CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN GIẢ THUYẾT THƯỚC ĐO TIỀN TỆ MONETARY UNIT ASSUMPTION Nội dung và ý nghĩa Kế toán chỉ ghi nhận những nghiệpvụ kinh tế của doanh nghiệp mà có thểlượng hóa bằng tiề
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN NHÓM:
TÌM HIỂU VỀ CÁC GIẢ THUYẾT
VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Giảng viên: Cô Phạm Thị Huyền Quyên
Mã lớp học phần: 212KK0106 Năm học: 2021 - 2022
Trang 2THÀNH VIÊN NHÓM
K214041596 K214041607 K214041624 K214041626
Trần Phạm Vĩnh Hưng
Võ Thị Như Ngọc
Nguyễn Anh Tú
Ngô Thị Thu Uyên
Trang 3MỤC LỤC
Giả thuyết thực thể kinh doanh 6
Giả thuyết thước đo tiền tệ 7
Giả thuyết hoạt động liên tục 8
Giả thuyết kỳ kế toán 10
Cơ sở dồn tích 12
Giá gốc 13
Phù hợp 14
Nhất quán 15
Thận trọng 16
Trọng yếu 17
I LÝ DO CẦN CÓ GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 4
II CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN 5
1 2 3 4 III CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN 11
1
2
3
4
5
6
Trang 4Do đó, các hoạt động kế toán phải hoạt động dựa trên nền tảng của các giả thuyết và nguyên tắc, trong đó, cần phải tôn trọng các giả định, khái niệm, cơ sở, nguyên tắc và yêu cầu đã được tiêu chuẩn hóa trong Luật, chuẩn mực và các chế độ kế toán liên quan
Hầu hết mỗi ngành nghề trong xã hội
đều phải có những nguyên tắc cũng như
các giả thuyết để làm cơ sở lý luận và
phương pháp khoa học để giúp cho công
việc được thực một cách khách quan, hiệu
quả Kế toán không nằm ngoài quy luật ấy,
các nguyên tắc kế toán có vai trò như
chuẩn mực, đảm bảo việc ghi chép, kiểm
tra và báo cáo về thông tin được thực hiện
một cách trung thực, hợp lý, giúp cung cấp
thông tin hữu ích cho các bên liên quan
trong việc đưa ra các quyết định kinh tế
LÝ DO CẦN CÓ CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Trang 5CÁC GIẢ THUYẾT
KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Trang 6TRANG: 6 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
II CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN
GIẢ THUYẾT THỰC THỂ KINH DOANH
(ECONOMIC ENTITY ASSUMPTION)
Nội dung và ý nghĩa
Đơn vị kế toán được xem như là một
thực thể kế toán độc lập, tách biệt với
chủ sở hữu, cá nhân và các đơn vị kế
toán khác Kế toán chỉ ghi nhận những
nghiệp vụ nào ảnh hưởng đến tài sản
hoặc nguồn vốn của đơn vị kế toán
Đây là khái niệm căn bản nhất trong
kế toán vì nó định ra được ranh giới
rạch ròi của tổ chức mà nó kế toán
Ý nghĩa: định ra ranh giới rạch ròi của
tổ chức mà nó kế toán
Ví dụ cụ thể
Công ty ABC nhập lô hàng là 10 tấn Cherry từ Australia về Việt Nam, nhập kho công ty ABC, thì nghiệp vụ này là của công ty ABC nên chỉ được ghi nhận trong sổ kế toán của công ty ABC
Hay : Khi chủ sở hữu mua một chiếc
xe hơi cho sử dụng mang tính chất cá nhân anh ta thì không được kế toán vào tài sản của doanh nghiệp
Trang 7TRANG: 7 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
II CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN
GIẢ THUYẾT THƯỚC ĐO TIỀN TỆ
(MONETARY UNIT ASSUMPTION)
Nội dung và ý nghĩa
Kế toán chỉ ghi nhận những nghiệp
vụ kinh tế của doanh nghiệp mà có thể
lượng hóa bằng tiền Kế toán sử dụng
đơn vị tiền để đo lường các nghiệp vụ
kinh tế thì phải bỏ qua ảnh hưởng của
lạm phát và đồng tiền được xem như
là đơn vị đo lường cố định
Trong thực tế, khi sức mua của đồng
tiền thay đổi thì kế toán phải có một
số giải pháp để phản ánh đúng và hợp
lý tình hình tài chính của tổ chức để
có thể so sánh được với kỳ quá
khứ.Thông tin so sánh của kỳ trước
cần được trình bày lại cùng giá trị đồng
tiền của kỳ hiện tại
Ý nghĩa: Ghi chép được những nghiệp
vụ có thể được lượng hóa thành tiền
Ví dụ cụ thể
Theo nguyên tắc này thì mọi tài sản
và nguồn hình thành lên tài sản đều phải được thể hiện giá trị bằng hiện kim Ví dụ công ty có lô hàng gồm có:
100 tivi, 50 máy lạnh, 30 tủ lạnh, 100
kg gạo, 200 tấn bột mì Như ta thấy, không có điểm chung nào trong các thứ kể trên để đánh giá giá trị của chúng ngoài tiền Khi quy đổi tất cả ra tiền thì chúng ta có thể cộng chúng một cách dễ dàng và đánh giá giá trị của chúng qua thước đo bằng tiền tệ
Trang 8TRANG: 8 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
II CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN
Với giả định này, tài sản mua vào nhằm mục đích để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không có ý định bán ra, nên kế toán báo cáo theo giá gốc, nên không quan tâm đến giá thị trường
Cho phép doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ của mình
Làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá trị tài sản cố định cào chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của nó
Nguyên tắc hoạt động liên tục là nguyên tắc mà theo đó báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định, cũng không buộc phải ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình
Ý nghĩa:
GIẢ THUYẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC
(GOING CONCERN ASSUMPTION)
Nội dung và ý nghĩa
Trang 9TRANG: 9 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
II CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN
GIẢ THUYẾT HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC
(GOING CONCERN ASSUMPTION)
Ví dụ cụ thể
Tại Công ty TNHH Kokuyo Việt Nam, khi nhập một máy ép bột gỗ trị giá 100 triệu đồng, trong đó: Thuế giá trị gia tăng 10 triệu đồng, chi phí vận chuyển 12 triệu đồng, chi phí chạy thử 3 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT)
(Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, máy ép bột gỗ được xác định rõ là khấu hao hết trong 4 năm hoạt động liên tục)
Trường hợp công ty TNHH Kokuyo hoạt động bình thường, thì theo nguyên tắc hoạt động liên tục báo cáo tài chính được ghi nhận tài sản theo giá gốc Vậy ta có: Nguyên giá máy ép bột gỗ = 100/1,1+ 12/1,1+3/1,1 =104,5 ( triệu đồng)
Trường hợp sau 3 năm sử dụng máy thì công ty có nguy cơ phá sản, khi đó phần còn lại sau khi bị khấu hao là ( 100/1.1 : 4) *1= 22,7272 ( triệu đồng)
Khi đó, trong báo cáo tài chính sẽ ghi giá của máy ép bột gỗ là :
Nguyên giá máy ép bột gỗ = 22,72+ 12/1,1+ 3/1,1 = 36,35 ( triệu đồng)
Trang 10TRANG: 10 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
II CÁC GIẢ THUYẾT KẾ TOÁN
Nội dung và ý nghĩa
Giả định kỳ kế toán cho rằng chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có thể chia thành những khoảng thời gian xác định
Mặc dù giả thuyết hoạt động liên tục cho rằng doanh nghiệp hoạt động liên tục, những thông tin về tài sản, kết quả kinh doanh cần phải phân phối theo từng kỳ
để đánh giá, và công bố những thay đổi liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp
Ý nghĩa: Hoạt động của doanh nghiệp kéo dài trong một khoảng thời gian dài không xác định Mục đích của kế toán là cung cấp thông tin tài khoản chính của đơn vị, các đối tượng sử dụng thông tin đòi hỏi phải có những đánh giá thường kỳ
về tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có những quyết định chính xác Đối với đối tượng bên trong doanh nghiệp như nhà quản trị, họ cần những báo cáo tài chính, nội bộ thường xuyên để kiểm soát, đưa ra quyết định một cách kịp thời, chính xác Đối với đối tượng bên ngoài như các nhà đầu tư, họ có thể quyết định mua, giữ hay bán cổ phiếu, chủ nợ có thể cân nhắc về việc tiếp tục cho vay
GIẢ THUYẾT KỲ KẾ TOÁN (TIME PERIOD ASSUMPTION)
Ví dụ cụ thể
Một số loại kỳ kế toán:
Theo năm (12 tháng) tính từ 1 tháng 1 đến hết 31 tháng 12, là phổ biến nhất Theo quý (3 tháng) tính từ mùng 1 đầu quý đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý Theo tháng (1 tháng) tính từ ngày 1 đầu tháng đến ngày cuối tháng
Trang 11CÁC NGUYÊN TẮC
KẾ TOÁN
TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Trang 12TRANG: 12 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
III CÁC NGUYÊN TÁC KẾ TOÁN
CƠ SỞ DỒN TÍCH (ACCRUAL BASICS )
Doanh nghiệp X ghi nhận một khoản thu 30 triệu đồng vào tháng 6 nhưng đến tháng 7 mới nhận được tiền; tuy nhiên, Kế toán vẫn phải ghi Sổ Kế toán ở thời điểm tháng 5
Trong năm N, Vinhomes Grandpark bán một căn hộ với giá 3 tỷ đồng, nhưng đến năm N+1, khách hàng mới thanh toán bằng tiền mặt theo như hợp đồng Theo cơ sở dồn tích, kế toán sẽ ghi nhận doanh thu bán hàng và nợ phải thu vào năm N và tính cho BCTC và kết quả kinh doanh của năm đó Đến năm N+1 thì ghi nhận tăng tiền mặt và giảm nợ phải thu
Ví dụ cụ thể
Các nghiệp vụ kinh tế tài chính liên quan đến tài sản,
nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí được kế toán ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hay chi tiền, các báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích giúp phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp ở nhiều thời điểm khác nhau như quá khứ, hiện tại và tương lai
Ý nghĩa
Thông qua nguyên tắc cơ sở dồn tích, mọi nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp đều được ghi chép vào sổ kế toán từ thời điểm phát sinh giao dịch chứ không căn
cứ vào thực tế thu chi
Trang 13TRANG: 13 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
III CÁC NGUYÊN TÁC KẾ TOÁN
GIÁ GỐC (COST PRINCIPLE )
Ví dụ cụ thể
Ngày 01/01/2020, công ty dịch vụ kế toán Bảo Quyên mua 1 chiếc ô tô để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh Giá mua là 850 triệu đồng (chưa có thuế GTGT), thuế GTGT 10% Chi phí lắp đặt, chạy thử là 33 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT
là 10%) Nếu tính giá của tài sản theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT: Giá gốc của chiếc ô tô = 850 + 30 = 880 triệu đồng Tức là giá gốc sẽ không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ Đến ngày 12/12/2020, giá ngoài thị trường của chiếc ô tô tăng lên là 950 triệu đồng Tuy nhiên, theo nguyên tắc giá gốc, giá của chiếc ô tô vẫn được ghi nhận là giá tại thời điểm công ty Bảo Quyên mua nó (vẫn là 880 triệu), không phụ thuộc vào biến động của thị trường
Tài sản của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo giá gốc (giá ban đầu) Giá gốc được tính dựa trên số tiền hoặc khoản giá trị tương đương với tiền đã thanh toán, phải trả hoặc theo giá trị hợp lý của tài sản xác định vào thời điểm tài sản được ghi nhận Giá gốc tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán
Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được xác định dựa vào
Nguyên giá = Giá mua tính trên hóa đơn + Chi phí lắp đặt – Chiết khấu giảm giá
Ý nghĩa
Các doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và không sử dụng cho mục đích kinh doanh mua bán tài sản
Vì vậy, việc đánh giá theo giá trị thị trường dù tăng hay giảm so với giá gốc cũng không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Mục đích của nguyên tắc này là để kế toán doanh nghiệp không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán
Trang 14TRANG: 14 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
III CÁC NGUYÊN TÁC KẾ TOÁN
PHÙ HỢP (MATCHING PRINCIPLE )
Ví dụ cụ thể
Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng cho 2 kỳ (tháng) , giá trị công cụ dụng cụ xuất kho 30 triệu đồng Trong trường hợp này theo nguyên tắc phù hợp, giá trị công cụ dụng cụ được ghi nhận vào chi phí 1 kỳ chỉ có 15 triệu đồng, phần còn lại chỉ được ghi nhận ở kỳ tiếp theo, do vậy nghiệp vụ này được định khoản như sau:
Khi xuất để ra khỏi kho đề đưa vào sử dụng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn: 30 triệu đồng
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ: 30 triệu đồng
Cuối mỗi tháng, kế toán hạch toán chi phí phân bổ CCDC trong kỳ:
Nợ TK 641/642 – Theo bộ phận sử dụng CCDC : 15 triệu đồng
Có TK 142 – Chi phí trả trước ngắn hạn: 15 triệu đồng
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng một kỳ, nhằm đảm bảo việc xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán được chính xác và tin cậy Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng
có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó
Ý nghĩa
Vì cơ sở của nguyên tắc phù hợp dựa vào kì kế toán nên hạch toán chi phí phải căn cứ vào thời gian đem lại lợi ích cho doanh nghiệp Điều này là hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp vì có liên quan trực tiếp đến lợi ích của họ
Việc xác định các khoản chi phí hợp lí trong kì tương ứng với phần doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp tính toán chính xác thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, làm căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước
Trang 15TRANG: 15 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
III CÁC NGUYÊN TÁC KẾ TOÁN
Ý nghĩa
Nguyên tắc nhất quán đảm báo cho thông tin mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ kế toán với nhau và giữa kế hoạch, dự toán với thực hiện
NHẤT QUÁN (CONSISTENCY PRINCIPLE )
Ví dụ cụ thể
Trong kỳ doanh nghiệp HH đã chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp kiểm kê định kỳ thì phương pháp này phải được áp dụng trong suốt
cả kỳ kế toán năm Nếu năm sau doanh nghiệp HH muốn đổi sang phương pháp
kế toán hàng tồn kho là kê khai thường xuyên thì doanh nghiệp phải giải thích trong phần thuyết minh báo cáo tài chính rõ lý do tại sao thay đổi và việc thay đổi này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị hàng tồn kho cũng như giá trị hàng tồn kho đã xuất dùng hoặc xuất bán
Các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác hoặc ít nhất là trong một niên độ kế toán Chỉ thay đổi chính sách và phương pháp kế toán khi có lý do đặc biệt và
ít nhất phải sang kỳ kế toán sau Trong trường hợp có sự thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn, phải giải trình lý do và công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong các báo cáo tài chính
Trang 16TRANG: 16 TIỂU LUẬN NHÓM: TÌM HIỂU CÁC GIẢ THUYẾT VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
III CÁC NGUYÊN TÁC KẾ TOÁN
THẬN TRỌNG (CONSERVATISM PRINCIPLE )
Phải lập khoản dự phòng nhưng không quá lớn Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập
Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và các chi phí
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích
về kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí
Thận trọng là việc phải xem xét, cân nhắc, có những phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
Ý nghĩa
Nguyên tắc thận trọng có ý nghĩa quan trọng trong kế toán, xuất phát từ yêu cầu
về tính tin cậy của thông tin kế toán Bởi vì một hệ thống thông tin kế toán có độ thận trọng cao sẽ đáng tin cậy hơn so với một hệ thống kế toán không thận trọng
Ví dụ cụ thể
Doanh nghiệp U có nguồn vốn khoảng 10 tỷ đồng, ngày 04/04 Doanh nghiệp U xuất bán 50 chiếc TV trị giá là 1 tỷ đồng Doanh nghiệp U phải lập một khoản dự phòng đúng bằng trị giá của chiếc TV đó (một khoản dự phòng trị giá triệu đồng)
để phòng trường hợp khách hàng trả lại do trục trặc lỗi kỹ thuật)