Luận văn muốn tìm hiểu, xây dựng nhữngnhận thức tong quan về hiện trang vai trò của cộng đồng trong quan lý di sản ở HộiAn, chỉ ra những tác động của mô hình quan lý này tới khu phố cổ,
VAI TRO CUA CONG DONG TRONG QUAN LÝ VÀ THỰC HANH
guon: Tác giả tổng hop từ Quyết định Phê duyệt phương án Xây dựng mạng lưới
cộng tac viên năm 2011 và 2020
Ngoài ra, nhóm cộng tác viên này chỉ là một nhóm rất nhỏ đại diện cho người dân trong việc quản lý đi sản; chưa thể đại điện hoàn toàn cho vai trò tham gia trong quản lý của toàn bộ người dân Hội An Trong giai đoạn 2011-2020, mang lưới này gồm 33 người là các khối trưởng, tổ trưởng dân phố trong 3 phường ở khu vực I; đến phương án mới cuối năm 2020, đối tượng tham gia trong lực lượng cộng tác viên có nhiều sự thay đôi, thành phần tham gia đa dạng hơn, dù số lượng đã giảm đi gồm 27 người.
Thành phan tham gia da dạng hơn, gồm có: Khối trưởng, Tổ trưởng dân phố thuộc Khu vực I khu phố cô (hiện tai cư trú trong khu vực J), những người đang thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vi trên địa bàn Hội An có liên quan tới công tác quản lý, bảo tồn Khu phố cô và nhóm cuối cùng là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, có tâm huyết tới công tác bảo tôn di sản Cụ thê là:
- Khối trưởng, tô trưởng dân phố gồm 17 người: (chiếm 63% trong tổng số cộng tác viên di sản)
- Những người đang thực hiện nhiệm vụ tại co quan, đơn vi trên dia bàn thành phố gồm 05 người (chiếm 18,5% trong tổng số cộng tác viên di sản)
+ Trung tâm Văn hóa — Thể thao & Truyền thanh — Truyền hình: 01 người
+ Phòng Văn hóa và Thông tin: 01 người
+ Phòng Quản lý Đô thị: 01 người
+ Đội kiểm tra quy tắc: 01 người
+ Phòng Quan ly Đô thi: 01 người
- Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, những người có tâm huyết với công tác bảo tồn di sản: 05 người (chiếm 18,5 % trong tông số cộng tác viên di sản)
Lực lượng cộng tác viên tiếp tục được TTQLBTDSVHHA quản lý về chuyên môn, bộ phận trực tiếp quản lý là Phòng Quản lý Khu phố cổ (thuộc TTQLBTDSVHHA) Nguồn kinh phí hoạt động được lấy từ nguồn chi thường xuyên có tính chất xây dựng cơ bản (hỗ trợ cho trùng tu di tích tư nhân tập thể) được bồ trí hang năm cho TTQLBTDSVHHA Kinh phí thường xuyên được nâng lên 150 nghìn đồng/người/tháng, ngoài ra còn có kinh phí khen thưởng và hội họp Việc chỉnh sửa các đối tượng tham gia cũng như nhiệm vụ của mạng lưới cộng tác viên là thiết thực và hợp lý Sự thay đổi giúp đảm bảo những thành viên trong mạng lưới van đang cư trú tại địa bàn, là những người nắm sát sao tình hình khu phố cô, còn trước đó có những người trong danh sách đã chuyên sang sinh sống bên ngoài khu phó, làm cho việc cập nhật tình hình chậm trễ, không đảm bảo hiệu quả công việc Thành phần tham gia của nhóm cộng tác viên không chỉ gói gọn trong tô trưởng khối trưởng dân phố, mà da dạng thành phan hon, gồm những người đang công tác tại các cơ quan nhà nước hay trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý và những người làm trong lĩnh vực văn hóa đa dạng ngành nghề (nhà văn, họa sĩ, phóng viên, người hưu trí, nhà nghiên cứu) Sự đa dang sẽ giúp các nhóm cộng đồng khác nhau có thé ngồi cùng, ngang hàng trong các buôi hội họp dé cùng nói lên những nhận thức, quan điểm, cùng chia sẻ dưới những thế giới quan khác nhau Giờ đây, những người có những xuất thân, trình độ học van khác nhau, nhưng cùng hưởng lợi ích hoặc có sự quan tâm tới
Hội An có thể cởi mở trao đổi hơn, qua đó sẽ có những đề xuất đa chiều, khách quan hơn trong việc quan lý di sản văn hóa Khu phố cô Hội An và những buổi sinh hoạt cộng tác viên cũng trở nên sinh động, sôi nổi hơn trước nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Những người nam bắt trực tiếp thông tin từ người dân khu phố và những người có
85 trình độ hơn nhưng không có sự năm bắt trực tiếp đã có cơ hội để va chạm gần hơn, hiểu hơn về nhau khi họ cùng là thành viên trong mạng lưới cộng tác viên Khi mở rộng mạng lưới đối tượng tham gia, cộng tác viên không chỉ còn báo cáo sai phạm mà đóng góp thêm nhiều van đề khác, cả về lĩnh vực phi vat thé Tuy nhiên, dù đã trẻ hóa mạng lưới cộng tác viên hơn trước đây nhưng đa phần những người tham gia là người lớn tudi, độ tuổi đa phần từ 50-60, đối tượng trẻ nhất là tầm ngoài 40 tuổi.
Những cộng tác viên này là những người trung niên có thời gian và sức khỏe đề tham gia các hoạt động, nhóm trẻ hơn trong độ tuổi 40 là những người kinh doanh buôn bán trong khu phó, họ có thời gian chủ động đề tham gia hoạt động di sản Khi mạng lưới cộng tác viên không có những đối tượng trẻ từ 20 đến dưới 40 là một hạn chế cần đề cập; nếu đối tượng được mở rộng hơn về độ tuổi sẽ có nhiều ý kiến đóng góp đa chiều hơn vì các bạn trẻ đang là những nguồn lực cho sự phát triển của khu phố, họ sẽ có thêm sáng kiến cũng như có những góc nhìn mới, phong phú với xã hội đương đại Mạng lưới mở rộng về thành phần nhưng đối với thành phần cộng đồng cư dân sở tại có sự thu hẹp về số lượng người tham gia: Trường hợp khối An Định trước có 8 tổ trưởng tham gia, nay chỉ có 1 tổ trưởng, 1 khối trưởng va 1 người trong mặt trận tham gia; điều này gây ra đôi chút khó khăn trong việc truyền tải thông tin cho người dân khi số lượng công tác viên người dân giảm do với trước đây Tuy vậy, với số người hạn chế, các cộng tác viên đã bố trí thêm những người khác trong tổ dân phố, tạo thành “tai mắt” trong việc giúp đỡ các hoạt động di sản trong cộng đồng [phỏng vấn ông T.H.P, khối trưởng khối H.P, 6/2021] Ngoài ra, một hạn chế khác trong đối tượng của mạng lưới cộng tác viên là người dân trong mạng lưới hiện nay chỉ tập trung trong Khu vực I, vì đây là khu vực nhạy cảm cần quan tâm lớn hơn, các khu vực ITA, IIB nếu xảy ra sai phạm sẽ dé dàng xử lý hơn so với khu vực I Tuy nhiên, nếu có thé xây dựng một mạng lưới đa dạng gồm cả những người dân ở khu vực IIA, IIB hay khu vực vùng ven thì sẽ có được một hệ thống mạng lưới đa dạng dé có thé phát triển một cách động đều công tác quản lý văn hóa trong toàn thành phó, vì những ảnh hưởng của khu vực ITA, IIB trước mắt chưa có ảnh hưởng trực tiếp
86 tới khu vực lõi nhưng về lâu dai trong định hướng phát trién bền vững sẽ có những ảnh hưởng tương tác giữa các khu vực này.
2.2.3 Mối quan hệ giữa cộng đồng — quản lý và đặc trưng trong quản lý di sản Hội
An với vai tro cua cộng đồng so với di san văn hóa thê giới khác
Môi quan hệ của đội ngũ cộng tác viên với chính quyên khá mật thiệt từ những cuộc họp chính thức cho tới những trao đôi gọi điện trực tiếp hoặc qua các nên tảng mạng xã hội với TTQLBTDSVHHA về các van đề di tích (như vấn đề nước, vệ sinh ở di tích) Người dân có thể không biết những người ở khu phố là cộng tác viên di tích, chỉ biết là người làm ở tổ dân phó; cộng tác viên chính là cầu nối giữa người dân và những người làm quản lý Giữa các cộng tác viên có mối quan hệ “thân thiết như người nhà” [phỏng van bà Q.T.K.T, khối trưởng khối A.T, 6/2021].
Mối quan hệ giữa cộng đồng cư dân sở tại — cộng đồng nhà quản lý — cộng đồng nhà khoa học khá tốt, có sự phối hợp, hỗ trợ trong nhiều trường hợp; tuy nhiên sự gan kết chưa chặt chẽ và thật sự hiệu qua, thường xuyên Ngoài ra, còn thiếu những chế chính sách tạo sự gắn kết và nâng cao tính hiệu quả phối hợp quản lý giữa cộng đồng và chính quyền địa phương Những thế hệ lãnh đạo Hội An đã dùng sự sâu sát của họ với người dân “gần dân”: trường hợp phòng quản lý khu phố cổ hàng ngày xuống di tích kiểm tra đã nêu ở phan trên và những trường hợp 11h30 đêm thấy sai phạm, người dân và những người làm ở chính quyền cùng phối hợp để xuống giám sát [phỏng vấn ông N.S, nguyên lãnh đạo thành phố Hội An, 6/2021]. Đặc trưng của Hội An so với các nơi khác là đi sản sống và sự gắn kết của người dân thành phó khá chặt chẽ Vì vậy, đặc trưng quản lý di sản ở Hội An là vai trò cộng đồng chiếm vị trí vô cùng quan trọng Ngoài ra tính chất thành phố nhỏ và sự thân gần của cư dân dẫn tới lối quản lý “khuyên nhủ, hơn là phạt” và xuất hiện những quy định có phần “không thực tế, trên giời” tại thời điểm được ban hành (đặc biệt trong giai đoạn Hội An mới được công nhận DSVHTG), có phần áp đặt một chiều xuống người dân; tuy nhiên về bản chất mối quan hệ này thực sự có sự lắng nghe giữa hai phía để có thể đem lại những điều phù hợp dành cho Hội An Năm 1998, chính quyền Hội An, đặc biệt là ông Nguyễn Sự (nguyên lãnh đạo thành phố
Hội An) đã đưa ra quy định cam xe theo từng đoạn đường và thời gian tăng lên từ 1 tuần 1 ngày lên tới 1 tuần 2 ngày; cho tới việc cắm xe cả tuần như hiện nay Khi hoạt động “Đêm phó cổ” ra đời với quy định cấm xe va 18 nội dung kèm theo người dân ban đầu thấy lạ lam, có thời điểm chỉ 17% người dân đồng thuận va chỉ đồng thuận với 7 nội dung Nhưng sau một thời gian triển khai, người dân dần đồng thuận 100% và chấp hành khi thay được hiệu quả trong việc giảm tác động lên khu phó, cũng như phát huy giá trị văn hóa phố cô [phỏng van ông N.S, nguyên lãnh đạo thành phó Hội
An, 6/2021] Đặc trưng quản lý ở Hội An là mối quan hệ giữa người dân và người quản lý tương đối tốt vì Hội An là một thành phố nhỏ, mọi người có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không lỏng lẻo như những thành phố khác Không chỉ vậy, lợi ích của người dân và di sản luôn song hành với nhau, chứ không phải là những quy định xa xôi không ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống hàng ngày của người dân Chính những đặc điểm trên, đã đem lại nhiều lợi thế trong việc quản lý di sản tại Hội An, dù vẫn xuất hiện những trường hợp người dân không chấp hành trước sự thay đổi về quan niệm xã hội theo thời gian cũng như thành phan dân cư khu phố cô.
Hội An là di sản sống nên vai trò của cộng đồng trong quản lý di sản ở Hội An đậm nét hơn, sống động hơn so với những DSVHTG khác như Thánh địa Mỹ Sơn, có đô Huế - không có sự sinh sống của người dân tại khu vực di sản Vì vậy, quan lý tại Hội An cần có sự đồng thuận của cộng đồng, bảo tồn, quản lý di sản gắn với “phát triển sinh kế của người dân”: “lấy di sản làm nên tang, điều kiện dé phát triển kinh tế”, và từ đó có thé dùng tiềm lực kinh tế dé gìn giữ, phát huy giá trị di sản Điều hành xã hội hay quản lý đi sản ở Hội An nhiều khi không điều chỉnh bằng pháp luật mà được điều chỉnh bằng hành vi văn hóa.
So sánh với di sản Thánh địa Mỹ Sơn (Ảnh 41, 42), tại Mỹ Son sự tham gia của cộng đồng gần như không có nên dé dàng hơn trong việc quản lý, không có sự tác động hàng ngày của cư dân lên di sản Mỹ Sơn khác với Khu phố cổ Hội An ở điểm người dân sống bên ngoài di tích, sự tác động họ đối với di tích không thường xuyên và thường trực như người Hội An Người dân sống xung quanh cũng được hỗ trợ, đào
88 tạo làm homestay xung quanh khu di tích Mỹ Sơn cũng thực hiện các công tác giáo dục di sản, cảnh quan rừng thông qua nhiều đối tượng, hình thức từ học sinh tới người dân nói chung với các hình thức đa dạng như đài truyền thanh huyện, mạng xã hội Facebook, website Tại Mỹ Sơn, cộng đồng không nắm vai trò quan trọng như Hội An nhưng cộng đồng vẫn là “chủ thê trong công tác bảo tồn và phát huy di sản Mỹ Sơn và mục đích của bảo tồn và phát huy là vì cộng đồng” Các hoạt động của cộng đồng tham gia ở Mỹ Sơn có phần hạn chế hơn Hội An; cộng đồng ở Mỹ Sơn tham gia quản lý di tích, các hoạt động bảo vệ, bảo quản, trùng tu, bảo vệ khách quan và cung cấp các sản phẩm dịch vụ (Anh 43, 44) dưới sự tổ chức va quản lý của BQL Di sản Mỹ Sơn và các cơ quan tổ chức khác [phỏng vấn ông N.V.T, cán bộ ban Quản lý
Di sản văn hóa Mỹ Son, 2021] (bảng 2.12).
Bảng 2.12 Bang so sánh các đặc điềm giông và khác nhau của vai trò cộng đồng giữa Hội An và Mỹ SơnŠ
Hội An Mỹ Sơn Đặc điểm về di sản | Đô thị và cư dân đô thị Cụm di tích độc lập, khu thờ tự không gắn với cư dân sinh sống
Chủ sở hữu di sản Tư nhân, tập thể, nhà nước Nhà nước
CONG DONG TRONG QUAN LY DI SAN ĐÔ THỊ CO HOI AN
Mở rộng các doi tượng tham vấn và tổ chức xây dựng các nhóm, hội, câu
lạc bộ tự nguyện về bao tôn và phát huy di sản
Ngoài ra, trong việc tham vấn người dân có thê mở rộng đối tượng, không chỉ tham vấn các cụ cao niên hay cộng tác viên di sản, mà nên tạo điều kiện đề nhiều đối tượng khác biết về các cuộc khảo sát, tham vấn di sản Hiện nay, trong trường hợp khảo sát đền Ông Voi nhằm xin ý kiến trong việc trùng tu di tích, dù QLBTDSVHHA đã tiếp cận nhiều đối tượng và nhận được phản hồi nhiệt tình, tích cực nhưng vẫn có người dân cảm thấy không được hỏi ý kiến trước sự kiện trùng tu di tích này Một số người dân cảm thấy mình ở trong cộng đồng nhưng không được hỏi ý kiến trong các van đề quản lý di sản: “Trên danh nghĩa là cộng đồng mà không có cộng đồng gi hết”
[phỏng vấn ông P.N.T, chủ nhà cổ D.A, 2021] Trong việc điều tra, khảo sát, tham vấn khó có thể thực hiện trong quy mô lớn với nhân lực hạn chế, tuy nhiên TTQLBTDSVHHA có thể thông báo cho người dân biết về các cuộc khảo sát thông qua loa phường, tô dân phó/ đội ngũ cộng tác viên di sản, trang web trung tâm, mang xã hội, v.v dé những người dân khác bên cạnh đối tượng đã được khảo sát có thể gửi thêm ý kiến đóng góp trực tuyến hoặc trực tiếp Đặc thù thành phó Hội An ít dân, nên
105 hình thức này có khả năng áp dụng vào thực tế Như vậy, người dân sẽ có thể chủ động tiếp cận với thông tin hon và không cảm thấy “minh là người ngoài cuộc”; ngoài ra, nếu có thêm những ý kiến đóng góp chủ động của người dân thì cán bộ quản lý sẽ có được một phông nên đa dạng, đa chiều hơnThời điểm hiện tại, Hội An đã tạo điều kiện dé người dân, chủ di tích tham gia góp ý vào các chủ trương, chính sách thông qua các budi họp tổ dân phố, gặp mặt chủ di tích hàng năm, gặp mặt cộng tác viên bảo tồn hàng quý, tô chức lấy ý kiến bằng phiếu, điều tra xã hội học Cộng đồng phản ánh ý kiến của mình cho những người đại điện ở các cơ quan công quyên thông qua ý kiến cử tri hay đội ngũ cộng tác viên di sản Tuy nhiên những động thái này có phần hạn chế, Hội An cần xây dựng các hội nhóm, câu lạc bộ tự nguyện về quản lý di sản nhăm giúp nâng cao ý thức và vai trò của người dân.
Trong nhóm cộng tác viên di sản hiện tại do TTQLBTDSVHHA quản lý, bên cạnh những đối tượng đã được chỉ định, đề xuất nên đề ra ít nhất khoảng 20% cộng tác viên là những người dân tự ứng tuyển vào vai trò này Như vậy có thê thu hút nhiều đối tượng đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch và qua đó có thêm nhiều góc nhìn đa dạng trong việc bảo tồn, quản lý khu phố cổ Người dân có thé đăng ký với TTQLBTDSVHHA làm đơn trình bay nguyện vọng muốn tham gia và có thé đóng góp cho công cuộc bảo tồn di sản chung Những người đăng ký tham gia cộng tác viên có thé thuyết trình trước nhóm CTV cũ và cán bộ TTQLBTDSVHHA cũng như qua các bài viết trực tuyến mà trung tâm tổ chức, đăng tải Nếu có thê thí điểm thực hiện như vậy, đội ngũ cộng tác viên không chỉ đa dạng hơn mà qua sự kiện này nhiều người dân trong khu phó cô có thé tiếp cận và hiểu rõ hơn về vai trò của nhóm cộng tác viên di sản, hiện nay người dân chưa thực sự năm rõ về đội ngũ nay.
Bên cạnh nhóm cộng tác viên chính thức được hỗ trợ, Hội An có thể khuyến khích những người trong nhóm cộng tác viên hoặc bất cứ người dân nảo có sự quan tâm hoặc sinh sống tại Hội An (người Việt hoặc người nước ngoài) lập nên những hội nhóm độc lập thực hiện các hành động khác nhau trong việc bảo ton, phat huy gia trị di sản Các hội nhóm này có thé gôm người dân ban địa, người nước ngoài sinh
106 sống tại Hội An, người Hội An nay sống ở nơi khác, v.v hoặc những nhóm hoạt động về môi trường, văn hóa, giáo dục, v.v liên quan tới lĩnh vực di sản Nếu được thành lập, các hội nhóm này nên hình thành một mạng lưới và có những buổi giao lưu lẫn nhau giữa các nhóm có những đối tượng và mục đích khác nhau, cũng như có sự trao đôi cùng các nhà quản lý, các nhà khoa học Một khi có sự mở rộng của nhóm cộng tác viên di sản hay các nhóm quan tâm tới di sản hoạt động độc lập, Hội An sẽ có một mạng lưới người đông đảo về lứa tuổi, ngành nghé, quan điểm có tiếng nói và có thé đóng góp cho những người làm hoạch định chính sách hay trực tiếp thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước.
3.2.4 Ứng dung công nghệ trong quản lý, phát huy giá trị di sản
Trong bối cảnh xã hội toàn cầu hóa hiện nay cũng như thời gian dịch bệnh vừa qua, các công cụ công nghệ thông tin đã cho thấy tầm quan trọng trong việc kết nối, trao đôi Hội An cần chú trọng hơn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý nói chung và quan lý di sản nói riêng.
Trên thực tế, hiện nay Hội An cũng đang xây dựng đô thị thông minh trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào quá trình quản lý - bảo tồn phát huy di sản cũng như trong quản lý du lịch nhằm nâng cao đời sống người dân, cải thiện chất lượng phục vu của chính quyên, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, v.v.[33] Ông Phạm Phú Ngọc - Giám đốc TTQLBTDSVHHA cho rằng: “Với đô thị thông minh, hàng loạt cảm biến sẽ được xây dựng dọc các ngôi nhà cô dé theo dõi độ âm, mối mọt, mức độ nguy hiểm, xuống cấp công trình Ngoài ra, thông qua hệ thống camera an ninh, chúng ta có thé giám sát các hoạt động xã hội, du lịch, kế cả các thủ tục hành chính Tuy nhiên, đây là một dự án phức tạp cần trình độ kỹ thuật và nguồn kinh phí lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban, nganh, đơn vị ”[34] Day là một dự án lâu dai, cần có sự đầu tư phối hợp của nhiều bên thi du án mới có thé đạt được hiệu quả thực sự trên thực té Trong quá trình thực hiện dự án, bên cạnh sự hop tác với tô chức JICA (Nhật Bản), Hội An
107 cần phối hợp chặt chẽ với cộng đồng từ khâu tham vấn lên kế hoạch dự án cho tới việc tiên hành triên khai.
Ngoài ra, Hội An cần củng cố hình thức truyền thông trực tuyến về di sản thông qua website hay mạng xã hội như sự kiện trưng bày hiện vật - xây dựng bảo tàng trực tuyến (Ảnh 40) Trong thời gian dịch bệnh và hiện nay, Bảo tàng Hội An thuộc TTQLBTDSVHHA đã và tiếp tục đầu tư hơn vào website bảo tàng và có hoạt động trưng bay trực tuyến “Cô vật từ lòng biển Cù Lao Cham”? Hoạt động trưng bày được đầu tư chỉ tiết, công phu, với nội dung súc tích và hình ảnh được đầu tư chuyên nghiệp nhằm đem lại cảm giác thật, sinh động cho người xem trưng bày.
Những hoạt động như trên giúp Hội An có thé quảng bá hình ảnh di sản cho các đối tượng trong nước cũng như quốc tế, đặc biệt trong thời gian dịch bệnh đi lại còn khó khăn Hoạt động bảo tàng trực tuyến không chỉ là một giải pháp tình thế trong thời gian dịch bệnh mà còn là một phương án lâu dài trong xu thế thời đại số Bên cạnh các thành tựu đã đạt được, trang web bảo tàng Hội An cần nâng cấp về hạ tầng công nghệ website cũng như tính bảo mật vì hiện nay một số phần mềm diệt virus máy tính đã chặn quyền truy cập vào một số đầu mục trong trang web Bảo tàng cần tiếp tục đầu tư thêm nhiều hoạt động trưng bày trực tuyến khác nhau về các nội dung liên quan tới di sản Hội An Bên cạnh đó, về lâu dài Bảo tàng Hội An có thê cân nhắc tới việc xây dựng bảo tàng 3D trực tuyến như trường hợp của Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội hay Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam Tuy nhiên về trước mắt Hội An gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện điều này vì đây là bảo tàng cấp huyện còn hạn chế về cơ chế và kinh phí Hội An cần kết hợp chặt chẽ và nhiều mặt hơn giữa nhà nước và các thành phan xã hội khác dé thực hiện dự án nêu trên thì các giá trị di sản Hội An được lan tỏa xa hơn và hệ thống hơn Bên cạnh những dựa án số hóa do chính quyền tô chức và thực hiện, những kênh thông tin
? Trưng bày trực tuyến “Cổ vật từ lòng biển Cù Lao Chàm”: https://hoianmuseum.com/en/gomchudau
108 của các nhóm cộng đông hay của cá nhân cân được phát huy càng nhiêu càng tôt trong công tác quản lý và thực hành di sản ở Hội An.
Hội An đã thực hành tương đối tốt và ngày càng có sự khắc phục cải thiện trong các van dé quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản đô thị cổ Hội An; tuy nhiên vẫn có một số điểm Hội An cần khắc phục dé sự quản lý có thể ngày càng hiệu quả.
Thành phó cần theo sát những định hướng phát triển đô thị gắn với phát triển bền vững và hướng tới lợi ích của cộng đồng chủ thê di sản, kết nối vai trò quản lý di sản giữa nhà nước và cộng đông.
Thành phố cần có sự cải thiện về cơ chế, chính sách liên quan tới quản lý di sản Ví dụ như xây dựng, phân bổ lại cơ cấu kinh tế phù hợp giữa các nhóm ngành nông - lâm nghiệp, công nghiệp - thủ công nghiệp và dịch vụ dé thành phố có một cơ cau kinh tế cân bằng hơn giúp Hội An có thé trụ vững trước những thảm họa bat chợt như thiên nhiên, dịch bệnh Ngoài ra, Hội An cũng như trong Luật DI sản cần đưa ra các quy chế, quy định cụ thé cụ thé nhăm ứng phó trước rủi ro thiên tai, bệnh dịch dé Hội An cũng như những di sản khác có sự ứng phó chủ động trước những tình thế bất khả kháng Hơn nữa, cần có những chính sách về mặt pháp lý nhằm nâng cao vị thế của các nhóm cộng đồng trong quản lý đi sản, khi đó cộng đồng và các nhà quản lý có sự kết nối, hợp tác, chia sẻ quyền lực dé việc quan lý di sản Hội An có được những phương hướng đa chiều, toàn điện hơn nhăm bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị di sản hiệu quả về phát triển văn hóa du lịch, Hội An có thể linh động sáng tạo hơn trong các hình thức mà vẫn tuân thủ tiêu chí phát triển bền vững Hội An có thé phát huy các loại hình văn hóa nghệ thuật khác nhau giữa sự tham gia của nhà nước va tư nhân, các hoạt động quy mô cũng như nhỏ lẻ.
Ngoài ra, trong các hoạt động tham vân cũng như cộng tác viên di sản cân mở rộng đôi tượng, quy mô dé có thê thu được két qua đa chiêu Trong các cuộc tham vấn, khảo sát bên cạnh hình thức trực tiếp với một số đối tượng cụ thể, nên để phương
109 án mở đề những người quan tâm di sản biết được thông tin và chủ động phản hồi qua các hình thức khác nhau Đội ngũ cộng tác viên di sản chính thức cần mở rộng thành phần cho người dân quan tâm tới di sản có thể chủ động đăng ký tham gia Bên cạnh đó, cần có những hội nhóm câu lạc bộ tự nguyện về bảo tồn phát huy di sản được liên kết thành mạng lưới Những động thái này sẽ giúp những người làm quản lý có được một mạng lưới những người quan tâm di sản đa dạng về thành phan (lứa tuổi, ngành nghề, quốc tịch v.v), quan điểm nhằm gia đưa ra những ký kiến đa chiều, đại diện nhiều tầng lớp người dân khác nhau.