LỜI CAM ĐOAN Tôi khẳng định tất cả các nội dung trong Luận văn: “Đánh giá lợi nhuận các doanh nghiệp trước và sau gia nhập vào WTO” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của riêng tôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG – HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
Cán bộ chấm nhận xét 1:
Cán bộ chấm nhận xét 2:
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp HCM ngày 13 tháng 12 năm 2016
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: 1 Chủ tịch: TS Nguyễn Thu Hiền
2 Thư ký: TS: Phạm Quốc Trung
3 Phản biện 1: TS Nguyễn Anh Phong 4 Phản biện 2: TS Dương Quỳnh Nga
5 Ủy viên: TS Trương Minh Chương
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng khoa quản lý chuyên ngành sau khi LV đã được sửa chữa (nếu có)
Trang 3ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- -o0o -
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN THÙY TRANG MSHV: 7140620 Ngày, tháng, năm sinh: 04/10/1990 Nơi sinh: TP HCM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02
1- TÊN ĐỀ TÀI
Đánh giá lợi nhuận các doanh nghiệp trước và sau gia nhập vào WTO
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
Đánh giá lợi nhuận trước và sau khi gia nhập WTO của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp tiếp cận định lượng: hàm lợi nhuận translog
Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến lợi nhuận và hàm lợi nhuận translog Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình lợi nhuận translog áp dụng trong nghiên cứu
Áp dụng mô hình đề xuất thực hiện đánh giá cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Từ kết quả thực tiễn trong việc áp dụng mô hình, rút ra hàm ý quản lý và đưa ra một số khuyến nghị
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 16/05/2016 4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 24/10/2016 5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
Tp HCM, ngày tháng năm 2016
PGS TS VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
TRƯỞNG KHOA
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè và người thân
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS VƯƠNG ĐỨC HOÀNG QUÂN
đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Quản lý Công Nghiệp – Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu, những kinh nghiệm thực tiễn cho tôi trong suốt khoá học
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
Tp Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016
TRẦN THÙY TRANG
Trang 5TÓM TẮT
Trong chính sách phát triển của các quốc gia đều đề cập đến mối quan hệ đa phương và song phương, nhằm mở rộng các mối quan hệ, hỗ trợ nhau cùng phát triển Việc gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 11/01/2007 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ hội nhập sâu với thế giới, mở cửa thị trường, song cũng đòi hỏi những thay đổi về thể chế và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thích nghi với thị trường toàn cầu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá lợi nhuận của các doanh nghiệp trước và sau khi gia nhập vào WTO Nghiên cứu sử dụng mô hình lợi nhuận translog của tác giả Mikyung Lim (2006) làm nền tảng để kiểm chứng tình hình lợi nhuận các doanh nghiệp tại Việt Nam
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng: hàm lợi nhuận translog Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM Dữ liệu thu thập được 879 mẫu hợp lệ, được dùng để kiểm định mô hình nghiên cứu Phương pháp phân tích dữ liệu bao gồm: kiểm định phần dư của mô hình (phương sai sai số thay đổi, tự tương quan) và phân tích hồi quy cho bộ dữ liệu bảng
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí lao động, chi phí bán hàng và quản lý ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận ở cả hai giai đoạn; chi phí nguyên vật liệu chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận vào giai đoạn sau gia nhập WTO; chi phí đầu tư giảm ở giai đoạn trước gia nhập WTO và tăng ở giai đoạn sau gia nhập WTO Riêng biến tuổi của doanh nghiệp thì không có ảnh hưởng đến lợi nhuận
Kết quả nghiên cứu là nguồn tham khảo hữu ích cho người quản lý doanh nghiệp để hiểu hơn về từng loại chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào, từ đó có các chiến lược phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa, kết quả này còn cung cấp cho nhà quản lý đất nước cái nhìn toàn cảnh về tình hình kinh tế, để sau đó có các chính sách thích hợp hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất
Trang 6ABSTRACT
In order to expand the relationship and support each other for the development of countries, multilateral and bilateral relationships always exist in the developing policy of each country Joining the World Trade Organization WTO on January 11th, 2007 marked the important turning-point of Vietnam, starting a deep period of integration with the world, opening up markets, but also require the change of regulation and operation of enterprises to adapt to the global market
The objective of this study is to evaluate the profitability of business before and after accessing to WTO The research used the translog profit model of Mikyung Lim (2006) to verify the profit situation of business in Vietnam
The study was done by quantitative methods: translog profit function Subject of this study was non-financial firms listed in stock market of Ho Chi Minh City The collected data contained 879 valid samples, and was used to test the research model Methods of analyzing data include: testing residual of models (error variance change, autocorrelation) and analyzing the regression of table data
The results showed that the labor cost, sale and management cost impacted positively on profit in both periods; only the raw material cost affected negatively to profit in the period after accessing to WTO It was found that the investment cost decreased in the period before accessing to the WTO and increased in the period after accessing WTO However, the turn-age of business was no impact on profit
Results of the study are useful as a reference source for business managers to better understand those expenses affected to profit Then we can develop the appropriating strategies to improve the efficiency of business Moreover, these results also provide the overview of the economic situation for land managers of country to have the appropriate policies which support enterprises in the manufacturing process
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi khẳng định tất cả các nội dung trong Luận văn: “Đánh giá lợi nhuận các doanh nghiệp trước và sau gia nhập vào WTO” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của
riêng tôi và Luận văn chưa được nộp bất cứ cơ sở nào khác ngoài Trường Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh
Tôi cũng cam đoan rằng Luận Văn Thạc sĩ này do chính tôi viết, tất cả nguồn thông tin đã sử dụng đều được chấp nhận cho Luận văn Thạc sĩ này dưới sự hướng dẫn của PGS TS Vương Đức Hoàng Quân
Trân trọng
Tác giả luận văn
TRẦN THÙY TRANG
Trang 81.4 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Ý nghĩa của đề tài 4
1.6 Giới hạn của đề tài 5
1.7 Bố cục luận văn 5
Chương 2 6
2.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp 6
2.1.1 Các định nghĩa về lợi nhuận 6
2.1.2 Phân loại lợi nhuận 7
2.1.3 Vai trò của lợi nhuận 8
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 10
2.2 Hàm lợi nhuận 14
2.2.1 Giới thiệu 14
2.2.2 Lợi ích của hàm lợi nhuận 14
2.2.3 Hàm lợi nhuận chức năng translog 15
2.3 Các nghiên cứu liên quan 15
2.3.1 Nghiên cứu trong nước 15
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước 20
Trang 92.4 Tổ chức thương mại Thế giới 24
2.4.1 Giới thiệu về WTO 24
2.4.2 Nhiệm vụ của WTO 24
2.4.3 Cơ cấu tổ chức WTO 25
Chương 3 28
3.1 Mô hình nghiên cứu 28
3.1.1 Các yếu tố lựa chọn ảnh hưởng đến lợi nhuận 28
3.1.2 Mô hình nghiên cứu 30
3.1.3 Giải thích ý nghĩa và cách xác định các biến 31
3.2 Quy trình nghiên cứu 33
3.3 Thu thập và xử lý số liệu 33
3.4 Phương pháp ước lượng 34
3.4.1 Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng cố định (FEM) 34
3.4.2 Mô hình hồi quy đa biến ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) 35
3.4.3 Mô hình hiệu chỉnh tổng quát (GLS) 36
3.5 Phạm vi và dữ liệu nghiên cứu 36
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu 41
4.2 Kiểm định tương quan 43
4.3 Kết quả hồi quy trước WTO 46
4.3.1 Kiểm định tự tương quan trong mô hình 46
4.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 47
4.3.3 Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp 48
4.3.4 Kết quả ước lượng theo phương pháp hiệu chỉnh tổng quát GLS 49 4.4 Kết quả hồi quy sau WTO 52
Trang 104.4.1 Kiểm định tự tương quan trong mô hình 52
4.4.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 52
4.4.3 Lựa chọn mô hình phù hợp 53
4.4.5 Kết quả ước lượng bằng phương pháp hiệu chỉnh tổng quát 54
4.5 Thảo luận kết quả 57
4.5.1 Chi phí lao động 58
4.5.2 Chi phí nguyên vật liệu 59
4.5.3 Chi phí bán hàng và quản lý 60
4.5.4 Chi phí đầu tư 61
4.5.5 So sánh kết quả của 2 giai đoạn 62
4.6 Điểm phát triển mô hình nghiên cứu: Tuổi của doanh nghiệp và lợi nhuận 63
5.4.1 Đối với nhà quản lý các doanh nghiệp 68
5.4.2 Đối với nhà quản lý đất nước 69
5.5 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài 70
5.5.1 Hạn chế của đề tài 70
5.5.2 Hướng phát triển của đề tài 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến quan sát (dữ liệu trước gia nhập WTO) 41
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát (dữ liệu sau gia nhập WTO) 42
Bảng 4.3 Tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích 43
Bảng 4.4 Tương quan giữa các biến giải thích 44
Bảng 4.5 Kiểm định đa cộng tuyến cho các biến giải thích 45
Bảng 4.6 Tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến giải thích (đã chuyển đổi sang “ln”) 45
Bảng 4.7 Tương quan giữa các biến giải thích (đã chuyển đổi sang “ln”) 46
Bảng 4.8 Kiểm định đa cộng tuyến cho các biến giải thích (đã chuyển đổi sang “ln”) 46
Bảng 4.9 Tổng hợp kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (dữ liệu trước gia nhập WTO) 48
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Hausman Test (dữ liệu trước gia nhập WTO) 49
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy hiệu chỉnh tổng quát GLS (dữ liệu trước WTO) 50
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy hiệu chỉnh tổng quát GLS điều chỉnh (dữ liệu trước WTO) 51
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 51
Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi (dữ liệu sau gia nhập WTO) 53
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Hausman test (dữ liệu sau gia nhập WTO) 54
Bảng 4.16 Kết quả hồi quy hiệu chỉnh tổng quát GLS (dữ liệu sau gia nhập WTO) 55
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy hiệu chỉnh tổng quát GLS điều chỉnh (dữ liệu sau gia nhập WTO) 56
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (dữ liệu sau gia nhập WTO) 56
Bảng 4.19 Tóm lược kỳ vọng dấu và kết quả 58
Trang 13DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Khung lấy mẫu số lượng các doanh nghiệp khảo sát trong nghiên cứu của
Du Long Châu 2006 18
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đánh giá thái độ của các doanh nghiệp đối với quá
trình hội nhập WTO trong nghiên cứu của Du Long Châu, 2006 18
Hình 2.3 Mô hình lợi nhuận trong nghiên cứu của Mikyung Lim (2006) 20
Hình 3.1 Các bước kiểm định để lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp 39
Hình 4.1 Kết quả kiểm định tương quan các phần dư (dữ liệu trước gia nhập WTO)
47
Hình 4.2 Kết quả kiểm định tương quan các phần dư (dữ liệu sau gia nhập WTO)
52
Trang 14Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam
Ngày nay, trong chính sách phát triển của các quốc gia đều có đề cập đến tạo lập mối quan hệ đa phương và song phương, từ đây phát triển các mối liên kết kinh tế quốc tế khác nhau nhằm đem lại lợi ích cho mỗi bên tham gia Sự liên kết này với mục đích là cùng hỗ trợ nhau phát triển, mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ, còn là để chống lại các chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển
Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại” Đại hội Đảng lần thứ VIII năm 1996 đã đề ra nhiệm vụ “đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Tiếp theo đó, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 12 về tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng XHCN (1996), phát triển mạnh hơn nữa thương mại trong nước, qua đó tạo cơ sở cho phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho chủ động hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ phân phối
“10 năm qua, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đứng đầu về việc tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhất thế giới” – cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển tổng kết (nguồn:
www.kinhdoanh.vnexpress.net) Với mục tiêu đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đã hoàn tất đàm phán và ký kết hơn 10 hiệp định thương mại tự do (FTA), mới nhất là Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Trong đó, không thể không nhắc đến việc Việt Nam gia nhập, trở thành thành viên thứ 150 của WTO Đây là bước ngoặt đánh dấu quan trọng Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ hội nhập sâu với thế giới, mở cửa thị trường, song cũng đòi hỏi những thay đổi về thể chế và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thích nghi với thị trường toàn cầu
Trang 151.2 Lí do hình thành đề tài
Trong khoảng thời gian gần 10 năm qua, việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang hoạt động tại thị trường Việt Nam Việc tiếp cận thị trường xuất, nhập khẩu dễ dàng hơn, giúp tăng mạnh việc xuất nhập khẩu hàng hóa Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài tăng khá nhanh Môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn; thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và cải thiện nhanh, Việt Nam đã vươn lên gia nhập nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, với thế và lực trên trường quốc tế ngày càng được củng cố và nâng cao
Tuy nhiên, gia nhập vào WTO cũng làm phát sinh một số vấn đề, thách thức không nhỏ đối với Việt Nam, nhất là giai đoạn sau đó, khi nền kinh tế trong nước phải hứng chịu nhiều sự tác động từ nền kinh tế thế giới và khu vực Đó là cuộc khủng hoảng thứ ba đến từ nước Mỹ bùng phát vào năm 2008, với những hậu quả lan sang các nước khác, trong đó có cả Việt Nam lúc đó vừa mới gia nhập WTO Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 8.48% năm 2007 giảm xuống còn 6.31% năm 2008, và năm 2009 chỉ còn 5.32% (nguồn từ thông báo cục thống kê cuối 12/2009) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh về vốn đăng ký tử 71.7 tỷ USD năm 2008 xuống còn 21.5 tỷ USD năm 2009 (nguồn: www.vneconomy.vn) Sự tác động này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn do bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho cao và cả những chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ Do đó, để biết được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, phân tích hiệu quả kinh doanh, mà trong đó dễ nhận thấy nhất là lợi nhuận, mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu thực hiện đánh giá việc tham gia vào các nghị định, hiệp định ảnh hưởng đến tình hình kinh tế đất nước cũng như đến một ngành sản xuất cụ thể Các phương pháp được sử dụng khá đa dạng, có cả định lượng và định tính Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của
Trang 16nhà nhân học Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết được trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch Trong những năm 1970 – 80, các phương pháp định tính chiếm ưu thế hơn Chúng dựa vào tâm lý học nhằm khám phá tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng, cách ứng xử hay hành vi con người Nhờ đó các doanh nghiệp có được các thông tin tốt hơn trong việc lựa chọn phân khúc thị trường, định giá, xây dựng thương hiệu… Nhưng trong những năm gần đây, phương pháp định tính cho kết quả không còn đáng tin cậy nữa vì tỉ lệ hồi đáp thấp, câu hỏi thường bị thiên lệch Trái lại, phương pháp định lượng tập trung vào đánh giá tác động của biến giải thích với biến phụ thuộc, đo lường tác động của các chiến lược lên doanh số của công ty Hơn nữa, dựa vào bộ dữ liệu thu thập được, phương pháp định lượng thường cho kết quả có độ tin cậy xác định về mặt thống kê Những kết quả này có thể được sử dụng cho phân tích và dự báo Vì thế, với mục tiêu là đánh giá lợi nhuận của một doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp định lượng là thích hợp
Tổng quát các nghiên cứu về đánh giá lợi nhuận trên thế giới cho thấy: Đối với việc đánh giá chung cho tình hình kinh tế thì mô hình cân bằng tổng thể thường được áp dụng phổ biến Còn đối với đánh giá cho ngành hay các doanh nghiệp thì mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglas, mô hình tính toán lợi nhuận dựa trên EPS và ROA, mô hình giá và sản lượng của Viner, mô hình phúc lợi Welfare Impact của Lloyd – Maclaren… Đặc biệt, mô hình lợi nhuận translog quen thuộc và được sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế hơn cả, do số liệu được đưa về dạng “ln”, trở thành mô hình tuyến tính để có thể ứng dụng phương pháp hồi quy, cho kết quả có ý nghĩa thống kê, giúp việc nghiên cứu khảo sát trở nên dễ dàng hơn, tránh các vấn đề khó khăn do kỹ thuật toán học mang lại
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá lợi nhuận trước và sau khi gia nhập WTO của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp tiếp cận định lượng: hàm lợi nhuận translog
Trang 171.3.2 Mục tiêu cụ thể
Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước liên quan đến lợi nhuận và hàm lợi nhuận translog Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình lợi nhuận translog áp dụng trong nghiên cứu
Áp dụng mô hình đề xuất thực hiện đánh giá cho các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
Từ kết quả thực tiễn trong việc áp dụng mô hình, rút ra hàm ý quản lý và đưa ra một số khuyến nghị
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ đang hoạt động tại Việt Nam thuộc danh sách niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM
Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu và thông tin sử dụng trong khoảng thời gian 2003 – 2015, tức là giai đoạn trước gia nhập WTO (từ 2003 đến 2006) và sau gia nhập WTO (2007 – 2015)
Sử dụng dữ liệu trong khoảng thời gian dài nhằm đảm bảo tính liên tục và không bỏ sót những thay đổi, biến động dữ liệu của các doanh nghiệp trong từng giai đoạn
1.5 Ý nghĩa của đề tài
Đề tài cung cấp cho các nhà quản lý đất nước cũng như các doanh nghiệp cái nhìn toàn cảnh về tình hình phát triển của các doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua việc tính toán dòng lợi nhuận
Giúp các doanh nghiệp thấy rõ được những lợi thế và khó khăn khi gia nhập WTO, từ đó phát huy những cơ hội, tránh hoặc giảm thiểu bớt những thách thức mà công ty gặp phải
Tạo cơ hội cho cá nhân nghiên cứu tìm hiểu rõ về tình hình phát triển của các doanh nghiệp và những tác động của việc gia nhập vào WTO
Trang 181.6 Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc khảo sát các doanh nghiệp phi tài chính (sản xuất và dịch vụ) thuộc danh sách niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM
Do sàn chứng khoán TPHCM chỉ mới được thành lập vào ngày 20/7/2000 Tính đến cuối tháng 12/2000 toàn thị trường có 5 công ty niêm yết Tuy nhiên, số lượng công ty niêm yết chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, năm 2005 có 35 công ty niêm yết và tăng nhanh vào năm 2006 với 121 công ty (theo www.tinnhanhchungkhoan.vn) nên số liệu cho khoảng thời gian trước WTO người viết chỉ thu thập từ năm 2003 đến năm 2006
1.7 Bố cục luận văn Chương 1: Giới thiệu đề tài: Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam; Lí do hình thành đề tài;
Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng nghiên cứu; Ý nghĩa đề tài; Giới hạn của đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Các khái niệm liên quan đến lợi nhuận và hàm lợi nhuận;
Tổng quan về các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: trình bày mô hình nghiên cứu; các phương
pháp phân tích xử lý dữ liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu; phạm vi và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: phân tích kết quả nghiên cứu định lượng – mô hình
hàm lợi nhuận translog; thảo luận kết quả
Chương 5: Kết luận: Tóm tắt những kết quả chính; trình bày những đóng góp; những
hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 19Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương hai trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về lợi nhuận, các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, hàm lợi nhuận và các nghiên cứu trước đây Từ những cơ sở lý thuyết và nghiên cứu trước để xây dựng mô hình nghiên cứu và đưa ra các giả thuyết trong chương ba
2.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp
2.1.1 Các định nghĩa về lợi nhuận
Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một chủ công ty theo lý thuyết là đạt tối đa lợi nhuận và giả thuyết này rất vững chắc Nó vẫn tạo nên cơ sở của rất nhiều lý thuyết của kinh tế vi mô.Về lịch sử mà nói những nhà kinh tế trong các phân tích của họ về công ty đều lấy lợi nhuận tối đa làm mục đích cuối cùng, tuy nhiên có rất nhiều quan điểm khác nhau về lợi nhuận: Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển trước Marx, lợi nhuận là “cái phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất” Karl Marx lại cho rằng: “giá trị thặng dư hay cái phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá trong đó lao động thặng dư chính là lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì tôi gọi là lợi nhuận” Đến các nhà kinh tế học hiện đại P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus thì định nghĩa rằng: “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi” hoặc cụ thể hơn là “lợi nhuận được định nghĩa như là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập của một công ty và tổng chi phí”
Từ các quan điểm trên, thấy rằng nhờ có lý luận vô giá về giá trị hàng hoá sức lao động, Marx là người đầu tiên đã phân tích nguồn gốc lợi nhuận một cách khoa học, sâu sắc và có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị Theo Marx, lợi nhuận là hình thái chuyển hoá của giá trị thặng dư, lợi nhuận và giá trị thặng dư có sự giống nhau về lượng và khác nhau về chất Xét về lượng, nếu giá cả hàng hoá bằng giá trị của nó thì lượng lợi nhuận bằng lượng giá trị thặng dư, nếu giá cả hàng hoá không nhất trí với giá trị của nó thì mỗi tư bản cá biệt có thể thu được lượng lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn
Trang 20giá trị thặng dư, nhưng trong toàn xã hội thì tổng số lợi nhuận luôn bằng tổng số giá trị thặng dư Xét về chất, giá trị thặng dư là nội dung bên trong được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất, là khoản dôi ra ngoài giá trị tư bản khả biến và do sức lao động được mua từ tư bản khả biến tạo ra Còn lợi nhuận là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị thặng dư thông qua trao đổi, phạm trù lợi nhuận đã xuyên tạc, che đậy được nguồn gốc quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa
Kế thừa được những gì tinh tế nhất của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển, kết hợp với quá trình nghiên cứu sâu sắc nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, Karl Marx đã chỉ rõ được nguồn gốc sâu xa của lợi nhuận và quan điểm về lợi nhuận là hoàn toàn đúng đắn, do đó ngày nay khi nghiên cứu về lợi nhuận chúng ta đều nghiên cứu dựa trên quan điểm của Karl Marx
Ở Việt Nam, theo Điều 3 Luật Doanh nghiệp ghi nhận: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh doanh có tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.” Mà kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Điều đó chứng tỏ rằng lợi nhuận đã được pháp luật thừa nhận như là mục tiêu chủ yếu và là động cơ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Vậy: lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp Từ góc độ của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thấy rằng: Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được thu nhập từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại
2.1.2 Phân loại lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả Tuy nhiên, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú, hiệu quả kinh doanh có thể đạt được từ nhiều hoạt động khác nhau Bởi vậy lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bao gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là:
Trang 21 Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh
thu tiêu thụ sản phẩm và chi phí đã bỏ ra của khối lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ, lao vụ của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính mang lại: đó là khoản chênh
lệch giữa các khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh Các hoạt động nghiệp vụ tài chính gồm: hoạt động cho thuê tài chính, hoạt động mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh ccủa doanh nghiệp, lãi cho vay vốn, lợi tức cổ phần và hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và lợi nhuận thu được từ việc phân chia kết quả hoạt động liên doanh, liên kết của doanh nghiệp với đơn vị khác
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường):là khoản
chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động khác ngoài các hoạt động nêu trên Như vậy, lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác bao gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ, khoản nợ khó đòi đã duyệt bỏ nay thu hồi được, lợi nhuận từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản Khoản thu vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát, khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố định Lợi nhuận các năm trước phát hiện năm nay, hoàn nhập số dư các khoản dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa sau khi hết hạn bảo hành
Từ ba cách phân loại lợi nhuận nêu trên, “lợi nhuận” được đề cập trong nghiên cứu là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh
2.1.3 Vai trò của lợi nhuận Đối với doanh nghiệp:
Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh độc lập theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không? Chuỗi lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai sẽ phát sinh và diễn biến như thế nào? Vì thế, lợi nhuận được coi là một trong những đòn bẩy kinh
Trang 22tế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Lợi nhuận tác động đến tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc
Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp Ngược lại, nếu giá thành sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm đi Bởi vậy là chỉ tiêu quan trọng nhất tác động đến mọi vấn đề của doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời lợi nhhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với xã hội:
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản, là nguồn để mở rộng tái sản xuất xã hội Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải hạch toán lợi nhuận (hoặc lỗ) rồi từ đó nộp một khoản tiền vào ngân sách nhà nước Sự tham gia đóng góp này của các doanh nghiệp được phản ánh ở số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sự điều tiết của nhà nước đối với lợi nhuận thu được của các đơn vị sản xuất kinh doanh, để góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hoà giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người lao động
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, để khuyến khích, nâng cao chất lượng sản xuất, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ miễn thu cho phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh và miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở vùng sâu, vùng xa Khoản thuế thu nhập mà các doanh nghiệp nộp vào ngân sách nhà nước sẽ dùng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mở rộng tái sản xuất xã hội
Trang 232.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
Với vai trò rất lớn của mình, lợi nhuận tác động tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng Tuy nhiên cần lưu ý rằng không thể coi lợi nhuận là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng không thể chỉ dùng lợi nhuận để so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác nhau, bởi vì bản thân lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đó là:
Quy mô sản xuất:
Các doanh nghiệp cùng loại, nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được cũng khác nhau Ở những doanh nghiệp lớn hơn nếu công tác quản lý kém nhưng lợi nhuận thu được vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và công tác quản lý tốt hơn Bởi doanh nghiệp lớn có rất nhiều ưu thế ngay cả khi tất cả các ngành kinh tế đã sử dụng nhiều đơn vị lớn có thiết bị và kiến thức chuyên môn hoá Trước hết, doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có ưu thế về mặt tài chính, do đó phần dự trữ của doanh nghiệp cho những rủi ro không cần phải tăng tỷ lệ với doanh thu, vì với một số dự án đầu tư sản xuất tăng, có nhiều khả năng giảm bớt thiệt hại Một khía cạnh khác của việc giảm bớt rủi ro kèm theo tăng quy mô sản xuất là các doanh nghiệp lớn có đủ sức đương đầu với những rủi ro lớn hơn do đó khả năng đạt được lợi nhuận cao hơn Hơn nữa nếu doanh nghiệp muốn có nguồn tài chính lớn thì quy mô của nó cho phép việc thâm nhập trực tiếp vào thị trường vốn và với quy mô lớn nhà đầu tư sẽ tin tưởng khi họ quyết định đầu tư vào công ty
Một nhân tố quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động của Công ty là với quy mô lớn công ty có thể tiếp nhận được các lợi thế theo quy mô về kỹ thuật và quản lý trong một số thị trường như: kho tàng bến bãi, đường xá, bởi vậy cho phép công ty có các ưu thế lớn về khả năng tạo dựng một tiền đồ sự nghiệp tốt cho các nhà quản lý Còn về công tác mua nguyên vật liệu đầu vào thì nhờ quy mô lớn cho phép công ty có lợi thế trong thương lượng không chỉ về giá cả nguyên vật liệu mà còn về thời hạn và dịch vụ thanh toán, giao hàng
Trang 24Trình độ trang bị tài sản cố định là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của doanh nghiệp Ở hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm, đổi mới tài sản cố định bằng các nguồn vốn như nguồn vốn pháp định, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn liên doanh, liên kết, và các nguồn vốn tín dụng khác Nếu doanh nghiệp có quy mô lớn thì có thể dễ dàng trong việc huy động nguồn vốn lớn để mua sắm, hiện đại hoá trang thiết bị, công nghệ sản xuất… nhằm góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Điều kiện sản xuất kinh doanh:
Sự tiến bộ của Khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc áp dụng mau lẹ những thành tựu về khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận và thành công trong kinh doanh Nhất là trong điều kiện hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, các máy móc thiết bị được dùng vào sản xuất hết sức hiện đại thay thế nhiều lao động nặng nhọc của con người và điều đáng chú ý là ngày nay thế giới đang đi vào cuộc cách mạng công nghệ mới (như vi điện tử, tin học, sinh học, vật liệu mới) hầu như làm thay đổi nhiều điều kiện cơ bản của sản xuất như: việc tiêu tốn nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm ngày càng ít, nhiều loại vật liệu mới ra đời, lượng lao động dùng vào sản xuất cũng giảm bớt do áp dụng tự động hoá và công nghệ mới Do vậy, trong sản xuất kinh doanh vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là tuỳ theo điều kiện cụ thể mà đón bắt thời cơ, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
Bên cạnh việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất thì nhà quản lý cần phải luôn quan tâm tới công tác tổ chức lao động và sử dụng con người Bởi đây cũng là một nhân tố rất quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong sản xuất Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy, có tác dụng
Trang 25lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Nhưng điều quan trọng hơn và có ý nghĩa hơn trong việc tổ chức quản lý lao động của một doanh nghiệp là ở chỗ biết sử dụng yếu tố “con người”, biết khơi dậy tiềm năng trong mỗi con người, chủ doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ cho cán bộ công nhân viên, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc của mỗi người trong doanh nghiệp
Những nhân tố khách quan và chủ quan:
Ta có công thức xác định lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh như sau: LN = D – G – C trong đó
LN: lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh D: doanh thu tiêu thụ sản phẩm
G: giá vốn hàng xuất bán C: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Nếu quan niệm doanh thu tuỳ thuộc vào sản lượng hàng hoá bán ra và giá bán bình quân của từng loại sản phẩm, giá vốn hàng xuất bán phụ thuộc vào số lượng hàng hoá bán ra và giá vốn bình quân của từng loại sản phẩm tiêu thụ, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào sản lượng hàng hoá bán ra và chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nhgiệp trên một đơn vị sản phẩm, thì lợi nhuận ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào năm nhân tố sau:
Một là,nhân tố sản lượng tiêu thụ, trong điều kiện các nhân tố khác không
thay đổi, khi sản lượng tiêu thụ tăng lên hoặc giảm đi bao nhiêu lần thì lợi nhuận cũng tăng lên giảm đi bấy nhiêu lần Việc tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ phản ánh kết quả của sản xuất kinh doanh cả về khối lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, và thời hạn cũng như phản ánh kết quả công tác bán hàng của doanh nghiệp Như vậy, tác động của nhân tố này chủ yếu phản ánh yếu tố chủ quan trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hai là, nhân tố kết cấu tiêu thụ, kết cấu tiêu thụ thay đổi có thể làm tăng hoặc
giảm tổng số lợi nhuận Trong thực tế nếu tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp
Trang 26hơn thì mặc dù lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng hoá không thay đổi nhưng tổng số lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng hoặc ngược lại nếu giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận cao và tăng tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức lợi nhuận thấp thì tổng số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sẽ bị giảm Việc thay đổi kết cấu tiêu thụ trước hết là do tác động của nhu cầu thị trường, tức là tác động của nhân tố khách quan Mặt khác, để đáp ứng cho nhu cầu thị trường thường xuyên biến động, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tìm cách tự điều chỉnh từ khâu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm và khi đó tác động này lại là tác động mang yếu tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp
Ba là, nhân tố giá bán, giá bán sản phẩm thay đổi ảnh hưởng thuận chiều đến
lợi nhuận, trường hợp giá cả hàng hoá của một số mặt hàng còn do nhà nước quyết định và trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, giá cả hàng hoá tăng hay giảm là do tác động của những nhân tố khách quan như: nhu cầu , thị hiếu người tiêu dùng Còn do phẩm cấp chất lượng hàng hoá không đạt tiêu chuẩn làm cho giá bán bình quân thay đổi thì đó lại là do tác động của nhân tố chủ quan
Bốn là, nhân tố giá vốn hàng xuất bán, thực chất ảnh hưởng của nhân tố này
là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và nó tác động nghịch chiều đến lợi nhuận Như người ta biết, giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý tài chính và sử dụng lao động, vật tư trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp Nếu tổ chức quản lý tốt sản xuất và tài chính thì đây sẽ là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩn, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trước hết, tổ chức quản lý sản xuất đạt trình độ cao có thể giúp doanh nghiệp xác định được mức sản xuất tối ưu, phương án sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản phẩm hạ xuống Nhờ vào việc bố trí các khâu sản xuất hợp lý có thể hạn chế sự lãng phí phí nguyên vật liệu, giảm thấp tỷ lệ phế phẩm, những chi phí về ngừng sản xuất… Bên cạnh đó thì công tác tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư tránh được những tổn thất cho sản xuất khi máy móc phải ngừng làm việc do thiếu vật tư Đồng thời thông qua việc tổ chức sử dụng vốn, kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, tồn kho sản phẩm, từ đó phát hiện ngăn
Trang 27ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư, sản phẩm… Việc đẩy mạnh chu chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn khiến cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí về trả lãi tiền vay, tất cả những sự tác động trên đều là tác động của nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp Nếu tổ chức tốt công tác này sẽ làm giảm bớt chi phí sản xuất góp phần tích cực hạ giá thành sản phẩm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp
Năm là, tác động của nhân tố chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
tính chất ảnh hưởng của nhân tố này giống với ảnh hưởng cấu nhân tố giá bán, xét cả về mức độ cũng như tính chất ảnh hưởng
2.2 Hàm lợi nhuận
2.2.1 Giới thiệu
Các nhà kinh tế đã phát triển các mô hình kinh tế để miêu tả quá trình sản xuất và những hành động giúp tối đa hóa lợi nhuận Cách tiếp cận trực tiếp là sử dụng hàm sản xuất và dùng các yếu tố đầu vào để phân tích hành vi của công ty Tuy nhiên, mô hình này cần đến những kỹ thuật toán học phức tạp để giải quyết vấn đề liên quan đến tối đa hóa lợi nhuận công ty (Diewert, 1971) Những nỗ lực nhằm tránh gặp phải các vấn đề này là tìm cách tiếp cận gián tiếp, là mô hình lợi nhuận, sử dụng yếu tố đầu ra và đầu vào Mô hình lợi nhuận sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm, tối đa hóa lợi nhuận là một hàm của đầu ra, giá biến đầu vào và sản lượng đầu vào cố định
Hàm lợi nhuận có những tính chất nhất định:
- Hàm không âm - Hàm liên tục và tuyến tính với đầu ra và giá đầu vào - Hàm lồi
2.2.2 Lợi ích của hàm lợi nhuận
Hàm lợi nhuận có những đặc điểm hữu dụng hơn so với hàm sản xuất Nó có thể xác định hàm sản xuất của một doanh nghiệp Nhờ vào mối quan hệ tương ứng giữa hàm sản xuất và hàm lợi nhuận, cho phép tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sử
Trang 28dụng đầu ra và đầu vào qua công thức Hotelling’s Lemma, miễn là nó vẫn đáp ứng các yêu cầu của một hàm lợi nhuận (không âm, lồi, liên tục)
Các hệ số của 2 hàm tương đương nhau Do đó sử dụng hàm lợi nhuận để giải quyết vấn đề tối đa hóa lợi nhuận thì dễ dàng hơn so với dùng hàm sản xuất
- Linh hoạt trong phân tích thực nghiệm và phù hợp khi phân tích tác động của
- Các hình thức translog thể hiện bằng logarit, do đó biến đổi mô hình phi tuyến
tính thành mô hình tuyến tính có thể được áp dụng cho các ước lượng tham số thống kê
- Tính toán độ co giãn của sản lượng và nhu cầu đầu vào cũng được đơn giản
hóa
- Khuyết điểm cùa hàm translog là không thể ước tính lợi nhuận trên toàn cầu Nó chỉ có thể được sủ dụng cho những kết quả được giới hạn ở địa phương Tuy nhiên đây là điểm có thể chấp nhận được, vì hàm lợi nhuận không cần thiết phải tính toán cho toàn cầu
2.3 Các nghiên cứu liên quan
2.3.1 Nghiên cứu trong nước
Trang 29Nghiên cứu của Trần Cẩm Linh (Trung tâm Nghiên cứu kinh tế miền Nam, 2014) phân tích tác động của đầu tư trực tiếp đến năng suất lao động doanh nghiệp
hoạt động sản xuất trong ngành dệt may ở Việt Nam Sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp năm 2010 của Tổng Cục Thống kê, bao gồm 1237 doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, với 27,7% doanh nghiệp FDI, 3,7% doanh nghiệp quốc doanh và 68,6% doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nghiên cứu áp dụng hàm Cobb – Douglas và hàm Translog để phân tích tác động của FDI lên năng suất doanh nghiệp Với:
- Mô hình ước lượng dạng hàm Cobb – Douglas:
𝐿𝑛(𝐿𝑎𝑏𝑝𝑟𝑜10𝑖)
= 𝛼0+ 𝛼1 ln(𝐶𝑎𝑝101)+ 𝛼2 ln(𝐶𝑜𝑠𝑡101) + 𝛼3 ln(𝐿𝑎𝑏𝑜𝑟101) + 𝛼4 𝐴𝑔𝑒𝐸𝑛𝑡𝑖+ 𝛼5 𝐷𝑙𝑜𝑐𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛𝑖 + 𝛼6 𝐹𝑠ℎ𝑎𝑟𝑒𝑖 + 𝛼7 𝐷𝑙𝑜𝑐𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛𝑖 𝐹𝑠ℎ𝑎𝑟𝑒 + 𝑒𝑖
- Mô hình ước lượng dạng hàm Translog:
𝐿𝑛(𝐿𝑎𝑏𝑝𝑟𝑜10𝑖)
= 𝛼0+ 𝛼1 ln(𝐶𝑎𝑝10𝑖) + 𝛼2 ln(𝐶𝑜𝑠𝑡10𝑖) + 𝛼3 ln(𝐿𝑎𝑏𝑜𝑟10𝑖)+ 𝛽1 ln(𝐶𝑎𝑝10𝑖) ln(𝐶𝑜𝑠𝑡10𝑖) + 𝛽2 ln(𝐶𝑎𝑝10𝑖) ln(𝐿𝑎𝑏𝑜𝑟10𝑖)+ 𝛽3 ln(𝐿𝑎𝑏𝑜𝑟10𝑖) ln(𝐶𝑜𝑠𝑡10𝑖) + 𝜑1 ln(Cap10i)2
+ 𝜑2 ln(Cost10i)2
+ 𝜑3 ln(Labor10i)2+ γ1 AgeEnti + γ2 Dlocationi+ γ3 Fshare+ γ4 Dlocationi Fsharei+ ei
Trong đó: Labpro10: Năng suất lao động các doanh nghiệp năm 2010 Cap10: Vốn đầu tư cố định của doanh nghiệp trên mỗi lao động năm 2010 Cost10: Tổng chi phí của doanh nghiệp trên mỗi lao động năm 2010
Labor10: Lao động trung bình của doanh nghiệp năm 2010 Age_Ent: Số năm hoạt động của doanh nghiệp tính đến thời điểm năm 2010 Dlocation: Vị trí của doanh nghiệp
Trang 30Fshare: Hình thức sở hữu của doanh nghiệp
Kết quả nghiên cứu:
Phân tích hồi quy từ 2 mô hình trên đã chỉ ra khu vực FDI có tác động đến năng suất lao động doanh nghiệp ngành dệt may và tác động này là tiêu cực Tuy nhiên sự tác động này khác nhau, trong mô hình của Cobb – Douglas, hình thức sở hữu FDI làm giảm 0.279% năng suất lao động thì ở mô hình Translog là giảm 0.322%
Ngoài ra, qua kết quả thống kê mô tả, vốn đầu tư cố định trung bình và chi phí trung bình doanh nghiệp trên mỗi lao động của doanh nghiệp khu vực FDI đều cao hơn doanh nghiệp ở khu vực quốc doanh và ngoài quốc doanh, nhưng năng suất lao động trung bình của doanh nghiệp FDI lại thấp hơn Điều này cho thấy rằng, các doanh nghiệp FDI hoạt động không hiệu quả tại thời điểm điều tra Nguyên nhân là do trong chuỗi giá trị của ngành dệt may từ thiết kế - nguyên liệu – cắt may – thương mại – phân phối thì khâu cắt may là khâu thâm dụng lao động và giá trị gia tăng nhất Các doanh nghiệp FDI lại chọn Việt Nam làm khâu cắt may nhằm mục tiêu tối thiểu chi phí trong chuỗi hoạt động của họ, chính vì động cơ này nên doanh nghiệp dệt may FDI không tác động đến tăng năng suất lao động thông qua kênh chuyển giao tri thức, công nghệ và phân bổ nguồn lực hiệu quả cho ngành dệt may Việt Nam
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm hiểu sự tác động của FDI đến năng suất lao động có sự khác biệt giữa các vùng hay không, nhưng biến này trong 2 mô hình không có ý nghĩa thống kê nên chưa phát hiện được có sự tác động hay không trong nghiên cứu này
Nghiên cứu của Du Long Châu (2006) đánh giá thái độ của các doanh nghiệp
dệt may và thực phẩm chế biến tại Tp.HCM đối với quá trình hội nhập WTO Nghiên cứu xây dựng mô hình thái độ lấy nền tảng từ mô hình đáp ứng của Kinnear & Taylor, 1997
Đối tượng phỏng vấn là nhà quản trị cao cấp trong các doanh nghiệp Việt Nam ở ngành dệt may và thực phẩm chế biến Gồm 160 doanh nghiệp, 80 doanh nghiệp dệt may và 80 doanh nghiệp thực phẩm chế biến Khảo sát ở cả 2 hình thức sở hữu: quốc
Trang 31doanh và ngoài quốc doanh, hình thức hoạt động: sản xuất và thương mại dịch vụ, do đó khung lấy mẫu sẽ gồm 8 nhóm, với mỗi 20 doanh nghiệp cho từng nhóm
Hình 2.0 Khung lấy mẫu số lượng các doanh nghiệp trong nghiên cứu của Du Long
Châu (2006)
Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đánh giá thái độ của các doanh nghiệp đối với quá
trình hội nhập WTO (Du Long Châu, 2006) Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp khi khảo sát thực tế chỉ còn 77 doanh nghiệp hợp lệ
Trang 32Kết quả nghiên cứu:
- Yếu tố nhận thức: chỉ có 11% là biết rất rõ, 27% biết rõ, 38% chỉ biết chung
chung về sự kiện Việt Nam đang đàm phán gia nhập WTO và sự hiểu biết của doanh nghiệp trước sự kiện ban đầu là bị động, chủ yếu do sự tác động của các kênh thông tin bên ngoài như báo chí, truyền hình, v.v… Các doanh nghiệp chỉ tìm hiểu sự kiện do xu hướng thị trường, báo đài đưa tin chứ không chủ động tìm hiểu
- Yếu tố cảm tình: sự nhận định của các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan
đến bản thân doanh nghiệp cũng như về ngành chỉ ở mức biết nhưng không nhiều Bên cạnh đó, các doanh nghiệp biết rất ít các thông tin liên quan đến các quy định, thuế suất và thị trường khi hội nhập Điều này cho thấy các doanh nghiệp chưa có sự quan tâm và tìm hiểu sâu rộng về “luật chơi” khi tham gia vào tổ chức thương mại quốc tế này
- Yếu tố hành vi: 10% doanh nghiệp tự đánh giá tình hình hiện tại của mình ở
mức trung bình trở xuống nhưng lại không có kế hoạch chuẩn bị, 31,2% doanh nghiệp đang lên kế hoạch cải thiện chuẩn bị cho hội nhập, chỉ đang ở mức ý định, 58,4% doanh nghiệp còn lại đã và đang thực hiện
Thái độ của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập WTO của Việt Nam chia làm 2 nhóm Nhóm 1 chỉ dừng lại ở mức độ có quan tâm, hiểu biết về các thông tin và vấn đề liên quan đến sự kiện nhưng không cao, không chủ động tìm hiểu nhiều Nhóm 2 là các doanh nghiệp dã và đang lên kế hoạch cải thiện các hoạt động chức năng chuẩn bị cho hội nhập Trong quá trình thực hiện các doanh nghiệp sẽ nhận ra nhu cầu về các thông tin cần biết cho hội nhập và quay lại tìm hiểu rõ hơn, tập trung vào những phần có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh quốc tế sắp tới
2.3.2 Nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Mikyung Lim và các đồng sự (2006) đánh giá sự tác động của
hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) lên ngành dệt may qua hai cách tiếp cận định tính và định lượng
Trang 33Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu thu thập từ kết quả tổng điều tra sản xuất công nghiệp và kinh tế Các năm được lựa chọn phân tích là 1992 và 1997 vì sự sẵn có của dữ liệu và tính phù hợp của các chi tiết cần thiết Hiệp định NAFTA bắt đầu được thực hiện từ 01/01/1994 nên thời điểm 1992 và 1997 thích hợp để phân tích trước và sau khi áp dụng hiệp định Ngoài ra, còn một số lí do khác, đó là: cuộc suy thoái kinh tế đầu thập niên 1990, sự mất giá của đồng Peso cuối năm 1994/1995, sự mất giá của tiền tệ châu Á cuối năm 1997/1998, suy thoái kinh tế những năm 2000, sự kiện ngày 11/9 và các cuộc chiến chống Iraq, Afghanistan làm tiền tệ bị định giá thấp…
Mục tiêu của nghiên cứu: Các kết quả phân tích được sử dụng để đánh giá tác động
của NAFTA vào hoạt động sản xuất và từ đó rút ra các tác động chính sách thích hợp Nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của NAFTA lên ngành thương mại dệt may Mỹ, nhưng từ khi bắt đầu thực hiện hiệp đinh, chỉ có một vài nghiên cứu đánh giá tác động thực tế như thế nào Đây là nghiên cứu quan trọng để lấp đầy khoảng trống kiến thức và xác định các mục tiêu ban đầu của NAFTA lên ngành dệt may đã đạt được như những lợi ích mà chính phủ và các nhà quản lý đã hy vong hay chưa
Xét riêng ở phần phân tích định lượng, mô hình lợi nhuận dược lấy làm nền tảng, và
dạng thức translog được áp dụng cho trường hợp ở bài nghiên cứu này Mô hình hàm translog lợi nhuận được viết như sau:
Hình 2.2 Mô hình lợi nhuận trong nghiên cứu của Mikyung Lim (2006)
Với: π: lợi nhuận của doanh nghiệp
Trang 34pl: giá của lao động trên giá của 1 đơn vị sản phẩm đầu ra pm: giá của nguyên liệu đầu vào trên giá 1 đơn vị sản phẩm đầu ra pe: giá điện trên giá của 1 đơn vị sản phẩm đầu ra
K: giá trị bằng tiền của chi phí vốn mới và cũ, bao gồm các tòa nhà, máy móc, thiết bị, v.v…
MN: giá trị bằng tiền của các chi phí bảo trì, dịch vụ mua vào, sửa chữa nhà của, máy móc, truyền thông, pháp luật, kế toán, quảng cáo, phần mềm, v.v D: thời gian giả (trước và sau NAFTA); Và các hệ số ai
Kết quả nghiên cứu:
Tất cả các hệ số trong mô hình lợi nhuận đều mang tính tiêu cực (hệ số âm) Các mối quan hệ tiêu cực được mong đợi là giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập như giá biến đầu vào, bảo dưỡng, chi phí vốn Do sự tăng giá của các yếu tố này sẽ làm tăng các khoản chi phí sản xuất sẽ làm giảm lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt may Ngoại trừ chi phí vốn, các yếu tố khác đều có ý nghĩa thống kê
Biến giả NAFTA trong mô hình này chỉ ra sự khác biệt giữa trước và sau khi tham gia hiệp định NAFTA Các tham số ước lượng của biến này là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê (-0,34), chỉ ra rằng hiệu suất lợi nhuận của ngành công nghiệp dệt may Mỹ đã trở nên tệ đáng kể dưới ảnh hưởng của NAFTA Ý nghĩa thống kê của tham số ước lượng chi phí vốn là đáng quan tâm, vì ngành công nghiệp dệt may đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển công nghệ trong nhiều thập kỷ qua
Hạn chế của nghiên cứu:
- Do tính sẵn có của dữ liệu nên chỉ có thể phân tích tác động ngắn hạn của
NAFTA vào hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp dệt may Mỹ Sử dụng dữ liệu điều tra dân số tại thời điểm, thay vì sử dụng dữ liệu hàng năm
- Những thay đổi, bất ổn kinh tế vĩ mô, môi trường chính trị cuối những năm
1990, không có dữ liệu phân tích từ các hoạt động sản xuất công nghiệp sau
- Do chỉ phân tích trong ngắn hạn, nên không phân tích được tác động của việc
phát triển công nghệ vào hoạt động sản xuất
Trang 35- Các phân tích kinh tế không phân biệt tác động của NAFTA từ những yếu tố
môi trường khác trên hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp, do đó, trong các mối quan hệ giữa công nghiệp và thị trường nên được giải thích cẩn trọng trong những năm khảo sát
Nghiên cứu của Zheng Jianzhuang và các đồng sự (2013) dựa trên lý thuyết
của chất lượng lợi nhuận, các nghiên cứu thực nghiệm thực hiện trong ngành dệt may Trung Quốc dưới ảnh hưởng của mức độ rủi ro, lợi nhuận, khả năng tiền mặt và khả năng hoạt động, nhằm giải quyết những lỗ hổng trong những nghiên cứu trước Kết luận chính của nghiên cứu là sự giải thích quan trọng về đòn bẩy tổng hợp, biên hoạt động, dòng tiền mặt của các hoạt động sản xuất trên mỗi cổ phiếu, vòng quay tổng tài sản trên chất lượng lợi nhuận
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập gồm: 33 công ty may mặc có 10 năm kinh nghiệm trong khoảng thời gian 2002 – 2011 và 55 công ty may mặc với 3 năm kinh nghiệm trong khoảng thời gian 2009 – 2011
Mô hình dựa theo nghiên cứu của Chen’s (2002) 𝐸𝑆𝑃𝑖,𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1 𝑅𝑂𝐶𝐿𝑖,𝑡 + 𝛼2 𝑅𝑂𝑀𝑅𝑖,𝑡+ 𝛼3 𝑁𝑂𝑃𝑆𝑖,𝑡 + 𝛼4 𝑅𝑂𝑇𝐴𝑖,𝑡 + 𝜀 𝑅𝑂𝐴𝑖,𝑡 = 𝛼0+ 𝛼1 𝑅𝑂𝐶𝐿𝑖,𝑡 + 𝛼2 𝑅𝑂𝑀𝑅𝑖,𝑡+ 𝛼3 𝑁𝑂𝑃𝑆𝑖,𝑡 + 𝛼4 𝑅𝑂𝑇𝐴𝑖,𝑡+ 𝛿 Với:
ESPi,t: Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của công ty trong năm t ROAi,t: Lợi nhuận trên tài sản của công ty trong năm t 𝑅𝑂𝐶𝐿 = 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ê𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢
𝑇ℎ𝑎𝑦 đổ𝑖 𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 : Tỉ số đòn bẩy - thước đo mức độ rủi ro 𝑅𝑂𝑀𝑅 = 𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 −𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí
𝑇ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 : Lợi nhuận ròng – thước đo lợi nhuận 𝑁𝑂𝑃𝑆 = 𝐷ò𝑛𝑔 𝑡𝑖ề𝑛 𝑟ò𝑛𝑔 𝑠ả𝑛 𝑥𝑢ấ𝑡
𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔𝑐ổ 𝑝ℎ𝑖ế𝑢𝑝ℎá𝑡ℎà𝑛ℎ : Dòng tiền ròng trên mỗi cổ phiếu – Thước đo hiệu quả sử dụng tiền mặt
𝑅𝑂𝑇𝐴 = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛: Vòng quay tổng tài sản – thước đo hiệu quả sử dụng tài sản
𝜀; 𝛿 : hệ số
Trang 36Kết quả nghiên cứu - Phân tích hồi quy ở 2 mô hình cho thấy tỉ số đòn bẩy, lợi nhuận biên, dòng
tiền mặt trên cổ phiếu và vòng quay tổng tài sản đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận cả trên EPS và ROA của các doanh nghiệp dệt may
- Hệ số của tỉ số đòn bẩy mang dấu âm, nghĩa là có mối quan hệ nghịch giữa lợi
nhuận và tổng đòn bẩy Giải thích logic tương tự cho 4 biến còn lại mang dấu dương, mối quan hệ thuận
- Dựa theo kết quả của nghiên cứu, kiến nghị được đưa ra cho nhà quản lý là
nên thành lập bộ phận tư vấn và ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ trong quản lý sản xuất, quản lý hàng tồn kho, mục tiêu giảm chi phí, giảm hàng tồn kho
Tổng kết:
Đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, cụ thể là lợi nhuận không phải là một đề tài mới mẻ, đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều phương pháp và yếu tố khác nhau Như nghiên cứu của Mikyung Lim (2006) đánh giá các doanh nghiệp dệt may trước và sau khi gia nhập NAFTA bằng hàm lợi nhuận translog Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chi phí có tác động tiêu cực đến lợi nhuận Tuy nhiên bộ dữ liệu chỉ được lấy trong khoảng thời gian ngắn năm 1992 và 1997 nên không phân tích được tác động của phát triển công nghệ vào sản xuất và bỏ qua ảnh hưởng của những thay đổi, bất ổn kinh tế Nghiên cứu của Zheng Jianzhuang và các đồng sự (2013) đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may thông qua ROA và ROE, và những kiến nghị nên ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý tồn kho nhằm giảm chi phí cho ngành dệt may Trung Quốc
Tại Việt Nam có nghiên cứu của Du Long Châu (2006) đánh giá thái độ của các doanh nghiệp trước tình hình hội nhập Kết quả cho thấy chỉ có 11% trong tổng số 77 doanh nghiệp được khảo sát có sự hiểu biết rất rõ về tổ chức WTO và các vấn đề liên quan nhưng lại có 58.4% tổng số doanh nghiệp được khảo sát đã có kế hoạch chuẩn bị Nghiên cứu chỉ mang tính khảo sát định tính, dựa vào phỏng vấn các nhà quản lý doanh nghiệp
Trang 37Có thể thấy rằng sau 10 năm, các nghiên cứu trước đây chỉ dừng lại ở việc dự báo “tương lai”, mà chưa có hành động “nhìn lại” Vì thế, mô hình lợi nhuận translog trong nghiên cứu của Mikyung Lim (2006) với các chỉ tiêu định lượng có thể thu thập trong từng doanh nghiệp, sẽ cung cấp một cơ sở khoa học đánh giá chứ không chỉ là những lời nhận định suông Nghiên cứu của Mikyung Lim (2006) đánh giá trong ngành dệt may Mỹ dưới tác động của Hiệp định NAFTA (tham gia năm 1994) trong hai năm 1992 và 1997 Còn trong nghiên cứu này, người viết thực hiện đánh giá chung cho các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM và bổ sung thêm yếu tố “tuổi của doanh nghiệp” để đánh giá sự ảnh hưởng của nó tới lợi nhuận.
2.4 Tổ chức thương mại Thế giới
2.4.1 Giới thiệu về WTO
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization), được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch
Tổ chức Thương mại Thế giới kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hóa) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại, hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư
Các thành viên: tính đến ngày 26/6/2014, gồm có 160 thành viên, là các quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương
2.4.2 Nhiệm vụ của WTO
4 nhiệm vụ chủ yếu
- Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn
khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có)
- Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định,
cam kết mới về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại
- Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO
Trang 38- Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên 2.4.3 Cơ cấu tổ chức WTO
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp): Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO; Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại; Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào
Quá trình thông qua quyết định trong WTO
Về cơ bản, các quyết định trong WTO được thông qua bằng cơ chế đồng thuận Có
nghĩa là chỉ khi không một nước nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới được xem là “được thông qua”
Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên
Tuy nhiên, trong các trường hợp sau quyết định của WTO được thông qua theo các
cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận):
• Giải thích các điều khoản của các Hiệp định: Được thông qua nếu có 3/4 số
phiếu ủng hộ;
Trang 39• Dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên: Được thông qua nếu có
3/4 số phiếu ủng hộ;
• Sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ
quốc trong GATT, GATS và TRIPS): Được thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ
Những lợi ích của tổ chức Thương mại Thế giới: - Giúp gìn giữ hòa bình
- Giải quyết các mâu thuẫn thương mại một cách xây dựng - Một hệ thống dựa trên những nguyên tắc chứ không phải là sức mạnh để làm
cho cuộc sống dễ dàng hơn với tất cả mọi người
- Thương mại tự do giúp giảm chi phí cuộc sống - Đem đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn hơn, và phạm vi chất lượng rộng
2.4.4 Việt Nam gia nhập WTO
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách thương mại theo hướng minh bạch và tự do hóa hơn Việc cải cách này thể hiện ở các cam kết đa phương về pháp luật và thể chế cũng như các cam kết mở cửa thị trường hàng hoá, dịch vụ, nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong giai đoạn hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu
Qua 9 năm gia nhập WTO (2007 – 2016) mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng Việt Nam vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế Trong 9 năm, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6.29% (theo www.tapchitaichinh.vn) là thành tựu hết sức quan trọng trong thời điểm kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng thế giới…như hiện
Trang 40nay Cụ thể, GDP bình quân đầu người ở Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO là 1600USD, mức sống của người dân được cải thiện
Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn và hạn chế Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, cụ thể giá trị năng suất lao động trung bình đầu người năm 2011 đạt 2400 USD/ người thấp hơn so với Thái Lan 2721USD/ người, Indonesia 2650 USD/ người vào năm 2005 Trong ngành công nghiệp, ngành khai thác gia công vẫn chiếm tỷ trọng lớn, việc sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm có chất lượng và chất xám cao còn rất thấp Nông nghiệp vẫn phải phụ thuộc vào nhập giống cây trồng, ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cũng chưa phổ biến