Phương pháp giảm thiểu và xử lý bụi Phương pháp giảm thiểu và xử lý bụi Phương pháp giảm thiểu và xử lý bụi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA HOÁ HỌC
BÁO CÁO MÔN HOÁ HỌC MÔI TRƯỜNG
Đề tài: Phương pháp giảm thiểu và xử lý bụi
Sinh viên thực hiện: Hà Thị Hằng Thục
Nguyễn Sơn Dương Nguyễn Duy Truyền
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những phát triển vượt bậc về mọi mặt Nền kinh tế đất nước đang được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp phát triển là cơ sở để quá trình đô thị hóa được đẩy nhanh Theo thống kê tính đến hiện nay Việt Nam có 758 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh, cả nước có 5 đô hị trực thuộc trung ương và 10 dô thị loại 1 Dân số ở nước ta ngày càng tăng
Đô thị hóa nhanh, công nghiệp phát triển là những tiêu chuẩn để đánh giá sự tăng trưởng của một đất nước, làm cho đời sống kinh tế đất nước có những khơi sắc
Tuy vậy, nó cũng tổn tại nhiều hạn chế là gây áp lực đối với môi trường nhất là môi trường ô nhiễm nguồn nước Cùng với đà phát triển của đô thị và công nghiệp, ô nhiễm môi trường nguồn nước xả thải ở các khu công nghiệp theo đó cùng tăng nhanh có nơi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người Các ô hiễm thường gặp trong khu công nghiệp Quang Minh là ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước, tiếng ổn và các chất thải Ô nhiễm ở khu đô thị Quang Minh đang ở mức báo động yêu cầu cấp bách đặt ra là phải có những giải pháp thiết thực nhanh chóng nhằm giảm thiểu tình trạng trên
Nghiên cứu về vấn đề ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn đề rất quen thuộc với nhiều bài báo cáo Trong bài viết này, chúng tôi mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi, sol khí từ đó nhắn lên hổi chuông cảnh bán với mọi người trong vấn đề ý thức bảo vệ môi trường để hướng tới xây dựng một môi trường văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1 Bụi là gì? Phân loại 4
2 Quy định về tiêu chuẩn bụi trong môi trường 6
3 Thực trạng ô nhiễm không khí do bụi 7
4 Nguồn gốc của bụi không khí 9
5 Tác hại của bụi 10
6 Phương pháp giảm thiểu và xử lý bụi 12
7 Kết luận 14
8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 41 Bụi là gì? Phân loại
Bụi, sol khí (PM – Particulate Matter) là những hạt rất nhỏ ở dạng rắn hay lỏng, chúng lơ lửng được trong khí quyền và phát tán trong diện rộng nhờ sự vận động của không khí Đường kính của chúng dao động trong khoảng 10-6
– 10-1 mm, những hạt có kích thước càng lớn lắng càng nhanh, những hạt có kích thước càng nhỏ thì thời gian lưu trong khí quyền càng lâu, phát tán càng rộng và càng cao
Bụi phát thải vào khi quyển do 2 quá trình tự nhiên và nhân tạo Bụi tự nhiên như bụi đất, cát (do thời tiết gió bão), bụi rừng, bụi biển, bụi do hoạt đông của núi lửa, bụi phóng xạ, phấn hoa, Bụi nhân tạo sinh ra từ các quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người như bụi tro, bụi lò, bụi công nghiệp (các oxit kim loại, các muối kim loại, bụi kim loại, bụi khoáng như bụi xi măng, thạch cao, xi, bụi thủy tinh), bụi đường phố, bụi phân bón, bụi lúa, bụi thức ăn gia súc, bụi gỗ, bụi sợi (bông vải, sợi, …), …
Bụi và các sol khí thường hấp phụ các hạt bụi oxit kim loại, các kim loại, các hợp chất hữu cơ, PAH, …
Do bản chất lý hoá của các vật thể và bụi, nên người ta có thể có nhiều cách phân loại, thường dựa vào các đặc điểm cơ bản của bụi trong sản xuất 1.1 Theo nguồn sinh ra bụi
Bụi hữu cơ: Bụi có nguồn gốc từ động, thực vật (như: lông gia súc, súc vật và bụi bông, đay, gỗ, ngũ cốc, giấy )
Bụi vô cơ: Bụi của các kim loại (đồng, chì, kẽm, sắt, mangan.), Bụi các khoáng chất (như thạch anh, cát, than, amiăng.)
Bụi hỗn hợp: Có thể có ở nhiều nơi, trong đó có thể nhiễm lẫn 30 - 50% bụi khoáng chất Loại bụi này dễ gây bệnh hơn bụi đơn thuần, thí dụ có nhiều silic, amiăng sẽ tác hại nhiều lên cơ thể so với các bụi khác
1.2 Theo kích thước hạt bụi
Phân loại bằng cách này rất quan trọng vì nó gắn liên với khả năng phân tán của bụi trong môi trường:
Bụi cơ bản (trên 10 micro mét) PM 10 (từ 2.5 tới 10 micro mét) PM 2.5 (dưới 2.5 micro mét) PM 1.0 (dưới 1 micro mét) PM 0.1 (nhỏ hơn 0.1 micro mét) còn được gọi là bụi nanomet, bụi NANO
Hoạt động của các loại bụi trong môi trường cũng như sự tồn tại của nó phụ thuộc vào kích thước của hạt bụi to hay nhỏ
Bụi bám vào đường hô hấp tuỳ theo độ phân tán của các loại bụi Hạt to nhất (trên 50 µm) hoàn toản ở lại trong họng, khí quản và phế quản
Trang 5Hạt bụi từ 10 đến 50 µm ở lại trong đoạn từ khí quản đến phế quản nhỏ, không vào phế bào
Hạt bụi nhỏ từ 0,1 – 5 µm dễ vào phế bào nhất, thường chiếm 80 - 90% tổng số hạt bụi bám ở đó
Hạt bụi thật nhỏ (bụi khói), dưới 0,1 µm, vì vận động theo định luật Brown nên hoàn toàn không rơi xuống, cũng không bám vào thành tế bào, mà vận động theo luồng không khí khi người ta hít vào thở ra Những hình thái bụi khói không còn nữa khi tụ lại thành hạt to nếu độ ẩm kết dính chúng lại
Hạt bụi to có thể ở lại trong máy lọc, nếu lỗ máy lọc nhỏ hơn hạt bụi, do nguyên nhân cơ giới, mặt khác do hướng và tốc độ luồng không khí thay đổi, làm hạt bụi rơi xuống Mây bụi có thể bám trên mặt máy lọc, những bụi khói thì vận động Brown, khuếch tán như không khí, cho nên không lắng rơi trong máy lọc thường, mà muốn lọc thì phải theo kiểu mặt nạ phòng bụi, chế tạo theo nguyên lý làm ẩm
1.3 Tỷ trọng
Tỷ trọng có thể ảnh hưởng đến vận động của hạt bụi trong không khí về mặt tốc độ lắng, rơi cho nên cần được chú ý đến khi đặt vấn đề thông gió và chọn máy lọc bụi
Nếu lấy bụi đay, có tỷ trọng nhẹ nhất, để so sánh thì đa số bụi hữu cơ nặng hơn bụi đay 1 - 2 lần Bụi khoáng chất nặng hơn 3 - 5 lần Bụi kim loại nặng hơn 5 - 7 lần hoặc hơn nữa
1.4 Hình thái và độ cứng Bụi cứng, to hạt, sắc cạnh bám chặt và làm tổn thương niêm mạc dễ hơn các hạt bụi tròn, mềm, đồng thời kích thích mạnh hơn, làm rách màng tế bào và niêm mạc dễ hơn Các sợi mềm, dài (bụi động vật, thực vật), dễ lắng trong khí quản, phế quản to và vừa, làm cho niêm mạc có một lớp dính dễ sinh ra bệnh viêm khí phế quản mạn tính
1.5 Độ tan của bụi Có loại tan được (đường, bột ) và loại tan được khi có điều kiện (bông, lông thú ) Độ tan có liên quan đến tác hại của bụi đối với cơ thể Thí dụ: Bụi công nghiệp thường gây kích thích cơ giới cho cơ thể khi tiếp xúc với tổ chức tế bào nhưng tác hại ít nếu tan nhanh và tan hết Ngược lại nếu không tan sẽ gây nhiều tác hại
Đối với loại bụi có tác dụng hoá học thì độ tan chỉ có thể làm tăng tác hại đối với cơ thể như bụi chì, bụi asen và các loại bụi kích thích (clorua vôi, bụi kiềm )
Bụi tan được khi có điều kiện là loại bụi có thể kết hợp với dịch thể nguyên sinh chất của tế bào, thành một dung dịch keo làm cho bụi có thể tác động mạnh cục
Trang 6bộ, cụ thể là làm thay đổi cấu tạo của tế bào, thay đổi tính thực khuẩn của tổ chức lymphô và bạch cầu, ảnh hưởng đến tính chất miễn địch của tổ chức nội bì, võng mạc và kích thích tế bào của tổ chức liên kết
Loại bụi tan được bao gồm: - Bụi thạch anh (SiO2) có tác dụng đặc biệt đối với cơ chế phát sinh và phát triển của bệnh phổi nhiễm bụi
- Bụi lò thomas có tác dụng đối với bệnh nhân viêm phổi nặng do nghề nghiệp
2 Quy định về tiêu chuẩn bụi trong môi trường
Ở những nơi có nhiều bụi, cần phải phân tích trị số của độ bụi, xác định thời gian có nhiều bụi và thời gian công nhân làm việc thực tế ở nơi đó
Hầm mỏ, lò, giếng, than đá và công trường là những nơi có nhiều bụi nhất vì phải khoan đá, đào lớp than bụi, điều khiển máy khoan, máy đục, xếp cất nguyên liệu lên xe goòng Những nơi sau đây cũng có nhiều bụi:
- Chế tạo đồ gốm sứ (nghiền, mài nhẵn) - Sản xuất superphotphat, nghiền đá, sản xuất xi măng, phun mạ kim loại - Buồng máy đúc khuôn (chuẩn bị vật liệu làm khuôn, dỡ khuôn phun cát, quét cát)
- Cạo nghiền, tiện, giũa, mài (bằng bánh xe đá mài) các chế phẩm kim loại - Công trường nhà máy sản xuất xi măng, amiăng, ác quy, gỗ, một số bộ phận trong xí nghiệp dệt, xếp dỡ các chất bột
- Hàn điện, hàn hơi, cắt kim loại - Sản xuất hoá chất, xếp dỡ, pha trộn, nghiền nguyên vật liệu - Trong nông nghiệp: đập lúa, rải phân bón hoá học, thuốc trừ sâu Lehmann dùng phương pháp cân để quy ra tiêu chuẩn bụi ở các khu vực sản xuất
Lượng rất ít 1 mg/m3 không khí Lượng ít 5 mg/m3 không khí Lượng chịu được 10 mg/m3 không khí Lượng có hại 20 mg/m3 không khí Lượng nhiều 30 mg/m3 không khí Lượng rất nhiều 100 mg/m3 không khí
Trang 7Phương pháp này chỉ tính lượng bụi, không đề cập đến sự phân tán và tác dụng Trong việc nhận định độ bụi, không thể có một tiêu chuẩn duy nhất, áp dụng chung cho các loại bụi, mà phải xét đến tác dụng, tỷ trọng độ phân tán và nhận định theo từng loại bụi và từ đó xét đến kỹ thuật sản xuất và thông gió Dưới đây là tiêu chuẩn nồng độ bụi không làm nhiễm độc ở nơi sản xuất (tiêu chuẩn tối đa cho phép):
Bụi thạch anh, cát từ 1 - 4 mg/m3
Các loại bụi khác 4 - 15 mg/m3Tính theo hạt bụi, dưới đây là tiêu chuẩn tối đa
Bụi không có bioxitsilic (SiO2): 1000 hạt/1cm3 Bụi có ít SiO2 tự do hoặc kết hợp: 1000 hạt/1cm3 Bụi có 20 - 40% SiO2 tự do là: 350 hạt/1cm3 Bụi có trên 40% SiO2 tự do là: 100 hạt/1cm3 Theo Navrgordato ở Nam Phi, sau khi phân tích bụi SiO2 quy định tiêu chuẩn như sau:
- Độ bụi thấp: 200 hạt/cm3 - Khá thấp: 200 - 500 hạt/cm3 - Trung bình: 500 hạt/cm3 - Cao: 500 - 1000 hạt/cm3 - Rất cao: > 1000 hạt/cm3
3 Thực trạng ô nhiễm không khí do bụi
Tại hội thảo “Chất lượng không khí ở Hà Nội-Tình trạng và các biện pháp khoa học công nghệ” do TT Văn hóa Pháp và ĐH Khoa học Công nghệ tổ chức, bà Ngụy Thị Khanh, GĐ GreenID, cho biết chỉ số chất lượng không khí (AQI) trung bình của Hà Nội năm 2016 là 121, và lượng bụi PM2.5 trung bình lên tới 50,5 µg/m3, gấp đôi quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và gấp năm lần khuyến nghị WHO (10µg/m3) Hà Nội chỉ đang đứng sau New Delhi, Ấn Độ (124 µg/m3), một nơi ô nhiễm không khí nặng trên thế giới
Theo kết quả của Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam, năm 2016, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đến 20% số ngày trong năm lượng PM10, PM2.5 vượt ngưỡng cho phép (50 µg/m3 theo tiêu chuẩn Việt Nam và 25 µg/m3
theo tiêu chuẩn WHO)
Trang 8Đặc biệt, nước ta không chỉ ô nhiễm bụi PM 10, PM 2.5 mà từ vài năm trở lại đây đã có thấy sự xuất hiện của PM 1.0 và bụi nano PM 0.1
Những công bố mới nhất về tác động của ô nhiễm bụi PM 2.5 đối với sức khỏe người dân tại Hà Nội, được công bố tại hội thảo trực tuyến "Kết quả
nghiên cứu tác động ô nhiễm không khí do bụi PM 2.5 lên sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội năm 2019", do Trung tâm Sống và học tập vì môi trường và cộng đồng (Live&Learn) phối hợp Trường ĐH Y tế công cộng và Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 12-8-2019
Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng số liệu do địa phương cung cấp để đánh giá gánh nặng bệnh tật do tác động của ô nhiễm bụi PM 2.5 đến sức khỏe cộng đồng tại Hà Nội, được thực hiện trong khuôn khổ dự án Chung tay vì không khí sạch với sự hỗ trợ từ Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
Báo cáo tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh (ĐH Công nghệ) cho biết nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm của các quận, huyện và thị xã nằm trong khoảng 28,15 μg/m3 đến 39,4 μg/m3 Các quận nội thành như Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng có nồng độ PM 2.5 cao nhất; các huyện ngoại thành như Ba Vì, Thạch Thất, Sơn Tây… có nồng độ bụi PM 2.5 thấp hơn
Tuy nhiên, ngay cả Ba Vì có nồng độ PM 2.5 thấp nhất ở Hà Nội là 28,15 μg/m3 thì vẫn cao hơn ngưỡng quy chuẩn quốc gia do Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa ra (25 μg/m3)
Năm 2020, Tân Cương thống trị danh sách những thành phô ô nhiễm nhất Trung Quốc, với 4 thành phố trong top 10 nằm ở nơi hay xảy ra
bão cát này, đồng thời nơi đây cũng ghi nhận mức phát thải từ tiêu thụ than đá và nhiên liệu hóa thạch tăng lên một cách nhanh chóng Thủ
phủ Hòa Điền chứng kiến mức ô nhiễm PM 2,5 cao nhất toàn thế giới từ tháng 3 đến đến tháng 6 và là thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc từ
tháng 2 đến tháng 10 Do đặc điểm khí hậu, bão bụi ở khu vực này thường khắc nghiệt nhất vào các tháng mùa Xuân như tháng 3 và tháng 4,
kết hợp với ảnh hưởng của con người trong việc sử dụng đất cho nông nghiệp và biến đổi khí hậu đã làm tăng tính khốc liệt và tần suất hạn hán cũng như gây ra các trận bão bụi khắc nghiệt hơn Ở một số nơi của Tân Cương, bụi và ô nhiễm do con người kết hợp tạo ra những đợt ô nhiễm nghiêm trọng
Năm 2020, khoảng một nửa số thành phố Châu Âu vượt mức khuyến cáo PM2,5 hàng năm của WHO, góp phần gây ra khoảng 50.000 ca tử vong sớm mỗi năm 18% thành phố Châu Âu vẫn đang trong tình trạng ô nhiễm dai dẳng, phải chịu đựng từ 50 ngày trở lên vượt tiêu chuẩn chất lượng không khí của WHO (≥ 25.5 μg/m³)
Nồng độ PM2.5 có xu hướng tồi tệ hơn ở khu vực Đông và Nam Âu so với phía Tây và Bắc Âu Xu hướng này càng thể hiện rõ ràng vào mùa đông, khi các quốc gia phụ thuộc nhiều hơn vào năng lượng từ than đá và đốt sinh khối để
Trang 9sưởi ấm chứng kiến sự thay đổi theo mùa rõ rệt nhất Các vùng thành thị ở Ba Lan, Bosnia-Herzegovina, Serbia, và Thổ Nhĩ Kỳ đều phải trải qua ít nhất hai tháng trong tình trạng chất lượng không khí được xếp vào mức “có hại cho sức khỏe” (≥ 55.5 μg/m³) theo tiêu chuẩn của AQI Hoa Kỳ
Đầu năm 2020, những vụ cháy rừng Taiga Siberia ở Nga đã đốt cháy 19 triệu héc-ta, lớn hơn cả diện tích của nước Hy Lạp Khói từ các vụ cháy rừng gây ra những đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng kéo dài ở Siberia Tuy rằng các vụ cháy gây ít ảnh hưởng trực tiếp lên cuộc sống của con người bởi chúng xảy ra ở những vùng xa xôi, nhưng việc chúng xảy ra ngày càng nhiều đang tạo ra những mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và khí hậu
Theo một nghiên cứu gần đây đăng tải trên tạp chí Lancet Planetary Health, 86% cư dân tại các thành phố trên khắp thế giới, tương đương khoảng 2,5 tỷ người, đang hít thở không khí chứa nồng độ bụi mịn PM2.5 cao hơn mức khuyến cáo độc hại của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
Thời gian gân đây tình trạng ô nhiễm bụi đã được cải thiện do các nước đã quan tâm, cam kết và có những hành động tích cực để cải thiện môi trường bụi Tuy nhiên vẫn chưa đủ, vẫn cần nhiều sự quan tâm hơn, những hành động quyết liệt hơn với tình trạng ô nhiễm bụi như hiện nay
4 Nguồn gốc của bụi không khí
Trong khí quyển trái đất, bụi sinh ra từ một số nguồn: đất mịn bị gió cuốn lên, các hoạt động núi lửa, và ô nhiễm không khí Các hạt bụi trôi nổi trong khí quyển có thể hấp thụ và bức xạ nhiệt năng của ánh sáng Mặt Trời và tạo nên hiệu ứng mạnh cho khí hậu của Trái Đất
Bụi trong nhà, gồm bụi trong khí quyển trộn với bụi sinh ra do ma sát của các đồ vật trong nhà, chủ yếu từ da người, sợi vải trên quần áo, chăn Một số côn trùng nhỏ trong nhà ăn các thành phần hữu cơ của bụi này Các chất thải của chúng cũng trở thành bụi và có thể gây dị ứng cho người
Với ngoài đường, cũng tương tự bụi trong nhà, bụi ngoài đường xuất phát từ đất, từ ma sát trong hoạt động của con người và động vật Đặc biệt hiện nay, ở những nơi dân cư đông đúc, xe cộ qua lại nhiều, làm cho lượng bụi trong khong khí tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống
Bụi sản xuất thường phát sinh trong các khâu thi công làm đất đá, mìn, hoặc bốc dỡ nhà cửa, đập, nghiền sàng, sàng đá và các vật liệu vô cơ khác; nhào trộn bê tông Vôi vữa, chế biến vật liệu hữu cơ khi nghiền hoặc tán
Một số xí nghiệp xây dựng và nhà máy bê tông đúc sẵn, có các thao tác thu nhận, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng một số lượng lớn chất liên kết và phụ gia cần phải đánh bóng nhiều lần, do vậy thường xuyên tạo ra bụi có chứa SiO2
Trang 10Các nghiên cứu khoa học cho biết, bụi mịn có thể được sinh ra trong tự nhiên nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp của con người Nguồn gốc sinh ra bụi mịn: hoạt động của núi lửa, cháy rừng; bão cát; phấn hoa, bào tử nấm, nước thải côn trùng; đốt rơm rạ, bếp củi; khí thải từ các phương tiện giao thông; các mỏ khai thác than đá, quặng…; hoạt động của các nhà máy nhiệt điện và nhà máy công nghiệp nặng; khí thải của các công trình xây dựng; hút thuốc lá; …
5 Tác hại của bụi
Bụi là một trong những tác nhân chính làm giảm chất lượng không khí, dẫn đến ô nhiễm Bụi bám bẩn trên bề mặt nhiều vật dụng, công trình, … gây mất thẩm mỹ, đặc biệt làm giảm tuổi thọ và khả năng hoạt động của nhiều thiết bị, máy móc
Khói, bụi khiến môi trường nhanh chóng bị ô nhiễm Không khí thiếu trong lành, ngột ngạt dễ gây cảm giác khó chịu, bực dọc Tâm lý của con người cũng trở nên bất ổn và khó kiểm soát thái độ hơn
Một trong những tác hại của bụi thường thấy nhất chính là ảnh hưởng đến hô hấp Những hạt bụi siêu nhỏ tích tụ lâu ngày trong cơ thể là nguyên nhân gây nên ho, khó thở Nặng hơn, bạn có thể bị viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính…
Bụi mịn với kích thước siêu vi có thể dễ dàng lọt qua các vách ngăn khí, tấn công trực tiếp đến hệ tuần hoàn máu Tình trạng này kéo dài có thể gây tắc, nghẽn mạch máu, là nguyên nhân gây nên bệnh nhồi máu cơ tim
Không khí ô nhiễm khiến hoạt động của não bộ trở nên kém hiệu quả Bạn dễ rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên, trí nhớ giảm đi đáng kể Nguy cơ mắc đột quỵ cũng gia tăng hơn
Bụi bẩn mang theo vi khuẩn dễ dàng tấn công các bộ phận như da, mắt và tai… Với những vùng da nhạy cảm đặc biệt là mắt, nguy cơ bị dị ứng, ngứa rất dễ xảy ra Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt của con người
Bụi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi Đây là một trong những tác hại của bụi vô cùng nguy hiểm mà không nhiều người hiện nay rõ Bụi mịn tích tụ nhiều trong cơ thể mẹ có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc máu, thiếu cân và phát triển chậm Nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh, tự kỷ cũng tăng cao
Bụi mịn cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh ung thư, vô sinh trên thế giới, đặc biệt là ở các khu công nghiệp và các vùng đô thị sầm