1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy Học Khám Phá Chủ Đề Hình Học Trực Quan Toán 7 Theo Mô Hình 5E Nhằm Phát Triển Năng Lực Sử Dụng Công Cụ, Phương Tiện Học Toán Cho Học Sinh.pdf

178 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu (11)
  • 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (0)
    • 5.7. Khách thê nghiên cứu................................................................................ 5.2. Đổi tượng nghiên cứu............................................................................... 6. Phạm vi nghiên cứu (0)
  • 7. Nội dung nghiên cứu (16)
  • 8. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luân (16)
    • 8.2. Điều tra quan sát thực tiễn (16)
    • 8.3. Phương pháp thực nghiệm (16)
  • 9. Cấu trúc của luận văn (17)
  • CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu (18)
    • 1.1. Dạy học khám phá (18)
      • 1.1.1. Một số khái niệm................................................................................... 8 1.1.2. Các đặc trưng cùa dạy học khám phá (18)
    • 1.2. Mô hình 5E (20)
      • 1.2.1. Các pha dạy học của mô hình 5E (20)
    • 1.3. Dạy học khám phá theo mô hình 5E (25)
    • 1.4. Năng lực (27)
    • 1.5. Dạy học phát triển năng lực (28)
      • 1.5.1 Khái niệm dạy học phát triền năng lực (0)
      • 1.5.2 Đặc điểm dạy học phát triển năng lực (29)
      • 1.5.3 Tô chức hoạt động dạy học theo hướng phát triên năng lực (0)
      • 1.8.1. Mục đích điều tra (43)
      • 1.8.3. Phương pháp điều tra (44)
      • 1.8.4. Kết quả điều tra thu được (45)
  • CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẾ PHÁT TRIỂN NĂNG Lực sử DỤNG CÔNG CỤ PHƯƠNG TIỆN HỌC TOÁN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ HÌNH HỌC TRựC QUAN TOÁN 7 THÔNG QUA MÔ HÌNH 5E (51)
    • 2.1. Các biện pháp (51)
      • 2.1.1. Biện pháp 1: Sử dụng linh hoạt một số mô hình có sẵn trong bộ đồ dùng hoặc một số mô hình tự tạo vào các pha dạy học theo mô hĩnh 5E (0)
      • 2.1.2. Biện pháp 2: Tăng cường khai thác và áp dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy và học Toán (60)
      • 2.1.3. Biện pháp 3: Tăng cường thiết kế và sử dụng Rubric tương thích với các (64)
    • 2.2. Áp dụng các biện pháp vào các hoạt động dạy học theo mô hình 5E 61 1.Nguyên tắc thiết kế hoạt động theo mô hình 5E (0)
      • 2.2.2. Tiến hành dạy học theo mô hình 5E (72)
      • 2.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng CCPT ở môn toán 7 (0)
    • 2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng CCPT cho học sinh trong dạy học khám phá chủ đề hình học trực quan toán 7 theo mô hình 5E (96)
  • CHƯƠNG 3: THựC NGHIỆM SƯ PHẠM (100)
    • 3.2. ỉ .Đối tượng (0)
      • 3.2.2. Nội dung (100)
    • 3.3. Phương pháp thực nghiệm (100)
    • 3.4. Kết quả thực nghiệm (100)
      • 3.4.1. Ket quả định lượng (0)
      • 3.4.2. Kết quả định tính (0)
  • Kết luận (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (109)
  • PHỤ LỤC (112)

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC • • • NGUYỄN THỊ MINH TÂM DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐÈ HÌNH HỌC TRựC QUAN TOÁN 7 THEO MÔ HÌNH 5E NHẰM PHÁT TRIỀN NĂNG Lực sử DỤNG CÔNG CỤ, PHƯO

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Một số khái niệm về dạy học khám phá, đặc trưng của dạy học khám phá, quy trình dạy học theo mô hình 5E.

- Một số khái niệm về năng lực sử dụng CCPT học Toán, các thành tố đặc trưng và các biểu hiện cùa năng lực sử dụng CCPT học Toán.

- Một số biện pháp nhằm phát triển năng lực sử dụng CCPT học Toán cho học sinh.

- Thiết kế một số hoạt động học tập khám phá theo mô hình 5E trong thực tiễn dạy học chủ đề hình học trực quan theo chương trình Toán 7 nhằm phát triển năng lực sử dụng CCPT học Toán cho học sinh.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luân

Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn.

Điều tra quan sát thực tiễn

- Khảo sát thực trạng quá trình dạy và học chủ đề Hình học trực quan trong chương trình Toán 7 ở trường THCS.

- Khảo sát thực trạng và hiệu quả sử dụng CCPT học Toán trong chương trình Toán 7 chủ đề hình học trực quan.

- Phỏng vấn, sử dụng phiếu điều tra ý kiến của giáo viên, học sinh và nhân viên thiết bị trường học về thực trạng và hiệu quả sử dụng dạy học khám phá theo mô hình 5E trong dạy học Toán 7 ở trường THCS.

Phương pháp thực nghiệm

Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thuyết khoa học và đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Một số biện pháp để phát triển năng lực sử dụng công cụ phương tiện học toán cho học sinh trong dạy học khám phá chủ đề hình học trực quan Toán 7 thông qua mô hình 5E

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu

Dạy học khám phá

Theo Collin, “Inquiry teaching” hay “Inquiry-based learning”, dạy học khám phá là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm mà ở đó khuyến khích học sinh đặt câu hởi, khảo sát các vấn đề thực tế Trong môi trường học tập này, học sinh tích cực tham gia vào quá trình học tập và được cho cơ hội khám phá những tò mò tự nhiên của bản thân [13, tr31 ]

Dạy học khám phá là một phương pháp giảng dạy tập trung vào việc khuyến khích học sinh tìm hiểu, khám phá và giải quyết vấn đề thông qua quá trình tự học Thay vì chỉ truyền đạt kiến thức một cách trực tiếp, phương pháp này đặt học sinh vào trung tâm của quá trình học tập, khuyến khích học sinh tự tìm hiểu thông qua việc đặt câu hỏi, thực hành thử nghiệm, nghiên cứu, và tìm hiểu thực tế.

Dạy học khám phá đề cao việc phát triển các năng lực và kỹ năng, tư duy logic, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, khám phá và làm việc nhóm

Học sinh không chỉ thu thập thông tin một cách cơ học, mà còn phải xác định vấn đề, nghiên cửu, phân tích và rút ra kết luận dựa trên những phát hiện của chính mình [161

Phương pháp dạy học khám phá khuyến khích sự tò mò và sự tự phát triến của học sinh Nó giúp học sinh trở thành người học chủ động, có khả năng tự học suốt đời và áp dụng kiến thức vào thực tế Bên cạnh đó, dạy học khám phá còn giúp học sinh phát triền các kỹ năng xã hội, như giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề khi tranh biện.

Trong dạy học khám phá, học sinh chiếm lĩnh tri thức thông qua con đường nhận thức: từ vốn tri thức đã có của bản thân thông qua hoạt động trao đổi, chia sẻ, hợp tác với các bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của

8 cộng đông lớp học, giáo viên nhận xét, chôt lại tri thức làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân góp phần làm tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt trong tư dưy và tự học, khiến cho hoạt động khám phá tri thức mới trở thành quá trình nhận thức độc đáo riêng có của mỗi người học. Đầu tiên, các nhà nghiên cứu đưa ra phương pháp dạy học khám phá như là một kiểu dạy học đặc thù cho các môn khoa học, trong đó được hiểu rằng, học sinh học tập thông qua sử dụng các kĩ năng và thái độ như các nhà khoa học khi nghiên cứu khoa học Trong quá trình hình thành và phát triển, với việc ngày càng chú trọng tới phát triển năng lực người học, giúp người học không chỉ có thể chiếm lĩnh được các kiến thức mà còn có được năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng CCPT học tập, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, tư duy phê phán và phản biện, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng đưa ra quyết định, dạy học khám phá ngày càng được mớ rộng và phát triển Phương pháp dạy học khám phá có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực và môn học khác nhau, từ khoa học, toán học, ngôn ngừ, đến nghệ thuật và xã hội, với nhiều cấp học khác nhau.

1.1.2 Các đặc trưng của dạy học khám phá

Sự tò mò và đặt câu hỏi: Dạy học khám phá khuyến khích học sinh đặt câu hởi và tìm hiểu thông qua sự tò mò tự nhiên Học sinh được khuyến khích tìm hiểu vấn đề, đặt câu hỏi và điều tra đế tìm câu trả lời.

Tự khám phá và thí nghiệm: Dạy học khám phá tạo điều kiện cho học sinh thực hiện các hoạt động thí nghiệm và tìm hiểu bằng cách trực tiếp thực hành và trải nghiệm Học sinh có cơ hội khám phá và tìm hiểu thông qua việc thử nghiệm, quan sát và ghi nhận kết quả.

Học tập hướng dần và học tập họp tác: Dạy học khám phá khuyến khích học sinh học tập dưới sự hướng dẫn cũa giáo viên, nhung cũng khuyến

9 khích học sinh làm việc nhóm và hợp tác với nhau Học sinh có thê chia sẻ ý kiến, thào luận và giải quyết vấn đề cùng nhau.

Tự chủ và giám sát: học sinh có sự tự chủ trong việc lựa chọn và tổ chức quá trình học tập của mình Giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn và giám sát, giúp học sinh xác định mục tiêu, cung cấp hướng dẫn và phản hồi.

Phân tích và suy luận: Dạy học khám phá khuyến khích học sinh phân tích thông tin, suy luận và rút ra kết luận dựa trên những gì học sinh đã khám phá và tìm hiểu Học sinh được khuyến khích suy nghĩ sâu và phát triển tư duy logic. Áp dụng kiến thức vào thực tế: Dạy học khám phá khuyến khích học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình vào thực tế Học sinh có cơ hội tìm hiểu cách sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề và gặt hái thành công trong các tình huống thực tế.

Dạy học khám phá đặt học sinh vào trung tâm của quá trình học tập, khuyến khích học sinh sử dụng CCPT tốt hơn.

Mô hình 5E

Mô hình 5E là một mô hình dạy học được thiết kế để khuyến khích việc tham gia tích cực và khám phá của học sinh Mô hình này bao gồm năm pha chính:

Kích thích, Khám phá, Giải thích , Mở rộng và Đánh giá Theo Bybee, mồi pha trong quy trình 5 pha của mô hình 5E được hướng dẫn cụ thể như sau

1.2.1 Các pha dạy học của mô hình 5E

Kích thích (Engage): Mục tiêu trong giai đoạn này là nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh với chủ đề bài học Ớ trong pha này đồng thời gợi mở sự tò mò và khám phá của học sinh đối với chủ đề học Hướng học sinh tập trung vào một tình huống, sự kiện, một thực hành minh họa, một vấn đề chứa đựng nội dung và năng lực đề cập tới của bài học là mục tiêu chính của pha này Từ quan điểm dạy học, giáo viên tạo ra một tình huống khởi đầu

10 hấp dẫn, sử dụng câu hòi, hình ảnh, câu chuyện hoặc một tình huống thực tế để kích thích học sinh nắm bắt vấn đề và đặt câu hỏi Mục tiêu là kích thích sự tò mò và chuẩn bị cho quá trình khám phá Nếu học sinh tở ra bối rối và tự xuất hiện câu hỏi “Điều đó xảy ra như thế nào”; “Em thật thắc mắc về điều đó”; “Em muốn biết thêm về điều đó” thì có nghĩa là học sinh đã thực sự tham gia thích thú vào tình huống học tập Học sinh nảy ra một ý tưởng nhưng việc diễn đạt các khái niệm và việc sử dụng khả năng của các em có thế không chính xác và hiệu quả về mặt khoa học Trong pha này có hai điều cần chú ý Thứ nhất là: sự kích thích (the engagement) cần thiết không nhất định phải là tất cả nội dung bài học mà thường là chỉ cần làm nổi lên vấn đề liên quan và đánh giá kiến thức sần có của học sinh Nó có thể ngắn gọn như một câu hỏi hoặc một minh họa ngắn Điểm chính là học sinh bối rối và suy nghĩ về nội dung liên quan đến kiến thức cần lình hội; Thứ hai là: giai đoạn này tạo cơ hội cho giáo viên có những đánh giá sơ bộ không chính thức những quan niệm sai lầm mà học sinh thể hiện ra, chú ý đây chỉ là những quan sát tự nhiên ban đầu cho giáo viên chứ không phải là đánh giá chuẩn đoán.

Khám phá (Exploring): Trong pha này, học sinh được tham gia vào các hoạt động có thời gian và có cơ hội để giải quyết mâu thuần giữa cái đã biết và cái cần tìm hiểu Học sinh được thực hành và khám phá để xây dựng kiến thức và hiểu biết Học sinh tiếp cận với các tài liệu, thực hiện thí nghiệm, quan sát và thu thập dữ liệu Quá trình này khuyến khích học sinh tìm hiểu sâu hơn về chủ đề, đặt câu hỏi và xây dựng giả thuyết Pha khám phá cung cấp những trải nghiệm thực tế, cụ thể mà ở đó học sinh thể hiện được ra quan điểm hiện tại và minh họa cho năng lực của mình khi cố gắng làm sáng tỏ các yếu tố khó hiểu của pha Kích thích (Engage) Các thí nghiệm khám phá nên được thiết kể để sau này có thể giới thiệu, mô tả các khái niệm, các yêu cầu kĩ năng cần đạt Học sinh cần có kinh nghiệm và cơ hội để hình thành các giải

11 thích, điều tra hiện tượng, quan sát các mô hình và phát triển các năng lực về tri thức cũng như về thế chất Vai trò của giáo viên trong giai đoạn khám phá là khởi xướng hoạt động, mô tả bối cảnh phù hợp, cung cấp đầy đủ tài liệu và thiết bị cũng như hiệu chỉnh những quan niệm sai lầm Sau đó giáo viên lùi lại và trở thành huấn luyện viên với nhiệm vụ lắng nghe, quan sát và hướng dẫn học sinh khi các em làm rõ hiểu biết và bắt đầu xây dựng lại các khái niệm khoa học cũng như phát triển các năng lực của bản thân.

Giải thích (Explain): Sau khi học sinh đã khám phá và thu thập dữ liệu, pha giải thích giúp học sinh rút ra kết luận và hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy luật liên quan đến chủ đề Sự giải thích khoa học là đặc điểm nổi bật của pha này Giáo viên cung cấp thông tin bố sung, giải thích khái niệm và liên kết với những gì học sinh đã khám phá Học sinh có thể thào luận và chia sẻ ý kiến để xây dựng hiểu biết chung Các khái niệm, các nãng lực mà ban đầu học sinh được gợi mở sau đó được khám phá giờ đây đã trở nên rõ ràng và dề hiểu Giáo viên hướng sự chú ý của học sinh tới các khía cạnh chính cùa các giai đoạn trước và trước hết yêu cầu học sinh giải thích Bằng cách giải thích và trải nghiệm của học sinh, giáo viên giới thiệu các khái niệm, tri thức cần đạt một cách ngắn gọn và rõ ràng, đặc biệt những kinh nghiệm, kiến thức vổn có trước đây nên được sử dụng làm bối cảnh cho những giải thích Nhìn chung việc giải thích bàng lời nói được dùng chủ yếu trong pha này, tuy nhiên việc sử dụng các video, các trang web hay các phần mềm ứng dụng có thể sử dụng tạo ra sự giải thích tốt hơn nhiều so với việc chỉ dùng lời.

Mở rộng (Elaborate): Trong pha này, học sinh áp dụng kiến thức đã học vào các tình huống mới và mở rộng khả năng áp dụng Học sinh có thể thực hiện các hoạt động sáng tạo, đề xuất dự án, nghiên cứu thêm hoặc tương tác với cộng đồng Mục tiêu là khuyến khích học sinh ứng dụng kiến thức trong các bối cảnh thực tế và phát triển kỹ năng xã hội Điểm mấu chốt của giai đoạn này sử dụng các hoạt động mang tính thử thách nhưng vừa sức để

12 học sinh có thể đạt được Đặc biệt trong thời đại công nghệ số như hiện nay, trong pha này, giáo viên nên hướng học sinh tới những tính huống mới, khuyến khích học sinh tìm tòi mở rộng từ những tài nguyên không chỉ dạng văn bản mà nên cả ở dạng cơ sở dữ liệu, các bộ mô phỏng hay phần mềm mô phỏng, hoặc tìm kiếm ứng dụng với web. Đánh giá (Evaluate): Trong pha cuối cùng này, học sinh được đánh giá về kiến thức, kỳ năng và quá trình học tập Đánh giá có thế bao gồm các bài kiểm tra, dự án, báo cáo hoặc thảo luận Mục tiêu là đánh giá sự tiến bộ của học sinh và cung cấp phản hồi đề học sinh có thể cải thiện và phát triển thêm các năng lực phẩm chất cá nhân.

Mô hình 5E tạo điều kiện cho quá trình học tập tương tác, tích cực và khám phá của học sinh Nó khuyến khích học sinh trở thành người học tự chủ và phát triển kỳ năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và đặc biệt thích họp để phát triển năng lực sử dụng CCPT học tập.

1.2.2 Hoạt động của giáo viên và học sinh trong quá trĩnh thục hiện mô hình 5E

Trong quá trình thực hiện mô hình 5E, giáo viên và học sinh đóng vai trò quan trọng trong mồi pha Theo Serife Turan và Shirley M Matteson trong mỗi pha vai trò và cách thức họat động của người dạy và người học được thể hiện cụ thể như sau [ 19]

Giáo viên: Tạo một tình huống khởi đầu hấp dẫn bằng cách sử dụng câu hỏi, hình ảnh, câu chuyện hoặc tình huống thực tế Kích thích sự tò mò và đặt câu hỏi để học sinh nhận thức về vấn đề và mục tiêu học tập.

Học sinh: Tham gia hoạt động học tập, thảo luận và chia sẻ ý kiến về vấn đề đang được đề cập; cố gắng tìm hiểu sâu hơn về chủ đề và đặt câu hỏi.

Giáo viên: Cung cấp tài liệu, dụng cụ và hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn các nội quy an toàn, các lưu ý cần thiết để học sinh thực hiện các hoạt động thực hành và khám phá Hướng dẫn và hồ trợ học sinh trong việc thu thập dữ liệu, quan sát và thực hiện thí nghiệm Theo dõi quá trình của học sinh và ghi lại những quan sát quan trọng.

Học sinh: Tham gia hoạt động thực hành, quan sát, thu thập dữ liệu và thực hiện thí nghiệm Học sinh tương tác với tài liệu và đặt câu hởi để tìm hiểu và khám phá sâu hơn về chủ đề Ghi lại quá trình và kết quả của mình.

Giáo viên: Cung cấp thông tin bổ sung, giải thích khái niệm và quy luật liên quan đến chủ đề Hồ trợ học sinh trong việc rút ra kết luận từ dữ liệu và kết quả đã thu thập Khuyến khích học sinh thảo luận và chia sẻ ý kiến để xây dựng hiểu biết chung.

Dạy học khám phá theo mô hình 5E

Kích thích: là bước đầu tiên và cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của học sinh và đánh thức sự tò mò của học sinh Thông qua các hoạt động kích thích, giáo viên tạo ra một môi trường học tập đầy đủ kích thích và quan sát, nhằm mục tiêu đưa học sinh từ trạng thái thiếu tích cực sang trạng thái tích cực và sẵn lòng tham gia vào quá trình học tập Giai đoạn này thường bắt đầu với một câu hỏi gợi mở, một thử thách thú vị hoặc một hiện tượng bất ngờ mà học sinh có the quan sát hoặc trải nghiệm Ví dụ, khi giảng dạy về hình hộp chữ nhật giáo viên có thể cho học sinh xem video DIY cách tạo ra một hộp quà từ một miếng bìa hình chữ nhật, rồi hỏi học sinh về những gì học sinh quan sát được Mục tiêu tại đây không chỉ là kích thích sự tò mò, nhưng còn giúp học sinh kết nối với những kiến thức và kinh nghiệm đã có, đặt nền móng cho việc học sâu hơn trong các giai đoạn tiếp theo của mô hình 5E Khi học sinh được kích thích đúng cách, học sinh sẽ tự động tham gia tích cực vào quá trình học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá và hiểu biết sâu hơn.

Khám phá: là nền tảng để học sinh tự mình tìm hiểu, thực hành và đối diện với các vấn đề cụ thể Tại đây, học sinh được đặt trong các tình huống, thử nghiệm hoặc dự án mà họ cần phải vận dụng kiến thức và kỹ năng đế giải quyết Giáo viên trong giai đoạn này chủ yếu hoạt động như một người hướng dẫn, cung cấp các nguồn tài nguyên, công cụ và hỗ trợ cần thiết, nhưng không đưa ra câu trả lời hay giải pháp trực tiếp Giai đoạn “Khám Phá ” không chỉ

15 giúp học sinh phát triên kỹ năng thực hành và tư duy phân tích, mà còn tạo điều kiện để họ đặt câu hỏi, tham gia vào quá trình đối thoại khoa học và nắm bắt được ngữ cảnh thực tế của các khái niệm học tập Bằng việc tự tìm hiểu, học sinh có cơ hội nắm vững hơn các khái niệm, chuẩn bị tổt hơn cho giai đoạn “Giải thích ” tiếp theo trong mô hình 5E.

Giải thích: là thời điểm học sinh cố gắng tổng hợp, định rõ và điều chỉnh sự hiểu biết của mình dựa trên những kinh nghiệm đã có từ giai đoạn

“Khám Phả" Tại đây, giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và hướng dẫn quá trình này Mục tiêu là giúp học sinh đưa ra các quy luật, nguyên tắc hoặc định nghĩa dựa trên thực nghiệm, và sau đó so sánh với các khái niệm đã được chấp nhận rộng rãi Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp để tiếp cận giai đoạn này, từ việc hởi câu hỏi mở để thúc đẩy tư duy phê phán, đến việc sử dụng các biểu đồ, đồ thị hoặc mô hình trực quan để giúp học sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề đang xem xét Học sinh có thể được khuyến khích trình bày suy nghĩ của mình thông qua các báo cáo, thuyết trình hoặc thảo luận nhóm Giai đoạn “Giải Thích" không chỉ giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm và kiến thức, mà còn tăng cường kỳ năng giao tiếp và giải thích tư duy cùa học sinh Đây là cầu nối quan trọng giữa việc hiểu biết thông qua trải nghiệm và việc chuyển kiến thức đó vào ngữ cảnh học thuật và thực tế.

Mở rộng: là tạo điều kiện cho học sinh có thể áp dụng và mở rộng kiến thức và kỹ năng đã học vào các tình huống mới hoặc khác biệt Đây là cơ hội để học sinh tích hợp tri thức của mình, giúp học sinh xác định và hiếu rõ những nguyên tắc hay quy luật chung trong nhiều ngừ cảnh khác nhau Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức để hồ trợ quá trình này, bao gồm các bài tập thực hành, dự án nhóm, và thậm chí cả các hoạt động ngoại khóa hoặc thực tế như viếng thăm các cơ sở nghiên cứu hoặc công ty kỷ thuật Qua đó, học sinh không chỉ áp dụng kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đề, mà

16 còn được khuyên khích đặt ra câu hỏi và khám phá thêm, điêu này càng làm tăng động lực và sự quan tâm đối với chủ đề Giai đoạn “Afở rộng” đặc biệt quan trọng vì nó không chỉ giúp củng cố và tăng cường sự hiểu biết, mà còn khuyến khích học sinh phát triển kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo và giải quyết vấn đề Điều này giúp học sinh trang bị cho mình những công cụ quan trọng cần thiết cho sự thành công trong học tập và trong tương lai. Đánh giá: là một phần không thể thiếu và cũng là bước cuối cùng trong quá trình học tập dựa trên sự khám phá Tại đây, học sinh và giáo viên cùng nhau xem xét và đánh giá sự tiến bộ, những khám phá đã thực hiện, và những hiểu biết đã đạt được Điều này không chỉ giúp giáo viên có cái nhìn rõ ràng về mức độ hiểu biết của học sinh, mà còn giúp học sinh tự nhận thức và đánh giá chính sự tiến triển của mình Đánh giá có thể được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, từ các bài kiểm tra truyền thống, quiz online, đến các phương pháp đánh giá định kỳ như tự đánh giá, đánh giá đồng đội, hay thậm chí là qua việc thực hiện các dự án thực tế Một điếm quan trọng trong giai đoạn “Đảnh giả” là việc đánh giá không chỉ nhằm mục tiêu xác định đúng và sai, mà còn nhằm tìm hiểu quá trình tư duy và giải quyết vấn đề của học sinh

Giúp giáo viên có cơ sở để điều chỉnh phương pháp giảng dạy hoặc nội dung của các bài học tiếp theo, đồng thời cũng giúp học sinh nhận biết được những điểm cần cài thiện và hướng dần học sinh trong quá trình học tập liên tục

Giai đoạn “Đảnh giá” không chỉ kết thúc một chu kỳ học tập, mà còn mở ra khả năng cho việc học tập là một quá trình liên tục, được cải thiện và tinh chỉnh thông qua sự phản hồi và đánh giá.

Năng lực

Theo từ điển tiếng Việt “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hành động nào đó Năng lực là phẩm chất tâm sinh lý và trình độ chuyên môn tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.

Năng lực là khái niệm rộng lớn, không chỉ năm ở việc sở hữu một lượng kiến thức hay thông tin cụ thế Thay vào đó, nó bao quát khà năng của một cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỳ năng, và thái độ một cách linh hoạt và hiệu quả để giải quyết các tình huống và vấn đề trong đời sổng cũng như công việc Điều này cũng bao gồm việc sừ dụng thông tin và kỹ năng một cách sáng tạo, cũng như khả năng tương tác và họp tác với người khác Trong môi trường học tập, năng lực không chỉ bám lấy kết quả học tập truyền thống như điểm số hay xếp loại, mà còn liên quan đến việc học sinh có thể làm gì với những gì học sinh đã học - từ việc giải quyết các bài toán phức tạp trong môn Toán học, đến việc thể hiện sự quan tâm và hiểu biết về các vấn đề xã hội và cộng đồng Nhìn chung, năng lực là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con người, và nó có thể được phát triển và cải thiện thông qua đào tạo, kinh nghiệm và sự phản hồi liên tục.

Khái quát lại, năng lực có thể hiểu là sự kết hợp của kiến thức, kĩ năng, phẩm chất, thái độ, hành vi của một cá nhân đế thực hiện một công việc có hiệu quả Nó không chỉ bao hàm kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mà còn chứa đựng cả những giá trị động cơ, đạo đức và hành vi xã hội [5, trlOJ

Hiện nay, quan niệm chung về năng lực được nhiều người thừa nhận và được nêu trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 là: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức,kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [2]

Dạy học phát triển năng lực

1.5.1 Khái niệm dạy học phát triển năng lực

Theo Đặng Thành Hưng “Bản chất của giáo dục theo tiếp cận năng lực là lấy năng lực làm cơ sở để tổ chức chương trình và thiết kế nội dung học

18 tập Điêu này cũng có nghĩa là năng lực của học sinh sẽ là kêt quả cuôi cùng cần đạt được của quá trình dạy học hay giáo dục Nói cách khác, thành phần cuối cùng và cơ bản của mục tiêu giáo dục là các phẩm chất và nâng lực của người học Năng lực vừa được coi là điểm xuất phát đồng thời là sự cụ thế hóa của mục tiêu giáo dục Vì vậy, những yêu cầu về phát triển năng lực học sinh càn được đặt đúng chồ của chúng trong mục tiêu giáo dục”

Dạy học phát triển năng lực là một phương pháp giáo dục tập trung vào việc phát triến các năng lực chung cũng như các năng lực chuyên môn, tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề theo nhiều hướng khác nhau một cách sáng tạo và triệt để, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thấm mĩ và thể chất Phương pháp này nhằm khuyến khích học sinh trở thành người học tự chủ, tự tin và có khả năng áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế.

1.5.2 Đặc điểm dạy học phát triển nẵng lực

Theo Đồ Đức Thái và các cộng sự, dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực có các đặc điểm cần nhấn mạnh [5]

Muốn có được NL, học sinh cần phải được học tập và rèn luyện trong hoạt động và bằng hoạt động Đồng thời, các NL được hình thành trong quá trình học tập không chỉ ở cơ sở giáo dục, nhà trường mà còn bởi sự tác động của gia đình, xã hội, thể chế chính trị, tôn giáo, văn hóa

Kết quả đầu ra của người học, những gì mà người học làm được sau khi kết thúc chương trình học hoặc kết thúc bài học là điều quan trọng Dạy học phát triển năng lực nhấn mạnh đến khả năng thực tế của học sinh.

Cách học, yếu tố tự học của người học cần được coi trọng Thay vì lối dạy tiếp cận nội dung, thầy giảng trò nghe và ghi chép, có thể tổ chức cho cá nhân tự học, học theo nhóm, học theo sở thích và mối qua tâm riêng, cá nhân.

Giáo viên là người thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Môi trường dạy học phải đủ đảm bảo tạo điêu kiện tương tác tích cực giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh, thúc đẩy tạo điều kiện để học sinh hiện thực hóa năng lực của mình thông qua quan sát, khám phá, tìm tòi, sáng tạo.

Luôn luôn phải lấy người học làm trung tâm, chú ý tới mồi cá nhân, giúp mỗi học sinh tự tìm tòi, khám phá, làm chủ tri thức của mình đặc biệt là có thể vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống gặp phải, qua đó rút ra kinh nghiệm và tri thức cho riêng mình.

Khuyến kích việc ứng dụng công nghệ, sử dụng các CCPT học tập hiện đại nhằm tối ưu hóa việc phát huy năng lực người học.

1.5.3 Tổ chức hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực

Tổ chức hoạt động dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là cách thức tổ chức quá trình dạy học thông qua một chuồi các hoạt động học tập tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh cùng với sự hồ trợ hợp lí của giáo viên hướng đến mục tiêu hình thành và phát triến năng lực cho người học Quá trình đó có thể tố chức với các bước: Trải nghiệm - Phân tích, Khám phá rút ra bài học - Thực hành, Luyện tập - Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.

Tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, phù hợp với tiến trình nhận thức, NL nhận thức, cách thức học tập khác nhau của từng cá nhân người học, tạo điều kiện tổi đa để người học phát triền các NL.

Trong mồi bài học, phương thức tổ chức hoạt động của học sinh cần chú ý tới các hoạt động chủ yếu:

Hoạt động cá nhân (think) là hoạt động yêu cầu học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách độc lập, tăng cường khả năng làm việc độc lập cho người học Hoạt động này cần được đặc biệt coi trọng trong dạy học tiếp cận phát triển NL cho học sinh.

Hoạt động cặp đôi và hoạt động nhóm (pair) là những hoạt động giúp học sinh phát triển NL họp tác, tăng cường sự kết nối, chia sẻ.

Hoạt động chung cà lớp (share) là hình thức hoạt động phù hợp với số đông học sinh mà ở đó học sinh có cơ hội chia sẻ, thảo luận, thuyết trình, tranh biện Hoạt động này cần được chú ý quan tâm trong mối tương tác với xã hội, với cộng đồng.

1.6 Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán

1.6.1 Công cụ, phương tiện học toán

Theo Đồ Đức Thái và các cộng sự thì CCPT học toán là các phương tiện vật chất, các sự vật hiện tượng chứa đựng hoặc truyền tải thông tin về nội dung chương trình và hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học, hồ trợ học sinh trong quá trình học tập, từ đó tổ chức hợp lí có hiệu quả các hoạt động dạy và học [7]Với khái niệm này thì các mô hình, các CCPT đo đạc, biểu diễn như các loại thước đo, các loại dụng cụ đo, các tranh ảnh biểu đồ, các hình minh họa trong các SGK toán, các loại phiếu học tập phục vụ quá trình dạy, học, kiểm tra đánh giá, các đồ dùng dạy học cho giáo viên và các đồ dùng học tập cho học sinh chính là CCPT học toán.

Theo Phan Trọng Ngọ thì CCPT dạy học là toàn bộ sự vật, hiện tượng trong thế giới, tham gia vào quá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ, là phương tiện truyền tái, là cầu noi trung gian tác động vào đối tượng của quá trình dạy và học [11] CCPT dạy học có chức năng chính là khơi dậy, dẫn truyên, làm giàu thêm sức mạnh tác động của ngưòi dạy và người học tới đôi tượng dạy học.

Theo Nguyễn Bá Kim các CCPT dạy học được chia thành ba nhóm: nhóm các CCPT nghe nhìn, CCPT in ân và CCPT công nghệ thông tin và truyền thông [10]

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẾ PHÁT TRIỂN NĂNG Lực sử DỤNG CÔNG CỤ PHƯƠNG TIỆN HỌC TOÁN CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ HÌNH HỌC TRựC QUAN TOÁN 7 THÔNG QUA MÔ HÌNH 5E

Các biện pháp

2.1.1 Biện pháp 1: Sử dụng lỉnh hoạt một số mô hình có sẵn trong bộ đồ dùng hoặc một so mô hình tự tạo vào các pha dạy học theo mô hình 5E

Sử dụng linh hoạt một số mô hình có sẵn trong bộ đồ dùng hoặc tự tạo mô hình trong các pha dạy học theo mô hình 5E là một cách hiệu quả để tạo sự thú vị và tương tác trong quá trình học tập.

Bộ đồ dùng Play Facto có rất nhiều modul có thể kết họp linh hoạt vào các pha dạy học mô hình 5E chủ đề hình học trực quan Toán 7 chứ không nhất thiết chỉ sử dụng một modul dành riêng cho chủ đề hình học trực quan

Dưới đây là những modul có thể kết hợp tốt trong quá trình dạy học.

Hình 2 1: Anh bộ Play Facto - Bộ CCPT học toán

Hình 2 2: Anh Moduỉ phù họp chủ đề HHTQ Toán 7

Hình ảnh Những Modul có thể sử dụng cho chủ đề hình trực quan Toán 7 Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng mô hình trong các pha của mô hình 5E:

Pha khích thích (Engage): Trong giai đoạn này, có thể sử dụng mô hình có sẵn hoặc tự tạo mô hình để kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh

Ví dụ 1: Sử dụng hình 2.3 để học có thể thể khám phá và tính độ dài tất cả các cạnh của đồ vật Trong bộ đồ dùng, sử dụng hai khối hộp chữ nhật ghép lại với nhau để học sinh dễ hình dung và tìm hiểu.

Hình 2 3: Đồ vật là các hình hộp chữ nhật [4]

Ví dụ 2: Trong bộ Geometric Solid có thể yêu cầu học sinh tìm và liệt kê tất cả các khối hình trong chủ đề hình học trực quan lớp 7, từ đó giúp phân biệt, nhận biết hình khối và gọi tên các hình một cách chính xác.

Hình 2 5: Bộ Geometric Solid chỉ tiết Đồng thời trong pha này việc sử dụng thẻ bài và chiếc túi bí ấn gây hứng thú rất nhiều cho học sinh Giáo viên có thể tổ chức hoạt động khám phá với các thẻ bài và túi bí ẩn Học sinh tới lượt mình rút một thẻ bài bất kỳ, không nhìn, chỉ dùng một tay cho vào túi bí ấn, chi bằng xúc giác của tay cùng sức tưởng tượng lấy ra được hình có ghi trên thẻ bài rút được Đồng thời có thể sử dụng khối lập phương may mắn kèm theo hoạt động này, học sinh gieo được mặt nào thì làm theo yêu cầu ghi trên mặt đó như nêu đặc điếm của hình được chọn, không được nói tên hình chỉ bằng cách mô tả đặc điểm của hình để đồng đội trong nhóm đoán ra hình cần lấy ra khởi chiếc túi bí ẩn là khối hình gì-

Hình 2 6: Bộ thẻ bài kèm túi bí ân

Pha giải thích (Explain): Pha này tập trung vào giải thích, cách áp dụng công thức và giúp học sinh giải thích các bài toán bàng các mô hình trực quan Ví dụ 1: Một lều chữ A dạng hình lăng trụ đứng có các kích thước như hình 2.7 Hãy tính diện tích vải để làm hai mái và trải đáy cùa lều?

Hĩnh 2 7: Cái lêu là lăng trụ đứng tam giác [8]

Sử dụng mô hình hình lăng trụ đứng tam giác có thê mở ra, trải thành mặt phẳng, giúp học sinh có thể hình dung và dễ dàng giải thích tìm lời giải trước khi áp dụng vào tính toán.

Diện tích vải để làm hai mái và trải đáy của lều chính là diện tích xung quanh hình lăng trụ:

( 2 + 2+ 2) 5 = 30 (m2) Ví dụ 2: Trong pha này có thể sử dụng modul đo lường với các khối lập phương đơn vị (khối lập phương cạnh lem), xếp các khối lập phương đơn vị thành một khối lập phương mới hoặc một khối hình hộp chữ nhật mới, từ đó dễ dàng giải thích công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của mồi hình.

Pha mở rộng (Elaborate): Trong giai đoạn này, có thê sử dụng mô hình để mở rộng kiến thức hình học của học sinh và áp dụng vào các vấn đề thực tế, đặc biệt là các mô hình tự tạo hoặc các đồ vật có trong thực tế Ví dụ:

Trong thực tế, ta gặp những vật thể có hình dạng như hình 2.9 Hãy quan sát và nhận xét một vài đặc điểm chung của các hình đó?

Hình 2 9: Lăng trụ đứng tam giác, tứ giác và các đô vật thực tê

Pha mở rộng (Elaborate): Trong giai đoạn này, có thê sử dụng mô hình đế học sinh áp dụng kiến thức hình học vào các tình huống và bài toán Ví dụ, sử dụng mô hình tương tác hoặc mô hình thực tế để học sinh thực hiện đo đạc và tính toán.

Ví dụ: Một khối gỗ dạng hình hộp chữ nhật có kích thước như hình (2.10a) Người ta cắt đi một phần khối gồ có dạng hình lập phương có cạnh 8cm (hình 2.10 b) Tính thể tích phần còn lại của khối gồ?

20 ctn aì Hình 2 Ì0: Hĩnh hộp chữ nhật và hình hộp chữ nhật bị cắt

Mô hình này có thể tự tạo bằng bọt xốp hoặc xốp cắm hoa, rất dễ tìm dễ cắt, đế được lâu cho những năm sau dùng tiếp Học sinh dùng mô hình, tháo lắp và hình dung tìm cách giải nhanh chóng, dễ hiểu.

Áp dụng các biện pháp vào các hoạt động dạy học theo mô hình 5E 61 1.Nguyên tắc thiết kế hoạt động theo mô hình 5E

2.2.2 Tiến hành dạy học theo mô hình 5E

Theo chương trình 2018 môn Toán 7 chú trọng tới việc phát triển tư duy; vận dụng kiến thức vào thực tiễn [1], Song một mô hình dạy học mới có kết cấu chặt chẽ như mô hình 5E giúp học sinh lĩnh hội tri thức trong các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo; học trong mối quan hệ hợp tác, thân thiện, cùng giải quyết nhiệm vụ học tập; hứng thú tìm tòi khám phá khoa học Bên cạnh đó, học sinh THCS là lửa tuổi sằn sàng và hứng thú tiếp nhận các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo; ham thích tìm tòi, hứng thú khám phá, trải nghiệm cái mới Dưới đây, tác giả đưa ra một số hoạt động theo mô hình 5E như sau:

2.2.2.1 Giai đoạn 1 Tạo hứng thú (Engage)

Giáo viên sẽ tìm hiểu quan niệm hoặc kiến thức đã có của học sinh đề xây dựng nội dung, tình huống khoa học có vấn đề Qua đó, học sinh sẽ phát r _ \ 1 r \ \

1 • /s 4- s \ s A \ 4- 1 • F _ / 4- w 4 19*11 hiện ra vân đê và phát biêu vân đê can nghiên cứu (đặt ra các câu hỏi khoa học liên quan đến vấn đề).

Sử dụng hình ảnh và đồ họa: Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, bản đồ và đồ họa để hình dung các khái niệm hình học Học sinh có thể thấy rõ và hiểu hom thông qua việc quan sát và phân tích các hình ảnh thú vị và màu sắc.

Ví dụ cho các em xem hình sau:

Hĩnh 2 19: Hĩnh hộp chữ nhật

Hoạt động thực tê và thực hành

Việc kết hợp hoạt động thực tế và thực hành trong lĩnh vực hình học trực quan toán 7 giúp học sinh tiếp cận hình lập phương, hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng tam giá, tứ giác một cách sinh động và thú vị Một cách làm phổ biến là giới thiệu cho học sinh các mô hình 3D mini của hình lập phương và lăng trụ Giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát, xoay, và mô tả các đặc điểm của mỗi hình Hoạt động thực tế như việc xây dựng mô hình từ giấy, xốp hay nhựa giúp học sinh cảm nhận rõ nét các bề mặt, cạnh và đỉnh Đồng thời, thông qua việc tự mình lắp ráp, học sinh có cơ hội thực hành

V 1 • /X 1 • /X 1 /X /X 1 /X z 1 1 z • • /X 1^11 1 N 1 1 * * và hieu Diet sâu rộng hơn vê các khái niệm hình học, làm nên tảng cho việc tiếp tục khám phá và học tập ở các giai đoạn tiếp theo của mô hình 5E. ứng dụng thực tiễn: Kết nối các mô hình trực quan với các ví dụ và ứng dụng thực tế trong cuộc sống hàng ngày Giải thích cách hình học được áp dụng trong kiến trúc, thiết kế, địa lý, và các lĩnh vực khác để làm cho nó thú vị và có ích ứng dụng thực tiền là học sinh làm các sản phẩm thủ công như hộp quà, hộp đựng giấy ăn, tạo hình bằng các khối đã học, làm bảng tên hình hộp chữ nhật tam giác bằng bìa, làm chậu hoa bằng que kem, tóm lại là làm vật dụng có hình đã học từ giấy, bìa, đồ tái chế Đặc biệt, việc sử dụng máy in 3D in các móc chìa khóa nhiều màu sắc có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác là một hoạt động thực tiễn hấp dẫn và củng cố sâu sắc cho bài học Việc quan

63 sát quá trình in và cách máy in hoạt động là một cách trực quan sinh động giúp học sinh lưu lại bài học lâu và ấn tượng.

Cho học sinh lấy ví dụ về đồ vật là hình hộp chữ nhật.

Sử dụng công cụ công nghệ: Sử dụng các công cụ công nghệ như phần mềm đồ họa, ứng dụng di động hoặc các trò chơi hình học trực tuyến để làm cho việc học trở nên thú vị và tương tác.

Phần mềm đồ họa: Sử dụng các phần mềm đồ họa như để tạo ra các bài thuyết trình, đồ họa và biểu đồ hấp dần Có thể sử dụng các công cụ này để biểu diễn dữ liệu, tạo đồ thị và hình ãnh minh họa, giúp học tập trở nên trực quan và dễ hiểu hơn.

GeoGebra: Đây là một phần mềm đồ họa và tính toán, được thiết kế đặc biệt cho môn toán GeoGebra cho phép học sinh vẽ đồ thị hàm số, thực hiện tính toán hình học và giãi các phương trình và bất phương trình Học sinh cũng có thể tạo ra các bài giảng tương tác để giảng dạy các khái niệm toán học.

Microsoft Excel hoặc Google Sheets: Cả Microsoft Excel và Google Sheets đều là các công cụ bảng tính Học sinh có thể sử dụng chúng để tạo biểu đồ, tính toán và phân tích dừ liệu.

Adobe Illustrator hoặc Inkscape: Đây là các phần mềm đồ họa vector.

Bạn có thể sử dụng chúng để tạo ra các hình ảnh minh họa, biểu đồ và sơ đồ trực quan Với các công cụ này, giáo viên có thể tạo ra các bài giảng, bài thuyết trình hoặc tài liệu học tập hấp dẫn.

Canva: Canva là một công cụ đồ họa trực tuyến dễ sử dụng Học sinh và giáo viên có thể sử dụng các mẫu có sẵn để tạo ra các bản đồ tư duy, biểu đồ và các tài liệu học tập hấp dẫn Canva cũng cung cấp các hình ảnh và biếu đồ có sẵn để giáo viên có thể sử dụng trong các bài giảng. ứng dụng di động: Có rất nhiều ứng dụng di động được thiết kế đề hồ trợ việc học toán 7:

Math.vn: Đây là một ứng dụng di động miễn phí cung cấp nhiều khóa học và bài tập toán học cho học sinh lóp 7 úng dụng này bao gồm các chủ đề như đại số, hình học, số học, và thống kê, giúp học sinh ôn tập và rèn kỳ năng toán học.

Khan Academy: Là một ứng dụng di động mang đến hàng nghìn bài giảng video và bài tập toán học miễn phí Học sinh có thể học qua các bài giảng, làm bài tập tương tác và kiểm tra kiến thức của mình Khan Academy cung cấp nhiều chủ đề và mức độ phù hợp với học sinh lóp 7.

Mathway: Là một ứng dụng giải bài toán toán học miễn phí Học sinh có thể nhập bài toán vào ứng dụng và nó sẽ cung cấp giải pháp chi tiết cho bài toán đó Mathway hồ trợ giải phương trình, giải hệ phương trình, tính toán đại số và hình học.

Photomath: Là một ứng dụng cho phép bạn quét và giải các bài toán toán học bằng camera điện thoại Nó cung cấp các bước giải chi tiết và lời giải, giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm và quy trình giải quyết bài toán. iTooch Toán 7: iTooch Toán 7 là một ứng dụng di động trực quan và tương tác, cung cấp hàng trăm bài tập, câu hỏi và bài giảng toán học cho học sinh lớp 7 Úng dụng này bao gồm các chủ đề như đại số, hình học, số học và thống kê, giúp học sinh rèn kỹ năng toán học và chuẩn bị cho các kỳ thi và bài kiểm tra.

Trò chơi hình học trực tuyến: Có nhiều trò chơi trực tuyến được thiết kế đế giúp bạn rèn kỳ năng hình học và tư duy không gian.

Tiêu chí đánh giá năng lực sử dụng CCPT cho học sinh trong dạy học khám phá chủ đề hình học trực quan toán 7 theo mô hình 5E

học khám phá chủ đề hình học trực quan toán 7 theo mồ hình 5E

Nhằm đánh giá một số năng lực sử dụng CCPT của học sinh Tôi đưa ra các tiêu chí đánh giá sau đây:

Bảng 2 6: Tiêu chí đánh giá hiệu quả rèn luyện năng lực sử dụng CCPT cho học sinh (Mức độ 1 < Mức độ 2 < Mức độ 3 < Mức độ 4).

TT Tên tiêu chí Mức độ

1 Khả năng tương tác và sử dụng công cụ, phương tiện.

2 Khám phá và áp dụng kiến thức hình học thông qua việc sử dụng cộng cụ, phương tiện.

4 3 Sử dụng các CCPT trong việc minh họa và giải thích.

4 ứng dụng và mở rộng kiến thức hình học thông qua sử dụng công cụ, phương tiện.

Bảng 2 7: Đánh giá năng lực sử dụng CCPT cho học sinh

1 Khả năng tương tác và sử dụng công cụ, phương tiện (2 điểm)

Khả năng tương tác và sử dụng CCPT ở mức kém

Khả năng tương tác và sử dụng

Khả năng tương tác và sử dụng CCPT ở mức tốt (2 điểm).

2 Khám phá và áp dụng kiến thức hình học thông qua việc sử dụng cộng cụ, phương tiện

Khám phá và áp dụng kiến thức hình học • thông qua việc sử dụng cộng cụ, phương tiện• ở mức kém

Khám phá và áp dụng kiến thức hình học thông qua việc sử dụng cộng cụ, phương tiện ở mức trung bình

Khám phá và áp dụng kiến thức hình học thông qua việc sử dụng cộng cụ, phương tiện ở mức tốt (3 điểm).

3 Sử dụng các Sử dụng các Sử dụng các Sử dụng các

CCPT trong việc CCPT trong minh họa và giải thích (2 điểm) ưng dụng và mở rộng kiến thức hình học thông qua sử dụng công cụ, phương tiện.

(3 điểm) việc minh họa và giải thích ở mức kém (0 điểm). Úng dụng và mở rộng kiến thức hình học thông qua sử dụng CCPT ở mức kém

CCPT trong việc minh họa và giải thích ở mức trung bình (1 điểm). ứng dụng và mở rộng kiến thức hình học thông qua sử dụng

CCPT trong việc minh họa và giải thích ở mức tốt (2 điểm), ứng dụng và mở rộng kiến thức hình học thông qua sử dụng CCPT ở mức tốt

Chương 2 của luận văn đã tập trung nghiên cứu và đề xuất một vài giải pháp để phát triển năng lực sử dụng CCPT học toán cho học sinh trong dạy học khám phá chủ đề hình học trực quan toán 7 thông qua mô hình 5E Một vài giải pháp đưa ra gồm có Sử dụng linh hoạt một số mô hình có sẵn trong bộ đồ dùng hoặc một số mô hình tự tạo vào các pha dạy học theo mô hình 5E; Tăng cường thiết kế và sử dụng Rubric tương thích với các pha trong mô hình 5E, phù hợp với lứa tuổi học sinh lóp 7; Tăng cường khai thác và áp dụng công nghệ thông tin như một phương tiện dạy và học Toán Ngoài việc tập trung phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán cho học sinh, một vài giải pháp đã nêu còn giúp học sinh có cái nhìn tổng thể và trực quan hơn về hình học trực quan Đồng thời một vài giải pháp đó còn chỉ ra phương pháp để học sinh có thể rèn luyện thêm để phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện trong học hình học trực quan Bên cạnh đó, luận văn cũng đã đưa ra các hình ảnh minh họa về các bộ đồ dùng và việc nên sử dụng chúng sao cho linh hoạt khi học hình học trực quan, những web và app cùng cách thức khai thác chúng trong dạy và học chủ đề hình học trực quan như một nguồn tham khảo hữu ích.

THựC NGHIỆM SƯ PHẠM

Phương pháp thực nghiệm

Tôi tiến hành thực nghiệm và đánh giá theo tiêu chí Tiến hành 3 lần kiểm tra: Lần 1 trước thực nghiệm, lần 2 giữa thực nghiệm và lần 3 sau thực nghiệm.

Ngày đăng: 04/09/2024, 10:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w