1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt Nam

84 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt NamTạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TUẤN DŨNG

TẠO LẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

HUỲNH TUẤN DŨNG

TẠO LẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU TRONG CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp của tác giả có tiêu đề "Tạo lập vốn chủ sở hữu

trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt Nam" là quá trình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi của tác giả dưới sự hướng

dẫn tận tâm của Cô TS Nguyễn Thị Kim Thoa

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những nội dung được trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực

Những nội dung phân tích và trích dẫn trong luận văn này được trích dẫn từ các nguồn tài liệu đúng quy định

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Huỳnh Tuấn Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả trân trọng cảm ơn đến Quý thầy cô giáo trong Khoa Luật Kinh tế, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Sau Đại học của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong quá trình học tập tại trường

Tác giả xin chân thành cảm ơn Cô TS Nguyễn Thị Kim Thoa đã hỗ trợ hướng dẫn, đồng hành xuyên suốt quá trình định hướng lựa chọn đề tài đến góp ý và hoàn thiện luận văn

Bên cạnh những kết quả đạt được, do trình độ, khả năng lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều thiếu sót và hạn chế, vì vậy, tác giả mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng, Quý thầy cô để giúp tác giả có thể hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn./

Huỳnh Tuấn Dũng

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên trở lên theo pháp luật Việt Nam

Từ Khóa: "công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên", "vốn chủ sở hữu", "vốn góp"

Pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã tạo cơ sở nền tảng để các doanh nghiệp tuân thủ, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở hay sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật để thực hiện các hành vi gian dối hay lách luật trong quá trình tạo lập vốn chủ sở hữu Đồng thời, pháp luật xây dựng cơ chế để kiểm soát hoạt động tạo lập vốn, cũng vừa để bảo vệ cho các chủ thể liên quan trong quá trình tạo lập, ngoài ra, pháp luật cũng xây dựng các cơ chế để xử lý khi có các đối tượng vi phạm các quy định này, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể khác.”

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này còn tồn tại khá nhiều hạn chế và bất cập liên quan đến việc tạo lập nguồn vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Qua thực tiễn, có nhiều tranh chấp phát sinh tại các công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên liên quan về vấn đề tạo lập vốn chủ sở hữu như phương thức góp vốn, quyền sở hữu tài sản góp vốn, định giá tài sản góp vốn …Do đó, nội dung liên quan đến tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để góp phần không chỉ tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, đảm bảo nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh, vận hành của công ty, mà còn đảm bảo trách nhiệm của công ty với khách hàng, đối tác, chủ nợ

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên để từ đó làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến hoạt động tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của loại hình doanh nghiệp này

Trang 6

The law on the creation of multi-member limited liability companies has created

a foundation for enterprises to comply, avoiding the situation that enterprises take advantage of loopholes or inconsistencies of the legal system to commit fraudulent acts or circumvent the law in the process of creating equity At the same time, the law establishes mechanisms to control capital creation activities, as well as to protect related entities in the creation process, in addition, the law also establishes mechanisms to handle when there are violators of these regulations, affecting the legitimate rights and interests of other subjects

However, the current law has many limitations and inadequacies related to the creation of equity capital of multi-member limited liability companies In practice, there are many disputes arising in multi-member limited liability companies related to equity issues such as method of capital contribution, ownership of assets contributed as capital, valuation of assets contributed as capital Therefore, contents

related to the creation of equity capital in multi-member limited liability companies

need to continue researching and perfecting to contribute not only to creating a favorable and equal business environment, ensuring financial sources for business activities, operation of the company, but also ensure the company's responsibility to customers, partners, creditors

The thesis researches the theoretical and practical issues of law implementation on the creation of equity capital in multi-member limited liability company in order to clarify the provisions of Vietnamese law related to the creation of equity capital of multi-member limited liability company; propose recommendations and solutions to complete the law on creating equity capital of this type of enterprise

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

4 CTTNHH 2TV trở lên Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

viên trở lên 5 GCNĐKDN Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trang 8

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO LẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN 10 1.1 Khái quát về tạo lập vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 10

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 10 1.1.2 Khái luận về vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn và hình thức tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 13 1.1.3 Ý nghĩa của việc tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 19

1.2 Tổng quan pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 21

1.2.1 Khái quát về pháp luật tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 211.2.2 Nội dung pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 261.2.3 Những yếu tố tác động đến pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TẠO LẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 35 2.1 Thực trạng pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 35

2.1.1 Chủ thể thực hiện việc tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên 35

Trang 9

2.1.2 Cách thức tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài

Quyền tự do kinh doanh nói chung, quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh nói riêng giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với các chủ thể khi bắt đầu kinh doanh Vì phải có kế hoạch và mục tiêu, sứ mệnh kinh doanh mới quyết định việc ra đời doanh nghiệp

Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên ghi nhận về quyền tự do kinh doanh tại Điều

57: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" Kế thừa tinh thần trên, Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định "Mọi người có quyền tự do kinh

doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" Quyền tự do kinh doanh

là khả năng hành động, lựa chọn và quyết định một cách có ý thức của chủ thể về các vấn đề liên quan đến hoạt động, tổ chức kinh doanh

Để khởi sự, chuẩn bị gia nhập thị trường, các chủ thể kinh doanh trước hết phải xác lập tư cách pháp lý thông qua việc lựa chọn, áp dụng mô hình kinh doanh, tiến hành thành lập doanh nghiệp, trong đó có thủ tục góp vốn của CSH để tạo lập và duy trì hoạt động doanh nghiệp, đây là nghĩa vụ cơ bản của chủ thể kinh doanh

Vậy, tạo lập vốn CSH được hiểu là một quá trình hình thành nguồn vốn do CSH tham gia góp vốn để tiến hành kinh doanh và phát triển nguồn vốn CSH của doanh nghiệp

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh bất ổn như hiện nay, nguồn vốn đóng vai trò là "mạch máu", là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp và số vốn này được hình thành, tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau Đó có thể là nguồn vốn do CSH góp vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, nguồn tích lũy từ lợi nhuận không chia, tăng vốn góp bằng cách tiếp nhận vốn góp từ các chủ thể khác hoặc từ nguồn tín dụng Trong các nguồn vốn này, vốn CSH là một thành phần quan trọng trong cơ cấu vốn, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển ổn định, bền vững của doanh nghiệp

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành quy định về vấn đề này tồn tại khá nhiều hạn chế và bất cập liên quan đến việc tạo lập nguồn vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên chẳng hạn như: bất cập về tạo lập vốn CSH bằng tài sản trí tuệ; bất cập về nghĩa vụ góp vốn

Trang 11

đúng hạn và đầy đủ theo cam kết; bất cập vềđịnh giá tài sản góp vốn trong trường hợp chủ sở hữu tự định giá trên cơ sở thỏa thuận; bất cập về các đăng ký vốn điều lệ không trung thực trong CTTNHH 2TV trở lên

Qua thực tiễn, có nhiều tranh chấp phát sinh tại các CTTNHH 2TV trở lên liên quan về vấn đề vốn CSH như phương thức góp vốn, quyền sở hữu TSGV, định giá TSGV…Do đó nội dung liên quan đến tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TV trở lên cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện để góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận tiện, công bằng, đảm bảo nguồn lực tài chính cho hoạt động kinh doanh, triển khai vận hành của công ty

Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài "Tạo lập vốn chủ sở hữu trong

công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt Nam" cho

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của mình

2 Mục tiêu của đề tài

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TV trở lên; phân tích, đánh giá một số quy định pháp luật và tình hình thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TV trở lên; đề xuất các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của loại hình doanh nghiệp này

Để hoàn thành các mục tiêu trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề lý luận về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV

trở lên

Hai là, phân tích, so sánh, đánh giá những quy định pháp luật liên quan đến tạo

lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của một số nước trên thế giới

Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật

về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên tại Việt Nam Qua đó, phát hiện những điểm còn hạn chế, còn nhiều bất cập; những khó khăn, vướng mắc để xác định phương hướng giải quyết, hoàn thiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên tại Việt Nam

Trang 12

3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu của đề tài, luận văn được triển khai các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:

Câu hỏi nghiên cứu chung: Luận văn "Tạo lập vốn chủ sở hữu trong công ty

trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo pháp luật Việt Nam" được tiến hành

để trả lời cho câu hỏi: PLDN cần phải sửa đổi, bổ sung như thế nào để bảo đảm việc thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên?

Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

i) PLDN hiện hành đã quy định đảm bảo cho hoạt động tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TV trở lên như thế nào?

ii) Thực tiễn thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH trong các CTTNHH 2TV trở lên ở Việt Nam của các NĐT phát sinh những vướng mắc gì?

iii) PLDN hiện hành cần phải bổ sung những quy định gì để góp phần bảo đảm việc thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu:

- Các quy định pháp luật liên quan đến tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên theo pháp luật ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

- Thực tiễn thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên

Về phạm vi nghiên cứu:

Tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên theo quy định LDN năm 2020 Các tài liệu liên quan hoặc văn bản quy phạm pháp luật không còn hiệu lực, sẽ mang giá trị đối chiếu và làm rõ sự thay đổi, phát triển của quan hệ pháp luật này

Các vấn đề liên quan đến cách thức hạch toán vốn CSH sẽ không được nghiên cứu trong luận văn này

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

Trang 13

- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích,

bình luận, đánh giá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên; phân tích quy định pháp luật Việt Nam và của một số quốc gia khác được lựa chọn nghiên cứu nhằm phát hiện các quy phạm pháp luật mà tác giả muốn xây dựng và được thể hiện trong văn bản cũng như thực trạng thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn

- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng nhằm đưa ra

những nhận định, rút ra các kết luận, đề xuất các kiến nghị hoàn hiện pháp luật, các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên ở Việt Nam Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn

- Phương pháp Luật học so sánh: Phương pháp này là công cụ để so sánh, đối

chiếu, đánh giá các quan điểm khoa học trong chương tổng quan về các vấn đề nghiên cứu của luận văn So sánh, đối chiếu những quy định pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên của Việt Nam ở từng thời kì khác nhau Thông qua đó, sẽ nhận thấy được những thay đổi theo hướng tích cực của pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên ở Việt Nam thời gian qua Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn

- Phương pháp lịch sử: Phương pháp này được xem xét, phân tích có hệ thống

các tài liệu trước đó liên quan nội dung nghiên cứu của đề tài, phát hiện xu hướng nghiên cứu, xác định các vấn đề nghiên cứu tiếp theo Đồng thời phương pháp này cũng sẽ được sử dụng để xem xét, phân tích quá trình hình thành, phát sinh trong hoạt động tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên trong các văn bản luật đã được ban hành trước đây với những thay đổi, điều chỉnh về nội dung, phạm vi của tạo lập vốn chủ sở hữu trong bối cảnh hiện nay Phương pháp này được sử dụng ở chương 1, chương 2 luận văn

Tuy nhiên, việc triển khai cụ thể các phương pháp nghiên cứu như trên chỉ mang tính chất tương đối bởi trong luận văn của tác giả, các vấn đề, nội dung nghiên cứu mà tác giả thường đan xen, kết hợp các phương pháp nghiên cứu nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của mình

Trang 14

6 Nội dung nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TV trở lên để làm rõ các quy định của PLVN hiện hành liên quan đến hoạt động tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên; tiếp tục đề xuất các kiến nghị, các giải pháp để hoàn thiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của loại hình doanh nghiệp này

7 Đóng góp đề tài Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần làm sâu sắc hơn những vấn đề lý luận về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên như: Khái quát về pháp luật tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên; Nội dung pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên; Những yếu tố tác động đến nội dung pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên;

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đã phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên ở Việt Nam, kết hợp với việc so sánh kinh nghiệm tại một số nước khác trên thế giới để từ đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên Đồng thời, luận văn cũng góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các NĐT các chủ thể liên quan trong quá trình thực hiện pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên

Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho các cơ quan lập pháp trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên ở Việt Nam Ngoài ra, đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy

8 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên là nội dung được nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu trong thời gian qua Quá trình nghiên cứu viết đề tài luận văn, tác giả nhận định có một số công trình nghiên cứu nổi bật, liên quan mật thiết đến đề tài, cụ thể như sau:

Trang 15

(1) Luận văn "Pháp luật về góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn" của

Trương Nguyễn Ngọc Dung (2020), Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế,

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh

Luận văn đã: (i) khái quát những vấn đề mang tính lý luận chung về góp vốn vào CTTNHH, trình bày các khái niệm, bản chất pháp lý, các nguyên tắc, ý nghĩa và sự cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật về góp vốn; (ii) tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện những quy định pháp luật về góp vốn vào CTTNHH, cơ sở chủ yếu dựa vào LDN năm 2020 Vì luận văn chỉ nghiên cứu về việc góp vốn vào công ty TNHH nên không đi sâu nghiên cứu về cách thức tạo lập vốn của CSH Tuy nhiên, những quan điểm được đưa ra trong Luận văn đã giúp tác giả có thêm cơ sở để phân tích các vấn đề lý luận tại Chương 1, đồng thời đa dạng, bao quát góc nhìn hơn khi bình luận những quy định pháp luật tại Chương 3 của luận văn

(2) Bài viết "Định giá tài sản góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên - nhìn từ góc độ lý luận" của TS Nguyễn Thị Kim Thoa - Nguyễn

Thị Vân Anh (2024) đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 8 (Kỳ II tháng 04/2024) Bài viết phân tích quy định của LDN năm 2020 về định giá TSGV vào CTTNHH 2TV trở lên, một số bất cập liên quan, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh của các nhà đầu tư, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước ở Việt Nam Đây là cơ sở giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu xử lý vi phạm về định giá TSGV trong CTTNHH 2TV trở lên trong quá trình tạo lập vốn của chủ sở hữu tại chương 2 của luận văn

(3) Bài viết "Nghĩa vụ góp vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên" của Nguyễn Thị Kim Thoa (2021) đăng trên cuốn sách Môi trường pháp

lý doanh nghiệp do Nhà xuất bản Tư Pháp phát hành Bài viết phân tích quy định của LDN năm 2020 về VĐL và xử lý vi phạm về nghĩa vụ góp vốn trong CTTNHH 2TV trở lên và khả năng áp dụng, triển khai các quy định này để giải quyết những vấn đề thực tế có liên quan Đồng thời bài viết đã phân tích những điểm hạn chế về cách thức xử lý khi có chủ thể, thành viên vi phạm về nghĩa vụ góp vốn Đây là cơ sở giúp

Trang 16

tác giả tiếp tục nghiên cứu xử lý vi phạm về nghĩa vụ góp vốn trong CTTNHH 2TV trở lên trong quá trình tạo lập vốn của chủ sở hữu tại chương 2 của luận văn

(4) Bài viết "Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp năm 2020" của Nguyễn Thị

Phương Hà (2021), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 06 (430), Kỳ 2 - tháng 03/2021, trang 49-52 Nội dung trọng tâm của bài viết xoay quanh những bất cập, vướng mắc của LDN năm 2020 có liên quan đến quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện những bất cập này Đây là cơ sở giúp tác giả kế thừa và tiếp tục nghiên cứu những quan điểm nổi bật của tác giả Nguyễn Thị Phương Hà để hoàn thiện các lập luận về quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của thành viên CTTNNHH 2TV trở lên trong nội dung chương 2 của luận văn

(5) Bài viết "Quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về vấn đề góp vốn thành lập doanh nghiệp - Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện" của Đặng Hoa Trang

(2019), tài liệu này phục vụ hội thảo Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư và LDN, trường Đại học Luật TP.HCM, trang 60-72 Nội dung trọng tâm của bài viết xoay quanh những bất cập, vướng mắc của LDN năm 2014 có liên quan đến hoạt động góp vốn thành lập công ty như các trường hợp góp vốn vào công ty, vấn đề định giá TSGV, thời hạn đăng ký điều chỉnh VĐL, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên công ty và đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện những bất cập này Tuy nhiên, bài viết mới chỉ tập trung trình bày ở hình thức một bài tham

luận và các góp ý xuất phát từ góc nhìn của tác giả liên quan đến vấn đề góp vốn

thành lập công ty trong PLDN hiện hành Song bài viết cũng có giá trị tham khảo trong việc đa dạng hóa góc nhìn liên quan đến hoạt động tạo lập vốn trong CTTNHH

2TV trở lên trong luận văn

(6) Bài viết "Góp vốn dưới góc độ quyền tự do kinh doanh" của Nguyễn Thị

Thu Trang (2018) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 16 (368), tháng 8/2018 Bài viết phân tích về quyền tự do kinh doanh của con người được thực hiện thông qua hoạt động góp vốn, huy động vốn, thay đổi vốn và thoái vốn Bài viết tiếp cận những quyền nêu trên dưới góc độ so sánh để thấy được sự phát triển, tương thích

Trang 17

của pháp luật Việt Nam với pháp luật các quốc gia trên thế giới; chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong chế định vốn kinh doanh của Việt Nam và đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ quyền con người nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng Đây là cơ sở giúp tác giả tiếp tục nghiên cứu quyền tự do kinh doanh của con người được thực hiện thông qua hoạt động tạo lập vốn trong CTTNHH 2TV trở lên trong luận văn

(7) Bài viết "Những vấn đề lý luận về chủ thể định giá tài sản góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014" của Ngô Thị Phương Thảo

và Đỗ Thị Mai Thư (2018) đăng trên Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54 Số 1D), trang 265–271 Bài viết đã phân tích quy định của LDN năm 2014 về chủ thể định giá TSGV, chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật về vấn đề này và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của LDN năm 2014 về chủ thể định giá TSGV Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở việc phân tích câu chữ trong các quy định của pháp luật, do đó, bài viết chỉ đề xuất phương hướng nhằm hoàn thiện về mặt câu chữ các quy định của pháp luật về chủ thể định giá TSGV vào doanh nghiệp trong LDN năm 2014, chưa nghiên cứu toàn diện, đồng bộ về chủ thể định giá TSGV Nhìn chung, bài viết vẫn có những giá trị tham khảo khi tác giả tiến hành nghiên cứu viết đề tài luận văn tại chương 2

Tóm lại, qua khảo lược các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài thời gian qua, có thể nhận thấy: trong số các công trình nghiên cứu trên chỉ có một số công trình mang tính chất gợi mở, khái quát các quy định của Luật Doanh nghiệp về góp

vốn trong CTTNHH, nghĩa vụ góp vốn trong CTTNHH 2TV trở lên trong hoạt động tạo lập vốn CSH Còn một số công trình còn lại đi sâu vào một số giải pháp, khía

cạnh riêng về hoạt động tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên, chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tạo lập vốn CSH dưới góc độ quyền tự do kinh doanh

Xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp tục kế thừa, tiếp thu có chọn lọc từ các kết quả nghiên cứu của những công trình nêu trên và đồng thời, tiếp tục triển khai, nghiên cứu các vấn đề sau:

Trang 18

Thứ nhất, luận văn tập hợp, phân tích, trình bày một cách có hệ thống một số

vấn đề lý luận về tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên Đồng thời, luận văn có sự tham khảo kinh nghiệm pháp luật tại một số quốc gia trên thế giới về một số vấn đề có liên quan

Thứ hai, luận văn tiến hành phân tích, đánh giá về thực tiễn áp dụng các quy

định của LDN năm 2020 trong việc tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên; đánh giá, bình luận những vụ tranh chấp phát sinh từ thực tiễn tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên tại chương 2 luận văn

Thứ ba, luận văn đề xuất định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về

tạo lập vốn CSH vào công ty TNHH 2TV trở lên

9 Bố cục tổng quát của đề tài

Bố cục của luận văn như sau: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

Chương 2: Thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và giải pháp hoàn thiện

Trang 19

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẠO LẬP VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM

HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

Tạo lập vốn CSH dưới góc độ kinh tế được coi là tạo cơ sở vật chất cho sự hình thành tài sản, hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời trở thành cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ

Dưới góc độ pháp lý, tạo lập vốn CSH là hành vi chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh, thành viên góp vốn đưa tài sản hay chuyển giao tài sản vào công ty nhằm đổi lấy quyền lợi tương ứng hoặc được hình thành từ giá trị lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, từ các quỹ nội tại của công ty, chênh lệch đánh giá tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái… Do đó, để xác định được quyền và nghĩa vụ của NĐT, thành viên góp vốn trong CTTNHH 2TV trở lên thì việc làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên có ý nghĩa rất quan trọng

Trong chương 1 này, tác giả sẽ tập trung làm rõ vấn đề sau: (i) Khái quát về tạo lập vốn CSH; (ii) Tổng quan pháp luật về tạo lập vốn CSH

1.1 Khái quát về tạo lập vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Vốn là điều kiện tiền đề để thành lập và tiến hành cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khái niệm vốn được nghiên cứu, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể:

Xét về góc độ ngôn ngữ học, vốn là "tổng thể nói chung những tài sản bỏ ra

lúc đầu, thường biểu hiện bằng tiền, dùng trong sản xuất kinh doanh "1 Định

nghĩa này đã trình bày được nguồn gốc hình thành của vốn là tổng thể những tài sản được bỏ ra ngay từ ban đầu (thường thể hiện dạng vật chất bằng tiền) và có

1 Hoàng Phê (2003), Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, tr.1126

Trang 20

chức năng dùng trong lưu thông sản xuất hàng hóa, song nó vẫn chưa thật sự rõ ràng, đầy đủ và bao quát

Xét về góc độ kinh tế, vốn là "được hiểu một cách khái quát là giá trị được

biểu thị đo lường bằng tiền của những yếu tố được ứng trước dùng để hình thành nên các tư liệu sản xuất, trả công cho người lao động, tiến hành hoạt động sản xuất và hoàn thành sản phẩm, dịch vụ với mục đích thu về lợi ích lớn hơn số vốn bỏ ra "2 Khái niệm này chỉ mới dừng lại ở giá trị ứng ra là yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra, khái niệm vốn của công ty còn được hiểu như sau: vốn là “toàn bộ

những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp"3 Khái niệm này cho thấy vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh, vận hành liên tục trong suốt thời gian tồn tại, hoạt động của doanh nghiệp

Từ các khái niệm trên, có thể nhận thấy, vốn của doanh nghiệp nói chung và CTTNHH 2TV trở lên nói riêng có thể hiểu là biểu hiện bằng tiền hoặc các dạng tài sản khác được đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận cho các CSH Đây là cơ sở vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn mang những đặc trưng sau:

"i) Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định Có nghĩa là vốn phải

được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanh nghiệp ii) Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh iii) Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khả năng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh

iv) Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này thể hiện vai trò quan trọng khi bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn

2 Ngô Thị Kim Hoài (2017), "Quản trị vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam", Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học Viện tài chính, tr.3

3 Nguyễn Đình Luận (2016), "Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Nhận định và

khuyến nghị", Tạp chí Phát triển & Hội nhập

Trang 21

v) Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra để đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận

vi) Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứ hàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thị trường vốn, thị trường tài chính

vii) Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật (tài sản cố định của doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt động quản lý ) của các tài sản hữu hình (thương hiệu, các bí quyết trong kinh doanh, các phát minh sáng chế, )." 4

Thông thường, vốn của công ty được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau Vốn của CTTNHH 2 TV trở lên có thể là vốn cơ hữu của mình, bao gồm vốn của các thành viên cam kết góp, đã góp vào và phần vốn hình thành từ lợi nhuận được trích lại Ngoài ra, vốn của CTTNHH 2 TV trở lên còn bao gồm cả vốn vay dưới dạng các hợp đồng tín dụng hoặc dưới dạng phát hành trái phiếu

Việc có nguồn vốn dồi dào là điều kiện tối thiểu cần thiết cho hoạt động của công ty, tuy nhiên nguồn hình thành nên vốn và cơ cấu của vốn có ý nghĩa rất quan trọng Vốn hình thành từ vốn góp của các thành viên là yếu tố quan trọng trong cơ cấu vốn của công ty Phần vốn này trong cơ cấu vốn của công ty cho phép các đối tác biết độ tin cậy về tài sản và quy mô của công ty ở mức nào để trên cơ sở đó xác định tính chất cũng như phạm vi giao kết hợp đồng Vốn tích lũy được từ lợi nhuận của công ty cũng là yếu tố quan trọng khác, vốn tích lũy được cho phép công ty mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động Vốn vay đóng vai trò nhằm bổ sung cho sự thiếu hụt vốn của công ty

Cơ cấu vốn trong công ty có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thực thi các chiến lược kinh doanh, tiếp cận thị trường, đạt hiệu quả kinh tế, khả năng sinh lợi và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Nhưng tìm được một cơ cấu vốn tối ưu không phải là điều dễ dàng để đảm bảo tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

4 Nguyễn Đình Luận (2016), "Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Nhận định và

khuyến nghị", Tạp chí Phát triển & Hội nhập

Trang 22

Như vậy, cấu trúc vốn tối ưu được xem xét dựa trên tỷ lệ giữa vốn CSH và vốn vay sao cho tối thiểu chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro kinh doanh đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp trên thị trường Việc xác định cấu trúc vốn tối ưu còn phụ thuộc quan điểm, chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp.

Trong cơ cấu vốn của CTTNHH 2TV trở lên thì việc xem xét, phân tích nguồn vốn hình thành có ý nghĩa quan trọng Đồng thời, cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH và rủi ro tài chính của một doanh nghiệp

Trong đó, chi phí sử dụng vốn đầu tư bình quân5trong hoạt động kinh doanh

của CTTNHH 2TV trở lên sẽ giúp doanh nghiệp có đủ nguồn vốn để thực hiện các hạng mục đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn

Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu6 trong hoạt động kinh doanh

của CTTNHH 2TV trở lên sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được mức độ lợi nhuận Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là doanh nghiệp kinh doanh đang có lãi; nếu mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ

Vì vậy, việc nắm rõ cơ cấu vốn, giúp người quản lý, điều hành, người đại diện pháp luật công ty quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp

1.1.2 Khái luận về vốn chủ sở hữu, các nguồn vốn và hình thức tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Vốn chủ sở hữu

Vốn CSH là giá trị phần vốn của doanh nghiệp được tính bằng số chênh lệch

giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ (-) nợ phải trả7 Có thể nhận thấy, vốn CSH chính là phần vốn nội tại của doanh nghiệp được hình thành dựa trên phần vốn góp của các thành viên góp vốn vào công ty từ lúc thành lập, vốn CSH sẽ được tính dựa trên số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ đi số nợ doanh nghiệp phải trả trong quá trình hoạt động, vận 5 Chi phí sử dụng vốn đầu tư bình quân, thuật ngữ tiếng Anh là “Weighted Average Cost of Capital", viết tắt là WACC Được hiểu là các loại chi phí sử dụng đến vốn của doanh nghiệp Chi phí này được tính toán dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất Nguồn vốn của các doanh nghiệp tài trợ thường bao gồm: vốn góp, trái phiếu, nợ vay…

hiểu là tỷ số tài chính để tính toán, xác định khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của doanh nghiệp.

7 Mục 18, Chuẩn mực số 01 (Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Trang 23

hành kinh doanh Nói cách khác, sau khi dùng giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ đi cho các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong quá trình hoạt động kinh doanh, thì phần còn dư lại sẽ được xem là phần vốn CSH Vốn CSH là thước đo quan trọng giúp CSH hiểu được giá trị phần vốn góp trong doanh nghiệp của mình Đối với hoạt động kinh doanh hàng ngày, vốn CSH vừa là dấu hiệu nhận biết có giá trị về tình hình tài chính của doanh nghiệp (giúp NĐT đánh giá khả năng tài chính của doanh nghiệp, bao gồm tổng giá trị của tất cả phần vốn góp vào doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được khả năng thanh toán và rủi ro tài chính của doanh nghiệp thể hiện thông qua tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay) vừa là cách để theo dõi xem công ty đang tăng hay giảm giá trị theo thời gian Nhiều CSH sử dụng vốn CSH để chứng minh giá trị công ty của họ với NĐT, người cho vay, đối tác, khách hàng khi tìm kiếm, huy động nguồn vốn bên ngoài hoặc để chứng tỏ năng lực của mình

Vốn CSH được phản ánh chi tiết trong Bảng cân đối kế toán và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính Bảng cân đối kế toán thể hiện đầy đủ số liệu thực trạng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tùy vào từng mô hình doanh nghiệp mà loại vốn chủ sở hữu sẽ gồm những thành phần khác nhau Đối với CTTNHH 2TV trở lên, vốn CSH cơ bản sẽ bao gồm: (1) VĐL (là vốn góp của các NĐT, thành viên góp vốn); (2) giá trị lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh; (3) từ các quỹ nội tại của công ty; (4) chênh lệch đánh giá tài sản; (5) chênh lệch tỷ giá hối đoái… Vốn CSH này phản ánh số liệu và tình hình, tăng giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Cụ thể:

Vốn điều lệ

VĐL CTTNHH 2TV trở lên là nguồn hình thành vốn đầu tiên do các thành viên góp và được ghi trong điều lệ công ty Căn cứ Khoản 34, Điều 4 LDN năm

2020 quy định: "Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ

sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn…" và Khoản 1, Điều 47 LDN năm 2020 quy định: "Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Trang 24

là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp vốn và ghi trong Điều lệ công ty"

VĐL của CTTNHH 2TV trở lên là tổng giá trị tài sản do các thành viên công

ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn Vốn góp là một đơn vị biểu hiện quyền sở hữu tài sản trong công ty, là căn cứ pháp lý xác lập tư cách thành viên của công ty, người sở hữu vốn góp là thành viên công ty, duy nhất và trực tiếp thực hiện quyền của mình đối với công ty Hành vi góp vốn vào CTTNHH 2TV trở lên được xem là hành vi đầu tư và phần vốn góp của họ trong VĐL được xem là một khoản đầu tư Phần vốn này thành viên góp vốn phải chuyển quyền sở hữu cho công ty để đổi lại họ có được quyền quản trị công ty, hay các quyền tài sản đối với phần vốn góp của mình, được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp, được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng

VĐL, được định đoạt phần vốn góp của mình … "Trong quan hệ với bên ngoài,

vốn điều lệ là một trong những yếu tố chỉ rõ thực lực tài chính của công ty, là sự bảo đảm với đối tác trong các giao dịch Thương mại" 8

Giá trị lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh

Giá trị lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong CTTNHH 2TV trở lên: là lợi nhuận sau thuế chưa chia cho CSH hoặc chưa trích lập các quỹ Khi công ty kinh doanh tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái đầu tư vào việc kinh doanh, mở rộng mô hình sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thuê thêm nhân công, mua sắm các trang thiết bị, máy móc hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tăng cao năng suất, hiệu quả công việc, từ đó có thể mang lại nhiều giá trị hơn nữa cho công ty và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại

Như vậy, phần còn lại được chi trả cho các thành viên góp vốn sau khi công ty đã nộp đủ thuế đầy đủ và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính Đây chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp nên hướng tới tính hiệu quả kinh doanh, nâng cao lợi nhuận kinh doanh trong từng thời điểm Từ số liệu đó, doanh nghiệp có thể đánh

8 Từ Thanh Thảo (2011), "Những vấn đề pháp lý về vốn điều lệ công ty cổ phần", Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật TP.HCM, trang 12

Trang 25

giá và xây dựng chiến lược kinh doanh và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với mục đích cuối cùng là tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TV trở lên

Các quỹ nội tại của công ty

Trong hoạt động kinh doanh, căn cứ nhu cầu, định hướng phát triển CTTNHH 2TV trở lên có thể xem xét trích lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh để tạo lập các quỹ nội tại phục vụ cho công ty trong hoạt động kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, phát triển dự án, đào tạo nhân lực… Có thể nói, quỹ nội tại của công ty là một phần nguồn vốn để hình thành nên vốn CSH, bởi vốn nội tại của công ty chính là toàn bộ số tiền để công ty có thể vận hành, triển khai các hoạt động một cách bình thường, từ đó quỹ nội tại này cũng chính là nguồn vốn quan trọng trong việc hình thành nên vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên.”

Chênh lệch đánh giá tài sản

Chênh lệch đánh giá tài sản (hay còn gọi là đánh giá lại tài sản) trong CTTNHH 2TV trở lên: là quá trình hoạt động của doanh nghiệp, giá trị doanh nghiệp sẽ gia tăng hoặc suy giảm, ví dụ: Sản phẩm mới có tính đột phá về công nghệ, giải trí, tiêu dùng mang nhiều lợi ích cho cộng đồng, xã hội; giá trị thương hiệu tăng lên… thì lúc này giá trị chênh lệch sẽ tăng cao hơn so với giá trị ban đầu, ngược lại, nếu như sản phẩm này bị khiếm khuyết, không phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, không được thị trường ưa chuộng, lúc này giá trị của tài sản sẽ bị giảm sút so với giá trị ban đầu Như vậy, việc đánh giá lại tài sản nhằm để thực hiện xác lập vốn CSH trong báo cáo tài chính hằng năm của doanh nghiệp.”

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiền tệ của một nước khác, thể hiện mối quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau Tỷ giá hối đoái còn là một phạm trù kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ phát sinh trực tiếp từ quan hệ tiền tệ giữa các quốc gia

Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong CTTNHH 2TV trở lên được hiểu là: sự khác biệt phát sinh từ việc quy đổi thực tế hoặc trao đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau Hoạt động này chủ yếu

Trang 26

diễn ra trong các trường hợp: Thực tế mua bán, thanh toán, trao đổi các nghiệp vụ tài chính phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ (chênh lệch tỷ giá hối đoái đã được thực hiện); đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam (chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa được thực hiện)

Vốn CSH là cơ sở vật chất để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, song bối cảnh kinh tế trên thế giới còn nhiều bất ổn, biến động và tình hình kinh tế - xã hội trong nước đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, sự cạnh tranh không chỉ xuất hiện ở thị trường tiêu thụ mà cả ở thị trường vốn Vì vậy, việc chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn để thu hút được một lượng vốn đáng kể cho chiến lược đầu tư, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng một vai trò vô cùng quan trọng, bảo đảm sự tồn tại, phát triển ổn định của doanh nghiệp

Để có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả, trước tiên doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu, mục tiêu hoạt động kinh doanh để lựa chọn các phương thức tạo lập vốn phù hợp, tối ưu nhất cho doanh nghiệp để có thể thiết lập, tích trữ, bổ sung nguồn tài chính để đầu tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh Đây được hiểu là tạo lập vốn

Tạo lập vốn cho CSH của CTTNHH 2TV trở lên có thể thực hiện với các hình thức sau9:

Một là, vốn góp ban đầu

Để đầu tư thành công, hiệu quả vào công việc kinh doanh đòi hỏi cần có một kế hoạch kinh doanh khả thi và một ngân sách đủ để bù đắp chi phí, số vốn ban đầu Vì vậy, vốn góp ban đầu là số vốn dự kiến mà các CSH huy động khi tạo lập doanh nghiệp

Đối với CTTNHH 2TV trở lên, nguồn vốn ban đầu này được tiếp nhận vốn từ các thành viên, CSH khi tham gia thành lập doanh nghiệp, số vốn này hình thành nên VĐL của doanh nghiệp (vốn tự có)

9Tạo lập vốn các hình thức tạo lập và các nhân tố ảnh hưởng đến việc tạo lập vốn, nguồn: <https://voer.edu.vn/m/tao-lap-von-cac-hinh-thuc-tao-lap-va-cac-nhan-to-anh-huong-den-viec-tao-lap-von/fb 9e24ff>

Trang 27

Hai là, nguồn tích lũy từ lợi nhuận không chia

Lợi nhuận để lại là một bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và hấp dẫn của các doanh nghiệp vì nó giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài tác động Tuy nhiên nguồn vốn tái đầu tư từ lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã và đang hoạt động và có lợi nhuận, được phép tiếp tục đầu tư

Ba là, từ nguồn tín dụng

Tín dụng là mối quan hệ giữa một bên cho vay và một bên vay, dựa trên nguyên tắc hoàn trả Huy động nguồn tín dụng bao gồm tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại Về nguồn tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng để đầu tư hoặc phát triển, nguồn vốn này có nhiều ưu điểm là linh hoạt, huy động được một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn, doanh nghiệp chỉ phải chịu

trách nhiệm với một chủ nợ là ngân hàng Về nguồn tín dụng thương mại, doanh

nghiệp sử dụng tín dụng thương mại từ các đối tác kinh doanh để huy động vốn Đây được xem là hình thức ngắn hạn

Để tăng vốn góp, CTTNHH 2TV trở lên có thể tiếp nhận vốn góp từ các chủ thể khác ngoài thành viên công ty Việc này có thể thực hiện thông qua việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu riêng lẻ Trái phiếu công ty là một công cụ nợ dài hạn được doanh nghiệp phát hành để tạo lập vốn từ các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Năm là, gọi vốn đầu tư

Gọi vốn đầu tư là quá trình các doanh nghiệp hoặc startup trình bày ý tưởng, phác thảo lộ trình kinh doanh của mình với mục đích thuyết phục kêu gọi các NĐT, CSH ủng hộ và bỏ vốn vào doanh nghiệp hoặc dự án của họ Qua đó, doanh nghiệp hoặc dự án có thể tiếp tục phát triển hoặc mở rộng quy mô

Các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp hay doanh nghiệp hiện hữu tiến hành kêu gọi đầu tư dự án, sản phẩm mới cần nguồn vốn từ nội tại các CSH góp thêm vốn và các quỹ, NĐT Hoạt động này diễn ra nhằm mục đích cho các CSH, NĐT

Trang 28

thấy được tiềm năng, triển vọng của dự án, đồng thời kêu gọi các CSH, NĐT ủng hộ, rót vốn vào đầu tư vào Nhờ các khoản đầu tư này mà các doanh nghiệp có thể nhanh chóng triển khai hoàn thành được dự án, sản phẩm hay dịch vụ và đưa chúng ra thị trường sớm nhất

Đối với CTTNHH 2TV trở lên, việc gọi vốn đầu tư từ các CSH, thành viên công ty và từ các quỹ, NĐT cũng nhằm mục đích như trên để gia tăng vốn CSH, nguồn vốn mới để phát triển doanh nghiệp

1.1.3 Ý nghĩa của việc tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Ý nghĩa của việc tạo lập vốn cho CSH của CTTNHH 2TV trở lên cụ thể các nội dung sau:

Một là, tạo dựng nguồn lực

Việc tạo lập vốn CSH sẽ giúp công ty duy trì một nguồn tài chính (đảm bảo sự sống còn của công ty) để có thể thực hiện các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh

Việc tạo lập vốn CSH, sẽ giúp CTTNHH 2TV trở lên tạo dựng nguồn lực để

xây dựng và duy trì hoạt động kinh doanh Hoạt động này giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn ngân sách có khả năng chi trả các khoản đầu tư, phát triển và thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh Có thể hiểu vốn là một trong những nguồn lực (các nguồn lực bao gồm: nhân lực, tài chính, máy móc - công nghệ, tài sản vô hình,…) cần phải có của doanh nghiệp, đây cũng là nguồn lực nội tại bước đầu để phát triển ổn định doanh nghiệp, cũng như cung cấp năng lực tài chính cho quá trình tăng trưởng, mở rộng quy mô đầu tư, phạm vi kinh doanh

Hai là, tạo lòng tin và uy tín

Tạo lập nguồn vốn CSH lớn cũng là một dấu hiệu quan trọng thể hiện lòng tin và uy tín trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư Khi một tổ chức có khả năng quản lý và tạo ra nguồn vốn lớn, điều này thể hiện sự chuyên nghiệp, khả năng quản lý rủi ro, và mức độ uy tín của họ trong lòng các nhà đầu tư và đối tác

Vì vậy, Vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên ổn định và nguồn vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp tạo sự hấp dẫn với các bên liên quan như CSH, NĐT, đối tác kinh doanh và khách hàng Đây cũng là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng

Trang 29

đến hoạt động tạo lập vốn của CTTNHH 2TV trở lên Có thể hiểu uy tín theo nghĩa rộng bao gồm uy tín trong hoạt động thanh toán, uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường được biểu hiện bằng quá trình thực hiện giao kết hợp đồng, danh tiếng của doanh nghiệp trong lĩnh vực, ngành và trên thị trường Với các doanh nghiệp quy mô lớn đã hoạt động lâu năm trên thị trường và được các NĐT, công chúng đông đảo biết đến thì việc huy động vốn sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ hoặc vừa khởi nghiệp gia nhập thị trường Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường như hiện nay thì việc tạo dựng uy tín của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, bởi sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở chất lượng dịch vụ, số lượng giá trị sản phẩm mà còn ở uy tín doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trong lòng các NĐT

Ba là, đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước

Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một công ty Nó không chỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty mà còn liên quan đến trách nhiệm của công ty trước các đối tác và nhà nước Công ty phải tuân thủ các quy định về vốn, bao gồm việc đăng ký vốn ban đầu khi thành lập công ty, báo cáo về tình hình vốn định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ tài chính (đóng thuế, nộp lệ phí,…) theo quy định pháp luật Đây là một nghĩa vụ quan trọng phải được doanh nghiệp ưu tiên thực hiện khi thành lập doanh nghiệp, nội dung này được quy định đầy đủ rõ ràng tại PLDN

Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước là cơ sở để CTTNHH 2TV trở lên hoạt động bền vững có trách nhiệm với nhà nước trong quá trình hoạt động

Bốn là, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với người lao động

Vốn CSH là nguồn tài chính mà công ty sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh khởi nghiệp, bao gồm cả việc chi trả lương cho người lao động là một trong các chi phí ban đầu quan trọng mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thực hiện Điều này đồng nghĩa với việc công ty phải tuân thủ các quy định về lương, bảo hiểm xã hội, chế độ phúc lợi, chế độ báo cáo và các quyền khác của người lao động

Trang 30

Quá trình hoạt động kinh doanh, căn cứ tình hình thực tế, diễn biến thị trường, doanh nghiệp có thể phải xây dựng, tích trữ, dự phòng các quỹ nội tại để duy trì ổn định lương thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao động, giúp doanh nghiệp quản trị được rủi ro, ổn định sản xuất, ổn định thu nhập người lao động Điều này giúp doanh nghiệp ổn định hệ thống nhân sự, giúp người lao động an tâm sản xuất, đồng thời thông qua chính sách lương thưởng, đãi ngộ người lao động theo quy định pháp luật, quy định nội bộ công ty, vô hình chung còn tái đầu tư kinh doanh, gia tăng vốn CSH thông qua sức lao động con người

Năm là, xác định quyền và nghĩa vụ đối với CSH

Việc tạo lập vốn CSH bắt đầu được tạo lập, hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty và tham gia góp vốn để hình thành tài sản chung của công ty

Việc tạo lập vốn CSH sẽ giúp sẽ giúp công ty xác định thành viên là CSH công ty có các quyền (được tham dự họp HĐTV; có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp,….) và nghĩa vụ theo quy định pháp luật (đóng đầy đủ, đúng hạn số vốn góp đã cam kết)

Tóm lại, việc tạo lập vốn CSH đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển, cũng như đặt nền móng cho sự thành công đối với CTTNHH 2TV trở lên

1.2 Tổng quan pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

1.2.1 Khái quát về pháp luật tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Pháp luật là hệ thống bao gồm các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được bảo đảm thực hiện bằng những cách thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đúng định hướng, mục đích mà Nhà nước đặt ra Pháp luật là một trong những phương tiện hữu hiệu, quan trọng để Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý chung đối với đời sống xã hội của con người

Trong giai đoạn kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, khi mà số lượng doanh nghiệp tăng lên không ngừng thì vấn đề tạo lập vốn CSH vào công ty nói

Trang 31

chung, CTTNHH 2TV trở lên nói riêng là một trong những vấn đề cần phải được pháp luật quan tâm đặt ra trong khuôn khổ pháp lý Pháp luật về tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành, được thể hiện thông qua các quy định PLDN, được bảo đảm thực hiện bằng những cách thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng, mục đích mà Nhà nước đặt ra

Tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên sẽ được pháp luật ghi nhận và bảo vệ cụ thể như sau:

Thứ nhất, pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư khi thỏa thuận góp vốn thành lập công ty

Môi trường kinh doanh tự do và bình đẳng là yếu tố quan trọng hàng đầu để thúc đẩy, khuyến khích sự phát triển kinh doanh đối với các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh Ở bất cứ đâu, khi doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường thuận tiện, được hỗ trợ tốt nhất cách chính sách ưu đãi đầu tư nơi họ đầu tư kinh doanh, họ có thể tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc phát triển sản phẩm, dịch vụ và tạo ra giá trị cho khách hàng mà không gặp nhiều rào cản, trở ngại Đồng nghĩa, việc này sẽ giúp thu hút, hấp dẫn các NĐT tham gia đầu tư, kinh doanh nhiều hơn, phát triển bền vững hơn và đóng góp cho xã hội nhiều hơn

Trong nền "kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động theo sự điều tiết

và chi phối của quy luật thị trường Họ có sự tự do kinh doanh, cạnh tranh công bằng và quyền tự do, tự chủ trong việc quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, như thế nào, tự do quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường”

Hệ thống pháp luật có vai trò điều tiết và đảm bảo hiệu lực thực thi, tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh của pháp luật là nhằm mục đích bảo vệ có hiệu quả quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tạo lập vốn, quyền tự do sở hữu tài sản, quyền cạnh tranh công bằng, bình đẳng và lành mạnh, đảm bảo nền kinh tế hoạt động đúng đắn trong định hướng thị trường hiện đại, chứ không phải là kiểm soát quá mức

Trang 32

và chi phối hay phá vỡ quy luật Vì vậy, pháp luật điều chỉnh việc tạo lập vốn CSH nói riêng và tài chính doanh nghiệp nói chung cũng cần tuân thủ nguyên tắc này.”.

Điều 33 Hiến pháp 2013 đã khẳng định: "Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm" Đồng thời, bảo đảm quyền tự do kinh doanh bao gồm các biện pháp về chính trị, kinh tế, xã hội và pháp lý để giúp chủ thể kinh doanh thực hiện đầy đủ quyền tự do kinh doanh bao gồm các quyền tự do tạo lập vốn, gia nhập thị trường, quyền tự do hoạt động kinh doanh và quyền tự do rút lui khỏi thị trường

Trong đó, có quyền tự do thỏa thuận tạo lập vốn CSH của các chủ thể khi thành lập doanh nghiệp để gia nhập thị trường, tiến hành hoạt động kinh doanh Trước khi thực hiện quyền tự do thỏa thuận tạo lập vốn CSH này, các chủ thể phải cùng nhau thỏa thuận thỏa thuận góp vốn thành lập công ty Thỏa thuận góp vốn là bước đầu quan trọng thể hiện ý chí thống nhất, chung mục tiêu của các chủ thể tham gia giao kết thành lập công ty Thỏa thuận này được thể hiện bằng văn bản ghi nhận các nội dung liên quan mà các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện góp vốn thành lập công ty Thỏa thuận góp vốn có thể là biên bản hoặc hợp đồng và thường được soạn thảo, thống nhất và ký kết trước khi tiến hành thủ tục đăng ký thành lập công ty Quyền tự do thỏa thuận là nguyên tắc cho phép các bên trong hợp đồng được tự do đưa ra yêu cầu, điều kiện và tự do chấp nhận đề nghị của đối tác mà không bị ép buộc

Quyền tạo lập vốn CSH này đã được quy định cụ thể hơn tại Khoản 3 Điều

7 LDN năm 2020 về quyền tự do kinh doanh: "thông qua lựa chọn hình thức,

phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn"

Bình đẳng trong kinh doanh cũng đồng nghĩa với việc mọi chủ thể khi tham gia vào các quan hệ giao dịch kinh tế có quyền tự do quyết định, lựa chọn ngành, nghề hoạt động kinh doanh, địa điểm thực hiện kinh doanh, hình thức hoạt động kinh doanh và quyết định lựa chọn nguồn lực tài chính phù hợp để các chủ thể tham gia tạo lập vốn CSH một cách nhanh chóng

Tại Khoản 3, Điều 51 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định: "Nhà nước

khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức

khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; đồng thời, phát triển bền vững các ngành kinh

Trang 33

tế, góp phần xây dựng đất nước" Điều này thể hiện cam kết của Nhà nước trong

việc khuyến khích phát triển doanh nghiệp, bảo vệ quyền tự do kinh doanh và đảm bảo sự công bằng cho tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành gia nhập thị trường,

cũng như tiến hành tạo lập vốn CSH, vốn của NĐT trong các loại hình doanh nghiệp nói chung và CTTNHH 2TV trở lên nói riêng

Việc tạo ra môi trường kinh doanh tự do, thuận lợi, bình đẳng sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần vào sự phát triển bền vững của nước nhà

Thứ hai, pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã có những quy định khá cụ thể về quá trình hình thành vốn kinh doanh và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nói riêng

PLDN hiện nay đã quy định cách thức tạo lập vốn CSH đối với CTTNHH 2TV trở lên từ hoạt động góp vốn ban đầu của CSH; từ nguồn tích lũy từ lợi nhuận

không chia; từ nguồn tín dụng; phát hành trái phiếu; gọi vốn đầu tư trong quá trình

hoạt động kinh doanh Để tiến hành đưa tài sản góp vốn vào CTTNHH 2TV trở lên bước đầu tiên

các CSH, thành viên công ty phải lập biên bản thoả thuận, thống nhất ý chí để lựa chọn loại hình tài sản, cách thức quy đổi và định giá tài sản, thời hạn hoàn thành nghĩa vụ góp vốn, thời hạn "dịch chuyển tài sản - vật có giá trị dưới các hình thức khác nhau vào doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu doanh nghiệp" theo một trình tự, thủ tục nhất định vào công ty và chủ thể đó được hưởng đầy đủ các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc góp vốn Và TSGV này phải được pháp luật thừa nhận10 Việc thoả thuận góp vốn này tạo tiền đề cho cơ sở hình thành pháp lý xác định loại, giá trị tài sản dịch chuyển vào công ty, ngoài ra còn giúp bảo vệ CSH, thành viên góp vốn nếu có tranh chấp sau này

Về vấn đề TSGV, Điều 34 LDN năm 2020 quy định: "Tài sản góp vốn là

Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu

10Điều 34 LDN 2020 và Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.

Trang 34

trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam,… " và Điều 105 BLDS năm 2015 quy định: "Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản,… " Đồng thời, chỉ có CSH hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản, thì CSH có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật

Các tài sản trên khi tiến hành dịch chuyển vào công ty, cần được định giá do một tổ chức thẩm định giá định giá hoặc được các thành viên thông qua theo nguyên tắc đồng thuận về giá trị TSGV đó, sau đó sẽ tiến hành quy đổi giá trị ra tiền Việt Nam Đồng và được ghi vào biên bản góp vốn tài sản của công ty

CSH có thể thông qua quá trình phát triển, thay đổi nguồn vốn CSH của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh để tạo lập vốn CSH, bao gồm:

tăng vốn CSH (VĐL); nguồn tích lũy từ lợi nhuận không chia, tăng vốn góp bằng

cách tiếp nhận vốn góp từ các chủ thể khác hoặc từ nguồn tín dụng.Đối với trường hợp này, CTTNHH 2TV trở lên bản chất là công ty vừa đối vốn vừa đối nhân, để tránh thay đổi quá nhiều về CSH, cơ cấu, tỷ lệ vốn góp để không ảnh hưởng mục tiêu, sứ mệnh chung ban đầu về hoạt động kinh doanh đã được các thành viên góp vốn thiết lập, duy trì, CSH sẽ ưu tiên lựa chọn hình thức huy động vốn nội bộ dựa trên dựa trên yếu tố đối nhân để đảm bảo duy trì hiện trạng như ban đầu đã được thiết lập, duy trì Việc lựa chọn hình thức huy động vốn nội bộ dựa trên yếu tố đối nhân này đối với loại hình CTTNHH 2TV trở lên được sử dụng phổ biến đối với các công ty có quy mô vừa và nhỏ

Thứ ba, pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đã tạo cơ sở nền tảng để các doanh nghiệp tuân thủ cam kết tạo lập vốn để kinh doanh

Tuân thủ cam kết là một trong các hình thức thực hiện pháp luật và tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật một cách thụ động thể hiện sự kiềm chế của chủ thể để không vi phạm các quy định cấm của pháp luật

Việc tuân thủ pháp luật sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, tạo tiền đề phát triển bền vững Do đó, việc tuân thủ pháp luật là con đường duy nhất dẫn đến thành công của doanh nghiệp

Trang 35

Bản chất loại hình CTTNHH nói chung và CTTNHH 2TV trở lên nói riêng

là xác lập sự hợp tác kinh doanh trên mối quan hệ nhân thân có những đặc điểm chung nhất định Mối quan hệ này dựa trên sự tin tưởng, uy tín và khả năng hợp tác lâu dài của các chủ thể tham gia quá trình thành lập công ty để hoạt động kinh doanh, đạt lợi nhuận Hơn ai hết, chính các chủ thể tham gia hợp tác kinh doanh sẽ hiểu rõ nhất đối tác cùng tham gia thành lập công ty Vì vậy, việc xác lập thỏa thuận góp vốn, các chủ thể đều hướng đến sự cam kết thực hiện nghĩa vụ góp vốn để chuyển dịch vốn thành tài sản doanh nghiệp

Để đảm bảo tính tuân thủ về cam kết tạo lập vốn đối với doanh nghiệp nói

chung và CTTNHH 2TV trở lên nói riêng, là quá trình doanh nghiệp tuân thủ các quy tắc, chính sách do nhà nước ban hành và ghi nhận để điều chỉnh các hoạt động góp vốn kinh doanh, tạo lập vốn CSH trong một khuôn khổ pháp luật

Điều 47 LDN năm 2020 đã quy định: "Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp" Việc thực hiện góp đủ số vốn đã cam kết có ý nghĩa hết sức quan trọng để đảm bảo công ty có đủ tài chính để hoạt động kinh doanh kể từ khi thành lập

Như vậy, pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên đã tạo cơ sở nền tảng để các doanh nghiệp tuân thủ, tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở hay sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật để thực hiện các hành vi gian dối hay lách luật trong quá trình tạo lập vốn CSH Đồng thời, pháp luật xây dựng cơ chế để kiểm soát hoạt động tạo lập vốn, cũng vừa để bảo vệ cho các chủ thể liên quan trong quá trình tạo lập, ngoài ra, pháp luật cũng xây dựng các cơ chế để xử lý khi có các đối tượng vi phạm các quy định này, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể khác.”

1.2.2 Nội dung pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Với mục đích xây dựng nên một khuôn khổ pháp lý về tạo lập vốn CSH trong CTTNHH 2TTV trở lên, nội dung pháp luật về vấn đề này bao gồm các nội dung cơ bản sau: (i) chủ thể thực hiện việc tạo lập vốn trong CTTNHH 2TV trở lên (ii)

Trang 36

các cách thức tạo lập vốn trong CTTNHH 2TV trở lên; (iii) hậu quả pháp lý khi vi phạm các quy định về tạo lập vốn trong CTTNHH 2TV trở lên

Thứ nhất, chủ thể thực hiện việc tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Xuất phát từ nhu cầu của việc điều tiết, quản lý nền kinh tế nói chung của Nhà nước và sự cần thiết để điều chỉnh, quản lý mối quan hệ sở hữu, tư cách pháp lý nói riêng đối với CSH tham gia tạo lập vốn trong CTTNHH 2TV trở lên

Do đó, để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của CSH, các nhà làm luật đã thiết lập các điều kiện nhất định để các chủ thể tham gia tạo lập vốn trong CTTNHH 2TV trở lên cần phải đáp ứng khi có nguyện vọng, nhu cầu thực hiện tạo lập vốn CSH vào công ty để tiến hành hoạt động kinh doanh

Pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nhằm tạo lập cơ sở vật chất để tiến hành các hoạt động kinh doanh, mở rộng đầu tư các hoạt động kinh doanh Thông qua đó giúp thúc đẩy nền kinh tế nước nhà được ổn định và tăng trưởng bền vững

Thứ hai, về cách thức tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Đối với CTTNHH 2TV trở lên, cách thức tạo lập vốn là quá trình hình thành nguồn vốn trong doanh nghiệp bao gồm các hoạt động: (i) các NĐT, thành viên cùng tham gia góp vốn để hình thành tài sản chung của công ty; (ii) được tạo lập, hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty

Các NĐT, thành viên cùng tham gia góp vốn để hình thành tài sản chung của CTTNHH 2TV trở lên và số vốn này được thể hiện trong điều lệ, thủ tục góp vốn ban đầu khi thành lập doanh nghiệp

Ngoài ra, cách thức tạo lập vốn CSH hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh của CTTNHH 2TV trở lên, bao gồm: nguồn vốn do CSH góp vốn ban đầu để thành lập doanh nghiệp, nguồn tích lũy từ lợi nhuận không chia, tăng vốn góp bằng cách tiếp nhận vốn góp từ các chủ thể khác hoặc từ nguồn tín dụng

Trang 37

Nhìn chung, các cách thức tạo lập vốn quy định trong CTTNHH 2TV trở lên hiện nay rất đa dạng, phong phú và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ổn định nguồn vốn và hoạt động kinh doanh hiệu quả

Thứ ba, hậu quả pháp lý khi vi phạm các quy định về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn có ý nghĩa là hoạt động đưa tài sản vào công ty để trở thành CSH của công ty, xác lập tư cách thành viên, quyền và trách nhiệm của họ đối với công ty sau khi được thành lập

Gắn liền với quyền lợi là nghĩa vụ, trước tiên NĐT phải có nghĩa vụ góp đủ vốn và đúng thời hạn như đã cam kết Rõ ràng, không có hành vi cam kết ban đầu thì không làm phát sinh nghĩa vụ góp vốn của NĐT, hay nói cách khác, khi thỏa thuận, họ đã tự ràng buộc mình vào một nghĩa vụ với công ty NĐT chỉ được giải phóng khỏi nghĩa vụ này khi hoàn thành việc góp vốn đúng theo nội dung đã cam kết Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ và đúng thời hạn, họ sẽ gánh chịu hậu quả pháp lý

LDN năm 2020 đã quy định về tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn, tăng, giảm vốn đối với từng loại hình doanh nghiệp cũng như đối với loại hình CTTNHH 2TV trở lên nhằm tạo ra hành lang pháp lý để các doanh nghiệp tổ chức và thực hiện, đồng thời còn bảo vệ quyền và lợi ích cho các NĐT khi góp vốn thành lập doanh nghiệp Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ và đúng thời hạn

phần nghĩa vụ vốn góp đã cam kết, CSH, thành viên CTTNHH 2TV trở lên cũng

sẽ gánh chịu hậu quả pháp lý theo quy định PLDN Tùy trường hợp vi phạm về tạo lập vốn chủ sở hữu của CTTNHH 2TV trở

lên, đối chiếu quy định pháp luật, công ty, CSH và thành viên công ty sẽ bị xử phạt vi phạm chịu trách nhiệm hành chính bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, khắc phục hậu quả và chịu trách nhiệm khác theo quy định pháp luật hiện hành

1.2.3 Những yếu tố tác động đến pháp luật về tạo lập vốn chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Pháp luật về tạo lập vốn CSH vào CTTNHH 2TV trở lên chịu sự tác động

của nhiều yếu tố cụ thể như sau:

Trang 38

Một là, điều kiện về kinh tế

Sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế - xã hội, với nhiều biến đổi phức tạp,

thay đổi liên tục và nhiều thách thức Do đó, tạo lập vốn CSH trước hết chịu tác

động của các điều kiện về kinh tế Khi nền kinh tế được biểu thị bằng các tăng bậc từ ổn định, phát triển và suy thoái, mỗi một trạng thái đều có các tác động đến việc tạo lập vốn CSH của doanh nghiệp

Trường hợp nền kinh tế xảy ra suy thoái, hệ thống ngân hàng sẽ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để tránh lạm phát gia tăng và một trong các hình thức để thắt chặt tiền tệ là tăng lãi suất vay Việc tăng lãi suất vay khiến cho việc đi vay trở nên kém hấp dẫn, sử dụng đòn bẩy tài chính không hiệu quả, dẫn đến doanh nghiệp có thể thiếu hụt vốn duy trì hoạt động kinh doanh Để bù đắp bù đắp nguồn lực tài chính cho doanh nghiệp, các CSH, thành viên công ty phải tính toán, thỏa thuận góp thêm vốn để tạo tài sản cho công ty Ngược lại, khi nền kinh tế trong giai đoạn ổn định và phát triển, hệ thống ngân hàng sẽ điều chỉnh phù hợp, nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ để điều tiết tình hình cung - cầu thị trường, giai đoạn này lãi suất vay hấp dẫn, sử dụng vốn tín dụng làm đòn bẩy hiệu quả, đồng thời làm gia tăng giá trị vốn CSH

Vì vậy, trạng thái kinh tế thay đổi cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tạo lập vốn CSH của mỗi doanh nghiệp nói chung và đối với CTTNHH 2TV trở lên nói riêng Nhu cầu tạo lập vốn CSH ngày càng tăng thì nhu cầu thỏa thuận góp vốn, hình thức tài sản, định giá tài sản càng lớn là điều kiện thúc đẩy việc xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực tạo lập vốn CSH sao cho phù hợp với sự phát triển của thị trường Ngược lại, khi nhu cầu tạo lập vốn CSH không thường xuyên thì nhu cầu thỏa thuận góp vốn, hình thức tài sản, định giá tài sản sẽ ít đi, pháp luật về lĩnh vực tạo lập vốn CSH có thể ít được quan tâm sẽ ảnh hưởng đến chính sách xây dựng pháp luật trong lĩnh vực này

Hai là, chính sách phát triển kinh tế của nhà nước

Nhà nước thực hiện quản lý kinh tế - xã hội bằng nhiều hình thức, biện pháp, cụ thể là ban hành quy định pháp luật Pháp luật mang tính bắt buộc và nhằm tạo

Trang 39

ra hành lang pháp lý, môi trường pháp lý để xã hội vận động, phát triển theo định hướng của Nhà nước

Do vậy, xây dựng nội dung pháp luật quy định về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên nói riêng hay việc góp vốn nói chung vào CTTNHH cũng cần dựa vào định hướng của chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước để tạo điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, mở rộng quyền tự do kinh doanh

Ví dụ, LDN năm 1999 ra đời là kết quả của việc thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước nhằm hướng đến tự do hóa thương mại, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh – tạo điều kiện kinh tế tư nhân phát triển, đảm bảo quyền và tài sản trong kinh doanh được pháp luật bảo vệ.Theo đó, dựa trên nhu cầu thực tiễn về vấn đề tạo lập vốn CSH đối với CTTNHH nói chung và CTTNHH 2TV trở lên nói riêng cũng đã có điều chỉnh, bổ sung đáng kể trong quá trình phát triển hội nhập phát

triển kinh tế Cụ thể, Luật Công ty năm 1990 đã quy định tại Điều 25: "Phần vốn

góp của tất cả các thành viên phải được đóng đủ ngay khi thành lập công ty"

Bước đầu, Luật Công ty năm 1990 đã quy định những nội dung cơ bản về tạo lập vốn CSH với hoàn cảnh, đặc điểm kinh tế nước nhà trong giai đoạn mở cửa, hội

nhập LDN năm 1999 quy định tại Điều 27: "Thành viên phải góp vốn đầy đủ và

đúng hạn như đã cam kết" Sau hơn 10 năm, hoàn cảnh, đặc điểm kinh tế nước

nhà có nhiều thay đổi nên chính sách pháp luật về tạo lập vốn CSH cũng điều

chỉnh phù hợp, chặt chẽ hơn LDN năm 2020 quy định tại Điều 47: "Thành viên

phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp" LDN năm 2020 đã tiếp tục bổ sung, hoàn thiện tạo lập vốn CSH

về quy định cụ thể mốc thời gian góp vốn, loại tài sản góp vốn

Ba là, văn hóa kinh doanh của thương nhân Việt Nam

Văn hóa kinh doanh là tập hợp toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh sáng tạo và tích lũy, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh Văn hóa kinh doanh được chứa đựng, đúc kết từ tư tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực, hành vi và các yếu tố khác, tạo nên hình thức kinh doanh đặc trưng của một doanh nghiệp Văn hóa kinh

Trang 40

doanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả vấn đề tạo lập vốn CSH

Từ xa xưa, dân gian ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của nguồn vốn trong buôn bán, giao thương và coi đây là điều kiện tiên quyết để bắt đầu khởi sự buôn bán, kinh doanh Ngạn ngữ có câu "có vốn rồi mới có lãi" hay "cả vốn lớn lãi" đều cho thấy hệ tư tưởng rất thực tế và tỉnh táo của thương nhân Việt khi nhìn nhận về mối quan hệ có tính chất tỉ lệ thuận giữa vốn đưa vào và lãi sinh ra Do vậy, việc tạo lập vốn CSH để kinh doanh cũng trở nên quan trọng đối với chủ thể kinh doanh, nhất là khi họ quyết định đầu tư bằng những tài sản có giá trị lớn, nhiều giá trị tiềm năng khó xác định

Bên cạnh đó, văn hóa kinh doanh của thương nhân Việt Nam còn đề cao một yếu tố nữa đó chính là các mối quan hệ, họ có xu hướng hợp tác, làm ăn với những người đã quen biết trước đó và đã hiểu về nhau, đặc biệt là loại hình mà sự hình thành vẫn dựa trên yếu tố về nhân thân như CTTNHH thì điều này càng diễn ra thường xuyên hơn Chẳng hạn, khi các thương nhân muốn hùn hạp, góp vốn làm ăn với nhau thì thường các thành viên là những người có quen biết, thậm chí là thành viên trong gia đình, có sự liên kết, tin tưởng lẫn nhau Hay trong trường hợp tham gia tạo lập vốn CSH để thành lập công ty, họ sẽ ưu tiên tìm kiếm đối tác là những người quen biết Tuy nhiên, thói quen này có thể ảnh hưởng tới chất lượng của việc tạo lập vốn CSH, sinh ra tình trạng kê khai vốn góp chưa phản ánh đúng tính chất tình trạng tài sản hoặc tình trạng chủ sở hữu hợp pháp tài sản để nhằm trục lợi, thu vén lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân, đòi hỏi pháp luật phải đặt ra giới hạn để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia, tránh những hành vi tiêu cực xảy ra11

Nhìn chung, đây đều là những thói quen hình thành từ lâu đời, được các chủ thể kinh doanh làm theo và đúc kết thành văn hóa chung nên cũng sẽ là một trong những yếu tố mà nhà làm luật cần quan tâm khi đặt ra những quy định pháp luật về tạo lập vốn CSH của CTTNHH 2TV trở lên

11 Khoản 2 Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020: "Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật" và Khoản 3 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020: "Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty"

Ngày đăng: 28/08/2024, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w