Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trườngCác nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trường
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
NCS TRẦN LINH ĐĂNG
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GẮN VỚI MÔI TRƯỜNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 62340102
Tp HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GẮN VỚI MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN PHÚ TỤ
Luận án được báo cáo tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM
ngày tháng năm 2024
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận án đề gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng Luận án Tiến Sĩ)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận án sau khi Luận án đã được báo cáo
và sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận án
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả Luận án xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả.Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được công bố trongbất kỳ công trình nào khác
Tác giả Luận án xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận ánnày đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận án đã được chỉ rõ nguồngốc
Tác giả Luận án
Trang 5LỜI CÁM ƠN
Tác giả trân trọng cảm ơn đến quý học giả, nhà khoa học trong và ngoài nước vìgiá trị của các nguồn dự liệu từ các công trình nghiên cứu được trích dẫn và tham khảotrong Luận án;
Tác giả trân trọng cảm ơn Quý Thầy Cô, quý Chuyên gia đã có những định hướngsâu sắc cho nghiên cứu của tác giả từ những nhận xét và đóng góp cho Luận án
Tác giả trân trọng cảm ơn PGS TS NGUYỄN PHÚ TỤ – Cán bộ hướng dẫn khoahọc đã truyền đạt kiến thức và hướng dẫn khoa học cho tác giả thực hiện Luận án này
Tác giả Luận án
Trần Linh Đăng
Trang 6TÓM TẮT
Trên thế giới, mối quan hệ giữa du lịch và bảo vệ môi trường đã được các nhànghiên cứu đặc biệt quan tâm từ khá sớm Hens L (1998), Mowforth M and I.Munt(1998), Inskeep E (1991) cùng chỉ ra nguyên tắc phát triển du lịch bền vững thườngđược dùng trong du lịch gồm: bền vững sinh thái, bền vững văn hóa, bền vững kinh tế,
có tính giáo dục, sự tham gia của cộng đồng Các nghiên cứu gần đây của các tác giảJiang và Ritchie (2017), Manaf và cộng sự (2018), Towner (2018), Ma và cộng sự(2020) cũng cho thấy phát triển du lịch gắn với môi trường là một cách tiếp cận mangtính toàn diện, phù hợp với bối cảnh ngành du lịch tại các nền kinh tế mới nổi, khôngmâu thuẫn với sự phát triển du lịch tại các quốc gia
Nhìn chung ngành du lịch của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đang đứngtrước nhiều cơ hội phát triển song cũng đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức mangtính sống còn, nước biển dâng, gây ảnh hưởng nặng nề trong nhiều năm trở lại đây.Đặc biệt, sự phát triển hiện nay của ngành du lịch vùng Đồng bằng Sông Cửu Longchưa thật sự gắn với bảo vệ môi trường nên cũng đã gây ra những tác động không nhỏđến môi trường sinh thái, như: làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự xuốngcấp của môi trường; gây sức ép lên hệ sinh thái, môi trường tự nhiên và môi trường xãhội; phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, v.v
Trong nghiên cứu này, luận án đã đi sâu phân tích các mối quan hệ trong pháttriển du lịch của Vùng ĐBSCL bao gồm: Mối quan hệ giữa chính sách quản lý du lịchgắn với môi trường, Nguồn nhân lực du lịch, Văn hóa - Xã hội, Khả năng tiếp cận, Cơ
sở hạ tầng, Tài nguyên du lịch của Vùng
Bên cạnh đó luận án đã đánh giá thực trạng phát triển du lịch Đồng bằng SôngCửu Long trong thời gian vừa qua Đặc biệt đánh giá đánh giá thực trạng phát triển dulịch vùng ĐBSCL gắn với bảo vệ môi trường, chỉ ra những thành công cũng như tồntại hạn chế trong công tác này
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu, luận án
sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng Nghiên cứu định lượng sử dụng mô hìnhPATH, CFA trên phần mềm SPSS và nhằm đánh giá yếu tố quan trọng có ảnh hưởngđến phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với bảo vệ môi trường Thông qua khảo sát
371 chuyên gia và doanh nghiệp lữ hành, luận án chỉ ra rằng có 7 nhân tố có tác độngđến
Trang 7phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường bao gồm: (1) Chính sách quản lý
du lịch gắn với môi trường; (2) Nguồn nhân lực du lịch; (3) Văn hóa - Xã hội; (4) Khảnăng tiếp cận; (5) Cơ sở hạ tầng; (6) Tài nguyên du lịch; (7) Sản phẩm du lịch
Trang 8Around the world, the relationship between tourism and environmental protectionhas received special attention from researchers quite early Hens L (1998), Mowforth Mand I.Munt (1998), Inskeep E (1991) point out the principles of sustainable tourismdevelopment commonly used in tourism include: ecological sustainability, culturalsustainability, economic sustainability, education, community participation Recentstudies by authors Jiang and Ritchie (2017), Manaf et al (2018), Towner (2018), Ma et
al (2020) also show that tourism development associated with the environment is a way
to the approach is comprehensive, suitable for the context of the tourism industry inemerging economies, and does not conflict with tourism development in other countries
In general, the tourism industry of the Mekong Delta region is facing manydevelopment opportunities but also faces many vital risks and challenges, rising sealevels will have a severe impact in recent years This In particular, the currentdevelopment of the tourism industry in the Mekong Delta is not really associated withenvironmental protection, so it has also caused significant impacts on the ecologicalenvironment, such as: degrading natural resources natural resources, environmentaldegradation; putting pressure on the ecosystem, natural environment and socialenvironment; destroying natural landscapes and historical relics, etc
In this study, the thesis has analyzed in depth the relationships in tourismdevelopment in the Mekong Delta, including: the relationship between tourismmanagement policies associated with the environment, tourism human resources, andthe environment tourism and environmental protection, accessibility, infrastructure,and tourism resources of the Region
Besides, the thesis has evaluated the current status of tourism development inthe Mekong Delta in recent times In particular, the assessment evaluates the currentstatus of tourism development in the Mekong Delta in association with environmentalprotection, pointing out successes as well as limitations in this work
To achieve research goals and solve research tasks, the thesis uses qualitativeand quantitative research Quantitative research using PATH and CFA models onSPSS software and aiming to evaluate important factors that affect tourismdevelopment in the Mekong Delta region associated with environmental protection.Through a survey
Trang 9of 371 experts and travel businesses, the thesis shows that there are 7 factors that have
an impact on tourism development in the Mekong Delta associated with theenvironment, including: (1) Tourism management policy associated with theenvironment environment; (2) Tourism human resources; (3) Sociocultural; (4)
Accessibility; (5) Infrastructure; (6) Tourism resources; (7) Tourism products
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC BẢNG BIỂU xiii
DANH MỤC HÌNH ẢNH xv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xvi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài 1
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết 2
1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu thực tiễn 6
1.1.2.1 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch 6
1.1.2.2 Rác thải và ô nhiễm nguồn nước từ các cơ sở lưu trú cho khách du lịch 8
1.1.2.3 Hệ sinh thái rừng và đa dạng hóa sinh học bị suy giảm 12
1.1.2.4 Chủ trương, chính sách phát triển bền vững ngành du lịch ĐBSCL gắn với bảo vệ môi trường 12
1.1.2.5 Quản lý nhà nước về du lịch gắn với bảo vệ môi trường 13
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu cứu mà luận án kỳ vọng tiếp tục phát triển 17
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 17
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 17
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 17
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 18
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
Trang 111.4 Phương pháp nghiên cứu 19
1.4.2 Phương pháp định tính 21
1.4.3 Phương pháp định lượng 21
1.5 Đóng góp của luận án 22
1.5.1 Những đóng góp về mặt học thuật 22
1.5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn 22
1.6 Điểm mới của luận án 23
1.7 Kết cấu luận án 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 26
2.1 Lý thuyết về phát triển, phát triển du lịch và môi trường 26
2.1.1 Lý thuyết về phát triển 26
2.1.2 Lý thuyết về phát triển du lịch 27
2.1.3 Lý thuyết về môi trường 30
2.1.4 Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào nguồn lực điểm đến 33
2.1.5 Lý thuyết các bên liên quan trong phát triển du lịch 34
2.1.6 Mô hình tăng trưởng xanh 35
2.1.7 Mô hình kinh tế tuần hoàn của liên minh Châu Âu 37
2.1.8 Mô hình về phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn (Villen, 1990) 39
2.2 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch gắn với môi trường 40
2.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu trước liên quan đến luận án 45
2.3.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài 45
2.3.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước 54
2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu 66
2.4.1 Giả thuyết nghiên cứu 66
2.4.1.1 Sản phẩm du lịch 66
Trang 122.4.1.2 Nguồn nhân lực du lịch 67
2.4.1.3 Khả năng tiếp cận 68
2.4.1.4 Cơ sở hạ tầng 69
2.4.1.5 Tài nguyên du lịch 70
2.4.1.6 Văn hóa - Xã hội 71
2.4.1.7 Chính sách phát triển du lịch gắn với môi trường 71
2.4.1.8 Phát triển du lịch 73
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 74
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 76
3.1 Qui trình nghiên cứu 76
3.2 Khung phân tích 79
3.2.1 Nghiên cứu định tính 81
3.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 81
3.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính 83
3.2.2 Nghiên cứu định lượng 86
3.3 Xây dựng thang đo 93
3.3.1 Thang đo thành phần của từng biến độc lập 93
3.3.2 Thang đo thành phần của biến phụ thuộc 97
3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 101
3.4.1 Mô tả mẫu điều tra 101
3.4.2 Đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu 101
3.4.3 Khảo sát sơ bộ để điều chỉnh thang đo 103
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 106
4.1 Kết quả nghiên cứu 106
4.1.1 Đánh giá tầm quan trọng của biến quan sát 106
Trang 134.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronch Bach’s Alpha 107
4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 107
4.1.4 Kết luận phân tích yếu tố khám phá mô hình đo lường 111
4.2 Phân tích mô hình PATH 113
4.2.1 Giai đoạn 1: Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 113
4.2.1.1 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 113
4.2.1.2 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 114
4.2.1.3 Kiểm tra các giả định mô hình hồi quy 114
4.2.1.4 Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 116
4.2.1.5 Phân tích phương trình hồi quy bội 118
4.2.1.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 119
4.2.1.7 Kiểm định sự khác biệt 120
4.2.2 Giai đoạn 2: Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đơn biến 123
4.2.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu 125
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 128
5.1 Kết luận 128
5.1.1 Kết quả nghiên cứu của luận án 128
5.1.2 Đóng góp của luận án 129
5.1.3 Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trường 129
5.2 Hàm ý nghiên cứu (hàm ý chính sách và hàm ý quản trị) 130
5.2.1 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Nguồn nhân lực du lịch 131
5.2.2 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Chính sách quản lý du lịch 134
5.2.3 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Tài nguyên du lịch 136
5.2.4 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Sản phẩm du lịch 137
5.2.5 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Văn hóa – Xã hội 140
Trang 145.2.6 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Khả năng tiếp cận 141
5.2.7 Hàm ý quản trị và khuyến nghị về Cơ sở hạ tầng 142
5.3 Hạn chế và hướng đi nghiên cứu tiếp theo 143
5.3.1 Hạn chế 143
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
DANH MỤC PHỤ LỤC i
Phụ lục 1.a: Các công trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới ii
Phụ lục 1.b: Bảng tóm lược các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án vi
Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH xix
Phụ lục 3: Nội dung – Tóm tắt kết quả thảo luận chuyên gia hoàn thiện mô hình nghiên cứu đề xuất xxii
Phụ lục 4.a: Nội dung – Tóm tắt kết quả thảo luận chuyên gia hoàn thiện thang đo .xxvii
Phụ lục 4.b: KẾT QUẢ ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO SAU KHI THẢO LUẬN CHUYÊN GIA xxxvi Phụ lục 4.c: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC xl Phụ lục 4.d: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC xliv Phụ lục 4.e: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA THẢO LUẬN xlviii Phụ lục 4.f: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG lii Phụ lục 4.g: KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC lx Phụ lục 5: THANG ĐO SƠ BỘ VÀ CHÍNH THỨC lxxiv
Trang 15DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AS-LR Aggregate Supply- Long Run Tổng cung trong dài hạn
AS-SR Aggregate Supply- Short Run Tổng cung trong ngắn hạn
COP Conference of the Parties Công ước khung của Liên hợp quốc
về biến đổi khí hậuCFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
EFA Exploratory factor analysis Phân tích nhân tố khám phá
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc gia
GSTC Global Sustainable Tourism
Council
Hội đồng du lịch toàn cầu
HDI Human development index Chỉ số phát triển con người
IUOTO International Union of Official
Travel Organisations Liên hiệp Quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức
MDG Millennium Development Goals Mục tiêu thiên niên kỷ
MICE Meeting Incentive Conference
SPSS Statistical Package for the Social
Sciences Phần mềm được sử dụng để phân tích thống kê theo lôSDGs Sustainable Development Goals Mục tiêu phát triển bền vững
UNESCO The United Nations Educational,
Scientific and CulturalOrganization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vănhóa Liên Hiệp Quốc
UNWTO World Tourism Organization Tổ chức Du lịch Thế giới
WCED World Commission on
Environment and Development
Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển
WTTC World Tourism and Travel Council Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới
Trang 16DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tác động của sự phát triển kinh tế xã hội đến chất lượng nước mặt tại
ĐBSCL 11
Bảng 2 1: Tác động của du lịch đến môi trường 44
Bảng 2 2: Các nghiên cứu tổng quan về du lịch và PTDL 46
Bảng 2 3: Các nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản đảm bảo PTDL bền vững 50
Bảng 2 4: Các nghiên cứu những dấu hiệu nhận biết về PTDL bền vững 53
Bảng 2 5: Các nghiên cứu tổng quan về du lịch và PTDL 55
Bảng 2 6: Bộ tiêu chí đánh do du lịch bền vững của Hội đồng du lịch toàn cầu 59
Bảng 2 7: Các nghiên cứu về phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long 60
Bảng 2 8: Tổng kết tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 62
Bảng 2 9: Tổng hợp các nhân tố 66
Bảng 3.1: Mã hóa chuyên gia tham gia thảo luận 82
Bảng 3.2: Thang đo phục vụ cho nghiên cứu 94
Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kế thừa yếu tố và thang đo cho mô hình đề xuất 99
Bảng 3.4: Kết quả đo lường độ tin cậy Cronbach’s alpha 103
Bảng 3.5: Thông tin mô tả mẫu khảo sát 104
Bảng 4.1: Thông tin mô tả biến 106
Bảng 4.2: Kết quả đo lường độ tin cậy Cronbach’s alpha 107
Bảng 4.3: Chỉ số KMO and kiểm định Bartlett 108
Bảng 4.4: Tổng phương sai trích 109
Bảng 4.5: Ma Trận xoay 110
Bảng 4.6: Thông số thống kê trong mô hình hồi quy bằng phương pháp Enter 114
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến 117
Bảng 4.8: Phân tích phương sai ANOVA 117
Trang 17Bảng 4.9: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết 119Bảng 4.10: Kết quả kiểm định sự khác biệt về đánh giá sự phát triển du lịch giữa giớitính nam và nữ 120Bảng 4.11: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về phát triển du lịch giữacác nhóm tuổi 121Bảng 4.12: Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về sự phát triển du lịch giữa cácnhóm tuổi 121Bảng 4.13: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về sự phát triển du lịch giữa các mức thu nhập 122Bảng 4.14: Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về đánh giá sự phát triển du lịch giữa các mức thu nhập 122Bảng 4.15: Kết quả kiểm định sự đồng nhất của phương sai về sự phát triển du lịch giữa trình độ học vấn 123Bảng 4 16: Kết quả phân tích ANOVA sự khác biệt về đánh giá sự phát triển du lịch giữa trình độ học vấn 123Bảng 4.17: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính đa biến 124Bảng 4 18: Thông số thống kê của mô hình PATH chuẩn hóa 124Bảng 5.1: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến Phát triển du lịch gắn với môi trườngtại Đồng bằng sông Cửu Long 131
Trang 18DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2 1: Một mô hình tăng trưởng xanh trong du lịch (Hall và cộng sự, 1997) 37
Hình 2 2: Mô hình kinh tế tuần hoàn của Liên minh Châu Âu 39
Hình 2 3: Mô hình phát triển bền vững kiểu ba vòng tròn (Villen, 1990) 39
Hình 2 4: Mô hình hỗ trợ phát triển du lịch bền vững 42
Hình 2 5: Mô hình phát triển du lịch và du lịch có trách nhiệm 43
Hình 2 6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 75
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 78
Hình 3 2: Khung phân tích của luận án 80
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 112
Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa giá trị phần dư đã được chuẩn hóa và giá trị dự báo đã được chuẩn hóa 115
Hình 4.3: Mô hình lý thuyết chính thức 119
Hình 4.4: Mô hình PATH - Phát triển du lịch gắn với môi trường 125
Trang 19DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Scatter 115Biểu đồ 4.2: Biểu đồ tần suất của các phần dư chuẩn hóa Histogram 116
Trang 20CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài
Khu vực kinh tế - văn hóa đặc biệt quan trọng của khu vực phía Nam, Đồng BằngSông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có nhiều tài nguyên, được thiên nhiên ưu ái với hệ thốngsông ngòi, kênh rạch dài hơn 28.000 km với hệ sinh thái đa dạng từ nước ngọt, nước lợ
và nước mặn Đặc biệt, ĐBSCL còn là kho tàng văn hóa chứa đựng bản sắc, lối sống trênsông nước, là vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế như nông nghiệp,công nghiệp thực phẩm, du lịch… Song, trong những năm gần đây ĐBSCL là một trongnhững điểm nóng trên toàn cầu về biến đổi khí hậu Khu vực này không chỉ rất lệ thuộcvào các hoạt động nông nghiệp đặc trưng (như đánh cá và nuôi tôm), khai thác du lịch,vận tải, mà còn dễ bị tổn thương bởi tác động của biến đổi khí hậu, bao gồm cả nhữnghiện tượng biến đổi khí hậu diễn ra từ từ như nước biển dâng, xâm nhập mặn lẫn các hiệntượng biến đổi khí hậu diễn ra đột ngột như bão và lũ Sự suy thoái môi trường có thể làmsuy giảm hoặc ít nhất thay đổi cơ cấu sinh kế, sự mất an toàn về môi trường sống ở một
số khu vực cụ thể, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn, ảnh hưởng nặng nền đếnsinh kế, đặc biệt là kinh tế Có vẻ như biến đổi khí hậu cũng đã ảnh hưởng đến các hìnhthái di cư quan trọng ở miền Nam Việt Nam (chủ yếu là di cư trong nước) Một hành lang
di cư đã được hình thành nối vùng ĐBSCL và các thành phố như Cần Thơ và đặc biệt là
Tp HCM, Bình Dương,… Tuy nhiên, quá trình này có thể kéo dài vài năm hoặc thậm chílâu hơn Chính vì những lý do nêu trên, Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 củaChính phủ đã xác định tầm nhìn đến năm 2100, “ĐBSCL phát triển bền vững, an toàn,thịnh vượng, trên cơ sở phát triển phù hợp nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, kết hợpvới dịch vụ, du lịch sinh thái, công nghiệp ”, Nghị quyết cũng nêu rõ, phát triển dịch vụ-
du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hóa, con người vớihiệu quả kinh tế cao; phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du lịch sông nước, du lịchsinh thái gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên
Với các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù của vùng, ĐBSCL trở thành khu dulịch trọng điểm của Vùng Tây Nam Bộ Vì vậy, định hướng phát triển cho du lịch vùngĐBSCL là du lịch văn hóa, lễ hội trong đó có 04 khu du lịch và 07 điểm du lịch rải ráckhắp các tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL (Thủ tướng Chính phủ, 2016) ĐBSCL luônnhận được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ, chính quyền địa
Trang 21phương và đang có nhiều điều kiện để du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn.Năm 2018, ĐBSCL đã đón hơn 40 triệu lượt du khách, tăng 16,8% so với năm 2017.Trong đó, có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế Năm 2019 (tác giả không sử dụng số liệu cácnăm 2020, 2021, 2022 vì đây là những năm ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề củadịch Covid-19), khu vực này đón 47 triệu lượt du khách, khách lưu trú ước đạt 13,5 triệulượt; tổng thu từ hoạt động du lịch ước đạt 30 nghìn tỷ đồng (Tổng cục thống kê, 2019),
và có nhiều cơ hội phát triển song cũng đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức mang tínhsống còn, nước biển dâng, gây ảnh hưởng nặng nề trong nhiều năm trở lại đây Tuynhiên, hoạt động du lịch vùng ĐBSCL chưa phát huy được hết tiềm năng, chưa được khaithác một cách hiệu quả và tương xứng là do sản phẩm du lịch chưa được đa dạng, quảngcáo chưa hiệu quả, nguồn nhân lực chưa được đào tạo, hạ tầng giao thông cho du lịch cònhạn chế và sản phẩm cần đẩy mạnh các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch theo hướngthích ứng biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường Do đó, Du lịch vùng ĐBSCL cònbị đánh giá kém phát triển nhất trong 7 vùng du lịch cả nước
Trên thực tế, hoạt động du lịch chưa tập trung xây dựng các sản phẩm đặc thù, hầuhết các địa phương đều tổ chức khai thác các sản phẩm tương tự nhau, khai thác du lịchvẫn chưa có quy mô, hạn hẹp và nhỏ lẻ Vì thế, sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL chưa thực
sự hấp dẫn, chưa có sự khác biệt, còn thiếu tính cạnh tranh Ngoài ra, nguồn nhân lực dulịch qua đào tạo chỉ mới đạt khoảng 30% (Huỳnh Văn Tánh, 2016), thời gian khách lưutrú ngắn do chưa đủ hấp dẫn khiến du khách chi tiêu nhiều, cũng không giữ chân dukhách được lâu, dẫn đến du lịch có số lượng khách nhiều nhưng doanh thu không cao Do
đó, việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của vùng trở thành vấn đề được nhiều địaphương quan tâm và mong muốn tìm được giải pháp chung để cải thiện hơn về hoạt động
du lịch của vùng đồng thời gắn với việc BVMT Vì vậy, làm sao có được sản phẩm mới,đặc thù, mang bản sắc địa phương thu hút du khách? Xuất phát từ những vấn đề trên, tác
giả nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long gắn với môi trường”.
1.1.1 Bối cảnh nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu phát triển du lịch và các nhân tố tác động đến chúng đã được rất nhiềunhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm vì du lịch luôn được đánh giá là đây làngành kinh tế có tiềm lực về tài chính, doanh thu, lợi nhuận và các vấn đề xã hội khác,đặc
Trang 22biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay Rutty, M., và cộng sự (2015), Tapak,
L và cộng sự (2019), Nhiều nhà khoa học ở Việt Nam và các nước trên thế giới đã vàđang cố gắng lý giải tại sao sự phát triển du lịch phải hướng đến sự bền vững mà mộttrong những yếu tố quan trọng là phải bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ văn hóabản địa và đếm lại lợi ích cộng đồng… đó cũng là quyết tâm của Việt Nam trong nỗ lựcthực hiện cam kết tại COP26, đưa mức phát ròng về “0” vào năm 2050
Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến phát triển du lịch gắnvới môi trường, tuy nhiên đây vẫn là mảng đề tài thu hút được nhiều chuyên gia, nhànghiên cứu quan tâm và tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở các khía cạnh khác nhau Đặc biệt,sau thời kỳ dịch bệnh Covid-19, với đặc thù của bối cảnh du lịch có sự thay đổi nhất định(Duro, J A, và cộng sự, 2021) do đó việc nghiên cứu vấn đề này tại địa phương có tiềmnăng phát triển ở Việt Nam đang rất được quan tâm Cụ thể:
Ở khía cạnh du lịch bền vững, hầu hết các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh rộnghơn trong kinh tế, sản phẩm, chính sách, nguồn nhân lực, v.v Trong bài nghiên cứu củamình, tác giả chỉ tập trung vào phát triển du lịch gắn với môi trường Trong đó, tất cảbiến tập trung tác động phát triển du lịch gắn liền với môi trường sẽ được xem xét mộtcách đầy đủ và thấu đáo Do vậy, tác giả sắp xếp thứ tự một số nghiên cứu và trình bàynội dung thể hiện mối liên hệ giữa phát triển du lịch bền vững và PTDL gắn liền với môitrường
Nhìn chung, một số nghiên cứu đi vào làm rõ khái niệm và bản chất của du lịch gắnvới môi trường nhưng hiện nay vẫn còn nhiều bất đồng Ngoài ra, ở góc độ ứng dụng làmthế nào để phát triển du lịch dựa trên sự khai thác các yếu tố tài nguyên tự nhiên và tàinguyên văn hóa của từng địa phương hiện đang có nhiều hướng khác nhau Nghiên cứutheo hướng này có một số công bố tiêu biểu như:
Quan điểm thứ 1: đánh giá thực trạng, tiềm năng, định hướng phát triển: (1)
Nguyễn Hoàng Phương (2018), “Phát triển du lịch vùng ĐBSCL trong bối cảnh toàn cầuhóa và hội nhập quốc tế”, tác giả đã phân tích rõ các nhân tố tác động đến phát triển dulịch ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập, bao gồm: phát triển sản phẩm du lịch vùng ĐBSCL,phát triển thị trường, xúc tiến quảng bá du lịch vùng, đầu tư và thu hút đầu tư để pháttriển du lịch của vùng, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển du lịch của vùng,hợp tác quốc tế về du lịch, đảm bảo môi trường sinh thái trong phát triển du lịch vùng,đảm bảo an ninh và an toàn trong phát triển du lịch, và vai trò quản lý của nhà nước đốivới phát triển
Trang 23du lịch của vùng Từ đó, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cho PTDLcủa vùng ĐBSCL Phân tích rõ tác động của hội nhập quốc tế đối với phát triển du lịchvùng ĐBSCL, mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch với việc phát triển các sản phẩm dulịch trên cơ sở lợi thế của vùng để PTDL trong hội nhập quốc tế (2) Hà Quang Thanh(2020), “Phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập quốc tế”, tác giả đề cập đến những yếu tố thuận lợi cho việc PTDL tạiĐBSCL như: Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Sự quan tâm của Đảng và Nhànước đối với sự phát triển của Vùng; Những thuận lợi về yếu tố thiên nhiên trong pháttriển du lịch; Thuận lợi về các giá trị văn hóa, con người Ngoài ra, tác giả cũng đề xuấtmột số giải pháp nhằm thúc đẩy việc phát triển du lịch của Vùng như: phải tuân thủ cáccam kết quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững; Tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực chấtlượng cao phục vụ cho tiến trình phát triển du lịch; Đầu tư thích đáng về cơ sở hạ tầng;Cần nhanh chóng thích ứng với biến đổi khí hậu; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; vừaliên kết hợp tác, vừa cạnh trạnh tạo hiệu quả cao trong phát triển du lịch, từng bước hìnhthành thế mạnh của vùng trong phát triển du lịch (3) Teng, Y và cộng sự (2021), Kết quảnghiên cứu cho thấy áp lực ngày càng tăng trong việc giảm lượng khí thải CO2 tại khidanh lam thắng cảnh của Trung Quốc trong điều kiện phát triển du lịch đặt ra nhữngthách thức mới đối với các nhà hoạch định chính sách “Du lịch carbon thấp” Nghiên cứunày xem xét cả du lịch trong nước và quốc tế, thông qua việc sử dụng mô hình hồi quyvector bảng và sử dụng dữ liệu khu vực từ năm 2006 đến năm 2017 Kết quả cho thấy sựphát triển của du lịch quốc tế hoặc trong nước góp phần mang lại tăng trưởng kinh tếnhưng lại gây tổn hại đến môi trường
Quan điểm thứ 2: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch và môi
trường thông qua mô hình định lượng và đưa ra các khuyến nghị (1) Trần Thị Xuân Mai
(2017) “Du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long: tiềm năng và giải pháp phát triển” tác
giả đã chỉ ra những khó khăn và thách thức chủ yếu đối với sự phát triển du lịch trongvùng, cũng như xác định các định hướng chính và giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch tạiĐBSCL Những khó khăn được nghiên cứu đề cập bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng và vậtchất kỹ thuật yếu kém, hạn chế về nhận thức và mức sống, nguồn nhân lực du lịch thiếuhụt cả về số lượng và chất lượng, cùng với hạn chế trong công tác xúc tiến và sự ổn địnhtrong quản lý nhà nước Một vấn đề nổi cộm khác là tình trạng trùng lặp trong xây dựng
và phát triển sản phẩm du lịch Việc thành lập Hiệp hội Du lịch ĐBSCL là một nỗ lực lớn
Trang 24cho sự phát triển du lịch của vùng, tuy nhiên do còn nhiều hạn chế nên Hiệp hội vẫn chưathực sự phát huy được hiệu quả Công trình nghiên cứu đã đưa ra quan điểm và địnhhướng chủ đạo nhằm phát triển du lịch ĐBSCL, với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển dulịch trở thành ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho vùng, đồng thời đảm bảo tính bềnvững của môi trường tài nguyên Nghiên cứu chỉ ra định hướng phát triển chính của vùngĐBSCL là phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, du lịch văn hóa lễhội – làng nghề truyền thống, và du lịch biển đảo chất lượng cao Công trình nghiên cứucũng đề xuất một số giải pháp cho từng loại hình du lịch để tránh tình trạng trùng lặp quánhiều sản phẩm du lịch Các giải pháp về định hướng thị trường khách du lịch, nhân lực,đầu tư, xúc tiến quảng bá và hợp tác liên kết cũng được trình bày trong công trình nghiêncứu (2) Lu C và cộng sự (2018), thông qua nghiên cứu của mình đã đưa ra một số kếtluận quan trọng: (1) không tồn tại mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa phát triển ngành
du lịch và tăng trưởng kinh tế; thay vào đó, một mối quan hệ một chiều được tìm thấygiữa hai phần tử Tương tự, không tồn tại mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa phát triểnngành du lịch và chất lượng môi trường; đúng hơn, một mối quan hệ một chiều được tìmthấy giữa hai yếu tố (2) “Hiệu ứng tai họa” đối với tăng trưởng kinh tế do sự phát triểncủa ngành du lịch gây ra được cho là tồn tại Sự phát triển của ngành du lịch không chỉtác động tiêu cực trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế mà còn tác động tiêu cực một cáchgián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến một số yếu tố truyền tải như mức giá, đổi mớicông nghệ, vốn nhân lực và mức độ mở Ngoài ra, hiệu ứng lời nguyền đối với môitrường do sự phát triển của ngành du lịch gây ra cũng tồn tại Sự phát triển của ngành dulịch không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến môi trường mà còn ảnh hưởng tiêucực một cách gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đến một số yếu tố truyền tải nhưchính sách môi trường, vốn nhân lực, đổi mới công nghệ và mức độ tiếp thị (3) Trongquá trình phát triển vùng, mối quan hệ giữa ngành du lịch, kinh tế và môi trường cầnđược giải quyết đúng đắn Thông qua các chính sách hiệu quả, có thể hiện thực hóa sựphối hợp và phát triển bền vững giữa ngành du lịch, nền kinh tế và môi trường (3) SyedAli Raza và cộng sự (2017), nhóm tác giả đã dùng phương pháp điều tra ảnh hưởng thựcnghiệm (bằng cách sử dụng khung biến đổi wavelet, phương pháp mới này cho phépphân rã chuỗi thời gian ở các tần số thời gian khác nhau) của việc phát triển du lịch đếnsuy thoái môi trường ở nền kinh tế có lượng khách du lịch đến Hoa Kỳ Trong nghiên cứunày, thông qua việc sử dụng biến đổi sóng con rời rạc chồng lấp tối đa -
Trang 25MODWT, hiệp phương sai sóng con, tương quan sóng con, phổ công suất sóng con liêntục, phổ kết hợp sóng con và phân tích quan hệ nhân quả Granger dựa trên sóng con đểphân tích mối quan hệ giữa phát triển du lịch và phát thải CO2 ở Hoa Kỳ bằng cách sửdụng dữ liệu hàng tháng từ giai đoạn 1996 đến 2015 Kết quả chỉ ra rằng phát triển du lịch
có ảnh hưởng tích cực đến việc phát thải CO2 trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Doviệc phát triển du lịch gắn liền với việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch để vận chuyển dukhách và các dịch vụ vệ tinh nên nhóm nghiên cứu khuyến nghị các nhà hoạch định chínhsách nên khuyến khích sử dụng nguồn năng lượng xanh (có thể tái tạo), động cơ lai dầu,xăng- điện, trong việc vận chuyển du khách đường dài phục vụ cho việc phát triển du lịch.Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã đạt được những thành tựu quan trọngtrong việc nghiên cứu về phát triển du lịch theo hướng BVMT Các công trình, đề tàinghiên cứu nêu trên đã tập trung phân tích tương đối sâu sắc theo nhiều khía cạnh khácnhau về phát triển du lịch nói chung và các vùng nói riêng Kết quả của những nghiêncứu trên đã cung cấp một số tài liệu thứ cấp và cách tiếp cận chuyên biệt cho quá trìnhthực hiện đề tài này theo quan điểm kế thừa và phát triển Điều đáng ghi nhận là một sốcông trình đã chỉ ra đặc thù của phát triển du lịch và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch
Tuy nhiên, về khía cạnh học thuật, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về phát triển du lịch và các nhân tố tác động tới phát triển du lịch chưa đề cập đến khảnăng liệu cùng một phương pháp tiếp cận nghiên cứu, cùng một mô hình nghiên cứu cóthể tiến hành với nhiều đối tượng thuộc nhiều nhóm quan điểm khác nhau hay không? Vídụ việc phát triển du lịch của một Vùng trong cùng 1 quốc gia có quan tâm nhiều đến môitrường hay không? Mức độ quan tâm ra sao? Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chưa chỉ rarằng ở những vùng như ĐBSCL thì việc phát triển du lịch có gắn với môi trường haykhông? Đâu là những nhân tố tác động chính? Và giải pháp cho vấn đề này là gì? Hànhđộng như thế nào để phù hợp trong từng giai đoạn và điều kiện khác nhau?
1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu thực tiễn
1.1.2.1 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển du lịch
Vùng ĐBSCL có các phương thức giao thông vận tải đa dạng bao gồm đường bộ,đường thủy, đường biển và hàng không Đối với đường bộ, các tuyến đường đã dần hoànthiện và đạt tiêu chuẩn đường cấp III với 2 làn xe, các tuyến đường qua thị trấn cũngđược
Trang 26mở rộng Việc mở rộng QL1A tại các đoạn có nhu cầu, đặc biệt là hoàn tất đoạn Tp HồChí Minh - Trung Lương, đang được tiếp tục thực hiện Các tuyến N1, N2 mới được xâydựng để nối liền với đường Hồ Chí Minh và QL 14C Ngoài ra, các dự án cao tốc cũnggóp phần quan trọng vào sự phát triển của ĐBSCL, như dự án tuyến cao tốc Cần Thơ -
Cà Mau, một phần của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông, khởi công vàotháng 1- 2023 Ba tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 575 km, gồm cao tốc Bắc -Nam phía Đông dài 245 km, cao tốc Bắc - Nam phía Tây dài 180 km, và cao tốcTP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài 150 km Ba tuyến cao tốctrục ngang với chiều dài khoảng 591 km gồm cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăngdài 191 km, cao tốc Hà Tiên (Kiên Giang) - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, cao tốcHồng Ngự (Đồng Tháp) - Trà Vinh dài 188 km
Đến nay, các tuyến cao tốc đã hoàn thành và đưa vào khai thác theo quy mô giaiđoạn 1 (4 làn xe) với tổng chiều dài 171 km, bao gồm đoạn Bến Lức – Trung Lương (40km); Trung Lương – Mỹ Thuận (51 km); Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29 km); Lộ Tẻ - Rạch Sỏi(51 km) Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021,ĐBSCL được quy hoạch sáu tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km với quy
mô từ 4 - 6 làn xe
Về vận tải đường thủy và đường biển, dựa trên lợi thế tự nhiên và lịch sử pháttriển lâu đời, sẽ đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch đường sông, kết nối tuyến
du lịch quốc tế trong Tiểu vùng sông Mekong Kênh Vĩnh Tế - dọc biên giới Campuchia
và kênh Chợ Gạo kết nối Tiền Giang và Tp Hồ Chí Minh là các tuyến đường thủy quantrọng trong việc kết nối các vùng miền trong nước và quốc tế
Về đường hàng không, khu vực ĐBSCL đã có các sân bay tại Cần Thơ, Rạch Giá,Phú Quốc, Cà Mau, phục vụ nhu cầu đưa đón khách du lịch đến tham quan các tỉnh trongvùng ĐBSCL Tuy nhiên, vận tải đường bộ còn nhiều hạn chế do các tuyến đường cònnhỏ, hẹp, giao thông nội vùng và liên vùng còn nhiều bất cập và khó khăn, thậm chí ởnhiều khu du lịch sinh thái, xe ô tô không thể đi vào được do chưa có đường bê tông Đốivới giao thông đường thủy, đường biển thì gặp khó khăn vào mùa mưa lũ, mức độ đảmbảo an toàn của các phương tiện vận tải chưa cao Đường hàng không thì chỉ có 2 sân bayđáp ứng được yêu cầu tiếp nhận các chuyến bay cỡ lớn trên 100 khách là sân bay CầnThơ và Phú
Trang 27Quốc, còn 2 sân bay còn lại ở Cà Mau và Kiên Giang do đường băng nhỏ và điều kiện kĩthuật chưa đủ để tiếp nhận lượng khách lớn cho mỗi chuyến bay.
Bên cạnh những ưu ái từ thiên nhiên, Vùng ĐBSCL trong khoảng 10 năm gần đây,đang phải đối mặt với tốc độ sụt lún nghiêm trọng theo đánh giá của các tổ chức quốc tế
và nhóm nghiên cứu của Đại học Utrecht, Hà Lan, cũng như thông tin đo đạc từ Bộ Tàinguyên - Môi trường Mức trung bình tại ĐBSCL được ước tính là 0,96 cm/năm, theo cácchuyên gia hiện tượng sụt lún này trải khắp ĐBSCL trong những năm gần đây được cho
là từ những nguyên nhân sau: (1) Việc khai thác nước ngầm quá mức, (2) Sự khai tháccát vượt quá giới hạn, (3) Xây dựng các đập thủy lợi và thủy điện ở các quốc gia đầunguồn của sông Mekong, làm giảm lưu lượng chảy của sông Tiền và sông Hậu vào ViệtNam, dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn gia tăng ở một số tỉnh ven biển ĐBSCL, diễn rangày càng khắc nghiệt, phức tạp, khó lường, và đặc biệt không tuân theo quy luật tựnhiên
Các nguyên nhân trên đã tạo ra ảnh hưởng lớn đối với giao thông và phát triểnkinh tế ở địa phương Theo báo cáo từ ngành chức năng, trong 6 tháng đầu năm 2023,tỉnh Vĩnh Long đã ghi nhận 80 điểm sạt lở bờ sông, tăng 61 điểm so với cùng kỳ, gây rathiệt hại về tài sản tăng gấp 10 lần Tình trạng sạt lở cũng đang ở mức báo động tại cáctỉnh Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, và các địaphương khác Đồng thời, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao khoảng 0,35 cm/nămcũng đang gây ngập lụt ở nhiều khu vực Do đó, việc ĐBSCL ngày càng bị chìm vàonước, được dự đoán là một thực tế đang ngày càng trở nên rõ ràng Ngoài ra, hoạt độngkhai thác cát quá mức đã làm tăng độ sâu của lòng sông Theo khảo sát của Bộ Tàinguyên-Môi trường, lượng phù sa và bùn cát từ sông Mê Kông đã giảm khoảng 50%, từ
160 triệu tấn vào năm 1992 xuống còn 75 triệu tấn vào năm 2014 Đến năm 2022,ĐBSCL đã có tổng cộng 665 điểm sạt lở, với tổng chiều dài 656 km Các đập trên sông
Mê Kông sẽ làm thay đổi mô hình dòng chảy trong vùng đồng bằng, tăng dòng chảytrong mùa khô và giảm dòng chảy trong mùa mưa, cản trở đường đi của cá và có thể làmgiảm lượng trầm tích vận chuyển, từ đó có thể dẫn đến xói mòn bờ biển Điều này làmảnh hưởng nghiêm trọng đến đất đai và làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của vùngĐBSCL
1.1.2.2 Rác thải và ô nhiễm nguồn nước từ các cơ sở lưu trú cho khách du lịch
Hệ thống cơ sở lưu trú của ĐBSCL đã phát triển với tốc độ nhanh, đồng thời cũngkhông ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ du khách, đặc biệt là từnăm
Trang 282015 trở lại đây Trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng15% Cơ sở lưu trú đạt chuẩn 5 sao phần lớn tập trung ở Phú Quốc như: khách sạn MườngThanh Luxury Phú Quốc, Resort Novotel Phú Quốc, … và Tp Cần Thơ như: MườngThanh, Vinpearl Cần Thơ Nhằm đưa việc BVMT đi đôi với việc kinh doanh của các cơ
sở lưu trú phù hợp với tiềm năng và lợi thế của vùng là một trong 08 nhiệm vụ, giảipháp đề ra ở Nghị quyết số 10-NQ/TW mà chính quyền địa phương tại vùng ĐBSCL đã
và đang thực hiện các yêu cầu các cơ sở lưu trú áp dụng các biện pháp đối với việc bảo
vệ môi trường như việc giảm thải ra môi trường, như xà phòng hữu cơ, túi giấy, túi nilon
tự phân hủy với hy vọng trong tương lai, ĐBSCL sẽ nổi lên như một điểm đến thu hút,
nhiều triển vọng
Về sự phân bố các cơ sở lưu trú ở ĐBSCL không đều nhau, hầu hết các khách sạnđều tập trung ở một số địa phương như: Kiên Giang, Cần Thơ Đặc biệt, loại hình du lịchkết hợp lưu trú tại nhà dân, nhà cổ, nhà ở sinh thái, du thuyền…là hình thức khá thu hútkhách du lịch và được triển khai ở ĐBSCL từ năm 2006 Mặc dù vậy, những vùng đangthực hiện loại hình này không đủ điều kiện để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng,hay quán ăn phục vụ nhu cầu khách du lịch như: bể bơi, massage, spa, sân tennis,
Sự gia tăng khách du lịch và các hoạt động liên quan đến ngành du lịch có thể gây
ra ô nhiễm nước từ nước thải, hóa chất và rác thải Tình trạng ô nhiễm BOD5 cao xảy ra
ở hầu hết các ao, đầm phá trong mùa khô năm 2019 và 2020 Điều này là do các ao, đầmthường có giai đoạn sinh trưởng chậm hơn, kém thông thoáng hơn so với các vùng nuôinước ngọt lồng, khả năng trao đổi nước và tự vệ hạn chế-làm sạch Tuy nhiên, các khuvực gần khu vực nuôi lồng được phát hiện có BOD5 cao hơn các khu vực xung quanh ao/đầm Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm điểm khác như nước thảithượng nguồn khu đô thị, khu du lịch (Thu Minh, H V và cộng sự, 2022) Hơn nữa, cáckhu vực thủy sinh cần được bố trí và khoanh vùng xa các khu đô thị, khu du lịch Nhìnchung, việc quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước cần được tăng cường
để đảm bảo sự phù hợp tổng thể của các địa điểm thủy sinh
Theo nghiên cứu gần đây của nhóm tác giả Nguyễn Thành Giao và cộng sự vềchất lượng nước mặt tỉnh Kiên Giang năm 2020 Kết quả cho thấy các giá trị trung bìnhcủa TSS, BOD, COD, NH4+, NO2ˉ, PO43ˉ, Fe và coliform đều vượt xa tiêu chuẩn ViệtNam về chất lượng nước mặt Chỉ có NO3ˉ là đạt tiêu chuẩn Nồng độ TSS, BOD, COD
và coliform cao hơn vào mùa mưa Chỉ có 10% điểm lấy mẫu có độ mặn hoàn toàn phùhợp
Trang 29để tưới vào mùa khô, trong khi con số này tăng lên 35% vào mùa mưa Phân tích cluster
đã nhóm 49 địa điểm giám sát thành 11 và 13 cụm lần lượt vào mùa khô và mùa mưa.Phân tích 5 thành phần chính cho ra giải thích lần lượt khoảng 75 và 70% sự biến đổi củachất lượng nước mặt trong khu vực nghiên cứu Các yếu tố chính quyết định chất lượngnước có thể là chế độ thủy văn, thủy triều, hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ
và du lịch (Nguyen, T.G., Phan, K.A & Huynh, T.H.N, 2022)
Lượng rác thải từ hoạt động du lịch có xu hướng tăng nhanh, mức tăng trưởngbình quân là 32,5%/năm giai đoạn 2010 - 2015 Nếu như 2010 lượng rác thải từ hoạtđộng du lịch là 97 tấn thì đến năm 2015 là 396 tấn gấp 3 lần so với năm 2010 Lượngnước thải cũng có mức tăng trưởng bình quân 32,6% Lượng nước thải này kết hợp vớilượng nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân hầu hết chỉ được xử lý thô sơ, lắngđọng rồi sau đó thải ra kênh, biển; đã góp phần làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm
có trong môi trường nước, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong khu vực (Vương,N.,2019)
Tại hai tỉnh Cần Thơ và An Giang số liệu cho thấy lượng chất thải rắn được thugom là 88,3% lượng chất thải rắn phát sinh ở khu vực đô thị và 49% lượng chất thải rắnphát sinh ở khu vực nông thôn và lượng chất thải rắn được xử lý chiếm 71% lượng chấtthải rắn được thu gom Như vậy, vẫn còn một lượng chất thải rắn phát sinh chưa được thugom và xử lý Lượng chất thải rắn phát sinh chưa được thu gom cùng với lượng chất thảirắn được thu gom chưa được xử lý và lượng chất thải rắn chưa được xử lý đúng quychuẩn là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trườngnhận định tác động của chất thải rắn có thể thấy rõ qua việc làm mất mỹ quan đô thị, gây
ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và phát thải khí nhà kính (Dũng, K T., và cộng
sự, 2021)
Trang 30- Tổng dư lượng phân bón, hóa chất ước tính: 1,970 kg d−1
- Nước thải: 7,530 m3 d−1; rác thải: 814 t d−1
- Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh rất thấp, chỉ 15%
Hiện tượng phú dưỡng, gây mùihôi và suy thoái hệ sinh tháisông, kênh rạch
Hoạt động công nghiệp - Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp: 175 t d−1
- Nước thải: 8,190 m3 d−1
- Các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung
Hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm
có độc tính cao, khó phân hủy
Du lịch và các dịch vụ liên
quan đến lữ hành
- Nước thải chảy ra từ khu vực dịch vụ: 10,380 m3 d−1
- Lượng chất thải phát sinh: 617 t d−1 Ô nhiễm chất hữu cơ và chất hoạt
động bề mặt
(Nguồn: Nguyen, T.G., Phan, K.A & Huynh, T.H.N,2022)
Trang 311.1.2.3 Hệ sinh thái rừng và đa dạng hóa sinh học bị suy giảm
Với lợi thế về cảnh quan sông nước hữu tình, văn hóa đặc sắc, ẩm thực đa dạng ĐBSCL có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên,ĐBSCL có 2 khu sinh quyển thế giới tại Kiên Giang và Cà Mau, 4 vườn quốc gia U Minh
Hạ (Cà Mau), Tràm Chim (Đồng Tháp), U Minh Thượng và Phú Quốc (Kiên Giang), vànhiều vườn hoa rực rỡ, vườn cây ăn trái bạt ngàn, trĩu quả như làng hoa Sa Đéc (ĐồngTháp), vườn hoa kiểng ở Long An, vườn trái cây ở Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre…
Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, rừng tràm ngập úng ở khu vực ĐBSCL đã bịsuy giảm do quá trình khai hoang phát triển canh tác nông nghiệp, phá rừng nuôi trồngthủy sản, khai thác du lịch Đến nay diện tích đất lâm nghiệp trong khu vực chỉ cònkhoảng
356.200 ha, trong đó rừng tự nhiên chỉ chiếm khoảng 15% và còn lại 85% là rừng trồngtái sinh ĐBSCL có 10 khu đất thuộc vùng bảo tồn đất ngập nước của quốc gia Điểmtrình diễn bảo tồn rạn san hô và thảm cỏ biển ở quần đảo Phú Quốc gần đây đã cho thấytiềm năng sinh học và các hệ sinh thái khá quan trọng ở đây Theo các nhà khoa học, tính
đa dạng sinh học ở các hệ sinh thái rừng ngập mặn và rừng tràm trong khu vực ĐBSCLđược thể hiện: có 239 loài cây, 36 loài thú, 182 loài chim đầm lầy, 34 loài bò sát và 6 loàilưỡng cư Chỉ có hai loài thú có ý nghĩa bảo tồn là Rái cá mũi lông và Bò biển, còn lại ởvùng đồng bằng có ít nhất 37 loài chim có ý nghĩa bảo tồn và 470 loài cá đã được ghinhận, trong đó có 28 loài đặc hữu của vùng và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác sinhsống Hệ động vật thủy sinh không xương sống ở vùng đồng bằng đã bị tác động đáng kểbởi con người, trong đó hệ động vật ven biển của các dòng kênh chính là những loài đặcbiệt nghèo nàn, có lẽ phản ánh cường độ tác động của con người tại những địa điểm đó.Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của vùng ĐBSCL bao gồm: dân số ngày càngtăng và thâm canh nông nghiệp, tăng cường sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cũng nhưmực nước lũ thay đổi trong mùa dòng chảy cao và hoạt động khai thác du lịch (Campbell,
I C.,2012) Tóm lại, tính đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở khu vực ĐBSCL đã bịsuy giảm đến mức khá nghiêm trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thời gianqua
1.1.2.4 Chủ trương, chính sách phát triển bền vững ngành du lịch ĐBSCL gắn với bảo vệ môi trường
Vùng ĐBSCL đã xác lập "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020,tầm nhìn đến năm 2030", tạo cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh của vùng cho PTDL.Chính
Trang 32quyền và ngành du lịch vùng ĐBSCL đã ban hành các văn bản hướng dẫn kinh doanh lưutrú, lữ hành phù hợp với từng địa phương, đồng thời phổ biến các văn bản quy phạmpháp luật trong hoạt động du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong vùng.
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghịquyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 về phát triển bền vững vùng ĐBSCLthích ứng với biến đổi khí hậu Nghị quyết này đề cập các vấn đề chiến lược cơ bản, lâudài đối với phát triển vùng ĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chứckhông gian, cơ cấu kinh tế liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thờigiao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương Đây là cơ sở để triển khai nhiềuchương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng
Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành nhiều chỉ thị để tăng cường công tác quản lýmôi trường du lịch, như Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướngChính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàncho khách du lịch; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướngChính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch, tập trung khắc phục yếukém, thúc đẩy phát triển du lịch Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017 về phát triển bềnvững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu cũng làm định hướng để các bộ, ngành, địaphương rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnhvực, tạo cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư, tăng cường kết nối liên vùng và triển khaiquy hoạch bảo vệ môi trường cho ĐBSCL trong giai đoạn 2021-2030
Từ các cơ sở và căn cứ nêu trên, có thể nhận thấy Đảng và Nhà nước rất quan tâmđến việc đề ra các chính sách để quản lý và phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệmôi trường, giúp cho ngành du lịch nói chung và du lịch vùng ĐBSCL nói riêng pháttriển không ngừng, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
1.1.2.5 Quản lý nhà nước về du lịch gắn với bảo vệ môi trường
Môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống củangười dân vùng ĐBSCL Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái từ đótrực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch của vùng Trước bối cảnh biến đổi khí hậungày càng đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái vùng ĐBSCL; việc PTDL gắn với BVMT sẽgiúp nền kinh tế du lịch phát triển có tính ổn định và bền vững, thích ứng với biến đổi khíhậu
Trang 33Bên cạnh đó, trước diễn biến của biến đổi khí hậu, sụt lún, xâm nhập mặn, Chínhphủ kịp thời ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứngvới biến đổi khí hậu, cùng với định hướng, cơ chế phát triển cụ thể, phù hợp với thực tiễn
và qui luật tự nhiên; đặc biệt là lần đầu tiên tổ chức quy hoạch tổng thể vùng, với mộttầm nhìn mới, tư duy mới; hình thành Hội đồng điều phối Vùng để lãnh đạo thống nhấthành động Đặc biệt, Nghị quyết đã thúc đẩy chuyển đổi quy mô lớn theo cơ cấu kinh tế
và theo lãnh thổ trên cơ sở phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng và từng tiểu vùng; kếtnối liên vùng đang được thúc đẩy thông qua kết nối kinh tế, kết nối hạ tầng nội vùng vàvới Tp Hồ Chí Minh, thúc đẩy hình thành chuỗi giá trị cho các sản phẩm, dịch vụ Cácchương trình ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, khắc phục sụt lún, sạt
lở bờ sông bờ biển, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội đang được triển khai thựchiện tập trung vào những vấn đề cấp bách Ngoài ra, Chính phủ xem xét thông quaChương trình hỗ trợ ngân sách có mục tiêu phát triển bền vững vùng ĐBSCL thích ứngvới biến đổi khí hậu với số vốn 1,05 tỷ USD (tương đương 24.302 tỷ đồng)
Nhìn chung, trong thời gian qua, vùng ĐBSCL đã đạt được nhiều thành tựu quantrọng trong phát triển du lịch, khai thác các yếu tố về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, giátrị đời sống, phong tục tập quán và lễ hội, thu hút ngày càng nhiều khách du lịch trong vàngoài nước Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch vùng ĐBSCL đã gây ảnh hưởng đếntài nguyên thiên nhiên và văn hóa, cũng như tác động không nhỏ đến biến đổi khí hậu.Hiện tượng xâm nhập mặn tại nhiều địa phương trong vùng đã ảnh hưởng đến nguồnnước, hoạt động nông nghiệp và du lịch Bên cạnh đó, trình độ nhận thức về bảo vệ môitrường của khách du lịch còn khác nhau, việc quản lý khai thác du lịch của các địaphương không đồng nhất và giám sát bảo vệ môi trường cần nhiều nỗ lực hơn Đầu tưcông và quản lý đầu tư công cho du lịch cũng là yếu tố cần được xem xét
Chính vì vậy, để PTDL vùng ĐBSCL một cách bền vững và hiệu quả, cần hướngtới việc BVMT, đây là vấn đề quan trọng và cấp bách được đặt ra cho toàn vùng Phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đếnnăm 2030, chỉ đạo khuyến khích các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường; khuyếnkhích và hỗ trợ cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, chia sẻ lợi ích và tráchnhiệm trong khai thác tài nguyên cho phát triển du lịch.Trong bối cảnh đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và biến đổi khí hậu ngành du lịch đang phải đối mặtvới nhiều khó khăn,
Trang 34thách thức, đó là: ô nhiễm môi trường, gia tăng, suy giảm đa dạng sinh học, thời tiết cựcđoan, dịch bệnh Trong khi đó, các nguồn lực cần thiết cho hoạt động du lịch, như: vốnđầu tư cho hoạt động du lịch, chất lượng nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ đang ởmức thấp đã làm cho hoạt động du lịch chưa hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng
và lợi thế của đất nước Điều này đã hạn chế sự phát triển của ngành du lịch
1.1.3 Tổng quan đề tài nghiên cứu
Để có căn cứ xây dựng các giả thuyết và biện luận mô hình nghiên cứu, tác giả đãlược khảo một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của một số tác giả gần đây nhằm tổngquan các ưu và nhược điểm nhằm tìm ra khoảng trống nghiên cứu:
Một số nhà nghiên cứu đã xác định được những vấn đề cơ bản về phát triển dulịch, bảo vệ môi trường sản phẩm du lịch, một số điểm đến du lịch… Đơn cử như: (1)Asadzadeh, Mousavi (2017), với nghiên cứu “The Role of Tourism on the Environmentand Its Governing Law” tạm dịch “Vai trò của du lịch đến môi trường và luật pháp”.Theo tác giả, có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị và môitrường Nghiên cứu này đã xem xét các yếu tố cơ bản gây ra sự suy thoái hiện nay trongngành du lịch hiện nay và chúng liên quan như thế nào đến vai trò của chính phủ trongviệc phát triển du lịch Tuy nhiên, nghiên cứu trên vẫn còn những hạn chế cần khắc phụcnhư khả năng điều chỉnh của luật BVMT nhằm gia tăng sự chú ý và hiểu biết về tác độngcủa du lịch đối với môi trường và để đạt mục tiêu của du lịch bền vững vẫn còn nhữngthách thức để thiết lập và chấp nhận bởi số đông, ngoài ra nghiên cứu chưa lượng hóađược các nhân tố tác động theo điều kiện cụ thể tại nơi nghiên cứu… (2) Jia, X (2018),
“Consideration of the role of tourism environmental protection on the sustainabledevelopment of Tourism” tạm dịch “Bảo vệ môi trường du lịch, phân tích mối quan hệgiữa phát triển bền vững, bảo vệ môi trường du lịch và du lịch” Theo đó tác giả đã đưa raphân tích mối liên hệ của phát triển bền vững và bảo vệ môi trường du lịch, du lịch Bêncạnh một số giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển bền vững và lành mạnh, cần tăngcường bảo vệ môi trường du lịch, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, hoàn thiện hệ thốngđiều hành du lịch, chuẩn hóa hành vi tiêu dùng của du khách và tăng cường giám sát hoạtđộng du lịch Song, tác giả vẫn chưa lượng hóa được các yếu tố tác động trực tiếp và giántiếp như: du lịch bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý tài nguyên du lịch, hoàn thiện hoạtđộng du lịch hệ thống, chuẩn hóa hành vi tiêu dùng của khách du lịch và tăng cường giámsát du lịch
Trang 35Một số công trình nghiên cứu đã xây dựng được hướng nghiên cứu về phát triển
du lịch bền vững và phân tích, đánh giá các khung nghiên cứu theo hướng đó Baloch, Q
B và cộng sự (2022) với nghiên cứu “Determinants of evolving responsible tourismbehavior: Evidences from supply chain” tạm dịch “Các yếu tố quyết định hành vi du lịch
có trách nhiệm đang phát triển: bằng chứng từ chuỗi cung ứng” Theo đó tác giả đã nghiêncứu xác định rằng chất lượng của hành vi có trách nhiệm phụ thuộc vào: (1) Chất lượngcủa chính sách thể chế, (2) Cơ sở hạ tầng thân thiện với môi trường, (3) Năng lực vận tải
du lịch, (4) Sự tham gia của cộng đồng, (5) Mạng lưới kết nối các dịch vụ hỗ trợ du lịch
đa dạng, (6) Chiến lược quảng bá và tăng trưởng cụ thể cho các điểm đến, (7) Phát triểnnguồn nhân lực, (8) Sự hài lòng của khách du lịch trong chuỗi cung ứng du lịch Tuynhiên, trong nghiên cứu này tác giả còn để ngỏ hướng nghiên cứu ở các hướng tiếp cậnkhác cho các nhà nghiên cứu như sau: Thứ nhất, nghiên cứu hiện tại có bản chất địnhlượng, do đó cần có những nghiên cứu chuyên sâu vào không thể thiếu của bất kỳ nghiêncứu nào như vậy trong nghiên cứu bối cảnh của bối cảnh văn hóa xã hội khác nhau Thứhai, nghiên cứu hiện tại được thực hiện trong bối cảnh văn hóa xã hội của Pakistan, do đóthiếu sự liên quan đến việc khái quát hóa cho các quốc gia khác Hơn nữa, nghiên cứutrong tương lai nên áp dụng cách tiếp cận theo định hướng ngành du lịch để phân biệt tácđộng trực tiếp và gián tiếp của từng loại hình du lịch đối với từng thành phần của tính bềnvững môi trường để đưa ra so sánh tác động theo cách tốt hơn
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm của sản phẩm du lịch đặc thù tạicác quốc gia và khu vực trên thế giới hiện nay Các tác giả cũng đã đưa ra những kinhnghiệm phát triển các sản phẩm du lịch, đặc biệt là những sản phẩm du lịch độc đáo vàkhác biệt nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh tại địa phương và quốc gia Ví dụ, nghiêncứu của A., Niţă, V., Butnaru, G I., và cộng sự (2020) với tựa đề “Analysing therelationship between tourism development and sustainability by looking at the impact onthe environment: A study on the European Union countries” (Phân tích mối liên hệ giữaphát triển du lịch và bền vững từ góc độ tác động môi trường: Một nghiên cứu tại cácquốc gia Châu Âu) đã nêu bật được cả những tác động môi trường tiêu cực và tích cựckhi phát triển du lịch tại các quốc gia Châu Âu
Tuy nhiên, sự khác biệt về thể chế chính trị và quy định về quản lý bảo vệ môitrường ở các quốc gia khác nhau vẫn còn tồn tại khoảng cách và sự bất đối xứng thông tin
Trang 36giữa du khách và chính quyền sở tại Sự khác biệt về nhận thức cũng cần được khám pháthêm Ngoài ra, nhóm tác giả chưa lượng hóa bằng mô hình những tác động có lợi chomôi trường thông qua việc góp phần bảo vệ và bảo tồn môi trường khi phân tích mốiquan hệ giữa phát triển du lịch và sự bền vững môi trường.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu cứu mà luận án kỳ vọng tiếp tục phát triển
Khoảng trống 1: Các nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ chủ yếu sử dụng thang
đo (có điều chỉnh) của các tác giả Prescott-Allen, (1996); Wang và cộng sự, (2021) vớiphương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierachy Process) để đưa vào nghiên cứu cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch gắn với môi trường trong bối cảnh phát triển bềnvững đã trở thành xu thế tất yếu và mục tiêu hàng đầu mà các quốc gia đều hướng tới.Chưa có nghiên cứu nào được công bố hoặc được thực hiện tương tự về khám phá thang
đo các nhân tố tác động phát triển du lịch gắn với môi trường vùng ĐBSCL, nơi được coi
là một vùng quan trọng về kinh tế, nông nghiệp và du lịch tại Việt Nam
Khoảng trống 2: Chưa có công trình nghiên cứu về phát triển du lịch vùng ĐBSCLgắn với môi trường trong giai đoạn bình thường mới Các nghiên cứu chưa đề cập mốiquan hệ giữa phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường trên nguyên tắc bìnhđẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu
Khoảng trống 3: Chưa có nghiên cứu có sự phối hợp giữa các bên liên quan trongphát triển du lịch gắn với môi trường, là những người đã tham gia trong quá trình khaithác du lịch (chuyên gia, cán bộ quản lý nhà nước, du khách, hướng dẫn viên, quản lýdoanh nghiệp, cán bộ phụ trách du lịch địa phương …) cùng tham gia đánh giá các nhân
tố tác động đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch vùng ĐBSCL Qua đó đề xuất các chính sách, hàm ý quản trị phù hợp nhằm pháttriển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Luận án nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về phát triển du lịch gắn với môi trường trên cơ
sở kế thừa, khám phá khe hổng nghiên cứu thực tế và lý thuyết về các nhân tố tác độngđến
Trang 37phát triển du lịch gắn với môi trường, từ đó thiết lập mô hình nghiên cứu phù hợp với bối cảnh vùng ĐBSCL;
Hai là, nghiên cứu các thành phần và thang đo ảnh hưởng đến các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường;
Ba là, kiểm định thang đo các thành phần ảnh hưởng và vai trò trung gian của biến
“phát triển du lịch” đến sự phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường;
Bốn là, đề xuất một số gợi ý, hàm ý từ kết quả nghiên cứu phù hợp nhằm phát triển
du lịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận án phải tìm ra đáp án chocác câu hỏi nghiên cứu:
Thứ nhất, phát triển du lịch gắn với môi trường là gì? Cơ sở lý luận và thực tiễn đểxây dựng mô hình phát triển du lịch gắn với môi trường?
Thứ hai, những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn vớimôi trường? Các tiêu chí/thang đo cụ thể để đánh giá về các yếu tố này?
Thứ ba, vai trò và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến phát triển dulịch vùng ĐBSCL gắn với môi trường?
Thứ tư, thực trạng phát triển du lịch gắn với môi trường vùng ĐBSCL hiện naynhư thế nào? Đâu là các hàm ý chính sách để phát triển du lịch vùng ĐBSCL gắn với môitrường?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịchgắn với môi trường Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu phát triển du lịch gắnvới môi trường trên địa bàn cấp vùng
1.3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là: chuyên gia du lịch (các nhà quản lý, chuyên gia, giảng viên,doanh nghiệp), du khách, nhà quản lý về lĩnh vực du lịch Riêng đối với cư dân địaphương, sau khi trao đổi với các chuyên gia, tác giả nhận thấy việc khảo sát chính sáchkhông khả thi do người dân ít được tiếp cận với các chính sách phát triển du lịch Do vậytác giả sẽ không khảo sát thang đo chính sách đối với đối tượng này
Trang 381.3.3 Phạm vi không gian
Phạm vi về không gian: Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch gắn với môi trường tại Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long Vùng ĐBSCL là mộttrong những khu vực có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến động môi trườngtại Châu Á và trên thế giới Nhiều thách thức môi trường xảy ra đồng thời và có tác độngcộng hưởng với nhau tại khu vực này Đó là lý do tại sao Vùng ĐBSCL được chọn là mộttrong những khu vực nghiên cứu của Luận Án Trong đó tác giả chọn một số nơi tiêu biểunhư các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ và Kiên Giang
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu:
Thông tin phục vụ cho tiểu luận tổng quan được thu thập từ các công trình nghiêncứu khoa học trong và ngoài nước, bao gồm các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án tiến
sĩ, các bài báo đăng trên các tạp chí khoa nước ngoài thuộc các danh mục khoa học uy tínnhư Scopus và WOS, các tạp chí trong nước nằm trong danh mục tạp chí thuộc hội đồngchức danh giáo sư, và các tham luận hội thảo, giáo trình, sách chuyên khảo về du lịch
Việc tìm kiếm thông tin được thực hiện trên hệ thống dữ liệu Scopus, GoogleScholar, ResearchGate, Dimensions với các từ khóa liên quan đến đề tài để xác định các
dữ liệu
Ngoài các tài liệu về các nghiên cứu liên quan đến PTDL và môi trường từ nhiềuthập niên trước, để đảm bảo kết quả tổng quan có tính khách quan, cập nhật mới, tác giảtập trung vào các bài viết liên quan đến đề tài nghiên được chọn lọc trong khoảng thờigian từ 2017-2023
Trang 39Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Việc phân tích tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau để rút ra những vấn đềliên quan đến khoảng trống trong nghiên cứu về phát triển du lịch và môi trường tậptrung vào ba nội dung chính: (1) Các quan điểm, xu hướng, từ khoá quan trọng trongcông tác nghiên cứu về PTDL và môi trường của các nghiên cứu liên quan trong và ngoàinước; (2) Các mô hình và giả thuyết nghiên cứu liên quan đến PTDL và môi trường; (3)Các phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong các công trình trước đây Cácphương pháp phân tích tài liệu được sử dụng kết hợp gồm: (1) Phương pháp phân tíchtrắc lượng thư mục khoa học (bibliometric analysis) và (2) Phân tích nội dung (contentanalysis method)
Một là, Phương pháp phân tích trắc lượng thư mục khoa học:
Nghiên cứu sử dụng phương pháp trắc lượng thư mục khoa học (bibliometric) đểthực hiện tổng quan tài liệu liên quan đến quyết định lựa chọn điểm đến, xác định đượccác xu hướng nghiên cứu, những từ khoá quan trọng trong nghiên cứu về quyết định lựachọn điểm đến của du khách Cơ sở dữ liệu Scopus đã được sử dụng để tiến lấy các tàiliệu cần thiết cho nghiên cứu trong nghiên cứu này Tác giả chọn các bài viết trên Scopus
vì nó được coi là cơ sở dữ liệu trích dẫn lớn nhất, đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi
Nó thường được sử dụng cho các nghiên cứu thư mục trong lĩnh vực du lịch và khách sạn(Maditati, Dhanavanth Reddy, et al.,2018)
Một cách tiếp cận nhiều bước đã được thực hiện để thu thập các tài liệu liên quannhằm tạo ra mẫu dữ liệu cuối cùng cho nghiên cứu Tác giả bắt đầu bằng cách thực hiệntìm kiếm các từ khóa theo cấu trúc: title-abs-key ("development") or title-abs-key("tourism development")) and (title-abs-key ("environment") or title-abs-key("environmental policy")) and (limit-to (language , "english")) trong cơ sở dữ liệuScopus Với 979.492 kết quả trả về, tác giả tiếp tục sàng lọc ở cột Author keyword với từkhoá “environmental regulation” or “tourism development” và chỉ chọn lọc các bài viết
từ 2017-12/2023 Kết quả sau khi sàng lọc có 2.493 bài viết liên quan trực tiếp đến pháttriển du lịch và môi trường Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm VOSviewer
Hai là, Phương pháp nghiên cứu phân tích nội dung:
Sau khi phân tích trắc lượng thư mục, nghiên cứu tiếp tục sử dụng phân tích nộidung (content analysis) cho các nghiên cứu để rút ra được những vấn đề liên quan đếnnhững khoảng trống trong nghiên cứu về phát triển du lịch và môi trường Theo LêQuang
Trang 40Hùng (2017), quy mô chọn mẫu hiệu quả trong nghiên cứu định tính có thể từ 30-50 mẫu.Dựa trên kết quả phân tích các tài liệu thuộc Scopus, tác giả tiếp tục tìm kiếm trên WoS,Dimensions và Google Scholar liên quan đến phát triển du lịch và môi trường và chọn lọcđược 56 nghiên cứu.
1.4.2 Phương pháp định tính
1.4.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu tại bàn: Nghiên cứu các tài liệu trong và
ngoài nước liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự PTDL vùng ĐBSCL gắn với môitrường, nhằm xác định khoảng trống trong nghiên cứu từ đó xác định mục tiêu nghiêncứu luận án, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định mô hình nghiên cứu, lập bảngcâu hỏi sơ bộ
1.4.2.2 Phương pháp chuyên gia: Quá trình xây dựng thang đo tác giả dựa căn cứ vào
phương pháp nghiên cứu định tính (chuyên gia, thảo luận nhóm ) trên hai tiêu chí chính
là phù hợp với bản chất của khái niệm/biến số tổng hợp, các biến đo lường sẽ có nhữngđiều chỉnh cho phù hợp với PTDL gắn với môi trường tại vùng ĐBSCL Tiến hành phỏngvấn chuyên gia gồm hai mươi giám đốc Sở ban ngành, Giám đốc, Phó Giám đốc công ty
lữ hành, nhà báo và cán bộ quản lý, giảng viên, (tham khảo phục lục 3) đang làm việctại các Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ
1.4.3 Phương pháp định lượng
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn thông qua phiếu khảosát Phiếu khảo sát được phát cho các du khách, cư dân địa phương, đại diện các doanhnghiệp trong khu vực tổ chức tour đến khu vực vùng ĐBSCL, hướng dẫn viên, cán bộquản lý nhà nước, cán bộ phụ trách du lịch địa phương, để đánh giá một cách chính xácnhất nhận định của tác giả Thời điểm điều tra: đợt 1: từ tháng 7 đến tháng 9/2018, đợt 2:
từ tháng 7 đến tháng 9/2019 Cách thức lấy mẫu, số phiếu chính thức: tham khảo mục3.4.3 Trong nghiên cứu định lượng, tác giả xây dựng Bảng câu hỏi khảo sát với thang đogồm có 7 biến độc lập, 1 biến trung gian và 1 biến phụ thuộc với 35 biến quan sát Tácgiả tiến hành khảo sát 371 người tại 4 điểm du lịch nổi tiếng của Vùng ĐBSCL (QuầnĐảo Nam Du -Kiên Giang, Khu du lịch sinh thái Gáo Giồng- Ðồng Tháp, Điểm du lịchsinh thái rừng tràm Trà Sư (An Giang), Khu du lu lịch Cái Răng – Cần Thơ), thu được
371 phiếu hợp lệ
Phương pháp lấy mẫu: Mẫu phi xác suất và thuận tiện
Sau khi thu lại phiếu khảo sát, loại bỏ các phiếu không phù hợp, kết quả đượcphân tích bằng phần mềm SPSS 22.0