[13]Trong luận án “Tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạyhọc môn Xác suất - Thống kê và môn Quy hoạch tuyển tính cho sinh viên toán Đại học Sư phạm”, Phan Thị Tình 2012 đã
Nhiệm vụ nghiên cúu- Nghiên cứu hệ thống các quan điểm lý luận về năng lực giải quyết vấn đề thực tế của học sinh trong dạy học môn Toán.
- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của việc dạy và học chương thống kê xác suất ở trường THCS theo hưởng nghiên cứu của đề tài.
- Đề xuất một số hoạt động và trò chơi thực tế dạy học chương thống kê xác suất.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
5 Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5.7 Khách thế nghiên cứu
Việc dạy học thông qua hoạt động trong chù đề thống kê xác suất cho học sinh THCS.
Nghiên cứu thiết kế và tố chức cho học sinh hoạt động thông qua các hoạt động thực tế trong dạy học chủ đề thống kê xác suất.
Quá trình dạy học chủ đề thống kê xác suất trong chương trình Trung học phổ thông theo quan điểm thực nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu- Nghiên cứu lý luận: Tập hợp, phân tích các các công trình nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước về những vấn đề liên quan đến đề tài.
- Điều tra quan sát: Lập phiếu điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học chương thống kê xác suất ở trường THCS của một số địa phương, từ đó thấy được những khó khăn khi dạy học nội dung này theo hướng gắn với thực tế, từ đỏ những biện pháp thiết thực để cải thiện tình hình.
- Thực nghiệm sư phạm: Dạy thực nghiệm sư phạm một sô giáo án trong chủ đề thống kê xác suất thông qua hoạt động thực tế cho học sinh để kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
7 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần “Mở đầu”, “Kết luận” và “Danh mục tài liệu tham khảo”, nội dung luận văn gồm ba chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn - Chương 2 Một số biện pháp dạy học thống kê xác suất thông qua các hoạt động thực tế
- Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
CO SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIÊNCO SỎ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIÊNDạy học thông qua hoạt động thực tế1.2.1 Thế nào là dạy học thông qua hoạt động thực tế
Theo quan điểm triết học hiện thực, hoạt động thực tế là những sự kiện và tình huống có thật tồn tại trong thế giới vật lý.
Trong Từ điển tiếng Việt, “Hoạt động có nghĩa chung là các hành vi, công việc, sự kiện, hay quá trình mà con người hoặc tổ chức thực hiện để đạt được mục tiêu hoặc kết quả nào đó Hoạt động thường liên quan đến việc thực hiện công việc, tương tác, hay tham gia vào các sự kiện và quá trình” [19]
Theo định nghĩa từ điển “Thực tế là tổng thể nói chung những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội, về mặt quan hệ đến đời sổng con người” [19] Vậy thực tế là một trạng thái, sự kiện hoặc hiện tượng tồn tại độc lập có thể được quan sát, trải nghiệm hoặc chứng minh trong thế giới xung quanh chúng ta Nó bao gồm tất cả những gì có thật và không phụ thuộc vào quan điểm và ý thức của một người Thực tế có thể được xác định thông qua các phương pháp khoa học, quan sát, thử nghiệm hoặc tương tác trực tiếp với các yếu tổ thế giới.
Cũng trong từ điển tiếng Việt, “Thực tế có nghĩa là tình trạng, sự việc, hoặc sự thật có thể quan sát và kết luận từ thế giới xung quanh chúng ta, không phải là ảo tưởng hoặc tưởng tượng Đây là những điều tồn tại và thực hiện trong thực tế, có thế được đánh giá dựa trên quan sát và kinh nghiệm thực tế Thực tế thường đề cập đến sự thật về môi trường, sự kiện, hoặc tinh hình mà người ta có thể kiểm tra hoặc xác minh” [19]
Trên cơ sớ đó, ta có thể hiểu hoạt động thực tế trong dạy học môn Toán là một hoạt động có thật ở ngoài đời mà giáo viên đưa ra cho học sinh để học sinh sử dụng kiến thức Toán học có liên quan đến bài học để giải quyết với mục tiêu giúp học sinh khai thác, luyện tập, củng cố và vận dụng kiến thức Toán học đã biết.
Dạy học là quá trình truyền đạt kiến thức, kỹ năng và giá trị từ người dạy (người có kiến thức và kinh nghiệm) sang người học (người cần tiếp thu kiến thức và kỳ năng) Nhiệm vụ của dạy học là giúp người học hiểu và nắm vững những kiến thức cần thiết, phát triển những kỹ năng cần thiết để ứng dụng vào cuộc sống và công việc Tóm lại, dạy học là quá trình giáo viên truyền đạt kiến
11 thức và kỹ năng cho người học thông qua các phương pháp và môi trường học tập để tạo điều kiện cho người học phát triển và hiểu biết.
Dạy học thông qua hoạt động thực tế (teaching throught real-life activities) là một phương pháp giảng dạy trong đó giáo viên sử dụng các tình huống, vấn đề và hoạt động liên quan đến cuộc sống hàng ngày để giúp học sinh học và hiểu nội dung chính và ứng dụng kiến thức theo những cách cụ the Thay vì chỉ tập trung vào lý thuyết và các bài tập trừu tượng, phương pháp này nhấn mạnh vào ứng dụng thực tế của kiến thức và kỳ năng toán học Thông qua phương pháp này, học sinh có thể nâng cao năng lực giải quyết vấn đề toán học nói chung và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tể nói riêng. Điều này hơi khác với các bài toán có nội dung thực tiễn Theo Nguyễn Bá Kim thì bài toán có nội dung thực tiễn là bài toán mà khách thể của nó chứa đựng các yếu tố mang nội dung thực tiễn [ 11] Nói cách khác, bài toán chứa tình huống thực tiễn là bài toán mà yêu cầu hay nhu cầu cần đạt được là giải quyết được vấn đề mà các tình huống thực tiễn đặt ra Bài toán chứa tình huống thực tiễn có thể chia thành 2 loại chính, dựa vào mặt phản ánh hiện thực Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối, đó là bài toán chứa tình huống giả định và bài toán chứa tình huống thực.
Giáo dục trải nghiệm được Khổng Tử nhận ra từ những năm trước công nguyên với câu nói “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”, và theo thời gian đã được các nhà nghiên cứu phát triến mở rộng Theo định nghĩa của Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế thì đó một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp giáo dục nhưng điều quan trọng là người dạy cần khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế, sau đó người học cần phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triến kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng của bản thân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội Từ đó cho thấy rằng dạy học thông qua hoạt động thực tế cũng là một phần của giáo dục trái nghiệm.
Theo ý tưởng “ít hơn là nhiều hơn” thúc đẩy vào việc học sinh tự tìm hiểu, phát triển khả năng nghiên cứu và sáng tạo của họ thông qua việc thám hiểm, tìm hiểu, và giải quyết vấn đề Phương pháp học tập khám phá thúc đẩy sự tò mò, sáng tạo và khám phá của học sinh thay vì chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức Giống như tất cả các thuật ngừ phồ biến trong giáo dục, ý nghĩa cơ bản của học tập khám phá là đề cập đến một hình thức mà trong đó học sinh được tiếp xúc với những câu hỏi và trải nghiệm cụ thể theo cách mà học “khám phá” cho mình những khái niệm dự kiến Từ đó nhận thấy dạy học thông qua hoạt động thực tế cũng là một phần cùa dạy học khám phá.
Từ xa xưa, người ta đã nhận ra Toán học và thực tế có mối liên hệ chặt chẽ với nhau Với nhu cầu đếm và từ việc biết đếm mà những chữ số đầu tiên bắt đầu được ra đời dưới hình thái tượng hình gần gũi Sau đó, khi nhu cầu của con người không chỉ dừng lại ở việc đếm, mà phát triển thêm như trao đổi đồ vật, tính diện tích, thể tích, thì phép tính và hình học ra đời Các nhà khoa học đã tìm ra những bằng chứng sử dụng toán học ở Ai Cập như tính chiều cao của
Kim Tự Tháp mà không cần trèo lên đỉnh Và xuất phát từ việc nhiệt độ dưới 0 độ hay độ sâu dưới mực nước biển thì sổ âm bắt đầu xuất hiện để phục vụ những mục đích cuộc sống Toán học không chỉ phát triển từ nhu cầu toán trực tiếp mà còn phát triển để phục vụ cho các ngành khác phát triển như vật lý, hóa học, công nghệ, Ngay cả những môn mang tính nghệ thuật cảm hứng như mỹ thuật hay âm nhạc, người ta cũng có sử dụng toán như tỉ lệ bố cục vật trong tranh hay sự phối hợp giữa các âm sắc, nhịp điệu, cần được kết hợp nhịp nhàng để hòa quyện hơn Ngày nay, khi công nghệ phát triển, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang dần xuất hiện cũng có một phần đóng góp của Toán học Và từ việc Toán học phát triển, đa dạng ngành nghề cũng xuất hiện như chuyên gia phân tích dữ liệu, nhà phát triển nội dung
13 Điêu đó cho thây răng kiên thức vê toán học có thê ứng dụng trực tiêp vào đời sống hoặc được ứng dụng gián tiếp như một cầu nối để phát triển các khía cạnh khác của cuộc sống.
1.2.2 Đặc điểm của dạy học thông qua hoạt động thực tế
Ta có các đặc điểm của dạy học thông qua các hoạt động thực tế:
- Học hỏi thông qua hoạt động thực tế: tập trung vào việc cho học sinh trải qua các trải nghiệm thực tế để họ có cơ hội tiếp xúc với thế giới thực và học hỏi từ những kinh nghiệm trực tiếp.
- Thúc đẩy tính tự hoàn thiện: khuyến khích học sinh phát triển tư duy độc lập, khả năng giải quyết vấn đề và tính sáng tạo thông qua việc tìm hiểu và khám phá.
- Học hởi tích cực và tương tác: tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực trong quá trình học hỏi, thường thông qua việc làm việc nhóm, thảo luận và tương tác với giảng viên và đồng học.
- Tạo môi trường học tập chủ động: học sinh thường có vai trò chủ động trong quá trình học tập, họ được khuyến khích đề xuất ý tưởng, lập kế hoạch và tham gia vào các hoạt động.
Một số phương pháp dạy học Toán thông qua hoạt động thực tếVới việc dạy học xác suất thống kê thông qua hoạt động thực tế, giáo viên được khuyến khích sử dụng một số phương pháp dạy học không truyền thống để kích thích tính tự chủ, tự học, tự khám phá của học sinh.
Cỏ thề vận dụng một số phương pháp dạy học và kỳ thuật dạy học tích cực để có thể dạy học chù đề xác suất thống kê thông qua hoạt động thực tế một cách hiệu quả nhất Luận văn chỉ đề cập đến hai phương pháp dạy học gần gũi nhất: dạy học trài nghiệm và dạy học khám phá.
1.3.1 Phương pháp dạy học trải nghiệm
Những nội dung dưới đây dựa trên tài liệu [9], [19], [30], [43], Trái nghiệm theo nghĩa tiếng Việt là sự trài qua và chiêm nghiệm một hoạt động Theo Hoàng Phê (2019) [19], ý nghĩa đơn giản nhất của trải nghiệm là sự trải qua, kinh qua thực tế Trải nghiệm là tiến trình hay quá trình hoạt động chủ động để thu thập được những kinh nghiệm, nhận định, bình luận, rút ra
16 được những biểu hiện không rõ ràng, phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan Sự trải nghiệm của học sinh đề cập đến những quan sát, hành động không ngừng trong thực tế, từ đó học sinh dần trưởng thành qua từng bài học.
Học từ thực nghiệm, thực hành hoặc học thông qua hoạt động - đó chính là học tập trải nghiệm Phương pháp này làm cho học sinh nâng cao tính tích cực chú động và thông qua nhiều cách tiếp cận dựa vào kinh nghiệm của mồi học sinh Học tập trải nghiệm cũng là một quá trình hoạt động mà khi đó tri thức được tạo ra thông qua sự chuyển hóa hay biến đổi từ chính kinh nghiệm thực tế của người học Thông qưa hành động, người học chủ động tiếp nhận những khái niệm mới trong sự phản ánh cái cũ thông qua vốn kinh nghiệm và thứ nghiệm.
Theo Đinh Thị Kim Thoa, hoạt động trải nghiệm có 5 đặc điểm cơ bản, đó là: [30]
- Nội dung có tính chất tích hợp liên môn
- Hình thức đa dạng - Quá trình học tích cực, chủ động và hiệu quả - Cần sự kết hợp của lực lượng liên quan (nhà trường, xã hội, phụ huynh, ) - HS lĩnh hội được kinh nghiệm trong thực tế
Theo Đặng Thị Thu Huệ, các đặc điểm quan trọng của phương pháp “Học tập qua trải nghiệm” là: [9]
- Quá trình học được lựa chọn kĩ càng Sau khi thực hiện các quá trình chia sẻ, phân tích, tổng quát hoá và áp dụng thi mới đến phần tổng kết.
-Trí tuệ, cảm xúc, thể chất, kĩ năng và các quan hệ xã hội cùa người học đều được sử dụng trong quá trình tham gia.
- Các hoạt động đều yêu cầu người học phải sáng tạo, tự chủ, tự ra quyết định, lên kế hoạch hành động và thỏa mãn với kết quả đạt được.
- Người học được tự thực hiện và chủ động vào việc đặt câu hỏi, tìm tòi, trải nghiệm, giải quyết vấn đề, tự chịu trách nhiệm.
- Quá trình thực hiện và những điêu học được từ trải nghiệm luôn quan trọng hơn kết quả mà người học đạt được.
- Những kết quả là trải nghiệm của từng cá nhân và từ đó tạo nền tảng vừng chắc cho việc học tập và những trải nghiệm tiếp theo.
- Các mối quan hệ giữa người học với bãn thân mình, người học với những người khác và người học với thế giới xung quanh được hình thành và hoàn thiện.
Các hoạt động trải nghiệm của học sinh có thế là:
- Nghiên cứu câu hỏi, tranh vẽ, video.
-Tạo bảng biểu, sơ đồ,
- Đọc, phân tích và biểu diễn dừ liệu, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị
- Thảo luận, tranh biện vê một vân đê.
- Làm nghiên cúư, khảo sát về thực trạng và đưa ra phương án giải quyết.
- Tự tạo các bài tập thông qua các công cụ hồ trợ
Cũng theo Đặng Thị Thu Huệ, phương pháp học tập qua trải nghiệm thế hiện theo mô hình 5 bước khép kín dưới đây (xem hình I): [9]
Hình 1.1: Vòng tuần hoàn “Học tập trải nghiêm ”
Trải nghiệmTống quỏt <ô— Phõn tớchThực trạng dạy học chủ đề xác suất thống kê thông qua hoạt động thực tế của học sinh THCStế của học sinh THCS1.4.1 Nội dung chỉnh của chương trình Xác suất thong kê hiện nay a) Vai trò, vị trí của chương xác suất thống kê ở lớp 7
Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, xác suất thống kê được xác định là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, nhằm tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học.
Học sinh có thể đạt được khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau; hiểu bản chất xác suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế; hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội; biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu khi học về chủ đề thống kê xác suất Từ đó, học sinh có thể nâng cao sự hiểu biết và kiến thức thế giới hiện đại.
Trong xã hội hiện nay con người bị ngập trong rất nhiều luồng thông tin khác nhau và vấn đề đặt ra giờ đây không phải chỉ là biết thông tin mà còn phải biết phân tích, xử lý các thông tin mà mình nhận được Vì vậy, việc học sinh có kiến thức và kỹ năng về xác suất và thống kê sẽ giúp học sinh nói riêng và công dân nói chung có nhận thức và khả năng đưa ra nhũng quyết định đúng đắn và tốt hơn. b) Nội dung chương xác suất thống kê ở lớp 7
Căn cứ vào chương trình môn Toán cùa BGD&ĐT 2018, chương trình môn Toán xác suất thống kê 7 được xây dựng với nội dung và yêu cầu cần đạt được ghi lại trong bàng [2]
Nội dung Yêu cầu cần đạt •
Một số yếu tố thống kê
Thu thập, phãn loại, biêu diễn dữ liệu theo các tiêu chỉ cho trước
- Thực hiện và lí giải được việc thu thập, phân loại dừ liệu theo các tiêu chí cho trước từ những nguồn: văn bản, bảng biểu, kiến thức trong các môn học khác và trong thực tiễn.
- Giải thích được tính hợp lí của dữ liệu theo các tiêu chí toán học đơn giản.
MÔ tả và biêu diễn dữ liệu trên các bảng, biêu đồ
- Đọc và mô tả thành thạo các dữ liệu ở dạng biểu đồ thống kê: biểu đồ hình quạt tròn (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).
- Lựa chọn và biểu diễn được dữ liệu vào bảng, biểu đồ thích hợp ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sằn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng
- Nhận biết được những dạng biểu diễn khác nhau cho một tập dữ liệu.
Hình thành và giải quyết vấn đề đơn giản xuất hiện từ các sổ liệu
- Nhận ra được vấn đề hoặc quy luật đơn giản dựa trên phân tích các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình
25 và biếu đồ thống kê đã có quạt tròn (cho sằn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).
- Giải quyết được những vấn đề đơn giản liên quan đến các số liệu thu được ở dạng: biểu đồ hình quạt tròn (cho sẵn) (pie chart); biểu đồ đoạn thẳng (line graph).
- Nhận biết được mối liên hệ giữa thống kê với những kiến thức trong các môn học khác trong chương trình lóp 7.
Một số yếu tố xác suất
Làm quen với biến cố ngẫu nhiên Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản
- Làm quen với các khái niệm mở đầu về biến cố ngẫu nhiên và xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong các ví dụ đơn giản.
- Nhận biết được xác suất của một biển cổ ngầu nhiên trong một số ví dụ đơn giản.
Ngoài ra, trong chương trình mới đã gợi ý một sô hoạt động thực hành và trải nghiệm sau:
Hoạt động 2: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn, chẳng hạn:
-Vận dụng kiến thức thống kê để đọc hiểu các bảng biểu trong Lịch sử và Địa lí lóp 7, Khoa học tự nhiên lớp 7.
- Thu thập, phân loại và biểu diễn dữ liệu (theo các tiêu chí cho trước) vào biếu đồ hình quạt tròn (pie chart) hoặc biểu đồ đoạn thẳng (line graph) từ một vài tình huống trong thực tiễn.
1.4.2 Thực trạng dạy - học xác suất thống kê thông qua các hoạt động thực tế ở bậc trung học CO’ sở’ hiện nay Để có cơ sở về thực trạng việc dạy học thống kê xác suất 7 thông qua các hoạt động thực tế, tôi tiến hành khảo sát qua các hình thức thích hợp. a) Mục tiêu khảo sát - Nhàm tìm hiểu sự nhận thức, sự nghiên cứu và các phương pháp của giáo viên thường sử dụng khi xây dựng bài toán có chứa tình huống thực tiễn Bên cạnh đó, nhận diện được những khó khăn trong dạy học Toán thông qua các hoạt động thực tế mà giáo viên đang gặp phải.
- Khảo sát quan điểm và nhu cầu của học sinh về sự cần thiết bổ sung các hoạt động thực tế nói chung và với chủ đề xác suất thống kê nói riêng. b) Đối tượng khảo sát
Tôi đã tiến hành điều tra 35 giáo viên và 140 học sinh tại các trường Liên cấp Thực Nghiệm Victory và Liên cấp Sentia (Hà Nội). c) Phương pháp khảo sát - Thông qua việc trực tiếp trao đối, phỏng vấn một số giáo viên - Lập phiếu khảo sát giáo viên và học sinh (xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2) - Dự giờ một số tiết dạy về chủ đề xác suất thống kê lớp 7 d) Kết quả khảo sát (số liệu cụ thể xem ở Phụ lục 3 và Phụ lục 4) - Thực trạng dạy học môn Toán thông qua hoạt động thực tế: Đa số giáo viên (khoảng 85%) nhận thức được tàm quan trọng của việc dạy học môn Toán thông qua hoạt động thực tế cho học sinh và đồng ý rằng nên có ít nhất một hoạt động để học sinh được trải nghiệm thực tế trong mồi chủ đề kiến thức Toán, trong đó trên 80% giáo viên nghĩ rằng việc này sẽ giúp học sinh chủ động, sáng tạo trong học tập 90% người dạy cho rằng học sinh rất yêu thích và 10% đánh giá học sinh yêu thích những tiết học mà được hoạt động đế khám phá kiến thức bằng thực tế Và việc học sinh tự phát hiện và xây dựng
27 những hoạt động liên quan đên kiên thức được học với thực tê được 100% giáo viên đồng ý là cực kỳ thiết yếu và nên được đưa vào trong chương trình.
Tuy nhiên, đa số giáo viên chưa thể dạy học thông qua hoạt động thực tế vì nhiều lý do như khoảng 40% giáo viên cho rằng khó sưu tầm các tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu về ứng dụng Toán trong thực tiễn hay 25% giáo viên nhận thấy việc thiết kế hoạt động dạy còn mới mẻ, mất thời gian và giáo viên chưa có kinh nghiệm tổ chức dạy học Khoảng 25% giáo viên đưa ra lý do rằng điều kiện cơ sở vật chất của trường không đáp ứng được nhu cầu của các hoạt động thực tế cần tổ chức cho học sinh.
- Thực trạng dạy học chương xác suất thống kê ỡ lớp 7:
Gần như 100% các giáo viên đều quan tâm đến việc phát triển dạy học xác suất thống kê thông qua hoạt động thực tế ở lớp 7 Trong đó, giáo viên băn khoăn về thời lượng tiết học và điều kiện môi trường có cho phép họ thực hiện mục đích đó hay không vì 90% giáo viên đồng ý sẽ mất nhiều thời gian để triển khai vấn đề này. Đa số giáo viên đều đưa ra được các ví dụ thực tiễn vào dạy học thống kê xác suất tuy nhiên các ví dụ trùng nhau khá nhiều (khoảng 44%) Bên cạnh đó, 27 giáo viên trong tổng 35 giáo viên được hỏi cho biết không giao thêm các bài toán thực tế hoặc không cho học sinh thực hành ngoài bài tập trong SGK Toán 7 Chỉ có 8 giáo viên có ít nhất một hoạt động để học sinh thực hành và khám phá Trong nội dung thống kê, khoảng 70% thầy cô có cho học sinh tự tìm tòi ở nhà các hoạt động thực tế, điều này nhiều hơn 16% so với các hoạt động thực tế mà thầy cô giao cho học sinh trong nội dung xác suất.
- Thực trạng học tập môn Toán của học sinh: về phía học sinh, sự yêu thích các ứng dụng thực tế trong chủ đề xác suất thống kê lại khá cao (khoảng 88%) và 86% học sinh cho biết kiến thức của chủ đề này gần gũi với thực tiễn Hơn 75% học sinh mong muốn giáo viên đưa thêm các hoạt động ứng dụng kiến thức xác suất thống kê trong thực tế đa dạng hơn
28 và 7% học sinh cho rằng có thể đưa hoạt động thực tế vào các bài đánh giá kiến thức khi kết thúc chủ đề Khoáng 84% học sinh nhận thấy xác suất và thống kê có thể bắt gặp khá nhiều trong các hoạt động trong cuộc sống, trong đó đa số học sinh nhận ra thống kê dễ hon xác suất (chênh lệch 23%).
MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐÈ XÁC SUẤT THÓNG KÊ MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐÈ XÁC SUẤT THÓNG KÊ2.1.1 Định hướng 1: Các biện pháp cần đảm bảo bám sát mục tiêu, nội dung chủ đề xác suất thắng kê 7, đồng thời bám sát thực tế và phản ánh được phạm vi ứng dụng
Trên cơ sờ tôn trọng nội dung cùa chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán (2018) của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành và đảm bảo các nguyên tắc dạy học môn Toán để đề xuất các biện pháp Bên cạnh đó, các biện pháp cần đảm bảo tính khoa học, tính logic, bám sát mục tiêu, nội dung kiến thức Toán và các môn liên quan.
Các biện pháp cần xuất phát từ thực tế, gần gũi và thú vị trong đời sống.
Thông qua các hoạt động thực tế, học sinh nhận thức được phạm vi sử dụng và vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề liên quan.
2.1.2 Định hướng 2: Các biện pháp phải phù họp vói xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay và phải có tính khả thi
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, vận dụng được kiến thức đã học vào đời sống thực tế, tự học và tự định hướng nghề nghiệp phù hợp cho bản thân Vì vậy, trong giáo dục hiện đại các phương pháp dạy học mới và truyền thống được kết hợp với nhau để phát triển năng lực và phẩm chất; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Đế đảm bảo được hiệu quả của việc ứng dụng vào thực tế khi dạy xác suất r - N r \ r Ằ 1 /X 1 /X 1^ 1 • /X 1 < 4- /X /X Á /X ì9 * 1X1 J 1 A * thông kê 7, nhũng biện pháp đê xuât cân phải phù hợp VỚI thực tiên cuộc sông của học sinh Người giáo viên cần lựa chọn những hoạt động thực tế gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày cùa học sinh, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và tăng hứng thú tìm hiếu, khám phá kiến thức Đặc biệt, cần có những điều
31 chỉnh và thiết kế lại các hoạt động để phù hợp với đối tượng học sinh của mình về đặc trưng văn hóa, vùng miền với những hoạt động mà giáo viên tham khảo ở các tài liệu nước ngoài hoặc từ các nghiên cứu đã có trước đó.
2.1.3 Định hướng 3: Các biện pháp cần phù hợp với trình độ, nhu cầu và nhận thức của học sinh lóp 7
Nhằm mục tiêu đưa nội dung xác suất thống kê đến học sinh thông qua các hoạt động thực tế vì vậy các biện pháp cần vừa sức đối với học sinh Tránh gây ra cho học sinh tâm trạng chán nản, coi thường nội dung quá dễ và không tiếp thu được kiến thức mới Trái ngược điều đó, cũng cần tránh nội dung quá khó với học sinh làm cho học sinh không tự tin, nghĩ mình kém cởi và không có khả năng học dẫn tới việc chán học. Ở tuổi này, tâm lý học sinh có sự thay đổi lớn so với học sinh tiểu học như học sinh tuổi này phát triển tư duy trừu tượng và tư duy logic, tâm trạng thay đổi thất thường hay mong muốn tự khẳng định mình trong xã hội Vì vậy, các hoạt động học tập trong môn Toán cần chú trọng đến phát triến tư duy logic và tư duy trừu tượng cho học sinh, tăng khả năng phân tích vấn đề và học sinh có cơ hội chủ động thể hiện mình từ đó làm nền móng cho việc lĩnh hội các kiến thức toán học cũng như giải quyết các vấn đề trong toán học và trong đời sống thực tiễn
2.J.4 Định hướng 4: Các biện pháp phải hướng vào làm rõ nét mạch ứng dụng kiến thức vào thực tế và định hướng được tầm nhìn về vấn đề vận dụng • O • • o • • • O chủ đề xác suất thống kê vào thực tế
Các biện pháp được đề xuất cần chỉ rõ những kiến thức nào của xác suất thống kê được sử dụng để giải quyết tình huống hay hoạt động thực tế Từ đó học sinh tự chủ động nhận ra kiến thức được ứng dụng trong các khía cạnh nào của đời sống và sử dụng kiến thức đã học đế giải quyết.
Qua các biện pháp học sinh sẽ thây răng xác suât thông kê không chỉ là một phần của môn học, mà còn là công cụ hữu ích giúp họ hiểu và quản lý thế giới thực tế xung quanh mình.
Các biện pháp được đề xuất phải bám sát những yêu cầu của việc thông qua hoạt động thực tế trong dạy học môn Toán nhưng không ảnh hưởng lớn đến khối lượng kiến thức chủ đề xác suất thống kê Toán 7.
2.2 Một số biện pháp dạy học xác suất thống kê thông qua các hoạt động thực tế
2.2.1 Biện pháp 1: Khai thác các trò choi thực tế trong quá trình dạy học xác suất lớp 7 a) Mục tiêu của biện pháp - Nhằm khơi gợi sự hứng thú về chủ đề xác suất cho học sinh.
- Học sinh thấy sự úng dụng vào thực tiễn, không lý thuyết suông của kiến thức.
- Học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, chủ động.
- Mở rộng góc nhìn các tình huống trong thực tế và giới thiệu thêm về những điều thú vị trong kiến thức đã học. b) Cơ sở của biện pháp
Nhũng trò chơi gợi động cơ cần:
- Đa dạng (dân gian, hiện đại, sử dụng công nghệ, ) - Thực tế, xuất hiện xung quanh học sinh
Việc này phải tuân thủ nguyên tấc chân thực, phù hợp với trình độ học sinh và cách giải cần đơn giản nhất có thể Giáo viên có thể dựa vào chủ đề hoạt động thực hành và trải nghiệm có trong sách để tố chức hoạt động cho học sinh, hướng dần học sinh giải quyết các vấn đề này theo tiến trình học tập.
Bên cạnh đó, ở một số trường hợp học sinh sẽ có tư duy nhầm, vì vậy giáo viên cần hướng dẫn, giải thích và giới thiệu những kiến thức mới lạ, thú vị đến học sinh.
Các bước hoạt động khởi động và hình thành kiến thức có thể được tiến hành như sơ đồ sau:
Bước 1: Giáo viên đưa ra một trò chơi và cho học sinh chơi theo cặp, nhóm.
Bước 2: Học sinh chơi và đưa ra kết quả.
Bưó’c 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá kêt quả của học sinh và liên hẹ với kiến thức bài học, từ đó học sinh hình thành kiến thức. c) Ví dụ
Ví dụ 2.1: Khi dạy gợi động cơ về nội dung “Làm quen với biến cố”.
Bước 1: Giáo viên cho học sinh chơi “Oan tù tì” theo cặp Học sinh trả lời các câu hỏi sau: a) Dự đoán lựa chọn của người chơi đổi diện trước khi chơi “Oẳn tù tì” Bạn đoán đúng kết quả không? b) Có những lựa chọn nào khi em chơi “Oẳn tù tì”? c) Nếu chơi 3 lần “Oẳn tù tì” thì em đoán đúng được mấy lần? Em có thể đoán không đúng và không sai được không?
Bước 2: Học sinh có thể trả lời: a) Dự đoán lựa chọn: kéo, búa hoặc lá Học sinh có thể đoán đúng hoặc không. b) Các lựa chọn em có: kéo, búa hoặc lá. c) Tùy vào học sinh, có thể đoán đúng 1 lần, 2 lần, 3 lần hoặc không lần nào.
Học sinh không thề đoán không đúng và không sai cùng lúc.
lóp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9Câu 2: Bạn có tham gia Hội chợ xuân không?
Câu 3: Bạn thích uống loại đồ uống nào dưới đây?
Trà sữa dâu Hồng trà nóng Nước chanh lạnh
Câu 4: Bạn đi với ai đên Hội chợ xuân?
Bố mẹ Bạn bè Đi một mình
Câu 5: Nêu đi với bô mẹ, bạn nghĩ bô mẹ bạn thích uông gì? r-1-i A 1 /\
Trà sữa dâu Hông trà nóng Nước chanh lạnh
+ Sau đó, học sinh có dừ liệu:
Bảng 2.3: Bảng dữ liệu đồ uống yêu thích
Học sinh biểu diễn bằng biểu đồ đã học: (có thể bằng nhiều kiểu biểu đồ)
Biêu đồ 2.1: Mức độ yêu thích nước uống cùa học sinh và phụ huynh Ạ r rri /\ -> A
Tên đô nông số học sinh yêu thích Số phụ huynh yêu thích m y 1
Khảo sát mức độ yêu thích nước uống
■ Trà sữa dâu ■ Hồng trà nóng ■ Nước chanh lạnh
Sô học sinh yêu thích
■ Trà sữa dâu ■ Hồng trà nóng ■ Nước chanh lạnh
Sô phụ huynh yêu thích
■ Trà sữa dâu ■ Hồng trà nóng ■ Nước chanh lạnh
+ Học sinh phân tích đưa ra kêt luận sau và báo cáo trước lớp:
- Học sinh rất thích trà sữa dâu - Phụ huynh yêu thích đồ uống tốt cho sức khởe, tươi mát - Vì nước bán trong dịp tết, thời tiết lạnh nên phụ huynh thích sản phẩm nóng ấm
- > Nên bán nhiều trà sữa dâu và hồng trà nóng hơn là nước chanh lạnh.
Bước 3: Giáo viên nhận xét và đưa ra câu hởi thêm nếu có, sau đó kết luận.
Trong các SGK hiện tại, hoạt động thực hành và trải nghiệm cũng có các nội dụng ứng dụng thực tế khá hay và thú vị, giáo viên có thề áp dụng biện pháp này vào các hoạt động thực hành và trải nghiệm đó.
Ví dụ 2.7: Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong sách Chân trời sáng tạo Toán 7, tập 1 [9] Đề bài: Dùng biểu đồ để phân tích kết quả học tập môn Toán cùa lớp Học sinh đóng vai người giáo viên cần thống kê điểm số môn Toán của lớp.
Giáo viên và học sinh thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Phân tích, lên danh sách nhiệm vụ và phân chia công việc trong nhóm
Bảng 2.4: Bảng phân chia nhiệm vụ nhóm phân tích điểm Toán
- Giáo viên yêu câu các trưởng nhóm học sinh đưa ra các nhiệm vụ cân hoàn thành:
Nhóm 1 Tổng hợp và phân tích điểm Toán dưới 5 từ tháng 8 đến tháng 11
Nhóm 2 Tổng hợp và phân tích điểm Toán từ 5 đến 8 từ tháng 8 đến tháng 11
Nhóm 3 Tổng hợp và phân tích điểm Toán trên 8 từ tháng 8 đến tháng 11
Nhóm 4 Tổng hợp và phân tích điểm Toán theo tùng tháng theo khoảng điểm dưới 5, từ 5 đến 8, trên 8
Bảng 2.5: Bảng phản chia nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm ỉ, nhóm 2 và nhóm 3:
Bảng 2.6: Bảng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên của nhóm 4
Thành viên 1 Thu thập điểm của mồi bạn từ tháng 8 đến tháng 11 Thành viên 2 Thống kê và tổng hợp điểm theo khoảng vào bảng Thành viên 3 Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ đường
Thành viên 4 Phân tích dữ liệu được tổng hợp từ các thành viên khác Tất cả thành viên Thuyết trình sản phẩm của nhóm
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao ở bước 1 đê hoàn thành sản phẩm và thuyết trình Sản phẩm có thể được học sinh thực hiện trên poster hoặc slide Giáo viên theo dõi tiến trình hoàn thành nhiệm vụ của mỗi nhóm.
Bước 3: Giáo viên và các nhóm khác lắng nghe sau đó đặt ra câu hỏi thắc mắc và đánh giá theo phiếu sau:
Thành viên 1 Thu thập điểm của mỗi bạn từ tháng 8 đến tháng 11 Thành viên 2
Thống kê và tổng hợp điểm theo khoảng và theo tháng vào bảng
Thành viên 3 Biểu diễn dữ liệu bằng biểu đồ hình tròn theo 4 tháng Thành viên 4 Phân tích dữ liệu được tống hợp từ các thành viên khác Tất cả thành viên Thuyết trình sản phẩm của nhóm
Bảng 2.7: Bảng đánh giá moi nhóm
Sản phẩm đúng phần số liệu
Sản phẩm đúng phần biểu đồ
(Điểm tối đa 15 đ) Sản phẩm đúng phần phân tích
Sản phẩm có tính thẩm mỹ
Thuyết trình mạch lạc, logic
Trả lời câu hỏi từ nhóm khác hoặc giáo viên
(Điểm tối đa 15 đ) Sự phối hợp của các thành viên trong nhóm
Ví dụ 2.8: Hoạt động thực hành và trãi nghiệm trong sách Cánh diểu
Toán 7, tập 2 [37] Đề bài: Dung tích phổi Học sinh đóng vai các nhà khoa học cần thống kê dung tích toàn phối của các bạn từ 6 đến 14 tuổi của lớp.
Giáo viên và học sinh thực hiện theo các bước dưới đây:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu đến học sinh về dung tích phổi và cách tính.
- Dung tích toàn phổi có thể hiểu đơn giãn là tổng lượng khí mà phổi của một người có thể chứa được Đo dung tích toàn phổi là một trong những cách tốt nhất để đo lường chức năng của phổi.
- Đe đo dung tích toàn phổi tính bang ml trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi, các nhà khoa học có công thức sau:
Dung tích toàn phổi chuẩn đối với nam: 30,71 H + 29,35W - 2545 Dung tích toàn phổi chuẩn đối với nữ: 30H + 31,31W - 2536
Trong đó: H là chiều cao tính bang cm w là cân nặng tính bằng kg - Từ đó, mồi học sinh cần đi thu thập dữ liệu của 3 người (không trùng nhau) từ độ tuổi 6 đến 14 tuổi theo mẫu sau:
Bảng 2.8: Bảng thu thập dữ liệu cả nhân về dung tích phôi
- Sau đó, mồi nhóm thu thập dừ liệu của mỗi thành viên trong nhóm theo mẫu
Bảng 2.9: Báng thu thập dữ liệu của nhóm vê dung tích phôi
Họ và tên Giới tính
Dung tích toàn phổi chuân7
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao ở bước 1 đê hoàn thành sản phẩm và thuyết trình Sản phẩm có thể được học sinh thực hiện trên poster hoặc slide.
Giáo viên theo dõi tiến trình hoàn thành nhiệm vụ của mồi nhóm, thu thập lại dữ liệu của tất cả học sinh trong lớp.
Bưó’c 3: Giáo viên và các nhóm khác lắng nghe sau đó đánh giá theo phiếu chấm điểm Giáo viên tổng kết, rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả trên lớp.
Với hoạt động này, ngoại trừ việc thu thập dừ liệu về tên, giới tính, chiều cao, cân nặng và tính toán theo công thức; học sinh có thể làm thí nghiệm đơn giản để kiểm tra xem phổi cỏ khỏe mạnh hay không theo thí nghiệm trong video mà giáo viên cung cấp.
Hình 2.2: Cách kiêm tra sự khỏe mạnh của phôi
Hold your breath for the green ball to spin and count the number of spins.
Nguồn: Asian Institute of Medical Sciences
Ngoài ra, giáo viên có thế cung cấp, mở rộng và kết hợp liên môn khoa học tự nhiên đế giới thiệu thêm cho học sinh cách làm dụng cụ đơn giản đề kiểm tra dung tích sống của phổi như sau:
- Để thực hiện thí nghiệm này, học sinh sẽ cần - một chai lớn (tối thiểu là 3 lít - lý tưởng nhất là 5 lít), chai hoặc bình đo lường và một ít nước, ống nhựa, bồn lớn, ống đong, một ít băng dính, bút và vài cái kéo.
* Dán một dải băng dính vào chai lớn từ trên xuống dưới.
* Dùng ống đong để thêm 250 ml nước vào chai Dùng bút đánh dấu mực nước trên dải băng che.
* Lặp lại bước cuối cùng cho đến khi chai được đánh dấu ở trên cùng.
* Đổ đầy nước vào bồn lớn đến độ sâu khoảng 10 cm và đặt chai lớn thẳng đứng vào bồn.
* Đố đầy chai đến tận cùng Đặt bàn tay lên trên cùng của chai Đảo ngược chai vào bồn nước Đừng bỏ tay ra cho đến khi cổ chai chìm trong nước Chèn một đầu ống vào cổ chai.
* Giữ ống, hít một hơi thật sâu và thổi cho đến khi không còn không khí trong phổi.
* Đo lượng không khí trong chai (đếm vạch) Đẻ tính dung tích phổi, hãy nhân số điểm với 250 rồi chia cho 1000.
Ví dụ 13 X 250 = 3250 ml / 1000 = 3,25 lít - Học sinh nên thử điều này 3 lần và tính giá trị trung bình từ kết quả của mình.
- Một người trường thành khỏe mạnh bình thường có dung tích sống từ 3 đến
Hình 2.3: Mô hình đon giản kiêm tra dung tích phôi
CỦA HS LỚP 7AMục tiêuKiểm tra các kiến thức đã học trong chủ đề thống kê xác suất.
Giúp học sinh có kỹ năng tìm kiếm, tống hơp, lưu trữ thông tin; kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thực tế; kỹ năng làm việc nhóm thuyết trình và xử lý tình huống.
Nghiêm túc, tự giác, vận dụng linh hoạt, có trách nhiệm, tích cực tham gia trao đổi trong nhóm.
Chuân bị của giáo viên và học sinh- Tài liệu: SGK, phiếu thông tin trợ giúp, bộ câu hởi định hướng do giáo viên biên soạn, phiếu học tập, tài liệu khác và máy tính, điện thoại có thể tra cứu mạng.
- Phương tiện: tranh ảnh, máy tính, điện thoại, máy chiếu, giấy AO, bút dạ, nam châm, bút chỉ, bìa, keo dán,
- Thời gian: 4 tiết trên lớp và các hoạt động ngoài giờ học.
Quy trình tổ chức dạy học dự án trong chủ đề xác suất thong kêBước 1: Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án - Giáo viên xác định tên chủ đề “Lễ hội trò chơi” và mục tiêu của chủ đề như sau:
+ về kiến thức: củng cố, nâng cao kiến thức của học sinh về thống kê, biến cố, xác suất của biến cố ngẫu nhiên.
• Giúp học sinh rèn luyện kỳ năng: đặt câu hởi, nhận biết xác suất, cách tính xác suất của biến cố ngẫu nhiên, kỳ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình
• Rèn luyện tính tích cực, tự giác, chủ động, lãnh đạo trong quá trình học tập
• Giúp họ sinh yêu thích môn học và tìm được sự thú vị của môn học.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mồi nhóm cữ đại diện nhóm trưởng để lựa chọn các chù đề nhỏ và đề xuất nội dung cho từng chủ đề nhỏ.
Bưó’c 2: Xác định đề cương, kế hoạch thực hiện
Bảng 2.12: Bảng phân chia nhóm trong dự án
Chủ đề nhỏ Nhiệm vụ Sản phâm cân đạt
- Làm một mô hình vòng quay may mắn với 10 biến cố và các học sinh được chơi với tiền là những lá bài hoặc viên kẹo Các phần phải được chia bằng nhau.
- Học sinh có thể được thêm tiền 1 lần khi trả lời đúng câu hỏi về kiến thức đã học của chủ đề “Thống kê”.
Báo cáo bằng mô hình tự làm, poster luật chơi và các câu hởi đi kèm.
Thử thách cùng xúc xăc
- Mồi lượt 2 người chơi Mỗi người chơi tung 2 xúc xắc cân đối đồng chất cùng lúc.
Nếu bên nào điểm tổng thấp hơn thì gạch bỏ Sau 5 lượt ai có tổng điểm nhiều hơn thì thắng.
- Trước mồi lần tung xúc xắc, học sinh cần trả lời đúng câu hỏi về chủ đề toán đã học.
- Nhóm HS tạo các câu hỏi về chủ đề toán đã học.
Báo cáo bằng mô hình tự làm và poster luật chơi.
Nhà tỷ phú tri thức
- Nghiên cứu thông tin đời sống xã hội từ nhiều nguồn
(sách, báo, mạng, ) đưa vào các câu hỏi về những kiến thức đã học trong chủ đề thống kê xác suất vào những thẻ hỏi.
- Làm một trò chơi dưới dạng đi từ A đến B và sử dụng xúc xắc đề đi và trả lời các câu hởi.
Báo cáo bằng mô hình tự làm, poster luật chơi và các câu hỏi đi kèm.
- Học sinh sẽ nhận • • • •được một số tiền lớn, sau đó họ biết trước chủ đề và gợi ý đầu tiên của câu hỏi Neu có đáp án đúng khi chưa mở thêm gợi ỷ nào sẽ nhận được số tiền đã có Neu không, người chơi phải dùng số tiền để mua các gợi ý Các gợi ý chi tiết được sắp xếp với giá trị ngầu nhiên từ 1 đến 9.
- Người chơi chọn 1 trong 9 số này, sổ tiền được mở ra sẽ bị trừ vào tài khoản của vòng chơi Neu người chơi chọn mệnh giá tiền càng thấp thì
60 người chơi sẽ cổ số tiền càng cao và ngược lại.
- Nhóm HS tạo 5 từ khóa và gợi ý lên quan.
- Các nhiệm vụ học sinh được giao:
+ Nhiệm vụ 1: Lên phác thảo về mô hình;
+ Nhiệm vụ 2: Làm mô hình;
+ Nhiệm vụ 3: Làm poster luật chơi;
+ Nhiệm vụ 4: Lên danh sách câu hỏi trong trò chơi.
Bước 3: Thực hiện dự án - Thời gian dự định: 2 tuần - Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thề cho từng thành viên trong nhóm theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với nội dung chủ đề nhò mà nhóm nhận được.
Bảng 2.13: Bảng phân chia thời gian dự án
Thòi điểm Tên nhiệm vụ • •
Trước khi dạy học 1 tuần
Giáo viên và học • sinh lựa chọn chủ • • đề, J xác định • mục tiêu của dự án và lập kế hoạch dự án.
Nhiệm• vụ• về nhà Học sinh thực hiện các nhiệm vụ 1 và 2 được giao từ trưởng nhóm.
Tiết 1,2- Tuần 1 Học sinh mỗi nhóm báo cáo tình hình nhiệm vụ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp tục nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ về nhà Học sinh• • • • thực hiện các nhiệm vụ • •3 và 4 được giao từ trưởng nhóm.
Tiết 1,2- Tuần 2 Giáo viên tổ chức lễ hội trò chơi, học sinh tự chuẩn bị khu vục của mình và hướng dẫn khách hàng chơi trò chơi.
Học sinh trình bày trò chơi và nộp báo cáo.
Giáo viên tổng kết, nhận xét về việc thực hiện dự án và các sản phẩm học sinh đạt được.
- Các thành viên cần chú ý thực hiện các nhiệm vụ được giao, thiện chí góp ý, giúp đỡ, hợp tác với các thành viên trong nhóm đế hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Bước 4: Thu thập kết quả và trình bày sản phẩm
Báng 2.14: Bảng phân chia hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
10 phút Giáo viên ổn định lớp học, kiểm tra sĩ số
Học sinh chuẩn bị mô hình theo nhóm và ổn định lớp
20 phút - Tổ chức cho học sinh lớp khác trải nghiệm sản phấm.
- Hết giờ, giáo viên cho học sinh lớp khác di chuyển về lớp, học sinh lớp 7 ổn định.
- Học sinh đón tiếp, giới thiệu học sinh lớp khác vào thử nghiệm.
- Các thành viên trong mỗi nhóm hướng dẫn và giải thích về luật chơi.
40 phút - Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm.
- Gợi ý các nhóm nhận xét, bổ sung, đặt câu hỏi.
- Giáo viên chốt lại nội dung quan trọng tương ứng với từng nội dung của mồi nhóm.
- Từng nhóm lên báo cáo sản phẩm đã làm được trước lớp.
- Các nhóm còn lại chủ ý lắng nghe, phản hồi về phần trình bày cùa bạn.
- Học sinh chủ động ghi lại những nội dung kiến thức cần thiết.
20 phút - Tổ chức cho học sinh đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm thông qua phiếu đánh giá.
- Rút ra nhận xét và công bố kết quả thực hiện dự án của cá nhân, nhóm, tuyên dương và rút kinh nghiệm.
- Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu đánh giá.
Bước 5: Đánh giá dự án
Bảng 2.15: Bảng tiêu chí đảnh giả sản phâm dự án
Tiêu chí Điểm tối đa
Có ý tưởng hay, độc đáo, phù hợp với nội dung chủ đề nhỏ 10
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau 10
Sắp xếp, biểu diễn thông tin chính xác, khoa học•
10 Đảm bảo mục tiêu dự án lớn 10 Thuyết trinh rõ ràng, thuyết phục 10 Sản phẩm hoàn thiện, có tính thẩm mỹ cao 10
Luật chơi rõ ràng, dễ hiểu 5
Bảng 2.16: Báng tiêu chí đánh giá cá nhãn của dự án
Tiêu chí Điểm tối đa
Hoàn thành đúng hạn• nhiệm• • vụ được • giao
Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 5
Tích cực giúp đỡ thành viên khác trong nhóm
Giao nhiệm vụ khoa học, phù hợp với từng thành viên
Tổng điểm 25 b) Một sô bài toán PISA Bài 1: Ivan xem bộ lưu trữ trong điện thoại 1GB (1000 MB) cùa anh ấy Biểu đồ dưới đây biểu diễn bộ lưu trữ của Ivan.
Hình 2.5: Biêu đồ bộ lưu trữ của Ivan
Memory stick disk statusTHỤC NGHIỆM sư PHẠMTHỤC NGHIỆM sư PHẠM3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm
Mục đích cũa thực nghiệm sư phạm là:
- Kiểm nghiệm giả thuyết khoa học của luận văn.
- Kiềm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quá của các biện pháp dạy học chủ đề thống kê xác suất lóp 7 thông qua hoạt động thực tế cho học sinh đã được đề cập đến trong luận văn.
3.1.2 Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tổ chức tại hai trường THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội: trường THCS Thực Nghiệm Victory thuộc quận Hà Đông và trường THCS Sentia thuộc quận Nam Từ Liêm.
- Tại trường THCS Thực Nghiệm Victory, hai lớp 7E1 và 7E2 được chọn để làm thực nghiệm do cô giáo Nguyễn Thị Ánh Nga giảng dạy.
Trong đó: + Lóp thực nghiệm: lớp 7E1: 35 học sinh
+ Lớp đối chứng: lớp 7E2: 33 học sinh -Tại trường THCS Sentia, hai lóp 7A2 và 7A3 được chọn để làm thực nghiệm do cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân giảng dạy.
Trong đó: + Lóp thực nghiệm: lớp 7A2: 36 học sinh
+ Lóp đổi chứng: lớp 7A3: 36 học sinh Ớ mồi trường, các cặp lóp thực nghiệm và đối chứng được chọn tương đương nhau về trình độ nhận thức và kết quả học tập Các giáo viên có kinh nghiệm trong nhiều năm, dạy đồng thời cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Đối với lóp thực nghiệm, một sổ tiết học được giáo viên dạy theo định hướng sử dụng các biện pháp sư phạm đã đề xuất trong luận văn Đối với lóp đối chứng, trong các tiết học đó giáo viên dạy theo phương pháp dạy học mà giáo
68 viên thường sử dụng Các lớp thực nghiệm và đối chứng cùng tiến hành kiểm tra với đề kiểm tra như nhau, cùng giáo viên trông thi, chấm điểm và đánh giá.
Thời gian tiến hành thực nghiệm là từ 1 tháng 11 đến 1 tháng 12 năm 2023 (nửa cuối học kỳ I năm học 2023-2024) Ở thời điểm này, trường tạo điều kiện cho học• sinh học• đến chủ đề thống kê xác suất tạo• điều kiện thuận lợi • • • cho việc • kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
3.2 Nội dung thực nghiệm SU’ phạm Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, tổ Toán và các giáo viên Toán ở các lóp trên, việc thực nghiệm sư phạm các biện pháp dạy học chủ đề thống kê xác suất lóp 7 theo thông qua hoạt động thực tế cho học sinh được tiến hành với các nội dung sau:
3.2.1 Xây dựng kế hoạch giảng dạy thực nghiệm
Căn cứ vào kể hoạch giảng dạy học kỳ I và nội dung chương trình môn Toán lớp 7, giáo viên chọn một số tiết học trong chủ đề thống kê xác suất lóp 7 để dạy thực nghiệm minh họa cho các biện pháp sư phạm đã được đề xuất trong chương 2 cùa luận văn.
Trên cơ sở các biện pháp sư phạm đã được đề xuất, giáo viên thiết kế các giáo án giảng dạy cho các tiết học thông qua hoạt động thực tế cho học sinh Các giáo án thực nghiệm được biên soạn phù hợp với trình độ học tập của học sinh, trong đó vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học và cách thức tổ chức hoạt động cho học sinh Trong các giáo án thực nghiệm, giáo viên sử dụng kết hợp hai biện pháp 1, 2 và 3 có khai thác và sử dụng một sổ ví dụ ờ mỗi biện pháp.
Các bài dạy được lựa chọn để tố chức giảng dạy tại các lóp thực nghiệm là:
+ Tiết 38 - Luyện tập thống kê Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn tập và hệ thống hóa các kiến thức của chủ đề Thống kê về thu thập, phân tích dữ liệu; biểu đồ tròn, biểu đồ đoạn thẳng.
• Cung cấp thêm cho học sinh một vài tình huống thực tế và yêu cầu học sinh giải quyết.
• Định hướng học sinh hành động để giải quyết tình huống thực tế
Giáo án được soạn theo Biện pháp 2 đã đề xuất ở chương 2 của luận văn.
Giáo án được • trình bày J chi tiết ở Phụ • lục • 5 của luận • văn.
+ Tiết 39 - Biến cố trong một sổ trò chơi đơn giản Mục tiêu:
Làm quen với các khái niệm mờ đâu vê biên cô ngâu nhiên trong một sô trò chơi đơn giản
• Giúp học sinh thấy được biến cố trong thực tiễn.
Giáo án được soạn theo Biện pháp 1 đã đề xuất ở chương 2 của luận văn.
Giáo án được trình bày chi tiết ở Phụ lục 6 của luận văn.
+ Tiết 41 - Xác suất của biến cố ngẫu nhiên trong một số trò chơi đơn giản Mục tiêu:
• Giúp học sinh làm quen và nhận biết được xác suất biến cố ngầu nhiên
• Giúp học sinh thấy được biến cổ trong thực tiễn.
• Cung cấp thêm cho học sinh một số hoạt động gặp trong thực tế về xác suất của biến cố ngẫu nhiên.
• Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết hoạt động thực tế.
Giáo án được soạn theo Biện pháp 1 đã đề xuất ở chương 2 của luận văn.
Giáo án được trình bày chi tiết ở Phụ lục 7 cùa luận văn.
3.2.2 Tiến hành thực nghiệm và đối chứng Đối với các lớp thực nghiệm, giáo viên thực hiện giảng dạy các tiết học theo giáo án thực nghiệm đã chuẩn bị Đối với các lớp đổi chứng, các tiết học
70 đó được giáo viên giảng dạy theo phương pháp dạy học thông thường Trong các giờ học ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, giáo viên và học sinh được dự giờ, quan sát, ghi nhận những hoạt động và biểu hiện Bên cạnh đó, các giáo viên giảng dạy được góp ý và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.
Chúng tôi liên hệ và ưao đồi với hai giáo viên nữa để quan sát về hành vi, thái độ, tâm trạng cùa các học sinh trong các giờ học, cụ thể về những vấn đề sau:
• Thái độ tích cực, chủ động suy nghĩ giải quyết các vấn đề được đặt ra.
• Sự hào hứng trong việc tham gia vào bài học.
• Biểu hiện trên khuôn mặt và hành động của học sinh trong suốt giờ học.
• Khả năng huy động và nhớ lại kiến thức đã học đề tìm ra cách giải quyết vấn đề.
• Phản xạ của học sinh khi gặp các câu hởi mở và tình huống mới lạ.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi để phỏng vấn một số giáo viên và học sinh sau giờ dạy thực nghiệm sư phạm:
• Thầy/cô có hài lòng với tiết dạy thực nghiệm của mình không?
• Thầy/cô có nhận thấy tính khả thi và hiệu quả của các tiết dạy thực nghiệm không?
• Theo thầy/cô, học sinh có tiếp thu được kiến thức thông qua hoạt động thực tế qua tiết dạy thực nghiệm này hay không?
• Các em học sinh có thích tiết học này không? Vì sao?
• Các em học sinh có hiểu bài không? Thầy/cô giảng bài có dễ hiểu không?
• Các em học sinh có gặp khó khăn gì khi tham gia vào các hoạt động thực tế trong bài không?
3.2.3 Cho học sinh làm bài kiếm tra
Sau khi hoàn thành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng, học sinh ớ câ hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm một bài kiểm tra có thời lượng 45 phút Nội dung của bài kiểm tra là toàn bộ chủ đề thống kê xác suất bao gồm các kiến thức về xử thu thập, phân loại, biểu diễn, xử lý dữ liệu; xác suất của biến cố ngẫu nhiên Nhằm đánh giá hiệu quà của việc dạy thực nghiệm, so sánh
71 kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau quá trình dạy thực nghiệm và dạy đối chứng nên bài kiểm tra này được thực hiện. Đề kiểm tra được trình bày ở Phụ lục 8 của luận văn.
3.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm