1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tieu luan hoi nhap kinh te quoc te va xay dung nen kinh te doc lap tu chu docx

25 556 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 133 KB

Nội dung

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng phổ biến khách quan trên thếgiới do sự phát triển

Trang 1

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG NỀN KINH

TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

MỞ ĐẦU

Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng phổ biến khách quan trên thếgiới do sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công laođộng quốc tế; dưới sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và kỹthuật cũng như đòi hỏi đáp ứng các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế ngàycàng cao… đã cuốn hút hầu hết các quốc gia vào xu thế trung đó với nhữngmức độ không giống nhau Toàn cầu hóa kinh tế đã và đang tạo ra những cơhội và thách thức lớn cho Việt Nam trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại Mặc dù đây là vấn đề không mới, nhưng lại là vấn đề lớn và phứctạp đang đặt ra đối với công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để đề rađường lối, chính sách, biện pháp nhằm tranh thủ những cơ hội, hạn chế nhữngthách thức; không ngừng nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại nóichung và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng - điều kiện quan trọng đểthực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước xây dựng cơ sở vật chất

kỹ thuật cho CNXH ở nước ta hiện nay Vì vây, bản thân chọn; Hội nhập kinh

tế quốc tế và vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta hiện naylàm chủ đề tiểu luận Tiểu luận chỉ làm rõ một số vấn đề cơ bản về quá trìnhhội nhập kinh tế thế giới; đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủyếu để phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay

NỘI DUNG

1 Bản chất, xu thế toàn cầu hóa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam

Trang 2

“Toàn cầu hóa” là một thuật ngữ của thập kỷ 90 (thế kỷ XX) nhưng lại

có nguồn gốc từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời Quá trình “toàn cầu hóa” đãđược dự báo từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời vào thế kỷ XVI và lúc bấy giờ gọi

là quá trình “quốc tế hóa” Quá trình quốc tế hóa được phát triển mạnh nhờ sựphát hiện về địa lý, những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa sự phát triểnđại công nghiệp, sự phát triển sản xuất trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoahọc, công nghệ, sự mở rộng thị trường quốc tế, sự giao lưu quốc tế ngày càng

mở rộng Chính những sự phát triển đó đã phá vỡ tính chất cát cứ, biệt lập,khép kín trong phạm vi quốc gia đưa đến sự mở rộng phạm vi hoạt động kinh

tế, như Mác đã nhận định

Trong tác phẩm “hệ tư tưởng Đức” C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận giải

và phân tích sự cần thiết khách quan phải phá bỏ mọi đường biên giới- kể cảđường ranh giới trong từng quốc gia - vốn cản trở sự phát triển các mối quan

hệ xã hội C.Mác nhấn mạnh rằng, kể từ khi quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa được tăng cường mạnh mẽ, sự ra đời của nền đại công nghiệp và thịtrường thế giới mở rộng thì lịch sử nhân loại trở thành lịch sử thế giới, lịch sửtoàn cầu Nó tiếp tục phát triển như dòng chảy tự nhiên, khách quan và sẽ dẫnđến một thế giới tổng hòa mà các quốc gia, các dân tộc là những thành viênhữu cơ Khi mà sự đóng cửa của từng quốc gia riêng bị loại bỏ thông quaphương thức mới, tiên tiến, thông qua sự phân công lao động tự nhiên giữacác dân tộc khác nhau, thì lúc đó lịch sử càng mang bản chất lịch sử toàn cầu

C.Mác từng khẳng định, lịch sử thế giới không phải luôn luôn hiện hữu,

mà là kết quả của một quá trình biến đổi lâu dài, tức là quá trình quốc tế hóacần thiết và liên tục của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Trong lòng các xãhội nguyên thủy, xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến, lịch sử nhân loạiphát triển như một quá trình khu vực song song; mặc dù trong các quá trình

ấy, sự gắn kết và tiếp nhận ảnh hưởng qua lại giữa các dân tộc (buôn bán, didân, các quan hệ văn hóa, tín ngưỡng ) ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn, thì

nó vẫn mang tính cá biệt và hơn thế, trở thành sự cần thiết cho sự phát triển

Trang 3

bên trong vốn thường dễ bị phá vỡ do các nguyên nhân bên ngoài Các xã hộitiền tư bản chủ nghĩa thường bị cách ly với thế giới còn lại đến nỗi một khi bịlịch sử loại trừ thì nó mang theo cả văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất Chỉđến chủ nghĩa tư bản, con người mới tạo dựng được một thị trường thốngnhất, một quá trình quốc tế hóa lịch sử trong ý nghĩa tự thân, tức là nó – chủnghĩa tư bản đã làm được việc đưa mối quan hệ ngẫu nhiên, mang tính cá biệtgiữa các dân tộc thành hệ quả phổ biến, khắc phục được sự đóng cửa của các

xã hội người khác nhau

Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” khi phân tích, mổ xẻ

xã hội tư bản với quan điểm coi lịch sử thế giới là kết quả tất yếu của quátrình biến đổi lâu dài và liên tục của xã hội loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen

đã dự báo rằng, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đếnphân công lao động rộng rãi, làm mở rộng sự trao đổi hàng hóa, trao đổi hànghóa mở rộng ra trên phạm vi thế giới hình thành thị trường thế giới Thịtrường thế giới lại liên kết các dân tộc, các quốc gia trên toàn cầu “Đại côngnghiệp đã tạo ra thị trường thế giới do bóp nặn thị trường thế giới, giai cấp

tư sản đã làm cho sản xuất và tiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thếgiới Thay cho tình trạng cô lập trước kia của các địa phương và dân tộc vẫn

tự cung tự cấp, ta thấy phát triển những quan hệ phổ biến, sự phụ thuộc phổbiến giữa các dân tộc Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm chocác phương tiện giao thông trở lên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốnđến tất cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh Giá rẻ củanhững sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những bức vạn

lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoancường nhất cũng phải hàng phục”1

Quá trình quốc tế hóa các lực lượng sản xuất đã dẫn đến sự thay đổichỉnh thể đời sống xã hội, hình thành nên lịch sử thế giới Lịch sử thế giới là

do sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại tạo nên, nó không chỉ đánh

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, T4, Nxb CTQG Hà Nội 1995, tr.598, 601, 602

Trang 4

dấu một cuộc “cách mạng kỹ thuật”, “cách mạng công nghiệp” mà bao gồm

cả cuộc “cách mạng xã hội” làm biến đổi toàn diện diện mạo của đời sống xãhội Trong điều kiện đó, không chỉ sản xuất tiêu dùng có tính chất thế giới mà

cả sự phát triển của khoa học, văn hóa, tinh thần cũng có tính chất thế giới.Trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì quá trình này vềthực chất là quá trình quốc tế hóa tư bản, mà động lực bên trong thôi thúc nóvẫn là chiếm đoạt lợi nhuận Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “Vì luôn luôn bị thúcđẩy bởi nhu cầu về những nơi tiêu thụ sản phẩm, giai cấp tư sản xâm lấn khắptoàn cầu Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lậpnhững mối liên hệ ở khắp nơi”1

Như vậy, toàn cầu hóa là trình độ phát triển cao của quốc tế hóa, nhất làtrong lĩnh vực kinh tế, từ quốc tế hóa về thương phẩm và dịch vụ, mở rộngmậu dịch quốc tế, hình thành thị trường thống nhất rồi đến quốc tế hóa về tưbản và quốc tế hóa về sản xuất trên phạm vi toàn cầu Gốc rễ sâu xa của hiệntượng toàn cầu hóa, làm cho sự xuất hiện và biến đổi của nó trở thành một xuthế khách quan và phổ biến đối với đời sống quốc tế là ở sự phát triển mạnh

mẽ của lực lượng sản xuất, đã vượt ra khỏi khuôn khổ của từng nước, kể cảphạm vi khu vực, trở thành một lực lượng sản xuất có tính chất quốc tế và quy

mô thế giới

Trong số những nhân tố tác động trực tiếp tới xu thế toàn cầu hóa cầnphải kể đến sự phân công lao động quốc tế diễn ra ngày một sâu rộng trênphạm vi toàn cầu với tác động của cách mạng khoa học, công nghệ và sự tích

tụ, tập trung sản xuất dẫn tới sự hình thành nền kinh tế thế giới

Cách mạng khoa học-công nghệ hiện nay, đặc biệt là các ngành côngnghệ mũi nhọn, với công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vậtliệu mới và công nghệ tự động hóa đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của lựclượng sản xuất

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, T4, Nxb CTQG Hà Nội 1995, tr.601

Trang 5

Trong điều kiện giao thông vận tải và thông tin hiện đại, sự mở rộngphạm vi toàn cầu của phân công lao động quốc tế đã làm tăng lên mức độ phụthuộc và tùy thuộc lẫn nhau một cách tất yếu giữa các nền kinh tế dân tộc

Sự hiện diện nóng bỏng của những vấn đề toàn cầu cấp bách cùng với

sự xuất hiện và bành trướng của các công ty xuyên quốc gia với những lợi thế

về quy mô vốn lớn, kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lưới thịtrường rộng lớn, chi phối hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài cũng lànhững nhân tố làm xuất hiện và phát triển mạnh mẽ xu thế toàn cầu hóa

Dưới sự tác động tổng hợp của các nhân tố đó làm cho xu hướng quốc

tế hóa, khu vực hóa đã chuyển thành xu hướng toàn cầu hóa trong thời đạingày nay Nó là một trong những xu thế tất yếu của lịch sử, do quy luật pháttriển của lực lượng sản xuất chi phối, không thể đảo ngược, cũng không thểchối từ

Toàn cầu hóa sở dĩ có sức mạnh to lớn như vậy vì nó gắn liền với xuthế vận động khách quan của nền sản xuất xã hội Tuy nhiên đây là một quátrình khách quan trong sự phát triển xã hội nên nó phải được thể hiện thôngqua hoạt động chủ quan của con người Hay nói cách khác, nó là quá trìnhthống nhất của cái khách quan và cái chủ quan

Không thể phủ nhận rằng toàn cầu hóa kinh tế như nó đang diễn ra hiệnnay có tính chủ quan, bị các nước tư bản phát triển chi phối, thao túng, thúcđẩy nó vì lợi ích của mình Tuy nhiên, chúng ta cần phải thấy rằng toàn cầuhóa kinh tế hiện nay về bản chất không hoàn toàn thuộc về chủ nghĩa tư bản,cũng không hoàn toàn thuộc về một số nước tư bản phát triển hàng đầu ởphương Tây mà là yêu cầu nội tại của sự phát triển của lực lượng sản xuất.Lực lượng sản xuất phát triển tất yếu đòi hỏi một quan hệ sản xuất tươngthích với nó Quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay đang bị các nước tư bảnphát triển lợi dụng mượn toàn cầu hóa của lực lượng sản xuất để đẩy mạnhhơn toàn cầu hóa quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Đây cũng là quá trình ápđặt lợi ích và các giá trị phương Tây trên phạm vi toàn cầu, kéo theo việc phổ

Trang 6

biến hóa những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản Cuộc đấu tranh củanhân dân thế giới vì một trật tự mới, công bằng; vì một toàn cầu hóa bìnhđẳng, dân chủ và tiến bộ…, vì thế sẽ càng gay gắt và khốc liệt hơn Điều đócho thấy, toàn cầu hóa còn là một quá trình chính trị xã hội và văn hóa mangtính giai cấp, tính lịch sử cụ thể Sự đan xen giữa cái khách quan và cái chủquan đã làm cho toàn cầu hóa, về bản chất trở thành một quá trình hết sứcphức tạp, đầy mâu thuẫn, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đối vớitừng quốc gia cũng như toàn thể nhân loại

Toàn cầu hóa do bị chi phối bởi tính chất tư bản chủ nghĩa nên nókhông chỉ diễn ra bởi sự cạnh tranh quyết liệt trong kinh tế mà còn diễn racuộc đấu tranh gay gắt thường xuyên trên lĩnh vực chính trị, đặc biệt là giảiquyết vấn đề chủ quyền an ninh quốc gia, khả năng giữ vững nền độc lập tựchủ của mỗi nước trong quá trình hội nhập, trong cuộc đấu tranh ý thức hệcũng như các vấn đề về văn hóa, xã hội và môi trường Trên tất cả các lĩnhvực ấy, vấn đề nóng bỏng, bức xúc nhất là giữ vững chủ quyền an ninh quốcgia, tính độc lập tự chủ trong việc lựa chọn con đường phát triển và thực hiệnđược mục tiêu phát triển của mình trong khi không thể lảng tránh toàn cầuhóa, không thể không hội nhập quốc tế và không thể không nhận thấy sự giatăng tính phụ thuộc nền kinh tế giữa các nước với ưu thế thuộc về các nướclớn

Thực tiễn hiện nay cho thấy, các nước tư bản đã và đang sử dụng sứcmạnh kinh tế, kỹ thuật, công nghệ và quân sự ngày càng quyết liệt để khốngchế và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chúng đối với các dân tộc Cùng với

sự gia tăng các xung đột dân tộc, sắc tộc và tôn giáo đang gây nên những căngthẳng ở rất nhiều nơi, sự xâm phạm chủ quyền, an ninh quốc gia, sự can thiệpthô bạo của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mỹ dưới chiêu bài bảo vệ dânchủ, tự do, nhân quyền, với luận điệu quen thuộc “nhân quyền cao hơn chủquyền” hòng gây sức ép phá hoại, lật đổ, đe dọa phát động chiến tranh đang

có nguy cơ dẫn tới thảm họa khôn lường đối với các dân tộc Đó là chưa kể

Trang 7

tới những mưu toan dùng thủ đoạn diễn biến hòa bình, xâm lăng văn hóa, làmxói mòn quyền lực nhà nước dân tộc mà các thế lực thù địch đế quốc chủnghĩa đang ra sức thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Rõ ràng, toàn cầu hóa đang diễn ra như một quá trình đầy mâu thuẫn,một cuộc đấu tranh giữa các chủ thể lợi ích, các mâu thuẫn và xung đột trongviệc giải quyết mối quan hệ giai cấp- dân tộc và quốc tế Nhận định về xu thếphát triển của thế giới trong thế kỷ XXI, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

IX, Đảng ta đã chỉ rõ: “Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngàycàng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và cáctập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn,vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”1

Tóm lại, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ sự tác động lẫnnhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các quốc gia, các dân tộc, các khu vựctrên toàn thế giới; là quá trình tạo ra sự giao lưu, mối liên hệ phổ biến trênphạm vi toàn cầu Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, có thể nói là trình độ pháttriển cao của quốc tế hóa trong lĩnh vực kinh tế, từ quốc tế hóa về thươngphẩm và dịch vụ, mở rộng mậu dịch quốc tế, hình thành thị trường thống nhấtrồi đến quốc tế hóa về tư bản và quốc tế hóa về sản xuất trên phạm vi toàncầu Thực ra, đây không phải là vấn đề mới mẻ, bởi các yếu tố của nó đã xuấthiện và chín muồi (dù là chưa đồng đều) từ hàng chục năm nay, còn một sốlĩnh vực của nó thì đã có hàng trăm năm nay - đúng như những lời mà C.Mác

và Ph.Ăngghen đã dự báo khi phân tích, mổ xẻ xã hội tư bản Chỉ có điều,trong giai đoạn hiện nay, các thế lực tư bản chủ nghĩa mà điển hình là Mỹ với

ưu thế vượt trội về kinh tế đang ra sức lợi dụng xu thế toàn cầu hóa để chiphối các nước khác trong vòng ảnh hưởng của mình, giữa một thế giới đầybiến động phức tạp Thực tế ấy cho thấy, toàn cầu hóa hiện nay vận độngtrong quỹ đạo và chi phối của chủ nghĩa tư bản với ưu thế cũng như lợi íchthuộc về các nước tư bản chủ nghĩa có trình độ phát triển cao Vấn đề đặt ra

1 ĐCSVN, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội 2001, tr.64

Trang 8

đối với chúng ta trong quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải quántriệt sâu sắc nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi để vừa bảo đảm lợi ích dân tộc,vừa tính đến lợi ích của các đối tác, biết khai thác triệt để những mặt tích cực,những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế đồng thời khắc phục đến mứcthấp nhất những tác động tiêu cực, những thách thức, khó khăn do toàn cầuhóa đưa đến

Trong bối cảnh của xu thế toàn cầu hóa đang tăng lên, không một quốcgia nào có thể đứng tách ra khỏi cộng đồng quốc tế Sự xã hội hóa mạnh mẽcủa lực lượng sản xuất, sự phát triển vượt bậc của khoa học, kỹ thuật và côngnghệ hiện đại đã làm nảy sinh yêu cầu hợp tác đa dạng, nhiều chiều, ổn định

và bền vững trên phạm vi toàn cầu Mỗi nước trở thành một bộ phận hữu cơcủa thế giới, nền kinh tế của mỗi dân tộc được đặt trong sự phụ thuộc và mốiquan hệ qua lại với nền kinh tế khu vực và thế giới Các quốc gia trên thếgiới, ở mức độ này hay mức độ khác, đều tùy thuộc lẫn nhau, có quan hệ vớinhau Vì thế, nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược xu thế của thời đại

và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu Trái lại, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc

tế, tuy có thể phải trả giá nhất định, song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sựphát triển của mỗi nước

Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung ấy của thời đại Đại hội VIcủa Đảng (12/1986) trong khi quyết định chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạchhóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, thì cũng đồng thời chủ trương: Việt Nam phải tham giangày càng rộng rãi vào sự phân công lao động quốc tế, tích cực phát triểnquan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước, các tổ chức quốc tế và tưnhân nước ngoài, trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

Tuy nhiên, trong tình hình cuộc chiến tranh lạnh lúc đó còn tiếp diễn,

Mỹ vẫn ngoan cố kéo dài việc bao vây, cấm vận chống nước ta, thì việc thựchiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam trong nửa

Trang 9

cuối những năm 80 của thế kỷ trước, chủ yếu còn nghiêng về một phía- phíaLiên Xô và các nước khác trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).

Phải trải qua gần năm năm đổi mới, nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta bắt đầu vận hành có kết quả Đứng trước thực tếcác nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô và Đông Âu đã sụp đổ, Đại hội VII củaĐảng (6/1991) mới đề ra luận điểm có ý nghĩa phương châm chỉ đạo tổngquát cho việc thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế rộngrãi ở nước ta: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồngthế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”1; “Đa dạng hóa, đaphương hóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trênnguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi”2

Đại hội VIII của Đảng (6/1996) tiếp tục cụ thể hóa các luận điểm trên.Gần đây, Đại hội IX của Đảng lại nhấn mạnh thêm: “Chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quảhợp tác quốc tế bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo

vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệmôi trường”3

Thật ra, chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển đấtnước không phải là một điều gì hoàn toàn mới đối với Đảng và Nhà nước ta Nó

là sự kế thừa phát triển và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh hiện nay của đấtnước những luận điểm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên ngay từ khi nước ViệtNam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời, sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Trong bài trả lời phỏng vấn của các nhà báo ngày 23 tháng 10 năm

1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Chúng ta hoan nghênh những ngườiPháp muốn đem tư bản vào xứ ta khai thác Chúng ta sẽ mời những chuyênmôn Pháp cũng như Mỹ, Nga, hay Tàu đến đây giúp việc cho chúng ta trong

1 ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật HàNội, 1991, tr.147

2 ĐCSVN, Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật Hà Nội 1991, tr.31

3 ĐCSVN, Sđd, tr.43

Trang 10

công cuộc kiến thiết quốc gia”1 Cuối năm 1946 trong lời kêu gọi Liên HợpQuốc, Người viết:

Trong chính sách đối ngoại của mình nhân dân Việt Nam sẽ tuân thủnhững nguyên tắc dưới đây:

Một là, Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam luôn tôn trọng nền độc

lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳngtuyệt đối giữa các nước có chủ quyền

Hai là, Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi

chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực

- Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tưbản, nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình

- Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường xá giaothông cho việc buôn bán, quá cảnh quốc tế

- Nước Việt Nam tham gia mọi tổ chức hợp tác quốc tế dưới sự lãnhđạo của Liên hợp quốc.2

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh và những luận điểm có ý nghĩaphương châm chỉ đạo hoạt động của Đảng qua 20 năm đổi mới đất nước,cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, Nhà nước talần lượt thi hành một loạt biện pháp để thúc đẩy tiến trình mở cửa và hội nhậpquốc tế

Tháng 12/1987 Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam Năm 1989 Việt Nam đã mở các cuộc đàm phán để nối lại quan hệ vớiQuỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng thế giới; đến tháng 10 năm 1993 đã bìnhthường hóa quan hệ tín dụng với hai tổ chức tài chính, tiền tệ lớn nhất thế giớinày

Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và từ ngày 01tháng 01 năm 1996 bắt đầu thực hiện cam kết trong khuôn khổ khu vực mậudịch tự do ASEAN tức AFTA Cũng trong tháng 7 năm 1995 Việt Nam đã ký

1 Hồ Chí Minh, toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, T4, tr.74

2 Hồ Chí Minh, Sđd, T4, tr.470

Trang 11

hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và một số lĩnh vựckhác với cộng đồng châu Âu (sau đổi thành liên minh châu Âu – EU) đồngthời bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng 3/1996 Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sáng tạo diễnđàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC) Tháng 7 năm 2000, hiệpđịnh thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã được ký kết Trước đó, từ cuối năm 1994,Nhà nước ta đã gửi đơn xin gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)

Một sự kiện chính trị nổi bật trong nước năm 2007 là Việt nam đã chínhthức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới(WTO)(Ngày11/ 01/ 2007) Đây là vấn đề có tính khách quan do sự phát triển của lựclượng sản xuất và phân công lao động xã hội Đúng như C Mác dự báo: “

Những quan hệ qua lại giữa các dân tộc với nhau đều phụ thuộc vào trình độ

phát triển của mỗi dân tộc đó về mặt lực lượng sản xuất, sự phân công lao động

và sự giao tiếp quốc tế” 1

2.Vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở Việt Nam hiện nay.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, mỗi nước tham gia hội nhập kinh

tế quốc tế với một mục đích khác nhau Đối với nước ta, Nghị quyết 07 của

Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương khóa IX (11/2001) về hội nhập kinh

tế quốc tế đã chỉ rõ mục tiêu của chúng ta là để mở rộng thị trường, tranh thủthêm vốn, khoa học, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy nhanh công nghiệphóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Hội nhập kinh tế, quốc tế, chúng ta có cơ hội tích lũy được những tiền

đề, những điều kiện cho một trình độ phát triển mới Trước hết, chúng ta có

cơ hội thu hút vốn, khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản

lý kinh tế từ bên ngoài và mở rộng thị trường để đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển Mặtkhác, mở cửa và hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh hơn nữa quátrình cải cách, đổi mới xã hội, nhất là những cải cách về phương thức hoạt

1 C.Mác và Ph.ăngghen toàn tập (1995),Tập 3, Nxb CTQG- Hà nội, tr 30.

Trang 12

động của hệ thống chính trị, về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, điều chỉnh cơ cấu sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh cho nềnkinh tế để tham gia ngày càng nhiều hơn vào phân công lao động quốc tế và

mở rộng quá trình dân chủ hóa xã hội

Với một nền kinh tế yếu kém, không tranh thủ được những cơ hội dotoàn cầu hóa đem lại- dù là toàn cầu hóa đang do chủ nghĩa tư bản chi phối thìchúng ta không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội được chỉ riêng việc “họchỏi’’chủ nghĩa tư bản (chứ chưa nói đến việc tranh thủ những nguồn lực,phương tiện vật chất cần thiết ) đã là một tất yếu khách quan, một yêu cầu bắtbuộc đối với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước chậm phát triển Như

Lê Nin đã nói, chúng ta không hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào kháchơn là chủ nghĩa xã hội dựa trên cơ sở những bài học mà nền văn minh lớncủa chủ nghĩa tư bản đã thu được Tuy nhiên, toàn cầu hóa là một quá trìnhvừa hợp tác vừa đấu tranh vô cùng phức tạp Nó không chỉ đem đến chochúng ta những cơ hội thuận lợi mà còn nẩy sinh cả những thách thức và khókhăn lớn Toàn cầu hóa với thách thức diễn ra hiện nay đặt các nước chậmphát triển trước nguy cơ tụt hậu xa hơn so vơi các nước phát triển; làm trầmtrọng thêm những bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo giữa cácnước Điều này hoàn toàn bất lợi đối với nước ta Vì vậy, chúng ta cần tỉnhtáo trong từng bước hội nhập, phân tích làm rõ tính hai mặt của toàn cầu hóa,thấy được những mặt, những xu hướng, những tác động tích cực của nó; đồngthời, tìm ra những cách thức, biện pháp khắc phục triệt để những tác động tiêucực, những nguy cơ, thách thức đặt ra trong quá trình mở cửa và hội nhập đểđẩy mạnh sự phát triển của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Độc lập tự chủ về kinh tế là vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạngViệt Nam và nó càng cần được nhấn mạnh khi chúng ta đẩy mạnh mở cửa hộinhập nền kinh tế khu vực và quốc tế trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thếgiới hiện nay Có độc lập tự chủ về kinh tế thì mới có độc lập tự chủ thực sự

Ngày đăng: 28/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w