Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế được các hoạt động dạy học trong chủ đề Động lực học- Vật lí 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN VĂN MẠNH
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ "ĐỘNG LỰC HỌC" – CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
HÀ NỘI – 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN VĂN MẠNH
TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ "ĐỘNG LỰC HỌC" – CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM VẬT LÍ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN VẬT LÍ Mãsố: 8140211.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Diệu Nga
HÀ NỘI – 2022
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em chân thành cảm ơn quý thầy/cô trong trường ĐH Quốc Gia-Trường ĐH Giáo Dục đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để trang bị cho con đường nghề nghiệp mà bản thân đang theo đuổi
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Ngô Diệu Nga đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em chân thành cảm ơn ban lãnh đạo trường THPT Giao Thủy – Tỉnh Nam Định đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý
Nam Định, tháng 12 năm 2022
Tác giả
Trần Văn Mạnh
Trang 4ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
( xếp theo A B C trang riêng) Tên viết tắt Tên đầy đủ
Trang 5MỤC LỤC
Content
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2
5 Vấn đề nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 3
7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 3
8 Phương pháp nghiên cứu 3
9 Ý nghĩa đề tài mang lại 4
10 Cấu trúc luận văn 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu……… 5
1.2 Một số khái niệm 6
1.2.1 Năng lực 6
1.2.2 Năng lực vật lí 8
1.3 Dạy học vật lí theo định hướng bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh 9
1.3.1 Dạy học theo định hướng bồi dưỡng năng lực 9
1.3.2 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí ở học sinh 10
1.3.2.1 Dạy học tìm tòi khám phá 11
1.3.2.2 Kỹ thuật KWL 14
1.3.2.3 Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm (dạy học theo nhóm) 15
1.3.2.4 Tổ chức dạy học theo trạm 20
1.3.2.5 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 21
1.4 Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vật lí của học sinh 22
1.5.Thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh ở một số trường THPT thuộc huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định 28
1.5.1.Mục đích điều tra 28
1.5.2 Phương pháp điều tra 28
1.5.3 Kết quả điều tra 28
1.5.4 Đề xuất biện pháp khắc phục 32
Trang 6CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCCHỦ ĐỀ “ ĐỘNG LỰC HỌC” - CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 NHẰM BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 34
2.1 Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “Động lực học”– Chương trình giáo dục phổ thông 2018 34
2.1.1 Nội dung kiến thức khoa học về Động lực học 34
2.1.2 Cấu trúc nội dung kiến thức chủ đề “Động lực học” - Chương trình giáo dục phổ thông 2018 38
2.1.2.1 Sơ đồ cấu trúc nội dung 38
2.1.2.2 Diễn giải sơ đồ 38
2.2 Mục tiêu dạy học chủ đề “Động lực học”– Chương trình giáo dục phổ thông 2018 39
2.2.1 Mục tiêu về kiến thức và các cấp độ nhận thức 39
2.2.2 Mục tiêu kĩ năng 40
2.2.3 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực vật lí 42
2.3 Thiết kế các phương án dạy học một số nội dung trong chủ đề “ “Động lực học” 59
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81
3.1 Mục đích 81
3.2 Nhiệm vụ 81
3.3 Đối tượng thực nghiệm sư phạm 81
3.4 Phương pháp tiến hành thựcnghiệm sư phạm 81
3.5 Kế hoạch thực nghiệm sư phạm 82
3.6 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm 82
3.7 Xây dựng phương thức và tiêu chí đánh giá 83
3.7.1 Hình thức đánh giá thực nghiệm sư phạm: 83
3.7.2 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 83
3.8 Kết quả thực nghiệm sư phạm 84
3.8.1.Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 84
3.8.2 Kết quả thực nghiệm sư phạm qua từng bài học 88
3.8.3 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm 93
Kết luận chương 3 95
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96
Trang 7MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài
Để phát huy tính chủ động, sáng tạo đặc biệt là tính tích cực của học sinh, trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi toàn bộ xã hội tham gia vào công cuộc đổi mới đặc biệt là tầng lớp tri thức cũng như người dạy và người học, người dạy phải đưa ra những quan điểm của mình về kinh nghiệm của chương trình cũ để phát huy nội dung trong chương trình mới, người học phải nêu được những hạn chế mà mình đang vướng phải để xã hội có những điều chỉnh mới để không chỉ nâng cao học sinh về mặt kiến thức mà còn nâng cao về mặt phẩm chất và năng lực của người học sinh Phẩm chất mà chúng ta cần hình thành cho người học và phát triển cho người học như : tinh thần yêu nước; tấm lòng nhân ái; đức tính chăm chỉ; tính nết trung thực; và có trách nhiệm với bản thân, với mọi người Hiện nay, những năng lực và phẩm chất cần quan tâm và phát triển ở người học được qui định rất rõ trong văn bản của đảng và nhà nước, người dạy phải có trách nhiệm truyền tải những năng lực đó vào mỗi người học, bảo tồn nó nuôi dưỡng nó và bồi dưỡng để những năng lực ấy ngày một hoàn thiện giúp cho người học dần hoàn thiện mình hơn về mọi mặt Tóm lại, lí do thứ nhất để chúng tôi lựa chọn đề tài là căn cứ vào các văn bản của nhà nước và của ngành về đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục hiện nay
Hiện nay, giữa yêu cầu về mục tiêu nội dung kiến thức cần truyền đạt và quỹ thời gian cần dành cho việc dạy học trong nhà trường đang có sự mâu thuẫn nhau Để giải quyết vấn đề này cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.Trong những năm gần đây, cả nước đã thực hiện các chương trình đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các kì thi được diễn ra thì không chỉ người học mà cả người dạy đang lựa chọn các phương thức dạy học truyền thống, chưa quan tâm nhiều đến sự phát triển năng lực của học sinh Thực trạng trong các nhà trường, một số GV còn nặng về phương pháp thuyết trình truyền thụ kiến thức một chiều, ít khi sử dụng các PPDH tích cực dẫn đến trò tiếp thu thụ động kiến thức, mang tính máy móc Như vậy lí do tiếp theo chúng tôi lựa chọn chủ đề là muốn nghiên cứu các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để năng lực của học sinh có cơ hội phát triển nhiều hơn
Chương Động lực học- Vật lí 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nội dung kiến thức gắn liền với các hiện tượng vật lí trong cuộc sống Khi học chương
Trang 8kiến thức vào thực tiễn Tuy nhiên, cách giáo viên tổ chức các hoạt động học để học sinh tự chủ chiếm lĩnh tri thức và phát triển được năng lực vật lí là vấn đề không đơn giản, cần có sự nghiên cứu khoa học nghiêm túc Đây là cơ hội để bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh
Căn cứ vào các lí do trên, trúng tôi nghiên cứu chủ đề “Tổ chức dạy học chủ đề “Động lực học”- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh” để nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, vận dụng CSLL về tổ chức DH theo hướng phát triển năng lực để thiết kế được các hoạt động dạy học Chương Động lực học- Vật lí 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm từng bước bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu CSLL về dạy học theo hướng phát triển NL để lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực nhằm từng bước bồi dưỡng được NL vật lí
- Nghiên cứu nội dung , mục tiêu của chủ đề “Động lực học”- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và các tài liệu về Động lực học
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực vật lí trong quá trình dạy học của giáo viên đang dạy ở trường THPT Giao Thủy
- Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề “Động lực học”- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm từng bước bồi dưỡng năng lực vật lí của HS
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để có kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như có được số liệu để rút kinh nghiệm về tính khả thi của đề tài, từ đó có những điều chỉnh hợp lí để đề tài ngày càng được hoàn chỉnh hơn
4 Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
- Các phương án tổ chức dạy học chủ đề “Động lực học”- Chương trình giáo dục
phổ thông 2018 nhằm từng bước bồi dưỡng năng lực vật lí của HS
- Mẫu khảo sát: HS khối10 trường THPT Giao thủy thuộc huyện Giao thủy tỉnh Nam định
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Các phương pháp, hình thức và kĩ thuật tổ chức hoạt động dạy học Vật lý nhằm từng bước bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh
Trang 95 Vấn đề nghiên cứu
Thiết kế các hoạt động dạy học trong chủ đề “Động lực học”- Chương trình giáo
dục phổ thông 2018 như thế nào để bồi dưỡng được năng lực vật lí của HS? 6 Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế được các hoạt động dạy học trong chủ đề Động lực học- Vật lí 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo cơ sở lí luận của dạy học phát triển năng lực thì có tác dụng giúp học sinh tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức đồng thời bồi dưỡng được năng lực vật lí của các em
7 Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
- Các phương án tổ chức hoạt động dạy học chủ đề “Động lực học”- Vật lí 10
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh 8 Phương pháp (PP) nghiên cứu
8.1 Nghiên cứu lí luận
- Chúng tôi nghiên cứu về các văn bản mà Đảng và Nhà nước đã ban hành với nội dung định hướng cơ bản trong việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay
- Nghiên cứu về năng lực, năng lực vật lí và dạy học phát triển năng lực trong các tài liệu về khoa học giáo dục để xác định cơ sở khoa học của đề tài
- Nghiên cứu tài liệu của chương trình mới trên sách báo, mạng in ternet, sách giáo khoa về nội dung cần đề cập là Động lực học – vật lí 10 – Chương trình giáo dục phổ thông 2018
8.2.Nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Để có số liệu cũng như những căn cứ để nghiên cứu đề tài chúng tôi đã sử dụng phương pháp trả lời phiếu trắc nghiệm cũng như muốn lắng nghe ý kiến trực tiếp từ những người đang đứng lớp và những người muốn tiếp nhận kiến thức, từ đó tham khảo thêm ý kiến của đồng nghiệp và rút ra những kinh nghiệm cho đề tài Ý kiến của GV và của học sinh là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề tài có tính thực tiễn
- Phương pháp chuyên gia: Sau khi có được một số những suy nghĩ về bồi dưỡng năng lực nhưng chưa đầy đủ, tôi muốn chia sẻ từ những người đang nghiên cứu và cả những người đang hướng dẫn nghiên cứu (người chuyên gia) về đề tài phát triển năng lực để có những thông tin đáng tin cậy nhất, tránh trường hợp đi lệch hướng
Trang 108.5 Đánh giá quá trình, đánh giá tổng thể
Thu phiếu học tập của học sinh để đánh giá đồng thời quan sát những hành vi của học sinh để từ đó đánh quá trình phát triển năng lực vật lí của học sinh
9 Ý nghĩa đề tài mang lại
9.1 Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm sáng tỏ thêm cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực nhằm bồi
dưỡng năng lực vật lí của học sinh
9.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nội dung chương Động lực học – vật lí 10 chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xác định vị trí và phân tích chi tiết từ đó được lựa chọn và vận dụng các PPDH và kĩ thuật dạy học tích cực để đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh Các phương án tổ chức hoạt động dạy học được nghiên cứu trong đề tài này có thể được làm tài liệu tham khảo cho GV dạy học môn Vật lí, đồng thời
cũng giúp cho sinh viên các trường ĐHSP có thêm những kinh nghiệm bổ ích 10 Cấu trúc luận văn
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về việc bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh Chương 2 Thiết kế các hoạt động dạy học chủ đề “Động lực học”- Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm - Ngoài ra trong luận văn còn có các phần như: mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, các phụ lục về phiếu học tập, về side trình chiếu, về phiếu khảo sát GV và HS
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Theo nhận định của GS Hoàng Phê chủ biên (từ điển tiếng việt - Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2010) Trong hoạt động thường ngày thì bồi dưỡng có nghĩa là làm tăng thêm sức mạnh của cơ địa con người, khi được sinh ra và quá trình lớn lên chúng ta đã có sức khỏe, theo thời gian thì năng lượng mà chúng ta cần tiêu thụ khi hoạt động nhằm lao động tạo của cải vật chất thì năng lượng đó ngày càng cần nhiều hơn nên ta luân phải bổ sung và bồi dưỡng nó bằng chất bổ, như vậy có nghĩa là bồi dưỡng là hoạt động nhằm bổ sung, vun đắp thêm dẫn tới đối tượng mình quan tâm ngày càng được hoàn thiện hơn đối với khách thể
Trong giáo dục có thể thấy, bồi dưỡng làm làm cho một kĩ năng nào đó của học sinh ban đầu còn non yếu cần, kĩ năng đó có khả năng phát triển nhưng chưa có cơ hội, chưa có thời cơ tạo đà để nó phát triển hay nói một cách khác nó cần có khoảng thời gian nhất định và cần sự can thiệp của con người tác động vào các yếu tố vốn có để nó vươn nên, sau nhiều lần tác động thì năng lực ấy được phát triển
Để dạy học tiếp cận phát triển năng lực của học sinh, có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến năng lực đặc thù môn vật lí [1] Đối với công trình nghiên cứu về việc bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh, theo tôi trước hết phải phân biệt được môn học vật lí với các môn học khác, phải phân biệt được đặc thù của bộ môn với những môn khác và trên cơ sở đặc thù của môn học và nội dung đặc thù của môn học thì chúng ta
mới có thể xây dựng và bồi dưỡng năng lực vật lí được tốt hơn Với quan điểm này, từ
các năng lực chung của môn học đã được phát triển thành các năng lực chuyên biệt của môn vật lí có các nhóm năng lực:
- Quan điểm 1: Xây dựng các năng lực chuyên biệt của môn học dựa trên những
nội dung kiến thức đặc thù của môn học Với quan điểm này, từ các năng lực chung
của môn học đã được phát triển thành các năng lực chuyên biệt của môn vật lí có các nhóm năng lực:
Trang 12- Quan điểm 2: Xây dựng các năng lực chuyên biệt (năng lực riêng) dựa trên đặc
thù môn học[1] Ở đây, người ta sẽ dựa trên những nội dung kiến thức của môn học cùng những PP nhận thức của người học đặc biệt là vai trò của môn học đó đối với thực tiễn để đưa ra một hệ thống về năng lực Hiện nay đã có nhiều nước trên thế sử dụng quan điểm này, đặc biệt ở nước cộng hòa liên bang Đức
Trong thời gian gần đây, ở Việt nam có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sinh và học viên cao học quan tâm đến các đề tài nhằm bồi dưỡng hoặc phát triển năng lực vật lí của học sinh như
- Nguyễn Việt Tuấn “Tổ chức dạy học chủ đề “Ứng dụng vật lí trong chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh” ở Trung học phổ thông” (Luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội 2- 2020).[2]
- Nguyễn Việt Tuấn “Tổ chức dạy học chủ đề “Ứng dụng vật lí trong chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh” ở Trung học phổ thông” (Luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội 2- 2020)
- Bùi Thị Hoa “Tổ chức dạy học chủ đề “vật lí hạt nhân”, Vật lí 12 theo hướng phát
triển năng lực Vật lí của HS”.” (LVTh.s-–ĐH-Giáo-dục-2020) [3]
- Đỗ Hương Trà, Lê Ngọc Diệp “Bồi dưỡng năng lực vật lí cho học sinh trung học phổ thông miền núi thông qua dạy học dự án”.(Tạp chí giáo dục – số 447 (Kì 1 – 2/2019)
1.2 Một số khái niệm
1.2.1 Năng lực
Đến thời điểm hiện tại, khi nói tới năng lực thì đây là vấn đề mà xã hội đang quan tâm đề cập đến, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục vì đây là yếu tố dẫn tới mục tiêu nhằm đổi mới căn bản nền giáo dục hiện tại, đang có nhiều lối suy nghĩ khác nhau về năng lực Đồng thời khi phát biểu về năng lực thì có một số ý kiến sau
- Theo quan điểm của trường phái A.Binet(1875-1911) và T.Simsim thì năng lực phụ thuộc bản tính của con người, đồng thời cũng phụ thuộc vào di truyền gen
Năng lực chuyên
biệt
Phát triển cá
nhân
NL Tự học, NL sáng tạoNL tự quản líNL giải quyết vấn đềNL
quan hệ xã hội
NL giao tiếp NL hợp tácNL
công cụ
NL về CNTTNL ngôn ngữ
Trang 13- Theo quan điểm xã hội học, E.Durkhiem (1858-1917) Năng lực như một cái gì đó bất biến, nó tiềm ẩn bởi trong con người và được xã hội tạo dựng đồng thời yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến nó
- Các nhà tâm lý học mác-xít cho rằng năng lực và lao động là hai yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau Theo Ph Ăng ghen : "Trong quá trình tham gia lao động sản suất đã tạo ra con người" CácMác chỉ ra:"Sự khác nhau về tài năng vốn có của mỗi con người được bắt nguồn từ kết quả của sự phân công lao động" nên có thể nói năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình lao động
Như vậy, ta có thể hiểu năng lực là khả năng thực hiện một vấn đề gì đó, nó được hình thành thông qua lao động đồng thời nó được bộc lộ, đánh giá thông qua sản phẩm của lao động của con người
Năng lực nó có quan hệ mật thiết với kĩ năng và kiến thức của một con người, nó dần được hình thành trong quá trình con người lao động và tìm tòi ra của cải vật chất, nó được phát triển dần qua quá trình dao động của con người đồng thời qua thời gian đó nó mỗi ngày một trưởng thành hơn
- B.M.Chêplôp(1961):" Năng lực có quan hệ chặt chẽ với lao động động, được hình thành, thể hiện đặc biệt được đánh giá hành vi thông qua lao động”
Năng lực là những thuộc tính về tâm sinh lý của mỗi con người, nó điều hành quá trình tiếp nhận các kiến thức và kĩ năng, kĩ sảo khi con người thực hiện một hoạt động nào đó”
- P.A.Ruđich (1986) nêu: “Năng lực là những thuộc tính về tâm sinh lý của mỗi con người, nó điều hành quá trình tiếp nhận các kiến thức và kĩ năng, kĩ sảo khi con người thực hiện một hoạt động nào đó”
- Theo tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinhdtế Thếggiới (OECD)(2002) Năng lực là“Khả năng mà mỗi cádnhân có thể thực hiệndthành công một nhiệm vụ nào đó trong một môi trường với một hoàn cảnh nào đó”
- Năng lực có thể coi là khả năng huy động các nguồn lực, tâm lý bên trong một con người nào đó được huy động để giải quyết vấn đề phức hợp (Rycher, 2004)
- Năng lực là khả năng một con người vận dụng hết kỹ năng, kĩ sảo, kiến thức, thái độ và lòng nhiệt huyết của mình vào một công việc nào đó để giải quyết công việc đó một cách thỏa đáng và gọn nhẹ nhất (Quesbec – Minitestere de l, Education, 2004)
Tiếp nối khoa học của các quốc gia khác, ở Việt Nam, quan niệm về năng lực tiếp
Trang 14- Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn và Trần Trọng Thủy đã đưa ra ý kiến của mình như sau “ NL là tổng hợp tất cả các yếu tố đặc sắc của một cá nhân để đảm bảo cho cá nhân đó có thể hoàn thành tốt một nhiệm vụ trong một lĩnh vực nhất định”
- Theo tác giả Bernd Meiner Nguyễn Văn Cường, thì “NL là khả năng thực hiện một nhiệm vụ nào đó, nhiệm vụ đó được hình thành nhờ những tri thức, kinh nghiệm và sự khéo léo của cá nhân đặc biệt là sự sẵn sàng hành động” [4]
Tóm lại, dựa trên nhiều quan niệm của nhiều tác giả đưa ra ở trên, theo chúng tôi
năng lực được hiểu như sau:“ Năng lực là toàn bộ những yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và cách thức vận dụng những yếu tố một cách phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ hay giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn”
1.2.2 Năng lực vật lí
Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Vật lí coi trọng bản chất, ý nghĩa vật lí của các đối tượng, coi trọng tính thực tiễn, đồng thời tăng sự hứng thú, giúp phát triển tư duy khoa học dưới góc độ vật lí, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn của học sinh Các chủ đề được thiết kế, sắp xếp từ trực quan đến trừu tượng, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh nhận ra mạch kiến thức và tiếp thu kiến thức theo khuynh hướng chủ động tư duy sáng tạo.Thí nghiệm, thực hành đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các khái niệm, các quy luật, định luật vật lí Nên trong chương trình môn Vật lí đã đưa ra các yêu cầu tối thiểu về thiết bị thí nghiệm, thực hành, tuy nhiên yếu tố này cũng phải tùy thuộc vào điều kiện của từng địa phương
Như vậy, với các môn học khác nhau như toán, hóa học, sinh học… thì học sinh có những điều kiện để phát triển những năng lực khác nhau dựa vào tính chất riêng của môn học đó đặc biệt là dựa vào đặc thù môn học và đặc thù của nội dung môn học Dựa vào đặc thù của môn học vật lý thì năng lực vật lí được xác định như sau
Bảng 1.1 Bảng các năng lực thành phần của năng lực vật lí
Nhận thức vật lí Tìm hiểu thế giới tự nhiện Vận dụng kiến thức vật lí
và kĩ năng
[1.1]Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí
[2.1]Phân tích được bối cảnh, nhờ kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có để phát hiện được vấn đề liên
[3.1]Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn
[3.2]Đánh giá, phản biện
Trang 15[1.2]Tìm được từ khoá (key word khoa học để kết nối thông tin đồng thời lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học
[1.3]Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật lí bằng các hình thức như biểu đạt: nói, viết, đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ
[1.4]So sánh, lựa chọn, phân loại, được các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí khác nhau [1.5]Giải thích rõ vấn đề đang xảy ra trong đời sống
[1.6]Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích có liên quan đến chủ đề thảo luận [1.7] Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân từ những ứng dụng của vật lí
quan đến vật lí và dùng ngôn ngữ khoa học để biểu đạt vấn đề
[2.2] Phân tích vấn đề, nêu được phán đoán, xây dựng và phát biểu được giả thuyết khoa học
[2.3]Sử dụng được các chứng cứ khoa học vật lí để kiểm tra các dự đoán, giả thuyết khoa học và lí giải các chứng cứ
[2.4]Rút ra các nhận xét hay kết luận và nêu được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp
được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn
[3.3]Thiết kế mô hình, lập kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới [3.4] Giải thích rõ vấn đề đang xảy ra trong đời sống và có hành động phù hợp với nội dung đó
1.3 Dạy học vật lí theo định hướng bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh
1.3.1 Dạy học theo định hướng bồi dưỡng năng lực
Với cách hiểu như trên về năng lực nói chung và năng lực vật lý nói riêng thì vấn đề DH không chỉ nhằm hoàn thành mục tiêu về: kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm mà thông qua việc hoàn thành các mục tiêu đó thì phải hình thành và phát triển được
Trang 16năng lực của HS giúp các em có thể vận dụng được các nội dung kiến thức đã học vào thực tiễn Hay có thể hiểu, DH theo định hướng hình thành và phát triển năng lực không thay đổi nội dung kiến thức nhưng sẽ đổi mới các PP hoạt động dạy học đồng thời tạo điều kiện để HS thực hiện các hoạt động nhằm sử dụng các kiến thức kĩ năng để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể Tóm lại, DH bồi dưỡng NL ta cần chú ý:
- Về mục tiêu (MT) dạy học:
+ Nêu được kiến thức của bài học với các mức độ cụ thể để học sinh tự biết được năng lực của mình
+ MT kĩ năng: thông qua các hoạt động học sẽ dần hình thành các kĩ năng, kĩ xảo
cho HS giúp HS có thể xử lí tốt các tình huống xảy ra trong đời sống - Về phương pháp dạy học: Cần lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp và
kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt sao cho hình thành và phát triển không phải một
loại năng lực mà là đồng thời nhiều năng lực - Về nội dung dạy học: Bám sát nội dung kiến thức cần đạt để xây dựng các hoạt động học theo các chủ đề và các nhiệm vụ học tập đa dạng gắn với thực tiễn
- Kiểm tra, đánh giá: Đánh giá quá trình làm việc của học sinh bằng cách quan sát
các hành động của các em đồng thời phân tích phiếu học tập mà các em đã làm được đến mức độ nào để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết cho thấu đáo nhất
1.3.2 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí ở học sinh
Các hình thức dạy học hiện nay là phần đa chúng ta đang dùng phương pháp dạy học theo kiểu thuyết trình hoặc diễn giải, điều đó chưa cho học sinh cơ hội để phát triển năng lực VL của mình Để đạt mục tiêu bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh, cần lấy ba năng lực thành phần của năng lực vật lý làm cơ sở cho việc lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức và kỹ thuật dạy học thích hợp
- Thứ nhất là giáo viên phát triển năng lực nhận thức vật lí của HS :
+ Tạo được cơ hội để học sinh có thời cơ thể hiện khả năng của mình, kiến thức đang ấp ủ trong người học được khơi dậy khi cần giải quyết một vấn đề nào đó
+ Giáo viên cần thiết kế các hoạt động để học sinh có cơ hội mô tả lại hiện tượng bằng ngôn ngữ vật lý riêng của mình Đồng thời các em biết phân tích lý giải cho một sự vật, sự việc nào đó tham gia vào quá trình hình thành kiến thức mới, tạo cơ hội để thúc đẩy những kĩ năng của các em phát triển, và từ đó ngôn ngữ vật lí của các em ngày một tiến bộ hơn
Trang 17+Bám sát con đường xây dựng kiến thức vật lí trong nghiên cứu vật lí để tổ chức các hoạt động học
- Thứ hai để phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, giáo
viên cần: + Ngày nay có nhiều phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học mà học sinh ưa thích nên để phù hợp với xu hướng của thời đại thì người giáo viên cần phải đầu tư thời gian để lựa chọn, ngiên cứu và vận dụng các phương pháp đó sao cho nó có hiệu quả nhất
+ Tạo ra cơ hội để học có thể chủ động chiếm lĩnh kiến thức, các em tự tìm hiểu tài liệu sau đó tự phân tích tình huống, lựa chọn kiến thức để giải quyết vấn đề một cách nhanh gọn nhất
+ Hướng dẫn HS tích trữ, sêu tầm, lưu trữ dữ liệu từ các thí nghiệm trong phòng thực hành hoặc quan sát ở đời sống thiên nhiên và phân tích, xử lí, đánh giá các dữ liệu dựa trên các tham số thống kê đơn giản, so sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết luận, viết, trình bày báo cáo và thảo luận
+ Lựa chọn nhiều bài tập đòi hỏi tư duy, hạn chế các bài toán nặng về tính toán mà nên chọn những bài toán định tính thể hiện nhiều kiến thức vật lí
- Để phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, giáo viên cần:
+ Chú ý tạo cơ hội để học sinh tương tác tích cực thông qua quá trình phát hiện, đề xuất ý tưởng, giải quyết vấn đề thực tiễn
+ Học sinh sử dụng kiến thức mà mình có được để giải quyết thành công vấn đề nào đó đang xảy ra kể cả trong đời sống cũng như trong học tập
Do đó, để bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh, chúng tôi đã lựa chọn thay các phương pháp dạy học theo kiểu thuyết trình, diễn giảng bằng các hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực
1.3.2.1 Dạy học tìm tòi khám phá - Theo Hội đồng nghiên cứu quốc gia của Mỹ: “Người nghiên cứu về các hiện
tượng trong tự nhiên huy động kiến thức của mình để giải quyết một tình huống nào đó đang xảy ra Đồng thời, họ phải phát huy tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ
năng để giải quyết vấn đề từ hình thành năng lực cần thiết cho bản thân ” [2]
- Phương pháp này giúp học sinh có cơ để rút ra kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình bản thân nghiên cứu một vấn đề nào đó Trong dạy học tìm tòi khám phá, học sinh bộc lộ quan niệm sai lầm cố hữu, các em trao đổi, thảo luận về kết quả quan
Trang 18hoạch hoạt động, tiến hành thí nghiệm thu thập thông tin, tìm bằng chứng để kiểm tra những giả thuyết ban đầu và rút ra kết luận khoa học Sau đó người học huy động kiến thức của mình để giải quyết một tình huống nào đó đang xảy ra Đồng thời, các em có cơ hội phát triển tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và nhiều kỹ năng khác cần thiết cho cuộc sống tự lập sau này Như vậy, dạy học tìm tòi khám phá đã tạo nhiều cơ hội để phát triển năng lực vật lí của học sinh
- Các hoạt động tự học là điểm nhấn trong dạy học tìm tòi khám phá, học sinh thực sự tham gia trải nghiệm, giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và định hướng các hoạt động học Các hoạt động học phải tạo được sự hứng thú, bất ngờ, mới lạ, đồng thời cũng là thách thức đòi hỏi học sinh phải nỗ lực cố gắng mới giải quyết được Khi vượt qua được thử thách sẽ để lại điểm nhấn và ghi nhớ sâu ở mỗi học sinh
Các bước thực hiện PPDH
Trong một vài năm gần đây, ở Việt Nam có giới thiệu quy trình dạy học tìm tòi khám phá 6E Mô hình 6E được phát triển dựa trên mô hình 5E về dạy học tìm tòi khám phá trong khoa học tự nhiên và thêm yếu tố thiết kế kỹ thuật Phương pháp dạy học kiểu 6E gồm:
- Giai đoạn Engage (Lôi cuốn): xây dựng các hoạt động học liên quan đến kiến thức đã học với vấn đề cần nghiên cứu.Tuy nhiên, chưa đủ để giải quyết vấn đề, khiến học sinh nhận ra cần khám phá kiến thức mới
- Giai đoạn Explore ( Khám phá): tổ chức các hoạt động học để học sinh vận dụng kiến thức đã học để tự tạo ra ý tưởng mới và tự thiết kế, tiến hành các khảo sát
- Giai đoạn Explian( Giải thích): Tạo cơ hội để học sinh giải thích sự hiểu biết của các em, sau đó giáo viên giải thích giúp các em hiểu sâu hơn, chính xác hơn
- Giai đoạn Engineer (Chế tạo): Học sinh nêu các giải pháp thông qua các bản thiết kế, hệ thống thông tin, mô hình Sau đó thực hiện chế tạo, vận hành thử nghiệm
- Giai đoạn Elaborate (Củng cố- Áp dụng ): Đưa ra các nhiệm vụ học tập nhằm mở rộng hiểu biết của học sinh Việc thực hiện các nhiệm vụ này giúp học sinh phát triển sâu hơn, rộng hơn về kiến thức đã học
- Giai đoạn Evaluate (Đánh giá): Giáo viên và học sinh cùng đánh giá, nhìn nhận lại quá trình học
Vận dụng vào thực tiễn chúng tôi thấy các giai đoạn của hoạt động tìm tòi khám phá bao gồm
-Giai đoạn 1: Đặt ra các câu hỏi khoa học.Trong nghiên cứu khoa học, đứng trước
quá trình, hiện tượng cần nghiên cứu, các nhà khoa học thường đặt ra hai loại câu hỏi chủ
Trang 19yếu Loại câu hỏi thứ nhất thường được mở đầu bằng từ “tại sao”, ví dụ: Tại sao đang đi, vấp thì người bị ngả về phía trước? Tại sao ô tô không dừng lại ngay khi tắt máy? Loại câu hỏi thứ hai thường được mở đầu bằng từ “làm thế nào”, ví dụ: Làm thế nào để tạo ra dòng điện? Làm thế nào để người cận thị nhìn rõ được các vật ở xa? làm thế nào để di chuyển electric trong chân không nói tóm lại các câu hỏi phải xuất phát từ hiện tượng khoa học
- Giai đoạn 2: Đưa ra giả thuyết hay dự đoán khoa học làm cơ sở cho việc trả lời câu hỏi khoa học
Để đưa ra một đơn vị kiến thức, các nhà khoa học phải tiến hành thực nghiệm hoặc từ quan sát thực tế, họ lấy được số liệu từ thực nghiệm sau đó phân tích kết quả đó.Trong học tập cũng vậy, người học cũng phải tuân theo qui trình như trên thì mới có để tìm được các đơn vị kiến thức vật lí
- Giai đoạn 3: Tiến hành các thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết Sau khi đã đưa ra các giả thuyết, vậy để tìm ra được đâu là giả thuyết có tính khả
thi chúng ta phải tiến hành thực nghiệm Nếu giả thuyết mà chúng ta đưa ra chưa có tính đúng đắn hoặc đang theo chiều hướng phản ánh không đúng một sự vật nào đó, nó phản ánh sai các hiện thực khách quan thì đó là giả thuyết sai, sau đó chúng ta phải đưa ra giả thuyết mới và kiểm tra tính đúng đắn của nó tức là chúng ta lại quay về hiện tượng ban đầu và bắt đầu phân tích theo chu kì mới
- Giai đoạn 4: Kết luận
Sau khi nghiên cứu được kết quả ta thấy kết quả phản ánh đúng hiện tượng thực tế thì giả thuyết đúng ta rút ra kết luận về vấn đề cần nghiên cứu và vận dụng kết luận tìm được để tiếp tục giải thích hiện tượng khách quan mới
- Giai đoạn 5: Tiến hành báo cáo kết quả có được từ nghiên cứu đồng thời bảo vệ kết quả đó Học sinh báo cáo kết quả nghiên cứu được của mình trước tập thể lớp đồng
thời bảo vệ những thành quả đó trước những ý kiến trái chiều của các thành viên khác, không những thế mà còn phải giải thích cho các bạn khác rõ hơn (nếu cần thiết)
Trong khám phá khoa học các nhà khoa học cần phải công bố nghiên cứu một cách trung thực và chi tiết đủ để những nhà khoa học khác có thể tái tạo lại các nghiên cứu đó nếu cần thiết Tương tự, học sinh chia sẻ và so sánh kết quả của mình với các bạn trong lớp, thông qua đó, tạo cơ hội đặt ra các câu hỏi, kiểm tra các bằng chứng, xác định các lập luận sai lầm, xem xét các giải pháp thay thế và có thể nhận thức được kết quả nghiên cứu có quan hệ với các kiến thức khoa học hiện tại như thế nào
Trang 20Dạy học tìm tòi khám phá không phải là một chuỗi các hoạt động theo quy trình cứng nhắc mà có thể thay đổi và sử dụng linh hoạt phụ thuộc vào mức độ nhận thức và năng lực của HS.Ở bài học này, có thể thấy đầy đủ các giai đoạn đặc trưng của dạy học tìm tòi khám phá nhưng trong bài học khác, chỉ một vài giai đoạn đặc trưng được thể hiện rõ
1.3.2.2 Kỹ thuật KWL
- Là hình thức dạy học mà đứng trước một vấn đề nào đó, học sinh đi tìm tài liệu sau đó tham khảo (đọc) tài liệu mà mình có được và ghi những điều mà mình biết được vào cột K (kown) Sau đó học sinh sẽ được thực hiện những nhiệm vụ tạo mâu thuẫn để đặt ra các câu hỏi em muốn biết điều gì và được ghi trong cột W( Want), tiếp tục các em tranh luận về kiến thức hoặc t đọc tài liệu cũng như những hiểu biết trong thực tế đặc biệt là thí nghiệm thì toàn bộ điều em học được sẽ được học sinh điền vào cột L ( Learn)
- Kỹ thuật KWL có những ưu điểm sau
- Qui trình thực hiện + Chọn bài đọc Nên chọn những bài có nội dung mang tính khuyến khích HS tìm tòi, gợi mở
+ Tạo bảng KWL Giáo viên chuẩn bị để mỗi học sinh có một bảng KWL theo mẫu
Bảng 1.2 Cách sử dụng kĩ thuật KWL
K (Những điều đã biết)
W ( Những điều muốn biết)
L (Nội dung có được khi bài học kết thúc)
+ Trong các đơn vị kiến thức mà các em tìm hiểu được từ tài liệu, nếu đơn vị nào các em đã hiểu thì phải ghi vào cột K, đơn vị kiến thức nào các em chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ thì các em cùng nhau tìm hiểu thêm và ghi nội dung đó vào cột W dưới dạng những câu hỏi để tăng tính tò mò cho người học Lúc này các em rất hào hứng
ôn lại kiến thức cũ tiêu bài họcNêu mục kiến thứcCủng cố tự kiểm tra bản thân
Tạo cơ hội để học sinh tìm tòi bên
ngoài sách vở
Trang 21biết được nội dung của cột W và khi đang tò mò tìm hiểu thì kết thúc cột W, ở cột này có câu hỏi các em trả lời ngay được, nhưng cũng có câu hỏi cần thời gian về nhà các em mới có thể trả lời được
+ Cột L, đó là vị trí mà sau khi các em tìm hiểu về nội dung của bài với những nội dung ở K và W, các nội dung được đưa ra thảo luận trước lớp sau khi có được kết quả thấu đáo thì các em ghi vào cột L và đó cũng là cột đẩy đủ nội dung của vấn đề cần nghiên cứu
Bảng 1.3 Một số lưu ý về việc định hướng học sinh ghi các cột K,W, L
1.3.2.3 Tổ chức dạy học theo hình thức hoạt động nhóm (dạy học theo nhóm)
- Khái niệm
V.Ôkôn cho rằng mục đích của quá trình học tập phải được xác định rõ ràng So với hoạt động học tập đơn lẻ thì hoạt động học tập theo nhóm sẽ có hiệu quả và gây được hứng thú hơn Kết quả là HS đã giải quyết được vấn đề xảy ra trong học tập cũng như trong đời sống [14]
Ở đây học sinh trong một đơn vị lớp sẽ được chia thành nhóm hoặc tiểu nhóm nhỏ đồng thời được phân công chức vụ cụ thể và cùng nhau đi tìm hiểu một nội dung nào đó dưới sự định hướng trước của người dạy Ban đầu mỗi HS hoạt động độc lập
Định hướng để HS ghi vào cột
(K)
Định hướng để HS ghi vào cột
(W)
Định hướng để HS ghi vào cột những kiến
thức học được khi bài học
kết thúc
(L)
- Nêu ra các câu hỏi để
kích thích trí nhớ của HS giúp HS nhớ lại những kiến thức đã được học -Khuyến khích học sinh giải thích, cơ hội các em khẳng định, củng cố
lại kiến thức
-Hỏi những câu hỏi gợi mở
"Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi đọc chủ đề này?"hoặc chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi:"Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan ý tưởng này không?"
- Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi để bổ sung vào cột W khi các câu hỏi của HS ít liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc
- Khuyến khích HS ghi
những điều cảm thấy tâm đắc nhất và có ích nhất với bản thân
- Các câu hỏi ở cột W có thể không trả lời hoàn chỉnh trong nội dung bài học, GV có thể yêu cầu HS tìm hiểu thêm qua các kênh thông tin khác để thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình
Trang 22theo nhiệm vụ cá nhân mà nhóm đã phân công cho mình sau đó các em tổng hợp ý kiến của mình để hoàn thành nhiệm vụ của cả nhóm Cuối cùng các em đưa kết quả tìm được để trình bày trước lớp Vai trò của GV là khích lệ và động viên, trợ giúp để các nhóm hoạt động có hiệu quả hơn
+ Thảo luận nhanh:
Ở đây, GV cung cấp đầy đủ dữ liệu và yêu cầu nhóm học sinh (từ hai đến 3 người) thảo luận trong khoảng thời gian ngắn (thường dưới 5 phút) về một vấn đề cần phác thảo những ý tưởng về nội dung nào đó Sau đó GV tổ chức để các nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung những nội dung còn hạn chế, còn chưa rõ
+ Cấu trúc STAD (Student Teams Achievements Division) [8]
- Hình thức kiểm tra: từng cá nhân - Ưu điểm của STAD là đánh giá sự tiến bộ của bản thân chứ không phải sự hơn kém về khả năng, như vậy bản thân người đánh giá cũng dễ nhận biết sự tiến bộ của bản thân và không e ngại với bạn Minh họa của cơ chế đánh giá STAD như bảng 1.3
Bảng 1.3 Cơ chế đánh giá theo cấu trúc STAD qua mỗi lần kiểm tra
Lần 1 (điểm)
Lần 2 (điểm)
Trang 23* Phân hóa về nhiệm vụ học tập
a Phân hóa ở cấp độ nhóm nhưng thống nhất ở cấp độ lớp
Nhiệm vụ các nhóm trong lớp giống nhau nhưng nhiệm vụ của các thành viên trong cùng nhóm là khác nhau tuy nhiên các nhiệm vụ đó phải được liên kết với nhau
Ưu điểm - Các HS đều phải nâng cao ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ của mình đối với công việc của nhóm, bởi kết quả cá nhân ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích của nhóm
- GV có thể giao nhiệm vụ vừa sức cho HS, phương pháp này rất phù hợp cho bài học mà nội dung phân nhánh
Cấu trúc TGT (Team – Game - Tournament): [8]
Cấu trúc TGT và cấu trúc STAD giống nhau về hoạt động nhóm nhưng khác nhau về cơ chế đánh giá, đặc biệt là cách chia nhóm GV phải căn cứ vào trình độ nhận thức của học sinh sao cho các thành viên số 1 ở các nhóm có trình độ nhận thức tương đương nhau, các HS số 2 ở các nhóm cũng phải có trình độ nhận thức tương đương nhau… cứ vậy cho đến HS cuối cùng của nhóm Quá trình kiểm tra đánh giá được biến thành các cuộc thi đua nhỏ giữa các thành viên cùng trình độ nhận thức ở các nhóm Sự chênh lệch giữa hai lần kiểm tra được sử dụng để tính điểm Chúng tôi minh họa cơ chế đánh giá TGT bằng bảng 1.4
Bảng 1.4.Cơ chế đánh giá theo cấu trúc TGT
Bước 1: Chia nhóm
Bước 2: Học nhóm
Bước 3: Thi đấu
Bước 4: Kiểm tra Kết quả của
sự cố gắn
Thành viên số 1 (giỏi)
Thành viên số 2 (khá)
Thành viên số 3 (trung bình) Thành viên số 4 (kém)
Các HS xây dựng các hoạt động học liên hệ kiến thức đã học với vấn đề cần nghiên cứu, kết luận về vấn đề cần giải quyết
Các thành viên cùng cùng năng lực (cùng chỉ ) so tài với nhau
KT1 KT2 CG 9 8 0
Trang 24Cấu trúc TGT không những phát huy được ưu điểm của STAD mà còn so sánh về sự tiến bộ giữa hai HS có cùng năng lực ở các nhóm thông qua kiểm tra đánh giá
b Phân hóa ở cấp độ nhóm và phân hóa ở cấp độ lớp
Đối với một nội dung đề tài được chia thành nhiều nhiệm vụ mà ở mỗi nhiệm vụ có mục đích, PP thực hiện và sản phẩm dự kiến đều khác nhau, mỗi nhóm sẽ phụ trách một nhiệm vụ độc lập GV có thể căn cứ vào trình độ và năng lực nhận thức của từng học sinh để tổ chức việc thực hiện DH, hình thức này thực sự có hiệu quả đối với những bài có nội dung phân nhánh
+Hình thức HS thực hiện một chuỗi bài tập luân phiên:
Các nhóm phải thực hiện một hệ thống bài tập cho trước, ở các thời điểm khác nhau các nhóm có thể làm các bài khác nhau nhưng kết thúc hoạt động các nhóm đều phải hoàn thiện hệ thống bài tập đó, với cách hoạt động này sẽ giúp cơ sở khắc phục được tài liệu và trang thiết bị không đủ để cả lớp thực hiện đồng thời ở một thời điểm, nhưng cũng rất dễ gây lộn xộn trong giờ học nên đỏi hỏi GV phải có sự chuẩn bị trước về cách thức quản lí giờ học
+ Hình thức HS hoạt động nhóm theo cấu trúc ghép hình(Jigsaw) [6]:
GV căn cứ vào đặc điểm tình hình của lớp để tạo thành nhóm hợp tác, trong mỗi nhóm hợp tác có các thành viên số 1, sô 2, số 3, số 4, số 5… Và mỗi thành viên sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu một nhiệm vụ Trong cả lớp, các thành viên cùng số ở các nhóm sẽ hợp lại với nhau tạo thành nhóm chuyên gia, khi hoạt động các HS ở nhóm chuyên gia sẽ cùng nhau thảo luận và đem kết quả đó về trình bày lại ở nhóm hợp tác Các thành viên trong nhóm hợp tác lần lượt trình bày lại nhiệm vụ mà mình phụ trách cho các thành viên khác lắng nghe, sau khi thống nhất nội dung thì thư kí của nhóm ghi chép lại thành báo cáo của nhóm hợp tác, kết quả hoạt động của nhóm dựa trên tất cả các phần của bài học sau khi được ghép lại
Bảng 1.5 Các bước tổ chức hoạt động nhóm theo cấu trúc ghép hình
Thứ tự các thành viên
Phân công nhiệm vụ
Nhóm chuyên gia
Nhóm hợp tác Làm bài
cá nhân
Điểm (kết quả) nhóm kết hợp điểm mỗi thành viên
Trang 25Chịu trách nhiệm
Thảo luận cùng chủ đề
Giảng bài cho nhau
Kiểm tra Kết quả
Thành viên số 1 Thành viên số 2 Thành viên số 3 Thành viên số 4
Phần bài A Phần bài B Phần bài C Phần bài D
Thảo luận chủ đề của mình
HS ở nhóm chuyên gia đưa kiến thức mà mình tìm hiểu nghiên cứu được để phổ biến cho các bạn còn lại ở nhóm hợp tác
Kiểm tra mỗi thành viên ở các phần bài A, B, C, D
Mỗi cá nhân sẽ hiểu về nội dung mình đảm nhiệm và về nội dung của cả bài học
Quy trình thực hiện
DH theo nhóm gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được cụ thể theo bảng 1.6 [10]
Bảng 1.6 Qui trình tổ chức dạy học theo nhóm
5 Xác định vấn đề cần nghiên cứu chung cả lớp hoặc từng nhóm Chia nhóm theo cách thức tổ chức hoạt động nhóm đã lựa chọn 6.Làm việc nhóm
- Sắp xếp chỗ làm việc nhóm - Ổn định tổ chức
- HS tiến hành làm việc 7 Báo cáo kết quả
Giai đoạn3:
Kiểm tra, đánh giá kết quả của nhóm và rút kinh nghiệm
8 HS tự đánh giá sản phẩm làm việc của bản thân và của mỗi thành viên trong nhóm
9 HS đánh giá chéo 10 GV đánh giá 11.Rút kinh nghiệm
Trang 261.3.2.4 Tổ chức dạy học theo trạm
- Dạy học theo trạm là cách dạy học nhấn mạnh vào khả năng làm việc độc lập của
các nhóm Lớp học được chia thành nhiều trạm, bố trí ở các vị trí khác nhau trong lớp, mỗi trạm gắn với một nhiệm vụ cụ thể độc lập các trạm khác Sau khi thực hiện xong nhiệm vụ ở mỗi trạm, sẽ luân phiên di chuyển đến các trạm tiếp theo để thực hiện nhiệm vụ Khi hoàn thành nhiệm vụ sớm có thể đến các trạm chờ Cứ như thế
cho đến khi thực hiện xong nhiệm vụ ở tất cả các trạm thì sẽ lên thuyết trình [2]
- Quy trình
+ Bước 1: Lựa chọn nội dung hệ thống trạm học tập.Mỗi bài học hay chủ đề được xây
dựng thành các nội dung khác nhau Lớp học được chia ra thành nhiều trạm, mỗi trạm có một nhiệm vụ độc lập tương ứng với nội dung bài học Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ thống trạm
+ Bước 2: Thiết kế nhiệm vụ cho các trạm Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựng các
loại nhiệm vụ phong phú Nhiệm vụ học tập ở các trạm có thể thực hiện theo bảng hướng dẫn sau
Bảng 1.7 Hướng dẫn dạy học theo trạm
Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập, tiến hành thí nghiệm, và xử lí kết quả thí nghiệm
Có câu hỏi định hướng Thực hiện đầy đủ theo quy trình thí nghiệm, ghi lại, chụp lại kết quả
Các bộ TN, dụng cụ TN
Giải thích thí nghiệm, hiện tượng
Có ảnh chụp hiện tượng, trao đổi, đóng góp ý kiến để giải thích hiện tượng, có thể sử dụng các kĩ thuật ra bài tập dưới dạng trắc nghiệm, điền khuyết
GV chuẩn bị những dụng cụ để tạo ra hiện tượng có liên quan đến nội dung của bài học
Dùng máy tính: xem mô phỏng, clip, hoặc trình chiếu Powerpoint
các hướng dẫn cách sử dụng máy tính, có sơ đồ hướng dẫn hoặc ảnh chụp màn hình
nhiệm vụ cần thực hiện: quan sát, mô tả, tóm tắt, ghi số liệu…
Trong máy tính có cài đặt sẵn phần mền, tư liệu dạy học hay kĩ thuật số tương ứng
Giải bài tập GV thiết kế bài tập phù hợp nội
dung mô tả lại nguyên tắc cấu Có khoảng không gian để vẽ sơ đồ, Thiết bị kĩ thuật
Trang 27tạo và hoạt động của một số thiết bị kỹ thuật
cấu tạo hay minh họa các thiết bị
Đọc các nguồn thông tin và tóm tắt thông tin quan trọng
Các yêu cầu được mô phỏng lại bằng bảng biểu hay sơ đồ tư duy Văn bản cần đọc
+ Bước 3 Tổ chức dạy học theo trạm, trải qua các giai đoan:
GĐ1 Chuẩn bị tài liệu và thí nghiệm (nếu cần) ở mỗi trạm GĐ2.Thống nhất nội qui làm việc
GĐ3 HS tiến hành hoạt động học tập trong từng trạm GĐ4 Tổng kết, báo cáo
1.3.2.5 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
- Khái niệm: Là PPDH mà GV là người tạo ra vấn đề bằng những tình huống cụ thể
trong đời sống mà mâu thuẫn với kiến thức đã có của HS, mục đích kích thích tính tò mò của HS để lôi cuốn HS đi tìm hướng để giải quyết
- Các bước tổ chức DH theo PP nêu và GQVĐ
Sơ đồ 1.1 Mô tả các bước nêu và giải quyết
Trang 28Sơ đồ 1.2 Mô tả cách giải quyết vấn đề Ưu điểm
- Phát triển được khả năng phản biện trước lớp, tư duy sáng tạo cho HS - Phát triển được khả năng tìm tòi khám phá của HS
- Chiếm lĩnh được kiến thức bền vững nhất
Hạn chế: Tốn nhiều thời gian của GV và HS 1.4 Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực vật lí của học sinh
Về năng lực nói chung và năng lực vật lý nói riêng thì vấn đề DH không chỉ nhằm hoàn thành mục tiêu về: kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm mà thông qua việc hoàn thành các mục tiêu đó thì phải hình thành và phát triển được năng lực của HS giúp các em có thể vận dụng được các nội dung kiến thức đã học vào thực tiễn Hay có thể hiểu, DH theo định hướng hình thành và phát triển năng lực không thay đổi nội dung kiến thức nhưng sẽ đổi mới các PP hoạt động dạy học đồng thời tạo điều kiện để HS thực hiện các hoạt động nhằm sử dụng các kiến thức kĩ năng để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể Cũng như các kĩ năng và chất lượng thì những thao tác của HS có thể được
Phân tích vấn đề Bắt đầu
Đề xuất và tiến hành giải quyết VĐ
Hình thành giải pháp
Giải pháp đúng
Kết thúc
Trang 29đánh giá dựa trên sự nhuần nhuyễn công việc, tốc độ thực hiện nhiệm vụ, độ chính xác của các hành vi…
Như vậy khi muốn đánh giá một năng lực, cần có những tiêu chí rõ ràng, do đó ứng
với mỗi chỉ số hành vi thì chúng ta phải biết được các mức độ, nghiên cứu các mức độ đó và xây dựng nội dung các mức độ sao cho phù hợp với người học
Để đánh giá các mức độ năng lực vật lý mà HS đã đạt được chúng tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh các chỉ số hành vi, để cả GV và HS đều có thể quan sát được, thực hiện được, các tiêu chí này được xây dựng trên cơ sở bám sát vào vào cấu trúc năng lực vật lí đã đề xuất ở trên với các bảng đánh giá năng lực như sau:
Bảng 1.3 Đánh giá năng lực nhận thức vật lí của HS
Năng lực thành tố
Chỉ số
Nhận thức kiến thức cốt lõi của vật lý phổ thông
[1]
Nhận thức về hiện tượng vật lí
[1.1]
Nêu được một số dấu hiệu của hiện tượng vật lí
Nêu được đầy đủ các đặc điểm của một hiện tượng vật lí
Phát hiện được dấu hiệu trong bản chất của một lớp hiện tượng và gọi tên được hiện tượng vật lý đó Nhận thức
về các đại lượng vật lí
[1.2]
Nêu được định nghĩa của mỗi đại lượng vật lí
Nêu được định nghĩa và các đặc điểm của mỗi đại lượng vật lí
Chỉ ra được con đường hình thành và nêu được đầy đủ định nghĩa, các đặc điểm của từng đại lượng vật lí
Nhận thức về các định luật vật lí
[1.3]
Nêu nội dung và biểu thức của mỗi định luật vật lí
Phát biểu, viết được biểu thức và ứng dụng của mỗi định luật vật lí
Chỉ ra được con đường xây dựng và nêu được đầy đủ nội hàm, ứng dụng của mỗi định luật vật lí
Nhận thức về các thuyết vật lí [1.4]
Nêu được một số luận điểm của mỗi thuyết vật lý
Nêu được đầy đủ các luận điểm của mỗi thuyết vật lí
Nêu được đầy đủ các luận điểm, hệ quả của thuyết vật lí và vận dụng giải thích một số hiện tượng
Trang 30Nhận thức về ứng dụng kỹ thuật của vật lí
[1.5]
Nhận ra được một số kiến thức vật li được ứng dụng ở các thiết bị kỹ thuật trong cuộc sống
Vận dụng được kiến thức vật lí để giải thích nguyên tắc cấu tạo, hoạt động ở các thiết bị kỹ thuật
Vận dụng kiến thức vật lí để đề xuất nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của một thiết bị nhằm đáp ứng một nhu cầu của cuộc sống
Nhận biết được sự liên quan giữa kiến thức vật lí với một số ngành nghề
[2]
Có ý thức nhìn nhận về mối liên hệ giữa kiến thức đã học với các ngành nghề
[2.1]
Nêu được sự liên quan giữa kiến thức vật lí với một vài ngành nghề một cách chung chung
Chỉ ra được sự liên quan của kiến thức vật lí với một số ngành nghề tương đối chi
tiết
Phân tích được sự liên quan của kiến thức vật lí với một số ngành nghề
tương đối chi tiết
Bảng 1.4 Đánh giá năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí của HS
Năng lực thành tố
Chỉ số hành vi
Các mức độ
Quan sát, mô tả thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
[1]
Mô tả đặc điểm các đối tượng, sự kiện, khái niệm hoặc quá trình tự nhiên quan
sát được[1.1]
Liệt kê được một số đặc tính của công cụ quan sát được bằng các khái niệm rời rạc
Mô tả một số đặc tính quan sát được thành các mệnh đề có nghĩa
Diễn đạt được đầy đủ các đặc tính của hiện tượng quan sát được bằng các cách khác nhau như ngôn ngữ, hình
ảnh,bảng biểu
Sử dụng các mô hình để diễn tả thế giới tự nhiên[1.2]
Sử dụng được mô hình để diễn tả thế giới tự nhiên riêng lẻ quan sát được
Sử dụng mô hình để diễn tả sự liên kết giữa các đối tượng tự nhiên quan sát được
Tạo lập được mô hình phù hợp diễn tả mối quan hệ giữa các hiện tượng quan sát được để
rút ra các hệ quả
Trang 31Tìm tòi khám phá các quy luật của thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí
[2]
Đặt câu hỏi trước một hiện tượng tự nhiên
[2.1]
Đặt được câu hỏi một cách có chủ đích, riêng lẻ trước hiện tượng tự nhiên nhưng mang tính hình
thức
Đặt được câu hỏi một cách có chủ đích, riêng lẻ trước hiện tượng
tự nhiên
Đặt được câu hỏi bộ phận
trước hiện tượng tự nhiên
Đề xuất dự đoán để trả lời câu hỏi về hiện tượng tự
nhiên[2.2]
Đưa ra dự đoán cho câu hỏi bộ phận, chưa có căn cứ rõ ràng
Đưa ra được câu trả lời dự đoán có căn cứ tương đối đầy đủ
Đưa ra được câu trả lời dự đoán có căn cứ chính xác, cách diễn đạt ngắn gọn, khoa học
Đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm tra
dự đoán[2.3]
Đề xuất được phương án TN đơn giản với các phép đo trực tiếp
Đề xuất được phương án TN đơn giản với các phép đo gián tiếp
Đề xuất nhiều phương án TN về mối quan hệ đa biến, trong đó chỉ rõ đại lượng cần giữ nguyên, đại lượng cần thay đổi Tiến hành
TN theo phương án đã đề ra
[2.4]
Tiến hành TN theo phương án nhưng còn rườm rà
Tiến hành TN theo phương án đã đề ra linh hoạt và sáng tạo
Thu thập số liệu từ những lần thí nghiệm về mối quan hệ nhiều biến, đòi hỏi nhanh và chính xác
Phân tích được kết quả thí nghiệm[2.5]
So sánh kết quả giữa các lần tiến hành TN để rút ra kết luận
Phân tích số liệu thu từ thí nghiệm đồng thời rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các đại lượng VL
Phân tích kết quả, sử dụng phương pháp toán để rút ra mối quan hệ giữa các đại lượng
Trang 32Khái quát hóa được quy luật và giới hạn áp dụng của quy luật
[2.6]
Mô tả sai số và nguyên nhân sai số trong phương án thí nghiệm đơn giản
Nêu được sự phụ thuộc có tính qui luật.Chỉ ra được sai số và nguyên nhân sai số trong TN đơn giản và đề ra phương án khắc phục
Khái quát hóa được quy luật.Tính được sai số và nguyên nhân sai số của phương án thí nghiệm về mối quan hệ nhiều biến và đề ra phương án khắc phục
Bảng 1.5 Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vật lí của học sinh
Năng lực thành tố
Chỉ số hành vi
Các mức độ
Giải thích hiện tượng thực tiễn khoa học và hợp lí
[1]
Nêu được vấn đề thực tiễn cần giải thích[1.1]
Phát biểu vấn đề cần giải thích bằng câu hỏi chưa trúng
Nêu được câu hỏi trúng với vấn đề cần giải thích, còn rườm rà
Nêu được câu hỏi trúng với vấn đề cần giải thích ngắn gọn, khoa học
Tìm kiếm được kiến thức vật lí liên quan đến hiện tượng cần giải thích
[1.2]
Đã tìm được nguồn tài liệu để thu thập kiến thức vật lý liên quan đến hiện tượng cần giải thích nhưng chưa đầy đủ
Đã biết tìm được nguồn tài liệu thu thập kiến thức liên quan đến hiện tượng cần giải thích đầy đủ nhưng chọn lọc thông tin chưa chính xác
Đã biết tìm được nguồn tài liệu để thu thập kiến thức vật lý liên quan đến hiện tượng cần giải thích đầy đủ nhưng chọn lọc thông tin chính xác
Tổng hợp, sâu chuỗi các kiến thức vật lí để giải thích, hiện tượng thực
Liệt kê được đầy đủ các kiến thức để giải thích, chứng minh hiện tượng
Biết cách tổng hợp các kiến thức để giải thích, chứng minh hiện tượng thực tiễn
Biết cách tổng hợp các kiến thức để giải thích, chứng minh hiện tượng thực tiễn một cách logic, khoa học
Trang 33tiễn[1.3] thực tiễn
Thực hiện được nhiệm vụ trong thực tiễn nhờ vận dụng kiến thức vật lí đã học
[2]
Đưa ra được các cách thực hiện nhiệm vụ [2.1]
Đưa ra được cách thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản, áp dụng một vài kiến thức
Đưa ra được cách thực hiện nhiệm vụ phức tạp, cần áp dụng phối hợp kiến thức đã biết
Đưa ra được một số cách thực hiện nhiệm vụ phức tạp, cần áp dụng phối hợp kiến thức đã biết và biết lựa chọn phương án tối ưu Lập kế
hoạch [2.2]
Biết cách lập kế hoach, kế hoạch còn chưa rõ rang, khó thực hiện
Biết cách lập kế hoach, tuy nhiên kế hoạch còn chưa khoa học
Biết cách lập kế hoạch khoa học, khả thi khi thực hiện
Thực hiện nhiệm vụ
[2.3]
Thực hiện được nhiệm vụ theo kế hoạch đã được chỉnh sửa, tuy nhiên chưa biết cách giải quyết khó khăn phát sinh
Thực hiện được nhiệm vụ theo kế hoạch đã được chỉnh sửa, đã biết cách nhờ hỗ trợ khi cần giải quyết khó khăn phát sinh
Thực hiện được nhiệm vụ theo kế hoạch, biết cách giải quyết khó khăn phát sinh Tự lực hoàn thành nhiệm vụ
Báo cáo kết quả
[2.4]
Báo cáo chưa rõ ràng
Báo cáo rõ ràng, chưa khoa học
Báo cáo mạch lạc, khoa học
Đánh giá, phản biện được một số vấn đề thực tiễn nhờ vận dụng
Vận dụng kiến thức đã học,nêu được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn[3.1]
Vận dụng kiến thức đã học, nêu được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn sự hướng dẫn của GV
Vận dụng kiến thức vật lí đã học, nêu được một vài ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn
Vận dụng kiến thức vật lí đã học phân tích được ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn một cách khoa học
Trang 34kiến thức vật lí đã học
[3]
Lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân đánh giá ảnh hưởng của vấn đề thực tiễn[3.2]
Chưa biết cách lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân
Biết cách lập luận để bảo vệ ý kiến cá nhân nhưng chưa có sức thuyết phục người nghe
Lập luận logic, khoa học để bảo vệ ý kiến cá nhân và thuyết phục được người nghe
1.5.Thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh ở một số trường THPT thuộc huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định
1.5.1.Mục đích điều tra
Để có cơ sở thực tế cho việc thực hiện đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc dạy học Vật lí ở một số trường THPT thuộc huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định trong đó đặc biệt chú ý đến việc dạy học theo bồi dưỡng năng lực vật lí của HS
1.5.2 Phương pháp điều tra
Để điều tra việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí của HS, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp điều tra như
- Phiếu điều tra (xem ở phụ lục 3)
- Phỏng vấn 16giáo viên trên địa bàn của huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định đặc biệt là nhóm giáo viên dạy vật lí tại trường THPT Giao Thủy
1.5.3 Kết quả điều tra
Số lượng cán bộ giáo viên đã tham gia vào khảo sát là 16, đa số đang giảng dạy trên địa bàn huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định, hầu hết đã từng công tác giảng dạy trên 11 năm Kết quả điều tra được minh chứng bằng đường link sau:
https://forms.gle/miWMqTxynf3scpc1A
Trang 35Bảng 1.6 Số lượng giáo viên sử dụng, đánh giá về phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học chủ đề “Động lực học”
Thường xuyên
Đôi khi
Chưa sử dụng
Hiệu quả
Ít hiệu quả
Không hiệu
Trang 36Học sinh được làm việc nhóm được thảo luận 16 0 16 0 Học sinh được đưa ra quan điểm ý kiến các
- Về nội dung chương trình giảng dạy: Nội dung chương trình giáo dục phổ
thông 2018 có sự sắp xếp hợp lí, nội dung kiến thức được phân hóa theo các bậc học và đối với bậc THPT thì nội dung kiến thức mang tính định hướng nghề nghiệp cao, tuy nhiên để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống thì ngoài việc GV tổ chức các hoạt động dạy học để HS chiến lĩnh kiến thức thì HS cần phải biết liên hệ kiến thức vào việc giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống, đồng thời GV chú trọng vào việc bồi dưỡng các năng lực Vật lí củaHS
- Về phương pháp dạy học
+ Hầu hết giáo viên đang dạy học bộ môn Vật lý đều được đào tạo theo đúng chuyên ngành giảng dạy tại các trường đại học sư phạm và theo học hệ chính quy như: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học Sư phạm 2, và số ít còn được đào tạo ở trường SP khác Tất cả các giáo viên đều rất yêu nghề và nhiệt huyết với công việc mình đang theo đuổi
+ Qua kết quả phỏng vấn trực tiếp đồng thời tổng hợp các phiếu điều tra ý kiến của giáo viên, tham khảo giáo án, dự giờ môn Vật lí của đồng nghiệp về phương pháp dạy học kiến thức chủ đề “động lực học”chúng tôi nhận thấy: Tuy đa số giáo viên chọn phương pháp dạy học thuyết trình nhưng lại đánh giá các phương pháp dạy học tích cực khác lại cho hiệu quả cao, điều này có thể do áp lực về chất lượng các bài thi
Trang 37và kiểm tra ( hiệu quả công việc, về tỉ lệ HS khá giỏi, phần trăm HS dưới trung bình ), áp lực về thời gian hoàn thành nhiệm vụ trong một tiết học, áp lực về nội dung kiến thức của chương trình mới cho nên GV chưa vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực (phương pháp dạy học theo giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp dạy học hợp tác, kỹ thuật KWL), chưa tạo ra được cơ hội để bồi dưỡng năng lực vật lí của HS
+ Trong giờ dạy học, đa số người dạy dùng phương pháp thuyết trình để truyền thụ kiến thức và người học tiếp nhận kiến thức một cách bị động Kế hoạch bài dạy của giáo viên chủ yếu là ghi sơ lược một số đơn vị kiến thức trong sách giáo khoa mà HS cần tích lũy sau mỗi giờ học Kế hoạch bài dạy chưa thể hiện được các mục tiêu bài học, chưa thể hiện rõ các Hoạt động của trò, chưa thể hiện rõ tiến trình của giờ học, chỉ thấy Hoạt động của thầy mà chưa tạo ra các cơ hội để HS bộc lộ những kĩ năng và kiến thức mà mình đang có, trong giờ học GV thường xuyên sử dụng kiểu dạy học theo nối hỏi đáp cá nhân và chỉ tập trung vào một số đối tượng khá giỏi, rất ít tổ chức các hoạt động nhóm, GV chưa tạo được tình huống để HS liên hệ giữa nội dung đã học vào thực tiễn
+Trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học, GV chưa tạo ra tình huống gây hứng thú cho HS, nên chưa cải thiện được tính tự giác của HS dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao Trong tiến trình dạy học, GV có đặt ra các câu hỏi hay tình huống có vấn đề cho học sinh.Tuy nhiên những câu hỏi chưa đủ để làm nảy sinh vấn đề, hay nay các vấn đề đưa ra còn rời rạc, gượng ép, làm HS lúng túng trong quá trình thực hiện hoạt động học, nên HS rất khó tiếp nhận kiến thức mới
- Điều tra người học
+ Trường THPT Giao Thủy – tỉnh Nam Định là một ngôi trường đã có truyền thống về rèn luyện đạo đức cũng như hoạt động dạy và học Tuy nhiên, đứng trước sự phát triển của xã hội, ngành giáo dục đang có những thay đổi cơ bản đòi hỏi HS không chỉ có kiến thức và còn có cả kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn Qua dự giờ, thăm lớp đồng nghiệp chúng tôi thấy, ảnh hưởng của áp lực trong thi cử cũng như phương pháp dạy học mà các thầy cô đang dùng chưa tạo cơ hội để các em phát triển về năng lực vật lí, đa số các em chỉ ngồi thu mình, ít hoạt động, ít phát biểu, nhiều em
còn ngại ngùng mỗi khi được giáo viên nhắc tới tên mình
+ Nhận xét về tình hình học tập của học sinh: Qua quan sát hoạt động học của
Trang 38chủ yếu vẫn là phương pháp dạy học truyền thống truyền đạt kiến thức một chiều HS rất ít hoạt động mà chủ yếu là ngồi lắng nghe GV truyền thụ đồng thời gạch chân sách giáo khoa hoặc ghi chép một số nội dung cần nhớ, GV chưa tạo ra các hoạt động nhóm, chưa có hoạt động thảo luận, chưa tạo cơ hội để HS bộc lộ quan điểm của mình nên chất lượng của một giờ dạy và học không cao và thái độ tình cảm của HS trong giờ học rất nặng nề
+ Vận dụng kiến thức đã học vào trong đời sống: các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra chưa có tính thực tiễn, đa số các bài tập phải vận dụng nhiều kiến thức toán học, rất ít các bài thể hiện tính chất vật lí Nên hoạt động để thực hiện nhiệm vụ HS không phát triển được năng lực vật lí, không vận dụng kiến thức học vào các ngành nghề trong thực tiễn
- Về cách thức kiểm tra đánh giá HS: Hầu hết các bài kiểm tra chưa thể hiện
được đánh giá năng lực vật lí của HS, nội dung kiểm tra vẫn còn thực hiện theo truyền thống tức là nặng nề về toán học, chưa có nhiều bài định tính, rất ít bài thể hiện sự vận dụng nội dung vật lí đã học với một số tình huống xảy ra trong thực tiễn
- Về tình hình thiết bị thí nghiệm: Việc sử dụng các thiết bị và dụng cụ thí
nghiệm trong các giờ học là không thường xuyên và không đồng bộ mặc dù các đồ dùng và trang thiết bị thí nghiệm của mỗi trường học là tương đối đầy đủ Nguyên nhân của hiện tượng này là: Một số GV quan niệm rằng việc chuẩn bị các thí nghiệm
trong giờ học là rườm rà, cồng kềnh trong tiết học mất nhiều công sức của GV 1.5.4 Đề xuất biện pháp khắc phục
- Cần tìm nhiều tình huống hay xảy ra trong đời sống để vào bài hoặc minh họa cho
một nội dung nào đó - Để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động dạy học thì phải sắp xếp thời, giảm áp lực trong giờ học, thay đổi mục tiêu và cách kiểm tra đánh giá
- Luôn tạo hứng thú để HS có tâm thế và sự hưng phấn khi thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tăng cường các hoạt động nhóm, các hoạt động tự học nhằm nâng cao chất lượng bài dạy và phát triển năng lực vật lí của HS
- Sử dụng nhiều thí nghiệm thực hành trong giảng dạy, tăng khả năng tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và tiến hành thí nghiệm, tự xử lí kết quả để tăng năng lực vật lí HS
Trang 39Kết luận chương 1
Trong chương 1 Luận văn đã đề cập tới một số các khái niệm, các quan điểm về năng lực, năng lực vật lí và các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực vật lí của HS Cụ thể;
- Nêu một số khái niệm về năng lực, năng lực vật lí và các biện pháp bồi dưỡng năng lực vật lí của HS
- Chúng tôi tìm hiểu vể một số phương pháp dạy học tích cực từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp với chương Động lực học để từ đó có thể bồi dưỡng được năng lực vật lí của học sinh dựa trên những tiêu chí và chỉ số hành vi cụ thể với từng mức độ và với từng nội dung Đặc biệt mỗi chỉ số hành vi chúng tôi đều xây dựng chi tiết các tiêu chí để đánh giá người học tăng tính động viên cho người học
- Nêu được thực trạng dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực vật lí của học sinh ở một số trường THPT thuộc huyện Giao thủy – tỉnh Nam Định, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng như phát triển năng lực vật lí của HS
Hoạt động tìm hiểu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức các hoạt động dạy học để bồi dưỡng năng lực Vật lí của HS là những cơ sở quan trọng để chúng tôi xây dựng các hoạt động dạy học chủ đề “Động lực học” nhằm bồi dưỡng năng lực vật lí của HS ở chương 2
Trang 40CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “ ĐỘNG LỰC HỌC” - CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
2018 NHẰM BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 2.1 Phân tích nội dung kiến thức chủ đề “Động lực học”– Chương trình giáo dục phổ thông 2018
2.1.1 Nội dung kiến thức khoa học về Động lực học
2.1.1.1 Tổng hợp và phân tích lực Cân bằng lực
*Tổng hợp lực.Hợp lực tác dụng
Trong toán học học sinh đã được học về qui tắc cộng hai véc tơ, bao gồm hợp của hai véc tơ cùng phương cùng chiều và hợp của hai véc tơ cùng phương ngược chiều đặc biệt là các em học về hợp của hai véc tơ đồng qui
Mặt khác ở chương trình lớp 6 KHTN các em đã được học về các mô tả lực bằng một mũi tên, hay còn gọi là một véc tơ nên hoàn toàn các em có thể suy luận để vận dụng kiến thức toán học trong việc tìm hợp lực Tìm hợp của lực chính là tìm hợp của các véc tơ