Câu 2 4,0 điểm Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: “…Bên kia sông ĐuốngQuê hương ta lúa nếp thơm nồngTranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trongMàu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…” Bên k
Trang 1MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN
TT Năng
lực
câu
Cấp độ tư duy Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Tổng
% Số
câu
Tỉ lệ Số câu
Tỉ lệ Số câu
Tỉ lệ
lực
Đọc
Văn bản nghị luận (ngoài SGK)
II Năng
lực
Viết
Viết đoạn văn nghị luận xã hội
Nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích/ tác phẩm văn học
Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá
TT Kĩ năng Đơn vị
kiến thức/
Kĩ năng
Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
hiểu
Văn bản nghị luận
Nhận biết:
- Xác định được phương thức biểu đạt
- Nhận biết các chi tiết
Thông hiểu:
- Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ giữa chúng với luận đề của văn bản
- Phân tích được các biện pháp
tu từ, từ ngữ, câu khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng các hình thức này
Vận dụng:
- Trình bày được quan điểm
2 câu 2 câu 1 câu
Trang 2đồng tình hay không đồng tình với quan niệm của tác giả, nội dung chính của văn bản
văn nghị
luận xã hội
Nhận biết:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Thông hiểu:
- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm
Vận dụng:
- Nêu được những bài học rút
ra từ vấn đề nghị luận
- Thể hiện được sự đồng tình/không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn
đề nghị luận
Vận dụng cao:
- Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận
- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt
Nghị luận
so sánh, đánh giá hai đoạn trích/ tác phẩm văn học.
Nhận biết:
- Giới thiệu được ngắn gọn,
đầy đủ về hai đoạn trích/ tác phẩm văn học
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận
- Sử dụng các thao tác lập luận chính gồm so sánh, đánh giá trong bài viết
Thông hiểu:
- Lựa chọn được những cơ sở, căn cứ hợp lí, khoa học để so
Trang 3- Phân tích, chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn trích/ tác phẩm văn học
- Lí giải được lí do dẫn tới sự giống và khác nhau giữa hai đoạn trích/ tác phẩm văn học
Vận dụng:
Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của sự giống và khác nhau giữa hai văn bản theo quan điểm riêng của cá nhân
Vận dụng cao:
- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,
… để tăng sức thuyết phục cho bài viết
- Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết
Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
Phần I Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
“Cuộc sống không phải là sự ganh đua, hạnh phúc khởi nguồn từ sự trân trọng” Nếu có thể điều
tiết trọng tâm sự chú ý của mình một cách có ý thức, bạn sẽ lấy lại sự cân bằng mới mẻ cho tâm lí lệch lạc của mình trước kia Sự cân bằng này chắc chắn sẽ ổn định cảm xúc và tình cảm của bạn Cái gọi là
“ma đạo” từ tâm trí mà ra, thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau một ý niệm Chỉ khi thường xuyên gột rửa và cảnh tỉnh tâm trí của mình, bạn mới có thể đảm bảo không bị “tâm ma” khống chế, từ đó tránh được những tai họa vô cùng, không đi đến bước hại mình hại người.
Tư tưởng khác nhau thì đánh giá đối với sự việc xảy ra cũng hoàn toàn khác nhau, tất nhiên nó sẽ ảnh hưởng tới thái độ xử lí vấn đề, cũng ảnh hưởng đến đường đời của chúng ta sau này Xét cho cùng, sống trên đời cần phải có trí tuệ Nếu không đủ sáng suốt, vậy chí ít bạn phải có một tư tưởng khoáng đạt Dùng tư tưởng bi quan, hẹp hòi, hà khắc để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ thấy thế giới này toàn một màu u ám Dùng tư tưởng lạc quan, khoáng đạt và thấu hiểu để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ nhìn ra được mặt tốt đẹp của sự vật.
Khi nghĩ một cách thấu suốt, chúng ta mới có thể thấy được hạnh phúc của chính mình Sinh ra nơi trần thế, mỗi người đều phải trải qua phong ba, khổ nạn Đối diện với gian nan khốn khổ không thể tránh khỏi, nghĩ thấu chính là thiên đường, nghĩ quẩn chính là địa ngục.
(Trích Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ, Cảnh Thiên, NXB Trẻ, tr.23 - 25)
Thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:
Câu 1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Trang 4Câu 2 Theo văn bản: Khi nghĩ một cách thấu suốt, chúng ta mới có thể thấy được điều gì ?
Câu 3 Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn sau: “Cuộc sống không phải là sự ganh đua, hạnh
phúc khởi nguồn từ sự trân trọng.”
Câu 4 Biện pháp tu từ điệp cấu trức có tác dụng như thế nào trong câu văn: Dùng tư tưởng bi quan,
hẹp hòi, hà khắc để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ thấy thế giới này toàn một màu u ám Dùng tư tưởng lạc quan, khoáng đạt và thấu hiểu để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ nhìn ra được mặt tốt đẹp của sự vật.?
Câu 5 Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Đối diện với gian nan khốn khổ không thể tránh khỏi,
nghĩ thấu chính là thiên đường, nghĩ quẩn chính là địa ngục” không? Vì sao?
Phần II Làm văn (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của anh/chị về những việc tuổi trẻ cần làm
để có được hạnh phúc mỗi ngày
Câu 2 (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
“…Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp…”
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Ngữ văn12, Nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.72)
“…Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước một lối sống ông cha…”
(Đất Nước, trích chương V trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, tập 1,NXB Giáo dục, 2008, tr.117)
Chú thích:
- Nhà thơ Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt, quê gốc làng Lạc Thổ, thị trấn Hồ, Thuận Thành nhưng sinh ra tại làng Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang Hoàng Cầm sinh ngày 22
tháng 02 năm 1922 (theo tài liệu gia đình ông sinh ngày 6/2/1922) Ông học Tiểu học và Trung học ở Bắc Giang và Bắc Ninh Năm 1938, ông ra Hà Nội học trường Thăng Long Năm 1940, ông đỗ Tú tài toàn phần Sau đó nhận dịch sách cho Tân Dân xã của Vũ Đình Long Mới 15 tuổi ông đã bước vào thi đàn với tác phẩm “Hận ngày xanh”, rồi “Bông sen trắng” làm ngạc nhiên văn đàn cả nước, đến lúc này ông càng sáng tác nhiều với bút danh Hoàng Cầm Hoàng Cầm là tên vị thuốc đắng nhưng theo ông giải thích, ông yêu gỗ cây đan hoàng làm đàn rất đẹp mà lấy bút danh này Sự nghiệp thi ca của Hoàng Cầm càng bùng phát mạnh mẽ khi đi hoạt động cách mạng Năm 1948, khi 26 tuổi, Hoàng Cầm viết
Trang 5“Bên kia sông Đuống” với tình cảm yêu quê hương cháy bỏng, tinh thần lạc quan cách mạng lớn lao đã đưa Hoàng Cầm lên hàng thi sĩ tiêu biểu nhất trong kháng chiến chống Pháp
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, tên đầy đủ là Nguyễn Khoa Điềm, sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm,
xã Phong Hòa, huyện Phong Điềm, tỉnh Thừa Thiên-Huế Ông lớn lên trong một gia đình trí thức có truyền thống yêu nước và cách mạng, điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm hồn và tư tưởng của ông
Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc để học tại trường học sinh miền Nam, nơi ông bắt đầu hình thành và phát triển sự yêu thích đối với văn học và nghệ thuật
Sau khi tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm quyết định trở về Nam và tham gia vào phong trào học sinh, sinh viên thành phố Ông tham gia tích cực vào việc xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, và làm thơ Cuộc sống và tình yêu quê hương đã trở thành nguồn cảm hứng cho tác phẩm của ông Đoạn trích "Đất Nước" của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
là một phần trong chương V - trường ca "Mặt đường khát vọng." Nhan đề của đoạn trích trong sách giáo khoa đã được đặt là "Đất Nước," và điều này không chỉ nhấn mạnh vào chủ đề chính của tác phẩm
mà còn khẳng định một triết lý sâu sắc: "Đất Nước của Nhân Dân."
ĐÁP ÁN HƯỚNG DẪN
1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Trả lời sai: 0 điểm
0,5
2 Theo văn bản, Khi nghĩ một cách thấu suốt, chúng ta mới có thể thấy
được hạnh phúc của chính mình
- Trả lời đúng như đáp án: 0,5 điểm
0,5
3 Câu văn: Cuộc sống không phải là sự ganh đua, hạnh phúc khởi
nguồn từ sự trân trọng có thể hiểu:
- Cuộc sống không phải là sự cạnh tranh, đấu tranh chống lại nhau vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị,
sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác trong khi niềm vui, niềm hạnh phúc của con người đều bắt đầu từ ý thức biết tôn quý tất cả mọi thứ trong cuộc sống
- Đây là triết lí nhân sinh đúng đắn con người cần ghi nhớ
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được 2 ý : 1,0 điểm
- Trả lời được ½ ý: 0,5 điểm
- Không trả lời được 1 ý: 0 điểm
Lưu ý: hs trả lời tương đương vẫn cho điểm tối đa
1,0
4 - Biện pháp điệp cấu trúc: Dùng tư tưởng bạn sẽ thấy, Dùng tư
tưởng bạn sẽ nhìn …
- Hiệu quả nghệ thuật:
1,0
Trang 6+ Làm cho diễn đạt trở nên sinh động, có nhịp điệu.
+ Khẳng định nếu mỗi người chúng ta nhìn nhận mọi vấn đề bằng những tư tưởng khác nhau thì đánh giá đối với sự việc xảy ra cũng hoàn toàn khác nhau
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời được phép tu từ: 0,25 điểm
- Trả lời được tác dụng nghệ thuật: 0,25 điểm
- Trả lời được tác dụng nội dung: 0,5 điểm
- Không trả lời đúng: 0 điểm
Lưu ý: hs trả lời tương đương vẫn cho điểm tối đa
5 Thí sinh bộc lộ quan điểm cá nhân và lí giải phù hợp, thuyết phục
Chẳng hạn:
- Tôi đồng tình với ý kiến: Đối diện với gian nan khốn khổ không thể tránh khỏi, nghĩ thấu chính là thiên đường, nghĩ quẩn chính là địa ngục.
- Vì, trong cuộc đời con người bên cạnh hạnh phúc song hành vẫn luôn
có cả những khó khăn, vất vả, gian khổ gọi tên Khi đó, nếu nghĩ tích cực, thấu hiểu được căn nguyên khởi nguồn của gian nan, vất vả mà vượt qua, ta sẽ tìm thấy niềm vui, thấy quả ngọt Mặt khác trong gian khổ, khó khăn, mà không thể nghĩ thấu suốt để vượt qua rồi cứ mãi chìm đắm trong những thách thức ấy chắc chắn thứ đang chờ bạn sẽ là đường cùng
Hướng dẫn chấm:
- Nêu được đúng và đầy đủ như đáp án: 1,0 điểm
- Nêu được các lí lẽ, bằng chứng: 0,75 điểm
- Thể hiện được nhận xét, đánh giá sâu sắc: 0,25 điểm
Lưu ý: hs trả lời tương đương vẫn cho điểm tối đa
1,0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của
anh/chị về những việc tuổi trẻ cần làm để có được hạnh phúc mỗi ngày.
2,0
a Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ)
của đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Những việc tuổi trẻ cần làm để có được hạnh phúc mỗi ngày.
0,25
c Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
1 Mở đoạn.
Giới thiệu vấn đề nghị luận
0,5
Trang 72 Thân đoạn
- Giải thích
Hạnh phúc là trạng thái tinh thần vui vẻ, là sự thoả mãn của con người
khi đạt được một điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Phân tích (những việc tuổi trẻ cần làm để có hạnh phúc)
+ Tuổi trẻ cần biết tạo cho mình những thói quen lành mạnh: cười
nhiều hơn, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, dọn dẹp trang trí
không gian sống, tăng cường kết nối, giao lưu với mọi người để có
được hạnh phúc + Các bạn trẻ cũng cần trao đi yêu thương để nhận lại
hạnh phúc cho chính mình Sống lạc quan tích cực, từng bước hoàn
thiện bản thân, luôn chủ động tìm kiếm và tạo dựng hạnh phúc bền
vững
+ Tuổi trẻ cũng cần học cách chấp nhận những điều bi quan, nghịch
cảnh và chủ động đối mặt | với thử thách, chông gai để bảo vệ hạnh
phúc |
cho mình
- Dẫn chứng:
Phong cách sống Hygge, một | phong cách sống hạnh phúc, được phát
triển | mạnh mẽ ở Đan Mạch Các bạn trẻ ở đất nước | này rất trân
trọng lối sống chậm, hướng về gia | đình, hoà mình vào thiên nhiên,
điềm tĩnh và tin tưởng vào bản thân Vì thế mỗi ngày với họ đều là một
ngày hạnh phúc
-3 Kết đoạn
Hạnh phúc của bản thân mình là do chính mình quyết định Vì thế hãy
“hạnh phúc liền giây phút này ” như lời bài thiền ca thúc giục
d Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp
để triển khai vấn đề nghị luận
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu,
phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng
0,5
đ Diễn đạt:
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu
trong đoạn văn
0,25
e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
a Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ
0,5
Trang 8c Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Xác định được các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý theo bố cục hợp lí ba phần của bài văn nghị luận
1 Mở bài
- Quê hương, đất nước là một đề tài xuyên suốt, nổi bật trong văn học Việt Nam Nhiều tác phẩm viết về đề tài này đã thể hiện những suy tư sâu sắc, niềm tự hào dân tộc và tình yêu quê hương, đất nước của các
nhà thơ
- Giới thiệu hai tác phẩm:
+ Vào một đêm giữa tháng 4 – 1948 ở Việt Bắc, Hoàng Cầm nghe tin
giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động viết bài thơ Bên kia
sống Đuống
+ Năm 1971, ở chiến khu Trị Thiên, hướng về tuổi trẻ Việt Nam trong
những ngày sục sôi đánh Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm viết trường ca Mặt
đường khát vọng, trong đó có chương V – Đất Nước Cả hai tác phẩm
đều được xem là thành tựu xuất sắc của thơ ca Việt Nam hiện đại
2 Thân bài
a Trích đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống:
- Bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm là hoài niệm về quê
hương thanh bình trong quá khứ và nỗi xót xa trước quê hương đau
thương trong hiện tại Đoạn trích nằm ở phần đầu của bài thơ, thể hiện niềm yêu mến, tự hào về quê hương Kinh Bắc tươi đẹp, trù phú, giàu
truyền thống văn hóa
- Câu thơ “Bên kia sông Đuống” gợi điểm nhìn trong tâm tưởng
Dường như nhà thơ đang ở bên này – vùng tự do, mà nhìn về bên kia – nơi quê hương bị giặc chiếm đóng, từ đó gợi dậy bao hồi tưởng về
Kinh Bắc ngày xưa tươi đẹp, thanh bình
- Trong 3 câu tiếp theo, quê hương được tái hiện vừa khái quát, vừa cụ thể Đời sống vật chất được gợi lên từ hương vị lúa nếp thơm nồng
Đời sống tinh thần hội tụ trong nét văn hóa đặc sắc: Tranh Đông Hồ Ở hai câu thơ nói về tranh Đông Hồ, tác giả đã nêu bật cái chất dân gian, cái hồn dân tộc của tranh Đông Hồ từ đề tài, ý nghĩa đến màu sắc, chất liệu độc đáo Các từ tươi trong, sáng bừng vừa gợi tả, vừa gợi cảm
Cụm từ màu dân tộc mang nhiều ý nghĩa (Nghĩa đen: chất liệu, màu
sắc lấy từ đất đá, cây cỏ của quê hương Nghĩa bóng: hình ảnh quen
thuộc trong đời sống hàng ngày, nghệ thuật vẽ tranh dân gian – tất cả
tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo)
b Trích đoạn thơ trong bài Đất Nước:
- Trường ca Mặt đường khát vọng viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các
thành thị vùng tạm chiếm ở miền Nam: nhận rõ bộ mặt xâm lược của
đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, ý thức được sứ mệnh của
thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến
1,0
Trang 9đấu của toàn dân tộc Đoạn thơ trích thuộc phần đầu của chương V.
- Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” chi phối cách cảm nhận của nhà thơ về các phương diện địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước
- Tám câu đầu: Tác giả cảm nhận đất nước qua những địa danh, thắng cảnh Những địa danh, thắng cảnh ấy gần với cuộc sống, số phận, tính cách của nhân dân, được cảm thụ qua tâm hồn nhân dân Các hình ảnh, cảnh vật gợi cảm nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng: núi Vọng Phu, hòn
Trống Mái (tình nghĩa thủy chung, thắm thiết), Thánh Gióng (sức
mạnh bất khuất, núi Bút non Nghiên (truyền thống hiếu học)… Qua
đó Đất Nước hiện lên vừa gần gũi vừa thiêng liêng
- Trong trích đoạn thơ, tác giả đã sử dụng những cất liệu văn hóa dân
gian để nói về đất nước Đây cũng là biểu hiện chiều sâu tư tưởng đất
nước của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo của nhà thơ
- Hai câu cuối nâng ý thơ lên tầm khái quát: Sự hóa thân của nhân dân vào bóng hình đất nước Nhân dân chính là người đã tạo dựng, đã đặt
tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông, miền đất
này
2.3 So sánh:
a Điểm tương đồng:
- Hai trích đoạn thơ đều thể hiện sự cảm nhận về quê hương, đất nước qua những địa danh, hình ảnh, cảnh vật cụ thể, gợi nhiều liên tưởng;
qua mạch nguồn, chất liệu văn hóa dân gian, dân tộc
- Cả hai cách cảm nhận trong hai trích đoạn thơ đều làm nổi bật truyền thống văn hóa, vẻ đpe tâm hồn của con người Việt Nam, khơi sâu thêm niềm yêu mến, tự hào về nhân dân, đất nước
b Nét khác biệt:
- Trích đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống hướng về một miền quê cụ thể với cảm xúc trữu tình tha thiết: tình yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương của chính mình Ở trích đoạn thơ trong Đất Nước, nhà thơ nói về nhiều miền quê vơi suy tư sâu lắng: đất nước là của nhân
dân
- Trích đoạn thơ trong Bên kia sông Đuống thể hiện sự tinh tế của
người nghệ sĩ trong cảm nhận vẻ đẹp riêng của quê hương Trích đoạn thơ trong Đất Nước thể hiện tư duy chính luận sắc sảo của tác giả trong cảm nhận những cảnh vật, địa danh…có sức khái quát cao về dân tộc, đất nước
- Chính những nét cảm nhân riêng nói trên đã góp phần tạo nên sức lối cuốn, hấp dẫn của từng bài thơ cũng như sự phong phú, đa dạng của
thơ ca viết về quê hương, đất nước
3 Kết bài
Trang 10- Đảm bảo cấu trúc: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề
- Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ vấn đề nghị luận
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp
để triển khai vấn đề nghị luận: Cảm nhận về 2 đoạn thơ
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng
đ Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản
0,25
e Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ
0,5