1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn toán lớp 4

143 13 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn toán lớp 4
Tác giả Hà Thu Huyền
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Danh Nam
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục
Chuyên ngành Toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Toán
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

Để học sinh tiểu học học giỏi bộ môn Toán thì mỗi một thầy cô giáo không thể giảng theo kiến thức trong sách hoặc tổ chức bài dạy quá khô khan và cứng nhắc sẽ khiến các học sinh tiếp thu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Danh Nam

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được xuất phát từ yêu cầu trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu

Các số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được thu thập trong quá trình nghiên cứu và không trùng lặp với các đề tài khác

Học viên Hà Thu Huyền

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô giáo các Khoa, Cán bộ phòng Sau Đại học thuộc trường Trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, hỗ trợ, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu tại trường

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường tiểu học và đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tôi thực hiện khảo sát, thực nghiệm trong suốt quá trình nghiên cứu

Học viên Hà Thu Huyền

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Mức độ giáo viên tiến hành tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán 301 Bảng 1.2 Tỷ lệ tán thành của giáo viên về việc vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học kiến thức toán 31 Bảng 1.3 Ý kiến của học sinh về việc giáo viên tổ chức trò chơi trong dạy hình học 344

Bảng 3.1 Bảng thống kê ý kiến của học sinh (Trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn, thành phố Hà Nội) 845 Bảng 3.2 Thống kê nhóm 87 Bảng 3.3 Kiểm tra t-test mẫu độc lập trong quá trình kiểm tra sau thử nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 87 Bảng 3.4 Kiểm tra giả định phân phối chuẩn của điểm số sau khi thực nghiệm của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 88

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Phân phối điểm sau thực nghiệm của hai lớp 86Hình 3.2 Phân phối chuẩn điểm số sau thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 89

Trang 8

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Cấu trúc của luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7

1.1 Tình hình nghiên cứu 7

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động học tập 9

1.2.1 Khái niệm hoạt động học 9

1.2.2 Bản chất của hoạt động học 100

1.3 Trò chơi trong dạy học Toán 122

1.3.1 Khái niệm trò chơi trong dạy học 122

1.3.2 Các loại trò chơi học tập 16

1.3.3 Thiết kế trò chơi học tập trong quá trình dạy học Toán tiểu học 22

1.4 Nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt các chủ đề môn Toán lớp 4 27

1.4.1 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4 27

Trang 9

1.5 Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán tại trường Tiểu

học 300

1.5.1 Kết quả khảo sát giáo viên 300

1.5.2 Kết quả khảo sát học sinh 344

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP MỘT SỐ CHỦ ĐỀ MÔN TOÁN LỚP 4 37

2.1 Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi 37

2.1.1 Đảm bảo tính sinh động, hấp dẫn 37

2.1.2 Đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn 37

2.1.3 Đảm bảo hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực đặc thù gắn với nội dung môn học 38

2.2 Thiết kế trò chơi học tập một số chủ đề toán học lớp 4 39

2.2.1 Định hướng phân loại và thiết kế trò chơi học tập 39

2.2.2 Quy trình thiết kế trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 4 411

2.2.3 Thiết kế một số trò chơi học tập trong dạy học một số chủ đề toán lớp 4 433

2.3 Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Toán 4 611

2.3.1 Tổ chức hoạt động dạy học “Khám phá”, hình thành kiến thức mới cho học sinh 611

2.3.2 Tổ chức hoạt động dạy học “Luyện tập, củng cố” kiến thức cho học sinh 655

2.3.3 Tổ chức một số hoạt động “Tự học” cho học sinh 722

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 81

3.2 Tổ chức và nội dung thực nghiệm sư phạm 81

3.2.1 Tổ chức thực nghiệm sư phạm 81

Trang 10

3.3 Đánh giá thực nghiệm sư phạm 83

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Các quốc gia trên thế giới hiện nay đang quan tâm đến vấn đề đảm bảo tất cả trẻ em đều có quyền được giáo dục Trọng tâm của quyền giáo dục là quyền được đến trường thường làm lu mờ sự chú ý đến chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục xác định trẻ em học được bao nhiêu, tốt như thế nào và mức độ giáo dục chuyển thành phạm vi lợi ích cá nhân, xã hội phát triển Tuy nhiên, khá nhiều học sinh tốt nghiệp mà không thành thạo một số kĩ năng

nhận thức và phi nhận thức (Hernandez, 2010)

Giáo dục thường được mô tả là quá trình tiếp nhận hoặc đưa ra hướng dẫn có hệ thống Giáo dục được đặt ở một vị trí cao trong xã hội bởi vì nó được coi là bước đệm thoát nghèo và quan trọng hơn, nó có tầm quan trọng lớn đối với việc xây dựng quốc gia vì nó có thể hun đúc ý thức của giới trẻ và hướng họ tới mục đích cụ thể Đó là quyền cơ bản của con người vì nó được coi là một trong những bảo đảm cơ bản cho phép một cá nhân phát huy hết

khả năng của mình (Mongaya, 2012)

Theo Luật 43/2019/QH14 ngày 14/06/2019 thì chương trình tiểu học ở Việt Nam có mục đích là tạo nền tảng đầu tiên cho việc giáo dục toàn diện nhân cách, trí lực, thể chất, thẩm mĩ và sẵn sàng cho phép trẻ em bước vào trung học sơ sở Mục tiêu của chương trình tiểu học là nhằm tạo ra các chủ nhân tương lai của quốc gia với nhân cách cao cùng những khả năng phát triển tốt về những lãnh vực trên

Môn Toán có thể xem là một trong các môn học cần thiết nhất đối với trẻ em hiện nay Nó có thể ứng dụng rộng ở những khía cạnh khác nhau nhằm xử lý những bài toán thực tiễn cần có tính chất logic và chính xác Tuy nhiên, vấn đề dạy và học Toán phải có tính chất logic cao và khái quát Do đó, môn

Trang 12

“vận dụng” tri thức để xử lý những tình huống thực tế Nội dung của môn Toán tại trường phổ thông không chỉ giúp học sinh phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực Toán học, mà còn giúp cho họ trải nghiệm và vận dụng kiến thức Toán vào thực tiễn Ngoài2 ra, môn2 Toán cũng tạo2 liên kết2 giữa các ý tưởng2 Toán học với nhau, liên kết giữa Toán học với thực tiễn và các môn khác như Khoa học2 tự nhiên, Vật lí, Hóa học, Sinh2 học và Công nghệ để thực hiện2 giáo dục2 STEM Vì vậy, việc giáo viên tổ chức dạy học các tình huống để học sinh cảm nhận được sự cần thiết của việc học Toán, buộc học sinh phải sử dụng các quy tắc, phép tính Toán học để giải các bài toán, các giả thiết trong cuộc sống là vấn đề cần quan tâm

Theo Hoàng Thị Tuyết (2017) về động cơ và hứng thú học tập: Động cơ học tập có thể đến từ bên ngoài hoặc từ bên trong học sinh Tuy nhiên, chỉ những động cơ nội tại như yêu thích môn học, ham học hỏi, ham hiểu biết, phấn đấu vươn lên thì mới bền vững hơn và có giá trị đặc biệt trong giáo dục Để giúp học sinh hình thành và phát triển động cơ học tập nội tại, giáo viên cần truyền cho học sinh lòng yêu thích môn học bằng cách tổ chức các hoạt động làm cho việc học trở nên thú vị Sự thi đua cũng là một biện pháp để kích thích sự hăng say học tập Trò chơi, bài hát, câu đố,… giúp tạo không khí sảng khoái Mặc dù những hình thức trên chỉ tạo ra sự thích thú nhất thời, tại chỗ trong giờ học, nhưng nếu thường xuyên nâng cao sự thích thú này sẽ dẫn đến lòng yêu thích môn học ở học sinh, từ đó bồi đắp động cơ bền vững vốn có Niềm vui và giá trị sâu sắc, đó là niềm vui của sự thành công, niềm vui khi thấy sự tiến bộ của bản thân, tạo động lực học tập cho học sinh

Trong chương trình dạy học ở bậc tiểu học hiện nay, môn Toán có vai trò rất lớn bên cạnh các môn học khác ở bậc tiểu học, góp phần quan trọng trong việc phát triển con người toàn diện Có thể nói, Toán2 học là2 môn Khoa2

Trang 13

học tự nhiên có tính logic và độ chính xác cao, là chìa khóa2 cho sự phát triển của các2 ngành khoa học khác

Để học sinh tiểu học học giỏi bộ môn Toán thì mỗi một thầy cô giáo không thể giảng theo kiến thức trong sách hoặc tổ chức bài dạy quá khô khan và cứng nhắc sẽ khiến các học sinh tiếp thu rất bị động Nếu cứ dạy học theo kiểu này chắc chắn giờ học của học sinh sẽ nhàm chán và kết quả học đương nhiên không cao Đây2 là2 một trong2 những điều2 cản trở2 sự phát triển của trẻ thành những con người năng động, tự tin và sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những2 thay đổi diễn2 ra hàng ngày (Nguyễn Trọng Chiến và cộng sự, 2005)

Yêu cầu của giáo dục phổ thông hiện nay là việc giảng dạy bộ môn Toán ở bậc tiểu học cần phải thay đổi theo hướng tăng cường sự năng động và sáng tạo của học sinh Vì vậy, mỗi giáo viên cần khơi dậy ở học sinh cảm hứng học tập bằng việc khích lệ các em hòa mình với những trò chơi học tập Trò chơi học tập là một hình thức khiến học sinh hứng thú nhất Thông qua trò chơi Toán học các em dễ tiếp nhận những tri thức mới, bổ sung và khắc sâu tri thức Toán học rèn ở các em niềm đam mê, hứng thú trong học tập và lao động Nếu giáo viên tạo ra trò chơi Toán học thật hấp dẫn và khoa học thì chắc hẳn hiệu quả giảng dạy bộ môn Toán học sẽ ngày càng tăng cao Bằng việc có trò chơi Toán thì giáo viên cùng học sinh có thể không phụ thuộc vào sách vở Trò chơi Toán học đặt học sinh vào những tình huống vui nhộn và thú vị để kích thích sự tò mò của các em Vì vậy, nó có sức hấp dẫn lớn đối với trẻ em (Nguyễn Thị Bích Hồng, 2013)

Tuy nhiên, qua quá trình trực tiếp giảng dạy và theo dõi thực trạng việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán nhằm phát triển tư duy Toán học thì tác giả luận văn nhận thấy việc áp dụng phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán nhằm phát triển năng lực tư duy toán học của học sinh còn

Trang 14

trạng một số giáo viên đôi khi sợ mất thời gian tìm tòi sáng tạo và tổ chức trò chơi Hình thức2 tổ2 chức trò chơi chưa2 phong phú Học2 sinh chưa2 thực sự hứng thú2 tham gia vào2 các trò chơi, hoạt động học tập trong lớp học

Xuất phát từ những lí do vừa nêu trên, tác giả luận văn quyết định chọn

đề tài “Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn toán lớp 4” làm đề tài nghiên cứu luận văn

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn, các nguyên tắc thiết kế một số trò chơi học tập môn Toán lớp 4 để từ đó xây dựng một số biện pháp thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 4

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp sử dụng trò chơi trong dạy học

môn Toán cho học sinh lớp 4

3.2 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán cho học sinh lớp 4

thông qua việc dạy học sử dụng trò chơi học tập

4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Chương trình GDPT năm 2018 môn Toán lớp 4

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2022 đến hết tháng 4/2023

5 Giả thuyết khoa học

Nếu có những biện pháp tổ chức giảng dạy các chủ đề môn Toán lớp 4 qua trò chơi học tập hiệu quả thì sẽ thúc đẩy học sinh có tinh thần tự giác,

Trang 15

năng động và tích cực nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Toán đối với học sinh

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trò chơi học tập và vận dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán tại trường Tiểu học

- Nghiên cứu hiện trạng tình hình sử dụng trò chơi học tập để dạy học môn Toán tại trường Tiểu học

- Đề xuất một số biện pháp thiết kế và sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Toán lớp 4

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra độ khả thi và hiệu quả

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

 Nghiên2 cứu2 các tài liệu2 lý luận: triết2 học, giáo2 dục học, tâm lý học, lý luận và phương pháp dạy2 học bộ môn Toán

 Nghiên2 cứu2 chương2 trình, sách2 giáo khoa, sách2 giáo viên, sách2 nâng cao có liên quan2 đến nội dung luận văn

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

 Theo dõi và quan sát đồng thời thực hiện dự tiết và phỏng vấn để hỏi ý kiến một số giáo viên giảng dạy tốt toán học và có chuyên môn để khảo sát thực tế việc sử dụng trò chơi giáo dục để dạy Toán đối với học sinh lớp 4 ở nhà trường Tiểu học

 Sử dụng bảng quan sát và nói chuyện với học sinh để tìm hiểu nguyên nhân và kết quả của việc sử dụng phương thức giảng dạy có sử dụng trò chơi giáo dục để dạy Toán đối với học sinh lớp 4

Trang 16

Thực 2nghiệm giảng dạy một2 số giáo2 án soạn2 theo hướng22 của đề tài nhằm2

đánh giá tính khả2 thi2 và hiệu2 quả của đề tài

7.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử2 dụng các phần2 mềm thống2 kê toán học, trong2 đó chủ2 yếu là phần2 mềm2

Excel để xử lí số liệu2 điều tra khảo2 sát

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ, Tài liệu tham khảo; nội dung luận văn bao gồm ba chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập một số chủ đề môn toán lớp 4

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tình hình nghiên cứu

Sukmadewi (2014) đã thực hiện nghiên cứu nhằm điều tra việc nâng cao khả năng tư duy toán học của học sinh thông qua phương pháp sử dụng câu hỏi dò tìm và đẩy Trong nghiên cứu tác giả đã đưa ra luận điểm dạy và học toán không chỉ là một hoạt động nhằm phát triển các kỹ năng tư duy của học sinh như hiểu biết toán học, suy luận toán học, giải quyết vấn đề và giao tiếp toán học Hơn nữa, dạy học toán cần có đủ không gian để học sinh cảm nhận được tính hữu ích của toán học trong cuộc sống, thể hiện ở sự tò mò, ham thích, ham học hỏi và tính kiên trì, tự tin khi giải toán Theo tác giả đặt câu hỏi là một phương pháp luôn được hầu hết tất cả các giáo viên dạy Toán sử dụng Nghiên cứu đã thực hiện việc xem xét nghiên cứu liên quan đến việc dạy và học toán, đặc biệt tập trung vào các câu hỏi được thiết kế để khơi gợi tư duy của học sinh Trọng tâm sẽ là cách thiết kế và sử dụng các câu hỏi và kỹ thuật đặt câu hỏi để thúc đẩy học sinh tạo ra các kết nối và hiểu toán học một cách sâu sắc hơn hoặc thăm dò suy nghĩ của họ để hiểu rõ hơn cách họ cảm nhận toán học Câu hỏi dò và đẩy có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế cho việc phát triển các kỹ năng tư duy toán học của học sinh cũng như các định vị toán học xây dựng tính cách của học sinh trong toán học

Hudson và cộng sự (2015) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xây dựng, thiết kế trò chơi nhằm phát triển năng lực tư duy toán học của học sinh tiểu học tại Scotland Nghiên cứu được thực hiện với một nhóm bao gồm 24 giáo viên tiểu học ở Đông Bắc Scotland trong giai đoạn 2011–2012 Một nghiên cứu hành động được thực hiện với các học sinh tiểu học tại Scotland Dữ liệu thực nghiệm được rút ra từ các cuộc khảo sát trước và sau khóa học, phỏng vấn và quan sát các diễn đàn thảo luận trên môi trường trực tuyến Kết quả

Trang 18

lớp học hơn hẳn lớp đối chứng Năng lực tư duy của nhóm học sinh lớp thực nghiệm cũng đã có cải thiện rõ rệt sau khi trải nghiệm thực thế phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học

Tại Việt Nam thì cho đến nay, đã có khá nhiều tác giả nổi bật trong lĩnh vực toán học, những người đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về toán học và phương pháp dạy học môn Toán

- Sách "Các hoạt động trò chơi giáo dục tiểu học góp phần rèn luyện tình cảm, trí óc và thể chất ở học sinh" của tác giả Trần Nhật Thăng (Biên soạn) đã trình bày những trò chơi hoạt động ở học sinh tiểu học

- Theo sách1 "Phương pháp1 dạy học Toán cấp tiểu1 học" Nhà xuất bản1

Đại học Huế 2007 – 1Nguyễn Trọng Chiến1 và Nguyễn Thị1 Kim Thoa: 1Nhóm tác giả đưa ra yêu cầu và mục1 tiêu đổi mới phương pháp dạy học môn Toán1

cấp tiểu học Đưa ra danh mục những bài toán gợi ý và vận dụng những phương pháp nhằm giúp học sinh vận dụng Nhóm1 tác giả1 đã đưa được1 đặc trưng1 của phương pháp1 dạy học1 theo nhóm Nhưng vẫn chưa thể đưa ra được phương pháp dạy học theo nhóm và vận dụng phương pháp dạy học nào sẽ có kết quả cao

- Theo sách1 “Thực hành1 phương pháp1 dạy toán1 cấp tiểu học” 1Nhà xuất bản Đại học Huế 2008 – TS Đào Tam (Tác giả) – Phan Thanh Thông1 và Hoàng1 Bá Thịnh: Nhóm tác giả đã đưa1 ra mục đích dạy học môn1 Toán và phương pháp1 vận dụng1 thực hành1 dạy học Toán1 trong từng phân môn1 thực hành1 dạy học các số1 nguyên, thực hành1 dạy học1 các thập1 phân, thực hành1 dạy học các1 yếu tố1 đại số, thực hành1 giảng dạy các yếu tố đại số, thực hành1 dạy các yếu tố1 hình học1 và đo lường1 đại số, thực hành1 dạy toán1 có lời giải

Nhận xét: Thông qua việc trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài có thể thấy vấn đề phát triển năng lực tư duy toán học và

Trang 19

phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học đã nhận được sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong các bộ môn và cấp học khác nhau Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện với nội dung Phát triển năng lực tư duy toán học của học sinh tiểu học thông qua phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học Do vậy, cần2 có công trình nghiên cứu về lĩnh vực này2 nhằm đòi2 hỏi cấp thiết của giáo dục Như vậy, đề tài tác giả lựa chọn không gặp phải vấn đề trùng lặp đề tài

1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động học tập 1.2.1 Khái niệm hoạt động học

Học là sự tương tác của cá thể với môi trường và hệ quả là dẫn đến sự thay đổi lâu dài trong suy nghĩ và thái độ hay hành động của cá thể đó [7]

Học2 có cả đối2 với người2 và vật Nó là cách thức mà động vật có năng lực thích nghi với môi trường xung quanh để từ đấy sinh tồn cùng tăng trưởng [9]

Học của cơ thể người và vật được xác định bằng hai tín hiệu sau: Thứ nhất: Học là sự tương tác của cá thể với môi trường, nghĩa là có sự tương tác qua lại giữa ứng với những nhân tố ở bên ngoài với sự tương tác đáp trả của cá thể Đây2 cũng là điều2 kiện cần của sự học Vì nếu chỉ có sự tương tác của những nhân tố bên ngoài chứ không có sự tương tác của cá thể thì sự học không xảy ra [9]

Thứ hai: Hệ quả của tương tác dẫn đến sự thay đổi căn bản trong ngôn ngữ, cử chỉ và hành động của cá thể Nói ngắn gọn thì tương tác là sản sinh ra cho cá thể một năng lực mới (hoặc bổ sung năng lực), điều xưa kia không có trong nhận thức của loài Điểm này có thể nhận biết tương tác gây biến đổi có tính sinh lý (trời nóng làm thân thể ra mồ hôi, thời tiết lạnh sởn da gà, hay là

Trang 20

biết bò, biết bước đi Chung quy lại là các tương tác tạo ra phản ứng tất yếu có tính loài) với sự biến đổi sinh học hoặc tự nhiên của cá thể Những tương tác dẫn đến sự biến đổi có tính di truyền, bẩm sinh hoặc có tính loài không được xem là sự học tập

1.2.2 Bản chất của hoạt động học

- Qua thời gian sống và trưởng thành thì đối với mỗi một con người luôn diễn ra một sự tiếp thu tự động các kỹ năng, kỹ xảo khi giao tiếp và trong hoạt động sản xuất, giữa cách chung sống của mình với nhau và của mình với thiên nhiên đặc biệt là các tệ nạn và thói hư tật xấu Trải qua quá trình mỗi người có sự chọn lọc điều gì có lợi đối với con người và giúp đỡ bản thân mình thông qua các hoạt động cộng đồng và hình thành các kỹ năng sống bao hàm cả tri thức và kỹ năng sống thông qua hướng dẫn của người lớn hoặc người có kinh nghiệm thông qua sự học hỏi và luyện tập nhằm hướng về sự đúng sai và lưu lại hoặc loại trừ, đấy cũng là quá trình học của mỗi một con người và cũng có thể tự giác hoặc tự phát Tuy nhiên, nhìn về khía cạnh tích cực thì việc học này chỉ đưa lại lợi ích con người các tri thức tiền khoa học Song khi thực tế yêu cầu con người cần có các tri thức khoa học đặc biệt và khả năng thực hành mới thì phương thức học tập trong đời sống không thực hiện được Một phương thức đặc biệt (phương thức dạy học) mới có năng lực đặc biệt giúp con người thực hiện một hoạt động cụ thể được coi là hoạt động học Vậy, “học” là thuật ngữ dùng để mô tả hoạt động học diễn ra theo phương thức thường ngày, và "hoạt động học" là thuật ngữ dùng để mô tả hoạt động học diễn ra theo phương thức đặc biệt để thu nhận các tri thức mới, kỹ năng và kỹ xảo mới Trong chương này, chúng2 ta đề cập về hoạt2 động học [9]

- Hoạt2 động học là sự chiếm lĩnh kinh2 nghiệm của loài người dưới ảnh hưởng của các tác nhân giáo dục Chủ thể của hoạt động học là con người và

Trang 21

là tập hợp các người tham gia giáo dục Đối tượng của hoạt động học là các kinh nghiệm của con người về việc nhận thức và cải tạo sự vật hoặc về những hiện tượng xã hội phức tạp Mục đích của hoạt động học là để chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội và giá trị tinh thần của nhân loại mang tới và trên nền tảng ấy học sinh có khả năng nhận thức về việc cải tạo thiên nhiên và xã hội, phải biết chung sống với cái gì quyết định sự sống còn của cá nhân người học Phương tiện của hoạt động học là các cơ sở lý luận, là nội dung và hình thức tổ chức những hoạt động nhận thức, nghiên cứu về giá trị và hoạt động kinh tế, chính trị xã hội và hoạt động thẩm mĩ, tập thể dục nghệ thuật mà học sinh đã tổ chức thực hiện Kết quả hoạt động học là các năng lực mới của học sinh thông qua việc nhận thức và cải tạo thực tiễn, là sự hoàn thiện các đặc tính của nhân cách học sinh phù hợp với yêu cầu xã hội

- Động lực học tập của người học cụ thể, chi tiết luôn đi kèm với động lực nghề nghiệp, mong muốn trưởng thành và thành đạt

- Mục đích học tập của người học cũng chi tiết, cụ thể, rộng lớn hơn nữa và thường xuyên gắn bó với nghề nghiệp Việc chuyển2 đổi các mục2 đích và phương2 tiện học2 tập trong tiến trình học tập diễn ra nhanh và thuận lợi

- Các hoạt2 động học tập của học2 sinh vừa có tính học tập, vừa2 phải có tính nghiên cứu khoa học vừa sức

- Những phương2 tiện và công cụ học tập phong2 phú Học sinh sử dụng toàn bộ những phương tiện trong bàn tay và ngay trong lòng bàn tay hỗ trợ cho việc học tập và nghiên cứu

Từ các nghiên cứu nêu trên, theo tác giả thấy hoạt động học tập của học sinh là hoạt động chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, thái độ và giá trị nghề nghiệp dưới sự chỉ dẫn của thầy cô giáo Hoạt động học tập có hai vai trò thống nhất với nhau đó là nhận thức và tự tổ chức, tự điều hành hoạt động học tập dưới

Trang 22

sự chỉ dẫn của thầy cô giúp cho người học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng và giá trị nghề nghiệp một cách toàn diện

1.3 Trò chơi trong dạy học Toán 1.3.1 Khái niệm trò chơi trong dạy học

1.3.1.1 Chơi và hoạt động chơi

- Chơi là một trong các hoạt động của con người và có mặt trong cuộc sống con người dưới nhiều độ tuổi, nhưng hình thức chơi biến đổi khi một người lớn ngày càng già yếu đi Khi chơi, kể cả người lớn hay trẻ con đều vui vẻ, thích thú và dễ chịu Đối với người lớn, hoạt động chơi có một vị trí quan trọng đối với đời sống của người lớn Còn với bé mầm non thì hoạt động chơi là nội dung chủ yếu của đời sống là hoạt động chủ yếu của bé vào độ tuổi này

- Có nhiều quan niệm trái ngược nhau xung quanh từ “chơi” ta có thể chỉ điểm ra một số khái niệm liên quan "chơi" sau đây:

+ “Chơi là hoạt động chủ yếu để bé vui vẻ và không có mục tiêu nào khác” [11]

+ “Chơi là hoạt động thư giãn hoặc giải trí” [17] + “Chơi là một hoạt động tự nguyện và người chơi không nhắm đến một mục đích cụ thể nào khác và trong khi chơi những mối liên hệ của con người với thiên nhiên với xã hội được tái tạo trở lại và do đó đem đến cho chủ thể chơi một trạng thái tâm lý vui tươi, khoan khoái và thoải mái” [11]

+ “Chơi là những hành vi hoặc hoạt động tự nhiên và thoải mái không có động cơ kích thích là các yếu tố cần thiết trong quá trình chơi và chủ thể không cần tìm kiếm các mục đích và ích lợi khác một cách tự động trong quá trình chơi Bản thân quá trình chơi có sự lôi cuốn nội tại và những yếu tố tâm lí của con người trong khi chơi thường có tính vui vẻ, hứng khởi một cách tự

Trang 23

nhiên, thoải mái và thư thái, có thiên hướng thử nghiệm các trạng thái để tạo ra cảm giác thoải mái cho bản thân” [10, tr 384]

Quan niệm "chơi" có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và ngữ điệu cụ thể Chơi như một hoạt động giải trí, đó là hoạt động mà người ta thực hiện để giải trí, thư giãn hoặc vui đùa mà không nhất thiết phải có mục tiêu hoặc trách nhiệm nghiêm túc Chơi như một cách để học hỏi, trong môi trường giáo dục và phát triển cá nhân, chơi có thể được sử dụng để mô tả việc học hỏi thông qua trò chơi và hoạt động tương tác, giúp trẻ em và người lớn nắm bắt kiến thức và kỹ năng một cách thú vị và hiệu quả hơn Chơi như một cách để thách thức bản thân, trong một số tình huống, chơi có thể được coi là việc tạo ra các tình huống thách thức, trong đó người tham gia phải đối mặt với khả năng, sự sáng tạo và kỹ năng của họ

- Hoạt động chơi là hình thức đặc trưng của việc chơi và chỉ có ở riêng con người Quá trình chơi xảy ra theo 2 cấp độ là cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động Với vai trò là hoạt động thì quá trình chơi xảy ra theo ý muốn của chủ thể và được quyết định bằng động cơ chính trong quá trình chơi Yếu tố động cơ là căn cứ phân định rõ ràng hoạt động chơi với các dạng hoạt động khác Hoạt động chơi là dạng chơi có động cơ và mang nội dung tâm lý xã hội – căn cứ trên những cơ chế tâm lí bậc cao và chỉ có ở người, không có ở súc vật [10 tr 387]

Tóm lại, hoạt động chơi ở trẻ con và người lớn tuy có cùng tính chất chung là hồn nhiên và ngây thơ bởi vì đây là một dạng của chơi nhưng nó là dạng chơi ở động vật có nhận thức, có động cơ xã hội và nhân văn, có nội dung hành vi – cảm xúc và tâm lý, thẩm mỹ

1.3.1.2 Trò chơi

Trang 24

Một số nhà nghiên cứu tâm lí – giáo dục theo phái khoa học như K.Gross, S.Hall, V.Stern, quan niệm rằng, trò chơi là do lý trí điều khiển và trò chơi cũng là sự giải phóng năng lượng dư thừa Còn G.Piagie quan niệm rằng, trò chơi là sinh hoạt tinh thần và là một yếu tố cần thiết cho sự phát triển trí tuệ Trên cơ sở macxit, các nhà nghiên cứu Xô Viết đã kết luận rằng, trò chơi có xuất phát từ sức lao động và có tính chất khoa học Trò chơi được truyền từ thế hệ nọ đến đời kia hầu hết qua con đường không giảng dạy [16]

Còn theo Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một danh từ có hai ý nghĩa cách nhau khá xa:

+ Một là thể từ loại phổ thông của chơi Nó chủ yếu là chơi có luật (tập hợp quy tắc xác định rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ và điều kiện thực hiện) tức là có tính chất ganh đua hoặc sự thách đố với người tham gia

+ Hai là các loại hoạt động có cấu trúc và tổ chức dưới dạng chơi hoặc như chơi, ví dụ như học tập bằng chơi, giải trí bằng đùa và luyện tập cơ thể dưới dạng chơi Các trò chơi phải có luật lệ, quy tắc, mục đích và đòi hỏi phải có cấu trúc và tổ chức, nếu không có các quy tắc thì sẽ không có trò chơi mà chỉ có sự vui chơi đơn thuần Như vậy, trò chơi là tập hợp những sự trò chơi một cách có tổ chức và có trật tự, vì vậy luật hay quy tắc chỉ là công cụ điều khiển tập hợp đó

1.3.1.3 Trò chơi học tập

Trong lý luận dạy học thì toàn bộ các trò chơi phù hợp với mục đích dạy học dù là phương pháp hay cách thức tổ chức và rèn luyện không xét đến cùng nội dung và mục đích của trò chơi thì vẫn được gọi là trò chơi dạy học Do các ưu điểm của trò chơi có luật được xác định rõ (gọi chung là trò chơi có luật) nên trò chơi dạy học thường được định nghĩa là những trò chơi có luật có lợi cho việc phát triển trí óc của mỗi học sinh và chủ yếu là con

Trang 25

người sáng tạo ra và sử dụng trò chơi cho việc giáo dục và dạy học Trò chơi dạy học có xuất xứ trong hệ thống giáo dục nhân dân, thông qua các trò chơi đầu tiên của mẹ với con hoặc thông qua các trò chơi vui và những câu ca hài hước khiến những đứa trẻ để ý thấy các sự vật chung quanh và gọi tên những sự vật xung quanh rồi sử dụng hình ảnh ấy mà dạy dỗ con thì các trò chơi như vậy có chứa những nhân tố dạy học

Kế thừa từ quan điểm lý luận về trò chơi dạy học của những nhà giáo dục khác, tác giả Trương Thị Xuân Huệ qua bài báo: "Áp dụng phương pháp trò chơi đối với hoạt động giáo dục tri thức ở trẻ em dạy học toán lớp 1" đã kết luận về trò chơi dạy học được coi là trò chơi có nội dung giáo dục còn trò chơi học tập là trò chơi có nội dung theo quy định cho trước mà giáo viên thiết kế rồi đem phục vụ hoạt động của học sinh [9]

Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng đối với mỗi trò chơi khi tác giả chọn phương pháp áp dụng thực tế trong dạy học cần phải theo chủ đề hoặc nội dung thì các hình thức và phương pháp dạy học cần có chức năng quan sát, định hướng nhằm động viên trẻ hay học sinh tìm tòi và tiếp thu tri thức, học tập nhằm rèn luyện kỹ năng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động như hành vi ứng xử xã hội, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, pháp lý, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện sự phát triển thể chất, tức là quản lý và theo dõi quá trình học tập của học sinh khi họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học

Các nhiệm vụ, quy định, luật lệ và những hoạt động trong trò chơi dạy học được quy định khá chặt theo khung những hoạt động dạy học đã được hướng đến mục tiêu và yêu cầu học tập Trò chơi dạy học được tạo ra và được thực hiện giữa những nhà giáo dục và học sinh căn cứ trên các nguyên tắc của lý thuyết dạy học và thậm chí là của lý thuyết dạy học những môn cụ thể Chúng thể hiện quan điểm và tư tưởng về mục tiêu của giáo viên và là một

Trang 26

hoạt động dạy học Đó là một dạng hoạt dạy học mà GV sử dụng như một phương pháp của GV chứ không phải là của học sinh

Tóm lại, trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung cho trước, hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có, phát triển năng lực trí tuệ cho trẻ, trong đó nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi

1.3.2 Các loại trò chơi học tập a Nguyên tắc chung1 phân loại trò chơi

* Vấn đề1 phân loại trò1 chơi trong khoa học giáo dục Cho đến thời điểm hiện nay không có tính thống nhất về phân chia trò chơi và cũng không rõ ràng nguyên lý phân chia Quan điểm phổ biến ngày nay được phản ánh trong chương trình và tư liệu giáo khoa, giáo trình và nghiên cứu khoa học kỹ thuật nói chung là chia trò chơi làm các nhóm

- Trò1 chơi học tập, là1 trò chơi có luật - Trò chơi vận động

- Trò1 chơi đóng1 vai (chủ đề) - Trò chơi đóng kịch (theo1 kịch bản) - Trò chơi xây dựng -1 lắp ghép - Trò chơi bác sĩ

Cứ1 theo1 logic1 này có thể có trò chơi ngôn ngữ trò chơi nghệ thuật, trò chơi khoa học, trò chơi giao thông1 vận tải, trò chơi truyền tin, [10 tr 399]

* Nguyên tắc phân loại trò chơi Đó là yếu tố cơ bản về lý luận và thực tế của trò chơi Những quy tắc này không cứng nhắc, mà dựa theo cách tiếp cận toán học nhất định, tức là

Trang 27

không có một quy tắc duy nhất nào cả Tác giả Đặng Thành Hưng nhận định rằng đối với trò chơi điện tử thì có thể phân chia theo một số cách tiếp cận như sau:

+ Cách tiếp cận văn hóa Những trò chơi lặp lại hay phóng tác (Simulations): Đó là việc mô phỏng và tái hiện một phần thực tế dưới dạng trò chơi điện tử với các nhân vật, sự việc, tình huống và hoàn cảnh giả lập để thể hiện mong muốn xử lý sự việc và nhìn nhận, đánh giá nhằm xây dựng điều gì đó hữu ích đối với đời sống của con người Những trò chơi mô phỏng hay sáng tạo (games): Đó là tập hợp các trò chơi được thực hiện theo các luật lệ, quy tắc, giải thưởng hay tỷ lệ thắng và mục đích trò chơi mới được đặt ra hoàn toàn độc lập và không dựa trên các tiền lệ một cách thụ động Kiểu trò chơi này có thể bao gồm những yếu tố riêng lẻ có tính phóng tác, tuy nhiên chúng không đóng vai trò quyết định về mục đích hay phần thưởng và quy tắc chơi

Những trò chơi nửa phóng tác nửa sáng chế của (Simualated Games): Đó là các hành động, mục đích, giải thông thường dựa theo các tiền lệ đã có, nghĩa là phóng tác những luật lệ hay các bộ luật lệ và quy tắc của trò chơi thường là các yếu tố mới được đặt thêm và không phụ thuộc bất kỳ tiền lệ đã có trước Và tình huống trái lại, trò chơi chỉ bao gồm những luật lệ hay quy tắc phóng tác và các mục đích hay cách đặt giải có tính chất hết sức độc đáo

+ Cách tiếp cận lịch sử Những trò chơi hiện đại và có tính chất công nghiệp: Đó là các trò chơi truyền thống gắn liền với hội hè, tiệc tùng và sinh hoạt văn hóa dân gian - đấu vật, đánh cờ tướng, trò chơi thổi cơm trên sông, trò chơi trốn tìm và thi kéo co vv tất cả đều có nét đặc thù của văn hóa truyền thống và có nội dung thiên

Trang 28

về tiêu khiển, vui chơi, giải trí và giáo dục nhằm nuôi dưỡng cuộc sống tâm hồn của con người Những trò chơi tiên tiến, có tính khoa học và nhân văn cao: Đó là các trò chơi được xây dựng và thiết kế theo lối tiên tiến và có sự tham dự của những yếu tố tâm lý và công nghệ, kỹ thuật, giáo dục, tâm lý và những nhà khoa học trẻ, với nội dung phản ánh các hoạt động, quan hệ, tiến trình và tình huống xã hội hiện đại Ví dụ: Trò chơi xây dựng hay lắp ráp các đồ vật, thiết bị kỹ thuật, trò chơi điện tử như lái xe hay bắn súng hoặc các môn thi đấu thể thao mới xuất hiện Chúng cũng xuất hiện tại nhiều vùng văn hóa khác nhau và có nội dung thiên về hiện thực đời sống xã hội

+ Cách tiếp cận tâm lý Những trò chơi thi đấu không có tính chất ganh đua nhằm đạt thành tích cao nhất hoặc trải qua thách thức một cách tốt nhất: Đó là những trò chơi có các quy định và luật chơi nghiêm ngặt để xác định rõ ràng mục đích và thành tích, các đòi hỏi đối với thành tích cần trải qua và tất cả những đấu thủ tham dự đều cố gắng cạnh tranh với nhau nhằm đạt thành tích cao nhất

Những trò chơi không thi đấu và không có tính chất thi đấu hoặc ganh đua: Đó là các trò chơi chỉ có mục đích thắng đối thủ hoặc loại bỏ đối thủ trong cuộc chơi hoặc thắng cả trò chơi và có tính chất "không nhất thì bét" hoặc không thắng thì thua, mà không có sự so sánh hay đánh giá và phân hạng thành tích Chẳng hạn như trò chơi đánh vây đôi hoặc chơi cờ với máy tính điện tử hoặc chọi ngựa hay chơi cờ vua, giải những câu đố vui nhộn hay lắp ráp các mô hình kĩ thuật là những trò chơi không thi đấu

+ Cách tiếp cận chức năng Những trò chơi thư giãn và giải trí: Đó là những trò chơi có chức năng an ủi và giảm nhẹ sự stress tâm lý do công việc hoặc tình cảm trong cuộc

Trang 29

sống làm việc và chiến đấu tạo ra Chúng có thể có tính chất thi đấu hoặc không thi đấu, có giải thưởng hay không có giải thưởng

Nói chung là những trò chơi giải trí không vì các mục tiêu hay ích lợi công việc Ví dụ: Đánh bạc, thi hát đối đáp hay chơi cờ tướng, chơi đoán chữ chỉ nhằm giải trí trong các dịp rảnh rỗi như tụ tập bè bạn, liên hoan hay hội hè Những trò chơi công chức: Là các trò chơi phục vụ những mục tiêu công việc nhất định, theo đó những hoạt động của người tham gia chỉ có bề ngoài là đùa nhưng công việc và trách nhiệm phải làm cũng là các công việc nhất định Trò chơi công chức, thực chất chính là quy định và hướng dẫn công việc phải thực hiện, người tham gia dường như không thật sự thực hiện hoạt động đùa nữa mà lại thực hiện các hoạt động làm việc

Những trò chơi sử dụng sức mạnh tinh thần: Cũng đồng thời có chức năng chính là rèn luyện sự tăng trưởng thể lực của người tham gia, cải thiện hình dáng và thể chất của sức khỏe toàn thân và năng lực của cơ thể như sự linh hoạt của tay chân hay vị trí của cơ thể, hoạt động và chức năng của những giác quan Những trò chơi tâm lý: Có ảnh hưởng trực tiếp lên những chức năng và hoạt động tâm sinh lý của cơ thể và cả những yếu tố tâm lý đồng thời cũng yêu cầu người tham gia phải huy động và sử dụng những năng lực tinh thần của bản thân nhằm tiến hành các hoạt động thiết yếu trong trò chơi

b) Phân loại trò chơi học tập

- Các chức năng chủ yếu của chơi tùy theo tính chất tâm sinh lý của con người (chơi một mình, chơi độc lập, chơi nhóm, chơi phối hợp hay chơi chức năng, chơi sáng tạo, chơi độc lập hay chơi có tổ chức, chơi chép theo khuôn mẫu hay chơi có liên quan và chơi sáng tạo ) chỉ thấy cần phải phân chia trò chơi học tập theo những cấu tạo hay chức năng tâm sinh lý của người tham dự

Trang 30

- Các chức năng tâm sinh lý cơ bản của trẻ em xét đến cùng là từ nhỏ cho đến trưởng thành và trong cả đời, nó biểu hiện qua mọi sinh hoạt, giao tiếp hay việc làm và các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người như là nhận thức và cảm xúc hay thái độ và vận động Ba chức năng này cũng là những lĩnh vực phát triển tư duy, những mục đích tu dưỡng, luyện tập của học sinh trong quá trình dạy học [14]

Như vậy, dựa theo chức năng thì trò chơi học tập có 3 nhóm chính: ** Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức

Đó là những trò chơi yêu cầu người tham dự cần vận dụng những khả năng nhận thức và nỗ lực hành động nhận thức để sử dụng những cử chỉ và động tác nhận thức để thực hiện những hoạt động nhận thức, thực hiện những yêu cầu và nhiệm vụ nhận thức, thực hiện các quy định và nhiệm vụ trò chơi, từ thế mà rèn luyện và phát triển những kỹ năng nhận thức thông qua hoạt động và hiệu quả nhận thức của mình Trò chơi phát triển nhận thức có thể được chia làm một số loại sau:

+ Những trò chơi phát triển cảm giác và tri giác: Bao gồm những trò chơi thi ráp hình và lắp ghép hình theo hình dạng hoặc theo màu; trò chơi phân biệt những sự vật hoặc con thú và so sánh những đồ vật với nhau hoặc với đồ vật thực và với mô phỏng, trò chơi nhận biết những sắc độ của màu và nhận biết các phần giống và khác biệt nhau của các đồ vật; trò chơi ghi nhớ và nhận biết âm thanh

+ Những trò chơi phát triển và luyện tập tư duy: Các trò chơi ghi nhớ và nối tiếp những âm thanh của các vật hay những con thú và từng đồ vật: Trò chơi kể nhớ những âm và từng chữ cái hay trò chơi nhớ được những hình sau khi nhìn và ghi nhớ được những số và ghi nhớ được hình dạng hay kích thước của đồ vật

Trang 31

+ Những trò chơi phát triển trí nhớ và tư duy: Trong những bộ môn cờ vua khác nhau có những trò chơi xây dựng và lắp ráp hình, những trò chơi có vai (chủ đề) hoặc phân vai (theo nhóm) và đóng kịch; những trò chơi thi giải câu đố hay thi toán, thi với những thí nghiệm toán học hay các trò chơi thực hành những phép tính hay ghép hình và làm những bài toán theo chủ đề hay những trò chơi toán học vui

** Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị Đó là các trò chơi có nội dung nhân văn và xã hội, qua đó những quan hệ được chuyển thể hoặc mô phỏng những quan hệ tình cảm, thẩm mĩ, tài chính, kinh tế, xã hội, tôn giáo hay luật pháp hoặc thể thao thực tế và những luật lệ hay quy định trò chơi đều hướng đến mục đích khơi gợi và phát huy những tư tưởng hay cảm xúc xã hội để khích lệ tinh thần và tình cảm xã hội nhằm thúc đẩy và hoàn thiện những kỹ năng sống của người tham gia

Ví dụ: Những trò chơi học tập phân vai theo từng nhóm, hoặc trò chơi dân gian hay các trò chơi thể có tính chất liên hoan, hoặc trò chơi tư duy có tính chất lễ hội: Thi thổi cơm, thi hát hoặc thi nhảy, thi ngâm thơ hoặc thi làm thơ; hoặc trò chơi phóng tác các nghề nghiệp hay quan hệ xã hội

Chúng là môi trường giao tiếp và chia sẻ kỹ năng xã hội nhằm giúp trẻ học và phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng tác Một số trò chơi yêu cầu khả năng phán đoán sự việc hay hành động và thái độ thể hiện nhân cách con người và khả năng giải quyết các vấn đề khác nhau

** Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động + Tất cả những trò chơi vận động như bóng rổ, đá banh, bê vác, leo trèo, chạy nhảy, nhào lộn, rượt đuổi và ghép ảnh với nhau

+ Những trò chơi vận động có nội dung thể thao hoặc nông nghiệp và

Trang 32

triển vận động là những trò chơi có thể chơi tương đối với các trò chơi vận động vì nó có phạm vi rộng lớn hơn Trò chơi vận động trực tiếp yêu cầu mỗi vận động phải tuân thủ theo luật chơi hay quy định chung và nội dung trò chơi chính là vận động Nó đồng thời có chức năng phát triển vận động Còn trò chơi phát triển vận động vừa phải bao gồm những trò chơi vận động vừa phải và các trò chơi tương tự Chức năng của con người cũng phát triển đa dạng theo sự lớn lên của độ tuổi trẻ và biểu hiện rõ qua những lĩnh vực hành vi và hoạt động giao tiếp xã hội của con người Dạy học chủ yếu là giúp cho trẻ tiếp thu những mặt hành vi, hoạt động và giao tiếp xã hội hay theo chúng tôi thường nói là những khía cạnh học tập và phát triển của trẻ em Các lĩnh vực hay những khía cạnh trên là mức độ phát triển cao hơn của chức năng và có nội dung môn học hay đặc thù và có tính ngành Nếu như mỗi hành vi và hoạt động có cơ cấu ngành (lĩnh vực) thì chính cơ cấu ngành gợi mở giúp học sinh lựa chọn và quyết định những loại trò chơi phù hợp theo từng ngành Điều đó càng có ý nghĩa nếu cơ cấu ngành biến đổi theo độ tuổi học sinh thay đổi đòi hỏi cơ cấu trò chơi phải đổi mới [10 tr 411 - 415]

1.3.3 Thiết kế trò chơi học tập trong quá trình dạy học Toán tiểu học

1.3.3.1 Quy tắc thiết kế trò chơi học tập

Việc tổ chức trò chơi học tập để dạy học Tiểu học cần tuân thủ theo một số qui tắc cơ bản sau:

(1) Nêu rõ ràng mục đích dạy học – giáo dục của từng trò chơi học tập: cần xác định rõ ràng cái gì là nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống dạy học, còn bên cạch đó cái gì là nhiệm vụ, quan hệ, nội dung và tình huống dạy học-giáo dục

(2) Trò chơi học tập phải có quan hệ mật thiết với nội dung học tập và nội dung cần gắn với thực tiễn tổ chức trò chơi học tập Chỉ chọn các nội

Trang 33

dung và chủ đề cơ bản nhất cần ghi nhớ và phù hợp với cách thức chơi rồi đưa vào trò chơi học tập với giả định rằng trò chơi học tập sẽ đem lại kết quả cao hơn so với việc học bài bản

(3) Đối với trò chơi học tập phân vai đóng kịch và các vai trò của người tham gia cần được phân định rạch ròi Đặc biệt phải tránh việc làm cho người chơi phân vai chơi giữa những trò chơi phân vai diễn và một số trò chơi khác với vai trò trách nhiệm của bản thân đối với việc hoàn thành nhiệm vụ học tập và vai trò trách nhiệm với công tác trong quá trình học

(4) Khi đưa ra những lời giải hay kết luận cho các sự việc hay tình huống chuyển thể (chơi) thì cần tránh cường điệu tình huống chơi mà phải tìm tòi và đưa ra các liên tưởng hay biến cố tư liệu của cuộc sống thực vào trò chơi học tập để gây ra mối gắn bó của tình huống chơi và tình huống thật

(5) Trong quá trình chơi thì nên để một vài học sinh thực hiện hành vi và nhập vai chơi, để các học sinh kia theo dõi học tập, sau đó quay trở lại quá trình chơi Không thể đưa toàn bộ học sinh trở lại tình huống chơi và khiến trò chơi học tập trở thành hoạt động tiêu khiển thuần tuý Giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng để có năng lực tháo gỡ các vướng mắc của học sinh, định hướng và điều tiết quá trình chơi, tổ chức các trò chơi học tập theo từng loại hình đặc trưng của nó

(6) Những luật lệ và nguyên tắc chơi cần tôn trọng ở mức độ cao nhất, tránh cứng nhắc và được người học nắm vững và chấp thuận trước lúc tham gia trò chơi học tập Cần có cuộc bàn luận và tổng kết sau trò chơi đối với 2 vấn đề: nội dung và mục đích học tập đạt đến đâu và người chơi học được một cái gì hữu ích theo mục tiêu dạy học và ngoài nội dung dạy học; kĩ năng làm việc nhóm và rút bài học trong tổ chức và trách nhiệm cá nhân của người chơi đối với quá trình Thảo luận sau trò chơi học tập cần được phối hợp với

Trang 34

(7) GV cần kết hợp một số phương pháp và cách thức theo dõi thái độ và hành động học tập của học sinh trong những tình huống của trò chơi học tập và các hành động tiếp theo cũng dưới dạng chơi Điều ấy cho phép GV thu được thông tin tốt hơn về việc dạy học hiện nay và về việc tổ chức dạy những trò chơi học tập sau này tốt hơn nữa [19 tr 429]

1.3.3.2 Yêu cầu tổ chức trò chơi toán học

Tổ chức trò chơi học tập trong giảng dạy bộ môn Toán nói chung và cụ thể là bộ môn Toán học lên lớp 4 nói riêng đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị những trò chơi học tập phù hợp theo từng môn học và quỹ thời lượng của mỗi môn cụ thể Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi học tập toán có kết quả đòi hỏi các thầy cô giáo phải có phương pháp tổ chức phù hợp và đáp ứng những tiêu chí như:

- Mục tiêu học tập: Trò chơi học tập nên có mục tiêu học tập rõ ràng, nhằm truyền đạt kiến thức, kỹ năng hoặc giúp học sinh phát triển tư duy logic và sáng tạo

- Tính thú vị và gây hứng thú: Trò chơi học tập cần mang tính thú vị và gây hứng thú để thu hút sự quan tâm và sự tham gia lâu dài của người chơi

- Tương tác và tham gia: Trò chơi học tập cần khuyến khích sự tương tác tích cực và tham gia chủ động của học sinh Điều này có thể đạt được bằng cách cung cấp các nhiệm vụ, thách thức và hoạt động hấp dẫn trong trò chơi

- Môi trường học tập thuận lợi: Trò chơi học tập nên tạo ra một môi trường học tập an toàn, hỗ trợ và khuyến khích người chơi tham gia một cách tích cực Điều này có thể bao gồm việc cung cấp phản hồi liên tục, hướng dẫn rõ ràng và cơ hội cho người chơi thử nghiệm, sai sót và cải thiện kỹ năng Mỗi trò chơi học tập phải phù hợp với khoảng thời lượng học tập trong mỗi

Trang 35

tiết học Toán để học sinh vui mà học, học mà chơi Trò chơi học tập phải phù hợp với đối tượng và phù hợp với năng lực giáo viên giảng dạy và điều kiện thực tế của trường học

- Kích thích tư duy và sự sáng tạo: Trò chơi học tập nên kích thích tư duy phân tích, tư duy logic và sự sáng tạo của người chơi Điều này có thể đạt được thông qua các câu đố, bài toán khó, hoặc yêu cầu người chơi tư duy và giải quyết vấn đề trong quá trình chơi

- Gắn kết kiến thức với thực tiễn: Trò chơi học tập nên có khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng học được vào thực tế Điều này giúp người chơi thấy tính ứng dụng của những gì họ học và khuyến khích họ áp dụng nó vào cuộc sống hàng ngày

1.3.3.3 Cấu trúc trò chơi toán học

Theo Đề tài khoa học cấp cơ sở “Dạy học thành ngữ, tục ngữ ở tiểu học qua trò chơi ô chữ” – Mã số: C.2017.34 của Lê Thị Lan Anh (Chủ

nhiệm) (2017), cấu trúc của một trò chơi học tập gồm:

- Tên trò chơi: Tên trò chơi phải hấp dẫn, ngắn gọn, mang tính kích thích hứng thú người chơi

- Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kĩ năng nào Với trò chơi nhằm củng cố, luyện tập kiến thức đã học, có thể nêu để học sinh chuẩn bị, ôn luyện trước khi chơi Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi

- Đồ dùng, đồ chơi: Phân loại và miêu tả đồ dùng, đồ chơi và cách dùng chúng trong trò chơi dạy học (nếu có)

- Nêu luật chơi: Chỉ ra các quy tắc luật chơi cho người tham gia và quy tắc thắng thua của trò chơi Giáo viên nêu rõ ràng những ai tham gia chơi, ai

Trang 36

là người giám sát và ai là người đánh giá (người đánh giá không nhất thiết là giáo viên)

- Nêu cách chơi: Giáo viên giới thiệu cách chơi ngắn gọn và rõ ràng, dễ nhớ đối với học sinh

- Tổ chức chơi thử (mẫu) nếu cần Qua đó nhấn mạnh luật chơi và khắc sâu luật chơi cho học sinh

- Tổ chức cho các đội chơi trò chơi Khi học sinh tham gia chơi, giáo viên đứng cổ vũ và động viên khích lệ học sinh Tuy nhiên, giáo viên chỉ hỗ trợ khi thực sự cần thiết, còn tất cả quá trình chơi phải để học sinh tự trải nghiệm và rút ra những bài học cho riêng mình

- Tổ chức đánh giá kết quả của các đội chơi Giáo viên lưu ý quan sát để nhận xét thái độ những học sinh tham gia chơi Giáo viên có thể nêu thêm những kiến thức được học thông qua trò chơi và những sai lầm cần tránh

Trang 37

- Tổ chức cho học sinh rút kinh nghiệm và khắc sâu kiến thức qua trò chơi

Tùy mục tiêu của mỗi trò chơi, trình độ của học sinh và thời gian mà giáo viên có thể linh động thêm hoặc bớt các bước trên khi tiến hành tổ chức trò chơi

1.4 Nội dung chương trình và yêu cầu cần đạt các chủ đề môn Toán lớp 4

1.4.1 Nội dung chương trình môn Toán lớp 4

- Bổ sung, hoàn thiện và tổng kết kỹ thuật đọc, ghi và đếm, sắp xếp thứ tự của số tự nhiên; đồng thời giới thiệu một vài đặc trưng cơ bản của phép tính số tự nhiên và hệ thập phân

- Bổ sung, hoàn thiện và tổng kết các phương pháp thực hành phép cộng và phép chia, phép nhân và phép chia đối với số tự nhiên; đồng thời giới thiệu một số đặc điểm của từng phép tính và đặc biệt là bản chất của phép cộng và phép nhân đối với số tự nhiên

- Giới thiệu một vài kiến thức bước đầu đối với phân số và bốn phép tính (cộng, trừ, nhân và chia) với phân số trong mối liên hệ với số tự nhiên và các phép tính với số tự nhiên

- Bổ sung và hoàn thiện các tác dụng của một vài nhân tố đại số đối với việc tổng kết số tự nhiên và học phân số, những phép tính với phân số Giới thiệu phương pháp thu nhận và tiến hành xử lí một số dữ liệu trên biểu đồ cột và tỉ lệ bản đồ

- Bổ sung, hoàn thiện và tổng kết một vài đơn vị đo khối lượng và một vài đơn vị đo thể tích thông dụng và giới thiệu thêm một vài đơn vị đo diện tích và ứng dụng để giải quyết những vấn đề tương quan đến đo và tính toán những số liệu đã học

Trang 38

- Giới thiệu các kiến thức bước đầu đối với góc nhọn, góc tù và hình vuông; hai đường thẳng song song và hai mặt phẳng vuông góc với đường thẳng; hình bình hành và hình thoi; đồng thời xác lập mối quan hệ với một số yếu tố toán học đã và đã biết thông qua những bài tập về đo, tính và giải quyết một số vấn đề liên quan đến những yếu tố hình học

- Giới thiệu một vài dạng toán có lời giải (ví dụ: Tìm một số trung bình cộng Tìm hai số khi biết tích và hiệu, tổng và tỉ số hoặc tích và hiệu của hai số kia; Tìm phân số của một số) và liên tục luyện tập để phát triển những năng lực giải quyết vấn đề và kỹ năng trình bày

1.4.2 Yêu cầu cần đạt Về số và phép tính

- Biết tính một phần không biết của số nếu biết công thức tính và phần kia

- Biết tính được các số là có ít nhất ba lốt phép tính (có hoặc không có lốt phép tính) và số có từ một hoặc hai đến ba chữ số kiểu đơn giản

- Biết áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng và phép nhân hoặc tính chất nhân một tổng với một số để tính toán bằng phương pháp thuận lợi nhất

Trang 39

- Biết tính nhẩm theo giới hạn của bảng tính; nhân với 10, 100, 1000, ; trừ đi 10, 100, 1000, … ; nhân số có hai chữ số với 11

- Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9

Phân số

- Bước đầu hiểu biết khái niệm phân số (thông qua hình vẽ minh họa) - Biết đọc, hiểu phân số; tính đặc trưng của phân số và ứng dụng thực tế của phân số; biết rút gọn và làm tròn các phân số; nhân hai phân số

- Biết thêm, bớt và trừ hoặc chia hai phân số kiểu cơ bản (nhưng không vượt quá 100) và vận dụng để xác định giá trị của phép tính có phân số và xác định một phần không biết của phép tính với phân số Về một vài nhân tố thống kê và xác suất Biết phân tích và nhận định (với mức cơ bản) những con số trên đồ thị cột Biết một số ứng dụng của biểu đồ trong thực tiễn

- Vẽ được hình chữ2 nhật và hai đường thẳng vuông2 góc; hai đường thẳng song2 song của hình chữ2 nhật hoặc hình vuông (nếu biết độ dài các2

cạnh) Tính được chu2 vi và diện tích của hình bình2 hành, hình thoi

Trang 40

1.5 Thực trạng sử dụng trò chơi trong dạy học môn Toán tại trường Tiểu học

Những năm gần đây, trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều giáo viên nhiệt huyết với nghề, hiểu sâu về bộ môn, nhạy bén với yêu cầu xã hội, đã thực hiện tốt nhiều giờ lên lớp Không2 chỉ2 vậy, hiện2 nay, hệ thống giáo2 dục tiểu học đã và đang phổ2 cập phương pháp dạy2 học VNEN Đó là một hình thức học2 tập thể mang tính dân2 chủ cao, học mà chơi Nhưng bên2

cạnh đó, các trường tiểu22 học vùng2 sâu, vùng2 xa vẫn sử dụng phương2 pháp dạy học hiện có, chủ yếu theo phương pháp dạy học “thuyết trình kết2 hợp đàm thoại”

Đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng học tập, là một quá trình phối hợp lâu dài giữa cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất kĩ thuật và phương tiện dạy học

Để đánh giá chính xác thực trạng của việc vận dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán tại trường Tiểu học I-sắc Niu-tơn trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua bảng câu hỏi khảo sát với 14 giáo viên toán và 114 học sinh lớp 4 tại trường Tiểu học này Dưới2 đây là kết2 quả khảo sát

1.5.1 Kết quả khảo sát giáo viên Bảng2 1.1 Mức độ giáo2 viên tiến hành tổ2 chức trò2 chơi trong dạy học môn

Toán

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Lan Anh (Chủ nhiệm). (2017). Dạy học thành ngữ, tục ngữ ở tiểu học qua trò chơi ô chữ. Đề tài khoa học cấp cơ sở. Mã số C.2017.34 – Nghiệm thu: đạt loại tốt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Lan Anh (Chủ nhiệm). (2017). "Dạy học thành ngữ, tục ngữ ở tiểu học qua trò chơi ô chữ
Tác giả: Lê Thị Lan Anh (Chủ nhiệm)
Năm: 2017
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006). Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2006)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2006
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi Quy định đánh giá học sinh tiểu học kèm theo Thông tư 30/2014/TT- BGDĐT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016)
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2016
6. Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa. (2005). Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học. Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy Toán ở Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Trọng Chiến, Nguyễn Thị Kim Thoa
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2005
8. Nguyễn Thị Bích Hồng. (2013). Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm TPHCM, 174-179.http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576385d57f8b9ad5458b465b.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp sử dụng trò chơi trong dạy học." Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm TPHCM, 174-179
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hồng
Năm: 2013
12. Đặng Thành Hưng. Dạy học hiện đại – Lí luận, biện pháp, kỹ thuật. Nxb Đại học Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học hiện đại – Lí luận, biện pháp, kỹ thuật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
15. GS Hoàng Phê (Chủ biên). (Tái bản lần thứ 2 năm 1992). Từ điển tiếng Việt. NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Hồng Đức
16. Phạm Hồng Quang. (2006). Môi trường giáo dục. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường giáo dục
Tác giả: Phạm Hồng Quang
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
17. TS Đào Tam (Chủ biên), Phan Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh. (2008). Thực hành phương pháp giải Toán ở Tiểu học. Nxb Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hành phương pháp giải Toán ở Tiểu học
Tác giả: TS Đào Tam (Chủ biên), Phan Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2008
19. Trần Nhật Thăng (Chủ biên). “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh”.Nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ và thể lực cho học sinh”
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán Khác
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT Ban hành quy định về Đánh giá học sinh tiểu học Khác
7. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn Áng, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Đỗ Trung Hiệu, Trần Diên Hiển, Phạm Thanh Tâm, Vũ Dương Thụy.(Tái bản lần thứ mười một). Sách giáo khoa Toán 3, Nxb Giáo dục Việt Nam Khác
9. Trương Thị Xuân Huệ. Áp dụng phương pháp trò chơi đối với hoạt động giáo dục tri thức ở trẻ em dạy học toán lớp 1. Nxb Đại học Quốc gia Khác
10. Nguyễn Quang Hùng, Hứa Mỹ Linh. (2022). Kết hợp xây dựng câu chuyện và trò chơi toán học trong dạy học môn Toán lớp 3, 4. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp Khác
11. Nguyễn Thị Huyền. (2021). Một số hướng nghiên cứu về kĩ năng tổ chức hoạt động vui chơi cho sinh viên sư phạm mầm non trong giai đoạn hiện nay. Tạp chí khoa học trường Đại học Thủ Đô Hà Nội Khác
14. Cao Quốc Minh, Diệp Hồng Minh. (2003). 125 trò chơi Toán học 1, 2, 3 Khác
18. Đỗ Thị Phương Thảo, Phạm Minh Khánh Phạm, Trần Thị Phương Lan. (2021). Thiết kế và sử dụng trò chơi trong dạy học vật lí 11." Tạp chí Giáo dục Khác
20. N.K. Crupxkaia, I.A. Kômenxk, Đ.Lokk, J.J. Rutxô, Sáclơ Phuriê, Robert Owen, A.X. Macarencô, E.I. Chikhieva, … Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đích giáo dục – Phát triển toàn diện cho trẻ em Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN