Một số chỉ số trong phân tích tài chính 2.5.1 Chỉ số đánh giá khả năng thanh khoản ngắn hạn Liquidity Ratios 2.5.1.1.. Một số chỉ số trong phân tích tài chính: 2.5.1 Chỉ số đánh giá khả
Các phương pháp phân tích chính trong trong phân tích cơ bản● Phân tích tài chính: o Phân tích báo cáo tài chính: Đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các báo cáo như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. o Tính toán các chỉ số tài chính: Các chỉ số như P/E, P/B, ROE, ROA để đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời và sức mạnh tài chính của công ty.
● Phân tích ngành: o Đánh giá vòng đời của ngành: Xác định giai đoạn phát triển của ngành để đánh giá tiềm năng tăng trưởng. o Phân tích các yếu tố cạnh tranh: Đánh giá sức mạnh cạnh tranh của các công ty trong ngành.
● Phân tích kinh tế vĩ mô: o Đánh giá các chỉ số kinh tế: GDP, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, chính sách tiền tệ. o Đánh giá tác động của các sự kiện kinh tế: Các sự kiện như chiến tranh thương mại, dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích định tínhPhân tích cơ bản theo phương pháp định tính (Qualitative Analysis) là việc đánh giá các yếu tố không thể đo lường một cách chính xác bằng con số mà thường được đánh giá dựa trên quan điểm và nhận thức cá nhân Các yếu tố định tính này thường liên quan đến các khía cạnh không phải là số liệu tài chính mà ảnh hưởng đến hoạt động và triển vọng của doanh nghiệp
Các yếu tố định tính trong phân tích cơ bản có thể kể đến như:
● Mô hình kinh doanh: Đánh giá cách mà doanh nghiệp hoạt động, cách họ tạo ra giá trị và cơ cấu hoạt động trong ngành.
● Lợi thế cạnh tranh: Xem xét những yếu tố giúp doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả, như thương hiệu, quy trình sản xuất, quản lý chi phí, quy mô kinh doanh, khả năng đàm phán và huy động vốn.
● Văn hóa và giá trị của công ty: Đánh giá những giá trị, tầm nhìn và văn hóa trong công ty, có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh và quản trị.
● Khả năng quản lý và lãnh đạo: Xem xét kỹ năng quản lý và lãnh đạo của đội ngũ điều hành, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và phát triển của doanh nghiệp.
● Triển vọng ngành và môi trường kinh doanh: Đánh giá triển vọng của ngành và môi trường kinh doanh, bao gồm sự biến đổi của ngành, xu hướng và thách thức.
● Tương tác với cổ đông và tạo giá trị cho cổ đông: Xem xét cách công ty tương tác với cổ đông, chính sách chia cổ tức và tạo giá trị cho cổ đông.
● Rủi ro: Những rủi ro từ kinh tế vĩ mô và chu kỳ kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp Đây là điều không thể tránh khỏi Do đó, cần xem xét những biện pháp quản trị hợp lý từ doanh nghiệp.
Một số chỉ số trong phân tích tài chínhChỉ số đánh giá khả năng thanh khoản ngắn hạn (Liquidity Ratios)Các loại chỉ số thanh khoản giúp đánh giá khả năng thanh toán các nghĩa vụ đến hạn của một doanh nghiệp và khả năng doanh nghiệp đó có tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu bất ngờ Chúng thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty mà không phải đi huy động thêm vốn hay phát hành cổ phiếu,
Chỉ số thanh khoản ngắn hạn gồm 3 chỉ tiêu chính: Current Ratio, Quick Ratio, Cash Ratio
2.5.1.1 Chỉ số thanh khoản hiện hành (Current ratio):
Tỷ số thanh toán hiện hành là một tỷ số tài chính quan trọng đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Chỉ số này phản ánh thực trạng doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không.
Thông thường, với các khoản nợ ngắn hạn, các doanh nghiệp sẽ có một khoảng thời gian quy định để có thể thanh toán Khi đó, tài sản lưu động là nguồn lực chính để doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho, khoản phải thu,
● Current Ratio : Chỉ số thanh khoản hiện thời
● Current Assets : Tài sản ngắn hạn
● Current Liabilities: Nợ ngắn hạn
Chỉ số Current ratio cao hay thấp sẽ phản ánh việc doanh nghiệp có đủ khả năng chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn hay không:
● Trường hợp Current ratio > 1: Thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt, doanh nghiệp có đủ nguồn lực tài chính để hoạt động và đầu tư trong ngắn hạn
● Trường hợp Current ratio < 1: Doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn
Như vậy, chỉ số Current Ratio càng cao, doanh nghiệp càng chứng minh được năng lực trả nợ ngắn hạn đúng thời điểm Tuy nhiên, trường hợp chỉ số này quá thấp (1), cho thấy doanh nghiệp có khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn Điều này thể hiện tình hình tài chính mạnh và khả năng thanh toán nợ cao của doanh nghiệp này.
2.5.1.2 Chỉ số thanh khoản thanh (Quick ratio):
Chỉ số thanh khoản nhanh, còn được gọi là chỉ số kiểm định nhanh, tương tự như chỉ số thanh toán hiện thời, ngoại trừ nó không bao gồm hàng tồn kho mà chỉ bao gồm các tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn chẳng hạn như tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn có thể bán được và các khoản phải thu
Chỉ số thanh toán nhanh cao hơn ngụ ý rằng có nhiều tài sản lưu động hơn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Việc chuyển sang tài sản ít thanh khoản hơn hoặc tăng nợ ngắn hạn sẽ làm giảm chỉ số này.
Quick Assets = C&E + MS + NAR = Current Assets - Inventory
● C&E: Cash and Cash Equivalents (Tiền mặt và các khoản tương đương bằng tiền mặt
● MS: Marketable Securities ( Đầu Tư tài chính)
● NAR: Net Accounts Receivable ( Khoản phải thu)
● Current Assets : Tài sản ngắn hạn
● Quick Ratio > 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn.
● Quick Ratio = 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán vừa đủ các khoản nợ ngắn hạn.
● Quick Ratio < 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán kém các khoản nợ ngắn hạn
Tỷ số này thường lớn hơn 0,5 là chấp nhận được.
VD: Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập Đoàn
Hòa Phát Tài sản ngắn hạn là 80,514,710 (triệu đồng) Nợ ngắn hạn là 62,385,392 ( triệu đồng) Giá trị hàng tồn kho là 34,491,111( triệu đồng).
Công ty có tỷ số thanh toán nhanh là 0,74 Công ty không đủ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà cần phải bán hàng tồn kho.
2.5.1.3 Chỉ số thanh toán bằng tiền mặt (Cash Ratio):
Hệ số thanh toán tức thời là một chỉ số tài chính dùng để đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của một công ty bằng tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt
Chỉ số này cho biết mức độ sẵn sàng của công ty để trả các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán tài sản lưu động hoặc nhận được doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Đồng thời, hệ số thanh toán tức thời cũng giúp đánh giá rủi ro tài chính và mức độ thanh khoản của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán tức thời thấp có thể chỉ ra rằng công ty đang đối mặt với nguy cơ không đủ tiền mặt để trả nợ ngắn hạn trong trường hợp cần thiết Điều này tạo ra rủi ro cao cho công ty, đặc biệt khi có những biến động bất ngờ trong hoạt động kinh doanh.
Cash Ratio = Cash+ Cash Equivalents
● Cash + Cash Equivalents: Tiền mặt + Các khoản Tương đương tiền Gồm tiền gửi ngắn hạn, sổ tiết kiệm có thể rút được ngay và các công cụ tài chính dễ chuyển đổi thành tiền mặt trong thời gian ngắn
● Current Liabilities: Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ hệ số thanh toán tức thời “tốt” phụ thuộc vào từng ngành, quy mô và tình hình tài chính cụ thể của mỗi công ty Do đó, không có một con số cụ thể cho tỷ lệ hệ số thanh toán tức thời mà có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, mức Hệ số thanh toán tức thời tốt cần đảm bảo > 1:
● Hệ số thanh toán tức thời 1.0: Công ty có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn bằng tiền mặt.
VD: Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của Công ty Cổ phần Tập Đoàn
Hòa Phát Tài sản ngắn hạn là 80,514,710 (Triệu đồng) Nợ ngắn hạn là 62,385,392 (Triệu đồng) Tiền và các khoản tương đương tiền là 8,324,588 (Triệu đồng) Như vậy:
Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ trong dài hạn ( D/A, E/A, D/E)Nhóm chỉ số này cho biết bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp được tạo ra bởi nợ, bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp được tạo ra bởi vốn chủ sở hữu góp vào.
2.5.2.1 Chỉ số nợ trên tài sản (D/A):
Chỉ số Nợ trên Tài sản (Debt to Assets Ratio - D/A Ratio) là một tỷ số tài chính quan trọng được sử dụng để đo lường năng lực và quản lý nợ dựa trên tổng tài sản mà Doanh nghiệp sở hữu Cho biết tỷ lệ phần trăm tổng tài sản của một doanh nghiệp được tài trợ bởi nợ Nói cách khác, nó phản ánh mức độ doanh nghiệp dựa vào nợ để hoạt động.
D/A = Short −term Debt + Long−Term Debt
Total Assets = Tổng nợ phải trả
● Tổng nợ phải trả: Tổng số tiền mà doanh nghiệp đã vay, bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn mà doanh nghiệp hoặc tổ chức phải có trách nghiệm chi trả theo quy định.
● Tổng tài sản: Bao gồm toàn bộ tài sản của công ty
Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu Hệ số nợ thấp có thể cho thầy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán Cụ thể là:
● Tỷ số D/A >1 : một phần đáng kể tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ Nói cách khác, công ty có nhiều khoản nợ hơn tài sản, cho thấy Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang bị âm
● Tỷ số D/A