1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 632,23 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN

ĐỀ TÀI 5:

VẤN ĐỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

LẦN THỨ TƯ

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh Vân

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2024

Trang 3

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Nhận xét của giảng viên Điểm số

Chữ kí giảng viên

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

A PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN

3 Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới 9

4 Nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 10

5 Vai trò 11

III Thực trạng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam 11

B TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC, TIÊU CỰC CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG

Trang 5

THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA 24

I Ý nghĩa 24

II Một số giải pháp và chính sách thúc đẩy 24

1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 24

2 Phát triển khoa học và công nghệ 24

3 Hoàn thiện thể chế kinh tế 24

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Kinh tế chính trị Mác-Lênin là một môn học lý luận cơ bản trong hệ thống giáo dục đại học và cao đẳng ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu bản chất của các hiện tượng kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực phân tích và đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội, cũng như giúp người học vận dụng các kiến thức kinh tế - xã hội vào thực tiễn công tác và cuộc sống

Hơn hết, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một nhu cầu tất yếu của xã hội Việt Nam trên đà phát triển, là ba yếu tố có mối liên hệ mật thiết và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nước ta, là những nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà trong giai đoạn hiện nay, là những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Từ những thành công trong các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây; từ những tất yếu, phát triển không ngừng của thế giới, Đảng và Nhà nước ta luôn đảm bảo xây dựng những chiến lược thiết yếu, phương thức cụ thể để có thể hội nhập cùng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với bối cảnh ngày nay Với đề tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” người đọc sẽ thấy được những phân tích về thành tựu, hạn chế của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh đó đề tài còn hướng đến việc đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo

Trang 7

A PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ IV

I Cách mạng công nghiệp lần thứ IV ở Việt Nam

1 Khái niệm

 Khái niệm cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp là sự phát triển nhảy vọt về chất trình độ tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại, làm thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội, qua đó tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn thông qua áp dụng những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ vào đời sống xã hội

 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011, khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh được đề cập lần đầu tiên, và được Chính phủ Đức đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012 Cách mạng công nghiệp 4.0 được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật (Internet of Thing - IoT) Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được phát triển chủ yếu ở ba lĩnh vực là vật lý, công nghệ số và sinh học

2 Đặc điểm

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư liên kết giữa thế giới thực và ảo: Các thiết bị, máy móc kết nối Internet và tương tác qua hệ thống có khả năng tự hình dung quy trình sản xuất, đồng thời ra quyết định về việc thay thế dần các dây chuyền truyền thống trước đây Sự kết nối của hàng tỷ người trên toàn cầu qua thiết bị di động và tiếp cận cơ sở dữ liệu lớn giúp tăng cường khả năng xử lý thông tin thông qua các đột phá công nghệ, đồng thời giúp cho việc thực hiện công việc thông minh và hiệu quả nhất

Quy mô và tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là chưa từng có tiền lệ Khác với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, tốc độ phát triển của cách mạng công nghiệp lần thứ tư không theo cấp số cộng mà phát triển theo cấp số nhân Nhờ những đột phá trong công nghệ, thời gian hiện thực hóa các ý tưởng về công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các phòng thí nghiệm và thương mại hóa ở quy mô lớn trên phạm vi toàn cầu được rút ngắn đáng kể

Trang 8

3 Nguyên nhân và bản chất

 Nguyên nhân:

Việt Nam đang có những bước chuyển mình từ nước nông nghiệp sang hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Do đó, nếu muốn tăng cường chất lượng và hiệu suất sản xuất, nâng cao năng lực phát triển kinh tế và tạo ra nền kinh tế đa dạng và bền vững thì cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới Ngoài ra, cuộc cách mạng này còn giúp Việt Nam rút ngắn quá trình phát triển bằng cách “đón tắt, đi đầu”, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn

 Bản chất:

Tại Việt Nam, bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 là việc sử dụng các công nghệ cao, thông tin và ứng dụng số để tạo ra một hệ thống sản xuất và dịch vụ tiên tiến, hiện đại hơn và đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nền kinh tế 4.0 Nó quan trọng vì nó giúp tăng cường sự phát triển bền vững, tạo ra nhiều công việc mới và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng giúp Việt Nam trở thành một nền kinh tế đa sản phẩm, đa dạng và đáp ứng được các thách thức của thế giới hiện đại hơn

4 Vai trò

Vai trò của Cách mạng công nghiệp thứ 4 là tích hợp các công nghệ tiên tiến, dữ liệu và ứng dụng điện tử để tạo ra một hệ thống sản xuất và dịch vụ hiện đại, hiện đại hơn và phù hợp với nhu cầu thị trường thế kỉ XXI Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 giúp Việt Nam phát triển bền vững, tạo ra những cơ hội làm việc mới và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân

Cách mạng công nghiệp thứ 4 cũng giúp Việt Nam trở thành một đất nước đa dạng và có khả năng phản ứng với các thách thức trên toàn cầu Bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến, dữ liệu và ứng dụng điện tử để tạo ra một hệ thống sản xuất và dịch vụ hiện đại, Việt Nam có thể tăng cường năng lực và tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu

II Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

1 Khái niệm

Từ cuối thế kỉ XVIII đến nay đã diễn ra nhiều loại công nghiệp hóa khác nhau: công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hóa xã hội

Trang 9

chủ nghĩa Các loại công nghiệp hóa này giống nhau về mặt lực lượng sản xuất, khoa học và công nghệ Tuy nhiên lại khác nhau về mục đích, phương thức tiến hành và về sự chi phối của quan hệ sản xuất thống trị Công nghiệp hóa diễn ra ở các nước khác nhau, ở những thời điểm lịch sử khác nhau, trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, do vậy nội dung khái niệm có sự khác nhau

Tuy nhiên, theo nghĩa khái quát nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại; dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

2 Bản chất

Căn cứ trên cơ sở khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam gồm những nội dung như sau:

Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền

sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất xã hội tiến bộ

Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất, xã hội lạc

hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại Cụ thể là đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại Để thực hiện được điều này, đòi hỏi phải từng bước trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ngày càng hiện đại cho nền sản xuất, thông qua việc thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa; Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, hiệu quả chính là quá trình tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP; Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, dựa trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại, đồng thời phải coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN mà nền tảng là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, thực hiện chế độ phân phối theo lao động và phân phối qua các quỹ phúc lợi xã hội là chủ yếu

3 Các mô hình công nghiệp hóa trên thế giới

a Mô hình CNH cổ điển

 CNH của các nước tư bản cổ điển, gắn liền với cuộc CMCN (1.0), tiêu biểu là nước Anh Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ, (công nghiệp dệt), kéo theo sự

Trang 10

phát triển của ngành trồng bông và chăn nuôi cừu Để công nghiệp nhẹ và nông nghiệp phát triển, cần có nhiều máy móc, thiết bị cho sản xuất, qua đó tạo tiền để cho sự phát triển ngành cơ khí chế tạo máy

sản xuất nhỏ, xâm chiếm và cướp bóc thuộc địa Vì thế quá trình CNH cổ điển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt giữa các nước tư bản với nhau Quá trình CNH được diễn ra trong một thời gian dài, trung bình từ 60 – 80 năm

b Mô hình CNH kiểu Liên Xô (cũ)

 Bắt đầu từ đầu những năm 1930 ở Liên Xô (cũ) CNH theo mô hình này ưu tiên phát triển công nghiệp nặng Theo đó, nhà nước tập trung và phân bổ nguồn lực cho ngành công nghiệp nặng, trực tiếp là ngành cơ khí, chế tạo máy, thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, mệnh lệnh Trong thời gian ngắn đã cơ bản xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế Tuy nhiên, trong dài hạn mô hình này đã bộc lộ những nhược điểm nhất định làm kìm hãm việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu

c Mô hình CNH của Nhật Bản và các nước công nghiệp mới (NICs)

công nghiệp mới (NICs) như Hàn Quốc, Singapore đã tiến hành CNH rút ngắn, kết hợp thay thế nhập khẩu và hướng về xuất khẩu Bằng cách, phát triển sản xuất trong nước thay thế hàng nhập khẩu, thông qua việc tận dụng lợi thế về khoa học, công nghệ của các nước đi trước bằng chuyển giao công nghệ; xây dựng chiến lược khoa học công nghệ nhiều tầng, cùng với việc phát huy nguồn lực và lợi thế trong nước, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để tiến hành CNH gắn với HĐH

4 Nội dung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

 Thứ nhất, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất

 Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ

 Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội hiện đại Cụ thể:

đại

Trang 11

 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

 Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

5 Vai trò

 Tạo điều kiện nhằm phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân

 Tạo ra lực lượng sản xuất mới, tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa công nhân, nông dân và tri thức

 Tạo cơ sở vật chất - kỹ thuật để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh quốc gia

III Thực trạng cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam

1 Tính tất yếu, khách quan

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt dộng như là sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội.Từ việc sử dụng sức lao động thủ công chuyển sang các phương pháp hiện đại tiên tiến, dựa trên sự phát triển đáng kinh ngạt của công nghệ và tiến bộ khoa học, nhằm để tạo năng suất lao động xã hội cao

Công nghiệp hóa là một quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà tất cả quốc gia cũng đều phải trải qua dù sớm hay muộn Cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn và hiện đại Có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành theo một phương thức có kế hoạch.Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH để xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật tất yếu phải thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa bởi vì từng bước tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật,nâng dần trình độ văn minh xã hội, phát triển lực lượng sản xuất mạnh mẽ

Quá trình thực hiện làm cho khối liên minh công, nông và trí thức được tăng cường, hơn nữa đã nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Bên cạnh đó, tiềm lực quốc phòng, an ninh được củng cố, tạo điều kiện để xây dựng nền văn hóa và con người mới Việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa có ý nghĩa mang tính chất quyết định thắng lợi của sự nghiệp dựng xây CNXH ở Việt Nam ta

Trang 12

2 Đặc điểm

Đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có thể được tóm tắt như sau:

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng XHCN, với mục tiêu thực hiện “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.”  Gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế tri thức

 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN

 Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đang chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

3 Phân loại

Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất Chính vì thế, cuộc CMCN 4.0 chủ yếu dựa trên ba lĩnh vực chính:

 Lĩnh vực kỹ thuật số: bao gồm dữ liệu lớn (Big Data), internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI)

 Lĩnh vực công nghệ sinh học (ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu)

 Lĩnh vực vật lý, bao gồm rô-bốt thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions ), công nghệ nano

 Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam cũng đã ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0 trong 3 lĩnh vực chính:

● Công nghiệp:  Tự động hóa:

○ Sử dụng robot, máy móc tự động để thay thế con người trong các công đoạn sản xuất

○ Nâng cao hiệu quả, năng suất và giảm chi phí sản xuất

 Internet vạn vật (IoT):

○ Kết nối các thiết bị, máy móc trong nhà máy thông qua mạng internet ○ Giám sát, thu thập dữ liệu và điều khiển sản xuất từ xa

 Trí tuệ nhân tạo (AI):

Trang 13

○ Phân tích dữ liệu, dự đoán lỗi, tối ưu hóa quy trình sản xuất ○ Nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro

 Nông nghiệp thông minh:

○ Sử dụng công nghệ để quản lý, giám sát và điều khiển hoạt động sản xuất nông nghiệp

○ Tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, nâng cao năng suất và giảm thiểu

○ Giám sát điều kiện môi trường, tình trạng cây trồng, vật nuôi ○ Tưới nước, bón phân, điều khiển nhiệt độ, độ ẩm tự động

 Thương mại điện tử:

○ Mua bán hàng hóa trực tuyến thông qua các website, ứng dụng di động

○ Tiện lợi, nhanh chóng và đa dạng lựa chọn cho người tiêu dùng

 Thanh toán điện tử:

○ Thanh toán trực tuyến bằng các phương thức như thẻ ngân hàng, ví điện tử, thanh toán di động

Trang 14

○ An toàn, tiện lợi và tiết kiệm thời gian

 Fintech:

○ Cung cấp các dịch vụ tài chính thông qua công nghệ như thanh toán di động, cho vay trực tuyến, quản lý tài chính cá nhân

○ Tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận cho người dùng

 Du lịch thông minh:

○ Đặt vé máy bay, khách sạn, tour du lịch trực tuyến

○ Tìm kiếm thông tin, tham khảo đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang có tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ giúp nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời tạo ra nhiều cơ hội mới cho phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam

4 Nguyên nhân và bản chất

Nguyên nhân:

★ Nguyên nhân khách quan:

● Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trên thế giới:

○ Công nghệ 4.0 như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, robot phát triển nhanh chóng

○ Mở ra cơ hội mới cho các quốc gia ứng dụng vào phát triển kinh tế - xã hội

● Xu hướng toàn cầu hóa:

○ Các quốc gia liên kết, hợp tác chặt chẽ trong mọi lĩnh vực

○ Cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi các quốc gia phải đổi mới, sáng tạo để phát triển

★ Nguyên nhân chủ quan:

● Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam:

○ Nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, dịch vụ ○ Tăng cường sức cạnh tranh quốc gia

● Chính sách của Đảng và Nhà nước:

Ngày đăng: 06/04/2024, 14:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w