1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực làm việc cho người lao động tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ
Tác giả Hoàng Thanh Tùng
Người hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Văn Bằng
Trường học Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 21,61 MB

Cấu trúc

  • 1.3.1.3. Phụ cấp, phúc lợi và dich vụ (25)
  • PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT (97)
    • PHAN 1: THONG TIN CHUNG VE DOI TƯỢNG KHAO SÁT (Ong/ba vui long đánh dau P vào lựa chon phù hợp) (97)
    • PHAN 2: ĐÁNH GIÁ THUC TRANG TẠO ĐỘNG LUC LAM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH LÁNG HẠ (97)

Nội dung

b = Nhiệm vụ nghiên cứu Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm: Một là, nghiên cứu, tổng hợp các lý thuyết và mô hình về tạo động lực chongười lao

Phụ cấp, phúc lợi và dich vụ

Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được chi tra dưới dạng hỗ trợ cuộc sông cho người lao động Các loại phúc lợi có ý ngh a lớn trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, làm cho họ yên tâm làm việc, dành nhiều thời gian hơn trong công việc, gắn bó hơn với tô chức từ đó đưa đến kết quả là tăng năng suất lao động Do đó, trước hết doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các phúc lợi bắt buộc theo

14 qui định của nhà nước như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội nhằm thỏa mãn phần nào nhu cầu an toàn của người lao động Hơn nữa, doanh nghiệp nên nghiên cứu xây dựng và nâng cao chất lượng các chương trình phúc lợi tự nguyện để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cuộc sống của người lao động ví dụ như chương trình xây dựng nhà ở cho người lao động hoặc cho người lao động vay tiền với lãi xuất thấp hoặc không lấy lãi Đồng thời chương trình phúc lợi phải được xây dựng rõ ràng, thực hiện một cách công bang và bình dang đối với tat cả mọi người.

1.3.2 Tạo động lực thông qua các công cụ phi tài chính

1.3.2.1 Phân tích đánh giá thực hiện công việc chính xác

Cùng với thời gian, yêu cầu của sản xuất kinh doanh ngày càng thay đổi đòi hỏi công việc cũng phải được thiết kế, thay đổi lại cho phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác, sau một thời gian làm việc, người lao động sẽ quen và thành thạo trong công việc, nhưng nếu công việc cứ lặp lại sẽ dẫn đến tạo cho người lao động có tâm lý nhàm chán, không có động lực cố găng làm việc Do đó đặt ra yêu cầu phải thiết kế và thiết kế lại công việc nhằm tạo ra sự mới mẻ trong công việc và đem lại sự hứng thú với công việc cho người lao động Thiết kế và thiết kế lại công việc cũng là một biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu tự hoàn thiện của người lao động, tạo điều kiện cho người lao động phát huy năng lực Bên cạnh công tác thiết kế công việc cũng cần phải quan tâm đến công tác bố trí công việc nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa người lao động và công việc vì nếu bố trí không hợp lý sẽ không phát huy được năng lực của người lao động dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực đồng thời còn tạo ra tâm lý chán nản, sự bất mãn của người lao động, ghét bỏ công việc và thậm chí là sự rời bỏ doanh nghiệp Đề sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phát huy được năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người lao động vào công việc nhằm dat được các mục tiêu của tổ chức đòi hỏi phải có sự bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân người lao động, phù hợp với những kiến thức kỹ năng mà họ được đào tạo Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thê tiến hành luân phiên thay đổi công việc cho người lao động, chuyển người lao động từ một công việc này sang làm một công việc khác, nhằm tránh sự nhàm chán trong công việc, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động học hỏi được

15 những kinh nghiệm trong những | nh vực khác, tao ra sự mới mẻ, thách thức trong công việc cho người lao động.

1.3.2.2 Bồ trí, sử dụng lao động hợp lý

Bên cạnh công tác thiết kế công việc cũng cần phải quan tâm đến công tác bố trí công việc nhằm đảm bảo sự phù hợp giữa người lao động và công việc vì nêu bố trí không hợp lý sẽ không phát huy được năng lực của người lao động dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực đồng thời còn tạo ra tâm lý chán nản, sự bất mãn của người lao động, ghét bỏ công việc và thậm chí là sự rời bỏ doanh nghiệp ĐỀ sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phát huy được năng lực, trình độ, kinh nghiệm của người lao động vào công việc nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức đòi hỏi phải có sự bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân người lao động, phù hợp với những kiến thức kỹ năng mà họ được đào tạo Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thê tiến hành luân phiên thay đổi công việc cho người lao động, chuyển người lao động từ một công việc này sang làm một công việc khác, nhằm tránh sự nhàm chán trong công việc, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động học hỏi được những kinh nghiệm trong những | nh vực khác, tạo ra sự mới mẻ, thách thức trong công việc cho người lao động.

1.3.2.3 Chính sách dao tạo và cơ hội thăng tiễn

Trong điều kiện của môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở thành một yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của tô chức Bên cạnh đó, người lao động được đảo tạo, có năng lực, có trình độ cao thì sẽ tiếp cận nhanh với sự thay đôi của môi trường, nhanh chóng xác định được mục tiêu và thực hiện công việc với hiệu quả cao hơn Ngày nay sự cạnh tranh của các doanh nghiệp không còn là sự cạnh tranh về vốn, về tải nguyên mà chính là sự cạnh tranh về nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có trình độ cao sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí khấu hao vô hình về công nghệ Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, bù đắp được những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của người lao động Ngoài ra có thể tạo điều kiện cho người lao động học tập thông

16 qua việc hỗ trợ kinh phí, bồ trí thời gian làm việc linh hoạt Đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề sử dụng sau đảo tạo dé nhằm tận dụng được những kiến thức kỹ năng người lao động được đào tạo vào thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

1.3.2.4 Văn hóa doanh nghiệp và bau không khí làm việc

Môi trường và điều kiện làm việc là nơi mà người lao động phải tiếp xúc hàng ngày, nó có ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ lao động và hiệu quả công việc của người lao động Môi trường và điều kiện làm việc tốt sẽ làm cho người lao động yên tâm làm việc, có nhiều điều kiện để phát huy năng lực Ngược lại, môi trường và điều kiện làm việc không tốt sẽ khiến cho người lao động làm việc trong tâm lý căng thăng, bat an, mệt mỏi cả về thé lực lẫn tinh thần, chán nản và bat mãn trong công việc Do đó dé duy trì trạng thái làm việc tốt cho người lao động cần phải cung cấp cho họ một môi trường làm việc với đầy đủ các trang thiết bị máy móc phục vụ cho công việc, nơi làm việc được thiết kế và bé trí một cách khoa học nhăm tạo điều kiện tối đa cho người lao động thực hiện công việc Cung cấp đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động đảm bảo đạt tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe của người lao động, đảm bảo cho người lao động luôn được làm việc trong môi trường an toan, điều kiện sức khỏe tốt, tỉnh thần thoải mái Xây dựng một bầu không khí lao động tập thể thân thiện, hợp tác, chia sẻ những thông qua các hoạt động làm việc nhóm như tô chức các phong trào thi đua, đoàn thê, các phong trào thể thao, văn nghệ, tham quan dã ngoại tại đó người lao động có cơ hội tiếp xúc giao lưu, hiểu hơn về nhau, trao đổi, học hỏi các kiến thức kinh nghiệm từ những người khác, chia sẽ những niềm vui, nỗi buôn, những khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống Khi đó người lao động sẽ cảm thay gan bó với tổ chức với đồng nghiệp hơn, yêu thích công việc hơn, làm việc với tinh thần thoải mái, có mối quan hệ thân thiết giữa nhữn người lao động, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung của tô chức.

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tao động lực lao động 1.4.1 Nhân tô thuộc về cá nhân người lao động

1.4.1.1 Nhu cau và lợi ích của người lao động

Hành vi của con người là hành động có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cau nào đó của bản thân Mỗi cá nhân khi tham gia vào làm việc trong một tô chức

17 đều có mong muốn thỏa mãn những nhu cầu của riêng mình Các nhu cầu đó tạo thành hệ thống các nhu cầu của cá nhân, bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần như thu nhập cao, cơ hội thăng tiến, làm công việc phù hợp với năng lực và sở trường Nếu khi làm việc tại tổ chức các nhu cầu của họ được thỏa mãn họ sẽ tạo ra động lực lao động thúc đây họ làm việc hăng say, nhiệt tình hết lòng với công viéc, gan bó lâu đài với tô chức, nhưng ngược lại nếu nhu cầu không được thỏa mãn họ sẽ không có động lực để phấn đấu làm việc, hiệu quả lao động không cao và có xu hướng ra khỏi tô chức dé tìm nơi làm việc khác mà tại đó nhu cầu của họ được thỏa mãn Chính vì vậy, trước hết người quản lý phải biết được những mong muốn của người lao động về công việc từ đó có các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ thì mới có thé tạo ra động lực lao động.

Mục tiêu cá nhân là cái đích hướng tới của mỗi cá nhân, nó định hướng cho mỗi cá nhân phải làm gì và làm như thế nào dé có thé dat được mục tiêu, đồng thời nó cũng tạo ra động lực thúc day cá nhân cố gang nỗ lực dé theo đuổi mục tiêu.

Ngoài mục tiêu cá nhân, người lao động còn phải có trách nhiệm làm việc dé đạt được mục tiêu chung của tô chức Trong thực tế, nhiều khi mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức mâu thuẫn do đó nếu không có sự dung hòa thì sẽ không đạt được mục tiêu của cả hai bên Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý là phải biết hướng mục tiêu của cá nhân theo kỳ vọng của tổ chức, làm cho người lao động hiểu và thay được khi thực hiện được mục tiêu của tô chức cũng là dé thực hiện được mục tiêu của cá nhân nhằm thúc đây cá nhân nỗ lực vì tổ chức

1.4.1.3 Thai độ, tính cách cá nhân

Giới tính, tuôi tác, tâm lý, tính cách, tôn giáo đều có ảnh hưởng tới hành vi làm việc của người lao động Mỗi người lao động là những cá thé có các đặc điểm cá nhân khác nhau do đó để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của tổ chức đòi hỏi người quản lý phải quan tâm, năm bắt và hiểu rõ các yếu tố nay từ đó xây dựng các chính sách quản lý phù hợp dé nham phát huy được thế mạnh của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra động lực lao động.

1.4.1.4 Khả năng — Năng lực của cá nhân

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng và kinh nghiệm của người lao động trong công việc càng cao thì người lao động cảm thấy tự tin trong công việc và mong muốn được chứng minh năng lực của của mình qua kết quả thực hiện công việc Ở những người này nhu cầu được cấp trên và đồng nghiệp tôn trọng, đánh giá cao, được tự chủ trong công việc chiếm vị trí khá quan trọng trong việc tạo ra động lực lao động Vì vậy, người quản lý cần phải bố trí những công việc phù hợp với khả năng sở trường và kinh nghiệm của người lao động dé tạo điều kiện cho người lao động phát huy lợi thế của mình

1.4.1.5 Thâm niên, kinh nghiệm công tác

Hiện nay, thâm niên công tác được coi là một trong những yếu tố dùng dé xem xét khi tiến hành đề bạt, thăng thưởng chứ không phải là yếu tố quyết định chính Nhưng quan tâm tới thâm niên công tác cũng thé hiện sự quan tâm của nhà lãnh đạo đối với nhân viên, làm cho họ cảm thấy mình có giá trị thực sự cho công ty, góp phần tạo thêm động lực làm việc cho người lao động.

1.4.2 Các nhân tô thuộc môi trường doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong doanh nghiệp chính quy tạo ra chuẩn mực về hành vi trong công việc” tạo ra từ tổng thể mục tiêu, chính sách quản lý, mối quan hệ nhân sự, bầu không khí làm việc, phong cách làm việc, những biểu tượng vật chất và tinh thần như bai hát, trang phục, những nghi thức tạo nên cho doanh nghiệp bản sắc riêng, các giá trị, niềm tin, lối sống và cách thức hành động cũng như thái độ hành vi của người lao động Doanh nghiệp nảo có văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp các thành viên trong doanh nghiệp gắn bó với nhau hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác, đồng nghiệp thân thiện hợp tác cùng nhau làm việc nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức.

1.4.2.2 Nhà quản ly và hệ thong

Ngày đăng: 06/09/2024, 13:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN