1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lịch sử đảng cộng sản việt nam nội dung và giá trị của cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng cộng sản việt nam

20 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nội dung và Giá trị của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thủy
Trường học Trường Đại học Ngoại thương
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 895,39 KB

Nội dung

Trong hoàn cảnh ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử là tập hợp các lực lượng cách mạng để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó xác định Cương lĩnh cách mạng đầu

Trang 1

DE TAI:

NOI DUNG VA GIA TRI CUA CUONG LINH CHINH TRI PAU TIEN

CUA PANG CONG SAN VIET NAM

Sinh vién thuc hién : Nhóm 3

Trang 2

Contents

LỜI MỞ ĐẦU (5< Sư SH H97 7 00g g7 xxx 3

NỘI DUNG TIỂU LLUẬN 5- s5 6 5£ S5 9ESsEEsEEveEseEseEsersersersrseessee 4

I BÓI CẢNH LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CƯƠNG LĨNH -. 5c <-<c< 4

1 Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam năm 1928-1929, các to

II.NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRI DAU TIÊN CUA ĐẢNG 8

1 Giá trị lý luận + EV+++€EEEV.EeEEEEE.deEEVEAeeEEEee xe or 16

ToI LIỆU THAM KHẢO s- 5° 52 5£ 5£ 8 39 9332399359239 539532592 19

Trang 3

LOI MO DAU

Mùa xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trọng đại trong tiến trình cách mạng Việt Nam Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam vượt qua bao ghềnh thác, khó khăn, giành từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Đã 93 năm trôi qua, nhưng những ý nghĩa lịch sử trọng đại và giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã định hướng cho sự phát triển của đất nước và chỉ đường cho mọi hoạt động của Đảng ta, Nhân dân

ta

Thực tế lịch sử đã chứng minh, trước khi có sự xuất hiện của "Cương lĩnh chính trị đầu tiên" và vai trò lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam chịu bóc lột dưới sự cai trị của thực dân Pháp Các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX dù dấy lên rầm rộ và đi theo nhiều khuynh hướng tư tưởng, con đường khác nhau song vẫn thất bại Nguyên nhân chính là vì thiếu đường lối cứu nước đúng đắn và thiếu một học thuyết khoa học tiên tiến dẫn lối Trong hoàn cảnh ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiệm vụ lịch sử là tập hợp các lực lượng cách mạng để hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó xác định Cương lĩnh cách mạng đầu tiên

Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn và sáng tạo nên từ khi ra đời Đảng đã trở thành lực lượng lãnh đạo, tập hợp xung quanh mình toàn thể dân tộc theo con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn Vì vậy, Người đã khẳng định: “Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng thiết tha của đại đa số nhân dân ta là nông dân Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được những lực lượng cách mạng to lớn chung quanh giai cấp mình Còn các đảng phái của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản, hoặc bị cô lập Do đó, quyền lãnh đạo của Đảng ta - Đảng của giai cấp công nhân - không ngừng củng cố và tăng cường” Cho đến nay, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam tiến bước trên con đường mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc ta đã lựa chọn

Để có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về vấn đề này chúng em đã quyết định chọn chủ đề: “Nội dung và giá trị của Cương lĩnh đầu tiên của Đảng” làm đề tài tiểu luận Trong quá trình làm bài, do hiểu biết của nhóm tác giả về đề tài còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Mong cô và các bạn đọc và góp ý thêm cho nhóm để bài tiểu luận trở nên hoàn thiện hơn

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn !

Trang 4

NOI DUNG TIEU LUAN I BOI CANH LICH SU RA DOI CUA CƯƠNG LĨNH

1.Sự chuyển biến của phong trào yêu nước Việt Nam năm 1928-1929, các tổ chức cộng sản ra đời

Cuối năm 1928, Kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội Việt Nam thanh niên phát động phong trào “vô sản hóa”, truyền bá tư tưởng vô sản, phát triển tổ chức và đẩy mạnh hội viên Những hoạt động của Hội đã có ảnh hưởng và thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ theo khuynh hướng cách mạng vô sản

Những cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong khắp ba kỳ nổ ra mạnh mẽ, sôi nổi, quy mô ngày càng lớn Số lượng các cuộc đấu tranh của công nhân trong các năm 1928-1929 đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với 2 năm 1926-1927 Đặc biệt trong cuộc bãi công của xưởng AVIA ( Hà Nội), đã có sự lãnh đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên chỉ đạo, thành lập nên Ủy ban bãi công Ủy ban đã phát truyền đơn kêu gọi công nhân và lao động trên địa bàn Hà Nội hưởng ứng và ủng hộ cuộc bãi công Cuộc bãi công đã nhận được sự hỗ trợ tích cực và hưởng ứng lớn, lan rộng ra khắp các tỉnh thành lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định Tháng 7 năm 1929, Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, từ đó đề ra chương trình, điều lệ và quyết định xuất bản tờ “Lao động” làm cơ quan ngôn luận Sự kiện đó vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất Những cuộc đấu tranh mang tính tự phát đã giảm đi và thay vào đó là những cuộc đấu tranh có ý thức, có tổ chức với quy mô ngày càng lớn Công nhân đấu tranh không chỉ nhằm đòi các quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện môi trường làm việc; mà họ đã có ý thức đòi quyền chính trị Trong các dịp ngày lễ Quốc tế lao động (mùng 1 tháng 5), Cách mạng Tháng Mười Nga (mùng 7 tháng 11), công nhân nhiều nơi đã tổ chức mít-ting, treo cờ đỏ, rải truyền đơn tuyên truyền cách mạng

Phong trào công nhân, nông dân và tầng lớp tri thức phát triển sôi nổi thì càng đòi hỏi phải có người tổ chức và lãnh đạo Nhu cầu thành lập một chính đảng cách mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng dân tộc và gánh vác vai trò lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc được đặt ra, và ngày càng trở nên bức xúc đối với cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ

Trang 5

2.Các tổ chức cộng sản được thành lập Đến đầu năm 1929, trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách Việt Nam, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên không còn thích hợp và đủ sức lãnh đạo Trước tình hình đó, tháng 3 năm 1929, những người lãnh đạo Kỳ bộ Bắc Kỳ ( Trần Văn Cung, Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu ) họp tại số nhà 5D, phố Hàm Long, Hà Nội, quyết định lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam Tháng 5 năm 1929, tại Đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên do Tổng hội triệu tập tại Hồng Kông (Trung Quốc), kiến nghị của đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã giải thích lý do thoát ly Đại hội và khẳng định đã có đủ những điều kiện để thành lập chính đảng cách mạng Ngày 17 tháng 6 năm 1929, khoảng 20 đại biểu của các tổ chức cộng sản ở Bắc Kỳ họp tại số nhà 312, phố Khâm Thiên (Hà Nội), quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ; quyết định lấy búa liềm là Đảng kỳ và quyết định xuất bản báo “ Bua liềm” làm cơ quan ngôn luận Đông Dương Cộng sản Đảng đã tạo tiếng vang lớn lan rộng khắp cả nước Tháng 11 năm 1929, trên cơ sở các chỉ bộ cộng sản ở Nam Kỳ, An nam Cộng sản Đảng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn, công bố Điều lệ, quyết định xuất bản Tạp chí Bônsơvích Còn ở Trung Kỳ, Tân Việt Cách mạng Đảng (là một tổ chức thanh niên yêu nước có cả Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai ) đã quyết định đi theo con đường cách mạng vô sản Tháng 9 năm 1929, những người tiên tiến trong Tân Việt cách mạng Đảng họp bàn việc thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn và khẳng định “ .những người giác ngộ cộng sản chân chính trong Tân Việt Cách mệnh Đảng trịnh trọng tuyên ngôn cùng toàn thể đảng viên Tân Việt Cách mệnh Đảng, toàn thể thợ thuyền dân cày và lao khổ biết rằng chúng tôi đã chánh thức lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn Muốn làm tròn nhiệm vụ thì trước mắt của Đông Dương Cộng sản liên đoàn là một mặt phải xây dựng cơ sở chỉ bộ của Liên đoàn tức là thực hành cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành toàn thể cách mạng chân chính ” Nhưng đến cuối tháng 12 năm 1929, tại Đại hội các đại biểu liên tỉnh tại nhà đồng chí Nguyễn Xuân Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành liên tỉnh đã nhất trí bỏ tên gọi Tân Việt, đặt tên mới là Đông Dương Cộng sản liaan đoàn Ngay sau đó vào sáng ngày 1 tháng 1 năm 1930, khi đang họp, các đại biểu di chuyển đến địa điểm mới thì bị địch bắt

Trang 6

Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong nửa cuối năm 1929 đã khẳng định bước tiến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam Trong báo cáo gửi Quốc tế cộng sản ngày 18 tháng 2 năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã viết “ Hội An Nam Thanh niên Cách mạng do chúng tôi tổ chức từ năm 1925 Có thể nói rằng, nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản” Cả ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ đường lối đường lối của Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức mình dẫn đến sự phân tán về lực lượng và thiếu tính nhất quán trong hành động Đặc biệt trong cuối năm 1929, hai tổ chức: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng tranh chấp ảnh hưởng trong quần chúng, bài xích lẫn nhau và mỗi tổ chức đứng ra thống nhất các tổ chức cộng sản

Trước tình hình đó, ngày 27 tháng 10 năm 1929, Quốc tế Cộng sản gửi những người cộng sản Đông Dương, nêu rõ: “Việc thiếu một Đảng cộng sản duy nhất trong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đã trở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng ở Đông Dương” Vì vậy “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một đảng các mạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩ là một Đảng Cộng sản có tính chất quần chúng ở Đông Dương Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức duy nhất ở Đông Dương”

3.Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động ở Xiêm vào cuối năm 1929 thì nhận được báo cáo về tình hình không thống nhất giữa các tổ chức cộng sản ở trong nước và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị tan rã, những người cộng sản chia thành nhiều phái, Nguyễn Ái Quốc từ Xiêm tới Hồng Kông (Trung Quốc) vào ngày 23 tháng 12 năm 1929 nhằm tập hợp các tổ chức cộng sản Người triệu tập đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng họp tại Hồng Kông ngày 6 tháng 1 năm 1930 để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam: “Chúng tôi họp vào ngày mồng 6 tháng 1 Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có

Trang 7

đầy đủ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào các mạng ở Đông Dương, tôi nói cho họ biết những sai lầm và họ phải làm gì Họ đồng ý thống nhất vào một đảng Chúng tôi cùng xác định cương lĩnh và chiến lược theo đường lối của Quốc tế Cộng sản Các đại biểu trở về An Nam ngày mồng 8 tháng 2” Hội nghị thành lập Đảng được tiến hành từ 6/1/1930 đến 7/2/1930 với nhiều địa điểm khác nhau tại Hồng Kông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng ( tháng 9 năm 1960) đã quyết nghị “ từ nay trở đi lấy ngày 3 tháng 2 dương lịch mỗi năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”

Để chỉ đạo Hội nghị tiến hành đạt mục tiêu thành lập một Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc xác định rõ vấn đề quan trọng hàng đầu là phải tự phê bình và phê bình về những thành kiến giữa các tổ chức cộng sản, dẫn đến tình trạng xung đột, công kích lẫn nhau, phải xóa bỏ những khuyết điểm đó và thành thật hợp tác để thống nhất các tổ chức cộng sản Tiếp đó, Hội nghị bàn về việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và thảo luận thông qua Chính cương, Điều lệ, kế hoạch thực hiện việc thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Những ý kiến chỉ đạo đó của đồng chí Nguyễn Ái Quốc được Hội nghị tán thành và thực hiện

Hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng đã phê bình lẫn nhau, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của họ Những khuyết điểm chủ yếu của An Nam Cộng sản Đảng là: điều kiện công nhận đảng viên chính thức quá khắt khe, điều kiện gia nhập Công hội, Nông hội, Học sinh hội cũng quá khắt khe Đông Dương Cộng sản Đảng thì phạm các sai lầm, khuyết điểm: điều kiện công nhận đảng viên chính thức và điều kiện kết nạp vào Công hội quá khắt khe; về mặt tổ chức, đảng có tính chất bè phái, xa quần chúng, làm tan rã hai tổ chức Thanh niên và Tân Việt Kết quả phê bình và tự phê bình đó dẫn tới sự thống nhất thành lập một Đảng Cộng sản

Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương văn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Đảng chủ trương tranh thủ Quốc dân Đảng, thu nạp đảng viên của Đảng này vào Hội Phản đế

Trang 8

Để thực hiện chủ trương đoàn kết các tố chức cách mạng trong Mặt trận phản đế, "Đảng chỉ định một đồng chí chịu trách nhiệm họp đại biểu tất cả các đảng phái như Tân Việt, Thanh niên, Quốc dân Đảng, Đảng Nguyễn An Ninh, v.v để thành lập Mặt trận phản đế và về sau cá nhân hoặc tổ chức đều có thể gia nhập”

Ngoài ra, hội còn quyết định chủ trương xây dựng các tổ chức công hội, nông hội, cứu tế và xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền của Đảng

Đến ngày 24/2/1930, việc thống nhất các tổ chức Cộng sản thành một chính đảng duy nhất được hoàn thành với Quyết nghị của Lâm thời chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Bách ( Ngô Gia Tự) ký, chấp nhận Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có giá trị như một Đại hội Đảng Sau Hội nghị, Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Mở đầu lời kêu gọi Người viết: “ Nhận chỉ thị của Quốc tế Cộng sản giải quyết vấn để Cách mạng nước ta, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và thấy có trách nghiệm phải gửi tới anh chị em và các đồng chí lời kêu gọi này” Sau khi vạch rõ bản chất, tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, Người chỉ rõ sứ mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là: “ để lãnh đạo toàn thể anh chị em bị áp bức chúng ta làm cách mạng”

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là mốc son đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng Việt Nam, là bước ngoặt của lịch sử cách mạng Việt Nam Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp chủ nghĩa Mác- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

II NỘI DUNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA DANG

1.Phương hướng chiến lược Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng tháng 2-1930 đã hoạch định đường lối chiến lược độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhân dân ấm no, tự do, hạnh phúc Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là "làm tư sản dân quyền cách mạng và

Trang 9

thổ địa cách mạng để ởđi tới xã hội cộng sản" Đó cũng là khát vọng của toàn dân tộc mà hiện nay Đảng và nhân dân ta đang tiếp tục phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, phát triển, có thu nhập cao vào giữa thế kỷ XXI

Về mục tiêu: Cương lĩnh xác định mục tiêu hoạt động của Đảng là “làm cho thực hiện xã hội cộng sản” Đây là mục tiêu hoàn toàn mới tính đến thời điểm đó Trước đó, các phong trào cứu nước theo tư tưởng phong kiến, tư tưởng tư sản đều bị thất bại Bế tắc vẫn hoàn bế tắc Thực tế lịch sử hiện đại Việt Nam cho thấy: anh dũng thì có, vang dội khắp nước, lúc âm ï, lúc như sóng dềnh biển cả, máu đào của các bậc tiên liệt đổ xuống, nhưng độc lập, tự do vẫn không có kết quả Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử; nó là một thực thể hiện hữu hợp quy luật tiến hóa của lịch sử Việt Nam cuối những năm 20 đầu những năm 30 thế kỷ XX - khi các con đường cứu nước trước đó đi vào ngõ cụt

Về con đường để đạt mục tiêu: Mục tiêu chỉ có một, nhưng có nhiều con đường được lựa chọn để đi tới mục tiêu Cương lĩnh xác định con đường cách mạng Việt Nam là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến”, “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng” Về sau, Đảng có nhiều diễn đạt khác: làm cách mạng phản đế và phản phong, hoặc làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên chủ nghĩa cộng sản, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội

Khi nói tới thuật ngữ “cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới”, mà trong Cương lĩnh viết là “tư sản dân quyền cách mạng” thì hiển nhiên trong đó đã bao hàm cả “thổ địa cách mạng” rồi, hà tất phải nêu về thổ địa cách mạng Nhưng, “thừa” còn hơn thiếu, Cương lĩnh nêu “tư sản dân quyền cách mạng”, nhưng lại tách riêng ra một vế “thổ địa cách mạng”, xét về thực tế, thì rất cần thiết

Về lý luận chính trị dẫn đường: Để chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã làm rất nhiều việc, trong đó có việc lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và mở các lớp huấn luyện những người yêu nước Việt Nam từ trong nước sang Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1925 đến năm 1927 Tổ chức này được Nguyễn Ái Quốc gọi là: “quả trứng mà từ đó nở ra con chim non cộng sản (Đảng Cộng sản)”

Trang 10

Hội Tuyên truyền Liên hiệp các dân tộc bị áp bức đã tập hợp lại những bài giảng của Người đưa xuất bản năm 1927 bằng tiếng Việt với tên Đường kách mệnh Ngay ở trang bìa, Nguyễn Ái Quốc dẫn quan điểm của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc viết rằng, đảng cách mạng “phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”, “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”

2.Nhiệm vụ cách mạng Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn đó Về phương diện chính trị, đó là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và các thế lực phong kiến, cùng với việc làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập và thành lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông Những nhiệm vụ này phản ánh sự mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến và đáp ứng yêu cầu quyết định của cách mạng Việt Nam lúc đó, tức là đẩy lùi đế quốc xâm lược để giành lại độc lập cho dân tộc Trong cương lĩnh chính trị, vấn đề dân tộc và giải phóng dân tộc được coi là mâu thuẫn cơ bản và được đặt ở vị trí quan trọng trong quan hệ với đấu tranh giai cấp Mục tiêu đánh đuổi đế quốc và giành độc lập dành cho dân tộc luôn liên kết chặt chẽ với giải phóng giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, cùng với các tầng lớp nhân dân lao động khác Trong giai đoạn đầu của cách mạng, chống đế quốc để giành lại độc lập cho dân tộc và chống phong kiến để giành đất cho người dân là mục tiêu căn bản, tạo điều kiện cho tiến tới chủ nghĩa xã hội Đặc biệt, trong một quốc gia thuộc địa như Việt Nam, vấn đề giải phóng dân tộc, đạt được độc lập hoàn toàn là vấn đề hàng đầu

Về phương diện kinh tế, cương lĩnh cũng đã đưa ra những nhiệm vụ nhằm giải quyết những tình hình trong nước Đầu tiên, cương lĩnh đề ra việc Thủ tiêu hết thứ quốc trái cấm nhằm đẩy lùi sự thống trị của thực dân Pháp, chấm dứt sự cưỡng chế và khống

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN