1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KHBD GDĐP LỚP 10_ VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỒNG THÁP

10 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Học Dân Gian Đồng Tháp
Chuyên ngành Văn Học Dân Gian
Thể loại Khóa học
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 48,81 KB

Nội dung

* Tuần 19 – 24 CHỦ ĐỀ 4. VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỒNG THÁP Thời gian: 6 tiết I. Mục tiêu: 1. Năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử địa phương. + Trên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Tìm hiểu lịch sử địa phương, nhận thức lịch sử địa phương, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học . 2. Phẩm chất: Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử. II. Thiết bị dạy học và học liệu: 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học. - Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có) . 2. Học sinh: - Tài liệu văn bản, nguồn trên internet - Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu và sự hướng dẫn của GV. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung chủ đề: Văn học dân gian Đồng Tháp b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến chủ đề. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi: + Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nền văn học dân gian Đồng Tháp. + Nền văn học dân gian Đồng Tháp có những thể loại nào? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời trước lớp. - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. - GV dẫn dắt HS vào bài học. 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động 1: Khái quát văn học dân gian Đồng Tháp

Trang 1

* Tuần 19 – 24

CHỦ ĐỀ 4 VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỒNG THÁP

Thời gian: 6 tiết

I Mục tiêu:

1 Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng:

+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sưu tầm, khai thác và sử dụng sử liệu trong học tập lịch sử địa phương

+ Trên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển các năng lực: Tìm hiểu lịch sử địa phương, nhận thức lịch sử địa phương, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học

2 Phẩm chất: Bồi dưỡng các phẩm chất như: Trung thực, sáng tạo, chăm chỉ, trách

nhiệm, có ý thức tìm tòi khám phá lịch sử

II Thiết bị dạy học và học liệu:

1 Giáo viên:

- Kế hoạch dạy học.

- Một số tranh ảnh, hiện vật lịch sử, một số tư liệu lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung

bài học

- Máy tính, máy chiếu (nếu có)

2 Học sinh:

- Tài liệu văn bản, nguồn trên internet

- Tranh ảnh tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu

cầu và sự hướng dẫn của GV

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Hoạt động khởi động

a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập của

mình, từ đó khắc sâu kiến thức nội dung chủ đề: Văn học dân gian Đồng Tháp

b Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi ý liên quan đến chủ đề.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy trình bày hiểu biết của mình về nền văn học dân gian Đồng Tháp.

+ Nền văn học dân gian Đồng Tháp có những thể loại nào?

Trang 2

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời trước lớp

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức

- GV dẫn dắt HS vào bài học

2 Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Khái quát văn học dân gian Đồng Tháp

a Mục tiêu: Nhận biết khái quát văn học dân gian Đồng Tháp.

b Nội dung: HS sử dụng tài liệu, đọc và tìm hiểu khái quát về văn học dân gian Đồng

Tháp

GV đặt câu hỏi:

+ Văn học dân gian là gì?

+ Nội dung văn học dân gian Đồng Tháp được phản ánh như thế nào?

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

I KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN ĐỒNG THÁP

- Văn học dân gian Đồng Tháp là những sáng tác dân gian từ xa xưa của cộng đồng người dân Đồng Tháp, được truyền lại bằng con đường truyền miệng Bộ phận văn học này phản ánh đời sống tinh thần, bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, cách nghĩ, cách cảm nhận của người xưa về thế giới và con người - Trải qua hơn 300 năm khai phá, bảo vệ

và xây dựng quê hương, văn học dân gian Đồng Tháp, tuy vẫn mang những đặc trưng chung của văn học dân gian Nam Bộ, song có những nét riêng, phản ánh dấu ấn buổi đầu khai hoang mở đất, đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội,chống giặc ngoại xâm, vui chơi giải trí,… của người dân nơi đây Văn học dân gian Đồng Tháp được phản ánh qua nhiều truyền thuyết, giai thoại, truyện cổ tích, truyện cười, tục ngữ, thành ngữ, câu đối, vè, ca dao, dân ca, hò,…

Trang 3

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu, kết hợp với hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để đưa ra câu trả lời

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Hs nghiên cứu nội dung tài liệu

+ GV quan sát và giúp đỡ học sinh

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Hs đưa ra câu trả lời

+ Gọi HS khác bổ sung

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thể loại văn học dân gian Đồng Tháp

a Mục đích: HS trình bày được tên một số thể loại VHDG, đặc điểm, nội dung và một số sản

phẩm VGDG cụ thể

b Nội dung: HS quan sát bày trình chiếu và sử dụng tài liệu hoạt động theo nhóm để tìm hiểu về

các thể loại VHDG

 Nhóm 1: Tìm hiểu về Truyền thuyết giai thoại

 Nhóm 2: Tìm hiểu về Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

 Nhóm 3: Tìm hiểu về Truyện cổ tích

 Nhóm 4: Tìm hiểu về Truyện cười

 Nhóm 5: Tìm hiểu về Vè, câu đố

 Nhóm 6: Tìm hiểu về Dân ca

c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và báo cáo.

1 Truyền thuyết giai thoại

- Truyền thuyết, giai thoại ở Đồng Tháp rất phong phú, đa dạng và có

sự đan xen Có những truyện có thể phân loại rõ theo đặc điểm

truyền thuyết hoặc giai thoại nhưng cũng có rất nhiều truyện nửa

truyền thuyết, nửa giai thoại hoặc pha trộn nhau, đôi khi còn có yếu

tố cổ tích Các truyền thuyết, giai thoại nổi bật nhất là truyền thuyết

về địa danh và truyền thuyết, giai thoại về nhân vật lịch sử trên địa

bàn tỉnh Đồng Tháp

- Truyền thuyết, giai thoại về địa danh có thể kể đến là truyện giải

thích cho các tên gọi Tháp Mười, Cao Lãnh, Cù Lao Trâu, Rạch Chanh,

Rạch Trâu Trắng, Vàm Bà Bày, Bưng Sấu Hì, Kinh Chết Chém, Đồng

Chó Ngáp,…

- Truyền thuyết, giai thoại phản ánh quá trình mở cõi của cha ông,

xây dựng và bảo vệ quê hương như: Sự tích bông sen, Sự tích cây lúa

trời, Muỗi Đồng Tháp Mười và lai lịch chiếc nóp, Ông thầy rắn ở Đồng

Tháp Mười, Dinh Ông – Đốc Vàng, Bia Tiền hiền làng Mỹ Trà, Miếu

ông bà chủ chợ Cao Lãnh,… Đây là những câu chuyện cảm động về

cuộc sống của người dân Đồng Tháp, về những con người có phẩm

chất tốt đẹp Họ có thể là người dân địa phương cũng có thể đến từ

những vùng đất khác nhưng gắn bó với Đồng Tháp, đóng góp công

lao, được nhân dân kính phục, ngưỡng vọng

- Đặc biệt, ở Đồng Tháp có nhiều truyền thuyết, giai thoại thời chống

Pháp Những truyện này vừa có yếu tố địa danh, vừa có nhân vật, sự

Trang 4

kiện lịch sử,… gắn chặt với tên tuổi của các lãnh tụ hay các vị tướng oai hùng,… Các câu chuyển kể riêng lẻ hoặc kết nối với nhau thành

chuỗi giai thoại về lí lịch, tài nghệ, chí khí, đức độ,… của họ (Thiên hộ Dương đấu gươm với đô đốc Bạc Má, Đốc binh Kiều, Nguyễn Văn Linh (Thống Linh), Ông Phòng Biểu trị tội Phạm Công Khanh, Chánh lãnh binh Nguyễn Hương,…) Ở một khoảng cách lịch sử không quá lâu so

với ngày nay, những truyền thuyết, giai thoại thời kì chống Pháp không có quá nhiều yếu tố thần kì,có mốc thời gian tương đối rõ ràng nhưng hình tượng người anh hùng kháng Pháp đã được nhân dân xây dựng bằng tất cả tấm lòng, coi đó là những vị thần phù trợ cho nhân dân

2 Ca dao, tục ngữ, thành ngữ

* Ca dao:

- Ca dao là một bộ phận quan trọng của văn học dân gian của vùng đất Nam Bộ, trong đó có Đồng Tháp, được sáng tác bằng các thể loại thơ mang đậm nét dân tộc, nhằm diễn đạt những khía cạnh khác nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương, đất nước, lao động sản xuất, tình cảm gia đình, lứa đôi, quan hệ bè bạn và các vấn đề xã hội khác,… Về nội dung, ca dao Đồng Tháp tập trung phản ánh các vấn đề sau:

– Tâm tình, cảm nghĩ của người dân đối với quê hương, đất nước; những suy nghĩ của con người về những chiến công của cha ông trong lịch sử, những thành công trong lao động, những thành tựu đạt được trong việc phát triển nền văn hoá dân tộc,…

– Tình cảm yêu đương, nỗi nhớ, niềm thương và tâm tình của nam nữ thanh niên được thể hiện một cách tự nhiên, bộc trực

– Tiếng ca nghĩa tình của người lao động trong quan hệ gia đình; những biểu hiện sâu nặng của tình cảm chan chfía yêu thương, của những lo toan về nghĩa vụ và trách nhiệm của những người trong gia tộc, chòm xóm

– Thể hiện những cảm nghĩ của người dân trong các mối quan hệ xã hội khác Biểu đạt sâu sắc cái yêu, cái ghét, cái cao thượng, cái thấp hèn theo quan niệm thẩm mĩ của nhân dân

* Tục ngữ, thành ngữ:

- Trong quá trình khai phá vùng đất mới, các thế hệ lưu dân đến Đồng Tháp cũng mang theo bên mình những câu tục ngữ, thành ngữ được lưu truyền từ xa xưa, nói về luân lí, đạo đức, kinh nghiệm sống

và sản xuất,

- Trong quá trình lao động, xây dựng, chiến đấu, những câu tục ngữ, thành ngữ mới phát sinh đa dạng, phong phú, phản ánh cảnh quan vùng đất mới; kinh nghiệm về thời tiết, thuỷ văn; tính cách con người

để phù hợp với thiên nhiên khắc nghiệt; những bài học về luân lí, đạo đức; tâm lí, tình cảm của con người trên vùng đất mới; phê phán các thói hư, tật xấu; phản ánh thế thái nhân tình;…

- Tục ngữ, thành ngữ của Đồng Tháp thu nạp toàn bộ hay một phần kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam Tuy nhiên, nhiều tục ngữ, thành ngữ của Đồng Tháp chỉ mượn ý để diễn đạt cho phù hợp với

Trang 5

thực tế địa phương.

3 Truyện cổ tích

Truyện cổ tích ở Đồng Tháp gồm 3 loại chính:

- Truyện cổ tích thần kì: Nàng Út ống tre, Chàng cá lóc, Chuyện nàng công chúa Quỳnh Nga, Người học trò với con rùa, Sự tích cái bình và cái chung, Sự tích ông địa bụng bự, Chàng Út lên thiên đình,… Nội

dung chính của các truyện cổ tích trên là ở hiền gặp lành, làm ác gặp

dữ, đề cao lòng hiếu thảo, tình yêu chung thuỷ; đồng thời, ca ngợi sự cần cù lao động, sự khôn ngoan của người nông dân vùng Đồng Tháp Mười, giải thích nguyên nhân các hiện tượng tự nhiên (lũ lụt, nắng hạn,…) hằng năm tại địa phương

- Truyện cổ tích sinh hoạt (truyện cổ tích thế sự): Đực rựa, Sự tích cá ngao, Con nào hay nhất, Sự tích rau răm,… Phần lớn nội dung các

chuyện này nhằm chê trách thói tham lam, lười nhác, nịnh nọt, ngu dốt,…

- Truyện cổ tích về loài vật: Thỏ và cọp,… có tính chất như những

truyện ngụ ngôn vùng đầm lầy, sông nước, mượn chuyện loài vật để hướng con người đến chân, thiện, mĩ Trong các truyện cổ tích của Đồng Tháp, có những truyện nằm trong kho tàng truyện cổ tích

chung của Việt Nam (Nàng Út ống tre, Chuyện ông địa bụng bự…), có

truyện mượn mô- típ chung, nhưng cải biên phù hợp với địa phương

(Chàng cá lóc, Chàng Út lên thiên đình,…) Riêng truyện Sự tích rau răm thì hoàn toàn mới, gắn liền với địa phương.

4 Truyện cười

Giống như truyện cổ tích, truyện cười của Đồng Tháp vừa nằm trong mạch đề tài chung của truyện cười dân gian Việt Nam vừa có tính sáng tạo riêng, cải biên để phù hợp với thực tế địa phương Truyện cười ở Đồng Tháp tập trung vào một số chủ đề: cười nhẹ nhàng về sự

ranh mãnh, lơ đễnh, khờ khạo, thói ham ăn nhậu (Nói láo, Làm rể, Chàng ngốc học khôn, Dốt hay nói chữ,…); bài học đạo đfíc về cách đối xử với cha mẹ (Đưa cha lên rừng,…); châm biếm những kẻ giàu có

nhưng ngốc nghếch, nhát gan, tham lam, keo kiệt, khoe khoang của

cải (Cái gương, Coi tao đây nè, Mưu kế chàng rể, Thách cưới, Mối ăn nhà,…).

5 Vè, câu đố

* Vè:

Văn học dân gian Đồng Tháp rất phong phú về vè (khoảng 40 bài –

theo Địa chí Đồng Tháp) Các bài vè sưu tầm được, nội dung tập

trung phản ánh về chim muông, cây trái; về cuộc sống đời thường; về các nhân vật hay sự kiện lịch sử; phê phán các thói hư, tật xấu,…

* Câu đố:

Các câu đố ở Đồng Tháp được diễn đạt bằng các hình thức khác nhau, thể hiện phong phú ở nhiều kiểu câu (câu đơn, câu phfíc) và thể loại thơ (3 – 4 – 5 chữ, thất ngôn, lục bát, lục bát biến thể, tự do,

…) Với tính chất ngắn gọn, súc tích, dễ thuộc, câu đố rất thịnh hành

ở các địa phương trong tỉnh Nhiều người, nhiều giới đều có thể sử dụng Người dân đố nhau lúc đi đường, trong lao động, kể cả dịp đám

Trang 6

tiệc Câu đố vừa có tác dụng giải trí vừa có tác dụng nâng cao kiến thức và thái độ ứng xử,… cho người dân

6 Dân ca

- Ca dao chỉ là một loại hình thơ dân gian truyền thống Khi thành phần nghệ thuật ngôn ngữ này kết hợp với nhạc, động tác, điệu bộ trong diễn xướng thì nó trở thành một loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng hợp và được gọi là dân ca Ở Đồng Tháp, hiện các

nhà chuyên môn đã sưu tầm được một số làn điệu dân ca như: Hát đưa em, Hát huê tình, Hò huê tình, Hò cấy, Hò khoan, Lý, Nói thơ, Đồng dao, Nói vè,… (Theo Địa chí Đồng Tháp)

– Hát đưa em (hát ru): Hát đưa em (hát ru) ở Đồng Tháp có số lượng phong phú và đa dạng về cách thể hiện Ít nhất có 3 kiểu hát ru: kiểu nhứ nhất nghe êm dịu, mông lung (với 4 thang âm dạng I); kiểu thứ hai nghe lâm li, mùi mẫn (với thang 5 âm điệu thức Oán); kiểu thứ ba nghe khá lạ, tương tự như màu sắc dân ca Khmer Nam

Bộ hoặc dân ca Bắc Bộ (với 3 thang âm dạng V)

– Hát huê tình: Các nhà chuyên môn cho rằng, khó phân biệt giữa hát huê tình và hò huê tình về mặt nội dung Tuy nhiên, hát huê tình thường sử dụng tiếng đưa hơi như “à ơi” hoặc “ờ ơ” ở đầu câu hát hoặc có khi hát thẳng vài lời rồi mới ngân dài

– Hò: Khi nói đến hò ở vùng đất Nam Bộ, người ta nghĩ ngay đến điệu hò sông Hậu và điệu hò Đồng Tháp Hò Đồng Tháp là một làn điệu không thể thiếu trong ca nhạc tài tử và sân khấu cải lương Hò Đồng Tháp có nhiều loại khác nhau Có người phân loại thành: hò sông nước, hò cấy, hò sinh hoạt,… Lại có người phân loại thành: hò huê tình, hò cấy, hò khoan Nổi bật nhất vẫn là hò cấy, vốn xuất phát từ lao động sản xuất của các vạn cấy Từ việc hát hò trên đồng ruộng để giải trí, kích thích lao động sản xuất một cách ngẫu hứng, hò cấy phát triển mạnh và trở thành một trong những điệu

hò đặc trưng của Đồng Tháp Hò cấy cũng chia ra hai lối tiêu biểu: lối hò cấy Nha Mân và lối hò cấy vùng Cao Lãnh, Tháp Mười,… Lối

hò sau từng phổ biến trên sân khấu cải lương cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và nhanh cóng trở thành đại diện cho các lối hò trên địa bàn với tên gọi Hò Đồng Tháp

– Lý: Lý là dạng ca khúc bình dân, mang tính “cây nhà lá vườn” Lý

là món ăn tinh thần của từng gia đình, thôn xóm, được lưu truyền

từ thế hệ này đến thế hệ khác Được như vậy là nhờ khả năng phát huy tác dụng của lý trong khai thác các khía cạnh của đời sống xã hội và thể hiện với hình thức đa dạng Đặc điểm của lý là hồn nhiên, mộc mạc, điềm đạm, chất phác, xởi lởi, vui tươi, sôi động, duyên dáng, ý nhị có pha chút trào lộng, Lý cũng rất êm dịu, thiết tha, tình tứ, mùi mẫn,…Nhìn chung, lý – ca khúc bình dân đã biết

tự tìm thế quân bình, thành tâm, thanh thản,… và tràn đầy hơi thở của cuộc sống Đồng Tháp không chỉ là nơi cung cấp nhiều điệu lý (khoảng 61/400 bài) mà còn góp phần làm đa dạng cho lý Nam Bộ

với những làn điệu độc đáo (Lý bập boòng boong; Lý bắc cầu; Lý công lý quạ; Lý xúc rong; Lý chành búp; Lý đương nệm; Lý ông địa;

Trang 7

Lý cây đào; Lý gió xuôi; Lý ba thêm; Lý tàng tiên; Lý cầu dừa; Lý vo

gạo; Lý tiều phu; Lý con cóc;…) mà không phải địa phương nào ở

vùng này cũng có

d Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu kết hợp với kiến thức của bản thân và có thể thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên

+ HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trong khoảng thời gian 15 phút

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả

+ Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá thái độ, quá trình làm việc kết quả hoạt động

và chốt kiến thức

Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản

a Mục đích: HS đọc hiểu và trình bày được nội dung cở bản của văn bản RẮN THẦN TRỢ

LỰC THIÊN HỘ DƯƠNG và CA DAO, DÂN CA

b Nội dung: Đọc văn bản và trình bày nội dung

c Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.

II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

VĂN BẢN 1

RẮN THẦN TRỢ LỰC THIÊN HỘ DƯƠNG

Tổng hành dinh của nghĩa quân Đồng Tháp dưới quyền chỉ huy của Thiên hộ Võ Duy Dương đặt tại Gò Tháp, từ ngoài vào chỉ có ba con đường mòn: một từ Gò Bắc Chiên (Mộc Hoá) đi xuống, một từ Cái Nứa (Cái Bè) đi tới và một từ rạch Cần

Lố đi vô Tại vàm Cần Lố, có một cái doi nằm chắn ngang hai ngã nước sông Cửu Long; một đổ vô sông Con chảy về Cao Lãnh, một chạy vô Rạch Miễu Nơi đây nghĩa quân Đồng Tháp, xây một cái đồn khá kiên cố gọi là đồn Doi, án ngữ giặc Pháp tiến quân từ mặt sông Tiền Địa thế đồn này rất hiểm, cây cối sầm uất với nhiều cây me cổ thụ (vì thế doi này còn gọi là Doi Me) ba mặt là sông nước Tại đây bố trí một khẩu đại bác mà dân chúng thường gọi là “ông Cà Lăm” Nhờ thế,

mà sau ba năm tử thủ, hai bộ tướng của Thiên hộ Dương là Huỳnh Lục, Huỳnh Thất đã cầm được quân giặc và bảo đảm con đường áp tải quan trọng nhất trong

ba con đường vào tổng hành dinh mà tục gọi là đường “gạo” từ vàm Cần Lố đến

Gò Tháp Việc áp tải có khi sử dụng bằng ghe từ rạch Trà Cú Thượng đến rạch Trà

Cú Hạ, qua kinh Phước, tức vô vàm Xoài Hột, đêm nào cũng có đoàn ghe áp tải

về tổng hành dinh Từ các sông rạch nầy đêm đêm vang lên câu hát, tiếng hò

đậm tình yêu nước: Non nước tan tành ngủ mãi sao? Vội vã dân làng thà dẹp cuốc Trong lòng đã rộn ánh binh đao Hoặc là: Đã nghe sắc lửa âm thầm dậy Tiếng gọi từ xa thúc giục hoài Há chịu làm thân trâu ngựa mãi Chim lồng sao hót tiếng bi ai? Bằng đường bộ thì dùng xe trâu đi trên ba con đường mòn nói trên Đồng Tháp Mười hồi đó toàn là rừng đế, tràm, sậy, cỏ, năn, lác,… ngoài mấy cái nhà làm trạm nghỉ chân của các đoàn áp tải, không có một bóng nhà của dân chúng, tất cả đều tập trung trong Gò Tháp, xung quanh Tổng hành dinh của Thiên hộ Dương Thường thường hàng tuần, có ba chuyến vận tải về bằng ba

Trang 8

ngã, nhưng phần lớn lương thực, súng ống, đạn dược từ đồn Doi tiếp tế nhiều hơn Mỗi lần đoàn áp tải đi thì gia đình nghĩa quân tháp tùng theo để mua sắm

Từ đồn Doi vô đến Tổng hành dinh, theo đường mòn đến một giồng gọi là Giồng Cát, còn gọi là Động Cát, nơi đó có một trạm dừng chân cho đoàn áp tải nghỉ ngơi

và cũng làm trạm gác Một ngày kia, dân chúng ở vùng ngoài vô cất vài cái nhà bên cạnh trạm để ở Trong đó có hai nhà sống sung túc có vẻ khác thường Thình lình, một đêm nọ, hai gia đình ấy, cùng một nghĩa quân của trạm với số người trong đoàn áp tải, sau bữa cơm chiều, ngủ qua một đêm tới sáng đều chết hết Mãi khi xác gần sình, mới có người báo cho Thiên Hộ hay Ông liền phái ông Thủ Chiếu là lương y về thuốc rắn đến điều tra Khám nghiệm các tử thi, ông chẳng tìm được nguyên do nào cả Ông chỉ ước đoán họ chết vì thuốc độc Bí mật của

vụ án chưa được khám phá, thì có tin mật báo từ đồn Doi cho Thiên Hộ biết rằng: đoàn áp tải đã nhiều lần trao tin tfíc cho người mang đến cho tay sai của Pháp ở Cao Lãnh là Phạm Văn Khanh về tình hình của nghĩa quân Ông hay được thì bọn

đó đã chết rồi Cùng lúc đó cũng có tin cho hay: hai gia đình cất nhà gần trạm gác ở Động Cát là người của bọn Pháp tổ chức để nắm tình hình của nghĩa quân Thiên hộ Dương đích thân đến Động Cát để quan sát và đã tìm ra được một cái hang rắn, miệng lớn bằng cái lu Ông bèn ra lệnh cho ông hộ vệ Tân, cũng là thầy rắn đại tài, bắt đàn rắn ấy Ông tới xem qua hang rắn, trình rằng dưới hang

có con rắn chúa sáu khoan, trước kia lớn lắm, nay còn bằng cây đũa ăn, dài trên một thước tây, ban đêm chỉ ló ra ngoài năm khoan để hứng hơi sương, chớ không bao giờ bò ra ngoài Rắn không cắn ai, nhưng ai quyết hại nó, thì nó cắn, khi bị

nó cắn thì không có thuốc gì cứu được Hang rắn được Thiên hộ để yên Sau đó ít lâu, vào một buổi chiều, đồn Doi bị giặc Pháp tấn công, quân ta chống trả quyết liệt, nhưng cuối cùng vì quân giặc quá mạnh, quân ta phải rút lui về Động Cát, rồi

về Gò Tháp Quân Pháp đuổi đến Động Cát thì trời đã tối, bèn hạ trại nghỉ ngơi, định sáng sẽ tiến vào Không ngờ đến đó quân Pháp chết hơn chục mạng Gặp phải sự chết chóc lạ thường mà chúng không hiểu lí do nên chúng đành rút trở

ra, không dám tiến quân vô Gò Tháp Trong lúc đó dân chúng có tin đồn rằng Thiên hộ Dương dùng đạo quân rắn thần để đẩy lùi quân giặc ra khỏi Động Cát Bọn Pháp nghe vậy, lại càng hoang mang lo sợ, nên bỏ luôn đồn Doi Me rút về Cao Lãnh Quân ta trở lại đây xây dựng đồn Doi lại như cũ Ít lâu sau, chúng lại tấn công đồn nầy nữa, ta rút lui, chúng đuổi theo và cũng đến Động Cát thì dừng chân lại để nghỉ đêm Đêm ấy trong đám quân giặc, nhiều tên đang ngủ bổng la lên rồi chết, chúng không dám ngủ phải thức canh gác suốt đêm Đến sáng chúng phát giác ra được cái hang rắn Tên chỉ huy ra lệnh đổ dầu đốt hang Trong lúc khói lửa mịt mù, bỗng có tiếng ào ào như giông gió nổi lên, từ phía rừng một con rắn hổ mây bề tròn bằng miệng thúng tiến tới như vũ bão, lăn xả vào lửa

há họng nhe răng, đập đuôi làm dữ Quân giặc hoảng hồn, bỏ chạy tán loạn tên chỉ huy không can đảm gì hơn, vắt giò lên cổ mà chạy, càn bừa trong rừng lau sậy Trong lúc chúng tranh nhau chạy chết, Thiên hộ Dương ra lệnh ông Huấn Hiệu mang quân đến tấn công bất ngờ Quân giặc không còn lòng dạ nào chiến đấu, lớp bị giết, lớp bị thương, lớp bị bắt,… Nghĩa quân toàn thắng, thu được nhiều chiến lợi phẩm và cũng giết được tên chỉ huy Bọn còn sống sót, càn rừng lướt bụi, chạy về đến đồn Doi, bị dân chúng nổi dậy bắt đem nộp cho ông Huấn Hiệu Sau trận đó thế lực nghĩa quân Đồng Tháp mạnh hẳn lên và trở lại chiếm đồn Doi như cũ Thế là “đạo binh rắn” đã giúp Thiên hộ Dương ba lần đánh lui

Trang 9

được giặc Pháp Nhưng biết đâu, đó chẳng phải là mưu lược của vị tướng lãnh kháng chiến tài ba, để tăng uy tín và thế lực cho nghĩa quân chiến đấu vì độc lập dân tộc (Theo Văn học dân gian Đồng bằng sông Cửu Long, Nguyễn Hữu Hiếu, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2019)

VĂN BẢN 2: CA DAO, DÂN CA

(1)

Sông Vĩnh Thạnh vừa trong vừa mát Đường Vĩnh Thạnh lắm cát dễ đi

Ta về Đồng Tháp quê ta

Để xem bông súng nở hoa trên đồng Tiền Giang nước chảy bềnh bồng

Đổ về Đồng Tháp mặn nồng phù sa.

(2)

Tôi yêu cô gái Tháp Mười Tính tình chân thật, giọng cười hữu duyên

Với ai cô cũng dịu hiền Với quân cướp nước, cô nguyền chẳng đội trời chung.

(3)

Bí nào ngon bằng bí Cao Lãnh Đèn nào đỏ bằng đèn Nam Vang Trai nào sang bằng trai Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Hoà An Anh thương em, không nệ tiền vàng Lòng anh ưng, dạ anh muốn, bạc ngàn anh cũng theo.

(4)

Bấy lâu chàng đợi, thiếp trông, Bây giờ chàng hỏi, thiếp không sao đành, Mình nghiêng tai, tôi nói nhỏ cho rành Theo mình, có thác cũng đành dạ tôi.

(5)

Mặt dẫu cách chớ lòng đừng cách Đường dẫu xa, chớ nhân nghĩa không xa

Anh có đi đâu nhớ ghé lại nhà Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em.

(Theo Tổng tập Văn học dân gian Nam Bộ, Tập 2, Quyển 2: Ca dao – dân ca Nam Bộ,

Huỳnh Ngọc Trảng – Phạm Thiếu Hương biên soạn, NXB Văn hoá – Văn nghệ, 2020)

d Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS tìm hiểu tài liệu kết hợp với kiến thức của

bản thân và có thể thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên

+ HS làm việc cá nhân hoặc theo nhóm trong khoảng thời gian 15 phút

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả

Trang 10

+ Các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá thái độ, quá trình làm việc kết quả hoạt

động và chốt kiến thức

HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP

a Mục đích: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện kĩ năng trong bài học.

b Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng tài liệu và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi yêu cầu HS trả lời.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá thái độ của HS, chốt kiến thức và đáp án

có liên quan

Giáo viên soạn

Lê Thị Thu

Ngày đăng: 26/08/2024, 19:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w