1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khái niệm của stress

11 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm của Stress
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 351,86 KB

Nội dung

Nhiều áp lực trong công việc không chỉ bao gồm các kiểu đặt nặng tiêu chuẩn mà còn với các yêu cầu không rõ lý do, mất hẳn đi sự công nhận cho những thành tựu và những rủi ro có thể xảy

Trang 1

MỤC LỤC

I ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II NỘI DUNG CHÍNH 3

1 KHÁI NIỆM CỦA STRESS 3

1.1 Định nghĩa của stress 3

1.2 Phân loại 4

2 THỰC TRẠNG 4

3 NGUYÊN NHÂN 5

4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ 8

III KẾT LUẬN 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhân loại đang hướng về kỷ nguyên của nền tảng văn hoá trí tuệ, của thời đại cách mạng công nghệ thông tin và sự phát triển vượt bậc của tri thức mới ở mọi quy mô lẫn mức độ Đi kèm với văn hoá là cuộc sống tinh thần của chúng ta cũng ngày một đa dạng

và phát triển nhằm thích ứng với biến đổi mạnh mẽ của thời đại Bên cạnh việc cải thiện điều kiện sống của con người, sự phát triển của xã hội cũng làm phát sinh những hệ lụy tiêu cực có khả năng gây stress cho con người nhiều hơn

Thật thế, khoảng vài năm lại đây stress trở nên một vấn đề lớn trong xã hội ngày nay, rất nhiều người đã quen thuộc với khái niệm stress vì stress có mặt trong các tình huống của cuộc sống, stress tồn tại khắp mọi vật và mọi môi trường sống của con người Stress (căng thẳng tâm lý) là một hiện tượng khó lòng mà tránh được đối với đời sống của con người Stress ở mức độ thông thường (Eustress) là sự phản ứng của con người đối với những áp lực trong điều kiện xã hội, nó là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng và đặc biệt là các căng thẳng có lợi Tuy nhiên, nếu stress với cường độ cao và thường xuyên, liên tục sẽ phá hỏng tính ổn định sinh học của tế bào từ đó làm gia tăng các rối loạn về mặt sức khoẻ cũng như tâm thần thì gọi là tình trạng trầm cảm có chủ đích hoặc stress bệnh lý (Distress)

Có thể thấy, câu chuyện về stress tác động sâu đến đời sống vật chất và tinh thần của nhiều người Vì vậy, để có thể từng bước nâng cao sức khỏe kết quả học tập của cộng đồng nói chung và của sinh viên nói riêng, chúng tôi tiến hành nghiên - cứu đề tài

“Stress và Ứng phó Stress" với hai mục tiêu chính là mô tả thực trạng stress và đưa ra những giải pháp khắc phục

Trang 3

II NỘI DUNG CHÍNH

1 KHÁI NIỆM CỦA STRESS

1.1 Định nghĩa của stress

Theo Who, Stress có thể được định nghĩa là bất kỳ loại thay đổi nào gây ra căng

thẳng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý Căng thẳng là phản ứng của cơ thể bạn đối với bất cứ điều gì đòi hỏi sự chú ý hoặc hành động Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của bạn.

Theo Unicef, Stress là cảm giác phổ biến mà chúng ta có khi cảm thấy bị áp lực,

choáng ngợp hoặc không thể đối phó.

Theo trang web mentalhealth.org.uk của Tổ chức Sức khỏe Tâm thần của Vương quốc Anh, Stress là phản ứng của cơ thể chúng ta đối với áp lực Nhiều tình huống hoặc

sự kiện khác nhau trong cuộc sống có thể gây ra căng thẳng Nó thường được kích hoạt khi chúng ta trải nghiệm điều gì đó mới mẻ hoặc bất ngờ đe dọa ý thức về bản thân hoặc khi chúng ta cảm thấy mình có ít quyền kiểm soát đối với một tình huống

Như vậy, stress là một phản ứng thích hợp và có thể điều tiết, thiết lập bằng những hành động của xã hội hay quá trình nhận thức Nó là hệ quả của các sự kiện, môi trường hay hiện tượng bên ngoài tạo ra những đòi hỏi từ vật chất hoặc tinh thần đối với con người, là phản ứng của cơ thể trước bất cứ yếu tố nào và là những yêu cầu của hoàn cảnh bắt buộc chúng ta phải biết chấp nhận

Stress được đặt trong sự tương quan của cơ thể trước áp lực của thế giới Tuy nhiên không phải từ yếu tố bên ngoài mà chính việc cảm nhận của chúng ta về những ảnh hưởng mới xác định mức độ nghiêm trọng của sự kiện ấy

Trang 4

1.2 Phân loại

Stress cấp tính là dạng căng thẳng làm cho bạn cảm thấy thiếu cân bằng trong giây lát Nó sẽ đến cực nhanh chóng, không thể dự đoán được và cũng không kéo dài, tuy nhiên lại đủ để bạn cảm thấy lo lắng, chẳng hạn trong một sự kiện hay một kỳ thi bạn chưa chuẩn bị sẵn sàng

Stress mãn tính là tình trạng có khuynh hướng bùng phát thường xuyên Loại stress này làm bạn trở nên căng thẳng hơn và nếu bạn không biết cách điều khiển nó thì bạn sẽ dần dần kiệt sức bởi nó Điều này xảy ra do phản ứng căng thẳng trong cơ thể bị kích thích quá lâu, bạn chưa được trả lại trạng thái thả lỏng thì đã phải chịu đựng đợt stress kế tiếp kéo vào, làm cho tinh thần bị ức chế gần như là vô thời hạn

Căng thẳng cảm xúc – nỗi đau xuất phát từ căng thẳng cảm xúc có thể hủy hoại bạn một cách nhanh chóng hơn tất cả những loại khác Ví dụ như cơn căng thẳng bắt nguồn từ việc mối quan hệ của bạn xảy ra mâu thuẫn, nó mang đến nỗi đau thể xác và tâm hồn, nghiêm trọng gấp nhiều lần hơn những áp lực đến từ công việc

Kiệt sức là hệ quả của một quá trình căng thẳng mãn tính kéo dài mang lại, làm bạn cảm giác hầu như không thể điều khiển tốt được bản thân Nhiều áp lực trong công việc không chỉ bao gồm các kiểu đặt nặng tiêu chuẩn mà còn với các yêu cầu không rõ lý

do, mất hẳn đi sự công nhận cho những thành tựu và những rủi ro có thể xảy đến khi bạn gây ra lỗi lầm hầu hết tất cả chúng đều có khả năng cao kéo bạn đến bờ vực kiệt sức

2 THỰC TRẠNG

Tại Hoa Kỳ, theo khảo sát của R Beiter cùng đồng sự thuộc Đại học Franciscan, bang Ohio, cho biết có khoảng 38% tổng số sinh viên báo cáo là có stress, với 11% các sinh viên đạt mức độ stress nghiêm trọng và cực nặng Một khảo sát tương tự ở trường

Trang 5

Đại học Uludag, Thổ Nhĩ Kỳ của Nuran Bayram and Nazan Bilgel cũng phát hiện ra có khoảng 48,2% tổng số SV có stress và (6,9%) là stress nghiêm trọng

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 15% người dân mắc các rối loạn tâm thần hay liên quan với stress Thậm chí, trên thực tế, con số này đang tăng gấp bội và ngày càng mở rộng Tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), nếu như cách đây 15-20 năm chỉ trung bình có từ 1 đến 2 bệnh nhân/ngày, còn hiện nay mỗi ngày viện tiếp nhận khoảng 300 người tới điều trị do các vấn đề rối loạn tâm lý và xã hội, bao gồm lo âu, mất ngủ, trầm cảm liên kết với stress

Riêng lứa tuổi học sinh, một số em học sinh THCS cũng đã đến phòng khám do rối loạn lo âu Nhiều học sinh do stress nên đã có các hành vi như tự cắt tay, rạch mặt, đập đầu vô tường Đáng quan ngại hơn nữa là theo một khảo sát của Bộ GD & ĐT đối với việc triển khai mô hình sinh hoạt văn hóa kết hợp dịch vụ tư vấn tâm lý trong trường học

ở các trường THCS, THPT, đại học trên địa bàn Hà Nội, Hải Dương Kết quả cho biết:

Có khoảng 93,57% tổng số HS-SV được khảo sát vấp vào các vấn đề khúc mắc muốn san

sẻ giữa học hành và cuộc sống hàng ngày Tỷ lệ trên đối với cấp THPT là 95,33% và bậc đại học là 85,92% Đặc biệt, với nhóm đối tượng học sinh THPT thì mức độ luôn luôn có vấn đề khúc mắc và muốn san sẻ là 80,17%, cao hơn ở đại học Có 82,31% học sinh, sinh viên được khảo sát đều có nguyện vọng trường học hoặc cơ sở giáo dục có khu vực tư vấn tâm lý riêng biệt, kín đáo để thuận lợi giúp cho bạn khi tiếp xúc và chia sẽ những vấn

đề tâm lý của mình Đa phần học sinh sinh viên mong muốn mỗi nhà trường có nhân viên phụ trách hỗ trợ tâm lý được đào tạo chuyên nghiệp và có kiến thức về tâm lý học đường nhằm giúp bạn giải tỏa các băn khoăn, khúc mắc của mình

3 NGUYÊN NHÂN

Stress sẽ diễn ra nếu sức ép trong công việc ảnh hưởng đến con người, đi quá phạm

vi chịu đựng của họ, hoặc các nguyên nhân do yếu tố bên ngoài và từ chính cá nhân Nhóm lý do bên ngoài là các vấn đề bắt nguồn từ tình trạng thể chất của từng người, bao

Trang 6

gồm những căng thẳng về công việc hoặc học hành: từ nơi sống cũng như lối sinh hoạt,

và từ trong mối liên hệ giữa cá nhân với cộng đồng

a) Về vấn để thể chất và sức khỏe:

Những biến đổi sinh lý của cơ thể do giai đoạn đang trưởng thành cũng là nguyên

nhân tạo ra tình trạng stress và căng thẳng cho lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh, sinh viên Cơ thể gầy gò, khả năng miễn dịch kém nên thường xuyên bị cháy nắng, ốm, sốt, đau đầu và thói quen sống không phù hợp như thức ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng khiến con người bạn dễ lâm vào tình trạng căng thẳng, stress Hoặc nếu phát hiện mình đang mang một số căn bệnh khá nặng có khả năng chữa trị lâu và đắt đỏ (như viêm gan, bệnh liên quan tim mạch, cao huyết áp ) hay thấy mình bị bệnh hiểm nghèo (ung thư dạ dày, ung thư máu ) con người chúng ta sẽ không thôi lo nghĩ tới nó, bận tâm và

suy nghĩ, từ đấy cũng gián tiếp gây gia tăng căng thằng.

b) Nguyên nhân từ môi trường

Sự biến đổi của thời tiết, mưa nắng thất thường và nóng bức cũng dễ khiến con người ta sinh thái độ bực dọc, cáu kỉnh; những tác động từ ngoại cảnh như âm thanh ầm ĩ, bụi bặm, rác thải độc hại hay giao thông ùn tắc cũng là yếu tố đưa đến stress thường thấy Môi trường sống và làm việc không sạch sẽ, thiếu thốn các tiện ích thiết yếu ví dụ như không gian rất chật hẹp, ẩm thấp, nóng nực, không đủ ánh sáng, không có sắc xanh tươi từ thiên nhiên hoặc ở gần nơi gây ra tiếng ồn, không có không gian để hoạt động sáng tạo cũng làm hạn chế hiệu quả của quá trình học hành, làm việc Hoặc nếu sống, học hành, công tác tại một nơi mà nhiều nhân viên không làm việc hết khả năng, không trau dồi chuyên môn mà còn gây cản trở cho hoạt động của người đối diện cũng là lý do phát sinh sự khó chịu, bực tức thậm chí căng thẳng cho cả những người chung quanh

c) Sự mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống, học tập, gia đình và các mối liên hệ

Trang 7

Công việc cần phải thực hiện trong thời gian nhanh và gấp rút bắt buộc phải tập trung toàn bộ sức nhằm đáp ứng theo yêu cầu tạo nên áp lực tinh thần cho mỗi người, nếu không thực hiện hay làm không đúng sẽ tổn hại đến thành tích bản thân, đó cũng chính là nguồn gốc của stress

Các vấn đề tài chính, nhất là trong thời kỳ biến động giá cả leo thang khiến rất nhiều người phải suy nghĩ và đau đầu về nó Phải cắt giảm việc chi tiêu cho những khoản không cần thiết và phân phối sao cho hợp lí mà vừa bảo đảm được nhu cầu thiết yếu cho hiện tại nhưng cũng có khoản tiền để dành trong tương lai

Mâu thuẫn giữa những người cùng nhà hoặc nhóm bè bạn với nhau cũng tạo nên

sự đè nặng về tâm lí của bản thân, làm cho không tập trung được thời gian công việc Bên cạnh đó áp lực từ những kì vọng của nhiều người giành cho bản thân cũng gây

ra sức ép tâm lý đối với cá nhân, cũng là yếu tố hình thành lên trạng thái stress của họ

d) Lối suy nghĩ của mình về mọi thứ xung quanh cuộc sống

Đây cũng chính là tiêu chí đánh giá việc bản thân có đang đối mặt với stress hay không, thông qua "lăng kính phản chiếu cuộc sống" của từng người, trong một tình huống

cụ thể sẽ gây nên những cảm xúc và hành vi rất khác nhau Cách con người suy nghĩ và cảm nhận xung quanh mình, đối với một số tình huống sẽ ảnh hưởng lên trí tưởng tượng

và hành động của bản thân Nếu bạn nhìn mọi chuyện theo hướng khác, đơn giản hoá vấn

đề bởi nó cũng không ở mức độ không thể giải quyết nổi thì sẽ làm dịu đi những sức nóng của tâm lý thay vì chỉ suy nghĩ về các điều tệ hại nhất và cho rằng sự việc sẽ diễn đến thì lại khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn mà hậu quả vẫn không hề khắc phục

Ví dụ như bạn nghĩ nếu rớt đại học, tương lai của bạn sẽ thật mờ mịt, cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng còn nhiều người sẽ xa lánh bạn và điều ấy sẽ khiến tâm trạng của bạn nặng

nề hơn nữa thêm vào đấy bạn cần biết rằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn

Trang 8

đến thành công; bạn hãy học hết bậc cao đẳng rồi mới đi lên hoặc sẽ cố gắng ôn luyện cho năm sau tiếp tục thi thì chuyện sẽ trở nên đơn giản

4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Khi bạn gặp phải tình trạng stress cấp tính và căng thẳng trong cơ thể sẽ tự động được kích hoạt bởi những biện pháp làm dịu stress tức thì sẽ cho phép bạn nhanh chóng

ổn định trở lại Những phương pháp này sẽ giúp bạn thư giãn và nhanh chóng thoát khỏi stress cấp tính

- Bài tập hít thờ: rất hữu ích trong trường hợp stress cấp tính, vì chúng thường phát huy hiệu quả nhanh

- Thay đổi tư duy: bạn có thể điều chỉnh cái nhìn của bạn về những sự việc xung quanh để làm giảm cũng như có thể dễ dàng kiểm soát sự căng thẳng

- Thả lỏng cơ thể: cũng tương tự như bài tập hít thở, luyện tập thả lỏng các cơ trên

cơ thể sẽ làm bạn dễ bình tâm trở lại hơn

- Một số bài thiền ngắn: tiến hành các bài tập hít thở kết hợp cùng phương pháp thiền trong 5 phút bạn sẽ có thể thả lỏng cả về tâm trí lẫn các cơ, chúng sẽ có thể giúp bạn bình tĩnh lại

Những thói quen dưới đây sẽ giúp bạn quản lí hiệu quả được các triệu chứng khó chịu do stress mãn tính gây ra

- Tập thể dục đều đặn: việc tập thể dục sẽ giúp giảm các triệu chứng stress kéo dài bởi nhiều nguyên nhân

- Có thói quen ăn uống hợp lý: chế độ ăn uống lành mạnh cho phép mọi bộ phận của

cơ thể bạn vận hành hiệu quả hơn, qua đó làm giảm thiểu stress

- Hình thành các mối quan hệ tốt đẹp: luôn có nhiều người sẵn lòng giúp đỡ cũng như chia sẽ với bạn sẽ rất cần thiết trong việc giúp bạn bước khỏi stress

Trang 9

- Thưởng thức các giai điệu: đây cũng là một yếu tố hoàn hảo để có thể xả stress sau một ngày dài đầy những mệt nhoài

Những phương pháp khác nhau giúp quản lí, thiết lập và duy trì hệ thống hồi phục hậu stress hoạt động có kết quả trong những hoàn cảnh khác nhau Và dưới đây là một số cách để kiểm soát những cơn căng thẳng cảm xúc:

- Viết nhật ký: viết nhật ký là một việc làm đáng để thử, chúng chắc chắn là một việc làm có lợi cho bạn

- Tâm sự với mọi người: hãy học cách lắng nghe và đón nhận những lời đề nghị giúp

đỡ và động viên đến từ bạn bè, người thân Hơn hết, bạn cần học cách chia sẻ nhưng mối lo của mình với mọi người xung quanh, cần để ý đến tâm lý của mình nhiều hơn, nếu cảm thấy có điều không ổn cần đến gặp bác sĩ tâm lý chia sẻ ngay lập tức

Cùng với những phương pháp giảm thiểu stress mãn tính và căng thẳng trong cảm xúc, một số cách bên dưới có thể giúp bạn lấy lại sức sau giai đoạn kiệt sức – hoặc ngăn chặn chủng ngay từ đầu, không cho chúng xảy ra

- Tạo thêm khoảng trống để thư giản, nghỉ ngơi: nếu trong lịch trình của bạn không

hề có kì nghỉ nào, thì ngay bây giờ hãy thử trải nghiệm điều đó

- Hấp thụ những nguồn năng lượng có ích cho tinh thần: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, thế nên nhớ cười thật tươi thật nhiều mỗi ngày nhé

- Thực hiện những việc làm mình yêu thích: hãy hành động ngay lúc này, đừng chờ đợi đến sau này mới thực hiện những sở thích của bản thân

- Biết cách nghỉ ngơi hãy thả lỏng, tạo nguồn năng lực tích cực cho bản thân mỗi ngày để cảm thấy bớt đi những áp lực đè nén hằng ngày hơn

Trang 10

III KẾT LUẬN

Xã hội chắc chắn sẽ vẫn còn phát triển, những vấn đề cần đối mặt chắc chắn cũng

sẽ tăng dần theo Stress là điều mỗi người chúng ta sẽ không thể nào tránh khỏi trong cuộc sống đặc biệt là trong quá trình trưởng thành cụ thể là trong độ tuổi thanh thiếu niên Tuy nhiên, nếu mỗi người chúng ta nỗ lực dành thời gian quan tâm lẫn nhau thì stress có thể sẽ được giảm nhẹ và trở thành động lực để chúng ta ngày càng phát triển Các bạn học sinh, sinh viên cần học cách chia sẽ, thay đổi cách suy nghĩ và biết tự tạo niềm vui, động lực cho bản thân mình trong cuộc sống hằng ngày Thanh thiếu niên nỗ lực nhưng

sẽ không thể nào thành công nếu không có sự giúp đỡ từ những người xung quanh, đặc biệt là từ gia đình và nhà trường Các bậc phụ huynh cần quan tâm, chia sẽ với con em mình nhiều hơn và tránh áp đặt suy nghĩ của mình lên con trẻ Nhà trường cần tạo ra những hoạt động giải trí có thể giải tỏa căng thẳng sau những giờ học cùng với đó cũng cần quan tâm đến các vấn đề tâm lí của học sinh Cuối cùng, stress không có hại nếu chúng ta biết giữ nó ở một mức độ vừa phải vì thế bản thân mỗi người nên học cách cùng tồn tại với stress

Ngày đăng: 28/08/2024, 11:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w