1.2 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sự mở rộng và thành công của một công tyđòi hỏi những nhà quản lý có khả năng lãnh đạo xuất sắc.. Nếu như một
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu.
Toàn cầu hóa tạo nên thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng đội ngũ lãnh đạo hiệu quả Lãnh đạo đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định thành công của tổ chức Không chỉ trong công việc, khả năng lãnh đạo còn ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày Nhà lãnh đạo xuất sắc cần có tầm nhìn xa trông rộng và kỹ năng lãnh đạo hiệu quả để dẫn dắt nhóm đạt mục tiêu.
Có khả năng quản lý một nhóm, tổ chức hoặc doanh nghiệp được xem là điều kiện tiên quyết để trở thành một nhà lãnh đạo xuất sắc Kỹ năng và kinh nghiệm đa dạng trong nhiều lĩnh vực giúp nhà lãnh đạo có cái nhìn tổng quan hơn về nhiệm vụ quản lý Đồng thời, những nhà lãnh đạo hiện đại cần phải nâng cao kỹ năng khác nhau như tạo động lực, ra quyết định và giải quyết vấn đề, phát triển kế thừa, quản lý biến động, và nhiều khía cạnh khác nữa Do đòi hỏi nhiều năng lực như vậy, việc trở thành một nhà lãnh đạo giỏi ngày nay trở thành một thách thức, khiến cho việc phát triển các kỹ năng cần thiết vẫn là một thách thức đối với các nhà lãnh đạo.
Với mục đích trên, nhóm nghiên cứu thực hiện bài tiểu luận này để phân tích các tình huống cụ thể và đưa ra câu trả lời cho vấn đề chính: Làm thế nào mà các yếu tố có thể gia tăng hiệu suất lãnh đạo, theo lý thuyết tiếp cận lãnh đạo thích ứng.
1.2 Tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu
Trong thế giới kinh doanh hiện đại, sự mở rộng và thành công của một công ty đòi hỏi những nhà quản lý có khả năng lãnh đạo xuất sắc Nghiên cứu của Newstrom
Too long to read on your phone? Save to read later on your computer
Save to a Studylist và Davis (1993) đã chỉ ra rằng phong cách lãnh đạo của một người quản lý được xác định bởi cách anh ta thiết lập mục tiêu, triển khai chiến lược và truyền cảm hứng cho nhóm làm việc của mình Nếu như một công ty có một giám đốc điều hành nhưng lại thiếu đi năng lực lãnh đạo, giống như việc một đứa trẻ nhỏ cố gắng chèo thuyền một mình mà không có sự hỗ trợ từ thuyền trưởng hay người lớn, thì đó có thể là một thách thức lớn.
Hiệu suất nâng cao là một yếu tố then chốt, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của môi trường kinh doanh ngày nay Các công ty đang nỗ lực xây dựng chiến lược mạnh mẽ để đảm bảo tồn tại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới Sự phát triển của tổ chức đòi hỏi khả năng thích ứng và thay đổi theo những quy tắc kinh doanh liên tục biến đổi Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của việc tập trung vào việc hiểu rõ các phong cách lãnh đạo, vì khả năng này có thể là yếu tố quyết định đối với việc cải thiện hiệu suất và đạt được thành công bền vững cho tổ chức Điều này là một minh chứng cho sự ảnh hưởng lớn của khả năng lãnh đạo đối với thành công tổ chức trong thời đại ngày nay.
Một lãnh đạo hiệu quả cần áp dụng một cách tiếp cận lãnh đạo phù hợp để định rõ hướng đi và tạo động lực cho nhân viên, đồng thời khuyến khích sự phát triển của tổ chức Tạo ra một môi trường làm việc mà mọi cá nhân có thể phát triển toàn diện và nâng cao kỹ năng làm việc của họ là một ưu tiên quan trọng Cũng quan trọng là tăng cường mối quan hệ giữa các cá nhân, giúp họ gắn kết, chia sẻ thông tin và hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục tiêu chung Tuy nhiên, việc sử dụng phong cách lãnh đạo không đúng cách có thể gây ra tác động tiêu cực đối với tổ chức.
1.3 Xác định vấn đề nghiên cứu.
Lãnh đạo thích ứng là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu lãnh đạo, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường kinh doanh đang thay đổi nhanh chóng và không chắc chắn Việc xác định lý do nghiên cứu về lãnh đạo thích ứng là cực kỳ quan trọng để hiểu rõ hơn về cách lãnh đạo có thể định hình và thích ứng với những thách thức đang đặt ra Dưới đây là một đoạn trình bày về lý do nghiên cứu về lãnh đạo thích ứng.
Trong thời đại hiện đại, doanh nghiệp phải đối mặt với sự đa dạng của những thách thức và cơ hội từ môi trường kinh doanh đang không ngừng biến động Trong bối cảnh này, vai trò của lãnh đạo trở nên quyết định, đặc biệt là lãnh đạo thích ứng, đó là khả năng định hình chiến lược và hướng dẫn tổ chức vượt qua những thay đổi nhanh chóng Lý do nghiên cứu về lãnh đạo thích ứng không chỉ là để hiểu rõ về các chiến lược và phương pháp lãnh đạo mà còn để xác định những kỹ năng và phẩm chất cần thiết để lãnh đạo có thể tạo ra sự linh hoạt và đổi mới trong tổ chức Nghiên cứu về lãnh đạo thích ứng mang lại những kiến thức sâu rộng về cách những nhà lãnh đạo có thể hiệu quả trong việc thích ứng với sự biến động và không chắc chắn của môi trường kinh doanh Việc này không chỉ giúp xây dựng những mô hình lãnh đạo hiện đại mà còn đưa ra những gợi ý thực tế để phát triển và đào tạo lãnh đạo trong tương lai.Nghiên cứu về lãnh đạo thích ứng sẽ mở ra cánh cửa cho những chiến lược lãnh đạo mới, giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội và giải quyết những thách thức một cách hiệu quả nhất trong một môi trường đầy thay đổi và không chắc chắn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO THÍCH ỨNG
2.1 Định nghĩa về lãnh đạo.
Lãnh đạo là quá trình hoặc tác động của một cá nhân hoặc nhóm người đối với nhóm hay tổ chức nhằm hướng dẫn, định hình, và tạo ra sự đổi mới và phát triển. Người lãnh đạo không chỉ giữ vai trò quản lý mà còn có khả năng tạo ra sự tương tác tích cực trong nhóm, tạo động lực, và định hình hướng đi chung của tổ chức.
2.2 Định nghĩa về lãnh đạo thích ứng.
Lãnh đạo thích ứng là khái niệm chỉ sự khả năng và tư duy của người lãnh đạo để nhanh chóng và linh hoạt thích ứng với những thay đổi, tình huống mới, và môi trường kinh doanh đang biến động Người lãnh đạo thích ứng không chỉ làm việc để duy trì sự ổn định trong tổ chức mà còn tìm cách định hình và tận dụng những cơ hội xuất hiện từ sự biến động.
2.3 Mô hình của lãnh đạo thích ứng.
2.4 Những thách thức tình huống: a Những thách thức chuyên môn.
Thách thức chuyên môn đề cập đến những vấn đề rõ ràng trong công việc hoặc cộng đồng có thể giải quyết bằng các biện pháp đã biết, thường được nêu trong các quy tắc và quy trình của tổ chức Một phương pháp tiếp cận hiệu quả để giải quyết các thách thức này kết hợp cả chuyên môn chuyên ngành và khả năng thích ứng với các tình huống cụ thể.
Những thách thức được xác định rõ ràng nhưng không có các giải pháp rõ ràng về phía trước trong hệ thống tổ chức hiện có Trách nhiệm giải quyết loại thách thức này được chia sẻ giữa lãnh đạo và mọi người. c Thách thức thích ứng.
Thách thức thích ứng là những vấn đề không rõ ràng hoặc dễ nhận dạng Đòi hỏi các nhà lãnh đạo khuyến khích người khác, với sự hỗ trợ của họ, để xác định các tình huống khó khăn và thực hiện các giải pháp.
"Đứng trên ban công” là một phép ẩn dụ cho việc bước ra khỏi cuộc tranh luận và tìm ra quan điểm khi ở giữa một tình huống khó khăn, cho phép nhà lãnh đạo thấy một bức tranh lớn cái gì đang thật sự xảy ra.
Hãy tưởng tượng bạn là hiệu trưởng của một trường tiểu học: Từ ban công, bạn nhìn thấy tất cả những mảnh ghép tạo thành việc giáo dục.
Những vấn đề này liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào, và ai là người hợp tác với nhau, trong khi tất cả đều làm việc vì một mục đích chung là giáo dục trẻ em.
* Xác định thách thức thích ứng.
Trung tâm quá trình này là phân biệt giữa những thách thức chuyên môn và thích ứng.
4 ví dụ điển hình hoặc khuôn mẫu cơ bản của thay đổi thích ứng (Heifetz et al., 2009).
- Khuôn mẫu 1: Khoảng cách giữa giá trị chấp nhận và hành vi.
- Khuôn mẫu 2: Những cam kết cạnh tranh: Khi một tổ chức có vô nhiều cam kết và một vài cam kết xung đột với nhau.
- Khuôn mẫu 3: Nói chuyện không thể nói Cụm từ "Con bò thần thánh” và "con voi trong phòng”.
- Khuôn mẫu 4: Tránh làm việc: ở bên trong "vùng thoải mái" hoặc bằng cách sử dụng phương pháp đa hướng.
* Điều chỉnh sự khó khăn.
Tạo ra môi trường gắn kết Điều này đề cập đến việc thiết lập một bầu không khí nơi mà mọi người có thể cảm thấy an toàn để giải quyết những vấn đề khó khăn, nhưng không nên quá nhiều để họ có thể lẩn tránh vấn đề.
Cung cấp chỉ dẫn, bảo vệ, sự định hướng, quản trị xung đột, và tiêu chuẩn sản xuất.
Cung cấp chỉ dẫn liên quan đến việc giúp xác định những thách thức thích ứng mà những người khác phải đối mặt và sau đó đóng khung những thách thức này để chúng có thể được giải quyết.
Sự bảo vệ đề cập đến trách nhiệm của nhà lãnh đạo trong việc quản lý mức độ của thay đổi thích ứng.
Sự định hướng là trách nhiệm của một nhà lãnh đạo phải định hướng nhân viên đến các vai trò và trách nhiệm mới có thể đi cùng với thay đổi thích ứng.
Quản trị xung đột đề cập đến trách nhiệm của người lãnh đạo trong việc xử lý xung đột hiệu quả.
Việc thiết lập các tiêu chuẩn sản xuất là trách nhiệm của lãnh đạo thích ứng. Điều chỉnh sự khó khăn cá nhân.
* Duy trì sự chú ý kỷ luật.
Duy trì sự chú ý kỷ luật có nghĩa là người lãnh đạo cần khuyến khích mọi người tập trung vào công việc khó khăn mà họ cần làm.
Duy trì sự chú ý kỷ luật là việc người lãnh đạo giúp mọi người giải quyết thay đổi và không tránh né nó.
* Cung cấp công việc trở lại cho mọi người.
Các nhà lãnh đạo cần phải nhận thức và theo dõi tác động của họ đối với người khác. Đối với các nhà lãnh đạo thích ứng, cung cấp công việc trở lại cho mọi người có nghĩa là trao quyền cho nhân viên quyết định phải làm gì trong hoàn cảnh mà họ cảm thấy không chắc chắn, thể hiện niềm tin vào khả năng giải quyết vấn đề của họ và khuyến khích họ tự ra quyết định hơn là suy nghĩ cho riêng họ.
* Bảo vệ tiếng nói lãnh đạo từ bên dư6i.
Các nhà lãnh đạo thích ứng phải thận trọng lắng nghe và cởi mở với những ý tưởng của những người có thể ở bên lề, bị gạt ra ngoài lề, hoặc thậm chí sai lệch trong nhóm hoặc tổ chức.
Là quá trình mà các nhà lãnh đạo thích ứng hướng công việc của họ đến, đó là trọng tâm và mục tiêu của lãnh đạo thích ứng.
ĐIỂM MẠNH
Trái ngược với nhiều lý thuyết lãnh đạo khác, lãnh đạo thích ứng có một cách tiếp cận quy trình để nghiên cứu về lãnh đạo.
Khả năng lãnh đạo thích ứng nổi bật vì nó tập trung vào cấp dưới.
Lãnh đạo thích ứng độc đáo ở cách tập trung lãnh đạo để trợ giúp cấp dưới xử lý xung đột giá trị xuất hiện tại môi trường làm việc và bối cảnh xã hội.
Cung cấp một cách thức lãnh đạo mang tính quy tắc hữu ích và thực tế.
Lãnh đạo thích ứng góp một phần độc đáo vào lĩnh vực nghiên cứu lãnh đạo bằng cách xác định khái niệm về môi trường gắn kết như là một phần quan trọng trong quá trình lãnh đạo.
ĐIỂM YẾU
Rất ít nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra các tuyên bố của lý thuyết lãnh đạo thích ứng.
Khái niệm của quá trình lãnh đạo thích ứng cần tinh tế hơn nữa.
Lãnh đạo thích ứng có thể bị chỉ trích vì quá rộng và trừu tượng.
Lãnh đạo thích ứng gợi ý nhưng không giải thích trực tiếp cách lãnh đạo thích ứng kết hợp với một khía cạnh đạo đức.
LIÊN HỆ, VẬN DỤNG THỰC TẾ
LIÊN HỆ THỰC TIỄN SIÊU THỊ CO.OPMART VĨNH LONG
3.1 Tổng quan về Siêu Thị Co.Opmart Vĩnh Long.
Về Saigon Co.op - Đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Co.opmart.
Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệpHTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
Trong giai đoạn 1992-1997, nguồn vốn đầu tư nước ngoài thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam phải chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh và học hỏi kinh nghiệm quản lý từ nước ngoài Saigon Co.op đã liên doanh, liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng nguồn lực phát triển Với giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp của Thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu tại Saigon Co.op phát triển mạnh mẽ, góp phần củng cố uy tín và vị thế của doanh nghiệp trên cả thị trường trong và ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống siêu thị Co.opmart là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.
Co.op Mart, là một trong những chuỗi siêu thị lớn tại Việt Nam, xây dựng nền tảng thương hiệu của mình dựa trên một số yếu tố quan trọng, đặc biệt là sự tiện lợi, chất lượng, và cam kết với cộng đồng Nền tảng thương hiệu của Co.op Mart không chỉ tạo ra sự tin tưởng từ phía khách hàng mà còn phản ánh cam kết của công ty đối với giá trị và mục tiêu của mình.
Tiện Lợi và Mức Giá Hợp Lý: Co.op Mart xây dựng thương hiệu của mình dựa trên việc cung cấp một trải nghiệm mua sắm tiện lợi và mức giá hợp lý cho khách hàng Với hệ thống siêu thị rộng khắp, Co.op Mart mang đến sự thuận tiện cho khách hàng khi mua sắm hàng ngày và cung cấp sản phẩm với mức giá cạnh tranh.
Co.op Mart luôn coi trọng về chất lượng sản phẩm và sự đa dạng trong danh mục hàng hóa Khách hàng hoàn toàn tin tưởng khi mua sắm tại đây, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tiêu dùng và đồ gia dụng.
Cam Kết Xã Hội và Bền Vững: Một phần quan trọng của nền tảng thương hiệu của Co.op Mart là cam kết xã hội và bền vững Công ty thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng và chương trình từ thiện, tạo ra một hình ảnh tích cực về vai trò của họ trong xã hội.
Dịch Vụ Khách Hàng Chuyên Nghiệp: Co.op Mart chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp và thân thiện Đội ngũ nhân viên được đào tạo để đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả mọi nhu cầu của khách hàng, đóng góp vào việc xây dựng lòng tin từ phía khách hàng.
Hiện Đại và Trải Nghiệm Mua Sắm: Co.op Mart không chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm mà còn tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm mua sắm hiện đại và thoải mái Các cửa hàng được thiết kế để tối ưu hóa sự tiện lợi và thuận lợi cho khách hàng.
Cam Kết Đối Tác Đáng Tin Cậy: Co.op Mart xây dựng nền tảng thương hiệu bằng cách thiết lập và duy trì mối quan hệ đối tác đáng tin cậy với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn hàng ổn định và chất lượng cao.
Gắn kết & sẻ chia v6i lòng tận tâm phục vụ.
Co.op Mart không chỉ xây dựng sự gắn kết mạnh mẽ với khách hàng mà còn chia sẻ lòng tận tâm phục vụ qua nhiều cách tiếp cận và chương trình ưu đãi Sự kết nối sâu sắc và cam kết tận tâm của Co.op Mart không chỉ giúp tạo ra một môi trường mua sắm tích cực mà còn đánh dấu sự chia sẻ và quan tâm đến nhu cầu của khách hàng.
Chương Trình Khuyến Mãi và Ưu Đãi: Co.op Mart thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi và ưu đãi để chia sẻ lợi ích với khách hàng. Những ưu đãi này không chỉ giúp giảm áp lực tài chính cho khách hàng mà còn tạo ra cơ hội để họ trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ với giá trị tốt nhất.
Chăm Sóc Khách Hàng Tận Tâm: Đội ngũ nhân viên của Co.op Mart được đào tạo để thể hiện lòng tận tâm trong việc phục vụ khách hàng Sự chân thành và niềm nở từ phía nhân viên không chỉ tạo ra một môi trường mua sắm dễ chịu mà còn làm tăng gắn kết và lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu.
Giao diện mua sắm thuận tiện là chìa khóa thể hiện sự tận tâm phục vụ của Co.op Mart Từ cách sắp xếp sản phẩm khoa học đến quy trình thanh toán nhanh chóng, Co.op Mart ưu tiên tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm, đảm bảo khách hàng có thể tìm kiếm, lựa chọn và thanh toán một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.
Phản Hồi và Đánh Giá Khách Hàng: Co.op Mart chia sẻ lòng tận tâm phục vụ bằng cách lắng nghe phản hồi từ khách hàng Việc thu thập và đánh giá ý kiến của khách hàng giúp công ty hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó đáp ứng tốt hơn và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ.