Khái niệm về nguyên tắc kê toán Nguyên tắc kế toán là những quy định chuân mực hay quy ước được đặt ra để những người liên quan đến công tác kế toán thông qua việc hạch toán hoặc lập báo
Trang 1TRUONG DAI HOC KINH TE - LUAT DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHI MINH
MON: NGUYEN LY KE TOAN
- 231KK0101 -
NOI DUNG VA Y NGHIA CAC NGUYEN TAC KE TOAN
Giảng viên: Thấy Lưu Văn Lập Nhóm sinh viên thực hiện:
STT Họ và tên MSSV
1 Phan Thi Thu Hoai K215042340
2 Trần Thị Bảo Khuyên K215042343
3 Trương Thị Anh Thư K215041190
4 Lê Thái Học K215041176
5 | Phạm Quách Tường Vy K215041370
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2023
Trang 2
MỤC LỤC
1 Khái niệm về nguyên tắc kế tốn - 5 s9 1112112112121 121 l
2 Nội dung các nguyên tắc và ý nghĩa của các nguyên tắc kế tốn 2 2.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Accrual prineiple - sccs2z212xcExcExzz 2x crxet 2 2.2 Nguyên tắc giá phí - HistoricaÏ cOst 2-5 1 1E 2E1211112112211111 2121211 xe 4 2.3 Nguyên tắc hoạt động liên tục - Gọng coneern prineipÌe ss+ss2zzz2 4 2.4 Nguyên tắc thận trọng - Prudencc -s- 5s 1111 EE1211111211211211111 1212111 xe 6 2.5 Nguyên tắc phù hợp - Matching prineiple -s- se s2 2E 2EEEEEc21 22222 2Exee 7 2.6 Nguyên tắc nhất quán - Consisteney prineipÏe s-sscsscx2xExcExzE2z2xcrxez 8 2.7 Nguyên tắc trọng yếu - Materiality prineipÌe - 5s s2 2221212112222 zex 9
3 Ví dụ của các nguyên tắc - 5s TT E1 121221 212 gen 11 3.1 Nguyên tắc cơ sé dén tich - Accrual principle cccccccccscescsseesesesesessesseeseees II 3.2 Nguyên tắc giá phí - Historical €OSE 5 1S E2E1211111112711111 112112111 xe II 3.3 Nguyên tắc hoạt động liên tục - Going coneern prineiple s5 12 3.4 Nguyên tắc thận trọng - Prudencele - 5s 2s2211111E1122121111111E117112111 xe 12 3.5 Nguyên tắc phù hợp - Matching prineiple -s- 5s s2 2222221211122 2Exee 12 3.6 Nguyên tắc nhất quán — Consisteney prineiple - s- sczccezxe2xczzczzxzzeg 13 3.7 Nguyên tắc trọng yêu — Materiality prineiple -s- 522222222 zzxez 14
Trang 31 Khái niệm về nguyên tắc kê toán
Nguyên tắc kế toán là những quy định chuân mực hay quy ước được đặt ra để những người liên quan đến công tác kế toán thông qua việc hạch toán hoặc lập báo cáo tài chính áp dụng và thực hiện Đó có thể là nhân viên kế toán, tổ chức, doanh nghiệp đều phải nắm được xuyên suốt quá trình thực hiện công việc liên quan đến kế toán Các nguyên tắc trong kế toán cũng giống như luật định, luôn cập nhật cái mới để phủ hợp với thời cuộc và phục vụ mục tiêu chính là cho ra đời báo cáo tải chính hoàn toàn trung thực, khách quan, đầy đủ và nhất quán
Nguyên tắc kế toán giúp giảm thiêu được sự gian lận trong báo cáo tài chính, giúp các nhà đầu tư có thể phân tích báo cáo tài chính của một công ty và so sánh được tình hình tài chính giữa các công ty một cách chuẩn xác để đưa ra những quyết định tài chính
Hiện nay pháp luật không có định nghĩa cụ thể về nguyên tắc kế toán, tuy nhiên tại Điều 6 Luật Kế toán 2015 có trình bày rõ các nguyên tắc như sau:
“Điều 6 Nguyên tắc kế toán
1 Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghỉ nhận ban đâu theo giá gốc Sau ghỉ nhận ban đâu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giả trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thê xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính
2 Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong
kỳ kế toán năm; trường hợp thay đôi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính
3 Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ảnh khách quan, đây đủ, đúng thực tẾ và đúng kỳ
kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
4 Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thấm quyển đây đủ, chính xác và kip thời Thông tin, số liệu trong báo cáo tài chính của đơn vị kế toán phải được công khai theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 của Luật này
Trang 45 Đơn vị kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bồ các khoản thu, chỉ một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh té, tai chinh cua don vi ké todn
6 Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đâm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thực, tên gọi của giao dịch
7 Cơ quan nhà nước, tô chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản I, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này còn phải thực hiện kế toán theo mục lục ngắn sách nhà nước.”
Như vậy, có thể hiểu nguyên tắc kế toán là các quy tắc và nguyên lý cơ bản được áp dụng trong lĩnh vực kế toán đề đảm bảo tính chính xác, dang tin cay va minh bach cua thông tin tài chính Các nguyên tắc này giúp định rõ cách thực hiện ghi chép, báo cáo tài chính và quản lý tai san tài chính trong một tô chức hoặc doanh nghiệp
2 Nội dung các nguyên tắc và ý nghĩa của các nguyên tắc kế toán
2.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích - Accrual principle
2.1.1 Nội dung
Nguyên tắc cơ sở dồn tích được hiểu như sau: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi số kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực
tế thu hoặc thực tế chỉ tiền tương đương tiền Cơ sở dồn tích vận dụng trong chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC
Ghỉ nhận tài sản trong quá trình mua:
Đề ghi nhận tài sản, doanh nghiệp cần có quyền quản lý và kiểm soát tài sản đó Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải sở hữu hoặc có quyền sử dụng và kiểm soát tài sản đó trong quá trình mua Nếu tài sản được mua từ bên ngoài, doanh nghiệp phải có chứng từ hợp lệ và đầy đủ để chứng minh quyên sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
đó
Ngoài ra, người mua cũng phải đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho tài sản đó Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp đã chuyển tiền hoặc cam kết chuyển tiền
để mua tài sản và tài sản đó được coi là đã thuộc sở hữu hoặc quyền sử dụng của doanh nghiệp
Trang 5Ghỉ nhận doanh thu trong quá trình bán tài sản:
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi đáp ứng đồng thời 5 điều kiện quan trọng trong
Thông tư Kế toán số 14 (VAS 14)
Điều này có nghĩa là doanh thu sẽ được ghi nhận khi đã chuyển giao rủi ro va lợi ích cho người mua, và doanh nghiệp không còn quyền kiểm soát hàng hóa Doanh thu cũng phải được ước lượng một cách tương đối chắc chắn và có khả năng thu nhận lợi ích kinh tế trong tương lai
2.1.2 Ý nghĩa
Việc áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích trong lập báo cáo tài chính và báo cáo kết quả kinh doanh nhằm mục đích phản ánh một cách đầy đủ và trung thực các giao dịch kinh tế trong khoảng thời gian tương ứng Điều này đảm bảo rằng thông tin kế toán được cung cấp cho người dùng là chính xác và có tính liên tục, cho phép họ hiểu rõ hơn về tinh hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp Hơn nữa việc ghi nhận giao dịch vào thời điểm chúng phát sinh phản ánh trung thực về tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thê Điều này rất quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, định giá doanh nghiệp và đưa ra quyết định kinh doanh Ngoài ra việc áp dụng nguyên tắc
cơ sở dồn tích là cho phép doanh nghiệp theo dõi các giao dịch kéo dài qua nhiều kỳ
kế toán khác nhau giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược, định hình chiến lược tài chính và tạo ra giá trị cho cô đông Nguyên tắc cơ sở dỗn tích không chỉ được áp dụng ở Việt Nam mà còn rất phô biến trên toàn thế giới Điều này cho thấy ưu điểm của nguyên tắc này trong việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính Nó tạo
ra sự nhất quán và tin cậy trong thông tin kế toán và đóng góp quan trọng vào sự phát triển và ôn định của thị trường tài chính toàn cầu
2.2 Nguyên tắc giá phí - Historical cost
2.2.1 Nội dưng
Nội dung đầy đủ của nguyên tắc giá gốc (historical cost principle) la: “Tai san được ghi nhận theo giá gốc Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.” Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc giá gốc thì các đôi
Trang 6tượng kế toán, cụ thê là tài sản, sẽ được ghi nhận theo giá gốc ban đầu và không căn cứ vào giá trị thị trường của các đối tượng kế toán đó Nguyên tắc giá gốc không quan tâm đến giá trị hợp lý hay giá trị thị trường, giá trị đánh giá lại tài sản
2.2.2 Ý nghĩa
Các doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội
bộ doanh nghiệp và không sử dụng cho mục đích kinh doanh mua bán tài sản Vì vậy, việc đánh giá theo giá trị thị trường dù tăng hay giảm so với giá gốc cũng không anh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp Cho nên, giả định trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục phù hợp theo nguyên tắc hoạt động liên tục thì tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc Mục đích của nguyên tắc này là đề kế toán doanh nghiệp không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán nhăm đảm bảo độ tin cậy của thông tin
kế toán
2.3 Nguyên tắc hoạt động liên tục - Going concern principle
2.3.1 Nội dưng
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kế quy mô hoạt động của mình Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính
Trong trường hợp thực tế khi doanh nghiệp không thê đáp ứng được giả định hoạt động liên tục, báo cáo tài chính phải thể hiện một cơ sở khác để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp Cơ sở này có thể là giả định về ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của doanh nghiệp
Trong trường hợp doanh nghiệp có ý định ngừng hoạt động, báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin về các hoạt động liên quan đến ngừng hoạt động, bao gồm lý do và thời gian dự kiến của việc ngừng hoạt động Ngoài ra, báo cáo tài chính cần thê hiện gia tri hop ly cua tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong quá trình ngừng hoạt động
Trang 7Trường hợp doanh nghiệp chỉ thu hẹp quy mô hoạt động, báo cáo tải chính phải giải thích rõ ràng về lý do và phạm vi thu hẹp, cũng như tác động của việc thu hẹp quy
mô đến tình hình tài chính của doanh nghiệp Các thông tin về việc thu hẹp quy mô cần được báo cáo một cách minh bach, đáng tin cậy và chị tiết, bao gồm tác động lên thu nhập, chi phí, tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp
Trong cả hai trường hợp trên, quan trọng nhất là báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác để người sử dụng thông tin có thê hiểu rõ tình hình thực
tế của doanh nghiệp và có cơ sở đề đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý
Đồng thời, các nhà kế toán và công ty kiểm toán có trách nhiệm đánh giá và xác định xem liệu việc ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô có tạo ra sự nghi ngờ về khả năng tiếp tục hoạt động của doanh nghiệp hay không Nếu có sự nghi ngờ, các biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo tính minh bạch và tin cậy của báo cáo tài chính, bao gồm việc cung cấp thông tin bô sung và phân loại rõ ràng về tỉnh hình tài chính của doanh nghiệp
2.3.2 Ý nghĩa
Việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc quan trọng trong kế toán và báo cáo tài chính Nguyên tắc này cho phép người sử dụng
thông tin tài chính có cái nhìn tổng quan vẻ tình hình tài chính và khả năng tiếp tục
hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai
Khi báo cáo tài chính được lập dựa trên giả định hoạt động liên tục, nó giúp đảm bảo rằng các nguồn lực của doanh nghiệp sẽ tiếp tục được sử dụng và quản lý một cách hiệu quả để tạo ra lợi nhuận trong tương lai Điều này cho phép người sử dụng thông tin đánh giá được khả năng của doanh nghiệp trong việc trả lời các cam kết tài chính, trả tiền nợ, duy trì quy mô hoạt động và tiếp tục phát triển
Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục, việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở khác là cần thiết Tuy nhiên, trong trường hợp này, người lập báo cáo tài chính phải giải thích cơ sở đã sử dụng và cung cấp thông tin chỉ tiết về tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp
Quan trọng nhất, bất kế cơ sở lập báo cáo tải chính là giả định hoạt động liên tục hay khác, người lập báo cáo tài chính phải tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy
Trang 8định kế toán để đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính được cung cấp
Tóm lại, việc lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định hoạt động liên tục là một nguyên tắc quan trọng trong kế toán và báo cáo tài chính Nó giúp người sử dụng thông tin hiểu rõ tình hình thực tế của doanh nghiệp và đưa ra quyết định kinh doanh hợp lý dựa trên những thông tin dang tin cay va minh bach
2.4, Nguyén tac than trong - Prudence
2.4.1 N6i dung
Nguyên tắc này quy định kế toán viên cần luôn đưa ra những phán đoán, cân nhắc xem xét kỹ lưỡng để lập được ước tính kế toán trong điều kiện không có sự chắc chắn; Thận trọng nghĩa là không lập những khoản dự phòng quá lớn, không nên đánh giá quá mức giá trị các tài sản và thu nhập cũng như không thấp hơn những khoản phải trả cùng chi phí;
Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi người kế toán có bằng chứng chắc chăn, xác thực về khả năng thu lợi kinh tế, tương tự, phải có bằng chứng xác thực về khả năng phát sinh mới có thê ghi nhận chi phí
2.4.1 Ý nghĩa
Vai trò chính của nguyên tắc thận trọng kế toán là đảm bảo rằng các sự kiện và giao dịch được ghi nhận và báo cáo một cách cân thận và khách quan Nguyên tắc này đặt nền tảng cho việc đánh giá và xác định giá trị của tài sản và nợ, đồng thời đưa ra quyết định về việc phân bồ lợi nhuận và xác định các khoản lỗ
Ngoài ra, nguyên tắc thận trọng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính Nói cách khác, nguyên tắc thận trọng kế toán giúp đảm bảo rằng, thông tin tài chính được báo cáo mang tính khách quan và trung thực, không quá "khuyếch trương" lợi nhuận và che giấu những rủi ro tiềm tàng
Nó tạo ra sự minh bạch và đáng tin cậy trong quá trình báo cáo tài chính và hỗ trợ người sử dụng thông tin tài chính trong việc ra quyết định
2.5 Nguyên tắc phù hợp - Matching principle
2.5.1 Nội dưng
Trang 9Mỗi khoản doanh thu được tạo ra, đều xuất phát từ những khoản chỉ phí, vì vậy khi xác định doanh thu ở kỳ nào, thì cũng phải xác định những chỉ phí để tạo doanh thu đó ở kỳ ấy Tất cả các chỉ phí chỉ ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đều có mục đích cuối cùng là tạo ra doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên trong từng kỳ
kế toán (tháng, quý, năm) doanh thu có thể phát sinh ở kỳ này, nhưng những chỉ phí đã phải chỉ ra để đạt doanh thu đó ở kỷ trước, vì vậy nguyên tắc này yêu cầu khi tính chỉ phí được coi la chi phí hoạt động trong kỳ, phải trên cơ sở những chị phí nào tạo nên doanh thu được hưởng trong kỳ Như vậy, có thể có những chỉ phí đã phát sinh trong
kỳ, nhưng không được coi là chỉ phí hoạt động trong kỳ vì nó có liên quan đến doanh thu được hưởng ở kỳ sau như: chi phí mua nguyên vật liệu để sản xuất trong kỳ sau Ngược lại, có những trường hợp đã thu tiền nhưng diễn ra trước khi giao hàng hay cung cấp dịch vụ thì cũng chưa được ghi nhận là doanh thu Trong trường hợp này kế toán phải coi như một món nợ phải trả cho đến khi nào việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ đã được thực hiện
2.5.2 Ý nghĩa
Một nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đáng tin cậy của thông tin tài chính Nó đòi hỏi việc thực hiện đúng các quy định, nguyên tắc
kế toán, tuân thủ các tiêu chuân kế toán quốc tế và quy định pháp lý liên quan đến kế toán hoặc báo cáo tài chính Giúp tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và tin cậy Từ đó cung cấp cơ sở để đưa ra quyết định kinh doanh thông minh, hỗ trợ quá trình kiểm toán và xem xét các yếu tố bên ngoài Nguyên tắc này bao gồm một số quy định cơ bản về tính xác thực, tính liên quan, tính đầy đủ và tính thời gian
2.6 Nguyén tac nhat quan - Consistency principle
2.6.1 Nội dung
Trong kế toán có thể một số trường hợp được phép có nhiều phương pháp tính toán, mỗi phương pháp lại cho một kết quả khác nhau Theo nguyên tắc này, khi đã chọn phương pháp nào thì kế toán phải áp dụng nhất quán trong các kỳ kế toán Trường hợp cần thiết sự thay đổi về phương pháp đã chọn cho hợp lý thì trong phần thuyết minh báo cáo tài chính phải giải trình lý do tại sao phải thay đôi phương pháp
và sự thay đổi đó ảnh hưởng như thế nảo đến kết quả tính toán so với phương pháp cũ
Trang 10Vi dụ: Có nhiều phương pháp tính khẩu hao tài sản cố định; tính giá trị hàng tồn khi cuối kỳ Mỗi phương pháp sẽ mang lại một con số khác nhau về chỉ phí và lợi nhuận áp dụng phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp vì tất cả các phương pháp đó đều được công nhận, nhưng theo nguyên tắc này,
kế toán đã lựa chọn áp dụng phương pháp nào thì phải áp dụng nhất quán trong các kỳ
kế toán
2.6.2 Ý nghĩa
Nguyên tắc nhất quán nhằm đảm bảo thông tin kế toán có giá trị so sánh Nói cách khác, nguyên tắc nhất quán giúp đảm bảo thông tin cung cấp từ các báo cáo tài chính của các kì liên tiếp nhau đáp ứng được yêu câu là có thể so sánh được (tính chất có thé
so sánh được: comparable)
Tính nhất quán cần được duy trì trong việc áp dụng các nguyên tắc kế toán, các phương pháp đo lường, ghi nhận các giao dịch cùng bản chất trong hoàn cảnh tương
tự Khi cần thiết có sự thay đổi nguyên tắc kế toán, phương pháp kĩ thuật xử lí thông tin, đơn vị kế toán phải công khai các thông tin trọng yếu về bản chất và lí do thay đôi, ảnh hưởng của sự thay đổi đến kết quả của kì kế toán hiện tại, ảnh hưởng lũy kế của sự thay đổi đến kết quả quá khứ (áp dụng hồi tô)
2.7 Nguyên tắc trọng yếu - Materiality principle
2.7.1 Nội dụng
Nguyên tắc trong yéu (Materiality principle) là một trong những nguyên tắc quan trọng Nguyên tắc này làm nổi bật sự quan trọng của việc xác định những thông tin nào trong báo cáo tài chính là quan trọng đối với người sử dụng thông tin và cần được báo cáo một cách chỉ tiết, trong khi những thông tin không quan trọng có thể được tong hợp hoặc loại bỏ
Cụ thê, nguyên tắc trọng yếu có những điểm chính sau:
- Xác định sự quan trọng: Nguyên tắc trọng yếu đề cập đến việc xác định sự quan trọng của một thông tin dựa trên ảnh hưởng của nó đối với quyết định của người sử dụng thông tin