1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

mối quan hệ giữa luật quốc gia luật quốc tế và vấn đề nội luật hóa ở việt nam

36 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mối Quan Hệ Giữa Luật Quốc Gia - Luật Quốc Tế Và Vấn Đề Nội Luật Hóa Ở Việt Nam
Tác giả Võ Minh Thư, Dương Minh Trúc, Trinh Thanh Binh, Pham Thuy Bao Long, Hoang Phu
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Quốc Tế
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,22 MB

Nội dung

điều ước quốc tế được sử dụng phô biến như một công cụ để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia." Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ngày càng chặt chẽ mà biếu hi

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA QUOC GIA HO CHI MINH

TRUONG DAI HQC KINH TE - LUAT

MOI QUAN HE GIUA LUAT QUOC GIA - LUAT QUOC TE VA VAN DE NOI LUAT HOA O VIET NAM

BAI TIEU LUAN MON LUAT QUOC TE

Giang vién: TS Nguyén Thi Thu Trang

Nhom 6:

V6 Minh Thu — MSSV: K195022063

Duong Minh Truc — MSSV: K195022072

Trinh Thanh Binh — MSSV: K195022079

Pham Thuy Bao Long — MSSV: K195022087

Hoàng Phú — MSSV: K195022092

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2021

Trang 2

MUC LUC

CHUONG 1 MOI QUAN HE GIUA LUAT QUOC GIA VA LUAT QUOC TE 5

1 Lược sử hỉnh thành quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế 5

2 Sự cần thiết của việc nhìn nhận tính độc lập tương đối giữa luật quốc gia và luật

quốc tế

3 Quan hệ thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế

4 Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc gia và luật quốc tế

4.1 Luật quốc gia là xuất phát điểm và phương tiện phát triển của luật quốc tế 15 4.2 Luật quốc tế thúc đây quá trinh phat trién va hoan thiện luật quốc gia

5 Vị trí của pháp luật quốc tế trong quan hệ với pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 2 VẤN ĐÈ NỘI LUẬT HÓA Ở VIỆT NAM

1 Một số vấn đề cơ bản về nội luật hóa

1.1 Khái niệm, ý nghĩa

1.2 Các nguyên tắc nội luật hóa

1.3 Các mô hình, quy trình, thủ tục nội luật hóa điều ước quốc tế

2 Nội luật hóa điều ước quốc tế ở Việt Nam trong một số lĩnh vực tiêu biểu 2.1 Lĩnh vực thương mại hàng hóa và dịch vụ

Trang 3

LOI MO DAU

Mỗi quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận truyền thống của luật quốc tế mà còn thể hiện rõ tinh thời sự sâu sắc đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển pháp luật Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế tăng cường sự hợp tác và giao lưu với nhau giữa các quốc gia về mọi mặt thông qua điều ước quốc tế nhằm thúc đây sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, tạo nên sự gan bó hữu nghị, bền chặt là điều tất yếu Khi gia nhâmmạng lưới này, các quốc gia phải tuân thủ luật quốc tế mà họ đã cam kết chịu sự ràng buộc Bởi mỗi quyết định và hành đông của họ không đơn thuần chỉ là giải quyết công viêanội bộ quốc gia mà còn có thê tác đông trực tiếp đối với các quốc gia khác cong như công đồng quốc tế Do vâwmỗi quốc gia đều có trách nhiêm thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế đề luật quốc tế nói chung và các điều ước quốc tế nói riêng được thực thi có hiêm quả cao nhất

Trong quá trình áp dụng luật quốc tế không thê tránh khỏi các trường hợp có sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật quốc tế với quy định tương ứng của pháp luật quốc gia Đề giải quyết mối quan hê giữa hai phạm trq pháp luâtmnày trước hết cần nghiên cứu những vấn đề sau:

(i) Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia có phải được cấu thành cùng một hệ thống pháp luật hay hai hệ thông pháp luật riêng biệt;

(ii) — Các quy phạm điễu ưịc quốc tẾ có v) trí như thể nào trong mỗi tương quan so sánh v(i các quy phạm pháp luậ ! quốc gia:

Viêmgiải quyết tốt các vẫn đề này sẽ là bước đêm giúp xây dựng và hoàn thiên cơ chế thực thí pháp luâmquốc tế đảm bảo lợi ích quốc gia nhưng vẫn phq hợp với điều ước quốc tế đã ký kết Đặc biệt khi xét trong bối cảnh Việt Nam, điều ước quốc tế đang là công cụ pháp lý chủ yếu trong việc điều chỉnh hiệu quả quan hệ hợp tác quốc tế toàn diện giữa Việt Nam với các quốc gia và các tô chức quốc tế Do đó, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia cong đồng nghĩa với việc giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế hiện đang có hiệu lực với Việt Nam và pháp luật Việt Nam Một trong những phương thức quan trọng nhằm đảm bảo điều ước quốc

tế được đảm bao thi hành chính là nội luật hóa các quy định của điều ước quốc tế vào

hệ thống pháp luật quốc gia

Trang | 3

Trang 4

Các công trình khoa học, các bài viết về quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia cong như vấn đề nội luật hóa luật quốc tế còn khá hạn chế dq lợi ích của việc xác định vị trí của luật quốc tế trong hệ thống thứ bậc của quốc gia đã được thấy rõ xét trong bối cảnh quốc nội Do đó việc nghiên cứu đề tài “Mối quan hệ giữa luật quốc gia-luật quốc tế và vấn đề nội luật hóa ở Việt Nam” là rat cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Sau khi phân tích mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế, bai tiéu luận sẽ làm rõ nội hàm thuật ngữ “zôi /uật hóa”, các nguyên tắc cơ bản của quy trình chuyển hóa luật quốc tế này đồng thời phân tích về thực tiễn hoạt động nội luật hóa tại Việt Nam trong quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế

Qua bài tiêu luận nảy, nhóm tác giả đã có cơ hội đảo sâu về một lĩnh vực của luật quốc tế chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam và ứng dụng những kiến thức đã được học trong suốt thời gian qua Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài tiêu luận có thê vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn chỉnh rất mong nhận được sự góp ý của

cô Nguyễn Thị Thu Trang đề bài viết được hoàn thiện và lập luận được sâu sắc, thuyết phục hơn

Thay mặt nhóm tác giả, Dương Minh Trúc

Trang | 4

Trang 5

CHUONG 1

MOI QUAN HE GIUA LUAT QUOC GIA VA LUAT QUOC TE

1 Lược sử hình thành quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế

Gan ba thập kỷ trước, Louis Henkin, một trong những học giả có tầm ảnh hưởng nhất nước Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu luật quốc tế đã từng khang dinh: “Hau hết tất cả các quốc gia đều tuân thủ hẳu hết tất cả các nguyên tắc của luật quốc tế và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của các quốc gia đó trong hẳu hết mọi trường hợp ”? Tại sao các quốc gia phải tuân theo các nguyên tắc của luật quốc tế?

Câu hỏi đã từng trở thành tâm điểm bàn luận của các học giả theo đuổi lĩnh vực luật quốc tế và quan hệ quốc tế Dưới góc độ lý luận và thực tiễn, câu hỏi trên đã góp

phan định hình lại thế giới quan của nhân loại về sự vận động và phát triển của thế

giới, đặt các nhà nghiên cứu được nhìn lại tông quát về xu thế tương tác giữa các quốc gia từ phương diện kinh tế, xã hội Và đề giải đáp vấn đề này trước hết cần phải làm rõ: Khi nào các quốc gia nhận thức được phải tuân theo quy định pháp luật quốc tế? Các nghiên cứu cho thấy trong thời kỳ cô đại và nguyên thủy của luật quốc tế, trước giai đoạn đề chế La Mã, tôn giáo đóng vai trò là nguồn tối quan trọng trong luật pháp của các quốc gia Thời Trung cô, luật quốc tế hợp nhất với luật giáo hội, và thậm chí luật điều ước thye dinh (positive treaty law) chi duge coi là có hiệu lực pháp lý khi các điều ước đã được xác nhận bằng loi tuyén thé (cath) thực thi các nghĩa vụ dưới quyền tài phán của Giáo hội.? Các nhà luật học thời Trung cỗ không phân biệt luật quốc gia với luật quốc tế, thay vào đó xem luật của các quốc gia, được hiểu là “jus naturae et genrium’’, tic luat chung (universal law) rang budc toan thé nhân loại Đây cong là thời kỳ mà quan niệm luật quốc gia và luật quốc tế là một thể thông nhất, tao thành học thuyết nhất nguyên luận Ranh giới khái niệm giữa luật quốc tế và luật quốc

gia chỉ xuất hiện kế từ giữa thế ký XVII, khi những nên tảng lý thuyết điều chỉnh luật

quốc tế truyền thống (/radiional imernational law) bắt đầu được đặt ra '

1 Nearly three decades ago, Louis Henkin asserted that "almost all nations observe almost all principles of international law and almost all of their obligations almost all of the time."

Louis Henkin, How Nations Behave: Law and Policy (2™ edition, 1979) published for Council of Foreign Relations, New York: Columbia University Press, p 47

2 Arthur Nussbaum, 4 Concise History of the Law of Nations, New York: The Macmillan Company (1947), p 24

3 Edwin D Dickinson, The Law of Nations as Part of the National Law of the United States, (1952) 101 U PA

1 REV 26, pp 26-27

4 Harold Hongju Koh, Why do Nations Obey International Law?, The Yale Law Journal Vol 106, pp 2606-2607

Trang | 5

Trang 6

Cang với sự phát triển của chế độ phong kiến, quan hệ giữa các quốc gia ngày cảng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực Song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội dung của nhiều ngành luật của luật quốc tế như Luật Điều ước quốc tế, Luật Biển quốc tế- điều ước quốc tế được sử dụng phô biến như một công cụ để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia." Mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia ngày càng chặt chẽ mà biếu hiện cụ thể là sự xuất hiện của những nguyên tắc, quy phạm tiến bộ được các quốc gia thừa nhận rộng rãi: nguyên tắc bình đắng về chủ quyền giữa các quốc gia, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, .“ Những nguyên tắc này dần trở thành nguyên tắc cơ bản của luật

quốc tế

Thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh chứng kiến sự thống trị của chủ nghĩa kiến tạo VỚI quan điểm nhìn nhận quan hệ quốc tế đưới khía cạnh cấu trúc xã hội Các học giả theo trường phái này cho rằng các quy phạm pháp luật quốc tế có ảnh hưởng đến hành

vi quốc gia, làm thay đổi lợi ích quốc gia, giúp hình thành và tái tạo bản sắc dân tộc

Do đó, các quốc gia tuân theo các quy tắc quốc tế không phải vì đựa trên tính toán lợi ích thiệt hơn giữa việc tuân thủ hay không tuân thủ, mà chính từ thói quen tuân thủ lặp

đi lặp lai (repeated habit of obedience) sé tao ra lai lợi ích để các quốc gia coi trong việc tuân thủ các quy phạm pháp luật quốc tế.” Như nhà nghiên cứu chính trị Andrew Hurrell đã từng viết:

"Khả năng tuân thủ các quy tắc quốc tế bắt nguồn từ mỗi quan hệ giữa các quy tắc riêng lẻ và mô hình quan hệ quốc tế rộng lín hơn: các quốc gia tuân theo cde quy tac cu thé, ngay cả khi không thuận tiện, bởi vì họ có được lợi ích lau đài trong việc duy trì cộng đông quốc tế tuân thủ pháp luật."5

Nhóm tác giả không đồng ý với quan điểm của các học giả theo trường phái chủ nghĩa kiến tạo vì luật quốc tế, về bản chất, là kết quả của sự thỏa thuận, đấu tranh và thỏa hiệp về ý chí của các quốc gia nhằm mục đích đem lại lợi ích nhiều nhất cho mình Ý chí này phản ánh tương quan lợi ích của các quốc gia nên lợi ích quốc gia phải được xem là điều kiện cơ bản phát sinh nhu cầu hợp tác, phát triển luật quốc tế

5 Trường Đại học Luật Hà Nội, Ởiáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, tr 22

6 Mi quan hệ biện chứng giữa luật quốc tẾ và luật quốc gia (25/02/2020), < https://tinyurl.com/w8fmc986>,

Trang 7

Ngoài ra, vai trò của luật quốc tế trong việc thúc đây các quốc gia tuân thủ các chuẩn mực toàn cầu không chỉ đơn thuần về các vấn đề liên quan đến "/g¡ ích", "bản sắc" hay

"xã hội quốc tế" mà sự tương tác giữa luật quốc gia và luật quốc tế còn phải tính đến tầm quan trọng của các quy trình tố tụng xuyên quốc gia, việc giải thích các quy phạm quốc tế và nội luật hóa các quy phạm đó như những yếu tổ quyết định tại sao các quốc gia tuân theo Như vậy, luật quốc tế hình thành và phát triển cqng với sự xuất hiện của các quốc gia qua các giai đoạn lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người Pháp luật quốc tế vẫn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ biện chứng với pháp luật quốc gia Trải qua các giai đoạn, mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia vấn luôn chặt chẽ và từng bước phát triển ngày càng hoàn thiện

2 Sự cần thiết của việc nhìn nhận tính độc lập tương đối giữa luật quốc gia và luật quốc tế

Sự tác động qua lại giữa luật quốc tế và luật quốc gia từ lâu đã là vấn đề trung tâm của các cuộc tranh luận trong lĩnh vực khoa học pháp lý quốc tế Tiêu điểm của các cuộc tranh luận này tập trung vào việc giải quyết các vấn đề cơ bản như: pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là một hay hai hệ thống pháp luật độc lập với nhau; nếu

là hai hệ thống pháp luật thì cái nào có vị trí ưu tiên hơn; mỗi quan hệ giữa chúng được biểu hiện như thế nào, Đã có nhiều học thuyết về mỗi quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế được tuyên bố, đại điện tiêu biểu trong số đó là thuyết nhất nguyên luan (monalism) và nhị nguyên luan (dualism)

Học thuyết nhất nguyên luận được xây đựng dựa trên ý tưởng răng: pháp luật là một thể thống nhất bao gồm trong đó hai bộ phận là luật quốc tế và luật quốc gia.” Trường phái luật tự nhiên (øz#ral law) với cơ sở quan niệm bản chất tốt đẹp của con người là do năng lượng của thiên nhiên mang lại nên không thê được xác định khác nhau, do đó mọi xung đột được loại trừ, đã tạo nền tảng cho học thuyết nhất nguyên luận ra đời.'" Từ việc khẳng định luật quốc tế thực hiện quyền kiếm soát đáng kế đối với luật quốc gia và ở một mức độ nào đó tác động đáng kê đến nội dung của luật quốc gia như các quy định liên quan đến cơ quan ngoại giao, quyền miễn trừ đối với quyền

9 Kelsen explains that monism is the theory that “one can conceive of international law together with the state

legal systems as a unified system of norms in exactly the same way as one is accustomed to regarding the state

legal system as a unity.”

Xem: Hans Kelsen, Jntroduction to the Problems of Legal Theory, Clarendon Press (1992), p 111

10 Nguyễn Bá Diễn, VỀ việc áp dụng điều ư(c quốc tẾ và quan hệ thứ bậc giữa điều u(c quốc té va phdp luật

quốc gia, Tap chi Khoa hoc DHQGHN, Kinh té-Luat, TXIX sé 3 (2003), tr 34

Trang | 7

Trang 8

tai phan quéc gia, nhiing ngudi theo hoc thuyét nhat nguyén ludn cho rang luat

quốc gia tìm thấy nguồn gốc của nĩ trong luật quốc tế'!, do đĩ chỉ cĩ một hệ thơng luật

duy nhất trong đĩ gồm các nhánh là luật quốc gia và luật quốc tế Một số quốc gia áp dụng thuyết nhất nguyên luận cĩ thê kế đến như Nga, Thuy Sỹ, Mỹ và Mexico Hiến pháp Mỹ quy định các điều ước quốc tế mà Mỹ là thành viên là luật liên bang tối cao, bên cạnh các đạo luật khác của nước này Mexico đối xử với các điều ước quốc tế

được Thượng viện thơng qua như luật lién bang." Thụy Sỹ cho phép các điều ước

quốc tế cĩ hiệu lực pháp lý trong nước ngay khi điều ước quốc tế cĩ hiệu lực '' Tương

tự, Nga quy định rằng tất cả các điều ước quốc tế mà Nga là thành viên là một bộ phận

cầu thành của hệ thống pháp luật nước này

Trong khi đĩ, học thuyết nhị nguyên luận nhìn nhận mối quan hệ này ở một gĩc

độ hồn tồn trái nguoc Heinrich Triepel, dai dién tiêu biểu của học thuyết nảy cho rằng, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế là hai hệ thống pháp luật hồn tồn độc lập với nhau; luật quốc tế là luật phối hợp (/zw øƒ eoordinafion) cịn luật quốc gia là luật phục tạng (/zw ò#subordinanon).'* Sự độc lap ay 1a tuyệt đối, luật quốc tế và luật

quốc gia là hai bộ phận luật khơng cĩ điểm chung, khơng thể xem hai hệ thống pháp

luật này là một, “ngoại trừ việc chúng đều là các nhánh - nhưng là các nhánh riêng

biệt - của cây pháp luật°”, Theo cách tiếp cận nhị nguyên luận, để luật quốc tế cĩ giá

trị ràng buộc trong nước, nĩ phải được chuyến hĩa vào hệ thống pháp luật quốc

gia.!Š Việc chấp nhận sự phổ biến của pháp luật quốc tế hay kết hợp trật tự pháp luật

11 Edwin Borchard, The Relation between International Law and Municipal Law, Virginia Law Review, Vol 27

No 2 (Dec., 1940), p 139

12 The United States Constitution of 1878 Article VI: “This Constitution, and the Laws of the United States

which shall be made in pursuance thereof; and all Treaties made, or which shall be made, under the Authority

of the United States, shall be the supreme Law of the Land; and the Judges in every State shall be bound thereby, any Thing in the Constitution or Laws of any State to the Contrary notwithstanding.”

13 Mexico Constitution of 1917 Article 133: “This Constitution, the laws derived from and enacted by the Congress of the Union, and all the treaties made and execute by the President of the Republic, with the approval of the Senate, shall be the supreme law of the country The judges of each state shall observe the Constitution, the laws derived from it and the treaties, despite any contradictory provision that may appear in the constitutions or laws of the states.”

14 Duncan B Hollis, Merrit R Balkeslee & L Benjamin Ederington, National Treaty Law and Practice,

Martinus Nijhoff Publishers, Leiden/Boston, 2005, p 658

15 Constitution of the Russian Federation 1993, Article 15(4): “Universally recognized principles and norms of international law as well as international agreements of the Russian Federation should be an integral part of its legal system If an international agreement of the Russian Federation establishes rules, which differ from those stipulated by law, then the rules of the international agreement shall be applied.”

16 Kunz, Josef L, On the Theoretical Basis of the Law of Nations, Transactions of the Grotius Society Vol 10 (1924), p 131

17 Oppenheim, Jntroducton to Picciotto: The Relation of International Law to the Law of England (1915), p 10

18 Hilary Charlesworth et al., Introduction in the fluid state: International law and National legal systems (2005)

Trang | 8

Trang 9

quốc tế trong trật tự pháp luật quốc gia cĩ liên quan đến mức độ mà những nhà soạn

thảo hiến pháp nhận thức và tin vào các chế định luật quốc tế."

Các quốc gia áp dụng luật của mình mà khơng chịu sự chi phối từ luật quốc tế

Vì luật quốc tế là sản phâm của ý chí quốc gia, hoạt động dựa trên tính chất nhất trí nên theo lý thuyết về sự đồng ý (/heory òƒ consem), luật quốc tế khơng được xem là luật bởi bất kỳ luật nào chỉ ràng buộc khi cĩ sự đồng ý đều khơng cĩ giá trị ràng

buộc.” Bởi lẽ, các quốc gia cĩ quyền yêu cầu miễn trừ khỏi sự kiểm sốt ràng buộc

của luật quốc tế băng cách khơng tham gia hoặc tuyên bố bảo lưu các điều ước quốc tế hoặc từ chối hiệu lực của các quy định nhất định của luật quốc tế Vì luật quốc tế khơng thể được áp dụng giải quyết các quan hệ giữa các cá nhân, mà là giữa các chủ thê luật quốc tế nên các chủ thể nảy, đặc biệt là quốc gia được tự do điều chỉnh cơng việc nội bộ của mình theo cách mà quốc gia thấy phq hợp và luật quốc tế kiêm sốt rất

ít hay thậm chí khơng cĩ sự tác động lên luật quốc gia Đề chứng minh cho lập luận của mình, những người theo thuyết nhị nguyên luận đưa ra những lý do sau:

(i) Luật quốc tế khơng thể được áp đụng tùy ý tại các tịa đn quốc gia

Tịa án thành lập trong hệ thơng tư pháp của một quốc gia chỉ là một cơ quan của quốc gia, xét xử các quan hệ xã hội theo luật của quốc gia Mặc dq thừa nhận răng nhiều quy định trong điều ước và luật quốc tế cong được xây đựng vì lợi ích của các cá nhân, những người ủng hộ thuyết nhị nguyên luận nhắn mạnh rằng chỉ cĩ các quốc gia mới cĩ khả năng đưa các quy định này vảo thực tiễn Ở các nước áp dụng thuyết nhị nguyên luận, các cơ quan, tơ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật quốc gia được các cơ quan nhà nước cĩ thắm quyền ban hành hay cơng nhận, kế cả khi quy

định đĩ trái với các điều ước quốc tế mà nước này là thành viên.”!

(ti) Nguồn gốc và đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế và luật quốc gia khác nhau Chủ nghĩa nhị nguyên luận xuất phát từ chỗ cho rằng thâm quyền, nguồn luật

và đối tượng áp dụng của các quy phạm pháp luật của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia hồn tồn khác nhau Nguồn của luật quốc tế, theo Triepel, là ý chí chung của

19 J H, Jackson, Status of Treaties in Domestic Legal Systems: A Policy Analysis, 86 (1992) AM J INT’L L.,

Trang 10

các quốc gia, thế hiện dưới hình thức điều ước quốc tế hoặc các tập quán quốc tế.”

Trong khi nguồn của luật quốc gia nằm ở các cơ câu chế định pháp luật hình thành các

ngành luật chung và riêng của quốc gia đó.” Pháp luật quốc gia điều chỉnh quan hệ

giữa công dân với nhau và công dân với nhà nước; pháp luật quốc tế điều chỉnh quan

hệ giữa các quốc gia và các chủ thế khác của luật quốc tế với nhau, đo đó, chỉ áp dụng cho các quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế, không thế được dạng đề điều chỉnh các quan hệ trong khuôn khô quốc nội giữa các cá nhân, trừ trường hợp nếu các cá nhân trên có quyền trực tiếp theo luật quốc tế chắng hạn như quyền tự mình khởi kiện các quốc gia, tranh chấp giữa các cá nhân với các quốc gia khi đó sẽ được các cơ quan xét xử quốc tế như Tòa án nhân quyền ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ, Trung tâm giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư giải

quyết.”

(ii) Mỗi hệ thống pháp luật chỉ là những sự kiện trong quan hệ vị hé thong kia Học thuyết nhị nguyên luận cho rằng theo luật quốc tế, quy định của luật quốc gia chỉ được coi là những sự kiện; và ngược lại, theo luật quốc gia, quy định của luật quốc tế cong chỉ là những sự kiện, minh chứng qua vụ an “Mor 96 loi ich của Đức ở

vùng Upper Silesia Ba Lan” ngày 25/05/1926, các thâm phán Tòa án Công lý quốc tế

da khang dinh:

[Đoạn 36] “7uzyên bố báo lưu Tòa án đưa ra trong Phán quyết số 6 liên quan đến Đệ trình số 1 về yêu câu xem xét luật của Ba Lan ban hành ngày 14/07/1920 và mối quan hệ giữa luật này v(i Điều 92, 297 Hiệp ưc Versailles về việc không thể xem luật này có liên quan đến sự khác biệt trong cách xây dựng và áp dụng các điều từ

Điều 6 đến Điều 22 Công ư(c Geneva "25

[Doan 52] “Theo tỉnh thân của luật quốc tế và quan điểm của Tòa án, luật quốc gia chi don thuần là các sự kiện thể hiện y chi va cấu thành nên hoạt động của quốc gia, theo một cách thức tương tự như thực hiện một phản quyết hay một biện pháp

25 German interests in Polish Upper Silesia (Germany v Poland) 1926 P.C.LJ (ser A) No 7 (May 25),

<http:/Awww.worldcourts.com/pceij/eng/decisions/1926.05.25_silesia.htm>, truy cap ngay 10/05/2021

26 The reservations which the Court made in Judgment No 6, with regard to submission No 1 of the Application seemed to deal exclusively with the Polish law of July 14th, 1920, and the relation between this law and Articles 92 and 297 of the Treaty of Versailles, and that it could not be regarded as in terms relating to a difference of opinion respecting the construction and application of Articles 6 to 22 of the Geneva Convention

Trang | 10

Trang 11

hành chính Tòa án chắc chắn không được phép giải thích luật của Ba Lan như vậy; nhưng chắc chắc là không có gì ngăn cđn Tòa án đưa ra phán quyết về liệu bằng việc

áp dụng luật của quốc gia mình, Ba Lan có đang hành động phù hợp v(i các nghĩa vụ

vi Đức quy đ)nh tại Công ư(c Œeneva hay không "””

Những người theo thuyết nhị nguyên luận chỉ ra rằng quốc gia luôn đứng giữa hai hệ thống pháp luật: luật quốc gia với luật quốc tế Và Nhà nước thường không làm cho luật pháp quốc gia của mình phq hợp tuyệt đối với luật pháp quốc tế, đối với quốc gia thì các nguyên tắc của luật quốc tế chỉ là nghĩa vụ mang tính tự nguyện, băng chứng là quốc gia vẫn sẽ đi theo con đường riêng của mình, bất kế có đang bị ràng

buộc bởi các điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế hay không.?° Mỗi quốc gia độc

lập sẽ tự mình đưa ra một mức độ áp dụng các nguyên tắc của luật quốc tế Cqng với thực tế cho thấy chưa có tòa án quốc tế nào đảm bảo luật quốc tế được thi hành, mà chỉ

là giải thích và áp đụng luật quốc tế Luật quốc tế không là gì khác ngoài chỉ là những

“nguyên tắc đạo đức được thừa nhận toàn câầu"”.?°

Theo quan điểm của nhóm tác giả, sự nhìn nhận, đánh giá về mối quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế mà hai học thuyết này đưa ra hoàn toàn mang tính phiến diện Về sai lầm của học thuyết nhị nguyên luận, nếu luật quốc tế và luật quốc gia hoàn toàn khác nhau mà không có mối tương quan nào với nhau thì sẽ không đúng khi gọi cả hai bằng thuật ngữ "/z¿/" Mặc dq các biện pháp trừng phạt của luật quốc tế có phần khác với các chế tài áp dụng trong luật quốc gia, và dq rằng các biện pháp này không phải lúc nào cong mang tính chắc chăn về khả năng thi hành nhưng các biện pháp trừng phạt không hề kém hiệu quả hơn luật quốc gia Các cơ quan thực thí luật quốc tế không nhất thiết phải là tòa án, mà có thể là cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp Việc tiếp nhận giữa hai hệ thống luật phải được thực hiện thông qua những thủ

tục pháp lý phq hợp của mỗi luật.” Còn đối với học thuyết nhất nguyên luận, luật quốc gia đã tồn tại rất lâu trước khi luật quốc tế ra đời”! nên không thế kết luận rằng luật

27 From the standpoint of International Law and of the Court which is its organ, municipal laws are merely

facts which express the will and constitute the activities of States, in the same manner as do legal decisions or

administrative measures The Court is certainly not called upon to interpret the Polish law as such; but there is nothing to prevent the Court's giving judgment on the question whether or not, in applying that law, Poland is acting in conformity with its obligations towards Germany under the Geneva Convention

28 tldd, nll, p 141

29 tldd, nll, p 146

30 Trường Đại học Luật Thành phố Hỗ Chí Minh, Giáo ứrình Công pháp quốc tế (Quyên 1), NXB Hồng Đức —

Hội luật gia Việt Nam, tr 67

31 tldd, n11, p 142

Trang | 11

Trang 12

quốc gia tìm nguồn gốc của nó trong luật quốc tế Về mặt kỹ thuật lập pháp, luật quốc gia không thế cho phép thực hiện những hành vi luật quốc tế cấm, nhưng trên thực té, điều đó thường xảy ra với các cá nhân bị ràng buộc bởi quy định có hiệu lực của luật quốc gia Không một cá nhân nào có thể bị trừng phạt bởi luật quốc tế bởi vì tuân thủ luật quốc gia và điều đó không thê bị coi là xung đột với luật quốc tế

Mỗi quan hệ giữa luật quốc gia và luật quốc tế cần được nhìn nhận dưới góc độ độc lập tương đối, nghĩa là cần thừa nhận đây là hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng không vì thế mà không tổn tại mối tương tác qua lại giữa chúng Mặc dq các quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh bởi luật quốc tế nhưng luật này chỉ có hiệu lực đối với các quốc gia khi các quốc gia đồng ý tuân thủ luật pháp quốc tế, chịu sự ràng buộc bởi luật quốc tế và chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế Các công cụ trong nước mà Nhà nước sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ quốc tế của mình có thê là áp dụng trực tiếp luật quốc tế hoặc sau quá trình nội luật hóa Đồng thời luật quốc gia co thể thông qua các quy định của luật quốc tế đề giải quyết một số mối quan hệ xã hội

3 Quan hệ thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế

Thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế chỉ được xem xét đối với học thuyết nhất nguyên luận Sở dĩ những người ủng hộ học thuyết nhị nguyên luận không quan tâm vấn đề này vì với họ đây là hai hệ thông pháp luật riêng biệt nên sẽ không thé so sánh hiệu lực pháp lý của luật quốc tế và luật quốc gia Như đã nhân mạnh, vì học thuyết nhị nguyên luận xem hệ thống pháp luật quốc gia chỉ là các sự kiện không có mối liên hệ với hệ thống pháp luật quốc tế và ngược lại nên trong trật tự quốc tế chỉ có luật quốc tế và trong trật tự quốc gia chỉ có luật quốc gia Trong mỗi trật tự pháp lý sẽ

có hệ thống thứ bậc riêng và mỗi trật tự là tối cao trong phạm vi riêng của nó Nhóm tác giả không đồng ý với quan điểm này bởi thực tế cho thấy hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới, dq không theo quan điểm nhất nguyên luận, đã có quy định về vị trí, thứ bậc của luật quốc tế so với luật quốc gia Điều 94 Hiến pháp Hà Lan (1983) xếp các điều ước quốc tế cao hơn Hiến pháp, và tuyên bố rõ ràng rằng các đạo luật trái với

luật quốc tế thì không có giá trị.” Nhưng Hiến pháp này lại không đặt vị thế tương tự đối với các tập quán quốc tế Trong khi đó, ở Đức”, Áo, tập quán pháp luật quốc tế lại

32 Netherlands Constitution, <https://www servat.unibe.ch/Tcl/al00000_ lxunl>, truy cập ngày 10/05/2021

33 Điêu 25 Luật cơ bản của Đức quy định: “Các nguyên tặc cơ bản của Luật quốc tê là một bộ phận không tách rời của pháp luật Liên bang Chúng có giá trị ưu tiên so với các đạo luật và trực tiếp làm phátsinh quyền và nghĩa

vụ cho những người cư tru trén lanh tho Lién bang.” Xem: Basic Law for the Federal Republic of Germany,

<https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_ge/englisch ge.btml>, truy cap ngay 10/05/2021

Trang | 12

Trang 13

có gia tri cao hon so với các đạo luật trong nước, nhưng các điều ước lại chỉ có gia tri ngang với các đạo luật trong nước, được xác định tqy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể Theo Điều 9 Hiến pháp Áo, các nguyên tắc được chấp nhận chung của luật quốc tế được coi là một bộ phận của luật quốc gia Đặc biệt là Anh, quốc gia theo trường phái nhị nguyên luận, pháp luật cho phép Nghị viện có thê ban hành các đạo luật trái với điều ước quốc tế trước đó, và các quy định của điều ước chỉ có thể được

áp dụng khi được chuyên hóa vào pháp luật trong nude.™

Về vấn đề trật tự thứ bậc, ngoại trừ Hans Kelsen ở vị trí trung lập khi cho rằng

luật quốc gia và luật quốc tế đều có thể được coi là có vị trí ưu tiên hơn, giữa các

thành viên thuộc trường phái nhất nguyên luận đang nỗi lên hai quan điểm đối lập nhau

Quan điềm thứ nhất cho rằng thuyết nhất nguyên luận xem luật pháp quốc tế có hiệu lực pháp lý cao hơn so với pháp luật quốc gia Luật pháp quốc tế là nền tảng

nguyên tắc, thiết lập tiêu chuân chung mà các quốc gia phải tuân thủ.”° Việc áp dụng

luật quốc tế phụ thuộc vào sự đồng ý của các quốc gia Khi một quốc gia chấp nhận các cam kết của điều ước quốc tế, quốc gia đó bị ràng buộc bởi cam kết đó Điều này

đã được thế hiện rõ qua Điều 27 Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969 (“Công ước Viên 1969”) rằng các quốc gia không thê viện dẫn quy định của pháp luật của nước mình đề biện minh cho việc không thực hiện điều ước quốc tế Điều 46 Công ước Viên 1969 quy định một quốc gia đã đồng ý chịu sự ràng buộc của một điều ước quốc tế thì không có quyền từ bỏ sự đồng ý của mình vì lý đo điều ước quốc tế trái với một quy định của pháp luật trong nước về thâm quyền đề ký kết điều ước, trừ khi việc

vi phạm một cách rõ ràng các quy định có tính chất quan trọng, nền tảng của pháp luật quốc gia (như quy định của hiến pháp), nghĩa là việc vi phạm ấy được biểu hiện một cách khách quan đối với mọi quốc gia xử trí vấn đề này theo thực tiễn thông thường và

xử sự có thiện chí

Quan điêm thứ hai cho răng luật quốc gia có hiệu lực cao hơn so với luật quốc

tế Dựa trên lý thuyết về chủ quyền quốc gia, những người ủng hộ cho rằng mỗi quan

34 Đặng Minh Tuần, ÀZối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia: Nhìn từ góc độ liễn pháp trên

thể gi(i và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cửu lập pháp số 09-241 (05/2013)

Trang 14

hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia được điều chỉnh thông qua luật hiến pháp trong nước vì chỉ có luật trong nước mới là nền tảng có thế quyết định việc công nhận luật

quốc tế.” Hầu hết các quốc gia đã tuyên bố hiến pháp của họ là tối cao trong trường

hợp có sự xung đột pháp luật giữa luật quốc gia và luật quốc tế Phòng Hiến pháp của Tòa án Tư pháp Tối cao Venezuela tuyên bố rằng “phía trên Tòa án Công lý Tối cao Venezuela, va theo hiéu lực của luật trong nưc, không có tòa án siêu quốc gia, xuyên quốc gia hoặc quốc tẾ” và các phán quyết của các cơ quan đó “sẽ không được thì hành

ở Venezuela nếu chúng trái v(i Hiến pháp Venezuela".*Š Việt Nam cong có quan diém tương tự khi quy định tại Điều 156(5) Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

2015 rằng: “7ong trường hợp văn ban quy phạm pháp luật trong nu(c va diéu u(c quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy đ)nh khác nhau

về cùng một vấn đề thì áp dụng quy đ)nh của điều ư(c quốc tế đó, trừ Hiến pháp” Ngay cả Hà Lan, vốn được coi là một quốc gia chuyên chế trao quyên tối cao cho luật pháp quốc tế so với hiến pháp, đã khởi xướng các cuộc thảo luận về sự cần thiết phải bảo vệ các giá trị hiến pháp chống lại ảnh hưởng của các quyết định quốc tế không phq

hợp với các tiêu chuẩn pháp quyền.” Thông lệ này không trái với nguyên tắc quốc tế

về thượng tôn pháp luật quốc tế Ưu tiên luật quốc tế chỉ có ý nghĩa khi áp đụng trong phạm vi quốc tế, luật quốc gia điều chỉnh việc thực hiện luật quốc tế trong trật tự pháp

lý quốc gia và, như đã nhẫn mạnh, nguyên tắc luật quốc tế ở vị trí tối cao không có hiệu lực pháp lý trong việc hạn chế sự phụ thuộc vào luật trong nước Các quốc gia nhìn chung sẽ cố gắng ngăn cản việc trở thành một bên của một điều ước quốc tế có quy phạm xung đột với hiến pháp của họ, nếu xung đột đó không thể được xóa bỏ thông qua bảo lưu hoặc thông qua sửa đối hiến pháp Nếu vậy, không có xung đột nào giữa luật quốc tế và luật quốc gia và không có vấn đề về quyên tối cao sẽ phát sinh Tuy nhiên, thực tiễn này không có khả năng ngăn chặn tình huỗng các quốc gia tham gia các điều ước quốc tế, và trong quá trình đưa luật quốc tế vào thực tiễn áp dụng xảy

ra xung đột với hiến pháp và khi đó việc ưu tiên luật quốc gia sẽ được các quốc gia lựa chọn

37 Francis G Jacobs, Shelly Robert eds., The Effect of Treaties in Domestic Law (1987)

38 Judgment 1942 of the Constitutional Chamber from of Supreme Court of Justice (17/07/2003), Annual Report of the Inter-American Commission on Human Rights 2005, para 275,

<http:/www.cidh.ore/annualrep/2005eng/chap.4d.htm>, truy cập ngày 11/05/2021

39 United States Supreme Court, Sanchez-Llamas v Oregon a Bustillo v Johnson, 126 §.Ct 2669

Trang | 14

Trang 15

Có thê thấy cqng trường phái nhất nguyên luận nhưng giữa các học giả cong không có sự thống nhất với nhau Về vấn đề này, theo quan điểm của nhóm tác giả, trật

tự thứ bậc giữa luật quốc gia và luật quốc tế thường sẽ được thê hiện cụ thế ngay trong Hiến pháp và các văn bản luật khác của quốc gia và xu hướng chung đang cho thấy luật quốc tế đang chiếm vị trí ưu tiên hơn Luật quốc tế năm ở thứ bậc cao hơn luật quốc gia vì quốc gia không bao giờ có chủ quyền tuyệt đối Như G Scelle đã từng khăng định, mọi quy tắc trong luật quốc tế sẽ được ưu tiên hơn các quy tắc trong luật

quốc gia xung đột với nó, làm sửa đôi hoặc bãi bỏ luật quốc gia đó.”° Việc đặt vị tri

luật quốc gia cao hơn luật quốc tế có thê dẫn đến sự lạm dụng của quốc gia trong việc không thực hiện nghĩa vụ quốc tế và thực hiện trách nhiệm pháp lý quốc tế Trong khoa học luật quốc tế, quan điểm chủ đạo là luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại, thúc đây cqng nhau phát triển, trong đó luật quốc tế có ưu thế hơn so với luật quốc gia Thực tiễn quan hệ quốc tế, các phán quyết quốc tế và cả phán quyết quốc nội cong

củng cô quan điểm này."!

4 Mối quan hệ biện chứng giữa luật quốc gia và luật quốc tế

4.1 Luật quốc gia là xuất phát điểm và phương tiện phát triển của luật quốc tế Trong lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế, nhiều quy phạm của các ngành luật như Luật Nhân đạo quốc tế, Luật ngoại giao lãnh sự hay nhiều nguyên tắc của luật quốc tế có nguồn gốc xuất phát từ quan điểm, quan niệm của quốc gia.” Luật quốc gia chỉ phối nội dung của luật quốc tế Điều này có thể lý giải bằng thực tế rằng khi tham gia vào quá trình xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế, các quốc gia đều cỗ găng đưa vào đó nhiều nhất có thể những lợi ích riêng của mình bằng công

cụ đàm phán, thỏa thuận Một điều ước quốc tế có hiệu lực pháp lý khi đó sẽ chính là văn bản phản ánh lại tập hợp các ý chí quốc gia và lợi ích được dung hòa Sự phát triển của các quy phạm, chế định và ngành luật quốc tế phụ thuộc vào mức độ hòa hợp quyền lợi giữa các quốc gia

Một ví dụ điển hình cho ảnh hưởng của luật quốc gia đến sự phát triển của luật quốc tế là việc hình thành nguyên tắc của luật quốc tế trong lĩnh vực môi trường Bắt

40 Patrick Daillier, Alain Pellet, Droit international public, LGDJ Paris (2002), p 96

41 tldd, n29, tr 70

42 tldd, n5, tr 36

Trang | 15

Trang 16

đầu từ vụ Trail Smelter, Toa an trong tai da vién dan phan quyét cla Toa an Tdi cao Hoa Ky trong vu Georgia v Tennessee Copper Company and Ducktown Sulfur and Iron Company Ltd, rằng “không quốc gia nào có quyền sử dụng hoặc cho phép sử dựng lãnh thô của mình đề phát tắn khói gây thiệt hại nghiêm trọng đến lãnh thổ, tài sản và người dân của quốc gia khác ” và nguyên tắc này được mở rộng băng Tuyên bố Stockholm: “Các quốc gia có trách nhiệm bảo đâm những hoạt động chủ quyển quốc gia không gây thiệt hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực vượt

quá gi(¡ hạn chủ quyên quốc gia ”.*° Những viện dẫn pháp luật quốc gia trong bản án

của Tòa án trọng tải sau này đã trở thành cơ sở đề xây dựng Nghị định thư Kyoto của

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đôi khí hậu 1997.*! Trong lĩnh vực pháp lý

quốc tế, liên quan đến trách nhiệm quốc gia do những hành vi sai trái áp dụng đối với người nước ngoài, nguyên tắc quyền lợi của người nước ngoài bị xâm phạm trước tiên phải áp dụng hết mọi biện pháp bảo vệ hiện có ở nước sở tại chính là kết quả của việc vận dụng quy tắc tương ứng của pháp luật quốc gia, thé hién trong vy Ambatielos 1956

(Greece v United Kingdom).*Š Trong vụ này, đơn kiện của Hy Lạp đòi bồi thường cho

công dân của mình đã đưa ra các lý do Tòa kháng cáo đã không cho chủ tàu Nicolas Ambatielos, công dân Hy Lạp biết về những bằng chứng mà Major Laing có thể cung cấp Chính phủ Anh đã phản bác lại bằng luận điểm Ambatielos đã vi phạm điều kiện

về sử dụng hết các biện phap trong nuréc (exhaustion of local remedies)’ Tòa án Công

lý quốc tế đã ra phán quyết rằng việc Ambatielos không sử đụng hết các biện pháp trong nước đối với Justice Hill băng việc không gọi Major Laing làm nhân chứng khiến việc kháng cáo của Ambatielos đã không được Tòa kháng cáo chấp nhận Luật quốc gia là phương tiện đề có thê đưa các quy phạm pháp luật quốc tế vào thực tiễn Cơ chế thực thi trong pháp luật quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc đưa nội dung của các quy phạm pháp luật quốc tế được thi hành Theo GS Gillian D

43 Điền Đức Thành, Sự hình thành tập quán quốc té, <bttp://www.hemebar.org/NewsDetail.aspx?

language=,& CatPK=4&NewsPK=319>, truy cap ngay 10/05/2021

44 Gillian D Triggs, International Law: Comtemporary Principles and Practices, LexisNexis Butterworths Australia (2 ed., 2011), p 163

45 The Ambetielos Case 1956 (Greece v United Kingdom),

<https://onlinelibrary.wiley.com/doi/pdf/10.1111/).1468-2230.1956.tb00375.x>, truy cép ngay 03/05/2021

46 Điều kiện về sử dụng hết các biện pháp trong nước (cxhaustion oƒ local remedies) là một điều kiện bắt buộc trước khi có thê tiễn hành bảo hộ ngoại giao Các biện pháp trong nước bao gỗm các biện pháp trước các cơ quan hay toà án hành chính hay tu pháp của quốc gia bị cáo buộc gây ra thiệt hại Logic của điều kiện này có vẻ năm việc bảo hộ ngoại giao phải là giải pháp cuối cqng của cá nhân và quốc gia liên quan nên được trao cơ hội dé giải quyết trực tiếp với cá nhân liên quan

Xem: Tran H D Minh, Các quy định chung về bảo hộ ngoại giao trong luật pháp quốc té, <bttps://iuscogens-

vie.org/2020/04/19/185-bao-ho-ngoai-giao-trong-luat-quoc-te/# ftn21>, truy cap ngay 13/05/2021

Trang | 16

Trang 17

Tripggs, cĩ hai yếu tố của việc thực thi luật quốc tế băng pháp luật quốc gia: (i) đặc điểm của nghĩa vụ quốc tế - đây là vấn đề của luật quốc tế; (ii) phương thức thực hiện

do các quốc gia áp dụng nhằm tạo ra hiệu lực pháp lý quốc gia cho các nghĩa vụ quốc

tế - đây là vấn đề của luật quốc gia."” Việc áp đụng luật quốc tế trong phạm vi quốc gia

sẽ được diễn ra theo hai cách: áp đụng gián tiếp hoặc áp dụng trực tiếp Ở trường hợp

áp dụng gián tiếp, pháp luật quốc tế, chủ yếu là điều ước quốc tế vả tập quán quốc tế

sẽ trải qua quá trình gọi là nội luật hĩa Đối với trường hợp áp dụng trực tiếp, luật quốc tế sẽ được áp dụng trực tiếp trên lãnh thơ quốc gia thơng qua tuyên bố cơng nhận giá trị pháp lý của quy phạm điều ước hoặc tập quán đối với quốc gia cong như quy định rõ về vị trí, thứ bậc của chúng trong hệ thống pháp luật quốc gia đối với các áp

dụng

4.2 Luật quốc tế thúc đấy quá trình phát triển và hồn thiện luật quốc gia Các quy định của luật quốc gia cĩ thế được sử dụng làm băng chứng về việc

tuân thủ hoặc khơng tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế.*# Sự tác động của luật quốc tế đối

với luật quốc gia được đánh giá bằng tác động đến luật quốc tế đối với đời sống pháp

lý tại mỗi quốc gia, phản ánh tương quan giữa hai hệ thống khi điều chỉnh những vấn

đề thuộc lợi ích phát triển và hợp tác quốc tế của quốc gia, thơng qua thực tiễn các nghĩa vụ quốc tế được thực thi cong như thực trạng chuyền hĩa luật quốc tế vào luật quốc gia

Về thực tiễn thực thi nghĩa vụ, đĩ là nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung, hồn thiện các quy định của luật quốc gia phq hợp với các cam kết quốc tế của chính quốc gia đĩ Quá trình đĩ làm luật quốc gia phát triển theo chiều hướng tiễn bộ khi các quốc gia nghiêm túc thực thi những nguyên tắc tiến bộ của luật quốc tế Điều này cĩ thể được minh chứng trong lĩnh vực nhân quyền, những quy phạm tiến bộ thể hiện trong các cơng ước quốc tế về quyền con người như bộ Văn kiện quốc tế về quyền con người gồm Tuyên ngơn thế giới về quyền con người 1949, Cơng ước về các quyền dân sự và

chính trị 1966 và Cơng ước về các quyên kinh tế, xã hội và văn hĩa 1961, đã tạo ra

những chuẩn mực quan trọng về quyền con người Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của ảnh hưởng của luật quốc tế đối với luật quốc gia là việc xĩa bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (àar?heiđ) ở các nước châu Phi trên cơ sở thực thi nghĩa vụ loại

47 tldd, n45, p 166

48 Malcolm N Shaw, International Law, Cambridge University Press 6" edition 2008, p 137

Trang | 17

Trang 18

trừ các hình thức phân biệt chủng tộc Việc các quốc gia tự nguyện tuân thủ và áp dụng khiến pháp luật của các nước ngày càng tiễn bộ và nhân văn hơn

5 Vị trí của pháp luật quốc tế trong quan hệ với pháp luật Việt Nam

Có thế nói Việt Nam là quốc gia theo quan điểm kết hợp các đặc điểm của học thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận, công nhận vị trí ưu thế của luật quốc té so với luật quốc gia ở một chừng mực nhất định Bởi hệ thống pháp luật Việt Nam không

có quy định nảo thê hiện rõ pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống độc lập hay là cqng một hệ thống Cqng quan điểm với nhóm tác giả, NCS Trần H D Minh, Đại học Utrecht (2017) cong cho rằng Việt Nam đang kết hợp áp dụng cả thuyết nhất nguyên luận và nhị nguyên luận, thông qua việc Việt Nam xác định hiệu lực pháp

lý của điều ước quốc tế và mở ra khả năng áp dụng trực tiếp (theo thuyết nhất nguyên luận) trong khi trên thực tế tuyệt đại đa số điều ước quốc tế chỉ được áp dụng gián tiếp thông qua quá trình nội luật hoa bằng việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hay ban hành văn

bản quy phạm pháp luật (theo thuyết nhị nguyên luận).'°

Vấn đề mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia tại Việt Nam vẫn chưa đi đến kết luận thống nhất, do đó, vẫn tồn tại các ý kiến trái chiều như một số học giả

khác cho rằng Việt Nam đang xích lại gần trường phái nhất nguyên luận ”° Tuy nhiên,

nhóm tác giả không đồng ý với quan điểm trên vì không có một cơ sở luật định nào cho thấy Việt Nam xem hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế hòa nhập làm một mà dường như quan điểm chủ đạo chính là pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống độc lập nhưng có sự tác động qua lại lẫn nhau và có thể sắp vị trí giữa chúng với nhau, theo đó pháp luật quốc tế có vị trí cao hơn pháp luật quốc gia nhưng thấp hơn Hiến pháp Nhóm tác giả sẽ chứng minh nhận định này dựa trên các cơ sở pháp lý sau:

Trước hết, Điều 119(1) Hiến pháp 2013 quy định: “Hiến pháp là luật cơ bản

của nưíc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lÿ cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp v(i Hiến pháp.”

Cụ thê hóa tính tối cao của Hiến pháp, Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định rõ nguyên tắc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế là “&hêng trái với Hiến pháp nu(c Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều 3(L)); về mỗi quan hệ giữa điều ước quốc

Ngày đăng: 26/08/2024, 13:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w