Hiểu rõ các vấn đề cần phải chuẩn bị sẽ giúp cho NB và gia đình hợp tác tốt với cán bộ y tế, giúp cho cuộc phẫu thuật thành công và an toàn [2] 1.2.1 Chăm sóc người bệnh thường quy - Ch
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Với nghiên cứu định lượng:
- Đối tượng nghiên cứu : người bệnh được phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng
- Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu
- NB được phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng
- Có hồ sơ bệnh án đầy đủ
- NB đồng ý tham gia nghiên cứu
- NB không đảm bảo sức khỏe tâm thần để tham gia nghiên cứu
- Người bệnh được chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt tử cung qua đường bụng
2.1.2 Với nghiên cứu định tính
Là điều dưỡng của khoa với thời gian công tác đúng chuyên ngành 5 năm trở lên đang trực tiếp chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật, hợp tác tham gia nghiên cứu với phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2023 Địa điểm : Khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai.
Thiết kế nghiên cứu
Đề tài được thiết kế theo phương pháp mô tả tiến cứu, kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và 1 phần nghiên cứu định tính
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Công thức tính cỡ mẫu: n = 𝒁
𝟐 : Hệ số tin cậy, được tính bằng 1,96 p: bằng 0,8 [8] d: Khoảng sai lệch cho phép d = 5% (0,05)
Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu là 110 NB đưa vào nghiên cứu Thực tế thu thập được 119 người bệnh,
Chọn người bệnh ngay sau phẫu thuật cắt tử cung theo tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ (mục 2.1.1) theo phương pháp chọn thuận tiện đến đủ cỡ mẫu
* Chọn mẫu nghiên cứu định tính
Chọn 1 nhóm gồm 06 điều dưỡng viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên - những người trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung tại khoa.
Phương pháp thu thập số liệu
+ Thu thập thông tin qua nhận định và phân loại tình trạng người bệnh vào thời điểm ngay khi nhận người bệnh sau phẫu thuật về khoa tại thời điểm 6 giờ, sau 24 giờ, ngày thứ 3 sau phẫu thuật và thời điểm ra viện
+ Tại thời điểm nhận bệnh nhân về khoa – 6 giờ đầu sau phẫu thuật tiến hành nhận định ban đầu kết hợp lấy thông tin từ hồ sơ bệnh án
+ Tại thời điểm 24 giờ, 3 ngày sau mổ và ra viện, tiến hành thu thập thông tin qua phỏng vấn theo bộ câu hỏi thiết kế sẵn
- Nghiên cứu định tính: Thu thập số liệu bằng thảo luận nhóm trọng tâm với một số nội dung về những rào cản mà người điều dưỡng gặp phải khi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung và một số biện pháp để khắc phục những rào cản ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc người bệnh
Thư viện ĐH Thăng Long
* Xây dựng bệnh án nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được theo dõi bằng một bệnh án thống nhất, bệnh án nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa Phụ Sản bệnh viện Bạch Mai (mẫu bệnh án của bệnh viện hiện đang được sử dụng hàng ngày trong ghi chép công tác chăm sóc điều trị người bệnh tại các khoa lâm sàng) và hai mục tiêu của nghiên cứu này
- Hoàn thiện bộ công cụ thu thập số liệu theo góp ý chỉnh sửa của hội đồng phê duyệt
- Tập huấn cho nghiên cứu viên (các điều dưỡng tham gia nghiên cứu làm việc tại phòng bệnh chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung) về bộ công cụ, thời điểm lấy mẫu và cách đánh giá người bệnh
- Liên hệ với tổ lưu trữ và phòng Kế Hoạch Tổng Hợp của bệnh viện Bạch Mai để lập danh sách người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng nằm tại khoa Phụ Sản của bệnh viện theo đúng chuẩn chọn và loại trừ Thực hiện chăm sóc, theo dõi chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt tử cung qua đường bụng điền vào bảng mẫu phiếu theo dõi chăm sóc
* Các bước thu thập bao gồm:
Bước 1 Tiếp xúc người bệnh Người phỏng vấn hỏi chậm, nói rõ ràng nội dung câu hỏi để NB hiểu một cách chính xác nhất Nghiên cứu định lượng: sử dụng bộ câu hỏi tự điền (phụ lục 3) Nghiên cứu định tính: thảo luận nhóm trọng tâm đưa ra nội dung là các rào cản và cách khắc phục hoặc hạn chế các rào cản đối với điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật
Bước 2 Giải thích về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của nghiên cứu với người bệnh, người nhà người bệnh và điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh, đồng thời lấy phiếu chấp thuận nghiên cứu của đối tượng
Bước 3 Người phỏng vấn sẽ đọc bộ câu hỏi và hỗ trợ người bệnh, người nhà hoặc điều dưỡng viên trả lời bộ câu hỏi Thời gian giải thích và hướng dẫn người bệnh tham gia nghiên cứu và thời gian hỏi bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn
* Công cụ thu thập thông tin
Bộ công cụ thu thập thông tin là bệnh án nghiên cứu được tham khảo từ ý kiến chuyên gia, dựa trên Thông tư 31/2021/TT-BYT quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện, hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện của Bộ Y tế Bệnh án nghiên cứu được xây dựng trên 12 nhiệm vụ chuyên môn chăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT được tiến hành nghiên cứu thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức Bệnh án nghiên cứu được xây dựng gồm
- Phần 1 Những thông tin hành chính chung của người bệnh được thu thập dựa trên hồ sơ bệnh án điều trị nội trú tại bệnh viện, có kèm phỏng vấn đối chiếu lại tính xác thực của thông tin thu thập được bao gồm: Họ tên đầy đủ, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn dân tộc …
- Phần 2 Những thông tin liên quan đến bệnh lý: tiền sử sinh, số lần phẫu thuật… được ghi chép trong hồ sơ bệnh án và hỏi bệnh trên lâm sàng của nghiên cứu viên
- Phần 3 Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng bằng cách thăm khám, theo dõi người bệnh trong quá trình chăm sóc kết hợp thu thập thông tin theo hồ sơ bệnh án, có tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trong khoa và điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh hàng ngày
- Phần 4 Hoạt động chăm sóc và điều trị của NB được khai thác thông qua việc theo dõi trực tiếp diễn biến lâm sàng, khai thác trên hồ sơ bệnh án và trao đổi với bác sĩ điều trị để đánh giá kết quả chăm sóc và một số yếu tố liên quan đến hoạt động chăm sóc.
Các biến số nghiên cứu
2.6.1 Nhóm biến số cho mục tiêu 1
- Một số thông tin chung của người bệnh:
Tuổi, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, nơi sinh sống, bảo hiểm, tiền sử sản khoa, bệnh lý kèm theo, phương pháp phẫu thuật, lý do phẫu thuật
Số ngày nằm viện sau phẫu thuật trung bình tính từ ngày phẫu thuật đến ngày ra viện, chia 2 nhóm là < 7 ngày và > 7 ngày
Sự hài lòng của người bệnh
- Đặc điểm lâm sàng : theo dõi tại 4 thời điểm: 6giờ đầu sau phẫu thuật, 24 giờ sau phẫu thuật, 3 ngày và khi NB ra viện với các nội dung sau:
Tinh thần Dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp) Tình trạng đau, đánh giá theo thang điểm VAS
Thư viện ĐH Thăng Long
+ Tình trạng chân dẫn lưu (nếu có)
+ Tình trạng sonde tiểu, tiểu tiện của người bệnh
+ Tình trạng trung tiện, đại tiện
+ Tai biến và biến chứng
- Hoạt động chăm sóc cho người bệnh: Hoạt động chăm sóc điều dưỡng sau phẫu thuật được xây dựng dựa trên “Thông tư 31 của Bộ Y tế” về quy định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện [26]
+ Chăm sóc về dấu hiêu sinh tồn cho NB (mạch, nhiệt độ, huyết áp)
+ Chăm sóc vấn đề đau của NB sau phẫu thuật
+ Chăm sóc vê dinh dưỡng
Đúng thời gian bắt đầu tập ăn sau mổ
Đúng thời gian bắt đầu ăn cơm sau mổ
Ăn đủ bữa trong ngày
Chế độ ăn đủ calo/dinh dưỡng
Uống đủ nước theo nhu cầu hàng ngày
+ Chăm sóc về giấc ngủ và nghỉ ngơi:
Thiết lập môi trường bệnh phòng yên tĩnh, ánh sáng phù hợp với khung giờ ngủ nghỉ của NB
Hướng dẫn NB tăng cường thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng giấc ngủ
Theo dõi, thông báo kịp thời cho bác sỹ khi NB gặp các vấn đề về rối loạn giấc ngủ
+ Chăm sóc vệ sinh cá nhân: Thay đồ vải cho NB theo phân cấp chăm sóc + Chăm sóc về tinh thần
Thiết lập môi trường thân thiện, gần gũi chia sẻ động viên để NB yên tâm điều trị
Theo dõi, phát hiện các nguy cơ không an toàn cho NB
+ Thực hiện các quy trình chuyên môn của điều dưỡng theo y lệnh của bác sỹ
+ Chăm sóc về vận động
Vận động sớm ngay trên giường bệnh
Đi lại sớm sau phẫu thuât 24h
+ Giáo dục sức khỏe (GDSK) cho NB sau phẫu thuật
Thông báo, giải thích nội quy khoa phòng bệnh viện
Thông báo giải thích các quy trình kỹ thuật sẽ làm
Tư vấn, GDSK về các tai biến, biến chứng sau phẫu thuật
Tư vấn, GDSK người bệnh cách tự chăm sóc và theo dõi bất thường sau phẫu thuật., tái khám sau khi ra viện
Giải đáp các thắc mắc cho người bệnh và gia đình
2.6.2 Nhóm biến số cho mục tiêu 2
Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật CTC + Tuổi
+ Mức độ đau sau phẫu thuật
+ Tư vấn GDSK của điều dưỡng
+ Sự hài lòng của người bệnh
+ Sự tuân thủ của người bệnh
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc người bệnh của người điều dưỡng
2.6.3 Những rào cản ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc NB của ĐD
- Lưu lượng người bệnh cần chăm sóc
- Số ngày trực trong tuần
- Quy định của bảo hiểm
Thư viện ĐH Thăng Long
- Tình trạng bệnh lý kèm theo
- Công tác hành chính, giấy tờ
Một số tiêu chuẩn và thang đánh giá sử dụng trong nghiên cứu
- Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS của WONG – BAKER Thang điểm có 2 mặt dài 20cm, mặt không đánh dấu quay về phía bệnh nhân biểu thị mức độ đau để bệnh nhân dễ đối chiếu (1 đầu quy định không đau, đầu còn lại là rất đau) Mặt đối diện hướng về nhân viên y tế chia thành 10 vạch (0-10) Bệnh nhân được yêu cầu và định vị vị trí đau của mình tương ứng với các biểu tượng Khoảng cách từ điểm 0 đến vị trí xác định của người bệnh chính là điểm VAS
Hình 2.1 Thang đánh giá mức độ đau ở người lớn VAS, Gould D [38]
+ Bắt đầu điểm 0 biểu hiện cảm xúc "không đau"
+ Mức điểm từ 1 - 3 biểu hiện cho cảm xúc "đau nhẹ"
+ Mức điểm từ 4 - 6 biểu hiện cho cảm xúc "đau vừa"
+ Mức điểm từ 7 - 10 biểu hiện cảm xúc "đau không chịu đựng được"
Phân loại chỉ số BMI của người Châu Á [24] BMI của người bệnh được đánh giá qua cân nặng và chiều cao của NB với đơn vị tính là kg / m 2 , sau đó phân thành 2 nhóm theo tiêu chuẩn của Văn phòng tổ chức Y tế thế giời khu vực Tây Thái Bình Dương dành riêng cho người Châu Á
Ta có công thức tính BMI = Cân nặng / (Chiều cao) 2 (kg / m 2 )
+ 18,5 < BMI < 22,9 kg / m 2 : bình thường + BMI > 23 kg / m 2 : thừa cân, béo phì\
- Dấu hiệu sinh tồn ở người lớn
Bảng 2.1 Các chỉ số dấu hiệu sinh tồn [16]
Dấu hiệu sinh tồn Bình thường Tăng Giảm
HA tâm thu (mmHg) 90