1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Tác giả Đoàn Thị Võn Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Đinh Đức Trường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý Đô thị
Thể loại Chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 20,7 MB

Cấu trúc

  • 1.5.1. Nông nghiệp đô thị trên thé giới...................--¿- 2-2 ©+E+£E‡+E+EEEEEEEererkerkered 18 1.5.2. Nông nghiệp đô thi tại Hà Nội và Hồ Chí Minh.....................-------z©-s©5++ 19 1.5.3. Những kinh nghiệm có thé áp dụng tại Hải Phòng (22)
  • CHƯƠNG II: THUC TRẠNG PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI 7389:0001... ..... . ..ẻ .ẻ. 22 2.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị tại Hải Phong ............................. .-- - ng HT HH HT HT ng 22 ằ (5.1; 88 nhe (26)
    • 2.1.2. Đất đai và thổ nưfỠIIg.............. 55-55-55 SSSESEEESEEEE E221 1c. 23 2.1.3. Khí hậu và 1guOn HƯỚC.............- - 2: 5£ ©5£©E£+E+ESEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrrree 23 2.1.4. Đặc điểm kinh tẾ xã hội .......................---c55cc+cEEEtxtrttEErrH re 24 2.2. Thực trang phát triển nông nghiệp đô thị tại Hải Phòng (0)
    • 2.2.1. Vai trò của ngành nông nghiệp đối với thành phố Hải Phòng (30)
    • 2.2.3. NGGIN CHAN NUGL nh ố (0)
    • 2.2.4. Các trường hợp CURE coecccecsesscessesssessesssessesssessusssessssssesssessessusssesssessessseesecees 38 2.2.5. Dịch vu nông nghiệp AG thị........................ << tk hưu 44 2.3. Đánh giá về sự phát triển của nông nghiệp đô thị tại Hải Phòng (42)
    • 2.3.1. Các kết quả đạt điưỢC.................- -- c5 St SEEEEEEEEEE1211E1121111111211211211 1xx ctk. 45 2.3.2. Tôn tại và /14/A02/8/1/1/1/PEEPR ma 3 (49)
  • CHUONG III: CÁC GIẢI PHÁP VE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI HAI PHONG DEN NĂM 2025...........................---- 22 22 2E 2 2112211211211 48 3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị tại Hải Phòng ........................ 48 3.1.1. Định hướng và phát triển ngành trông tFỌT....................-- +2 e+ce+ce+xsrerssred 49 3.1.2. Định hướng và phát triển ngành chăn nuôi......................-----2-©5z©cs+cse+csscssz 50 (52)

Nội dung

là thành quả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân cũng nhưsự giúp đỡ, chỉ dẫn và khích lệ của thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Biến đổi khíhậu và Đô thị tại tr

Nông nghiệp đô thị trên thé giới ¿- 2-2 ©+E+£E‡+E+EEEEEEEererkerkered 18 1.5.2 Nông nghiệp đô thi tại Hà Nội và Hồ Chí Minh -z©-s©5++ 19 1.5.3 Những kinh nghiệm có thé áp dụng tại Hải Phòng

Từ cuối thế kỷ XX, nông nghiệp đô thị đã trở thành xu thế trong quá trình phát triển đô thị ở các quốc gia Theo báo cáo hằng năm của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2008 “gần 1/3 lượng rau, quả, thịt, trứng cung ứng cho đô thị trên thế giới là từ nông nghiệp đô thị, 25 — 75% số gia đình ở thành phố phát triển theo mô hình nông nghiệp đô thị” (Báo cáo của FAO: Tổng quan tình hình lương thực thế giới 2008.) Rất nhiều đô thị nôi tiếng trên thé giới phát triển mạnh về nông nghiệp đô thị Ở Matxcơva (Nga) 65% gia đình có mô hình VAC đô thị, ở Dactxalam là 68%, Maputo 37% Tại Béclin (Đức), có 8 vạn mảnh vườn trồng rau ở đô thi; hang vạn cư dân ở Niu Oóc (Hoa Kỳ) có vườn trồng rau trên sân thượng Tại nhiều thành phố lớn của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu , nông nghiệp đô thị, ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau xanh, 50% về thịt trứng của người dân Theo Tổ chức Làm vườn quốc gia Hoa Ky, năm 2007, người dân Hoa Kỳ chi khoảng 1,4 tỷ USD cho việc trồng cây rau, quả tại nhà, tăng 25% so với năm 2006.

Một số quốc gia điển hình về phát triển nông nghiệp đô thị hiện nay Tại Cu Ba phát triển mạnh mẽ nông nghiệp đô thị để cung ứng thực phẩm tươi sống tại chỗ cho cư dân đô thị, nhờ đó thủ đô Lahabana đã tự túc được đến 90% loại thực phẩm nay Năm 2008 có hơn 20 van thị dân Cu Ba làm việc trong ngành nông nghiệp đô thi sử dụng 140 km2 đất đô thị Chương trình nông nghiệp đô thị của Cuba là một thành công ấn tượng Các nông trại, trong đó nhiều nông trại nhỏ hiện là nguồn cung cấp phần lớn lượng rau cho Cuba Các nông trại này cũng cung cấp khoảng 300.000 việc làm trên toàn Cuba với lương khá cao và làm thay đổi thói quen ăn uống ở một quốc gia vốn quen với chế độ ăn có gạo và đậu cùng các sản phâm đóng hộp từ Đông Âu.

Theo tô chức FAO, ngày nay, người Cuba nạp vào cơ thể khoảng 3.547 calo/ngày — hơn cả lượng calo mà chính phủ Mỹ khuyến cáo công dân Mỹ GS Catherine Murphy, một nhà xã hội học đã có hàng chục năm nghiên cứu về các nông trại ở Lahabana nhận xét: “Day là một mô hình thú vị nếu xét rằng Cuba là quốc gia có gần 80% dân số sông ở đô thị Điều này chứng tỏ các thành phố có thé tự sản xuất lương thực mà vẫn đảm bảo các lợi ích xã hội và môi trường”.

Tại Cai Rô (Ai Cập) đầu thập kỷ 1990, một nhóm giáo sư nông nghiệp Trường Đại học Ain Shams phát triển phương pháp trồng rau trên sân thượng tại khu vực đô thị đông dân, mới đầu với quy mô nhỏ nhưng rồi được mở rộng nhanh sau khi có hậu thuẫn chính thức của Tổ chức Lương Nông (FAO) vào năm 2001 Tại Mumbai (An D6) là một trong các thành phố có mật độ dân cao nhất thế giới, 48.215 người/km2.

Trong bối cảnh thiếu đất, hiếm nước, đông người nghèo, Tiến sĩ Doshi đưa ra phương pháp làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ trên ban công, thậm chí treo trên tường, trên cơ sở dùng bã mía trộn đất đựng trong túi nhựa hay trong các loại hộp, ống, lốp xe, dé hộ dân có rau ăn tại gia và tăng thu nhập Theo cách thức của ông, hộ gia đình có thể tự túc được 5kg rau quả mỗi ngày trong 300 ngày của năm Ở Trung Quốc Nông nghiệp đô thi đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng thích nghi của các thành phó, giải quyết rất tốt các van đề do đô thị hóa quá nhanh gây ra cho các đô thị Điều này sẽ được chứng minh qua ví dụ ở thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải.

1.5.2 Nông nghiệp đô thị tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Tại Hà Nội, từ lâu người dân đã trồng rau muống trên ao hồ kênh mương, nổi danh với húng Láng, rau Tây Tựu, đào Nhật Tân, cam Canh bưởi Diễn, cá rô Đầm Sét, tôm cá Hồ Tây Thủ đô là địa bàn vừa sản xuất, vừa gắn với thị trường tiêu thụ lớn và có nhiều đơn vị nghiên cứu của Trung ương về nông nghiệp nên có lợi thế hơn han các tỉnh, thành khác trong việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất. Điền hình như mô hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng, chăm sóc bưởi Diễn ở khu Chiến Thắng, thị tran Xuân Mai (Chương Mỹ), Phương Đình (Đan Phượng) cho giá trị thu nhập đạt trên 150-200 triệu đồng/ha, mô hình trồng cam Canh ở Cao Viên

(Thanh Oai) cho thu nhập 250-300 triệu đồng/ha, chăn nuôi bò sữa ở Ba Vì, Gia Lâm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/hộ/năm Hà Nội còn có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chăn nuôi, nhiều nhà máy chế biến thức ăn, các cơ sở sản xuất giống giải quyét dau ra cho nông sản

Hiện nay, nhiều hộ gia đình đang kinh doanh chim cảnh, cá cảnh, chó cảnh, cây cảnh rất có hiệu quả Hà Nội mở rộng càng tạo điều kiện làm phong phú hơn nữa NNDT Tuy nhiên, do việc mở rộng thành phố và đô thị hóa, có hàng nghìn hộ nông dân ngoại thành có đất trong diện quy hoạch đang chưa tìm được việc làm thích hợp; van dé này cần phải xoá bỏ và NNĐT được xác định là công cụ thích hợp dé làm việc này Hà Nội đang khan trương rà soát điều chỉnh, bố sung và hoàn thành quy hoạch

20 phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn; xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản ồn định với hệ thống cơ sở thương mại đều khắp ở các vùng; khuyên khích các tô chức, cá nhân hợp tác trực tiếp với nông dân, hợp tác xã sản xuất các loại nông sản chất lượng cao dan thay thé các sản phâm nhập khẩu và phục vụ xuất khẩu; đây mạnh dồn điền đổi thửa; nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân.

Tại TP.HCM, nông nghiệp đô thị đang dần hình thành và đã xác định được những cây con, ngành nghề dịch vụ chủ lực của nông nghiệp dé dau tư; trong đó, hoa lan là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả có tầm ảnh hưởng cả nước và trong khu vực.

Theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh, việc sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao đã đem lại giá trị sản xuât cao hơn nhiêu so với canh tác truyên thông.

Cụ thé, sản xuất rau cao cấp đạt bình quân 400 triệu/ha/năm, cao gấp 2 lần bình quân chung; sản xuất hoa cao cấp đạt bình quân 800 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm, cao gấp 1,6 lần bình quân chung.

Sở NN-PTNT TPHCM vừa tô chức Tuần lễ Sinh vật cảnh với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực cây kiểng, cá cảnh dé kết nối giao thương, nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phát triển nông nghiệp đô thị.

Với đô thị có nhu cầu rất lớn về hoa, cây kiểng, cá cảnh như TPHCM, ông Trương Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Sinh vật cảnh TPHCM, cho biết đến nay TP đã có 2.500ha trồng hoa cây kiếng với giá trị mang lại 1.750 tỷ đồng/năm; đạt 400ha cá kiểng, tiêu thụ trong nước 1.500 tỷ đồng, xuất khâu hơn 15 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, sinh vật cảnh thành phố mới đáp ứng được 30% nhu cầu, còn lại phải đưa về từ các tỉnh, thành khác và nhập khẩu khoảng 20 triệu USD/năm Do đó, sinh vật cảnh rất có tiềm năng phát triển trong tái cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp đô thị.

1.5.3 Những kinh nghiệm có thể áp dụng tại Hải Phòng

THUC TRẠNG PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI 7389:0001 ẻ ẻ 22 2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị tại Hải Phong . - ng HT HH HT HT ng 22 ằ (5.1; 88 nhe

Vai trò của ngành nông nghiệp đối với thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ và thương mại, du lịch Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và cả giao thương quốc tế Thành phố liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với cơ câu kinh tế công nghiệp — dịch vụ chiếm khoảng hơn 90 % trong GDP nhưng Hải Phòng vẫn còn 54,41% dân số sống trong khu vực nông thôn (thống kê năm 2019) chính vì vậy, nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của thành phó Cho nên phải phát trién nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng

CNH - HĐH dé phù hợp với tình hình hiện nay.

Trong giai đoạn 2010 — 2020 tỷ trọng GRDP nhóm nông nghiệp giảm dần.

Năm 2010 GRDP ngành nông lâm thủy sản đạt trên 6,3 nghìn tỷ đồng chiếm 9,05% cơ cau GRDP toàn thành phố nhưng đến năm 2020 đạt 12,7 nghìn tỷ đồng va cơ cấu chỉ còn chiếm 4,6% tổng GRDP toàn thành giảm tới 2,9 điểm %.

Bảng 2.1 Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế

Tên ngành Giá hiện hành (tỷ đồng) Cơ cau (%)

2010 2015 2020 2010 |2015 |2020 Nông, lâm nghiệp & | 6382,2 | 9876,1 | 12739,48 | 9,05 7,52 4,60 thủy sản

Công nghiệp và xây | 24002,3 | 48077,8 | 137573,1 | 34,02 | 36,61 | 49,73 dung

Thuế sản phẩm trừ trợ | 8155,0 | 9314,3 | 17033,0 | 11,56 |7,09 6,16 cap san pham

Nguôn: Tổng cục thông kê TP Hải Phong

Cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) năm 2010 toàn ngành đạt trên 12,6 nghìn tỷ đồng với cơ cấu nội bộ nông nghiệp — lâm nghiệp — thủy sản là 75,01% - 0,36% và 24,24%; năm 2015 đạt trên 19,3 nghìn tỷ đồng với cơ cấu 66,19% - 0,21% - 33,61% và năm 2020 sơ bộ đạt trên 24,7 nghìn tỷ với cơ cầu tương ứng là 55,95% - 0,17% -

Bảng 2.2 Quy mô và giá trị sản xuất nông — lâm — thủy sản của thành phố Hải

Phong giai đoạn 2010 — 2020 (giá so sánh)

Giá hiện hành (Tỷ đồng) Cơ câu (%)

Nguôn: Tổng cục thông kê TP Hải Phong

Như vậy sau 10 năm (2010 — 2020), cơ cấu trong nội bộ nhóm ngành nông lâm và thủy sản đã chuyền dịch đúng hướng theo tiềm năng và lợi thế của địa phương với xu hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giảm 19,45 điểm %, ngành lâm nghiệp giảm 0,19 điểm % và ngành thuỷ sản tăng 19,64 điểm %.

Bảng 2.3 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của thành phố Hải

Phong giai đoạn 2010 — 2020 (giá so sánh) an GTSX (ty déng) Co cau (%)

Nguôn: Tổng cục thông kê TP Hải Phòng Đối với ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 — 2020, tổng diện tích gieo trồng lúa giảm năm 2020 giảm 22,3 nghìn ha so với năm 2011, bình quân giai đoạn 2010 -

2020 mỗi năm giảm 2,23 nghìn ha Để ngành trồng trọt phát triển cân đối với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực và xuất khâu, Thành phố đã thực hiện các chính sách tiếp sức cho nông dân như cung cấp tín dụng, khuyến nông, chuyên giao khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng quy hoạch lại đồng ruộng theo hướng quy vùng sản xuất hàng hoá , đến nay năng suất lúa đạt 6, 42 tắn/ha tăng 7% (tương ứng tăng 4 tạ/ha) so với năm 2010; giá tri sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt năm 2019 đạt 121,9 triệu đồng/ha Đối với ngành chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại đang thay thế dần mô hình chăn nuôi tận dụng nhỏ lẻ ở gia đình Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng Tổng trọng lượng lợn hơi xuất chuồng ước năm 2020 đạt 22,72 nghìn tấn giảm hơn 3 lần so với năm 2015, giảm hơn 3,5 lần so với năm 2011 do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi; thịt gia cầm ước đạt trên 67,23 nghìn tấn tăng gấp 2,45 lần năm 2015, gấp 3,86 lần năm 2011; sản lượng trứng gia cam ước đạt 361,82 triệu qua tăng gấp 1,3 lần năm 2015, gấp 1,53 lần năm 2011.

Tuy nhiên, dịch vụ nông nghiệp luôn tăng trưởng qua các thời kì Điều này cho thấy, việc ứng dụng KH - CN cũng như sử dụng các dịch vụ hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp của thành phố đang được quan tâm và phô biến hơn.

Cây lương thực luôn đóng vai trò quan trọng trong ngành trồng trọt của thành phố nói riêng và của cả nước nói chung Hai loại cây lương thực chủ đạo của thành phó được chú trọng phát triển là lúa và ngô.

Cây lúa vẫn chiếm ưu thé và đang có xu hướng giảm dan tỉ trọng diện tích từ

74065,6 ha vào năm 2016 giảm còn 58572,1 ha vào năm 2020 Day được coi là một biểu hiện tích cực của sự chuyển dịch co cấu cây trồng ở thành phó, bởi sự chuyền

29 dich này diễn ra trong điều kiện diện tích đất nông nghiệp bị thu hep, các sản phẩm từ cây lương thực có tính hàng hóa thấp Cây lúa đóng vai trò quan trọng nhất trong số các cây lương thực, nhưng lại là loại cây có giá trị thương phẩm thấp, được trồng dé phục vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân thành phố và được trồng 2 vụ/năm (vụ đông xuân và vụ hè thu) Hiện nay, do ảnh hưởng của quá trình ĐTH - CNH, một phần không nhỏ diện tích trồng lúa được sử dụng cho những mục đích khác (sử dụng trồng cây có giá trị hang hóa cao hơn, biến thành đất thé cư — chuyên dùng ).

Hiện nay, cơ cầu hộ sử dụng đất trồng lúa chia theo quy mô sử dụng cho thấy rõ: phần lớn các hộ sử dụng đất trồng lúa quy mô nhỏ, đưới 0,2 ha (67,87%), tiếp đến là hộ sử dụng đất trồng lúa quy mô trung bình, từ 0,2 ha đến dưới 0,5 ha (30,90%); số hộ sử dụng đất trồng lúa quy mô lớn rất thấp chỉ chiếm 1,21% đối với đất từ 0,5 ha đến dưới 2 ha và 0,02% đối với đất từ 2 ha trở lên Sản xuất lúa trên đất có quy mô nhỏ là đặc trưng của thành phố Hải Phòng cũng như của vùng ĐBSH, khác với quy mô đất trồng lúa rất lớn ở vùng ĐBSCL (tại thành phố Cần Thơ: 50,73% hộ sử dụng dat trồng lúa từ 0,5 ha đến dưới 2 ha val3,45% hộ sử dụng đất trồng lúa từ 2 ha trở lên) Đây cũng là khó khăn làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện, máy móc cho sản xuất quy mô lớn trên địa bàn thành phố cũng như vùng DBSH.

Bảng 2.4 Hiện trạng sản xuất lúa tại Hải Phong giai đoạn 2016 — 2020

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tân)

Nguôn: Tổng cục thông kê Hải Phong

Diện tích lúa cả năm của Hải Phòng giảm khá mạnh, từ năm 2016 đến 2020,giảm gần 20 nghìn ha Trong đó, diện tích lúa vụ đông xuân và vụ mùa đều giảm gần như nhau Dé tận dụng mùa đông lạnh, nên dù năng suất vụ đông xuân cao hơn vụ mùa nhưng diện tích luôn nhỏ hơn 2-3 nghìn ha do dành cho sản xuất cây vụ đông — những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Hải Phòng cũng rất nỗ lực trong việc tìm kiếm những giống lúa có năng suất cao, lúa đặc sản như: Tạp Giao, Khương Dân, tẻ

30 thơm, Bắc thơm, CR 203, tích cực đầu tư kĩ thuật chăm sóc, gieo trong, thay déi co cau mùa vu Đến 2013, các giống lúa có năng suất cao đạt khoảng 85-90%, giống lúa chất lượng cao đạt 30-32% tông diện tích trồng lúa.

Mặt khác, giữa các đơn vị hành chính trong thành phố cũng có khác biệt về sự thay đôi diện tích trồng lúa Những lãnh thé ven thành phó có diện tích lúa giảm nhiều nhất, do chuyên sang trồng các loại cây khác như hoa, cây cảnh, rau đậu, nhất là chuyền sang đất đô thị, đất khu công nghiệp, đường giao thông

Mặc dù diện tích lúa giảm trên toàn thành phố nhưng vẫn giữ vững và ôn định được năng suất lúa cả năm ở mức cao (63,06 ta/ha năm 2016 và 53,05 tạ/ha năm 2020) nên Hải Phòng đã phan đấu từ chỗ thiếu lương thực nghiêm trọng vào những năm 80 vươn lên tự cân đối được lương thực vào giữa những năm 90 và giữ được đến nay.

Ngoài ra, mỗi năm Hải Phòng còn dành ra được trên 100 nghìn tan lương thực cho chăn nuôi và công nghiệp chế.

Các trường hợp CURE coecccecsesscessesssessesssessesssessusssessssssesssessessusssesssessessseesecees 38 2.2.5 Dịch vu nông nghiệp AG thị << tk hưu 44 2.3 Đánh giá về sự phát triển của nông nghiệp đô thị tại Hải Phòng

Mô hình điểm tại huyện Vinh Bảo

Vĩnh Bảo là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất hiện nay tại Hải Phòng Do công việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi công sức, chi phí lớn nhưng hiệu quả thu về thấp nên tình trạng nông dân bỏ ruộng đi làm công nhân, ruộng đất bỏ hoang không phải là hiếm tại đây Từ cuối năm 2015, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn được đầu tiên đầu tư tại Hải Phòng là dự án VinEco của Tập đoàn Vingroup Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo Trịnh Khắc Tiến cho biết: “Dự án VinEco có tổng diện tích là 250 ha, nằm trên địa bàn hai xã Tân Liên, Tam Đa Đến thời điểm này mặt bằng đã cơ bản được bàn giao cho doanh nghiệp VinEco cũng đã đi vào sản xuất giai đoạn 1 với gần 46 ha.

Sản lượng rau, quả các loại thu hoạch của dự án trung bình đạt 3.000 đến 3.500 kg/ ngày, giải quyết việc làm cho khoảng 120-130 lao động, với mức lương trung bình từ 3-4 triệu đồng/ người” Dé có mặt bằng giao cho VinEco, thành phố Hải Phòng đã hỗ trợ mức dén bù giá dat tính bằng 100% giá đất nông nghiệp do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Cùng với đó, chính quyền và doanh nghiệp kết hợp chặt chẽ với

39 nhau dé tuyên truyền, vận động người dân hiệu ý nghĩa của việc sản xuât hàng hóa có giá tri và chất lượng sản phẩm.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Bảo, toàn huyện 11 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích là 1.547 ha; có 6 mô hình tích tụ ruộng dat, với tổng diện tích là 132 ha dé liên kết sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung Trong tương lai gần, phát triển nông nghiệp sạch cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu người dân là điều tất yếu Với sự thay đổi canh tác này, thời gian tới sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ được sản xuất mở rộng trên địa bàn huyện

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại huyện Thủy Nguyên

Xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên, thành phó Hải Phòng là xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp trồng lúa và chăn nuôi là chủ yếu Tổng số trại nuôi của xã là 42 trang trại (2 trại lợn và 40 trại gà) Quy mô nuôi từ 3000 — 10000 con/ trại, tuy nhiên phát triển trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, bảo đảm an toàn sinh học là hướng đi đúng đắn không chỉ góp phân khai thác tiềm năng thế manh của địa phương mà còn giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, áp dung khoa hoc — kĩ thuật, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Gà nuôi theo an toàn sinh học có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn so với nuôi gà truyền thống đại trà Từ cách chọn giống, chăm sóc, tiêm phòng qua từng giai đoạn phải tuân thủ kỹ thuật chăn nuôi Sử dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 dé làm đệm lót sinh học đã làm tiêu hết phân do đó mùi hôi thối, khí độc trong chuồng hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt, không ô nhiễm Gà nuôi phát triển tốt, sức đề kháng cao, ít bị bệnh Sau hơn 3 tháng nuôi, gà lai chọi sẽ đạt trọng lượng trung bình là 1,8 kg/ con, đã có thé xuất bán ra thị trường với giá 55000 đồng/kg, dự kiến sau khi trừ tất cả các chỉ phí lãi khoảng hơn 90 triệu đồng/ lứa (4000 con).

Với việc triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học đã giúp các hộ nông dân tiếp cận được việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các iện pháp kĩ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Từ đó, chuyền dịch về cơ cấu sản xuất, đa dạng chủng loại vật nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhằm ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh Với việc áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, gà phát triển tốt, tỷ lệ sống hơn 97%, ít bệnh, sau 3 tháng đã có thể xuất bản Nuôi gà trên nền đệm lót hạn chế

40 nhiều loại dịch bệnh, chỉ phi đầu tư giảm rất nhiều so với phương pháp nuôi truyền thong Đặc biệt hạn chế mùi hỏi và khi độc trong chuồng nuôi, dẫn đến không bị 6 nhiễm ra ngoài môi trường Hy vọng đây là hướng đi mới, có hiệu quả không những có thê áp dụng cho một số vùng chăn nuôi tập trung mà có thể áp dụng rộng rãi cho người chăn nuôi toàn huyện trong điều kiện dịch bệnh ngày càng phức tạp và nguy hiém như hiện nay

Mô hình dịch vụ sản xuất mạ khay cay máy tại xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy

Những năm gan day, Tổ dịch vu sản xuất Nông nghiệp xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy đã đây mạnh triển khai ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa Qua đó, góp phần tiết kiệm sức lao động, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Tổ dịch vụ sản xuất Nông nghiệp xã Đông Phương được thành lập từ năm 2014 gồm có 3 thành viên chính, với diện tích cây là 60 ha 230ha diện tích cây toàn xã (20 hạ của gia đình: 40 ha cây thuê cho các hộ dân trong xã) Việc ứng dụng mô hình mạ khay máy cấy trong sản xuất lúa là một bước tiến trong chuyên giao tiến bộ kỹ thuật mới, tích cực thực hiện chủ trương cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của địa phương Trong bối cảnh lao động công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng cao, các khoản chỉ phi đầu tư giống, nhân công tăng cao, lao động nông nghiệp giảm mạnh thì việc ứng dụng mô hình mạ khay máy cấy vào sản xuất là phù hợp với thực tế địa phương Ông Nguyễn Văn Tài- thành viên của Tổ dịch vụ cho biết: “trước đây bà con xã Đông Phương chủ yếu canh tác sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống, cấy tay quá day dé gây ra nhiều sâu bệnh, năng suất kém Khi chuyển sang cay máy có những trụ điểm hơn: đảm bảo được một độ, cây lúa đây đủ ánh sáng, phát huy được hiệu ứng hàng biên tạo điều kiện cho cây lúa sinh trường và phát triển, giàm sâu bệnh, tăng năng suất, giảm tình trạng bỏ ruộng hoang trên địa bàn xã.

Bên cạnh đó, lúa cây bằng máy sử dụng mạ trong các khay không trải qua giai đoạn nhỏ mạ cây nên hạn chế được hiện tượng đứt rễ Vì vậy sau khi cấy, cây lúa có khả năng bén rễ nhanh hơn, khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bật lợi tốt hơn cho năng suât cao hơn.

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu cây máy của địa phương cho diện tích 230 ha, Tổ dich vụ sản xuất Nông Nghiệp xã Đông Phương phải đầu tư đồng bộ 1 giàn gieo ma tự động, 3 máy cấy 2 máy gặt và 4 máy làm dat với chi phí trên 2,5 tỷ đồng Tổ dịch vụ vẫn chưa có giản gieo mạ nên vẫn phải đặt gieo mạ khay ở đơn vị khác rồi đem về chăm sóc đến khi cấy Do chưa chủ động được quy trình gieo mạ nên nhiều khi cũng ảnh hưởng đến lịch thời vụ " Người nông dân bây giờ họ phó mặc hết ruộng của mình cho tổ dịch vụ Mình nhận làm dịch vụ đồng bộ luôn từ khâu làm đất (180.000 đồng sảo), gieo cây (280.000 đồng sào) đến thu hoạch sản phẩm (130.000 đồng sào) Nhiều hộ đến ngày thu hoạch phải trở thóc về đến nhà cho họ nữa", ông Nguyễn Văn Hiển chia sẻ

Nhận thấy tính ưu việt của mô hình nên hiện nay, nhu cầu áp dụng phương pháp mạ khay, cây máy trong bà con nông dân rất lớn Tuy nhiên, hình thức sản xuất này đang gặp rất nhiều khó khăn: Chi phí đầu tư thiết bi máy móc rất lớn, cần diện tích cơ sở mặt bằng kho bãi, nhà xưởng chứa máy móc, trang thiết bị Mặc dù đã được dồn điền, đổi thửa, song đồng ruộng vẫn còn manh mún, quy hoạch dàn trải, không bằng phăng, khó điều tiết nước, kênh mương nội đồng chưa được sửa chữa nâng cấp định kỳ.

Ngoài các mô hình cụ thé nêu trên Hải Phòng còn rất nhiều các mô hình nông nghiệp sinh thái gắn liền phát triển đô thị như: mô hình nuôi ngan theo tiêu chuẩn sinh học tại Huyện An Lão, mô hình phát triển kinh tế vườn ao chuông, mô hình chăn nuôi lợn đực giống tại huyện Kiến Thụy

Từ sản xuất phân tán, manh min, tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp của Hải Phòng đang có sự chuyền biến tích cực Căn cứ vào thực tế phân bé sản xuất của ngành nông nghiệp có thể thấy, ở vùng nông thôn ngoại thành Hải Phòng đã bước đầu hình thành nên một số vùng chuyên canh hướng vào một số sản phẩm có giá trị kinh tế cao dé phục vụ nhu cầu của Thành phố Những lãnh thé này được hình thành dựa trên sự tương đồng về điều kiện sản xuất như quỹ đất và tính chất đất đai, các điều kiện sinh thái khác, kinh nghiệm sản xuất của người lao động, nhu cầu thị trường nội, ngoại vùng và xuât khâu.

Các vùng chuyên canh của Hải Phòng bắt đầu được hình thành từ giữa những năm 90 của thé ki XX trong phạm vi hẹp của các huyện Vinh Bảo — vùng trọng điểm lúa, Thủy Nguyên, An Hải (nay là An Dương và một phan quận Hải An) — vùng thực phẩm, Bát Trang, An Lão — vùng trồng cây ăn quả Những vùng chuyên canh này tao ra những sản phâm mang giá trị hàng hóa lớn; có sự đan xen, kết hợp giữa sản xuất lương thực với chăn nuôi và sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; rau đậu với hoa, cây cảnh; cây ăn quả với các loại cây ngăn ngày khác, nhằm tận dụng các điều kiện phát triển, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi trên một lãnh thô và tạo ra hiệu quả KT-XH và môi trường cao nhất.

Các kết quả đạt điưỢC .- c5 St SEEEEEEEEEE1211E1121111111211211211 1xx ctk 45 2.3.2 Tôn tại và /14/A02/8/1/1/1/PEEPR ma 3

Trong những năm gần đây, Hải Phòng đã chú trọng phát triển nông nghiệp gắn liền với quá trình DTH — HĐH Dat nông nghiệp dan bị thu hẹp lại, nhưng năng suất cây công nghiệp vẫn ở mức cao đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân thành phó, cung cap sản phâm nông nghiệp cho các tỉnh lân cận, cho công nghiệp chê biến và xuất khâu, xác định được một số sản phẩm chủ lực của thành phố (cây rau đậu, lon ).

Nông nghiệp của thành phố cũng chuyền từ sản xuất truyền thống, từ cây lúa chủ lực sang nuôi trồng các loại cây, con vật có giá trị kinh tế cao, phù hợp nhu cầu dân cư đô thị

Cơ cau của sản xuất nông nghiệp của thành phố đang chuyên dịch theo hướng cân đối: giảm ti trọng ngành trồng trot, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi Hiện ngành chăn nuôi đang chiếm ưu thế trong cơ câu GTSX nông nghiệp của thành phó.

Trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực có giá trị hàng hóa thấp, tăng tỉ trọng cây rau, đậu, cây ăn quả có giá trị hàng hóa cao Trong chăn nuôi phát triển mạnh chăn nuôi lợn, bò thịt, gia cầm và nhất là các sản phẩm không qua giết thịt — những sản phẩm thị trường có nhu cầu lớn. Đáng chú ý nhất là nông nghiệp thành phố đã dần hình thành diện mạo nông nghiệp mới - nông nghiệp đô thị với sự phát triển của các vùng chuyên canh và các vùng được đầu tư công nghệ cao trong sản xuất nuôi trồng tạo ra nhiều lợi nhuận cao cho nông dân đặc biệt định hướng nông nghiệp Hải Phòng theo hướng NNDT.

2.3.2 Tôn tại và nguyên nhân

Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp của Hải Phòng còn bộc lộ một số

46 hạn chế cần khắc phục:

GTSX nông nghiệp có tăng nhưng còn thấp và chưa thật ôn định, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế Sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, phân tán nên hiệu quả kinh tế chưa cao Chuyén đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu chưa qua chế biến nên giá trị và sức cạnh tranh còn thấp Giá trị sản xuất của dịch vụ nông nghiệp còn nhỏ, tăng chậm và không bền vững Hoạt động dịch vụ còn đơn điệu, chủ yếu mới thực hiện các khâu dịch vụ truyền thống (làm đất, tưới tiêu nước, thu hoạch, ra hạt, tuốt lúa ) Các dịch vụ cho chăn nuôi va dịch vu sau thu hoạch con hạn chế Dịch vụ nông nghiệp chưa tương xứng với vai trò, vị trí và yêu cầu của phát triển NNDT ở thành phố.

Quá trình cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp thủy sản tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu xong còn chậm, chưa tương xướng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa của thành phố; cụ thể là:

Sản xuất nhỏ lẻ vẫn là chủ yếu, ruộng đất còn manh mún, tình trạng không canh tác, bỏ ruộng hoang ngày càng tăng; việc ứng dụng cơ giới hóa, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao chưa đồng bộ trong sản xuất Sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ còn thấp: sản xuất rau tập trung chiếm 8,77% diện tích (1.139ha/12.900 ha); trồng cây ăn quả chiếm 4,48% diện tích (300ha/6.700ha); chăn nuôi trang trại an toàn sinh học chiếm 23,50% tổng đàn vật nuôi; giết mé tập trung 06 cơ sở/1.071 cơ sở; nuôi trồng thủy sản thâm canh chiếm 14,56% diện tích nuôi trồng

Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa phù hợp ở một số lĩnh vực Cây trồng vẫn chủ yếu là lúa, cho năng suất, giá trị và thu nhập thấp so với các đối tượng khác Tăng trưởng đàn vật nuôi chủ yêu là gia cầm; đàn lợn giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Cơ cấu nghề khai thác, thiết bị khai thác còn chưa phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản.

Sản phẩm chủ lực như (rau, củ, quả; lợn thịt, gà lông màu; tôm thẻ chân trắng) chiếm ty lệ thấp) cho năng suất, giá trị và hiệu qua cao chiếm ty trọng nhỏ (1,0-3,0%) trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp do diện tích sản xuất thâm canh còn thấp.

Sản pham OCOP, có nhãn hiệu, thương hiệu, được gan nhan truy xuất va tiêu thụ

47 trong các cửa hang, siêu thi vẫn chưa nhiều; giá tri gia tăng mới được cải thiện ở bước đầu Diện tích sản xuất được chứng nhận GAP, hữu cơ, an toàn dịch bệnh chiếm tỷ lệ còn thấp.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất còn chậm, chưa có trọng tâm Các mô hình ứng dụng công nghệ cao còn nhỏ lẻ và phân tán nên sản phẩm công nghệ cao chưa nhiều, các sản phẩm mang tính cảnh quan, sinh thái phục vụ nhu cầu văn hóa, du lịch của dân cư còn ít.

Việc sử dụng hóa chất tùy tiện trong trồng trọt van còn khá phô biến gây 6 nhiễm môi trường đất, nguồn nước, không khí, Tác động xấu không chỉ tới môi trường sống và sản xuất mà còn làm cho nông sản không đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyên nhân của các hạn chế đó là:

Do nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn chưa hiệu quả, các chính sách phát triển ngành NNĐT chưa triệt dé.

Khoa học công nghệ áp dụng cho nông nghiệp chưa được mở rộng phát triển chỉ tập trung ở ẽ số địa phương, 1 số dự ỏn nhỏ lẻ.

Trình độ lao động của người dân chưa cao chủ yếu chăn nuôi, trồng trọt theo kiểu truyền thống Một bộ phận nông dân không có nhu cầu sản xuất nông nghiệp, dẫn đến không canh tác, bỏ ruộng; việc thuê, mượn, chuyên nhượng đất nông nghiệp còn vướng mắc về chính sách, quy định của pháp luật, tâm lý giữ ruộng, giữ đất của người dân.

Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh (năm 2017, sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi Dịch bệnh Ltn sọc đen; năm 2019, chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng bởi bệnh Dịch tả lợn châu Phi; năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trên thé giới và một số tỉnh, thành phố trong nước) mức độ rủi ro cao, sản phẩm tiêu thụ khó khăn; giá trị sản phâm nông nghiệp thấp; giá ngày công lao động cao; lao động trong nông nghiệp ngày một thiếu.

Do yêu cầu của quá trình đô thị hóa, diện tích đất canh tác liên tục giảm qua các năm (>2.300 ha/năm); các công trình dân sinh, phát triển kinh tế, xã hội có những tác động không nhỏ đến diện tích đất canh tác, làm thay đôi kết cau vùng, diện tích

CÁC GIẢI PHÁP VE PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI HAI PHONG DEN NĂM 2025 22 22 2E 2 2112211211211 48 3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị tại Hải Phòng 48 3.1.1 Định hướng và phát triển ngành trông tFỌT +2 e+ce+ce+xsrerssred 49 3.1.2 Định hướng và phát triển ngành chăn nuôi -2-©5z©cs+cse+csscssz 50

3.1 Định hướng phát triển nông nghiệp đô thị tại Hai Phong Đây mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân của thành phố; chủ trương, định hướng về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh của thành phố để liên kết vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Duyên hải Bắc bộ và hội nhập quốc tế Phát triển sản xuất nông nghiệP tập trung, quy mô lớn, chú trọng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao đồng bộ trong sản xuất, chế

49 biến, tiêu thụ sản phâm dé tạo sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thành phó, trong nước và xuất khẩu; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường; nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và chất lượng các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác, gây lãng phí đất đai; tập trung củng có, phát triển các hình thức sản xuất tập trung trang trại, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phâm, truy xuất nguồn gốc nông sản.

3.1.1 Định hướng và phát triển ngành trông trọt

Chuyên dịch cơ câu trông trọt từ sản xuât lương thực là chính sang rau đậu, quả thực phẩm, hoa và cây cảnh Tiếp tục xây dựng các vùng sản xuất theo hướng tập trung, thâm canh, tạo sản lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường vả các cơ sở chế biến.

Chuyên diện tích trồng cây lương thực có hiệu quả thấp sang trồng cây có giá trị kinh tế cao.

Hiện đại hóa khâu giống cây trồng, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất dé có nhiều giống tốt cung cấp cho sản xuất Hiện đại hóa khâu kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch nham nămg cao năng suất lao động và chất lượng sản pham trồng trọt Thực hiện áp dụng kỹ thuật mới, thiết bị mới vào các khâu trong quá trình sản xuất như làm dat, gieo trồng, tưới nước bón phân, làm cỏ, bảo vệ thực vat, thu hoạch và bảo quản v.v từng bước xây dựng nền nông nghiệp hữu cơ bền vững.

Bang 3.1 Chỉ tiêu phát triển cụ thể ngành trông trọt của Hải Phòng đến năm 2025

Don vi Năm Năm Năm Năm Năm tính 2021 2022 2023 2024 2025

Diện tích đất trồng cơ) 1 lúa (theo GAP, hữu Ha 24500 | 23833 | 23000 | 22000 | 20833

San lượng lúa hang nam

Diện tích công nghệ 2.1 Ha 100 200 300 400 500 cao (100/tân/ha/năm)

Diện tích chuyên 2.2 Ha 500 1000 2000 3000 4000 canh, GAP, hữu cơ

2.3 San luong rau Tấn/năm | 45000 | 90000 | 170000 | 250000 | 330000

(GAP, hữu cơ) 3 cây ăn quả tập trung Ha 1000 2000 3000 4000 5000

Sản lượng (25 tắn/ha/năm) Tắn/năm | 25000 | 50000 | 75000 | 100000 | 125000

Diện tích hoa, cây cảnh tập trung 4 Ha 100 200 300 400 500

3.1.2 Định hướng và phát triển ngành chăn nuôi

Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá dé vừa nâng cao năng suất và chất lượng sản phâm chăn nuôi, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khâu.

Day mạnh chuyền dịch cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi, coi trọng phát triển những vật nuôi có lợi thế có thị trường và công nghệ như: lợn, gia cầm, bò thịt, trong đó chăn nuôi lợn là chủ lực Đồng thời, đầu tư đúng mức phát triển trâu, dé, ong, thỏ dé tận dụng tiềm năng và tăng thêm thu nhập.

Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung sản xuất hàng hoá, quy mô trang trại; nhanh chóng chuyên từ phương thức chăn nuôi truyền thống quy mô nhỏ lẻ, thức ăn tận dụng sang chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng khống chế ngăn ngừa được dịch bệnh và phát triển chăn nuôi bền vững. Đây mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào phát triển chăn nuôi và tập trung trước hết vào các khâu như: giống, thú y, sản xuât và chê biên thức ăn, công tác quản lý, nhăm đảm bảo cho ngành chăn nuôi có

51 khả năng phát triên nhanh, sản xuât ra nhiêu sản phâm và sản phâm hàng hoá có chât lượng cao và sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Bảng 3.2 Chỉ tiêu phát triển cụ thể ngành chăn nuôi tại Hải Phòng đến năm 2025

STT Nôi dun Don vi Nam Nam Nam Nam Nam or Cung tinh | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 ¡ | Trangtailoncong | Trang | 59 | 00 | 150 | 200 | 300 nghé cao trai

Sản lượng thitlon | Tấn/năm | 8750 | 17500 | 26250 | 35000 | 52500

2 | Trangtraigiacam | Trang | jog | 160 | 220 | 280 | 400 công nghệ cao trại Đàn gia cằm Nehin 2000 | 3200 | 4400 | 5600 | 8000

Sản lượng thịt gia kis aa Tắn/năm | 12000 | 19200 | 26400 | 33600 | 48000

3 | San Mong thit gia | rán/năm | 20750 | 36700 | 52650 | 68600 | 100500

3.2 Đề xuất các giải pháp 3.2.1 Tạo lập vốn và quản lý hiệu quả nguồn vốn

Nguồn vốn ngân sách được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hay mô hình sản xuất mới; được huy động từ ngân sách Thành phô, ngân sách các huyện, từ đâu giá quyên sử dụng đât Nguôn vôn đâu tư từ các doanh nghiệp và tư nhân là nguôn vôn quan trọng và có ý nghĩa lâu dài, nó được tạo lập từ nguồn vôn tái tao qua quá trình sản xuât và tiệt kiệm thường xuyên của xã hội.

Củng cố, mở rộng hệ thống quy mô tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, đa dạng hóa các hệ thống huy động vốn, các hệ thống tạo vốn, tăng các nguồn thu.

Hết sức tiết kiệm để tạo tích lũy, huy động mọi tiềm năng về tài nguyên, tài sản của mọi thành phân kinh tê, mọi tang lớp nhân dân đâu tư vao sản xuât,kinh doanh sinh lời cho cá nhân và xã hội.

- _ Thực hiện xã hội hóa dau tư vào nhiều lĩnh vực, khuyên khích người dân tham gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tang nông nghiệp — nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm.

Nguồn vốn đầu tư bên ngoài thành phó và FDI là cơ hội dé đổi mới công nghệ, dao tạo cán bộ kĩ thuật, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho nông sản Hải Phòng Nguồn vốn này cần phải nâng cao, nhưng tỉ trọng phải giảm Dé huy động tôt nguôn vôn này, cân:

- Tao điều kiện thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư: chính sách ruộng đất, giá thuê đất, cung cấp dịch vụ hạ tầng, cải cách các thủ tục hành chính; đây mạnh sự phát triển KT-XH tạo nên sự sôi động cho nên kinh tế, tìm kiếm mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế cho nông sản.

- _ Xây dựng các dự án có căn cứ dé tranh thủ các nguồn vốn qua các chương trình của Nhà nước và của các tô chức quốc tế: xóa đói giảm nghèo, môi trường; xây dựng và triển khai các dự án công nghệ sinh học, công nghệ sạch, các công trình khoa học công nghệ, liên kết sản xuất giữa nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

- Tang cường công tác quảng cáo, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh cho phát triển nông nghiệp thành phố: khả năng phát triển rau vụ đông, hoa, cây cảnh

Ngày đăng: 01/09/2024, 03:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 2.1. Tổng sản phẩm theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế (Trang 30)
Bảng 2.2. Quy mô và giá trị sản xuất nông — lâm — thủy sản của thành phố Hải - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 2.2. Quy mô và giá trị sản xuất nông — lâm — thủy sản của thành phố Hải (Trang 31)
Bảng 2.4. Hiện trạng sản xuất lúa tại Hải Phong giai đoạn 2016 — 2020 - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 2.4. Hiện trạng sản xuất lúa tại Hải Phong giai đoạn 2016 — 2020 (Trang 33)
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất cây rau các loại, cây rau đậu tại Hải Phòng giai - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất cây rau các loại, cây rau đậu tại Hải Phòng giai (Trang 36)
Bảng 2.9: Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của thành phố - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 2.9 Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của thành phố (Trang 39)
Bảng 2.10: Tổng đàn gia cẩm của ngành chăn nuôi gia cẩm ở thành phố - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 2.10 Tổng đàn gia cẩm của ngành chăn nuôi gia cẩm ở thành phố (Trang 40)
Bảng 3.2. Chỉ tiêu phát triển cụ thể ngành chăn nuôi tại Hải Phòng đến năm 2025 - Chuyên đề thực tập: Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Hải Phòng đến năm 2025
Bảng 3.2. Chỉ tiêu phát triển cụ thể ngành chăn nuôi tại Hải Phòng đến năm 2025 (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w