1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nội dung 4 nội dung và Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến, nguyên

5 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

mong có thể giúp được bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu môn triết học, đây là tài liệu tôi có được

Trang 1

Nội dung 4: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận củanguyên lý mối liên hệ phổ biến, nguyên lý phát triểnI/ Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến

1.Hai quan điểm về mối liên hệ:a/ Quan điểm siêu hình: (phiến diện)

- Các Sự vật hiện tượng tồn tại trong trạng thái tĩnh tại, cô lập,tách rời cô lập nhau, cái này bên cạnh cái kia, giữa chúng khôngcó sự phụ thuộc liên hệ lẫn nhau Nếu có liên hệ thì chỉ là sự hờihợt bên ngoài.

- Quan điểm này dẫn thế giới quan triết học đến sai lầm là dựnglên ranh giới giả tạo giữa các sự vật, hiên tượng, đặt đối lập cácnghiên cứu KH chuyên ngành với nhau.

 Quan điểm siêu hình không có khả năng phát hiện ra nhữngquy luật, bản chất và tính phổ biến của sự vận động, pháttriển của sự vật, hiện tượng

b/ Quan điểm duy vật biện chứng: (toàn diện)

- Thế giới này là một chỉnh thể thống nhất Các sự vật hiện tượngtrên thế giới này liên hệ tác động, chuyển hóa nhau, không táchbiệt nhau Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tínhthống nhất vật chất của thế giới Theo đó, các sự vật, hiện tượngphong phú chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của 1 thế giới vậtchất duy nhất.

2.Tính chất của các mối liên hệ:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định, các mối liên hệ có ba tínhchất cơ bản:

+ Tính chất khách quan: mối liên hệ luôn mang tính khách quan,không phụ thuộc vào ý thức của con người.

+ Tính phổ biến: Mối liên hệ phổ biến diễn ra cả trong tự nhiên, xãhội và tư duy.

+ Tính đa dạng phong phú: Thời gian, không gian khác nhau có mốiliên hệ khác nhau.

Tóm tắt nội dung nguyên lý

Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của mối liên hệ xảy ra trongcác lĩnh vực khác nhau của thế giới, nguyên lý về mối liên hệ phổ biếnđược phát biểu như sau:

- Một là, mọi sự vật, hiện tượng, quá trình trong thế giới đều tồntại trong muôn vàn mối liên hệ ràng buộc qua lại lẫn nhau.- Hai là, trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của sự vật,

hiện tượng, quá trình trong thế giới có mối liên hệ phổ biến Mốiliên hệ phổ biến tồn tại khách quan – phổ biến, nó chi phối mộtcách tổng quát sự vận động và phát triển của mọi sự vật, hiệntượng, quá trình trong thế giới.

Trang 2

3.Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổbiến

Từ việc nghiên cứu nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật,hiện tượng, chúng ta rút ra quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử– cụ thể trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

a Quan điểm toàn diện

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qualại với nhau, do vậy khi nghiên cứu đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.

- Thứ nhất, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể

thống nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.

- Thứ hai, xem xét các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhậnthức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại để phản ánh đầy đủ sựtồn tại khách quan với nhiều thuộc tính mối liên hệ, quan hệ và tácđộng qua lại của đối tượng.

- Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượngkhác và với môi trường xung quanh, kể cả trực tiếp, gián tiếp, trongkhông gian, thời gian nhất định, nghiên cứu cả những mối liên hệtrong quá khứ, hiện tại và phán đoán tương lai.

- Thứ tư, tránh quan điểm phiến diện, một chiều khi xem xét sự vật,hiện tượng Tức là chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặcchú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy cái bảnchất, cái quan trọng nhất của đối tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵbiện, chủ nghĩa chiết trung.

b Quan điểm lịch sử – cụ thể

Cần xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống giải quyết khác nhau trong thực tiễn Xác định rõ vị trí vai trò khác nhau của mỗi liên hệ để có giải pháp đúng đắn và hiệu quả Nhưvậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh quan điểm chiết trung, nguỵ biện.

II/ Nguyên lý phát triển

1 Phát triển là gì?

– Theo quan điểm siêu hình: phát triển chỉ là sự tăng lên, giảm thuầntúy về lượng, không có sự thay đổi gì về mặt chất của sự vật; hoặcnếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễnra theo một vòng khép kín, chứ không có sự sinh thành ra cái mới với

Trang 3

những chất mới Đồng thời, nó xem sự phát triển như là một quá trìnhtiến lên liên tục, không có bước quanh co, phức tạp Quan điểm siêuhình cho rằng nguồn gốc của sự phát triển là do bên ngoài quy định.– Theo quan niệm biện chứng: sự phát triển là dùng để chỉ quá trìnhvận động của sự vật, quá trình tiến lên từ thấp đến cao Quá trình đódiễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cáicũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng,mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời Sựphát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫnđến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc vàhết mỗi chu kì sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấpđộ cao hơn Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc củasự phát triển nằm trong bản thân sự vật.

Phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu thuẫn kháchquan vốn có của sự vật, hiện tượng; là quá trình thống nhất giữa phủđịnh các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng cao nhân tố tích cực từ sựvật, hiện tượng cũ trong hình thái của sự vật, hiện tượng mới.

hiện tượng; không phụ thuộc vào ý thức của con người.

- Tính phổ biến: các quá trình phát triển diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.

- Tính kế thừa, chọn lọc: sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ; giữ lại, chọn lọc và cải tạo các yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng; đồng thời, gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ gây cản trở sự phát triển sự vật, hiện tượng mới.

- Tính đa dạng, phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật hiện tượng, song mỗi sự vật, hiện tượng lại có quá trình phát triển không giống nhau.Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển phụ thuộc vào không gian và thời gian, các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó…

Trang 4

Sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật,hiện tượng, thậm chí có thể làm cho sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và thoái hóa ở mặt khác

Tóm tắt nội dung nguyên lý

Khi khái quát từ những biểu hiện cụ thể của sự phát triển xảy ra trongcác lĩnh vực khác nhau của thế giới, nguyên lý về sự phát triển đượcphát biểu như sau:

Một là, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều không ngừng vậnđộng và phát triển.

Hai là, phát triển mang tính khách quan – phổ biến, là khuynh hướngvận động tổng hợp tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phứctạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện của một hệ thống vật chất doviệc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, vàhướng theo xu thế phủ định của phủ định.

3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển- Thứ nhất, khi xem xét các sự vật, hiện tượng, ta phải đặt nó trong sựvận động và phát triển Bởi sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có,đang hiện hữu trước mắt mà còn cần phải nắm được và hiểu rõ đượckhuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của nó.

- Thứ hai, không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự pháttriển trong thực tiễn.

o Ta cần phải nhận thức rằng phát triển là quá trình trải qua nhiềugiai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm tính chất, hình thức khácnhau nên cần tìm phương pháp phù hợp để thức đẩy hay kìmhãm sự phát triển đó.

- Thứ ba, sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điềukiện cho nó phát triển, chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến

o Ta phải tích cực, chủ động nghiên cứu, tìm ra những mâu thuẫntrong mỗi sự vật, hiện tượng Từ đó, xác định biện pháp phù hợpgiải quyết mâu thuẫn để thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.Việc xác định những biện pháp cũng cần căn cứ vào từng giaiđoạn, hoàn cảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng Vì sự phát triểndiễn ra theo nhiều giai đoạn, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiệnđến hoàn thiện hơn.

o Quan điểm phát triển hoàn toàn đối lập với quan điểm bảo thủ, trìtrệ, định kiến Tuyệt đối hóa một nhận thức nào đó về sự vật cóđược trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, xem đó là nhận thức

Trang 5

duy nhất đúng về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếptheo của nó sẽ đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng.

- Thứ tư, phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và pháttriển sáng tạo chúng trong điều kiện mới Phải tích cực học hỏi, tíchlũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn.

Sự phát triển được thực hiện bằng con đường tích lũy về lượng để tạora sự thay đổi về chất Do đó, chúng ta phải luôn nỗ lực, chăm chỉ laođộng để làm cho sự vật, hiện tượng tích lũy đủ về lượng rồi dẫn đến sựthay đổi về chất

Ngày đăng: 25/06/2024, 13:04

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w