1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề 22 đề văn tốt nghiệp thpt mới 2025

10 78 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân số già hóa
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề thi
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 385,81 KB

Nội dung

Nêu tác dụng của việc trích dẫn bình luận của những chuyên gia dân số trong văn bản.Câu 4.. Bài thơ "Dáng Mẹ" in trong tập thơ" Vào chùa gặp tiên" ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 1 Tổ chức thôn

Trang 1

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

Môn: Ngữ văn

TT Năng

lực

câu

Cấp độ tư duy Nhận biết Thông

hiểu

Vận dụng Tổng

% Số

câu

Tỉ lệ Số

câu

Tỉ lệ Số

câu

Tỉ lệ

lực

Đọc

Văn bản thông tin (ngoài SGK)

II Năng

lực

Viết

Viết đoạn văn nghị luận

xã hội

Nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích/ tác phẩm văn học

IV Bản đặc tả yêu cầu các kĩ năng kiểm tra, đánh giá

năng

Đơn vị

kiến thức/Kĩ năng

Mức độ đánh giá Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

hiểu

Đọc hiểu văn bản thông tin

Nhận biết:

- Nhận biếtcách trình bày dữ liệu thông tin

- Nhận biết được các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ, được sử dụng trong văn bản

Thông hiểu:

- Chỉ ra được hiệu quả, tác dụng của cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin trong văn bản

- Lí giải được thái độ và quan điểm của người viết

Vận dụng:

- Có quan điểm riêng trong

2 câu 2 câu 1

câu

0

Trang 2

đánh giá, phê bình văn bản dựa trên trải nghiệm của cá nhân

đoạn văn nghị

luận xã hội

Nhận biết:

- Giới thiệu được vấn đề nghị luận

- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận; đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Thông hiểu:

- Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp

- Kết hợp được lí lẽ và dẫn chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm

Vận dụng:

- Nêu được những bài học rút

ra từ vấn đề nghị luận

- Thể hiện được sự đồng tình/

không đồng tình đối với thông điệp được gợi ra từ vấn

đề nghị luận

Vận dụng cao:

- Đánh giá được đặc sắc của vấn đề nghị luận

- Thể hiện rõ quan điểm, cá tính trong bài viết; sáng tạo trong cách diễn đạt

Nghị

luận so sánh, đánh giá hai đoạn trích/ tác phẩm văn học.

Nhận biết:

- Giới thiệu được ngắn gọn,

đầy đủ về hai đoạn trích/ tác phẩm văn học

- Đảm bảo cấu trúc, bố cục của một văn bản nghị luận

- Sử dụng các thao tác lập luận chính gồm so sánh, đánh giá trong bài viết

Thông hiểu:

- Lựa chọn được những cơ sở, căn cứ hợp lí, khoa học để so

Trang 3

- Phân tích, chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa hai đoạn trích/ tác phẩm văn học

- Lí giải được lí do dẫn tới sự giống và khác nhau giữa hai đoạn trích/ tác phẩm văn học

Vận dụng:

Đánh giá được ý nghĩa, giá trị của sự giống và khác nhau giữa hai văn bản theo quan điểm riêng của cá nhân

Vận dụng cao:

- Sử dụng kết hợp các phương thức miêu tả, biểu cảm, tự sự,

… để tăng sức thuyết phục cho bài viết

- Vận dụng hiệu quả những kiến thức Tiếng Việt lớp 12 để tăng tính thuyết phục, sức hấp dẫn cho bài viết

Ghi chú: Phần viết có 02 câu bao hàm cả 4 cấp độ.

Phần I Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau

Việt Nam đối mặt với dân số già TTO - Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026 - 2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10 - 19,9%.

Như vậy, như nhiều chuyên gia từng cảnh báo, VN chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa Và

từ 2054 - 2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20 - 29,9% VN cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số già" vào nhóm nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha 45 năm

Dân số già nhanh

Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24-12, ông Nguyễn Doãn Tú, tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế "Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà

mẹ từ 2006 đến nay" - ông Tú chia sẻ.

Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình

Trang 4

trẻ ít dám sinh con Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học" - ông Tú bình luận.

Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.

"Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn" - ông Tú khuyến cáo.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% sống bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.

Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới

có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng

về an sinh xã hội.

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Tổng cục Dân số - KHHGĐ - Đồ họa: TUẤN ANH

(Theo Lan Anh, https://tuoitre.vn, ngày 25/12/2020)

Thục hiện các yêu cầu từ 1 đến 5:

Câu 1 Cách trình bày dữ liệu thông tin trong văn bản.

Câu 2 Chỉ ra các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản

Câu 3 Nêu tác dụng của việc trích dẫn bình luận của những chuyên gia dân số trong văn bản.

Câu 4 Nêu quan điểm của người viết thể hiện qua văn bản trên.

Trang 5

Câu 5 Anh/ chị hãy chỉ ra một số tác hại khi dân số già đi.

Phần II VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi

trẻ có ý nghĩa

Câu 2 (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận về hình tượng người mẹ được khắc họa trong hai văn bản sau:

Lưng mẹ còng rồi

Cau thì vẫn thẳng

Cau-ngọn xanh rờn

Mẹ-đầu bạc trắng

Cau ngày càng cao

Mẹ ngày một thấp

Cau gần với giời

Mẹ thì gần đất!

Ngày con còn bé

Cau mẹ bổ tư

Giờ cau bổ tám

Mẹ còn ngại to!

Một miếng cau khô

Khô gầy như mẹ

Con nâng trên tay

Không cầm được lệ

Ngẩng hỏi giời vậy

-Sao mẹ ta già?

Không một lời đáp

Mây bay về xa.

Mẹ, Đỗ Trung Lai, Đêm sông Cầu, NXB

Quân đội nhân dân, 2003

Vầng trăng rơi xuống vẫn tròn Khi mình vốc nước trăng còn trên tay

Mẹ như chiếc lá tre gầy Thân cò lặn lội cuốc cày sớm trưa

Tiết trời đổi nắng thành mưa

Mẹ chạy chỗ thóc chỉ vừa phơi xong Hạt khô mẹ bỏ vào nong Hạt nào thấm nước quạt hong trước nhà

Thế rồi ngày tháng cứ qua

Bố đi công tác xa nhà từ khi Nỗi buồn theo sóng cuốn đi Thâm tâm luôn nghĩ làm gì nuôi con

Trăng còn có lúc khuyết tròn Nghĩ về dáng mẹ vẫn còn vẹn nguyên

(Dáng mẹ - Hà Ngọc Hoàng, Nguồn:

thivien.net)

Chú thích:

- Nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Lai (1950) Quê: Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội) Ông

tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, nhập ngũ năm 197, sau dạy học trong quân đội về làm báo Quân đội Nhân dân Các tác phẩm tiêu biểu: Đêm sông cầu (1990), Anh,em và những người khác (1990), Thời thơ ấu của chàng Lau Sậy hay là Tha hương (2008) Phong cách sáng tác: Nhà thơ Đỗ Trung Lai là tác giả của nhiều bài thơ hay giàu truyền thống mang những nét trữ tình, đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên

Trang 6

Bài thơ Mẹ được trích tập thơ Đêm sông Cầu, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003 Tác giả sáng

tác bài thơ này để thể hiện sự xót xa của người con với tuổi tác ngày một cao, thân hình ngày một còng của mẹ

- Hà Ngọc Hoàng còn có bút danh Hoàng Hà, sinh ngày 1/11/1982, hiện sống tại Móng Cái, Quảng

Ninh Anh tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Thương Mại, là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh, và của thành phố Móng Cái, đã in nhiều thơ trên các báo trung ương và địa phương Bài

thơ "Dáng Mẹ" in trong tập thơ" Vào chùa gặp tiên"

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

1 Tổ chức thông tin theo tầm quan trọng của vấn đề: Nêu thực trạng

dân số già ở Việt Nam ->Nêu giải pháp tăng tỉ suất sinh-> Nêu lí do tỉ suất sinh giảm -> Tác hại khi dân số già

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh không trả lời: 0 điểm

0,5

2 Phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: nhan đề và các

đề mục được in đậm, sapo, số liệu, bảng thống kê

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm

- Học sinh trả lời được 2 phương tiện: 0,25 điểm

- Học sinh không trả lời: 0 điểm

0,5

3 Tác dụng của việc trích dẫn bình luận của những chuyên gia dân số

trong văn bản:

- Cung cấp thông tin cụ thể, chính xác và tăng tính hấp dẫn, trực quan của thông tin

- Tăng tính cảnh báo về nguy cơ dân số già ở nước ta Hướng dẫn chấm:

- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 ý: 0,5 điểm

- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết

phục thì vẫn cho điểm

1,0

4 Quan điểm của người viết: Gióng lên tiếng chuông cảnh báo về thực

trạng dân số già đi của nước ta

Hướng dẫn chấm:

- Trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm

- Trả lời tương đương như đáp án được 1/2 ý: 0,5 điểm

- Trả lời không đúng như đáp án hoặc không trả lời: 0,0 điểm

Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết

phục thì vẫn cho điểm

1,0

5 HS trình bày một số tác hại theo hiểu biết cá nhân 1,0

Trang 7

Gợi ý:

- Thiếu lao động trong tương lai cũng như nhu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi

- Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng thì nhu cầu về các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của họ cũng tăng theo,…

Hướng dẫn chấm:

- Hs đưa ra được tác hại , trình bày hợp lí: 1,0 điểm

- Trả lời không đúng hoặc không trả lời: 0,0 điểm

(Lưu ý: HS có thể có cách diễn đạt khác, miễn là lí giải hợp lí, thuyết

phục thì vẫn cho điểm)

1 Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy

nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa 2,0

a Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

c Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận

- Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

1 Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

2 Thân đoạn:

- Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người…Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần qua đi…Mặt khác, ở độ tuổi này, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc đời

- Vây phải làm gì để tuổi trẻ có ý nghĩa?

+ Trau dồi kiến thức, hiểu biết + Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng…

+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện…

+ Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu + Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân…

- Từ đó phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân

3 Kết đoạn:

+ Khẳng định lại vấn đề: Khẳng định lại sự cần thiết phải hành động để

có một cuộc đời có ý nghĩa

0,5

d Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp

0,5

Trang 8

để làm rõ vấn đề nghị luận:

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

- Trình bày rõ quan điểm hệ thống các ý

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù

hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng

đ Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu

trong đoạn văn

0,25

e Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới

mẻ

0,25

2 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) cảm nhận về hình tượng

a Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học 0,25

b Xác định đúng vấn đề nghị luận

1 Mở bài

- Giới thiệu hình tượng người mẹ trong văn học

2 Thân bài: Phân tích, cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng người mẹ

trong hai tác phẩm

a Bài Mẹ của Đỗ Trung Lai

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nếu có thông tin)

* Nhà thơ tập trung khắc họa hình ảnh người mẹ ở phương diện vóc

dáng, ngoại hình

- Những từ ngữ, hình ảnh trực tiếp miêu tả vóc dáng, ngoại hình của

mẹ: lưng còng, đầu bạc trắng, ngày một thấp…

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, đối sánh xuất hiện xuyên suốt toàn bài:

hình ảnh cây cau

+ Hình dáng cây cau >< dáng hình của mẹ

+ Hình ảnh miếng cau >< tuổi tác và sức khỏe của mẹ

> Hình ảnh người mẹ hiện lên với vóc dáng hao gầy, ngày càng già

yếu theo tháng năm > sự tần tảo, vất vả, lam lũ, hi sinh cho con…

* Nhà thơ bày tỏ niềm xót xa, tình yêu thương, biết ơn, trân trọng đối

với mẹ của mình

- Những hình ảnh về mẹ được tái hiện qua điểm nhìn và cảm nhận

của người con > những hình ảnh giàu giá trị biểu cảm đã gián tiếp bộc

lộ tình cảm của chủ thể trữ tình:

+ Lưng mẹ còng rồi/ Mẹ - đầu bạc trắng > yêu thương, xót xa

+ Mẹ ngày một thấp/ Mẹ thì gần đất > lo lắng, tiếc nuối

- Nhà thơ trực tiếp bày tỏ nỗi niềm suy tư trăn trở và những cảm xúc

mãnh liệt trong lòng mình:

1,0

Trang 9

+Không cầm được lệ > biểu hiện mãnh liệt nhất của cảm xúc

+ Đoạn kết: câu hỏi tu từ > băn khoăn, khắc khoải xót xa khi nhận ra một quy luật nghiệt ngã của đời sống.

b Bài Dáng mẹ – Hà Ngọc Hoàng

* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (nếu có thông tin)

* Nhà thơ khắc họa hình tượng người mẹ trên nhiều phương diện:

- Vóc dáng hao gầy, tiều tụy: mẹ như chiếc lá tre gầy > nghệ thuật so

sánh

- Công việc lao động vất vả, lam lũ

+ Hình ảnh ẩn dụ quen thuộc: thân cò lặn lội

+ Hình ảnh cụ thể, chân thực: chạy thóc khi trời mưa

- Nỗi buồn lo khắc khoải trong tâm hồn:

+ Nỗi buồn vì cô đơn một mình vò võ nuôi con

+ Nỗi lo mưu sinh, cơm áo gạo tiền để nuôi con khôn lớn

* Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với mẹ của mình:

- Mượn hình ảnh vầng trăng để giãi bày tâm sự

- Khẳng định tình cảm yêu thương, trân trọng, biết ơn… hình ảnh người mẹ luôn vẹn nguyên trong kí ức của con, dù thời gian qua đi, mọi thứ đổi thay nhưng hình ảnh ấy không bao giờ phai nhạt

c So sánh:

* Điểm giống:

- Cả hai bài thơ đều khắc họa hình tượng người mẹ một cách chân thực, tinh tế, cảm động qua những hình ảnh miêu tả vóc dáng, ngoại hình của mẹ Qua vóc dáng hao gầy để thấy được sự tảo tần, lam lũ, vất vả, hi sinh của mẹ Hình ảnh người mẹ hiện lên trong hai tác phẩm

đều là hiện thân cho vẻ đẹp của người phụ nữ VN (đối tượng)

- Cả hai tác giả đều thể thiện trực tiếp tình cảm xót xa, biết ơn, yêu

thương, trân trọng đối với mẹ của mình (tâm hồn, cảm xúc của nhà thơ)

- Hai bài thơ đều khơi dậy những tình cảm nhân bản trong đời sống của con người: thức tỉnh trong mỗi con người tình yêu thương, sự biết

ơn đối với mẹ của mình, trân trọng tình cảm gia đình…(tiếp nhận)

- Hai bài thơ đều sử dụng ngôn ngữ giàu hình, giàu sức gợi, giàu nhạc điệu, vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp tu từ, giọng điệu nhẹ nhàng,

thiết tha, sâu lắng (nghệ thuật)

* Điểm khác

+ Mẹ

- (Nhân vật) Chủ yếu khắc họa dáng hình của mẹ

- (Cấu tứ):Thủ pháp đối lập tương phản được sử dụng hiệu quả để triển khai ý, tạo nên kết cấu độc đáo cho bài thơ

- (Hình ảnh) Sử dụng hình ảnh thống nhất từ đầu đến cuối – Hình ảnh cây cau, một hình ảnh gần gũi, quen thuộc – để khắc họa hình tượng

Trang 10

- Thể thơ 4 chữ, ngôn ngữ giản dị, nghiêng nhiều về tính biểu cảm, dùng nhiều từ cảm thán, câu cảm thán

+ Dáng mẹ

- Khắc họa hình ảnh người mẹ trên nhiều phương diện: vóc dáng, công việc, thế giới nội tâm

- Kết cầu đầu cuối tương ứng được sử dụng hiệu quả tạo sự hô ứng, tạo điểm nhấn và dư ba trong lòng người đọc

- Sử dụng hệ thống hình ảnh đa dạng: hình ảnh thân cò trong ca dao, hình ảnh tả thực, hình ảnh lãng mạn có tính biểu tượng để khắc họa hình tượng

- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ giàu sức gợi, giàu giá trị biểu tượng, nhịp điệu nhịp nhàng, hài hòa, cân xứng

* Đánh giá

Cả hai bài thơ cùng khắc hoạ người mẹ với vóc dáng, ngoại hình, qua

đó người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương, kính trọng của các nhà thơ đối với mẹ của mình Thấy được sự hi sinh vô bờ bến của mẹ dành cho con Hình tượng người mẹ Việt Nam là nét đẹp của lòng vị tha nhân hậu, thủy chung, là sự biểu hiện sức sống mãnh liệt, ý chí quật khởi của con người Việt Nam

3 Kết bài.

d Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm cá nhân

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp

để triển khai vấn đề nghị luận

- Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý lẽ và dẫn chứng

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù

hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ Diễn đạt Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ

Ngày đăng: 24/08/2024, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w