1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng

101 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 5. Bố cục và kết cấu đề tài (11)
  • CHUONG 1 CHUONG 1 (12)
  • TONG QUAN VE QUAN TRI TAI CHINH DOI VOI DON VI (12)
  • SỰ NGHIỆP CÓ THU (12)
    • 1.1. KHAI QUAT CHUNG VE QUAN TRI TÀI CHÍNH 1. Một số vấn đề cơ bản về quản trị tài chính (12)
    • 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU (16)
    • 1.3. QUẢN TRỊ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1. Đặc điểm (22)
      • 1.3.2.5. Quản trị về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (34)
  • KET LUAN CHUONG 1 (40)
    • CHUONG 2 CHUONG 2 (42)
  • THUC TRANG QUAN TRI TAI CHINH CUA DON VI SU (42)
  • NGHIEP CO THU (42)
    • 2.1. QUA TRINH HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA CONG TY (42)
      • 2.1.1.3. Cơ sở vật chất (45)
      • 2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty (46)
    • 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THÁI ĐÀ NẴNG (52)
      • 2.2.2.1. Chỉ từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp (60)
      • 2.2.3. Tình hình cân đối ngân sách từ năm 2010 đến 2013 (65)
        • 2.2.3.2. Các khoản nộp thuế (65)
    • 2.3. DANH GIA CHUNG VE QUAN TRI TÀI CHÍNH TẠI CONG TY THOAT NUOC VA XU LY NUOC THAI DA NANG (66)
      • 2.3.1. Những điểm mạnh (66)
        • 2.3.2.1. Những hạn chế (67)
        • 2.3.2.2. Nguyên nhân hạn chế (69)
  • KET LUAN CHUONG 2 (70)
  • MOT SO GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN TRI TAI CHINH TAI CONG TY THOAT NUOC VA XU LY (72)
  • NUOC THAI (72)
    • 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LY NUOC THAI DA NANG DEN NAM 2020 (72)
    • 3.2. MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CONG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THÁI ĐÀ NẴNG (74)
      • 3.2.1. Hoàn thiện một số chính sách khoán về thực hiện tự chủ tài chính (74)
        • 3.2.3.2. Quy chế trá lương (80)
      • 3.2.5. Công tác kiểm tra, giám sát nội bộ (90)
    • 3.3. KIÊN NGHỊ (93)
  • KET LUAN CHUONG 3 (96)
  • KET LUAN CHUNG (97)
  • DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO (99)
    • 18. Nguyén Tran Huy Tuan (2004), Hodn thiện chế độ tài chính áp (101)

Nội dung

(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng(Luận văn thạc sĩ) Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng

Bố cục và kết cấu đề tài

Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu

Chương 2: Thực trạng quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại

Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng.

SỰ NGHIỆP CÓ THU

KHAI QUAT CHUNG VE QUAN TRI TÀI CHÍNH 1 Một số vấn đề cơ bản về quản trị tài chính

- Khái niệm về quản trị: Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của thị trường [1 I]

- Khái niệm về quản trị tài chính: Quản trị tài chính là các hoạt động nhằm phối trí các dòng tiền trong công ty nhằm đạt được mục tiêu của công ty [14]

Quản trị tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp Chức năng quản trị tài chính có mối liên hệ mật thiết với các chức năng khác trong doanh nghiệp như: Chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị marketing, chức năng quản trị nguồn nhân lực

1.1.2 Mục tiêu quản trị tài chính

Mục tiêu của quản trị tài chính là tối đa hóa giá trị cho những người chủ hiện tại của công ty

1.1.3 Chức năng quản trị tài chính

Quản trị tài chính bao gồm các hoạt động liên quan đến đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản theo mục tiêu chung của công ty Vì vậy, chức năng quyết định của quản trị tài chính có thể chia thành ba nhóm: quyết định đầu tư, tài trợ và quản trị tài sản

Quyết định đầu tư: là quyết định quan trọng nhất trong ba quyết định căn bản của quản trị tài chính Thông qua bảng tổng kết tài sản của công ty, nợ và vốn chủ sở hữu được đặt ở bên phần nguồn vốn còn tài sản thì được đặt ở bên phần tài sản Nhà quản trị tài chính cần phải xác định con số xuất hiện ở dòng cuối cùng bên phần tài sản của bảng tổng kết tài sản, đó là tông giá trị tài sản hay chính là quy mô của công ty Trong đó, họ cũng còn phải quyết định tổ hợp của các tài sản Chẳng hạn, nên dành bao nhiêu cho tiền mặt, khoản phải thu và bao nhiêu cho tồn kho, bởi vì, mỗi tài sản có đặc trưng riêng, có tốc độ chuyển hóa thành tiền và khả năng sinh lời riêng Do vậy, để duy trì một cơ cấu tài sản hợp lý, họ không chỉ ra các quyết định đầu tư mà còn ra các quyết định cắt giảm, loại bỏ hay thay thế đối với các tài sản không còn giá trị kinh tế

Tóm lại, để thực hiện mục tiêu làm tăng giá trị của công ty, các nhà quản trị tài chính phải ra các quyết định nhằm xác định quy mô tăng trưởng của công ty và đảm bảo một cơ cấu tài sản thích hợp bằng các hoạt động đầu tư, cắt giảm Các quyết định này tác động trực tiếp lên khả năng sinh lợi và rủi ro của công ty

Quyết định tài trợ: Để tài trợ cho tài sản, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm các nguồn vốn thích hợp thông qua quyết định tài trợ Các nguồn vốn để tài trợ cho tài sản bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, Mỗi loại nguồn vốn có những đặc tính về nghĩa vụ khác nhau xét trên hai phương diện chỉ phí và yêu cầu trả nợ Như vậy, nhà quản trị phải quan tâm đến việc xây dựng phần nguồn vốn của bảng tổng kết tài sản

Mỗi công ty có tổ hợp tài trợ khác nhau Một số công ty duy trì tương đối nhiều nợ trong khi các công ty khác thì thậm chí không có một khoản nợ nào

Như vậy, các nhà quản trị tài chính phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến tài trợ Họ có thể nghiên cứu xem còn hình thức tài trợ nào khác không?

Nếu có thì tại sao? Và trên một phương diện nào đó, một tô hợp tài trợ có thé được xem là tối ưu hay không? Khi quyết định về tổ hợp tài trợ, nhà quản trị tài chính còn phải xác định phương án tốt nhất để thu hút nguồn vốn cần thiết

Hơn nữa, họ cũng cần phải hiểu được các cơ chế để nhận được các khoản vay ngắn hạn, ký kết các hợp đồng vay dài hạn hay thương lượng đề bán cổ phiếu, trái phiếu

Quyết định quản trị tài sản: Một khi đã mua tài sản và đã có các nguồn tài trợ phù hợp thì các tài sản này còn phải được quản lý một cách hiệu quả Nhiều tác giả, nhà nghiên cứu xem quyết định này thuộc về quyết định đầu tư, nghĩa là chỉ có hai quyết định trong quản trị tài chính là quyết định đầu tư và quyết định tài trợ Do vậy, nhà quản trị tài chính sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc quản trị các tài sản lưu động so với tài sản cố định trong khi phần lớn trách nhiệm về quản lý các tài sản cố định thuộc về các nhà quản trị sản xuất, những người vận hành trực tiếp tài sản cố định

1.1.4 Nội dung quản trị tài chính

Thứ nhất: Tham gia xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh

Việc xây dựng, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư do nhiều bộ phận trong công ty cùng phối hợp thực hiện Trên góc độ tài chính, điều chủ yếu cần phải xem xét là hiệu quả tài chính của dự án, tức là xem xét cân nhắc giữa chỉ phí bỏ ra, những rủi ro có thể xảy ra và khả năng thu lợi nhuận khi thực hiện dự án Việc phân tích đánh giá nhằm lựa chọn được các dự án tối ưu, các dự án có tỷ lệ sinh lời cao là nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính Trên cơ sở tham gia xây dựng, đánh giá, lựa chọn các dự án đầu tư, các nhà quản trị tài chính cũng cần tìm ra định hướng phát triển doanh nghiệp hiện tại cũng như trong tương lai

Thứ hai: Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải có vốn Bước vào hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, quản trị tài chính cần phải xác định các nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạt động của công ty ở trong kỳ Vốn hoạt động của công ty gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn han dé tai tro hình thành tài sản ngắn hạn và dài hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư Điều quan trọng là nhà quản trị tài chính phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của công ty Để đi đến việc quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp nhà quản trị tài chính cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như kết cấu nguồn vốn, chỉ phí sử dụng vốn từng thành phần vốn, những điểm lợi và bất lợi của từng hình thức huy động vốn, trên có sở đó đưa ra quyết định huy động một cơ câu vốn tối ưu, có chỉ phí sử dụng vốn là thấp nhất

Thứ ba: Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Quản trị tài chính phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các khoản vốn còn bịứ đọng Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi tiền bán hàng và các khoản phải thu khác Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chỉ bằng tiền để đảm bảo cho công ty luôn có khả năng thanh toán

Thứ bốn: Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU

Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động không sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó tác động trực tiếp đến lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, quyết định năng suất lao động của xã hội [13] Ở nước ta có thể kể các hoạt động sự nghiệp như: sự nghiệp văn hóa thông tin, giáo dục đào tạo, y tế, môi trường, thé dục thé thao, nghiên cứu khoa học, nông lâm thủy lợi

1.2.2 Vai trò của hoạt động sự nghiệp

Tác động mạnh mẽ và lâu dài tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính quyết định đến năng suất lao động xã hội: Hoạt động sự nghiệp là những hoạt động không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng nó tác động mạnh mẽ và lâu dài tới lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, có tính chất quyết định đến năng suất lao động xã hội Điều đó thể hiện thông qua hoạt động của các đơn vị sự nghiệp là cung ứng các dịch vụ công cho xã hội, đảm bảo các nhu câu cho người dân về các dịch vụ xã hội cơ bản Điện hình như lĩnh vue gido duc — trang bị kiến thức và kỹ năng cho công dân, lĩnh vực y tế - đảm bảo cho người dân có sức khỏe tốt

Góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước: Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Các đơn vị có hoạt động sự nghiệp sẽ đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người dân là được cung ứng các dịch vụ công cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả

Chẳng hạn như các nhu cầu về học tập để nâng cao kiến thức, trình độ, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, đường sá đi lại, bưu chính viễn thông, thăm quan, du lịch, danh lam thắng cảnh

Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân: Các đơn vị cung cấp dịch vụ công còn có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện Lượng hàng hóa công mà người dân được hưởng chính là tiêu chí để đánh giá sự phát triển của mỗi quốc gia

Nâng cao ý thức cộng đồng xã hội của các tầng lớp nhân dân: Góp phần thực hiện công bằng xã hội, nâng cao ý thức cộng đồng xã hội của các tầng lớp nhân dân Thông qua chí NSNN cho các hoạt động sự nghiệp, Chính phủ đã đảm bảo kinh phí cho các ngành, các lĩnh vực này có khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ công đáp ứng cho nhu cầu xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách được thụ hưởng lợi ích của các hàng hóa, dịch vụ công được cung ứng

Hoạt động sự nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ công về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ, đáp ứng nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thê lực cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu về đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đât nước.

1.2.3 Khái niệm và phân loại đơn vị sự nghiệp có thu 1.2.3.1 Khái niệm Đơn vị sự nghiệp: là những tô chức được thành lập đề thực hiện các hoạt động sự nghiệp, những hoạt động này nhằm duy trì, bảo đảm sự hoạt động bình thường của xã hội, mang tính chất phục vụ là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận [13] Đơn vị sự nghiệp có thu: là những đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập trong quá trình hoạt động đã được Ngân sách Nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn có tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tận dụng cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật hiện có để tạo thêm thu nhập, hỗ trợ đời sống cán bộ công chức, viên chức và bồ sung kinh phí hoạt động thường xuyên [13]

Những đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán được gọi là đơn vị sự nghiệp có thu Đơn vị sự nghiệp có thu được xác định dựa trên các đặc điểm cơ bản

Do cơ quan Nhà nước có thâm quyền thành lập mà trong đó chủ yếu là do cơ quan hành chính Nhà nước thành lập Căn cứ vào vị trí và phạm vi hoạt động mà đơn vị sự nghiệp có thu đó có thể do Thủ tướng chính phủ hay Bộ trưởng Bộ quản lý ngành hay Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp ra quyết định thành lập Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn Trong quá trình hoạt động, được Nhà nước cho phép thu một số khoản thu nhất định để bù đắp một phan hay toàn bộ chỉ phí

1i hoạt động, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức và bổ sung tái tạo chỉ phí hoạt động thường xuyên của đơn vị

Nhằm cung cấp dịch vụ công cho xã hội không nằm mục đích sinh lợi

Dịch vụ công là những hoạt động vì lợi ích chung Dịch vụ công có những dấu hiệu cơ bản sau:

Là những hoạt động phục vụ lợi ích tối thiểu cần thiết cho xã hội, đảm bảo các quyền và nghĩa vụ cơ bản của con người, đảm bảo cuộc sống bình thường và an toàn;

Những hoạt động này về cơ bản do các tổ chức được Nhà nước ủy quyền đứng ra thực hiện, song Nhà nước vẫn chịu trách nhiệm cuối cùng về những hoạt động này Bởi với vai trò là người đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước phải có nghĩa vụ bảo đảm những mục tiêu chính của dịch vụ công;

Là những hoạt động theo pháp luật công nên mọi đối tượng hưởng thụ đều có điều kiện và khả năng như nhau, không phân biệt hoàn cảnh cụ thể về xã hội, chính trị hay kinh tế;

Về nguyên tắc, dịch vụ công không phải là dịch vụ thương mại, do đó không tồn tại trong môi trường cạnh tranh, việc trao đổi dịch vụ công không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ

Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Tức là các đơn vị sự nghiệp có thu đáp ứng đủ 4 tiêu chí: Được cơ quan có thâm quyên thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hay công nhận;

Có cơ cấu tổ chức chặt chế;

Có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng các tài sản đó;

QUẢN TRỊ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU 1 Đặc điểm

Thứ nhất, những hoạt động của các đơn vị này có tính chất xã hội, khác với những loại hình dịch vụ thông thường, nó phục vụ các lợi ích cần thiết của xã hội để đảm bảo cho cuộc sống người dân được bình thường Những loại dịch vụ thông thường được hiểu là những hoạt động phục vụ không tạo ra sản phẩm mang hình thái vật chất, còn dịch vụ mà các đơn vị sự nghiệp cung cấp là những hoạt động phục vụ nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất kể các sản phẩm tạo ra có hình thái hiện vật hay phi hiện vật

Thứ hai, việc trao đổi dịch vụ công giữa các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức, cá nhân không thông qua quan hệ thị trường đầy đủ, nghĩa là nó không giống với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Có những dịch vụ mà người sử dụng chỉ phải đóng phí hoặc lệ phí, có những dịch vụ thì phải trả một phần hoặc toàn bộ kinh phí Tuy nhiên, cung ứng các dịch vụ này không nhằm mục tiêu lợi nhuận

Thứ ba, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu không trực tiếp phục vụ cho quản lý hành chính Nhà nước, không mang tính quyền lực pháp lý như hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước Nó được phân biệt với hoạt động quản lý Nhà nước

Thứ tư, đơn vị sự nghiệp có thu có nguồn thu thường xuyên từ hoạt động sự nghiệp, bởi vậy nó khác với cơ quan quản lý hành chính ở chỗ mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và được tự chủ về mặt tài chính, không phụ thuộc vào cơ chế xin cho như trước

1.3.2 Nội dung quản trị ¡ chính trong đơn vị sự nghiệp có thu 1.3.2.1 Quản trị kinh phí từ ngân sách

- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp:

Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi cân đối với nguồn thu sự nghiệp) được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thâm quyền giao;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối VỚI Các đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thâm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, các nhiệm vụ khác);

Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

Kinh phí thực hiện chính sách tính giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thâm quyền phê duyệt;

Kinh phí khác (nếu có)

Phần đề lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước

Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, cụ thể:

Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

16 thực hành thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Sự nghiệp Y tế, đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các tô chức; cung cấp các chế phâm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Sự nghiệp Văn hóa, thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem phim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình, thu phát hành báo chí, thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bản quyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thủy lợi, thủy sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các nguồn khác; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật

Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ hoạt động dịch vụ

- Nguồn viện trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật - Nguồn khác:

Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị.

Nguồn vốn tham gia liên doanh, liên kết của các tô chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật b Quản trị nguồn chỉ

Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thâm quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định

Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chỉ nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa thường xuyên tài sản cô định và các khoản chỉ phí theo chế độ quy định phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí

Chi cho các hoạt động dịch vụ, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chỉ trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ, viên chức; chỉ các khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật và các khoản chỉ khác (nếu có)

Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

KET LUAN CHUONG 1

NGHIEP CO THU

QUA TRINH HINH THANH VA PHAT TRIEN CUA CONG TY

THOAT NUOC VA XU LY NUOC THAI DA NANG 2.1.1 Khái quát về Công ty

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Từ khi tách tỉnh, Đà Nẵng đang trong quá trình quy hoạch xây dựng đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị Để quản lý hệ thống thoát nước theo tính chuyên ngành và chuyên sâu, UBND thành phó Đà Nẵng thành lập Trung tâm Quản lý thoát nước trực thuộc Sở Giao thông công chính trên cơ sở tách nhiệm vụ thoát nước từ Công ty Môi trường Trong thời gian này các công trình thoát nước trên địa bàn thành phố chưa hoàn thiện, công tác quản lý thoát nước chủ yếu là tiếp nhận, quản lý mương cống từ các chủ đầu tư, ban quản lý dự án vệ sinh

Năm 2000, để quản lý các dự án công trình giao thông nông thôn giai đoạn 2 (WB2) do Ngân hàng thế giới tài trợ, Sở Giao thông công chính thành lập Ban Quản lý giao thông nông thôn trên cơ sở nhập Ban QLDA các công trình giao thông đô thị và Trung tâm Quản lý thoát nước và giao nhiệm vụ thoát nước về lại Công ty Môi trường đô thị

Nam 2004, nhằm chuẩn bị công tác tiếp nhận công trình thoát nước, xử lý nước thải thuộc dự án thoát nước và vệ sinh thành phố bàn giao để đưa vào vận hành, khai thác Được sự thống nhất chủ trương của UBND thành phố Đà

Nẵng, Sở Giao thông công chính nâng cấp Trung tâm lên Xí nghiệp Quản lý thoát nước trực thuộc Công ty Môi trường đô thị, trong thời gian này Xí nghiệp quản lý 289,5 km mương cống, 16,9 km mương liên phường, 28 cửa xả, 7 hồ điều hòa Tiếp nhận từng phần hệ thống xử lý nước thải

Với tốc độ phát triển hạ tầng kỹ thuật, bằng nhiều hình thức đầu tư, hệ thống thoát nước đô thị thành phó Đà Nẵng phát triển cả về số lượng, quy mô

Năm 2007 thành phó Đà Nẵng đã hợp nhất Xí nghiệp Quản lý thoát nước thuộc Công ty Môi trường đô thị với Công ty quản lý công trình giao thông và đổi tên thành Công ty Quản lý sửa chữa công trình giao thông và Thoát nước Đà Nẵng Trong lĩnh vực thoát nước, Công ty quản lý 400 km cống, 20km mương liên phường; trong giai đoạn này Công ty từng bước tiếp nhận bàn giao hệ thống thoát nước và xử lý nước thải từ dự án thoát nước và vệ sinh thành phó

Qua thời gian hoạt động, lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải có sự chuyển đổi mạnh mẽ, cơ chế hoạt động đã chuyển từ giao kế hoạch sang cơ chế đặt hàng, khối lượng quản lý thoát nước đã mở rộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Vi vay, dé quan ly, van hành toàn bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải một cách chuyên nghiệp đáp ứng được nhu cầu của người dân Để đáp ứng được yêu cầu đó, ngày 08/02/2010 UBND thành phố Đà Nẵng đã ra Quyết định số 1172/QĐ-UBND về việc thành lập Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng

Công ty thoát nước và xử lý nước thải Đà nẵng là đơn vị sự nghiệp, chịu sự quản lý, chỉ đạo của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu và mở tài khoản để giao dịch theo quy định

Trụ sở đặt tại: Đường Hồ Nguyên Trừng, tổ 49, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

Mã đơn vị sử dụng ngân sách: 1103324

- Chức năng: Quản lý và khai thác toàn bộ hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm hệ thống thoát nước đầu tư bằng nguồn vốn của thành phó và hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đầu tư bằng các nguồn vốn khác (trừ hệ thống thoát nước trong khu dân cư do Ủy ban nhân dân các quận, huyện quản lý)

Lập hồ sơ quản lý, quản lý khai thác và vận hành toàn bộ hệ thống thoát nước đô thị, bao gồm cả hệ thống xử lý nước thải

Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn và thường xuyên tổ chức kiểm tra, duy tu, sửa chữa, nạo vét, xây dựng bổ sung các công trình, hệ thống thoát nước đô thị

Tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, cho phép thực hiện việc đấu nối hệ thống xả nước thải của các hộ gia đình vào hệ thống thoát nước đô thị

Hướng dẫn việc sử dụng công trình thoát nước đô thị phù hợp với yêu cầu kỹ thuật; kiểm tra phát hiện và đề xuất cơ quan có thảm quyền xử lý các hành vi vi phạm hệ thống thoát, cấp phép đấu nói thoát nước đô thị

Theo dõi tình trạng ngập úng, tổ chức khắc phục hoặc đề xuất cơ quan có thâm quyền thực hiện các biện pháp khơi thông thoát nước

Thực hiện các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải

Quản lý sử dụng biên chế, lao động, tài sản, tài chính theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước

Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.

Từ khi thành lập, Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà nẵng đã tiếp nhận toàn bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố từ dự án thoát nước vệ sinh thành phó, bao gồm:

Trạm xử lý nước thải Hòa Cường;

Trạm xử lý nước thải Phú Lộc;

Trạm xử lý nước thải Sơn Trà;

Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn;

Trụ sở làm việc: Hiện nay Công ty đang làm việc tại những xác nhà của người dân trong vùng giải tỏa trồng vùng đệm an toàn đã được UBND thành phố Đà Nẵng mua lại giao cho công ty sửa chữa, cải tạo để làm việc

Máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất

Bảng 2.1 Giá trị tài sản từ năm 2010 đến 2013 ĐVT: 1.000 đồng

“Nguồn: Phòng TC-KT Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng”

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Bộ máy của Công ty gồm Ban giám đốc và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, bộ phận giúp việc, các trạm XLNT, Xưởng cơ khí và đội sản xuất như sau: a Về tô chức

- Ban giám đốc gồm có:

01 Giám đốc 03 Phó giám đốc

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ, gồm có:

Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch

Phòng kỹ thuật Phòng công nghệ môi trường nước thải

- Các đơn vị trực thuộc Công ty, gồm có:

Trạm xử lý nước thải Hoà Cường

Trạm xử lý nước thải Phú Lộc

Trạm xử lý nước thải Ngũ Hành Sơn

Trạm xử lý nước thải Sơn Trà Đội quản lý duy tu

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THÁI ĐÀ NẴNG

2.2.1 Thực trạng quản trị thu ngân sách của công ty 2.2.1.1 Quản trị nguồn thu từ ngân sách Nhà nước

Hàng năm trên cơ sở dự toán dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng ký hợp đồng thực hiện dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải trên toàn địa bàn thành phó Việc giao dự toán hàng năm về dịch vụ này để phục vụ một số nội dung cụ thể như sau:

- Đối với hạng mục thoát nước và xử lý nước thải:

Nạo vét bùn cống bằng thủ công;

Nạo vét bùn mương bằng thủ công;

Nạo vét các cửa xả vào và ra của Hồ điều hòa (Hồ điều tiết);

Nhat, thu gom phế thải và vớt rau bèo trên kênh, mương thoát nước bằng thủ công;

Nạo vét bùn cống ngầm bằng xe hút bùn 3 tan (cống tròn có đường kính >= 700 mm và các loại cống khác có tiết diện tương đương);

Vận chuyển bùn bằng xe ô tô tự đổ;

Công tác kiểm tra lòng cống bằng phương pháp chui lòng cống;

Công tác kiểm tra lòng công bằng phương pháp gương soi;

Công tác tuần tra, bảo vệ thiết bị tài sản tuyến, quản lý thường xuyên trên mặt cống;

Công tác cập nhật số liệu hạ tầng thoát nước; Đào, san lắp bùn tại bãi;

Khơi thông thoát nước mưa;

Lắp đặt, thay thế đan mương với tắm đan bằng bê tông cót thép;

Lap dat, thay thế các loại lưới chắn Tác;

- Đối với Hệ thống xử lý nước thải:

Bảo dưỡng hằng ngày cơ cấu tách dòng;

Vệ sinh bùn, cát cơ cấu tách dòng;

Vệ sinh thông tắc cơ cầu tách dòng;

Vệ sinh các giếng thăm;

Vệ sinh đường ống thu gom bằng phun rửa áp lực và hút chân không;

Sửa chữa đường ống tự chảy ống HDPE D800 gân xoắn 2 lớp, chiều sâu đào > 2 m;

Sửa chữa đường ống nâng;

Bảo dưỡng van xả khí;

Bảo dưỡng van xả cặn;

Vận hành bơm nước màng nổi;

Bảo dưỡng bơm nước màng nỗi;

Bảo dưỡng các trạm bơm nước rỉ tháo lui;

Vận hành các trạm bơm nước thải;

Bảo dưỡng các trạm bơm nước thải;

Vận hành máy phát điện dự phòng;

Bảo dưỡng các máy phát điện dự phòng;

Vận hành hệ thống Scada;

Bảo dưỡng hệ thống Scada;

Quan trắc và lấy mẫu nước thải tại các trạm xử lý;

Quan trắc và lấy mẫu nước thải tại sông, hồ;

Bảo dưỡng, chống mùi hôi hồ thu nước mưa;

Tuần tra, bảo vệ thiết bị tài sản tuyến;

Xử lý mùi hôi trạm xử lý nước thải. a Công tác lập, thấm định và phân bổ ngân sách để thực hiện công tác thoát nước và xử lý nước thải

- Công tác lập dự toán:

Căn cứ vào thành phần, khối lượng công việc đã được quy định;

Căn cứ khối lượng công việc đã thực hiện năm trước và dự kiến tình hình hoạt động của các công trình thoát nước năm đến;

Căn cứ định mức, đơn giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải của

UBND thành phó Đà Nẵng;

Lập dự toán: Kinh phí thực hiện dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải được bố trí trong dự toán chỉ sự nghiệp môi trường Hằng năm, vào trước ngày 20 tháng 7, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập dự toán thực hiện dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải của năm sau theo đúng quy định, gửi Sở Tài chính kiểm tra và tổng hợp trình UBND thành phố Đà

Nẵng quyết định Dự toán phải được xây dựng theo từng loại sản phẩm dịch vụ cả về khối lượng và giá trị để có cơ sở xác định chi phí cho từng thành phần công việc

- Thẩm định dự toán dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải:

Sau khi có quyết định phân bổ nguồn vốn, Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự toán đặt hàng chi tiết gửi Sở Xây dựng thâm định và trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Việc xây dựng và thâm định dự toán đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải phải được thực hiện chi tiết theo từng loại sản phẩm dich vụ và đúng theo đơn giá quy định của UBND thành phố Sau khi thẩm định, Sở Xây dựng có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thâm định và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của minh và trình UBND thành phố xem xét, phê duyệt Sau khi dự toán được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt,

Sở Tài nguyên và Môi trường tô chức triển khai thực hiện ký hợp đồng chính thức với Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khối lượng được UBND thành phố chấp nhận, Sở Tài nguyên và Môi trường phải lập dự toán phát sinh gửi Sở Xây dựng thâm định trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt bổ sung dé lam co sở thực hiện và nghiệm thu thanh quyết toán Đối với các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực thoát nước phát sinh đột xuất theo chỉ đạo của UBND thành phố, trước khi thực hiện phải có biên bản khảo sát xác nhận khối lượng giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng đề bổ sung vào dự toán đầu năm để làm cơ sở thanh quyết toán năm hoặc lập hồ sơ dự toán, thanh toán, quyết toán riêng cho từng công trình

Bảng 2.2 Bảng tổng hợp dự toán dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải từ năm 2010 đến năm 2013 như sau: ĐVT: 1.000.000đồng

THÀNH TIÊN STT NỘI DUNG CÁCHTÍNH | Năm | Năm | Năm | Năm

04 | Chỉ phí trực tiếp T=VL+NC+M | 8.560] 13.569] 15.040 | 20.200 05 | Chỉ phí chung Cb%xNC 3.106] 5.084] 5.704] 7.998

07 | Tiền điện vận hành Tam tinh 1750| 1914| 3219| 5.392

08 Tam tinh 195 195 216 236 tiêu về môi trường

“Nguồn: Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng” b Quản lý, giám sát và nghiệm thu

- Về công tác quản lý, giám sát: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố thực hiện chức năng quản lý, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện hợp đồng dịch vụ đặt hàng Thoát nước và xử lý nước thải cả về thời gian và chất lượng đối với các hoạt động dịch vụ của Công ty thực hiện Việc kiểm tra, giám sát được tô chức định kỳ và đột xuất, đảm bảo đúng các yêu cầu về kỹ thuật

Công tác nghiệm thu được tô chức định kỳ hàng tháng, hàng quý, đột xuất hoặc sau khi hoàn thành hạng mục công việc theo quy trình nghiệm thu do Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng thực hiện

Thành phần nghiệm thu: Gồm các bộ phận chuyên môn trực tiếp của Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan (nếu có)

Nội dung nghiệm thu: Các công việc đặt hàng đã thực hiện trong quý

Hồ sơ nghiệm thu gồm: Biên bản nghiệm thu, bảng khối lượng đã hoàn thành dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, hồ sơ quyết toán, nhật ký vận hành các trạm xử lý nước thải; và các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường c Thanh quyết toán kinh phí

- Thanh toán kinh phí: Hàng quý, căn cứ vào dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố; trên cơ sở đề nghị của công ty, Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ dự toán đã được phê duyệt về đặt hàng cho hoạt động thoát nước và xử lý nước thải để tạm cấp kinh phí đầu quý với mức tối đa không quá 70% và cuối quý không quá 90% giá trị hợp đồng của quý đó cho Công ty Khi có khối lượng sản phâm dịch vụ hoan thanh, duge thanh toan 100% gia tri khối lượng công việc thực hiện trên cơ sở có đầy đủ các hồ sơ sau:

Quyết toán khối lượng công việc hoàn thành (chỉ tiết theo từng sản phẩm); hồ sơ quyết toán này phải được Sở Tài nguyên và Môi trường thâm định khối lượng, đơn giá và giá trị quyết toán;

Hồ sơ quyết toán bao gồm: Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu, trong đó phải thê hiện đầy đủ các tiêu chí như: Khối lượng sản phẩm dịch vụ thực hiện, chất lượng công việc đã hoàn thành, giá trị quyết toán được thanh toán

Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo hình thức chuyển khoản cho Công ty;

Công ty có trách nhiệm quyết toán chi phí thực hiện dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải vào quyết toán tài chính hàng năm của công ty theo quy định;

Hồ sơ thanh, quyết toán gồm: Hợp đồng đặt hàng, biên bản nghiệm thu, hồ sơ quyết toán, quyết định phê duyệt dự toán đặt hàng của UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập hồ sơ thanh quyết toán, gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chỉ và tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định

2.2.1.2 Quản trị nguồn thu từ dịch vụ khác

Ngoài hoạt động dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải Hằng năm Công ty còn thực hiện nhiệm vụ do UBND thành phó, Sở Tài nguyên và

Môi trường giao và một số công trình do Công ty tự khai thác như:

DANH GIA CHUNG VE QUAN TRI TÀI CHÍNH TẠI CONG TY THOAT NUOC VA XU LY NUOC THAI DA NANG

Công tác xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý ngập úng từng bước được hoàn thiện hơn

Trong quá trình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP công tác quản trị tài chính của công ty đã tạo được những thay đổi đáng kẻ, qua đó thể hiện tính tự chủ của Công ty trong việc ra quyết định, trong đó có các quyết định về tài chính mang tính chủ động và sát với thực tiễn hơn Quyền hạn của Ban Giám đốc Công ty và cán bộ quản trị tài chính cũng được nâng lên Cụ thể là nguồn tài chính mà Công ty huy động được ngày càng phong phú và đa dạng với quy mô ngày càng tăng, đáp ứng một phần những chi phí cho việc hoạt động sản xuất của Công ty và đời sống của cán bộ viên chức ngày được cải thiện

Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng đã chủ động nghiên cứu và xây dựng quy chế chỉ tiêu nội bộ phù hợp với đặc điểm và nhiệm vụ của công ty Quy chế chỉ tiêu nội bộ được xây dựng hằng năm, công khai trước toàn thể cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện cho các đơn vị trong Công ty chủ động trong quản lý chi tiêu, sử dụng kinh phí hợp lý và hiệu quả Việc sử dụng nguồn tài chính càng ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chỉ cho công tác hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như tăng cường đầu tư cho mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và cơ sở vật chất, nhờ đó mà quy mô hoạt động của Công ty ngày càng được nâng cao, số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty càng ngày càng tăng lên

Công ty đã trang bị phần mềm kế toán nên công tác quản lý tài chính cũng như công tác hạch toán kế toán mang lại hiệu quả cao hơn

Công ty có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao nên rất thuận lợi cho sự phát triển của công ty Đội ngũ quản lý tài chính đa số là những người có kinh nghiệm, có trình độ, năng động sáng tạo trong việc quản lý tài chính

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế

Nguồn vốn thực hiện dịch vụ đặt hàng hằng năm cho công tác vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải còn hạn chế

Bộ định mức và đơn giá công tác duy trì hệ thống thoát nước đô thị còn thiếu nhiều hạng mục công việc nhưng chưa được bổ sung (như công tác duy trì, vận hành các hồ điều tiết, công tác vận hành, bảo dưỡng các trạm bơm chống ngập ting, công tác tuần tra trong lòng cống ) nên gây khó khăn trong việc lập dự toán vận hành, bảo dưỡng các hạng mục này.

Công tác quản lý tài sản thuộc sở hữu Nhà nước: Công ty được giao vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (thuộc dự án thoát nước vệ sinh thành phố Đà Nẵng) nhưng công ty chưa được nhận bàn giao chính thức của cấp có thẩm quyền về giá trị tài sản Công ty mới nhận quản lý tài sản trên cơ sở bàn giao giữa chủ đầu tư là Công ty môi trường đô thị, chủ sở hữu là UBND thành phố Đà Nẵng Công ty có theo dõi (dữ liệu trên máy vi tính) về số lượng, hiện trạng hệ thống thoát nước, vận hành bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải trên để làm cơ sở xác định khói lượng để ký hợp đồng thực hiện dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải hàng năm Tuy nhiên, chưa thực hiện kế toán theo dõi chỉ tiết giá trị, khối lượng và tổng giá trị tài sản của hệ thống vận hành, xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Đà

Nẵng thuộc sở hữu Nhà nước mà Công ty đã tiếp nhận để quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng

Công ty chưa xây dựng mô hình quản trị tài chính tại các đơn vị trực thuộc công ty

Mặc dù công ty đã xây dựng một số quy chế để phục vụ cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên có một số nội dung chỉ chưa phù hợp với tính chất công việc, việc quy định một số nội dung chi cho người lao động chưa thật sự hiệu quả, còn mang tính cào bằng Vi du: Chi tién thu nhap tang thêm cho người lao động chỉ xét trên trình độ bằng cấp mà không xét trên hiệu quả công việc của từng người, Chỉ tiền công tác phí cho người lao động trong tháng đều bằng nhau, mức chỉ là 300.000đ/người/tháng

Việc thanh toán lương cho người lao động chỉ căn cứ vào hệ số cấp bậc, chức vụ và thời gian công tác Công ty chưa xây dựng cách trả lương cho người lao động theo tính chất công việc được giao và hiệu quả mà người lao động mang lại.

Con han chế trong việc chi khen thưởng đối với những cán bộ CNVC-

NLĐ đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả cao

Việc xây dựng và quy định định mức nhiên liệu đối với xe ô tô con chưa sát với thực tiễn đã gây lãng phí trong chỉ phí nhiên liệu

2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế Đối với những công trình xử lý điểm nóng theo sự chỉ đạo của UBND thành phố đòi hỏi phải thực hiện ngay, hồ sơ thực hiện sau nên cũng rất khó khăn cho việc thanh quyết toán chỉ phí thi công công trình;

Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ, nhưng về bản chất hiện nay mà công ty đang hoạt động như là một doanh nghiệp thực hiện sản xuất cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích trong lĩnh vực thoát nước đô thị Vì vậy, trong quá trình hoạt động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, bị động, khó mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, liên doanh, liên kết, để phát triển công ty;

Cơ sở vật chất, xe máy, trang thiết bị phục vụ cho công tác vận hành, bảo dưỡng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải còn thiếu (như: xe thông tắc bằng phun nước phản lực, xe hút bùn chân không tự hành, robot kiểm tra lòng cống, xe vận chuyển bùn, rác, máy bơm chống ngập úng công suất lớn ) dẫn đến chất lượng và tiến độ công việc chưa cao nên cũng đã ảnh hưởng doanh thu của công ty;

Công tác cập nhật số liệu hệ thống thoát nước còn chậm do chưa có phần mềm quản lý tài sản thoát nước chuyên ngành

KET LUAN CHUONG 2

Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập

Chức năng là quản lý và khai thác toàn bộ hệ thống thoát nước đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Công tác tài chính của công ty được thực hiện theo quyết định số 19/2006/QD-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính

Việc quản lý tài sản của Nhà nước được thực hiện theo quyết định số

32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính về việc ban hành Ché độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước, Điều 12 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định về quản lý và sử dụng tài sản

Công ty đã thành lập tổ KCS để thực hiện việc đánh giá, nghiệm thu công việc nội bộ của công ty

Công ty cũng đã xây dựng các quy chế để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, như quy chế chỉ tiêu nội bộ, quy chế giao khoán công trình, quy chế lương

Nguồn thu chủ yếu của công ty là thu từ dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải Ngoài ra còn một số nguồn thu khác do công ty tự khai thác để thực hiện

Công ty cũng đã xây dựng được hệ số phân phối thu nhập tăng thêm cho người lao động và việc thanh toán thu nhập tăng thêm cũng như các chế độ và tất cả các khoản phụ cấp đều được quy định tại quy chế chỉ tiêu nội bộ của Công ty.

Công ty đã thực hiện tốt công tác lập báo cáo tài chính năm và thực hiện đúng quy định về nghĩa vụ các khoản thuế phải nộp theo quy định của Nhà nước Để quản trị tốt công tác tài chính trong thời gian đến thì trong chương 3 cần thực hiện một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại

Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng.

NUOC THAI

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN CÔNG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LY NUOC THAI DA NANG DEN NAM 2020

Chiến lược quản lý nước thải thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2040 đề ra một kế hoạch tổng thê phát triển hệ thống thoát nước thải nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là:

Toàn bộ lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành trước khi xả ra môi trường;

Xây dựng thệ thống thoát nước riêng và hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ tiên tiên;

Hoàn thiện cơ chế, chính sách đảm bảo cho công tác quản lý, vận hành, giám sát hoạt động của hệ thống đạt hiệu quả;

Người dân có hiểu biết cơ bản và ý thức về việc xây dựng và bảo vệ hệ thống thoát nước thải

* Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể:

Hoàn thiện quy hoạch chỉ tiết hệ thống thoát nước thải cho toàn thành phố Đà Nẵng;

Nâng cao kỹ năng quản lý, vận hành hệ thống cho Công ty Từng bước xây dựng công ty thành một doanh nghiệp chuyên nghiệp về quản lý, vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải;

Thường xuyên tô chức giáo dục, tuyên truyền để người dân có thê nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải đâu nói, thu gom và xử lý nước thải, có ý thức về bảo vệ hệ thống thoát nước;

Phát triển đấu nối nước thải hộ gia đình vào hệ thống thoát nước đạt

30% của khu vực quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, và khoảng 50% của quận Liên Chiều, Câm Lệ;

100% cơ sở kinh doanh dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, khu chung cư vv phải đấu nối nước thải vào hệ thống thoát nước của thành phố;

90% khối lượng nước thải đồ vào hệ thống thoát nước chung được thu gom,

100% cửa xả ra sông, hồ, biển được xây dựng công trình tách dòng nước thải và tuyến cống bao chuyền tải về Trạm xử lý nước thải;

100% nước thải bệnh viện, nước thải các cơ sở công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuân quy định trước khi xả thải vào cống chung của thành phố hoặc Xả ra môi trường;

Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước thải hiện có Trong đó, ưu tiên đầu tư cải tạo tại các khu vực du lịch, ven biển, sông, hồ điều tiết;

Từng bước xây dựng hệ thống thoát nước riêng tại các khu dân cư, khu công nghiệp xây dựng mới Xây dựng các trục tuyến cống bao dọc các tuyến thoát nước mưa chính đề tách nước thải vào hệ thống riêng sớm hơn, nâng cao chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải;

Cải thiện quy trình vận hành các Trạm xử lý nước thải đáp ứng lưu lượng tăng thêm, đảm bảo đạt TCVN 7222:2002 — Xử lý bậc 1, tăng cường việc xử lý và kiểm soát mùi hôi, bọt, bùn, phát triển vành đai cây xanh;

Trạm xử lý nước thải Sơn Trà: Triển khai thí điểm cải tạo một số hồ ky khí thành xử lý sinh học hiếu khí, kết quả nước thải sau khi xử lý TCVN 7222:2002 — Xử lý bậc 2 (bao gồm cả xử lý mùi, bùn); Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để đưa vào nghiên cứu áp dụng cho 03 trạm XLNT còn lại Hòa Cường, Phú Lộc, Ngũ Hành Sơn; Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho công tác vận hành và bảo dưỡng;

Quản lý vận hành trạm XLNT Hòa Xuân với quy mô khoảng 20.000m;

Nâng cao năng lực quản lý, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến phù hợp với từng giai đoạn phát triển;

MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CONG TY THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THÁI ĐÀ NẴNG

3.2.1 Hoàn thiện một số chính sách khoán về thực hiện tự chủ tài chính

Xây dựng định mức khoán chi cho công tác quản lý, ch¡ nhiên liệu phục vu xe ô tô con, chỉ tiền điện thoại cá nhân và tiền xăng xe cho cán bộ CNVC-

NLD hang thang phù hợp với tính chất công việc của từng người, chỉ phụ cấp độc hại theo tính chất công việc được giao

Quy định mức chi khen thưởng cho người lao động đã có những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đưa ra chính sách chỉ hỗ trợ đối với những cán bộ CNVC-NLĐ tự rèn luyện học tập chương trình sau đại học (như: Thạc sĩ, tiến si, ) để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ cho quá trình phát triển của công ty

Xây dựng phương án khoán cho các đơn vị trực thuộc công ty nhằm mục đích nâng cao năng lực thi công, tính tự chủ trong thực hiện công việc, tăng thu nhập cho người lao động Việc xây dựng phương án khoán dựa trên dự toán dịch vụ đặt hàng thoát nước và xử lý nước thải hàng năm và các công trình khác.

Tăng mức trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp từ 25% lên đến

30% nhằm tái đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Muốn vậy, cần đa dạng hóa các nguồn thu đồng thời sử dụng hợp lý nguồn thu đó nhằm tạo cơ sở cho việc trích lập các quỹ Đối với các công trình mà các đơn vị trực thuộc Công ty tự khai thác:

Tăng mức giao khoán giá trị thi công cho các đơn vị từ 95% lên đến 97% hoặc 100% giá trị trực tiếp phí (bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phi nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chỉ phí láng trại) để khuyến khích các đơn vị trực thuộc Công ty tự khai thác các công trình dịch vụ ngoài, nhằm mục đích tăng doanh thu và thu nhập cho người lao động

Xây dựng một số quy định như: quy trình mua sắm và quản lý tài sản, quy trình sửa chữa nhỏ tài sản, quy trình nghiệm thu nội bộ, quy trình tạm ứng và thanh toán nhằm thực hiện một cách khoa học và hợp lý hơn Điều chỉnh, bổ sung và quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tô kiểm tra chất lượng (KCS) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trực thuộc công ty Qua đó phải có chế độ phụ cấp cho tổ KCS (như phụ cấp thêm tiền: điện thoại, xăng xe, nước uống) nhằm kích thích cho tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

3.2.2 Nâng cao hiệu quả quản lý chỉ và chỉ trả thu nhập cho người lao động

Xây dựng bộ máy quản trị tài chính tại các đơn vị trực thuộc công ty nhằm tăng cường công tác tài chính tại các đơn vị một cách hiệu quả Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của công ty Đây là nội dung chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty tổ chức kiểm tra, đối chiếu các định mức (như: định mức vận hành bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, định mức duy tu, sửa chữa mương công), trên cơ sở đó hoàn thiện định mức chi cho phù hợp như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chỉ phí máy thi công, chỉ phí sản xuất chung, nhằm tiết kiệm các khoản chi này Mặt khác hạn chế những khoản chỉ phí phát sinh không nằm trong kế hoạch đầu năm, muốn vậy công tác lập dự toán đầu năm cần sát với nhiệm vụ và kế hoạch được giao

Xây dựng hệ số phân phối thu nhập tăng thêm cho phù hợp với tính chất công việc của từng người, từng vị trí nhằm khuyến khích cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Việc xây dựng hệ số phân phối thu nhập tăng thêm cho người lao động phải gắng với trình độ chuyên môn, tính chất công việc và hiệu quả mà người lao động mang lại

Xây dựng chính sách đãi ngộ đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao, thời gian cống hiến cho công ty lâu dài như: Biểu dương, khen thưởng, xem xét đề bạt lên vị trí cao hơn

Xây dựng kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc chỉ tiêu, như: Tổ chức hội nghị, thé duc thé thao, văn hóa văn nghệ, công tác phí, quảng cáo, tiếp khách, báo biếu, báo tặng, mua sắm trang thiết bị văn phòng, công cụ dụng cụ, tiền điện, tiền nước và sử dụng phương tiện thông tin, điện thoại, fax, internet tăng cường quản lý tài sản theo đúng mục đích, có hiệu quả

3.2.3 Hoàn thiện các quy chế 3.2.3.1 Quy chế chỉ tiêu nội bộ

Việc hoàn thiện một số nội dung chi trong quy chế chỉ tiêu nội bộ cần dựa vào một số quy định như sau: Luật ngân sách Nhà nước, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính, Thông tư số 06/2008/TT-BXD ngày 20/3/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý chỉ phi dich vụ công ích đô thị, Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính

Quy chế chỉ tiêu nội bộ cần xây dựng một số nội dung chi nhằm chủ động trong việc quản lý, chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính công bằng dân chủ và khuyến khích được người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể như sau:

- Chi nghiệp vụ chuyên môn:

Chỉ tiền điện, nước: Việc thanh toán tiền điện, tiền nước như hiện nay là chưa phù hợp, chưa thật sự mang tính tiết kiệm Công ty phải thực hiện việc khoán chi cho các đơn vị trực thuộc Công ty đối với tiền nước và tiền điện sinh hoạt nhằm tiết kiệm được mức chi tiêu hàng năm, mức khoán cụ thể như sau:

Tiền điện: mức khoán từ 20.000.000đ đến 25.000.000đ/năm

Tiền nước: mức khoán từ 3.000.000đ đến 4.000.000đ/năm

Mức khoán trên chỉ phục vụ cho việc sinh hoạt chung tại đơn vị Hàng tháng công ty sẽ thanh toán theo hóa đơn, chứng từ thực tế nhưng không vượt mức khoán quy định

Chỉ tiền mua văn phòng phẩm: Khoán chi văn phòng phẩm cho các phòng ban đơn vị trực thuộc công ty Căn cứ vào tính chất công việc của từng người, từng đơn vị mà có mức khoán cho phù hợp

KIÊN NGHỊ

Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó tại Điều 17 quy định “ Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chỉ quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thâm quyền quy định” Điều này mâu thuẫn với luật thuế TNDN, vì nếu đơn vị quyết định mức chỉ cao hơn so với quy định thì khi quyết toán thuế

TNDN sẽ bị loại trừ khoản chi phí vượt đó Đề nghị chính phủ nên quy định cụ thể mức chỉ tại quy định này để không ảnh hưởng đến công tác quyết toán tài chính năm và cũng như công tác báo cáo quyết toán thuế của đơn vị

Cần có hướng dẫn cụ thể để VIỆC Vay vốn của các đơn vị sự nghiệp được thực hiện thuận lợi hơn Vì, theo Điều 11, Nghị định 43/2006/NĐ-CP nêu rõ “Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng để mở rong va nang cao chat lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật” nhưng thực tế nhiều đơn vị sự nghiệp không vay được vốn của ngân hàng đề phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải ngày càng phát triển, quy mô hoạt động lớn, nên việc áp dụng loại hình hoạt động về lĩnh vue nay đối với đơn vị sự nghiệp có thu là chưa that phù hợp Vì vậy, đề nghị Chính phủ cho phép chuyên đổi đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải thành Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước là chủ sở hữu

- Đối với UBND thành phố Đà Nẵng:

Ban hành định mức sửa chữa mương cống thuộc hệ thống thu gom thoát nước và xử lý nước thải trên toàn địa bàn thành phố

Ban hành quy chế bàn giao và quản lý tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn vay thuộc dự án thoát nước vệ sinh thành phó

Hiện nay lượng bùn nạo vét hàng năm là rất lớn và ngày càng tăng, vì vậy đề nghị UBND thành phó Đà Nẵng bố trí bãi đỗ và xử lý bùn Để chủ động trong công tác vận hành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phó đạt hiệu quả, đề nghị UBND thành phố Đà

Nẵng đặt hàng dịch vụ thoát nước và xử lý nước hằng năm cho công ty.

Hiện nay trong don giá vận hành hệ thống xử lý nước thải không tính phần chi phí khấu hao, nên việc sử dụng nguồn chi phí khấu hao đề tái đầu tư cho hệ thống thoát nước và xử lý nước thải là không có Đề đảm bảo cho việc vận hành toàn bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả, đề nghị UBND thành phó Đà Nẵng đầu tư và trang bị thêm một số máy móc thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác vận hành hệ thống xử lý nước thải Để phát huy năng lực phát triển về lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải, đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng xem xét trình Chính phủ cho phép chuyền đổi công ty (là đơn vị sự nghiệp có thu như hiện nay) thành Công ty

TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu

- Đối với Sở, ban, ngành:

*/Sở Kế hoạch — dau tư: Xem xét bố trí và trình UBND thành phố Đà

Nẵng đầu tư trang thiết bị phục vụ cho dự án thoát nước và vệ sinh thành phố

*/ Sở Xây dựng: Tham mưu, đề xuất UBND thành phó phê duyệt về quy trình thực hiện công tác xử lý sự có điểm nóng trên địa bàn thành phố

*/ Sở Tài nguyên và môi trường: Đề xuất UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí dự phòng để phục vụ cho công tác xử lý sự có hằng năm Đề xuất UBND thành phố trang bị một số thiết bị dự phòng của hệ thống bơm, thiết bị điện để phục vụ cho tác vận hành khi có sự cố Xây Ta Đề xuất UBND thành phó về cơ chế tài chính trong công tác vận hành trạm xử lý nước thải dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng.

KET LUAN CHUONG 3

Cơ chế quản trị tài chính là tập hợp nhiều vấn đề cực kỳ phong phú và đa dạng Do đó việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn hiện nó gặp phải nhiều vấn đề khó khăn Chính vì vậy mà trong luận văn này tác giả chỉ nêu ra những nội dung chính mong muốn là các giải pháp cho vấn đề này được tiếp tục hoàn thiện thêm, nhằm vào việc huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính cho hoạt động phát triển của Công ty

Việc hoàn thiện cơ chế quản trị tài chính ngoài các yếu tố nội tai ra, can thiết phải có sự hỗ trợ các chính sách của nhà nước Có như thế các giải pháp mới đi được vào cuộc sống và phát huy tính hiệu quả cao.

KET LUAN CHUNG

Co ché trao quyén tu chu tai chinh đối với đơn vị sự nghiệp có thu là một cải cách, làm thay đổi cơ bản nhận thức, phương thức, nội dung thủ tục quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp; chuyền từ cơ chế bao cấp sang cơ chế phân cấp, xác định trách nhiệm đầy đủ của chủ thé sir dung ngân sách nha nước

Một số kết quả đạt được khi triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu trong thời gian qua như tăng thu hàng năm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao số lượng và chất lượng các hoạt động dịch vụ công mới là bước đầu và còn nhiều vấn đề tiếp tục bổ sung hoàn thiện mới có thể tiếp tục đây mạnh cơ chế trao quyền tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp có thu

Việc thực hiện cơ chế tài chính mới cần có sự thống nhất về nhận thức từ cán bộ lãnh đạo đến cán bộ, công chức, viên chức là việc làm cần thiết và thường xuyên liên tục trong quá trình đổi mới Nhà nước cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế của các đơn vị, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao vai trò, trách nhiệm của đơn vị chủ quản Bản thân các đơn vị sự nghiệp phải tích cực khắc phục những hạn chế của mình về năng lực bộ máy kế toán, công tác điều hành hoạt động tài chính của đơn vị

Với các mục tiêu nghiên cứu được đề ra, luận văn “Quản trị tài chính đơn vị sự nghiệp có thu tại Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng” đã giải quyết được một sé van dé lý luận và thực tiễn về công tác quản trị tài chính như sau:

Một là, xem xét toàn diện những cơ sở lý thuyết về công tác quản trị tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Hai là, phân tích thực trạng công tác quản trị tài chính của Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng Từ đó luận văn cũng chỉ rõ những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó

Ba là, trên cơ sở các mục tiêu và định hướng về công tác quản trị tài chính của Công ty, luận văn để xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính tại Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng Để hoàn thành và thực hiện được Luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Thầy Cô khoa sau Đại học trường Đại Học Duy Tân, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho chúng tôi - Lớp KSMBAI

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS Võ Duy Khương đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn Tôi cũng chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất đề tôi hoàn thành luận văn này

Với các kết quả trên, tác giả rất mong muốn được góp một phần nhỏ công sức của mình vào sự phát triển của Công ty Tuy nhiên luận văn này được nghiên cứu và trình bày trong giới hạn kiến thức của tác giả nên không tránh khỏi những khiếm khuyết Tác giả mong muốn được sự thông cảm và những ý kiến đóng góp của Thầy Cô khoa sau Đại học trường Đại học Duy

Tân, Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ, các anh chị đồng nghiệp và các độc giả

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Ngày đăng: 06/09/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w