Dựa trên kết quả thu được từ nghiên cứu này, ta đã có được mô hình các yếu tốảnh hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại thànhphố Hồ Chí Minh, góp pha
Trang 1NGUYEN DOAN QUOC DUNG
CAC YEU TO ANH HUONG DEN VIEC NHAN DIEN CO HOIKINH DOANH CUA CAC DOANH NHAN KHOI NGHIEP:MỘT NGHIÊN CUU THỰC NGHIEM TẠI TP HO CHÍ MINH
Chuyén nganh: Quan tri kinh doanh
Mã số ngành: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP.HO CHI MINH, tháng 10 năm 2016
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAĐẠI HỌC QUOC GIA TP HO CHI MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG MINH
CHƯƠNG -(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
(Ghi rõ họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, DHQG Tp.HCMngày thang năm
Thanh phân Hội đông đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyênngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)
CHỦ TỊCH HOI DONG TRƯỞNG KHOA
Trang 3DAI HOC QUOC GIA TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: MSHV: 7141059
NGUYEN DOAN QUOC DUNGNgày, tháng, năm sinh: 03/02/1989 Noi sinh: TP HO CHI MINHChuyén nganh: QUAN TRI KINH DOANH Mã số : 60 34 01 02
L TÊN DE TÀI:CÁC YEU TO ANH HUONG DEN VIỆC NHẬN DIỆN CƠ HỘI KINH DOANH CUACÁC DOANH NHÂN KHOI NGHIỆP: MỘT NGHIÊN CỨU THUC NGHIEM TAI TP
HO CHÍ MINH.NHIEM VU VA NOI DUNG:
° Khao sat cac yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh của cácdoanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
° Xác định mức độ quan trọng của các yếu tố.° Rút ra kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.Il NGÀY GIAO NHIEM VỤ : 16/05/2016
II NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VU: 21/10/2016IV.CÁN BỘ HƯỚNG DÂN: TS.TRƯƠNG MINH CHƯƠNG
Trang 4LOI CAM ONLoi đầu tiên, xin chân thành cảm ơn thay, TS.Trương Minh Chương, người đãdành thời gian và tâm huyết để hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt khoảng thời gianthực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thay, Cô khoa Quản Lý Công Nghiệp, Trường DHBách Khoa TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức quý báucho tôi trong quá trình học tập tại trường Đó là những nên tảng vững chắc giúp tôi thựchiện thành công luận văn tốt nghiệp này
Xin chân thành cảm ơn các anh chị doanh nhân trong hội doanh nhân trẻ Việt
Nam, và t6 chức kết nối thương mai BNI đã dành rất nhiều thời gian và công sức dé hỗtrợ tôi trong quá trình thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu
Cảm ơn tất cả bạn bè và người thân trong gia đình đã ở bên cạnh động viên, hỗ trợtôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn vừa qua
Sự giúp đỡ cùa mọi người là nguồn động viên rất to lớn, giúp tôi có đủ nghị lựcvượt qua những khó khăn trở ngại, và hoàn thành tốt quá trình thực hiện luận văn này
Xin chân thành cam on!
Thanh phố Hồ Chi Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2016
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Doãn Quốc Dũng
Trang 5cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh.Qua quá trình thực hiện nghiên cứu, ta có thể rút ra được kết luận về các yếu tố có ảnhhưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại thành phốHồ Chí Minh nói riêng và tại Việt Nam nói chung Đồng thời, dựa trên kết quả thu được
qua việc nghiên cứu định lượng, ta cũng có thể kết luận về mức độ ảnh hưởng và tầm
quan trọng của các yếu tố này đối với sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhânkhởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh Kết quả thu được sau nghiên cứu sẽ gópphan xây dựng và phát triển hệ thống tri thức về “tinh thần doanh nhân” và “khởi nghiệp”vốn dĩ còn rất non trẻ tại Việt Nam hiện nay
Quá trình nghiên cứu trải qua ba giai đoạn chính: (1) Nghiên cứu định tính sơ bộ,(2) Nghiên cứu định lượng sơ bộ, (3) Nghiên cứu định lượng chính thức.
Giai đoạn nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện ngay sau khi hoàn thành giai
đoạn lược khảo lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Mục đích của quá trình nghiêncứu định tính sơ bộ là dé tìm kiếm ra các yếu tố mới, nhăm bổ sung và hoàn thiện thangđo sơ bộ Phương pháp thực hiện nghiên cứu là phỏng vấn sâu và thao luận tay đôi Cáccâu hỏi dùng trong nghiên cứu thuộc dạng phi cấu trúc, tùy theo tình huống và cách trảlời của đáp viên mà người nghiên cứu sẽ đưa ra các câu hỏi phù hợp, mục đích là để
khuyến khích các đáp viên trả lời sâu vào những lĩnh vực mà họ quan tâm, nhăm tìm ra
được các yếu tổ mới dé bổ sung và hoàn thiện thang do sơ bộ
Giai đoạn nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện nhăm đánh giá bảng khảosát trước khi tiến hành phát bảng khảo sát với số lượng lớn Các đáp viên được dé nghịhoàn thành bảng khảo sát, sau đó đóng góp các ý kiến về cách thức trình bày, cách sửdụng từ ngữ Nhăm mục đích hoàn thiện bảng khảo sát Sau đó, bảng khảo sát này sẽđược dùng để khảo sát thử 40-50 đáp viên Kết quả thu được sẽ được phân tích CronbachAlpha và EFA để kiểm tra xem thang đo có phù hợp với dữ liệu thực tế hay không Nếu
Trang 6phù hợp thì sẽ bắt đầu thực hiện nghiên cứu chính thức và phát bảng khảo sát với số
lượng lón.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện với công cụ bảng khảo sát,
phạm vi khảo sát trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh với cỡ mẫu là 200 Sau khi thuthập mẫu dữ liệu sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS và AMOS theo thứ tự cácbước như sau: (1) thống kê mô tả mẫu, (2) kiểm định Cronbach Alpha, (3) phân tích nhântố khám phá EFA, (4) phân tích nhân tố khăng định CFA, (5) phân tích SEM Sau quátrình phân tích, kết quả chứng minh rằng mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đophù hợp với dữ liệu thị trường thu thập được Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận diện cơhội kinh doanh tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: tri thức có trước, các mốiquan hệ xã hội, đặc điểm tính cách và sự phát giác cơ hội kinh doanh Các giả thuyết HI,
H2, H3, H4 cũng được ung hộ bởi bộ dữ liệu thu được, với độ tin cậy lớn hơn 95%.
Kết quả nghiên cứu thu được trong dé tài nghiên cứu này cũng được ủng hộ bởi cơsở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Qua đó ta có thê thấy các yếu tố ảnh hưởng đếnsự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp trong khu vực thành phốHồ Chí Minh cũng tương đối giống với các yếu tố trong những nghiên cứu trước đây ởcác quốc gia khác trên thế giới Do đó ta có thể kết luận kết quả thu được là có cơ sở vàcó thé tin cậy được
Dựa trên kết quả thu được từ nghiên cứu này, ta đã có được mô hình các yếu tốảnh hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân khởi nghiệp tại thànhphố Hồ Chí Minh, góp phan vào việc xây dựng hệ thống tri thức về “tinh thần doanhnhân” và “khởi nghiệp” tại Việt Nam Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho những nghiên
cứu bô sung, cải tiên sau này.
Trang 7ABSTRACTThe aim of this thesis is to study about the factors that affect on the entrepreneurialopportunity identification of the entrepreneurs in Ho Chi Minh city Through the processof conducting research, we can draw conclusions about the factors that affect on theentrepreneurial opportunity identification of the entrepreneurs in Ho Chi Minh city, VietNam Based on the results were obtained through quantitative research, we can alsoconclude on the influence and importance of these factors on the entrepreneurialopportunity identification of the entrepreneurs in the area of Ho Chi Minh city Theresults of this study will contribute to the construction and development of the system ofknowledge about the "Startup" and "entrepreneurship" inherently very young in Vietnamtoday.
The process of this study has three main phases: (1) preliminary qualitativeresearch, (2) preliminary quantitative research, (3) main quantitative research.
The preliminary qualitative research phase was conducted right after completingtheoretical research and promoting the research models The purpose of the preliminaryqualitative research is to find out the new elements, in order to improve and complete thepreliminary scale The methods of this research are interviewed and direct discussion.The questions were used in this research is unstructured It depends on the situation andthe answers of the respondents, then the researchers will make the appropriate questions.The purpose of this method is to encourage the respondents answer deeply about the fieldin which they are interested Thereby we can find new elements to improve and completethe preliminary scale.
The preliminary quantitative research phase was conducted to evaluate the surveybefore the main research The respondents were asked to complete the survey, and thencomment their idea about this survey Their opinion is used to improve the survey.After that, it will be used to survey around 40-50 respondents The results will beanalyzed Cronbach Alpha and EFA If it is appropriate, it will be used in the mainresearch.
Trang 8The main quantitative research is made with the survey tool The survey range isin Ho Chi Minh city with the sample size around 200 surveys After collecting, the datawill be analyzed using SPSS and AMOS software through these steps: (1) Descriptivestatistics, (2) Cronbach Alpha, (3) EFA, (4) CFA, ( 5) SEM After the analysis, the resultsdemonstrate that the proposed research model and the scale are suitable with market datacollected The factors affect on the entrepreneurial opportunity identification in Ho ChiMinh City include: “previous knowledge”, “social relationships”, “personality traits” and“entrepreneurial alertness” The hypothesis HI, H2, H3, H4 is also supported by the dataobtained, with the reliability higher than 95%.
Based on the results obtained from this research, we have the model of the factorsaffecting on the entrepreneurial opportunity identification of the entrepreneurs in Ho ChiMinh city This result contributes to the construction of the knowledge of"entrepreneurship" and "startup" in Vietnam At the same time, this result is also the basisfor the next studies, in the future.
Trang 9LOI CAM DOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quanêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn góc
Học viên thực hiện luận văn
Nguyễn Doãn Quốc Dũng
Trang 10MUC LUCOTF aa 0 Hmaaaaaaaaầaầầầaiầiẳđẳđẳiẳẳiẳdiiiiii l
GIỚI THIỆU DE TÀI NGHIÊN CỨU - -c 2.7 cv s2 |1.1 Lý do hình thành để tai w.ccccccccccscessessessesssesssessessssssesesssssesssssesseesesesseeseen |
12 Mục tiêunghi Ên CỨU - G- 5 - 5 11910 TH ng 213 Pham Vi nghiGn CU 01 2
143.1 Đối tượng nghiÊH CUP ceecceccecccsccssssscsecsecssessssssesssssssessssssssssssecsssessssecssessessesseesseesees 2
1.3.2 Không gi4H s- SH KH TH HH HH nung 3LBB THỜI IAH SH HT gu 3
14 Y nghĩa thực tiễn của nghiên CUU cecceccccccsccssssssesseessssssssessessssssessessesseessesseeseeees 31.5 BG cục luận văn - 6 Sẻ tk SE 3 1E 9E 17119113 ven grsekee 4
Ô/1/1///1-89phhHaladadiadađaaađẳẳẳẳiầaẳiẳiiiiẳẳiẳia - 5
CƠ SỞ LÝ THUYET VA MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
2.1.1 Định nghĩa và các lý thuyết liên quan đến khái niệm cơ hội kinh doanh va
sự nhận diện cơ hội kinh COANN e 5 =5 + 3 3 9E 99K 9v vu re erva 5
2.12 Tổng quan các lý thuyết có liên quan đến sự nhận diện cơ hội kinh
01/17/1 8
2.13 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ dé “nhận diện co
hội kinh ((OQHÏ ”” cc << 131 1 vn g0 10000 0 E6 16
2.2 Dé xuất mô hì nh và các gi ả thuyết nghiên cứu . -s- s22: 252.2.1 Đề xuất mô hình nghiên CU - 55+ Sc<SE<‡EkeEkeEEEEkEkesreerrrkerrree 25222 Đề xuất các giả thuyết của mô hình nghiên CUU - 26
3.6.1 Phương pháp lấy MAU - 22-55 SE<SEESEESEESEEEEkEEEEEEEEEEkrrkrrrrrkerreee 42
Trang 11KET QUÁ NGHIÊN CỨU cc S222 22111111 vn kg h 434.1 Thống kê MO ta cecceccecccsscsscsssssssessesssssssscsssessssseesesssscsecsssssesseeseessessecsucssessseseeesseseeses 434.1.1 Thong kê mô tủ MGU cocescsscsssesssssssssesssessesssssssssessscsssssessscsssssssssssuessessessecsssessesesessen 434.1.2 Thong kê mô tả các biến trong mô NIN - + + ©c<+cesctecrvrkerterrsereere 45
4.2 Đánh giá độ tin cậy của thang ỞO - - 5 ng ng gi, 48
4.3 Phân tích nhân tố khám phá E.FA - 2+2 ©£©+£+£+£2£s££S£++£+E+zxezveee 5344 Phân tích nhân tố khang định CFA -.2 22 ¿52+ £s2£S£++£+Exexzceeee 594.4.1 Kiêm định tinh Ơn nguyen - 5-52 S5 ©S£+EE£SE£ SE EEESEEEEEEEEEEEkerkerrerrkerrerred 604.4.2 Kiểm định 3//0/8,138:70000n0Ẻ8588 - 614.4.3 Kiếm định tinh phân biệt giữa các thành phần của thang ão - 624.55 Kiểm định mô hình SEM -c -c+++eeserrxrirrrrtrrrttrkrrrrrrrrrrrrrrrrrid 6446 Thảo luận kết Qua cescecccsccsssssssesssssessesscsssesssssessssscsecsssssssecsessssssecsscssessscsseessesseees 69
Y NGHĨA VÀ KẾT LUẬN -.-.cc CC nQSn n SH v HE ky ke nh ghe sen 795.1 Tóm tat dé tài nghiên cứu eccceccccscescessssesssesessssessesssssessecsssssessesssessesseeseessssseeees 795.2 Kết quả va đóng góp của dé tài nghiên cứu -. -2-2©<c<+c+c+rsrsee 815.2.1 Thang do các mối quan hệ XA hội ceceeceecsscsessessessessessessessesssssessesssssseseseseseseesees 825.2.2 Thang đo đặc điểm tinh COC ceececcseccecssssvssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssesseessee 82
5.2.3 Thang đo tri thứC CO ÍFHỚC SG ĂĂ SH HH HH, 835.2.4 Thang do sự phat giác co hỘi KIHH CONN wicceccccccescsesssesssescssecsseesseesseeseceasenseees 845.2.5 Thang do sự nhận điện cơ hội KIHh COM -c- c5 3S ESseEeseeeesxe 85
5.2.6 Ynghia thc tin 8n 855.3 Các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo . - 52 52 ©5<+cs2cszccs2 865.3.1 Các hạn UE cevcseccsseccssecvssssvesssvscesessssesvsnssvenssuenssesuessssassesusateneassteassesassesusaeseenenesseass 865.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo cecceccccsesscecssssssssessssssssssssssssssssssecsssssscsssssssssssssssesssessen 87TÀI LIEU THAM KHẢO - c2 2E HS ng se 88
PHU 00 2 91
Trang 12DANH MỤC BANGBang 2.1: Tổng kết các nghiên cứu có liên quan trước đổây c5©c<ccsccecceeceee 22
Bang 3.1: Thang do sơ bộ cho nghiÊH Cử: «e.eằ S55 55555555555 sskeskeseeserserseree 30
Bảng 4.1: Mô tả các thành phHẨN MG cveesveccessesscsssesssessssssssscsssssssssssssssssssssssssssscsssssssssssssssseseesees 44Bang 4.2: Thong kê mô tả các biến trong mô hÌNÏh 5-55 ©5+©c+E©SEESEESEESEEEEErrrkrrkrrkee 45Bang 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang do chưa điều chỉnh - -5-: 49Bang 4.4: Hệ số Cronbach’s alpha của các thang do đã điểu chỉnh -sc: 52
Bang 4.5: KMO and Bartlett's Test 0808808066 ố e 53
Bang 4.6: Phần trăm phương sai toàn DG ccecssssessesssssessessessesssssssssssssssesssssssessessessessssssseseseaees 54Bảng 4.7: Ma trận xoay HhẬH t6 vescceccscsssssessesssssssssssssssssssesscsussssssssssssssssssecsssssssssssssscsessssseesess 55Bang 4.8: KMO and Bartlett's Test (đã loại DiéN) cesccsscescsssssscssssssssssesssssssssssssessssssssesssssssseesees 56Bang 4.9: Phan trăm phương sai toàn bộ (đã loại DiéN) ceeceeccescsscescssssssssssssesssssssseseesseseseeees 57Bảng 4.10: Ma trận xoay nhân HỒ 5+5 St ESe SE EEEEEE + EEEEE112111211 1111111111111 57Bang 4.11: Bang ước lượng các hệ số chưa chuẩn hÓ ©5<5<©ceSce+seckctcrrreereee 60Bang 4.12: Bang ưóc lượng các hệ số đã chuẩn HÓA 5-©5+©5<©c<SseSeeSke+kckckckrrerrkee 61Bang 4.13: Kiểm định tinh phân biệt giữa các thành phần của thang ẩo - 62Bang 4.14: So sánh bình phương hệ số tương quan và phương sai trích s ‹e- 62Bang 4.15: Độ tin cậy tổng hop và tong phương sai trích của thang đo 63Bang 4.16: Bang ưóc lượng các hệ số chưa chuẩn hóÓad ©5<5<©ceSce+keckctcrrrerreee 65Bang 4.17: Kiểm định bOOfSITđD co Ăn TS Y HS ST ky SH HH nen vét 76
Bang 4.18: Hệ sô tải chưa chuân hóa của các yêu tô trong mô hình SEM 66
Bang 4.19: Hệ số tai đã chuẩn hóa của các yếu tô trong mô hình SEM -: 67Bảng 4.20: Hệ số r bình Phuong 55+ SS<S+eSEEEE SE 1112112110111 11.11 1xx gườo 68Bang 4.21: Kết qua phân tích yếu to sự phát giác cơ hội kinh doanh -5-55-5se: 71Bang 4.22: Kết qua phân tích yéu tố đặc điềm tinh cách veecceccccscscsscsscssssessessesssssessessesesesees 73Bang 4.23: Kết quả phân tích vếu tO trì thứC CÓ HC 5-©5<©c<Sc<cSeSkSkeEkEEEkEkrrkrrkee 76Bang 4.24: Kết quả phân tích vếu tố môi quan hệ xã hội 5-5252 ©5eSceScctcrrrerreee 78
Trang 13DANH MỤC HÌNHHình 2.1: Mô hình các yếu tô ảnh hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh 26Hình 3.1: Sơ đồ của quy trình thực hiện nghiêH CửỬU - sec 5c se se se sec sec cec 2ÔHình 4.1: Kết quả phân tích nhân tô khắng định CFA -©s<©5<+esEesresrrerrerrerxee 59Hình 4.2: Kết quả kiểm định mô hình SiEÌM 5- 5< ©5<+k+*k‡+EeEEeEEeEEkEEEEerxerkerrreerkee 64Hình 4.3: Kết quả kiểm định mô hình SEM vcecccssssssssssssessssssssssssssessesstssessesssesesvesneenes 69
Trang 14trọng khá nữa, là sự đóng góp của cá doanh nhân khởi nghiệp trong việc mang
đến cho thị trường những sản phẩm mới, kích thích nhu câu hoặc tạo ra những
nhu câu tiêu dùng mới cho người dân của một quôc gia.
Hiện nay, ta Việt Nam, Dang va Nhà Nước đã nhận thức rõ ràng về vai tròquan trọng của các doanh nghiệp khởi nghiệp, và bước dau đã có những động thaitích cực và cụ thể để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp
trong nước.
Tuy nhiên bên cạnh viéc hỗ trợ và tạo điều thuận lợi về mặ tài chính,chính sách, thì cá doanh nhân trẻ tại Việt Nam còn cần được hỗ trợ về mặt kiến thứcđể khởi nghiệp Vì khởi nghiệp là một công việc phức tạp và có tính rủi ro cao, dođó, bên cạnh việc đào tạo các kiến thức về kinh doanh trong nhà trường, các doanhnhân trẻ còn cần những kiến thức mới, thức thời và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực khỏi nghiệp, kha năng xác định và lựa chon đúng cơ hội
kinh doanh để khởi nghiệp là một trong những khả năng quan trọng nhất của
một người doanh nhân khởi nghiệp thành công (Stevenson et al., 1985) Hiện nay,
Trang 15độ ảnh hưởng của chúng đến khá niệm này Tuy nhiên hiện nay ta Việt Nam,những nghiên cứu về lĩnh vực nay vẫn còn rất hạn chế Nhận thức được tần quantrọng cũng như tính cấp thiết của vấn đề này, nên nghiên cứu sẽ được thực hiệnvới dé tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh: mộtnghiên cứu thực nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh” Với mong muốn nhận diệnra được những yếu tố có sự tác động, cũng như mức độ tác động của chúng đối
với việc nhận diện cơ hội kinh doanh của các doanh nhân đã từng khởi nghiệp tại
thành phố Hồ Chí Minh Nhằm mục đích cung cấp những thông tin hữu dung vabổ ích cho công tá đào tạo, bồi dưỡng và phát triển thế hệ doanh nhân trẻ tại
Việt Nam hiện nay.
1.3 Cau hỏi nghiên cứu
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh của cácdoanh nhân khởi nghiệp tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh?
Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này lên sự nhận diện cơ hội kinh doanhcủa các doanh nhân khởi nghiệp trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh là như thế
nao?
1.4 Pham vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 16Đối tượng nghiên cứu của dé tài nghiên cứu này là các doanh nhân khởi
nghiệp (trong vòng 3 năm trước khi nghiên cứu được thực hiện), những ngườiđã từng thực hiện và trải qua sự nhận diện cơ hội kinh doanh Vì đây là những
người đã trực tiếp tham gia vào việc nhận diện cơ hội kinh doanh, nên họ sẽ cóthể cung cấp những thông tin chính xác nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhận
diện cơ hội kinh doanh của bản thân.
được thực hiện thành công sẽ là một sự đóng góp bước dau trong việc kiểm định
các lý thuyết về sự “hhận diện cơ hội kinh doanh” tại môi trường thực tẾ củaViệt Nam Đây sẽ là nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo thuộc vé lĩnh vựcnày, góp phan thúc day sự phát triển về tri thức trong lĩnh vực khởi nghiệp tại
nước ta.
Trang 17%* Chương 1: Giới thiệu về đề tàiNêu tổng quan về nghiên cứu, lý do hình thành đề tài, trình bảy mục tiêu,phạm vi, ý nghĩa thực tiễn và bố cục của đề tài.
s* Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghỉ ên cứuNêu định nghĩa va các lý thuyết liên quan về khá niệm ‘to hội kinh doanh”
và “Sự nhận diện cơ hội kinh doanh”.
Dé xuấ mô hình nghiên cứu dé xuấ và các giả thuyết trong mô hình.* Chương 3: Thiết kế nghỉ ên cứu
Trình bảy phương pháp nghiên cứu để kiểm tra thang đo, kiếm định sự phùhop của mô hình nghiên cứu với các giả thuyết dé ra và thông tin về mẫu
%* Chương 4: Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quaDùng phan mềm SPSS va AMOS để phân tích dữ liệu và thảo luận về kết
quả thu được.
¢ Chương 5: kết luận và kiến nghị
Tom tat cá két quả chính của nghiên cứu, cá kêt luận và kiên nghị.
Những đóng góp và hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu tiếp theo
% Tài liệu tham khảo+ Phụ lục
Trang 182.1.1 Định nghĩa va các lý thuyết liên quan đến khái niệm cơ hội
kính doanh và sự nhận diện cơ hột kính doanh2.1.1.1 Cơ hội kinh doanh (Entrepreneurial Opportunity)
Cơ hội kinh doanh theo nghĩa rộng có thể là một dip (chance) phat hiện rađược nhu cau của thị trường va thong qua sự kết hop sáng tao các nguồn lực dé
cung cấp giá tri vượt trội (Schumpeter, 1934; Kirzner, 1973; Casson, 1982)
Cơ hội kinh doanh là một tình huồng, trong đó một người có thể tạo ra một
cách thức mới để kết hợp các nguồn lực mà anh ta hoặc cô ta tin rằng sẽ mang đến
lợi nhuận (Shane ,2003).
Theo Kirzner (1997), thì cơ hội ở dạng sơ khai nhất của nó, có thể xuấthiện như là một “nhu cầu chưa được xác định rõ của thị trường” hoặc “hhững tàinguyên hay khả năng không hoặc chưa được sử dụng” Về sau, có thể bao gồm
thêm những công nghệ, những phác minh hoặc ý tưởng chưa xác định được thịtrường.
Trang 19tiềm năng không thể làm những điều đó, họ vẫn có khả năng nhận thức đượcnhững giá trị được mang đến cho họ trong một sản phẩm mới, khi họ được giớithiệu vé nó, và được giải thích về cách thức vận hành cũng như cá lợi ích cuanó Cơ hội được nhìn từ quan điểm của khách hàng tiềm năng sẽ đại diện cho giátrị cần được tìm kiếm (Ardichvili et al, 2003).
Các nguồn lục không được sử dụng hoặ chưa được sử dụng, cũng nhưnhững công nghệ mới có thể cung cấp khả năng tao ra và mang đến những giá
trị mới cho kháh hàng mục tiêu, thậm chí ngay cả khi công dụng của nhữngsản phẩm mới van chưa được xác định rõ ràng Ví dụ như công nghệ để tạo ra vật
liệu kết hợp cả hai đặc tính của kim loại và thuỷ tinh được phát triển trước khi có
những ứng dung đột phá của loại vat liệu này (Ardichvili et al, 2003).
Khi nhu cau thị trường được định hình rõ ràng hơn về mặt giá tri và lợi íchđược tìm kiếm bởi những người tiêu dùng cụ thé, và các nguồn lực được địnhnghĩa rõ ràng hơn về tiềm năng sử dung, ‘to hội kinh doanh” sẽ tiến triển từ dạngnguyên tố của nó, trở thành một khá niệm kinh doanh Khá niệm này bao gồmcác quan niệm cốt lõi về cách mà thị trường có thể được phục vụ ho& cáchtriển khai các nguồn lực Như cá cách mà khá niệm kinh doanh này tự phattriển, nó sẽ trở nên phức tạp hơn, bao gồm cá khá niệm về sản phẩm, dịch vụ(cá gi sẽ được cung cấp cho khách hàng), khá nệm về thị trường, cá khániệm vé chuỗi cung ứng, tiếp thị, cận hành (Cardozo, 1986)
2.11.2 Su nhận diện cơ hội kinh doanh (OpportunityIdentification )
Sự nhận diện cơ hội kinh doanh (opportunity identification) được xem
như là một quá trình, nó được bắt đầu với một tầm nhìn tiên phong (initial vision),
Trang 20hoặc một ý tưởng kinh doanh, và được phát triển thành một tầm nhìn được xâydựng chi tiết hoặc một cơ hội kinh doanh (Long and McMullan,1984).
Sự nhận diện cơ hội kinh doanh đối với một cơ hội (a chance) là khả năngnhận ra cách thức kết hợp các nguồn lực để có thể tạo ra lợi nhuận (Shane, 2003)
Cơ hội kinh doanh phá triển băng sự định hình các yếu tố ý tưởng riêng biệttrong kế hoạch kinh doanh tổng thể Nhưng quá trình phác triển cơ hội kinhdoanh được tách biệt về mat khá niệm với sự nhận diện cơ hội kinh doanh Điều
6
mà hau hết các lý thuyết về tinh thần doanh nhân gọi là “su nhận diện co hộikinh doanh” bao gồm ba quá trình riêng biệt: (1) cảm nhận hoặc nhận thức nhucầu thị trường vàhoặc tài nguyên chưa được sử dụng, (2) nhận diện hoặ pháthiện ra một “Su phù hợp” giữa cá nhu cầu thị trường cụ thể và các nguồn lựcxác định, (3) tao ra một “Sự phù hợp” mới giữa các nhu cầu và nguồn lực tách
biệt trước đây dưới dạng một khá niệm kinh doanh (Hills, 1995; De Koning1999) Các quá trình này đại diện, tương ứng, nhận thức, khám phá va sáng tạochứ không chỉ đơn giản là “hhận diện” (Christensen et al., 1989; Conway andMcGuinness, 1986; Singh et al., 1999).
Một số cá nhân rat nhạy cảm với nhu cầu thị trường hoặc cá van đề mà hocảm nhận được, có khả năng liên tục cho ra cá sản phẩm mới hoặc các giải phápmới trong bat cứ môi trường nào ma họ cảm thấy hứng thú (Endsley, 1995) Họcó thể nhận diện được các cơ hội một cách đơn giản thông qua việc quan sat cáchiện tượng, ví dụ như cha mẹ cố găng làm bữa tối trong khi phải quản lý những
đứa trẻ nhỏ, công việc này khá khó khăn với các bậ cha mẹ Và họ sẽ tìm ra
giả pháp để khiến công việc này trở nên dễ dàng hơn và bán chúng cho các bậccha mẹ Độ nhạy cảm này đối với những van đề hoặc khả năng không nhấ thiếtphải mở rộng đến mức tạo ra được ý tưởng cho các giải pháp để giả quyết cácvan dé Không phải tấ cả những người giỏi trong việc dat câu hỏi cũng là những
người giỏi trong việc đưa ra câu trả lời (Ardichvili et al, 2003).
Trang 21được sử dụng, cơ sở sản xuất nhàn rỗi, công nghệ hoặc phá minh chưa được khaithá, các tai sản tài chính yếu kém, và tương tự Mặc dù xác định được cánguôn lực như thế, tuy nhiên những cá nhân này có thể không có khả năng xácđịnh cách thức sử dụng hoặc người sử dụng để các nguồn lực này có thể tạo ragiá tri Các nhà phat minh, nhà khoa học hoặ các cá nhân có thể tạo ra ý tưởng
cho những sản phẩm và dịch vụ mới mà không quan tâm đến sự chấp nhận của thị
trường hay khả năng thương mại hoá của các sáng chế hoặc công nghệ mới
(Ardichvili et al, 2003).
Các cơ hội càng duoc phát triển day đủ hon cho các giá tri tim kiếmhoặc các giá trị tạo ra, thì càng nhiều khả năng chúng sẽ được chấpnhận bởimột số lượng lớn hơn các cá nhân Sự mô tả càng chính x& và hoàn thiện hơn, thìviệc xác định các rủi ro liên quan đến cơ hội càng dễ dàng hơn (Ray and Cardozo,
1996).
2.1.2 Tổng quan các lý thuyết có liên quan đến sự nhận diện cơ
hoi kinh doanh2.1.2.1 Đánh gia cơ hội kinh doanh (Opportunity Evaluation)
Cơ hội kinh doanh được đánh giá ở từng giai đoạn phá triển của nó.Mặc dù việc đánh giá này có thể không chính thức hoặc thậm chí không đượcđề cập đến (limmons, Muzyka, Stevenson, Bygrave, 1987) Các cá nhân có thékhông chính thức theo đuổi việc tìm hiểu về các nhu cầu được phỏng đoán của thịtrường hoặc cá nguồn luc (bao gồm các sáng chế) cho đến khi có được kếtluận, hoặc đến khi những theo đuổi chính thức hơn trở nên phù hợp Sự đánh giánày có thể không được truyền thông cho những người khá cho đến khi có một
Trang 22yêu câu được đưa ra đê gan kêt ca nguôn lực cho những sự tìm hiệu sâu hơn(Ardichvili et al, 2003).
Đối với trường hop các sáng chế, sản phẩm hoặc dịch vụ tiềm năng mới.Việc đánh giá chính thức dau tiên có thé bao gồm phân tích khả thi, trong đó décập đến câu hỏi liệu sự kết hop dé xuấ của các nguồn tài nguyên có thé, trên thựctế mang lại giá trị nhất định Một phân tích khả thi cũng sẽ có khả năng đánh giáxem liệu giá trị mà một sự kết hợp cụ thé của các nguồn tai nguyên có thể mangđến sự thành công về mặt kinh tế Phân tích khả thi hữu dụng cho các cổ đôngbao hàm sự ton tại của cá khá niệm kinh doanh, thậm chí dưới hình thức sođăng Nếu một khái niệm kinh doanh vẫn chưa được phá triển, nghiên cứu khả thidựa trên một trong hai: nhu cầu của thị trường (gia tri tìm kiếm) hoặc cá nguồnluc (khả năng tạo ra giá tri) có thể làm rõ cá khá niệm kinh doanh khả thi
(Ardichvili et al, 2003).
Một quy trình phố biến của sự đánh giá, được điều chỉnh để phù hop trongnhiều trường hợp có tên là quy trình “§tage-gafe”, quy trình này mang đến một sựđánh giá rõ ràng tai mỗi cấp độ của sự phá triển Dù có hay không việc một cơhội sẽ vượt qua từng 'tánh cong” (gate), dé phát triển đến một quy mô lớn, trênmột số lượng hạn chế hoặc giới hạn trả nghiệm phô biến của các doanh nhân,
chăng hạn như mục tiêu lợi nhuận, mức độ chấp nhận rủi ro, nguồn lực tài chính,
trách nhiệm cá nhân và mục tiêu cá nhân Giống như khá niệm “rào cản kiến
thức” của Ronstadt’s (1988), cá “†ào can của sự ràng buộc này” thực sự sàng lọc
các tiêu chí để cô lập các cơ hội tiềm năng không phù hợp Khi một doanh nhâncó thể loại bỏ một cơ hội dựa trên các tiêu chí này, thì nó có thé thu hút cdc cá
nhân hoặc đội nhóm khác (Ardichvili et al, 2003).
Những cơ hội nào không thể vượt qua được 'tánh” công để tiến đến cácgiai đoạn tiếp theo của sự phát triển hoặc triển khai, có thể bị chỉnh sửa hoặcthậm chí huỷ bỏ Việc đánh giá các nguồn lực và thị trường thường dẫn đến sự
Trang 23chỉnh sửa hữu ích của cá khá niệm kinh doanh Đồng thời, quy trình đánh giá cótac dụng loại bỏ rat nhiều cơ hội tại từng cấp độ của sự phá triển Số lượng cácnhu cầu thi trường và các nguồn lực chưa ho& không được sử dụng được nhậnthức rất nhiều, vượt quá số lượng của cá doanh nghiệp được tao ra thành
công(Ardichwli et al, 2003).
Thuậ ngữ “Sự đánh giá” (evaluation) thường được dùng dé truyén dat mộtphán quyết, trong đó xác định liệu một cơ hội được phát triển sẽ nhận được cácnguồn lực dé phá triển đến các giai đoạn tiếp theo hay không Trong quá trìnhphát tri én lý thuyết này được gọi là ‘tong kết” đánh giá (Phillips, 1991) Tuy
nhiên có một dạng thúc thứ hai của sự đánh gia, đó là đánh giá “định hình”
(Phillips, 1991), giúp định hướng lại quá trình phác triển này, qua đó hứa hẹnmột xác suấ thành công cao hơn Điều này giống với một quá trình đánh giá vàđiều chỉnh theo thời gian thực, được gọi là ‘chién lược nổi lên” (emergent
strategy) boi Mintzberg (1998).
Những cuộc thảo luận trước đây cho rang các doanh nhân phá triển các cơhội kinh doanh để tạo ra và cung cấp giá trị cho các cô đông trong các công ty khởinghiệp Khi các yếu tố của cơ hội có thể được “nhận ra’, nhưng các cơ hội đượctạo ra, chứ không phải được tìm thấy Việc tìm hiểu kỹ lưỡng đối với sự nhạy cảmcủa nhu cầu thị trường và các nguồn tà nguyên chưa được sử dụng hiệu quả cóthể giúp các doanh nhân bat đầu phat triển cơ hội kinh doanh (có thé có hoặc có thékhông dẫn đến sự hình thành của một doanh nghiệp) Nhưng việc phát triển cơ hộikinh doanh cũng bao hàm những sáng tạo đầu vào của các doanh nhân Do đó, ‘suphát triển cơ hội kinh doanh” có thể là một thuật ngữ chính xác hơn cho quá trình"nhận diện cơ hội kinh doanh” Vì “nhu cầu về tai nguyên” được ‘hhan ra” khôngthé trở thành một co hội kinh doanh khả thi nếu không có ‘su phát triển này”
(Ardichvili et al, 2003).
Trang 242.1.2.2 Su phát giác cơ hội kinh doanh (entrepreneurialalertness)
Kirmer (1973) là người đầu tiên sử dụng thuậ ngữ ‘su phá giá”(alertness) để giả thích sự nhận diện cơ hội kinh doanh Ray va Cardozo (1996)lập luận răng bấ kỳ sự nhận diện cơ hội kinh doanh nào bởi một doanh nhân đềucó tiền đề là một trạng thái phát giác cao đối với thông tin Họ gọi trạng thái nảy
là sự nhận thức cơ hội kinh doanh (entrepreneurial awareness), và định nghĩa sựnhận thức cơ hội kinh doanh là “nột xu hướng trở nên chú ý và nhạy cảm với
thông tin về các đối tượng, các biến cố, cá khuôn mẫu của hành vi trong môitrường, với sự nhạy cảm đặc biệt để tạo ra và sử dụng các van dé, các nhu cau vàlợi ích chưa được đáp ứng, và cách kết hợp mới của các nguồn tài nguyên” Hơnnữa, họ cho răng tính cách cá nhân và môi trường tương tác với nhau để tạo ramột trạng thá để thúc day sự nhận diện co hội kinh doanh cao hon (cf Shapero,
1975; Sathe, 1989; Hisrich, 1990; Gaglio and Taub, 1992 ) Bên trong tư tưởng
này, là quan điểm cho răng sự phát giác (alertness) cao hơn là gia tăng khả năng
một cơ hội kinh doanh được nhận ra Tuy nhiên, cũng có những báo cáo của các
nghiên cứu khá cho thấy điều ngược lai Ví dụ như Buzenitz (1996) đã tiến hành
một nghiên cứu thực nghiệm cho đề xuất của Kaish and Gilads (1991), rằng các
doanh nhân có sự phát giá cao hơn đối với cá cơ hội kinh doanh mới và sửdụng thông tin khá hơn so với các nhà quản lý Busenitz khám phá ra răng dữliệu thực nghiệm ít hỗ trợ cho khung lý thuyết của Kaish và Gilad, nhưng nó chỉra răng việc đo lường sự phát giá cơ hội kinh doanh cần được phat triển sâu hon
nữa (Ardichvili et al, 2003).
Như vậy, dựa trên các nghiên cứu trước đây, chúng ta có thé thấy sự phát giáccơ hội kinh doanh (entrepreneurial alertness) là tiền đề, và là điều kiện cần của sự
nhận diện cơ hội kinh doanh Hay nói cách khác, sự nhận diện cơ hội kinh doanh xảy
Trang 25ra dựa trên sự phát giác cao đối với cơ hội kinh doanh của người doanh nhân khởi
nghiệp, và khả năng nhận diện thành công cơ hội kinh doanh tỉ lệ thuận với mức độcủa sự phát giác cơ hội kinh doanh.
21243 Tri thức có trước (Prior Knowledge)
Con người thường có xu hướng chú ý đến các thông tin liên quan đếnnhững gì họ đã từng biết trước đó (Von Hippel, 1994) Do đó, Shane (1999)mặc nhiên công nhận rằng các doanh nhân sẽ khám phá ra cơ hội kinh doanh bởi vìcác tri thức có trước của họ sẽ khởi xướng cho sự nhận thức về giá tri của cácthông tin mới Dựa trên lập luận của kinh tế học Ao, cho răng tinh thần doanhnhân tồn tại bởi vi sự bat cân xứng thông tin giữa các cá nhân khác nhau (Hayek,1945), Shane vẫn cho răng bấ kỳ doanh nhân nào cũng sẽ chỉ phá hiện ra nhữngcơ hội kinh doanh liên quan đến tri thức có trước của anh ta hoặc của cô ta
Trong nghiên cứu ba giai đoạn của quá trình nhận diện cơ hội kinh doanh, Shane(1999) đã kiểm tra và xác nhận một số giả thuyết, được tóm tắt như sau:
e Bat kỳ cơ hội kinh doanh nào cũng đều không rõ ràng đối với tat cả cácdoanh nhân tiềm năng (the rationale being that all people do not possess
the same information at the same time; Kirzner, 1997).
e Tri thức có trước riêng biệt của mỗi người tạo ra một “hành lang kiếnthức” cho phép anh ta hoặc cô ta nhận ra những cơ hội nhất định, mà ngườikhác không thể nhận ra (Hayek, 1945; Ronstadt, 1988) Ba chiều hướngchính của tri thức có trước quan trọng đối với quá trình khám phá ra cơ hộikinh doanh, đó là tri thức có trước cua thị trường, tri thức có trước vềcách thức phục vụ thị trường, và tri thức có trước về các van dé của
kháh hàng (Ardichvli et al, 2003).
Trang 26Trong nghiên cứu định tính của Sigrist (1999), bà sử dụng bản đồ khá niệmcủa quá trình nhận dạng cơ hội kinh doanh, và mặc nhiên cho rằng có hai loại trithức có trước, liên quan đến quá trình nhận dang này Loại dau tiên là kiến thức
trong một lĩnh vực ho phạm vị mà một người doanh nhân da biệt quan tâm, một
lĩnh vực mà có thể được mô tả về phương diện của sự đam mê hoặc niềm vui.Khi được dẫn da bởi sự quan tâm đặc biệt này, người doanh nhân sẽ dành rấtnhiều công sức và thời gian để tham gia vào quá trình tự dao tạo nham nâng caovà đào sâu khả năng của mình Nhờ đó thu được kiến thức sâu sac về chủ dé màhọ quan tâm Loại kiến thức thứ hai liên quan đến một phạm trù khác, dạng kiếnthúc này được tích luy theo thời gian khi họ làn một công việc nhấ định.Công việc nay, trong hau hết trường hop, không liên quan đến lĩnh vực mà họquan tâm hoặc yêu thích Nó giống với kết quả của một sự lựa chọn có luận lý
hơn, và thường được thực hiện theo lời khuyên của người khá (cha mẹ, người
cố vấn, bạn bè ) Sau một số năm trong lĩnh vực này, cá doanh nhân kết hợpcả hai khả năng nay với nhau Sự tích hợp của cả hai lĩnh vực dẫn đến sự khám
phá ra một cơ hội mới, một thị trường mới, ho& một gia pháp mới cho kháchhang (Ardichwli et al, 2003).
2124 Các mối quan hệ xã hội (Social Network)
Hills et al (1997) chỉ ra rang mang lưới mối quan hệ của các doanh nhân
là rất quan trọng đối với sự nhận diện cơ hội kinh doanh Họ căn cứ lập luận củamình dựa trên Granowtters (1973), một bai báo kinh điển vé sức mạnh củanhững mối quan hệ yếu (weak ties), trong bà báo đó lập luận rằng những mốiquan hệ yếu (bao gồm cả những người quen biết thông thường) là cau nối đếnvới nguồn thông tin chưa han đã có trong một mạng lưới mối quan hệ cá nhân
mạnh (bao gồm bạn bè hay gia đình) Granowtter (1973) lập luận rằng những
người quen thông thường, thường có nhiều khả năng để cung cấp thông tin độc
Trang 27đáo hơn là bạn thân, bởi vì hau hết mọi người đều có nhiều mối quan hệ yếu hơncá mối quan hệ mạnh Một thử nghiệm của giả thuyết này dựa trên nghiên cứukhảo sát cho phép Hills et al (1997) khang định răng “hhững doanh nhân nào
đã mở rộng mạng lưới mối quan hệ thì nhận diện được số lượng các cơ hội kinh
doanh nhiều hơn han” so với cá doanh nhân đơn độc Hills và cộng sự cũng đưara giả thuyết rằng chấ lượng của các mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến các đặcđiểm khá, như là khả năng phat giác cơ hội và sự sáng tạo
De Koning (1999) đã đề xuấ một khung lý thuyết về nhận thức xã hộicủa sự nhận diện cơ hội kinh doanh Khung lý thuyết của bà cho thấy răng các
doanh nhân phát triển các cơ hội bằng cách theo đuổi ba hoạt động nhận thức (thu
thập thông tin, tư duy thông qua giao tiếp, và thâm định nguồn lực) thông qua sự
tương tá tích cực với một mạng lưới rộng lớn c& cá nhân Mạng lưới này bao
gồm những người thuộc vòng tròn bên trong (tập hợp những người mà doanhnhân có mối quan hệ dai hạn, ôn định, họ không phải đối tác trong việc kinhdoanh); ‘8 kíp hoạt động” (những người mà doanh nhân thuê để cung cấp nguồnlực can thiết cho việc phát triển cơ hội); các đối tác (thành viên của nhóm khởi
nghiệp); và một mạng lưới các mối quan hệ yếu (một mạng lưới được dùng dé
thu thập thông tin tổng quấ có thể dẫn đến việc nhận diện một cơ hội kinh doanhhoặc trả lời một câu hỏi tổng quất)
2.12.5 Đặc điểm tính cách (Personality Trait)Một số nghiên cứu về sự nhận thức trước đây đã tập trung vào những đặcđiểm về tính cách của các doanh nhân và những đóng góp của họ cho sự thành
công của cá dự án khởi nghiệp Tuy nhiên, Shaver va Scott (1991) trong ban
tóm ta của họ về những nỗ lực nghiên cứu đã chỉ ra rằng những kiểm tra vềtâm lý để tìm kiếm những đặc điểm riêng biệt về tính cách của một doanh nhân,đã không thể tìm ra được những sự khác biệt trong hau hết cá dac điểm tinh
Trang 28cách giữa cá doanh nhân và c& nhóm người khá (nha quan lý ho& ngườithường).
Có hai loạ đặc điểm tính cách cá nhân được chứng minh có liên quanđến sự thành công trong việc nhận diện cơ hội kinh doanh Thứ nhất, đó là sự liênkết giữa sự lạc quan và khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh cao hơn, đã đượcquan sát bởi một số nhà nghiên cứu Nghiên cứu của Krueger và Dickson
(1994) và cua Krueger va Brazeal (1994) chỉ ra rang su lac quan trong kinh
doanh có liên hệ đến niềm tin vào năng lực của bản thân Điều nay rat quantrọng trong việc chỉ ra răng sự lạc quan về khả năng của một người nào đó đểdat được những mục tiêu đặ biệt và khó khăn thì không liên quan đến sự lạ
quan trong việc cảm nhận của sự chấp nhận rủi ro cao hơn Guth và công sự(1991) tim ra rang sự lac quan cua một doanh nhân đã là một “tóc nhìn bêntrong” (inside view) của một sự thành công tiềm tàng trong một doanh nghiệp khởi
nghiệp, chủ yếu dựa trên sự đánh giá của các doanh nhân khởi nghiệp đối với khảnăng và kiến thức của họ Khi bắt buộc phai có một góc nhìn bên ngoài, cácdoanh nhân đã thực tế hơn nhiều trong vệc đánh giá các kết quả xảy ra Nghiêncứu trong bối cảnh tổ chức cũng cho thấy sự nhận thức về năng lực cá nhân cũngdẫn đến sự lạc quan và có khuynh hướng cao hơn trong việc nhìn thấy cơ hội hơnlà nguy cơ trong bất ky tình huống nào (Neck and Manz, 1992, 1996)
Đặc điểm tính cách cá nhân thứ 2 đó là sự sáng tạo Schumpeter (1934) làngười đầu tiên giới thiệu quan điểm những doanh nhân thành công khám phá racơ hội mà những người khác không thể nhìn thấy Winslow và Solomon (1993)dường như hiển nhiên cho rang sự sáng tạo và tinh thần doanh nhân là tươngđương, nếu không phải là hoàn toàn giống nhau Kay (1986) kết luận răng các yếut6 sáng tạo giữ một vai trò lớn trong việc ra quyết định của các doanh nhân Hills
và cộng sự (1997) đã tìm ra rằng 90% những người được khảo sát nhận ra rằngsự sáng tạo rất quan trọng cho việc nhận diện cơ hội kinh doanh Tuy nhiên,
những người doanh nhân có ít mối quan hệ cho răng sự sáng tạo giữ vai trò quan
Trang 29trọng hơn nhiều, so với các doanh nhân có nhiều mối quan hệ Họ cũng tự nhậnmình sáng tạo hơn và có nhiều khả năng để dành thời gian đặc biệt cho sự sáng
tạo Hills và cộng sự kết luận rằng các doanh nhân có nhiều mối quan hệ kết nối
đến các cơ hội kinh doanh có thể không cần phả sáng tạo nhiều như những người
không có nhiêu môi quan hệ.
2.1.3 Tổng hop các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ dé
“nhận điện cơ hội kinh doanh”
Có khá nhiêu những nghiên cứu trước đây về các yêu tô ảnh hưởng đênviệc nhận diện cơ hội kinh doanh Các nghiên cứu này đã nhận diện được một sô yêu
tố như sau:
2.1.3.1 Tri thuc CÓ trudc
Nghiên cứu cua Acs và cộng sự (2009) với nội dung tập trung vào sự lan toa
của tri thức (knowledge spillover) Nghiên cứu chỉ ra răng kiến thức tạo ra sự lantruyền nội sinh, cho phép c& doanh nhân nhận diện va khai thắấ cá cơ hội kinh
doanh.
Chiasson va Saunders (2005) cho rang tri thức có trước quan trọng trongviệc thâu hiểu sự phân bố không đồng đều của khả năng khai thác các cơ hội Cáckiến thức ngầm phát triển từ kinh nghiệm qua nhiều năm cho phép các cá nhân cụthể tạo ra và định hình cá cơ hội kinh doanh
Cliff và cộng sự (2006), với nghiên cứu về hành lang tri thức, cho rangcông việc trước đây va kinh nghiệm có duoc qua quá trình giá dục sẽ hướng
các cá nhân vào những hành lang tri thức khác nhau Kết quả là cá cá nhân sẽsở hữu lượng thông tin khá nhau, và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng họnhận diện được những cơ hội kinh doanh nhấ định, mà người khác không thể
Trang 30Cooper và Park (2008) với nghiên cứu về sự ảnh hưởng của môi trường lênsự phát triển của kiến thức và kinh nghiệm trong việc nhận diện cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu cho rằng năng lực của một doanh nhân tro ng việc nhận dién cơ hội
kinh doanh và tham gia vào quá trình cải tiến va sáng tao được hình thành bởi
sự giáo dục, chuyên môn và ngữ cảnh xã hội, trong đó cá nhân này hoc tập, làm
việc và sinh sống
Corner và Ho (2010) nghiên cứu về hành lang kinh nghiệm, một sự mởrộng của hành lang tri thức trong việc phát triển cơ hội kinh doanh Nghiên cứunày chỉ ra răng kinh nghiệm sống trước đây của các doanh nhân tạo ra sự nhậnthức và thông tin về một lĩnh vực cụ thể, giúp định cho sự phat triển cơ hội kinh
doanh.
Kourilsky và Esfandiari (1997) với nghiên cứu về sự giáo dục tinh thandoanh nhân, cho răng sự cải tiến chương trình đào tạo một cách phù hợp có thểtao ảnh hưởng đáng kế đến việc tiếp thu các khái niệm kinh doanh và kỹ năng Cáccá nhân có thể được tiếp thêm động lực để dịch chuyên từ sự nhận diện cơ hộikinh doanh đến việc tiên phong triển khai kế hoạch kinh doanh ấy
Đề tà nghiên cứu của Van Gelderen (2007) về sự kết hợp kiến thức
và kinh nghiệm trong việc nhận diện cơ hội kinh doanh Nghiên cứu cho rằng
khi một cá nhân kết hợp các kinh nghiệm và kiến thức có được từ nhiều nguồn, thiđiều này có thể giúp ích cho sự nhận diện cơ hội kinh doanh
Nghiên cứu của Marvel va Droege (2010) về chủ dé tri thức có trước trong
sự nhận diện cơ hội kinh doanh, cho rằng những kiến thức rõ ràng và sẵn cótrước đây có tá động dương lên sự nhận diện cơ hội kinh doanh.
Vaghely và Julien (2010) với nghiên cứu về quy trình thông tin, để hiểu
rõ cách thức nhận diện cơ hội kinh doanh của một doanh nhân Nghiên cứu chỉ rarằng quy trình thông tin của con người có thể điều tiết sự nhận diện cơ hội kinhdoanh.
Trang 312.1.3.2 Von xã hộiAudretsch và cộng sự (2011) với nghiên cứu về việc xây dựng vốn xã hộicho quá trình nhận diện cơ hội kinh doanh Nghiên cứu cho răng vốn xã hội giúpcho các cá nhân tiếp cận một lượng lớn nguồn lực và các kiến thức có liên quan.
Nghiên cứu của Bhagavatula và cộng sự (2010) về sự ảnh hưởng củavốn con người và vốn xã hội trong việc nhận diện cơ hội kinh doanh và huyđộng các nguồn lực Nghiên cứu chỉ ra răng vốn xã hội giữ một vai trò trunggian giữa vốn con người và sự nhận diện cơ hội kinh doanh, cũng như là sự huyđộng nguồn lực Một cá nhân càng có nhiều mối quan hệ chặt thì khả năng họ cóđược các nguồn lực và khả năng nhận diện được cơ hội kinh doanh càng cao
Ozgen và Baron (2007) nghiên cứu về những ảnh hưởng của các nguồn lựcxã hội riêng biệt cua các thông tin liên quan đến cơ hội lên sự nhận diện cơhội kinh doanh Nghiên cứu kết luận rằng cả ba nguồn (người cố van, mạnglưới quan hệ không chính thức và các diễn đàn chuyên nghiệp) có mối quan hệ
trực tiếp tích cực lên sự nhận diện cơ hội kinh doanh Đồng thời nhấn mạnh vaitrò của thông tin và quá trình nhận thức.
Shaw và Carter (2007) với nghiên cứu về mạng lưới găn kết, chỉ ra răngmạng lưới kết nối là rat quan trọng cho thông tin và kiến thức can thiết để nhận
diện cơ hội kinh doanh.
2.1.3.3 Đặc điểm tính cachNghiên cứu của Baron và Ensley (2006) để tìm hiểu lý do vì sao một sốngười có khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh tốt hơn những người khác.Nghiên cứu khán phá ra răng các doanh nhân có kinh nghiệm thực ra cũng cóđược khung nhận thức ngày càng hoàn thiện hơn so với nguyên mau trong việcnhận diện các cơ hội kinh doanh mới Ho có thể dat được lợi thé quan trọng
Trang 32trong việc lựa chon được cơ hội có nhiều khả năng trở thành một công việc kinh
doanh mang lại lợi nhuận.
Nghiên cứu của Baron (2006) tập trung vào sự nhận diện cơ hội kinh
doanh cho một doanh nghiệp mới thông qua khung lý thuyết của sự nhận thức.Nghiên cứu cho thay sự nhận diện cơ hội kinh doanh dat được thông qua kinhnghiệm trong sự nhận thức cá mối liên hệ giữa các sự kiện hoặc các xu thế
dường như không liên quan ở môi trường bên ngoài.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của sự sáng tạo, ảnh hưởng tích cực và tínhnăng động của môi trường của Baron và Tang (2011) đã kết luận răng các ảnhhưởng tích cực là đáng kế đối với sự sáng tạo của một cá nhân Và sự sáng tạo của
một cá nhân có ảnh hưởng tích cực lên các hoạt động sáng tạo.
Nghiên cứu về sự nhận thức ảnh hưởng lên sự nhận diện cơ hội kinh
doanh cua Butler và cộng sự (2010) chỉ ra rằng sự sáng tạo, sự nhận thức, và
hành động không chắc chin là lực lượng cơ bản cho một cá nhân dé tìm kiếm co
hội.
Nghiên cứu của Gordon (2007) về vai trò của niềm tin, sự cảnh gi&, va
các mối quan hệ xã hội trong việc nhận diện cơ hội kinh doanh kết luận rằng:
khuynh hướng của một doanh nhân đối với niềm tin và sự thận trọng ảnh hưởngđến kết quả của các hành wi nhận diện cơ hội kinh doanh cua họ, một khuynhhướng cảnh giá quá mức sẽ làm giảm đi số lượng các cơ hội kinh doanh Mộtmối quan hệ xã hội rộng và khuynh hướng tin tưởng sẽ giúp quá trình phát triển
các cơ hội kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Nghiên cứu của Lunnan và cộng sự (2006) về sự lo ngại rủi ro và nhận diệncơ hội, cho răng những cá nhân có thá độ của một doanh nhân sẽ có xác suấ nhậndiện cơ hội kinh doanh cao hơn Nếu một cá nhân có sự nhận diện cơ hội kinhdoanh tích cực và chấp nhận rủi ro thì xá suất khởi nghiệp là 45% Trong khi đối
Trang 33với một cá nhân ngại rủi ro và không có khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh thì
xác suất đó chỉ là 10%
Nghiên cứu vé vai trò của niềm tin trong sự thành lập doanh nghiệp mới
của Zahra và cộng sự (2006) cho rằng niềm tin có thể có tác động tích cực lan tiêucực lên sự sáng tao và cải tiên.
2.1.3.4 Sự phát giác co hội kinh doanh (entrepreneurialalertness)
Nghiên cứu của Gaglio va Katz (2001) về chủ dé sự phát giá co hội kinh
doanh đã kết luận rằng: các cá nhân cảnh giác với cơ hội (alert individual) sẽ nhạycảm hơn với dau hiệu của sự mất cân bằng trong thị trường so với các cá nhân
khác Những cá nhân khác sẽ cảm thấy hà lòng, trong khi các cá nhân cảnh giácvới cơ hội sẽ tìm kiếm những mục tiêu chính xác
Garcia-Cabrena và Garcia-Soto (2009) với nghiên cứu vé chủ dé các yếu
tố xác định sự nhận diện cơ hội kinh doanh, cho rằng sự phat gi& cơ hội kinh
doanh dựa trên khả năng nhận thức của mỗi cá nhân, bao gồm tính cách cá nhân,kinh nghiệm có trước, tri thức có trước, cá mối quan hệ xã hội, và môi trường.Những khả năng này được các doanh nhân phát triển một cách riêng biệt sẽ giúp
họ nhận diện cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu của Sambasivan và cộng sự (2009) với chủ đề về các kỹnăng nhận diện cơ hội kinh doanh như là cá yếu tố trung gian, cho răng sự phátgiác cơ hội kinh doanh làm trung gian cho mối quan hệ giữa chấ lượng của cáccá nhân và chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp
Nghiên cứu của lomnic và Rebernik (2007) về các nguyên nhân của mộtkết quả kinh doanh thành công kết luận răng sự phát giá ở một mức độ cao đốivới các cơ hội chưa được khai thác, và văn hoá sẽ hỗ trợ cho động lực kinh doanh
Trang 342.1.3.5 — Sự nhận diện cơ hội kinh doanh
Nghiên cứu cua Ardichvli và cộng sự (2003) với chủ đề: một khung lýthuyết trong việc nhận diện và phát triển cơ hội kinh doanh Nghiên cứu này đã sửdụng lý thuyết của Dubins để xây dựng khung lý thuyết và đề xuấ ra các lýthuyết của sự nhận diện cơ hội kinh doanh Đồng thời xác định ba yếu t6: các
mối quan hệ xã hội, đặc điểm tính cách và tri thức có trước là tiền đề cho sự phátgiác cơ hội kinh doanh.
Nghiên cứu về sự nhận diện cơ hội kinh doanh của Bonney va Williams(2009) kết luận răng sự nhận diện co hội kinh doanh là một cấu trúc khác biệtvà đa chiều, làm trung gian của mối quan hệ giữa các biến số chính của tổ chức vàcác giải pháp cho kết quả kinh doanh
Nghiên cứu của Cason (2005) về bản chất của cơ hội và sự nhận thức, cănbản của sự nhận diện cơ hội, chỉ ra lý do chính khiến cho một cá nhân có thể
nhận diện được cơ hội kinh doanh trước các cá nhân khá là do: các cá nhân có
được những thông tin tốt hơn, và họ sử dụng nó hiệu quả Ba cách chính để cóthể thu thập được những thông tin tốt hơn là thông qua kinh nghiệm sống, các
mối quan hệ xã hội và quá trình tìm kiếm Ba đặ điểm tính cách cho phép c& ca
nhân sử dụng tốt thông tin mà họ sở hữu bao gồm: khả năng hấp thụ, trí thông
minh và khả năng nhận thức.
Nghiên cứu về vai trò của tính cách cá nhân trong sự nhận diện cơ hội
kinh doanh của Tang (2010) cho rằng: tri thức có trước, kinh nghiệm, vốn xã hội
và kỹ năng xã hội sẽ có sự tá động tích cực đến sự nhận diện cơ hội kinh doanh
Nghiên cứu của Sanz-Velasco (2006) về nhận diện cơ hội kinh doanh chỉ ranhững ảnh hưởng tích cực của tri thức có trước và cá nguồn lực trong quá
trình nhận diện cơ hội kinh doanh.
Trang 35Nghiên cứu vé vai trò của sự phát giá cơ hội kinh doanh và tri thức cótrước của Miao và Liu (2010) cho răng các yếu tố tâm lý cá nhân (sự phat giác
cơ hội kinh doanh và các tri thức có trước) là các tiên đê của sự nhận diện cơ hội
kinh doanh và ảnh hưởng đến các tiêu chí ra quyết định kinh doanh
Bảng 2.1: Tổng kết các nghiên cứu có liên quan trước đâyChủ dé Tác giả Hướng nghiên cứu
Tri thức Acs và cong Sự lan toa cua tri thức (knowledge = spillover).có trước sự (2009)
Chiasson vàSaunders (2005)
Tri thức có trước quan trong trong việc
thâu hiểu sự phân bố không đồng đều
của khả năng khai th& các cơ hộiCliff và cộng
sự
Hành lang tri thức
Cooper vàPark (2008)
Sự ảnh hưởng cua môi trường lên sự
phát triển của kiến thức và kinh nghiệm trong
việc nhận diện cơ hội kinh doanh.Corner và Ho
(2010)
Hành lang kinh nghiệm, một sự mở rộng
của hành lang tri thức trong việc phát triển
cơ hộiKourIlsky
và Esfandiari (1997)
Sự giáo dục tinh thân doanh nhân
Van Gelderen(2007)
Sự kết hợp kiến thức và kinh nghiệm
trong
Marvel và Droege(2010)
Tri thức có trước trong sự nhận diện cơhội
Trang 36Vaghely vàJulien (2010)
Quy trình thông tin, cách thức nhận diện
cơ
Vôn xã hội
Audretsch và cộngsự (2011)
Xây dựng vôn xã hội cho quá trình nhận
diện cơ hội kinh doanh.Bhagavatula và
Carter (2007)
Mạng lưới gan kết
Đặc điểmtính cách
Baron vàEnsley (2006)
Lý do vì sao một số người có khả năng nhận
diện cơ hội kinh doanh tốt hơn những
người khácBaron (2006)Sự nhận diện cơ hội kinh doanh cho một
doanh nghiệp mới thông qua khung lý
thuyết của sự nhận thức.Baron và Ảnh hưởng của sự sáng tao, ảnh hưởng tích
Tang (2011) cực và tính nang động cua môi trường.Butler và cộng Sự nhận thức ảnh hưởng lên sự nhận diện cơsự (2010) hội kinh doanh.
Gordon (2007)Vai trò của niêm tin, sự phát giá, và cá
môi quan hệ xã hội trong việc nhận diệncơ hội kinh doanh.
Lunnan và cộngsự (2006)
Sự lo ngại rủi ro và nhận diện cơ hội.
Trang 37Zahra và cộng Vai trò của niềm tin trong sự thành lập
sự (2006) doanhSự phát giác| Gaglio và Sự phat giác cơ hội kinh doanh.cơ hội kinh Katz (2001)
doanh
Garcia-Cabrena Các yêu tô xác định sự nhận diện co hộivà Garcia-Soto kinh doanh.
(2009)Sambasivan va Các kỹ năng nhận diện co hội kinh doanh.cộng sự (2009)
Tomnic vaRebernik (2007)
Các kếtkinh
nguyên nhân của một quả
Sự nhận diệncơ hột kinhdoanh
Ardichwli và cộngsự (2003)
Một khung lý thuyết trong việc nhận diện vàphát triển cơ hội kinh doanh
Bonney vàWilliams (2009)
Sự nhận diện cơ hội kinh doanh.
Cason (2005)Bản chât của cơ hội và sự nhận thức, căn bản
của sự nhận diện cơ hội.Tang (2010)Vai trò của tính cách cá nhân trong sự nhận
diện cơ hội kinh doanh.Sanz- Velasco
(2006)
Nhận diện cơ hội kinh doanh.
Miao và Liu (2010)Vai trò của sự phát giác cơ hội kinh doanh và
tri thức có trước.
Qua việc tông hop cá nghiên cứu trước đây vé chu dé ‘Su nhận diện
cơ hội kinh doanh”, ta có thể thấy một số các nghiên cứu chỉ tập trung đào sâu
Trang 38vào một yếu tố ảnh hưởng sự nhận diện cơ hội kinh doanh,í dụ như ảnh hưởngcủa các mối quan hệ xã hội ho đặc điểm tính cách đến sự nhận diện cơ hộikinh doanh của một cá nhân Trong khi đó một số khá xem xét sự ảnh hưởngđồng thời của các yếu tố khá nhau lên sự nhận diện cơ hội kinh doanh củamột doanh nhân khởi nghiệp Trong dé tai nghiên cứu nay, tá giả sẽ thực hiệntheo hướng khảo sát sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố đồng thời lên sự nhận diệncơ hội kinh doanh để đảm bảo tính thực tiễn của dé tài nghiên cứu được cao hơn.
2.2 Dé xuất mô hình và các gia thuyết nghỉ én cứu2.2.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Mô hình trong dé tài nghiên cứu này được đề xuất dựa trên dé tài nghiên cứucủa Ardichwli & ctg (2003) Ly do ta giả lựa chon dựa dé tài nghiên cứu nay
là vì hai nguyên nhân:
Thứ nhấ, mô hình nghiên cứu trong dé tài này khảo sat sự ảnh hưởng đồngthời của cả 4 yếu tố: các mối quan hệ xã hội, da điểm tính cách, tri thức có
trước và sự phá giác cơ hội kinh doanh lên sự nhận diện cơ hội kinh doanh, chứ
không phải sự ảnh hưởng riêng lẻ của một yếu tố nào Do đó, mô hình nay sẽ tạomột cá nhìn toàn diện hơn về sự nhận diện cơ hội kinh doanh của một doanh
nhân khởi nghiệp.
Thứ hai, mô hình trong nghiên cứu cua Ardichwli và cộng sự được xây
dựng dựa trên lý thuyết của Dubin (1978) Lý thuyết này cân nhắc đến nhiềuyếu tố khác nhau ảnh hưởng đến việc nhận diện cơ hội và được dùng làm lýthuyết nền cho các nghiên cứu đã được công nhận trước đây, điển hình như
nghiên cứu của Ardichvili và cộng sự (2003).
Mô hình nghiên cứu được trình bày trong hình 2.1:
Trang 39Đặc điêm tính cách
(Personality Trait) H2(+)
Su phat giác cơ hội Sự nhận diện cơ hội kinh
Tri thức có trước H3(+) kinh doanh H1(+) - doanh(Prior Knowledge) * (Entrepreneurial "| (Entrepreneurial Opportunity
H4(+) Alertness) Identification)
Các mối quan hệ xã
hội(Social Network)
Hình 2.1: Mô hình các yếu tô ảnh hưởng đến sự nhận diện cơ hội kinh doanhNghiên cứu sử dụng mô hình này để khảo sá lại sự ảnh hưởng của các yếutố đến việc nhận diện cơ hội kinh doanh trong bối cảnh cụ thể của thành phốHồ Chí Minh Nhằm mục đích khám phá ra sự tương đồng và khác biệt trong bốicảnh của một nền kinh tế đang phát triển, trình độ quản lý vẫn còn hạn chế nhưcủa Việt Nam so với cá nước phương Tây, từ đó tạo ra cơ sở cho những kết luậnvà kiến nghị phù hợp
2.2.2 Dé xuất các giả thuyết của mô hình nghiên cứuVY HI: Mức độ phát giác đối với cơ hội kinh doanh của người khởi nghiệp có
tương quan thuận với khả năng nhận diện cơ hội kinh doanh.
H2: đặc điểm tính cách, bao gồm sự sáng tạo và tự tin vào năng lực bản thân
có tương quan thuận với sự phát giác cơ hội kinh doanh.
Y H3:Các tri thức có trước của người doanh nhân có tương quan thuận với sự
phát giác cơ hội kinh doanh.
* H4: Các mỗi quan hệ xã hội có tương quan thuận với sự phát giác cơ hội
kinh doanh.
Trang 40Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.1 Thiết kế nghỉ ên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp định lượng Quy trình thực
hiện nghiên cứu sẽ lần lượt được triển khai thông qua các bước sau:— Bước 1: tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan (đã được công bố
trên các tạp chí khoa học) để xây dựng cơ sở lý thuyết cho dé tà nghiên cứu
này.
— Bước 2: dựa trên cơ sở lý thuyết để đưa ra mô hình nghiên cứu và xây
dựng thang đo sơ bộ.
— Bước 3: thực hiện nghiên cứu định tính sơ bộ để thu thập thông tin nhằm củngcố thang do và xây dựng bảng khảo sát sơ bộ
— Bước 4: thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ (dùng bảng khảo sat được
xây dựng dựa trên thang đo sơ bộ để khảo sá thử 10 doanh nhân khởinghiệp Sau đó tiếp nhận phản hồi của các đáp viên về bản khảo sát để có
những hiệu chỉnh phù hợp).
— Bước 5: hiệu chỉnh thang do dựa trên kết quả của nghiên cứu khảo sát sơ bộ
đệ đưa ra bảng khảo sát chính thức Dùng bảng khảo sát chính thức thu thập
50 mẫu để kiểm định Cronbach’s alpha và EFA Nếu kết quả cho thấy dữ liệuthu được là phù hợp thì sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức
— Bước 6: thục hiện nghiên cứu định lượng chính thức, phat bảng khảo sát
với số lượng lớn để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu.— Bước 7: sử dụng phan mềm SPSS và AMOS để phân tích dữ liệu thu thập
được.