MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA KHÓA TẬP HUẤN Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng p
Trang 1NHỮNG NỘI DUNG TRONG BUỔI
TẬP HUẤN TOÁN THCS 2024
(Ngày 14.8.2024)
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU CỦA KHÓA TẬP HUẤN
Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất người học
Tăng cường hiệu quả hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEM
Triển khai dạy học trên nền tảng chuyển đổi số
II CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN CHI TIẾT:
Từ ngày 14 đến ngày 22 tháng 8 năm 2024 TTCM và GVBM nghiên cứu tài liệu tập huấn, thực hành xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch bài dạy theo định hướng CTPT 2018
Thực hành xây dựng một đề kiểm tra kèm ma trận, đặc tả của khối 9, một bài dạy e-learning trên hệ thống LMS360
Hạn chót TTCM nộp sản phẩm trên trang tập huấn LMS360-Elearning vào 23h ngày 20/8/2024
III CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH:
1 Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản 5555/ BGDĐT-GDTrH – Đổi mới sinh hoạt chuyên môn Văn bản 3280/BGDĐT-GDTrH 27/8/2020 – Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học THCS, THPT
2 Văn bản số 4612/BGDĐT-GDTrH – XD và tổ chức kế hoạch nhà trường
3 Văn bản 3089/BGDĐT-GDTrH – HD dạy học STEM
4 Quyết định 1270/QĐ-SGDĐT về ban hành Kế hoạch triển khai tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
5 Văn bản 3005/SGDĐT-GDTrH – Hướng dẫn xây dựng và lưu trữ học liệu số
6 Thông tư 32/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 Thông tư 22/TT-BGDĐT
7 Thông tư 13/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022 Sửa đổi, bổ sung
8 TT32/TT-BGDĐT
9 Công văn 4977/SGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2024-2025
10 Quyết định Số: 956 /QĐ-SGDĐTngày 19 tháng 4 năm 2024 Ban hành Bộ chỉ
số đánh giá mức độ chuyển đổi số của cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
11 Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025,
Trang 2định hướng tuyến sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên
12 Công văn số 4284/SGDĐT-GDTrH ngày 09 tháng 08 năm 2023 của SGD&ĐT TPHCM về hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2023-2024
13 Kế hoạch số 723/KH-SGDĐT ngày 22 tháng 03 năm 2023 của SGD&ĐT về tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số ngành Giáo dục và Đào tạo năm
2023
14 Kế hoạch Số: 939 /KH-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2023 về việc Triển khai
Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030” từ năm 2023 đến năm 2025
15 Căn cứ Quyết định số 3249/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030”;
IV HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
* Khi tổ chức Các bước thực hiện một hoạt động học
Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): giao nhiệm vụ cho học sinh (đọc/nghe/nhìn/làm) với thiết bị dạy học/học liệu cụ thể
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): học sinh
thực hiện nhiệm vụ (đọc/nghe/nhìn/làm) gì theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận):
Trình bày cụ thể "ý đồ" lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức cho học sinh báo cáo (có thể chỉ 1-2 nhóm; viết lên bảng hay dùng giấy A0 hay máy chiếu, thuyết trình) Nêu rõ cần làm rõ những nội dung yêu cầu nào để học sinh ghi nhận, thực hiện
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể sản phẩm học tập mà
học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu (làm căn cứ để nhận xét, dánh giá các mức
độ hoàn thành của học sinh trên thực tế tổ chức dạy học): Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo
Phương án kiểm tra đánh giá
+ Trọng tâm đánh giá: Năng lực toán học
+ Đánh giá NL chung, phẩm chất thông qua các hình thức, công cụ phù hợp với bài dạy
* Khi xác định chuỗi hoạt động học + mục tiêu hoạt
Lưu ý:
1 Đảm bảo tổng mục tiêu trong các hoạt động học phủ đủ các mục tiêu bài học đã xác định Không đưa quá nhiều mục tiêu vào một hoạt động học
Trang 32 Chuỗi hoạt động học thể hiện tiến trình của bài học, thường bao gồm: Hoạt động Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu đặt ra
Hoạt động Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề thực thi nhiệm vụ
Hoạt động Luyện tập
Hoạt động Vận dụng
Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học
3 Định hướng về PP, KTDH, KTĐG sao cho đáp ứng mục tiêu hoạt động, góp phần đáp ứng mục tiêu bài học
4 Dự kiến thời gian phù hợp cho mỗi hoạt động, cân đối với tổng thời gian của bài học
* Khi hoàn thiện kế hoạch bài dạy cần rà soát
Mục tiêu bài dạy đã bao phủ đầy đủ yêu cầu cần đạt?
Mục tiêu các hoạt động đã bao phủ mục tiêu bài dạy?
Phân phối thời lượng cho từng hoạt động và tổng thời lượng đã hợp lý? Mục tiêu bài học và chuỗi các hoạt động học có phù hợp? PP-KTDH, phương tiện dạy học trong từng hoạt động có phù hợp?
Phương án đánh giá có phù hợp và đáp ứng mục tiêu hoạt động, mục tiêu bài học?
* Khi đánh giá kế hoạch bài dạy của gv
Tiêu chí 1 Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng
Tiêu chí 2 Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức
và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập
Tiêu chí 3 Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS
Tiêu chí 4 Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong | quá trình tổ chức hoạt động học của HS (Theo công văn số 5555/BGDĐT-GDTH)
Lưu ý:
• Mỗi bài dạy có thể được thực hiện trong nhiều tiết học, bảo đảm đủ thời gian dành cho mỗi hoạt động để học sinh thực hiện hiệu quả Hệ thống câu hỏi, bài tập luyện tập cần bảo đảm yêu cầu tối thiểu về số lượng và đủ về thể loại theo yêu cầu phát triển các kĩ năng Hoạt động vận dụng được thực hiện đối với những bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp và chủ yếu được giao cho học sinh thực hiện ở ngoài lớp học
Trong Kế hoạch bài dạy không cần nêu cụ thể lời nói của giáo viên, học sinh mà tập trung mô tả rõ hoạt động cụ thể của giáo viên: giáo viên giao nhiệm vụ/yêu cầu/quan sát/theo dõi/hướng dẫn/nhận xét/gợi ý/kiểm tra/đánh giá; học sinh đọc/nghe/nhìn/viết/trình bày/báo cáo/thí nghiệm/thực hành làm
Trang 4 HÔM NAY HỌP CHUYÊN MÔN VỚI CHUYÊN VIÊN SỞ GIÁO DỤC, THẦY DƯƠNG BỮU LỘC CÓ VÀI ĐIỀU QUAN TRỌNG VỀ CHUYÊN MÔN RẤT CẦN LƯU Ý SAU:
- Chấp hành theo đúng yêu cầu cần đạt đề ra
Tuy nhiên vẫn còn 1 số vấn đề còn bất cập, khó khăn:
1/ Các Chú ý + Nhận xét trong SGK CTST có nội dung nằm ngoài yêu cầu cần đạt của chương trình GV có thể giới thiệu cho HS biết thêm hoặc không dạy (nếu không đủ thời lượng)
Tuyết đối không dùng các Chú ý + Nhận xét trong SGK có nằm ngoài YCCĐ của chương trình để tạo ra 1 hệ thống bài tập sử dụng chúng trong kiểm tra đánh giá TX
+ Định kì ( Bộ YC giảm nhẹ, tuyệt đối không tự ý nâng lên, bổ sung thêm vấn đề nằm ngoài YCCĐ của chương trình) vi phạm
* Tóm lại: Khi dạy bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình GDPT 2018, không
dựa vào sách giáo khoa (ví dụ trong sgk có dạng bài tập đó mà trong yc cần đạt kg
có vẫn dạy không cho kiểm tra
2/ CÁC BÀI TẬP TRONG SGK Toán 6,7,8,9 mà bắt buộc phải sử dụng các tính
chất nằm ngoài YCCĐ, cần tinh giản, giảm tải THÌ KHÔNG NÊN bổ sung thêm kiết thức nằm ngoài YCCĐ MÀ CHỈ ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG BÀI TẬP ĐÓ chứ không phải là tiêu chí để nâng lên tiếp và xây dựng hệ thống bài tập rồi cho
KTTX-ĐÁNH GIÁ VI PHẠM
3/ Trong bài kiểm tra đánh giá, NẾU HỌC SINH ÁP DỤNG CÁC NỘI DUNG KIẾN THỨC NGOÀI YCCĐ CỦA CHƯƠNG TRÌNH trong bài làm tự luận mà
không chứng minh những kiến thức đó trước khi áp dụng thì phần bài làm đó được đánh giá là chưa đạt theo yêu cầu bài toán tổ bộ môn có thể thống nhất trong nội
bộ của tổ mình (trừ điểm hay mất điểm)
4/ THỐNG NHẤT TOÀN THÀNH PHỐ CHO PHÉP BỔ SUNG CÁC KIỂN THỨC ĐƯỢC DÙNG ĐỂ GIẢI QUYẾT 1 SỐ BÀI TOÀN NHƯNG KHÔNG ĐƯA VÀO KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
* Lớp 6: Bổ sung khái niệm tia đối Dạy vẽ góc biết số đo
* Lớp 7: Dạy khái niệm, hình chiếu, đường xiên, đường vuông góc
* Lớp 8: Dạy khái niệm đối xứng trục và đối xứng tâm để vẽ hình
* ĐƯỢC DÙNG MỘT SỐ TÍNH CHẤT CÓ TÍNH HIỂN NHIÊN, PHỨC TẠP MÀ
GV CÓ THỂ CÂN NHẮC CHO HS SỬ DỤNG TRỰC TIẾP
Trang 5- Tam giác cân có đường cao, đường trung tuyến, đường phân giác đường trung trực trùng nhau (Chương trình mới kg có mà phải chứng minh 2 tam giác bằng nhau
Chiều đảo chỉ chấp nhận: TAM GIÁC CÓ ĐƯỜNG CAO CŨNG LÀ TRUNG TUYẾN (thực chất là đường trung trực) thì tam giác đó cân Nhưng tam giác có
đường cao cũng là phân giác( trung tuyến cũng là phân giác) thì phải chứng minh tam giác đó cân.(cái bt này cũng khó)
-Trong tam giác vuông, trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng nửa cạnh huyền
Nhưng chiều ngược lại dù có trong sách CTST vẫn khg được dùng
Vd, đươc phép sử dụng cho nhẹ đi
Tam giá ABC vuông tại A, có M là trung điểm của BC
MA=MB=MC=½ BC
Tam giá ABC nội tiếp đường tròn đường kính BC
-Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc(hay cùng song song) với đường thẳng thứ ba thì song song
-(a.b)n=an.bn
-Hai góc kề cạnh bên hình thang có tổng bằng 180 độ
-Đường thẳng qua trung điểm một cạnh tam giác và song song với cạnh thứ hai thì qua trung điểm cạnh thứ ba
-Chấp nhận khái niệm tam giác nội tiếp đường tròn (Vì đây là hiển nhiên)
-Chấp nhận cả hai cách chứng minh tam giác vuông sau:
Cách 1:Tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính BC
thì tam giác ABC vuông tại A (BÂC nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Cách 2: Xét (O) có BC là đường kính
suy ra tam giác ABC vuông tại A (BÂC nội tiếp chắn nửa đường tròn) Chú ý phải có luận cứ góc nội tiếp chắn nửa đường tròn
*MỘT SỐ KIẾN THỨC KHÔNG ĐƯỢC DÙNG PHẢI CHỨNG MINH
-Hai góc cùng phụ với góc thứ ba thì bằng nhau
-Các hệ thức lượng trong tam giác vuông
-Hai tam giác vuông có chung cạnh huyền thì 4 điểm thuộc đường tròn
-Tam giác ABC vuông tại A thì tam giác ABC nội tiếp đường tròn đường kính BC
Trang 6V HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG MA TRẬN ĐẶC TẢ
MÔ TẢ THANG ĐO MÔN TOÁN
1 Nhận biết
- Nhớ (nhận ra) các kiến thức cơ bản (khái niệm, định nghĩa, tính chất, định lí, hệ quả, phương pháp, quy trình giải Toán, )
- Nhận ra kết quả, khẳng định giống như trong SGK, ví dụ điển hình
2 Thông hiểu
- Thể hiện được các kiến thức cơ bản bằng ngôn ngữ của riêng mình
- Giải quyết các tình huống Toán học đơn giản, giống hoặc tương tự các tình huống học sinh đã được luyện tập trên lớp, cũng như đã có trong SGK
3 Vận dụng
- Tạo ra được sự liên kết logic giữa các thông tin
Vận dụng để tổ chức lại các thông tin được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong SGK
- Nhận biết nội dung toán học trong tình huống có vấn đề phải giải quyết
4 Vận dụng cao
- Vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các bài toán toán học có liên quan, các vấn đề mới, không giống với những điều được học hoặc trình bày trong SGK Biết phân tích, tổng hợp, suy luận, lập luận, khái quát hóa trong chứng minh toán học
- Giải quyết các bài toán trong thực tiễn cuộc sống
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
- Xác định cấu trúc kiểm tra
+ Hình thức: TNKQ+TL (20% TNKQ, 80% TL) hoặc (30% TNKQ, 70% TL) hoặc 100% TNKQ hoặc 100% TL
+ Lựa chọn tỉ lệ: 4:3:2:1 hoặc 3: 4: 2:1 hoặc 3,5 : 3,5:2:1
- Liệt kê các chủ đề cần kiểm tra
Lưu ý: Khi xây dựng ma trận cho đề kiểm tra cuối kì
Với các chủ đề đã kiểm tra giữa kì thì khi kiểm tra cuối kì có thể cân nhắc lấy 20 - 25% YCCĐ chưa ra kiểm tra để đưa vào đề cuối kì nhằm tạo sự liền mạch kiến thức
Trang 7Ghi chú:
- Cột 2 và cột 3 ghi tên chủ đề như trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán
2018, gồm các chủ đề đã dạy theo kế hoạch giáo dục tính đến thời điểm kiểm tra
- Cột 12 ghi tổng % số điểm của mỗi chủ đề
Đề kiểm tra cuối học kì dành khoảng 10% -30% số điểm để kiểm tra, đánh giá phần nội dung thuộc nửa đầu của học kì đó
- Tỉ lệ % số điểm của các chủ đề nên tương ứng với tỉ lệ thời lượng dạy học
của các chủ đề đó
Tỉ lệ các mức độ đánh giá: Nhận biết khoảng từ 40%; Thông hiểu khoảng từ 30-40%; Vận dụng khoảng từ 20-30%; Vận dụng cao khoảng 10% - Tỉ lệ điểm TNKQ khoảng 20% đến 30%, TL khoảng 70% đến 80%
- Số câu hỏi TNKQ khoảng 8-12 câu, mỗi câu khoảng 0,25 điểm; TL khoảng Là câu mỗi cần khoảng 05 -10 điểm
Trang 10VI HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ
Trang 11RÚT KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ
Ưu điểm:
Số lượng bài nộp về nhiều, có chất lượng, thể hiện được sự quan tâm của giáo viên
Các đơn vị tổ chức hội thi (Thành phố Thủ Đức) sẽ thu về một nguồn tài nguyên học liệu số, chuẩn bị cho việc triển khai học liệu số theo tinh thần công văn 3005 của SGD&ĐT
Tạo một sân chơi chuyên môn mới cho các giáo viên bên cạnh các sân chơi truyền thống như GVG, GVCNG
Hạn chế:
Một số giáo viên mặc dù ý tưởng hay, nhưng vì hạn chế về mặt thiết bị (camera, micro ) khiến cho sản phẩm dự thi chưa được hoàn thiện Một số sản phẩm vẫn đi theo hướng chương trình cũ, chưa bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình mới
Một số giáo viên vẫn chưa nộp sản phẩm có tính tương tác (video tương tác, trò chơi tương tác) mà chỉ đơn thuần là video clip dạy học, hoặc file giáo án, powerpoint
VII PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
Trang 12QUẬN 10 LÀM KẾ HOẠCH TỔ BỘ MÔN