1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn Đề quyền con người trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Quyền Con Người Trong Cách Mạng Công Nghiệp Lần Thứ Bốn
Tác giả Nguyễn Anh Đức, Vũ Công Giao
Trường học Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
Chuyên ngành Lượt học
Thể loại Bài báo
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Vấn đề quyền con người trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn Vấn đề quyền con người trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn

Trang 1

VAN DE QUYEN CON NGƯỜI

TRONG CACH MANG CONG NGHIEP LAN THU BON

Nguyễn Anh Đức - Vũ Công Giao

Khoa Ludt - DHOGHN

1 Khái quát về cách mạng công nghiệp lần thứ bốn Trong thời gian gần đây ở Việt Nam,“cách mạng công nghiệp lần thứ bến” là cụm từ gây ấn tượng theo nhiều nghĩa Bên cạnh những ý kiến thể hiện sự lạc quan, cũng có không ít những ý kiến lo lắng Dù vậy, hầu hết đều cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp này sẽ tạo ra những thay đổi vô cùng lớn đối với đời sống con người, và

do đó, chúng ta cần phải chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi đang và sẽ diễn ra

Dù có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản có thể hiểu cuộc cách mang cong nghiệp lần thứ bốn được đánh đấu bằng sự tồn tại của các công cụ hỗ trợ

kết nối và lan tỏa giá trị Theo công ty tư vấn Gartner, đó là “sự kết nối các hệ thống

nhúng và các cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ giữa chế tạo, kinh doanh và các qui trình cũng như chức năng bên trong các hoạt động đó” và kì vọng sẽ tạo ra

“các hệ thống vật chất ảo” (cyber-physical systems)! Một định nghĩa khác được cho là đơn giản hơn được đưa ra bởi Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, theo đó cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn

“đặc trưng bởi sự kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học”? Cũng theo Giáo sư Klaus Schwab, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn sẽ đem lại nhiều lợi ích như nâng cao thu nhập và mức sống của cư dân trên toàn cầu nhờ vào các công nghệ hỗ trợ đời sống; các chỉ phí vận tải, liên lạc, thương mại cũng sẽ giảm, từ đó góp phần tạo ra các thị trường mới và thúc đây tăng trưởng kinh tế Những dự liệu lạc quan đó được minh chứng bằng một

số nhận định về tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn tới hoạt động kinh đoanh và cách thức quản trị nhà nước, cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh thương mại đã và đang ngày càng có nhiều biến đổi dựa trên các nền tảng công nghệ, giúp cho khả năng đáp ứng các nhu cầu của đời sống con người ngày cảng tốt hơn theo những phương thức mới trong khi vẫn giảm tối đa các chỉ phí cũng như thời gian mà lại tăng được hiệu năng của giá trị sử dụng Điều này có thể thấy rõ qua ví dụ về sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển

truyền thống với dịch vụ vận chuyên trên nền tang céng nghé nhu Uber, Grab; hay

giữa các hình thức phân phối, mua bán truyền thống với các “chợ trực tuyến” phủ sóng toàn cầu như Amazon, Alibaba, Ebay, Nhưng không dừng ở đó, “xu hướng chính sẽ

'Gartner, What Is Industrie 4.0 and What Should ClOs Do About it?,

hitps://www.gartner.com/newsroony/id/305492 1 Truy cap ngay 5/1/2018

6/0 1 the-fourth-industrial+ { Revolution: what it mea

163

Trang 2

ác nên tảng công nghệ cho phép kết nối các cơ sở sản xuất với người

Ấn trúc sản xuất và phân phối hiện có, giảm bớt các khâu

trung gian giữa bên sản xuât và bên sử dụng” Các thay đổi đó, xét đến cùng sẽ dẫn đến nhu cầu cải tố nguồn nhân lực sản xuất, văn hóa sản xuất và các hình thức tổ chức quản lí sân xuất

Thứ hai, quân trị nhà nước sẽ chứng kiến một số thay đổi lớn như cách thức người dân tham gia vào quân lí nhà nước sẽ được cải thiện nhờ các nền tảng công nghệ Các chính phủ cũng sẽ có cơ hội nâng cao hiệu năng quản lí nhờ những công nghệ giám sát mới và khả năng kiểm soát sẵn có đối với hạ tầng kĩ thuật số Điểm khác nữa là tốc độ của các qui trình hoạch định chính sách truyền thống sẽ không còn phù hợp trong một bối cảnh các nhu cầu và điễn biến xã hội thay đối nhanh chóng, không chỉ trên đời sống thực mà còn cả ở các không gian ảo được tạo lập Về mặt đối ngoại, những công nghệ mới có thể giúp các quốc gia gắn kết với nhau tốt hơn, chia

sẻ các nguồn lực và phối hợp tốt hơn trong giải quyết những bắt đồng Mặc dù vậy, nguy cơ và hậu quả của các xung đột phi truyền thống được cho là sẽ khó kiểm soát, như các cuộc tấn công mạng hay việc chế tạo và sử dụng các loại vũ khí sinh hóa trở nên dễ dàng hơn

Những thay đổi kể trên chắc chắn không dừng ở việc tác động tới thay đổi hành

vi của mỗi con người, mà hơn thế là đặt ra đấu hỏi đối với vị thế của con người trong tương lai trong mối tương quan với các thực thể khác Và đây mới chính là những thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thụ hưởng các quyền của mỗi người

2 Tác độngcủa cách mạng công nghiệp lần thứ bốn với các quyền cá nhân của con người

Việc ghi nhận và phát triển quyền con người xuất phát từ nhu cầu bảo vệ các cá nhân, cho nên hầu hết các quyền con người đều gắn với chủ thể là các cá nhân Các quyển cá nhân được hiểu là những quyền thuộc về mỗi con người bất kể các địa vị pháp lí hay xã hội của chủ thể quyền Các quyền này, chủ yếu đã được ghi nhận trong

Bộ luật nhân quyền quốc tế với ba văn kiện chính là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính tri; Công ước quốc tế

về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn đã và đang tác động đến việc thụ hưởngtất cả các quyền của cá nhân, mặc dù sự tác độngđó không đồng nhất

Tác động cụ thể, rõ ràng hơn cả của cách mạng công nghiệp lần thứ bến là với các quyên về kinh tế, xã hội, mà cụ thé là quyền về việc làm Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu MecKinsey, thực hiện khảo sát trên 46 quốc gia và hơn 800 ngành nghề, khoảng 400 - 800 triệu nhân công trên toàn thế giới sẽ bị thay thế bởi người máyvà các thiết bị tự động hóa vào năm 2030, trong số đó sẽ có khoảng 75 đến 375

Trang 3

triệu người phải lựa chọn nghề nghiệp khác và phải học các kĩ năng mới! Những công việc bị đe dọa sớm nhất liên quan đến đội ngũ quản lí, nhân viên văn phòng, hành chính, lao động tay chân

Mặc dù có quan điểm lạc quan cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn có khả năng tạo ra những ngành nghề, dịch vụ mới, tuy nhiên trong thực tế ở nhiều quốc gia, hiện nó đang làm trầm trọng thêm vấn đê thất nghiệp trong các xã hội,

do có một lực lượng lao động lớn sớm bị mất việc, bộ sung vào lực lượng thất nghiệp

sẵn có Đây không chỉ là bài toán đối với riêng lĩnh vực chế tạo sản xuất để phải tìm ra

cách thức/công việc mới cho lực lượng lao động đôi dư mà còn đòi hỏi chính bản thân

người lao động phải nỗ lực cải thiện năng lực cá nhân Song ngay cả khi đã tìm được một công việc mới thì người lao động vẫn có thể phải chịu những sức ép về hiệu suất lao động để không tiếp tục bị thay thế

Đối với lực lượng lao động thất nghiệp, có quan điểm cho rằng trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn, lượng của cải vật chất và các giá trị do máy móc, các thiết bị công nghệ tạo ra sẽ rất nhiều, thừa để nuôi sống con người mà không cần làm việc, và vì thế không đáng quan ngại về vấn đề nhân quyền Minh chứng là gần đây ở một số quốc gia đã áp dụng và đang đề xuất chương trình trả lương tối thiểu cho toàn

dân, bao gồm những người thất nghiệp, như ở Thụy Sĩ, Phần Lan, Hà Lan, Canada

Có thê những chương trình tương tự sẽ cònphỗ biến ở những quốc gia khác trong tương lai, nhưng cần thấy là mục đích của các chương trình đó nhằm để “khuyến khích người dân tìm việc làm” chứ không phải là để cho người dân chỉ nghỉ ngơi và hưởng thụ Với việc cung cấp lương tối thiêu, các quốc gia kế trên kỳ vọng sẽ thúc đây sự địch

chuyển việc làm từ các hoạt động sản xuất sang các hoạt động phi sản xuất, và các nhóm

ngành nghề liên quan đến nghiên cứu (tự nhiên và xã hội), thiết kế, sáng tạo, đổi mới, sẽ có sức hút hơn Thực tế là chúng ta đã từng chứng kiến vấn đề tương tự (có thể

ở qui mô nhỏ hơn) khi diễn ra các cuộc cách mạng công nghiệp trước từ phát mỉnh ra

đầu máy, đến điện, rồi điện tử và tự động hóa Sau mỗi cuộc cách mạng như vậy, cái

biến đổi sau cùng nhận ra được có lẽ chính là sự chuyển hướng của phân công lao động

Ngoài quyền làm việc phải chịu tác động tiêu cực, đặc biệt ở giai đoạn đầu, sẽ kéo theo nhu cầu ngày càng tăng và có giai đoạn tăng đột biến về bảo đâm an sinh xã

hội, giáo duc, dao tạo chuyến đỗi nghề nghiệp, duy trì và nâng cấp các địch vụ công

cộng cơ bản (như y tế, nhà ở, môi truéng, )

Tác động rõ rệt thứ hai là về quyền được bảo vệ sức khỏe, chăm sóc y tế Gánh

nặng thất nghiệp hoặc thu nhập thấp tiếp tục đòi hỏi các chính sách về y tế của các nhà nước phải trở nên đễ tiếp cận hơn (như về chỉ phí y tế, số lượng và chất lượng nguồn lực cả vật chất và con người) Trong những thập kỹ gần đây nhân loại đã chúng kiến

'MeKinsey (2017), What the future of work will mean

https://www mekinsey.com/global-themes/future-of-organizations-and-w

mean-for-jobs-skills-a

for jobs, skills, and wages,

rk/swhat-the-future-of work-will-

— oN ta

Trang 4

nhiều tiến bộ lớn của y học, trong đó bao gồm việc đưa vào sử dụng hệ thống quản lí

p dụng các kĩ thuật tự động trong khám, chữa trị một số loại bệnh tật Xu hướng là ngày càng có nhiều hoạt động y tế được thực hiện trên cơ sở các thiết bị công nghệ cao để vừa tăng hiệu quá điều trị, vừa tiết kiệm được các chỉ phí có liên quan Khả năng kết nối của các thiết bị hiện nay cũng như trong tương lai còn có thể giúp con người không nhất thiết phải trực tiếp tới các cơ sở y tế mà có thể được khám và

điều trị từ xa với hiệu quả cao Thậm chí, trong tương lai gần, đến một mức độ nhất định, mỗi cá nhân có thể tự trở thành người chăm sóc y tế cho bản thân nhờ các thiết bị

theo đối, cảnh báo về tình trạng sức khỏe sử đụng công nghệ cao Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bến mà một trong các lĩnh vực trọng điểm là công nghệ sinh hóa được tập trung phát triển, nhân loại sẽ có khả năng điều trị một số loại bệnh mà hiện nay chưa có giải pháp

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, một mâu thuẫn truyền thống giữa nhu cầu bảo đảm quyền về sức khỏe với bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm y tế (thuốc, được phẩm, thiết bị, ) vẫn sẽ là chủ đề gây tranh cãi Mâu thuẫn này đã, đang và sẽ tiếp tục cán trở việc tiếp cận các dịch vụ y tế của một số lượng lớn người dân ở nhiều quốc gia, kể cả khi việc chăm sóc sức khoẻ đã được áp dụng các công nghệ cao và trở lên ngày càng hiệu quả và tiết kiệm

Một quyền con người khác cũng chịu sự tác động lớn của cách mạng công nghiệp lần thứ bốn, đó là quyền về môi trường Trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn, các công nghệ mới được phát triển theo hướng ngày càng thân thiện hơn với môi trường sống của con người, giảm phát thải các khí gây hại Bên cạnh đó, sẽ ngày càng phổ biến hơn những công nghệ xử lí chất thải an toàn Những nguồn tài nguyên thiết yếu nhưng dé bị ô nhiễm như nguồn nước, không khísẽ là đối tượng thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ làm sạch Gần đây, các công ty kinh doanh không khí sạch đang dần khẳng định vị thế của họ, cho thấy nhu cầu thương mại hóa mặt hàng này đang tăng lên

Mặc đù vậy, ở nhiều xã hội, những công nghệ và giải pháp mới nêu trên không

dé dang tiếp cận với một bộ phận khá lớn dân chúng, đặc biệt là những người có thu

nhập thấp Trong khi đó, sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước vẫn còn nặng nề

và tác động ngày càng nghiêm trọng đến hầu hết mọi người Đây là một thách thức lớn đối với các nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các chính sách nghiêm khắc đối với những hành vi gây nguy hại cho môi trường sống

Cách mạng công nghiệp lần thứ bến cũng có những tác động đến quyền về lương thực, thực phẩm của con người Cho đến hiện nay, việc đáp ứng quyền con người cơ bản, thiết yếu này vẫn là bài toán khó ở nhiều quốc gia Do ảnh hưởng bởi sự suy thoái môi trường, việc trồng trọt, chăn nuôi ở nhiều nước trở nên khó khăn và thiếu ổn định hơn Thực tế đó đang khiến cho an ninh lương thực vẫn làmột vân đề có tính toàn cầu Thiếu nguồn cung lương thực khiến cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp

Trang 5

đến 2050 phải tăng tới 70%” Liên hợp quốc đã phải đưa ra cảnh báo, nếu nguồn cung

lương thực không được đảm bảo, đến năm 2020, thế giới sẽ có thêm 60 triệu người

nữa bị thiểu ăn cùng với gần 1 tỷ người suy đinh đưỡng”.Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận thương thực an toàn và bình đẳng cũng bị đe dọa xuất phát từsự phân hóa giàu nghèo trở nên ngày cảng sâu sắc hơn cả trên phạm vì toàn cầu và ở mỗi quốc gia Hiện nay vẫn tồn tại nghịch lí là trong khi không ít trẻ em phải chịu tình trạng suy đỉnh

dưỡng, thiếu ăn thì “ít nhất 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi đang bị béo phì hoặc thừa cân”

Thực trạng này được cho rằng còn bởi tình trạng sử dụng thức ăn không đám bảo an

toàn dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thức ăn được sản xuất công nghiệp Cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ bốn có thể sẽ làm sâu sắc hơn những thách thức kế trên, bên cạnh tác dụng giúp việc cung cấp và phân phối lương thựchiệu quả hơn với chất lượng

lương thực được cải thiện hơn

Bên cạnh những tác động đối với một số quyền kinh tế, xã hội nêu trên, cũng cần kế đến ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn với khả năng thụ

hưởng các quyền con ngudi về văn hóa, dân sự, và cả chính trị

Đối với nhóm các quyền về văn hóa, con người có khá năng tiếp cận tết hơn

với các hoạt động văn hóa, giải trí nhờ vào sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dich

vụ, từ đó khiến cho chất lượng cũng như giá thành của các địch vụ phù hợp hơn Đến một mức độ nhất định, nhờ sự chuyển dịch phân công lao động sang những ngành

nghề mới như đã phân tích ở trên, khía cạnh văn hóa, các giá trị đạo đức và cộng

đồng sẽ được thúc đẩy và quan tâm nhiều hơn Sự thúc đây đó nằm ở cả khía cạnh giao thoa giữa các giá trị văn hóa, giảm bớt những mâu thuẫn, xung đột mà hiện nay đang là nguyên nhân của cả các xung đột vũ trang ở nhiều nơi trên thế giới Điều này

hoàn toàn có thể được hiện thực hóa nhờ vào các thiết bị, phương tiện kết nối và chia

sẻ dựa trên nên tâng “kết nối vạn vật” (Internet of Things) và hệ thống Siêu đữ liệu (Big Data) vốn là nhữngtrọng điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần này Dù vậy, cần thấy rằng khả năng kết nếi mạnh mẽ đó đồng thời cũng có thể làm gia tăng việc phát tán các giá trị văn hóa phản nhân văn và mang tính cực đoan Bằng chứng

là chỉ trong thời gian tồn tại ngắn ngủi, tổ chức nhà nước hồi giáo (ISIL) đã chi nhờ

Internet mà thu hút được hàng chục ngàn chiến binh có nguồn gốc châu Âu, đặc biệt

là những người ở lứa tuổi thanh — thiếu niên có trình độ tin học được tiếp cận giáo lí

Hải giáo cực đoan”

°Giữa năm 2016, Bộ Nông nghiệp Hoa Kì công bố báo cáo cho thấy lượng lương thực dự trữ của ba nước xuất khẩu

lớn nhất thế giới đã sụt giảm ở mức lớn nhất ké tir 2003 http://baoquocte.vn/preview_article/bWluaHR 1 Y W4=/dam-

bao-an-ninh-luong-thuc-vi-the-he-tuong-lai-37576, biml

? Bao quéc t6 (2016), Dam bao an ninh lượng thục vì thể hệ tương lai, hittp://oaoquocte.vn/preview_article/o WiuaHR 1 Y W4=/dam-bao-an-ninh-luong-thuc-vi-the-he-tuong-lai-37576 bom!

3 Báo quốc tế (2016), Đảm bảo an ninh lượng thực vì thế hệ tương lai, hp:/baoquocte.vn/preview_ artlole/bWiuaHR1V W4C/dam-bao-an-ninh-luong-tmie-vi-(he-he-tuong-lai-37576.himl

` Dân trí (2015),

i nien- gia-nhap-hol-giao-cuc-doan

167

Trang 6

Các quyền đân sự, chính trị cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc cách mạng lần nay Như Klaus Schwab đã chỉ ra trong báo cáo của mình, rằng “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn sẽ không chỉ thay đổi cách thức làm việc của ching ta ma con thay đổi chính bản thân con người Bao gồm nhân dạng của chúng ta và tắt cả những vấn đề có liên quan đến con người như: ý thúc về sự riêng tứ, quan niệm về quyên sở hitu, cách thức tiêu ding, thoi gian công hiễn cho công việc và giải trí, cách thức phát triển sự nghiệp, trau dỗi kỹ năng, gặp gỡ mọi người, nuôi dưỡng các mối quan hệ Danh sách này là vô hạn bởi vì nó chỉ bị ràng buộc bởi trí tưởng tượng của chúng t4”, Đặc biệt là khi ngày càng nhiều người danh thời gian chủ yếu để thực hiện các tương tác với thế giới ảo thay vì các tương tác thực truyền thống, mà ở đó người ta có thể dễ dàng nhục mạ màu đa, giới tính, hay cả một ý tưởng của người khác bằng những ngôn từ hay biếm họa Nhưng điều đó cũng có nghĩa là việc thực hiện hàng loạt

các quyền dân sự, chính trị như tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tư tưởng, quyền

lập hội và hội họp, sẽ được thực hiện đễ đàng hơn Vấn đề nằm ở chỗ phải có cách thức để mọi người đều biết được về quyền cũng như hiểu đầy đủ về các nghĩa vụ, hay các giới hạn của quyền để không tạo ra những vi phạm Cũng có thé tin tưởng vào một ngày nào đó, sẽ xuất hiện công nghệ tự cảnh báo nguy cơ xâm phạm các quyền của người khác dựa trên phân tích hành vỉ của con người

Ngoài ra, những công nghệ mới hoàn toàn có thê thay thế con người trong việc

“tr duy” và “quyết định hành động” (như các trí tuệ nhân tạo) khiến cho sự phê biến của các sản phẩm đó sẽ ngày càng rõ ràng hơn, từ đó đặt ra những khía cạnh mới cần được xem xét gắn với vẫn đề quyền con người Cụ thể, ngày 25/10/2017, Á-rập Xê-út

đã gây chú ý với cả thế giới khi quyết định trao tư cách công đân cho một rô-bốt có tên

là Sophia Và trước đó, thậm chí đã có những thừa nhận tư cách pháp lí kèm theo các quyền và nghĩa vụ đành cho một số thực thể tự nhiên như các đòng sông, khu rừng (ở Niu Di-lân, Ấn Độ, Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo) Những động thái như vậy rõ ràng cho thấy

xu hướng mở rộng phạm vi chủ thể của các quyền thay vì chỉ đành cho chủ thể truyền thống là các cá nhân con người Bên cạnh đó, một trong những xu hướng của pháp luật nhân quyền hiện đại cũng đề cập tới quyền của động vật (animal rights) với chủ trương

các loài vật “cũng cần được coi là một dạng chủ thể pháp lý, cần được đối xử nhân đạo

phù hợp với hoàn cảnh và bối cảnh sống của chúng”” Ở một khía cạnh nào đó, xu hướng này sẽ đần giúp con người hiểu được rõ hơn rằng chúng ta vốn, và vẫn luôn chỉ

là một phần nhỏ của thế giới tự nhiên — nơi mà các luật lệ được “ban hành” vả áp dụng

không chỉ đành riêng cho con người Ngược lại, xu hướng đó cũng có khả năng dan đến những câu hỏi tiếp theo có thể đặt ra là: Liệu có hay không sự xuất hiện của sự phân biệt địa vị pháp lí, ví đụ giữa con người với người máy tương tự như đã từng tồn tại giữa chủ nô và nô lệ trước đây? Pháp luật có cách thức nào để điều hòa/dung hòa sự

Klaus Schwab (2016),The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond, Dién đàn kinh tế thé gidi, https://www.weforum.org/agenda/2016/0 i/the-fourth-industrial-revolution-what-it-means-and-how-to-respond

?Khoa Luật—- ĐHQGHN (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyên con người, NXB ĐHQGHN, tr.102

Trang 7

khác biệt về nhu cầu giữa con người với các thực thể mang trí tuệ nban tao? Hay xa hơn như liệu có khả năng các trí tuệ nhân tạo trở thành thành viên của hội đồng xét xử tại tòa án, ít nhất là với tư cách của “hội thâm nhân đân”/hay “bồi thẩm đoàn”?

3 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ bến với các quyền của nhóm Ngoài chủ thể quyền là các cá nhân, pháp luật nhân quyền quốc tế cũng ghi nhận quyền của các nhóm đặc biệt nhằm thúc đấy cơ hội thụ hưởng quyền của các thành viên nhóm này Đây không bị coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng mà được coi

là những biện pháp thúc đẩy bình đẳng thực chất giữa tất cả mọi người, do xuất phát điểm ban đầu của mỗi người đều không giếng nhau Về cơ bản, quyền của nhóm được

hiểu là “những quyên đặc thù, chung của một tập thể hay một nhóm xã hội nhất định,

mà để được hưởng thụ các quyền này cân phải là thành viên của nhóm, và đôi khi cần phải thực hiện cùng với các thành viên khác của nhóm”' Hiện tại, quyền của nhiều nhóm xã hội đã được ghi nhận bởi pháp luật nhân quyền quốc tế dưới các hình thức tuyên bố, điều ước hoặc khuyến nghị bao gồm quyền của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người sống chung với HIV/AIDS, người lao động di trú, người

thiểu số, người bản địa, người không có quốc tịch, người bị tước tự do, Do không dễ

gì xác định và phân tích những tác động tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần này đối với từng nhóm quyền, nên các tác giả cho rằng tạm thời chỉ nên phân tích những tác động chung đối với các quyền của nhóm, bao gồm quyền không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng, quyên phát triển

Trên phạm vi toàn cầu, quyền không bị phân biệt đối xử giữa các nhóm người vẫn là mối quan tâm hàng đầu hiện nay đù trên thực tế đã có những cải thiện Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, những rào cản truyền thống về giới tính, độ tuổi,

sắc tộc, chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng sẽ tiếp tục được rút ngắn Các công nghệ mới

sẽ hỗ trợ tốt hơn cho mọi người để việc giao tiếp, phối hợp không còn phải chịu tác động của những định kiến truyền thống Ví đụ như trong lĩnh vực lao động sẽ cơ bản dựa trên yếu tố năng lực trí tuệ, kĩ năng để tuyển dụng thay vì phải cân nhắc đến tình trạng sức khỏe giữa nam và nữ; giữa người khuyết tật với người không khuyết tật; hay nhờ vào các thiết bị giám sát sức khỏe, người sống chung với HIV/AIDS có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng: “chủ nghĩa lí lịch” cũng không thế tiếp tục duy trì ảnh hưởng của nó trong ít nhất là các hoạt động quân lí dân cư, giáo dục và tuyển dụng lao động vốn mang đậm dấu ấn các hình thức phân biệt trên cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, chủng tộc, Có quan điểm cho rằng để hạn chế sự phân biệt đối xử, trước hết thúc đây thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức có liên quan đến phân biệt đối xử như các chủ thể bị phân biệt, các hình thức phân biét, Trong khi giáo dục, tuyên truyền luôn là giải pháp cân thiết, cần thấy rằng vấn đề cốt lõi không năm ở đó mà ở đòi hỏi phải có những công cụ hỗ trợ để mọi người tự xác định và đánh giá hành ví của bản thân, tương tự thiết bị dự báo nguy cơ xâm phạm quyền như giả

‘Ol, NXB DHOGH

Trang 8

định ở trên Bởi vì xét cho cùng, những định kiến và phân biệt đối xử của người này

với người khác cũng chỉ nhăm bảo vệ chính bản thân họ khỏi những hệ lụy mà họ cho

rằng sẽ gặp phải nếu như không phân biệt đối xử Nói cách khác, phân biệt đối xử có thể coi là một phương thức phòng vệ mà nếu như có công cụ hỗ trợ họ trong việc xác định đối tác không tiềm ấn nguy cơ thì tự sẽ không còn sự phân biệt đối xử nữa Điều đáng bàn là khả năng phân biệt đối xử trong việc xây dựng và ban hành chính sách để tạo thuận lợi cho các nhóm nào đó thay vì thúc đây sự phát triển chung của cộng đồng Ranh giới giữa lợi ích nhóm và lợi ích cộng đồng thường rất mong manh, khó xác định, và việc xác định không đúng có thể gây ra những hệ quả rất khó lường Chẳng hạn, một chính sách thúc đấy sản xuất, chế biến thủy sản nước ngọt hay chính sách gia tăng xây đựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp hoàn toàn có thể đây nhóm sản xuất nông nghiệp vào hoàn cảnh bất lợi, Điều muốn nói ở đây là, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn có thể sẽ khiến sự phân biệt đối xử không còn đựa chủ yếu trên các tiêu chí truyền thống như giới tính, độ tuối, mà sẽ chuyên sang các hình thức khác khó nhận biết và dễ gây hậu quả hơn đối với các nhóm

Bên cạnh quyền không bị phân biệt đối xử, quyền bình đẳng giữa các nhóm và trong xã hội nói chung cũng sẽ có những thay đổi đáng kẻ, đặc biệt trước nguy cơ gia tăng sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội khiến cho cơ hội tiếp cận và thụ hưởng các quyền của các cá nhân hay các nhóm sẽ trở nên khác nhau Về vấn đề này có thể xác định quyền bình đẳng được thể hiện trên hai khía cạnh chính: bình đẳng về pháp lí và bình đẳng thực tế Về cơ bản, pháp luật nhân quyền quốc tế yêu cầu các quốc gia phải thé hiện nguyên tắc bình đẳng trong hệ thống pháp luật nhưng thực tế không phải quốc gia nào cũng đã đạt được Ở một số nước, vị thế của người phụ nữ vẫn khác biệt rất nhiều so với nam giới mà với lí đo niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, những hạn chế đó chắc chắn không thể được xóa bỏ trong tương lai gần Ngoài ra, kế cả ở những quốc gia đạt được hệ thống pháp lí bảo đảm nguyên tắc bình đẳng nhưng việc thực hiện trên thực tế không phải lúc nào cũng tốt Về khía cạnh pháp !í, quyền bình đẳng cũng được hiểu dưới hai dạng là bình đẳng về địa vị pháp lí (tức tư cách chủ thé pháp If) và bình đẳng về

cơ hội được bảo vệ bởi pháp luật Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bến, khía cạnh bình đẳng pháp lí giữa các nhóm sẽ có rất ít biến động mà chủ yếu thay đổi về bình đẳng thực tế Ở đó, các nhóm chủ thê khác nhau có khả năng thực hiện những hành vi áp đặt lẫn nhan Dễ thấy nhất là nguy cơ bất bình đẳng trong lao động, không chỉ giữa nam và nữ mà còn đối với nhóm lao động trẻ em (hoặc chưa thành niên) Các phương thức sân xuất và phân phối mới có thê khiến người lao động không cần trực tiếp có mặt tại các công xưởng hay các địa điểm công cộng mà có thể làm việc trực tuyến Với xu hướng đó, lao động chưa thành niên và lao động trẻ em hoàn toàn có thé gia tăng vì nhu cầu thu nhập thêm (hoặc thu nhập riêng) và có thé chi phí các nhà tuyển dụng phải bỏ ra ít hơn Nguy cơ thấy rõ là phạm vi các ngành nghề có sự tham gia của nhóm này cũng sẽ trở nên khó kiểm soát, và các nhóm này cũng có thể bị lạm dụng sức lao động (như làm quá thời gian, không được hưởng các chế độ phúc lợi, )

Trang 9

Cách mạng công nghiệp lần thứ bến cũng đang và sẽ tác động đến quyền phát triển của các nhóm Đây vừa là quyền của cá nhân nhưng cũng được coi là quyền của

nhóm, nhất là với những nhóm thiểu số hoặc các nhóm có ít cơ hội tiếp cận với các hoạt động chung của xã hội, các lợi ích — tiến bộ của khoa học công nghệ Cuộc cách

mạng mới rõ ràng sẽ đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của con người nhưng chỉ với những ai có khả năng tiếp cận, nắm bắt và làm chủ được công nghệ Tiếp cận và làm chủ công nghệ là một thách thức, khó khăn lớn đối với những nhóm thiểu số và một

số nhóm khó tiếp cận khác khiến họ có nguy cơ cao hơn bị bỏ lại trong tiến trình

phát triển chung

4 Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ bốn với việc bảo vệ, bảo đâm quyền con người ở Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ bốn là diễn tiến tất yếu của lịch sử và có ảnh hưởng đến toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam Theo ông Lê Xuân Công —- Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ (Bộ TT&TT): “Mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở nưức trung bình thấp Điều này thể hiện qua 2 khía cạnh, các chỉ số và công nghệ Bên cạnh đó, nguôn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa sẵn sàng, chưa tương đương với

ASEAN Chứng ta còn có một điểm yếu nữa là năng suất lao động của Việt Nam còn thấp Tuy nhiên, tru điểm của nước ta là một độ thuê bao di động vượt xa các nước có

mức thu nhập tương đương trong khu vực ASEAN""

Qua đó có thé thấy, vấn đề cơ bản mà Việt Nam phải đối mặt trước tiên cũng

thuộc về lĩnh vực lao động với hệ thống hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực là hai

điểm mẫu chốt Có thể lấy ngay ví dụ về cuộc cạnh tranh giữa hệ thống vận tải sử dụng nền tảng công nghệ (Grab, Uber) với hệ thống vận tải truyền thống ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã cho thấy những vấn đề rất đáng quan tâm như: lực lượng

lao động truyền thống chịu ảnh hưởng lớn tới cơ hội việc làm, và thu nhập; lực lượng

nhân lực trẻ có khả năng nắm bắt cơ hội nhanh chóng nhưng không đúng với trọng tâm

mà dễ bị cuốn theo những công việc gắn với lợi ích trước mắt” mà chưa tập trung phát triển nghề nghiệp có tính bền vững; trong khi đó, hành lang pháp lí lại không theo kịp những diễn biến mới khiến xảy ra nhiền xung đột cả giữa các chủ thể kinh đoanh dịch

vụ và giữa những người lao động Cũng từ ví dụ thực tiễn này cho thấy các doanh nghiệp truyền thống khi đứng trước sự cạnh tranh bởi các nhà cung cấp dịch vụ cùng loại nhưng có sử dụng nền táng công nghệ cũng đã phải tự tìm cách thích ứng bằng

việc dần thay đổi các hình thức cung cấp dịch vụ (sự xuất hiện mang dich vu xe 6m

công nghệ của hãng Mai Linh) thay vì lặp lại phương pháp thường thấy là kêu gọi, vận động tiêu đùng sân phẩm, hàng hóa nội địa

'Vietnamnet (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 và nhiing vdn dé & Viét Nam, http://vietnamnet-vn/vn/thong- tin-truyen-thong/cach-mang-cong-nghiep-4-0-va-nhung-van-de-o-yiet-nam-383787 biml

n hop toan @ i

18 Quốc AGI cl

hiém Uy ban Vé cac

sr, Grab

Trang 10

Ngoài ra, những lĩnh vực khác có thế mạnh của Việt Nam cũng đang đứng

tự Nach ty on an th te CO Stor NO

trước t lách thức clon như nông, lâm, ngư nghiệp đo tỉ lệ cơ øiới hóa tro

chắn gặp nhiều khó khăn Trong khi đó, các hệ thống thương mại đa hương va song phương mà Việt Nam đã tham gia càng làm gia tăng áp lực đối với sản xuất và tiêu thu

các sản phẩm nội địa

Có thể thấy, thực tế Việt Nam cũng đã chịu những tác động của cuộc cách mạp công nghiệp lần thứ bến Và theo đự báo của Tế chức lao động quốc tế (ILO), 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may- da giày và 3/4 lao động trong ngành điện- điện tử có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóaLỞ nhiều công ty sản xuất mỹ nghệ ở Bình Dương, 90% công nhân đã phải nghỉ việc” Tại hội thảo quốc tế “Phát triển công nghiệp thông minh - Smart Industry World 2017” điễn ra vào ngày 5/12/2017, ông Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết “đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược riêng thúc đẩy công nghiệp 4.0 Việt Nam cân có một cái nhìn đẩy đủ hơn, đa chiều hơn và phải có một chiến lược tiếp can hợp lý để có thể nắm bắt cơ hội, cải thiện vị thé của mình và không bị tụi hậu trong cuộc cách mạng này”5

Như vậy có thể thấy, thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đã có sự bắt nhịp khá nhanh với đòi hỏi của cuộc cách mạng công nghiệp nhưng chủ yếu vẫn là áp dụng những thành quả tự động hóa của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trong sản xuất kinh doanh Về mặt chính sách, các quan chức cao cấp cũng vẫn khẳng định Việt Nam còn lúng túng trong việc xác định hướng đi tiếp theo, hay các nội dung trọng điểm cần tập trung để nắm bắt các cơ hội này Hơn thế nữa, các bàn thảo hiện mới xoay quanh khía cạnh kinh tế với sự tham gia chủ yếu của các doanh nghiệp mà những nhóm chủ thể khác chưa có được tạo điều kiện để tiếp cận phù hợp Những tuyên bố được nêu ra hiện nay cũng chủ yếu thể hiện xu hướng cởi mở các chính sách về kinh doanh thương mại hay đầu tư để phục vụ mục tiêu xây dựng nền “kinh tế số” mà chưa

có những đự báo, đánh giá liên quan đến những thay đổi về giáo dục, những nguy cơ

về môi trường, lương thực, hay thách thức đổi với việc bảo đảm các quyền cá nhân của con người như quyền riêng tư trước nguy cơ xâm phạm bởi nhà nước hoặc bên thứ ba, đối với việc thực hiện các quyển và tự do cá nhân khác cũng như các quyền của nhóm, Đây dù mới chỉ là những bước tiếp cận ban đầu nhưng cơ bản cho thấy định hướng của lãnh đạo Việt Nam hiện nay đối với cách mạng công nghiệp lần thứ bến khá hẹp Đồng thời phân ứng với những biến đổi xã hội xuất phát từ thay đổi phương thức kinh đoanh địch vụ hàng hóa cũng chưa bắt kịp với nhu cầu (thể hiện qua trường

"Nhịp cầu đầu tư (2017), Cân lầm gì trước nguy cơ mắt việc vì robot?,http:/nhipcaudautu.vn/cong-nghe/kham- pha/can-lam-gi-truoc-nguy-co-mat-viec-vi-robot-33 18203/

“Nhịp cầu đầu tư (2017), Robot dang “de doa” con người như thế nào?, http://nhipcaudautu.vn/thì-truong/kinh- te/robot-dang-de-doa-con-nguoi-nhu-the-nao-33 19583/

*ICTNews (2017), Công nghiệp Việt Nam chuẩn mình trong cuộc cách mạng 4.0, htp:/fictnews.vn/entt/cach- mang-40/cong-nghiep-viet-nam-chuyen-minh-trong-cuoc-cach-mang-4-0-161900.ict

172

Ngày đăng: 26/08/2024, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w