1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO - Những khuyến nghị dành cho Việt Nam

299 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO - Những khuyến nghị dành cho Việt Nam
Tác giả Tào Thị Huệ
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Phương Lan, PGS.TS. Nguyễn Bá Bình
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Quốc tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 299
Dung lượng 55,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VAN DE (29)
  • CHUONG 2. CÁC VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LIEN QUAN TỚI DIEU XX CUA GATT TRONG KHUÔN KHO WTO (59)
  • CHUONG 3. THUC TIEN GIAI QUYET CAC TRANH CHAP LIEN QUAN TOI DIEU XX CUA GATT TRONG KHUON KHO WTO (100)
  • CHƯƠNG 4. MOT SO KHUYEN NGHỊ DOI VỚI VIỆT NAM NHẰM NANG CAO HIỆU QUA VẬN DỤNG DIEU XX CUA GATT (143)

Nội dung

DANH MUC CAC TU VIET TATADA Hiệp định về các biện pháp chéng ban phá giáBHT Ban hội thamCQPT Co quan phic tham DSB Cơ quan giải quyết tranh chap của WTODSU Hiệp định về các quy tắc và th

TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VAN DE

LIÊN QUAN DEN DE TÀI LUẬN ÁN Điều XX của GATT quy định về mười trường hợp ngoại lệ với vai trò là cơ sở pháp lý dé thành viên WTO viện dẫn khi áp dụng các biện pháp không phù hợp với các quy định trong GATT Thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO cũng cho thấy, Điều XX của GATT được viện dẫn trong nhiều tranh chấp, với các biện pháp bị khiếu kiện khác nhau, trong những lĩnh vực khác nhau Thực tế này khiến Điều XX của GATT và các báo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của BHT, CQPT tại WTO đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam Trong phạm vi chương này, tác giả trình bày tình hình nghiên cứu thành ba nhóm van đề chính gồm: (i) Các nghiên cứu về những van dé lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO; (ii) Các nghiên cứu về những van dé thực tiễn về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO; (iii) Các nghiên cứu về khuyến nghị vận dụng Điều XX của GATT đối với các thành viên WTO và Việt Nam.

1.1 Các nghiên cứu về những vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Về khái niệm tranh chấp liên quan tới Diéu XX của GATT trong khuôn khổ

Chưa có công trình nghiên cứu nào, đặc biệt là tại Việt Nam đưa ra định nghĩa và đặc điểm của tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO.

Các công trình nghiên cứu đều trực tiếp phân tích và bình luận về các tranh chấp cụ thể liên quan tới các ngoại lỆ cụ thé và Doan mở đầu Điều XX của GATT.

Về điều kiện áp dụng Diéu XX của GATT trong giải quyết tranh chấp tại WTO Tính đến tháng 2/2024, rat ít công trình nghiên cứu về điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp tại WTO Trong bài viết Focusing on

Substantive Law in International Economic Relations: The Public Morals of GATT's Article XX(a) and “Conventional” Rules of Interpretation® (tam dich là “Luật nội

8 Christoph T Feddersen (1998), Focusing on Substantive Law in International Economic Relations: ThePublic Morals of GATT's Article XX(a) and “Conventional” Rules of Interpretation, Minnesota Journal ofInternational Law, Vol 7:75 dung trong quan hệ kinh tế quốc tế: Dao đức công cộng theo điểm a Điều XX của GATT và Quy tắc giải thích điều ước quốc tế”) của Christoph T Feddersen, tác giả chỉ nghiên cứu về một trường hợp tại điểm a Điều XX Do là ngoại lệ cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng Công trình được công bố khi chưa có vụ tranh chấp nào liên quan tới ngoại lệ này được giải quyết tại WTO, nhưng tác giả đã đưa ra điều kiện dé áp dụng điểm a Điều XX là biện pháp bị kiện phải là biện pháp không phù hợp với quy định của GATT Đồng thời, Điều XX không cho phép thành viên WTO duy trì một biện pháp ban đầu phù hợp với Điều này, nhưng do hoàn cảnh thay đổi, biện pháp đó đã không còn đáp ứng yêu cầu của Điều XX nữa Ngoài ra, tác giả cũng khái quát hoá được trình tự áp dụng Điều XX của GATT là thành viên WTO muốn biện minh cho một biện pháp bị kiện theo Điều XX của GATT phải đáp ứng yêu cầu là: biện pháp đó thuộc một trong các ngoại lệ từ điểm a đến điểm j Điều XX và phù hợp với các tiêu chuẩn tại Đoạn mở đầu.

Một số công trình nghiên cứu khác tiếp cận theo hướng bình luận về chức năng của Điều XX của GATT, chăng hạn chương sách “General and security exceptions’?

(tạm dịch là “Các ngoại lệ chung và ngoại lệ về an ninh”) của tác giả Peter Van Den Bossche và Werner Zdouc Mặc dù không đề cập đến điều kiện điều kiện áp dụng Điều XX của GATT trong giải quyết tranh chấp tại WTO, nhưng công trình này đã nhận định chức năng của Điều XX của GATT là dé biện minh cho những biện pháp không phù hợp với quy định của GATT Trong bài viết Making general exceptions:

The spell of precedents in developing article XX GATT into standards for domestic regulatory policy'® (tạm dich là “Xây dung các ngoại lệ chung: vai trò của các án lệ trong phát triển Điều XX của GATT thành các tiêu chuẩn cho quy định chính sách trong nước”), tác giả Ingo Venzke cũng kết luận rằng Điều XX của GATT có hiệu lực trên thực tế như một căn cứ dé biện minh cho các biện pháp hạn chế thương mại, mâu thuẫn với quy định về cam áp dụng biện pháp hạn chế số lượng (Điều XI của GATT), cam phân biệt đối xử giữa các sản phẩm tương tự bị áp dụng biện pháp han

? Peter Van Den Bossche, Werner Zdouc (2013), “The Law and Policy of World Trade Organization - Text, Cases and Material’, 34, Cambridge University Press

'0 Ingo Venzke (2011), Making general exceptions: The spell ofprecedents in developing article XX GATT into standards for domestic regulatory policy, 12 German Law Journal 1111, May 1 chế nhập khẩu (Điều XIII của GATT), hoặc với nghĩa vụ đối xử quốc gia (Điều III của GA TT).

Tác giả Franziska Sucker trong bài viết Including a General Public Interest Clause in WTO Agreements: A Way Forward in Trade Linkage Debates'' (tạm dich là “Điều khoản về lợi ich công cộng trong các Hiệp định WTO: Một hướng đi trong các cuộc tranh luận về mối liên hệ với thương mại”) cho rằng, mối liên hệ giữa các van đề thương mại và phi thương mại không phải là vẫn dé mới trong thương mai quốc tế Nhưng sự giao thoa giữa lợi ích thương mại và phi thương mại ngày càng được quan tâm và trở thành chủ đề tranh chấp được đưa ra giải quyết tại WTO Đồng thời cũng gây ra áp lực đối với các quốc gia phải dung hoà các mục tiêu phi thương mại liên quan tới sức khoẻ con người, tiêu chuẩn lao động, văn hoá, nhân quyền và bảo vệ môi trường Tác giả gọi chung các lợi ích nêu tại mười điểm trong Điều XX đều thuộc lợi ích công cộng Việc tập hợp mười trường hợp ngoại lệ tai Điều XX là một danh sách không đầy đủ, nhưng cũng góp phần làm rõ ý nghĩa của lợi ích công cộng Tác giả khuyến nghị đưa thêm điều khoản về lợi ích công cộng vào các trường hợp ngoại lệ chung như một cách tiếp cận tổng quát hon dé tìm ra giải pháp trong hệ thong WTO, có tính đến các môi quan ngại về van dé phi thương mai.

Về gid trị pháp ly của các bdo cáo giải quyết tranh chấp liên quan tới Điễu XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Giá trị pháp lý của báo cáo của BHT và CQPT đã được Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) thông qua là vẫn đề được nhiều học giả quan tâm.

Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế do PGS.

TS Nguyễn Bá Bình chủ biên!? đã có phần phân tích về giá trị pháp lý của những bản báo cáo của BHT và báo cáo của CQPT, va cho rang đây là những án lệ không ràng buộc về mặt pháp lý Các báo cáo này sẽ có giá trị tham khảo trong giải quyết tranh chấp tại WTO Trong bài viết Vai rò của An lệ trong Cơ chế giải quyết tranh

!! Franziska Sucker (2014), ‘Including a General Public Interest Clause in WTO Agreements: A Way Forward in Trade Linkage Debates, Society of International Economic Law, Working Paper No 2014/19

!2 Trường Dai học Luật Ha Nội (2018), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mai quốc tế,PGS TS Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội chấp của WTO! của tác giả Nguyễn Thị Anh Tho, tác giả cũng thông qua thực tiễn giải quyết tranh chấp tại WTO và nhận định về các báo các giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO là nguồn án lệ không có giá trị bắt buộc phải tuân theo với BHT và CQPT giải quyết các tranh chấp về sau.

Trong các công trình The WTO legal system: sources of law'* (tam dịch là “Hệ thống pháp luật WTO: nguồn luật”) của hai tác giả David Palmeter và Petros C.

Mauroidi, Treaty Interpretation by the WTO Appellate Body`Š (tạm dich là “Giải thích điều ước quốc tế của CQPT của WTO”) của tác giả Isabelle Van Damme, The Rule of Precedent and the Role of the Appellate Body'® (tạm dich là “Quy tắc về “án lệ” và vai trò cua CQPT”) cua hai tac giả James Bacchus va Simon Lester đều bình luận về thực tiễn BHT và CQPT WTO thường viện dẫn những báo cáo giải quyết tranh chap đã được DSB thông qua dé áp dụng cho các tranh chấp xảy ra sau đó Trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, các báo cáo giải quyết tranh chấp này được coi là một loại “án lệ” không có giá tri bắt buộc Việc thừa nhận giá trị của những án lệ này sẽ đảm bảo “tính an toàn và khả năng dự đoán cho hệ thống thương mại đa phương” theo Điều 3.2 DSU Những giải thích trong báo cáo của CQPT sẽ có vai trò làm rõ những quy định trong các hiệp định của WTO.

Về lich sử hình thành, phát triển và việc áp dụng Diéu XX của GATT trong giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Lịch sử hình thành, phát triển và việc áp dụng Điều XX của GATT được trình bày trong một số nghiên cứu như bài viết The Moral Exception in Trade Policy! (tam dịch là “Ngoại lệ về đạo đức trong chính sách thương mai) của Steve Charnovitz va

Free Trade or Sustainable Development? An Analysis of the WTO Appellate Body's

!3 Nguyễn Thị Anh Thơ (2014), Vai trò của An lệ trong Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Tạp chí Nghề luật, sô 7 '4 David Palmeter and Petros C Mauroidi (1998), The WTO legal system: sources of law, The American Journal of International Law, [Vol 92:398: 1998]

'S Tsabelle Van Damme (2010), “Treaty Interpretation by the WTO Appellate Body”, The European Journal of International Law Vol 21 no 3 © EJIL

'6 James Bacchus & Simon Lester (2020), The Rule of Precedent and the Role of the Appellate Body, Journal of World Trade 54, no 2

!7 Steve Charnovitz (1998), The Moral Exception in Trade Policy, Virginia Journal of International Law,Summer, 38 Va J Int'l L 689

CÁC VAN DE LÝ LUẬN VE GIẢI QUYẾT TRANH CHAP LIEN QUAN TỚI DIEU XX CUA GATT TRONG KHUÔN KHO WTO

2.1 Khái niệm tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khé WTO

2.1.1 Định nghĩa tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO

Bản chất, vai trò và vị trí của Diéu XX của GATT Điều XX của GATT với tên gọi “Các ngoại lệ chung” bao gồm Đoạn mở đầu (chapeau) và mười trường hợp ngoại lệ được liệt kê từ điểm a đến j Bản chất Điều XX của GATT là cho phép thành viên WTO được áp dụng bất kỳ biện pháp nào, nhằm mục đích bảo vệ đạo đức công cộng, bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật, bảo đảm sự tuân thủ luật và quy định không trái với GA TT,

thuộc mười trường hợp ngoại lệ từ điểm a tới điểm j Điều XX, nếu đáp ứng các điều kiện tại Đoạn mở đầu Các điều kiện tại Đoạn mở đầu là các biện pháp của thành viên WTO không tạo ra: (i) Sự phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện (arbitrary) hay vô căn cứ (unjustifiable) giữa các quốc gia có cùng điều kiện, hay (ii) hạn chế tra hình (disguised restriction) trong thương mại quốc tế.

Theo nhiều nghiên cứu, Điều XX của GATT tạo thành quyền bảo vệ các lợi ich trong nước của mỗi thành viên WTOTM, từ những lợi ích có phạm vi rộng như

“bảo vệ đạo đức công cộng” (điểm a), bảo vệ môi trường (điểm b, g)*> đến hẹp như

“sản pham của lao động tù nhân” (điểm e) Các van đề này thường được gọi là van dé phi thương mại (non-trade), hay giá trị xã hội (societal values) dé phân biệt với van dé thương mại (trade), mục tiêu chủ yếu của WTO Căn cứ vào quy định tại Điều XX của GATT, thành viên WTO có thé ban hành, áp dụng các biện pháp nhằm phát triển, bảo vệ các giá tri phi thương mại hoặc gia tri xã hội quan trọng trong chính

3+ William P Hunter (2014), A matter of necessity: a one-step compromise between liberalized trade and the environment, 28 Temple International and Comparative Law Journal 53, p 56.

35 WTO, WTO rules and environmental policies: GATT exceptions,https://www.wto.org/english/tratop_e/envir_e/envt_rules_ exceptions e.htm, truy cập ngày 17/9/2020 sách, pháp luật của các nước thành vién>® Theo đó, vai trò Điều XX của GATT là cở sở pháp lý để thành viên WTO áp dụng các biện pháp không phù hợp với các quy định trong GATT, như quy định về đối xử quốc gia (Điều III), quy định về cam áp dụng biện pháp hạn chế số lượng (Điều XỤ, Điều XX của GATT quy định về các ngoại lệ chung đối với các điều khoản khác trong GATT Do đó, Điều này có vị trí là để cân bằng giữa quyền áp dụng các ngoại lệ chung nêu tại Điều này của mỗi thành viên, với các quyền khác được quy định trong GATT của các thành viên WTO còn lại. Định nghĩa tranh chấp thương mại quốc tế Trong khuôn khổ WTO, tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trước hết phải là một tranh chấp thương mại quốc tế Vậy tranh chấp thương mại quốc tế là gi? GATT cũng như các hiệp định của WTO đều không quy định thuật ngữ này Hiểu một cách khái quát, tranh chấp thương mại quốc tế là các mâu thuẫn, bất đồng về quyên và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ thương mại quốc tế”” Mà trong WTO, quyên và nghĩa vụ thành viên được quy định trong Hiệp định thành lập WTO cùng các hiệp định khác của WTO được liệt kê trong Phụ lục của Hiệp định này Theo đó, phạm vi tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO bao gồm các hoạt động thuộc lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại Š.

Tuy nhiên, Điều XX là một điều khoản được quy định trong GATT, nằm trong Phụ lục 1A của Hiệp định thành lập WTO, đây là một hiệp định điều chỉnh lĩnh vực thương mại hàng hoá Thêm vào đó, trong nội dung Đoạn mở đầu Điều XX có quy định: “Với bảo lưu rằng các biện pháp đề cập ở đây không được áp dụng dé tạo thành một công cụ phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc vô căn cứ giữa các quốc gia có cùng diéu kiện, hoặc tạo ra một hạn chê tra hình doi với thương mại quôc tê, không

36 Peter Van Den Bossche, Werner Zdouc (2013), “The Law and Policy of World Trade Organization - Text, Cases and Material’, 3%, Cambridge University Press, p.546

57 Trường Dai học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, do PGS TS Nguyễn Bá Bình chủ biên, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 13 va Peter Van Den Bossche, Werner Zdouc (2013), “The Law and Policy of World Trade Organization - Text, Cases and Material’, 3'4, Cambridge University Press, p 174.

58 Điều 2 Hiệp định thành lập WTO có quy định nào trong Hiệp định này nay được hiểu là ngăn cản bat kỳ bên ký kết nào thi hành hay áp dụng các biện pháp” Với cụm từ “Hiệp định này” có thê hiểu rằng, ngoại lệ tại Điều XX của GATT chỉ liên quan đến GATT, chứ không liên quan đến các Hiệp định còn lại của WTO Do đó, phạm vi của tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT là tranh chấp trong lĩnh vực thương mai hàng hoá.

Theo quy định tại Điều XXIII GATT, tranh chấp thương mại quốc tế trong lĩnh vực thương mại hàng hoá phát sinh dựa trên ba căn cứ khiếu kiện sau đây được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:

Một là, khiếu kiện vi phạm (điểm a khoản 1 Điều XXIII GATT): đây là loại khiếu kiện phô biến nhất tại WTO Khiếu kiện này xảy ra khi một thành viên WTO áp dụng một biện pháp vi phạm quy định của GATT, dẫn đến hậu quả lợi ích có được từ GATTT của một thành viên WTO khác bị vô hiệu hóa hoặc suy giảm lợi ích Theo khoản 8 Điều 3 của Hiệp định về các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khô WTO (DSU)°?, hậu qua bị vô hiệu hóa hoặc suy giảm lợi ích do vi phạm được suy đoán và mặc nhiên thừa nhận là đang tồn tại, nêu đã xác định được thành viên WTO có sự vi phạm nghĩa vụ trong GATT và các hiệp định liên quan.

Hai là, khiêu kiện không vi phạm (điểm b khoản 1 Điều XXIII GATT): khiếu kiện không vi phạm xảy ra khi thành viên WTO ban hành và áp dụng một biện pháp không vi phạm GATT, nhưng vẫn gây ra hậu quả là làm cho lợi ích có được từ GATT của một thành viên WTO khác bị vô hiệu hoá hoặc suy giảm.

Ba là, khiêu nại tình huống (điểm b khoản 1 Điều XXIII GATT): khiếu nại tình huống là một thành viên WTO khiếu nại một thành viên WTO khác dựa trên mọi tình huống xảy ra, miễn là tình hu6ng đó làm lợi ích có được từ GATT của thành viên đó bị vô hiệu hóa hoặc làm suy giảm.

Nguyên đơn chỉ có thể dựa vào căn cứ tại điểm a, hoặc điểm b, hoặc điểm c của khoản 1 Điều XXIII GATT để khiếu kiện, mà không thể lựa chọn đồng thời cả

59 Điều 3.8 DSU chỉ liên quan đến các khiếu kiện vi phạm hai, hoặc cả ba căn cứ cùng lic Và một trong ba căn cứ trong khoản 1 Điều XXIII GATT đều phải đáp ứng điều kiện là nguyên nhân dẫn đến hậu quả một bên ký kết nhận thấy lợi ích thu được một cách trực tiếp hay gián tiếp từ Hiệp định này bị vô hiệu, bị suy giảm hay vi phạm.

Song, Điều XX của GATT không quy định nghĩa vụ cụ thé cho thành viên WTO, mà Điều XX quy định các trường hợp là ngoại lệ chung đối với các nghĩa vụ khác trong GATT Do đó, các thành viên WTO không tranh chấp về việc thực thi Điều XX của GATT Điều này chỉ được viện dẫn, được đi kèm với một tranh chấp về một quy định khác của GATT Theo tác giả Ingo Venzke, về cơ bản, hiệu lực của Điều XX thé hiện trên thực tế là một căn cứ dé biện minh cho các biện pháp hạn chế thương mại Nếu không viện dẫn Điều XX thì biện pháp đó sẽ vi phạm quy định của GATT Theo đó, dé viện dẫn Điều XX của GATT thì ngay từ khi điều tra sơ bộ đã có kết luận răng biện pháp hạn chế thương mại không phù hợp với GATT, sau đó, sự không phù hợp này sẽ được biện minh bằng cách viện dẫn và chứng minh theo Điều XX°! Theo đó, những tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO được nghiên cứu trong đề tai này là những tranh chấp giữa các thành viên WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, phát sinh trên cơ sở khiếu kiện vi phạm và được dua ra giải quyết tại WTO. Định nghĩa tranh chấp liên quan tới Diéu XX của GATT Như đã phân tích ở trên, Điều XX của GATT chỉ “liên quan tới” tranh chấp thương mại quốc tế trong lĩnh vực thương mại hàng hoá được đưa ra giải quyết tại WTO Có hai lý do để Điều XX của GATT liên quan đến tranh chấp thương mại quốc tế trong khuôn khô WTO: (i) Thi? nhất, việc không thống nhất về nội dung và phạm vi khi áp dụng Điều XX của GATT tại các thành viên là nguyên nhân gây ra mâu thuẫn; (ii) Thi hai, Điều XX của GATT được bị đơn viện dẫn và được BHT, CQPT áp dụng cho biện pháp bị khiếu kiện của bị đơn.

THUC TIEN GIAI QUYET CAC TRANH CHAP LIEN QUAN TOI DIEU XX CUA GATT TRONG KHUON KHO WTO

3.1 Khái quát về thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khô WTO

Thực thién giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khô WTO từ ngày 01/01/1995 đến ngày 11/2/2024 được thê hiện khái quát thông qua những nội dung sau đây:

Thứ nhất, về số lượng các tranh chấp liên quan tới Diéu XX của GATT duoc giải quyết tại WTO

Tính đến ngày 11/2/2024, có ba mươi (30) vụ tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT được giải quyết tranh chấp tại WTO Các tranh chấp này bắt đầu xảy ra từ năm 1995 đến nay, với vụ đầu tiên là Hoa Kỳ - Xăng (DS 2), vụ tranh chap gần đây nhất là Hoa Kỳ - Biện pháp thuế quan (DS 543) Trong 30 vụ tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT, có sáu (06) vụ tranh chấp liên quan đến điểm a, tam (08) vụ liên quan đến điểm b, mười bay (17) vụ liên quan đến điểm d, tam (08) vụ liên quan đến điểm g, hai (02) vụ liên quan đến điểm j được BHT, CQPT xem xét, áp

158 Nhìn chung, số lượng tranh chấp liên quan tới Điều dụng để giải quyết tranh chấp

XX của GATT không nhiều so với tổng số 617 vụ tranh chấp được đưa ra giải quyết tại WTO'°°, Tuy nhiên, Điều XX của GATT đã thé hiện vai trò quan trọng khi là cơ sở pháp lý, được bị đơn viện dẫn nhằm chứng minh biện pháp bị kiện dù có không phù hợp với quy định của GATT, nhưng thuộc trường hợp ngoại lệ, nên không vi phạm Hiệp định này.

Thứ hai, số lượng ngoại lệ tại Điều XX của GATT được BHT và CÓPT áp dung cho biện pháp bị kiện của bị don

Thực tế trong nhiều vụ tranh chấp, bị đơn đã viện dẫn cùng lúc hai hoặc tối đa là ba trường hợp ngoại lệ tại Điều XX của GATT để tăng khả năng chứng minh họ

!58 Xem Phụ lục 2: Thống kê các vụ tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO (Tinh đến ngày 11/2/2024)

159 WTO, Chronological list of disputes cases, https://www.wto.org/english/tratop_e/dispu_e/dispu_status_e.htm, truy cập ngày 11/2/2024 không vi phạm GATT Chưa có vụ tranh chấp nào ghi nhận, bị đơn viện dẫn quá ba ngoại lệ chung tại Điều XX Khi giải quyết tranh chap, BHT, CQPT sẽ quyết định áp dụng một trường hợp ngoại lệ hoặc cùng lúc nhiều trường hợp ngoại lệ tại Điều XX của GATT!59, Da số vụ tranh chấp BHT, CQPT chi áp dụng một trường hợp ngoại lệ là điểm a (03 vụ), điểm b (02 vụ), điểm d (11 vụ), điểm g (05 vụ) hoặc điểm j (01 vụ) Chỉ có 08 vụ tranh chấp BHT, CQPT áp dụng cùng lúc hai hoặc ba trường hop ngoại lệ!ế!,

Thứ ba, các trường hợp ngoại lệ tại Điều XX thường chỉ được bị đơn viện dẫn khi biện pháp bị kiện không phù hợp với một số quy định của GATT gồm: nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) tại Điều II:2, Điều III:4, cắm áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng Điều XI:1, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MEN) tại Điều I:1 Một số ít tranh chấp, bị đơn biện minh cho việc áp dụng biện pháp không phù hợp với quyền tự do quá cảnh tại Điều V:2, công bồ va quản lý các quy tắc thương mại khoản 3 Điều X, quy định về chống bán phá giá tại Điều VI của GATT.

Thi tw, không chỉ các thành viên là nước phát triển, rất nhiều thành viên WTO là nước đang phát triển!52 đã tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT với vai trò nguyên đơn va bi đơn Hoa Ky là thành viên WTO tham gia nhiều nhất, gồm mười một (11) vụ với tư cách nguyên đơn!®, bảy (07) vụ với tư cách

'60 Xem Phụ lục 2: Thống kê các vụ tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT trong khuôn khổ WTO (Tinh đến ngày 1 1/2/2024).

!6 01 vụ Hoa Ky - Xăng (DS 2) trong báo cáo giải quyết tranh chấp xem xét, áp dụng điểm b, d, g; 02 vụ tranh chấp Brazil - Lốp xe tái chế (DS 322), Indonesia - Các sản phẩm thịt gà (DS 484) trong báo cáo giải quyết tranh chấp xem xét, áp dụng điểm b, d; 01 vụ tranh chấp Trung Quốc - Nguyên liệu thé (DS 394, 395, 398) trong báo cáo giải quyết tranh chấp xem xét, áp dụng đồng thời diém b, g; 01 vụ tranh chấp Colombia - Hàng đệt may (DS 461) trong báo cáo giải quyết tranh chấp xem xét, áp dụng đồng thời điểm a, d; 01 vụ tranh chấp Ấn Độ - Pin mặt trời (DS 456) trong báo cáo giải quyết tranh chấp, xem xét, áp dụng đồng thời điểm d, j; 01 vụ tranh chấp Brazil - Thué (DS 472, 497) trong báo cáo giải quyết tranh chấp xem xét, áp dụng đồng thời điểm a, b, g; 01 vụ tranh chấp Indonesia - Chế độ cấp phép nhập khẩu (DS 477, 478) trong báo cáo giải quyết tranh chấp xem xét, áp dụng đồng thời điểm a, b, d.

'62 Danh sách các nước đang phát triển tham khảo tai: Economic Analysis and Policy Division (EAPD) of the

Department of Economic and Social Affairs of the United Nations Secretariat (UN DESA), Statistical Annex - Country classifications, https://www.un.org/development/desa/dpad/wp- content/uploads/sites/45/WESP2022_ANNEX.pdf, truy cập ngày 11/2/2024

163 Gém: Canada - Tạp chí xuất bản định kỳ (DS 31) liên quan tới điểm d, Han Quốc - Các biện pháp khác nhau liên quan tới sản phẩm thịt bò (DS 161, 169) liên quan tới điểm d, EC - Nhãn hiệu và Chi dan dia lý (DS174, 290) liên quan tới điểm d, Canada - Xuất khẩu lúa mì và nhập khẩu ngũ cốc (DS 276) liên quan tới điểm d, Mexico - thuế áp đặt với đồ uống không côn (DS 308) liên quan tới điềm d, Trung Quốc - Phụ từng 6 tô (DS bị don'TM trong các vụ tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT Tiếp đến là Liên minh Châu Âu (EU) là thành viên WTO tham gia sáu (06) vụ với tư cách nguyên đơn'5, năm (05) vụ với tư cách bị đơn!® trong các vụ tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATT Nhiều vụ tranh chấp cả nguyên đơn và bị đơn đều là nước đang phát triển Trung Quốc là thành viên đang phát triển tham gia nhiều nhất, gồm một (01)

!# bốn (04) vụ với tư cách bị đơn!5Š trong các vụ tranh vụ với tư cách nguyên đơn chấp liên quan tới Điều XX của GATT.

Thư năm, các trường hop BHT và COPT từ chối áp dụng Diéu XX của GATT với biện pháp bị kiện cua bị đơn

Không phải khi bị đơn viện dẫn Điều XX của GATT, thì BHT và CQPT sẽ xem xét, áp dụng điều khoản này Có tám (08)!52 vụ tranh chấp BHT và CQPT kết luận không áp dụng Điều XX của GATT, được chia thành ba trường hợp:

Trường hợp 1: Điều XX của GATT được viện dẫn dé chứng minh bị đơn không vi phạm Hiệp định khác của WTO.

Hai vụ tranh chấp Thái Lan - Thuốc lá (Philippines (Điêu 21.5 - Philippines

339, 340, 342) liên quan tới điểm d, Trung Quốc - xuất bản phẩm và các sản phẩm nghe nhìn (DS 363) liên quan tới điểm a, Trung Quốc - Nguyên liệu thô (DS 394, 395, 398) liên quan tới điểm b, g, Trung Quốc - Dat hiểm (DS 431, 432, 433) liên quan tới điểm g, An Độ - Pin mặt trời (DS 456) liên quan tới điểm d, j, Indonesia

- Chế độ cáp phép nhập khẩu (DS 477, 478) liên quan toi diém a, b, d.

164 Gồm: Hoa Ky - Xăng (DS 2) liên quan tới điểm b, d, g, Hoa Kỳ - Tém (DS 58) liên quan tới điểm g, Hoa Kỳ - Tôm (Điều 21.5 Malaysia) (DS 58) liên quan tới điểm g, Hoa Kỳ - Tôm (Thailand), Hoa Kỳ - Hướng dẫn ký quỹ hải quan (DS 343, 345) liên quan tới điểm d, Hoa Kỹ - Ca ngừ II (Mexico) (Diéu 21.5 - Mexico) (DS

381) liên quan tới điểm g, Hoa Kỳ - Cá ngừ II (Mexico) (Điều 21.5 - Hoa Kỳ)/Hoa Kỳ - Cá ngừ II (Mexico) (Điều 21.5 - Mexico II) (DS381) liên quan tới điểm g, Hoa Kỳ - Hoa Kỳ - Biện pháp thuế quan (DS 543) liên quan tới điểm a.

'65 Gồm: Argentina - Sản phẩm da bò và da thành phẩm (DS 155) liên quan tới điểm d, Brazil - Lốp xe tái chế (DS 332) liên quan tới điểm b, d, Trung Quốc - Phụ ting 6 tô (DS 339, 340, 342) liên quan tới điểm d, Trung

Quốc - Nguyên liệu thô (DS 394, 395, 398) liên quan tới điểm b, g, Trung Quốc - Dat hiếm (DS 431, 432, 433) liên quan tới điểm g, Brazil - Thuế (DS 472, 497) liên quan tới điểm a, b, g.

MOT SO KHUYEN NGHỊ DOI VỚI VIỆT NAM NHẰM NANG CAO HIỆU QUA VẬN DỤNG DIEU XX CUA GATT

Từ thực tiễn công cuộc đôi mới, nhất là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý báu Trong đó, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thê chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tuân theo các quy luật thị trường va bao đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường: giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế; thực sự coi trọng, phát huy hiệu quả vai trò động lực của con người, văn hoá, của giáo dục và đào tạo, khoa học va công nghệ trong phát triển đất nước?”?.

Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Dai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu ra định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030, trong đó bao gồm”®9: (i) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thé chế phát triển bền vững về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường , tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước; (ii) Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh; quan lý, khai thác, sử dụng hop lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lây bảo vệ môi trường sông và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng

259 Van kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, trang 10

260 Van kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, trang 48, 49, 51 đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường: (iii) Tiếp tục nam vững và xử lý tốt các mỗi quan hệ lớn: giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiễn bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường: giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tẾ; Trong nhận thức và giải quyết các mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý luận cốt lõi trong đường lối đổi mới của Đảng, cần chú trọng hơn đến: bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiễn bộ, phù hợp; phát triển văn hoá, thực hiện tiễn bộ và công băng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữ vững độc lập, tự chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Trong quan điểm phát triển về Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030 có nêu”°!: (i) Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyền đổi số Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đôi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bao dân tộc thiểu số; (ii) Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường Thực hiện nghiêm và nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược Kiểm soát an toàn, xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh Tăng cường giám sát, công khai day đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi trường không khí, có biện pháp hạn chế ô nhiễm tiéng ôn, xử lý rác thải ở các đô thị, khu vực đông dân cư Cải thiện

261 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 1, trang 93, 114 rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn. Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam hop từ ngày

25/01/2021-01/02/2021, tại Thủ đô Hà Nội, sau khi thảo luận các văn kiện do Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình, đã quyết nghị nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII: (i) Tập trung kiểm soát đại dich Covid-19, tiêm chủng đại tra vac-xin Covid-19 cho cộng đồng: phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cau lại nền kinh té, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thê chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường day đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp trong nông nghiệp; đây mạnh nghiên cứu, chuyền giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyên đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bồ, sử dung có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực dé phat trién kinh té nhanh va bén vững; hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự, khắc phục những điểm nghẽn can trở sự phát triển của đất nước; (ii) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiét?®.

Với nội dung thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI trong giai đoạn 2021 - 2030 như trên cho thay quan điểm phát triển và đảm bảo cân bang các mối quan hệ: giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thê chế phát triển bền vững về

262 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, trang 140 kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bao đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực hiện tiễn bộ và công băng xã hội; xây dựng môi trường văn hoá, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh; chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân SỐ, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Việt Nam cũng chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh, quản lý, khai thác, sử dụng hop lý, tiết kiệm, hiệu quả và bén vững tài nguyên; lay bảo vệ môi trường sông va sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng dau; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nên kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII cũng đưa ra những yờu cầu đối với: (ù) Rà soỏt, điều chỉnh, bổ sung cỏc quy định phỏp luật liờn quan đáp ứng yêu cau thực hiện các cam kết quốc tế: (ii) Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập quốc tế Nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp, xây dung hang rào kỹ thuật dé bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng không trái với các cam kết quốc tế?5: (iii) Đây mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lay người dân và doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ Khai thác tối đa vị thế quốc gia và nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước Nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tẾ, các hiệp định thương mại tự do; lồng ghép với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội Phát huy các lợi thế chính trị, đối ngoại dé bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhất là trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế Phát huy hơn nữa ngoại giao văn hoá, đóng góp thiết

23 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, trang 44

264 Van kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, trang 45 thực vào quảng bá mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tông hợp của đất nude?®,

Phù hợp với thực tiễn phát triển của Việt Nam nêu trên, cùng kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn giải quyết tranh chấp liên quan tới Điều XX của GATTT trong khuôn khô WTO, Việt Nam có thé vận dụng Điều XX của GATT theo ba định hướng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, vận dụng Điều XX của GATT dé đảm bảo sự cân bằng khi ban hành các biện pháp hạn chế thương mại tại Việt Nam

Khi Việt Nam vận dụng Điều XX của GATT dé ban hành các quy định trong nước sẽ đảm bảo cân băng giữa việc tuân thủ cam kết của mình trong khuôn khổ GATT, đồng thời bảo vệ các giá trị phi thương mai, hay giá trị xã hội trong nước.

Báo cáo rà soát thương mại về Việt Nam của Ban thư ký WTO đã rà soát khoảng 45 văn bản luật (và nhiều văn bản dưới luật) đã cho thay một bức tranh tong thê về pháp luật Việt Nam điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế, cũng như các biện pháp hạn chế thương mại của Việt Nam.

Luật quản lý ngoại thương năm 2017 của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, các biện pháp mang tính hạn chế thương mại như biện pháp cắm, hạn chế và cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu được thé hiện chủ yếu trong Luật này?5 Cụ thể, Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về biện pháp cam xuất khẩu, cắm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khâu (Điều 8 - 14), quy định hạn chế xuất khâu, hạn chế nhập khẩu (Điều 15 - 16), hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu (Điều 17 - 19), hạn ngạch thuế quan (Điều 20 - 22), chỉ định cửa khẩu xuất khâu, nhập khẩu (Điều 23 - 25), chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khâu (Điều 26 - 28), quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khâu, nhập khẩu (Điều 29 - 31).

265 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lan thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, trang 68266 WTO, Trade Policy Review Body - Trade policy review - Report by the Secretariat - Viet Nam - Revision,09/07/2021, P- 9 10, 63,https://docs.wto.org/dol2fe/Pages/SS/directdoc.aspx? filename=q:/WT/TPR/S410R1.pdf&Open=True (truy cập ngày 30/6/2023)

Ngày đăng: 02/09/2024, 14:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w