Kiến thức về tài chính, thái độđối với tài chính hay là những yếu tố nào khác có ảnh hưởng đến việc quản lý tài chínhcá nhân của người nội trợ hay không?. Nắm bắt được sự thiết yếu và th
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tài chính cá nhân đóng một vai trò quan trọng không chỉ đối với các cá nhân mà còn đối với tổng thể nền kinh tế xã hội Việc nâng cao nhận thức về tài chính cá nhân sẽ góp phần thúc đẩy chất lượng cuộc sống của các cá nhân nói riêng, đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường tài chính cũng như sự phát triển bền vững của xã hội nói chung.
Quản lý tài chính cá nhân có thể xem là một trong những khía cạnh quan trọng nhất mà bất kỳ ai cũng cần hiểu biết để định hình tương lai của bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức và kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch quản lý tài chính một cách hợp lý Mỗi người trong chúng ta đâu đó cũng từng đưa ra những quyết định tài chính có thể là sáng suốt hoặc là sai lầm, đồng thời cũng đã trải qua lo lắng về hậu quả của những quyết định đó.
Trong bối cảnh thời kỳ hiện đại, nhiều người đang đối mặt với những thách thức và cơ hội trong việc quản lý tài chính cá nhân Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn đặt ra những câu hỏi quan trọng về sự thoải mái và an toàn tài chính trong tương lai Tuy nhiên, mỗi gia đình và người nội trợ có những đặc thù riêng Đối diện với sự đa dạng này, nghiên cứu cũng đặt ra câu hỏi về sự chủ động và sáng tạo trong việc quản lý tài chính cá nhân Mỗi một người nội trợ, với tình hình kinh tế, mục tiêu và giá trị cá nhân khác nhau, đều đưa ra những quyết định riêng biệt về cách họ muốn quản lý tài chính của mình Vậy thì, liệu những quyết định tài chính của chúng ta có bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Kiến thức về tài chính, thái độ đối với tài chính hay là những yếu tố nào khác có ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ hay không?
Nhóm người nội trợ là đối tượng mà đề tài này hướng đến được xem là một phần quan trọng của nghiên cứu Bởi vì họ chính là thành viên thường có nhu cầu và tiếp cận nhiều với các dịch vụ trong gia đình Vấn đề không kiểm soát chi tiêu đang là nguy cơ tiềm ẩn, đặt ra thách thức cho người nội trợ Việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của nhóm đối tượng này sẽ mang lại những thông tin cụ thể và hữu ích để tối ưu hóa việc quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất.
Nắm bắt được sự thiết yếu và thực tiễn của vấn đề trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ tại Thành phố Đà Nẵng” làm đề tài để tìm hiểu và nghiên cứu Thông qua phương pháp khảo sát gửi đến 175 người nội trợ đến từ các hộ gia đình trong nội thành Thành phố Đà Nẵng đang đảm nhận việc quản lý tài chính, từ đó thu thập được các số liệu cụ thể, thực hiện phân tích dữ liệu trên công cụ SPSS Sau đó đưa ra được kết luận chính xác và đảm bảo khách quan nhất về những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng phản ánh thực tế xã hội vì mọi người đều có liên quan đến quản lý tài chính cá nhân Việc hiểu rõ hơn về những thách thức và cơ hội trong lĩnh vực tài chính có thể phần nào mang lại thông điệp hữu ích cho cộng đồng Kết quả của nghiên cứu có thể đóng góp vào việc phát triển chương trình giáo dục tài chính cá nhân, cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người nội trợ.
Bằng cách nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân,nhóm chúng em hy vọng mở ra những cánh cửa mới đối với các phương pháp quản lý tài chính vừa khoa học hiệu quả vừa đảm bảo chất lượng.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung và cốt lõi nhất của bài nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu và phân tích các yếu tố chính ảnh hưởng mạnh đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Ngoài ra, bài nghiên cứu sẽ cung cấp cho người đọc các khái niệm, lý thuyết cơ bản và các mô hình liên quan về tài chính, phương pháp quản lý tài chính cá nhân khoa học và hiệu quả,… Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc quản lý tài chính cá nhân và tại sao nó là một kỹ năng cần thiết đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống.
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trong nội thành Thành phố Đà Nẵng.
(2) Phân tích và đánh giá mức độ tác động cụ thể của từng yếu tố đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ.
(3) Dựa vào kết quả nghiên cứu giữa các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân từ đó đề xuất giải pháp cho những người nội trợ nhằm nâng cao khả năng quản lý tài chính thông qua phương pháp khoa học mới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân Đối tượng khảo sát: Những người nội trợ trong độ tuổi khoảng từ 25-40 tuổi.
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại các hộ gia đình trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu bắt đầu từ 10/01/2024 đến07/03/2024.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của một bài nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu để xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận mục đích nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi và thái độ Nghiên cứu định tính nhằm thu thập một sự hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và lý do ảnh hưởng đến hành vi này Phương pháp nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu các hiện tượng xã hội từ quan điểm của người tham gia Loại nghiên cứu này thường tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu một cách tự nhiên nhất, nhằm đảm bảo những ý kiến và những quan điểm mà đối tượng đang được nghiên cứu đưa ra sẽ khách quan và chính xác nhất.
Những phương thức thu thập dữ liệu của nghiên cứu định tính khá là đa dạng và thường không có một cấu trúc nào cụ thể như nghiên cứu định lượng Một số phương pháp nghiên cứu có thể kể đến như: tập trung vào hội nhóm, phỏng vấn cá nhân và quan sát Mẫu của các phương pháp này thường nhỏ và được lựa chọn kỹ hơn, nghiên cứu định tính sẽ trả lời cho các câu hỏi về “tại sao”, “như thế nào” của một hành vi hay pháp nghiên cứu định tính được sử dụng khá nhiều Đây là phương pháp thu thập thông tin được đánh giá hiệu quả nhất trong việc lấy ý kiến cá nhân hiện nay Với phương pháp nghiên cứu định tính, chúng ta sẽ lấy được các ý kiến, quan điểm và kinh nghiệm của người được phỏng vấn để khai thác, phân tích thông tin Để tiến hành nghiên cứu định tính, người thực hiện nghiên cứu cần lập cho mình một bộ danh sách câu hỏi hướng dẫn người thực hiện phỏng vấn với những câu hỏi “mở” để thu thập những thông tin phù hợp với mục tiêu nghiên cứu nhất.
Nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ tại mảnh đất Đà Nẵng Thông qua việc tham khảo các công trình đã nghiên cứu cùng vấn đề, những lý thuyết, sách và mô hình nghiên cứu có liên quan Tiến hành phỏng vấn cá nhân để thu thập thông tin chi tiết, khách quan và có góc nhìn đa chiều từ một số người nội trợ tiêu biểu, một số hộ gia đình sử dụng tài chính cho việc nội trợ của họ như thế nào,… Nhằm xác định các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ, điều chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập và phân tích các thông tin dựa trên các cơ sở dữ liệu đã thu thập được từ thị trường, sau đó sẽ đưa ra các kết luận thông qua việc sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, thống kê
Thu thập dữ liệu định lượng thông thường có cấu trúc rõ ràng hơn so với thu thập dữ liệu định tính, bao gồm nhiều hình thức khảo sát khác nhau như: khảo sát trực tuyến, khảo sát trên giấy, khảo sát di động, khảo sát qua thư hoặc email,… Ngoài ra, các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là đo, cân hoặc sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để khảo sát và ghi chép dữ liệu, tập hợp lại dữ liệu định lượng trong quá khứ.
Nhằm thu nhập thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê thông qua bảng câu hỏi để phục vụ cho việc thống kê, phân tích dữ liệu thông qua công cụ SPSS, gồm:
- Phân tích thống kê mô tả- Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha- Phân tích nhân tố khám phá EFA- Phân tích tương quan Pearson
- Phân tích hồi quy bội tuyến tính Tóm tắt thông tin từ các nguồn khác nhau để đưa ra các kết luận và nhận định có giá trị đến mục tiêu nghiên cứu Giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các biến, đồng thời tổng kết và trình bày các kết quả mạch lạc và dễ hiểu.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để khám phá những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ tại mảnh đất Đà Nẵng Sử dụng bảng câu hỏi bằng các câu hỏi đóng, trả lời bằng con số và thang điểm để khảo sát thị trường Bảng câu hỏi được thiết kế để thu thập dữ liệu từ một nhóm mẫu đại diện cho người nội trợ ở Đà Nẵng Thực hiện khảo sát trực tuyến để lấy ý kiến của một số cá nhân nội trợ đảm nhiệm việc quản lý tài chính cá nhân trong gia đình.
Câu hỏi nghiên cứu
Nhằm thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, bài nghiên cứu được thiết kế để trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây:
(1) Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng?
(2) Mức độ ảnh hưởng và giá trị thực trạng của các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào?
Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu khoa học này, nhóm chúng em đã chọn lọc, tìm hiểu, thu thập thông tin và phát triển công trình nghiên cứu của mình dựa trên những đề tài nghiên cứu trước đây của các nhóm tác giả ở trong nước và ngoài nước
1.6.1 Tài liệu nghiên cứu trong nước
Bài nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân: bằng chứng từ Việt Nam (2015)” Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Miên và Trần Phương Thảo – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi quản lý tài chính cá nhân bằng cách xem xét mối quan hệ giữa bốn yếu tố bao gồm: Thái độ tài chính; Kiến thức tài chính; Điểm kiểm soát tài chính và Hành vi quản lý tài chính Mô hình nghiên cứu được kiểm tra bằng cách sử dụng phương pháp khảo sát trong 307 mẫu thanh thiếu niên ở Thành phố Hồ Chí Minh Trong bài nghiên cứu, hệ số Cronbach's alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng để kiểm mối quan hệ Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 3 yếu tố chính là Thái độ tài chính; Kiến thức tài chính và Điểm kiểm soát tài chính đều có tác động trực tiếp đến Hành vi quản lý tài chính, trong đó chúng giải thích được 62,1% sự khác biệt trong Hành vi quản lý tài chính của người được hỏi Thái độ tài chính và Kiến thức tài chính có mối quan hệ tích cực đáng kể đến Hành vi quản lý tài chính Ngoài ra, người có ít Điểm kiểm soát tài chính hơn sẽ có Hành vi quản lý tài chính tồi tệ hơn Không những thế, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng Thái độ tài chính chứ không phải Kiến thức tài chính hay Điểm kiểm soát tài chính, có ảnh hưởng đáng kể đến thực tiễn trong quản lý tài chính
Các thang đo lường trong nghiên cứu này được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đó và được sử dụng để đo lường tại Việt Nam Xét về quy mô khảo sát, với số lượng mẫu hơn 300 người nhắm đến đối tượng là thanh thiếu niên và nếu lấy kết quả từ cuộc khảo thí này áp dụng vào thực tế cho thấy rằng tính khả thi của đề tài này tương đối cao Tuy nhiên, thông qua mô hình cấu trúc và thử nghiệm Sobel, vị trí vai trò trung gian của kiểm soát đối với mối quan hệ giữa Kiến thức tài chính và Hành vi tài chính đã bị bác bỏ Hơn nữa, giả thuyết rằng Kiến thức tài chính điều chỉnh mối quan hệ giữa Thái độ tài chính và Hành vi tài chính không được ủng hộ trong nghiên cứu này Lí do có thể giải thích rằng Kiến thức tài chính trong nghiên cứu này được đo lường bằng cách tự đánh giá của những người được hỏi và nó có thể là do cảm nhận chủ quan chưa chuẩn xác về kiến thức tài chính thực tế của họ Đây có thể thấy là một hạn chế của nghiên cứu này
Bài nghiên cứu: “Tác động của hiểu biết tài chính đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên (2021)” Nhóm tác giả: Vũ Thị Mai; Nguyễn Thị Hải Hạnh; Trần Thị Hồng Thắm; Trần Ngọc Bảo Linh; Lê Uyển Nhi – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Bài nghiên cứu được tiến hành với mục đích chính nhằm đánh giá tác động củaHiểu biết tài chính đến Hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp định lượng để phân tích tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc Nghiên cứu dựa trên bộ số liệu sơ cấp, được thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát Dựa trên các tiêu thức về khối ngành, quy mô, điểm sàn đầu vào, loại hình trường và học phí của các trường, nhóm đã hướng tới khảo sát đối tượng cụ thể là sinh viên đến từ nhiều Trường Đại học khác nhau nằm trên địa bàn Thành phố Hà Nội– Việt Nam Dữ liệu được thu thập từ 6 trường bao gồm: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng, Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội và Học viện Tài chính Sau quá trình khảo sát, nhóm thu về số lượng mẫu rất nhiều với 655 phiếu được chấp nhận hợp lệ Theo kết quả phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết, đề tài đã chỉ ra Hiểu biết tài chính với hệ số β = 0,329 có tác động thuận chiều đến Hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên.
Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị cho sinh viên, nhà trường, và gia đình nhằm nâng cao mức độ Hiểu biết tài chính để đưa ra các quyết định và có những Hành vi quản lý tài chính hợp lý và hiệu quả nhất.
Các thang đo lường trong nghiên cứu này được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đó và được sử dụng để đo lường tại thành phố Hà Nội – Việt Nam Xét về quy mô khảo sát, với số lượng mẫu hơn 650 người nhắm đến đối tượng chính là sinh viên có thể nói với con số như vậy là cao hơn nhiều so với các đề tài nghiên cứu có liên quan và nếu lấy kết quả từ cuộc khảo thí này áp dụng vào thực tế cho thấy rằng tính khả thi của đề tài này rất cao Nhóm tác giả đã đưa ra Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA; Kết quả phân tích tương quan; Kết quả phân tích hồi quy; Kiểm định giả thuyết và kết quả kiểm định sự khác biệt rất rõ ràng, chi tiết và cụ thể Đồng thời, bài nghiên cứu cũng nêu ra những giải pháp rất bổ ích cho Nhà trường, các bậc phụ huynh về việc cung cấp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính cho các con em của mình và quan trọng hơn hết là thái độ tự chủ của mỗi sinh viên trong việc quản lý tài chính của mình một cách đúng đắn và khoa học Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thì không tránh khỏi những bạn chỉ tham gia khảo sát qua loa hoặc có thể chưa cung cấp ý kiến cá nhân của mình một cách hoàn toàn chính xác nên kết quả nhận được chưa đảm bảo phản ánh được mức độ chung cho đề tài nghiên cứu Việc có số lượng mẫu nghiên cứu lớn có thể mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên nó cũng có một số nhược điểm như: xử lý và quản lý dữ liệu từ một số lượng lớn mẫu đòi hỏi sự cẩn thận và phải có hệ thống; việc này có thể gây ra các vấn đề về hiệu suất và độ chính xác nếu không được thực hiện và kiểm tra một cách chính xác Hay có thể gặp thách thức trong việc phân tích bởi khi có quá nhiều dữ liệu, việc phân tích và rút ra kết luận có thể trở nên khó khăn hơn, bắt buộc đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu phức tạp và chính xác Và vì với một lượng lớn mẫu, sẽ có nguy cơ mất mát dữ liệu hoặc dữ liệu không chính xác do các lỗi trong quá trình thu thập và xử lý.
Bài nghiên cứu: “Các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên (2023)” Nhóm tác giả: Trần Thị Mai Ly, Nguyễn Phương My, Lê Thị Thanh Thảo, Trương Viết Phong – Trường Đại học Duy Tân
Bài nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên, thực hiện bằng phương pháp định lượng với dữ liệu được thu thập từ 258 sinh viên có độ tuổi từ 18 trở lên tại nội địa Thành phố Đà Nẵng Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến Kỹ năng quản lý tài chính của sinh viên bao gồm: Thái độ tài chính; Ảnh hưởng tài chính từ cha mẹ và Hiểu biết tài chính Ngoài ra, biến Giáo dục tài chính có tác động điều tiết mối quan hệ giữa Thái độ tài chính lên Quản lý tài chính cá nhân Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra những gợi ý và đề xuất các hàm ý chính sách nhằm cải thiện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân của sinh viên Cụ thể về cách tận dụng hiệu quả các nhân tố:
Thái độ tài chính; Ảnh hưởng tài chính từ cha mẹ; Hiểu biết tài chính và Giáo dục tài chính để tăng cường khả năng kiểm soát tài chính của mình.
Các thang đo lường trong nghiên cứu này được điều chỉnh từ các nghiên cứu trước đó và được sử dụng để đo lường tại thành phố Đà Nẵng – Việt Nam Xét về quy mô khảo sát, với số lượng mẫu hơn 250 người nhắm đến đối tượng chính là sinh viên có thể nói với con số như vậy là khá hợp lí và nếu lấy kết quả từ cuộc khảo thí này áp dụng vào thực tế cho thấy rằng tính khả thi của đề tài này tương đối cao Đồng thời, nghiên cứu cũng giúp người đọc có cái nhìn sâu hơn về những nhân tố chính tác động mạnh đến hành vi quản lý tài chính cá nhân của sinh viên qua đó góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính của họ Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát thì không tránh khỏi những bạn chỉ tham gia khảo sát qua loa hoặc có thể chưa cung cấp ý kiến cá nhân của mình một cách hoàn toàn chính xác nên nên kết quả nhận được chưa đảm bảo phản ánh được mức độ chung cho đề tài nghiên cứu.
1.6.2 Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Meli Ameliawati and Rediana Setiyani: “The Influence of Financial
Attitude, Financial Socialization, and Financial Experience to Financial Management Behavior with Financial Literacy as the Mediation Variable” (2018)
Theo Meli Ameliawati and Rediana Setiyani: “Ảnh hưởng của Thái độ tài chính, Xã hội hóa tài chính và Kinh nghiệm tài chính đến Hành vi quản lý tài chính với Kiến thức tài chính là biến trung gian” (2018)
Mục đích của bài nghiên cứu này là để biết liệu có ảnh hưởng của Thái độ tài chính, Xã hội hóa tài chính và Kinh nghiệm tài chính đến Hành vi quản lý tài chính trực tiếp hay là thông qua Kiến thức tài chính được xem như một biến trung gian Đối tượng nghiên cứu của đề tài này cụ thể hướng đến các sinh viên thuộc Khoa Kinh tế của một Trường Đại học thuộc bang Semarang - Indonesia vào năm 2015; và được đăng lên Tại Hội thảo Quốc tế về Kinh tế, Kinh doanh và Giáo dục Kinh tế 2018, Khoa học Xã hội KnE, trang 811–832 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp định lượng Bằng việc thiết kế bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu với số lượng lên đến 910 sinh viên và kỹ thuật lấy mẫu là lựa chọn lấy mẫu ngẫu nhiên với số lượng mẫu 278 sinh viên dựa trên công thức Slovin Thông qua việc sử dụng phân tích đường dẫn để phân tích dữ liệu
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng có 3 yếu tố đặc trưng ảnh hưởng tích cực đến Hành vi quản lý tài chính bao gồm: (1) Thái độ tài chính – (2) Xã hội hóa tài chính – (3) Kinh nghiệm tài chính Có 4 yếu tố tác động mạnh đến Kiến thức tài chính là: (4) Kiến thức tài chính – (5) Thái độ tài chính – (6) Xã hội hóa tài chính – (7) Trải nghiệm tài chính Ngoài ra, thông qua Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính và Xã hội hóa tài chính còn có ảnh hưởng tích cực đối với Hành vi quản lý tài chính Hơn thế, thông qua Kiến thức tài chính, Kinh nghiệm tài chính có ảnh hưởng đáng kể đến Hành vi quản lý tài chính
Kết cấu đề tài
Bài nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Tóm tắt chương 1
Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu: “ Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ tại Thành phố Đà Nẵng ” với các nội dung gồm: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu; nhóm cũng đã xác định cụ thể những Phương pháp nghiên cứu để thực hiện bài nghiên cứu (kết hợp cả 2 phương pháp định tính và định lượng), cùng với 2Câu hỏi nghiên cứu trọng tâm và Các tài liệu tham khảo để thực hiện bài nghiên cứu,nhằm giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và hiểu được tổng thể toàn bộ bài nghiên cứu này.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tổng quan về tài chính a) Khái niệm tài chính
Trên thế giới, về mặt học thuật, thuật ngữ “tài chính” bắt nguồn từ tiếng Latinh
“financia”, theo nghĩa hẹp là thanh toán, thu nhập; theo nghĩa rộng là vốn tiền tệ, chu chuyển tiền tệ Các nhà nghiên cứu và các chuyên gia vẫn chưa đưa ra được định nghĩa thống nhất về tài chính Cùng với quá trình phát triển của kinh tế - xã hội, có nhiều cách tiếp cận và nhiều quan điểm khác nhau về tài chính Đứng trên nhiều góc độ, một số định nghĩa về tài chính của các nhà nghiên cứu và các nước như sau:
Theo từ điển Devil’s Dictionary của Ambrose Bierce (Mỹ), năm 1911, cho rằng tài chính là: “Nghệ thuật hoặc khoa học quản lý các nguồn thu (revenues) và nguồn lực (resources) theo cách có lợi nhất cho nhà quản lý/ nhằm đạt hiệu quả cao nhất”.
Theo từ điển “Tài chính quốc tế Penguin”, của Graham Bannok và William Manser, NXB Penguin Books, London 1990, thuật ngữ tài chính là: “Một sự cung cấp tiền bạc cho một nơi nào đó khi cần thiết Tài chính có thể được cung cấp dưới hình thức giá trị hoặc tài sản như là một sự đảm bảo Tài chính có thể được tiêu dùng hay đầu tư Khi tài chính được sử dụng cho đầu tư, thì tài chính trở thành vốn”
Theo từ điển Larousse, NXB Larouss, Pari năm 1993, cho tằng tài chính (tiếng Pháp là Finer) có nghĩa là:
Là toàn bộ nghề nghiệp có mục đích tiền tệ, hoặc được thể hiện bằng tiền tệ, nhất là các loại chứng khoán
Là một môn khoa học quản lý các loại tài sản cá nhân, tài sản doanh nghiệp và tài sản công cộng
Nhờ có thông qua tài chính mà một lượng tiền mặt được trao đổi
Thuật ngữ tài chính nếu đứng ở số nhiều (finaces) thì:
Là tài sản công: “là toàn bộ nguồn thu, khoản chi của Nhà nước, hoặc của một lãnh thổ: toàn bộ các hoạt động mang tính chất quản lý và sử dụng các nguồn thu và khoản chi của nhà nước và của chính quyền địa phương” Ví dụ như Tài chính công
Với nghĩa thông thường: “Tài chính là khoản tiền mặt của cá nhân”
Theo từ điển “Các thuật ngữ kinh tế hiện đại”, thuật ngữ tài chính được mô tả theo nghĩa hẹp: “Tài chính là vốn dưới hình thức tiền tệ, mà có thể là cho các mục tiêu về vốn, thông qua các thị trường tài chính, hay định chế, tổ chức tài chính” Nhưng ở nghĩa thông thường, “tài chính được áp dụng để chỉ việc cấp phát, chi tiêu từ bất kỳ nguồn nào”
Từ các quan niệm về tài chính trên đây cho thấy mặc dù tài chính được diễn đạt theo các cách khác nhau, song về cơ bản, quan niệm đều có chung một vấn đề – đó là mục đích mà nó cần đạt được – thỏa mãn ở mức độ cao nhất có thể nhu cầu của mỗi chủ thể.
Như vậy, chúng ta có thể thấy được có rất nhiều quan điểm khác nhau về tài chính, đồng thời cách hiểu về các quan điểm cũng khác nhau Tuy nhiên, trên phạm vi bài nghiên cứu này, tài chính được hiểu là: “Tài chính là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm (nguồn lực tài chính) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế - xã hội” b) Chức năng của tài chính
Tài chính có nhiều chức năng quan trọng trong cả các tổ chức và mỗi cá nhân Có 2 chức năng cốt lõi nhất của tài chính là:
Chức năng phân bổ nguồn lực tài chính:
Tài chính là phương thức phân bổ nguồn lực tài chính theo thời gian và không gian Do đó, chức năng phân bổ nguồn lực trở thành chức năng cơ bản nhất của tài chính, đây là thuộc tính khách quan vốn có của tài chính Con người nhận thức vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, khi đó tài chính được sử dụng với tư cách một công cụ phân phối Đối tượng của phân phối tài chính là tổng thể các nguồn lực tài chính có trong xã hội Nguồn lực tài chính được đề cập ở đây là chỉ: vốn (hay tiền) để các chủ thể như Chính phủ, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tổ chức xã hội chi tiêu cho hoạt động của các chủ thể
Chức năng kiểm tra, giám đốc Chức năng kiểm tra giám đốc của tài chính là khả năng khách quan của tài chính,con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức công tác kiểm tra tài chính trong hoạt động thực tiễn, kiểm soát quá trình phân bổ
Kiểm tra, giám đốc tài chính là kiểm tra quá trình phân bổ các nguồn lực tài chính, đánh giá việc khai thác, sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo quá trình phân bổ, sử dụng các nguồn lực tài chính diễn ra đúng với các quy định pháp luật và đem lại hiệu quả cho các chủ thể Hoạt động kiểm tra, giám đốc tài chính có thể được tiến hành trên phạm vi rộng cũng như trong nội bộ các cơ quan.
2.1.2 Lý thuyết về quản lý tài chính a) Khái niệm quản lý tài chính
Quản lý tài chính cá nhân là việc thực hiện quản lý tiền bạc, lên kế hoạch chi tiêu, dành tiết kiệm, Mục đích của quản lý tài chính cá nhân không chỉ là đảm bảo cho tiền được sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí mà còn là giúp đồng tiền có thể tự sinh ra lợi nhuận Trong quá trình quản lý tài chính cá nhân, vai trò của con người rất quan trọng, đòi hỏi mỗi người phải có những quyết định quản lý tài chính hợp lý
Nói cách khác, quản lý tài chính cá nhân giúp chúng ta quản lý tài chính thông qua việc lập ngân sách, tiết kiệm, đầu tư, quản lý các khoản nợ và các khía cạnh khác liên quan đến tiền của cá nhân, thông qua đó, mỗi người sẽ đạt được mục tiêu của bản thân (Bhatt, 2011). b) Vai trò của quản lý tài chính
Đối với cá nhân Đối với các cá nhân, việc quản lý tài chính cá nhân đóng một vai trò rất quan trọng trong suốt hành trình cuộc sống của họ Với sự quan tâm tới tình hình tài chính cá nhân, có kế hoạch cụ thể cho tương lai, mỗi cá nhân sẽ tránh được những sai lầm trước các quyết định tài chính, xa hơn họ sẽ có được các con đường ngắn nhất để đạt được các kế hoạch về tài chính trong tương lai Việc quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta vượt qua được những giai đoạn khó khăn, tránh được những tình huống khẩn cấp trong cuộc sống Quản lý tài chính cá nhân còn giúp chúng ta có thể tăng lượng tài sản một cách hiệu quả, ngăn ngừa sự suy giảm của tài sản trong trường hợp xấu và ổn định tiêu dùng cá nhân (Hanna và Lindamood (2010).
Quản lý tài chính cá nhân không đơn thuần chỉ liên quan tới các vấn đề về tài chính mà nó còn gắn với các kế hoạch của cuộc đời Nhờ quản lý tài chính cá nhân tốt,chúng ta cũng có thể sẽ có được sự giáo dục tốt hơn hay có được sự thăng tiến trong sự nghiệp một cách vững chắc Thêm vào đó chúng ta có thể thực hiện được kế hoạch cho sự phát triển của con em hoặc những phúc lợi cho người thân trong gia đình Nhờ vậy cuộc sống gia đình sẽ ổn định hơn, giảm thiểu những rắc rối hay những tranh chấp, cãi vã mà phần nhiều đều xuất phát nguồn gốc từ vấn đề tài chính Cuối cùng, quản lý tài chính cá nhân tốt giúp chúng ta có một cuộc sống thoải mái hơn sau khi nghỉ hưu, tránh bị phụ thuộc vào người khác, thậm chí trong trường hợp thuận lợi, chúng ta có thể có một lượng di sản để lại cho đời sau.
Đối với nền kinh tế - xã hội
Khi tài chính cá nhân được quan tâm hơn, các cá nhân đều có các kế hoạch quản lý tài chính phù hợp, khi đó từ việc chi tiêu, tiết kiệm cho đến đầu tư và kế hoạch hưu trí của người dân trở nên hiệu quả hơn rất nhiều Nhìn một cách tổng thể, dòng tiền trong nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả hơn, các nguồn lực tài chính được tận dụng một cách thông minh, đồng tiền được chi tiêu một cách phù hợp, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển hiệu quả hơn Nhờ đó nền kinh tế một lần nữa được hưởng lợi, phát triển nhanh và bền vững hơn. Đối với xã hội, khi mỗi cá nhân đều có kế hoạch quản lý tài chính cho riêng mình, chúng ta có thể hiểu rằng, cuộc sống của họ đang tốt lên, những khó khăn, bi kịch trong cuộc sống giảm xuống, xa hơn hệ lụy của những khó khăn này là các tệ nạn xã hội từ đó cũng giảm xuống Cuộc sống gia đình và người thân của mỗi cá nhân ổn định hơn, cuộc sống sẽ phồn vinh hơn đến từ những quyết định tài chính cá nhân đúng đắn Như vậy chúng ta có thể thấy vai trò của nhận thức về tài chính cá nhân trong cộng đồng xã hội là rất quan trọng Khi số lượng người quan tâm tới việc quản lý tài chính cá nhân lớn lên, khi đó toàn bộ xã hội sẽ được hưởng lợi.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
Phân tích các bước trong tiến trình nghiên cứu:
Bước 1: Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
- Bắt đầu bằng việc xác định vấn đề nghiên cứu cụ thể và quyết định nguyên nhân cần được nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu là một tuyên bố chính xác và rõ ràng về những gì người nghiên cứu mong muốn đạt được thông qua việc thực hiện nghiên cứu Đây là hướng dẫn chung và mục đích cụ thể của nghiên cứu
Xác định vấn đề, mục tiêu nghiên cứu
Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Rút ra kết luận và so sánh đánh giá
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
- Xác định câu hỏi là quá trình đặt ra một hoặc một loạt các câu hỏi nhất định mà nghiên cứu sẽ trả lời Điều này là quan trọng vì nó giúp tập trung và hình thành phạm vi cụ thể của nghiên cứu.
- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu dựa trên sự hiểu biết về vấn đề, đưa ra dự đoán về mối quan hệ giữa các biến Điều này làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu để kiểm tra và xác nhận tính chất của mối quan hệ đó.
- Phương pháp nghiên cứu là cách tiếp cận cụ thể được sử dụng để thu thập dữ liệu và trả lời câu hỏi nghiên cứu.
Bước 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
- Xây dựng đề cương nghiên cứu là quá trình lập kế hoạch cụ thể về những gì nghiên cứu sẽ làm và làm thế nào nó sẽ thực hiện.
- Lập kế hoạch nghiên cứu là quá trình triển khai các công đoạn cần thiết và chi tiết hóa để thực hiện một nghiên cứu.
Bước 4: Thu thập dữ liệu
Thực hiện việc thu thập dữ liệu theo kế hoạch đã đề ra; sử dụng các phương pháp như điều tra, thử nghiệm, hoặc quan sát.
Bước 5: Xử lý dữ liệu
Tiến hành phân tích dữ liệu để rút ra thông tin có ý nghĩa và kiểm tra giả thuyết.
Bước 6: Tổng hợp và phân tích dữ liệu
Tổng hợp và phân tích dữ liệu là hai bước quan trọng để hiểu và giải thích thông tin trong nghiên cứu Quá trình này giúp nghiên cứu đưa ra những kết luận và hỗ trợ quyết định dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về dữ liệu thu thập được.
Bước 7: Rút ra kết luận và so sánh đánh giá
Việc rút ra kết luận giúp khái quát hóa và đánh giá ý nghĩa của nghiên cứu, trong khi so sánh và đánh giá giúp đặt kết quả trong bối cảnh lớn hơn, liên kết với các nghiên cứu khác cũng như đánh giá chất lượng và đóng góp của nghiên cứu trong các lĩnh vực nghiên cứu sau này.
Bước 8: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu là quá trình trình bày thông tin chi tiết và có tổ chức về mục tiêu, phương pháp, kết quả và nhận xét của nghiên cứu.
Nghiên cứu sơ bộ là một loại nghiên cứu nhỏ hoặc tiền nghiên cứu được thực hiện để thu thập thông tin ban đầu hoặc dữ liệu cơ bản về một vấn đề nghiên cứu cụ thể trước khi tiến hành nghiên cứu lớn hơn Đồng thời nó giúp hoàn thiện mô hình nghiên cứu, bảng câu hỏi khảo sát trước khi đi vào nghiên cứu chính thức Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là cung cấp một cái nhìn tổng quan về vấn đề, giúp nghiên cứu định hình, đánh giá thử độ tin cậy của thang đo và loại bỏ những biến quan sát không phù hợp
Sau khi sàng lọc các bảng trả lời không đảm bảo chất lượng, tác giả thu được 150 phiếu điều tra hợp lệ và sử dụng để đánh giá sơ bộ Kích thước mẫu đảm bảo cho việc đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho các thước đo Các đơn vị mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu tiện lợi, phi xác suất Để đảm bảo tính tin cậy của các thang đo đã phát triển nghiên cứu sử dụng kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng và phân tích nhân tố khám phá với mẫu Trong nghiên cứu định lượng sơ bộ, nhóm nghiên cứu không xem xét đến các biến phụ thuộc vì mục tiêu chính của nghiên cứu này chính là các biến độc lập và biến phụ thuộc là biến nhân khẩu không sử dụng thang đo như biến độc lập
Thông qua các mô hình nghiên cứu tham khảo trong - ngoài nước và theo thông tin điều tra khảo sát cũng như thu thập đủ số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ Từ đó, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp và quyết định đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”
Hình 3.2.2: Mô hình nghiên cứu chính thức của đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”
3.2.3 Xây dựng thang đo nghiên cứu
Các hình thức thang đo nghiên cứu trong đề tài này là những thang đo đã được công nhận và sử dụng trên thế giới Mặt khác, môi trường và điều kiện tại Việt Nam nói chung và người nội trợ tại thành phố Đà Nẵng nói riêng sẽ cần phải xem xét điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp để đưa ra kết quả tốt nhất Trong bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo định danh và thang đo Likert để thu thập các thông tin của người nội trợ Đà Nẵng.
Trong nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng thang đo định danh để thu thập thông tin đối tượng trên nhiều khía cạnh khác nhau: giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập,
Việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng Ý thức đối với tài chính
Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài Ảnh hưởng tài chính từ gia đình
Yếu tố Thuộc tính Mã hóa
Từ 25-30 tuổi Từ 30-35 tuổi Từ 35-40 tuổi Trên 40 tuổi ĐT1 ĐT2 ĐT3 ĐT4 ĐT5
Công nhân Nhân viên văn phòng
Chủ doanh nghiệp Mục khác
NN1 NN2 NN3 NN4 NN5
4 Thu nhập trung bình hàng tháng
Từ 5-7 triệu Từ 7-10 triệu Từ 10-15 triệu Trên 20 triệu Mục khác
5 Đảm nhận việc quản lý tài chính của gia đình
6 Đảm nhận công việc nội trợ trong gia đình
Thang đo này được sử dụng để đo lường sự đồng ý, khả năng xảy ra, tần suất,tầm quan trọng,… Dựa vào đề tài nghiên cứu, nhóm đã quyết định thang đo có 5 điểm với 5 mức độ khác nhau từ “Hoàn toàn không đồng ý” đến “Hoàn toàn đồng ý” tương ứng từ 1 đến 5 để người trả lời khảo sát lựa chọn
Không đồng ý Không có ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
3.2.3.1 Thang đo “Kiến thức tài chính”
Kiến thức tài chính là một khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, thuật ngữ này có nhiều cách hiểu trên nhiều phương diện khác nhau Nhưng cụ thể Kiến thức tài chính của người nội trợ là những kiến thức - kỹ năng mà họ đang có được và nó giúp cho họ sử dụng, quản lý tiền bạc và nguồn lực tài chính của gia đình một cách hiệu quả
Kiến thức tài chính của người nội trợ thể hiện qua việc họ hiểu rõ về các nguồn thu nhập và quản lý được chúng Bên cạnh việc quản lý thu nhập, kiến thức tài chính còn liên quan mật thiết đến việc quản lý chi tiêu Để chứng minh cho điều đó là người nội trợ có Kiến thức tài chính sẽ biết cách lập kế hoạch, mục đích chi tiêu cụ thể và có khả năng kiểm soát để đảm bảo việc chi tiêu không vượt quá khả năng tài chính của gia đình
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thực tế số lượng 175 mẫu khảo sát gửi đi chỉ nhận được 150 bảng trả lời hợp lệ.
Do vậy nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng 150 mẫu khảo sát đó để tiến hành nghiên cứu chính thức.
Bảng 4.1.1 Kết quả phân tích có phải là người nội trợ hay không
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1.1: Biểu đồ thống kê tỷ lệ % số người là nội trợ
Nhận xét: Biểu đồ thể hiện số lượng người tham gia khảo sát đảm nhận công việc nội trợ của gia đình chiếm tỷ lệ rất cao với 78.67% Điều này cho thấy rằng, hầu như ở bất cứ gia đình nào cũng quan tâm đến vấn đề nội trợ
Bảng 4.1.2 Kết quả phân tích Đảm nhận quản lý tài chính
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1.2: Biểu đồ thống kê tỷ lệ % số người đảm nhận việc quản lý tài chính
Nhận xét: Biểu đồ thể hiện số lượng người tham gia khảo sát đảm nhận việc quản lý tài chính của gia đình chiếm tỷ lệ rất cao với 74.67% Điều này cho thấy rằng,hầu như quản lý tài chính là công việc mà hầu hết ai cũng phải làm và hiện nay công việc quản lí tài chính của gia đình ngày càng được chú trọng cũng như được nhiều thành viên trong gia đình quan tâm hơn
4.1.1.1 Phân tích thống kê mô tả cho nhân tố Giới tính
Bảng 4.1.1.1 Kết quả phân tích tần số Giới tính
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1.1.1: Biểu đồ thống kê tỷ lệ % về Giới tính
Nhận xét: Qua biểu đồ trên ta có thể thấy rõ đối tượng người nội trợ đảm nhận việc quản lí tài chính là nữ giới chiếm tỷ lệ lên đến 62.67% vượt trội hơn nam giới với mức chênh lệch là 25.34% trong khi tỷ lệ của nam giới chỉ chiếm 37.33%.
Tuy nhiên không thể phủ định rằng với tỷ lệ 37.33% là nam giới phải nói đó là một kết quả đáng ngạc nhiên vì con số này cũng không quá nhỏ Qua đó cho thấy với cuộc sống hiện đại ngày nay, nhắc đến công việc nội trợ và quản lý tài chính chúng ta không chỉ chú tâm duy nhất đến nữ giới mà bên cạnh đó phía nam giới cũng dần quan tâm hơn đến công việc nội trợ cũng như quản lí tài chính của gia đình
4.1.1.2 Phân tích thống kê mô tả cho nhân tố Độ tuổi
Bảng 4.1.1.2: Kết quả phân tích tần số Độ tuổi
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1.1.2: Biểu đồ thống kê tỷ lệ % về Độ tuổi
Nhận xét: Hình ảnh biểu đồ trên phản ánh rõ những người nội trợ đảm nhận công việc quản lí tài chính rơi vào độ tuổi dưới 25 chiếm gần một nửa so với các khoảng độ tuổi còn lại với tỷ lệ khá cao lên đến 48% Đa số đối tượng ở độ tuổi này là sinh viên vừa đảm nhận công việc nội trợ vừa quản lí tài chính cá nhân Mặt khác,nhóm độ tuổi từ 25-30 tuổi chiếm cũng chiếm tỷ lệ tương đối với 23.33% Còn 3 nhóm độ tuổi từ 30-35 tuổi & từ 35-40 tuổi & trên 40 tuổi nhìn chung chiếm tỷ lệ tương đương với nhau, không có quá nhiều sự chênh lệch trong 3 nhóm độ tuổi này
4.1.1.3 Phân tích thống kê mô tả cho nhân tố Nghề nghiệp
Bảng 4.1.1.3: Kết quả phân tích tần số Nghề nghiệp
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1.1.3: Biểu đồ thống kê tỷ lệ % về Nghề nghiệp
Nhận xét: Biểu đồ thể hiện Nghề nghiệp của đối tượng tham gia khảo sát đa số là sinh viên chiếm tỷ lệ gần một nửa với con số 46.67% Kết quả này nói lên rằng thế hệ trẻ ngày nay đã biết quan tâm đến việc quản lí tài chính của cá nhân và gia đình.
Tuy nhiên, đối với nhóm nghề Chủ doanh nghiệp chỉ chiếm 5.33% là tỷ lệ nhỏ nhất so với 4 nhóm nghề nghiệp còn lại Mặt khác, nhóm Công nhân lại chiếm tỷ lệ gấp đôi nghề Chủ doanh nghiệp Các nhóm Nghề nghiệp là Nhân viên văn phòng và Nghề nghiệp khác chiếm tỷ lệ ngang xấp xỉ với nhau, không có quá nhiều sự chênh lệch trong 2 nhóm Nghề nghiệp này.
4.1.1.4 Phân tích thống kê mô tả cho nhân tố Thu nhập
Bảng 4.1.1.4: Kết quả phân tích tần số Thu nhập
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
Biểu đồ 4.1.1.4: Biểu đồ thống kê tỷ lệ % về mức Thu nhập
Nhận xét: Theo số liệu từ biểu đồ trên về Thu nhập cho thấy mức Thu nhập xấp xỉ gần bằng nhau ở các khoảng, nhìn chung không có sự chênh lệch quá lớn ở mỗi mức Do đó, thông qua biểu đồ chúng ta có thể chắc chắn và khẳng định rằng dù người nội trợ nhận được mức thu nhập cao hay thấp, điều đó không ảnh hưởng đến việc quản lí tài chính của họ và quản lý tài chính vẫn nên được ưu tiên.
4.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Theo Nunnally (1978), Peterson (1994), thang đo được đánh giá chấp nhận và tốt đòi hỏi đồng thời 3 điều kiện:
- Hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là từ 0.6 đến 0.9.
- Hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) > 0.3.
- Hệ số Cronbach’s Alpha của từng nhân tố bé hơn Cronbach’s Alpha.
4.2.1 Phân tích Cronbach’s Alpha Biến độc lập:
4.2.1.1 Nhân tố “Kiến thức tài chính”
Bảng 4.2.1.1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến “Kiến thức tài chính”
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
- Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.783 >
0.6, hệ số này thỏa mãn.
- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (>0.3), nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Đáp ứng được điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha từng biến phải bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể.
Kết luận: Nhân tố đủ 3 điều kiện Chọn
4.2.1.2 Nhân tố “Ý thức đối với tài chính”
Bảng 4.2.1.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến “Ý thức đối với tài chính”
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
- Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.757 >
0.6, hệ số này thỏa mãn.
- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (>0.3), nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Đáp ứng được điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha từng biến phải bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể.
Kết luận: Nhân tố đủ 3 điều kiện Chọn 4.2.1.3 Nhân tố “Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài”
Bảng 4.2.1.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến “Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài”
Item-Total Statistics Scale Mean if
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
- Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.782 >
0.6, hệ số này thỏa mãn.
- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (>0.3), nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Đáp ứng được điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha từng biến phải bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể.
sKết luận: Nhân tố đủ 3 điều kiện Chọn
4.2.1.4 Nhân tố “Ảnh hưởng tài chính từ gia đình”
Bảng 4.2.1.4: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến “Ảnh hưởng tài chính từ gia đình”
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
- Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.767 >
0.6, hệ số này thỏa mãn.
- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (>0.3), nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Đáp ứng được điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha từng biến phải bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể.
Kết luận: Nhân tố đủ 3 điều kiện Chọn
4.2.1.5 Nhân tố “Trải nghiệm tài chính”
Bảng 4.2.1.5: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến “Trải nghiệm tài chính”
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
- Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.861 >
0.6, hệ số này thỏa mãn.
- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (>0.3), nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Đáp ứng được điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha từng biến phải bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể.
Kết luận: Nhân tố đủ 3 điều kiện Chọn
Vậy qua quá trình phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha thì nhóm 19 biến quan sát không thay đổi cụ thể là: 4 biến Kiến thức tài chính; 4 biến Ý thức đối với tài chính; 4 biến Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài; 4 biến Ảnh hưởng tài chính từ gia đình và 3 biến Trải nghiệm tài chính Những biến này được sử dụng để phân tíchEFA.
4.2.3 Phân tích Cronbach’s Alpha Biến phụ thuộc Nhân tố “Quản lý tài chính”
Bảng 4.2.3: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha biến “Quản lý tài chính”
Item-Total Statistics Scale Mean if
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của nhóm nghiên cứu
- Kết quả kiểm định cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể là 0.872 >
0.6, hệ số này thỏa mãn.
- Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng phù hợp (>0.3), nên đạt yêu cầu về độ tin cậy.
- Đáp ứng được điều kiện hệ số Cronbach’s Alpha từng biến phải bé hơn hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể.
Kết luận: Nhân tố đủ 3 điều kiện Chọn
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 4.3.1 Phân tích EFA cho nhân tố Độc lập Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá EFA là phải thỏa mãn các yêu cầu:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố 0.5 ≤ KMO ≤ 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu
Kiểm định Bartlett (Bartlett’s Test of Sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không Điều kiện cần để áp dụng phân tích nhân tố là các biến quan sát phản ánh những khía cạnh khác nhau của cùng một nhân tố phải có mối tương quan với nhau Điểm này liên quan đến giá trị hội tụ trong phân tích EFA được nhắc ở trên Do đó, nếu kiểm định cho thấy không có ý
Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp Nó thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu % của các biến quan sát.
Trị số Eigenvalues là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA Chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalues ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) giá trị này biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố Hệ số tải nhân tố càng cao, nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại, hệ số này ≥ 0.5
Bảng 4.3.1 (1): Chỉ số KMO các nhân tố Biến độc lập
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy ,770 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 1036,149 df 171
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương này tổng kết lại quá trình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân: Nghiên cứu trường hợp người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, cùng với đó là đề xuất một số giải pháp do nhóm nghiên cứu đưa ra Bên cạnh những đóng góp và hạn chế được nhóm làm rõ, từ đó có thể đóng góp một phần gợi ý cho các bài nghiên cứu trong tương lai.
Dựa vào mô hình lý thuyết đã được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, kết quả của những nghiên cứu trước đây, các thang đo ban đầu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết, kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng để điều chỉnh thang đo cho phù hợp với tình huống nghiên cứu và tiến hành thu thập dữ liệu Dữ liệu nhóm thu thập sau khi được kiểm tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu, rút trích từ các biến quan sát thành một số biến tổng hợp Việc kiểm định mô hình nghiên cứu được nhóm thực hiện bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội.
Nhóm đã xây dựng được mô hình nghiên cứu ban đầu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng ” gồm 5 nhân tố độc lập: “Kiến thức tài chính”; “Ý thức đối với tài chính”; “Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài”; “Ảnh hưởng tài chính từ gia đình”;
“Trải nghiệm tài chính” và một nhân tố phụ thuộc “Việc quản lý tài chính cá nhân” được xem là nhân tố kết quả ảnh hưởng bởi các nhân tố độc lập trên
Thông qua kết quả kiểm định và những lập luận cho thấy các thang đo đạt yêu cầu sau khi có một số điều chỉnh và có 4 giả thuyết được chấp nhận Qua kết quả phân tích hồi quy bội chỉ rõ có 4 nhân tố “Kiến thức tài chính”; ‘Ý thức đối với tài chính”;
“Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài” và “Trải nghiệm tài chính” tác động đến việc quản lý tài chính cá nhân của người nội trợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Cụ thể, chúng được sắp xếp theo thứ tự tác động mạnh nhất đến thấp nhất đó là: 1-Trải nghiệm tài chính (0.330); 2-Khả năng kiểm soát tác động bên ngoài (0.314); 3-Ý thức đối với tài chính (0.288); 4-Kiến thức tài chính (0.177) Đây chính là những căn cứ để xây dựng kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc gia tăng các cách thức cũng như những phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn
5.2.1 Kiến nghị về Kiến thức tài chính
Việc gia tăng Kiến thức về tài chính là một quá trình quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân Nhìn chung, việc gia tăng kiến thức về tài chính là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết và kiên nhẫn Mỗi cá nhân nên dành thời gian hàng ngày để học hỏi và áp dụng những kiến thức mới vào thực tế để có thể đạt được mục tiêu tài chính cá nhân một cách thành công Nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cụ thể để nâng cao kiến thức về tài chính như: Đọc sách và tài liệu chuyên ngành: bằng việc tìm kiếm các sách và tài liệu chuyên ngành về tài chính để hiểu sâu hơn về các khái niệm cơ bản và nâng cao kiến thức của mình Một số sách phổ biến như "Nguyên lý Tài chính Cá nhân" của Dave Ramsey hoặc "Nguyên tắc Tài chính" của Ray Dalio có thể là một điểm bắt đầu tốt.
Tham gia các khóa học và hội thảo: Đăng ký tham gia các khóa học hoặc hội thảo trực tuyến hoặc trực tiếp về tài chính Những khóa học này thường cung cấp kiến thức chuyên sâu và cập nhật về các vấn đề tài chính mới nhất.
Sử dụng các nguồn thông tin trực tuyến: Tận dụng internet để truy cập vào các nguồn thông tin như blog, trang web chuyên về tài chính để cập nhật thông tin mới nhất và nhận được các mẹo và chiến lược từ các chuyên gia.
Tham gia cộng đồng và diễn đàn: Để trao đổi ý kiến, hỏi đáp và học hỏi từ những người khác có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
5.2.2 Kiến nghị về Ý thức đối với tài chính Ý thức đối với tài chính là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công trong quản lý tài chính cá nhân Tăng cường ý thức đối với tài chính không chỉ giúp chúng ta quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn mà nó còn giúp đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn Mỗi ngày dành ít thời gian và nỗ lực để nâng cao ý thức của mình về tài chính, điều này sẽ mang lại lợi ích lớn cho cuộc sống của chúng ta trong tương lai Để nâng cao ý thức của mình về tài chính chúng ta nên:
Xây dựng một mục tiêu tài chính rõ ràng: cụ thể và đo lường được, chẳng hạn như tiết kiệm một khoản tiền cố định mỗi tháng, trả nợ, hay đầu tư vào một dự án cụ thể Bởi vì mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung và làm việc hướng đến một kế hoạch tài chính cụ thể.
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính hiện tại: Dành thời gian để xem xét khoản nợ, thu nhập và chi tiêu hàng tháng Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cá nhân của mình và đưa ra các quyết định phù hợp.
Lập kế hoạch tài chính cá nhân hoặc gia đình: chi tiết, bao gồm việc xác định nguồn thu nhập, các chi phí cố định và biến động, cùng với các mục tiêu tài chính cụ thể và thời hạn Kế hoạch này sẽ giúp chúng ta quản lý tài chính một cách hiệu quả hơn.
Tiết kiệm và đầu tư thông minh: xem xét các phương thức tiết kiệm và đầu tư để tăng cường tài sản cá nhân và tạo ra nguồn thu nhập bổ sung
Thực hiện kiểm soát chi tiêu: tạo ra một hệ thống kiểm soát chi tiêu để theo dõi và giảm bớt các chi phí không cần thiết Xem xét các biện pháp tiết kiệm như hạn chế việc mua sắm cắt giảm hàng ngày hoặc tìm kiếm các ưu đãi và khuyến mãi.