1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM

106 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Ngân hàng
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 3,78 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát (13)
      • 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (14)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (14)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (15)
    • 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (15)
    • 1.7. Cấu trúc của luận văn (16)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (18)
    • 2.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại (18)
      • 2.1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại (18)
      • 2.1.2. Thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.3. Mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng (21)
    • 2.2. Tổng quan về sự ổn định của các ngân hàng thương mại (22)
      • 2.2.1. Khái quát về sự ổn định của ngân hàng thương mại (22)
      • 2.2.2. Tầm quan trọng của sự ổn định của các NHTM (23)
    • 2.3. Các yếu tố tác động đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam (24)
      • 2.3.1. Các yếu tố tác động vi mô (24)
      • 2.3.2. Các yếu tố tác động vĩ mô (29)
    • 2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan (30)
      • 2.4.1. Các nghiên cứu trong nước có liên quan (30)
      • 2.4.2. Nghiên cứu nước ngoài có liên quan (31)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 3.1.1. Quy trình nghiên cứu (34)
      • 3.1.2. Dữ liệu nghiên cứu (36)
      • 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu (37)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (38)
      • 3.2.1. Các biến nghiên cứu và xu hướng tác động (38)
      • 3.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất (40)
      • 3.2.3. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu (41)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN CÁC KẾT QUẢ (43)
    • 4.1. Phân tích thực trạng tình hình ổn định của các NHTM Việt Nam (43)
      • 4.1.1. Quy mô tổng tài sản và dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam (43)
      • 4.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 38 4.1.3. Quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (49)
      • 4.1.4. Khả năng thanh khoản (54)
    • 4.2. Đánh giá về tình hình ổn định tài chính ở các NHTM Việt Nam (55)
      • 4.2.1. Những thành tựu đã đạt được (55)
      • 4.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân (56)
    • 4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (61)
      • 4.3.1. Kết quả thống kê mô tả (61)
      • 4.3.2. Phân tích hiện tượng tự tương quan (64)
      • 4.3.3. Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản (66)
      • 4.3.4. Mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng với rủi ro thanh khoản (69)
      • 4.3.5. Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng (71)
    • 4.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (74)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (81)
    • 5.1. Kết luận nghiên cứu (81)
    • 5.2. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam (83)
      • 5.2.1. Tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản (83)
      • 5.2.2. Đa dạng thu nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển bền vững ............ 74 5.2.3. Nâng cao tiêu chuẩn quản trị và giám sát trong hoạt động ngành ngân hàng 75 (85)
      • 5.2.4. Đẩy mạnh đầu tư vào công nghệ số, phát triển ngân hàng số (87)
    • 5.3. Các khuyến nghị hàm ý quản trị (88)
    • 5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo (89)
  • PHỤ LỤC (94)

Nội dung

Trong quá trình hội nhập kinh tế, đặc biệt là quá trình số hóa liên kết dữ liệu điện toán đám mây và nền tảng công nghệ ưu việt, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều doanh nghiệp có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và hiệu quả. Số lượng các công ty khởi nghiệp đang tăng lên nhanh chóng. Các DNVVN đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp là chủ thể sử dụng vốn trong nền kinh tế, điều này giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế, giúp nền kinh tế quốc dân nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Để đạt được điều đó hoạt động của các ngân hàng thương mại được xem là nguồn cung ứng huyết mạnh giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế không ngừng đi lên, phát triển một cách vượt bậc, là xương sống của một quốc gia. Các ngân hàng thương mại có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế, kiểm soát lạm phát, cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và đầu tư; trong những năm qua đã huy động được nguồn vốn trong nước cho hoạt động đầu tư phát triển sản xuất và hoạt động xuất nhập khẩu, luôn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Vai trò truyền thống của ngân hàng là cho vay và huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân. Hoạt động cho vay và huy động tiền gửi tạo nên nguồn vốn luôn chuyển có hiệu quả trong nền kinh tế, trong đó trung gian là ngân hàng ngoài ra cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Chính vì thế trong quá trình hoạt động của ngân hàng luôn luôn tiềm ẩn những khả năng xảy ra về rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Do đó để trụ vững trên thị trường thì ngân hàng cần có sự ổn định hay nói cách khác là các loại rủi ro nào ảnh hưởng đến sự ổn định của NHTM. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là nghiên cứu xem xét sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các NHTM cũng như mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, nhằm xác định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản hay không và rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản có tác động như thế nào đến sự ổn định của ngân hàng. Với phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu là phương pháp tổng hợp số liệu, sử dụng số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo tài chính của các ngân hàng, thông tin công khai đáng tin cậy,... Ngoài ra sử dụng phương pháp chủ yếu trong bài này là ước lượng hồi quy Two step System GMM Thông qua kết quả của việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng, tôi muốn chỉ ra liệu tại các NHTM tại Việt Nam tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu mang tính ứng dụng x trong thực tiễn nhằm góp phần hoạch định chính sách trong việc quản trị rủi ro tài chính trong hoạt động ngân hàng. Từ khoá: Z-score, Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, ổn định hệ thống ngân hàng thương mại ABSTRACT In the process of economic integration, particularly with the digitization of cloud data linkages and superior technological platforms, Vietnam''''s economy has undergone significant positive changes. Many enterprises have achieved remarkable development in both scale and efficiency, and the number of startups is rapidly increasing. Small and medium-sized enterprises (SMEs) play a crucial role in economic growth. Furthermore, enterprises are the primary users of capital in the economy, enhancing capital efficiency and accelerating national economic integration with regional and global markets. The activities of commercial banks are considered the lifeblood that enables entities within the economy to continuously grow and develop, serving as the backbone of a nation. Commercial banks play a vital role in curbing and controlling inflation, improving the macroeconomic environment and investment climate. In recent years, they have mobilized domestic capital for investment in production development and export-import activities, always playing an essential role in economic growth. The traditional role of banks includes lending and accepting deposits from organizations and individuals. Lending and deposit activities create an efficient capital circulation in the economy, with banks acting as intermediaries and generating primary income from these activities. Therefore, the operations of banks are always fraught with potential risks related to credit and liquidity. To maintain stability in the market, banks must manage these risks effectively, ensuring stability in their operations. The objective of this research is to examine the impact of credit risk and liquidity risk on the stability of banks, as well as the relationship between credit risk and liquidity risk. The aim is to determine whether a causal relationship exists between credit risk and liquidity risk and how these risks affect the stability of banks. The research approach involves synthesizing data, using secondary data from financial reports of banks and other reliable public information. The primary method employed in this study is the Two-step System GMM estimation. Through the results of this research on the impact of credit risk and liquidity risk on the stability of banks, I aim to demonstrate whether these risks affect the stability of commercial banks in Vietnam. Based on the findings, I will propose practical solutions to inform policy-making in financial risk management in banking operations. Keywords: Z-score, Credit risk, liquidity risk, commercial bank stability. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Ngân hàng thương mại (NHTM) đã hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ, gắn liền với sự phát triển của các nền kinh tế - xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của ngành ngân hàng luôn song hành với nền kinh tế thị trường, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu của hệ thống tài chính quốc gia và toàn cầu. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, các NHTM đóng vai trò đặc biệt quan trọng thông qua hai chức năng chính: trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. Các NHTM hoạt động như một cầu nối, giúp chuyển vốn nhàn rỗi từ những người có vốn sang những người cần vốn trong nền kinh tế, đồng thời duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng thương mại kiếm lợi nhuận bằng cách huy động vốn từ những người gửi tiền với lãi suất thấp và cho vay lại với lãi suất cao hơn, hưởng chênh lệch lãi suất. Tuy nhiên, việc tăng trưởng tín dụng quá nhanh có thể mang lại nhiều rủi ro tín dụng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng quá nhanh, nguy cơ khủng hoảng tài chính tăng lên, như được đề cập trong các nghiên cứu của Gourinchas và cộng sự (2001), Kunt và cộng sự (2002), Ariccia và Marquez (2006). Ngoài ra, các NHTM còn đối mặt với nhiều rủi ro tài chính khác như rủi ro thanh khoản do khách hàng đồng loạt rút tiền đột ngột, hay rủi ro lãi suất từ biến động kinh tế. Khi các rủi ro tài chính tăng cao, chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là một ví dụ điển hình về những rủi ro mà ngành ngân hàng phải đối mặt. Sự bùng nổ bong bóng bất động sản tại Hoa Kỳ và việc cho vay dưới tiêu chuẩn đã dẫn đến khủng hoảng, bắt đầu với sự phá sản của Ngân hàng Lehman Brothers vào ngày 15/9/2008. Khủng hoảng này nhanh chóng lan rộng, gây sụp đổ nhiều tổ chức tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Hơn một thập kỷ sau, rủi ro tín dụng một lần nữa trở thành mối quan tâm lớn do đại dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 12/2019 do chủng virus SARS-COV-2 gây ra bùng phát tại Trung Quốc và sau đó lan rộng ra nhiều nơi trên thế giới đã trở thành đại dịch toàn cầu. Với tốc độ lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao, chính phủ nhiều quốc gia đã buộc phải áp dụng các biện pháp phong tỏa, đóng cửa khẩu, tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu, nhập cảnh… Dưới tác động của đại dịch kéo dài, nền kinh tế toàn cầu rơi vào tình trạng đóng băng, khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng, làm đình trệ chuỗi cung ứng và ảnh hưởng nặng nề đến ngành ngân hàng. Tại Việt Nam, đại dịch khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, gia tăng rủi ro tín dụng và ảnh hưởng đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại. Sự ổn định của hệ thống ngân hàng luôn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ và các nhà hoạch định chính sách (Arif và Anees, 2012). Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đã thu hút nhiều sự chú ý như các nghiên cứu của Cecchetti và Schoenholtz (2011), Acharya và Viswanathan (2011), He và Xiong (2012a). Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu, những bằng chứng về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng vẫn còn hạn chế. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đối với sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam là cực kỳ cần thiết. Với mục tiêu này, tôi đã chọn đề tài “Tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ của mình. Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và cung cấp thông tin thiết thực cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách tại Việt Nam. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là nhận diện và phân tích tác động của rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và phát triển sau đại dịch COVID-19. Nghiên cứu cũng nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sự ổn định cho các NHTMCP Việt Nam giai đoạn hiện nay. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (1) Xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình phân tích các yếu tố, đánh giá được sự tác động của các yếu tố đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam. (2) Phân tích và đánh giá thực trạng về tính ổn định của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022. Những thành tựu và các hạn chế, nguyên nhân. (3) Phân tích mối quan hệ tác động giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2022. (4) Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm cải thiện quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, từ đó tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (1) Các yếu tố tác động và mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản với sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam dựa trên những cơ sở lý luận nào? (2) Thực trạng về tính ổn định của các NHTMCP Việt Nam như thế nào và được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào?. (3) Mức độ tác động của các yếu tố, đặc biệt là yếu tố rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam được thể hiện như thế nào?. (4) Các biện pháp nào có thể giúp cải thiện quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP, từ đó tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng?.

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

Tổng quan về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

2.1.1 Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

❖ Tín dụng ngân hàng thương mại

Luật Các TCTD Việt Nam năm 2010 nhận định: “Ngân hàng thương mại (NHTM) là định chế tài chính thực hiện các hoạt động ngân hàng và kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận” Đồng quan điểm, Moussu & Ctg (2014) cũng khẳng định rằng: “Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, cung cấp các dịch vụ tài chính như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, trao đổi và chuyển tiền, phục vụ nhu cầu của cả cá nhân và doanh nghiệp” Trong đó, hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi của NHTM giúp chuyển giao vốn từ người có tiền sang người cần vốn cho sản xuất kinh doanh, thông qua hợp đồng tín dụng (Cecchetti và Schoenholtz, 2011)

Trong hợp đồng tín dụng này, ngân hàng cam kết cung cấp khoản vay với các điều khoản về mục đích, thời hạn và lãi suất hoàn trả (Khalid & Ctg, 2012)

Tóm lại, hoạt động tín dụng là một trong những nghiệp vụ chủ chốt tạo ra thu nhập chính, liên quan đến việc cho vay và hỗ trợ tài chính cho các cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp nhưng cũng là nguyên nhân chủ yếu của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

❖ Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Theo Gourinchas và các đồng nghiệp (2001) cho biết: “Rủi ro tín dụng là rủi rủi ro phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của khách hàng và tình hình kinh tế - xã hội tổng thể Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại phát sinh khi người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn do mất khả năng thanh toán hoặc cố ý vi phạm các điều khoản đã thỏa thuận (Gestel & Baesens, 2009) Là rủi ro gây tổn thất kinh tế do bên đối tác không thể thực hiện đầy đủ các nghĩa tài chính theo hợp đồng (Jorion, 2009) Đồng quan điểm, những quy định của các Thông tư 13/2018, Thông tư 40/2018, Thông tư 11/2021 và Thông tư 14/2023 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng nhận định: Rủi ro tín dụng là khả năng mà bên vay không thực hiện hoặc không có khả năng hoàn trả một phần hoặc toàn bộ khoản vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết” Quy định này nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan Tuy nhiên, hoạt động tín dụng không chỉ mang nguồn thu chủ yếu của ngân hàng mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro (Cecchetti & Schoenholtz, 2011) Thật vậy, hoạt động tín dụng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng và việc cho vay càng nhiều cũng mang lại lợi nhuận lớn hơn Tuy nhiên, ngân hàng luôn đối mặt với rủi ro tín dụng do không thể biết chắc chắn khả năng khách hàng trả nợ trong tương lai Tóm lại, rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là khả năng mất mát do khách hàng không thực hiện hoặc không hoàn trả đầy đủ và kịp thời các khoản nợ theo hợp đồng tín dụng đã ký kết

❖ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có mức độ tác động không đồng đều, phức tạp Theo nhận định của tác giả, có 03 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro tín dụng, bao gồm:

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan bao gồm: (1) Môi trường tự nhiên: Thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh (2) Môi trường kinh tế: Sự bất ổn như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, tỷ lệ thất nghiệp (3) Môi trường pháp lý: Các quy định và luật pháp chưa rõ ràng, minh bạch, còn chồng chéo và mâu thuẫn

Thứ hai, nguyên nhân đến từ bên đi vay, bao gồm: (1) Cá nhân vay: Công việc không thuận lợi, quản lý tài chính kém, gặp rủi ro cá nhân hoặc tiêu tiền bừa bãi, dẫn đến mất khả năng hoàn trả nợ đúng hạn (2) Doanh nghiệp vay: Sử dụng vốn sai mục đích, quản lý yếu kém, thiếu chuyên môn và minh bạch, mất khả năng hoặc thiếu thiện chí trả nợ

Thứ ba, nguyên nhân đến từ bên cho vay (NHTM): (1) Thủ tục và chính sách: Gặp vướng mắc về giấy tờ, quy trình, chính sách lỏng lẻo, không nhất quán, thiếu rõ ràng và không sát thực tiễn (2) Phân tích và giám sát: Chưa thực sự chú trọng công tác phân tích và thẩm định khách hàng, không có phương án giám sát quá trình sử dụng vốn vay (3) Trình độ cán bộ: Cán bộ tín dụng thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể trong quá trình hoạt động tín dụng của ngân hàng

2.1.2 Thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại

❖ Thanh khoản trong ngân hàng thương mại

Theo Drehmann & Nikolaou (2009), thanh khoản là khả năng của trung gian tài chính thực hiện thanh toán kịp thời, là khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân các khoản tín dụng nhanh chóng (Basel, 2010) Nếu một ngân hàng thương mại có tính thanh khoản cao giúp giảm rủi ro thanh khoản và nâng cao sự ổn định của ngân hàng (Bitar và đồng nghiệp, 2017; Smaoui và đồng nghiệp, 2019) Đối với ngân hàng, tính thanh khoản hay việc chuyển đổi tài sản mà không giảm giá trị, tỉ lệ nghịch với rủi ro thanh khoản (Nikolaou, 2009) Tóm lại, khả năng thanh khoản của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của hệ thống tài chính

❖ Rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại

Theo nghiên cứu của các tác giả Gup và Kolari (2005), Nikolaou (2009)….cho rằng: “Rủi ro thanh khoản là tình trạng thiếu hụt tạm thời nguồn tài chính để đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn, dẫn đến việc phải huy động vốn với chi phí cao” Khi các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, hoặc có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhưng phải trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ đó thì cũng được xem như các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó đang gặp rủi ro thanh khoản (Thông tư 08/2017 & Thông tư 13/2018) Rủi ro này đặc biệt nổi lên trong các khủng hoảng tài chính khi ngân hàng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi hoặc giải ngân các khoản vay Để giải quyết vấn đề này, các tổ chức giám sát tài chính như Ủy ban Basel đã khuyến khích quản lý tích cực rủi ro thanh khoản Rủi ro rút tiền kéo dài (RRTK) được định nghĩa là nguy cơ mà ngân hàng không thể thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, hoặc phải chi trả chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ này (IMF, 2010;

Thông tư 08/2017/TT-NHNN) Tóm lại, khi các ngân hàng thương mại mất khả năng thanh toán, hoạt động kinh doanh bị đình trệ, thua lỗ và có thể dẫn đến phá sản

❖ Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại

Rủi ro thanh khoản ngân hàng thương mại được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau và có mức độ tác động không đồng đều, phức tạp Theo nhận định của tác giả, có 02 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản, bao gồm:

Thứ nhất, các nguyên nhân bên ngoài ngân hàng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm:

− Sự biến động của lãi suất: Biến động lãi suất có thể làm thay đổi dòng tiền gửi và cho vay của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán

− Chính sách tiền tệ: Các biện pháp như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu của ngân hàng trung ương có thể tăng rủi ro thanh khoản cho ngân hàng thương mại khi thay đổi

− Hoạt động đầu tư, kinh doanh của khách hàng: Các hoạt động này có thể tăng cường nhu cầu về tiền và áp lực lên thanh khoản của ngân hàng, đặc biệt vào cuối năm

− Biến động thị trường: Như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, có thể gây sức ép lớn lên ngân hàng thương mại

Tổng quan về sự ổn định của các ngân hàng thương mại

2.2.1.1 Định nghĩa về sự ổn định của ngân hàng thương mại

Theo Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB), một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống mà các trung gian tài chính và cơ sở hạ tầng thị trường tài chính hoàn thành tốt chức năng của mình và chống lại các cú sốc tiềm tàng Còn theo Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) cho rằng sự ổn định tài chính là khả năng các tổ chức tài chính, thị trường tài chính và hạ tầng tài chính phân bổ vốn hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) nhấn mạnh một hệ thống tài chính ổn định có thể hoạt động tốt trong cả điều kiện thuận lợi và khó khăn, giúp hệ thống tiếp tục hoạt động ngay cả khi gặp khủng hoảng Jahn và Kick (2011) đã đưa ra khái niệm về sự ổn định tài chính của ngân hàng, cho rằng khi một ngân hàng có sự ổn định tài chính, hệ thống ngân hàng sẽ hoạt động hiệu quả hơn trong việc phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập Tại Việt Nam, sự ổn định của hệ thống tài chính

Việt Nam là mối quan hệ hài hòa giữa thị trường tài chính, các định chế tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính, đảm bảo hệ thống kinh tế tài chính hoạt động trơn tru và vững vàng trước các cú sốc Đối với các NHTM Việt Nam, sự ổn định được hiểu là khả năng hoạt động an toàn, hiệu quả, không bị gián đoạn bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài, và tránh tình trạng mất ổn định tài chính và phá sản

Như vậy, sự ổn định tài chính được hiểu khác nhau ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung, nó đều nhấn mạnh khả năng của hệ thống tài chính trong việc chống lại các cú sốc và duy trì hoạt động suôn sẻ

2.2.1.2 Chỉ số đo lường sự ổn định của ngân hàng thương mại

Theo Altman (1968) với mô hình Z-score đo lường khả năng phá sản của các doanh nghiệp, sau đó đã được điều chỉnh và áp dụng cho ngân hàng bởi Joseph Piotroski và

Thurow Đối với các ngân hàng thương mại, hệ số Z-score giảm có thể cảnh báo nguy cơ mất cân đối thanh khoản, tình trạng vỡ nợ của ngân hàng (Hannan và Hanweck, 1988) và suy giảm sự ổn định của các ngân hàng (Bourkhis & Nabi, 2013) Như vậy, nếu chỉ số Z-score cao cho thấy sự ổn định của ngân hàng cao và phát triển bền vững

Theo định nghĩa của Worldbank và các nghiên cứu của Laeven và Levine (2009), Houston và đồng nghiệp (2010), Delis và đồng nghiệp (2014), Tan (2015), Kabir và đồng nghiệp (2015), Võ Thị Thúy Kiều và đồng nghiệp (2021) đã chứng minh rằng Z-score là một chỉ số hiệu quả để đánh giá và dự báo sự ổn định tài chính của ngân hàng, chỉ số z-score được tính theo công thức:

𝝈(𝑹𝑶𝑨) Trong đó: ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản; EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; σ(ROA) là độ lệch chuẩn của chỉ số ROA Ưu điểm của Z-Score là đơn giản hóa so với sự phức tạp và đa dạng của các ngân hàng hiện đại Tuy nhiên, Z- score lại chủ yếu dựa trên dữ liệu tài chính hiện có từ báo cáo tài chính, không phản ánh chính xác tình trạng thực tế

2.2.2 Tầm quan trọng của sự ổn định của các NHTM

Sự ổn định tài chính cũng giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của các định chế tài chính, cải thiện khả năng vận hành các chức năng trên thị trường và phân phối nguồn lực một cách hiệu quả hơn Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thống tài chính một cách bền vững, đáng tin cậy và an toàn, từ đó giảm thiểu rủi ro hệ thống và hậu quả từ các cú sốc kinh tế khó khăn

Sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại không chỉ đóng vai trò quan trọng như một cầu nối, mà còn phối hợp chặt chẽ giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, an toàn vi mô và vĩ mô, nhằm hỗ trợ hoàn thiện mục tiêu kinh tế vĩ mô trong từng giai đoạn

Theo NHNN Việt Nam, sự ổn định tài chính đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và kiểm soát ổn định giá cả Điều này tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư và người gửi tiết kiệm hoạt động trong một môi trường ổn định hơn NHNN cũng đánh giá rằng mất đi sự ổn định tài chính có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như giảm tính hiệu quả của chính sách tiền tệ, làm suy yếu mối quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường tài chính và làm chậm tốc độ phát triển kinh tế Ngoài ra, sự mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động huy động vốn và đầu tư, làm giảm hiệu quả sử dụng các nguồn vốn Chi phí khắc phục hậu quả của sự mất ổn định tài chính cũng tăng lên đáng kể và gây tổn thất cho nền kinh tế

Sự ổn định tài chính giúp các NHTM chịu được các cú sốc và giảm thiểu nguy cơ gây gián đoạn trong chu kỳ hoạt động kinh doanh, đảm bảo dòng tiền và lợi nhuận

Bởi vì nền kinh tế & hệ thống tài chính trong nước cũng dễ dàng bị tổn thương bởi các cú sốc từ bên ngoài, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa các khu vực tài chính quốc gia Do đó, sự ổn định của hệ tài chính nói chung và các NHTM trong nước nói riêng cũng góp phần tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, cung cấp vốn với mức giá ổn định cho người vay trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều trở ngại.

Các yếu tố tác động đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam

❖ Sự ổn định ngân hàng năm trước

Mức độ ảnh hưởng của sự ổn định ngân hàng năm trước đến sự ổn định của ngân hàng năm hiện tại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như biến động thị trường, chính sách tăng trưởng kinh tế và chiến lược quản lý của các NHTM trong từng giai đoạn

Theo nghiên cứu của Berger và cộng sự (2016) đã phân tích và chứng minh rằng các

NHTM có sự ổn định tài chính cao trong quá khứ thường có xu hướng duy trì sự ổn định này trong tương lai

Các nghiên cứu trước đây của Alexandru & cộng sự (2012), Kiselakova & Kiselak (2013), Imbierowicz & Rauch (2014), Hong & đồng nghiệp (2014), Haque &Wani (2015) đã chỉ ra rằng khi ngân hàng có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt một cách dễ dàng và hiệu quả, chi phí thấp, thì ngân hàng có thể linh hoạt và kịp thời đáp ứng các nghĩa vụ tài chính như thanh toán và cho vay (Ghenimi & cộng sự, 2017;

Olalekan & công sự, 2018) Tuy nhiên, tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản làm ảnh hưởng đến hoạt động cũng như sự ổn định của ngân hàng (Barros & cộng sự, 2014) Kabi và cộng sự (2018) chỉ ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, các ngân hàng có rủi ro thanh khoản thấp hơn dẫn đến sự ổn định cao hơn Trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa vào bài nghiên cứu Ghenimi và cộng sự (2017) để tính toán biến RRTK của ngân hàng i năm t theo công thức đo lường như sau:

𝐋𝐑 i,t = Tiền và các khoản tương đương tiền i,t

Tổng tài sản i,t Theo Iyer và Puria (2012), RRTK có tác động tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng, do ảnh hưởng đến dòng tiền vào và nhu cầu vốn cho vay Do đó, rủi ro thanh khoản là một yếu tố then chốt đối với sự ổn định của ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giải quyết nhu cầu tài chính ngắn hạn

Nghiên cứu của Ghenimi và cộng sự (2017) cũng chỉ ra sự cộng hưởng tương tác giữa rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và đe dọa nghiêm trọng sự ổn định của hoạt động ngân hàng Một khi rủi ro thanh khoản ở mức thấp, NHTM dễ dàng chấp nhận rủi ro để gia tăng lợi nhuận và do đó có thể làm gia tăng sự bất ổn của NHTM (Puspitasari và cộng sự, 2021) Nghiên cứu này ứng dụng Ghenimi và cộng sự (2017) để tính toán biến RRTD theo công thức sau:

𝐂𝐑 i,t = Tổng nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 i,t

Tổng dư nợ i,t Nghiên cứu của Imbierowicz và Rauch (2014) qua thực nghiệm đã cung cấp bằng chứng cho thấy có tồn tại mối tương quan âm giữa RRTD và sự ổn định của ngân hàng, tức là khi RRTD tăng lên sẽ tác động làm cho tính ổn định của ngân hàng giảm đi

❖ Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản

Theo Ejoh và đồng nghiệp (2014) nhấn mạnh rằng rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản trực tiếp ảnh hưởng đến sự ổn định của hoạt động ngân hàng (Acharya và Mora, 2013; Acharya và Viswanathan, 2011; Acharya và cộng sự, 2010; Cai và Thakor, 2008; Gatev và cộng sự, 2009; Goldstein và Pauzner, 2005; Gorton và Metrick, 2011; He và Xiong, 2012a; He và Xiong, 2012b; Imbierowicz và Rauch, 2014) Sự mất ổn định có thể dẫn đến nguy cơ phá sản của ngân hàng khi không thể cung cấp thanh khoản đúng lúc cho khách hàng do quản lý không hiệu quả rủi ro thanh khoản và tín dụng Rủi ro tín dụng khiến ngân hàng phải đối diện với việc không thu hồi được khoản nợ và mất lợi nhuận từ hoạt động cho vay, đồng thời phải chi thêm chi phí cho dự phòng và bù đắp nguồn vốn Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu cao có thể làm giảm uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng, thậm chí dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh khoản khi người gửi tiền mất niềm tin và rút tiền đột ngột ảnh hưởng lớn đến sự ổn định của ngân hàng (Fan và Shaffer, 2004), có thể khiến ngân hàng đối mặt với nguy cơ phá sản và mất khả năng thanh toán

❖ Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) là các chỉ số quan trọng được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả ngân hàng ROA cho biết mức độ sinh lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được từ các tài sản sử dụng

Trong đề tài này, tác giả tham khảo công trình nghiên được nhóm tác giả Ghenimi và cộng sự (2017) thực hiện nhằm đo lường biến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) với cách tính như sau:

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒊,𝒕 Theo đó, trong nghiên cứu của mình, Ghenimi và cộng sự (2017) kết luận rằng giữa ROA và sự ổn định của ngân hàng có mối quan hệ tích cực Ngược lại,

❖ Tỷ lệ an toàn vốn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là một chỉ số quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng, được quy định và giám sát bởi Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision – BCBS) Tỷ lệ CAR được sử dụng để đánh giá khả năng của ngân hàng trong việc đối phó với các rủi ro tài chính mà chúng có thể đối mặt Theo Basel I (1988), Basel II (2004), và Basel III (2010) là các Hiệp ước vốn quốc tế định hướng cho các ngân hàng về các tiêu chuẩn an toàn vốn Tỷ lệ

CAR tối thiểu mà các ngân hàng cần đáp ứng thường là trên 8%, nhưng có thể cao hơn tùy vào quy định của từng quốc gia Ở Việt Nam, ví dụ, theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, tỷ lệ CAR tối thiểu được quy định là 9%, cao hơn so với tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo tính ổn định và an toàn trong hoạt động của các ngân hàng

Tỷ lệ CAR được tính bằng tỷ số giữa vốn bắt buộc và tổng tài sản tính theo mức độ rủi ro gia quyền của các khoản cho vay và các khoản đầu tư của ngân hàng Đây là một công cụ quan trọng giúp ngân hàng đánh giá khả năng của mình trong việc chịu đựng các rủi ro tài chính và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan như người gửi tiền và cổ đụng Trong bài nghiờn cứu này, tỏc giả dựa vào bài nghiờn cứu Bjửrn Imbierowicz và Christian Rauch (2014) để đo lường biến tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo công thức sau

𝐂𝐀𝐑 i,t =(Tổng vốn cấp 1 + vốn cấp 2) i,t

❖ Biến đa dạng về thu nhập

Trong bài nghiên cứu này, tác giả dựa vào bài nghiên cứu Ghenimi và cộng sự (2017) đo lường biến đa dạng về thu nhập (INCOME DIVERSITY) theo công thức sau:

DIV i,t =|1- Thu nhập lãi thuần i,t -chi phí hoạt động khác i,t tổng thu nhập hoạt động i,t | Srairi (2013) qua nghiên cứu cho thấy sự đa dạng hóa thu nhập có mối tương quan dương với sự ổn định của các ngân hàng Srairi (2013) cho rằng khi các ngân hàng càng hoạt động kinh doanh đa dạng sẽ giúp cho các ngân hàng có thể phân tán được rủi ro

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài

Nguồn: Tác giả thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện qua 05 bước chính:

Giai đoạn 1 Xác định vấn đề cần nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

Bước này, tác giả xác định tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cụ thể, chọn bộ dữ liệu nghiên cứu phù hợp cũng như kết cấu nghiên cứu cho nghiên cứu này

Giai đoạn 2 Xây dựng khung lý thuyết và các kết quả thực nghiệm có liên quan để xác định các bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu

+ Xây dựng khung lý thuyết của nghiên cứu là tổng hợp các cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cụ thể cho đề tài nghiên cứu với những tiêu chuẩn của bộ dữ liệu cần thu thập

+ Tiến hành xử lý và định dạng bộ dữ liệu đã thu thập được phục vụ cho quá trình phân tích định lượng, số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính được 24 NHTM Việt Nam công bố hàng năm Tác giả thực hiện thu thập và làm sạch các số liệu ban đầu có liên quan đến nghiên cứu này bằng excel 2010

+ Phương pháp nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên các phân tích tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trước đây để tham khảo lý luận, mô hình nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu có liên quan trước đây, tác giả đưa ra các yếu tố tác động kỳ vọng và đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả

Sau đó là sự kết hợp giữa khung lý thuyết, mô hình đề xuất và bộ dữ liệu có được, tác giả tiến hành thử nghiệm mô hình và đánh giá sơ bộ, điều chỉnh hoặc thay đổi các dữ liệu nghiên cứu (nếu có) bằng phần mềm stata 17

Giai đoạn 3 Phân tích định lượng (OLS, FEM, REM, GMM), các kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp, điều chỉnh (nếu cần)

Phân tích thống kê mô tả, hệ số tương quan giữa các biến, phân tích định lượng với mô hình nghiên cứu đề xuất trên bằng phần mềm stata 14.1 bằng các mô hình hồi quy OLS, REM, FEM và các kiểm định tự tương quan, kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi, Hausman (1978)….để lựa chọn mô hình phù hợp Sử dụng mô hình PVAR khám phá mối quan hệ nhân quả các yếu tố

Khắc phục khuyết tật, điều chỉnh mô hình (nếu có) và kiểm định giả thuyết đã đặt ra, tác giả chọn mô hình GMM để khắc phục mô hình nếu có

Giai đoạn 4 Phân tích thực trạng, thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp tăng cường sự ổn định của các NHTM Việt Nam

Tác giả tiến hành phân tích thực trạng sự ổn định ngân hàng thương mại giai đoạn

2012-2022 và thảo luận kết quả nghiên cứu Từ đó, đánh giá và kết luận các yếu tố tác động đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam, đề xuất giải pháp và kiến nghị phù hợp tăng cường sự ổn định của các NHTM Việt Nam

Chọn mẫu nghiên cứu là 24 NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2022, loại trừ các NHTM đã được NHNN Việt Nam mua lại 0 đồng hoặc sáp nhập vào các NHTM khác, kể cả các NHTM không công bố đầy đủ BCTC, số liệu về nợ xấu của NH trong giai đoạn xem xét

Bảng 3.1 Danh sách 24 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu STT Mã Tên đầy đủ

1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 2 BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 3 CTG Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank)

4 EIB Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) 5 TPB Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

6 MBB Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) 7 NVB Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) 8 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB) 9 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) 10 VCB Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) 11 VPB Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) 12 ABB Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)

13 VAB Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) 14 BAB Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) 15 VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) 16 HDB Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) 17 KLB Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) 18 LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) 19 MSB Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank - MSB) 20 PGB Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank)

21 SEAB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) 22 STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 23 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) 24 BVB Ngân hàng TMCP Bản Việt (BaoVietBank)

Nguồn: Tác giả nghiên cứu tổng hợp 3.1.2.2 Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này thu thập dữ liệu cần thiết từ các báo cáo tài chính (đã qua kiểm toán độc lập) của 24 NHTMCP Việt Nam nêu trên trong giai đoạn 2012-2022 niêm yết trên 3 Sở giao dịch chứng khoán: “Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí

Minh (HOSE), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán UPCOM”

3.1.2.3 Xử lý dữ liệu thu thập được

Các số liệu thu thập được xử lý sơ cấp bằng excel, sau đó dùng phần mềm stata 17 để phân tích chuyên sâu hơn phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của đề tài bằng cách sử dụng mô hình hồi quy OLS, FEM, REM cuối cùng dựa trên kỹ thuật ước lượng GMM và PVAR để phát hiện chỉ ra mối quan hệ giữa quản lý rủi ro và rủi ro

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Bảng 3.2 Bảng các biến độc lập và xu hướng tác động kỳ vọng Ký hiệu Ý nghĩa Công thức đo lường Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu trước đây

Sự ổn định ngân hàng

Trong đó: ROA là tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản; EA là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản; σ(ROA) là độ lệch chuẩn của chỉ số ROA

Ghenimi A & cộng sự (2017), Berger & cộng sự (2019), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2021) 𝒁 − 𝒔𝒄𝒐𝒓𝒆= 𝑹𝑶𝑨+𝑬𝑨

3.2.2.2 Các biến độc lập và kỳ vọng tác động

ZRC t-1 Sự ổn định ngân hàng năm trước (+)

Berger và cộng sự (2016), Altunbas & ctg (2018), Nguyễn

LR Rủi ro thanh khoản -

CR Rủi ro tín dụng -

Singh & cộng sự (2021), Abuzayed & ctg (2018), Fernández & ctg (2016)

LRCR Tương tác giữa RRTD, RRTK -

Ejoh & ctg (2014), Acharya và Mora (2013), Imbierowicz và

ROA Sinh lợi trên tổng tài sản +

Leventis và cộng sự (2012), Kanagaretnam và ctg (2004),

CAR Tỷ lệ an toàn vốn +

Zhang & cộng sự (2021), Altunbas & ctg (2018), Vandenbussche & ctg (2015),

Ghenimi & ctg (2017), De Moraes và cộng sự (2016)

DIV Biến đa dạng về thu nhập + Ghenimi và cộng sự (2017), Kim

SIZE Quy mô ngân hàng +

Ghenimi & cộng sự (2017), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2021),

EFF Hiệu quả hoạt động +

Ghenimi A & cộng sự (2017), Shehzad và cộng sự (2010),

GDP Tăng trưởng kinh tế +

Ghenimi và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2021),

Chen & ctg (2017), Ngambou Djatche (2019), Phan & ctg (2019), Altunbas & ctg (2018)

Chen & ctg (2017), Al-Khouri và Arouri (2016), Ghenimi và cộng sự (2017), Nguyễn Thị Tuyết Lan (2021), Rahim &

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu tổng hợp)

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và dựa theo mô hình nghiên cứu của Ghenimi A

& cộng sự (2017), Nesrine và Khemais (2020), Jari-Mikko và Juha (2020), Tijani và Mohamed (2019), Imbierowicz và Rauch (2014),… để đo lường mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng và xác định mức độ tác động của hai loại rủi ro này đến sự ổn định tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam để thiết lập mô hình nghiên cứu như sau:

Với hai phương trình đồng thời trên, trước hết tác giả sẽ vận dụng phương pháp ước lược 2SLS để thực hiện việc ước lượng cho hai mô hình được xây dựng như trên

Tiếp theo đó, tác giả sẽ tiến hành việc phân tích mối quan hệ nhân quả giữa hai biến là RRTD và RRTK, để thực hiện điều này, tác giả thông qua sử dụng mô hình Vector tự hồi quy theo dữ liệu bảng (PVAR) để kiểm tra Phương trình vector tự hồi quy theo dữ liệu bảng (PVAR) như sau:

𝒚 𝒊,𝒕 = 𝒖 𝒊,𝒕 + 𝜽(𝑳)𝒚 𝒊,𝒕 + 𝜹 𝒊,𝒕 Trong đó: ui,t là vector hệ số chặn không đổi theo thời gian θ(L)yi,t là vector ma trận của hệ số các biến trể; δi,t là vector các sai số Để kiểm tra tác động của RRTD và RRTK đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam, trong bài nghiên cứu này tác giả tham khảo công trình nghiên cứu được thực hiện bởi Ghenimi và cộng sự (2017) nhằm mục đích là thiết lập mô hình nghiên cứu như sau:

ZRC i,t = β o +β 1 ZRC i,t-1 +β 2 LR i,t + β 3 CR i,t +β 4 (LR*CR) i,t + β 5 SIZE i,t + β 6 ROA i,t + β 7 CAR i,t + β 8 EFF i,t + β 9 DIV i,t + 𝜷 𝟏𝟎 𝑰𝑵𝑭 𝒊,𝒕 + 𝜷 𝟏𝟏 𝑮𝑫𝑷 𝒊,𝒕 + δ i,t 3.2.3 Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố tác động đến sự ổn định của các NHTM Việt Nam, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu sau đây:

Giả thuyết H1: Sự ổn định ngân hàng năm trước (ZRCt-1) có tác động cùng chiều với sự ổn định các ngân hàng thương mại năm hiện tại (Berger và cộng sự, 2016;

Altunbas & ctg, 2018; Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2020)

Giả thuyết H2: Rủi ro thanh khoản tác động ngược chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại Berger & cộng sự (2019), Gupta & Kashiramka (2020), Zheng & cộng sự (2019)

Giả thuyết H3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Singh & cộng sự, 2021; Abuzayed & ctg, 2018; Fernández

Giả thuyết H4: Mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh tác động ngược chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Ejoh & ctg, 2014;

Acharya và Mora, 2013; Imbierowicz và Rauch,2014)

Giả thuyết H5: Suất sinh lợi trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Leventis và cộng sự, 2012; Kanagaretnam và ctg, 2004; Perez và cộng sự, 2008)

Giả thuyết H6: Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Zhang & cộng sự, 2021; Altunbas & ctg, 2018;

Vandenbussche & ctg, 2015; Ghenimi & ctg, 2017; De Moraes và cộng sự, 2016)

Giả thuyết H7: Biến đa dạng về thu nhập tác động cùng chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Ghenimi và cộng sự, 2017; Kim & cộng sự, 2020; Srairi, 2013)

Giả thuyết H8: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Ghenimi & cộng sự, 2017; Nguyễn Thị Tuyết Lan, 2021; Habib & cộng sự, 2022; De Jonghe, 2010)

Giả thuyết H9: Hiệu quả hoạt động tác động cùng chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Ghenimi A & cộng sự, 2017; Shehzad và cộng sự, 2010; Bourkis, 2013)

Giả thuyết H10: Tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Ghenimi và cộng sự, 2017; Chen & ctg, 2017;

Altunbas & ctg, 2018; Nguyễn Thị Tuyết Lan, 2021)

Giả thuyết H11: Lạm phát tác động ngược chiều đến sự ổn định với sự ổn định các ngân hàng thương mại (Chen & ctg, 2017; Al-Khouri và Arouri, 2016; Ghenimi và cộng sự, 2017; Nguyễn Thị Tuyết Lan, 2021)

Chương 3 này, tác giả trình bài cụ thể về phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu của đề tài Đồng thời, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là Tính (sự) ổn định của ngân hàng (Z-score) và 11 biến độc lập tác động đến sự ổn định của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2012-2022 tương ứng với 09 giả thuyết của mô hình nghiên cứu làm cơ sở để tiến hành chạy mô hình nghiên cứu OLS, FEM, REM, GMM để khắc phục các khuyết tật của mô hình và mô hình PVAR để khám phá mối quan hệ giữa RRTD và RRTK bằng phần mềm stata 14.1 và tiến hành phân tích thực trạng ổn định của các NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu cũng như phân tích thảo luận các kết quả nghiên cứu, kiểm định giả thuyết ở chương 4 của luận văn này.

Ngày đăng: 31/08/2024, 17:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước có liên quan - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Bảng 2.1. Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước có liên quan (Trang 30)
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 3.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 34)
Bảng 3.1. Danh sách 24 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu  STT  Mã  Tên đầy đủ - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Bảng 3.1. Danh sách 24 NHTMCP Việt Nam trong mẫu nghiên cứu STT Mã Tên đầy đủ (Trang 36)
Bảng 3.2. Bảng các biến độc lập và xu hướng tác động kỳ vọng  Ký hiệu  Ý nghĩa  Công thức đo lường  Kỳ vọng  Kết quả nghiên cứu trước đây - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Bảng 3.2. Bảng các biến độc lập và xu hướng tác động kỳ vọng Ký hiệu Ý nghĩa Công thức đo lường Kỳ vọng Kết quả nghiên cứu trước đây (Trang 38)
Hình 4.1. Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.1. Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 (Trang 43)
Hình 4.2. Dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.2. Dư nợ cho vay của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 (Trang 44)
Hình 4.3. Dư nợ cho vay trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.3. Dư nợ cho vay trên tổng tài sản giai đoạn 2012-2022 (Trang 46)
Hình 4.4. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.4. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay giai đoạn 2012-2022 (Trang 47)
Hình 4.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE, ROA) giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.5. Hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROE, ROA) giai đoạn 2012-2022 (Trang 49)
Hình 4.6. Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.6. Hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 (Trang 51)
Hình 4.7. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.7. Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2012-2022 (Trang 52)
Hình 4.8. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.8. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) giai đoạn 2012-2022 (Trang 53)
Hình 4.9. Khả năng thanh khoản (LR) giai đoạn 2012-2022 - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Hình 4.9. Khả năng thanh khoản (LR) giai đoạn 2012-2022 (Trang 54)
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu  Yếu tố - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến trong nghiên cứu Yếu tố (Trang 61)
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan - TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan (Trang 64)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w