1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thu Hoạch Diễn Án Môn Dscb 1 Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa.pdf

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa
Tác giả Nguyễn Đình Phan
Trường học Học Viện Tư Pháp
Chuyên ngành DSCB 1
Thể loại Bài Thu Hoạch Diễn Án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Xác định tư cách đương sựCăn cứ khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, ngh

Trang 1

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN MÔN DSCB 1

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH THÁNG 8 NĂM 2022

Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH PHAN

Sinh ngày: 21/07/1999

Số báo danh: 29 Lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, kiểm sát viên, Luật sư khóa 5.2 tại TP Hồ Chí Minh

Mã hồ sơ: ĐTC 04/DS

Diễn lần: 04

Ngày diễn: 28/8/2022

Giáo viên hướng dẫn:

Vai diễn: Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa

Trang 2

CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



BÀI THU HOẠCH DIỄN ÁN MÔN DSCB 1

TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH THÁNG 8 NĂM 2022

Họ và tên: NGUYỄN ĐÌNH PHAN

Sinh ngày: 21/07/1999

Số báo danh: 29 Lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, kiểm sát viên, Luật sư khóa 5.2 tại TP Hồ Chí Minh

Mã hồ sơ: ĐTC 04/DS

Diễn lần: 04

Ngày diễn: 28/8/2022

Giáo viên hướng dẫn:

Vai diễn: Thẩm phán - chủ tọa phiên tòa

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN 2

I Tóm tắt nội dung vụ án 2

II Quan hệ pháp luật tranh chấp 2

III Xác định tư cách đương sự 3

IV Thời hiệu khởi kiện 3

V Thẩm quyền của Tòa án 3

VI Về hòa giải và thủ tục tiền tố tụng 4

1 Về hòa giải: 4

2 Về thủ tục tiền tố tụng: 4

VII Các văn bản áp dụng 4

VIII Kế hoạch xét hỏi và dự thảo các văn bản 4

Thẩm phán 4

1 Kế hoạch điều khiển phiên tòa, kế hoạch xét hỏi 4

2 Dự thảo bản án hình sự sơ thẩm: 7

PHẦN 2: TẠI BUỔI DIỄN ÁN 14

Trang 4

PHẦN 1: NGHIÊN CỨU HỒ SƠ VỤ ÁN

I Tóm tắt nội dung vụ án

Trình bày của Nguyên đơn:

Công ty cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội đã ký kết với Chi nhánh Công ty

cổ phần xây dựng số 2 – Xí nghiệp xây dựng 108 các hợp đồng kinh tế như sau: + Hợp đồng kinh tế số 022012/HĐKT/TM-CT2 ngày 09/02/2012, hai bên cùng thực hiện mua bán theo Hoá đơn số 0002412; Hoá đơn số 0002603; Hoá đơn số 0002786; Hoá đơn số 0002916; Hoá đơn số 0004885; Hoá đơn số 0000427

+ Hợp đồng kinh tế số 182012/HĐKT/TM-CT2 ngày 09/02/2012, hai bên cùng thực hiện mua bán theo Hoá đơn số 0003655

+ Hợp đồng kinh tế số 192012/HĐKT/TM-CT2 ngày 21/11/2012, hai bên cùng thực hiện mua bán theo Hoá đơn số 0004581; Hoá đơn số 0004685

Qúa trình thực hiện hợp đồng, đều có lập biên bản đối chiếu công nợ; xác nhận đơn hàng có xác nhận của hai công ty

Tính đến ngày 10/3/2016, Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 2 - Xí nghiệp xây dựng 108 đã mua hàng với tổng số tiền là 7.645.763.884 đồng, đã thanh toán là 6.652.056.445 đồng, còn nợ là 993.707.439 đồng

Trong quá trình mua bán và thanh toán, Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng

số 2 – Xí nghiệp xây dựng 108 không thanh toán đúng hạn theo Hợp đồng, cam kết trong Biên bản đối chiếu công nợ hoặc đơn đặt hàng Do vậy, Công ty Cổ phần xây dựng số 2 phải chịu lãi xuất phát sinh của số tiền chậm trả theo Hợp đồng mua bán đã

ký kết với với số tiền tạm tính đến 10/3/2016 là 1.093.527.055 đồng (lãi xuất là 0,1%/ngày theo Hợp đồng đã ký kết)

Công ty đã nhiều lần nhắc nhở và đòi nợ qua điện thoại, bằng công văn, đến trực tiếp trụ sở Công ty cổ phần xây dựng số 2 và Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 2 - Xí nghiệp xây dựng 108 nhưng Công ty cổ phần xây dựng số 02 vẫn không thanh toán số tiền nợ trên

Vì vậy, Công ty đề nghị TAND quận Bắc Từ Liêm buộc Công ty cổ phần xây dựng số 2 phải trả cho Công ty số tiền nợ gốc và nợ lãi chậm trả tạm tính đến ngày 22/7/2016 là 2.220.391.291 đồng (gồm tiền gốc 993.707.439 đồng và lãi chậm trả là 1.226.683.852 đồng)

Ý kiến của bị đơn:

Công ty xây dựng số 2 xác nhận việc Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Xí nghiệp xây dựng 108 còn nợ Công ty cổ phần Thép và thương mại Hà Nội số tiền 993.707.443 đồng

Do công trình nhà ở để bán NO-VP4 Linh Đàm vẫn chưa quyết toán được nên Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 02 – Xí nghiệp xây dựng 108 gặp rất nhiều khó khăn về vốn để thanh toán cho các đơn vị cấp vật tư, trong đó có Công ty cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội nên chưa thanh toán được nợ gốc và nợ lãi cho Công ty

cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội

II Quan hệ pháp luật tranh chấp

Quan hệ pháp luật tranh chấp trong hồ sơ là quan hệ tranh chấp về Đòi nợ tiền hàng và tiền lãi chậm trả theo Hợp đồng

Trang 5

III Xác định tư cách đương sự

Căn cứ khoản 1 Điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

“Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”

Do đó, thành phần đương sự trong vụ án này như sau:

Nguyên đơn: Công ty cổ phần Thép & Thương mại Hà Nội

Mã số doanh nghiệp (MST): 5400363141

Địa chỉ: xóm Cố Thổ, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Đại diện theo pháp luật ông : Đào Quang Tiến - Giám đốc

Người đại diện theo ủy quyền: ông Đào Quang Học - Chức vụ: Phó Giám đốc (Theo Văn bản ủy quyền số 125/VBUQ-GĐ ngày 25/10/2015)

Bị đơn: Công ty cổ phần xây dựng số 2

Giấy chứng nhận ĐKKD số: 0103003547, do Sở Kế hoạch & Đầu tư TP Hà Nội cấp lần đầu ngày 16/01/2004

Địa chỉ trụ sở: Tầng 3, Toà nhà N03, T8 khu Đoàn Ngoại giao, Xuân Tảo, Bắc

Từ Liêm, Hà Nội

Đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Ngọc Thắng - Tổng Giám đốc

Đại diện theo ủy quyền: ông Lê Văn Vương Lăng (theo Giấy ủy quyền ngày 21/7/2016)

IV Thời hiệu khởi kiện

Đây là tranh chấp về kinh doanh thương mại Thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp về kinh doanh thương mại được áp dụng theo Điều 319 Luật Thương mại 2005:

“Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm…” Vậy thời hiệu khởi kiện của tranh

chấp này là 02 (hai) năm

Căn cứ Biên bản đối chiếu công nợ ngày 31/12/2014 để xác nhận công nợ giữa Công ty cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội và Công ty cổ phần xây dựng số 2 là văn bản sau cùng Kể từ ngày đối chiếu công nợ, Công ty cổ phần xây dựng số 2 không thanh toán cho Công ty cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội Do đó, xác định

từ ngày 31/12/2014 quyền và lợi ích của Công ty cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội

bị xâm phạm

Từ những căn cứ trên, thời hiệu khởi kiện là từ ngày 31/12/2014 đến hết ngày 31/12/2016 Như vậy, ngày 25/10/2015 Công ty cổ phần Thép và Thương mại Hà Nội khởi kiện Công ty cổ phần xây dựng số 2 là vẫn nằm trong thời hiệu khởi kiện

V Thẩm quyền của Tòa án

Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì quan hệ tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa tổ chức có đăng ký

Trang 6

kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Theo theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp thuộc khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trường hợp bị đơn là tổ chức thì Tòa án nơi bị đơn có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Do đó, thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo quy định của pháp luật là Tòa

án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội nơi bị đơn đặt trụ sở chính

VI Về hòa giải và thủ tục tiền tố tụng

1 Về hòa giải:

Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 không có quy định về việc hòa giải cơ sở trước khi nộp đơn khởi kiện ra Tòa án đối với vụ án kinh doanh thương mại do đó việc hòa giả cơ sở là không bắt buộc đối với quan hệ pháp luật tranh chấp này Nguyên đơn có quyền nộp đơn khởi kiện ra Tòa án mà không cần tiến hành hòa giải cơ sở

2 Về thủ tục tiền tố tụng:

+ Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã thụ lý vụ án đúng thẩm quyền theo quy định tại Bộ luật Tố Tụng dân sự 2015

VII Các văn bản áp dụng

* Pháp luật điều chỉnh về nội dung:

- Bộ luật dân sự năm 2015

- Luật thương mại năm 2005, sửa đổi bổ sung 2019;

* Pháp luật điều chỉnh về tố tụng:

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

VIII Kế hoạch xét hỏi và dự thảo các văn bản

THẨM PHÁN

1 Kế hoạch điều khiển phiên tòa, kế hoạch xét hỏi

Kế hoạch điều khiển phần thủ tục bắt đầu phiên tòa:

+ Khai mạc phiên tòa và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử

+ Yêu cầu Thư ký phiên tòa báo cáo cho Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án và lý

do vắng mặt

+ Kiểm tra lại sự có mặt của những người tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập, giấy báo của Tòa án

+ Kiểm tra căn cước của đương sự, người tham gia tố tụng khác

+ Phổ biến quyền, nghĩa vụ của đương sự và của người tham gia tố tụng khác + Giới thiệu họ tên những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch (nếu có)

Trang 7

+ Hỏi những người tham gia phiên tòa có yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không + Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếu khai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên

+ Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch (trong trường hợp có người giám định) Trường hợp có người yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch thì Hội đồng xét xử phải xem xét, quyết định theo thủ tục

và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận Trường hợp không chấp nhận thì phải nêu

rõ lý do

+ Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thuộc trường hợp Tòa án phải hoãn phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên tòa hay không; nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định theo thủ tục và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận; trường hợp không chấp nhận thì phải nêu rõ lý do

+ Ngoài ra, để đảm bảo tính khách quan của người làm chứng, trước khi hỏi người làm chứng về những vấn đề mà họ biết có liên quan đến việc giải quyết vụ án, chủ tọa phiên tòa có thể quyết định những biện pháp cần thiết để những người làm chứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiếp xúc với những người có liên quan + Trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên tòa có thể quyết định cách ly đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng

Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu:

+ Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không

+ Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không

+ Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không

+ Sau khi hỏi đương sự về các vấn đề trên, nếu như các đương sự có ý kiến muốn thay đổi bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình phải xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự

+ Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự trong trường hợp việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử phải chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút

Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự:

+ Hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không; trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và

Trang 8

thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án

+ Trong trường hợp các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì chuyển qua phần tranh tụng tại phiên tòa

Tranh tụng tại phiên tòa:

+ Yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày về yêu cầu và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn là có căn cứ và hợp pháp

+ Hỏi nguyên đơn có muốn bổ sung hay có thêm ý kiến gì không

+ Yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp

+ Hỏi bị đơn có ý kiến hay bổ sung ý kiến gì hay không;

+ Yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn

cứ và hợp pháp

+ Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến hay muốn bổ sung gì hay không

Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự xong, nếu như các đương sự không trình bày gì thêm, thì chuyển qua phần hỏi

Trước khi đặt câu hỏi phải lưu ý cho các đương sự về việc đặt câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lắp, không lợi dụng việc hỏi và trả lời để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của những người tham gia tố tụng.

Thứ tự hỏi của từng người được thực hiện như sau:

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn hỏi trước, tiếp đến bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, sau đó là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Những người tham gia tố tụng khác;

+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân;

+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa

Kế hoạch hỏi:

Hỏi đại diện của bị đơn ông Lê Văn Vương Lăng:

– Tại bút lục số 104, bản tự khai của bị đơn có xác nhận dư nợ 993.707.443 vnd

và đề ra phương án trả mỗi tháng 100 triệu nay tại phiên tòa ông có ý kiến gì không?

Trang 9

– Ông có biết lần giao hàng cuối cùng nguyên đơn giao cho bị đơn là khi nào không?

– Bị đơn thanh toán lần cuối cùng cho nguyên đơn vào thời gian nào?

– Hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng chưa?

– Biên bản đối chiếu công nợ ngày 30/12/2014 bị đơn thỏa thuận những nội dung gì? Thỏa thuận lãi suất chậm trả như thế nào?

– Nguyên đơn có phản hồi gì không?

– Tại phiên tòa, bị đơn cho hội đồng xét xử biết phương án trả nợ cho nguyên đơn như thế nào? Lãi suất chậm trả phương án trả nợ như thế nào?

Hỏi đại diện của nguyên đơn ông Đào Quang Học:

– Hai công ty đối chiếu công nợ mấy lần, vào ngày nào?

– Ông có nhận được văn bản đối chiếu công nợ hay văn bản yêu cầu từ phía bị đơn không?

– Vậy ông và bị đơn đã xử lý như thế nào?

– Nguyên đơn yêu cầu bị đơn thanh toán chậm lãi tính từ thời điểm nào?

– Lãi suất chậm trả bao nhiêu?

– Phương thức trao đổi công việc làm việc giữa hai bên như thế nào?

2 Dự thảo bản án hình sự sơ thẩm:

2 TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ

LIÊM HÀ NỘI

Bản án số: /2022/KDTM-ST

Ngày: 28-8-2022

V/v tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHÂN DANH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI

- Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có:

Trang 10

Thẩm phán - Chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Đình Phan

Các Hội thẩm nhân dân:

1 Bà Trần Thị Thúy Liễu

2 Ông Hồ Sỹ Khánh

- Thư ký phiên tòa: Bà Nguyễn Lê Quế Linh

- Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội tham gia phiên

toà: Ông Nguyễn Tiến Sơn Lâm - Kiểm sát viên.

Ngày 28 tháng 8 năm 2022 tại Tòa án nhân dân quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 11/2016/KDTM-ST ngày 09 tháng 06 năm 2016 về “Tranh chấp hợp đồng mua bán” theo Quyết định đưa vụ

án ra xét xử số: 53/2022/QĐST-KDTM ngày 07 tháng 8 năm 2022 giữa các đương sự:

1 Nguyên đơn: Công ty cổ phần thép và thương mại Hà Nội

Trụ sở: Thôn Cố Thổ, xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Người đại diện theo pháp luật: Ông Đào Quang Tiến – Giám đốc

Người đại diện theo ủy quyền: Ông Nguyễn Văn Khang (theo văn bản ủy quyền

số 126/VBUQ-GĐ) – Có mặt tại phiên tòa

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: LS Lê Phùng Bảo Ngọc – Có mặt tại phiên tòa.

2 Bị đơn: Công ty cổ phần xây dựng số 2

Trụ sở: Tầng 3 tòa nhà N03, T8 khu Đoàn Ngoại Giao, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm,

Hà Nội

Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Hồng Quân – Tổng giám đốc Người đại diện theo ủy quyền: Ông Lê Văn Vương Lăng (theo văn bản ủy quyền

số 31/8/2016 – Có mặt tại phiên tòa

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: LS Trần Phước Bảo – Có mặt tại phiên tòa.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Nguyên đơn Công ty cổ phần thép và thương mại Hà Nội trình bày trong đơn khởi kiện ngày 25/10/2015 và các bản tự khai của người đại diện theo ủy quyền:

Công ty cổ phần thép và thương mại Hà Nội ký hợp đồng với Chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Xí nghiệp xây dựng 108 có địa chỉ: Số 31, phố

Ngày đăng: 24/08/2024, 11:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w