiên cứu lớn chỉ chiếm từ 20 đến 30%, thì hiện nay số lượng này tăng lên rất nhiều khoảng 70 - 80%

Các nhà cung cấp đầu vào cho nông dân hầu hết là các đại lý bán lẻ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) Họ bán phân bón, thuốc BVTV, và vật tư nông nghiệp cho nông dân và lấy tiền mặt Trong một số trường hợp, người nông dân được trả chậm sau khi thu hoạch Ngoài ra, những người cung cấp đầu vào cũng là người hướng dẫn nông dân các kỹ thuật hay loại và lượng thuốc trong một vụ mùa

Tuy nhiên, biện pháp do những người này tư vấn đôi khi không có hiệu quả, gây ra những thiệt hại lớn đối với người nông dân

5.1.2.2 Nông dân trồng rau a) Kinh nghiệm trồng rau

Theo kết quả của điều tra nghiên cứu, thì kinh nghiệm mua rau của các trung gian được thể hiện ở bảng 5.1 như sau:

Bảng 5.1: Kinh nghiệm trồng rau của các hộ điều tra

Số năm kinh nghiệm Số hộ (hộ) %

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2016) Bảng cho thấy kinh nghiệm trồng rau của các hộ điều tra tập trung nhiều từ 6 - 10 năm chiếm 57% Người dân Đà Lạt có kinh nghiệm trồng rau lâu năm, trước kia các hộ nông dân chủ yếu trồng các loại rau củ thông thường, nhưng trong những năm gần đây do nhu cầu tiêu dùng trong nước thay đổi nên người dân trồng rau tại thành phố dần dần chuyển sang trồng rau sạch b) Trình độ học vấn

Theo kết quả của điều tra nghiên cứu, thì trình độ học vấn của các hộ nông dân thể hiện ở bảng 5.2 như sau:

Bảng 5.2: Trình độ học vấn của các hộ nông dân được điều tra

Học vấn Số chủ hộ (người) %

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2016)

Qua bảng ta thấy, trình độ học vấn của các hộ điều tra cấp 2 chiếm 10%; trình độ cấp 3 và trên cấp 3 chiếm 88% Bên cạnh kinh nghiệm trồng rau sạch thì trình độ học vấn sẽ giúp người nông dân có thể tiếp cận nhanh tới việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất c) Tham gia tập huấn khuyến nông

Theo kết quả của điều tra nghiên cứu, thì tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ nông dân thể hiện ở bảng 5.3 như sau:

Bảng 5.3: Tình hình tham gia tập huấn khuyến nông của các hộ điều tra

Khoản mục Số hộ (hộ) %

Có tham gia khuyến nông 15 25 Không tham gia khuyến nông 45 75

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2016) Qua bảng có thể thấy các hộ trồng rau tham gia tập huấn khuyến nông còn ít, chỉ chiếm 25% Hơn nữa, kết quả thảo luận nhóm đưa ra các nguyên nhân mà số lượng nông dân tham gia khuyến nông ít Thứ nhất, chương trình tập huấn khuyến nông chưa phù hợp với nhu cầu của nông dân Thứ hai, cán bộ làm công tác khuyến nông thường thiên về lý thuyết, thiếu khả năng thực tiễn Thứ ba, công tác tuyên truyền thực hiện chưa tốt để người dân hiểu rõ lợi ích của công tác khuyến nông, từ đó tham gia tích cực vào các lớp khuyến nông để có kiến thức nhất định áp dụng vào trong sản xuất của mình d) Quy mô canh tác

Theo kết quả của điều tra nghiên cứu, thì quy mô canh tác được thể hiện ở bảnh 5.4 như sau:

Bảng 5.4: Quy mô canh tác của các hộ điều tra

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2016)

Qua điều tra cho thấy quy mô canh tác của các hộ nông dân chủ yếu dưới 3000 m 2 (chiếm 89%) Với quy mô canh tác này thì khó có thể áp dụng các tiến bộ khoa học và các máy móc trang thiết bị để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một các tốt nhất

Bảng dưới đây sẽ trình bày những kết quả phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ

Bảng 5.5 Điểm mạnh và điểm yếu của quy mô canh tác nhỏ Điểm mạnh Điểm yếu

 Chủ yếu sử dụng nguồn lao động gia đình nên giá lao động rẻ

 Quy mô canh tác nhỏ thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày, phù hợp với nhiều đối tượng lao động

 Quy mô canh tác nhỏ thích hợp với các loại rau thị trường cần số lượng ít nhưng ổn định

 Quy mô canh tác nhỏ nên số lượng nông sản ít, khó bán ra thị trường

 Quy mô canh tác nhỏ nên người nông dân khó áp dụng các kỹ thuật canh tác mới

 Người sản xuất phải bán qua thương lái và khó có thể tự tìm đến công ty hay nhà bán sỉ để bán trực tiếp vì lượng hàng ít

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2016) Do đó, người nông dân sản xuất trong vùng nên liên kết lại với nhau tạo được vùng sản xuất tập trung – chuyên canh, nhằm cung cấp đủ số lượng lớn và chất lượng ổn định đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng khả năng cạnh tranh e) Thông tin thị trường

Thông tin là một công cụ hữu hiệu giúp nông dân sản xuất đúng nhu cầu của thị trường Việc nắm bắt thông tin thị trường giúp nông dân chọn lựa được thời điểm sản xuất cũng như khách hàng thích hợp để tiêu thụ sản phẩm Thực tế cho thấy nông dân nắm bắt thông tin qua cả ba phương thức điều tra nhưng chủ yếu vẫn là các thương lái mà họ bán rau chiếm 60% f) Công nghệ được ứng dụng

Kết quả quan sát và phỏng vấn 60 hộ trồng rau cho thấy có 2 loại nhà kính:

- Nhà kính được xây dựng hoàn toàn bằng tre với giá khoảng 70 triệu đồng/1000 m 2 , thời gian sử dụng khoảng 5 năm

- Nhà kính được xây dựng bằng sắt với giá trị khoảng trên 100 triệu đồng/1000 m 2 , thời hạn sử dụng khoảng trên 10 năm

Phân tích lợi ích các tác nhân, giá trị gia tăng trong mắc xích chuỗi cung ứng rau sạch tại TP Đà Lạt

5.2.1 Phân tích kênh phân phối rau sạch tại Đà Lạt

Theo kết quả của điều tra nghiên cứu, thì kênh phân phối rau tại Đà Lạt được thể hiện hở hình 5.5 như sau:

Hình 5.5 : Sơ đồ kênh phân phối rau Đà Lạt

Nguồn: Điều tra – Tổng hợp (2016) Hình 5.5: Mô tả kênh phân phối rau của Đà Lạt, trong hệ thống chuỗi giá trị tồn tại nhiều kênh phân phối khác nhau Giá bán của rau tùy thuộc vào chiều dài của kênh hay thời gian vận chuyển và mức độ hao hụt

Kênh 1: Nông dân  Thương lái trong vùng  Bán lẻ  Người tiêu dùng

(Nông dân  Thương lái/Bán lẻ  Người tiêu dùng)

Nông dân TL trong vùng

TL vùng khác DN tại vùng

Không liên kết (8%) Không liên kết (80%)

Người nông dân bán qua các thương lái trong vùng, và các sản phẩm của họ được tiêu thụ ngay trong thành phố Một số nông dân bán cho các thương lái, họ giữ lại một số ít lại và bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ gần khu vực trồng rau của họ, nhằm thu được giá cao hơn Trong một số trường hợp khác, người nông dân bán toàn bộ sản phẩm của mình cho các thương lái trong vùng, các thương lái này bắt đầu phân chia và bán lại cho những nhà bán lẻ trong chợ hay tại các của hàng, cuối cùng rau được tiêu thụ cho người tiêu dùng Lượng hao hụt trong toàn bộ kênh phân phối chỉ khoảng 10%, thời gian lưu chuyển rau từ nơi sản xuất đến nới bán cuối cùng chỉ trong cùng ngày

Kênh 2: Nông dân  Thương lái trong vùng  Thương lái vùng khác

 Người bán lẻ  Người tiêu dùng

Kênh phân phối này được xem là kênh phân phối truyền thống của ngành rau Đà Lạt Người nông dân bán rau cho những thương lái trong vùng hay được gọi là người thu gom Những thương lái này phân phối sản phẩm rau đến các thương lái tại các vùng khác, sự liên kết của các thương lái giúp cho thị trường mua bán rau của người nông dân được xa hơn, các sản phẩm rau tại Đà Lạt đến với nhiều thị trường của nhiều khu vực khác nhau trên cả nước Sau đó những thương lái tại các vùng hay những người bán sỉ này bán lại cho những người bán lẻ trong vùng

Thông thường giá bán trong kênh này chênh lệch khá lớn, người nông dân nhận được giá thấp còn người tiêu dùng phải trả giá cao Nguyên nhân chính là do thời gian vận chuyển trong khâu kéo dài ,lượng hao hụt cao trên 12%

Kênh 3: Nông dân  Thương lái vùng khác  Bán lẻ  Người tiêu dùng

Người nông dân sau một thời gian dài trồng rau, họ bắt đầu quen biết và liên kết với các thương lái tại một số vùng khác, nhằm tăng giá bán rau của mình Liên kết này giúp tăng sự cạnh tranh giữa các thương lái trong toàn bộ khâu trung gian, nâng giá bán rau cho nông dân và giảm giá mua rau cho người tiêu dùng Múc độ hao hụt trong kênh phân phối này khoảng 10%, thời gian vận chuyển từ sản xuất đến người tiêu dùng từ 1 đến 2 ngày

Kênh 4: Nông dân  Thương lái trong vùng  Doanh nghiệp  Bán lẻ/Xuất khẩu  Người tiêu dùng

Một số thương lái trong vùng mua rau từ nông dân và chọn ra những rau loại 1 và bán cho doanh nghiệp Mặc khác, doanh nghiệp muốn lượng hàng của mình luôn ổn định để cung cấp cho đối tác, nên họ hợp tác với thương lái Những liên kết này không mang lại nhiều lợi nhuận cho nông dân, vì nông dân trong kênh phân phối này không biết được nơi phân phối sản phẩm của mình Hao hụt trong kênh phân phối này chỉ khoảng 5-8%, thời gian di chuyển của rau từ 1-2 ngày (tùy vào địa điểm bán rau của doanh nghiệp)

Kênh 5: Nông dân  HTX Anh Đào  Siêu thị Co.op Mark

Trong thời gian gần đây nông dân tại Đà Lạt bắt đầu tham gia vào những mô hình liên kết với HTX Anh Đào; ngược lại, HTX cũng mua hàng trực tiếp từ nông dân hay ký kết hợp đầu lâu dài với nông dân để có thể mua được những sản phẩm rau rẻ và có chất lượng cao Trong kênh phân phối này người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn so với các kênh phân phối khác vì giá bán rau cho HTX cao hơn ngoài thị trường Bên cạnh đó, người nông dân còn được HTX hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vốn trong quá trình sản xuất hay chuyển đổi công nghệ Những mô hình liên kết này hình thành hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của ngành rau, giúp ngành rau có thể tham gia được thị trường xuất khẩu và đem đến sản phẩm chất lượng an toàn cho người tiêu dùng trong nước

5.2.2 Phân tích kênh phân phối 2 (kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp)

Nông dân  Thương lái trong vùng  Thương lái vùng khác  Người bán lẻ  Người tiêu dùng

Theo kết quả của điều tra nghiên cứu, thì kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp thể hiện ở hình 5.6 như sau:

Hình 5.6 Kênh phân phối truyền thống giữa nông dân với doanh nghiệp

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2016) a) Nông dân trồng rau sạch

Chi phí sản xuất của 60 hộ điều tra bao gồm: chi phí cố định như nhà kính nhà lưới, hệ thống tưới nước; chi phí biến đổi như giống, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), công lao động, chi phí sửa chữa …

Bảng 5.8: Chi phí sản xuất của nông dân trồng rau sạch salad

Khoản mục Giá trị(đồng) %

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2016)

Bảng cho thấy chi phí biến đổi chiếm tỷ lệ cao 96% hơn chi phí cố định 4%

Như vậy, chi phí sản xuất của hộ phụ thuộc nhiều vào chi phí biến đổi Trong 3 năm trở lại đây, những chi phí biến đổi này liên tục tăng buộc người nông dân phải giảm số lượng sử dụng để đảm bảo nguồn thu nhập của mình

Sau khi điều tra, tổng hợp thông tin nghiên cứu đưa ra bảng kết quả hiệu quả sản xuất của 60 hộ điều tra, nhằm đánh giá được mức thu nhập và lợi nhuận mà người nông dân nhận được trong quá trình sản xuất

Bảng 5.9: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng rau salad

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Chi phí vật chất đồng 4,719,771

Chi phí lao động đồng 913,091

Lao động nhà đồng 602,727 Lao động thuê đồng 310,364

Lợi nhuận đồng 4,739,865 Lợi nhuận/1000kg đồng 4,740

Hiệu quả kinh tế đơn vị tính giá trị

TN/TCP lần 0.948468469 LN/TCP lần 0.841466558 TN/DT lần 0.515061468

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2016)

Nhìn vào bảng ta thấy được: 1 đồng chi phí bỏ ra để đầu tư thu được 0,9 đồng thu nhập Cũng như vậy, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,8 đồng lợi nhuận Và 1 đồng doanh thu thu được của nông dân thì thu nhập chiếm 0,5 đồng, và lợi nhuận của việc sản xuất hoa chiếm 0,45 đồng Trong bảng 5.14 giá bán trung bình của rau salad trong mùa vụ là 10,372,727 đồng/1.000kg

Khó khăn của các nông dân sản xuất rau trong chuỗi giá trị truyền thống:

- Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, tự phát

- Quy trình canh tác chưa thống nhất, đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn mà Nhà nước đưa ra (VietGap)

- Giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao

- Chất lượng đất canh tác ngày càng giảm, do người nông dân sử dụng nhiều loại thuốc và phân bón hóa học

- Yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng đối với cây rau ngày càng cao làm người nông dân gặp khó khăn

- Người nông dân chưa có khả năng tiếp cận trực tiếp với tất cả thông tin thị trường b)Thương lái Đà Lạt

Từ kết quả điều tra của nghiên cứu,thì chi phí và lợi nhuận liên quan đến việc mua bán 1000kg rau sạch của thương lái Đà Lạt như sau

Bảng 5.10: Chi phí và lợi nhuận của thương lái thu gom rau tại Đà Lạt

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Chi phí mua rau(1000kg) Đồng 9,800,000

Chi phí marketing Đồng 1,931,000 Chi phí khấu hao Đồng 161,000 Chi phí lao động Đồng 250,000 Chi phí vận chuyển Đồng 1,200,000

Chi phí bao bì Đồng 320,000

Giá bán TB 1.000kg Đồng 16,000,000

Chênh lệch marketing Đồng 6,200,000 Lợi nhuận/chênh lệch marketing % 69

Chi phí marketing/chênh lệch marketing % 31

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2016)

Qua bảng cho thấy chi phí mua rau chiếm đa số trong toàn bộ tổng chi phí 83,5% Thực chất chi phí Marketing chiếm tỉ lệ thấp 16,5% Bên cạnh đó, các tài sản cố định được sử dụng lâu năm, quy mô không lớn nên chi phí được khấu hao có giá trị thấp Thương lái Đà Lạt ở gần khu vực thu mua nên chi phí vận chuyển không cao như các khu vực khác Chi phí hao hụt tại địa phương không cao do việc trồng, thu hoạch và mua bán diễn từ 2 - 5 ngày Bên cạnh đó, bảng đưa ra tỷ lệ lợi nhuận chiếm 69% trong toàn bộ chênh lệch Marketing trong khi chi phí Marketing chỉ chiếm 31% Như vậy lợi nhuận thu được của thương lái Đà Lạt khá cao so với các chi phí mà họ bỏ ra, và lợi nhuận trên 1.000 kg trung bình khoảng 4.269.000 đồng

Khó khăn của các thương lái Đà Lạt trong chuỗi giá trị truyền thống:

 Thị trường biến động liên tục, giá cả không ổn định

 Sự cạnh tranh đối với một số loại rau nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc c) Thương lái TP.Hồ Chí Minh

Từ kết quả điều tra của nghiên cứu,thì chi phí và lợi nhuận liên quan đến việc mua bán 1000kg rau sạch của thương lái TP Hồ Chí Minh như sau

Bảng 5.11: Chi phí và lợi nhuận của thương lái phân phối rau tại TP HCM

Khoản mục Đơn vị tính Giá trị

Chi phí mua rau(1000kg) Đồng 15,400,000

Chi phí marketing Đồng 2,082,333 Chi phí khấu hao Đồng 203,000 Chi phí lao động Đồng 226,000 Chi phí vận chuyển Đồng 1,333,333

Chi phí bao bì Đồng 320,000

Giá bán TB 1.000kg Đồng 21,600,000

Chênh lệch marketing Đồng 6,200,000 Lợi nhuận/chênh lệch marketing % 66

Chi phí marketing/chênh lệch marketing % 34

Nguồn: Điều Tra – Tổng hợp (2016) Bảng chỉ ra chi phí mua rau chiếm tỉ lệ lớn 88% Giá mua rau của các thương lái TP.HCM cao hơn thương lái Đà Lạt, vì họ phải mua qua trung gian Một số mua trực tiếp thì họ vẫn chịu chi phí cao hơn do lượng hao hụt nhiều, thời gian vận chuyển lâu, và họ nhận nhiều thiệt hại do dự thay đổi thời tiết từ Đà Lạt xuống TP

Phân tích những cơ hội phát triển trong chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các khâu trong chuỗi giá trị

5.3.1 Phân tích những chính sách, dự án, đề án tác động đến chuỗi giá trị ngành rau tại Đà Lạt

Xác định tầm quan trọng của ngành nông nghiệp Đà Lạt đối với sự phát triển chung của TP Đà Lạt và ngành thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân Ngày 17/6/2011 Thành ủy Tp.Đà Lạt đã ban hành nghị quyết 04-NQ/TH.U ngày 17/6/2011 về việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao giai đoạn 2011-2014 và phương hướng năm 2015 trên địa bàn thành phố Đà Lạt

Chính sách/ dự án Nội dung Tác động

Chuyển đổi giống cây trồng

Khuyến khích nông dân chuyển đổi giống cây nông nghiệp mới theo hướng tập trung

 Diện tích trồng các loại rau sạch có giá trị cao tăng trung bình 2 lần

 Các đơn vị chủ động nhập các giống mới có năng suất chất lượng cao về trồng thử nghiệm, nhân rộng và lai tạo có hiệu quả Riêng hạt giống rau được nhập từ các nước như Mỹ, Nhật Bản và một số nước Châu Âu.

Sử dụng công nghệ vào trong sản xuất

Khuyến khích nông dân ứng dụng các công nghệ mới vào trong sản xuất nông nghiệp

 Xây dựng mô hình nhà kính, nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt ứng dung công nghệ cao với diện tích 650 ha

Công nghệ sau thu hoạch Đầu tư xây dựng kho bảo quản và nơi chế biến

 Hơn 87 kho lạnh được sử dụng để bảo quản nông sản

 Nhiều kỹ thuật mới được áp dụng, mang lại chất lượng cao cho rau sạch

Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế kỹ thuật hỗ trợ

 Tổ chức các kỳ hội thảo, các buổi tập huấn giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật sản xuất

 Phối hợp xác lập kỷ lục đặc sản rau Đà Lạt được công nhận vào Top 10 đặc sản thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam

Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện cuối năm của UBND Đà Lạt (2015)

5.3.2 Những cơ hội phát triển và đề xuất về chuỗi giá trị rau sạch Đà Lạt

- Chuỗi giá trị thành công trước hết phải có sự kết hợp của 4 nhà (Nhà Nước – Nhà Khoa Học – Doanh nghiệp – Nông dân) Một chuỗi giá trị hiệu quả khi mà nhà Khoa học và Doanh nghiệp kết hợp lại với nhau Tại Việt Nam, nguồn vốn cho việc đầu tư nghiên cứu khoa học thường rất ít, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước là rất ít nên cơ sở kỹ thuật thường không cung cấp đầu đủ cho công tác nghiên cứu như các nước khác trên thế giới Nhằm khắc phục thực trạng này, thì sự kết hợp giữa nhà Khoa học và doanh nghiệp là điểm quan trọng; bên cạnh đó là sự kết hợp của doanh nghiệp với nông dân Điểm quan trọng trong chuỗi giá trị rau sạch đó chính là sự hỗ trợ về mặt vốn, kiến thức kỹ thuật, sự thực nghiệm, và sự mở rộng mô hình

- Trước khi nhận sự hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước thì ba nhà còn lại cần phải tạo nên sự liên kết riêng cho chính mình Khi liên kết này thành công thì sự hỗ trợ về mặt chính sách sẽ giúp cho cả nông dân và doanh nghiệp có cơ hội vươn xa hơn, và tham gia sâu vào các thị trường khó tính và tiềm năng trên thế giới

- Trong những năm gần đây, thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, việc thay đổi này giúp cho thị trường rau sạch ổn định Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến rau sạch Đà Lạt thay vì các loại rau ở các vùng khác, vì thời gian lưu trữ và độ sạch của rau Đà Lạt tốt và an toàn hơn các vùng khác; màu sắc đẹp hơn

- Thông qua nghiên cứu của mình tôi muốn đưa ra mô hình chuỗi giá trị rau sạch, nhằm hỗ trợ cho ngành rau sạch Đà Lạt phát triển xa hơn Điểm quan trọng để một chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả chính là sự kiểm soát được các khâu trong chuỗi, nhất là những khâu trung gian Sự hạn chế các trung gian sẽ giúp việc kiểm soát được giá bán, chất lượng và nguồn gốc các loại rau sạch

- Chuỗi giá trị rau sạch được hình thành và phát triển dựa vào chuỗi cung ứng với logistics tại địa phương và các khu vực mua hàng lân cận Trong chuỗi cung ứng tồn tại hai chuỗi cung ứng khác nhau chính là cung ứng đầu vào và chuỗi cung ứng các sản phẩm đầu ra Sự thành công của một chuỗi giá trị rau sạch không chỉ là việc xây dựng những chuỗi cung ứng, kênh phân phối đầu ra thật hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao nhất mà còn là sự tối ưu hóa các chi phí trong toàn bộ chuỗi nhất là trong logistics và chuỗi cung ứng các nguyên liệu đầu vào để đầu tư vào sản xuất Chuỗi giá trị của rau càng tạo được vòng tròn hoàn thiện và khép kín bao nhiêu thì sẽ mang lại một chuỗi có giá trị lớn, lâu dài và bên vững giúp xây dựng và hoàn thiện được thương hiệu ngành nông nghiệp Đà Lạt nói chung và ngành rau sạch nói riêng của thành phố Đà Lạt cũng như trren địa bàn toàn tỉnh

Dựa vào các kết quả trên, chương 5 đã giải quyết được 3 mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích thực trạng và mô tả các kênh trong chuỗi cung ứng rau sạch tại Đà Lạt từ sản xuất, bảo quản, phân phối đến tiêu thụ

- Phân tích lợi ích các tác nhân, giá trị gia tăng trong mắc xích chuỗi cung ứng rau sạch tại TP Đà Lạt

- Phân tích những cơ hội phát triển trong chuỗi giá trị rau sạch tại Đà Lạt để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của các khâu trong chuỗi giá trị

Thông qua nghiên cứu, đưa ra mô hình chuỗi giá trị rau sạch, nhằm hỗ trợ cho ngành rau sạch Đà Lạt phát triển xa hơn Điểm quan trọng để một chuỗi hoạt động hiệu quả chính là sự kiểm soát được các khâu trong chuỗi, nhất là khâu trung gian.

Ngày đăng: 09/09/2024, 07:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tóm tắt những nghiên cứu sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 2.1 Tóm tắt những nghiên cứu sử dụng lý thuyết chi phí giao dịch (Trang 38)
Hình 3.1 : Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 3.1 Cơ cấu lao động của thành phố Đà Lạt (Trang 44)
Hình 3.2 : GDP của các ngành trong tỉnh Lâm Đồng năm 2012 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 3.2 GDP của các ngành trong tỉnh Lâm Đồng năm 2012 (Trang 48)
Hình 3.3 : Cơ cấu sử dụng đất tại tỉnh Lâm Đồng năm 2011 - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 3.3 Cơ cấu sử dụng đất tại tỉnh Lâm Đồng năm 2011 (Trang 48)
Bảng 3.1: Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 3.1 Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp (Trang 49)
Hình 3.4 : Số lao động tham gia vào ngành nông nghiệp - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 3.4 Số lao động tham gia vào ngành nông nghiệp (Trang 49)
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng rau sạch - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 3.2 Nhu cầu sử dụng rau sạch (Trang 54)
Hình 4.1: Qui trình nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 4.1 Qui trình nghiên cứu (Trang 55)
Bảng 4.2: Thu thập thông tin sơ cấp - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 4.2 Thu thập thông tin sơ cấp (Trang 57)
Bảng 4.3: Thu thập thông tin thứ cấp - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 4.3 Thu thập thông tin thứ cấp (Trang 58)
Bảng 4.4: Phương pháp thu thập số liệu và nguồn số liệu - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 4.4 Phương pháp thu thập số liệu và nguồn số liệu (Trang 59)
Hình 5.1. Biểu đồ chuỗi giá trị rau tại Đà Lạt. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 5.1. Biểu đồ chuỗi giá trị rau tại Đà Lạt (Trang 63)
Hình 5.5 : Sơ đồ kênh phân phối rau Đà Lạt. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 5.5 Sơ đồ kênh phân phối rau Đà Lạt (Trang 72)
Bảng 5.8: Chi phí sản xuất của nông dân trồng rau sạch salad - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.8 Chi phí sản xuất của nông dân trồng rau sạch salad (Trang 75)
Bảng 5.9: Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng rau salad - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ trồng rau salad (Trang 76)
Bảng 5.10: Chi phí và lợi nhuận của  thương lái thu gom rau tại Đà Lạt. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.10 Chi phí và lợi nhuận của thương lái thu gom rau tại Đà Lạt (Trang 77)
Bảng 5.13: Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi giá trị rau sạch  truyền thống - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.13 Phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần trong chuỗi giá trị rau sạch truyền thống (Trang 81)
Hình 5.7: Đồ thị phân phối chi phí lợi nhuận của các thành phần - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 5.7 Đồ thị phân phối chi phí lợi nhuận của các thành phần (Trang 82)
Hình 5.8. Mô hình kênh phân phối trong chuỗi giá trị có liên kết - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 5.8. Mô hình kênh phân phối trong chuỗi giá trị có liên kết (Trang 83)
Bảng 5.14: Chi phí sản xuất trung bình của  hộ nông dân có liên kết - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.14 Chi phí sản xuất trung bình của hộ nông dân có liên kết (Trang 83)
Bảng 5.15: Kết quả và hiệu quả của hộ nông dân có liên kết sản xuất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.15 Kết quả và hiệu quả của hộ nông dân có liên kết sản xuất (Trang 84)
Bảng 5.16. Bảng chi phí, doanh thu của  HTX Anh Đào đối với rau sạch - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.16. Bảng chi phí, doanh thu của HTX Anh Đào đối với rau sạch (Trang 85)
Hình 5.9. Chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng rau sạch - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Hình 5.9. Chuỗi liên kết sản xuất và cung ứng rau sạch (Trang 86)
Bảng 5.17:  So sánh phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho  1000 kg rau sạch trong chuỗi giá trị rau truyền thống và có liên kết - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.17 So sánh phân phối chi phí và lợi nhuận của các thành phần cho 1000 kg rau sạch trong chuỗi giá trị rau truyền thống và có liên kết (Trang 86)
Bảng 5.18: So sánh hai chuỗi giá trị rau có liên kết và truyền thống. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
Bảng 5.18 So sánh hai chuỗi giá trị rau có liên kết và truyền thống (Trang 87)
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra của 60 hộ nông dân tại Đà Lạt. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích chuỗi giá trị rau sạch tại Thành phố Đà Lạt
h ụ lục 1: Bảng câu hỏi điều tra của 60 hộ nông dân tại Đà Lạt (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w