1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh vên đại học tại hà nội

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội
Tác giả Đào Phương Nam
Người hướng dẫn GS. TS. Đặng Cảnh Khanh
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Công tác xã hội
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài: tài “Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

ĐÀO PHƯƠNG NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

Hà Nội – Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRONG NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ

CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TẠI HÀ NỘI

Giảng viên hướng dẫn: GS TS Đặng Cảnh Khanh Sinh viên thực hiện: Đào Phương Nam

Mã sinh viên: A40440 Chuyên ngành: Công tác xã hội

Hà Nội – Năm 2024

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong quãng đời mỗi sinh viên Khóa luận tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho tôi những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp

Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề tài:

tài “Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc

lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội” ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi

đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn Công tác xã hội đã tận tình chỉ dạy và trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian ngồi trên ghế giảng đường, làm nền tảng cho tôi có thể hoàn thành được bài khóa luận này

Tôi xin trân trọng cảm ơn GS TS Đặng Cảnh Khanh đã tận tình giúp đỡ, định

hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận Đó là những góp ý hết sức quý báu, không chỉ trong quá trình thực hiện khóa luận này mà còn là hành trang tiếp bước cho tôi trong suốt quá trình học tập và hành nghề sau này

Đồng thời tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những bạn sinh viên và thân chủ của tôi đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tôi nghiên cứu địa bàn để hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này

Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy, Cô để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp “Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội” là trung thực và không có bất kỳ sự sao chép hay sử dụng để bảo vệ một học vị nào Tất cả những sự giúp đỡ cho việc xây dựng cơ sở lý luận cho bài luận đều được trích dẫn đầy đủ, ghi rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

(ký và ghi rõ họ tên)

Tác giả khóa luận tốt nghiệp

(ký và ghi rõ họ tên)

Đào Phương Nam

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Tổng quan nghiên cứu: 3

3.1 Nghiên cứu ngoài nước: 3

3.2 Nghiên cứu trong nước: 8

4 Đối tượng nghiên cứu 10

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 10

5.1 Câu hỏi nghiên cứu 10

5.2 Giả thuyết nghiên cứu 10

8 Phương pháp nghiên cứu 11

8.1 Phương pháp phân tích tài liệu 11

8.2 Phương pháp quan sát 11

8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 12

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu 12

8.5 Phương pháp công tác xã hội cá nhân 12

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14

1.1 Các khái niệm công cụ 14

1.1.1 Khái niệm công tác xã hội cá nhân 14

1.1.2 Nâng cao nhận thức là gì? 15

Trang 6

1.1.6 Thành phần của thuốc lá điện tử 19

1.1.7 Tác hại của thuốc lá điện tử 20

1.1.7.1 Tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người sử dụng 20

1.1.7.2 Tác hại của thuốc lá điện tử đối với những người xung quanh 22

1.1.7.3 Các tác hại khác của thuốc lá điện tử 23

1.2.1 Thuyết nhu cầu Maslow 24

1.2.2 Thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG I 31

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở HÀ NỘI 32

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu: 32

2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 33

2.2.1 Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng cao của sinh viên tại thành phố Hà Nội 332.2.2 Thực trạng đời sống vật chất của sinh viên có hành vi hút thuốc lá điện tử tại thành phố Hà Nội như thế nào? 39

2.2.3 Thực trạng đời sống tinh thần của sinh viên có hành vi hút thuốc lá điện tử tại thành phố Hà Nội như thế nào? 41

2.2.4 Thực trạng sự quan tâm của sinh viên đến việc nhận sự hỗ trợ từ phía nhân viên công tác xã hội 44

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng/ tác động đến vấn đề nghiên cứu 46

2.3.1 Việc thiếu hiểu biết 46

2.3.2 Hành vi không hợp tác 49

2.4 Nhu cầu hoạt động công tác xã hội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 52

3 3.1 Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp công tác xã hội với vấn đề nghiên cứu 56

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 7

2

3.1.1 Bối cảnh thực tiễn và sự cấp thiết của vấn đề: 56

3.1.2 Nghiên cứu lý thuyết: 57

3.1.3 Kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu: 57

3.1.4 Cơ sở đề xuất biện pháp can thiệp: 58

3.2 Thực hành biện pháp can thiệp công tác xã hội 59

Bảng 2 Bảng phân tích điểm mạnh và yếu của thân chủ 65

Bảng 3 Bảng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ thân chủ 67

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1 Thực trạng hút thuốc lá điện tử ở Sinh viên 34

Biểu đồ 2 Tần suất hút thuốc lá điện tử ở sinh viên 34

Biểu đồ 3 Thời gian sử dụng thuốc lá điện tử ở sinh viên 34

Biểu đồ 4 Lý do hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đang hút 35

Biểu đồ 5 Những địa điểm sinh viên có thể hút thuốc lá điện tử 35

Biểu đồ 6 Nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử ở sinh viên đang hút 36

Biểu đồ 7 Môi trường bạn bè của người không hút thuốc lá điện tử 36

Biểu đồ 8 Nhận thức tác hại của thuốc lá điện tử ở sinh viên không hút 37

Biểu đồ 9 Ý định hút thử thuốc lá điện tử ở sinh viên không hút 37

Trang 8

Biểu đồ 13 Điều kiện sống của sinh viên 40

Biểu đồ 14 Thực trạng làm thêm ở sinh viên 41

Biểu đồ 15 Thực trạng sự quan tâm của sinh viên đến việc tiếp nhận sự hỗ trợ từ phía nhân viên công tác xã hội 44

Biểu đồ 16 Cây vấn đề của thân chủ 62

Biểu đồ 17 Sơ đồ phả hệ của thân chủ 63

Biểu đồ 18 Sơ đồ sinh thái của thân chủ 64

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 9

Thế nhưng vào những năm 2003 sự ra đời của thuốc lá điện tử đã làm giảm đi tác động tích cực của những nỗ lực trên Ngày càng có thêm rất nhiều người sử dụng thuốc lá điện tử thay cho thuốc lá, bởi họ cho rằng đây là giải pháp thay thế an toàn cho thuốc lá thông thường, nhưng vẫn giúp họ sảng khoái, vui vẻ, quên đi muộn phiền trong một phút chốc giống như việc sử dụng thuốc lá thật và có thêm nhiều mùi vị khác nhau Tuy nhiên sự thật lại không phải như thế, theo một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy các sản phẩm thuốc lá đều độc hại và đến nay ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy thuốc lá điện tử cũng gây nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng tương tự thuốc lá thông thường Kết quả của một cuộc nghiên cứu thậm chí còn chỉ ra hàm lượng nicotine của thuốc lá điện tử có thể lên đến 24mg, trong khi đó, lượng nicotine trong thuốc lá truyền thống lại ở mức 4mg Ở lứa tuổi học sinh, do thể chất đang phát triển nên khả năng gây tác hại còn nhiều hơn so với người trưởng thành Nguy hiểm hơn, lứa tuổi này lại có tâm lý thích tò mò nên càng dễ bị sa lầy Nếu hút trong thời gian dài, các em sẽ giảm đi sự chú ý, thay đổi tính cách và có nhiều hành động thất thường, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất chính là suy giảm khả năng học tập [26]

Có lẽ vì thế, nên từ năm 2013 đến 2019 mức độ sử dụng thuốc lá điện tử tăng theo cấp số nhân ở giới trẻ, với các nghiên cứu báo cáo mức tăng từ 5% lên tới 25% Đặc biệt là trong cộng đồng sinh viên đại học, đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm nhiều hơn Bởi theo một khảo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở sinh viên đại

Trang 10

2

học Việt Nam năm 2022 là 22,5%, cao hơn so với tỷ lệ trung bình của thế giới (16,6%) Dẫn đến thực trạng hiện nay thuốc lá điện tử đang trở thành một xu hướng phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên đại học Thực tế này đã tạo ra một thách thức mới đối với sức khỏe cộng đồng sinh viên trong tương lai, và việc tìm hiểu về tác hại của thuốc lá điện tử là quan trọng để cung cấp thông tin chính xác và khoa học cho sinh viên Trong khi bối cảnh hiện nay hút thuốc lá điện tử đang trở thành một phong trào thịnh hành, tôi tin rằng việc tìm hiểu về tác hại của nó đối với sức khỏe là cực kỳ cấp thiết để tạo ra sự nhận thức và hiểu biết đúng đắn [9]

Ngoài ra với thuốc lá điện tử, người hút dễ bị gây nghiện và tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường Nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi đã thử sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá thông thường cao hơn 3,5 lần so với nhóm người không dùng thuốc lá điện tử Trong thuốc lá điện tử có 15.000 loại hương vị, nảy sinh nguy cơ trộn hương vị và cả chất ma túy Hơn nữa, trong thuốc lá điện tử có một số thành phần để người trẻ nghiện nhanh: Cocain, cần sa, vừa nghiện thuốc lá vừa nghiện cần sa Điều lo lắng khi dùng Thuốc lá điện tử là nghiện thực thể với thuốc lá, nghiện kép thuốc lá và những chất gây nghiện khác tác hại như thuốc lá thông thường Vì vậy, Thuốc lá điện tử có hại cho cả người dùng và người xung quanh Ngoài ra còn có nguy cơ chấn thương nghiêm trọng do cháy nổ pin… [1]

Để góp phần giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ngày càng gia tăng ở sinh viên đại học, thì nhân viên công tác xã hội cần phải vận dụng kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội để có thể hỗ trợ sinh viên đang gặp phải tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử nhận thức được những nguy hiểm, từ đó góp phần thay đổi hành vi và xây dựng những thói quen sống lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ thể chất và tinh thần của bản thân Và để có thể hỗ trợ được tốt nhất cho thân chủ đề tài, khoá luận sẽ tập trung vào hỗ trợ thân chủ là một sinh viên của trường Đại học Thăng Long

Xuất phát từ những lý do khách quan trên, việc lựa chọn đề tài “công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội” mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 11

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu lý luận về sinh viên đại học nghiện hút thuốc lá điện tử tại thành phố Hà Nội

- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của từ đó dẫn đến hành vi nghiện hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại thành phố Hà Nội

- Ứng dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân nhằm hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

3 Tổng quan nghiên cứu: 3.1 Nghiên cứu ngoài nước:

Năm 2014, một nghiên cứu nói về việc kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại có trong khói thuốc lá điện tử là nguyên nhân dẫn đến khả năng bị ung thư cao ở sức khoẻ con người [18]

Năm 2015, một nghiên cứu về nicotine và thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng nicotine là một chất có trong thuốc lá điện tử và việc tiếp xúc thường xuyên với nicotine trong thời niên thiếu cũng gây ra hậu quả lâu dài đối với hành vi nhận thức Thanh thiếu niên sử dụng nicotine đã được chứng minh là có khả năng dẫn đến suy giảm chức năng nhận thức khi trưởng thành, giảm khả năng tập trung và tăng tính bốc đồng [19]

Năm 2016, trong một nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Đại học Nữ Hanyang học kỳ 2014-2014 đã cho biết kết quả như sau: Dựa trên dữ liệu khảo sát, ngay cả sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn, việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn tăng lên, biểu hiện bằng số ngày nghỉ học do các triệu chứng hen suyễn Ngoài ra, nghiên cứu này thảo luận về các nguyên nhân có thể dẫn đến mối liên quan cao hơn với bệnh hen suyễn ở người sử dụng thuốc lá điện tử, bao

Trang 12

4

gồm sự hiện diện của sợi thủy tinh, kim loại, nicotin và hạt nano trong khí dung thuốc lá điện tử Tóm lại, kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử có thể là một yếu tố nguy cơ gây hen suyễn [17]

Năm 2017, Susan F Rudy và cộng sự Elizabeth L Durmowicz đã đưa ra các số liệu về việc các chấn thương nghiêm trọng do nổ pin ở thuốc lá điện tử, cụ thể như sau: ở Mỹ từ năm 2009 đến 2015 đã xảy ra 92 vụ cháy/nổ do thuốc lá điện tử, điều đó đã gây chấn thương ở 47 người và thiệt hại tài sản Ở Anh hơn 100 vụ cháy/nổ, thì đã có 2 trường hợp tử vong do cháy/nổ thuốc lá điện tử được ghi nhận [25]

Năm 2017, trong một nghiên cứu đã cho thấy việc hút thuốc lá điện tử thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá, nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn 3,5 lần so với nhóm chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử, điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm mà người dùng hiện nay cho rằng hút thuốc lá điện tử nhầm cai và làm giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá truyền thống [21]

Năm 2018, trong một nghiên cứu để được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia cho thấy khói thuốc lá điện tử cung cấp nicotin qua bình xịt mà không làm cháy thuốc lá Tuy rằng thuốc lá điện tử được quảng cáo là không gây ung thư, nhưng các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thuốc lá điện tử gây ra tổn thương DNA ở phổi, bàng quang và tim của chuột, đồng thời làm giảm các chức năng và protein sửa chữa DNA trong phổi Thuốc lá điện tử còn tăng cường đột biến và biến đổi tế bào khối u trong tế bào phổi và bàng quang của người nuôi cấy Những kết quả này chỉ ra rằng quá trình nitro hóa nicotin xảy ra ở phổi, bàng quang và tim và các sản phẩm của nó tiếp tục được chuyển hóa thành các tác nhân gây tổn hại DNA Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng thuốc lá điện tử, thông qua việc làm hỏng DNA và ức chế sửa chữa DNA, có thể góp phần gây ra bệnh ung thư phổi và bàng quang ở người cũng như bệnh tim, mặc dù cần có các nghiên cứu sâu hơn để chứng minh đề xuất này [14]

Năm 2018, trong một nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp cắt ngang liên quan đến các trường đại học ở Malaysia, thì đã có hơn 1302 học sinh được chọn ngẫu nhiên đã cho ra được kết quả như sau trong 74,9% số người được hỏi đã hút thuốc lá điện tử; 40,3% sử dụng cả thuốc lá điếu và thuốc lá điện tử (người dùng kép) và 34,5% là người sử dụng thuốc lá điện tử độc quyền Việc sử dụng thuốc lá điện tử độc quyền có liên quan đến giới tính Ngoài ra, nam giới được hỏi là người sử dụng đa số (95%)

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 13

5

Trong số những người được hỏi, 75,2% là người Mã Lai, 98,0% độc thân và hầu hết tin rằng họ không có vấn đề gì về sức khỏe (92,1%) Những phát hiện sâu hơn cho thấy sự xuất hiện của các tác dụng phụ, chóng mặt 14,4%, ho 14,1% và đau đầu 12,4% Nhìn chung, 57,8% số người được hỏi đã sử dụng thuốc lá điện tử như một công cụ cai thuốc lá, trong khi những người khác coi thuốc lá điện tử là một công cụ nâng cao hình ảnh bản thân hoặc là một phần của các hoạt động xã hội [23]

Năm 2019, kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử có thể làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên quan đến bệnh tim mạch Bệnh cấp và mãn tính liên quan đến thuốc lá điện tử, nó gây ra tình trạng phơi nhiễm chất độc hại (nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide,…) có trong khói của thuốc lá điện tử liên quan tới các loại ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tụy, cổ tử cung, tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ [12]

Năm 2020, trong một nghiên cứu của một liên minh phi chính phủ đa ngành thúc đẩy sức khỏe và cứu sống, họ đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử có thể gây nghiện và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trẻ em và thanh thiếu niên [22]

Năm 2020, lại một lần nữa các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến tổn thương phổi cấp tính, viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi thể lỏng và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn [24]

Năm 2020, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thuốc lá điện tử có khả năng cao dẫn đến ung thư do kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại có trong khói thuốc [15]

Năm 2021, một nghiên cứu được thực hiện bởi sinh viên với sự giám sát của các giảng viên y tế công cộng tại Đại học Qatar đã cho biết, trong một trăm chín mươi chín sinh viên đã hoàn thành bảng câu hỏi Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh là 14%, không có sự khác biệt đáng kể theo giới tính (16,2% ở nam và 12,8% ở nữ) Trong các phân tích hai biến, số người sử dụng thuốc lá điện tử tin rằng thuốc lá điện tử gây bệnh ít hơn đáng kể so với những người không sử dụng 67,9% người sử dụng thuốc lá điện tử so với 37,6% người không sử dụng tin rằng thuốc lá điện tử ít gây hại hơn thuốc lá truyền thống và 78,6% người dùng so với 40,4% người không sử dụng tin rằng việc sử dụng chúng có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa hút thuốc thuốc lá truyền thống [29]

Năm 2021, trong một cuộc điều tra trực tuyến ở 7 trường đại học khác nhau ở Quảng Châu, trong số 9361 người tham gia điều tra thì trung bình độ tuổi của 9361 sinh viên là 22,4 tuổi 58,3% người tham gia là nam giới 29,8% người tham gia hút thuốc

Trang 14

6

hoặc sử dụng thuốc lá điện tử Trong số những người hút thuốc và sử dụng thuốc lá điện tử, 16,7% là người chỉ sử dụng thuốc lá điện tử, 35,0% là người chỉ sử dụng thuốc lá và 48,3% là người dùng kép [13]

Năm 2021, trong cuộc khảo sát quốc gia về thuốc lá ở thanh thiếu niên đã chỉ ra rằng Khoảng 76% sinh viên vào năm 2021 cho biết đã tiếp xúc với hoạt động tiếp thị sản phẩm thuốc lá thông qua các phương tiện truyền thông truyền thống (ví dụ: báo hoặc tạp chí) và khoảng 74% sinh viên sử dụng mạng xã hội đã từng xem các bài đăng hoặc nội dung liên quan đến thuốc lá điện tử [11]

Năm 2021, John Erhabor từ Đại học Johns Hopkins ở Baltimore và các đồng nghiệp đã sử dụng dữ liệu từ 414.755 người tham gia khảo sát Hệ thống giám sát yếu tố rủi ro hành vi năm 2021 để hiểu mô hình sử dụng thuốc lá điện tử sau các giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19 Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử hiện nay được chuẩn hóa theo độ tuổi là 6,9%, với gần một nửa số người sử dụng thuốc lá điện tử sử dụng chúng hàng ngày (3,2%) Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử luôn cao hơn ở những người từ 18 đến 24 tuổi, với hơn 18,6% báo cáo mức sử dụng hiện tại và hơn 9,0% báo cáo sử dụng hàng ngày Trong số những người báo cáo hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử, 42,2% cho biết trước đây đã sử dụng thuốc lá, 37,1% cho biết hiện đang sử dụng thuốc lá và 20,7% cho biết chưa bao giờ sử dụng thuốc lá Những người trẻ tuổi hơn (từ 18 đến 24 tuổi) có nhiều khả năng cho biết họ chưa bao giờ sử dụng thuốc lá [16]

Năm 2023, trong báo cáo về "Đại dịch thuốc lá toàn cầu năm 2021" của mình, WHO đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng đều có hại cho sức khỏe của cả người hút và người xung quanh tương tự như thuốc lá thông thường Các sản phẩm thuốc lá mới có chứa nicotine là chất gây nghiện cao, độc hại, gây bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa và ung thư Báo cáo này cũng chỉ rõ các nhà sản xuất thuốc lá điện tử thường nhắm đến giới trẻ và hấp dẫn nhóm đối tượng khách hàng này bằng hàng nghìn hương vị sản phẩm, khoảng 16.000 hương vị Đồng thời WHO cũng cho biết, nhiều nước trên thế giới đã có người chết hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến thuốc lá điện tử Một số quốc gia đã cấm toàn diện loại hình thuốc lá này [26]

Năm 2023, theo một tuyên bố của khoa học từ Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, đã chỉ ra tầm quan trọng của chẩn đoán lâm sàng về "Tổn thương phổi liên quan đến thuốc lá điện tử hoặc Vaping", và lần đầu tiên được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 15

7

bệnh Hoa Kỳ công nhận là một tình trạng bệnh vào năm 2019, khi có khoảng 2.800 ca nhập viện xảy ra ở những người sử dụng thuốc lá điện tử trong vòng chưa đầy một năm Điều này được trích dẫn trong tuyên bố như một ví dụ nhấn mạnh sự thiếu hiểu biết xung quanh những rủi ro của thuốc lá điện tử và các thành phần của chúng [9]

Năm 2023, một nghiên cứu được trình bày tại Đại hội Quốc tế của Hiệp hội Hô hấp Châu Âu ở Milan, Ý, bởi Tiến sĩ Teresa To, nhà khoa học cấp cao tại Bệnh viện Nhi (SickKids) ở Toronto, Canada Đã cho biết trong một cuộc khảo sát quốc gia được thiết kế để đại diện cho người dân Canada, bao gồm 905 người trong độ tuổi từ 15 đến 30, trong đó 115 người (12,7%) cho biết họ đã sử dụng thuốc lá điện tử Dữ liệu cho thấy rằng mặc dù những người trẻ tuổi sử dụng thuốc lá điện tử có nhiều khả năng hoạt động thể chất hơn nhưng họ cũng có nhiều khả năng gặp phải căng thẳng mãn tính cực độ trong cuộc sống Tiến sĩ To cũng cho biết: "Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm Điều quan trọng đối với những người trẻ tuổi bị căng thẳng mãn tính là phải được hỗ trợ sớm để giúp họ tránh phải dùng đến các cơ chế đối phó không lành mạnh như thuốc lá điện tử hoặc hút thuốc lá Thuốc lá điện tử không phải là cách hiệu quả để đối phó với căng thẳng, nhưng căng thẳng và lo lắng có thể gây ra cảm giác thèm thuốc lá điện tử và khiến người dùng khó bỏ thuốc hơn." [26]

Năm 2023, nghiên cứu “Hơi thuốc lá điện tử khiến bạch cầu trung tính bị rối loạn chức năng do tích tụ Actin dạng sợi” được công bố trên tạp chí “Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng”, đã công bố rằng hít phải khói thuốc lá điện tử có thể gây tổn hại đến bạch cầu trung tính, tuyến phòng thủ đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của con người Các nhà nghiên cứu từ Đại học Birmingham đã lấy mẫu máu từ những người hiến tặng khỏe mạnh chưa bao giờ hút thuốc hoặc vape Sau đó, nhóm nghiên cứu đã cho bạch cầu trung tính lấy từ máu vào 40 hơi vape không mùi, mà các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng mức độ phơi nhiễm hàng ngày thấp; với một nửa số mẫu được tiếp xúc với hơi có chứa nicotin trong khi phần còn lại tiếp xúc với các chất thay thế không chứa nicotin Kết quả thử nghiệm cho thấy ở cả nhóm dùng nicotine và không chứa nicotine, bạch cầu trung tính vẫn sống nhưng bị mắc kẹt tại chỗ, khiến chúng không có khả năng giải quyết hiệu quả các mối đe dọa đối với cơ thể Mà bạch cầu trung tính thường bảo vệ phổi bằng cách di chuyển từ máu sang vị trí có thể bị tổn hại trước khi sử dụng một số chức năng bảo vệ để bảo vệ phổi Do đó, tác động quan sát được của hơi thuốc lá

Trang 16

8

điện tử đối với khả năng di chuyển của chúng là mối quan ngại đáng kể và nếu điều này xảy ra trong cơ thể sẽ khiến những người thường xuyên sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn [10]

Năm 2023, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ đã công bố một nghiên cứu về Tỷ lệ mắc bệnh và Tử vong đã cho biết số ca nhiễm độc thuốc lá điện tử được báo cáo ở Hoa Kỳ đã tăng lên Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 7.043 trường hợp phơi nhiễm thuốc lá điện tử đã được báo cáo từ ngày 1 tháng 4 năm 2022 đến ngày 31 tháng 3 năm 2023, tăng 32% từ 476 lên 630 Nhìn chung, 87,8% trường hợp phơi nhiễm xảy ra ở trẻ em <5 tuổi Các đường phơi nhiễm phổ biến nhất là qua đường hô hấp hoặc đường mũi (61,0%) và qua đường uống hoặc đường uống (40,0%) Nhập viện xảy ra ở 0,6% trường hợp phơi nhiễm thuốc lá điện tử và 8,3% trường hợp phơi nhiễm cần điều trị tại cơ sở chăm sóc sức khỏe Tương ứng, trong 0,2 và 1,9% trường hợp phơi nhiễm, người ta đã trải qua tác động lớn và vừa phải Một trường hợp được báo cáo đã dẫn đến tử vong Khoảng một nửa số trường hợp được báo cáo có tác dụng nhỏ hoặc không có tác dụng nào được báo cáo (tương ứng là 27,2 và 19,1%) Trong số 342 trường hợp có thông tin thương hiệu, Elf Bar là thương hiệu được báo cáo nhiều nhất (60,8%) [27]

3.2 Nghiên cứu trong nước:

Năm 2020, nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên ở nhóm 18-24 tuổi hút thuốc lá điện tử là 8,7% cao hơn hẳn so với nhóm 15-17 tuổi (3,4%) (p<0,01) Có 2% thanh thiếu niên độ tuổi 15-24 vừa hút đồng thời cả thuốc lá và thuốc lá điện tử, trong đó tỷ lệ này ở độ tuổi 18-24 là 2,5% và ở nhóm 15-17 tuổi chỉ là 0,7% Nếu tính theo giới, có 3,0% nam thanh thiếu niên vừa hút thuốc lá vừa hút thuốc lá điện tử, tỷ lệ này ở nữ là 0,6% Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc lá điện tử ở đối tượng nghiên cứu là 19,87 (SD: 1,83) [3]

Năm 2020, Bộ y tế Việt Nam đã đưa ra tỷ lệ hút thuốc lá điện tử năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%), trong đó nam giới tăng 14 lần (từ 0,4% lên 5,6%), nữ giới tăng 10 lần (từ 0,1% lên 1%) Nhóm tuổi từ 15-24 tuổi sử dụng thuốc lá điện tử cao nhất với tỷ lệ 7,3% [2]

Năm 2022, tại tọa đàm "Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng" đã cho biết trong thành phần của dung dịch thuốc lá điện tử còn có glycerin, propylene glycol và trên 15.500 loại hương liệu có nhiều chất độc (do đó rất

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 17

9

khó ngăn được nguy cơ các đối tượng sẽ trà trộn ma túy tổng hợp vào trong thuốc lá điện tử) Propylene glycol có thể tạo thành propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi Glycerin khi được đun nóng và hóa hơi tạo thành acrolein, gây kích ứng đường hô hấp trên Không chỉ thế các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới này, sẽ gây tác động về sức khỏe một cách rất nhanh, gây các bệnh cấp tính, nguy hiểm nhất là hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử gây ra [1]

Năm 2022, Bệnh viện 199 - Bộ Công an (đóng tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết, Khoa Cấp cứu của bệnh viện vừa tiếp nhận và điều trị một bệnh nhân nghi ngộ độc khi hút thuốc lá điện tử bơm tinh dầu Bệnh nhân được đưa vào viện cấp cứu trong tình trạng choáng váng, hồi hộp, tay chân run, sau đó rơi vào hôn mê [6]

Năm 2023, Hai nhà báo Dương Liễu và Xuân Mai đã cung cấp thông tin về trường hợp nữ bệnh nhân nữ K.N (20 tuổi) cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, mất ý thức sau khi sử dụng thuốc lá điện tử Qua kiểm tra đánh giá, N có tổn thương đa cơ quan nặng nề, suy tim, não có tổn thương, tổn thương gan, thận, tình trạng rất nặng Trước đó, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh Mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân sử dụng đã được gửi đi xét nghiệm tại Viện Pháp y quốc gia Qua xét nghiệm, các chuyên gia tìm thấy một chất cần sa tổng hợp là ADB - BUTINACA Ngoài ra tại Bệnh viện Nhi trung ương cũng từng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 12 tuổi nhập viện trong tình trạng khó thở, co giật, chóng mặt, run tay chân sau khi hút thuốc lá điện tử tự mua trên mạng [5]

Năm 2023, Nhà báo thu hằng đã cho biết theo như thông tin được cung cấp từ Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thì gần như ngày nào bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc nhập viện sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, chủ yếu là giới trẻ Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng hôn mê, co giật, vã mồ hôi, tụt huyết áp, tổn thương đa tạng, tổn thương não - những biểu hiện của ngộ độc ma túy [4]

Năm 2024, một nghiên cứu vừa mới được công bố vào đầu năm trong tạp chí y học Việt Nam đã cho biết rằng hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng rằng việc sử dụng thuốc lá điện tử là một sản phẩm thay thế an toàn hơn so với thuốc lá truyền thống Tuy nhiên, các nghiên cứu đã khẳng định rằng thuốc lá điện tử tạo ra các hóa chất độc hại giống như thuốc lá, kèm theo các phụ gia hương liệu và kim loại nặng được tìm thấy trong sol khí của thuốc lá điện tử như Ethylene Glycol, Diethylene Glycol, nitrosamines, formaldehyde, một số kim loại như chì, bạc, crom, nikel, formaldehyde có hàm lượng

Trang 18

10

tương đương hoặc cao hơn so với thuốc lá thông thường Ngoài ra nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hút thuốc lá điện tử dù ít hay nhiều thì đều có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý phổi, bệnh tự miễn, bệnh lý có hiện tượng viêm, ung thư, các bệnh tim mạch do xơ vữa [8]

4 Đối tượng nghiên cứu

- Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên Đại học tại Hà Nội

5 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên có hành vi hút thuốc lá điện tử tại thành phố Hà Nội như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên tại thành phố Hà Nội như thế nào?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên có hành vi hút thuốc lá điện tử ở thành phố Hà Nội như thế nào?

- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiệu quả không?

5.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Thực trạng hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội còn nhiều khó khăn

- Việc thiếu hiểu biết ảnh hưởng đến việc hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Hành vi không hợp tác ảnh hưởng đến việc hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Ứng dụng công tác xã hội cá nhân để hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả như mong muốn

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 19

11

6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Về thời gian

- Thực hiện từ tháng 01 năm 2024 – tháng 05 năm 2024

8.2 Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, được thực hiện trong nhiều giai đoạn như: từ giai đoạn khảo sát trung tâm, giai đoạn tiến hành can thiệp với thân chủ và những hoạt động khác đến giai đoạn kết thúc quá trình can thiệp Từ đó thu thập thông tin nghiên cứu thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu nhận các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài như: những hành động biểu hiện của thân chủ, những biểu hiện và nhu cầu được trợ giúp, nắm bắt được thể trạng và các biểu hiện trong giao tiếp, ứng xử giữa thân chủ và những người xung quanh, giữa thân chủ với nhân viên công tác xã hội Qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội cá nhân đối với thân chủ cần can thiệp

Trang 20

12

8.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phương pháp này hay còn gọi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn Người được hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó hoặc ghi ra ý kiến của bản thân trên dòng kẻ được để sẵn Các câu hỏi nhằm khai thác thông tin phục vụ cho việc tổng hợp số liệu nghiên cứu Những thông tin thu thập liên quan đến tiến trình trợ giúp công tác xã hội cá nhân, nhu cầu của thân chủ trong quá trình làm việc với nhân viên công tác xã hội

8.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu (PVS) là phương pháp được sử dụng để có được những thông tin chi tiết cũng như là cần thiết từ phía thân chủ Thông qua cách hỏi và trả lời trực tiếp giữa nhân viên công tác xã hội với thân chủ, người làm công tác xã hội và những người đang sống tại cộng đồng Nhân viên công tác xã hội phỏng vấn thân chủ là chủ yếu Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị trước thành những mảng câu hỏi, những vấn đề mà nhân viên công tác xã hội quan tâm và hướng tới Trình tự của buổi phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã được chuẩn bị Nội dung chính của buổi phỏng vấn xoay quanh những vấn đề như: Thông tin về hoàn cảnh thân chủ và gia đình, những vấn đề khó khăn đang gặp phải

Và Trong quá trình phỏng vấn, nhân viên công tác xã hội cần sử dụng xen kẽ những kỹ năng chuyên sâu như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng khuyến khích đối với thân chủ và đối tượng được phỏng vấn để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc, tình cảm ẩn chứa trong những lời nói và câu chuyện của thân chủ

8.5 Phương pháp công tác xã hội cá nhân

Phương pháp công tác xã hội cá nhân được coi là một trong những công cụ phục vụ chủ yếu của nhân viên công tác xã hội Nhân viên công tác xã hội vận dụng tại các cơ sở xã hội, hoặc tổ chức để giúp đỡ những cá nhân có vấn đề thực hiện chức năng xã hội, nhằm phục hồi và củng cố, phát triển hoạt động bình thường chức năng xã hội của cá nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang bị diễn ra và bị tác động

Tiến trình công tác xã hội cá nhân gồm 7 bước sau: - Bước 1: Tiếp nhận

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 21

13

- Bước 2: Thu thập thông tin - Bước 3: Đánh giá và xác định vấn đề - Bước 4: Lập kế hoạch giúp đỡ

- Bước 5: Thực hiện kế hoạch - Bước 6: Lượng giá

- Bước 7: Kết thúc/chuyển giao Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập các thông tin về thân chủ, can thiệp, giúp đỡ cá nhân tự tăng cường, thay đổi, phát triển chức năng xã hội, giải quyết vấn đề, đảm bảo cho thân chủ thoát khỏi tình huống khó khăn thông qua quan hệ một - một (quan hệ nhân viên công tác xã hội – thân chủ)

Trang 22

14

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN

CỨU

1.1 Các khái niệm công cụ

1.1.1 Khái niệm công tác xã hội cá nhân

Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp quan trọng trong lĩnh vực công tác xã hội, nhằm giúp thân chủ phát triển toàn diện và thích nghi với môi trường xã hội

Công tác xã hội cá nhân là một quá trình tương tác giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ, nhằm giúp thân chủ đối mặt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, phát triển khả năng tự lực và thích nghi với môi trường xã hội Công tác xã hội cá nhân không chỉ giúp thân chủ giải quyết các vấn đề cụ thể, mà còn giúp họ phát triển kỹ năng, thái độ và hiểu biết để đối mặt với các thách thức trong tương lai

Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp bao gồm ba giai đoạn chính: đánh giá, can thiệp và theo dõi/đánh giá lại Trong giai đoạn đánh giá, nhân viên công tác xã hội sẽ thu thập thông tin về thân chủ và môi trường xã hội của họ, nhằm hiểu rõ vấn đề và xác định mục tiêu can thiệp Giai đoạn can thiệp bao gồm việc thực hiện các hoạt động nhằm giúp cá nhân đạt được mục tiêu đã đặt ra Cuối cùng, trong giai đoạn theo dõi/đánh giá lại, nhân viên công tác xã hội sẽ kiểm tra xem mục tiêu đã được đạt được chưa và điều chỉnh kế hoạch can thiệp nếu cần

Công tác xã hội cá nhân đòi hỏi nhân viên công tác xã hội phải có kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng lắng nghe và thấu hiểu, cũng như khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định Ngoài ra, nhân viên công tác xã hội cũng cần có kiến thức về các lý thuyết và phương pháp công tác xã hội, cũng như hiểu biết về các vấn đề xã hội cụ thể mà cá nhân đang đối mặt

Trong việc ứng dụng công tác xã hội cá nhân để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử, nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng các phương pháp như tư vấn, giáo dục, huấn luyện kỹ năng, và can thiệp nhóm nhân viên công tác xã hội cần làm việc chặt chẽ với cá nhân để xác định mục tiêu, phát triển kế hoạch can thiệp, và theo dõi tiến trình thay đổi hành vi

Tóm lại, công tác xã hội cá nhân là một phương pháp hiệu quả để giúp thân chủ đối mặt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Bằng cách tập trung vào nhu cầu và khả năng của thân chủ, công tác xã hội cá nhân giúp họ phát triển khả năng tự lực và

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 23

Nâng cao nhận thức có vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi và tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội Đầu tiên, nó góp phần giúp cá nhân hoặc nhóm người nhận diện và hiểu rõ các vấn đề mà họ hiện đang phải đối mặt Thông qua việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ, nâng cao nhận thức giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp hơn

Tuy nhiên, nâng cao nhận thức không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin Nó còn bao gồm các hoạt động giáo dục nhằm giúp người tiếp nhận thông tin hiểu rõ và ghi nhớ các kiến thức cần thiết Điều này có thể được thực hiện thông qua các buổi hội thảo, khóa học, hoặc các chiến dịch truyền thông đa dạng,… Ngoài ra, việc tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này, giúp người tiếp nhận thông tin có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống

Khuyến khích sự phản ánh và suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cũng là một phần không thể thiếu của quá trình nâng cao nhận thức Điều này giúp cho cá nhân hoặc nhóm người không chỉ tiếp thu thông tin một cách thụ động, mà còn kích thích họ suy nghĩ, phân tích và đánh giá các thông tin đó từ nhiều góc độ khác nhau Sự phản ánh này giúp họ hiểu rõ hơn về tác động của vấn đề đối với bản thân và xã hội, từ đó có thể đưa ra những quyết định và hành động phù hợp

Trong bối cảnh của đề tài này, việc nâng cao nhận thức về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử là một yếu tố then chốt để giúp sinh viên đại học tại Hà Nội hiểu rõ hơn về những nguy cơ sức khỏe và xã hội liên quan đến hành vi này Hút thuốc lá điện tử, dù được quảng bá là ít hại hơn so với thuốc lá truyền thống, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe, đặc biệt là ở người trẻ tuổi Việc nâng cao nhận thức giúp sinh viên

Trang 24

Như vậy, nâng cao nhận thức không chỉ là việc cung cấp thông tin một cách thụ động, mà là một quá trình tương tác đa chiều, giúp cá nhân hoặc nhóm người hiểu rõ hơn về vấn đề, từ đó có thể thay đổi hành vi và tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội Trong bối cảnh của đề tài, việc nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá điện tử đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ sức khỏe và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh cho sinh viên đại học tại Hà Nội

1.1.3 Thay đổi hành vi là gì?

Thay đổi hành vi là một quá trình phức tạp và liên tục mà thông qua đó, một cá nhân hoặc nhóm người sẽ thay đổi thói quen hoặc hành động của mình nhằm đạt được một kết quả tích cực hoặc tránh một hệ quả tiêu cực Đây không chỉ đơn giản là việc từ bỏ một thói quen cũ, mà còn bao gồm việc thiết lập và duy trì những thói quen mới lành mạnh hơn Thay đổi hành vi là một phần quan trọng của các chiến lược cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong bối cảnh các vấn đề sức khỏe cộng đồng như việc hút thuốc lá điện tử

Quá trình thay đổi hành vi thường bắt đầu bằng việc nhận thức được vấn đề và những tác động tiêu cực của hành vi hiện tại Trong trường hợp hút thuốc lá điện tử, điều này có thể bao gồm việc nhận ra các nguy cơ sức khỏe liên quan như các bệnh về phổi, tim mạch, và tác động tiêu cực đến tinh thần, khả năng học tập và làm việc Khi cá nhân nhận thức rõ ràng về những hậu quả tiêu cực này, họ có thể sẽ bắt đầu xem xét và quyết định thay đổi hành vi của mình

Tuy nhiên, nhận thức chỉ là bước đầu tiên Việc thay đổi hành vi thực sự đòi hỏi sự cam kết và kiên trì Quá trình này thường được hỗ trợ bởi sự giáo dục và tư vấn từ các chuyên gia công tác xã hội, những người có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ tinh thần cho cá nhân trong suốt quá trình thay đổi Sự tham gia và hỗ trợ từ gia

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 25

Một yếu tố quan trọng khác trong quá trình thay đổi hành vi là việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, rõ ràng và khả thi Việc này giúp cá nhân có thể tập trung và định hướng trong quá trình thay đổi Các mục tiêu nên được theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo sự tiến bộ và thành công Việc theo dõi tiến độ và nhận diện các thành tựu nhỏ trong quá trình thay đổi cũng có thể giúp cá nhân duy trì động lực và sự cam kết

Trong bối cảnh của đề tài này, việc thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ phía cá nhân, mà còn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chuyên gia công tác xã hội và môi trường xung quanh Các hoạt động giáo dục và tư vấn, cùng với việc xây dựng các chương trình hỗ trợ và các chiến dịch tuyên truyền hiệu quả, có thể giúp sinh viên từ bỏ thói quen xấu và xây dựng những hành vi lành mạnh hơn Việc thay đổi hành vi không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn góp phần tạo ra một môi trường học tập và sinh sống an toàn, lành mạnh cho cộng đồng

Như vậy, thay đổi hành vi là một quá trình đa chiều, yêu cầu sự cam kết và hỗ trợ liên tục Với sự hướng dẫn và hỗ trợ từ các chuyên gia công tác xã hội, cùng với môi trường hỗ trợ tích cực, cá nhân có thể vượt qua các rào cản và đạt được những thay đổi tích cực, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng

1.1.4 Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút

thuốc lá điện tử của sinh viên là gì?

Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp tiếp cận chuyên biệt trong lĩnh vực công tác xã hội, tập trung vào việc hỗ trợ từng cá nhân cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề cá nhân và xã hội mà họ đang gặp phải Việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi

Trang 26

18

hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội, công tác xã hội cá nhân bao gồm việc làm việc trực tiếp với từng sinh viên để giúp họ nhận thức rõ ràng hơn về các tác hại của việc hút thuốc lá điện tử và hỗ trợ họ trong quá trình thay đổi hành vi

Quá trình nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên, công tác xã hội cá nhân bao gồm việc thực hiện các hoạt động như:

- Tư vấn cá nhân: Nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp với sinh viên để cung cấp thông tin về tác hại của thuốc lá điện tử, lắng nghe những lo ngại và khó khăn của sinh viên, đồng thời giúp sinh viên xác định và thực hiện các biện pháp để giảm hoặc từ bỏ việc sử dụng thuốc lá điện tử

- Giáo dục sức khỏe: Cung cấp kiến thức về sức khỏe và các kỹ năng sống cần thiết để sinh viên có thể tự bảo vệ và cải thiện sức khỏe của mình

- Hỗ trợ tâm lý: Hỗ trợ sinh viên trong việc đối phó với căng thẳng, lo âu, và các vấn đề tâm lý khác có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc lá điện tử

- Kết nối với các dịch vụ hỗ trợ: Giới thiệu và kết nối sinh viên với các dịch vụ hỗ trợ khác như nhóm hỗ trợ, các chương trình cai nghiện, dịch vụ y tế và các nguồn lực cộng đồng

Thông qua các hoạt động này, công tác xã hội cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự thay đổi trong hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên, góp phần xây dựng một môi trường lành mạnh và an toàn

1.1.5 Thuốc lá điện tử

Thuốc lá điện tử là thiết bị mô phỏng hình dáng và chức năng của thuốc lá truyền thống Nhưng khác với thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác trông giống thuốc lá thật Do không tạo khói có mùi hắc khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu có chứa trong thuốc lá truyền thống

Về vấn đề sức khoẻ thì mức độ ảnh hưởng sức khỏe của thuốc lá điện tử chưa được nhận thấy rõ, nhưng chúng có thể gây hại đến sức khoẻ con người chỉ là ít và cần thời gian dài hơn để phát bệnh so với hút thuốc lá truyền thống Mặc khác hơi thuốc lá điện tử được cho là có chứa ít hóa chất độc hại, ở nồng độ thấp hơn khói thuốc lá, nhưng chúng lại có khả năng chứa các hóa chất độc hại không có trong khói thuốc lá

Trong đó thì nicotine là chất độc hại và gây nghiện cao Là chất mà hầu hết những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị nghiện và gần như (90%) người hút thuốc bắt đầu trước tuổi 18 Trong số những người sử dụng lần đầu, thì đã có 32% những người dùng thử nicotine sau đó bị nghiện Những người hút thuốc lá điện tử có nhiều khả năng bắt đầu chuyển

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 27

19

sang hút thuốc lá truyền thống Đối với những người hút thuốc, thì lời khuyên tốt nhất mà họ nhận được là biện pháp có thể bỏ thuốc lá lý tưởng nhất là sử dụng liệu pháp cai thuốc lá như thuốc lá điện tử Tuy nhiên, đối với những người không thể hút thuốc hoặc không muốn bỏ sử dụng thuốc lá thông thường, thì thuốc lá điện tử có vai trò trong việc trấn an cũng như là ít có hại hơn so thuốc lá thông thường

1.1.6 Thành phần của thuốc lá điện tử

Các thành phần chính có trong dung dịch thuốc lá điện tử thường bao gồm: - Acetaldehyde và formaldehyde: Những hóa chất này được biết là gây ung thư - Acrolein: Một loại thuốc diệt cỏ có thể gây tổn thương phổi không thể phục hồi - Benzen: Một hợp chất được tìm thấy trong khí thải ô tô Tiếp xúc lâu dài có thể gây ra các vấn đề về máu và ung thư các cơ quan tạo máu, chẳng hạn như bệnh bạch cầu

- Cadimi: Kim loại độc hại làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và khí thũng Nó cũng được tìm thấy trong thuốc lá truyền thống

- Diacnetyl: Hợp chất hóa học dùng để tạo vị bơ cho thực phẩm Các nghiên cứu liên kết việc hít phải nó với bệnh phổi gọi là viêm tiểu phế quản, còn được gọi là “phổi bỏng ngô”

- Diethylene glycol: Chất lỏng trong suốt không mùi có vị ngọt thường thấy trong các sản phẩm công nghiệp như chất chống đông Nó được sử dụng làm cơ sở trong chất lỏng điện tử Nó độc hại và có liên quan đến bệnh phổi

- Glycerin: Là một hợp chất tự nhiên có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật Đây là một chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và có vị ngọt như siro

- Niken, thiếc, chì và các kim loại nặng khác: Độc tính kim loại nặng có thể làm hỏng chức năng của phổi, não, gan, thận và các cơ quan khác

- Nicotine: Một hóa chất gây nghiện cao có thể ảnh hưởng đến tim và hô hấp - Propylene glycol: Một chất lỏng trong suốt, không mùi được sử dụng làm chất

chống đông và gây nghiện thực phẩm Nó được sử dụng làm cơ sở trong chất lỏng điện tử Nó chuyển sang dạng hơi khi đun nóng nhưng có thể tạo ra propylen oxit, một chất gây ung thư đã biết

Trang 28

1.1.7 Tác hại của thuốc lá điện tử 1.1.7.1 Tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe của người sử dụng Gây nghiện và ảnh hưởng đến hệ thần kinh:

Nicotine trong thuốc lá điện tử là chất gây nghiện mạnh và rất độc hại, do đó nó vẫn gây hại như các sản phẩm thuốc lá điếu thông thường chỉ là ít hơn mà thôi

Nicotine còn làm cho người hút thuốc lá nhanh chóng bị nghiện thuốc lá (lệ thuộc vào nicotine) dù chỉ sau vài lần hút thuốc

Nicotine có thể đi vào não bộ từ 7 đến 10 giây sau khi hút thuốc lá điện tử, nó làm tăng lượng dopamine trong não và khiến người hút thuốc cảm thấy sảng khoái Khi đã bị nghiện thuốc lá điện tử, nếu thiếu hoặc dừng hút thuốc sẽ có biểu hiện thèm thuốc, cơ thể mệt mỏi, chán nản, hay cáu kỉnh Để cai nghiện là rất khó và mất nhiều thời gian cùng công sức

Sử dụng nicotine với liều cao có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng trầm cảm và lo âu

Sử dụng nicotine lâu dài sẽ kìm hãm sự phát triển của não bộ, ảnh hưởng đến khả năng nhớ, tập trung chú ý và học tập, do vậy đặc biệt tác động đối với trẻ em Do não bộ của con người phát triển từ khi sinh ra cho đến khi 25 tuổi, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử dễ dàng bị nghiện nicotine hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng xảy ra sớm hơn và trầm trọng hơn

Sử dụng nicotine ở tuổi vị thành niên cũng có thể làm tăng nguy cơ nghiện các chất gây nghiện khác (như ma túy) ở nhóm tuổi này Hơn nữa, sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ cũng làm tăng khả năng hút thuốc lá trong tương lai

Trang 29

21

hương trong khói thuốc lá điện tử có khả năng đi sâu vào phổi gây ra Các biểu hiện thường gặp là ho, thở khò khè, đau ngực và thở nông Hiện chưa có thuốc điều trị khỏi hoàn toàn bệnh này

Bệnh viêm phổi lipoid: Có liên quan đến hút thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng (vaping-related lipoid pneumonia) là hậu quả của việc hít các hợp chất dầu có trong dung dịch điện tử Các axit béo bám dính vào phổi và gây ra phản ứng viêm tại phổi Các triệu chứng thường gặp là ho mãn tính, thở nông, ho ra máu hoặc đờm có máu Hiện tại không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh này

Hội chứng tổn thương phổi cấp do thuốc lá điện tử (E-cigarette Acute Lung Injury Syndrome – EVALI): Vitamin E acetate có trong thuốc lá điện tử được cho là nguyên nhân gây hội chứng này Các triệu chứng thường gặp là khó thở, ho, đau ngực, sốt, ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, thở nhanh và nông

Suy giảm chức năng phổi: Kim loại được giải phóng từ khói thuốc lá điện tử, tùy mức độ tiếp xúc, có khả năng gây ra khó thở, kích ứng phế quản và phổi, kích ứng màng nhầy ở mắt và đường hô hấp trên

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Sử dụng thuốc lá điện tử lâu dài có thể gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Triệu chứng thường gặp của bệnh là ho, khó thở kéo dài vì đường thở bị hẹp lại so với bình thường Phổi tắc nghẽn mạn tính có thể gây ra tình trạng suy giảm hô hấp, hạn chế khả năng hoạt động hàng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống

Tăng tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn: Việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh hen suyễn tăng lên, biểu hiện bằng số ngày nghỉ học do các triệu chứng hen suyễn Ngoài ra, nghiên cứu này thảo luận về các nguyên nhân có thể dẫn đến mối liên quan cao hơn với bệnh hen suyễn ở người sử dụng thuốc lá điện tử, bao gồm sự hiện diện của sợi thủy tinh, kim loại, nicotin và hạt nano trong khí dung thuốc lá điện tử

Bệnh lý tim mạch:

Nicotine làm tăng nguy cơ rối loạn tim mạch Sử dụng nicotine lâu dài có thể gây suy tim hoặc tử vong Ngoài ra một số hóa chất độc hại như carbon monoxide trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ

Trang 30

22

Ung thư:

Một số hợp chất có trong khói thuốc lá điện tử như: formaldehyd, acrolein, toluene, chất đặc biệt gây ung thư nitrosamine và hydrocarbon thơm đa vòng, các kim loại nặng (như niken và chì) có thể gây các thay đổi tế bào liên quan đến ung thư tương tự như người hút thuốc lá điếu thông thường Ngoài việc gây nghiện cao, nicotine làm tăng nguy cơ gây ung thư thông qua tăng sinh tế bào, mất cân bằng oxy hóa, gây chết tế bào và đột biến DNA, cũng như sự phát triển của khối u

Chấn thương:

Các thiết bị trong thuốc lá điện tử có thể hỏng, lỗi và phát nổ gây ra các chấn thương, bỏng nghiêm trọng (miệng, mặt, cổ, mắt mũi, xương hàm, cổ) Chỉ riêng Ở Mỹ từ năm 2009 đến 2015 đã xảy ra 92 vụ cháy/nổ do thuốc lá điện tử, điều đó đã gây chấn thương ở 47 người và thiệt hại tài sản Ở Anh hơn 100 vụ cháy/nổ, thì đã có 2 trường hợp tử vong do cháy/nổ thuốc lá điện tử được ghi nhận

1.1.7.2 Tác hại của thuốc lá điện tử đối với những người xung quanh

Khói từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh Bằng chứng cho thấy có sự phơi nhiễm nicotine ở những người không sử dụng thuốc lá tiếp xúc với khói từ thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng Các triệu chứng thường gặp ở người tiếp xúc thụ động với thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gồm khó thở, kích ứng mắt, nhức đầu, buồn nôn và đau họng hoặc kích thích họng

Hít phải các chất độc hại như nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide trong khói của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng cũng có nguy cơ mắc ung thư và tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ

Ngoài ra thì việc hít phải khói thuốc lá điện tử có thể gây tổn hại đến bạch cầu trung tính, tuyến phòng thủ đầu tiên trong hệ thống miễn dịch của con người

Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khói thuốc lá điện tử và khói thuốc lá nung nóng Bằng chứng cho thấy chỉ một lượng nhỏ khói thuốc lá điện tử và thuốc là nung nóng cũng tác động tới sự phát triển của não bộ và phổi của trẻ em

Phụ nữ có thai đặc biệt dễ bị tác động bởi nicotine trong khói thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng Các nguy cơ có thể gồm: sinh thiếu tháng, trẻ sinh ra thiếu cân, thai lưu, dị dạng phát triển não và phổi, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 31

Ảnh hưởng tới môi trường:

Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất an toàn cho người sử dụng Rác thải bộ phận điện tử của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần

Thêm vào đó, thiết bị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có rất nhiều thành phần: nhựa, pin, bảng mạch điện, lọ dung dịch…., quy trình dỡ bỏ, phân loại… nhằm tái chế hay vứt bỏ, tiêu hủy đều phức tạp và tốn kém Nếu bị vứt bỏ dưới dạng vỡ, nát có thể phát tán ra môi trường các chất độc hại như kim loại, axit, nicotine,

Thực tế tại Mỹ, 58 triệu sản phẩm thuốc lá điện tử được bán ra trong năm 2015, trong đó có 19,2 triệu sản phẩm dùng một lần

Các sản phẩm thuốc lá điện tử thiếu hướng dẫn người dùng cách vứt bỏ sản phẩm

Ảnh hưởng tới an sinh xã hội, kinh tế và sự phát triển bền vững:

Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng làm gia tăng gánh nặng bệnh tật và chi phí liên quan đến sử dụng thuốc lá Tính riêng các sản phẩm thuốc lá điếu, sử dụng thuốc lá đã gây thiệt hại 500 tỷ đô la mỗi năm cho nền kinh tế thế giới Ước tính chi phí y tế điều trị các bệnh liên quan đến thuốc lá, giảm năng suất lao động và các chi phí xã hội khác là 1.852 tỷ đô la Mỹ chiếm 1,8% GDP26

Tại Việt Nam, chi phí y tế cho 5 trong số 25 loại bệnh liên quan đến thuốc lá năm 2011 (ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) đã là 24.679 tỷ đồng

Tiêu dùng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ảnh hưởng tới đói nghèo và phát triển bền vững Các hãng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đang có xu thế đưa ra

Trang 32

Như vậy, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nghèo đói

1.2 Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Thuyết nhu cầu Maslow

Thuyết nhu cầu là một lý thuyết về tâm lý học được xuất hiện từ năm 1943 do nhà tâm lý học Abraham Maslow nghiên cứu và phát triển Thuyết nhu cầu được sử dụng nhầm nghiên cứu động lực và hành vi của con người, được nhận diện dựa theo một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các nhu cầu khác nhau của con người sắp xếp nó theo trật tự thứ bậc hình kim tự tháp 5 tầng theo thứ tự lần lượt là từ các nhu cầu sinh lý của con người như: nhu cầu ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi,… đây đều được xem là nhu cầu cơ bản không thể thiếu Còn về các nhu cầu bậc cao thì bao gồm: nhu cầu an toàn, tinh thần, lòng tự trọng,…

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 33

25

Nhu cầu đầu tiên là các nhu cầu cơ bản nhất về mặt sinh ý con người Đây là một trong những nhu cầu thiết yếu mà cá nhân nào cũng có và cần phải đáp ứng Nó bao gồm: nhu cầu ăn uống, nơi ở, tình dục, thở, bài tiết và nghỉ ngơi,… đây cũng chính là những nhu cầu cơ bản và cần thiết mà cá nhân nào cũng cần phải có Lý thuyết này nói rằng con người buộc phải đáp ứng những nhu cầu sinh lý này trước tiên để theo đuổi sự thỏa mãn ở mức độ cao hơn Nếu những nhu cầu này không được đáp ứng, nó sẽ dẫn đến sự gia tăng sự bất mãn trong một cá nhân và các mức độ cao hơn sẽ không thể nào xuất hiện được Chúng ta có thể kiểm chứng được điều này, ví dụ như: khi cơ thể của chúng ta bệnh tật hoặc đói kém thì những nhu cầu khác cũng chỉ là thứ yếu Để hỗ trợ sinh viên trong việc thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử, công tác xã hội cá nhân cần đảm bảo rằng các nhu cầu sinh lý của họ được đáp ứng đầy đủ Ví dụ, đảm bảo rằng sinh viên có một chế độ ăn uống lành mạnh và đủ giấc ngủ để họ có đủ năng lượng và sự tỉnh táo để tham gia vào các chương trình giáo dục và tư vấn về tác hại của thuốc lá điện tử

Nhu cầu thứ hai là nhu cầu an toàn Đây là nhu cầu cần thiết thứ hai sau khi nhu cầu sinh lý tương đối thỏa mãn Nhu cầu này cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, tinh thần, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo Con người luôn mong muốn có được cảm giác an toàn để tránh khỏi các nguy hiểm ảnh hưởng đến mạng sống của chính mình Vì thế nhu cầu này sẽ trở thành động cơ để giúp con người bảo vệ bản thân trước các trường hợp khẩn cấp nguy hại đến tính mạng như: chiến tranh, thảm họa tự nhiên, trộm cướp,…Nhu cầu này thường được thể hiện thông qua việc: có một cuộc sống ổn định, sống ở những nơi có an ninh tốt, một môi trường an toàn,…Con người họ thường tìm đến các tín ngưỡng tôn giáo cũng là do nhu cầu về an toàn, đây chính là biểu hiện về an toàn về mặt tinh thần Để sinh viên cảm thấy an toàn khi tham gia vào quá trình thay đổi hành vi, công tác xã hội cá nhân cần tạo ra một môi trường hỗ trợ và không phán xét Các biện pháp bao gồm:

- Hỗ trợ tâm lý: Cung cấp các dịch vụ tư vấn tâm lý để giúp sinh viên vượt qua những lo lắng, căng thẳng và áp lực xã hội liên quan đến việc bỏ thuốc lá điện tử - Môi trường học tập an toàn: Tạo ra các không gian học tập và sinh hoạt an toàn,

không có sự kỳ thị hay áp lực từ bạn bè và cộng đồng Nhu cầu thứ ba là nhu cầu xã hội, mối quan hệ và tình cảm Nhu cầu này được thể hiện thông qua quá trình tìm kiếm kiếm bạn bè, các mối quan hệ xã hội, nó còn thể hiện thông qua sự mong muốn được quan tâm của người thân, gia đình, bạn bè,…Điều

Trang 34

26

này sẽ giúp cho sức mạnh cũng như sự tự tin của họ được tăng lên khi họ là thành viên trong một nhóm, một cộng đồng vì khi đó họ sẽ có được sự hợp tác, ủng hộ của nhiều người và làm nên vai trò và vị trí của họ trong xã hội Tuy rằng nhu cầu này được xếp ở tầng thứ ba nhưng nó cũng chiếm tầm quan trọng không kém gì so với hai tầng trên, nếu cá nhân một người không gia đình, không bạn bè, không có nhóm xã hội nào để cá nhân ấy thuộc về thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm tinh thần, sự phát triển tâm lý của cá nhân đó Công tác xã hội cá nhân có thể hỗ trợ sinh viên xây dựng và duy trì các mối quan hệ tích cực và hỗ trợ trong quá trình thay đổi hành vi Các biện pháp bao gồm:

- Nhóm hỗ trợ: Tạo ra các nhóm hỗ trợ giữa các sinh viên có cùng mục tiêu bỏ thuốc lá điện tử để họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và động viên lẫn nhau

- Kết nối với gia đình và bạn bè: Khuyến khích sinh viên tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè, những người có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp động lực và hỗ trợ tinh thần

Nhu cầu thứ tư là nhu cầu cần được tôn trọng Con người ai cũng mong muốn và cần được bình đẳng, quý trọng, kính mến, được lắng nghe và không bị coi thường dù đó có là ai đi chăng nữa Đạt được điều này con người sẽ cảm thấy bản thân được trưởng thành, tự tin để có thể dễ dàng thể hiện và phát triển thế mạnh của bản thân mình hơn Để sinh viên cảm thấy được tôn trọng và đánh giá cao trong quá trình thay đổi hành vi, công tác xã hội cá nhân cần:

- Công nhận thành tựu: Công nhận và khen ngợi những tiến bộ và nỗ lực của sinh viên trong việc bỏ thuốc lá điện tử

- Tạo cơ hội phát triển bản thân: Cung cấp các cơ hội để sinh viên thể hiện và phát triển khả năng của mình, chẳng hạn như tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, các dự án cộng đồng hoặc các khóa học kỹ năng

Nhu cầu thứ năm cũng là nhu cầu được thể hiện và phát triển bản thân Nhu cầu này thể hiện mong muốn được học tập, nghiên cứu, sáng tạo,… để bản thân có thể được phát triển toàn diện Đặt biệt hơn cả nhu cầu này không phải ngẫu nhiên mà được A.Maslow xếp ở tầng cuối cùng, bởi nhu cầu này chỉ đề được nhắc đến khi các nhu cầu cơ bản ở các tầng nền tảng đã được đáp ứng cũng như hoàn thành Để hỗ trợ sinh viên đạt được nhu cầu này, công tác xã hội cá nhân cần:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 35

27

- Giáo dục và đào tạo: Cung cấp các khóa học, hội thảo về sức khỏe, kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp để sinh viên có thể phát triển toàn diện và tự tin hơn trong cuộc sống

- Khuyến khích sáng tạo: Khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động sáng tạo, nghiên cứu và đổi mới để họ có thể tự thể hiện và phát triển bản thân Sự hiểu biết về lý thuyết nhu cầu của Maslow sẽ giúp xác định rõ ràng các nhu cầu và động lực của sinh viên, từ đó xây dựng các biện pháp hỗ trợ phù hợp để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử Bằng cách đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản của sinh viên được đáp ứng và tạo ra một môi trường hỗ trợ, công tác xã hội cá nhân có thể giúp sinh viên đạt được sự thay đổi tích cực và bền vững trong hành vi, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của họ

1.2.2 Thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura

Thuyết nhận thức xã hội có thể được bắt nguồn vào những năm 1960, khi Bandura cùng với các đồng nghiệp của mình đã khởi xướng một loạt nghiên cứu nổi tiếng về học tập qua quan sát được gọi là thí nghiệm Búp bê Bobo

Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) là một trong những lý thuyết được áp dụng thường xuyên nhất về hành vi sức khỏe SCT thừa nhận mối quan hệ mang tính quyết định qua lại giữa cá nhân, môi trường và hành vi của người đó, cả ba yếu tố này tương tác một cách linh hoạt và qua lại với nhau để tạo cơ sở cho hành vi cũng như các biện pháp can thiệp tiềm năng để thay đổi hành vi Lý thuyết nhận thức xã hội thường được gọi là cầu nối giữa các lý thuyết học tập hành vi và nhận thức, bởi vì nó tập trung vào sự tương tác giữa các yếu tố bên trong như suy nghĩ và xử lý biểu tượng (ví dụ: sự chú ý, trí nhớ, động lực) và các yếu tố quyết định bên ngoài (ví dụ: phần thưởng và hình phạt) trong việc xác định hành vi

Nguyên lý trung tâm của lý thuyết nhận thức xã hội là khái niệm về năng lực bản thân - niềm tin của cá nhân vào khả năng thực hiện hành vi của họ Hành vi được xác định bởi sự tương tác giữa kết quả mong đợi (mức độ mà mọi người tin rằng hành vi của họ sẽ dẫn đến kết quả nhất định) và hiệu quả.mong đợi (mức độ mà họ tin rằng họ có thể mang lại kết quả cụ thể) Ví dụ, các cá nhân có thể kỳ vọng rằng nếu họ thường xuyên sử dụng bao cao su, họ sẽ giảm đáng kể nguy cơ nhiễm HIV, tuy nhiên, họ cũng phải kỳ vọng rằng họ không có khả năng thực hành hành vi nhất quán như vậy Thay đổi hành vi sẽ đòi hỏi phải mang lại những kỳ vọng về kết quả và hiệu quả phù hợp với

Trang 36

28

nhau SCT nhấn mạnh các yếu tố dự đoán hành vi sức khỏe, chẳng hạn như động lực và năng lực bản thân, nhận thức về rào cản và lợi ích của hành vi, nhận thức về kiểm soát kết quả và nguồn kiểm soát hành vi cá nhân (tự điều chỉnh)

Một nguyên lý quan trọng khác liên quan đến hành vi và học tập là SCT nhấn mạnh rằng các cá nhân học hỏi lẫn nhau thông qua quan sát, bắt chước và làm mẫu; các mô hình hiệu quả gợi lên sự tin tưởng, ngưỡng mộ và tôn trọng từ người quan sát, đồng thời chúng dường như không đại diện cho một cấp độ hành vi mà người quan sát không thể hình dung được là bản thân họ sẽ đạt được Do đó, sự thay đổi trong kỳ vọng về hiệu quả thông qua trải nghiệm gián tiếp có thể được thực hiện bằng cách khuyến khích một cá nhân tin vào điều gì đó tương tự như sau: “nếu cô ấy có thể làm được thì tôi cũng có thể làm được”

Vì thế có thể kết luận là Lý thuyết nhận thức xã hội tập trung vào sự tương tác qua lại giữa con người, môi trường và hành vi, đồng thời đưa ra mô tả về cách thức các cá nhân khởi xướng và duy trì hành vi, có tính đến môi trường xã hội của họ Các cấu trúc hoạt động chính trong lý thuyết này là kỳ vọng về kết quả và tính hiệu quả của bản thân Những kỳ vọng về kết quả liên quan đến những hậu quả được dự đoán trước từ hành động của một người Năng lực bản thân phản ánh ước tính chủ quan về mức độ kiểm soát cá nhân mà một cá nhân mong đợi có được trong bất kỳ tình huống nào Lý thuyết này đã được áp dụng làm cơ sở để thay đổi hành vi trong nhiều lĩnh vực và môi trường khác nhau, bao gồm thể thao, giáo dục, phát triển nghề nghiệp và nghề nghiệp cũng như môi trường sức khỏe thể chất và tinh thần Các biện pháp can thiệp nhằm vào sự thay đổi về năng lực bản thân, kỳ vọng về kết quả hoặc cả hai, giả định rằng sự cải thiện trong những niềm tin này sẽ dẫn đến những thay đổi về kết quả hành vi Một lượng lớn bằng chứng ủng hộ các dự đoán lý thuyết đã được tích lũy Nghiên cứu đã nhấn mạnh những tác động có lợi của những biện pháp can thiệp như vậy đối với các hành vi và kết quả mục tiêu như thành tích học tập, thăng tiến nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm, cai thuốc lá, tham gia tập thể dục và ăn uống lành mạnh trên nhiều nhóm dân cư và môi trường Lý thuyết này đã có ảnh hưởng đến sự phát triển của các lý thuyết khác áp dụng các phần của nó, đặc biệt là cấu trúc năng lực bản thân

Việc áp dụng thuyết nhận thức xã hội vào đề tài "Công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên đại học tại Hà Nội" có thể được thực hiện một cách cụ thể và thực tế như sau:

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 37

29

Mối quan hệ qua lại giữa cá nhân, môi trường và hành vi

Thuyết nhận thức xã hội nhấn mạnh rằng hành vi của con người không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố cá nhân (như suy nghĩ và cảm xúc) mà còn bởi các yếu tố môi trường (như xã hội và văn hóa) Trong bối cảnh này, công tác xã hội cá nhân cần xem xét các yếu tố sau:

- Yếu tố cá nhân: Đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ và động lực của sinh viên về tác hại của việc hút thuốc lá điện tử

- Yếu tố môi trường: Xem xét các yếu tố môi trường xã hội ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên, như áp lực từ bạn bè, quảng cáo và truyền thông

- Hành vi: Quan sát và phân tích hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên để xác định các yếu tố kích thích và duy trì hành vi này

Năng lực bản thân (Self-efficacy)

Một khái niệm trung tâm của thuyết là năng lực bản thân, tức là niềm tin của cá nhân vào khả năng thực hiện hành vi của họ Để nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên, công tác xã hội cá nhân cần tập trung vào:

- Tăng cường niềm tin vào khả năng từ bỏ thuốc lá điện tử: Thông qua các buổi tư vấn và hỗ trợ tâm lý, giúp sinh viên tin rằng họ có thể từ bỏ thói quen này Ví dụ, chia sẻ các câu chuyện thành công của những người đã bỏ thuốc lá điện tử có thể tạo động lực và niềm tin cho sinh viên

- Giảm thiểu rào cản tâm lý: Giúp sinh viên vượt qua các rào cản tâm lý như lo lắng, sợ hãi hoặc thiếu tự tin trong quá trình từ bỏ thuốc lá điện tử

Học tập qua quan sát (Observational Learning)

Thuyết cũng nhấn mạnh rằng con người học hỏi lẫn nhau thông qua quan sát, bắt chước và làm mẫu Để thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh viên, công tác xã hội cá nhân có thể:

- Sử dụng mô hình tích cực: Tạo ra hoặc giới thiệu các mô hình tích cực, những người đã thành công trong việc từ bỏ thuốc lá điện tử Các mô hình này nên có sự tin tưởng, ngưỡng mộ từ phía sinh viên và thể hiện các hành vi mà sinh viên có thể thấy rằng họ cũng có thể đạt được

- Tổ chức các buổi thảo luận nhóm: Khuyến khích sinh viên tham gia các buổi thảo luận nhóm, nơi họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ những người khác

Trang 38

30

Kỳ vọng về kết quả (Outcome Expectations)

SCT cho rằng hành vi được xác định bởi sự tương tác giữa kết quả mong đợi và hiệu quả mong đợi Để thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử, công tác xã hội cá nhân cần:

- Xác định rõ các kết quả tích cực: Giúp sinh viên hiểu rõ những lợi ích của việc từ bỏ thuốc lá điện tử, chẳng hạn như cải thiện sức khỏe, tiết kiệm chi phí, và nâng cao chất lượng cuộc sống

- Đồng thời giải thích các hậu quả tiêu cực của việc tiếp tục hút thuốc lá điện tử: Cung cấp thông tin chi tiết về các nguy cơ sức khỏe liên quan đến thuốc lá điện tử, như các bệnh về phổi và tim mạch

Tự điều chỉnh (Self-regulation)

Tự điều chỉnh là khả năng của cá nhân trong việc kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình Để hỗ trợ sinh viên trong việc thay đổi hành vi, công tác xã hội cá nhân có thể:

- Phát triển kế hoạch hành động cá nhân: Cùng sinh viên xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể để từ bỏ thuốc lá điện tử, bao gồm việc đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết

- Khuyến khích tự giám sát và tự đánh giá: Hướng dẫn sinh viên cách tự theo dõi và đánh giá tiến độ của mình, từ đó điều chỉnh hành vi để đạt được mục tiêu đã đề ra

2

Thư viện ĐH Thăng Long

Trang 39

31

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Trên đây là những nội dung được đề cập trong chương 1 cũng chính là cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Trong đó, bao gồm những khái niệm về công tác xã hội, thuốc lá điện tử, các lý thuyết ứng dụng trong quá trình nghiên cứu vấn đề công tác xã hội cá nhân trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội Từ đó rút ra được việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội là vô cùng quan trọng và cần thiết

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu có được bước đệm để tiếp tục đi sâu vào phân tích về thực trạng hút thuốc lá điện tử ở sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến việc hỗ trợ nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên trên địa bàn được khảo sát Theo đó, cũng đã mở ra được tiền đề quan trọng cho việc đề xuất biện pháp công tác xã hội cá nhân trong việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi nhằm làm giảm thiểu tình trạng nghiện hút thuốc lá điện tử ở sinh viên

Trang 40

32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THAY ĐỔI HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI

HỌC Ở HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu:

Hà Nội không chỉ là một thành phố trực thuộc trung ương, mà nó còn là thủ đô của nước Việt Nam Ngoài ra nơi đây là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nơi đây chính là thành phố lớn nhất (về mặt diện tích) Việt Nam, có vị trí là trung tâm chính trị, là một trong hai trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng tại Việt Nam

Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố Với diện tích 3.359,82 km², và dân số là 8,4 triệu người, đồng thời cũng là thành phố đông dân thứ hai và có mật độ dân số cao thứ hai trong 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam, nhưng dân cư phân bố không đồng đều Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã

Về kinh tế, theo ước tính thì GRDP của TP Hà Nội tăng trưởng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn Ước năm 2023, GRDP tăng 6,11%; đầu tư xã hội tăng 9%, vốn FDI gần 2,9 tỷ USD, tăng 62,0%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trên 10%; lượng khách du lịch trong nước và quốc tế dự kiến vượt mục tiêu đề ra Có gần 26.500 doanh nghiệp thành lập mới (tăng 6%) Đặc biệt, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán, đảm bảo cân đối chi ngân sách với tổng thu dự kiến hơn 400.000 tỷ đồng, đạt 113,5% dự toán, tăng 20,0% so với năm 2022; kim ngạch xuất khẩu ước 17,3 tỷ USD, tăng 1,0%; kim ngạch nhập khẩu ước 44,2 tỷ USD, tăng 8,0%

Về văn hoá, với hơn 1000 năm văn hiến, từ thuở là kinh thành Thăng Long cho tới nay Hà Nội vẫn luôn là trung tâm văn hóa lớn nhất nước với các di tích văn hóa vật thể và phi vật thể Vùng đất lành vốn đã sản sinh ra nền văn hóa dân gian với nhiều truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, những vị anh hùng, danh nhân được dân gian ca ngợi và những lễ hội dân gian mang đậm màu sắc lịch sử Ước tính hiện nay Hà Nội có 1.228 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới, 58 di sản quốc gia và

Thư viện ĐH Thăng Long

Ngày đăng: 04/09/2024, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bộ y tế Việt Nam và Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (2020). Chia sẻ kết quả nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chia sẻ kết quả nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá
Tác giả: Bộ y tế Việt Nam và Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá
Năm: 2020
5. Dương Liễu và Xuân Mai (2023). Thuốc lá điện tử 'tấn công' học trò: Nguy hiểm tính mạng từ 'làn khói thơm', Báo tuổi trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuốc lá điện tử 'tấn công' học trò: Nguy hiểm tính mạng từ 'làn khói thơm'
Tác giả: Dương Liễu và Xuân Mai
Năm: 2023
6. Hoài Thu (2022). Nam thanh niên nhập viện cấp cứu sau khi hút thuốc lá điện tử có bơm "chất lạ", Báo công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: chất lạ
Tác giả: Hoài Thu
Năm: 2022
8. Ngô Minh Vinh và cộng sự (2024). Nguy cơ tim mạch theo thang điểm framingham trên bệnh nhân vảy nến mảng: một nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí y học Việt NamTài liệu tham khảo tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguy cơ tim mạch theo thang điểm framingham trên bệnh nhân vảy nến mảng: một nghiên cứu bệnh chứng tại bệnh viện da liễu thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí y học Việt Nam
Tác giả: Ngô Minh Vinh và cộng sự
Năm: 2024
9. A Scientific Statement From the American Heart Association, Circulation (2023). Cardiopulmonary Impact of Electronic Cigarettes and Vaping Products, American Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cardiopulmonary Impact of Electronic Cigarettes and Vaping Products
Tác giả: A Scientific Statement From the American Heart Association, Circulation
Năm: 2023
10. Alice E. Jasper và cộng sự (2023). E-cigarette vapour renders neutrophils dysfunctional due to filamentous actin accumulation, Journal of Allergy and Clinical Immunology Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-cigarette vapour renders neutrophils dysfunctional due to filamentous actin accumulation
Tác giả: Alice E. Jasper và cộng sự
Năm: 2023
11. Centers for Disease Control and Prevention (2021). Approximately 2.55 Million Students Reported Currently Using a Tobacco Product, America Sách, tạp chí
Tiêu đề: Approximately 2.55 Million Students Reported Currently Using a Tobacco Product
Tác giả: Centers for Disease Control and Prevention
Năm: 2021
13. Hongjia Song và cộng sự (2021). Cigarettes smoking and e-cigarettes using among university students: a cross-section survey in Guangzhou, China Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cigarettes smoking and e-cigarettes using among university students: a cross-section survey in Guangzhou
Tác giả: Hongjia Song và cộng sự
Năm: 2021
14. Hyun-Wook Lee và cộng sự (2018). E-cigarette smoke damages DNA and reduces repair activity in mouse lung, heart, and bladder as well as in human lung and bladder cells, Bert Vogelstein, Đại học Johns Hopkins, Baltimore, MD Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-cigarette smoke damages DNA and reduces repair activity in mouse lung, heart, and bladder as well as in human lung and bladder cells
Tác giả: Hyun-Wook Lee và cộng sự
Năm: 2018
16. John Erhabor và cộng sự (2021). E-Cigarette Use Among US Adults in the 2021 Behavioral Risk Factor Surveillance System Survey, AMA Network Open Sách, tạp chí
Tiêu đề: E-Cigarette Use Among US Adults in the 2021 Behavioral Risk Factor Surveillance System Survey
Tác giả: John Erhabor và cộng sự
Năm: 2021
17. Jun Ho Cho và Samuel Y. Paik (2016). Association between Electronic Cigarette Use and Asthma among High School Students in South Korea, Korea Sách, tạp chí
Tiêu đề: Association between Electronic Cigarette Use and Asthma among High School Students in South Korea
Tác giả: Jun Ho Cho và Samuel Y. Paik
Năm: 2016
19. Menglu Yuan và cộng sự (2015). Nicotine and the adolescent brain, The Journal of Physiology Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nicotine and the adolescent brain
Tác giả: Menglu Yuan và cộng sự
Năm: 2015
20. Rana Kurdi và cộng sự (2021). Prevalence, Risk Factors, Harm Perception, and Attitudes Toward E-cigarette Use Among University Students in Qatar: A Cross- Sectional Study, Department of Public Health, College of Health Sciences, QU Health, Qatar University, Doha, Qatar Sách, tạp chí
Tiêu đề: Prevalence, Risk Factors, Harm Perception, and Attitudes Toward E-cigarette Use Among University Students in Qatar: A Cross-Sectional Study
Tác giả: Rana Kurdi và cộng sự
Năm: 2021
23. Sharifa Ezat Wan Puteh và cộng sự (2018). The use of e-cigarettes among university students in Malaysia, Malaysia Sách, tạp chí
Tiêu đề: The use of e-cigarettes among university students in Malaysia
Tác giả: Sharifa Ezat Wan Puteh và cộng sự
Năm: 2018
24. Simone St Claire và cống sự (2020). Lung health, tobacco, and related products: gaps, challenges, new threats, and suggested research, Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lung health, tobacco, and related products: "gaps, challenges, new threats, and suggested research
Tác giả: Simone St Claire và cống sự
Năm: 2020
1. Báo Đại biểu Nhân dân. Ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng Khác
3. Lê Minh Đạt và cộng sự (2020). Thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử của thanh thiếu niên 15-24 tuổi tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 và một số yếu tố liên quan Khác
7. Lương Thị Yên (2022). Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên trường đại học y dược, đại học quốc gia hà nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan Khác
12. Ciaran D Kennedy và cộng sự (2019). The cardiovascular effects of electronic cigarettes: A systematic review of experimental studies Khác
15. Jefferson Fowles, Tracy Barreau và Nerissa Wu (2020). Cancer and Non-Cancer Risk Concerns from Metals in Electronic Cigarette Liquids and Aerosols Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Thông tin cá nhân của thân chủ - công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh vên đại học tại hà nội
Bảng 1. Thông tin cá nhân của thân chủ (Trang 69)
Sơ đồ phả hệ: - công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh vên đại học tại hà nội
Sơ đồ ph ả hệ: (Trang 71)
Sơ đồ sinh thái: - công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh vên đại học tại hà nội
Sơ đồ sinh thái: (Trang 72)
Bảng 2. Bảng phân tích điểm mạnh và yếu của thân chủ - công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh vên đại học tại hà nội
Bảng 2. Bảng phân tích điểm mạnh và yếu của thân chủ (Trang 73)
Bảng 3. Bảng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ thân chủ - công tác xã hội cá nhân trong nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi hút thuốc lá điện tử của sinh vên đại học tại hà nội
Bảng 3. Bảng kế hoạch can thiệp và hỗ trợ thân chủ (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w