1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ học của sinh viên chuyên ngành marketing trường đại học nguyễn tất thành

36 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ học của sinh viên chuyên ngành Marketing Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Tác giả Trần Yến Nhi, Nguyễn Thị Thương, Nguyễn Thuý Phương, Nguyễn Đoàn Trọng Tín
Người hướng dẫn Trần Thị Thuỳ Linh
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Kinh Tế Lượng Ứng Dụng Trong Kinh Doanh
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,37 MB

Nội dung

Nguyễn Đoàn Trọng Tín Tham gia đóng góp: 75%Ngày thi: 21/12/2023 Phòng thi: L.510Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH NGHỈ HỌC CỦA SINH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Lớp: 22DMK4BGiảng viên: Trần Thị Thuỳ Linh

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2023

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI KẾT THÚC HỌC

PHẦNTRUNG TÂM KHẢO THÍ HỌC KỲ 4 NĂM HỌC 2023 - 2024

PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi: Kinh Tế Lượng Ứng Dụng Trong Kinh Doanh

Lớp học phần: 22DMK4BNhóm sinh viên thực hiện:

100%2 Nguyễn Thị Thương Tham gia đóng góp:

85%3 Nguyễn Thuý Phương Tham gia đóng góp:

75%4 Nguyễn Đoàn Trọng Tín Tham gia đóng góp:

75%Ngày thi: 21/12/2023 Phòng thi: L.510Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH NGHỈ HỌC CỦA SINHVIÊN CHUYÊN NGÀNH MARKETING TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄNTẤT THÀNH

Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):

Tiêu chí (theo CĐR

HP)

Đánh giá của giảng

viênĐiểm tốiđa

ĐiểmđạtđượcCấu trúc

của tiểu luậnNội dungCác nội dung thànhphầnLập luận

Trang 3

Kết luậnTrình bàyTỔNG ĐIỂM

Giảng viên chấm thi

(ký, ghi rõ học và tên)

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Đối tượng khảo sát 2

1.6 Phạm vi nghiên cứu 2

1.7 Phương pháp nghiên cứu 2

1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu 3

Ý nghĩa khoa học 3

Ý nghĩa thực tiễn 3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Giới thiệu các khái niệm liên quan đến đề tài 4

2.2 Một số lý thuyết liên quan 4

2.2.1 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behaviour) 4

2.2.2 Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow (Maslow's hierarchy of needs) 6

2.2.3 Lý thuyết tự quyết (SDT - Self-Determination Theory) 7

2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu trước 9

Trang 4

2.3.1 Phân tích nguyên nhân sinh viên nghỉ học tại trườngĐại học Phan Thiết – Đinh Bá Hùng Anh, Nguyễn Thị Thanh

2.3.4 Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học của sinh viên”của Nguyễn Thiều Tấn Long trường Đại học Khoa học - Đại học Huế .11

2.4 Mô hình đề xuất của nghiên cứu 12

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.1 Quy trình nghiên cứu 15

3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 16

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 16

3.2.2 Kích cỡ mẫu 16

3.2.3 Phương pháp chọn mẫu 16

3.3 Thang đo nghiên cứu và bảng tiêu chí khảo sát 17

3.3.1 Thang đo nghiên cứu 17

3.3.2 Bảng câu hỏi khảo sát 18

3.4 Các phương pháp nghiên cứu 19

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

Trang 5

4.3.2 Tác động của yếu tố Ảnh hưởng từ bạn bè 25

Trang 6

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU1.1 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại 4.0 nền kinh tế phát triển thời kỳ công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước hội nhập kinh tế để đạt được những điều đó cần đòi hỏi phảicó một lực lượng trí thức tầng lớp trẻ có năng lực và có lĩnh vực chuyên môncao Và nói đến tầng lớp trẻ không thể không kể đến tầng lớp sinh viên là mộttrong những lực lượng trí thức thiết yếu và cần thiết cho đất nước hiện nay.Nói đến tri thức không thể không nói đến giáo dục, và giáo dục là một trongnhững nhân tố quan trọng để phát huy và phát triển những tiềm năng của conngười nói chung và sinh viên nói riêng Về điều này, GS.Malcom Gilles, hiệutrưởng Trường Đại học Rice đã từng nói: “Ngày nay, hơn bao giờ hết tronglịch sử nhân loại, sự giàu mạnh hoặc đói nghèo của một quốc gia phụ thuộcvào chất lượng của giáo dục đại học” Điều này cho thấy tầm quan trọng cũngnhư vai trò của các trường Đại Học trong việc đào tạo sinh viên, sinh viênđang không ngừng nỗ lực học tập học hỏi trao đổi trau dồi thêm kiến thức đểtích lũy thêm kinh nghiệm, để có thể dễ dàng định hướng được trong việc lựachọn công việc nghề nghiệp cho bản thân sau khi tốt nghiệp góp phần vàocông cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Với tình hình hiện nay, không như những gì chúng ta đã nghĩ mà trênthực tế việc này nó đang xảy ra rất nhiều trong các trường Đại học trên cảnước Như những gì chúng ta đã được biết khi lên Đại học môi trường học tậprất là năng động và đa dạng và vô cùng thoải mái, nó có thể giúp cho sinhviên có thêm tinh thần học tập và cũng như có những tiến độ hơn trong quátrình học tập và ngược lại nó có thể làm cho sinh viên trở nên sa sút và bỏ bêđến việc học Và chính vì thế mà phải đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự giác,phải luôn nỗ lực cố gắng và đặc biệt là phải hoàn thành đủ các tín chỉ học tậptheo chương trình khung mà nhà trường đã đặt ra

Tuy nhiên hiện nay thực trạng sinh viên có thành tích học tập rất kém vàbỏ bê việc học xảy ra rất nhiều trong trường và trong chính ngành Marketingmà chúng em đang theo đuổi Được biết Đại học Nguyễn Tất Thành toạ lạcngay trên con đường quốc lộ 1A, tình hình giao thông khá ổn định, xungquanh là chợ và nhiều khu trọ sinh viên giá rẻ thuận tiện cho việc đi học củasinh viên Nhưng việc nghỉ học, cúp học, trốn tiết của sinh viên lại diễn ra kháphổ biến Có rất nhiều lý do để học sinh quyết định nghỉ học mà nhà trườngkhông thể nắm rõ hết được, đây là một hiện trạng vô cùng nan giải

Vì vậy khi đứng trước những thực tế đó, để giải quyết vấnđề này nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: "Nghiên cứucác nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ học của sinh viênchuyên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành"

1

Trang 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhnghỉ học của sinh viên và ứng dụng kiến thức về kinh tế lượng thực hiệnnghiên cứu

Dựa trên kết quả nghiên cứu khuyến nghị cải thiện tình trạng nghỉ họccủa sinh viên ngành Marketing trường ĐH Nguyễn Tất Thành

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố có tác động đến việc quyết định nghỉ học của sinh viênchuyên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành?

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến với ý định nghỉ học của sinhviên như thế nào và ra sao?

Giải pháp nào dựa trên các yếu tố này có thể khắc phục được tình trặngnghỉ học của sinh viên chuyên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn TấtThành

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nghỉ học củasinh viên

1.5 Đối tượng khảo sát

Đối tượng khảo sát là sinh viên chuyên ngành Marketing trường Đại họcNguyễn Tất Thành

1.6 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát ý kiến của sinh viên chuyên ngành Marketing trường Đại họcNguyễn Tất Thành còn đang đi học tại trường

Thời gian: Trong năm học hiện tại

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng: Phương pháp nghiên cứu định tính:

+ Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.+ Thảo luận nhóm và cùng đưa ra các yếu tố quan trọng cần đưa vào đềtài, nhận thức tính hữu ích, mức độ tin cậy, tính toán rủi ro, tính an toàn

+ Xây dựng bảng hỏi, thang đo, và các thông tin cần thiết liên quan đếnđối tượng nghiên cứu của đề tài bằng cách dùng Google form Thông quakhảo sát thu thập thông tin cần thiết và làm thang đo mức độ, khả năng,… liênquan đến đối tượng nghiên cứu

2

Trang 8

 Phương pháp nghiên cứu định lượng:

+ Phân tích mô hình hồi quy.+ Sử dụng phần mềm SPSS để đo lường sự tác động của các biến độc lậplên biến phụ thuộc (quyết định nghỉ học của sinh viên chuyên ngànhMarketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

1.8 Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học

Đề tài này sẽ xây dựng nên một hệ thống thống kê các nhân tố tác độngđến quyết định nghỉ học của sinh viên Đồng thời dựa trên mô hình đề xuấtcũng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ học của sinh viênchuyên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài xây dựng nên một hệ thống các yếu tố tác động đến quyết địnhnghỉ học của sinh viên chuyên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn TấtThành Từ đó tìm ra các giải pháp, hướng giải quyết cho các yếu tố ảnhhưởng và mong muốn của các bạn sinh viên Thông qua đó nhà trường sẽ hiểurõ hơn về sinh viên, đề ra các chính sách hợp lý để hỗ trợ, giúp đỡ sinh viênnhằm khắc phục việc nghỉ học của sinh viên, giúp sinh viên đi học đầy đủ,thường xuyên, tận dụng tối đa thời gian học, chất lượng học của sinh viên,nâng cao kết quả học tập

Từ đó giúp nhà trường cũng sẽ dễ dàng quản lý, xây dựng các mô hìnhkỹ luật phù hợp với nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, để lại ấntượng, danh tiếng cho trường học

3

Trang 9

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Giới thiệu các khái niệm liên quan đến đề tài

Sinh viên

Theo chương IX, điều 59 của Luật Giáo dục đại học (20212) có đề cậpđến khái niệm sinh viên là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cáccơ sở giáo dục đại học, theo học chương trình đào tạo cao đẳng, chương trìnhđào tạo đại học

Trường đại học

Theo chương I, điều 4 của Luật Giáo dục đại học (2012) đưa ra kháiniệm trường đại học là cơ sở giáo dục bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng,trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vựcchuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáodục đại học

Việc nghỉ học của sinh viên

Việc nghỉ học của sinh viên: là sự tạm thời không tham gia, vắng mặtvào quá trình học tập hoặc không tuân thủ lịch trình học tập Đây là một quyếtđịnh cá nhân được đưa ra bởi sinh viên, dựa trên các yếu tố khác nhau và cóthể kéo dài từ một số ngày đến một khoảng thời gian dài hơn

Hành vi ra quyết định

Ra quyết định là quá trình cân nhắc dẫn đến việc lựa chọn một phươngán thực hiện trong số các phương án hiện có Với việc đưa ra kết quả này phảidựa trên cơ sở của lý giải Với quá trình tiến hành phân tích để tìm kiếm cáclựa chọn tốt nhất Được thực hiện với chủ thể có quyền và tác động đến kếtquả phản ánh đối với quyết định

2.2 Một số lý thuyết liên quan2.2.1 Lý thuyết về hành vi dự định (TPB – Theory ofPlanned Behaviour)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết tâm lý học liên kếtniềm tin với hành vi Lý thuyết này cho rằng ba yếu tố cốt lõi, bao gồm tháiđộ, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức, cùng nhau hìnhthành ý định hành vi của một cá nhân Trái lại, một nguyên lý của TPB là ýđịnh hành vi, yếu tố quyết định gần nhất đến hành vi xã hội của con người

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được Icek Ajzen phát triển nhằmnâng cao khả năng dự đoán của lý thuyết hành vi có lý do (TRA) Ý tưởngcủa Ajzen là bao gồm kiểm soát hành vi nhận thức vào TPB, một yếu tốkhông có trong TRA TPB đã được áp dụng trong việc nghiên cứu về mối

4

Trang 10

quan hệ giữa niềm tin, thái độ, ý định hành vi và hành vi trong các lĩnh vực đadạng của con người Các lĩnh vực này bao gồm, nhưng không hạn chế, quảngcáo, quan hệ công chúng, chiến dịch quảng cáo, chăm sóc sức khỏe, quản lýthể thao, tài chính tiêu dùng/hộ gia đình và tính bền vững Lý thuyết này đượcIcek Ajzen xây dựng nhằm mục đích nâng cao khả năng dự đoán của lýthuyết hành động hợp lý (TRA) Ý tưởng của Ajzen là đưa khả năng kiểmsoát hành vi nhận thức vào TPB Kiểm soát hành vi nhận thức không phải làmột thành phần của TRA.

Kiểm soát hành vi nhận thức: là sự nhận thức của cá nhân về sự dễdàng hoặc khó khăn khi thực hiện một hành vi cụ thể Khái niệm về kiểm soáthành vi nhận thức có liên quan khái niệm về khả năng tự hiệu quả Được giảđịnh rằng kiểm soát hành vi nhận thức được xác định bởi tổng hợp của tậphợp các niềm tin kiểm soát có sẵn

Chuẩn mực chủ quan: là sự nhận thức của cá nhân về hành vi cụ thể,mà được ảnh hưởng bởi sự đánh giá của những người quan trọng (ví dụ: chamẹ, vợ chồng, bạn bè, giáo viên)

Ý định hành vi: là sự sẵn sàng của cá nhân để thực hiện một hành vi cụthể Được giả định là nguyên nhân gần đối với hành vi Nó dựa trên thái độđối với hành vi, chuẩn mực chủ quan và kiểm soát hành vi nhận thức, với mỗiyếu tố dự đoán được đánh trọng số theo tầm quan trọng của nó đối với hànhvi và nhóm dân số quan tâm

Hành vi: là phản ứng có thể quan sát được của cá nhân trong một tìnhhuống cụ thể đối với một mục tiêu nhất định Ajzen đã tiến xa hơn với quanđiểm rằng hành vi là hàm số của ý định tương thích và nhận thức về kiểm soáthành vi Kiểm soát hành vi nhận thức được kỳ vọng sẽ điều chỉnh tác độngcủa ý định đối với hành vi, đồng nghĩa với việc ý định thuận lợi chỉ tạo rahành vi khi kiểm soát hành vi nhận thức mạnh mẽ

Hình 1: Mô hình thuyết hành vi dự định

5

Trang 11

Nguồn: Icek Ajzen (1991)

Thái độ hướng đến hành vi:

Lý thuyết hành vi có kế hoạch xác định bản chất của mối quan hệ giữaniềm tin và thái độ Theo lý thuyết này, việc đánh giá của cá nhân về hành vi,hay thái độ của họ đối với hành vi, được xác định bởi những niềm tin có sẵncủa họ về hành vi đó Thuật ngữ "niềm tin" trong lý thuyết này đề cập đến xácsuất chủ quan rằng hành vi sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể Cụ thể, việc đánhgiá mỗi kết quả đóng góp vào thái độ tương ứng với xác suất chủ quan củangười đó rằng hành vi sẽ dẫn đến kết quả đó Một niềm tin được coi là có sẵnnếu nó có thể truy cập từ bộ nhớ dài hạn

2.2.2 Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow (Maslow'shierarchy of needs)

Abraham (Harold) Maslow (1908-1970) là một trong những nhà tiênphong người Mỹ trong trường phái “Tâm lý học nhân văn” Vào năm 1943,ông đã phát triển lý thuyết về Thang bậc nhu cầu hay còn gọi là Tháp NhuCầu Tháp nhu cầu này mô tả một phân loại các nhu cầu cơ bản của con ngườitheo một hệ thống dạng bậc thang Tháp nhu cầu của Maslow có ý nghĩa quantrọng trong thực tiễn, giúp mỗi cá nhân hiểu được nhu cầu và cách mà chúngảnh hưởng đến những quyết định, hành vi của con người Nó cho thấy rằng,con người không chỉ có những nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu về tinhthần, xã hội Nếu các nhu cầu thấp hơn không được đáp ứng đầy đủ, thì sẽkhó có thể tiến đến những mục tiêu cao hơn

Hình 2: Tháp nhu cầu Maslow

6

Trang 12

Nguồn: Abraham Maslow (1943)

Các nhu cầu này bao gồm:

 Nhu cầu Physiological (Nhu cầu Sinh Lý): Đây là nhu cầu cơ bản nhất,

liên quan đến thức ăn, nước uống, giấc ngủ và các yếu tố sinh tồn khác

 Nhu cầu Safety (Nhu cầu An Toàn): Bao gồm nhu cầu về sự an toàn về

cơ bản, bao gồm an ninh cá nhân, sức khỏe, và ổn định tài chính

 Nhu cầu Social (Nhu cầu Xã Hội): Liên quan đến nhu cầu xã hội, gồm

có mối quan hệ tình cảm, tình bạn, và sự kết nối xã hội

 Nhu cầu Esteem (Nhu cầu Tôn Trọng): Bao gồm nhu cầu về tự tôn và

lòng tự trọng, cũng như mong muốn được công nhận và đánh giá

 Nhu cầu Self-Actualization (Nhu cầu Tự Tính Hiện Thực): Đây là

mức cao nhất, liên quan đến việc phát triển và thực hiện tiềm năng cánhân

Lý thuyết Nhu cầu của Maslow có thể giúp giải thích một số yếu tố ảnhhưởng đến quyết định nghỉ học của sinh viên, đặc biệt là khi các nhu cầu cơbản không được đáp ứng hoặc khi có những vấn đề xã hội và tâm lý quantrọng

2.2.3 Lý thuyết tự quyết (Self-Determination Theory – SDT)

Lý thuyết tự quyết (SDT) là một lý thuyết macro về động lực và tính cách con người liên quan đến xu hướng phát triển bẩm sinh và nhu cầu tâm lýbẩm sinh của con người Nó liên quan đến động lực đằng sau sự lựa chọn của con người trong tình trạng thiếu ảnh hưởng và xao lạc từ bên ngoài SDT tập trung vào mức độ mà hành vi con người được tự động và tự quyết định

 Nhu cầu tự chủ:

7

Trang 13

Khao khát trở thành những người tạo ra quyết định trong cuộc sống của mình và hành động hòa hợp với bản thân tích hợp của họ.

SDT chỉ ra rằng khi người ta có động lực tự chủ, hiệu suất, sức khỏe và sự tham gia của họ được tăng cao hơn so với khi họ bị yêu cầu làm điều gì đó (còn gọi là động lực kiểm soát)

Nghiên cứu của Deci chỉ ra rằng việc đưa ra phần thưởng bên ngoài đối với hành vi có động lực nội tại làm giảm động lực nội tại Ban đầu, hành vi cóđộng lực nội tại trở nên được kiểm soát bởi phần thưởng bên ngoài, điều này làm suy giảm tự chủ

Nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những yếu tố bên ngoài khác cũng có thể gây suy giảm động lực này

 Nhu cầu năng lực:

Mong muốn kiểm soát kết quả và trải nghiệm sự thành thạo.Phản hồi tiêu cực có tác động ngược lại (giảm động lực nội tại bằng cáchlấy đi khỏi nhu cầu về năng lực của người ta)

Tình trạng đồng thuận và sự biểu hiện của năng lực có thể tăng cường động lực nội tại, trong khi phản hồi tiêu cực có thể giảm nó

Ngoài ra, sự hài lòng hoặc thất vọng về năng lực không chỉ ảnh hưởng đến động lực cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến hành vi, dẫn đến sự thịnh vượngtối ưu hoặc sự thịnh vượng xấu

 Nhu cầu liên quan:

Nhu cầu tạo ra các mối quan hệ mạnh mẽ hoặc kết nối với những người xung quanh

Nhu cầu liên quan bao gồm mong muốn trải nghiệm và thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với người khác

SDT liên kết nhu cầu liên quan với sự thuộc về một nhóm, cảm giác rằngngười ta là một phần của một cộng đồng

Mối quan hệ tích cực và hỗ trợ có thể tăng cường động lực nội tại của người tham gia

Nếu nhu cầu liên quan không được đáp ứng, có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực về động lực và phát triển cá nhân

Sự hài lòng hoặc bất mãn về mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến động lựcvà sức khỏe tâm lý

SDT nhấn mạnh rằng mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong tác động xã hội và sự phát triển của cá nhân

 Tóm lại, SDT không chỉ tập trung vào việc đề xuất những nhu cầu tâm lý cơ bản, mà còn chú trọng vào việc theo đuổi mục tiêu, ảnh hưởng của việc đạt được mục tiêu và kết quả của mục tiêu Điều này giúp định rõ sự quan trọng của tự chủ, năng lực và mối quan hệ trong việc đạt được sự thỏa mãn vàthịnh vượng

Hình 3: Mô hình thuyết tự quyết (SDT - Self-Determination Theory)

8

Trang 14

Nguồn: Edward Deci và Richard Ryan (1980)

2.3 Lược khảo các công trình nghiên cứu trước2.3.1 Phân tích nguyên nhân sinh viên nghỉ học tạitrường Đại học Phan Thiết – Đinh Bá Hùng Anh, NguyễnThị Thanh Diễm, Võ Thị An Nhi (2021)

Đề tài nghiên cứu này nói về quyết định bỏ học, nghỉ họcluôn của sinh viên Trong nghiên cứu của Đinh Bá Hùng Anhvà các bạn đã nêu rằng việc nghỉ học của sinh viên có thể ảnhbởi nhiều lý do Trong đó có các yếu như thành tích của sinhviên, động lực học tập, quan hệ xã hội của sinh viên đó, ngoàira còn có sự ảnh hưởng từ đặc điểm thể chế của cơ sở giáodục như chính sách tuyển sinh, cơ cấu tổ chức, đội ngũ giảngviên, tài chính hỗ trợ, sinh viên bỏ học có xu hướng đến từ cáccơ sở có chất lượng đào tạo thấp

Theo kết quả điều tra của đề tài cho thấy nhân tố kết quảhọc tập đứng vị trí thứ nhất trong phân tích mô hình hồi quy,nhân tố môi trường xã hội đứng vị trí thứ hai, thứ ba là nhântố động lực học tập và cuối cùng là đặc điểm thể chế giáodục

Hình 4: Mô hình ra quyết định nghỉ học

9

Trang 15

Nguồn: Đinh Bá Hùng Anh và cộng sự (2021)

2.3.2 Đề tài “Nghiên cứu tình trạng bỏ học của trẻem” tại huyện Hoà Vang – Thành phố Đà Nẵng - TrịnhThị Tố Trinh.

Nhằm mục đích hiểu biết được các nhân tố, nguyên nhân gây ảnh hưởngđến tình trạng bỏ học của trẻ em tại huyện Hoà Vang Trịnh Thị Tố Trinh đãthực hiện đề tài này với mục tiêu có thể giảm bớt tình trạng bỏ học của trẻ emtại nơi đây Trong đề tài đề cập đến các yếu tố chính tác động đến việc bỏ họccủa trẻ bao gồm: gia đình, bản thân, nhà trường và các yếu tố tự nhiên và xãhội Trong các yếu tố chính ấy sẽ được chia ra thành từng yếu tố nhỏ hơn đểdễ dàng quan sát, thực hiện đề tài

+ Các nhân tố gia đình như khó khăn kinh tế, vấn đề học vấn, gia đìnhđông con, nhận thức về học tập còn thấp cũng ảnh hưởng đến việc bỏ học củatrẻ Ngoài ra việc phụ giúp gia đình cũng ảnh hưởng không kém

+ Đối với bản thân trẻ thì do sức khoẻ, ham chơi, không thể tiếp thuđược bài dẫn đến lười học điều dẫn đến bỏ học

+ Trong khi đó nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng như vấn đề vềhọc phí, giáo viên thiếu sự quan tâm về hoàn cảnh gia đình, thiếu cơ sở vậtchất, quản lý yếu kém đều góp phần ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học

+ Cuối cùng là những yếu tố tự nhiên và xã hội như trường học xa nhà,quan điểm đầu tư giáo dục, chính sách hỗ trợ học phí cũng đóng vai trò quantrọng trong việc quyết định đến việc bỏ học của trẻ

Hình 5: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến việc bỏ học của trẻ em

10

Trang 16

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp (2023)

2.3.3 Đề tài “Sinh viên và vấn đề nghỉ học” củaĐặng Sơn Hải, Lê Hoàng Lộc, Võ Công Luận, Đinh TiếnPhát, Huỳnh Hoa Mỹ Phương, Nguyễn Văn Phươngtrường Đại học Công nghiệp (IUH)

Với đề tài nghiên cứu “Sinh viên và vấn đề nghỉ học của sinh viên” củanhóm sinh viên trường đại học công nghiệp Với mục tiêu đề tài hiểu rõ vềvấn về về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ học của sinh viên Từviệc thu thập dữ liệu từ những sinh viên khác trong trường, với 150 phiếukhảo sát được đưa ra ( trong đó 148 phiếu hợp lệ), kết quả cho thấy được cácyếu tố ảnh hưởng đến sinh viên được thể hiện ở mô hình hồi quy Kết quả từmô hình chỉ ra mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đối với hành vi nghỉ họccủa sinh viên bao gồm các yếu tố như bạn bè, tình cảm, làm thêm, kết quả họctập, môn học, giảng viên Thông qua việc nghiên cứu nhằm đưa ra kết luậncủa đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định nghỉ học củasinh viên từ đó phát triển biện pháp giải quyết cũng như khắc phục vấn đềđược đưa ra

Hình 6: Mô hình nghiên cứu của đề tài Sinh viên và vấn

đề nghỉ học

11Trẻ em bỏ họcNhà trường

Tự nhiên và xã hội

Trang 17

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp (2023)

2.3.4 Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học củasinh viên” của Nguyễn Thiều Tuấn Long trường Đại học Khoa học - Đạihọc Huế.

Nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định nghỉ học củasinh viên” của Nguyễn Thiều Tuấn Long đã đề cập đến các vấn đề như: độnglực học tập, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, môi trường giáo dục Kếtquả bài nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố: động lực học tập, hoàn cảnh giađình, môi trường xã hội, môi trường giáo dục đều ảnh hưởng trực tiếp đếnviệc quyết định nghỉ học của sinh viên

+ Động lực học tập là một yếu tố không thể đo lường một cách trực tiếpmà phải dựa vào việc quan sát các yếu tố lân cận Có nhiều điều giúp khởi tạovà củng cố động lực cho sinh viên hoàn thành chương trình học

+ Hoàn cảnh gia đình nếu không đủ nguồn lực kinh tế để trang trải cácchi phí hàng ngày cũng như học phí của cả khóa học sẽ dẫn đến ý định nghỉhọc

+ Môi trường xã hội là nơi dễ dẫn đến việc bị sa ngã, dẫn đến việc hamchơi, hư hỏng và dẫn tới con đường nghỉ học

+ Môi trường giáo dục nếu chương trình học còn mang nặng tính lýthuyết thiếu thực hành, thực tế dẫn tới việc chán nản ở sinh viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố trên đều ảnh hưởng trực tiếp đếnquyết định nghỉ học của sinh viên

12Số lượng

tiết nghỉ họcYếu tố tình cảm

Số giờ làm thêm

Kết quả học tập

Môn học quan trọngPhương

pháp giảng dạySự hấp

dẫn từ sinh viên

khácĐi học với bạn

Trang 18

Hình 7: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thiều Tuấn Long

Nguồn: Nguyễn Thiều Tấn Long

2.4 Mô hình đề xuất của nghiên cứu

Dựa vào các tài liệu nghiên cứu tham khảo trước, trên cơsở nghiên cứu tổng quát của đề tài, mỗi nhóm tác giả đều cónhững yếu tố nghiên cứu riêng biệt Các yếu tố này thay đổilinh hoạt tuỳ thuộc vào phạm vi, môi trường, đối tượng, mụctiêu nghiên cứu và điều kiện thực tiễn của từng đề tài

Qua quá trình lược khảo, nhóm tiến hành tìm hiểu các yếutố ảnh hưởng đến việc ra quyết định nghỉ học của sinh viênchuyên ngành Marketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành vàcho ra mô hình nghiên cứu đề xuất như sau

Hình 8: Mô hình nghiên cứu đề xuất

13

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w