ĐỎI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Ngành lúa gạo ở Việt Nam, các loại rủi ro và cách thức quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành lúa gạo.. -
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN KET THÚC MÔN HỌC Tên đề tài:
RUI RO TRONG SAN XUAT KINH DOANH
NGANH LUA GAO
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Thoại
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
TP Hồ Chí Minh, Thang 07 Nam 2022
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN KET THÚC MÔN HỌC
Tên đề tài:
RUI RO TRONG SAN XUẤT KINH DOANH
NGANH LUA GAO
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Minh Thoại
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
TP Hồ Chí Minh, Thang 07 Nam 2022
Trang 3
LOI CAM ON
Sự thành công nào cũng đều gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ của những người xung quanh dù cho sự giúp đỡ đó là ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu làm bài tiểu luận đến nay, chúng em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè xung quanh Với lòng biết ơn vô cùng sâu sắc, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất từ đáy lòng đến quý thầy cô, bạn bè và tat cả những ai đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này
Và đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầ Nguyễn Minh Thoại đã tận tâm chỉ bảo, truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu, hỗ trợ trong việc tiếp vận và giải quyết vấn đề qua từng buôi học, buôi thảo luận về dé tài nghiên cứu Nhờ có những lời hướng dẫn đó, bài tiểu luận của chúng em đã hoàn thành một cách tốt nhất Bên cạnh đó, chúng em xin cảm ơn Khoa Quản trị kinh doanh, thuộc Trường Đại học Kinh tế - Luật đã tô chức giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em được học tập, tìm hiểu môn Quản trị rủi ro vô cùng hữu ích này Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng vién - ThS Nguyễn Minh Thoại Bài tiêu luận được thực hiện trong một tháng vả vốn kiến thức của chúng em còn hạn hẹp nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót
Do vậy, chúng em rất mong nhận được sự thông cảm cùng những ý kiến đóng góp
của thầy và các bạn đề bài tiêu luận được hoàn thiện hơn Chúng em xin chân thành
cam on!
Tap thé nhóm
Trang 4NHAN XET CUA GIANG VIEN
Trang 51 Phan Thi Thuy Huynh K194070974 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyết trình và
phản biện
2 Nguyễn Phạm Thanh K194070975 Biên soạn Chương 2, Chương Hương 3, tham gia thuyết trình và phản
biện
3 Lê Hà Minh Khuê K194070977 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyết trình và
phản biện
4 Nguyễn Ái Ngân K194070982 | Lam Powerpoint trinh chiếu,
tham gia thuyét trinh va phan biện
5 Nguyễn Thị Thu Ngân | K194070984 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyêt trình và phản biện
6 Nguyễn Lê Như Quỳnh | K194070991 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyét trinh và
phản biện
7 Trịnh Nguyễn Minh K194070996 Biên soạn Chương |, tham gia
Trang 6
Lê Trúc VI K194071000 Lam Powerpoint trinh chiếu,
tham gia thuyét trinh va phan biện
Nguyễn Hoang Thao Vi K194071001 Lên lịch trình và giám sát tiến
độ, tham gia thuyết trình và phản biện
10 Thái Bá Phú K204070352 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyết trình và
phản biện
11 Dương Khánh Linh K204090486 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyết trình và phản biện
12 Lê Hồng Câm Nhung K204091685 Biên soạn Chương 2, Chương
3, tham gia thuyết trình và
phản biện
Trang 7
MUC LUC
I TINH CAP THIET CUA DE TAI 1
1.1.1 Khái nệm rủi LO co ccccccccccc cease esses esssseesceceececeeaeaaseasaesceesceseeseeeeeeeaueasaasssseeeeseeeeess 3 1.1.2 Các thành phân cơ bản ctta ru £0 cece ccc eeec cece cee ce cee ceeeeceecaceneeeeeenesseeeneas 3 1.1.3 Phân loại rủỦl rO - CS Ă S22 S2 33333010511 10 1 1E KH TS TH HE TH 23555111 xxx 3 1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro 7
1.21 Khái niệm quan tri rui ro — ddẢ 7
1.2.2 Các yêu tô tác động đến quản trị rủi rO -ccsccsccscsereeereeree 8 1.23 Các loại rủi TO thường xuat hign cHH 0001011011111 Tà Tạ 11 KHE g0 c5 8 1.2.4 Các loại tôn thât thường xuât hiện - 5-55 2522323533515 xsxxe 10 1.2.5 NGi dung n6 ae a 11
1.3 Tổng quan về rủi ro trong sản xuất kinh doanh và quản trị rủi ro sản xuất kinh doanh 13 I65n (tê 13
IS na 14
IS niên na 16
1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo 17
1.4.1 Rúi ro trong kinh doanh về E UIT QNNNNNNNNNggụ 17
1.4.2 Cac loại rủi ro thường xuât hiện trong hoạt động sản xuât kinh doanh ngành LUA m Ảd 17
CHUONG 2: THUC TRANG RUI RO TON TẠI TRONG NGÀNH LÚA GẠO.20 2.1 Ruirove nguồn nguyên liệu đầu vào „ 20
2.1.1 Rủi ro về việc sử dụng giông lúa Thiên Đàng khi chưa được phép sản xuat, kinh doanh tại Việt Nam - - Ă SĂ C22 S2 2 313105105111111 11 K1 TH 22335555111 k xe 20 2.2 Ruirove chat lượng sản phẩm vs, 23 2.2.1 Rúi ro về chât lượng sản phâm của Công ty lương thực Ninh Thuận 23 2.3 Rủi ro chuỗi cung ứng 27
Trang 8Vi
2.3.1 Rủi ro về chuỗi cung ứng của Công ty TNHH lương thực Tấn Vương 2.4 Rủi ro tác động từ thiên nhiên
2.4.1 Tình trạng xâm nhập mặn - - <2 S23 33123 3113553118511 2111111 x, 2.4.2 Dich hai gia tang
2.4.3 Tình trang thoi tiét that thurOng c.ccccccccc cece ece ese ceeseeeeseetssssesnesesteseeees
2.4.4 Danh gia chung cho các sự iG oe cece cece eee eeeeceececceseeeeseeeesseeesneensas
3.1 Mục tiêu quản trị rủi ro của các công ty san xuat kinh doanh ngành lúa
E0 3.2 Hàm ý quản trị
3.2.1 Hàm ý quản trị rủi ro nguồn nguyên liệu đầu vào -5- 3.2.2 Hàm ý quản trị rủi ro chất lượng sản phẩm . 55-5255 52 55252 3.2.3 Hàm ý quản trị rủi ro chuỗi cung ứng - 2-2252 252+s+s+x+2xsx+: 3.2.4 Hàm ý quản trị rủi ro tác động từ thiên nhiên 5 2555555 S55 << +5
Trang 9Vil
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hinh 1 Mô hình quản trị rủi ro trong việc giâm sát các hoạt động của doanh nghiệp (Viện
kiểm toán nội bộ IIA)) 2 -52+S+S22E+E2E9EESESEE2E92121521215112111121411 2111121111121 21 X6 15 Hỉnh 2 Giống lúa Thiên Đảng 2-7222 2E+2ESESEESESEE2ESEE 21511212 1211211121111 21.1 Xe 20
Hỉnh 3 Chi nhánh của công ty mẹ - Tổng Công ty Lương thực miền Nam 24 Hỉnh 4 Gạo hỏng mà người đân được phát để cứu đói 2-5+5+5s+c+><+s+2 25 Hỉnh 5 Gạo Tấn Vương - 522222221 121221 11121211211121112111121121212112121 2 xe 28
Hỉnh 6 Gạo chất ở cảng chờ xuất khâu . - ¿5-52 S2+S2E+E22E+E22E2E22E221222222 e2 29
Hỉnh 7 Xuất khâu gạo tại cảng - 5-5-5522 E2E2E2212112111121121212212121121211 211111 cxe6 31 Hinh 8 Lúa khô cháy vì hạn mặn .- - - + 2Ă 32322 333323313313 311113 11 831111851 re 33 Hinh 9 Bệnh đạo ôn Ìúa - - - G S112 231111123550 1111112532511 11131 11kg K1 kg 3 ca 35
Hỉnh 10 Lúa chín bị gãy đỗ do mưa lớn bắt thường . - 2-5252 52+2+522ss>z2 +2 37 Hỉnh 11 Hệ thông kho Silo 25-52 ©S+S22E+E52E+ES2E+E22E2EEEE52E212212122121211 2121121 xe2 41
Trang 10LOI NOI DAU
IL TÍNHCÁP THIET CUA DE TAI
Lúa gạo cung cấp lương thực chính cho 65% dân số thế giới, tại Việt Nam 100% đân số sử dụng làm lương thực chính Lúa gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam Trung bình một năm, nước ta sản xuất khoảng 26 - 28 triệu tấn gạo, khối lượng gạo xuất khâu khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo/năm Điều này cho thấy nghề sản xuất và xuất khâu gạo có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
Những năm gần đây, ngành gạo đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả Hàng năm, lượng gạo của Việt Nam xuất khâu chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới Hạt gạo Việt đã có mặt trên 150 nước
và vùng lãnh thổ Thị trường xuất khẩu chính là châu Á, trong đó, Trung Quốc và
Philippines là hai thị trường chính của xuất khâu gạo
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành vẫn đang đứng trước nhiều rủi ro và thử thách Đặc biệt trong giai đoạn 2019 - 2020, khi hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khâu gạo gặp không ít khó khăn, thách thức, chủ yếu do tác động đến từ dịch Covid-L9 Việc làm thế nào đề nắm bắt được cơ hội trong rủi ro, khắc phục những hạn chế của ngành, là vấn đề được đặt ra cần phải giải quyết và điều này còn phụ thuộc rât nhiều vào sự chuyên mình và sự nỗ lực của ngành
Rui ro trong hoạt động kinh doanh là điều không thẻ tránh khỏi trong các ngành công nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng Rủi ro là điều không ai mong đợi, nhưng quan trọng là phải chấp nhận và lên kế hoạch quản trị rủi ro trong những tình huống cần thiết
Xuất phát từ những điều trên, Nhóm chúng em quyết định chọn đẻ tải tiêu luận
“Rui ro về sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo ” đễ có thé phan nào tìm ra được những giải pháp phòng ngừa và làm giảm thiêu những thiệt hại do rủi ro gây ra trong ngành
Il MUC TIEU NGHIEN CUU CUA DE TAI
- _ Phân tích thực trạng rủi ro và cách quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất của ngành lúa gạo ở Việt Nam
Trang 11- Gitp cdc doanh nghiép, tô chức kinh doanh trong ngành có thê nhận diện được các rủi ro, nguyên nhân dẫn đến rủi ro, từ đó có thể đưa ra những đề xuất phòng ngừa rủi ro, có những giải pháp đề giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất
Ill ĐỎI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Ngành lúa gạo ở Việt Nam, các loại rủi ro và cách thức quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành lúa gạo
- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung phân tích rủi ro và quan tri rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo ở Việt Nam
IV PHUONG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tra cứu
số liệu; phương pháp phân tích, đánh giá, tổng kết thực tiễn dé luận giải các vẫn đề; phương pháp chọn lọc; phương pháp so sánh đối chiếu
Vv CÂU TRÚC BÀI TIỂU LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì cấu trúc bài tiêu luận gồm
ba chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết: Ở chương này Nhóm sẽ đề cập đến các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất nói riêng
Chương 2: Thực trạng và phân tích thực trạng: Tiến hành tìm hiểu và phát hiện các rủi ro liên quan đến hoạt động sản xuất ngành lúa gạo và phân tích rủi
ro cũng như hành vi của các đối tượng trong ngành
Chương 3: Hàm ý quản trị: Dựa trên kết quả làm việc từ hai chương đầu, nhóm sẽ đưa ra những giải pháp được cho là hợp lý nhất dựa trên tình hình hoạt động của ngành
Trang 12CHUONG 1: CO SO LY THUYET
1.1 Tổng quan về rủi ro
1.1.1 Khái niệm rủi ro
Theo trường phải cô điển: Rủi ro là sự kiện bất lợi, bất ngờ xảy ra gây thiệt hại, mat mát nguy hiểm, hoặc các yếu tổ liên quan đến nguy hiểm khó khăn, hoặc những điều không chắc chăn có thê xảy ra cho con người
Theo trường phái trung hòa: Rủi ro được hiểu là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc những điều không chắc chăn có thê xảy ra với con người
1.1.2 Các thành phần cơ bản của rủi ro
- Moi đe dọa: Các loại nguy hiểm có thể mang lại lợi ích hoặc tôn thất, sẽ trở thành hiểm họa nếu như được gia tăng khả năng xảy ra và tôn thất nêu có là rất lớn
Ví dụ: Năng lượng của tự nhiên, sự sai lầm của con người, tình huỗng xấu, chủ tâm gây hại
Nguồn: Môi trường mà trong đó mối đe dọa (hiểm họa) tồn tại và phát triển
Ví dụ: Nhà, đất, nguyên vật liệu, lao động, sản phẩm
- _ Các nhân tổ thay đồi: Có tác động xu hướng làm tăng, hay giảm khả năng xác
suất xuất hiện và mức độ thiệt hại
Vi du: Tinh huống cu thé, xây dựng, phòng ngừa, theo dõi, kiểm soát, thiết kẻ,
- _ Hậu quả: Kết quả xuất hiện khi rủi ro xảy ra
Ví dụ: Hư hỏng tài sản, tôn thất thu nhập, trách nhiệm pháp lý, tai nạn, gián đoạn kinh doanh, pha san,
1.1.3 Phân loại rủi ro
Dựa trên cơ so thang do tiền tệ:
- Rủi ro không có tôn thất về thang đo tiền tệ
Trang 13Vi du: Đông hồ báo thức hỏng dân đên việc đi học muộn, sự mất niềm tin của nhân viên đối với ban lãnh đạo doanh nghiệp
- Rủi ro có tôn thất về thang đo tiền tệ
Vị dụ: Công ty xuất nhập khâu phải chịu thiệt hại nặng nề khi tỷ giá hối đoái của đồng Euro có sự thay đôi lớn,
Dựa trên cơ sở nguyên nhán tác động:
- - Rủi ro động: Xuất hiện khi có thay đôi từ môi trường kinh doanh dẫn đến những tôn thất cho riêng công ty, nhóm công ty thuộc một lĩnh vực cụ thê (thị phần, khách hàng, công nghệ )
Ví dụ: Sự thay đôi thị hiểu của người dùng, cháy nô nhà máy sản xuất gỗ,
- _ Rủi ro tĩnh: Là kết quả của sự thay đổi trong môi trường kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực, các công ty, doanh nghiệp, cá nhân Rủi ro tĩnh có thể ảnh hưởng đến nhiều đối tượng và có thiệt hại thường rất lớn vì họ thường chủ quan cho rằng nó không nguy hiểm bằng rủi ro động
Vi du: su thay déi gia xang dầu, dịch bệnh Covid-19
Dựa trên cơ sở phái sinh lợi ích:
- _ Rủi ro thuần tuý: Là những rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc những tôn thất Bao gồm: rủi ro cá nhân, rủi ro về tài sản, rủi ro pháp lý
Ví dụ: Thất nghiệp, tai nạn giao thông, tai nạn lao động
- _ Rủi ro suy đoán: Là những rủi ro dẫn đến tình huống tôn thất hoặc sinh lợi Phần sinh lợi còn gọi là phần thưởng cho rủi ro Bao gồm: rủi ro do lạm phát, chính
sách thuế thay đổi, sự thay đôi thị hiếu khách hàng, tình hình chính trị bất ôn, điều
kiện không ôn định của thuế quan, thiếu thông tin
Ví dụ: đầu tư cô phiếu, trái phiếu bất động sản Việc đầu tư này có thê lãi hoặc
lỗ hoặc hoà vôn, nhưng mục đích cuôi cùng là kiêm lời
Trang 14Dựa trên cơ sở nguồn gốc môi trường phát sinh:
- _ Rủi ro do môi trường thiên nhiên: Các hiện tượng thiên nhiên (động đất, núi lửa, lũ lụt ) có thê gây thiệt hại, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Vi dụ: Cháy nhà, bão gây thiệt hại cho doanh nghiệp thủy hải sản,
- _ Rủi ro do môi trường văn hoá: Do sự khác biệt, thiếu hiểu biết về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống của dân tộc, nhóm người khác từ đó dẫn đến cách hành xử, tiếp cận không phù hợp, gây ra thiệt hại, mất cơ hội kinh doanh
Ví dụ: Việc kinh doanh của Coca Cola không được thành công ở Trung Quốc do cách đặt tên của thương hiệu theo tiếng Trung không phù hợp và gây hiêu nhằm
- — Rủi ro do môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành v1 của con người, cầu trúc xã hội là một nguồn rủi ro quan trọng
Ví dụ: Kinh đoanh tại Nhật Bản, nếu không biết những chuân mực xã hội đặc biệt như: tuôi tác, địa vị xã hội, trong nam khinh nữ thì rất khó thành công
- _ Rủi ro do môi trường chính trị: Sự thay đôi của hệ thống chính trị, cam quyền,
giai tầng trong xã hội ảnh hưởng lớn đến bầu không khí kinh doanh, có thê làm đảo
lộn môi trường kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, tổ chức
Ví dụ: Sự thay đôi người cầm quyền giữa Joe Biden — người đề cao các giá trị dân chủ và Donald Trump — người coi trọng chính sách kinh tế sẽ gây ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp tại nước Mỹ
- Rủiro do môi trường luật pháp: Các chuẩn mực luật pháp không theo kịp bước tiễn của xã hội hay thay đổi quá nhiều, quá nhanh, không ôn định cũng tạo nên nhiều rủi ro cho doanh nghiệp
Ví dụ: Doanh nghiệp lao đao vì chính sách luật Việt Nam thay đổi chóng mặt, chính sách Zero Covid của Trung Quốc
Trang 15- — Rủi ro do môi trường kinh tế: Mọi hiện tượng, biến động diễn ra trong môi trường kinh tế đều có thể ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp và gây nên thiệt hại
Ví dụ: Suy thoái kinh tế thế giới, biến động tỷ giá hối đoái, sự mất giá của đồng
Yên
- Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp: Rủi ro có thể phát sinh ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, tô chức bộ máy, văn hoá công ty, tuyên dụng, đàm phản kinh doanh,
Ví dụ: Máy móc cũ kỹ gây ra tai nạn cho người lao động, tổ chức quản lý yêu kém dẫn đến thất thoát, hao hụt tài sản
- Rủi ro do môi trường nhận thức của con người: Nhận diện và phân tích không
đúng sẽ đưa ra kêt luận sai, giữa thực tế và nhận thức hoàn toàn khác nhau thi tiềm
ân rủi ro sẽ vô cùng lớn
Vi du: Phân tích chủ quan về các yêu tô ảnh hưởng đên môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến thất thoát tài sản
Dựa trên cơ sở môi trường quản trị doanh nghiệp:
- Rủi ro môi trường bên trong: Theo các lĩnh vực (quản trị, tài chính kế toán, sản xuất - tác nghiệp ), theo bộ phận phòng ban, theo dây chuyền chuỗi giá trị (các hoạt động đầu vào, quá trình tác nghiệp, quy trình tác nghiệp, các hoạt động đầu ra, marketing, bán hàng, dịch vụ)
Ví dụ: Cửa hàng bán thức ăn nhanh, nhưng đầu bếp chính của cửa hàng bị tai nạn dẫn đến việc ảnh hưởng kinh doanh của cửa hàng
- Rui ro méi trường bên ngoài: Môi trường vĩ mô (kinh tế, luật pháp, nhân khẩu,
dia ly ) và vi mô (khách hàng, nhà cung ứng, đối thu )
Ví dụ: Cửa hàng thức ăn bị ảnh hưởng bởi giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao
Trang 16Dựa trên cơ sở đổi tượng chịu rủi ro:
- Ruiro vé tai san: Kha nang duoc hay mat doi voi tai san vat chat, tai san tài chinh, tai san v6 hinh
Vi du: Hu hong may moc thiết bị do vận hanh sai,
- Rui ro ve nhan lyc: Gay ton thuong, thuong vong, giam thu nhap, mat mat nhân sự ở cập quản lý, nhân viên hay các đôi tượng có liên quan
Ví dụ: Nhân viên làm việc ở môi trường nguy hiểm như hầm mỏ, giàn khoan khai thác dầu khí,
- _ Rủi ro về pháp lý: Tranh chấp kiện tụng kéo dài có thế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: Ngân hàng xử lý nợ xấu gặp nhiều vướng mắc do những bất hop ly trong các thủ tục xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án
1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro
1.2.1 Khái niệm quản trỊ rủi ro
Quản trị rủi ro được định nghĩa là sự nhận dạng, đo lường và kiểm soát các loại rủi ro, cái mà có thê đe dọa các loại tài sản và thu nhập tử các dịch vụ chính hay
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh hoặc một doanh nghiệp sản xuất
Có hai mục tiêu của quản trị rủi ro (L) né trãnh các tôn thất từ rủi ro tại nạn và
(2) tôi thiểu hóa tôn thất có thê xuất hiện và tối thiểu hóa hậu quả của một tôn that
Né tránh rủi ro là mục tiêu chính của tất cả các hình thức về quản trị rủi ro Các ton thất không mong đợi hay ngẫu nhiên của một tô chức, một cá nhân cần được kiểm soát bằng sự phối hợp bởi các biện pháp như né tránh và giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn ngừa và tối thiểu hóa rủi ro Mục tiêu né tránh rủi ro được áp dụng không chỉ cho các loại rủi ro tai nạn mà còn cho tất cả các loại rủi ro khác trong chuỗi rủi ro Hơn nữa, để tổng chỉ phí rủi ro ở mức thấp nhất, các tô chức cần phải phối hợp chặt chẽ một số biện pháp với nhau như việc lưu giữ, chuyền giao, tài trợ tôn thất và
Trang 17quản trị doanh nghiệp Khi một doanh nghiệp quyết định lưu giữ tốn thất thì phải lên
kế hoạch dự trù quỹ dự phòng rủi ro theo nguyên tắc tổng số tiền từ việc đền bù tôn thất phải nhỏ hơn mức tài chính cho phép của doanh nghiệp
Tóm lại, tất cả các loại rủi ro phải cần được quản lý một cách chặt chẽ sao cho chi phi tôn thất rủi ro của một tô chức, một cá nhân hoặc một xã hội là nhỏ nhất 1.2.2 Các yếu tô tác động đến quản trị rủi ro
hộ gia đình
Môi trường, lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh đặc thù:
Nghĩa là quá trình hoạt động của doanh nghiệp ân chứa ít rủi ro hay nhiều rủi
ro, tùy thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ, ngân hàng, chứng khoán, ngoại hối và xuất nhập khẩu Mỗi lĩnh vực sẽ có những thách thức và mức độ rủi ro khác nhau
Nhận thức lãnh đạo của doanh nghiệp:
Quản trị rủi ro là một góc độ quan trọng đối với một doanh nghiệp, do đó những nhà quản trị cần nghiêm túc quan tâm đến vấn đẻ này để khi có biến cố xảy ra,
dù bên trong hay bên ngoài thì các nhà quản trị rủi ro cũng sẽ có thẻ thích ứng kịp thời với tình huống mà doanh nghiệp đang phải đối mặt
1.2.3 Các loại rủi ro thường xuất hiện
Có nhiều loại rủi ro rat dé nhan dang va dé điều tiết, song song đó cũng có rất nhiều loại rủi ro khó có thể nhận dạng được, hoặc có thể nhận dang sai Do đó, nhiéu rủi ro được tô chức lưu giữ một cách vô tình vì không thê nhận biết được chúng Có
Trang 18ba nguyên nhân để giải thích cho điều này
Một số rủi ro không thấy được và ít khi xảy ra Nếu một rủi ro là nguyên nhân
của một tôn thất, thường nó sẽ là một tai họa
Một vài rủi ro không nhận đạng được vì trong quá trình tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất, một số điều khoản đã không được đưa vào
Trong tự nhiên thường có rất nhiều tôn thất nhỏ xuất hiện ngoài sự hiện diện
của rủi ro, trong khi đó những tôn thất lớn lại ít khi xuất hiện
Rủi ro đe dọa đến tài sản và thu nhập của doanh nghiệp là một sự tông hợp giữa ba yếu tô chính là rủi ro thuần túy, rủi ro thương mại và rủi ro suy đoán Sau đây
là một số loại rủi ro thường xuất hiện trong kinh doanh ở các mức độ nhỏ hoặc lớn như:
* Tén that vat chat do tai san bi hủy hoại hoặc bị hư hỏng
« Các hành động phạm pháp như: trộm cắp, lừa dối là nguyên nhân gây nên tôn thất hoặc hư hỏng tải sản
¢ Hau qua cua ton that gay hu hong tai sản, người lao động trong doanh nghiệp mắt hoặc bị thương tích
» Trách nhiệm pháp ly phát sinh khi có tử vong, bị thương, hư hỏng tai san cua khách hàng, người lao động và người dân
» Nhà quản trị có năng lực quản lý kém
‹ _ Phá sản công nghệ dẫn đến giảm nhu cầu hay cung ứng không đủ số lượng sản phẩm
‹-_ Sự thay đổi cơ cấu dân số, thói quen của khách hàng và các sự thay đổi xã hội tương tự khác
»_ Rủi ro chính trị từ các hoạt động của chính phủ, chính phủ nước ngoài và các nhóm gây áp lực
«- Rủi ro kinh tế như là hậu quả từ việc lạm phát hoặc khủng hoảng kinh tế
«- Rủi ro môi trường vật chất như khí hậu, nguồn tài nguyên, ô nhiễm hay hiện
tuong el nino
Trang 1910
1.2.4 Cac loai tén that thuong xuất hiện
Tôn thất trực tiếp
Tén that trực tiếp là những tôn thất ban đầu về người và tài sản khi rủi ro xảy
ra, vì vậy việc ước lượng rủi ro trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản trị rủi ro Ví dụ, trong trường hợp chúng ta tham quan vòng quanh một nhà máy sản xuất hay một cửa hàng thương mại, chúng ta sẽ có thê nhận biết tổn thất tiềm năng của tài sản Dựa trên cơ sở đó góp phần giúp doanh nghiệp đưa ra các giải pháp ngăn ngừa hay giảm thiểu rủi ro tiềm năng trong tương lai
Tổn thất gián tiếp
Tổn thất gián tiếp là những tôn thất hậu quả do tốn thất trực tiếp gây ra Việc chúng ta ước lượng tôn thất gián tiếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với tôn thất trực tiếp
Đề giảm bớt những khó khăn này, những nhà quản trị rủi ro thường có xu hướng chú trọng vào việc ước lượng và xử lý dung lượng tôn thất gián tiếp Vì vậy,
họ sẽ rất cần đến sự giúp đỡ của những nhà tri thức có chuyên môn
Tôn thất pháp lý
Việc nhận dạng tôn thất pháp lý tiềm năng phải luôn gắn liền với sự thông thạo
về kinh doanh cũng như về mặt pháp luật Những nhà quản trị rủi ro sẽ thường có xu hướng chú trọng đặc biệt vào hai loại tôn thất pháp lý sau: (1) Các điều luật bồi thường cho người lao động và (2) tôn thất pháp lý do xúc phạm cũng như làm tốn thương đến người lao động Quản trị rủi ro cần phải phối hợp được với một số vẫn đề về pháp lý, đặc biệt là các sản phẩm pháp lý
Tôn thất nguôn nhân lực
Khi khả năng lao động hay kinh doanh của một cá nhân vì một lý do nào đó bị mất đi khả năng và buộc lòng người này phải nghỉ việc trước tuổi về hưu Như vậy, những người này sẽ bị rơi vào tình trạng không còn khả năng kiếm tiền và mặc nhiên
họ sẽ mất đi thu nhập Những người lao động làm việc ở những ngành nghề khác nhau như: lao động chân tay, nghiên cứu khoa học, nhân viên bán hàng hay công nhân sản
xuất Công việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thành công hay không
Trang 2011
sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những người lao động này Do đó, những nhà quản trị rủi
ro cần phải biết rõ ai trong số họ là những người luôn gắn bó với doanh nghiệp ngay
cả khi trong những hoàn cảnh khó khăn nhất mà doanh nghiệp đang đối mặt
Bộ phận tổ chức nhân sự của một doanh nghiệp phải giải quyết các vấn về chính sách hưu trí, chính sách bù lễ và chính sách phụ cấp Đó cũng là những vấn đề quan trọng mà những nhà quản trỊ rủi ro cân quan tâm đền
1.2.5 Nội dung quản trị rủi ro
1.2.3.1 Nhận dạng rủi ro
Hiệu quả trong quá trình quản trị rủi ro sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rủi ro Phân loại rủi ro được hiểu là việc phân các rủi ro thành từng nhóm riêng biệt theo dấu hiệu có thê nhận dạng của chúng Việc phân loại rủi ro hợp lý góp phần nâng cao khả năng và hiệu quả áp dụng những phương pháp phù hợp của quản trỊ rủi
ro ( Nguyễn Quang Thu, 2008)
Có ba cách giúp những nhà quản trị rủi ro có thể xác định liên tục và có hệ thông các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của tô chức là:
* Tim kiém thong tin về nguồn gốc, mỗi nguy hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro
và các loại tôn thất có thé;
- - Thống kê các loại rủi ro đã và đang xảy ra;
- - Dự báo những đạng rủi ro mới có thể xuất hiện
1.2.3.2 Phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro bắt đầu từ công việc xác định được những nguyên nhân hay những mối nguy hiểm nào gây ra rủi ro, từ cơ sở đó tìm ra biện pháp phòng ngừa Quan trọng nhất trong công việc này là phải xác định một cách chính xác nguồn gốc của rủi ro, khả năng thiệt hại cũng như lợi nhuận hoạt động tiềm ân rủi ro
1.2.5.3 Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là công việc tạo điều kiện cho những nhà quản trỊ rủi ro xác định những đại lượng của rủi ro Đồng thời, tính chuẩn mực của việc đánh giá những thiệt hại dự báo phụ thuộc vào việc lựa chọn phương pháp đánh giá rủi ro Có ba phương pháp cơ bản như sau:
Trang 2112
Phân tích báo cáo tài chính để xác định được những nguy cơ rủi ro của một doanh nghiệp về mặt tài sản, vị thế của doanh nghiệp, nguồn nhân lực và các trách nhiệm pháp lý Hơn nữa có thể dự đoán được những nguy cơ có thê phát sinh trong tương lai
Phương pháp lưu đồ cần được xây dựng để trình bảy tất cả các hoạt động của
to chức, trên cơ sở này những nhà quản trị có thể tiền hành liệt kê các rủi ro về tải sản, nhân lực hay trách nhiệm pháp lý trong từng khâu đề nhận dạng các rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp phải
Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra nguồn gốc của rủi ro, môi trường tác động Bảng câu hỏi sẽ giúp cho những nhà quản trị rủi ro có thể hình dung được một bức tranh toàn cảnh về những nguy cơ trong tương lai mà doanh nghiệp phải đối mặt, từ đó có biện pháp đề thích ứng kịp thời
1.2.5.4 Kiếm soát và phòng ngùa rủi ro
Trong hệ thông quan tri rui ro, co chế điều tiết nội bộ đóng một vai trò rất cần thiết, vì nó giúp cho hệ thống giảm thiêu tối đa những tác động tiêu cực của rủi ro do
tô chức xây đựng, chọn lựa và thực hiện Cơ chế này dựa trên những biện pháp như
kỹ thuật, công cụ, chiến lược và chương trình hành động
1.2.5.5 Các biện pháp cơ bản để kiếm soát rủi ro
Né tránh rủi ro nghĩa là chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra, nêu nhận thấy đối tác có hành vi gian đối thì doanh nghiệp có thê chủ động ngưng hợp tác ngay
từ lúc đầu hoặc né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây nên rủi ro như đầu
tư thêm máy móc, thuê ngoài, nhờ tư vấn dé có thê thực hiện hợp đồng được tốt hơn Ngăn ngừa tôn thất nghĩa là tập trung tác động vào chính mỗi nguy hiểm để ngăn ngừa tôn thất Ví dụ, mua bảo hiểm, thường xuyên bảo trì phương tiện vận tải Song song đó, cần tích cực tác động vào môi trường nơi mà mối nguy hiểm tồn tại
và phát triển, sẽ làm cho rủi ro ít xảy ra hơn Hơn nữa, nhà quản trị cần tập trung vào
sự tương tác giữa mỗi nguy cơ và môi trường rủi ro thông qua trung gian hay bên thứ
ba dé tiếp cận thị trường nhằm tạo quan hệ tốt với cả thị trường trong vả ngoài nước
Giảm thiểu tôn that để giảm thiểu thiệt hại, mất mát do rủi ro mang lại với biện
pháp như: Cứu vớt tài sản còn sử dụng được Ví dụ, xây dựng các kế hoạch phòng
Trang 2213
ngừa rủi ro như là kế hoạch phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch vận tải hàng hóa cho hiệu quả, an toàn, tiết kiệm kinh phí , hoặc khi hỏa hoạn cô gắng dập lửa với hy vọng cứu lây những tài sản chưa bị cháy Dự phòng điển hình như là chuẩn bị máy móc thiết bi dự phòng để khi có trục trặc có thê thay thế một cách kịp thời, phân tán rủi ro
là việc chọn lựa nhiều loại hình vận tải giao nhận hàng hóa hoặc xây dựng nhiều cơ
sở sản xuất
Chuyển giao rủi ro nghĩa là chuyên các hoạt động có rủi ro cho cá nhân khác hoặc tô chức khác như thực hiện mua bảo hiểm hang hoa, tai san, outsourcing san xuât cho các công ty dư thừa năng lực sản xuât
Đa dạng hóa rủi ro nghĩa là đa dạng hóa thị trường, đa đạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa khách hàng và đa đạng hóa nhà cung cấp đề phòng chống rủi ro
Tài trợ rủi ro được hiểu là lượng tiền được dùng để ngăn ngừa, kiểm soát các rủi ro hoặc bù đắp, khắc phục, tái đầu tư một phần hay tất cả các tôn thất khi rủi ro xảy ra Có hai phương án trong hoàn cảnh này để tài trợ rủi ro: Lưu giữ rủi ro là phương án mà doanh nghiệp bị rủi ro tự thanh toán và tài trợ cho các tôn thất, nguồn tài trợ là nguồn tự có cộng với những nguồn khác ví dụ là các quỹ bảo hiểm nghề nghiệp hay các quỹ phúc lợi công đoàn và chuyên giao rủi ro là phương án mà doanh nghiệp chuyên giao việc thanh toán, tài trợ tôn that cho bên thứ ba điển hình như là việc mua bảo hiểm toàn phần
1.2.5.6 Giám sát và kiểm tra
Để có thể phối hợp giữa việc thực hiện những mục tiêu và việc kiểm tra mức
độ rủi ro cần phải xây đựng một hội đồng kiểm tra và quy chế về chính sách kiểm tra rủi ro Việc thực hiện giám sát các chương trình kiểm tra rủi ro cho thấy rằng đề có thê nâng cao tính hiệu quả của việc quản trị rủi ro đòi hỏi việc xây dựng những tiêu chuẩn đối với các chương trình nảy, trong đó bao gồm việc chọn lựa và phân tích
thông tin (Nguyễn Quang Thu, 2008)
1.3 Tông quan về rủi ro trong sản xuât kinh doanh và quản trị rủi ro san xuat kinh doanh
1.3.1 Khái niệm
Trang 2314
Rui ro trong kinh doanh
Rủi ro trong kinh doanh là sự không chắc chăn cái mà có thê đo lường được trong các kết quả có thể xảy ra của một hoạt động (Trần Thị Hoa Thơm, 202L) Rủi ro vừa là nguy cơ nhưng cũng vừa là cơ hội liên quan đến các sự kiện không chắc chắn trong tương lai và rủi ro có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động của một doanh nghiệp Vì vậy, tận dụng rủi ro trong kinh doanh có thể giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận tốt hơn từ việc có được lợi thế cạnh tranh, nguoc lại không chấp nhận rủi ro sé làm cho doanh nghiệp trở nên kém năng động trong kinh doanh
Quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh
Quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thông đề nhận dạng, đo lường, phân tích và đánh giá rủi ro Từ đó những nhà quản trị rủi ro sẽ tìm các giải pháp kiểm soát, khắc phục nhằm giảm thiểu những hậu quả của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công đối với hoạt động kinh doanh vả tối ưu hóa trong việc sử dụng nguồn lực từ doanh nghiệp Quản trị rủi ro hỗ trợ tích cực trong việc giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bằng cách cung cấp những thông tin cho Hội đồng quản trị về các loại rủi ro trọng yêu kèm theo những giải pháp cần phải thực hiện đề giải quyết những van
đề Từ đó, có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động bền vững, tối ưu các nguồn lực và tăng cường các giá trị tài chính, thương hiệu, thị phần, vị thế và uy tín của doanh nghiệp một cách liên tục Thúc đây trong việc xây dựng lòng tin và đáp ứng kỳ vọng
ngày càng cao của những nhà đầu tư và các bên liên quan
1.3.2 Đặc điểm
Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh được cấu thành từ năm yếu
tố chính đó là: (1) Chiến lược quản trị rủi ro; (2) Câu trúc quản trị rủi ro; (3) Các chính
sách và thủ tục được văn bản hóa và các kênh báo cáo trong doanh nghiệp; (4) Các công cụ quản trị rủi ro sử dụng đề phát hiện, tông hợp, đánh giá và giảm thiểu rủi ro; (5) Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ và tự động hóa hoạt động quản trị rủi ro Trong đó, chiên lược quản trị rủi ro được xây dựng phù hợp với mục tiêu của
Trang 2415
doanh nghiệp, định hướng xây dựng các cầu phần khác của khung quản trị rủi ro Mặc khác, cầu trúc quan trị rủi ro là nền tảng của các hoạt động quản lý rủi ro trong doanh nghiệp và điều này được minh chứng thông qua mô hình sau:
Hình 1 Mô hình quản trị rủi ro trong việc giám sát các hoạt động của doanh nghiệp
(Viện kiếm toán nội bộ ITA) Khi quản trị rủi ro liên quan đến năng lực của nhân sự mới, có thể dẫn đến việc doanh thu của doanh nghiệp không thê đạt được như dự tính ban đầu, lúc này tuyến phòng thủ thứ nhất là những bộ phận chức năng của doanh nghiệp sẽ thiết kế ra một chương trình đào tạo để giúp các ứng viên bắt kịp với công việc kinh doanh mới và giảm thiểu được loại rủi ro này
Bên cạnh đó, vai trò của tuyến phòng thủ thứ hai là các nhân sự thuộc phòng tài chính sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả trong quá trình đào tạo xem kinh phí đào tạo nhân lực có thật sự hợp lý hay không, đào tạo xong thì các nhân lực có thích ứng tốt hơn với công việc sản xuất và kinh doanh hay không? Điều này sẽ được thê hiện thông qua hiệu quả trong công việc của từng nhân viên
Đồng thời, tuyến phòng thủ thứ ba là sự đánh giá một cách độc lập của kiểm toán trong nội bộ, với tính hiệu quả là việc đào tạo những nhân sự mới Kiểm toán sẽ tiến hành xem xét rằng quy trình được thiết kế như thế này đã thật sự mang lại hiệu quả hay chưa
Trang 2516
1.3.3 Nguyên nhân
Những nguyên nhân khách quan
Do sự thay đôi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước và Chính Phủ đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách lưu thông tiền tệ, chính sách ngoại giao) (Nguyễn Quang
Thu, 2008)
Những nguyên nhân khách quan khác
Những yếu tổ bất lợi của môi trường kinh tế như: suy thoái kinh tế, lạm phát,
thay đổi tỷ giá hồi đoái
Sự không ôn định chính trị, thay đôi thê chế, chính sách, luật pháp theo hướng bắt lợi
Nhân tố từ môi trường văn hóa — xã hội: trở ngại từ định chế xã hội, truyền thông, thuần phong mỹ tục, tập quán, thói quen tiêu dùng, mua sắm, văn hóa ứng xử
Điều kiện tự nhiên bắt lợi: thiên tai, lũ lụt, hạn hán
Tình hình biến động của thị trường, giá cả lạm phát, khách hàng và nhà cung
cấp
Những nguyên nhân chủ quan
Chính là loại rủi ro vi mô cái mà được hình thành theo đặc thù sản xuất kinh doanh hay hoạt động của mỗi tô chức (Nguyễn Quang Thu, 2008), các loại rủi ro nay
có thẻ là:
Thiếu hiểu biết về kỹ thuật công nghệ mới, sai xót hay trục trặc kỹ thuật trong sản xuất, không nắm bắt được sự đôi mới nhanh chóng các công nghệ sản xuất tiên tiến
Sai lầm trong việc chọn lựa, thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chính sách và
cơ chê
Sai lầm trong việc ra quyết định và thực thí quyết định đó
Sự yêu kém về nghiệp vụ của công nhân sản xuât
Trang 2617
Chưa có chiến lược nhân sự trong việc lựa chọn người quản lý doanh nghiệp
Sự yếu kém của các cán bộ không năm vững nghiệp vụ và luật pháp gây nên những tôn thất lớn cho doanh nghiệp sau khi đã ký hợp đồng với đối tác nước ngoài 1.4 Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành lúa gạo 1.4.1 Rủi ro trong kinh doanh về gạo
Trong bất kỳ ngành nghề nào thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt
là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường như ngày nay Không thê nghi ngờ rằng, rủi
ro trong việc kinh doanh gạo là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào trong lĩnh vực này cũng phải cân nhắc và lường trước được trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân tiêu cực từ chất lượng sản phẩm gạo không đạt yêu cầu cho đến những rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả những điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và các tô chức kinh doanh 1.4.2 Các loại rủi ro thường xuất hiện trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngành lúa
gạo
1.4.2.1 Rui ro về nguôn nguyên liệu đầu vào
Những thông tin về gạo kém chất lượng đã xuất hiện trên thị trường ngày nay rất nhiều khiến người tiêu dùng lo lắng Điều này mặc nhiên xảy ra đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạo kém chất lượng, tuy nhiên đối với những doanh nghiệp có đạo đức trong kinh doanh, đôi khi họ cũng bị kéo vào những trường hợp như thê này
Điều này có thể được minh chứng bởi hai nguyên nhân sau đây: (1) Trong quy trình chọn lựa nguồn cung đầu vảo tức là giống lúa họ đã chủ quan dẫn đến việc giống lúa không được đảm bảo chất lượng; (2) Do phân bón được chọn cho quá trình trồng lúa đã không đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn
Từ đó cho thấy, việc chọn lựa nguồn nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất và kinh doanh gạo cũng vô cùng quan trọng Nếu nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu không chất lượng thì rủi ro trong kinh doanh sẽ là rất lớn đối với doanh nghiệp 1.4.2.2 Rui ro chất lượng sản phẩm
Hiện nay, trên thị trường những nơi bán gạo đều tuyên bố sản phẩm của mình
Trang 2718
là chất lượng nhất với việc gạo không tây trắng, gạo ngon Tuy nhiên, vẫn có trường hợp khách hàng mua nhằm gạo kém chất lượng do gạo cũ và đang trong tình trạng hư hỏng, có nhiều mọt ủ sẵn ở bên trong gạo Điều này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo nếu đây là sản phâm của họ, vì rủi ro
phải đối mặt là nhận lại phản hồi không hài lòng từ khách hàng Nếu vấn đề này không
được giải quyết triệt đề thì lâu dài uy tín của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều
và nghiêm trọng hơn là doanh nghiệp gạo sẽ mất đi khách hàng của chính mình 1.4.2.3 Rủi ro chuỗi cung ứng
Thực tế những năm vừa qua sản xuất kinh doanh gạo của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn Gạo Việt Nam ngày càng sở hữu chất lượng vượt trội hơn và có thể xuất khâu đến với nhiều quốc gia, vì vậy mà ngành lúa gạo ở Việt Nam cũng da khang định được thương hiệu của mình
Năm 2019, gạo ŠT24 của Việt Nam đã vượt qua được nhiều thương hiệu gạo tên tuổi khác trên thế giới và được cộng đồng quốc tế công nhận là “Gạo ngon nhất thế giới” Tuy nhiên, cũng tồn tại những doanh nghiệp lúa gạo không thể xuất khâu theo đúng với dự định ban đầu, vì các vấn đề pháp lý với hải quan cái mà gián tiếp làm gạo bị ảnh hưởng đến chất lượng do thời gian kéo đài, dẫn đến gạo không đạt chuẩn và không thể xuất khâu qua nước ngoài Nghiêm trọng hơn là một số đối tác nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải bồi thường hợp đồng do không đúng với thỏa thuận ban đầu
Vì vậy, những rủi ro trong khâu xuất nhập khâu dù lớn hay nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến mối quan hệ kinh doanh của Việt Nam và những đối tác nước ngoài
- người có nhiều sự lựa chọn về việc lựa chọn nhà cung cap gạo
1.4.2.4 Rủi ro tác động từ thiên nhiên
Ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực lúa gạo nói riêng đều vô cùng lo ngại trước những biến đôi của môi trường tự nhiên, nhiều mối đe dọa khi nhiệt độ của Trái Đất tăng nhanh, kéo theo những cơn bão, các đợt hạn hán, nắng nóng, xâm nhập mặn và những vấn đề dịch hại Chính những điều này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tăng trưởng của cây trồng và lúa là loài cây đặc biệt dé bị ảnh hưởng nhất
Một điều không thể phủ nhận răng nguyên nhân chính gây ra các đợt hạn hán
hay xâm nhập mặn tại những vùng nông nghiệp là đo thời tiết trái mùa và khắc nghiệt
Trang 2819
Dẫn đến một hệ quả tất yêu chính là cường độ cực đoan càng mạnh thì thời gian cực đoan càng kéo đài gây ra thiệt hại càng lớn về mặt kinh tế và môi trong ngành sản xuất kinh doanh gạo Thêm vào đó, có những nguyên nhân khác như là tác động của thượng nguồn làm biến động môi trường mặt đệm lưu vực Mặt khác, lượng mưa thấp hơn so với bình thường cũng làm cho thế cân bằng giữa nước ngọt và nước mặn dịch sâu vào trong đất liền
Hơn thể nữa, trong môi trường tự nhiên không thé tránh khỏi những tác nhân gây hại đến mùa màng như dịch bệnh và côn trùng gây hại, nguyên nhân để lý giải cho những hiện tượng này là do khí hậu và thời tiết, công tác thủy lợi không đúng cách thức, lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu cũng như phân đạm Ví dụ như các loài gay hai trong ho Cecidomyiidae va Spodoptera mauritia, chung thường sẽ bùng phát sau những đợt mưa lớn đầu mùa hay là vào mùa khô hạn thường sẽ xuất hiện các loài trong bộ Cánh viễn Ngoài ra, các loại bệnh dịch như bệnh đạo ôn xuất phát từ loài nắm Magnaporthe grisea là loại bệnh dịch phô biến nhất gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây lúa
Lúa gạo là loại cây trồng dễ bị tôn thương nhất do biến đổi khí hậu, ở những khu vực hạn hán năng suất cây lúa sẽ giảm, buộc lòng những doanh nghiệp trồng lúa phải đầu tư cho việc nghiên cứu ra phân bón và hạt giỗng mới giúp tăng năng suất, điều này buộc doanh nghiệp phải phát sinh thêm chi phí không đáng có Mặt khác, hạn hán kéo dài phần nào làm cho sản lượng lúa gạo giảm mạnh, buộc doanh nghiệp phải cắt giảm nguồn nhân lực của mình đề giảm bớt gánh nặng về quy mô tô chức và tiên lương, dân đên nhiều khả năng người lao động sẽ bị mật việc làm
Trang 2920
CHUONG 2: THUC TRANG RUI RO TON TAI TRONG NGANH LUA GAO
2.1 Rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu vào
2.1.1 Rủi ro về việc sử dụng giống lúa Thiên Đảng khi chưa được phép sản xuất,
kinh doanh tại Việt Nam
2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công fy
Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng có trụ sở chính tại số 24 Quốc lộ 1A,
xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Ngành nghề chính của Công
ty là trồng lúa, ngoài ra còn có các ngành nghề khác như nhân và chăm sóc cây giỗng hàng năm, xử lý hạt giống để nhân giống, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch, bán buôn gạo và bán buôn nông, lâm sản, nguyên liệu và động vật sông
Hình 2 Giống lúa Thiên Đàng 2.1.1.2 Mô tả thực trạng
Vào tháng 5/2020, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết nhiều nông dân chịu thiệt thòi trong việc ký kết hợp đồng, bao
tiêu sản phâm với Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng
Theo một người nông dân cho hay, thay vì sản xuất lúa chất lượng cao như mọi năm thì ông chuyên 1,1 ha sang trồng lúa Thiên Đàng Giống lúa này được quảng cáo sau khi sa chỉ tiễn hành phun xỊt thuốc diệt Ốc, sử dụng khoảng 10 - 12,5 kg phan bón thì sau khoảng 105 ngày thì có thể thu hoạch và cho năng suất cao Bên cạnh
đó, Công ty TNHH Giống lúa Thiên Đàng còn cam kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm