1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyễn văn tơ phân tích tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại trung tâm tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh bắc ninh

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TƠ PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

Trang 2

HÀ NỘI – 2024

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TƠ PHÂN TÍCH TƯƠNG TÁC THUỐC BẤT LỢI TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH, BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ- DƯỢC LÂM SÀNG

MÃ SỐ : CK 60720405

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Nơi thực hiện: Trường đại học Dược Hà Nội

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc

tới: TS Nguyễn Thị Hồng Hạnh - người thầy đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá

trình thực hiện đề tài

Tôi xin cảm ơn tới Ban giám hiệu, phòng Sau đại học, các thầy cô giáo Khoa Dược lý - Dược lâm sàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin cảm ơn tới Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh đã tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này

Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người đã luôn ở bên động

viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp

Hà Nội ngày 01 tháng 02 năm 2024

Học viên

Nguyễn Văn Tơ

Trang 4

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3

1.1.Tương tác thuốc- thuốc 3

1.1.1 Định nghĩa và phân loại 3

1.1.2.Các yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc – thuốc 5

1.1.3 Quản lý tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng 6

1.1.4 Các nghiên cứu về tương tác thuốc- thuốc: 7

1.2.Tương tác thuốc- bệnh 13

1.2.1 Định nghĩa và phân loại 13

1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc – bệnh 13

1.2.3 Quản lý tương tác thuốc – bệnh trong thực hành lâm sàng 13

1.2.4 Nghiên cứu về tương tác thuốc bệnh 14

1.2.5 Giới thiệu về khoa tim mạch bệnh viên đa khoa tỉnh Bắc Ninh 14

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu 18

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 18

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18

2.2.Phương pháp nghiên cứu 18

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu 18

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 18

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 18

2.2.4 Xác định tương tác thuốc – thuốc, thuốc – bệnh 19

2.3.Nội dung nghiên cứu 21

2.3.1 Phân tích tương tác thuốc-thuốc xuất hiện trong bệnh án 21

2.3.2 Phân tích tương tác thuốc bệnh 22

2.4 Xử lý số liệu 22

Trang 5

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

3.1.Phân tích tương tác thuốc-thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 25

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu 25

3.1.2.Tần suất gặp tương tác thuốc trong nghiên cứu 27

3.1.3 Phân bố tương tác thuốc theo cơ chế 28

3.1.4 Phân bố tương tác thuốc theo mức độ nghiêm trọng 29

3.1.5 Phân bố theo mức độ bằng chứng 30

3.1.6 Danh mục các thuốc thường gặp tương tác 30

3.1.7 Đặc điểm các cặp tương tác thuốc có tần suất gặp nhiều nhất 31

3.1.8 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tương tác thuốc-thuốc 32

3.2.Phân tích tương tác thuốc-bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 33

3.2.1 Tần suất gặp tương tác thuốc bệnh trong nghiên cứu 33

3.2.2 Phân bố tương tác thuốc- bệnh theo mức độ nghiêm trọng 34

3.2.3 Danh mục các thuốc thường gặp tương tác thuốc bệnh 35

3.2.4 Đặc điểm các cặp tương tác thuốc – bệnh có tần suất gặp nhiều nhất 36

3.2.5 Phân tích đơn biến yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tương tác thuốc- bệnh……….38

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 40

4.1 Phân tích tương tác thuốc-thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 40

4.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu 40

4.1.2 Tần suất gặp tương tác thuốc trong nghiên cứu 43

4.1.3 Phân bố tương tác thuốc theo cơ chế 44

4.1.4 Phân bố tương tác thuốc theo mức độ nghiêm trọng 44

4.1.5 Phân bố theo mức độ bằng chứng 45

4.1.6 Danh mục các thuốc thường gặp tương tác 45

Trang 6

4.1.7 Đặc điểm các cặp tương tác thuốc có tần suất gặp nhiều nhất 46

4.1.8 Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tương tác thuốc-thuốc 46

4.2.Phân tích tương tác thuốc-bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh 47

4.2.1 Tần suất gặp tương tác thuốc bệnh trong nghiên cứu 47

4.2.2 Phân bố tương tác thuốc- bệnh theo mức độ nghiêm trọng 48

4.2.3 Danh mục các thuốc – bệnh thường gặp tương tác 49

4.2.4 Đặc điểm các cặp tương tác thuốc – bệnh có tần suất gặp nhiều nhất 49

4.2.5.Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện tương tác thuốc bệnh……….50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

ADR Phản ứng có hại BYT Bộ y tế

CSDL Cơ sở dữ liệu CYP450 Hệ enzym cytocrom P450 DDI Bệnh tim mạch do xơ vữa DFI Tương tác thuốc với thức ăn đồ uống DSLS Dược sĩ lâm sàng

TTT Tương tác thuốc TTTB Tương tác thuốc bệnh CDSS Hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng THA Thuốc tăng áp

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1 Phân lọai tương tác thuốc – thuốc 4

Bảng 1.2 Một số nghiên cứu về quản lý tương tác thuốc 7

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 7

Bảng 3 1 Đặc điểm chung của bệnh nhân 25

Bảng 3 2 Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác thuốc 28

Bảng 3 3 Tỷ lệ bệnh nhân gặp số tương tác thuốc khác nhau 28

Bảng 3 4 Cơ chế tương tác thuốc 29

Bảng 3 5 Tương tác thuốc theo mức độ nghiêm trọng 29

Bảng 3 6 Phân bố theo mức độ bằng chứng 30

Bảng 3 7 Danh mục các thuốc thường gặp tương tác 30

Bảng 3 8 Đặc điểm các tương tác thuốc có tần suất gặp nhiều nhất 31

Bảng 3 9 Ảnh hưởng đơn biến của một số yếu tố đến số lượng tương tác thuốc- thuốc 32

Bảng 3 10 Ảnh hưởng đa biến của một số yếu tố đến số lượng tương tác thuốc- thuốc 33

Bảng 3 11 Tỉ lệ bệnh nhân có tương tác thuốc- bệnh 33

Bảng 3 12 Tỉ lệ bệnh nhân gặp tương tác thuốc- bệnh 34

Bảng 3 13 Tương tác thuốc – bệnh theo mức độ nghiêm trọng 35

Bảng 3 14 Danh mục các thuốc thường gặp tương tác thuốc – bệnh 35

Bảng 3 15 Đặc điểm các tương tác thuốc- bệnh có tần suất gặp nhiều nhất 36

Bảng 3 16 Đơn biến ảnh hưởng đến sự xuất hiện tương tác thuốc – bệnh trên người bệnh 38

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

1 Sơ đồ 2.1 Các bước tiến hành tra cứu phần mềm

Trang 10

ĐẶT VẤN ĐỀ

Tương tác thuốc-thuốc là một vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng Trong nhiều trường hợp, tương tác thuốc-thuốc là nguyên nhân gầy ra các biến cố bất lợi của thuốc, bao gồm xuất hiện độc tính và phản ứng có hại trong quá trình sử dụng, thất bại trong điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng chi phí điều trị, thậm chí là nguyên nhân gây ra tử vong cho bệnh nhân [ 1]

Việc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau là không thể tránh khỏi, tỷ lệ các phản ứng có hại (ADR) khi kết hợp nhiều loại thuốc sẽ tăng theo cấp số nhân Một thống kê dịch tễ học cho thấy tỷ lệ ADR là 7% ở bệnh nhân dùng phối hợp 6-10 loại thuốc, nhưng tỷ lệ này sẽ là 40% khi phối hợp 16-20 thuốc [ 2] Tuy nhiên, tương tác thuốc-thuốc có thể phòng ngừa được Một số nghiên cứu cho thấy có 2.8% biến cố bất lợi phòng tránh được ghi nhận trên bệnh nhân nội trú liên quan đến tương tác thuốc-thuốc [3] Vì vậy, việc phát hiện và phân tích tương tác thuốc-thuốc có vai trò quan trọng trong bảo đảm hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh

-Trong thực hành lâm sàng, thực hiện kê đơn thuốc-bệnh nhằm mục đích cung cấp liệu pháp điều trị thích hợp hiệu quả tuy nhiên sai sót liên quan đến thuốc là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong đáng kể [4] Tương tác thuốc - bệnh cũng là một trong những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thường gặp khi kê đơn thường xảy ra khi sử dụng một thuốc để điều trị bệnh này nhưng lại làm tăng nặng các bệnh mắc kèm khác [5] Tương tác thuốc- bệnh có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chất lượng sống của người bệnh, thậm chí tử vong Trên đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ xuất hiện các tương tác thuốc - bệnh chiếm từ 15 -60% ở các mức độ nặng [6],[7],[8],[9], đặc biệt số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch có tỷ lệ tương tác thuốc bệnh tương đối cao [10],[11], [12],.Nhóm thuốc tim mạch cũng là nhóm thuốc có nguy cơ cao nhất xuất hiện tương tác thuốc- bệnh [13],[14] Vì vậy, phân tích tương tác thuốc tim mạch - bệnh được khuyến cáo nhằm mục đích ngăn ngừa các tổn hại nghiêm trọng lên sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở người bệnh [15]

Trang 11

-Tuy nhiên, phân tích thuốc bất lợi có thể phòng tránh được bằng cách chú ý thận trọng đặc biệt hoặc tiến hành các biện pháp can thiệp để giảm thiểu nguy cơ Vì vậy việc phân tích tương tác thuốc-thuốc và thuốc-bệnh luôn là nhiệm vụ quan trọng của nhân viên y tế trong quá trình sử dụng thuốc cho người bệnh

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh là bệnh viện đa khoa hạng I, hàng ngày phải tiếp nhận số lượng bệnh nhân tương đối lớn Đặc biệt, tại trung tâm Tim mạch có 120 giường điều trị và trung bình mỗi ngày phải tiếp nhận khoảng từ 120 đến 140 bệnh nhân với nhiều loại bệnh lý mắc kèm cộng với tình trạng bệnh lý phức tạp đòi hỏi phải, dùng phác đồ điều trị có kết hợp nhiều loại đơn thuốc, và thuốc nên rất dễ nguy cơ xảy ra tương tác thuốc

Do vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Phân tích tương tác thuốc bất lợi trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Ninh" với hai mục tiêu sau:

1 Phân tích tương tác thuốc-thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

2 Phân tích tương tác thuốc-bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Từ đó đưa ra những ý kiến, đề xuất góp phần hạn chế các tương tác bất lợi trên các đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú tại trung tâm tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1.Tương tác thuốc- thuốc

1.1.1 Định nghĩa và phân loại

1.1.1.1 Định nghĩa

Tương tác thuốc là hiện tượng thay đổi tác dụng dược lý hoặc độc tính của một thuốc bởi sự có mặt đồng thời của một thuốc khác hoặc thuốc dược liệu, thức ăn, đồ uống [16], [17]

Hậu quả của tương tác thuốc xảy ra hay không nặng, hay nhẹ phụ thuộc vào đặc điểm của từng cá thể bệnh nhân, như tuổi, giới tính, bệnh lý mắc kèm và phương pháp điều trị

Có nhiều dạng tương tác thuốc khác nhau: tương tác thuốc – thuốc, tương tác thuốc – thức ăn, tương tác thuốc – dược liệu, tương tác thuốc – tình trạng bệnh lý, tương tác thuốc – xét nghiệm… Đôi khi thuật ngữ “tương tác thuốc” được sử dụng chỉ những phản ứng vật lý – hóa học xảy ra khi các thuốc được trộn lẫn trong dịch truyền, gây ra kết tủa hoặc sự mất hoạt tính gọi là tương kị (Pharmaceutical incompatibility) [17] Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến tương tác thuốc – thuốc

1.1.1.2 Phân loại

Tương tác thuốc – thuốc được phân loại thành hai nhóm chính là tương tác

dược động học (Pharmacokinetic interactions) và tương tác dược lực học (Pharmacodynamic interactions)

Trang 13

Bảng 1 1 Phân lọai tương tác thuốc – thuốc Tương tác

thuốc – thuốc

Phân loại /vị trí tương tác Nội dung

Tương tác dược động

học

Hấp thu

Làm thay đổi quá trình hấp thu của các thuốc theo một số cơ chế như: thay đổi pH dạ dày, thay đổi nhu động đường tiêu hóa, tạo phức khó hấp thu giữa hai thuốc, cản trở cơ học tạo lớp ngăn tiếp xúc với niêm

mạc dạ dày

Phân bố

Xảy ra khi một thuốc đẩy một thuốc khác ra khỏi protein liên kết của nó, làm tăng nồng độ thuốc ở dạng tự do, dẫn đến tăng tác dụng và cũng làm tăng độc tính của thuốc đó Thông thường, thuốc được vận chuyển thông qua liên kết với protein huyết tương và mô Trong số nhiều protein huyết tương có tương tác với thuốc, albumin, α1-acid glycoprotein và

lipoprotein là quan trọng nhất

Chuyển hóa

Chủ yếu xảy ra ở gan với sự tham gia của hệ enzym cytocrom P450 (CYP450) Hiện tượng cảm ứng hoặc ức chế enzym gan làm thay đổi chuyển hóa thuốc, dẫn đến làm tăng hoặc giảm tác dụng dược lý

và độc tính của thuốc

Thải trừ

Ảnh hưởng nhiều đến những thuốc bài xuất chủ yếu qua thận ở dạng còn hoạt tính Tương tác thuốc làm thay đổi quá trình thải

Trang 14

trừ thuốc qua thận theo các cơ chế như: thay đổi pH nước tiểu, cạnh tranh chất mang với các thuốc thải trừ qua ống

tranh hay không cạnh tranh

Hiệp đồng

Xảy ra trên các thụ thể khác nhau nhưng có cùng xu hướng tác dụng do đó hiệp

đồng làm tăng tác dụng của nhau

1.1.2.Các yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc – thuốc

- Các yếu tố thuộc về bệnh nhân

Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh, sử dụng nhiều thuốc, bệnh mãn tính, bệnh mắc kèm thường được phối hợp thuốc để điều trị Do đó nguy cơ xuất hiện TTT cao, có nhiều nguy cơ gặp phải tác dụng bất lợi do thuốc [17]

- Các yếu tố thuộc về thuốc

Số TTT tăng theo số thuốc phối hợp trong đơn thuốc, số TTT có ý nghĩa lâm sàng tăng từ 34% khi bệnh nhân dùng 2 thuốc lên 82% khi dùng trên 7 thuốc [18]

Nhiều nhóm thuốc có thể gây ra TTT như: kháng sinh, thuốc tim mạch, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống đông, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị đái tháo đường [19]

- Các yếu tố thuộc về nhận thức của cán bộ y tế

Các bác sỹ kê đơn cũng như các dược sỹ không thể nhớ được toàn bộ các cặp tương tác Một số nguồn thông tin tra cứu tương tác mà các bác sỹ có thể tiếp cận trong việc kiểm tra TTT như: Tờ rời hướng dẫn sử dụng, MIMS, VIDAL, Dược thư, thông tin từ dược sỹ lâm sàng hoặc sử dụng các phần mềm tra cứu TTT

Trang 15

sẽ làm giảm thiểu các tương tác bất lợi cho bệnh nhân, đặc biệt là những thuốc có khoảng điều trị hẹp

1.1.3 Quản lý tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng

Việc đưa ra các biện pháp xử trí và can thiệp kịp thời, ngắn gọn, hữu ích cũng đóng vai trò quan trọng và thiết thực trong thực tiễn điều trị cũng như trong việc thiết kế, phát triển các phần mềm hoặc bảng cảnh báo tương tác thuốc cho dược sỹ, bác sỹ và nhân viên y tế Các biện pháp xử trí có thể thu thập được từ các nguồn CSDL tương tự như khi phát hiện tương tác thuốc hoặc từ sự đồng thuận của nhóm chuyên gia (bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng)

Các biện pháp xử trí tương tác thuốc dựa trên mức độ nặng của cặp tương tác thuốc đó:

- Tương tác chống chỉ định (CCĐ): dừng đơn thuốc, không được phép phối hợp

- Tương tác không chống chỉ định bao gồm các biện pháp cơ bản sau:

Thay thế thuốc: Người thầy thuốc có thể lựa chọn thay thế thuốc có nguy cơ

gây tương tác bằng 1 thuốc khác trong nhóm hoặc 1 nhóm thuốc khác không hoặc có ít nguy cơ gây tương tác [20], [21]

Hiệu chỉnh liều: khi sử dụng 1 cặp phối hợp có nguy cơ tương tác cần sử

dụng thuốc có phạm vi điều trị hẹp ở liều thấp nhất có hiệu quả, hiệu chỉnh liều dựa trên việc theo dõi đáp ứng của bệnh nhân [20]

Giám sát lâm sàng: theo dõi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và

nồng độ thuốc trong máu (nếu thực hiện được) [20], [22] Theo dõi chặt chẽ các ADR của bệnh nhân do tương tác thuốc bất lợi gây ra Dừng phối hợp 2 thuốc ngay lập tức nếu xuất hiện các biểu hiện có sự gia tăng độc tính [20]

Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp hạn chế tương tác và hậu quả của tương tác như điều chỉnh thời gian dùng thuốc, thay đổi dạng bào chế thích hợp [23], [24]

Bên cạnh đó, khi kê đơn, người thầy thuốc cần ý thức giảm thiểu tối đa số lượng thuốc kê đơn cho mỗi bệnh nhân bởi vì khi tăng số lượng thuốc thì nguy cơ

Trang 16

tương tác và rủi ro điều trị cũng tăng theo, chưa kể tới các chi phí điều trị và chăm sóc bệnh nhân [25]

1.1.4 Các nghiên cứu về tương tác thuốc- thuốc:

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu nhằm định mức độ phổ biến của tương tác thuốc cũng như các yếu tố làm tăng khả năng xảy ra tương tác thuốc trong điều trị Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 1 số có thực hiện can thiệp và quản lý tương tác thuốc

Bảng 1.2 Một số nghiên cứu về quản lý tương tác thuốc

Trên thế giới

Yazed AlRuthia và cộng sự, năm

2019

Nghiên cứu về tương tác thuốc – thuốc và các can thiệp của dược sĩ tại một bệnh viện ở Ả Rập Saudi

Trung bình, các dược sĩ đã can thiệp vào 12 trong số 213 (5,6%) trường hợp DDIs nặng hoặc trung bình Tuổi cao hơn, số lượng thuốc kê đơn cao hơn, mức độ nghiêm trọng của DDIs cao hơn và việc sử dụng lithium và thuốc chống đông máu rất cần dược sĩ quản lí [26]

Cristiano S Moura và cộng sự, năm

2012

Đánh giá phần mềm sàng lọc tương tác thuốc kết hợp với can thiệp của dược sĩ tại Bệnh viện Đa

Conquista (HGVC), Brazil

Xác định được tổng số 6.834 trường hợp tương tác thuốc - thuốc; trung bình 3,3 DDI trên một bệnh nhân ở giai đoạn một và 2,5 ở giai đoạn hai, giảm 24% (P = 0,03) Giảm 71% tương tác thuốc - thuốc ở mức độ nghiêm trọng cao (P <0,01) Nguy cơ đối với tất cả các DDI giảm 50% sau khi áp dụng hệ thống sàng lọc tương tác thuốc –

Trang 17

thuốc (P <0,01), và đối với những người có mức độ nghiêm trọng cao, mức giảm là 81% (P <0,01) [27]

Mohamad B Nusair và cộng sự, năm

2020

Đánh giá các tương tác thuốc tiềm tàng cho các bệnh nhân sử dụng từ năm loại thuốc trở lên thông qua ứng dụng di động Lexicomp®

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tương tác thuốc tiềm tàng được phát hiện ở 96% số bệnh nhân (769/801) Các thuốc làm giảm huyết áp có liên quan đến gần 40% tổng số tương tác thuốc Thuốc tim mạch có liên quan đến 46,6% số tương tác thuốc [28]

Ren W và cộng sự, năm

2020

Nghiên cứu tỷ lệ tương tác thuốc-thuốc tiềm năng ở bệnh nhân ngoại trú ở 1 bệnh viện đại học đa khoa quy mô lớn ở Thượng Hải, Trung Quốc

30,29% số đơn thuốc có chứa các tương tác thuốc tiềm tàng Nam giới, tuổi cao và việc có nhiều thuốc trong đơn làm tăng khả năng xảy ra tương tác thuốc Các loại thuốc được kê đơn thường gây ra các tương tác thuốc bao gồm: pioglitazon, dihydrocodein,

thalidomid, sotalol, amiodaron và amlodipin [29]

Có 5.657 tương tác thuốc có mức độ nghiêm trọng được phát hiện ở 2.925 bệnh nhân (26,4%) trên tổng số 11.076 bệnh nhân dùng thuốc chống ung thư đường uống Sử dụng nhiều thuốc và thời gian điều

Trang 18

Sung Hwan Kim và cộng sự, năm 2020

Tại Hàn Quốc, phân tích các tương tác thuốc liên quan đến các chất chống ung thư đường uống với hai công cụ là LexicompTM và Micromedex®

trị là hai nhân tố ảnh hưởng đến khả năng gặp các tương tác thuốc Sử dụng từ 5 - 9 thuốc và ≥ 10 thuốc lần lượt làm tăng khả năng xảy ra tương tác thuốc 2,53 lần (khoảng tin cậy 95%: 2,23 - 2,85) và 4,96 lần (khoảng tin cậy 95%: 4,22 - 5,83 lần) so với nhóm bệnh nhân dùng ít hơn 5 thuốc Thời gian điều trị trên sáu tháng cũng làm tăng khả năng xảy ra tương tác thuốc lên 1,47 lần (khoảng tin cậy 95%: 1,15 - 1,88) [30]

Deutschmann E và cộng sự, năm 2021

Tại Thụy sĩ, đánh giá các tương tác thuốc tiềm ẩn giữa các thuốc kháng virus (ARV) với các thuốc dùng chung

Trong phân tích đa biến, các yếu tố liên quan đến việc tăng nguy cơ xảy ra các tương tác thuốc chống chỉ định hoặc các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng có p-value < 0,05 bao gồm: điều trị với các thuốc ức chế men sao chép ngược không nucleotid (NNRTIs) (aOR = 4,55), các thuốc ARV tăng cường (aOR = 12,35), sử dụng đồng thời cả 2 nhóm thuốc trên (aOR = 19,52), các thuốc dùng kèm như nhóm các hormon (aOR = 2,27), thuốc chuyển hoá và thuốc đường tiêu hoá (aOR = 2,72) [31]

Trang 19

Yugandhar Bethi và cộng sự, năm

2018

Tỷ lệ và các yếu tố dự đoán khả năng tương tác thuốc-thuốc ở bệnh nhân khoa nội của một bệnh viện ở Ấn Độ

46% số đơn thuốc có ít nhất một tương tác thuốc 27,3% số bệnh nhân có đơn thuốc có ít nhất một tương tác thuốc ở mức độ nặng (27%) hoặc chống chỉ định (0,3%) Có mối liên quan đáng kể (p < 0,01) giữa số lượng tương tác thuốc với độ tuổi và số lượng thuốc trong đơn [32]

Antoon JW và cộng sự, năm 2020

Tại 52 bệnh viện nhi khoa tại Hoa Kỳ, đánh giá mức độ phổ biến của các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng cho trẻ em

Có 47.414 (2,03%) trường hợp trẻ em nhập viện gặp ít nhất một tương tác thuốc (trên tổng số 2,33 triệu ca) Các cặp tương tác thuốc nhóm X (cần tránh phối hợp) thường gặp nhất bao gồm fentanyl + linezolid, methadone + voriconazole, sirolimus + voriconazole và citalopram + linezolid Số bệnh mãn tính phức tạp mắc kèm và thời gian điều trị có liên quan đến sự tăng tỷ lệ phơi nhiễm với các tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng [33]

Mojtaba Shafiekhani

và cộng sự, năm 2020

Đánh giá và quản lý tương tác thuốc ở bệnh nhân nhập viện khoa Thận và các phòng sau cấy ghép ở các bệnh viện

Tổng số 89,97% của tất cả các trường hợp nhập viện có ít nhất 1 pDDI Các yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tỷ lệ mắc bệnh pDDI bao gồm số lượng thuốc và đa khoa tiếp nhận Bệnh nhân ở khu sau ghép

Trang 20

tạng có DDIs nhiều hơn gấp 2,3 lần so với những bệnh nhân ở khu thận Tổng cộng, 78% DDI loại X và D cần can thiệp, trong đó 75% được các bác sĩ và y tá chấp nhận và thực hiện Các pDDI có liên quan về mặt lâm sàng thường gặp ở bệnh nhân ở khoa Thận và Sau ghép tạng, và dược sĩ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện và xử trí vấn đề y tế này ở bệnh nhân nhập viện [34]

Tại Việt Nam

Lương Thị Lập,

năm 2022

Triển khai hoạt động dược lâm sàng về quản lý tương tác thuốc - thuốc bất lợi thông qua hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng tại bệnh viện đa

khoa tỉnh Bắc Ninh

Tỷ lệ bệnh nhân gặp TTT giảm có ý nghĩa thống kê từ 4,27% giai đoạn trước can thiệp xuống 3,56% sau can thiệp dược; không ghi nhận HSBA có TTT chống chỉ định ở giai đoạn sau can thiệp; tỷ lệ bệnh nhân có điều kiện chống chỉ định giảm từ 39,33% trước can thiệp xuống 27,59% sau can thiệp; tỷ lệ HSBA có TTT nghiêm trọng giảm từ 3,68% trước can thiệp xuống 2,95% sau can thiệp DSLS tiến hành can thiệp trên 19,90% lượt TTT với mức độ chấp thuận của bác sỹ đối với tư vấn của dược sỹ

Trang 21

khoa tỉnh Lào Cai

Đồng thời đã đồng thuận với bác sĩ điều trị về cách xử trí của 212 lượt TTT nghiêm trọng, trong đó có 22,17% là đồng thuận theo hướng thay đổi thuốc, ngừng thuốc, giảm liều ; còn lại 77,83% theo hướng chỉ giám sát trên lâm sàng để có biện pháp kịp thời xử lý [36]

Trung và Phạm Văn Huy, năm

2021

Hiệu quả của hệ thống cảnh báo kê đơn thuốc trong hoạt động dược lâm sàng tại BV trung

ương Quân đội 108

Hiệu quả phòng tránh tương tác chống chỉ định là 100% kết hợp can thiệp trên hệ thống cảnh báo và tư vấn của dược sĩ lâm sàng [37]

Hà Thị Minh

Hiền, năm 2020

Quản lý tương tác thuốc bất lợi trên người bệnh nội trú thông qua hoạt động dược lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Timescity, Hà

Nội

Tần suất xuất hiện TTT trong HSBA trong mẫu nghiên cứu giai đoạn 2 là 2,1%, giảm có ý nghĩa thống kê so với giai đoạn trước đó là 3,6% 24 cặp TTT còn lại đều được DSLS tư vấn và phối hợp giám sát Có 17/24 cặp tương tác được bác sĩ đồng thuận và điều chỉnh y lệnh 7/24 cặp tương tác được bác sĩ và DSLS phối hợp theo dõi [38]

Trang 22

- Phân loại

Trong một số tài liệu, tương tác thuốc - bệnh được chia theo mức độ nặng của tương tác, cao nhất là mức độ chống chỉ định, sau đó là mức độ cực kì thận trọng và mức độ thận trọng trung bình [42] Tờ thông tin sản phẩm là một nguồn thông tin quan trọng được dùng để tra cứu tương tác thuốc - bệnh Trong đó, các tương tác thuốc - bệnh được tìm thấy trong các mục “chống chỉ định”, “thận trọng”, “tác dụng không mong muốn” với các khuyến cáo CCĐ cần tránh sử dụng trên lâm sàng [43]

1.2.2 Các yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc – bệnh

- Độ tuổi: người cao tuổi (> 65) có tỷ lệ gặp tương tác thuốc cao hơn, do họ

thường mắc các bệnh mạn tính, mắc kèm nhiều bệnh, nên phải sử dụng nhiều thuốc cùng lúc Bên cạnh đó, người cao tuổi còn có nhiều thay đổi sinh lý do quá trình lão hóa (như chức năng gan thận bị suy giảm) [44], [45], [46]

- Yếu tố di truyền quyết định tốc độ chuyển hóa enzym: Những bệnh nhân

mang gen “chuyển hóa chậm” có tỷ lệ gặp phải tương tác thuốc thấp hơn so với những người mang gen “chuyển hóa nhanh” [42]

- Tình trạng bệnh lý: Nhiều bệnh khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường,

bệnh gan, lipid máu, suy thận… đòi hỏi bệnh nhân phải sử dụng nhiều loại thuốc cùng lúc, qua đó mà khả năng xảy ra tương tác thuốc tăng lên Những bệnh nhân

Trang 23

mắc bệnh lao, AIDS thường sử dụng các thuốc có khả năng cảm ứng hay ức chế enzym chuyển hoá, dễ gây tương tác với các thuốc dùng cùng khác

1.2.3 Quản lý tương tác thuốc – bệnh trong thực hành lâm sàng

Cho đến thời điểm trước nghiên cứu, bệnh viện cũng có chủ trương triển khai quản lý tương tác thuốc - bệnh, đặc biệt trên nhóm bệnh nhân nội trú vì đây là các nhóm bệnh mạn tính, dễ mắc nhiều bệnh, bác sĩ kê đơn nhiều thuốc rất dễ gặp phải tương tác thuốc - bệnh trong thực hành kê đơn Tuy nhiên, theo kinh nghiệm triển khai của 1 số bệnh viện cho bệnh nhân ngoại trú, như bệnh viện Đa khoa Đức Giang, nghiên cứu của Trần Duy Khanh và cộng sự năm 2022 cho thấy hơn 85% bác sĩ lâm sàng bỏ qua các cảnh báo khi cài cảnh báo thuốc tương tác với các mã ICD [47] Nhiều cặp tương tác khi xem lại dựa trên báo cáo lưu vết cho thấy bác sĩ không nhận thấy có ý nghĩa trong thực hành lâm sàng Đặc biệt các cặp tương tác thuốc - bệnh kèm theo điều kiện cận lâm sàng, dẫn đến có nhiều nguy cơ việc bỏ sót hoặc quá tải cảnh báo trên lâm sàng

Vì những lý do đó, bệnh viện cũng rất mong muốn có được nguyên cứu phân tích thực trạng tương tác thuốc - bệnh và sau đó xin ý kiến bác sĩ lâm sàng để chỉ ra thực tế các cặp tương tác thuốc - bệnh có ý nghĩa nhất cần phải quản lý, sau đó mới xây dựng hệ thống cài đặt cho bác sĩ để cảnh báo, cả các cặp tương tác thuốc - bệnh có điều kiện kèm theo

1.2.4 Nghiên cứu về tương tác thuốc bệnh

Việc xây dựng danh mục tương tác thuốc – bệnh có thể hỗ trợ tích cực bác sĩ kê đơn trên thực hành lâm sàng, từ đó phòng tránh được các nguy cơ xảy ra sai sót điều trị Xây dựng danh mục tương tác thuốc – bệnh đã được tiến hành tại nhiều quốc gia trên thế giới

- Nhóm nghiên cứu của Linbald (2006) đã xây dựng danh mục tương tác thuốc – bệnh cần chú ý trên bệnh nhân người cao tuổi trong thực hành lâm sàng [39]

- Nghiên cứu của Maaike và cộng sự (2021) tại Hà Lan đã đưa ra danh sách cảnh báo tương tác thuốc – bệnh với 57 bệnh và tình trạng mắc kèm [10]

Trang 24

Trong đó bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ cao nhất với 12 bệnh/tình trạng có tương tác thuốc – bệnh

Tại Việt Nam, số lượng danh mục tương tác thuốc – bệnh còn hạn chế và rất ít cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện cảnh báo tương tác thuốc – bệnh Trong các năm gần đây, các bệnh viện bắt đầu chú trọng và đưa tương tác thuốc – bệnh vào thực hành lâm sàng như:

- Nghiên cứu của Trần Thu Phương năm 2022 tại Bệnh viện Đa khoa

Xanh Pôn “Triển khai hoạt động dược lâm sàng về quản lý tương tác thuốc tim mạch - bệnh trên bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn”

Kết quả cho thấy danh mục tương tác thuốc tim mạch - bệnh cần chú ý theo lý thuyết gồm 147 cặp tương tác; Danh mục tương tác thuốc tim mạch - bệnh dựa trên dữ liệu kê đơn gồm 15 cặp tương tác Danh mục tương tác thuốc tim mạch - bệnh cần chú ý trong thực hành lâm sàng gồm 8 cặp tương tác được chia ở 2 mức độ chống chỉ định và nên tránh Danh mục này đã được phổ biến xuống các khoa lâm sàng, tích hợp trên hệ thống hỗ trợ kê đơn tại bệnh viện với mục đích hạn chế tối đa những tương tác bất lợi trên BN [48]

- Nghiên cứu của DS Trần Duy Khanh và cộng sự “Triển khai cảnh báo tương tác thuốc – bệnh lý của nhóm thuốc tim mạch và đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang năm 2022” Kết quả nghiên cứu cho thấy: Từ danh

mục nhóm thuốc tim mạch và điều trị đái tháo đường tại bệnh viện, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được danh mục tương tác thuốc – bệnh dựa trên tra cứu tài liệu y văn và xin ý kiến chuyên gia, trong đó: Thuốc tim mạch (12 nhóm, 42 thuốc, tương ứng với 289 cặp tương tác thuốc – bệnh); thuốc điều trị đái tháo đường (7 nhóm, 13 thuốc, tương ứng với 38 cặp tương tác thuốc – bệnh) Danh mục tương tác thuốc – bệnh được Hội đồng thuốc và điều trị của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang ban hành theo quyết định số 705/QĐ-BVĐG vào ngày 2/6/2022 Sau khi ban hành, danh mục được tích hợp vào phần mềm hỗ trợ kê đơn của bệnh viện của

bệnh viện [47]

Trang 25

1.2.5 Giới thiệu về khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

Trung tâm Tim mạch được thành lập từ năm 2016 với tiền thân là khoa Nội Tim mạch – Lão học Trải qua 6 năm phát triển, Trung tâm Tim mạch đã đạt được nhiều thành tích đặc biệt là trong công tác khám - chữa bệnh, tạo dựng niềm tin nơi người bệnh, là điểm đến khám - chữa bệnh của nhân dân trong và ngoài tỉnh

Chức năng nhiệm vụ của khoa

-Tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân chuyên khoa Tim mạch như suy tim, bệnh van tim, bệnh mạch vành, các rối loạn tim nguy hiểm, bệnh động mạch chủ và động mạch ngoại biên, tai biến mạch máu não, tanwg huyết áp, rối loạn lipid máu

-Hỗ trợ cấp cứu các bệnh nhân nặng khi có yêu cầu Tổ chức và đào tạo tại chỗ, đào tạo liên tục, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế trong Trung tâm, học sinh, sinh viênvà các NVYT trong tỉnh

-Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới Hướng dẫn thực hành lâm sàng cho học sinh- sinh viên các trường y tế trên địa bàn

Công tác đào tạo nghiên cứu khoa học

Năm 2021 – 2022, Trung tâm Tim mạch cử các cán bộ đi học chuyên khoa dài hạn và học các khoá chuyên sâu ngắn hạn như: Siêu âm tim cơ bản, Siêu âm mạch máu, Tim mạch can thiệp bệnh mạch vành chuyên sâu, Holter huyết áp, Holter điện tim, Tim mạch can thiệp trong thăm dò điện sinh lý, Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, Siêu âm tim 4D, Siêu âm qua thực quản, Chăm sóc bệnh nhân tim mạch,…

- Năm 2021 -2022, Trung Tâm có 2 đề tài Nghiên cứu khoa học cấp cơ sở được

Trang 26

Hội đồng khoa học ngành y tế nghiệm thu và đánh giá cao; 2 đề tài đã và đang được ứng dụng hiệu quả vào công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân trong Trung tâm và bệnh viện, với đề tài nghiên cứu về tương tác thuốc trên bệnh nhân tim mạch này cũng sẽ hi vọng đóng góp phần nào đó vào hiệu quả điều trị các bệnh lý tim mạch tại khoa

- Bệnh lý tim mạch đứng đầu trong danh sách nguyên nhân gây tử vong trên toàn thế giới vượt qua cả bệnh ung thư, kể cả ở các quốc gia đang phát triển Ở Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y Tế, mối năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, để giảm thiểu tối đa nhất tỷ lệ này thì ở khoa tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh nói riêng và các khoa khác nói chung cán bộ y tế phải được cập nhật thường xuyên các kiến thức về tương tác thuốc bao gồm cả tương tác

thuốc – thuốc và tương tác thuốc – bệnh

Trang 27

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh án của bệnh nhân điều trị nội trú tại tại trung tâm Tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ 01/07/2023 đến ngày 31/7/2023

*Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Bệnh nhân trên 18 tuổi - Bệnh án có chứa ít nhất hai thuốc trong thời gian điều trị nội trú trong đó các thuốc không bao gồm:

*Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh án của cùng bệnh nhân trong thời gian nghiên cứu

2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ 01/7/2023 - 31/7/2023 - Địa điểm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu mô tả, không can thiệp, thu thập kết quả dựa trên Phiếu thu thập thông tin (Phụ lục 1)

2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Chọn tất cả bệnh án của BN thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong khoảng thời gian thu nhận vào trong nghiên cứu

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu từ các bệnh án nội thỏa mãn tiêu chí lựa chọn được thu nhập vào

Trang 28

phiếu thu thập số liệu (phụ lục 1) bao gồm các thông tin:

+ Đặc điểm BN: tuổi, giới, các bệnh được chẩn đoán, thời gian nằm viện + Các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh vào thời điểm nhập viện, chẩn đoán của bệnh nhân được ghi trên phiếu công khai thuốc của bệnh nhân vào thời điểm ra viện

+ Thuốc dùng trong viện: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời gian dùng

2.2.4 Xác định tương tác thuốc – thuốc, thuốc – bệnh

2.2.4.1 Xác định tương tác thuốc – thuốc

* Phát hiện TTT trong đơn được xác định bằng phầm mền tra cứu tương tác Micromedex Đưa toàn bộ thuốc bệnh nhân sử dụng trong thời gian nằm viện vào phần mềm Micromedex để kiểm tra tương tác Nếu có tương tác xảy ra giữa 2 thuốc được kê trong cùng 1 ngày thì ghi nhận tương tác vào nghiên cứu

Mức độ nghiêm trọng trọng của TTT được phân loại dựa trên phần mềm Micromedex cụ thể như sau:

1 Tương tác chống chỉ định (contraindicated) 2 Tương tác nghiêm trọng (major)

3 Tương tác trung bình (moderate) 4 Tương tác nhẹ (minor)

5 Tương tác chưa rõ (unknown) * Các bước tiến hành được mô tả theo sơ đồ dưới đây

Trang 29

Sơ đồ 2.1: Các bước tiến hành tra cứu phần mềm Micromedex

2.2.4.2 Xác định tương tác thuốc – bệnh* Tương tác thuốc - bệnh và mức độ nghiêm trọng/ hậu quả của các tương tác này dựa vào phân loại của Drugs.com

- Xác định các bệnh mà bệnh nhân đã được chẩn đoán: ghi nhận trong mục chẩn đoán từ phiếu công khai thuốc và vật tư y tế của bệnh nhân

- Xây dựng danh mục thuốc mà tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu sử dụng Đưa từng thuốc trong danh mục này vào phần mềm Drugs.com để xây dựng danh mục tương tác thuốc bệnh Sau đó xác định tương tác thuốc-bệnh của mỗi bệnh nhân dựa trên danh mục này

Mức độ nghiêm trọng trọng của tương tác thuốc – bệnh được phân loại dựa trên phần mềm Drugs.com cụ thể như sau:

1 Tương tác nghiêm trọng (major) 2 Tương tác trung bình (moderate)

Trang 30

3 Tương tác nhẹ (minor) 4 Tương tác chưa rõ (unknown) * Các bước tiến hành được mô tả theo sơ đồ dưới đây

Sơ đồ 2.2: Các bước tiến hành tra cứu phần mềm Drug.com 2.3 Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Phân tích tương tác thuốc-thuốc xuất hiện trong bệnh án

Khảo sát các tương tác thuốc-thuốc xuất hiện trong bệnh án:

– Số bệnh án có tương tác thuốc – Số tương tác trung bình/bệnh án – Tỷ lệ bệnh án xuất hiện tương tác thuốc: 1 tương tác, 2 tương tác, 3 tương

tác, trên 3 tương tác – Phân bố tương tác thuốc theo cơ chế – Phân bố tương tác thuốc theo mức độ nghiêm trọng – Phân bố tương tác thuốc theo hậu quả

Trang 31

– Cặp tương tác thuốc thường gặp trong mẫu nghiên cứu – Các nhóm thuốc thường gặp tương tác

Phân tích các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện tương tác thuốc-thuốc:

– Phân tích đơn biến một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc – thuốc

– Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc – thuốc

2.3.2 Phân tích tương tác thuốc bệnh

Xây dựng danh mục tương tác thuốc-bệnh của các thuốc bệnh nhân sử dụng:

– Danh mục các thuốc bệnh nhân sử dụng – Danh mục tương tác thuốc-bệnh theo cơ sở dữ liệu Drugs.com

Khảo sát các tương tác thuốc-bệnh trong mẫu nghiên cứu

- Số bệnh án có tương tác thuốc – bệnh - Số tương tác thuốc – bệnh trung bình/bệnh án - Phân bố tương tác thuốc-bệnh theo mức độ nghiêm trọng/ hậu quả

Phân tích các yếu tố liên quan đến việc xuất hiện tương tác thuốc bệnh

- Phân tích đơn biến một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc – bệnh

- Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xuất hiện tương tác thuốc – bệnh

2.4 Xử lý số liệu

Quản lý số liệu trên Microsoft Excel 2016 Xử lý số liệu trên phần mềm SPSS22.0: Các biến liên tục được biểu diễn giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) hoặc giá trị trung vị và khoảng tứ phân vi (IQR) Mối liên quan của các yếu tố với sự xuất hiện của tương tác thuốc được xác định bằng Chi - square test (χ2), hồi quy tuyến tính

Trang 32

Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu

/Giải thích

Phân loại biến

Kỹ thuật thu thập

1 Bệnh nhân có tương tác thuốc trong nghiên cứu

Đặc điểm liên quan đến bệnh nhân có

tương tác thuốc

Phân loại

Từ nguồn thông tin sẵn

có (bệnh án)

Từ nguồn thông tin sẵn

có (bệnh án)

1.3

Bệnh chính trong mẫu nghiên cứu

Đặc điểm về bệnh trong mẫu nghiên cứu

Phân loại

Từ nguồn thông tin sẵn

có (bệnh án)

1.4 Bệnh mắc kèm

Đặc điểm chung bệnh mắc kèm trên bệnh nhân

Phân loại

Từ nguồn thông tin sẵn

có (bệnh án)

1.5 Thuốc kê đơn Đặc điểm thuốc

Từ nguồn thông tin sẵn có (bệnh án)

Trang 33

2 Tương tác thuốc và tương tác thuốc có ý

nghĩa lâm sàng

Đặc điểm các cặp tương tác thuốc trên bệnh án và cặp tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng: tổng số cặp tương tác; tổng số cặp tương tác có ý nghĩa lâm sàng

3

Số lượng về cặp tương tác thuốc

Số lượng tương tác thuốc và số tương tác có YNLS: 01 cặp tương tác; 02 tương tác; 03 tương tác; 04

tương tác… /bệnh án

Danh mục

Từ nguồn thông tin sẵn có (bệnh án)

4

Tương tác thuốc và tương tác có ý nghĩa lâm sàng thường gặp

Các tương tác thuốc thường gặp trong mẫu nghiên cứu: cặp tương tác; mức độ tương tác; hậu quả tương tác;

Phân loại

Từ nguồn thông tin sẵn có (bệnh án)

5

Số lượng thuốc trong

Từ nguồn thông tin sẵn có (bệnh án)

Trang 34

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Phân tích tương tác thuốc-thuốc trên bệnh nhân điều trị nội trú tại

Trung tâm tim mạch - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh

3.1.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong nghiên cứu

Có 131 bệnh án thoả mãn tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ để đưa vào nghiên cứu Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3 1 Đặc điểm chung của bệnh nhân

Các bệnh được chẩn đoán theo hệ cơ quan

Trang 35

Thời gian nằm viện (ngày)

Trang 36

- Độ tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 67,5 tuổi, bệnh nhân thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 98 tuổi Như vậy trung bình của bệnh nhân mắc bệnh tim mạch là khá cao xấp xỉ 67,5 tuổi, bệnh nhân trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ cao

- Tỷ lệ các bệnh lý trong mẫu khá đa dạng, các bệnh được chẩn đoán theo hệ cơ quan trong đó có bệnh lý tim mạch chuyển hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 95,4%, tiếp đó là các bệnh hô hấp chiếm 43,5%, thần kinh 32,1%, tiêu hóa 17,6%, máu 6,1%, điện giải 3,8%, nhiễm khuẩn 2,3%, thận và xương khớp cùng chiếm 9,9%, còn những các bệnh khác chiếm 18,3%

- Tỷ lệ bệnh nhân nằm viện từ 4 ngày đến 8 ngày chiếm38,9%, bệnh nhân nằm viện từ 9 - 13 ngày chiếm 37,40%, bệnh nhân nằm viện từ 14-18 ngày chiếm 15,3% Các nhóm bệnh nhân chiếm tỷ lệ không đáng kể, đều chiếm tỷ lệ dưới 10%

- Tỷ lệ bệnh nhân dùng các loại thuốc khác nhau trong thời gian nằm viện, từ 4- 6 loại thuốc là 38,9%, từ 7- 9 loại thuốc là 37,4%, từ 10 - 12 loại thuốc chiếm 15,3 Số bệnh nhân dùng dưới 4 thuốc và trên 13 thuốc đuề chiếm tỷ lệ nhỏ dưới 5%

- Tỷ lệ người bệnh tham gia nghiên cứu có chức năng thận từ 30- dưới 60ml/ phút/1,73m2 chiếm tỷ lệ cao nhất 40,5% với 53 người bệnh Tiếp theo là số người bệnh có chức năng thận 60-90 ml/phút/1,73m2 gồm 46 người, chiếm 35,1% Số bệnh nhân có chức năng thận >90 ml/phút/1,73m2 và <30 ml/phút/1,73m2 lần lượt chiếm tỷ lệ nhỏ 8,4% và 16,0%

- Trong nhóm người bệnh tham gia nghiên cứu, đa số người bệnh mắc từ 3-4 bệnh (51 người bệnh, chiếm 38,9%) Tỷ lệ số người bệnh mắc từ 5-6 bệnh cũng tương đối cao (37,4%)

3.1.2 Tần suất gặp tương tác thuốc-thuốc trong nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu về tần suất gặp tương tác thuốc cụ thể như sau:

Trang 37

Bảng 3 2 Tỷ lệ bệnh nhân gặp tương tác thuốc

Nhận xét:

Trong tổng số 131 người bệnh tham gia nghiêm cứu, thì có 109 người có

gặp ít nhất một tương tác thuốc chiếm 83,2% và không có bệnh nhân nào không

gặp tương tác tác thuốc Số lượng bệnh nhân gặp số tương tác thuốc khác nhau được trình bày như sau:

Bảng 3 3 Tỷ lệ bệnh nhân gặp số tương tác thuốc-thuốc khác nhau

3.1.3 Phân bố tương tác thuốc-thuốc theo cơ chế

Nghiên cứu đã xác định được tổng số 689 tương tác thuốc trên 109 người bệnh Kết quả phân tích cơ chế của các tương tác thuốc phát hiện được như sau:

Trang 38

Bảng 3 4 Cơ chế tương tác thuốc-thuốc

3.1.4 Phân bố tương tác thuốc-thuốc theo mức độ nghiêm trọng

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các tương tác thuốc phát hiện được về mức độ nghiêm trọng Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 3 5 Tương tác thuốc-thuốc theo mức độ nghiêm trọng

Ngày đăng: 26/08/2024, 21:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN