Hồ Chí Minh, Ngày 28 Tháng 09 Năm 2022 GIAO TIẾP TRONG DU LỊCH ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA CÁC VÙNG MIỀN TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM... Đó là sự xuất hiện đậm đặc các yếu tố ngôn ngữmang
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu văn đặc trưng văn hóa giao tiếp của các vùng miền trên đất nướcViệt Nam ( miền Bắc,miền Trung, miền Nam ) vận dụng vào hoạt động du lịch nhằm hiểu rõ hơn về ngôn ngữ giao tiếp của các vùng miền cũng như các đặc tính tâm lý của các vùng miền.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập số liệu: dữ liệu thứ cấp: Bài làm được thu thập số liệu bao gồm các thông tin như các đặc trưng văn hóa giao tiếp của các vùng miền trên đất nước Việt Nam, các tài liệu tham khảo từ các nguồn báo chí,Internet, tài liệu nghiên cứu cá nhân, toàn bộ các số liệu và thông tin được chắc lọc và có nguồn gốc cụ thể và rõ ràng thông qua quá trình nghiên cứu.
TRÌNH BÀY CÁC LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI
KHÁI NIỆM GIAO TIẾP
Giao tiếp là một quá trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
Văn hóa giao tiếp là một bộ phận trong tổng thể văn hóa nhằm chỉ quan hệ giao tiếp có văn hóa của mỗi người trong xã hội, là tổ hợp của các thành tố: lời nói, cử chỉ,hành vi, thái độ, cách ứng xử
NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP
Sự có mặt đúng như lời hứa, ngôn ngữ giao tiếp đề cao nhân thân của bên kia (ví dụ: gọi tên, gọi đầy đủ tên và chức vị, đánh giá vấn đề thay vì quy chụp về con người,.), điệu bộ cử chỉ phù hợp (trang phục, dáng điệu khi đi đứng, ngồi, điệu bộ tay, chân, mắt, ) đều là những cách để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, đồng thời, thể hiện sự tự trọng của chính mình.
1.2.2 Cộng tác - hài hòa lợi ích:
Trong thời đại hiện nay, khi mà giao tiếp công vụ diễn ra trong một bối cảnh mở hơn do tác động của công nghệ thông tin và sự phát triển về dân trí, giao tiếp công vụ còn phải hướng tới sự hài hòa lợi ích của ba bên để đảm bảo phát triển lâu dài Đó là thỏa mãn lợi ích của cán bộ, công chức - công dân, doanh nghiệp - và cộng đồng nói chung Nói cách khác, hài hòa lợi ích sẽ không chỉ đạt được tại chỗ giữa các bên trực tiếp tham gia đối thoại, mà còn là các vấn đề lâu dài hơn, trong mối liên quan với các nhóm khác trong xã hội.
Ngôn ngữ, điệu bộ cử chỉ, thời điểm bắt đầu và kết thúc, đều cần phù hợp với bối cảnh trong đó hoạt động giao tiếp diễn ra Các hành vi giao tiếp với công dân trong buổi tiếp dân không thể được thực hiện tương tự cách ứng xử với giao tiếp với đồng nghiệp, lại càng không thể giống cách giao tiếp với các đối tác.
Nguyên tắc này đòi hỏi các hành vi giao tiếp sẽ không chỉ cần dừng ở đúng mà còn phải đẹp Lấy ví dụ, chỉ tay vào một ai đó để giới thiệu làm quen thì nên dùng cả bàn tay chụm, hơi chúc xuống, hướng về phía người được kể đến chứ không dùng đồ vật hay một ngón tay chỏ chỉ thẳng vào mặt họ Một ví dụ khác là không nên ngang nhiên ngoáy mũi, gãi lưng hay rung đùi trước mặt người khác
VAI TRÒ CHỨC NĂNG GIAO TIẾP
1.3.1 Chức năng truyền thông tin ( thông báo ):
Chức năng này có cả ở con người và động vật Ở động vật thì chức năng thông báo thể hiện ở điệu bộ, nét mặt, âm thanh (phi ngôn ngữ) Còn ở con người, với sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ 2, chức năng thông tin, thông báo được phát huy tối đa, nó có thể tuyền đi bất cứ thông tin nào Trong hoạt động chung, người này giao tiếp với người kia để thông báo cho nhau những thông tin giúp cho hoạt động được thực hiện một cách có hiệu quả nhất.
Giao tiếp là công cụ quan trọng giúp con người nhận thức về thế giới và bản thân Giao tiếp giúp cho khả năng nhận thức của con người ngày càng mở rộng hơn, làm cho vốn hiểu biết, tri thức của con người ngày càng trể nên phong phú.
1.3.3 Chức năng phối hợp hành động:
Trong một tổ chức thường có nhiều bộ phận với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau Chính vì thế nên để tổ chức hoạt động một cách thống nhất, đồng bộ, thì các bộ phận, thành viên trong tổ chức cần phải giao tiếp với nhau để phối hợp hành động cho có hiệu quả nhất.Thông qua giao tiếp con người hiểu được những yêu cầu, cũng như mong đợi của người khác, hiểu được mục đích chung của nhóm, tổ chức, trên cơ sở đó phối hợp với nhau cùng hoạt động nhằm đạt được mục đích chung.
1.3.4 Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi ( chỉ có ở con người ):
Qua giao tiếp con người có thể nhận biết về thế giới, về người khác và về bản thân, biết được cái tốt, cái xấu của bản thân cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người khác và của xã hội, trên cơ sở đó con người tự điều khiển, điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi đó Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi trong giao tiếp thể hiện khả năng thích nghi lẫn nhau, có khả năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau của các chủ thể giao tiếp Mặt khác thì nó còn thể hiện vai trò tích cực của các chủ thể trong giao tiếp.
1.3.5 Chức năng tạo lập mối quan hệ: Đối với con người, thì sự cô đơn hay bị cô lập đối với những người xung quanh là một trong những điều đáng sợ nhất Giao tiếp giúp cho con người tạo ra những mối quan hệ với người khác.
1.3.6 Chức năng cân bằng cảm xúc:
Mỗi con người chúng ta đôi khi có những cảm xúc cần được chia sẻ Sung sướng hay đau khổ, vui hay buồn, hy vọng hay thất vọng đều muốn được chia sẻ cùng những người khác Chỉ có trong giao tiếp chúng ta mới tìm được sự đồng cảm,cảm thông cũng như giải tỏa được cảm xúc của mình.
CÁC HÌNH THỨC GIAO TIẾP
Giao tiếp trực tiếp là hình thức giao tiếp khi các chủ thể có nhu cầu giao tiếp với nhau thì họ sẽ gặp mặt trực tiếp nhau, mặt đối mặt để trao đổi thông tin, nhận thức, tác động qua lại lẫn nhau.
- Hình thức giao tiếp trực tiếp có ưu điểm: Giúp cho vấn đề mà các bên trao đổi được rõ ràng, cụ thể hơn, thông tin phản hồi nhanh hơn, ra quyết định nhanh hơn, vấn đề được giải quyết nhanh và triệt để nhất có thể, giúp cho việc nhận biết đối phương được rõ ràng cụ thể hơn, ngoài ra còn giúp cho các chủ thể giao tiếp thể hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ một cách rõ ràng hơn, từ những ưu điểm trên đã làm cho mối quan hệ giữa các bên giao tiếp ngày càng gắn bó, bền chặt với nhau.
- Hình thức giao tiếp trực tiếp có những hạn chế sau: Tốn thời gian để tổ chức không gian, địa điểm giao tiếp, tốn chi phí đi lại, nhiều vấn đề phát sinh không đáng có giữa các bên giao tiếp nếu các bên giao tiếp có sự khác biệt lớn về quan điểm, tính cách, thái độ
Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp thông qua các phương tiện hay yếu tố trung gian, giao tiếp gián tiếp rất đa dạng bao gồm nhiều hình thức khác nhau như: giao tiếp qua điện thoại, thư tín, Email, Zalo,
- Tuy nhiên các hình thức giao tiếp gián tiếp có ưu điểm: thuận tiện, đỡ tốn kém, trao đổi được nhiều thông tin, cùng một thời gian có thể giao tiếp với nhiều người và trao đổi ở mọi lúc, mọi nơi
- Các hình thức giao tiếp gián tiếp có hạn chế: thông tin truyền tải dễ bị thất lạc, rò rỉ, sự nhận biết về nhau bị hạn chế, khó bộc lộ rõ tình cảm cũng như thái độ.
Hình 1.2: Giao tiếp gián tiếp
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Có 6 đặc trưng cở bản trong văn hóa giao tiếp của người Việt được thể hiện trong 6 khía cạnh của giao tiếp:
- Thái độ giao tiếp: Vừa thích giao tiếp vừa rụt rè
- Quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử
- Đối tượng giao tiếp: ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá
- Chủ thể giao tiếp: trọng danh dự
- Cách thức giao tiếp: ưa tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận
- Nghi thức lời nói: hệ thống xưng hô và cách nói lịch sự rất phong phú
Hệ thống xưng hô, thứ nhất, có tính thân mật hóa (trọng tình cảm) cao. Thứ hai, có tính xã hội hóa, cộng đồng hóa cao Thứ ba, có tính tôn ti trật tự kĩ lưỡng Người Việt xưng hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn Thậm chí cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú, không chung chung phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một cách xưng hô cho phù hợp, vd: Cảm ơn và xin lỗi…
Hình 1.3: Giao tiếp hằng ngày
Hình 1.4: Giao tiếp hằng ngày
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP 3 MIỀN
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP MIỀN BẮC
2.1.1 Nét đặc trưng của miền bắc:
Miền Bắc lưu vực sông Hồng là cái nôi của văn hoá Việt Nam Qua các giai đoạn thăng trầm của lịch sử, kinh đô của đất nước luôn toạ lạc tại mảnh đất này. Những nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, ăn Tết luôn được cầu kì trong cách thức, long trọng và mang phần nghiêm nghị hơn 2 miền Trung, Nam Người miền Bắc mang những nét tinh tế, thâm thuý, sâu sắc, nhưng đôi khi cũng bảo thủ, hoài cổ trong tính cách Có thể nói tại đây là khu vực trọng học vấn, trí thức đông đảo, luôn đề trọng học vấn và chế độ khoa cử từ bao đời xưa Phụ nữ miền Bắc hết mực thủy chung, đảm đang, nhưng vẫn còn phần nào bị ảnh hưởng từ xã hội xưa cũ nên vẫn còn ít nhiều khép kín bởi lối tư duy xưa.
Người miền Bắc thường ăn nói rất khéo léo, trịnh trọng, nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa Người Bắc nói chuyện rất trôi chảy và văn hoa, vì họ được gia đình giáo dục từ nhỏ là phải biết cách nói để giải quyết việc của bản thân. Người bắc thường ăn nói nhẹ nhàng, kín đáo, thường hay suy nghĩ sâu xa, người miền Bắc thường thể hiện mình qua lời nói, trong bất cứ tình huống nào họ cũng đều phải nói cho được nên rất khó nắm bắt được suy nghĩ của họ, gặp vấn đề gì không hài lòng họ thường không nói thẳng mà tỏ thái độ rất khó chịu.Do sống trên mảnh đất nơi hội tụ, tích hợp các luồng văn hoá, để rồi thẩm thấu, chắt lọc và toả sáng Khuyết điểm lớn nhất của người miền bắc là người miền Bắc để ý, xét nét, lễ giáo, mang đậm cốt cách của kẻ sĩ Người miền Bắc tính tình nóng nảy Bảo thủ khó chấp nhận cái mới.
Giọng nói là phương tiện phản ánh những đặc trưng văn hóa của mỗi khu vực, là cơ sở để nhận ra đồng hương cùng sinh sống trên một vùng miền của cả nước. Trên cùng lãnh thổ Việt Nam, có sự khác biệt rõ nét trong giọng nói giữa 3 vùng Bắc, Trung, Nam. Đăc điểm của giong nói Bắc đúng chuẩn chính là: Luôn trầm ấm, không to không nhỏ, giọng nói phát ra rất ấm và truyền cảm Chất giọng sang quý, tròn vành rõ chữ, không luyến láy, không lên giọng cuối câu, không nhấn nhá, không kéo rê, không âm thừa Miền bắc sỡ hữu chất giọng thanh tao, tiếng nói ríu rít như chim hót Ưu điểm của giọng bắc là phân biệt rõ ràng các phụ âm cuối [C] và [T], [N] và [NG] và đầu [D] và [GI] Phân biệt các dấu hỏi, ngã Nhược điểm của giọng bắc là không phân biệt [CH] và [TR] nói thành [CH], [S] và [X] nói thành [X].
Trong quan hệ với bạn bè, khách mời, luôn có một thái độ hiếu khách truyền thống Luôn bắt đầu câu chuyện bằng chén trà, miếng trầu Khi ăn uống, người miền Bắc bào giờ cũng giữ nề nếp “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” Một số quy tắc trên bàn ăn của người miền Bắc:
- Mời người lớn và mọi người trước khi ăn: Gia đình miền Bắc rất chú trọng việc mời người trước khi ăn.
- Gắp thức ăn cho người lớn trước.
- Ăn trông nồi ngồi trông hướng: Ý là phải quan sát mọi người trong bàn ăn để cữ xử phù hợp.
- Không ăn chỉ một món mình thích, không ăn hết món ngon, phần thức ăn cho mọi người trong mâm cơm.
- Không gắp trực tiếp cho lên miệng mà phải để vào bát rồi mới đưa lên miệng.
- Không gây tiếng ồn quá lớn khi ăn, ăn nhồm nhoàm.
- Trở đầu đũa khi gắp thức ăn cho người khác: gia đình thì thoải mái hơn chứ ăn tiệc vẫn trở đầu đũa hoài.
- Muôi múc canh để úp chứ không để ngửa.
- Ăn không được rơi vãi.
- Ăn hết đồ ăn trong bát, không để thừa
-Khi ăn xong cần thông báo và mời mọi người tiếp tục ăn: Cái này chỉ khi có tiệc, cỗ.
- Phần thức ăn riêng cho người ăn sau.
Hình 2.1: Cách ăn uống người miền Bắc
Trong bức tranh trang phục đầy màu sắc và nổi bật của các dân tộc Việt Nam, trang phục đặc trưng của mỗi vùng miền thể hiện văn hóa cũng như tính cách, phong thái riêng của mỗi vùng Và trong đó trang phục truyền thống của miền Bắc được may bằng bốn khổ vải hẹp với thắt lưng quanh bụng, phần dưới thắt lưng gồm nhiều tà áo với đầy đủ màu sắc phấp phới, áo tứ thân được xem là trang phục truyền thống của người phụ nữ Miền Bắc Với những nét thanh tao, kín đáo bởi thiết kế hở phần ngực, được che bằng chiếc yếm lụa có màu trắng hay ngà tự nhiên, phía dưới là váy hoặc quần đen, hình ảnh áo tứ thân đi kèm là chiếc nón quai thao thường được các liền anh, liền chị miền Bắc mặc trong các lễ hội truyền thống Những người phụ nữ miền Bắc mặc áo tứ thân theo kiểu mớ ba, mớ bảy, tức là cùng một lúc mặc ba hoặc bảy cái áo lồng vào nhau, mỗi cái một màu Áo tứ thân, nón quai thao, câu hát quan họ là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp vẫn được giữ gìn từ bao đời nay.
Hình 2.2: Trang phục miền Bắc
Vốn là cái noi của nền văn minh Việt Nam, ẩm thực miền Bắc được sàng lọc kỹ lưỡng từ bao đời với vị thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ của quả sấu Các món ăn có sự tương hỗ, đa dạng trong cách tranh trí, thanh tao, tinh tế trong hương vị Với sự định cư lâu dài của các triều đại phong kiến, Hà Nội là nơi lưu giữ tinh hoa ẩm thực miền Bắc Hãy nếm thử những mĩ vị nơi đất Hà Thành này với các món đặc trưng như Phở Hà Nội, bún chả, bún thang, miến xào cua bể, bánh Tôm HồTây, chả giò, bún ốc, thịt đông, để có thể thưởng thức trọn vẹn nhất văn hoá ẩm thực Việt Nam.
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA GIAO TIẾP MIỀN TRUNG
Miền Trung thì có 2 Miền Trung: Từ Nghệ An đổ vào Thừa Thiên Huế và Từ Đà Nằng đến Ninh Thuận.
Hình 2.3: Bản đồ miền Trung
2.2.1 Tính cách của người miền trung:
Người miền Trung sâu sắc, kỹ lưỡng quá nhiều khi thành ích kỷ, khắc nghiệt.Nói về tính chắt bóp tằn tiện thì người Trung chắc là số 1 Tính sĩ diện của người miền Trung cũng rất cao Họ rất dễ tự ái Ví dụ họ sằn sàng đi bán vé số, bán ve chai, nhưng không làm nghề giúp việc Người miền Trung rất giỏi chịu đựng nhưng cũng dễ nổi nóng, phản kháng mãnh liệt Người miền Trung cần cù, chịu thương,chịu khó, hiếu học, tiết kiệm Phụ nữ miền Trung cần cù chịu khó, có sức chịu đựng rất cao trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống, thùy mị đoan trang nhưng sống khép kín Miền trung là một vùng đất thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống khó khăn Con người ở đây luôn phải bươn chải để lo đảm bảo cuộc sống tối thiểu của mình Chính hoàn cảnh này đã tạo nên tính cách riêng của người con trai miền trung: tằn tiện, chịu khó và chất phácVà do hòan cảnh khó khăn nên con người miền trung có tính đòan kết rất cao Do đó mà vẫn thường có các hội của người miền trung.
Nếu hoàn cảnh khó khăn là một môi trường tạo nên những con người có khí chất đặc biệt thì có lẽ mảnh đất miền Trung luôn xứng đáng là vùng đất sản sinh ra những người tài Đặc trưng của hoàn cảnh sống đã rèn luyện cho con người miền Trung những tính cách đặc biệt để chiến đấu với tự nhiên, để tiếp tục sinh sống và phát triển bên mảnh đất không mấy hiền hoà này Người miền Trung ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác kiên cường chịu đựng và đấu tranh với thiên nhiên, chắt chiu từng chút những giá trị của sự sống Có lẽ không ở nơi đâu, lòng kiên trì và ý chí bám trụ lấy quê hương đất nước, không chịu thoái lui dù cuộc sống có mang đến nhiều nỗi khốn khổ và bất hạnh, thì người miền Trung vẫn kiên cường và đầy nghị lực.
2.2.2 Giọng nói người miền trung:
Dọc theo bờ lãnh thổ vào Thanh Nghệ Tĩnh, âm thanh của giọng miền bắc dường như dần dần có vẻ có chút khác biệt, tuy vẫn còn âm điệu của giọng bắc nhưng một số âm điệu và nhiều từ khác miền Bắc được thêm vào Giọng Miền Trung được nhiều người cho rằng là chất giọng nghe không quen sẽ không thể hiểu được, cao bổng và nặng nhẹ theo những cách riêng biệt Giọng Miền Trung không còn phân biệt dấu hỏi dấu ngã với sự phát âm nửa vời, không hỏi không ngã, có lúc trầm xuống gần với dấu nặng.
Trong giao tiếp, họ thường lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, họ xưng hô theo nguyên tắc “xưng khiêm, hô tôn” Họ rất xem trọng danh dự, tế nhị, ý tứ và đề cao sự hòa thuận theo chủ nghĩa “dĩ hòa vi quý”.Và người trung cũng được đánh giá là thiếu quyết đoán do sự chần chừ và e ngại của họ.Nam Trung Bộ (từ Đà Nằng đến Bình Thuận) Đặc điểm chung của người miền Trung Họ thích giao tiếp nhưng lại rụt rè với người lạ, họ thích đi thăm viếng người thân, bạn bè và rất hiếu khách.
2.2.4 Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực miền Trung tương đối cầu kỳ, chú trọng từ hình thức, cách giải thích cho đến tên gọi món ăn.Vốn là mãnh đất ít được thiên nhiên ưu ái, quanh năm cằn cõi, đầy nắng gió lại gồng mình gánh lấy những cơn thịnh nộ của đất trời Có lẽ vì vậy con người ở đây biết cách biến khó khăn thành sức mạnh, mang tư tưởng vào trong ẩm thực, biến tấu những thứ sẵn có thành những sản vật tuyệt vời, mang đậm bản sắc và hơi thở của mảnh đất này Âm thực nơi đây thiêng về cay và mặn, đơn giản mà lại tinh tế với sự đan xen giữa ẩm thực cung đình và đường phố Một bên cầu kì, trọng hình thức, nặng lễ nghi, còn một bên thì dung dị, giản đơn Ớt là nguyên liệu không thể thiếu, là gia vị được người ta hết sức chú trọng trong các món ăn, ấy thế nên đã tạo nên một bản sắc riêng không trộn lẫn với bất kì nơi nào. Bún bò Huế, mì Quảng, cao lầu, bánh bèo, bánh đập, chả ram, là những món làm say đắm lòng người ngay từ cái nhìn đầu tiên, mang một phong thái riêng không lẫn vào đâu được của ẩm thực miền Trung.
Hình 2.4: Ẩm thực miền Trung2.2.5 Phong tục tập quán: Ở miền Trung, trên bàn thờ tổ tiên hay trong mâm cỗ đầu xuân, bánh tét luôn bày tỏ hồn quê, là nhịp cầu gắn kết con cháu với tổ tiên cũng như sợi tình kéo người thêm bền chặt Về mâm ngũ quả thì người dân nơi đây không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mà chủ yếu dựa vào sự thành tâm dâng kính tổ tiên Bên cạnh đấy, miền Trung cũng có tục “xông đất” vào sáng mồng một, Những gia đình sẽ thường nhờ người lớn tuổi còn mạnh khỏe, có vai vế và uy tín trong xã hội hoặc những đứa trẻ thông minh, hoạt bát, vui vẻ đến “xông đất” đầu năm mới Vào sáng mùng một, cả nhà hay được đánh thức bởi niềm vui năm mới, mọi người thường đến thăm và chúc Tết bà con họ hàng gần xa.
2.2.6 Một số lễ hội đặc trưng:
- Lễ Hôi Cầu Ngư Vào tháng giêng hằng năm, người dân làng chài sẽ tưng: bừng tổ tổ chức Lễ Hội Cầu Ngư với mong muốn là cầu cho một vùng trời yên biển lặng, tôm cá vào đầy khoang Lễ Hội Cầu Ngư diễn ra là để thờ cún “Cá Ông” vì đây là một loài cá thần, người xưa kể rằng loài cá này đã giúp ngue dân vượt qua bao hoạn nạn khi đang lênh đênh trên biển cả Lễ Hội Cầu Ngue thường được diễn ra trong 2 ngày Vào ngày lễ chính, làng sẽ được chọn ra 1 ban nghi lễ gồm các cụ cao niên, hiền đức, có uy tín với bạn chài và không bị mắc tang chế.
Hình 2.5: Lễ hội cầu Ngư
- Lễ Hội Sình Huế - Lễ Hội Nổi Tiếng Ở Miền Trung: Lễ hội đầu năm ở miềnTrung này được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại khu vực đình làng Lại Ân còn gọi là làng Sình, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế Đây là một hoạt động văn hóa truyền thống, giàu tinh thần thượng võ của người dân nơi đây Tại lễ hội những đô vật sẽ thi đấu theo hình thức vòng tròn.Bênh cạnh giải Cạn dành cho người vô địch, làng còn dành riêng một khoản để thưởng cho những đô tham gia hội vật Hội vật Làng Sình mang yếu tố tâm linh với mong muốn cầu mong cho dân làng khỏe mạnh, yên ổn, mùa màng tươi tốt, nâng cao sức khỏe đầy tinh thần thượng võ, lòng dòng cảm và mưu trí đối với lớp trẻ.
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA MIỀN NAM
2.3.1 Cách ứng xử người miền Nam:
Người miền Nam sống rất dễ chịu, hào phóng, dễ thương Trong mắt của người miền Bắc và người miền Trung thì người miền Nam là người dễ bị lừa nhất.Trong mỗi câu hỏi hoặc câu trả lời thì người miền Nam thường đệm “thưa” hoặc “dạ Từ “cảm ơn” và “xin lỗi” ở miền Nam được sử dụng phổ biến hơn, ít câu nệ, họ sẵn sàng nói nếu cần thiết, họ coi việc “cảm ơn” hay “xin lỗi” người khác là chuyện bình thường Trong các lễ hội, người miền Nam ít cảnh nhốn nháo, xô đẩy hay cố tình làm hại của chung Họ luôn ý thức tôn trọng người khác và bảo vệ mình.Sài Gòn nắng mưa thất thường mưa đó rồi nắng đó, người Sài Gòn cũng vậy vui đó rồi buồn đó Nhưng Sài Gòn mưa hay nắng đều có mùa không có bốn mùa như Hà Nội chỉ có hai mùa nắng và mưa Người miền Nam tính tình không phức tạp bạn có thể đoán trước tâm lý của họ, nếu bạn quen họ lâu ngày Họ suy nghĩ đơn giản, nói chuyện cũng đơn giản, không văn hoa, không ẩn ý, không châm biếm sâu xa Người Sài Gòn đi đâu cũng lập thân được.
Người miền Nam có thói quen buổi sáng họ thường hay ra những quán lề đường gọi một cốc café và bắt đầu một ngày làm việc mới Sài Gòn không phải là thiên đường như nhiều người nghỉ Ở Sài Gòn bạn dễ bị shock trước phong cách suy nghĩ và làm việc của họ Sài Gòn không giờ ngủ, ngay cả khi ngủ họ cũng thao thức về việc ngày mai Người Sài Gòn có thể làm việc trong bất cứ môi trường nào. Ăn sáng, ăn trưa, café, giải trí hay bất cứ nơi đâu, bạn cũng có thể bị người Sài Gòn kéo bạn vào cuộc làm ăn của họ Người Sài Gòn bây giờ làm việc đến 12 giờ trưa nghỉ ngơi trò chuyện một chút đến 1 giờ rồi bắt đầu làm việc tiếp là chuyện bình thường, mà trong lúc nghỉ ngơi đó, họ cũng có thể “tranh thủ” với một đối tác nào đó. Ở Sài Gòn nếu bạn không năng động, không thực sử giỏi thì bạn rất khó khăn để kiếm sống, còn nếu bạn là người tài thì Sài Gòn luôn mong mỏi sự đóng góp của bạn Đất Sài Gòn là đất tứ xứ đây là lý do ngày càng nhiều người ở địa phương khác đổ xô vào Nam làm ăn, học tập và những người lao động tay chân cũng chọn Sài Gòn làm ngôi nhà thứ hai của họ Thậm chí, họ chỉ đến Sài Gòn kiếm tiền rồi về lại quê nhà Người miền Nam không mời lơi họ rất thảo ăn Mời là mời, khách không ăn là gâịn Người Sài Gòn uống cũng vậy uống là uống nhiệt tình không nào sỉn mới về chứ không bỏ về giữa chừng Trong môi trường giáo dục, đến trang phục của hai miền Nam Bắc cũng khác nhau Nữ sinh miền Nam có truyền thống mặc áo dài vào ngày đầu tuần Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu.
Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp Khách về, cười rồi buông một câu
“Thôi, tôi dìa nghen!” Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!” Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái. Ở Bắc và Trung Bộ, do chịu ảnh hưởng sâu đậm từ văn hoá Nho giáo trong suốt gần một ngàn năm (Việt Nam chính thức chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo từ thời độc lập, tức sau năm 938, trong đó, vào thời kỳ nhà Hậu Lê và nhà Nguyễn, Nho giáo lần lượt hai lần được tôn làm quốc giáo), nên dù ít dù nhiều, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại trong ý thức cộng đồng, chính vì thế mà họ nội được coi trọng hơn họ ngoại: cháu bà nội, tội bà ngoại.
Tinh thần trọng phụ nữ được thể hiện qua việc xem trọng họ ngoại, người Nam Bộ lớn tuổi thích được gọi là “ông /bà ngoại” và thích xưng là “ngoại”, vì thế mà trong bản Ngồi tựa sông Đào mới có câu: “Hồi đó, tao với ngoại bây nói chơi chơi vậy mà thành ra thiệt đó nghen hông” Từ việc xem trọng họ ngoại, việc ở rể nơi đây được xem là một điều hết sức tự nhiên Cũng trong bản này, người con trai tình nguyện làm rể vì đã thật lòng thương cô gái: “Thấy em còn chút mẹ già, muốn vô hoạn dưỡng biết là được không?” Bản Lý chim quyên cũng có câu: “Thân đi làm rể mà người ta được vợ, bè bạn hát ngạo tôi xúc tép nuôi cò Nói thì nói vậy,chớ bậu lấy chồng xa, cha mẹ bên nhà để đó tôi lo liệu Thế nào người ta cũng khen:thằng rể hụt mà nó có hiếu”
Hình 2.7: Áo dài miền Nam
2.3.2 Điểm đặc biệt trong phong tục ngày Tết của miền Nam:
Không biết từ khi nào, hình ảnh mai vàng rực rỡ lại trở thành biểu tượng của người miền Nam Nhà ai những ngày này mà không sắm được chậu mai lớn để trước nhà thì cũng phải mua vài cành bé xinh xinh rồi dán cả hoa giấy trang trí khắp tường, cửa thì mới thấy không khí của ngày Tết Trong hoàn cảnh thế nào đi nữa, Tết ở miền Nam cũng không thể thiếu chợ hoa xuân vào những ngày cuối năm Đây là truyền thống đã có từ lâu đời, trở thành một phần không thể thiếu của người dân nơi đây Người miển Nam họ rất yêu hoa Họ xem đây là niềm vui, sự may mắn và tài lộc.Ngoài ra, những ngày cận Tết các gia đình miền Nam cũng có thói quen tự làm mứt đãi khách Các loại mức từ trái cây như mức dừa, đầy màu sắc là lời chào đón nòng hậu dành cho khách đến thăm.
Hình 2.8: Món ăn ngày Tết
2.3.3 Ẩm thực người miền Nam: Ở Nam Bộ nơi đâu cũng là những con sông đầy ắp phù sa, những kênh, rạch chằng chịt, không mùa nào không thiếu tôm, cá, cua và nhiều loài thủy sản phong phú Mỗi khi mùa nổi, người dân miền Nam lại có cơ hội thưởng thức những món ăn ngon như lẩu cá linh bông điên điển, bông súng mắm kho, bún nước lèo, gỏi sầu đâu cá khô sặc.
Bên cạnh những món ăn dân dã hút hồn thực khách, ẩm thực Nam Bộ còn khiến người ta thích thú bởi sự hòa trộn của nhiều nền ẩm thực khác nhau Âm thực miền Nam là sự tổng hòa của văn hóa ẩm thực miền Bắc, miền Trung và sự ảnh hưởng của văn hóa Khmer.Một số món ăn miền Nam có cách chế biến đơn giản, sử dụng nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên như cá nướng trui, gà nướng đất sét, chuột đồng quay, dơi xào lăn, cháo rắn, vịt nướng đất, mắm kho, mắm sống, rắn nướng lèo Cá bắt được đem nướng trui tại chỗ, ăn cùng với các loại rau dại có sẵn và dễ tìm như điên điển, bông súng, đọt sen, Khi cá chín chỉ cần tách lớp vẩy bên ngoài, ngồi bờ ruộng cuốn cá với đọt sen tươi và thưởng thức.
Hình 2.9: Lẩu mắm miền Nam