Đánh giá sức chịu tải môi trường hồ thủy Điện thác bà, tỉnh yên bái Đánh giá sức chịu tải môi trường hồ thủy Điện thác bà, tỉnh yên bái
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Hoàng Trung Kiên
ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG HỒ THỦY ĐIỆN
THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
Hoàng Trung Kiên
ĐÁNH GIÁ SỨC CHỊU TẢI MÔI TRƯỜNG HỒ THỦY ĐIỆN
THÁC BÀ, TỈNH YÊN BÁI
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Trần Thiện Cường
Hà Nội - 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Đánh giá sức chịu tải môi trường hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Trần Thiện Cường - Giảng viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên - ĐHQGHN Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được bất kỳ tác giả nào công bố
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
Hoàng Trung Kiên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Môi trường và các phòng chức năng, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện luận văn này
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Trần Thiện Cường, Giảng viên Khoa Môi Trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tâm, hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và học tập Tôi xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các anh, chị công tác tại Chi cục bảo vệ môi trường, Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Yên Bái đã giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này Cảm ơn đề tài “Đánh giá tác động môi trường của việc nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà” được thực hiện bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái với Trường Đại học Khoa học tự nhiên đã cung cấp một lượng thông tin khoa học để tôi kế thừa và thực hiện nghiên cứu này
Xin trân trọng cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Học viên
Hoàng Trung Kiên
Trang 51.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới 3
1.2.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam 9
1.3 Tổng quan một số nghiên cứu tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái 13
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái 14
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 14
1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 20
2.2 Nội dung nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 22
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 22
2.3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế 22
2.3.3 Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm 22
2.3.4 Phương pháp tính toán tải lượng các chất ô nhiễm và sức chịu tải môi trường hồ Thác Bà 26 2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Hiện trạng chất lượng nước hồ và các nguồn nước đi vào hồ Thác Bà 30
3.1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt hồ Thác Bà 30
3.1.2 Hiện trạng chất lượng nước các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 37
3.1.3 Hiện trạng chất lượng nước đi ra khỏi hồ Thác Bà 44
3.2 Đánh giá tải lượng ô nhiễm tại các nguồn và trong hồ Thác Bà 44
3.2.1 Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn nước đi vào hồ 45
3.2.2 Tải lượng ô nhiễm do hoạt động nuôi cá lồng trên hồ 46
Trang 63.2.3 Tải lượng các chất ô nhiễm hiện có trong nước hồ Thác Bà 47
3.3 Đánh giá sức chịu tải môi trường hồ Thác Bà 48
3.3.1 Tổng tải lượng các chất ô nhiễm đi vào hồ Thác Bà 48
3.3.2 Đánh giá sức chịu tải của hồ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
I Tài liệu tiếng Việt 58
II Tài liệu tiếng Anh 60
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lượng phát thải N và P theo mục đích sử dụng đất 9
Bảng 2: Tải lượng chất ô nhiễm T-N và T-P tại lưu vực sông 9
Bảng 3: Các vị trí lấy mẫu nước mặt trên hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái 23
Bảng 4: Các vị trí lấy mẫu thuộc các dòng chảy đi vào và đi ra khỏi hồ 24
Bảng 5: Phương pháp và thông số phân tích 25
Bảng 6: Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản 28
Bảng 7: Kết quả phân tích chất lượng nước đầu ra hồ Thác Bà (ĐR) 44
Bảng 8: Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước sông chảy đổ về hồ Thác Bà 45
Bảng 9: Tải lượng chất ô nhiễm từ các ngòi thải đi vào hồ Thác Bà 46
Bảng 10: Số lượng lồng cá mỗi loại và sản lượng cá nuôi trồng trên hồ Thác Bà 46
Bảng 11: Tải lượng chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản vào hồ Thác Bà 47
Bảng 12: Tải lượng các chất ô nhiễm hiện có trong nước của hồ Thác Bà 47
Bảng 13: Tổng tải lượng chất ô nhiễm bổ sung vào hồ Thác Bà tính theo ngày 48
Bảng 14: Khả năng tiếp nhận nước thải,sức chịu tải đổi với các thông số ô nhiễm của hồ Thác Bà 49
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ phạm vi lưu vực hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái 21
Hình 2: Kết quả phân tích thông số pH mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 31
Hình 3: Hàm lượng DO trong mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 31
Hình 4: Hàm lượng TSS trong các mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 32
Hình 5: Hàm lượng BOD5 trong các mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 32
Hình 6: Hàm lượng COD trong các mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 33
Hình 7: Hàm lượng NH4+-N trong mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 33
Hình 8: Hàm lượng NO2--N trong mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 34
Hình 9: Hàm lượng NO3--N trong mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 34
Hình 10: Hàm lượng Phosphat có trong mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 35
Hình 11: Hàm lượng T-N có trong các mẫu nước mặt trên hồ Thác Bà 35
Hình 12: Hàm lượng T-Pcó trong các mẫu nước mặt hồ Thác Bà 36
Hình 13: Hàm lượng Coliform có trong mẫu nước mặt hồ Thác Bà 37
Hình 14: Kết quả phân tích thông số pH nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 38
Hình 15: Hàm lượng DO từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 39
Hình 16: Hàm lượng TSS từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 39
Hình 17: Hàm lượng BOD5 từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 40
Hình 18: Hàm lượng COD từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 40
Hình 19: Hàm lượng NH4+-N từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 41
Hình 20: Hàm lượng NO2 từ các nguồn nước thải đi vào hồ Thác Bà 41
Hình 21: Hàm lượng NO3 từ các nguồn nước thải đi vào hồ Thác Bà 42
Hình 22: Hàm lượng T-N từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 42
Hình 23: Hàm lượng T-P từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 43
Hình 24: Hàm lượng PO43- từ các nguồn thải đi vào hồ Thác Bà 43
Trang 10MỞ ĐẦU
Hồ thủy điện Thác Bà là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất nước Việt Nam, hồ nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc địa phận huyện Lục Yên và Yên Bình, tỉnh Yên Bái Lưu vực hồ thủy điện Thác Bà, phía Tây Bắc giáp quốc lộ 70, phía Tây Nam giáp thị trấn Yên Bình, phía Đông Bắc giáp đường tỉnh 170, phía Đông Nam giáp quốc lộ 2D và thị trấn Thác Bà Được hình thành, xây dựng năm 1970 do việc xây dựng đập thủy điện Thác Bà trên lưu vực sông Chảy Hồ Thác Bà có tổng diện tích 23400 ha, trong đó diện tích mặt nước là 19050 ha, và còn lại 4350 ha là các đảo nhỏ trong hồ [41] Chiều dài hồ 80km, chiều rộng lớn nhất là 30km, mực nước dao động từ 46 - 58 m, chứa từ 3 - 3,9 tỉ mét khối nước Ngoài sông Chảy là dòng cung cấp lượng nước chủ yếu, hồ Thác Bà còn tiếp nhận nguồn nước từ một số hệ thống ngòi lớn như: ngòi Hành, ngòi Cát… đổ về, làm tăng lượng phù sa và các loài sinh vật phong phú cho hồ [9]
Với diện tích mặt nước rộng, mang tính chất gần như hồ tự nhiên, hồ Thác Bà có rất nhiều tiềm năng phát triển Diện tích mặt hồ lớn thuận lợi cho các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước ngọt Hồ Thác Bà là nơi lý tưởng để phát triển du lịch với hơn 1334 đảo lớn, nhỏ và hệ thống hang động, núi đá vôi, cảnh đẹp thiên nhiên hứa hẹn sẽ phát triển thành một khu du lịch, nghỉ dưỡng hấp dẫn Ngoài ra, hồ Thác Bà hiện còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho toàn bộ người dân 2 huyện Yên Bình, Lục Yên và Thành phố Yên Bái
Bên cạnh những tiềm năng để phát triển đó thì hồ Thác Bà cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường Hiện tượng bồi lắng bùn cát trong hồ làm giảm khả năng lưu trữ nước, sau khoảng 30 năm hoạt động dung tích hồ còn khoảng 94-95% dung tích ban đầu Dự báo trong 50 năm vận hành tiếp theo lượng bùn cát lắng đọng trong hồ trung bình 4,52x106 m3/năm [17] Hồ Thác Bà cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải lớn từ các khu dân cư xung quanh, hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản trong lòng hồ, canh tác nông lâm nghiệp của người dân 2 huyện Yên Bình và Lục Yên, hay từ các hoạt động công nghiệp xung quanh Điều đó đang làm gia tăng các nguy cơ làm suy giảm chất lượng nước hồ, ảnh hưởng tới việc khai thác và sử dụng nguồn nước, đặc biệt là tiềm ẩn các nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cho người dân 2 huyện và thành phố Yên Bái khi sử dụng nguồn nước để sinh hoạt
Với mục đích cung cấp các luận cứ khoa học về môi trường nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng khu vực hồ Thác Bà, vẫn đảm bảo duy trì được hệ sinh thái
Trang 11sạch, cũng như các chức năng hiện có của hồ làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển
bền vững môi trường hồ Thác Bà, đề tài “Đánh giá sức chịu tải môi trường hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái”, được đề ra và thực hiện Với các mục tiêu được đề ra:
- Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt hồ thủy điện Thác Bà - Đánh giá sức chịu tải của hồ thủy điện Thác Bà
- Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hồ
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm
- Khả năng chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối
với các nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi (Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020 [4])
- Sức chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp nhận thêm chất gây ô nhiễm
mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận (Nghị định 38/2015/NĐ-CP [16]
- Khả năng tiếp nhận nước thải là khả năng của nguồn nước có thể tiếp nhận
thêm một tải lượng chất ô nhiễm nhất định mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các quy chuẩn chất lượng nước cho các mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận (Quyết định số 154/QĐ-TCMT, 2019) [29]
- Tải lượng ô nhiễm là tổng lượng của một thông số ô nhiễm phát sinh từ một
hay nhiều nguồn thải trong một đơn vị thời gian [29]
- Khả năng tự làm sạch của nguồn nước là khả năng loại bỏ, giảm thiểu các chất
ô nhiễm thông qua các quá trình vật lý, hóa học, sinh học xảy ra trong nguồn nước [29]
- Khả năng phục hồi môi trường được hiểu là khả năng phục hồi lại trạng thái
chất lượng nước đáp ứng được chức năng sử dụng nước theo quy định nhờ khả năng tự làm sạch thông qua các quá trình thủy động lực, hóa học, sinh học xảy ra trong nguồn nước[29]
1.2 Nghiên cứu về sức chịu tải, tải lượng ô nhiễm của môi trường tại các lưu vực sông, hồ trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1 Một số nghiên cứu trên thế giới
Ở thế kỷ XX, các nhà khoa học Mỹ là Edwards và cộng sự (1955) đã lần đầu đưa ra các khái niệm về “sức tải môi trường” khi xác định mật độ chăn thả gia súc phù hợp tại cao nguyên Kaibad [37] Đến năm 1986, nhóm chuyên gia nghiên cứu ô nhiễm đại dương (GESAMP) khi xuất bản tài liệu “Sức tải môi trường - Một cách tiếp cận để ngăn ngừa ô nhiễm biển”, đã đề cập tới các khái niệm, thuật ngữ và các hướng dẫn có liên quan đến sức tải của các thủy vực [38]
Để nghiên cứu đánh giá sức chịu tải môi trường, một số công trình nghiên cứu trên thế giới đã đề cập, cụ thể: Tại Mỹ, Don Butcher và cộng sự (2011) đã đưa ra công
Trang 13thức tính sức chịu tải môi trường như sau [36]:
LC = WLA + Lah + LAbkgd + MOS + RC Trong đó:
+ LC: khả năng chịu tải + WLA: Phân bố tải trọng của chất thải + Lah: tải trọng chất thải phân bố từ các nguồn khác nhau của con người + LAbkgd: tải trọng chất thải có trong nền môi trường
+ MOS: biên an toàn + RC: tải lượng dự trữ cho sự tăng trưởng dân số hoặc tăng tải lượng chất ô nhiễm từ con người
- Tại Brazil, Roberto và cộng sự (2016), trong nghiên cứu đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông Paranapanema, khi nghiên cứu tải lượng Phôt pho được đưa vào sông từ hoạt động nuôi trồng thủy sản theo công thức [42]:
𝐿𝐷𝑅 ≤∆[P] ∗ 𝑧 ∗ 𝑝
(1 − 𝑅)Trong đó:
+ LDR: nồng độ tối đa Phốt-pho đưa vào thủy vực từ nguồn thủy sản (mg/m2/năm)
+ ∆[P]: nồng độ phốt pho tối đa cho phép (mg/m3) + z: độ sâu của lưu vực sông (m)
+ p: tỷ lệ nước thay mới tại lưu vực sông theo năm + R: tỷ lệ giữ lại Phốt-pho của lưu vực sông
Kết quả tính toán với diện tích nuôi cá 350 ha, sản lượng 98 nghìn tấn cá/năm lượng P đi vào trong sông Paranapanema là 280 tấn P/ha/năm
- Tại Trung Quốc, Lei Ding và cộng sự (2014) [35], khi tính sức chịu tải sinh thái của hồ Đông Vũ Hán đã áp dụng các chỉ số sau: WRCC (Water resource carrying capacity - sức chịu tại của lượng nước phát sinh), WQCC (Warter Quality Carrying Capacity- sức chịu tải về chất lượng nước), WECC (Water Ecologital Carrying Capacity- sức chịu tải sinh thái) Nghiên cứu tải lượng chất ô nhiễm theo từng thông số phản ánh mức độ phú dưỡng (T-N, T-P) và tình trạng ô nhiễm chất hữu cơ (thông số BOD5, COD) của hồ nước Các bước thực hiện tính toán cụ thể như sau:
Bước 1: Phương trình để xác định mức độ chịu tải của từng thông số:
Trang 14CS𝑖 = = 𝐶𝐶𝑖
𝐶𝐶𝑖, 𝑚𝑎𝑥Trong đó: CSi: là mức dung lượng của thông số i CCi:là tải lượng của thông số i
CCi,max: là giá trị giới hạn sức chịu tải của thông số i Công thức tính toán áp dụng cho các thông số ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, xã hội và kinh tế và hoạt động du lịch gây phát sinh lượng nước và lượng chất ô nhiễm mà hồ Đông Vũ Hán phải gánh chịu
Bước 2: Nhóm nghiên cứu đã đưa ra công thức tính toán khả năng chịu tải của
nước phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người đi vào hồ theo công thức:
𝑊𝑅𝐶𝐶 = ∑ CSi ∗ Wi
𝑛
𝑖=1
Trong đó: i: là các thông số về dân số, GDP, số lượng khách du lịch, số lượng người trong hoạt động khách sạn mỗi ngày tương ứng
CSi: là mức khả năng chịu tải của 5 thông số công nghiệp, nông nghiệp, xã hội, kinh tế du lịch
Wi: là giá trị trọng số WRCC: là khả năng chịu tải
Bước 3: Phương trình tính toán khả năng chịu tải của các thông số chất lượng
nước:
𝑊𝑄𝐶𝐶 = ∑ 𝐶𝑆𝑖 ∗ 𝑊𝑖
𝑛
𝑖=1
Trong đó: i là các thông số T-P, T-N, COD, BOD5
CSi là sức chịu tải của 4 chỉ số dân số, GDP, lượng khách du lịch, lượng người gây phát sinh các phát thải tại các khách sạn mỗi ngày
Wi: là trọng số WQCC: là khả năng chịu tải về chất lượng nước
Bước 4: Để tính toán được sức chịu tải sinh thái của nguồn nước là tổng hợp của
cả sức chịu tải về lượng nước phát sinh và sức chịu tải về chất lượng nước, tính bằng công thức:
Trang 15WECC= WRCC*Wl + WQCC*Wz
Trong đó: WECC là sức chịu tải sinh thái Wl: là trọng số của chất lượng của lượng nước phát sinh Wz: là trọng số của sức chứa môi trường nước
Khi WECC > 1 là hồ đã bị vượt quá khả năng chịu tải về sinh thái Kết quả sức chịu tải sinh thái trong nghiên cứu lần lượt các năm 2002, 2004, 2007, 2009, 2012 lần lượt bị vượt với hệ số 1.17, 1.07, 1.64, 1.53 và 2.01
- Tại Trung Quốc Renhua Yan và cộng sự (2019), tính tải lượng ô nhiễm của hồ Taihu, miền đông Trung Quốc với các thông số T-N, T-P, CODMn, BOD5 và Amoni, đã áp dụng mô hình tính toán 0-D áp dụng cho thuỷ vực có địa hình dốc và lượng nước được kiểm soát bởi các công trình kiểm soát dòng chảy và các thông số ô nhiễm được trộn lẫn hoàn toàn Mô hình 0-D được áp dụng không cần xem xét cụ thể vị trí phát sinh của từng nguồn ô nhiễm và được tính theo công thức sau [44]:
𝐶 = 𝑊𝑖+ 𝐶𝑜𝑄𝑜𝐾𝑉 + 𝑄𝑜 + 𝑞Trong đó:
C: là nồng độ trong chất lượng nước tại điểm xác định (mg/L) Wi: là tải lượng môi trường nước sông tiếp nhận trong một thời gian của một thông số ô nhiễm nhất định i (kg/d)
i: các thông số T-N, T-P, BOD, COD, Amoni Qo: lưu lượng dòng chảy đầu nguồn (m3/s) Co: Nồng độ chất ô nhiễm từ đầu nguồn (mg/L) K: hệ số suy giảm chất ô nhiễm
V: thể tích nước sông (m3) q: lưu lượng dòng chảy ngang bờ do mưa, do dòng chảy (m3/s) Khi nồng độ C (mg/L) bằng với quy chuẩn của chất lượng Cs (mg/L), tải lượng Wi được tính theo công thức:
Wi = Qo(Cs - Co)*86,4 + K*V*Cs*10-3 + q*Cs*86,4 Trong đó: 86,4: là hệ số chuyển đổi đơn vị
Kết quả tính toán của Wi thường lớn hơn giá trị thực thì sẽ được nhân với hệ số
Trang 16α= 0,1 để sửa đổi kết quả:
Khi đó: Wi’ = α*Wi
- Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Serap PULATSÜ (2003), đã tính tải lượng Phốtpho tại hồ đập Kesikköprü Dam với trình tự theo các bước [43]:
Bước 1: Xác định tổng nồng độ Phốtpho có trong hồ ở trạng thái ổn định (xác
định tốt nhất là vào mùa xuân khi nước trong hồ ổn định)
Bước 2: Xác định khả năng chịu tải của hồ chứa trước khi khai thác và sau khi
khai thác bằng hoạt động nuôi cá lồng và giới hạn chấp nhận
Bước 3: Xác định hệ số ∆[P]
∆[P] = [P]f- [P]I (1) Trong đó:
∆[P]: là tải lượng Phốtpho từ các lồng nuôi cá [P]f: Tải lượng phốtpho khi nuôi cá trên hồ [P]i: Tải lượng phốtpho trước khi nuôi cá
∆[P] = Lfish(1- Rfish)* z*ρ (2) z: độ sâu
ρ: tốc độ phát thải Lfish: lượng phát thải phốtpho trên 1 đơn vị diện tích trên 1 năm
Lfish= ∆[P]* z-ρ/(1 - Rfish) (3) Trong đó: Rfish là lượng Phốtpho mất đi từ lồng cá thải ra do quá trình lắng đọng chất rắn được tính theo (4)
Rfish = x + [(1-x)*R] (4) x: tỷ lệ của Phốtpho bị mất đi do sự lắng đọng chất rắn x= [0,45 - 0,55]
R= 1 + 0,747* ρ0.507 (5) R: hệ số lưu giữ phốt pho
ρ: tốc độ phát thải
Trang 17Bước 4: Xác định tổng lượng Phốtpho
La=Lfish*A La: tổng lượng Phốtpho
A: thể tích nuôi cá
Bước 5: Ước tính tổng lượng thải Phốt pho trên tấn sản lượng cá
Kết quả tính toán của ông đã đưa ra kết quả hàm lượng Phốt pho phát thải từ hoạt động nuôi cá trên hồ là 11,44 kg P/1 tấn sản lượng cá; Sức chịu tải của hồ đập Kesikköprü Dam với thông số P là 3335 tấn
- Tại Nhật Bản, Hidekohi Hayashi và cộng sự (2013) đã đưa ra công thức tính tải lượng ô nhiễm lưu vực sông Kanda công thức [40]:
N: hệ số bề mặt Tải lượng ô nhiễm được tính bằng nhân lưu lượng Qt ở từng độ sâu với nồng độ chất ô nhiễm ở độ sâu tương ứng
- Tại Trung Quốc, Han Long-xi và cộng sự (2011), xây dựng công thức tính tải lượng chất ô nhiễm đi vào môi trường tại lưu vực sông Jiangsu đối với từng loại hình sử dụng đất như sau [39]:
Ai: diện tích của mỗi loại đất dùng αij: hệ số phát thải của nguồn thải j từ loại đất i
Trang 18Nghiên cứu chỉ ra tải lượng phát thải của T-N và T-P đối với các loại đất như sau:
Bảng 1: Lượng phát thải N và P theo mục đích sử dụng đất Loại đất sử dụng Phát thải N
(kg/km2/năm) (kg/kmPhát thải P 2/năm)
Nguồn: Han Longxi, 2011[39]
Từ đó, tải lượng chất ô nhiễm T-N và T-P đi vào các kênh chính từ các loại đất như sau:
Bảng 2: Tải lượng chất ô nhiễm T-N và T-P tại lưu vực sông
Loại đất sử dụng
Tải lượng chất ô nhiễm (tấn/năm)
Kinh
Sông Xilicao
Sông Yangxi
Sông Dương tây
TN TP TN TP TN TP TN TP TN TP Đất nông
nghiệp 4,91 1,57 5,01 1,6 7,05 2,26 7,32 2,34 15,15 4,85 Đất xây
dựng 18,42 2,76 12,08 1,81 7,86 1,18 7,86 1,18 12,36 1,85 Ruộng lúa 7,54 0,39 30,35 1,56 4,47 1,30 4,47 0,23 23,39 1,2
Nước mặt 2,96 0,27 6,74 0,61 2,66 1,19 2,66 0,24 8,65 0,78
Nguồn, Han Longxi, 2011[39]
1.2.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Theo Cao Thị Thu Trang (2009), khi đánh giá sức tải môi trường vùng nước ven đảo Cát Bà phục vụ cho phát triển bền vững đã áp dụng tính toán cho tải lượng các chất ô nhiễm từng nguồn thải cụ thể như sau:
- Đối với nguồn thải từ các khu dân cư, tải lượng ô nhiễm được tính theo công thức:
Trang 19𝑄𝑑𝑐 = 𝑃 𝑄𝑖∗ 10−3Trong đó: Qdc là tải lượng thải từ dân cư (tấn/năm) P: Dân số các thành phố, huyện (người) Qi: Đơn vị tải lượng sinh hoạt của chất i (kg/người/năm) - Tải lượng ô nhiễm từ hoạt động du lịch:
Qsh = Qdc + Qdl (tấn/năm) - Từ nguồn công nghiệp:
Qij = ΣVj x Cij * 10-6 j =1,n Trong đó:
Qij: Tải lượng thải của chất i từ cơ sở công nghiệp j (tấn/năm) Vj: Thể tích nước thải hàng năm từ cơ sở công nghiệp (m3/năm) Cij: Hàm lượng của chất i trong nước thải của cơ sở công nghiệp j (mg/l) n: Số cơ sở công nghiệp có trong khu vực
- Từ nguồn chăn nuôi:
𝑄𝑝𝑡 = 𝑄𝑖∗ 𝐷𝑇 ∗ 𝐻𝑠Trong đó:
+ Qpt tải lượng chất thải từ các nguồn phân tán trong năm (tấn/năm) + Qi: Tải lượng đơn vị theo nguồn ô nhiễm (tấn/năm/ha hoặc tấn/năm/con)
+ DT: diện tích (ha) + Hs: hệ số rửa trôi ô nhiễm - Từ quá trình nguồn rửa trôi đất:
Trang 20𝑄𝑐𝑡 = 𝑛 ∗ 𝐴 ∗ 𝑄𝑖∗10−3Trong đó:
+ Qct là tải lượng thải của từng mục đích sử dụng đất (tấn/năm) + n: số ngày mưa trong năm
+ A: diện tích sử dụng đất của từng mục đích (km2) + Qi: Tải lượng thải đơn vị (kg/km2/ ngày mưa) - Khả năng chịu tải của thủy vực đối với chất ô nhiễm được tính theo công thức:
EC = (Ctiêu chuẩn – Chiện tại)V(1+R) Trong đó:
+ EC: khả năng tải của thủy vực đối với chất ô nhiễm (tấn) + Ctiêu chuẩn: nồng độ chất ô nhiễm trong tiêu chuẩn môi trường(g/m3) + Chiện tại: nồng độ chất ô nhiễm trong nước (g/m3)
+ R: Tỷ lệ trao đổi nước (%) + V: Thể tích trung bình của vịnh (m3) Tổng tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Cát Bà tính theo ngày từ các nguồn sinh hoạt, du lịch, nuôi trồng thủy sản, tàu thuyền đối với các tông số ô nhiễm BOD, COD, N-T, P-T, TSS và dầu mỡ lần lượt là 0,69 tấn, 1,35 tấn, 0,2 tấn, 0,04 tấn, 1,57 tấn, 1,6 tấn Sức chịu tải môi trường vùng vịnh Cát Bà theo ngày đối với các chất ô nhiễm BOD, COD, NH4+, NO2-, PO43-, TSS lần lượt là 0,35 tấn, 0,8 tấn, 0,0037 tấn,
0,0006 tấn, 0,0041 tấn và 2,1407 tấn [10]
Theo Trần Đức Thạnh và cộng sự (2012), khi tính sức tải môi trường Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long áp dụng đối với các nguồn thải từ khu dân cư, du lịch, công nghiệp, chăn nuôi và rửa trôi từ đất [24] Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi năm Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long phải tiếp nhận một lượng chất ô nhiễm khoảng 43.000 tấn COD, 9000 tấn BOD5, 5,600 tấn T-N (NO3-+ NO2- là 43,8 tấn, NH4+ -1,800 tấn), gần 2000 tấn T-P (PO43-: 900 tấn) Sức chịu tải, khả năng tiếp nhận nước thải của khu vực Vịnh Hạ Long – Bái Tử Long là 139,6 tấn BOD5/ngày, 367,2 tấn COD/ngày, 0,69 tấn NH4 + /ngày, 0,34 tấn NO2- ngày, 0,78 tấn PO43-/ngày và 640,8 tấn TSS/ngày [27]
Theo Lê Xuân Sinh và cộng sự (2015), khi đánh giá tải lượng chất ô nhiễm đưa vào vịnh Đà Nẵng áp dụng công thức tính cho các nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chảy tràn Kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh cho thấy năm 2013 vịnh Đà Nẵng tiếp nhận tổng tải lượng các chất ô nhiễm COD, BOD5, T-N, T-P, NO3 + NO2, NH4+, PO43-, TSS lần lượt là 41.688
Trang 21tấn, 23.231 tấn, 8.496 tấn, 2.931 tấn, 206 tấn, 2.091 tấn, 788 tấn, 139.825 tấn và dự báo tới năm 2025 tải lượng các chất ô nhiễm đi vào vịnh Đà Nẵng tăng lên lần lần lượt là 69.246 tấn, 37.654 tấn, 11.419 tấn, 3.902 tấn, 311 tấn, 3.393 tấn, 1.280 tấn và 138.497 tấn [14]
Theo Trần Văn Thụy và cộng sự (2018), khi đánh giá tải lượng chất ô nhiễm và sức tải môi trường của đoạn sông Hồng chảy qua tỉnh Nam Định và Thái Bình đã chia lưu vực sông Hồng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình thành 04 đoạn sông tiểu lưu vực số 1 chảy qua huyện Mỹ Lộc, Nam Định; tiểu lưu vực số 2 chảy qua thuộc huyện Nam Trực, Trực Ninh Nam Định và Vũ Thư, Thái Bình; tiểu lưu vực số 3 thuộc huyện Xuân Trường và Kiến Xương; tiểu lưu vực số 4 thuộc huyện Giao Thủy và Tiền Hải Nghiên cứu thực hiện tính tải lượng chất ô nhiễm từ các nguồn sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, nuôi thủy sản, rửa trôi đất Kết quả tại nghiên cứu cho thấy tổng tải lượng chất ô nhiễm COD, BOD5, T-N, T-P, TSS đi vào đoạn sông lần lượt là 48.178 tấn, 21.765 tấn, 6.243 tấn, 1.700 tấn, 41.144 tấn Sức tải môi trường và tỷ lệ đạt tải đối với các thông số COD, NO2-, NH4+, PO43- và TSS lần lượt là 147,41 tấn/ngày (89,54%), 0,81 tấn/ngày (86,38%), 7,74 tấn/ngày, 4,07 tấn/ngày và 252,47 tấn Với thông số BOD5 tiếp nhận 44,79 tấn/ngày vượt khả năng tải với tỷ lệ 133,12% [28]
Khi đánh giá sức tải môi trường nghiên cứu của Cao Thị Thu Trang (2019) nghiên cứu đánh giá sức tải một số yếu tố môi trường (C,N,P) khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế) [10] Kết quả nghiên cứu của Cao Thị Thu Trang cho thấy khả năng tiếp nhận của đầm phá là 8.980,6 tấn TSS, 2.822,5 tấn COD, 1.390,6 tấn BOD, 44,19 tấn Amoni, 2,8 tấn Nitrit và 2,2 tấn Phosphat dự báo tới năm 2020, khả năng tiếp nhận chất thải giảm đi từ 1,3 - 6,8 lần, đối với thông số dinh dưỡng quá tải 2-5 lần và với TSS quá tải 10 lần [11]
Theo Phan Mạnh Hùng và cộng sự (2022), khi đánh giá sức chịu tải môi trường khu vực vùng nuôi hải sản tỉnh Kiên Giang đã sử dụng công thức tính như sau:
- Sức tải tiềm năng:
ECTN = CTC x Vsys(1+R) - Sức tải hiện tại:
ECHT = CHT x Vsys(1+R) - Sức tải môi trường còn được sử dụng:
ECHD = 0,70 x ECTN - ECHT
Trong đó:
+ ECHT, CCT: Sức tải và hàm lượng trung bình của chất ô nhiễm có mặt
hiện trạng trong thủy vực nghiên cứu
Trang 22+ ECTN, CTC: sức tải tiềm năm bà hàm lượng giới hạn của chất ô nhiễm
trong quy chuẩn cho phép + Vsys: Thể tích thủy vực nuôi (m3) + R: tỷ lệ trao đổi nước (%)
+ 0,7: hệ số sử dụng an toàn khuyến cáo trong quy hoạch sử dụng sức tải
môi trường Kết quả nghiên cứu chỉ ra năm 2020 vùng biển Kiên Giang đã tiếp nhận lượng chất ô nhiễm 86.852,67 tấn COD, 16.232,736 tấn BOD, 105,794 tấn NO2-, 4.311,699 tấn NH4+ và khoảng 1.729,128 tấn PO43- từ các hoạt động dân cư, chăn nuôi, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, rửa trôi đất đổ vào Sức chịu tải tại vùng biển Kiên Giang với các chất ô nhiễm còn rất lớn với thông số COD: 6898 – 44.315 tấn; BOD: 1379 – 14.995 tấn; NO2-: 57 – 581 tấn; NH4+: 482 – 4140 tấn; PO43-: 283 – 2864 tấn [18]
1.3 Tổng quan một số nghiên cứu tại hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
Nghiên cứu của Bùi Thị Phương (2019), về đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi mục đích sử dụng đất đến dòng chảy và chất lượng nước trên thượng lưu lưu vực sông Chảy bằng công cụ đánh giá đất và nước (SWAT) [9] Hay nghiên cứu Xây dựng thuật toán ước tính nồng độ chlorophyll-a trong nước mặt hồ Thác Bà bằng ảnh Landsat 8 của Phạm Quang Vinh và các cộng sự (2018), kết quả tính toán chỉ ra rằng vào mùa mưa nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ là 17,0 mg/l còn với mùa khô nồng độ chlorophyll-a trong nước hồ trung bình là 15,3 mg/L Trong cả hai mùa nồng độ Chlorophyll-a đều có xu hướng tăng dần nồng độ từ đầu sông chảy đến vùng trung tâm của hồ [46] Chlorophyll-a là một thông số để làm chỉ số đánh giá chất lượng liên quan tới hàm lượng dinh dưỡng của hồ vì đây là thông số có mối quan hệ trực tiếp với các sinh vật sống trong môi trường nước [47]
Nghiên cứu về hiện trạng, dự báo diễn biến bùn cát hồ chứa Thác Bà của Nguyễn Kiên Dũng (2004), áp dụng mô hình HEC-6 để tính toán phân bố bùn cát lắng đọng trong hồ Thác Bà theo không gian và thời gian kết quả cho thấy thể tích hoạt động sau 30 năm của hồ chỉ còn khoảng 95% và dự kiến sau 50 năm hoạt động tiếp theo, lượng bùn cát tích tụ trung bình là 4,52x106 m3/năm, hệ số bẫy bùn cát là 76,74% từ đó làm tài liệu tham khảo cho công tác vận hành hồ [17]
Nghiên cứu của Trần Thiện Cường và các cộng sự (2018), Đánh giá tác động môi trường của việc nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà đã đánh giá sức chịu tải môi trường hồ Thác Bà đã vận dụng Thông tư 76/2017/TT-BTNMT và QĐ 154/QĐ-TCMT tính toán và đánh giá sức chịu tải theo giới hạn các thông số quy định QCVN 08-MT:2015/BTNMT theo các kịch bản về mức nước Kết quả tại báo cáo chỉ ra với mực nước là 46m sức chịu tải hồ Thác Bà với các thông số DO, TSS, BOD5, NH4+, NO2-,
Trang 23NO3-, PO43- lần lượt là 1.105 tấn, 13.383 tấn, 458,1 tấn, 155,75 tấn, 21,02 tấn, 2.424,8 tấn, 96,46 tấn [13]
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
Hồ Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái, nằm sâu trong nội địa thuộc vùng núi phía Bắc, có tọa độ địa lý 21o18’46” - 22o17’22” vĩ độ Bắc, 103o53’00” - 105o06’17” kinh độ Đông Hồ nằm trong địa giới hai huyện Lục Yên và Yên Bình của tỉnh Yên Bái Trong đó, huyện Yên Bình có 21/26 xã, thị trấn gồm: Vĩnh Kiên, Vũ Linh, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Cẩm Nhân, Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Xuân Long, Tân Nguyên, Bảo Ái, Cẩm Ân, Mông Sơn, Tân Hương, Đại Đồng, Thịnh Hưng, Đại Minh, Hán Đà, thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà; Huyện Lục Yên có 05/24 thị xã gồm: Trung Tâm, Phan Thanh, An Phú, Minh Tiến, Vĩnh Lạc
Diện tích hồ là 23.400 ha trong đó diện tích mặt nước là 19.050 ha Hồ có chiều dài hơn 80km, chiều rộng nơi lớn nhất hơn 30km, mực nước dao động từ 46 - 58m Trong hồ có 1.334 đồi, đảo lớn, nhỏ khác nhau với diện tích 4.350 ha [1,2]
Trang 24b Đặc điểm địa hình
Địa hình hồ Thác Bà có đặc trưng chuyển tiếp từ trung du lên miền núi, cao dần từ Đông Nam - Tây Bắc được kiến tạo bởi 2 dãy núi: Dãy núi Cao Biền nằm phía tả ngạn sông Chảy (Hồ Thác Bà) gồm những đồi núi có độ cao từ 300 - 600m chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; Dãy núi Con Voi là hệ thống núi cổ nằm phía hữu ngạn sông Chảy bao gồm những núi thấp, sườn núi thoải, dưới tầng đất phủ là nền đá phiến thạch kết tinh, độ cao từ 400 - 700m chạy theo hương Tây Bắc - Đông Nam và diện tích mặt nước hồ Thác Bà là 15.900 ha với hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao 100-200m, tập trung khu vực giữa hồ đến hạ lưu Vùng bán ngập có cao độ từ 50-60m.[1,2]
c Đặc trưng khí hậu
Khí hậu của hồ Thác Bà tương đồng với khí hậu của huyện Yên Bình với đặc trưng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều Có hai mùa rõ rệt là mùa mưa từ tháng 05 - 10 và mùa khô từ tháng 11 - 04 năm sau Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 22,9 - 23,9oC, Nhiệt độ cao nhất 38oC, nhiệt độ thấp nhất 4,6oC Giờ nắng các tháng trong năm 1.590 giờ Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.121 mm; mưa nhiều vào các tháng 5 - 9 Độ ẩm trung bình 87%, lượng bốc hơi trung bình 630mm/năm.[1,2]
Nhìn chung, khí hậu vùng hồ Thác Bà đặc trưng mùa đông ít lạnh, mùa hè mát mẻ, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch
d Đặc điểm thủy văn
Do địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, lượng mưa lớn và tập trung tạo cho khu vực hệ thống sông ngòi dày đặc có tốc độ dòng chảy lớn và lưu lượng nước thay đổi theo mùa Mùa khô nước cạn, mùa mưa dễ gây lũ quét ở các vùng ven sông suối Hệ thống sông ngòi được hình thành từ 02 lưu vực chính: lưu vực sông chảy và vùng hồ Thác Bà
Sông Chảy là nhánh cấp I của sông Lô thuộc hệ thống sông Hồng Sông Chảy bắt nguồn từ dãy Tây Côn Lĩnh của tỉnh Hà Giang, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có chiều dài 95km, đi vào địa phận tỉnh Yên Bái bắt đầu từ xã Minh Chuẩn, huyện Lục Yên đến xã Hán Đà, huyện Yên Bình và nhập vào sông Lô ở huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ Các chi lưu chính nằm ở phía tả ngạn như ngòi Biệc, ngoài Đại Cại… Diện tích lưu vực khoảng 2.200 km2, uốn khúc, quanh có, lòng sông sâu hẹp, chảy xiết Phụ lưu của sông Chảy có 32 con suối, vùng hạ lưu có hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là hồ đa chức năng có diện tích mặt nước là 23.500 ha, trong đó 19.050 ha là diện tích mặt nước Dung tích hồ chứa khoảng 2,94 tỷ m3 nước Mực nước hồ dao động từ 46 - 60m, (trung bình khoảng 58 m), mực nước chết là 46 m, mực nước
Trang 25dâng gia cường 61m Vào tháng 6 và tháng 7 hàng năm mực nước luôn dao động ở mức thấp khoảng 46m[1,2]
e Tài nguyên đất vùng hồ Thác Bà
Hồ nằm trên địa bàn 2 huyện Lục Yên và Yên Bình Trong đó, huyện Yên Bình có diện tích đất tự nhiên là 77.234,61 ha (hồ Thác Bà 19.480 ha) và huyện Lục Yên là 81.001,38 ha (hồ Thác Bà 3.920 ha)
Huyện Yên Bình: Đất nông nghiệp 55.029,51 ha chiếm 71,25% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 318,23 ha; đất phi nông nghiệp: 21.914,43 ha chiếm 28,37% diện tích đất tự nhiên trong đó đất mặt nước chuyên dùng là 18.278,84 ha đất sông ngòi, kênh rạch, suối là 383,88 ha), đất chưa sử dụng: 290,67 ha chiếm 0,38% diện tích đất tự nhiên Diện tích tự nhiên của 21/26 xã, thị trấn thuộc lưu vực hồ là 69.444,71 ha chiếm 89,9% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện [1]
Huyện Lục Yên: Đất nông nghiệp 71.522,35 ha chiếm 88,30% diện tích đất tự nhiên (trong đó đất nuôi trồng thủy sản là 197.28 ha, chiếm 0.28%); Đất phi nông nghiệp: 7.512,87 ha chiếm 9,27% diện tích đất tự nhiên (trong đó đất mặt nước chuyên dùng 18.278,84 ha; đất sông ngòi, kênh, rạch, suối 383,88 ha); Đất chưa sử dụng: 1.966,17 ha chiếm 2.43% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất tự nhiên của 4 xã thuộc lưu vực hồ là 18.117,24 ha chiếm 22,4% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện [2]
1.4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a Đặc điểm về kinh tế
Hồ Thác Bà có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng huyện Lục Yên và Yên Bình Hồ Thác Bà là một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất nước ta, hồ có các chức năm và nhiệm vụ chính vô cùng quan trọng:
- Phát điện: Nhà máy thủy điện Thác Bà có công suất thiết kế 120MW, lượng điện phát ra trung bình hàng năm khoảng 429 triệu kWh
- Chống lũ, điều tiết dòng chảy: với nhiệm vụ điều tiết lưu lượng dòng chảy cân đối giữa mùa lũ và mùa cạn, chống lũ cho hạ du
- Tưới tiêu, chống hạn cho nông nghiệp: Hồ Thác Bà có chức năng đảm bảo cấp nước cho đồng bằng sông Hồng phục vụ tưới tiêu trong thời kỳ mùa kiệt
Ngoài các chức năng trên, Hồ Thác Bà còn đang đảm nhận một số chức năng quan trọng khác, gồm:
- Cung cấp nước sạch cho thành phố Yên Bái, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình Hồ Thác Bà là nguồn cung cấp nước cho nhà máy nước sạch Yên Bái với công suất 11.500 m3/ngày đêm Nhà máy hoạt động 24/24h, có nhiệm vụ cung cấp nước cho
Trang 26toàn thành phố Yên Bái và thị trấn Yên Bình
- Vai trò trong hoạt động sản xuất nông nghiệp: với trên 1.300 hòn đảo lớn, nhỏ chiếm diện tích lên đến 4.350 ha, đây là diện tích đất lớn phục vụ cho hoạt động trồng rừng và chăm sóc rừng vừa tạo ra giá trị kinh tế vừa tạo cảnh quan môi trường cho vùng hồ Thác Bà Ngoài diện tích các đảo thì diện tích đất trồng rừng, lương thực, cây ăn quả thuộc lưu vực, chu vi quanh hồ Thác Bà cũng được khai thác, sử dụng có hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng rừng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho các xã thuộc và giáo ranh với hồ Thác Bà
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản: Với diện tích 19.050 ha đất mặt nước, hàng năm cung cấp một lượng thuỷ sản tự nhiên lớn cho địa phương, đồng thời cũng là môi trường nuôi trồng thuỷ sản thuận lợi của tỉnh Yên Bái Đây là cơ sở, là tiền đề để tổ chức thực hiện thành công đạt hiệu quả cao Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020
- Hoạt động giao thông thủy: mặt nước hồ Thác Bà phục vụ vận chuyển hành khách, gia thương cho các xã phía Đông hồ Thác Bà; vận chuyển nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; vận chuyển sản phẩm nông nghiệp…Toàn bộ tuyến hồ Thác Bà dài 83km, trong đó có đoạn càng Hương Lý - Cảng Thác Bà - Cẩm Nhân dài 50km
- Khai thác du lịch: Hồ Thác Bà là điểm đến du lịch của tỉnh Yên Bái với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí hấp dẫn khách du lịch Mặc dù trước đây tỉnh Yên Bái chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, giá trị về du lịch, văn hóa của hồ Thác Bà, hiện nay tỉnh Yên Bái đang thực hiện kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước nghiên cứu đầu tư, phát triển du lịch ở hồ Thác Bà
* Đặc điểm kinh tế huyện Lục Yên [2]: Sản xuất cây lương thực có hạn: Tổng diện tích đã gieo trồng cả năm là 12.730
ha, tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 61.025 tấn
Cây ăn quả, cây chè, trồng rừng: Thực hiện trồng mới được 100 ha cây ăn quả
trong đó có 30 ha diện tích trồng cam theo an toàn tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ Duy trì chăm sóc 200 ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt 1.400 tấn, diện tích rừng trồng mới 2.602,3 ha
Cây màu khác: Diện tích cây lạc 955,2/1000 ha, năng suất đạt 20,2 tạ/ha, sản
lượng đạt 1.929,8 tấn Cây khoai lang 990,0 ha, cây sắn 1.002 ha, cây rau các loại 2.029,7 ha, đậu các loại 89,9 ha
Tại huyện Lục Yên năm 2022 diện tích ao, đập nuôi thả cá tại các địa phương đạt 436 ha, 86 lồng cá, sản lượng nuôi trồng và khai thác đạt 1.791 tấn Tại huyện Yên Bình Nuôi trồng thủy sản: tổng sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 7.450 tấn Tổng
Trang 27giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước tính đạt 2.520 tỷ đồng
Vai trò trong hoạt động khai thác khoáng sản: Xung quanh vùng hồ có một số hoạt động khai thác khoáng sản đang thực hiện như sau: khoáng sản quặng Lục Yên;
* Đặc điểm kinh tế huyện Yên Bình[1]:
Nông nghiệp tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 28.000 tấn Về lâm nghiệp hoàn thành kế hoạch trồng rừng diện tích che phủ rừng đạt tỉ lệ 54,7% Diện tích gỗ rừng khai thác từ rừng trồng đạt 242.000 m3
Khai thác Chì, Kẽm có tại Yên Bình, trong đó có một mỏ hết hạn, công suất khai thác từ 2.000 đến 36.000 tấn/năm Mỏ felspat xã Hán Đà, Granit bán phong hóa huyện Yên bình với 2 điểm có diện tích 1,62 và 2,33 ha, công suất đạt 48.000 tấn/năm Đá vôi trắng hiện khai thác 34 mỏ với diện tích từ 0,5 - 50 ha Đá quý khu vực Tân Hương do công ty TNHH Thạch Lâm khai thác từ đầu năm 2016 với diện tích 1,00 ha, công suất khoảng 8.600 m3/năm Cát, sỏi phân bố chủ yếu ở bãi bồi dọc sông Chảy, diện tích các mỏ dao động từ 1,0 - 20 ha, công suất từ 2.500 - 25.000 m3/năm
* Các hoạt động kinh tế khác tại huyện Lục Yên và Yên Bình [1,2]: - Hoạt động nuôi trồng thủy sản: với diện tích mặt nước 19.050 ha, hàng năm
cung cấp một lượng thủy sản vô cùng lớn cho địa phương, đồng thời cũng là môi trường nuôi trồng thủy sản thuận lợi của tỉnh Yên Bái Năm 2022, số lượng lồng cá của hồ Thác Bà có 1.377 lồng nuôi cá Huyện Lục Yên có 16 lồng, huyện Yên Bình có 1361 lồng
- Hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ: Hồ Thác Bà là điểm đến du lịch của
tỉnh Yên Bái với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi, giải trí thưởng thức ẩm thực hấp dẫn khách du lịch Tại huyện Lục Yên doanh thu từ du lịch trong năm 2022 có khoảng 94.500 lượt khách doanh thu từ du lịch đạt 74.5 tỷ đồng Tại huyện Yên Bình số lượt khách du lịch đến huyện ước khoảng 180.000 nghìn người doanh thu đạt 108 tỷ đồng
- Hoạt động phát triển chăn nuôi: Ngoài các hoạt động liên quan đến hồ Thác
Bà thì ngành chăn nuôi là một hoạt động kinh tế của vùng Huyện Lục Yên Tổng đàn gia súc chính đạt 111.830 con Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 8.700 tấn, trong đó thịt hơi xuất chuồng gia súc chính đạt 7.585 tấn Huyện Yên Bình Tổng đàn gia súc chính 113.900 còn trong đó đàn trâu có 12.750 con, đàn bò có 6.250 con, đàn lợn có 94.900 con Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng các loại đạt 11.800 tấn, thịt hơi
xuất chuồng đàn gia súc chính đạt 9.500 tấn
b Đặc điểm về xã hội * Đặc điểm dân số, dân cư: Theo số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Yên
Trang 28Bái, năm 2022, tổng dân số của huyện Lục Yên và Yên Bình là 225.006 người, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình là 9,33‰/năm Mật độ dân số của 2 huyện Lục Yên và Yên Bình là 134 người/km2, cao hơn so với mức trung bình của tỉnh Yên Bái (khoảng 122 người/km2) Dân cư khu vực huyện Lục Yên và Yên Bình phân bố không đồng đều, tập trung đông nhất tại các thị trấn Yên Bình, Thác Bà và Yên Thế [12]
* Đặc điểm dân tộc: Lục Yên và Yên bình có 06 dân tộc chính: Kinh, Dao, Tày,
Nùng, Cao Lan, Dáy trong đó phần lớn là dân tộc Kinh, Dao, Tày Mỗi dân tộc có nét văn hóa đặc trưng riêng với trang phục, lễ hội, kiến trúc nhà, trò chơi dân gian, tập quán sinh sống, tạo nên tính độc đáo, đặc sắc riêng của vùng đồng thời tạo ra diện mạo văn hóa phong phú sẽ là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng và quan trọng [12]
Trang 29CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm chất lượng nước hồ Thác Bà và các nguồn thải đi vào hồ bao gồm:
- Nước thải từ các khu dân cư, khu canh tác nông nghiệp được đưa vào hồ thông qua các dòng chảy bề mặt và dòng chảy các khe, suối (14 ngòi xung quanh hồ)
- Nước thải thượng nguồn hồ Thác Bà theo dòng chảy sông Chảy đi vào hồ - Nguồn thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản trên hồ
2022 Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian nên nghiên cứu này chỉ thực hiện đánh giá sức chịu tải hồ thủy điện Thác Bà dựa trên các nguồn thải chính đi vào hồ là:
+ Nguồn thải từ thượng nguồn theo dòng chày sông Chảy đưa về hồ + Nguồn thải từ các khu dân cư, khu canh tác nông nghiệp thải ra và theo dòng chảy của 14 ngòi thải xung quanh hồ Thác Bà
+ Nguồn thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Bà Một số nguồn thải khác như hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm trên các đảo trong hồ, du lịch trên hồ, lắng đọng từ khí quyển… sẽ không đưa vào tính toán tại nghiên cứu này
Trang 30Hình 1: Sơ đồ phạm vi lưu vực hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát, thu thập các tài liệu về khu vực nghiên cứu, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước hồ Thác Bà, hiện trạng khai thác và sử dụng nước trên hồ Thác Bà và xác định các nguồn thải đi vào và đi ra khỏi hồ
- Đánh giá hiện trạng môi trường chất lượng nước và các nguồn thải đi vào hồ
Thác Bà thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở kết quả phân tích của 26 mẫu nước được lấy ở 13 vị trí khác nhau trên hồ (mỗi vị trí được lấy ở 2 thời điểm khác nhau là tháng 06/2022 và tháng 07/2022); 14 mẫu nước từ các nguồn thải đi vào hồ và 01 mẫu nước từ nguồn ra khỏi hồ theo dòng chảy qua thủy điện Thác Bà
- Phân tích và đánh giá tải lượng một số chất ô nhiễm có trong nước hồ và các dòng thải đi vào và đi ra khỏi hồ Các thông số được lựa chọn để tính toán bao gồm: BOD5, COD, NH4+-N, T-N, T-P
- Đánh giá khả năng chịu tải của hồ thông qua các thông số BOD5, COD, NH4+N, T-N, T-P
Đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước hồ
Trang 312.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu
Luận văn đã thu thập và kế thừa các nguồn thông tin, tài liệu, số liệu đã được nghiên cứu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hoạt động khai thác khoáng sản, du lịch, giao thông; các thông tin về tình hình khai thác và sử dụng nước hồ Thác Bà; các số liệu quan trắc hiện trạng môi trường hồ Thác Bà, hoạt động nuôi trồng thủy sản cá lồng trên hồ và xung quanh hồ thuộc địa bàn 2 huyện Lục Yên và huyện Yên Bình để thực hiện đề tài
Ngoài ra, luận văn cũng kế thừa các thông tin, số liệu tính toán từ đề tài nghiên cứu "Đánh giá tác động môi trường của việc nuôi cá lồng trên hồ Thác Bà" do Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái thực hiện năm 2018 để làm cơ sở so sánh và đánh giá với kết quả nghiên cứu của đề tài
2.3.2 Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế
Học viên đã thực hiện việc điều tra và khảo sát thực tế tại khu vực hồ Thác Bà và xung quanh hồ thuộc địa bàn 2 huyện Yên Bình và Lục Yên với các nội dung bao gồm:
- Điều kiện tự nhiên, hoạt động khai thác và sử dụng nước hồ Thác Bà, đặc biệt là việc khai thác nước hồ làm nguồn nước sạch cho người dân;
- Hoạt động nuôi trồng thủy sản trên hồ, hoạt động khai thác du lịch trên hồ, khai thác khoáng sản tại một số điểm mỏ xung quanh hồ; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm của người dân trên một số đảo trên hồ;
- Các nguồn thải xung quanh đi vào hồ, bao gồm cả các nguồn thải từ các khu dân cư, khu canh tác nông nghiệp, theo các dòng chảy đi vào hồ;
Quá trình điều tra và khảo sát thực tế, học viên sử dụng các phương pháp như quan sát thực tế, chụp ảnh, phỏng vấn người dân sống tại khu vực hồ,
2.3.3 Phương pháp quan trắc, lấy mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
Trên cơ sở khảo sát thực tế chi tiết vùng lòng hồ, cũng như các nguồn thải đi vào và đi ra khỏi hồ, đề tài đã thực hiện việc quan trắc và lấy mẫu nước trên hồ, các nguồn đi vào và đi ra khỏi hồ Thời gian quan trắc và lấy mẫu được thực hiện theo 02 đợt của mùa kiệt trong năm:
- Đợt 1 tháng 06/2022: Với tổng số lượng mẫu được lấy gồm 29 mẫu, trong đó có 01 mẫu nước sông Chảy từ thượng nguồn đồ về hồ Thác Bà (đầu vào hồ), 13 mẫu nước mặt tại 13 vị trí khác nhau trên hồ, 14 mẫu từ 14 dòng chảy khác nhau đi vào hồ
Trang 32và 01 mẫu nước dòng chảy đi ra khỏi hồ được lấy trên sông chảy tại cầu Thác Ông (sau khi qua đập Thủy điện Thác Bà)
- Đợt 2 tháng 07/2022: Lặp lại mẫu được lấy tại 13 vị trí lấy mẫu nước mặt trên hồ của đợt 1 (13 mẫu)
Phương pháp quan trắc: Quá trình quan trắc và lấy mẫu nước được thực hiện
theo đúng hướng dẫn tại các tiêu chuẩn:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo;
- TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-4:2005) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối
Các vị trí lấy mẫu được thể hiện ở bảng 3 và 4 sau đây:
Bảng 3: Các vị trí lấy mẫu nước mặt trên hồ thủy điện Thác Bà, tỉnh Yên Bái TT Ký hiệu
mẫu Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
1 NM1 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại, Thị
trấn Yên Bình, huyện Yên Bình 497601.31 2404973.57 2 NM 2 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã Đại
Đồng, huyện Yên Bình 497185.96 2405318.84
3 NM 3
Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại làng An Bình xã Tân Hương, huyện Yên Bình
492568.21 2411497.49
4 NM 4 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã
Mông Sơn, huyện Yên Bình 490056.48 2418226.40 5 NM 5 Mẫu nước hồ Thác Bà tại xã Mông
Sơn, huyện Yên Bình 489637.29 2418559.42 6 NM 6 Mẫu nước mặt tại bãi đá Mông Sơn,
xã Mông Sơn, huyện Yên Bình 491101.30 2420367.33 7 NM 7 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã Cảm
Ân, huyện Yên Bình 487197.25 2420841.16 8 NM 8 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã
Phan Thanh, huyện Lục Yên 480724.49 2429477.22
Trang 33TT Ký hiệu
mẫu Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
9 NM 9 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã
Phúc Ninh, huyện Yên Bình 491995.90 2425616.09 10 NM 10 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã
Phúc An, huyện Yên Bình 500395.95 2417332.64 11 NM 11 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại thị trấn
Thác Bà, huyện Yên Bình 502284.19 2405380.93 12 NM 12 Mẫu nước mặt hồ Thác Bà tại xã Hán
Đà, huyện Yên Bình 501745.44 2402481.78
13 NM 13
Mẫu nước mặt hồ Thác Bà gần khu vực nuôi cá lồng tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình
498448.02 2404572.13
Bảng 4: Các vị trí lấy mẫu thuộc các dòng chảy đi vào và đi ra khỏi hồ
STT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
(Tên dòng chảy - Địa danh)
Tọa độ
1 NT1 Nước sông Chảy tại Cầu Tô Mậu
(dòng chảy ở thượng nguồn hồ) 468654.06 2446101.712 NT2 Ngòi Lâu - Động Quan 466606.88 2444197.183 NT3 Ngòi Vông - Tân Nguyên 477708.95 2427119.404 NT4 Ngòi Hốc - Ngọc Chấn 488049.97 2430728.175 NT5 Cầu Vân - Phúc Lợi 469895.11 2437499.606 NT6 Cầu Lanh - Liễu Đô 480321.76 2442978.857 NT7 Thác Ô Đồ - Phúc An 501103.28 2416792.28
10 NT10 Ngòi Giá - Cẩm Nhân 497309.60 2429208.1611 NT11 Ngòi Am - Xuân Lai 499526.29 2422778.9212 NT12 Ngòi Cái – Tân Hương 500555.07 2420702.43
Trang 34STT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu
(Tên dòng chảy - Địa danh)
Các thông số được phân tích bao gồm: DO, pH được đo ở hiện trường, NH4+-N, T-N, T-P, COD, BOD5, PO4 (được phân tích tại phòng thí nghiệm phân tích môi trường của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-ĐHQG Hà Nội), các thông số NO2-, NO3-, TSS, Coliform (được phân tích tại phòng thí nghiệm của Công ty Nước sạch Hà Nội)
Các phương pháp phân tích được áp dụng cụ thể tại bảng 5
Bảng 5: Phương pháp và thông số phân tích TT Tên thông số Phương pháp phân tích Giới hạn phát
hiện/Phạm vi đo
2 DO TCVN 7325:2004 (ISO 5814:1990) 0 ÷20 mg/l 3 Tổng chất rắn lơ lửng
Trang 35TT Tên thông số Phương pháp phân tích Giới hạn phát
Sử dụng công thức đánh giá gián tiếp sức chịu tải môi trường tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT như sau:
Ltn = (Ltđ - Lnn - Ltt) x Fs + NPtđ (2.1)
Trong đó: - Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là (kg/ngày);
- Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông (kg/ngày) và được tính theo công thức sau:
Ltd = Cqc x Qs x 86,4 (2.2)
Trong đó: Cqc: giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật
Trang 36về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l
Qs: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định, đơn vị tính m3/s
86,4: là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày)
a) Lnn: tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước (kg/ngày); Lnn được xác định theo công thức sau:
Lnn = Cnn x Qs x 86,4 (2.3)
Trong đó: Cnn kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l Qs: lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá và được xác định theo quy định, đơn vị tính m3/s
86,4: là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị mg/l, m3/s thành đơn vị tính là kg/ngày)
b) Ltt: tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (kg/ngày); Ltt được tính theo công thức:
Ltt = Lt + Ld + Ln (2.4)
Trong đó: Lt: tải lượng ô nhiễm của nguồn thải điểm Ld: tải lượng ô nhiễm của nguồn thải diện Ln: tải lượng ô nhiễm của nguồn thải tự nhiên Đối với phạm vi tính toán trong nghiên cứu này tải lượng ô nhiễm có trong nguồn nước thải là nguồn điểm (từ các dòng chảy cụ thể từ sông Chảy và các ngòi thải, từ hoạt động nuôi cá lồng), không tính toán đối với các nguồn diện và nguồn tự nhiên, khi đó:
Trang 3786,4: hệ số chuyển đổi thứ nguyên c) NPtđ: tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi
xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là (kg/ngày) Trong nghiên cứu không thực hiện tính toán phần này
Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn 0,7 do thời gian quan trắc số liệu hạn chế, số liệu kế thừa quan trắc thủy văn;
c, Ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản
Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ nguồn NTTS được tính toán dựa trên công thức tính tính tải lượng ô nhiễm từ nguồn diện áp dụng hệ số phát thải:
Qts= Qi x DT x 10-3
Qts: tải lượng chất ô nhiễm từ thủy sản (tấn/năm) Qi: tải lượng ô nhiễm chất i phát sinh theo nguồn ô nhiễm (kg/ha/năm) DT: diện tích đất sử dụng cho hoạt động nuôi cá lồng (ha)
Tại nghiên cứu này sẽ áp dụng công thức tính hệ số phát thải ô nhiễm từ sản lượng cá theo Sandiego - McGlone, 2000 [48] và được trình bày trong bảng 6 sau:
Bảng 6: Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động nuôi trồng thủy sản STT Thông số Tải lượng phát sinh
(kg/ha nuôi/năm)
Hệ số phát thải chất ô nhiễm theo sản lượng (kg/tấn thủy sản/năm) (*)
Trang 38H: Sản lượng cá (tấn)
2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập được từ các nghiên cứu đã có, các số liệu trong quá trình khảo sát, điều tra để tổng hợp, đưa ra các đánh giá về thực trạng và các yếu tố tác động đến môi trường nước mặt hồ thủy điện Thác Bà, từ đó đánh giá được về sức chịu tải môi trường của hồ thủy điện Thác Bà
Số liệu sau khi được thu thập, thống kê, phân tích tổng hợp sẽ được xử lý bằng phần mềm excel Từ kết quả xử lý số liệu bằng excel sẽ xây dựng, trình bày bằng các bảng biểu số liệu, biểu đồ
Trang 39CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hiện trạng chất lượng nước hồ và các nguồn nước đi vào hồ Thác Bà
3.1.1 Hiện trạng môi trường nước mặt hồ Thác Bà
Trong lưu vực hồ Thác Bà diễn ra nhiều hoạt động và cũng là nơi tiếp nhận nguồn thải từ các hoạt động như nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch, giao thông thủy, sản xuất nông nghiệp, các hoạt động công nghiệp khai khoáng, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xung quanh hồ đổ về Do vậy chất lượng nước mặt môi trường hồ Thác Bà chịu sự tác động lớn bởi các hoạt động trên và đặc biệt là nguồn ảnh hưởng lớn nhất là chất lượng nước từ thượng nguồn sông Chảy đổ về
Để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt hồ Thác Bà, học viên đã thực hiện lấy mẫu tại 13 vị trí quan trắc trong lòng hồ trong 2 đợt vào tháng 06/2022 và tháng 07/ 2022 Thực hiện quan trắc và phân tích 12 thông số là: pH, DO, TSS, BOD5, COD, T-N, T-P, NH4+-N, NO2--N, NO3--N, PO43--P, Coliform Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường hồ Thác Bà
Hồ Thác Bà là hồ đa chức năng, ngoài sử dụng cho các mục đích như thủy điện, tưới tiêu, du lịch, nuôi trồng thủy sản thì hồ còn là nơi cung cấp nước sinh hoạt của thành phố Yên Bái và các khu vực dân cư huyện Yên Bình và huyện Lục Yên Do đó chất lượng nước được so sánh với QCVN 08:2023/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt theo mức phân loại chất lượng nước thuộc mức A: Chất lượng nước tốt Hệ sinh thái trong môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan (DO) cao Nước có thể được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, bơi lội, vui chơi dưới nước sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại hồ Thác Bà như sau: *Thông số pH, thông số DO:
Kết quả đo thông số pH và DO tại hiện trường 02 đợt lấy mẫu đều có kết quả tương đồng với nhau, không có sự sai khác lớn Thông số pH dao động trong khoảng từ 6,34-7,83 so sánh với QCVN 08:2023/BTNMT mức A cho thấy Tại điểm NM9 mẫu quan trắc trong đợt 1 giá trị pH = 6,34 thấp hơn so với giới hạn tại quy chuẩn đối với mức A Biểu đồ kết quả phân tích thông số pH được trình bày ở hình 2