Mỗi cá nhân cần học cách chịu trách nhiệm với từng bình luận, nút like, share của mình, góp phần tạo ra một môi trường mạng văn minh, lành mạnh, nơi mọi người chia sẻ, lan tỏa những thôn
Trang 1MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Môn: Ngữ văn
TT Năng
lực
câu
Cấp độ tư duy Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Tổng
% Số
câu
Tỉ lệ Số
câu
Tỉ lệ Số
câu
Tỉ lệ
lực
Đọc
Văn bản thông tin (ngoài SGK)
II Năng
lực
Viết
Viết đoạn văn nghị luận
xã hội
Viết bài văn nghị luận văn học
IV Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá
năng
Đơn vị
kiến thức/Kĩ năng
Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
hiểu
Đọc hiểu văn bản thông tin
Nhận biết:
- Nhận biết được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong văn bản thông tin
- Nhận diện, xác định được các
chi tiết, dữ liệu trong văn bản
Thông hiểu:
- Phân tích và đánh giá được
đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; lí giải được thái độ và quan điểm của người viết
- Chỉ ra được mực đích của người viết
Vận dụng:
Rút ra ý nghĩa hay tác động
2 câu 2 câu 1
câu
0
Trang 2của thông tin trong văn bản đối với bản thân
đoạn văn nghị
luận xã hội
Nhận biết:
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận
- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Thông hiểu:
- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm
Vận dụng:
- Nêu được những bài học rút
ra từ vấn đề nghị luận
- Thể hiện được sự đồng tình/
không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn đề nghị luận
Vận dụng cao:
- Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận
- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt
Viết văn bản nghị
luận về một tác phẩm văn học
Nhận biết:
- Giới thiệu được đầy đủ thông tin chính về tên tác phẩm, tác giả
- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận
Thông hiểu:
- Trình bày được những nội dung khái quát của tác phẩm
- Nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc
- Kết hợp được lí lẽ và dẫn
Trang 3chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
Vận dụng:
- Nêu được những bài học rút
ra từ tác phẩm
- Thể hiện được sự đồng tình / không đồng tình với thông điệp của tác giả (thể hiện trong tác phẩm)
Vận dụng cao:
- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,
… để tăng sức thuyết phục cho bài viết
- Vận dụng hiệu quả những kiến thức tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết
Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ.
Phần I Đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHỨC NHỐI TRÀO LƯU PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN TRÊN MẠNG XÃ HỘI
Những ngày gần đây, thực trạng phân biệt vùng miền lại đang xuất hiện tràn lan trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
* Mỉa mai, châm chọc phân biệt vùng miền – hiện tượng phi văn hóa
Kì thị, phân biệt vùng miền Bắc - Nam, thành thị với nông thôn… đây không phải vấn đề mới Thế nhưng, trên thực tế, sự kì thị vùng miền vẫn còn âm ỉ trong một bộ phận những người có suy nghĩ lệch lạc.
Đáng buồn hơn, "vấn nạn" này lại nhận được sự tham gia của không ít người như một cách giải trí tai hại.
Mỉa mai, châm chọc phân biệt về từng vùng miền, thậm chí nói lái, công kích bằng những ngôn
từ miệt thị - hiện tượng phi văn hóa này không dừng lại ở ý kiến cá nhân mà đang nhân rộng trên nhiều nền tảng mạng xã hội theo xu hướng kích động.
Bắt nguồn từ việc so sánh hình ảnh tập quán khác nhau giữa hai vùng miền, nay trào lưu này trở nên biến tướng Thậm chí ở bất kì một chủ đề nào được đăng tải trên mạng xã hội, những cụm từ này đều đồng loại xuất hiện từ hàng loạt các tài khoản ảo, ẩn danh Với lòng tự tôn quê hương vốn có của mỗi người, nhiều cuộc tranh cãi từ đó xảy ra Họ sẵn sàng phê phán cái sai bằng một cái sai khác.
Nhiều chuyên gia nhận định trào lưu này không chỉ phản ánh giới hạn ứng xử của một bộ phận người dùng mạng xã hội mà có thể ẩn chứa âm mưu chia rẽ cộng đồng của thế lực thù địch mà chúng
ta cần hết sức bình tĩnh ứng phó.
Trang 4Dù là vô tình hay cố ý thì lời nói mỉa mai, châm chọc, phân biệt vùng miền có thể xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của một cá nhân hay tập thể sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng Hơn nữa, người có hành vi phân biệt, miệt thị vùng miền còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự,phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc cao nhất từ 7 đến 15 năm.
Thực trạng phân biệt vùng miền lại đang xuất hiện tràn lan trên nhiều nền tảng mạng xã hội
(nguồn vtv)
* Lời nói ảo nhưng tổn thương lại là thật
Nhân cái đẹp, dẹp cái xấu là cách mà nhiều người đã và đang thực hiện để chung tay đẩy lùi hành vi phản cảm, những trào lưu tiêu cực ảnh hưởng đến tâm lý, tư duy, lối sống của giới trẻ trên các trang mạng xã hội.
Khi những bình phẩm miệt thị, phán xét từ mạng xã hội trở thành một xu hướng giao tiếp trong đời sống, nhiều bạn trẻ đã phải đối diện với vô số lời trêu đùa, chế nhạo về quê hương mình trong suốt thời gian qua Để rồi từ những lời nói ảo nhưng tổn thương lại là thật.
Thay vì chạy theo các trào lưu tiêu cực, việc chia sẻ về những hình ảnh, video tích cực về các vùng miền là cách nhiều bạn trẻ đang lựa chọn để phản bác lại những luận điệu chia rẽ cà để chứng
tỏ, nơi đâu mình sống cũng là quê hương.
Nhiều tổ chức, hội sinh viên cũng đang nỗ lực thực hiện nhiều hoạt động gắn kết giữa các vùng miền với nhau.
Mỗi cá nhân cần học cách chịu trách nhiệm với từng bình luận, nút like, share của mình, góp phần tạo ra một môi trường mạng văn minh, lành mạnh, nơi mọi người chia sẻ, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp.
(Theo Tiến Tú, Lê Phức, VTV online, https://vtv.vn/, ngày 08/12/2023) Chú thích:
(*) : Parky là cụm từ với mục đích chế giễu người miền Bắc Việt Nam Trào lưu này đã tạo ra những phản ứng gay gắt trên không gian mạng, thể hiện sự phân biệt vùng miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1 Xác định một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2 Chỉ ra cách trình bày dữ liệu trong văn bản.
Câu 3 Nêu cách hiểu của anh/chị về ý kiến: Mỗi cá nhân cần học cách chịu trách nhiệm với từng bình
luận, nút like, share của mình, góp phần tạo ra một môi trường mạng văn minh, lành mạnh, nơi mọi
Trang 5người chia sẻ, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp.
Câu 4 Mục đích của tác giả qua văn bản trên.
Câu 5 Anh/chị có hưởng ứng trào lưu phân biệt vùng miền trên mạng xã hội không? Vì sao?
II PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
Câu 2 (4,0 điểm)
Viết bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích những đặc sắc nổi bật về hình thức nghệ thuật truyện ngắn
“Ván cờ đầu xuân” của nhà văn Nguyễn Trí Công.
Mới 13 tuổi mà thằng Hiển đã nổi danh là một tay cao thủ cờ tướng Thoạt đầu thằng Hiển tập chơi với anh nó ở nhà, rồi do mê cờ, nó mua thêm sách dạy đánh cờ tướng về nghiên cứu các thế “độc chiêu” Từ một tay cờ chưa “sạch nước cản” nó đã hạ anh nó, rồi tới ba nó, bằng những nước cờ
“thần sầu, quỷ khốc” Đó là nhờ nó chịu khó học thuộc lòng trong sách nên đi nhuyễn như cháo.
(Tóm lược một đoạn: Hiển còn đi xa hơn nữa Nó đạt giải nhất cờ tướng của trường, giành
chức vô địch toàn phường Thằng Hiển lịm đi vì sung sướng Dưới mắt nó bây giờ chẳng ai còn đáng
là địch thủ của nó nữa Càng lúc Hiển càng ra vẻ ta đây, không thèm đánh cờ với bạn bè cùng xóm nữa Thế rồi căn nhà ở kế nhà nó đổi chủ Người chủ mới là một bác cán bộ về hưu vui tính).
Tết năm nay đến sớm quá nên ai cũng vội vội vàng vàng lo trang hoàng nhà cửa, sắm sửa mọi thứ cho ba ngày xuân Nhà thằng Hiển chưng một cành mai lớn, vàng hực Nó hãnh diện treo lên tường hai cái bằng chứng nhận vô địch cờ tướng của trường, của phường và đứng ngắm không chán mắt Trên đầu tủ búp-phê, ba nó trang trọng đặt chiếc cúp vô địch phường tặng, dưới đế cúp, má nó trải một tấm khăn vuông thêu rồng, phụng tuyệt đẹp Ý hẳn với những chiến tích đó, ba má nó sẽ mở mày mở mặt với bạn bè đến thăm Chắc chắn họ sẽ không tiếc lời ca tụng thằng nhỏ “thần đồng” của ông bà.
Sáng mồng một, bác cán bộ về hưu và hai anh con trai sang nhà thằng Hiển chúc Tết Họ bước qua xác pháo đỏ ngập sân nhà thằng Hiển với nụ cười trên môi Ba má thằng Hiển đón bác cán bộ vào nhà, vui vẻ trò chuyện Nhìn thấy bằng chứng nhận và chiếc cúp, bác cán bộ cười nói:
- Ông bà có cậu con trai giỏi cờ quá nhỉ.
- Bác quá khen! – Ba thằng Hiển đáp và nhìn má nó một cách hãnh diện.
- Cháu nó tự học chơi cờ đấy – Ba thẳng Hiển nói thêm.
- Chơi cờ là một thú vui thanh tao, cốt rèn luyện tâm tính con người cho bình tĩnh, thận trọng chứ không cốt cao thấp ông bà ạ – Bác cán bộ điềm đạm nói.
Thằng Hiển đứng sau rèm buồng đợi bác cán bộ khen ngợi thêm nhưng nó bực dọc khi nghe bác cán bộ có vẻ “lên lớp” Nó tức lắm, giả dụ mà có dịp, nó sẽ cho “ông già” này biết thế nào là “lễ độ”.
Và hình như “ông già” đó đoán được nó đang nghĩ gì nên vui vẻ nói:
- Giá có cháu ở nhà, nhân dịp đầu xuân, tôi chơi với cháu vài ván cho vui.
Vốn muốn khoe tài con, ba thẳng Hiển vội nói:
- Cháu nó đang ở nhà Nếu bác muốn, tôi gọi cháu ra hầu bác vài ván cho vui.
Bác cán bộ về hưu gật gù:
- Hay lắm! Hay lắm! Hồi trong chiến khu, mỗi dịp Tết, tôi cũng rất thích đánh cờ với anh em trong cơ quan Chà! Hiếm khi được đấu cờ với nhà vô địch.
Trang 6Không đợi ba gọi, thằng Hiển đã bước ngay ra, tay cầm bộ cờ giấy Nhìn thấy quân cờ gỗ, bàn
in bằng giấy, bác cán bộ xua xua tay:
- Ôi! Chơi cờ phải chơi bằng quân cờ tiện bằng đồi mồi, bàn cờ phải là bàn cờ đồi mồi mới thích – Ông đưa mắt nhìn hai người con – Đứa nào về nhà mang qua đây cho ba bàn cờ
Một trong hai anh con trai của bác cán bộ về hưu lập tức quay về nhà và nhanh chóng trở lại với bộ cờ đồi mồi trên tay Trái với sự nôn nóng của thằng Hiển, bác cán bộ chậm rãi, từ tốn mở bàn
cờ ra và nhẹ nhàng sắp những quân cờ đã lên nước bóng lộn, đẹp tuyệt Nhìn thấy bộ cờ của bác cán
bộ, thằng Hiển thèm nhỏ dãi Nó nuốt nước miếng ừng ực Ồ! Đoạt giải cờ trong trường, vô địch phường mà chả ai tặng nó được bộ cờ đẹp đến thế Thật uổng.
Vốn tự phụ, thằng Hiển chọn quân đỏ vì quân xanh được quyền đi trước Nhưng bác cán bộ đã nhẹ nhàng nói:
- Chơi cờ phải có tôn ti trật tự nữa cháu ạ? Nếu đấu với người lớn, cháu phải nhường cho họ đi quân đỏ.
Và bác cán bộ đưa tay ra, mỉm cười bảo:
- Thôi được, xin mời!
[ ] Gian nhà bỗng chìm trong im lặng Tiếng đồng hồ tích tắc nghe rõ mồn một Không gian như lắng đọng lại Thằng Hiển ra quân như vũ bão Nó quyết tâm chứng tỏ cho “ông già” này biết rằng cờ của nó cao như thế nào và cũng muốn nhắc ông ta đừng lên mặt dạy đời Nhưng “ông già” trước mặt nó, lạ chưa, lại bình thản “phá nát” những thế cờ “gài” của nó và thủng thỉnh “lượm” của
nó hết pháo, mã tới xe Bấy giờ thằng Hiển mới giật mình Trời đất! Chuyện gì lạ vậy? Cái nước cờ hiểm hóc của nó đã bị rơi vào thế bị động [ ]
Ván cờ thứ nhất kết thúc bằng một tiếng cười sảng khoái của bác cán bộ Thằng Hiển đã thua [ ].
Ván cờ thứ hai diễn ra lâu hơn Thằng Hiển tỏ ra thận trọng, đi cờ hết sức cẩn thận Nhưng sao thế kia? Dù lần này nó được quyền đi trước, nó vẫn không tài nào chiếm được thượng phong Những quân
cờ của nó kẹt cứng, không còn biết đường nào mà chạy mà lui nữa Thôi thế là cầm chắc thảm bại rồi Thằng Hiển toát mồ hôi, tai nó ù lên, mắt nó mờ đi Nó thẫn thờ nhìn con tướng “kẹt” cứng trong vòng vây cờ của bác cán bộ về hưu Ván thứ hai nó đã bí, nghĩa là nó đã thua, thua một cách cay đắng Ba
má thằng Hiển cũng lặng người đi, chẳng ai thốt lên tiếng nào Bình thản xếp cờ vào hộp cờ mà cũng
là bàn cờ, bác cán bộ khẽ nói:
- Cháu đánh khá lắm! Bằng tuổi cháu bác chưa bằng cháu bây giờ đâu.
Thằng Hiển chợt ứa nước mắt Nỗi tức giận lẫn đau khổ đang dày xéo lòng nó Nhưng bác cán
bộ đã vỗ nhẹ lên vai nó:
- Chẳng có gì phải buồn cháu ạ Đây chỉ là một trò chơi, một thú tiêu khiển thanh tao Nếu chúng ta lấy nó làm mục đích của đời mình thì chúng ta phải hết sức khiêm tốn mà học hỏi thêm Rồi bác cháu ta còn có dịp trao đổi những ván cờ hay, thú vị hơn những ván cờ vừa rồi.
Bác cán bộ cầm bộ cờ đứng lên, chào ba má thằng Hiển rồi cùng hai người con trai ung dung
ra cửa Thằng Hiển ngồi bất động trên ghế, lòng buồn man mác Một bàn tay khẽ đặt lên vai nó, rồi tiếng anh Vinh nó vang lên:
- Đấy, em thấy không, cao sơn tất hữu cao sơn Núi cao tất có núi cao hơn Nhưng thôi, em còn
có thời gian để rèn luyện thêm, em ạ.
Thằng Hiển ngước lên nhìn hai cái chứng nhận cúp vô địch Nó chợt thấm thía lời bác cán bộ
Trang 7về hưu cũng như thấm sâu hơn những lời nói của anh nó Thằng Hiển cúi mặt thở dài Ván cờ đầu xuân với bác cán bộ về hưu là bài học đáng ghi nhớ của nó.
(Ván cờ đầu xuân, Nguyễn Trí Công, Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tr 48-56)
Chú thích:
Nhà văn Nguyễn Công Trí tên thật là Nguyễn Trí Công, sinh năm 1954 tại An Giang Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp thành phố Ông là hội viên Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang công tác tại
Nhà xuất bản Trẻ Các tác phẩm đã xuất bản: Cô giáo Thủy, Cô bé khéo tay, Sự tích lông nhím Ông được Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng giải thưởng Văn học thiếu nhi với tác phẩm “Dũng Sài Gòn”.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
1 Một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản:
Hai bức ảnh về thực trạng phân biệt vùng miền lại đang xuất hiện tràn lan trên nhiều nền tảng mạng xã hội, các dẫn chứng bằng số liệu, các
đề mục được in đậm, phần sapo…
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời được 1 phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: 0,5 điểm
- Học sinh không trả lời: 0 điểm
0,5
2 Cách trình bày dữ liệu trong văn bản: Tổ chức thông tin theo tầm quan
trọng của vấn đề: thực trạng của việc trào lưu phân biệt vùng miền, nguyên nhân của thực trạng, hậu quả để lại
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm
- Học sinh không trả lời: 0 điểm
0,5
3 Ý kiến:“Mỗi cá nhân cần học cách chịu trách nhiệm với từng bình
luận, nút like, share của mình, góp phần tạo ra một môi trường mạng văn minh, lành mạnh, nơi mọi người chia sẻ, lan tỏa những thông điệp tốt đẹp” có nghĩa là:
+ Mọi hành động trên mạng xã hội từ việc bình luận, like, share đều ảnh hưởng đến môi trường trực tuyến
+ Mỗi cá nhân cần có ý thức, có trách nhiệm trước mỗi hành động của mình
+ Chính hành động ấy lan toả những điều tốt đẹp và góp phần xây dựng một cộng đồng, môi trường trực tuyến lành mạnh
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời được 2/3 ý trong đáp án: 0,75 điểm.
- Học sinh trả lời có ý đúng: từ 0,25 đến 0,5 điểm
- Học sinh trả lời sai, không trả lời: không cho điểm
Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết
1,0
Trang 8phục thì vẫn cho điểm
4 Mục đích của người viết:
+ Chỉ ra thực trạng nhức nhối của việc phân biệt vùng miền trên mạng
xã hội
+ Nâng cao nhận thức của người đọc về tác hại của việc phân biệt vùng miền
+ Kêu gọi mọi người chung tay đẩy lùi hành vi này
Hướng dẫn chấm:
- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 số ý: 0,5 - 0,75 điểm
- Trả lời tương đương như đáp án được 1/3 số ý: 0,25 - 0,5 điểm
- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm
Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết
phục thì vẫn cho điểm
1,0
5 Hs đưa ra qua điểm và có sự lí giải hợp lí
Hướng dẫn chấm:
- Hs đưa ra được nhứng giải pháp cụ thể, hợp lí: 1,0 điểm
- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm
(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết
phục thì vẫn cho điểm)
1,0
1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
2,0
a Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn
Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành
0,25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay
0,25
c Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:
1 Mở đoạn:
Giới thiệu vấn đề nghị luận
2 Thân đoạn
- Giải thích: Thử thách là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó, buộc con người ta phải vượt qua
- Phân tích, chứng minh :
+ Tại sao tuổi trẻ cần “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc
0,5
Trang 9++ Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo
dục từ gia đình, nhà trường và xã hội;
++ Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ;
++ Minh chứng bằng những tấm gương vượt khó, học giỏi, sống tốt;
những học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng đã vươn lên để gặt
hái những thành quả tốt đẹp
- Bàn bạc mở rộng:
+ Ý nghĩa: Khi “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc
sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có
sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc
đời của mình…
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống trong sợ hãi: sợ khó, sợ
khổ, trở thành người nhụt chí, thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước những
cám dỗ của cuộc sống
3 Kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp:
- Về nhận thức: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh
thần tìm mọi cách vượt qua
- Về hành động: tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động
trải nghiệm cuộc sống…
d Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp
để làm rõ vấn đề nghị luận:
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng
0,5
đ Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu
trong đoạn văn
0,25
e Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ
0,25
2 Viết bài luận (khoảng 600 chữ) phân tích những đặc sắc nổi bật về
hình thức nghệ thuật truyện ngắn “Ván cờ đầu xuân” của nhà văn
Nguyễn Trí Công.
4,0
a Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học 0,25
b Xác định đúng vấn đề nghị luận
Những đặc sắc nổi bật về hình thức nghệ thuật truyện ngắn “Ván
cờ đầu xuân”
0,5
c Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết 1,0
Trang 10- Xác định được các ý chính của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
1 Mở bài:
Giới thiệu tác giả tác phẩm và vấn đề nghị luận
2 Thân bài: Phân tích một số nét đặc sắc nổi bật về hình thức nghệ
thuật của truyện:
- Cốt truyện gắn với cuộc sống đời thường giản dị, gần gũi mà hấp
dẫn, với tình huống kịch tính: kể về cuộc gặp gỡ giữa Hiển và bác cán
bộ về hưu Qua ván cờ đầu xuân, bác đã dạy cho Hiển bài học về lòng
khiêm tốn, biết kính trên nhường dưới, phải cố gắng mỗi ngày, không
nên tự cao tự đại
- Cách đặt nhan đề “Ván cờ đầu xuân” gợi hứng thú, thu hút người
đọc, gợi khả năng phỏng đoán cho người đọc
- Người kể chuyện giấu mặt với điểm nhìn toàn tri: nhập sâu vào suy
nghĩ nhân vật, hiểu được những gì đang diễn ra trong nhân vật (khi
hiểu được những cảm giác của Hiển, bố mẹ Hiển, bác cán bộ về hưu)
-> Cách kể chuyện hấp dẫn, có duyên; câu chuyện sinh động
- Xây dựng tính cách nhân vật rõ nét với nhiều chi tiết tiêu biểu, thủ
pháu tương phản: Hiển – cậu bé giỏi đánh cờ nhưng tự mãn, kiêu ngạo;
bố mẹ Hiển: luôn tự hào thái quá về con, khiến con thêm kiêu căng, tự
phụ; bác cán bộ về hưu: điềm đạm, sâu sắc
(Học sinh nêu một số dẫn chứng)
- Dựng không gian-thời gian: Không gian căn nhà của Hiển, thời gian
là dịp tết đầu xuân năm mới, đó là không gian vừa thân thuộc gần gũi
với mỗi người, lại vừa có ý nghĩa biểu tượng gắn với nhận thức mới
mẻ của nhân vật sau khi nhận được bài học đắt giá
3 Kết bài: Khái quát lại vấn đề, đánh giá tác phẩm, rút ra triết lí nhân
sinh:
Cốt truyện đơn giản, ít nhân vật nhưng có sự lôi cuốn, hấp dẫn, triết lí
nhân sinh sâu sắc – mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính khiêm
tốn, kiên trì, học hỏi mỗi ngày
d Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp
để triển khai vấn đề nghị luận
- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù
hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng
Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
đ Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn
0,25