1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ

294 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Tác giả Nguyễn Tri Nam Khang
Người hướng dẫn PGS.TS. Huỳnh Trường Huy, TS. Trần Thanh Liêm
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 294
Dung lượng 5,54 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (16)
    • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ (16)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (19)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (19)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (19)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (20)
    • 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU (20)
      • 1.4.1 Nội dung nghiên cứu (20)
      • 1.4.2 Địa bàn nghiên cứu (21)
      • 1.4.3 Thời gian nghiên cứu (23)
      • 1.4.4 Đối tượng cung cấp thông tin (23)
    • 1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN (24)
  • CHƯƠNG 2 (24)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (26)
      • 2.1.1 Nhận thức về môi trường (29)
      • 2.1.2 Hành vi có trách nhiệm với môi trường (31)
      • 2.1.3 Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú (33)
    • 2.2 LÝ THUYẾT VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG (51)
    • 2.3 TỔNG QUAN CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM (55)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường (55)
      • 2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường trong ngành dịch vụ du lịch (60)
      • 2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú (62)
    • 2.4 KẾT LUẬN VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU (73)
    • 2.5 XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (76)
      • 2.5.1 Ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến Hành vi có trách nhiệm với môi trường (76)
      • 2.5.2 Ảnh hưởng của hành vi có trách nhiệm với môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú (77)
      • 2.5.4 Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu xã hội học đến hành vi có trách nhiệm với môi trường (80)
      • 2.5.5 Ảnh hưởng của yếu tố quy mô cơ sở lưu trú đến việc thực hành xanh của khách sạn (81)
      • 2.5.6 Mô hình nghiên cứu đề xuất (82)
    • 2.6 XÂY DỰNG THANG ĐO CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU (83)
      • 2.6.1 Thang đo Nhận thức về môi trường (83)
      • 2.6.2 Thang đo Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý (85)
      • 2.6.3 Thang đo thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú (86)
  • CHƯƠNG 3 (24)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (94)
      • 3.1.1 Các bước thực hiện nghiên cứu (94)
      • 3.1.2 Khung nghiên cứu (96)
    • 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (97)
      • 3.2.1 Thu thập dữ liệu (97)
      • 3.2.2 Phương pháp phân tích (102)
    • 4.1 ĐÁNH GIÁ THANG ĐO SƠ BỘ (111)
      • 4.1.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo của thang đo sơ bộ (111)
      • 4.1.2 Kết quả phân tích nhân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo sơ bộ (113)
    • 4.2 THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU (119)
      • 4.2.2 Tóm tắt đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý (123)
    • 4.3 NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG (125)
      • 4.3.1 Đánh giá nhận thức về môi trường (125)
      • 4.3.2 Đánh giá hành vi có trách nhiệm với môi trường (127)
    • 4.4 THỰC TRẠNG THỰC HÀNH CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CƠ SỞ LƯU TRÚ TẠI CẦN THƠ (128)
      • 4.4.1 Tình hình thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường tại các cơ sở lưu trú (128)
      • 4.4.2 Các yếu tố thúc đẩy cơ sở lưu trú áp dụng các chính sách thân thiện với môi trường (131)
      • 4.4.3 Các khó khăn trong việc thực hiện các chính sách thân thiện với môi trường của cơ sở lưu trú (132)
      • 4.4.4 Các thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú (134)
    • 4.6 ẢNH HƯỞNG CỦA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN HÀNH (0)
      • 4.6.1 Đánh giá mô hình đo lường (0)
      • 4.6.2 Đánh giá mô hình cấu trúc và kết quả kiểm định các giả thuyết (0)
      • 4.6.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu (0)
    • 4.7 MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ (0)
      • 4.7.1 Thay đổi nhận thức để nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi trường (0)
      • 4.7.2 Xây dựng văn hoá nơi làm việc trở nên thân thiện với môi trường hình thành thói quen tốt (hành vi tốt) (0)
      • 4.7.3 Cân nhắc bổ sung tiêu chí về hành vi sinh thái cá nhân khi tuyển dụng (0)
      • 4.7.4 Sự hỗ trợ của chính phủ, hướng dẫn trong thực hiện, kiểm tra và giám sát (0)
  • CHƯƠNG 5 Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (26)
    • 5.1 KẾT LUẬN (177)
    • 5.2 KIẾN NGHỊ (179)
      • 5.3.1 Cơ quan ban ngành tại địa phương (179)
      • 5.3.2 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (180)
    • 5.3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN (181)
      • 5.3.1. Đóng góp về mặt học thuật (181)
      • 5.3.2. Đóng góp về mặt thực tiễn (183)
    • 5.4 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (183)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (185)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần ThơNghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ

ĐẶT VẤN ĐỀ

Du lịch thường được đánh giá là ngành kinh tế đặc biệt, bởi vì nó không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho các chủ thể tham gia ngành, mà còn tạo động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác trong xã hội Theo số liệu thống kê của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2023), Du lịch quốc tế đã phục hồi 63% so với mức trước đại dịch COVID-19, khách du lịch quốc tế trong năm 2022 đạt 900 triệu lượt, tăng gấp đôi so với năm 2021, tuy nhiên vẫn thấp hơn 37% so với mức của năm 2019 Ngành du lịch được xếp hạng là một trong những ngành kinh tế năng động nhất, chiếm hơn 7,6% tổng sản phẩm quốc nội và được Liên hợp quốc công nhận là một trong 10 ngành kinh tế dẫn dắt cộng đồng đến nền kinh tế bền vững nhất năm 2013 (World Travel & Tourism Council, 2023) Điều này đã làm cho ngành du lịch trở thành nhân tố chủ chốt đối với sự tăng trưởng kinh tế - xã hội ở các quốc gia trên toàn cầu Ngoài ra World Travel & Tourism Council cũng dự báo ngành du lịch và lữ hành sẽ gia tăng đáng kể đóng góp GDP vào năm 2033 và đóng góp 11,6% nền kinh tế toàn cầu (Linh, 2023) Tương tự với thế giới, tại Việt Nam, du lịch được coi là một trong ba ngành kinh tế quan trọng nhất đóng góp vào GDP của cả nước, được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ngày càng tăng trưởng và đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước Theo Báo Điện Tử VTV (2023), ngành du lịch đóng góp đến 95,91% vào mức tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam Thêm vào đó, chỉ số năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam trong những năm gần đây tăng vọt và nằm trong số ba quốc gia tăng cao nhất trên toàn cầu (Cục Du Lịch Quốc Gia Việt Nam, 2022)

Gắn liền với du lịch, vấn đề ô nhiễm môi trường đang nhận được mối quan tâm ngày càng tăng của khách du lịch, cụ thể là đối với việc lựa chọn lưu trú tại các khách sạn chuyển đổi từ việc chú ý đến yếu tố hưởng thụ mà không quan tâm đến các tác động về môi trường sang với việc họ sẽ chú ý nhiều hơn đến tác động của môi trường (Oliveira & cộng sự, 2016) Do các khách sạn sử dụng một lượng lớn năng lượng, tài nguyên nước và không khí, phát sinh nhiều chất thải ra ngoài môi trường làm tác động xấu đến môi trường, có đến 75% ô nhiễm môi trường do các hoạt động vận hành năng lượng, nhiên liệu gây tác động tiêu cực đến môi trường (Bohdanowicz & Martinac, 2007) Và trung bình mỗi du khách lưu trú tại khách sạn sẽ có khoảng 1,2 kg rác thải/ngày/đêm (Cục kiểm soát môi trường, 2023) Với nhận thức ngày càng cao trước sự ô nhiễm về môi trường của các khách sạn nên ngày càng có nhiều du khách có xu hướng tìm kiếm các khách sạn thân thiện với môi trường hay khách sạn xanh Theo nghiên cứu của Informal Markets (Việt Nam) và Outbox Consulting, mô hình "khách sạn xanh" đã trở thành xu thế chủ đạo đối với thị trường lưu trú và khách sạn trên toàn thế giới (Minh, 2020) Bên cạnh đó nghiên cứu của Tổ Chức Trip Advisor năm 2019 cũng chỉ ra rằng 70% du khách họ sẽ đặt phòng tại cơ sở lưu trú xanh và 34% du khách sẵn sàng chi trả thêm để chọn những khách sạn thân thiện với môi trường (Tạp Chí Môi Trường, 2022) Điều này cho thấy số lượng khách du lịch có quan tâm đối với việc bảo tồn thiên nhiên và du lịch bền vững đã và đang tăng Chính từ áp lực xã hội đó mà các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực lưu trú sẽ phải chuyển đổi về hành vi để bắt kịp với nhịp của xu hướng phát triển mới trong thị trường khách hàng

Thành phố Cần Thơ một trung tâm kinh tế có doanh thu từ ngành lưu trú đóng góp rất cao vào tỉ trọng tăng trưởng doanh thu ngành du lịch cho toàn thành phố dựa trên chi tiêu của khách du lịch Ngành dịch vụ lưu trú của thành phố Cần Thơ dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp cho doanh thu ngành du lịch thành phố với tỷ lệ trung bình là 41,82% (Tạp chí du lịch, 2018) Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (2022), tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của dịch vụ lưu trú tại Cần Thơ là 122,5% cao hơn cả thành phố Hồ Chí Minh với 100,2% và Hà Nội với 92,4% Với mục tiêu bảo vệ môi trường, đồng thời hội nhập với xu thế xanh, Cần Thơ là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều ưu thế, điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển và tăng trưởng không ngừng nghỉ Theo số liệu của Bộ văn hoá thể thao và du lịch (2022), hiện nay thành phố Cần Thơ có khoảng 600 cơ sở lưu trú với hơn 11.000 phòng, trong đó khoảng 1/3 là khách sạn từ 1-5 sao, vậy nên có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng du khách trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, ngành du lịch Cần Thơ đã hình thành những chiến lược với mục tiêu vừa hội nhập, vừa tạo nét riêng biệt theo xu hướng xanh, hơn hết đã có nhiều khách sạn hướng tới tiêu chuẩn xanh và xu hướng khách sạn xanh sẽ còn phát triển hơn trong tương lai (Báo Cần Thơ Online, 2022)

Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về tác động của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường, phần lớn nghiên cứu hiện tại chủ yếu đi sâu vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân; chủ yếu điều tra hành vi của khách hàng, nhân viên hay cư dân như: Li (2018), Du & cộng sự (2018), Fu & cộng sự (2020), Arshad (2021), Kim & Stepchenkova (2019), Yang & cộng sự (2020), Bouzari (2022), Park & Levy (2014), Mallorquí & cộng sự (2018), Trang & cộng sự (2019), Munawa (2022), Số lượng nghiên cứu tập trung vào tác động của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của các nhà quản lý khách sạn còn hạn chế, trong đó phải nói đến các nghiên cứu đã có những đóng góp rất đáng kể như Chan & cộng sự (2014), Wang & cộng sự (2015), Ng & cộng sự (2018), Du & cộng sự (2018), Cao & Chen (2018) nhưng các nghiên cứu này lại chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn của các quốc gia phát triển Ngoài ra, cần nhấn mạnh rằng nghiên cứu được tiến hành trong bối cảnh của Việt Nam còn hạn chế Việc nghiên cứu đối với đối tượng là các nhà quản lý cơ sở lưu trú tại Cần Thơ, Việt Nam là cần thiết, trong bối một quốc gia đang phát triển, Cần Thơ là thành phố có sự tăng trưởng vượt bậc về cả số lượng cơ sở lưu trú và tốc độ tăng trưởng doanh thu lưu trú bình quân

Bên cạnh đó khi chúng ta cần phân tích bức tranh tổng thể về các tác động (total impacts) của nhận thức đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú thì chúng ta cần xem xét đến tác động trực tiếp (direct impact) và tác động gián tiếp (indirect impact) Bởi vì nếu chỉ nghiên cứu tác động gián tiếp (indirect impact) như trong nghiên cứu của Du & cộng sự (2018), Anastassova (2015), Ng & cộng sự (2018), Cao & Chen (2018) thì các tác giả đi trước có khả năng đã vô tình tăng mạnh tác động gián tiếp và giảm nhẹ đi tác động trực tiếp Nghiên cứu duy nhất tính đến thời điểm hiện nay, theo đánh giá của tác giả, có đánh giá tác động toàn diện của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú được tiến hành tại Hong Kong (của Chan & cộng sự, 2014) Các hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Hong Kong và Cần Thơ sẽ có những khác biệt như: quy định và tiêu chuẩn áp dụng đối với thực hành xanh tại các cơ sở lưu trú, sự cạnh tranh trong lĩnh vực lưu trú, mức độ ô nhiễm bởi vì ở Cần Thơ chủ yếu là các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ lẻ chưa có sự xuất hiện của các chuỗi lưu trú có uy tín được đầu tư bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế Chính từ sự khác biệt này có thể sẽ dẫn đến các khác biệt trong kết quả phân tích Tuy nhiên trong trường hợp này, Chan & cộng sự (2014) đã nghiên cứu về "ý định thực hành xanh của khách sạn", bởi vì khi nếu từ ý định được chuyển đổi sang hành vi sẽ có một khoảng cách giữa xác suất có xảy ra hoặc không xảy ra

Thêm vào đó, khi đánh giá về hành vi của cơ sở lưu trú các nghiên cứu trước sử dụng phương pháp cho phép đáp viên tự đánh giá mức độ thực hiện cam kết của đơn vị lưu trú với vấn đề được hỏi theo thang đo likert do đó kết quả thu được sẽ phụ thuộc phần lớn vào đánh giá chủ quan của đáp viên Trong khi việc tự đánh giá đã được minh chứng rõ ràng là mọi người không đánh giá đúng năng lực hoặc hiệu suất của bản thân họ Nhìn chung, họ có khuynh hướng đánh giá quá cao khả năng của cá nhân hoặc công ty mình do mọi người không thể đánh giá khả năng của mình chính xác hơn vì họ có ít hoặc không có hiểu biết sâu sắc về các lỗi bỏ sót của mình, mặc dù họ có thể nhận thức hoàn hảo về các giải pháp được tìm thấy (Dunning & cộng sự, 2004, Mabe & West, 1982) Việc đánh giá khách quan không dựa trên tự đánh giá sẽ làm giảm bớt các sai số và giúp đánh giá chính xác hơn mức độ thực hiện các thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

Từ những thông tin, bằng chứng nghiên cứu nêu trên, cho thấy rằng sự phát triển của ngành du lịch nói chung và chiến lược phát triển du lịch của mỗi doanh nghiệp lưu trú nói riêng không thể không đề cập đến yếu tố môi trường – một trong những tài nguyên để phát triển du lịch – cho dù qui mô phát triển du lịch ở mức độ nào; bởi vì, sự phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường không chỉ thể hiện một phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở khía cạnh môi trường, mà còn nhu cầu của du khách khi họ quyết định lựa chọn điểm đến du lịch Vì vậy, luận án này tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ giúp bổ sung cho các khoảng trống trong nghiên cứu.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu chung của luận án: Phân tích ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú Trên cơ sở phân tích trên, những hàm ý quản trị nhằm thay đổi nhận thức và nâng cao hành vi có trách nhiệm với môi trường trong hoạt động kinh doanh tại các cơ sở lưu trú sẽ được đề xuất

Nhằm đạt được nội dung nghiên cứu của mục tiêu nghiên cứu chung nêu trên, một vài mục tiêu nghiên cứu cụ thể được đặt ra như sau:

- Xây dựng các thang đo (yếu tố) nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú;

- Đánh giá nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại thành phố Cần Thơ;

- Phân tích ảnh hưởng của sự nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại Cần Thơ;

- Đề xuất những hàm ý quản trị đối với các cơ sở lưu trú liên quan đến việc thay đổi nhận thức và nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi trường.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, luận án cần giải quyết một số vấn đề sau:

- Các thành phần nào đo lường thang đo cho các khái niệm Nhận thức về môi trường, Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý và Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú?

- Thực trạng về Nhận thức về môi trường, Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý và Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú thời gian qua như thế nào?

- Ảnh hưởng của sự nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú: trường hợp tại thành phố Cần Thơ hiện nay ra sao?

- Cần làm gì để thay đổi nhận thức và nâng cao hành động có trách nhiệm với môi trường của các cơ sở kinh doanh lưu trú tại Cần Thơ?

Các yếu tố và kỹ thuật phân tích được sử dụng để tính toán và ước lượng cho các câu hỏi nghiên cứu nêu trên sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu được đặt ra, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ xoay quanh việc đánh giá ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại Cần Thơ Luận án không bao hàm các nội dung:

(i) Không đánh giá tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài, văn hoá, đến nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

(ii) Không đánh giá tác động của các yếu tố động lực thúc đẩy và các rào cản đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú (iii) Không đánh giá tác động của yếu tố kỳ vọng về tính hiệu quả vào mô hình nghiên cứu

(iv) Không đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân, lý do vì sao các cơ sở lưu trú chọn tiêu chuẩn về môi trường này mà không phải là tiêu là tiêu chuẩn khác Và vì sao chưa biết, đã biết mà chưa áp dụng các tiêu chuẩn

Số lượng cơ sở lưu trú tại các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gia tăng khá nhanh trong giai đoạn 2011-2021, đáng chú ý sự đầu tư của những tập đoàn lớn như Vinpearl (hiện nay là Sheraton), Mường Thanh, TTC,… Theo số liệu thống kê của ngành du lịch trong vùng, tốc độ tăng trưởng buồng phòng khách sạn giai đoạn 2013 - 2018 đạt 10%/năm Tính đến cuối năm 2021, toàn vùng ĐBSCL có 57.270 buồng khách sạn, chiếm 11,0% tổng số buồng khách sạn của cả nước; trong đó có 39.672 buồng được xếp hạng

Bảng 1-1 Số lượng cơ sở và buồng phòng lưu trú tại ĐBSCL

1 Số cơ sở lưu trú 1.120 1.246 1.520 1.702 2.198 2.406 2.546 2.409 2.490

Nguồn: Số liệu thống kê từ các địa phương trong vùng ĐBSCL

Theo số liệu thống kê năm 2019 cho thấy tỉnh Kiên Giang là địa phương có số lượng cơ sở lưu trú lớn nhất vùng với 520 cơ sở, kế đến là tỉnh Long An (485 cơ sở); tỉnh Tiền Giang (290 cơ sở), và thành phố Cần Thơ với 280 cơ sở Tuy nhiên đến năm 2021 Cần Thơ lại có sự phát triển vượt bậc vươn lên vị trí thứ 2 của ĐBSCL chỉ sau tỉnh Kiên Giang với 616 cơ sở lưu trú (Sở văn hoá thể thao và du lịch Cần Thơ, 2022) Điều này chứng tỏ Cần Thơ có sự phục hồi tốt sau đại dịch và có nhiều tiềm năng phát triển thu hút được nhiều đầu tư; nếu xét về yếu tố thương hiệu và quy mô hoạt động của các cơ sở lưu trú thì Cần Thơ được xem như nơi qui tụ nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 5 sao (chỉ đứng sau tỉnh Kiên Giang); điển hình như Resort Azerai, Vinpearl hotel (đã đổi thành Sheraton hotel từ tháng 12 năm 2022), Mường Thanh luxury hotel, Victoria Can Tho resort,… Bên cạnh đó ngành dịch vụ lưu trú của thành phố Cần Thơ dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp cho doanh thu ngành du lịch thành phố với tỷ lệ trung bình là 41,82% (Tạp chí du lịch, 2018) Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (2022), tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của dịch vụ lưu trú tại Cần Thơ là 122,5% cao hơn cả thành phố Hồ Chí Minh với 100,2% và Hà Nội với 92,4% Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành phố Cần Thơ được xác định là địa bàn nghiên cứu đối với các cơ sở lưu trú trong luận án này

Kiên Giang là tỉnh có số lượng cơ sở lưu trú nhiều nhất và quy mô lớn nổi bật Tuy nhiên, luận án quyết định không lựa chọn địa phương này làm địa bàn nghiên cứu bởi vì: Đối với tỉnh Kiên Giang, hay thành phố Phú Quốc nói riêng thì trước đây chỉ phát triển mạnh về kinh tế biển, du lịch khai thác chủ yếu ở khía cạnh tài nguyên tự nhiên và khá ít cơ sở lưu trú Vài năm gần đây du lịch nơi đây mới thực sự phát triển, cùng với đó kéo theo các tập đoàn khách sạn danh tiếng trên thế giới đến đầu tư Do đó, việc đầu tư xây dựng và vận hành theo mô hình hoạt động có sẵn của các tập đoàn này sẽ có phần thuận lợi và quy chuẩn hơn cả về chuyên môn và các tiêu chuẩn về môi trường Đồng thời, trên nền tảng địa bàn hoang sơ thì việc xây mới đáp ứng các thiết kế về kiến trúc xanh là dễ dàng Vì vậy, Kiên Giang hay Phú Quốc nói riêng là trường hợp đặc biệt, ít có sự tương đồng với các địa phương khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và ở Việt Nam, cho nên nếu lựa chọn Kiên Giang làm địa bàn nghiên cứu thì kết quả của nghiên cứu này sẽ khó suy rộng ra cho các trường hợp khác Trong khi đó, Cần Thơ từ xưa đến nay được xem là cửa ngỏ của Đồng Bằng Sông Cửu Long, du lịch phát triển song hành cùng với các loại hình kinh tế khác, dân cư tập trung đông và hệ thống cơ sở lưu trú đã hình thành và phát triển lâu đời Việc nghiên cứu trên địa bàn Cần Thơ có thể giúp phát hiện ra những hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường nào có thể áp dụng trên nền tảng các cơ sở lưu trú đã có sẵn, bị hạn chế về nguồn lực và không gian Bên cạnh đó, tại Việt Nam các nơi như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng là những nơi phát triển có nhiều điểm gần tương đồng với bối cảnh của các nghiên cứu tiền nhiệm (Ví dụ như Chan

& cộng sự, 2014 dựa trên bối cảnh của HongKong), thu hút được sự đầu tư bài bản của các tập đoàn đa quốc gia, mức độ cạnh tranh trong ngành lưu trú, mức độ ô nhiễm cũng khác biệt Tại Cần Thơ tập trung chủ yếu các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ Chính từ các khác biệt này có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt trong kết quả phân tích Như vậy, nếu lựa chọn Cần Thơ là địa bàn nghiên cứu thì kết quả này có thể áp dụng cho nhiều nơi khác và có thể áp dụng cho các thành phố khác tại Việt Nam có đặc điểm tương đồng với Cần Thơ

Các nghiên cứu đi trước thường tập trung xem xét và đánh giá sự khác biệt trong việc thực hành có trách nhiệm với môi trường (hành vi có trách nhiệm với môi trường) của nhóm khách sạn từ 3 đến 5 sao vì cho rằng ở các cơ sở kinh doanh lưu trú nhỏ thì việc thực hành có trách nhiệm với môi trường sẽ mờ nhạt hơn cơ sở kinh doanh lưu trú hạng sang (lớn, tiêu chuẩn cao) Trong đề tài này tất cả các loại hình lưu trú tại Cần Thơ sẽ được nghiên cứu vì mục tiêu của cuối cùng của đề tài là hướng đến việc nâng cao hành động có trách nhiệm với môi trường và điều này cần có sự chung tay của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp Các cơ sở lưu trú 3 - 5 sao chiếm tỷ trọng nhỏ 7,37% (21/285 cơ sở lưu trú, theo số liệu thống kê của Sở VHTTDL vào cuối năm 2020) và chịu sự ràng buộc của các quy định và yêu cầu của thị trường có phần khắc khe hơn nên so với mặt bằng chung thì các cơ sở lưu trú thuộc nhóm này đã phải tuân thủ tương đối tốt hơn Cho nên, nếu chỉ xem xét nhóm này thì chưa phản ánh được bức tranh tổng thể và đạt được mục tiêu đề ra Do đó, việc quan tâm đến tất cả các loại hình lưu trú tại Cần Thơ trong đề tài là điều cần thiết

Thông tin và số liệu liên quan đến những nội dung nghiên cứu của luận án được thu thập từ năm 2015 đến năm 2021 Cụ thể là, các chỉ tiêu thống kê liên quan đến các cơ sở lưu trú được thu thập và phân tích trong giai đoạn 2015-2021; số liệu sơ cấp – thu thập từ các nhóm đáp viên có liên quan – được thu thập trong năm 2021 (từ 3/2021 đến 12/2021) Mặc dù, trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021 hoạt động kinh doanh tại các cơ sở lưu trú bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng nội dung nghiên cứu - chủ yếu liên quan đến nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường; có tính chất lâu dài – kỳ vọng sẽ không bị ảnh hưởng sai lệch thông tin trong quá trình khảo sát

1.4.4 Đối tượng cung cấp thông tin

Nhằm đáp ứng được nội dung nghiên cứu của các mục tiêu nghiên cứu, luận án được thực hiện dựa vào nguồn thông tin, số liệu được cung cấp bởi các bên có liên quan sau đây:

- Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: được thu thập thông tin, số liệu thứ cấp liên quan đến số lượng cơ sở lưu trú, văn bản pháp luật qui định về quản lý môi trường du lịch, chính sách can thiệp của địa phương đối với cơ sở lưu trú

- Chuyên gia am hiểu về quản lý môi trường trong lĩnh vực lưu trú, du lịch có trách nhiệm với môi trường sẽ tham gia tham vấn xây dựng thang đo (yếu tố) nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực lưu trú Tiêu chí để xác định, lựa chọn chuyên gia tham vấn sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

- Người có quyền quyết định các hoạt động vận hành cơ sở lưu trú bao gồm: Nhà quản lý – giám đốc, điều hành, quản lý chung – cơ sở lưu trú hoặc chủ sở hữu, được mời tham gia cuộc khảo sát chính thức để cung cấp thông tin thể hiện nhận thức của họ về môi trường du lịch và hành vi có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú Đây là nhóm đáp viên cốt lõi cung cấp thông tin gắn với nội dung nghiên cứu chính của luận án Phương pháp thực hiện khảo sát nhóm đáp viên này sẽ được trình bày chi tiết tại Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Các đối tượng khác bao gồm: nhân viên, người lao động, khách lưu trú (đặc biệt là khách lưu trú nhiều lần, và/hoặc thời gian dài) không được đề cập như là đối tượng cung cấp thông tin cho luận án vì một số lý do sau đây:

CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Chương 1 Trình bày cơ sở hình thành nội dung của luận án; bao gồm tầm quan trọng và tính cấp của vấn đề nghiên cứu, cũng như mục tiêu nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu Đồng thời, phạm vi nghiên cứu liên quan đến nội dung, địa bàn, thời gian, và đối tượng cung cấp thông tin cũng được đề cập.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các nghiên cứu đã được xem xét một cách có hệ thống qua nhiều giai đoạn Đầu tiên, thông qua “Google Scholar”, các từ khóa liên quan đến nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường như “nhận thức và hành vi”, “nhận thức về môi trường”, “hành vi có trách nhiệm với môi trường”, “mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường tại khách sạn”, “chứng nhận môi trường”,

“quy định môi trường đối với cơ sở lưu trú” đã được sử dụng để chọn các nghiên cứu có liên quan Sau đó, các nghiên cứu sẽ được chọn lọc dựa trên 3 tiêu chí:

(i) Tập trung vào các bài báo của các tạp chí được xếp hạng cao (Web of Science - Clarivate Analytics và Scopus) nằm trong nhóm xếp hạng Q1 hoặc Q2 Và phạm vi nghiên cứu của các bài báo có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án (ví dụ: Sustainable tourism, Sustainable tourism development).Việc sử dụng Scopus và Web of Science, ngoài Google Scholar, giúp đưa ra bức tranh chính xác và toàn diện hơn về tác động học thuật của các tác giả (Meho & Yang, 2007) Đồng thời Scopus cập nhật thay đổi thứ hạng tương đối của những học giả xuất hiện ở giữa bảng xếp hạng nhanh chóng hơn so với các chiến lược tìm kiếm khác (ví dụ: ISI) (Meho & Yang, 2007)

(ii) Nghiên cứu có số lược trích dẫn (citations) trên 200 lượt trích dẫn đối với các nghiên cứu được công bố trên 3 năm tính từ ngày được đăng (Bornmann & Daniel, 2009) sẽ được ưu tiên lựa chọn Các nghiên cứu thoả mãn điều kiện trên được xem là các nghiên cứu hấp dẫn được nhiều độc giả quan tâm, không chỉ với các biên tập viên tin tức khoa học (Bornmann & Daniel, 2009) Đối với những nghiên cứu được công bố trong 3 năm gần đây ưu tiên các nghiên cứu có chủ đề nghiên cứu liên quan đến luận án (ví dụ: ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi môi trường)

(iii) Ưu tiên các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khách sạn (hotel) Bởi vì khi nghiên cứu tiến hành tìm kiếm thuật ngữ về cơ sở lưu trú (accomodation) thì tại thời điểm thực hiện không có xuất hiện kết quả tìm kiếm phù hợp, do vậy nghiên cứu mở rộng từ khoá tìm kiếm sang thuộc lĩnh vực khách sạn

Với quá trình xem xét một cách có hệ thống, tám mươi hai (82) nghiên cứu liên quan đến nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường đã được tìm thấy Các nghiên cứu này sẽ được xem xét tập trung vào các vấn đề: (i) Định nghĩa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường; (i) Các phương thức đo lường “nhận thức về môi trường” và “hành vi có trách nhiệm với môi trường”; (iii) Mối quan hệ giữa “nhận thức về môi trường” và “hành vi có trách nhiệm với môi trường”; (iv) Các biến nhân khẩu xã hội học và các biến về đặc điểm của cơ sở lưu trú có tác động lên hành vi cá nhân và hành vi của doanh nghiệp; (v) Các hành vi thực hành có trách nhiệm với môi trường của doanh nghiệp/cơ sở lưu trú; (vi) Các tiêu chuẩn, quy định về môi trường đối với cơ sở lưu trú đang được áp dụng tại Việt Nam

Hình 2-1 : Tổng quan các nghiên cứu có liên quan vấn đề nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu lược khảo, 2022 Ghi chú: Trong tổng số 87 nghiên cứu sẵn có:

- 39 nghiên cứu thể hiện đồng thời nhận thức, hành vi và mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi

- 03 nghiên cứu thể hiện đồng thời hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý và hành vi với môi trường của doanh nghiệp (Thực hành có trách nhiệm với môi trường)

- Các nghiên cứu trong giai đoạn 1950 - 2010 được sử dụng để hình thành cơ sở lý thuyết cho luận án

- Các nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2022 được sử dụng làm bằng chứng thực nghiệm tham khảo cho luận án

Thực hành xanh của cơ sở lưu trú (28 bài)

Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi

Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi trong du lịch (27 bài)

Mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi trong lĩnh vực khách sạn

Các nghiên cứu lược khảo có liên quan trong giai đoạn 1950 - 2022

Khái niệm Đo lường Khái niệm

2.1.1 Nhận thức về môi trường

Nhận thức về môi trường là “sự phát triển của nhận thức, sự hiểu biết và ý thức của con người đối với môi trường sinh lý và các vấn đề của nó, bao gồm sự tương tác và tác động của con người” 1 Grob (1995) chỉ ra rằng nhận thức về môi trường, bao gồm hai thành phần: (1) Kiến thức về môi trường và (2) Việc công nhận các vấn đề môi trường

Thống nhất với quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu cũng thừa nhận rằng nhận thức về môi trường phản ánh kiến thức của cá nhân về môi trường tự nhiên (Cheng & Wu, 2013, Fryxel & Lo, 2003, Huang & Shih, 2009) Kiến thức về các vấn đề môi trường cũng thể hiện nhận thức về môi trường (Cottrell & Graefe, 1997)

Hơn nữa, sự nhận thức về các vấn đề môi trường được xác định cụ thể hơn như xử lý chất thải, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, phá hủy tầng ozone, hiệu ứng nhà kính và mưa axit (Brehma & cộng sự, 2013; Morrison & cộng sự, 2015; Ramkissoon & cộng sự, 2013; Lee, 2017) Gần đây nhất,

Li (2018), Du, Wang & cộng sự (2018) đã chỉ ra các thành phần của nhận thức về môi trường (kiến thức, kỹ năng) và mô tả kết quả phân tích về tác động của nhận thức về môi trường đến hành vi với môi trường Cụ thể là,

Nhận thức về môi trường được thể hiện qua ba khía cạnh:

(i) Kiến thức về môi trường tự nhiên: Bao gồm các vấn đề về sinh học và sinh thái, ví dụ: thành phần và chức năng của hệ sinh thái, vật liệu và năng lượng trong hệ sinh thái

(ii) Kiến thức vấn đề môi trường: Nguồn tài nguyên trong môi trường tự nhiên và các vấn đề môi trường bắt nguồn từ việc sử dụng quá tải nguồn tài nguyên

(iii) Kỹ năng hành động môi trường: hành động thích hợp để giải quyết vấn đề môi trường như xử lý chất thải, giảm thiểu tiếng ồn, sử dụng vật liệu tái chế,…

Bảng 2-1: Tổng hợp các khái niệm Nhận thức về môi trường

Tác giả Năm Khái niệm Nhận thức về môi trường

Grob 1995 Là kiến thức về môi trường và công nhận các vấn đề về môi trường

1 https://www.eionet.europa.eu/gemet/en/concept/2778 "Enviromental awareness is The growth and development of awareness, understanding and consciousness toward the biophysical environment and its problems, including human interactions and effects."

Tác giả Năm Khái niệm Nhận thức về môi trường

LÝ THUYẾT VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG

Kể từ những năm 1970, các nhà tâm lý học xã hội và môi trường đã xem xét các cách khác nhau để khuyến khích mọi người áp dụng các hành vi vì môi trường nhằm giảm bớt tác động của hành vi con người đối với môi trường (Ví dụ như: sự cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch và biến đổi khí hậu (Abrahamse & Matthies, 2018)) Tuy nhiên, các xu hướng toàn cầu hiện nay cho thấy rằng tác động của chúng ta đối với môi trường vẫn còn đáng kể: lượng khí thải carbon dioxide thông qua quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch đã tăng đều đặn trong thập kỷ qua (Field & cộng sự, 2014) Để giải quyết các thách thức về môi trường toàn cầu, điều quan trọng là phải hiểu cách con người đưa ra quyết định về hành vi liên quan đến môi trường, vì việc chuyển sang các hành vi thay thế có thể tạo ra sự khác biệt liên quan Vì vậy, các lý thuyết về hành vi sẽ cung cấp cho chúng ta câu trả lời về câu hỏi bằng cách nào để thúc đẩy các hành vi theo hướng có lợi cho môi trường Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiền nhiệm có liên quan đến vấn đề nhận thức và hành vi về môi trường đều chỉ đưa ra và sử dụng lý thuyết nền liên quan đến hành vi (thể hiện trong Bảng 2-6)

Theo Rao & Narayan (1998) cho rằng nhận thức là yếu tố quan trọng nhất tác động đến hành vi của con người Hay nói cách, không có hành vi nào của cá nhân mà không có sự hiện diện của nhận thức của cá nhân đó Để xác định được ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến Hành vi có trách nhiệm với môi trường, việc xác định đúng các lý thuyết nền là điều cần thiết, cho nên nghiên cứu đã lược khảo nhiều nghiên cứu trước cả lý luận và thực nghiệm để đúc kết lý thuyết nền liên quan

Các lý thuyết về hành vi được phát triển để giải thích, dự đoán và tăng cường sự hiểu biết về các hiện tượng Các lý thuyết thách thức và mở rộng biên giới của kiến thức trong ranh giới của các giả định ràng buộc quan trọng Các lý thuyết khác nhau trong sự phát triển của chúng trên cơ sở các khái niệm và phương pháp được sử dụng và thử nghiệm thực nghiệm được thực hiện Khả năng kiểm tra của một lý thuyết là một trong những tính năng thiết yếu của lý thuyết đó Các mô hình và lý thuyết được xem xét trong bài nghiên cứu này bao gồm; mô hình nguyên thủy (mô hình thay đổi hành vi, mô hình hành vi có trách nhiệm với môi trường, lý thuyết hành động có lý do/có trách nhiệm), lý thuyết hành vi có kế hoạch, mô hình công dân môi trường, mô hình tương tác của con người với môi trường, lý thuyết giá trị- niềm tin của chủ nghĩa môi trường, lý thuyết niềm tin sức khỏe và khuếch tán của mô hình đổi mới (Được trình bày cụ thể tại Phụ lục 1)

Bài nghiên cứu này dựa trên 2 mô hình lý thuyết từ 9 mô hình được đề cập phía trên Hai mô hình này bao gồm: Mô hình lý thuyết về thay đổi hành vi (Behavioural Change Model) và mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of Planned Behavior) Lý do của sự lựa chọn này được trình bày dưới đây:

Sự đa dạng của các biến liên quan khiến các nhà nghiên cứu gặp một nhiệm vụ khó khăn khi cố gắng khái niệm hóa tài liệu Tuy nhiên, ở đây lập luận rằng mối quan hệ cốt lõi được đặt ra trong một lý thuyết hành vi xã hội đã được thiết lập có thể được sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến số khác nhau này và hành vi quản lý chất thải Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of Planned

Behavior) của Ajzen (1991) có thể được sử dụng để dự đoán ý định của một cá nhân để thực hiện một hành vi tại một thời điểm và địa điểm cụ thể (Ajzen, 2020), theo ba thành phần chính đó là: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Xét về điểm tương đồng và tương phản, Lý thuyết về thay đổi hành vi (BCM - Behavioural Change Model, Hungerford & Volk, 1990 nhằm giải thích hành vi thay đổi của từng cá nhân, và BCM đã xác nhận sự thay đổi hành vi là một quá trình , không phải một sự kiện (Baranowski & cộng sự, 2003; Boonroungrut &

Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) được phát triển từ Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) mô tả cách mọi người hành động và hình thành ý định hành vi của họ (Ajzen, 1991) Lý thuyết này nhằm mục đích giải thích tất cả các hành vi mà con người có khả năng tự kiểm soát Thành phần chính của mô hình này là ý định hành vi; Ý định hành vi bị ảnh hưởng bởi thái độ về khả năng hành vi đó sẽ đạt được kết quả mong đợi và đánh giá chủ quan về rủi ro và lợi ích của kết quả đó Ajzen (1991) chỉ ra rằng “nhận thức kiểm soát hành vi” đã tăng cường thực thi hành vi thay đổi thành công, phản ánh khả năng kiểm soát thực tế chính xác và hiệu suất dễ dàng Vì vậy, “nhận thức kiểm soát hành vi” đóng vai trò vừa trực tiếp với ý định hành vi vừa đóng vai trò gián tiếp với hành vi hiệu quả (Armitage & Connor, 2000) Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định “nhận thức kiểm soát hành vi” là thành phần thứ 3 của TPB và bổ sung thêm vào TRA để thể hiện chính xác hơn trong việc dự đoán ý định thay đổi hành vi (Courneya & Bobick, 2000) Ứng dụng của TPB còn được dùng để để kiểm tra ảnh hưởng của nhận thức đến ý định và hành vi sinh thái (hay còn gọi là Hành vi có trách nhiệm với môi trường) để dự đoán về dự định hành vi môi trường trong các nghiên cứu của: Wang (2015), Wang & cộng sự (2015), Fu & cộng sự (2020)

Lý thuyết hành vi có kế hoạch, dùng để dự đoán ý định của một cá nhân để thực hiện một hành vi tại một thời điểm và địa điểm cụ thể, giả định rằng : (1) Các cá nhân hành động một cách hợp lý, tùy theo thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi của họ (Ajzen, 2020) Những yếu tố này không nhất thiết phải được xem xét một cách tích cực hoặc có ý thức trong quá trình ra quyết định nhưng tạo thành nền tảng cho quá trình ra quyết định Nói cách khác, mọi người có thể không nói rõ một thái độ cụ thể, nhưng nó vẫn có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ Nghiên cứu trong lĩnh vực này nhằm mục đích khám phá những giá trị và ý tưởng tiềm ẩn có ảnh hưởng đến việc ra quyết định Có một số tranh cãi về giả định tính hợp lý vì đôi khi con người hành động theo cảm xúc chứ không phải lý trí Carrus & cộng sự (2008); (2) Các cá nhân đã có được các cơ hội và nguồn lực để thành công trong việc thực hiện hành vi mong muốn, bất kể ý định đó là gì (Montano & Kasprzyk, 2015); (3) Hành vi là kết quả của một quá trình ra quyết định tuyến tính và không cho rằng nó có thể thay đổi theo thời gian (Han & Kim, 2010; Ajzen, 2015)

Từ các giả định của mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch và các bằng chứng thực nghiệm trong Bảng 2-7 minh họa tóm tắt các phương pháp phân tích và lý thuyết nền được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường Trong giới hạn lược khảo tài liệu của luận án, có thể thấy rằng các nghiên cứu thuộc lĩnh vực môi trường hầu như không dựa trên các lý thuyết nền tảng một cách đầy đủ, chỉ có một số ít nghiên cứu trình bày rõ ràng các lý thuyết nền tảng được sử dụng Các lý thuyết nền tảng chủ yếu thuộc lĩnh vực mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường bao gồm Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) (trong nghiên cứu của Wang & cộng sự, 2015;

Fu & cộng sự, 2020), mô hình Giá trị-Thái độ-Hành vi (trong nghiên cứu của Kim & Stepchenkova, 2019), và Niềm tin-Hành động-Kết quả (BAO) (trong nghiên cứu của Bouzari, 2022) TPB dường như là lý thuyết nền tảng quan trọng nhất trong lĩnh vực này, và việc kết hợp các lý thuyết nền trong các nghiên cứu để kiểm tra hành vi về môi trường với giới hạn hiểu biết của tác giả là chưa có Lý thuyết TPB có thể giải thích khá tốt các dự định về hành vi môi trường của cá nhân bởi vì thái độ/nhận thức là biến chủ yếu để xác định dự đoán ý định và hành vi sinh thái (hay còn gọi là Hành vi có trách nhiệm với môi trường) Ứng dụng từ lý thuyết TPB, luận án dựa trên các kết quả này cho nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý

Tuy nhiên, trong số các giả định của mô hình TPB cũng đã bộc lộ hạn chế khi cho rằng hành vi là kết quả của một quá trình ra quyết định tuyến tính và không cho rằng nó có thể thay đổi theo thời gian (Han & Kim, 2010; Ajzen, 2015) Thực tế đã chứng minh các cơ sở lưu trú dần có những chuyển biến về hành vi trong việc áp dụng các Thực hành có trách nhiệm với môi trường, điển hình là mô hình “khách sạn xanh” đã trở thành xu thế chủ đạo đối với thị trường lưu trú và khách sạn trên toàn thế giới (Minh, 2020) Và bởi các áp lực xã hội buộc các doanh nghiệp kinh doanh ngành dịch vụ lưu trú sẽ phải thay đổi về hành vi nhằm theo kịp với nhịp độ của xu thế kinh doanh mới trong tương lai

Từ những vấn đề này có thể thấy lý thuyết TPB phát huy hiệu quả tốt trong việc dự đoán các hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân, nhưng để lý giải các hành vi ở cấp độ tổ chức (thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú) thì cần xem xét bổ sung lý thuyết về hành vi khác để biến nó thành mô hình tích hợp hơn

Lý thuyết về thay đổi hành vi (BCM - Behavioural Change Model, Hungerford & Volk, 1990) đã được một số tác giả sử dụng để kiểm tra giả định rằng nếu mọi người được thông tin tốt hơn, họ sẽ nhận thức rõ hơn về các vấn đề môi trường và do đó sẽ được thúc đẩy để hành xử theo cách có trách nhiệm với môi trường Nghiên cứu trước đây đã chứng minh tính hiệu quả của lý thuyết thay đổi hành vi trong việc dự đoán hành vi môi trường (ví dụ, Boudreau, 2010) Theo mô hình này thì khi kiến thức tăng lên, thái độ thuận lợi về môi trường dẫn đến các hành động có trách nhiệm với môi trường Đây là một mô hình hành vi cung cấp cơ sở cho việc xem xét mối quan hệ có thể có giữa kiến thức môi trường, nhận thức và thái độ môi trường và làm thế nào những điều này có thể chuyển thành hành động hoặc không hành động Một kiến thức tốt về các biến môi trường có thể không nhất thiết ngụ ý hành vi môi trường tốt và bền vững Mặt khác, thiếu kiến thức hoặc nhận thức về môi trường cũng có thể không nhất thiết ngụ ý một thực hành môi trường kém Do đó, các yếu tố can thiệp khác như quỹ kiểm soát, ý định hành động và trách nhiệm cá nhân cần được xem xét

Trong quá trình lý giải hành vi thay đổi của mỗi người, các nghiên cứu thực nghiệm của BCM đều đã giải thích sự thay đổi hành vi là một quá trình , không phải một sự kiện (Baranowski & cộng sự, 2003; Boonroungrut & Fei, 2018) Và quá trình đó đa số các nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết BCM công nhận là sẽ thông qua nhiều giai đoạn, 3 giai đoạn chính là đặc điểm chung của các nghiên cứu này bao gồm: (1) nhận thức được nhu cầu thay đổi, (2) bắt đầu thực hiện các hành vi hướng tới kết quả mong muốn và (3) duy trì các hành vi mong muốn theo thời gian và trong các tình huống xã hội khác nhau (Stein & Markus, 1996) Trong giai đoạn nhận thức được nhu cầu thay đổi có thể tuân thủ chặt chẽ với TPB, bởi vì thái độ/nhận thức là biến chủ yếu để xác định ý định hành vi Đối với giai đoạn bắt đầu thực hiện các hành vi hướng tới kết quả mong muốn và duy trì các hành vi mong muốn theo thời gian và trong các tình huống xã hội khác nhau thì ý định/hành vi sẽ là yếu tố xác định các hành vi đã được thực hiện

Tại thời điểm luận án tiến hành nghiên cứu thì các cơ sở lưu trú đã có sự thay đổi rồi, có nghĩa là các cơ sở lưu trú hoặc là đã có áp dụng các thực hành có trách nhiệm với môi trường hoặc là chưa Điều này có nghĩa là lý thuyết TPB chỉ giải thích được giai đoạn hành vi của nhà quản lý nhưng chưa thể giải thích được giai đoạn hành vi của tổ chức (thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú) Dựa vào những biện luận phía trên, tại thời điểm này cần thiết phải có sự kết hợp của lý thuyết BCM để xem xét giai đoạn ảnh hưởng của hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú.

TỔNG QUAN CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM

2.3.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường

Sengupta & cộng sự (2010) tìm hiểu tác động của Phân ban (Nghệ thuật, Khoa học và Thương mại) và Giới tính đối với học sinh lớp mười hai Nhận thức về môi trường và hành vi liên quan đến môi trường ở Kolkata Tổng cộng có 360 học sinh (Nam = 180 và Nữ = 180) thuộc Hội đồng Giáo dục Trung học Phổ thông Tây Bengal ở Kolkata được chọn ngẫu nhiên làm mẫu Hai bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ (Nhận thức môi trường 27 mục và Hành vi liên quan đến môi trường 21 mục) đã được sử dụng cho nghiên cứu này và được các nhà nghiên cứu tiêu chuẩn hóa Đối với phân tích thống kê, ANOVA và Hệ số tương quan được xác định để xác định ảnh hưởng của phân ban và giới đối với nhận thức về môi trường và hành vi liên quan đến môi trường Nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên khoa học có điểm số về nhận thức và hành vi môi trường kém hơn so với sinh viên nghệ thuật Điều này không phù hợp với những phát hiện của Yilmaz & cộng sự (2004), Simmons (1998), Sebastian & Nima (2005) Sinh viên khoa học cho rằng nên có mức độ nhận thức môi trường cao hơn Có thể loại kết quả này đã thu được do một số lỗi lấy mẫu Một phát hiện quan trọng khác là ảnh hưởng của giới tính đến hai biến Các sinh viên nữ được quan sát để nhận thức rõ hơn về môi trường mặc dù giới tính không có ảnh hưởng đến hành vi liên quan đến môi trường Phát hiện này một lần nữa được hỗ trợ bởi công việc nghiên cứu trước đó (Blocker & Eckberg 1997)

Wiernik & cộng sự (2013) trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp xem xét mối liên hệ giữa tuổi tác và tính bền vững về môi trường Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các cá nhân ở các độ tuổi khác nhau có thái độ môi trường khác nhau và thực hiện các hành vi môi trường thuộc các loại khác nhau và ở các mức độ khác nhau Tuy nhiên, sức mạnh và hướng của các hiệu ứng tuổi tác được quan sát qua các nghiên cứu không nhất quán Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra mối quan hệ giữa tuổi tác và nhiều biến số tâm lý liên quan đến tính bền vững của môi trường bằng cách sử dụng các kỹ thuật phân tích tổng hợp Mối quan hệ giữa tuổi tác và mối quan tâm về môi trường, giá trị môi trường, thái độ đối với hành vi môi trường, nhận thức về môi trường, kiến thức về môi trường, động cơ môi trường, ý định môi trường và hành vi ủng hộ môi trường đã được kiểm tra Dữ liệu từ các nghiên cứu có liên quan từ năm 1970 đến năm 2010, 340 bài nghiên cứu đã được phân tích tổng hợp để xác định mức độ của mối quan hệ giữa tuổi tác và các biến số môi trường, đồng thời để điều tra xem liệu các tác động có tổng quát hóa giữa các nghiên cứu hay không Kết quả cho thấy những người lớn tuổi hơn dường như có nhiều khả năng tương tác với thiên nhiên hơn, tránh tác hại đến môi trường và bảo tồn nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên Như vậy có thể thấy định kiến về sự khác biệt tuổi tác trong tính bền vững của môi trường thường tồn tại trong các tổ chức Nếu các nhà tâm lý học về công việc và tổ chức muốn khuyến khích và giúp đỡ các cá nhân có trách nhiệm hơn với môi trường tại nơi làm việc, thì việc hiểu tuổi tác ảnh hưởng đến những nỗ lực này như thế nào là bắt buộc Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy yếu tố về giới tính có ảnh hưởng đến hành vi có trách nhiệm với môi trường và nữ giới có hành vi môi trường tốt hơn nam giới

Wang & cộng sự (2015) nghiên cứu về tác động của các đặc điểm cá nhân của nhà quản lý đến hành vi môi trường của công ty tại các công ty gây ô nhiễm nặng ở Thiểm Tây, Trung Quốc Nghiên cứu này xác định các đặc điểm chung của các nhà quản lý trong các ngành công nghiệp gây ô nhiễm nặng và đo lường tác động của những đặc điểm này đối với hành vi môi trường của công ty dựa trên dữ liệu khảo sát được thu thập vào năm 2013 từ 60 công ty năng lượng ở tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc Đặc điểm cá nhân của những người quản lý này bao gồm tuổi tác, giới tính, nơi sinh, trình độ học vấn, thu nhập hộ gia đình trung bình hàng tháng, bộ phận, chức vụ, nhận thức về môi trường và hành vi môi trường Kết quả thực nghiệm cho thấy 33,5% các nhà quản lý thuộc các công ty có điểm hành vi môi trường doanh nghiệp cao cũng có mức độ nhận thức và hành vi môi trường cao nhất Hành vi môi trường, nhận thức và giáo dục của các nhà quản lý có mối tương quan tích cực đáng kể với hành vi môi trường của công ty Tuy nhiên nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng thâm niên và giới tính (0 = nữ và 1 = nam) của các nhà quản lý có mối tương quan tiêu cực với hành vi môi trường của công ty, mặc dù các nhà quản lý cấp cao có nhận thức và kiến thức về môi trường cao hơn Bài báo kết luận rằng sự khác biệt rõ ràng giữa các loại quản lý cấp cao liên quan đến các giá trị cơ bản cốt lõi của họ và những khác biệt này quan trọng đối với cả việc bảo vệ môi trường và đào tạo Hiểu cách các giám đốc và người quản lý công ty nhìn nhận vai trò của họ trong mối quan hệ với bảo vệ môi trường của công ty sẽ yêu cầu một cách tiếp cận sắc thái từ chối khái niệm hóa một chiều đơn giản về mối quan hệ của người quản lý công ty với việc thực hiện môi trường Nói rộng ra, cách tiếp cận giáo dục

“một dịch vụ” cũng cần phải bị từ chối vì một thông điệp nhắm vào một tập hợp các giá trị sẽ không khai thác được phạm vi các động lực và giá trị môi trường hiện đang được nắm giữ bởi những người ở vị trí quản lý và do đó sẽ kém hiệu quả hơn các phương pháp đào tạo được nhắm mục tiêu vào các loại nhà quản lý cụ thể

Lawton (2016) sử dụng Thang đo mô hình sinh thái mới (NEP) kết hợp với phỏng vấn đáp viên có khuynh hướng nhìn nhận tích cực về vấn đề môi trường để hiểu rõ hơn về hành vi ủng hộ môi trường được phát triển như thế nào? Tác giả kế thừa các nghiên cứu định tính trước đây về vấn đề làm thế nào để phát triển các hành vi ủng hộ môi trường Trong nghiên cứu, tác giả cũng chỉ ra các ảnh hưởng nền tảng bắt nguồn kể từ thời thơ ấu của mỗi cá nhân bao gồm: (i) sự tiếp xúc của cha mẹ; (ii) lớn lên ở khu vực nông thôn; (iii) được tiếp xúc với các công việc làm vườn từ lúc còn nhỏ; (iv) hay tham gia các hoạt động ngoài trời cùng gia đình từ lúc nhỏ được coi là những khía cạnh quan trọng trong sự hình thành và phát triển các thái độ nhìn nhận tích cực về môi trường, từ đó dẫn đến một loạt các hành vi có liên quan trong việc ủng hộ vấn đề bảo vệ môi trường Để tạo ra một tương lai tích cực trong việc thúc đẩy từng cá nhân trong cộng đồng có thái độ tích cực trong vấn đề môi trường như hiện nay, tác giả đề xuất xây dựng một hệ thống giáo dục tập trung vào các chương trình giáo dục liên quan đến nhận thức môi trường mà nền tảng là 4 khía cạnh thời thơ ấu được tìm thấy trong việc áp dụng mô hình sinh thái mới (NEP)

Cao & Chen (2018), dựa trên lý thuyết lựa chọn chiến lược của Child (1997) để nghiên cứu về tác động thúc đẩy của môi trường bên trong và bên ngoài đối với chiến lược đổi mới xanh - Vai trò điều hòa nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao Dựa trên mẫu của 216 doanh nghiệp, các đặc điểm khác biệt về quy mô, năm hoạt động, ngành nghề và loại hình của doanh nghiệp được sử dụng làm biến kiểm soát, bài viết này khám phá mối quan hệ giữa áp lực chính sách, áp lực thị trường, nguồn lực đổi mới, năng lực đổi mới và chiến lược đổi mới xanh với tác động điều chỉnh nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao từ góc độ tác động bên trong và bên ngoài Kết quả của mô hình hồi quy phân cấp cho thấy tác động thúc đẩy của các yếu tố trong môi trường bên ngoài Chính sách cưỡng chế có tác động hình chữ U ngược đối với chiến lược đổi mới xanh Chính sách khuyến khích và áp lực thị trường đều có tác động tích cực đáng kể đến chiến lược đổi mới xanh Thứ hai, tác động thúc đẩy của các yếu tố thuộc môi trường bên trong Năng lực đổi mới có tác động tích cực đáng kể đến chiến lược đổi mới xanh Các nguồn lực đổi mới không có tác động đáng kể đến chiến lược đổi mới xanh Thứ ba, tác động điều tiết nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cao nhất Mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới xanh và chính sách cưỡng chế sẽ bền chặt hơn khi nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao cao hơn Mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới xanh và áp lực thị trường mạnh mẽ hơn khi nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao cao hơn Mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới xanh và các nguồn lực đổi mới mạnh mẽ hơn khi nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cao nhất cao hơn Mặt khác, mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới xanh và khả năng đổi mới yếu hơn khi nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cao nhất cao hơn Và không có thay đổi đáng kể nào về mối quan hệ giữa chiến lược đổi mới xanh và chính sách khuyến khích khi nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao cao hơn Dường như không có sự khác biệt về các chiến lược xanh theo quy mô, ngành nghề và loại hình của doanh nghiệp Các doanh nghiệp trẻ dưới 3 năm và các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu trên 5 năm có các chiến lược đổi mới xanh tốt hơn

Du & cộng sự (2018) nghiên cứu về những thay đổi trong nhận thức về môi trường và mối liên hệ của nó với quản lý môi trường địa phương trong các khu bảo tồn nước: Trường hợp của Bắc Kinh, Trung Quốc Bằng phương pháp phân tích đường dẫn, kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhận thức về môi trường tăng lên trong giai đoạn 2006 - 2015 và ảnh hưởng làm cho hành vi môi trường trở nên tốt hơn Và cư dân trong các làng sinh thái có nhận thức về môi trường cao hơn những người sống trong các làng nông nghiệp thông thường Cần chú ý nhiều hơn đến hành vi bên ngoài và cảm xúc bên trong của dân làng, chẳng hạn như thái độ của họ đối với các chính sách quản lý của chính phủ Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phụ nữ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường, có thái độ môi trường mạnh mẽ hơn và thể hiện mức độ điều chỉnh hành vi cao hơn so với nam giới; người trẻ có nhận thức về môi trường cao hơn do có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận thông tin môi trường thông qua công nghệ hiện đại và có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác động của ô nhiễm nguồn nước và trình độ học vấn có ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về môi trường

Li (2018) cho biết sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và kinh tế trong những năm vừa qua đã đóng góp nhiều thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống Tuy nhiên, tồn tại song song là sự xuất hiện của các vấn đề xã hội và môi trường khác nhau liên quan đến con đường phát triển kinh tế Do đó, việc thực hiện các ý tưởng giáo dục môi trường trong các hệ thống trường học trở thành tiêu điểm trong việc thúc đẩy giáo dục môi trường Do đó, tác giả cho rằng, trong trường hợp này, việc thực hành các chính sách về giáo dục của chính phủ phải lồng ghép được ý tưởng giáo dục về bảo vệ môi trường trong các hệ thống trường học hiện nay Bằng việc phỏng vấn 322 sinh viên ở 6 khoa khác nhau của Đại học Minzu Trung Quốc được chọn làm đối tượng nghiên cứu cho 16 tuần (bao gồm 3 giờ mỗi tuần trong tổng số 48 giờ) giảng dạy thử nghiệm Trong tổng số 322 bảng câu hỏi được phát ra, có 287 bảng câu hỏi thu về hợp lệ chiếm tỷ lệ 89% Kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực đáng kể của (i) giáo dục môi trường đối với nhận thức về môi trường, (ii) nhận thức về môi trường đối với thái độ bảo vệ môi trường và (iii) giáo dục môi trường đối với thái độ bảo vệ môi trường (iv) nữ có hành vi môi trường tốt hơn so với nam giới Kết quả nghiên cứu được tác giả kỳ vọng sẽ nâng cao nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường dựa trên việc sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung hoa

Fu & cộng sự (2018) để khám phá rõ hơn mức độ nhận thức và hành vi ủng hộ môi trường hiện tại của các loại bên liên quan trong khuôn viên trường, nghiên cứu này đã điều tra mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi ủng hộ môi trường cùng với ảnh hưởng của các động cơ thúc đẩy, rào cản, và văn hóa (bộ mặt (danh tiếng) và áp lực nhóm) Khảo sát được thực hiện với 3 nhóm đối tượng: tượng sinh viên, giảng viên và quản trị viên với các đặc điểm nhân khẩu xã hội học gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, và ngành đào tạo Mô hình phương trình cấu trúc dựa trên mô hình lý thuyết TPB đã thử nghiệm một mô hình nhân quả về nhận thức, hành vi và các biến giải thích khác Kết quả cho thấy các hành vi ủng hộ môi trường có nhiều khả năng hơn là nhận thức và những người được hỏi tham gia vào các hoạt động riêng tư nhiều hơn là các hành vi bảo vệ môi trường công cộng Các yếu tố văn hóa và xã hội của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hành vi bảo vệ môi trường, đặc biệt là giữa các nhà quản lý, điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về lý do của khoảng cách giữa nhận thức và hành vi Các trường đại học của Trung Quốc tập trung vào công nghệ sinh thái và quản lý năng lượng hơn là phổ biến và công khai Kết quả cho thấy rằng việc thúc đẩy bầu không khí văn hóa ủng hộ môi trường và chính sách bền vững nhất quán có thể thúc đẩy đáng kể các hành vi ủng hộ môi trường trong khuôn viên trường đại học

Fu & cộng sự (2020) nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhận thức và hành vi vận tải đường bộ vì môi trường Phương pháp phân tích SEM được sử dụng để phân tích bộ mẫu có các đặc điểm khác biệt về: tuổi, kinh nghiệm làm việc, trình độ và thu nhập hàng tháng Kết quả nghiên cứu chỉ ra 3 phát hiện chính: (i) Nhận thức về các vấn đề môi trường không phải lúc nào cũng chuyển thành hành vi ủng hộ môi trường; (ii) Cả 3 yếu tố: mối quan tâm về môi trường, thái độ đối với môi trường và kiến thức về môi trường đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi vì môi trường mà không có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi vì môi trường Trong đó, Mối quan tâm về môi trường dự đoán ý định mạnh nhất; và (iii) Nhận thức về môi trường có liên quan tích cực đến hành vi ủng hộ môi trường, điều này chỉ ra rằng hành vi vận tải đường bộ vì môi trường có thể được thúc đẩy bằng cách nâng cao nhận thức về môi trường Đối với các biến kiểm soát, chỉ có trình độ học vấn là có ý nghĩa thống kê, tác động tích cực đến hành vi

Arshad & cộng sự (2021) nghiên cứu so sánh sự khác biệt giữa các ngành học trong nhận thức, mối quan tâm, thái độ và hành vi môi trường của sinh viên đại học

Dữ liệu được thu thập từ 824 sinh viên của hai trường đại học công và hai trường tư thông qua một bảng câu hỏi tự quản lý Phân tích Anova cho thấy mức độ nhận thức về môi trường, mối quan tâm về môi trường và hành vi đối với môi trường của sinh viên đại học được đánh giá cao rõ rệt, trong khi đó, mức độ về thái độ đối với môi trường lại thấp một cách đáng kể Mức độ nhận thức về môi trường, mối quan tâm về môi trường và hành vi đối với môi trường đối với cả năm lĩnh vực đều được cho là khá cao, nhưng mức độ về thái độ đối với môi trường chỉ cao đối với hai nhóm, tức là khoa học vật lý và khoa học sinh học, và thấp đối với ba nhóm khác Nhóm khoa học sinh học được xếp đầu bảng ở cả 4 hạng mục nhận thức, quan tâm, thái độ và hành vi Hơn nữa, tác động của nhận thức về môi trường và mối quan tâm về môi trường đối với hành vi môi trường được cho là tích cực đáng kể, trong khi tác động của thái độ môi trường là tiêu cực đáng kể

2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường trong ngành dịch vụ du lịch

Golberg & cộng sự (2018) nghiên cứu về mối liên hệ giữa thái độ và hành vi về môi trường của những đối tượng liên quan đến hệ sinh thái rặng san hô (GBR) Nghiên cứu này khảo sát 5891 đối tượng liên quan, gồm dân địa phương, khách du lịch, nhà điều hành du lịch về GBR gắn chặt với các hành vi và các hoạt động họ thực hiện để bảo vệ môi trường Nghiên cứu phát hiện rằng trách nhiệm, niềm tự hào, bản sắc và sự lạc quan mà mọi người liên kết với GBR có mối tương quan đáng kể với một số hành vi môi trường, bao gồm tái chế, tham gia vào các nhóm bảo tồn và các hoạt động giảm thiểu biến đổi khí hậu nhất định Những người được hỏi cảm thấy có sự kết nối mạnh mẽ nhất với GBR hành động nhất để bảo vệ môi trường Các nhà khai thác du lịch xác định mạnh mẽ với GBR sẽ có nhiều hành động hơn để bảo vệ môi trường hơn những người không Khuyến khích nhận dạng cá nhân với GBR thông qua các tin nhắn và cam kết được nhắm mục tiêu các chiến dịch có thể không chỉ hỗ trợ bảo tồn GBR mà còn là một phong trào bền vững rộng lớn hơn Hiểu rõ hơn về thái độ và niềm tin cá nhân của các bên liên quan tại địa phương là bước đầu tiên quan trọng để truyền thông hiệu quả để ảnh hưởng đến bảo tồn và phát triển GBR

Kim & Stepchenkova (2019) nghiên cứu về các giá trị vị tha và kiến thức về môi trường là tác nhân kích hoạt hành vi ủng hộ môi trường của khách du lịch Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình giá trị-thái độ-hành vi để kiểm tra tác động giả thuyết của các giá trị và thái độ vị tha đối với hành vi có trách nhiệm với môi trường và lòng trung thành với điểm đến Nghiên cứu sử dụng kiến thức về môi trường của khách du lịch như một yếu tố điều tiết trong mối quan hệ được đề xuất Những người tham gia là khách du lịch Hàn Quốc đến thăm đảo Jeju, một điểm đến sinh thái hàng đầu đang đón một lượng lớn khách du lịch Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của các giá trị vị tha, thái độ và kiến thức về môi trường trong bối cảnh du lịch dựa vào thiên nhiên Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt trong hành vi ủng hộ môi trường theo giới tính, cụ thể là nữ có hành vi môi trường tốt hơn nam Nghiên cứu cung cấp các hàm ý để quản lý một điểm đến dựa vào thiên nhiên một cách bền vững

Yang & cộng sự (2020) xem xét về vấn đề quan điểm thể chế về nhận thức môi trường và ý định hành vi vì môi trường của người tiêu dùng: Bằng chứng từ 39 quốc gia bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích đường dẫn Các biến kiểm soát được sử dụng trong mô hình bao gồm: giới tính, thu nhập, tầng lớp xã hội Kết quả nghiên cứu đã tìm ra các phát hiện 3 quan trọng như sau: (i) Nhận thức về môi trường thúc đẩy ý định hành vi môi trường; (ii) Các thể chế xã hội chuẩn mực (tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, các chính sách ưu tiên bảo vệ môi trường) đã làm giảm mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và ý định hành vi vì môi trường; và (iii) Các thể chế xã hội nhận thức (4 chiều văn hoá của Hofsted: cá nhân, khoảng cách quyền lực, nam tính và mức độ chấp nhận rủi ro) đã làm tăng mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và ý định hành vi vì môi trường Đối với biến kiểm soát, tầng lớp xã hội và thu nhập có tác động tích cực đáng kể đến hành vi bảo vệ môi trường Phát hiện này phù hợp với quan sát cho thấy những người có thu nhập cao hơn sẽ đóng góp nhiều hơn cho việc bảo vệ môi trường thông qua quyên góp và giáo dục

KẾT LUẬN VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Qua nghiên cứu các bằng chứng thực nghiệm đi trước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, luận án nhận ra điều cần chú ý là tuy có hai loại Hành vi có trách nhiệm với môi trường độc lập (của cá nhân và tổ chức), song các nghiên cứu hiện tại chủ yếu tập trung vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân, như đã đề cập trong Bảng 2-6 Phần lớn các nghiên cứu quan tâm đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của khách hàng là điều tra hành vi của họ, với số lượng nghiên cứu tập trung phân tích mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường của các nhà quản lý khách sạn rất giới hạn Còn ít nghiên cứu phân tích về mối liên hệ giữa nhận thức về môi trường đối với cả hai loại hành vi có trách nhiệm với môi trường Ngoài ra, cần lưu ý rằng nghiên cứu được thực hiện trong điều kiện của Việt Nam rất hạn hẹp Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung vào nhu cầu của du khách quan tâm đến việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, thiếu nghiên cứu liên quan đến việc quản lý cơ sở lưu trú tại Việt Nam Trong khi, lãnh đạo cao nhất có ý thức cao hơn đối với môi trường sẽ phải chịu trách nhiệm cho đổi mới xanh và tập trung nguồn lực và kỹ năng vào đổi mới xanh (Peng & Wei, 2015; Cao, 2018; Mak & Chang, 2019)

Bên cạnh đó khi chúng ta muốn xem xét bức tranh tổng quát về các tác động (total impacts) của nhận thức đối với hành vi của cơ sở lưu trú thì chúng ta cần quan tâm cả tác động trực tiếp (direct impact) và tác động gián tiếp (indirect impact) Bởi vì nếu chỉ nghiên cứu tác động gián tiếp (indirect impact) như trong nghiên cứu của

Du & cộng sự (2018), Anastassova (2015), Ng & cộng sự (2018), Cao & Chen (2018) thì các tác giả đi trước có khả năng đã vô tình tăng mạnh tác động gián tiếp và giảm nhẹ đi tác động trực tiếp Nghiên cứu duy nhất cho đến thời điểm hiện tại, theo hiểu biết của tác giả, có đánh giá tác động tổng thể của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú được thực hiện tại Hong Kong (của Chan & cộng sự, 2014) Các hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Hong Kong và Cần Thơ sẽ có những khác biệt về: quy định/tiêu chuẩn áp dụng về thực hành xanh tại các cơ sở lưu trú, mức độ cạnh tranh trong ngành lưu trú, mức độ ô nhiễm và ở Cần Thơ chủ yếu là các cơ sở lưu trú qui mô nhỏ ít có sự xuất hiện của các chuỗi khách sạn lớn danh tiếng được vận hành chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế Chính từ các khác biệt này có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt trong kết quả phân tích Tuy nhiên trong nghiên cứu này, Chan & cộng sự (2014) lại nghiên cứu về “ý định thực hành xanh của khách sạn”, trong khi đó từ ý định để chuyển thành hành vi sẽ có một khoảng cách về xác suất có xảy ra hoặc không xảy ra Như vậy, để có thể đánh giá chính xác được các tác động thì việc quan tâm đến cả 2 loại tác động (trực tiếp và gián tiếp) và xem xét đến hành vi cụ thể (các hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú) là việc làm cần thiết

Có thể thấy trong Bảng 2-7, các nghiên cứu thuộc lĩnh vực này hầu như không dựa trên các lý thuyết nền tảng một cách rõ ràng, chỉ có một số ít nghiên cứu nêu rõ các lý thuyết nền tảng được sử dụng Các lý thuyết nền tảng chủ yếu trong nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường bao gồm Lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB) (trong nghiên cứu của Wang và cộng sự, 2015; Fu và cộng sự, 2020), lý thuyết quan điểm dựa trên tài nguyên – RBV (Resource-Based View Theory) (trong nghiên cứu của Kim & cộng sự, 2015), mô hình Giá trị-Thái độ-Hành vi (trong nghiên cứu của Kim & Stepchenkova, 2019), và Niềm tin-Hành động-Kết quả (BAO) (trong nghiên cứu của Bouzari, 2022) TPB dường như là lý thuyết nền tảng quan trọng nhất trong lĩnh vực này Về phương pháp phân tích được sử dụng, rất nhiều phương pháp, từ phương pháp định tính đến phương pháp định lượng đã được sử dụng, mặc dù hầu hết các nghiên cứu thuộc chủ đề này đều sử dụng phương pháp định lượng Trong tổng quan tài liệu này, chỉ Lawton (2016) sử dụng phương pháp định tính trong lĩnh vực này Các nghiên cứu còn lại sử dụng các phương pháp định lượng, bao gồm tương quan, Anova, cụm, hồi quy, phân tích đường dẫn, SEM và phân tích tổng hợp;

Và không có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp tiếp cận hỗn hợp Các nghiên cứu trước đây chủ yếu sử dụng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu của họ Mặc dù luồng mối quan hệ có thể được giải mã thông qua mô hình, nhưng thực tế phức tạp hơn nhiều so với xu hướng tuyến tính mà mô hình gợi ý, do đó, cần có một mô hình tiên tiến hơn kết hợp mối quan hệ này Hệ thống này là cần thiết để đưa ra lời giải thích rõ ràng về các yếu tố tác động đến hành vi con người đối với vấn đề bảo vệ môi trường

Các nghiên cứu đi trước thường tập trung xem xét và đánh giá sự khác biệt trong việc thực hành có trách nhiệm với môi trường (hành vi có trách nhiệm với môi trường) của nhóm khách sạn từ 3 đến 5 sao vì cho rằng ở các cơ sở kinh doanh lưu trú nhỏ thì việc thực hành có trách nhiệm với môi trường sẽ mờ nhạt hơn cơ sở kinh doanh lưu trú hạng sang (lớn, tiêu chuẩn cao) Trong khi đó, đối với đặc điểm của Việt Nam, các cơ sở lưu trú 3-5 sao chiếm tỷ trọng nhỏ 15,8% (930/5.884 cơ sở lưu trú cả nước, theo số liệu Báo cáo thường niên 2019 của Tổng cục Du lịch Việt Nam) Đồng thời, nhóm cơ sở lưu trú này chịu sự ràng buộc của các quy định và yêu cầu của thị trường có phần khắc khe hơn nên so với mặt bằng chung thì các cơ sở lưu trú thuộc nhóm này đã phải tuân thủ tương đối tốt hơn là điều hẳn nhiên Còn việc làm sao để cải thiện các vấn đề về môi trường thì đòi hỏi sự đồng hành của tất cả các đối tượng trong xã hội nói chung và tất cả các loại hình cơ sở lưu trú nói riêng Do đó, việc quan tâm đến tất cả các loại hình lưu trú trong đề tài là điều cần thiết Điều cuối cùng, khi đánh giá về hành vi của cơ sở lưu trú các nghiên cứu trước sử dụng phương pháp cho đáp viên tự đánh giá mức độ thực hiện chung chung của đơn vị mình với vấn đề được hỏi theo thang đo likert cho nên kết quả nhận được sẽ phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của đáp viên Trong khi việc tự đánh giá đã được chứng minh chắc chắn rằng mọi người không đánh giá chính xác khả năng hoặc hiệu suất của chính họ Nhìn chung, họ có xu hướng đánh giá quá cao năng lực của mình/doanh nghiệp mình (Dunning & cộng sự, 2004, Mabe & West, 1982) Theo Caputo & Dunning (2005), mọi người không thể đánh giá khả năng của mình chính xác hơn vì họ có ít hoặc không có hiểu biết sâu sắc về các lỗi bỏ sót của mình (tức là các giải pháp mà lẽ ra họ có thể tạo ra cho vấn đề nhưng đã bỏ lỡ), mặc dù họ có thể nhận thức hoàn hảo về các giải pháp được tìm thấy Do vậy, việc sử dụng một phương pháp đánh giá khách quan là điều cần thiết

Từ việc xác định các khoảng trống nghiên cứu, đề tài sẽ có những bổ sung cho các khoảng trống nghiên cứu đó như sau:

- Xem xét về việc kết hợp các mô hình và lý thuyết (cụ thể trong Phụ lục 1) để tạo ra các con đường quan hệ để tìm ra các giải pháp lâu dài cho các vấn đề môi trường khác nhau do các hành vi khác nhau của con người tạo ra

- Nghiên cứu đồng thời hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và hành vi có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú (thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú)

- Đo lường cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú để có thể đánh giá được tổng quát và chính xác hơn tác động này

- Xem xét đến hành vi cụ thể thay vì ý định hành vi

- Đối tượng nghiên cứu trong luận án là nhà quản lý, đối tượng được thừa nhận là động lực quan trọng để áp dụng chiến lược môi trường (Peng & Wei, 2015; Cao, 2018; Mak & Chang, 2019)

- Quan tâm đến tất cả các loại hình cơ sở lưu trú

- Khi đánh giá về hành vi của cơ sở lưu trú dựa trên các hoạt động thực tế có thực hiện của khách sạn bằng bảng checklist (nghĩa là có thực hiện hay không có thực hiện) nhằm mang lại đánh giá khách quan và ít sai số hơn Việc đo lường đối với biến "thực hành có trách nhiệm với môi trường" không thể khảo sát dưới dạng thang đo Likert 5 mức độ, bởi vì trong thực tế các cơ sở lưu trú đã có hoặc chưa thực hiện các hoạt động có trách nhiệm với môi trường là rất rõ ràng nên hoàn toàn có thể đo lường trực tiếp.

XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa trên mô hình lý thuyết về hành vi môi trường luận án đã lựa chọn, các bằng chứng thực nghiệm có liên quan về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường và những khoảng trống nghiên cứu mà luận án xác định được Từ đó, luận án xây dựng các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu, cụ thể như sau:

2.5.1 Ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến Hành vi có trách nhiệm với môi trường

Kollmuss & Agyeman (2002) đã cho rằng nhận thức về môi trường sẽ tác động đến hành vi đối với môi trường Họ cho rằng nhận thức về môi trường của một cá nhân có thể thúc đẩy sự gia tăng hành vi môi trường của họ Ví dụ: một người có thể mua các sản phầm có nhãn sinh thái, bao gồm thực phẩm hữu cơ và tham gia vào các chương trình tái chế, khi mà họ có sự nhận thức về các vấn đề môi trường Một số người đã ngừng sử dụng keo xịt tóc sau khi thừa nhận hậu quả nghiêm trọng của việc phóng thích chlorofluorocarbon (CFC) và dẫn đến suy giảm tầng ôzôn

Theo Sengupta & cộng sự (2010), nhận thức về môi trường có ý nghĩa rộng lớn Nó không chỉ ngụ ý kiến thức về môi trường mà còn cả thái độ, giá trị và các kỹ năng cần thiết để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường Điều này được hiểu là sự nhận thức về môi trường được xem là nguồn gốc dẫn đến hành vi – thái độ, kỹ năng liên quan đến môi trường – của cá nhân Hay nói cách khác, sự nhận thức về môi trường có tương quan với hành vi về môi trường Theo đó, các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm khẳng định rằng nhận thức về môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi có trách nhiệm với môi trường Bảng 2-6

Trong lĩnh vực khách sạn, khi xem xét thái độ của nhân viên khách sạn đối với hệ thống quản lý môi trường, Chan & Hawkins (2010) đã chỉ ra rằng nhận thức về môi trường được nâng cao nhờ nhận thức và hiểu biết về môi trường của một cá nhân về các hệ thống Nhờ nhận thức về môi trường được nâng cao, họ đã áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày của mình Đồng thời qua lược khảo tài liệu có rất nhiều nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng của Nhận thức đến Hành vi và lý thuyết TBP dường như là lý thuyết nền tảng quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu này Bảng 2-7 Các nghiên cứu Wang (2015), Wang & cộng sự (2015), Ng & cộng sự, 2018; Fu & cộng sự, 2018; Trang & cộng sự, 2019; Fu & cộng sự, 2020 ứng dụng lý thuyết TPB để để kiểm tra ảnh hưởng của nhận thức đến ý định và hành vi sinh thái (hay còn gọi là Hành vi có trách nhiệm với môi trường) để dự đoán về dự định hành vi môi trường Có thể thấy lý thuyết TPB có thể giải thích khá tốt các dự định về hành vi môi trường của cá nhân bởi vì thái độ/nhận thức là biến chủ yếu để xác định dự đoán ý định và hành vi sinh thái (hay còn gọi là Hành vi có trách nhiệm với môi trường) (Ajzen, 1991) Tuy nhiên, số lượng số lượng nghiên cứu về quan hệ trực tiếp giữa Nhận thức về môi trường đến Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản trị còn hạn chế Các nghiên cứu đi trước chủ yếu tìm hiểu về ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm của môi trường với đối tượng là khảo sát là du khách, nhân viên của khách sạn Trong tình huống này, các nhà quản lý tại các cơ sở lưu trú cũng có thể được xem là các nhân viên trong cơ sở lưu trú Do vậy, ứng dụng từ lý thuyết TPB, luận án cũng đề xuất kỳ vọng tương tự, chúng ta có giả thuyết sau:

H 1 : Nhận thức về môi trường của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của họ tại các cơ sở lưu trú

2.5.2 Ảnh hưởng của hành vi có trách nhiệm với môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

Kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu của Wang & cộng sự (2015) cho thấy 33,5% các nhà quản lý thuộc các công ty có điểm hành vi môi trường doanh nghiệp cao có hành vi cá nhân về môi trường đạt điểm cao nhất Hành vi môi trường của các nhà quản lý có mối tương quan tích cực đáng kể với hành vi môi trường của công ty (Wang & cộng sự, 2015) Trong các nghiên cứu của Chan & cộng sự (2014), Ng & cộng sự (2018), Du & cộng sự (2018) cũng cho thấy các cam kết của nhà quản trị có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định/cam kết thực hành xanh tại khách sạn

Theo quan điểm chung về nghiên cứu môi trường, một cá nhân có hành vi môi trường ở một mức độ nào đó sẽ có thể nâng cao cơ hội thực hiện các ý định hành vi ủng hộ môi trường (Tam, 2013) Tương tự, trong bối cảnh nghiên cứu hiện nay, hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý có thể tham gia và hỗ trợ của cá nhân trong việc áp dụng các hoạt động môi trường của khách sạn (Kim & cộng sự, 2015), nó sẽ góp phần hơn nữa vào các hoạt động thân thiện với môi trường Lý thuyết cấp trên (Hambrick, 2007) giải thích rằng sự lựa chọn và hành động chiến lược của tổ chức được thúc đẩy bởi ban lãnh đạo cấp cao Theo Kim & cộng sự (2015), người quản lý có hành vi có trách nhiệm với môi trường sẽ nhấn mạnh đến việc bảo vệ môi trường trong tổ chức, hỗ trợ chương trình môi trường và tham gia vào việc xây dựng các chiến lược môi trường trong khách sạn Dựa trên dữ liệu được thu thập từ tổng giám đốc của 172 khách sạn tại Hoa Kỳ, Kim & cộng sự (2015) tiết lộ rằng ban lãnh đạo cấp cao của khách sạn có hành vi có trách nhiệm với môi trường cao cho thấy xu hướng đầu tư thời gian và nỗ lực nhiều hơn vào việc xây dựng năng lực quản lý môi trường khách sạn bằng cách cung cấp cho nhân viên đào tạo và giáo dục liên quan đến môi trường, truyền đạt các sáng kiến môi trường cho khách, thu thập kiến thức và kỹ năng thực hiện các hoạt động môi trường cũng như huy động vốn để đầu tư vào công tác quản lý môi trường Cam kết xây dựng năng lực quản lý môi trường giữa các nhà quản lý có tác động lớn đến sự tham gia của công ty vào các hoạt động môi trường, như mua hàng xanh, quản lý chất thải và áp dụng các hoạt động bảo tồn nước và năng lượng trong khách sạn (Kim & cộng sự, 2015) Do đó, hành vi có trách nhiệm với môi trường của người quản lý là rất cần thiết vì anh ấy/cô ấy sẽ quyết định việc cung cấp các nguồn lực trong tổ chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện các sáng kiến về môi trường hoặc xanh trong công ty

Kết quả của các nghiên cứu trên cho thấy có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết BCM trong giai đoạn các cơ sở lưu trú bắt đầu thực hiện các hành vi thực hành có trách nhiệm với môi trường tại cơ sở lưu trú và duy trì các hành vi này theo thời gian thì lúc này ý định/hành vi sẽ là yếu tố xác định các hành vi đã được thực hiện Hay nói cách khác là hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý sẽ là yếu tố xác định các hành vi thực hành có trách nhiệm với môi trường tại cơ sở lưu trú (Baranowski & cộng sự, 2003; Boonroungrut & Fei, 2018) Như vậy, lý thuyết BCM được ứng dụng trong luận án để xem xét giai đoạn ảnh hưởng của hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ Giả thuyết được đặt ra như sau:

H 2 : Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

2.5.3 Ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

Khi nghiên cứu về vai trò của nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao trong việc thúc đẩy việc thực hiện các chiến lược đổi mới xanh, Cao & Chen (2018) nhận thấy rằng các chiến lược đổi mới xanh và chính sách cưỡng chế sẽ bền chặt hơn khi nhận thức về môi trường của ban lãnh đạo cấp cao cao hơn Wang & cộng sự (2015) cũng cho rằng nhận thức của các nhà quản lý có mối tương quan trực tiếp tích cực đáng kể với hành vi môi trường của công ty Cụ thể hơn, nhận thức về môi trường của quản lý thúc đẩy phương hướng và cách tiếp cận của tổ chức đối với các hoạt động xanh trong khách sạn (Ng & cộng sự, 2018)

Các nghiên cứu được xây dựng dựa trên lý thuyết BCM (Baranowski & cộng sự, 2003; Boonroungrut & Fei, 2018) công nhận sự thay đổi hành vi là một quá trình và quá trình đó đa số là sẽ thông qua nhiều giai đoạn Khi các nhà quản lý cơ sở lưu trú nhận thức được nhu cầu thay đổi bởi xu hướng tìm kiếm các khách sạn thân thiện với môi trường của khách du lịch (Trang & cộng sự, 2019; Tạp Chí Môi Trường, 2022) hay sự chuyển biến về xu hướng mô hình "khách sạn xanh" trên toàn thế giới (Minh, 2020) thì họ sẽ bắt đầu thực hiện các hành thực hành xanh tại cơ sở lưu trú của mình nhằm hướng tới kết quả mong muốn và duy trì các hành vi mong muốn theo thời gian và trong các tình huống xã hội khác nhau (Stein & Markus, 1996) Ứng dụng từ lý thuyết BCM luận án đề xuất kỳ vọng về nhận thức có ảnh hưởng tích cực đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ Để có thể nhìn nhận được vấn đề một cách tổng quan nhất thì cần xem xét cả tác động trực tiếp (direct impact) và tác động gián tiếp (indirect impact) của nhận thức đối với hành vi của cơ sở lưu trú nhằm tránh việc vô tình tăng mạnh hay xem nhẹ một trong hai tác động Nghiên cứu duy nhất cho đến thời điểm hiện tại, theo hiểu biết của tác giả, có đánh giá tác động tổng thể của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú được thực hiện tại Hong Kong (của Chan & cộng sự, 2014) Kết quả nghiên cứu của Chan & cộng sự

2014 chỉ ra rằng chỉ ra rằng nhận thức có tác động trực tiếp đến ý định thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú bên cạnh việc thông qua tác động hoà giải của hành vi có trách nhiệm với môi trường đến ý định thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú Các hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Hong Kong và Cần Thơ sẽ có những khác biệt về: quy định/tiêu chuẩn áp dụng về thực hành xanh tại các cơ sở lưu trú, mức độ cạnh tranh trong ngành lưu trú, mức độ ô nhiễm và ở Cần Thơ chủ yếu là các cơ sở lưu trú qui mô nhỏ ít có sự xuất hiện của các chuỗi khách sạn lớn danh tiếng được vận hành chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế Chính từ các khác biệt này có thể sẽ dẫn đến sự khác biệt trong kết quả phân tích Tuy nhiên trong nghiên cứu này, Chan & cộng sự (2014) lại nghiên cứu về “ý định thực hành xanh của khách sạn”, trong khi đó từ ý định để chuyển thành hành vi sẽ có một khoảng cách về xác suất có xảy ra hoặc không xảy ra Như vậy, để có thể đánh giá chính xác được các tác động thì việc quan tâm đến cả 2 loại tác động (trực tiếp và gián tiếp) và xem xét đến hành vi cụ thể (các hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú) là việc làm cần thiết và là điểm mới của mô hình nghiên cứu của luận án Từ những lập luận trên, chúng ta có giả thuyết như sau:

H 3 : Nhận thức về môi trường của nhà quản lý có ảnh hưởng tích cực đến việc thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

2.5.4 Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu xã hội học đến hành vi có trách nhiệm với môi trường

Nhiều chuyên gia (Sengupta & cộng sự, 2010; Wiernik & cộng sự, 2013; Wang & cộng sự, 2015; Li, 2018; Kim & Stepchenkova, 2019) tán đồng rằng nhóm các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân ảnh hưởng rất lớn đến hành vi về môi trường Các yếu tố nhân khẩu xã hội học ảnh hưởng đáng kể đến hành vi về môi trường bao gồm: giới tính, tuổi và trình độ giáo dục Từ rất lâu, rất nhiều nghiên cứu của các nhà xã hội học đã chứng minh cho sự ảnh hưởng của giới tính đến hành vi môi trường Các nghiên cứu của Sengupta & cộng sự (2010), Wiernik & cộng sự (2013), Wang & cộng sự (2015), Li (2018), Kim & Stepchenkova (2019) phát hiện rằng phụ nữ trẻ tuổi, có học thức sẽ có xu hướng đóng góp tích cực cho hoạt động bảo vệ môi trường Giáo dục cũng được nhiều chuyên gia chứng minh là một yếu tố quan trọng Ở một số nước, cá nhân có trình độ học vấn cao hơn sẽ quan tâm đến môi trường nhiều hơn và có hành vi bảo vệ môi trường thường xuyên hơn (Wang & cộng sự, 2015; Li, 2018; Kim & Stepchenkova, 2019), riêng nghiên cứu của Grendstad & Wollebaek (1998), Arshad & cộng sự (2021) đã tìm thấy điều ngược lại Do đó, để tiếp tục kiểm chứng vấn đề này, luận án đề xuất 2 giả thuyết đối với biến “giới tính” và “trình độ” như sau:

H 4 : Quản lý nữ có hành vi có trách nhiệm với môi trường cao hơn quản lý nam

H 5 : Trình độ của quản lý càng cao thì hành vi có trách nhiệm với môi trường càng cao

Trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp của Wiernik & cộng sự (2013) về Tuổi và Môi trường bền vững, các nhà nghiên cứu đã tập hợp dữ liệu từ năm 1970 đến năm 2010, 340 bài nghiên cứu được phân tích tổng hợp để xác định mức độ lớn của các mối quan hệ giữa tuổi tác và các biến môi trường, và để điều tra xem liệu các tác động có tổng quát hóa qua các nghiên cứu hay không Kết quả cho thấy những người lớn tuổi hơn dường như có nhiều khả năng tương tác với thiên nhiên hơn, tránh tác hại đến môi trường và bảo tồn nguyên liệu thô và tài nguyên thiên nhiên Luận án đề xuất giả thuyết như sau:

H 6 : Tuổi của quản lý càng lớn, hành vi có trách nhiệm với môi trường càng cao

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1 Các bước thực hiện nghiên cứu

Nghiên cứu này dựa trên cuộc khảo sát và phân tích định lượng về ảnh hưởng của Nhận thức về môi trường đến Hành vi có trách nhiệm với môi trường theo quan điểm của các nhà quản lý tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú (gọi tắt là cơ sở lưu trú) tại thành phố Cần Thơ Nhằm đáp ứng được các mục tiêu nghiên cứu đặt ra trong Chương 1 của luận án, nội dung nghiên cứu chính của luận án được thực hiện thông qua các bước như sau:

Bước 1: Xác định thang đo (yếu tố) nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý tại cơ sở lưu trú

Dựa vào cơ sở lý thuyết và lược khảo nghiên cứu – bao gồm kết quả nghiên cứu có liên quan và các bộ tiêu chuẩn về thực hành môi trường trong lĩnh vực lưu trú theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam Luận án đề xuất được bộ thang đo (biến quan sát) sơ bộ về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực lưu trú (chi tiết xem tại Phụ lục 2)

Bước 2: Xây dựng thang đo nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại cơ sở lưu trú

Dựa vào bộ thang đo sơ bộ thu được tại Bước 1 nêu trên, cuộc khảo sát đánh giá chuyên gia – những người có chuyên môn về nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực lưu trú và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực lưu trú từ 10 năm trở lên – theo phương pháp Delphi Mục đích của đánh giá chuyên gia nhằm giúp hoàn thiện bộ thang đo (biến quan sát) phản ánh được tính phù hợp và chính xác của chúng với bối cảnh thực tiễn về hành vi có trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực lưu trú tại địa bàn nghiên cứu Từ đó, bộ thang đo được hoàn chỉnh và sẽ được sử dụng cho cuộc khảo sát (Phiếu khảo sát hoàn chỉnh được trình bày chi tiết tại Phụ lục 6) Vì lý do bảo mật thông tin của người cung cấp thông tin, cho nên danh sách chuyên gia được trình bày tại Phụ lục 3 chỉ thể hiện những đặc điểm về năm sinh, giới tính, chức danh công việc, năm kinh nghiệm và đơn vị công tác

Bước 3: Khảo sát thử và chính thức

Tiến hành khảo sát dựa trên phiếu khảo sát cấu trúc đã được xây dựng từ Bước 2 nêu trên Phiếu khảo sát bao gồm 2 phần: Phần thông tin chung và phần nội dung chính Đặc điểm của đối tượng khảo sát chính thức sẽ được thảo luận ở nội dung phương pháp chọn mẫu bên dưới Trước tiên, cuộc khảo sát thử (pilot survey) được thực hiện với 30 quan sát tại địa bàn nghiên cứu nhằm xác định lại tính phù hợp của bộ thang đo trước khi triển khi khảo sát chính thức Mục tiêu của giai đoạn khảo sát sơ bộ là để loại bỏ các tiêu chí không phù hợp với thực tiễn của Cần Thơ nhằm đảm bảo độ tin cậy của thang đo của các biến được sử dụng trong mô hình Sau đó, cuộc khảo sát chính thức sẽ được tiến hành với phiếu khảo sát gồm các tiêu chí đã được chọn lọc Đối tượng khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức có đặc điểm giống nhau, đều là người có quyền ra quyết định vận hành hoạt động của cơ sở lưu trú (các quản lý/chủ sở hữu của các cơ sở lưu trú) trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Và vì vậy, mẫu khảo sát thử này là hoàn toàn phù hợp đối với khách thể nghiên cứu chính thức

Bước 4: Phân tích sơ bộ dữ liệu khảo sát

Phân tích tính phù hợp và độ tin cậy của bộ thang đo thông qua công cụ phân tích Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá Kết quả phân tích, đánh giá này sẽ được sử dụng làm căn cứ cho phân tích chuyên sâu về tác động của các vấn đề nghiên cứu: nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý cơ sở lưu trú, và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

Bước 5: Phân tích mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần PLS-SEM Để đo lường được mối tương quan hoặc tác động của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý cơ sở lưu trú, và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú, kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Squares Structural Equation Modelling, PLS-SEM) sẽ được thảo luận lựa chọn và sử dụng phù hợp với đặc điểm của cỡ mẫu và bộ thang đo

Bước 6: Khảo sát đánh giá chuyên gia (lần 2)

Khảo sát chuyên gia lần 2 sẽ được thực hiện nhằm tiếp nhận những ý kiến góp phần giải thích cho kết quả phân tích gắn với thực tiễn; đồng thời, đánh giá tính khả thi đối với các hàm ý quản trị được đề xuất từ kết quả nghiên cứu

Khảo sát chuyên gia (lần 2): diễn giải kết quả nghiên cứu và đánh giá tính khả thi đối với các hàm ý quản trị

Thông tin và đặc điểm của các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ

CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN

CỨU LIÊN QUAN Thang đo nháp

Khảo sát chuyên gia để xây dựng bộ thang đo

XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nhận thức về môi trường

Hành vi có trách nhiệm với môi trường

Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại cơ sở lưu trú ở Cần Thơ

So sánh đặc điểm của mẫu với tổng thể để kiểm tra tính đại diện

- Kiểm tra sự khác biệt trong hành vi của nhà quản lý

- Kiểm định sự khác biệt trong thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

- Đánh giá độ tin cậy, độ hội tụ

- Đánh giá độ phân biệt

- Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

- Kiểm tra mối liên hệ trong mô hình

Hình 3-1 : Quy trình nghiên cứu của luận án

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án này được phân loại dưới dạng sau đây: dữ liệu thống kê về lĩnh vực dịch vụ lưu trú tại địa bàn nghiên cứu và thông tin khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án

Thứ nhất, dữ liệu thống kê bao gồm các chỉ tiêu thống kê du lịch nói chung và dịch vụ lưu trú nói riêng – như tổng lượt khách thăm quan, tổng doanh thu ngành du lịch, số lượng cơ sở lưu trú phân theo tiêu chuẩn (hạng sao) tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2016 – 2021 Nguồn dữ liệu thống kê này được thu thập chủ yếu từ Phòng Quản lý du lịch thuộc Sở Văn hoá, thể thao và du lịch thành phố Cần Thơ và một số báo cáo nghiên cứu về thống kê du lịch của thành phố Cần Thơ năm

2019, báo cáo thường niên và chiến lược phát triển Du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch

Thứ hai, luận án sử dụng thông tin khoa học chủ yếu kết quả phân tích từ những nghiên cứu gần đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và lĩnh vực lưu trú

Cụ thể, luận án lược khảo các yếu tố (tiêu chí, thang đo) thể hiện đối với các vấn đề nghiên cứu như nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường trong lĩnh vực lưu trú, và thực hiện hành vi có trách nhiệm với môi trường (được gọi là thực hành hoặc chiến lược) của nhà quản lý tại các cơ sở lưu trú

Mục đích sử dụng dữ liệu thứ cấp nêu trên nhằm (i) thiết kế khảo sát và phân tầng mẫu khảo sát theo địa bàn nghiên cứu và phân loại cơ sở lưu trú theo tiêu chuẩn (hạng sao); (ii) mô tả hiện trạng cơ sở lưu trú tại thành phố Cần Thơ theo phân loại tiêu chuẩn (hạng sao) và sử dụng tiêu chí hạng sao như biến kiểm soát trong phân tích thống kê mô tả đặc điểm của các cơ sở lưu trú và của nhà quản lý cơ sở lưu trú; (iii) kế thừa kết quả tổng quan bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm (sẵn có) để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất về ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở thành phố Cần Thơ

Như đã trình bày trong phạm vi về địa bàn nghiên cứu thì Cần Thơ được chọn là nơi tiến hành khảo sát bởi vì các lý do sau:

- Năm 2021: Cần Thơ có số lượng cơ sở lưu trú xếp thứ 2 sau Kiên Giang và có sự phát triển vượt bậc từ 285 cơ sở lưu trú vào năm 2020 tăng thành 616 cơ sở lưu trú ở năm 2021 (Theo báo cáo thường niên của Sở Văn hoá thể thao và Du lịch Cần Thơ)

- Nếu xét về yếu tố thương hiệu và quy mô hoạt động của các cơ sở lưu trú thì Cần Thơ được xem là nơi quy tụ nhiều cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao Bên cạnh đó Cần Thơ cũng rất sự đa dạng ở về loại hình và tiêu chuẩn cơ sở lưu trú từ các cấp độ từ 1 sao đến 5 sao, nhà nghỉ, homestay, resort, tàu thuỷ du lịch,

- Cần Thơ là trung tâm và cửa ngỏ của Đồng bằng Sông Cửu Long, dân cư tập trung đông Du lịch phát triển từ lâu song hành cùng các loại hình kinh tế khác, hệ thống cơ sở lưu trú đã hình thành và phát triển lâu đời Do đó, việc nghiên cứu trên địa bàn Cần Thơ có thể giúp phát hiện những hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường nào có thể áp dụng trên nền tảng các cơ sở lưu trú đã có sẵn, bị hạn chế về nguồn lực và không gian

Như vậy, nếu chọn Cần Thơ là địa bàn nghiên cứu thì kết quả này có thể áp dụng cho nhiều nơi khác và có thể áp dụng cho Việt Nam a Đáp viên mục tiêu

Mak & Chang (2019) cho rằng nhận thức của nhà quản lý tổ chức được thừa nhận đóng vai trò quan trọng và được xem như động lực để triển khai thực hành có trách nhiệm với môi trường Trong nghiên cứu của họ, nhà quản lý trong tổ chức được xác định bao gồm các chức danh trưởng bộ phận nghiệp vụ Vì vậy, trong luận này sẽ kế thừa cách xác định đối tượng trên như là những đáp viên mục tiêu trong cuộc khảo sát thực địa

Tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động của cơ sở lưu trú, nhà quản lý có thể được xác định bao gồm các chức danh công việc như sau: tổng giám đốc, giám đốc các khối chức năng như dịch vụ nhà hàng, kinh doanh, vận hành cơ sở vật chất và chất lượng dịch vụ, hành chính - nhân sự,… Đối với các cơ sở lưu trú có qui mô nhỏ như khách sạn 1-2 sao, homestay, khu nghỉ dưỡng, nhà khách, hầu hết chỉ có một nhà quản lý phụ trách chung hoạt động kinh doanh

Tóm lại, đáp viên mục tiêu sẽ được tiếp cận để khảo sát đó là người có quyền quyết định các hoạt động vận hành cơ sở lưu trú bao gồm nhà quản lý – giám đốc, phó giám đốc - phụ trách chung hoặc phụ trách khối cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu hoặc chủ sở hữu b Cỡ mẫu khảo sát

Việc lựa chọn phương pháp để tính toán cỡ mẫu khảo sát trong nghiên cứu phụ thuộc quan trọng vào các yếu tố như: tổng thể đáp viên mục tiêu, N; đáp viên mục tiêu cần phải có trong mẫu khảo sát, i h , (phân tầng mẫu đảm bảo tính đại diện); đặc điểm của biến quan sát, m; tỷ lệ đáp viên mục tiêu sẵn sàng tham gia cuộc khảo sát, p, (Iarossi, 2009) Dưới đây, một số phương pháp xác định cỡ mẫu được trình bày cụ thể:

- Theo số liệu thống kê của Sở Văn hoá, thể thao và du lịch thành phố Cần Thơ tính đến cuối năm 2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ chỉ còn 285 cơ sở lưu trú đang hoạt động, giảm 20 cơ sở so với năm 2019; một số tạm ngưng hoạt động để sửa chữa, một số khác chuyển đổi hoạt động kinh doanh Trong số 285 cơ sở lưu trú đang hoạt động, có 123 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao, 113 khách sạn chưa đăng ký xếp hạng sao, và 59 cơ sở lưu trú hoạt động theo hình thức khu nghỉ dưỡng, homestay, nhà khách, căn hộ du lịch, và tàu du lịch có lưu trú Như vậy, các nhà quản lý làm việc tại 285 cơ sở lưu trú nêu trên được xem như tổng thể đáp viên mục tiêu của nghiên cứu (N = 285) Theo công thức xác định cỡ mẫu Solvin dựa vào tổng thể được biết trước, cỡ mẫu (n) được tính toán theo công thức sau:

Theo đó, với sai số kỳ vọng (e) ở mức 5% và tổng thể (N) là 285 Cỡ mẫu tối thiểu là 166 quan sát

- Giả định rằng, tỷ lệ đáp viên sẵn lòng tham gia cuộc khảo sát (p) là 50%; bởi vì việc tiếp cận và phỏng vấn đối với những nhà quản lý doanh nghiệp thật sự không dễ dàng Khi đó, cỡ mẫu tối thiểu dựa theo theo phương pháp tỷ lệ (p) này được tính toán theo công thức sau (Iarossi, 2009)

ĐÁNH GIÁ THANG ĐO SƠ BỘ

Nghiên cứu tiến hành khảo sát sơ bộ 30 cơ sở lưu trú để làm tiền đề cho nghiên cứu chính thức (Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 6) Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý – giám đốc, phó giám đốc - phụ trách chung hoặc phụ trách khối cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú tại 4 địa phương Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thuỷ và Phong Điền

4.1.1 Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo của thang đo sơ bộ

Nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của bộ thang đo liên quan đến 2 khái niệm quan trọng – biến tiềm ẩn (latent variables) – trong luận án này, đó là: nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4-1 : Kiểm định độ tin cậy thang đo Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến Nhận thức về môi trường

Cronbach's Alpha = 0,962; Số biến quan sát: 09

NT1 ERST (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội), nên được khuyến khích và hỗ trợ 0,820 0,958

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến

NT2 Việc sử dụng khí gas tự nhiên nên được gia tăng 0,809 0,959

NT3 Các bóng đèn tiết kiệm năng lượng nên được sử dụng dù rằng chúng có giá cao hơn 0,749 0,961 NT4 Khi mua các chất xịt khử mùi, những sản phẩm chứa ít khí độc hại nên được yêu thích hơn 0,832 0,958

NT5 Không nên sử dụng chai đựng nước bằng nhựa dù rằng chúng dễ mang theo, là bởi vì chúng rất là khó để tái chế 0,890 0,955

NT6 Việc nghe nhạc quá lớn tại nhà sẽ gây nên ô nhiễm tiếng ồn 0,784 0,960

NT7 Việc giáo dục nhận thức cá nhân về môi trường nên được thực hiện ở tất cả các bậc học và bắt đầu từ bậc học mầm non 0,918 0,954 NT8 Các phương tiện truyền thông (TV, báo, đài, ) nên đưa thông tin về môi trường 0,897 0,955 NT9 Các sản phẩm tái chế nên được yêu thích dù rằng chúng không trông bắt mắt 0,865 0,956

Hành vi có trách nhiệm với môi trường

Cronbach's Alpha = 0,946; Số biến quan sát: 08

HV1 Tôi ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường tại đơn vị 0,706 0,944 HV2 Tôi ưu tiên gỉảm các chất thải tại đơn vị 0,840 0,937 HV3 Tôi ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu tái chế tại đơn vị 0,906 0,932

HV4 Tôi ưu tiên lựa chọn mua thực phẩm hữu cơ tại đơn vị 0,848 0,936

HV5 Tôi sẵn sàng tham gia trở thành thành viên của một tổ chức môi trường tại đơn vị 0,887 0,933 HV6 Tôi sẵn sàng đóng góp tiền để ủng hộ cho một tổ chức môi trường tại đơn vị 0,654 0,945

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến

HV7 Tôi sẵn sàng đăng ký mua một tạp chí môi trường/theo dõi một kênh về môi trường tại đơn vị 0,805 0,939

HV8 Tôi sẽ phối hợp với cơ quan pháp luật để bảo vệ môi trường tại đơn vị 0,794 0,940

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 30 cơ sở lưu trú, năm 2021

Kết quả kiểm định Cronbach's Alpha bảng cho thấy tất cả thang đo đo lường

2 khái niệm Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý đều đạt độ tin cậy tốt do hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,7; đồng thời không vượt quá hệ số Cronbach's Alpha biến tổng Và hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) của các biến đều lớn hơn 0,6 (Hair & cộng sự, 2014)

4.1.2 Kết quả phân tích nhân tích nhân tố khám phá EFA của thang đo sơ bộ

Nghiên cứu tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA để xác định các nhóm nhân tố có giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, đồng thời kiểm định sự phù hợp của thang đo đo lường Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý tại các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ

Bảng 4-2 : Kết quả phân tích EFA cho Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý

Biến quan sát Nhận thức về môi trường

Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý

Hệ số tải nhân tố

Biến quan sát Nhận thức về môi trường

Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý

Hệ số tải nhân tố

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 30 cơ sở lưu trú, năm 2021

Kết quả phân tích EFA cho thấy các thành phần của thang đo Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý không có sự xáo trộn hay loại bỏ biến quan sát nào cả Đối với thang đo Nhận thức về môi trường có: Giá trị Eigenvalues đạt 7,034

> 1, tổng phương sai trích là 41,375%, thể hiện nhân tố này giải thích 41,375% sự biến thiên của khái niệm Mặc dù tổng phương sai trích của thang đo Nhận thức về môi trường nhỏ hơn 50%, nhưng do hệ số Cronbach's Alpha của cả thang đo đều lớn hơn 0,6 Như vậy có thể xem là thang đo này vẫn đạt yêu cầu đo lường tốt (Fornell

& Larcker, 1981) Đối với thang đo Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý có: Giá trị Eigenvalues đạt 5,861> 1, tổng phương sai trích là 75,852%, thể hiện nhân tố này giải thích 75,852% sự biến thiên của khái niệm (thoả mãn lớn hơn 50%), chứng tỏ thang đo lường tốt

Tóm lại, các thành phần trong thang đo sơ bộ cho 2 khái niệm Nhận thức về môi trường và Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý đều đảm bảo độ tin cậy tốt Do đó, bộ thang đo sẽ tiếp tục được sử dụng cho nghiên cứu chính thức Thang đo của mô hình nghiên cứu chính thức như sau:

Bảng 4-3 : Bảng tóm tắt cho thang đo nghiên cứu chính thức

1 Nhận thức về môi trường

NT1 ERST (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội), nên được khuyến khích và hỗ trợ

Chan & cộng sự (2014) NT2 Việc sử dụng khí gas tự nhiên nên được gia tăng

NT3 Các bóng đèn tiết kiệm năng lượng nên được sử dụng dù rằng chúng có giá cao hơn

Morgil &cộng sự (2004) Chan & cộng sự (2014)

NT4 Khi mua các chất xịt khử mùi, những sản phẩm chứa ít khí độc hại nên được yêu thích hơn

NT5 Không nên sử dụng chai đựng nước bằng nhựa dù rằng chúng dễ mang theo, là bởi vì chúng rất là khó để tái chế

NT6 Việc nghe nhạc quá lớn tại nhà sẽ gây nên ô nhiễm tiếng ồn

NT7 Việc giáo dục nhận thức cá nhân về môi trường nên được thực hiện ở tất cả các bậc học và bắt đầu từ bậc học mầm non

NT8 Các phương tiện truyền thông (TV, báo, đài, ) nên đưa thông tin về môi trường

NT9 Các sản phẩm tái chế nên được yêu thích dù rằng chúng không trông bắt mắt

2 Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý

HV1 Tôi ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường tại đơn vị

HV2 Tôi ưu tiên gỉảm các chất thải tại đơn vị

HV3 Tôi ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu tái chế tại đơn vị

HV4 Tôi ưu tiên lựa chọn mua thực phẩm hữu cơ tại đơn vị

HV5 Tôi sẵn sàng tham gia trở thành thành viên của một tổ chức môi trường tại đơn vị

HV6 Tôi sẵn sàng đóng góp tiền để ủng hộ cho một tổ chức môi trường tại đơn vị

HV7 Tôi sẵn sàng đăng ký mua một tạp chí môi trường/theo dõi một kênh về môi trường tại đơn vị

HV8 Tôi sẽ phối hợp với cơ quan pháp luật để bảo vệ môi trường tại đơn vị

3 Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

1 1.1 Sử dụng nhà vệ sinh tiết kiệm nước (ví dụ: nhà vệ sinh dòng chảy thấp, nhà vệ sinh xả kép) Ý kiến chuyên gia (Phụ lục 2 - 5)

2 1.2 Giảm tần suất giặt (ví dụ: khăn trải giường, khăn tắm)

3 1.3 Sử dụng hệ thống thu gom nước mưa

4 1.4 Điều chỉnh lưu lượng vòi để đạt được mức đầu ra nước tối ưu (ví dụ: điều chỉnh lưu lượng vòi hoặc sử dụng thiết bị sục khí tại vòi)

5 2.1 Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để tái chế nước thải

(ví dụ: để tưới tiêu)

6 2.2 Tái chế nước bể bơi (ví dụ, để xả bồn cầu)

7 3.1 Sử dụng hệ thống thông gió và điều hòa không khí

(VAC) hiệu quả năng lượng (ví dụ: bảng điều khiển năng lượng mặt trời)

8 4.1 Sử dụng ánh sáng tiết kiệm năng lượng (ví dụ: LED)

9 4.2 Điều chỉnh cường độ ánh sáng tùy thuộc vào thời gian và mùa (ví dụ: điều chỉnh bằng tay hoặc sử dụng hệ thống điều khiển ánh sáng)

10 5.1 Sử dụng phương tiện tiết kiệm nhiên liệu

12 6.1 Giảm lãng phí thực phẩm trong nhà hàng

13 6.2 Tái chế thực phẩm thừa làm phân hữu cơ

14 7.1 Tạo môi trường làm việc nội bộ không cần sử dụng giấy

16 7.3 Tái sử dụng giấy (kẻ), in 2 mặt giấy

17 7.4 Giảm chất thải bao bì (ví dụ: cung cấp bao bì tối thiểu)

18 8.1 Không cung cấp một số loại đồ vệ sinh cá nhân dùng một lần (ví dụ: dầu gội đầu đóng chai, dầu xả đóng chai)

19 8.2 Thay thế các chai nhựa bằng bình đựng cố định (Ví dụ: Bình đựng cố định cho đầu gội và sữa tắm)

20 8.3 Giảm cung cấp các loại đồ dùng một lần được (ví dụ: cung cấp dầu tắm gội thay vì hai chai riêng biệt)

21 8.4 Tái chế đồ dùng một lần (ví dụ: tái chế xà phòng)

22 8.5 Giảm thiểu chất thải đồ dùng một lần (ví dụ: bằng cách chọn kích cỡ gói cho đồ dùng thích hợp)

23 9.1 Giảm thiểu các chất có hại cho môi trường trong các hoạt động hàng ngày (ví dụ: bột giặt)

24 10.1 Đặt thùng rác trong các phòng ngủ

25 10.2 Có biện pháp tạo động lực cho nhân viên dọn phòng phân loại và tái chế rác của khách

26 11.1 Áp dụng thiết kế công trình xanh để tăng ánh sáng tự nhiên (ví dụ: sử dụng cửa sổ dài từ trần đến sàn để tăng khả năng chiếu sáng tự nhiên vào ban ngày)

27 11.2 Sử dụng vật liệu cách nhiệt (ví dụ: kính cách nhiệt, vật liệu tường cách nhiệt)

28 12.1 Sử dụng nội thất xanh/hữu cơ

29 12.2 Mua từ các nhà cung cấp xanh (ví dụ: đồ dùng văn phòng, đồ làm sạch)

30 13.1 Tăng cường sử dụng thực phẩm địa phương để rút ngắn khoảng cách vận chuyển thực phẩm

31 13.2 Tạo ra món ăn mới từ nguồn nguyên liệu địa phương

32 14.1 Tăng tỷ lệ che phủ xanh (ví dụ: trồng cây mới)

33 14.2 Thành lập nhóm thợ làm vườn để chăm sóc cây trong khuôn viên khách sạn

34 15.1 Hình thành quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức môi trường (ví dụ: Làm sạch Thế giới)

35 15.2 Tham gia quyên góp vì môi trường

36 15.3 Tham gia cuộc thi “xanh”

37 16.1 Tham gia vào các chương trình môi trường của chuỗi khách sạn

38 17.1 Đặt các biển báo/hướng dẫn liên quan đến môi trường trong phòng khách

39 17.2 Truyền đạt các sáng kiến về môi trường cho khách và khách tiềm năng (ví dụ: qua trang web của khách sạn)

40 18.1 Thiết lập các mục tiêu xanh và kế hoạch hành động

(ví dụ: sử dụng checklist xanh)

41 18.2 Thiết lập các quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP)

42 18.3 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường (EMS)

43 19.1 Trau dồi định hướng dài hạn (LTO) thay vì định hướng lợi nhuận ngắn hạn

44 20.1 Đào tạo về môi trường thường xuyên cho nhân viên tất cả các cấp

45 21.1 Khuyến khích sự tham gia của nhân viên bằng cách tạo động lực

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 30 cơ sở lưu trú, năm 2021 Kết quả phỏng vấn chuyên gia xây dựng thang đo, năm 2021

THÔNG TIN VỀ MẪU NGHIÊN CỨU

Tóm tắt mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu bao gồm 134 doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ (chiếm tỷ trọng 47% số cơ sở lưu trú tại thời điểm khảo sát) Đối tượng được phỏng vấn phục vụ cho nghiên cứu là các quản lý/chủ sở hữu cơ sở lưu trú Mẫu thu được chủ yếu ở quận Ninh Kiều, một số ở Cái Răng, Bình Thuỷ và Phong Điền trong năm 2021 Thông tin chung về doanh nghiệp được thống kê bao gồm các thông tin liên quan về thời gian hoạt động, loại hình doanh nghiệp, số phòng, công suất phòng và các thông tin liên quan đến việc thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú

Bảng 4-4 : Thống kê phân loại cơ sở lưu trú

Phân loại cơ sở lưu trú

Số lượng cơ sở năm

Số lượng cơ sở năm

Số lượng cơ sở được khảo sát

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng

Nhà khách, nhà nghỉ du lịch

Ghi chú: a Theo thống kê của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Cần Thơ năm 2020 b Theo Báo cáo khảo sát nhân sự du lịch TPCT (Huy và cộng sự, 2020) có hơn 10 khách sạn (chủ yếu khách sạn hạng 1 sao) đã ngừng hoạt động do đang sửa chữa hoặc chuyển đổi loại hình kinh doanh khác như quán ăn, cho thuê mặt bằng, một số khách sạn thay đổi đăng ký xếp hạng

* Theo báo cáo của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Cần Thơ năm 2021 số lượng khách sạn 3 sao tăng nhiều hơn năm 2020 là 1 khách sạn (thêm khách sạn Holiday 2)

** Loại hình lưu trú khác bao gồm: Du thuyền có lưu trú Victoria Mekong, Khu nghỉ dưỡng Nhà Nâu và Căn hộ du lịch Luxhome

Bảng 4-5 : Thống kê địa điểm hoạt động của cơ sở lưu trú Địa điểm Tần số Tỷ trọng

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 134 cơ sở lưu trú, năm 2021

Từ kết quả của Bảng 4-4 và Bảng 4-5 có thể thấy, luận án đã cố gắng tiếp cận hầu hết tất cả các cơ sở lưu trú tại 4 địa phương được xác định là địa bàn khảo sát trọng tâm (ở nội dung phương pháp chọn mẫu trong chương 3 của luận án) Với cỡ mẫu 134/285, chiếm tỷ trọng 47% tổng thể và cơ cấu mẫu khảo sát phân tầng theo phân loại cơ sở lưu trú được thể hiện ở Bảng 4-4, không quá chênh lệch với Bảng 3-2 (đặc điểm của mẫu khảo sát dự kiến), như vậy thì mẫu khảo sát được xem là vẫn đáp ứng được tính đại diện cho tổng thể cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ

4.2.1 Tóm tắt đặc điểm của cơ sở lưu trú

Bảng 4-6 : Đặc điểm của cơ sở lưu trú tại Cần Thơ Đặc điểm của cơ sở lưu trú Tần số (%) M (SD)

Theo chuỗi thương hiệu 21 (15,7) Độc lập 113 (84,4)

Trách nhiệm hữu hạn (1 hoặc nhiều thành viên) 70 (52,2)

Qui mô nhỏ (Dưới 50 phòng) 113 (84,3) Đặc điểm của cơ sở lưu trú Tần số (%) M (SD)

Qui mô lớn (Từ 50 phòng trở lên) 21 (15,7)

Ghi chú: M là giá trị trung bình

SD là độ lệch chuẩn

*giá trị trung vị (Median) vì phân phối của mẫu bị lệch

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 134 cơ sở lưu trú, năm 2021

Từ số liệu thống kê thời gian hoạt động của doanh nghiệp ở Bảng 4-6 được chia thành 5 khoảng Theo năm hoạt động trung bình là 6 năm: Từ 6 năm trở xuống được xem là doanh nghiệp mới thành lập, trên 6 năm được xem là doanh nghiệp thành lập lâu năm

So với mặt bằng chung của mẫu thì doanh nghiệp mới thành lập chiếm 60,5% và 39,5% còn lại là doanh nghiệp thành lập lâu năm Số liệu này cho thấy thời gian gần đây sự gia tăng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch tại thành phố Cần Thơ là cao, điều này tạo nên một cơ sở hạ tầng ngày càng tốt để phát triển du lịch địa phương, đồng thời cũng cho chúng ta thấy một khía cạnh mới là cũng chính từ tiềm năng phát triển du lịch của thành phố đã thu hút số lượng lớn những nhà đầu tư mới phát triển trong lĩnh vực này

Hầu hết các khách sạn hoạt động theo hình thức độc lập chiếm 84,3%, chỉ có

21 cơ sở lưu trú hoạt động theo hình thức chuỗi thương hiệu chiếm 15,7%

Doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn chiếm đa số với tỷ trọng 52,2%, kế tiếp là doanh nghiệp tư nhân chiếm 38,1%

Số cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ (dưới 50 phòng) là 113 cơ sở lưu trú, chiếm tỷ trọng rất lớn đến 84,3% trong mẫu nghiên cứu Cho thấy thành phố Cần Thơ tập trung nhiều các khách sạn quy mô nhỏ

Như vậy có thể thấy đặc điểm của các cơ sở lưu trú được khảo sát phù hợp với đặc điểm quy mô và phân loại của cơ sở lưu trú theo thống kê của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Cần Thơ

4.2.1.5 Công suất phòng bình quân

Bảng 4-7 : Thống kê công suất phòng (%) trung bình theo phân loại cơ sở lưu trú

Phân loại cơ sở lưu trú Tần số Công suất phòng trung bình (%) Độ lệch chuẩn (%)

Nhà khách, nhà nghỉ du lịch 20 67,75 16,10

Công suất phòng trung bình (của mẫu) 134 60,46 16,69

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 134 cơ sở lưu trú, năm 2021

Công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú du lịch tại Cần Thơ nhìn chung không có biến động lớn, dao động trong khoảng 50 - 60% trừ trường hợp nhóm cơ sở lưu trú khác có mức công suất đạt trên 80%

Nhóm khách sạn 3 sao và nhóm cơ sở lưu trú khác là có độ lệch chuẩn thấp nhất điều này cho thấy là khả năng thu hút đặt phòng của các khách sạn 3 sao và loại cơ sở lưu trú khác là tương đương nhau trong nội bộ nhóm

Nhóm khách sạn 5 sao độ lệch chuẩn tương đối lớn nguyên nhân là tổng số phòng của Mường Thanh (308 phòng) và Vinpearl (260 phòng) lớn hơn rất nhiều so với Azerai (70 phòng: 60 phòng + 5 villa) Do đó việc thu hút khách để lắp đầy số phòng của Mường Thanh và Vinpearl là khó khăn hơn

4.2.2 Tóm tắt đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý

Dựa vào bảng dưới đây, ta có thể thấy đáp viên rất đa dạng cả về tuổi tác, giới tính, trình độ và kinh nghiệm làm việc

Bảng 4-8 : Đặc điểm nhân khẩu học của nhà quản lý Đặc điểm nhân khẩu xã hội học Tần số (%) M (SD)

Số năm kinh nghiệm làm việc 11,00*

Số năm kinh nghiệm làm việc trong ngành du lịch 8,46 (5,737)

Số năm làm quản lý 5,00* (4,787)

Từ 6 đến 10 năm 45(33,6) Đặc điểm nhân khẩu xã hội học Tần số (%) M (SD)

Ghi chú: M là giá trị trung bình

SD là độ lệch chuẩn

* giá trị trung vị (Median) vì phân phối của mẫu bị lệch

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 134 cơ sở lưu trú, năm 2021

Trước khi tiến hành khảo sát, thông qua trao đổi trực tiếp để xác định rằng các đáp viên được hỏi là người đóng vai trò ra quyết định trong việc vận hành hoạt động của cơ sở lưu trú Kết quả của Bảng 4-8 cho thấy đáp viên giữ chức vụ quản lý chiếm tỷ lệ rất cao đến 88,8%, chủ sở hữu trực tiếp đều hành các cơ sở lưu trú chỉ chiếm 11,2% Kết quả này có thể được lí giải như sau: Đối với các cơ sở lưu trú quy mô vừa trở lên thường được vận hành bởi quản lý/ban quản lý do đòi hỏi chuyên môn cao; Đối với các cơ sở lưu trú có quy mô nhỏ, khi mà việc vận hành cơ sở lưu trú có thể được thực hiện bởi nhà quản lý hoặc chủ sở hữu, thì có một lượng lớn chủ các cơ sở lưu trú chọn cách trao quyền cho quản lý do họ có nhiều công việc kinh doanh khác Trong trường hợp của nghiên cứu này có thể nhận thấy rằng các nhà quản lý là người nắm quyền quyết định việc vận hành hoạt động của cơ sở lưu trú

Số lượng quản lý/chủ sở hữu giữa nam và nữ là xấp xỉ nhau, nam có phần trội hơn, cụ thể là trong 134 đáp viên được phỏng vấn, có 65 đáp viên là nam chiếm 48,5% và 69 đáp viên là nữ chiếm 51,5% Tỷ lệ này là phù hợp với kết quả cuộc điều tra về nhân lực du lịch Thành phố Cần Thơ năm 2020 (Huy & cộng sự (2020)

Tỷ lệ giới tính không có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ Trong 134 đáp viên, giới tính nữ chiếm tỷ trọng 51,5% (69 đáp viên) và nam chiếm tỷ trọng 48,5% (65 đáp viên)

Phân tích trình độ học vấn của đáp viên cho thấy đáp viên có trình độ tương đối cao Chi tiết trình độ học vấn của đáp viên trong lĩnh vực lưu trú phân tán ở 5 nhóm trình độ học vấn, tuy nhiên chủ yếu tập trung ở 2 mức là đại học và sau đại học, trong đó đại học chiếm 60,4% và 18,7% Điều này cho thấy trình độ của quản lý/chủ sở hữu trong lĩnh vực lưu trú được yêu cầu cao, vì họ là người chịu trách nhiệm về triển khai các hoạt động của cơ sở lưu trú nên trình độ này là phù hợp với tính chất công việc

NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HÀNH VI CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI MÔI TRƯỜNG

4.3.1 Đánh giá nhận thức về môi trường Để đánh giá mức độ nhận thức về môi trường của các nhà quản lý cơ sở lưu trú ở Cần Thơ sẽ được thể hiện thông qua chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn của biến quan sát

Bảng 4-9 : Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Nhận thức về môi trường

STT Diễn giải Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nhận thức về môi trường 4,00 0,757

ERST (Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội), nên được khuyến khích và hỗ trợ 4,16 0,848

Các sản phẩm được làm bằng chất liệu có thể tái chế được yêu thích hơn mặc dù nó có giá cao hơn 3,92 0,918

Các bóng đèn tiết kiệm năng lượng nên được sử dụng dù rằng chúng có giá cao hơn 4,04 0,965

Khi mua các chất xịt khử mùi, những sản phẩm chứa ít khí độc hại nên được yêu thích hơn 4,01 0,989

Không nên sử dụng chai đựng nước bằng nhựa dù rằng chúng dễ mang theo, là bởi vì chúng rất là khó để tái chế 3,60 1,084

6 Việc nghe nhạc quá lớn tại nhà sẽ gây nên ô nhiễm tiếng ồn 3,82 1,025

Việc giáo dục nhận thức cá nhân về môi trường nên được thực hiện ở tất cả các bậc học và bắt đầu từ bậc học mầm non 4,25 0,994

8 Các phương tiện truyền thông (TV, báo, đài, ) nên đưa thông tin về môi trường 4,22 0,971

9 Các sản phẩm tái chế nên được yêu thích dù rằng chúng không trông bắt mắt 3,96 0,799

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 134 cơ sở lưu trú, năm 2021

Kết quả Bảng 4-9 cho thấy các yếu tố trong nhận thức về môi trường của nhà quản lý đều được thực hiện ở mức tốt đến rất tốt (3,60 - 4,25) và điểm trung bình chung cho cả nhóm là 3,9992 ~ 4 cũng ở mức tốt Kết quả khảo sát được cho là hợp lý vì đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý của các cơ sở lưu trú, đây là nhóm có trình độ tương đối cao và tương đồng (thể hiện ở Bảng 4-8), trình độ học vấn được cho là có quan hệ mật thiết đến nhận thức (Wang & cộng sự, 2015; Li, 2018; Kim &

Stepchenkova, 2019) Đồng thời, họ làm trong lĩnh vực dịch vụ, đây là lĩnh vực có mức độ nhạy cảm với các thay đổi của thị trường khá cao đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 thì việc nhận thức vể mối quan tâm của khách đối với các vấn đề về an toàn, sức khoẻ và môi trường được các nhà quản lý nhận thức để thay đổi thích nghi với tình hình mới

4.3.2 Đánh giá hành vi có trách nhiệm với môi trường Điểm trung bình liên quan đến mức độ thực hiện hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý được thể hiện trong Bảng 4-10 bên dưới

Bảng 4-10 : Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Hành vi có trách nhiệm với môi trường

Diễn giải Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý 3,72 0,600

Tôi ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường tại đơn vị 3,94 0,792

2 Tôi ưu tiên gỉảm các chất thải tại đơn vị 4,11 0,753

3 Tôi ưu tiên sử dụng các nguyên vật liệu tái chế tại đơn vị 4,00 0,704

4 Tôi ưu tiên lựa chọn mua thực phẩm hữu cơ tại đơn vị 3,91 0,770

Tôi sẵn sàng tham gia trở thành thành viên của một tổ chức môi trường tại đơn vị 3,00 1,062

6 Tôi sẵn sàng đóng góp tiền để ủng hộ cho một tổ chức môi trường tại đơn vị 3,55 0,863

Tôi sẵn sàng đăng ký mua một tạp chí môi trường/theo dõi một kênh về môi trường tại đơn vị 3,25 0,913

8 Tôi sẽ phối hợp với cơ quan pháp luật để bảo vệ môi trường tại đơn vị 3,97 0,822

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu khảo sát 134 cơ sở lưu trú, năm 2021

Nhìn chung kết quả đánh giá của hầu hết các yếu tố trong hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý đều được thực hiện ở mức khá tốt đến tốt (3,00 - 4,11) Điểm trung bình chung của hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý là 3,72 Riêng biến “Tôi sẵn sàng tham gia trở thành thành viên của một tổ chức môi trường tại đơn vị” có điểm đánh giá ở mức thấp nhất là 3,00 và biến

“Tôi sẵn sàng đăng ký mua một tạp chí môi trường/theo dõi một kênh về môi trường tại đơn vị” có điểm đánh giá giá ở mức 3,25 Nguyên nhân có thể là do ở Cần Thơ hoạt động của các tổ chức vì môi trường chưa phổ biến và chưa thật sự nổi bật để chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều người biết đến và tham gia Đồng thời độ lệch chuẩn của biến “Tôi sẵn sàng tham gia trở thành thành viên của một tổ chức môi trường tại đơn vị” cũng là cao nhất, cho thấy có sự chênh lệch lớn trong đánh giá của các đáp viên ở tiêu chí này Do đó, có thể kết luận rằng việc đáp viên có tham gia là thành viên của tổ chức vì môi trường hay có đăng ký mua tạp chí/theo dõi kênh về môi trường hay không không phản ánh được hành vi vì môi trường của người này cao hơn người kia.

MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Chương 2 trình bày một số cơ sở lý thuyết liên quan đến nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường Sau đó, tác giả tiến hành tổng hợp và tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước liên quan về ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường ở các lĩnh vực nói chung, lĩnh vực du lịch và lưu trú nói riêng Ngoài ra, tác giả còn xem xét thêm các yếu tố về nhân khẩu xã hội học của đáp viên và yếu tố về quy mô doanh nghiệp tác động đến hành vi có trách nhiệm với môi trường Trên cơ sở lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm liên quan, tác giả xác định lỗ hổng trong nghiên cứu để làm cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu, các giả thuyết và xây dựng thang đo cho các khái niệm trong mô hình

Các nghiên cứu đã được xem xét một cách có hệ thống qua nhiều giai đoạn Đầu tiên, thông qua “Google Scholar”, các từ khóa liên quan đến nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường như “nhận thức và hành vi”, “nhận thức về môi trường”, “hành vi có trách nhiệm với môi trường”, “mối liên hệ giữa nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường tại khách sạn”, “chứng nhận môi trường”,

“quy định môi trường đối với cơ sở lưu trú” đã được sử dụng để chọn các nghiên cứu có liên quan Sau đó, các nghiên cứu sẽ được chọn lọc dựa trên 3 tiêu chí:

(i) Tập trung vào các bài báo của các tạp chí được xếp hạng cao (Web of Science - Clarivate Analytics và Scopus) nằm trong nhóm xếp hạng Q1 hoặc Q2 Và phạm vi nghiên cứu của các bài báo có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nghiên cứu của luận án (ví dụ: Sustainable tourism, Sustainable tourism development).Việc sử dụng Scopus và Web of Science, ngoài Google Scholar, giúp đưa ra bức tranh chính xác và toàn diện hơn về tác động học thuật của các tác giả (Meho & Yang, 2007) Đồng thời Scopus cập nhật thay đổi thứ hạng tương đối của những học giả xuất hiện ở giữa bảng xếp hạng nhanh chóng hơn so với các chiến lược tìm kiếm khác (ví dụ: ISI) (Meho & Yang, 2007)

(ii) Nghiên cứu có số lược trích dẫn (citations) trên 200 lượt trích dẫn đối với các nghiên cứu được công bố trên 3 năm tính từ ngày được đăng (Bornmann & Daniel, 2009) sẽ được ưu tiên lựa chọn Các nghiên cứu thoả mãn điều kiện trên được xem là các nghiên cứu hấp dẫn được nhiều độc giả quan tâm, không chỉ với các biên tập viên tin tức khoa học (Bornmann & Daniel, 2009) Đối với những nghiên cứu được công bố trong 3 năm gần đây ưu tiên các nghiên cứu có chủ đề

Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Qua thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ, luận án có thể tóm tắt và đưa ra một số điểm chính như sau:

Liên quan đến mục tiêu xây dựng các thang đo (yếu tố) nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú; luận án đã xây dựng được thang đo hành vi có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú (thể hiện thông qua các thực hành có trách nhiệm với môi trường) trong lĩnh vực lưu trú được hình thành dựa vào tổng quan lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm Kế đến, phương pháp đánh giá chuyên gia (lần 1) được thực hiện nhằm mục đích củng cố và hoàn thiện bộ chỉ báo trước khi tiến hành khảo sát thử tại địa bàn nghiên cứu

Về mục tiêu đánh giá nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại thành phố Cần Thơ Nhận thức về môi trường của nhà quản lý đều được thực hiện ở mức tốt đến rất tốt Kết quả khảo sát được cho là hợp lý vì đối tượng nghiên cứu là các nhà quản lý tại các cơ sở lưu trú, đây là nhóm có trình độ tương đối cao và tương đồng (thể hiện ở Bảng 4-8) (trình độ học vấn được cho là có quan hệ mật thiết đến nhận thức (Wang & cộng sự, 2015; Li, 2018; Kim & Stepchenkova, 2019) Đồng thời, họ làm trong lĩnh vực dịch vụ, đây là lĩnh vực có mức độ nhạy cảm với các thay đổi của thị trường khá cao đặc biệt là sau đại dịch Covid-19 thì việc nhận thức về mối quan tâm của khách đối với các vấn đề về an toàn, sức khoẻ và môi trường được các nhà quản lý nhận thức để thay đổi thích nghi với tình hình mới Hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý đều được thực hiện ở mức khá tốt đến tốt Ở Cần Thơ, hoạt động của các tổ chức vì môi trường chưa phổ biến và chưa thật sự nổi bật để chưa thu hút được sự quan tâm của nhiều người biết đến và tham gia Do đó, có thể kết luận rằng việc đáp viên có tham gia là thành viên của tổ chức vì môi trường hay có đăng ký mua tạp chí/theo dõi kênh về môi trường hay không chưa phản ánh được hành vi vì môi trường của người này cao hơn người kia

Khi kiểm định sự khác biệt trong hành vi của nhà quản lý theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý cho thấy chỉ có tuổi và số năm làm quản lý là có ý nghĩa về mặt thống kê, còn lại các đặc điểm khác như: giới tính và trình độ thì chưa tìm thấy sự khác biệt Kết quả về trình độ, tuổi và số năm kinh nghiệm làm quản lý là một phát hiện mới, đi ngược với các nghiên cứu của Sengupta & cộng sự (2010), Wiernik & cộng sự (2013), Wang & cộng sự (2015), Li (2018), Kim & Stepchenkova (2019) Riêng kết quả của biến giới tính thì phù hợp với nghiên cứu của Sengupta & cộng sự (2010) Có sự chênh lệch lớn về thực hành có trách nhiệm với môi trường theo quy mô cơ sở lưu trú Nguyên nhân của những sự khác biệt này là do các cơ sở lưu trú có quy mô lớn sẽ chịu các áp lực về quy định môi trường nghiêm ngặt Đồng thời các hoạt động thực hành xanh ít được thực hiện có đặc điểm chung là: (i) tốn chi phí đầu tư nhưng chưa nhìn thấy hiệu quả mang lại; (ii) một số hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường sẽ phù hợp hơn đối với các khách sạn chuẩn bị xây dựng mới hoặc đang ở bước lập kế hoạch; (iii) Đây là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên việc cắt gỉảm chi phí và hiệu quả về tài chính là yếu tố được ưu tiên hàng đầu; và (iv) hầu hết các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ là các cơ sở có quy mô nhỏ (diện tích nhỏ), trong thành phố

Về mục tiêu phân tích ảnh hưởng của sự nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại Cần Thơ Kết quả phân tích ảnh hưởng của sự nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cho thấy:

- Nhận thức về môi trường của nhà quản lý tác động đến hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú Kết quả nghiên cứu này chưa tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa nhận thức về môi trường và hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú và hầu hết nằm ở mối liên hệ gián tiếp thông qua tác động điều tiết của hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý (Bảng 4-38, bảng tác động gián tiếp - Specific indirect effects) Như vậy, đối với trường hợp của Cần Thơ, nhận thức của nhà quản lý chỉ tác động đến hoạt động thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú thông qua hành vi cá nhân của nhà quản lý

- Nhận thức về môi trường có tác động thuận chiều đến hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý, với hệ số đường dẫn là 0,799 - là biến có tác động mạnh nhất đến hành vi Kết quả nghiên cứu này cho thấy có sự tương đồng với các nghiên cứu của Chan & Hawkin (2010); Chan & cộng sự (2014); Ng & cộng sự (2018) trong nghiên cứu đối với hành vi của nhà quản lý cho rằng nhờ nhận thức về môi trường được nâng cao, họ đã áp dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày của mình Và các nghiên cứu của: Sengupta & cộng sự (2010); Wang & cộng sự (2015); Lawton (2016); Du & cộng sự (2018); Mallorquí & cộng sự (2018); Trang & cộng sự (2018); Kim & Stepchenkova (2019); Fu & cộng sự (2018); Fu & cộng sự (2020); Yang & cộng sự (2020); Arshad & cộng sự (2021); Bouzari & cộng sự (2022) ở các lĩnh vực khác cũng chỉ ra kết quả tương tự

Với mục tiêu cuối cùng là đề xuất những hàm ý quản trị đối với các cơ sở lưu trú liên quan đến việc thay đổi nhận thức và nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi trường, luận án đã đề xuất được các hàm ý quản trị như sau: Thay đổi nhận thức để nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi trường, Xây dựng văn hoá nơi làm việc trở nên thân thiện với môi trường hình thành thói quen tốt (hành vi tốt), Cân nhắc bổ sung tiêu chí về hành vi sinh thái cá nhân khi tuyển dụng, Sự hỗ trợ của chính phủ, hướng dẫn trong thực hiện, kiểm tra và giám sát

KIẾN NGHỊ

5.3.1 Cơ quan ban ngành tại địa phương

Phát triển du lịch đồng nghĩa với việc làm gia tăng lượng du khách tới các điểm tham quan du lịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên, do đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của phát triển du lịch đến môi trường Do đó, để đảm bảo đạt được mục tiêu bền vững về môi trường trong tương lai, luận án đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành tại địa phương, cụ thể là:

(i) Cần xây dựng kế hoạch và được triển khai theo từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường du lịch, kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định

(ii) Để các cơ sở lưu trú nói riêng và các chủ thể kinh doanh dịch vụ du lịch tại địa phương nói chung thực hiện đúng mục tiêu đề ra thì cần có sự hướng dẫn cụ thể từ các cơ quan ban ngành có liên quan thông qua các văn bản hướng dẫn, các buổi tập huấn chia sẽ và có thể công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông về: cách đăng ký, tiến trình thực hiện, lưu ý ở các bước thực hiện,

(iii) Thường xuyên có sự đánh giá và kiểm soát để đảm bảo các hoạt động này luôn được duy trì

(iv) Ưu tiên đầu tư cho các dự án du lịch đã có các giải pháp cụ thể để giải quyết ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trực tiếp cho cộng đồng xã hội ở cả hiện tại và tương lai

(v) Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch làm tốt công tác bảo vệ môi trường

(vi) Xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường; tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở những khu du lịch đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch

(vii) Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ mới về bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch

(viii) Về phía ngành Du lịch, cần xây dựng Chiến lược thích ứng xanh về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch cụ thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch; quản lý tốt cơ sở hạ tầng và môi trường ở những khu du lịch; khuyến khích, hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý; nâng cao trình độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch; có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

5.3.2 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú Để bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, bên cạnh những hàm ý quản trị được đề xuất ở Chương 4, luận án còn đề xuất một số kiến nghị sau:

(i) Niêm yết các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở lưu trú

(ii) Bảo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp các dịch vụ trong cơ sở lưu trú du lịch theo quy định

(iii) Quản lý, theo dõi, đánh giá định kỳ tình hình môi trường và các số liệu: tiêu thụ năng lượng, tiêu thụ nước, rác thải, nước thải, khí thải độc hại của cơ sở lưu trú du lịch; thu thập phản hồi của khách lưu trú về môi trường để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường

(iv) Khuyến khích đăng ký cấp nhãn hiệu cơ sở lưu trú du lịch thân thiện với môi trường như nhãn sinh thái, nhãn du lịch bền vững

(v) Bố trí nhân lực theo dõi, quản lý công tác bảo vệ môi trường du lịch tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định

(vi) Và cuối cùng là thực hiện các quy định khác có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Trong bối cảnh kinh tế luôn thay đổi như hiện nay, việc giúp cho các chủ thể tham gia lĩnh vực dịch vụ lưu trú liên quan đến việc thay đổi nhận thức và nâng cao hành động có trách nhiệm với môi trường nhằm đạt đến mục tiêu bền vững về môi trường trong kinh doanh lưu trú là một việc làm cấp bách Cho nên, luận án được kỳ vọng sẽ cung cấp những giá trị về mặt khoa học cũng như giá trị thực tiễn cho các nhà quản trị kinh doanh lưu trú, quản lý nhà nước về du lịch, các Viện, Trường, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, cụ thể:

5.3.1 Đóng góp về mặt học thuật

Luận án hoàn thành không chỉ đóng góp về khía cạnh lý thuyết mà còn đóng góp về mặt phương pháp, cụ thể như sau:

- Đóng góp về mặt lý thuyết

(i) Đề tài này đã bổ sung cho khoảng trống nghiên cứu về nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường Bởi vì các đề tài đi trước ở nhiều lĩnh vực nói chung và trong lĩnh vực du lịch, lưu trú nói riêng nghiên cứu rất nhiều về nhận thức và hành vi có trách nhiệm với môi trường chủ yếu tập trung đánh giá ở khía cạnh khách hàng và các ý định liên quan đến hành vi Rất ít các nghiên cứu tập trung cho đối tượng là nhà quản lý, và nếu có thì họ chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về ý định hành vi thay vì hành vi thực tế như trong luận án này Và ở Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào thảo luận về chủ đề này với đối tượng nghiên cứu là nhà quản lý Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên xây dựng và kiểm định được mô hình ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường (bao gồm cả 2 loại hành vi: hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý và hành vi có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú hay còn gọi là thực hành có trách nhiệm với môi trường) tại các cơ sở lưu trú ở Việt Nam

(ii) Luận án đã xây dựng cách tiếp cận kết hợp từ các lý thuyết về Hành vi có kế hoạch (TPB - Theory of Planned Behavior) và lý thuyết về Thay đổi hành vi (Behavioral Change Model) và nhằm tìm ra các giải pháp lâu dài cho các vấn đề môi trường khác nhau do các hành vi khác nhau của con người tạo ra

(iii) Luận án đã tìm hiểu về cả tác động trực tiếp và gián tiếp của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú, trong khi có rất ít các nghiên cứu đi trước tìm hiểu về cả 2 loại tác động này Kết quả luận án cho thấy chỉ có tác động gián tiếp đến thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú Luận án đã đóng góp về lý thuyết hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trong việc chỉ ra rằng khi chúng ta xem xét bức tranh tổng quát về các tác động của nhận thức đối với hành vi của cơ sở lưu trú thì nên xem xét toàn bộ tác động (bao gồm cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp) để có thể đánh giá chính xác về tác động của nhận thức đến thực hành Luận án chưa tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết về tác động trực tiếp của nhận thức về môi trường đến thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú;

(iv) Luận án đã mang lại những phát hiện mới về kết quả nghiên cứu về tác động của biến “Tuổi” và biến “Số năm kinh nghiệm làm quản lý” trong bối cảnh các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ Cụ thể là, phát hiện tác động nghịch chiều của biến "Tuổi", trong khi các nghiên cứu đi trước chỉ tìm ra tác động thuận chiều Phát hiện tác động thuận chiều của biến "Số năm kinh nghiệm làm quản lý”, trong khi các nghiên cứu đi trước chỉ tìm ra tác động nghịch chiều Như vậy luận án đã đóng góp về mặt lý thuyết khi chúng ta xem xét về vấn đề về hành vi và nhận thức thì chúng ta cần phải xem xét lại bối cảnh của quốc gia đó Có thể đối với những quốc gia đã phát triển, những quốc gia đang phát triển và những quốc gia mới nổi Ngoài ra cũng cần xem xét đến những biến động lớn của nền kinh tế (ví dụ: đại dịch Covid 19) thì sẽ có sự trái ngược về chiều hướng mà chúng ta cần kỳ vọng

(v) Luận án cũng đã tổng quan được các tài liệu và các hướng nghiên cứu về nhận thức và hành vi môi trường theo thời gian, theo lĩnh vực nghiên cứu và đề xuất được một số hướng nghiên cứu trong tương lai

(vi) Kết quả nghiên cứu còn là cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai kế thừa và phát triển

- Đóng góp về mặt phương pháp nghiên cứu

(i) Các thang đo đo lường cho các khái niệm nhận thức về môi trường, hành vi có trách nhiệm với môi trường và thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú được thiết kế, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Cần Thơ và đạt độ tin cậy nghiên cứu về ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú tại Cần Thơ

(ii) Luận án đã xây dựng thang đo “Thực hành có trách nhiệm với môi trường” tại các cơ sở lưu trú dùng để đánh giá hành vi môi trường của cơ sở lưu trú cho phù hợp với điều kiện của Cần Thơ, có thể ứng dụng thang đo này trong trường hợp các khu vực, quốc gia đang phát triển có đặc điểm tương tự Một ưu điểm rất nổi bật của thang đo này đó là đánh giá dựa trên các hoạt động thực tế của cơ sở lưu trú bằng bảng checklist (thể hiện ở Phụ lục 6) sẽ mang lại đánh giá khách quan và ít sai số hơn

(iii) Bên cạnh đó, luận án còn đóng góp về mặt phương pháp luận trong việc kết hợp cả định tính và định lượng để đạt được kết quả như mong đợi

5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

(i) Luận án đóng góp quan trọng trong việc cung cấp giá trị thực tiễn để các cơ sở lưu trú, các cơ quan quản lý du lịch nâng cao hiệu quả hoạt động và kiểm soát về vấn đề môi trường tốt hơn Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp giá trị thực tiễn để các tổ chức/cá nhân chuyên cung cấp các nguyên vật liệu, sản phẩm xanh, hệ thống tiết kiệm năng lượng/nhiên liệu, nguyên liệu hữu cơ/sạch nắm bắt thông tin, tìm kiếm giải pháp về sản phẩm và chi phí để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, từ đó nâng cao hiệu quả cho khách hàng Ngoài ra, các cơ sở lưu trú nếu muốn nâng cao thực hành có trách nhiệm với môi trường tại cơ sở của mình thì có thể áp dụng kết quả của nghiên cứu về việc cân nhắc bổ sung các tiêu chuẩn sinh thái khi tuyển dụng hoặc các đặc điểm nhận dạng về cá nhân có sức ảnh hưởng lan toả khi quy hoạch lên các vị trí quản lý

(ii) Đối với lãnh đạo các tỉnh/thành, các cơ quan ban ngành ở địa phương thì luận án cung cấp giá trị khoa học để làm cơ sở giải quyết những khó khăn trong quá trình hướng dẫn, giám sát các hoạt động về môi trường và nâng cao hiệu quả của các thực hành có trách nhiệm với môi trường cho các cơ sở lưu trú trên địa bàn.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Mặc dù luận án đạt được những mục tiêu đề ra nhưng vẫn còn một số hạn chế nhất định:

Thứ nhất , khi thực hiện nghiên cứu về các thực hành có trách nhiệm với môi trường ít được thực hiện Phụ lục 7, tác giả nhận thấy các nhà quản lý (các chuyên gia được phỏng vấn trong giai đoạn 2) chú ý nhiều tới vấn đề về chi phí và tính hiệu quả về mặt tài chính, trùng khớp với đánh giá của các nhà quản lý về lý do cản trở lớn nhất khi thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường cũng là vấn đề về chi phí Bảng 4-15 Ở nghiên cứu này tác giả chỉ dừng lại ở việc thống kê tần số và phân tích chung, luận án chưa phân tích sâu để khai thác khía cạnh này

Thứ hai, nghiên cứu thực hiện chọn mẫu theo phương pháp phát triển mầm

(snowball sampling), mặc dù nghiên cứu đã phỏng vấn đạt 47% tổng thể (134 cơ sở lưu trú trên tổng số 285 cơ sở lưu trú tại Cần Thơ năm 2021) và đã cố gắng để mẫu thu thập mang tính đại diện cho tổng thể Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu vẫn chưa thực sự thể hiện được hoàn toàn đặc điểm của tổng thể về mặt tỷ lệ của cơ cấu nên kết quả nhận được so với tổng thể vẫn sẽ có những sai số nhất định

Thứ ba, nghiên cứu không khảo sát các yếu tố liên quan đến nhân viên khách sạn và khách lưu trú, đó đó bài viết chưa phản ánh được vấn đề nhận thức và hành vi của người chủ hay quản lý đối với các vấn đề về môi trường có bị ảnh hưởng hay không và như thế nào bởi những nhận thức, thái độ hay nhu cầu của những đối tượng này

Thứ tư, đây là hạn chế về mặt kỹ thuật, khi sử dụng phương pháp PLS-SEM để giải quyết vấn đề nghiên cứu, với cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ, do đó không thực hiện được phân tích đa nhóm để xem xét sự khác biệt trong hành vi có trách nhiệm với môi trường của cá nhân nhà quản lý theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội học của nhà quản lý; và xem xét sự khác biệt trong hành vi thực hành có trách nhiệm với môi trường của cơ sở lưu trú theo quy mô Thay vào đó, luận án đã sử dụng kiểm định T- test và kiểm định Anova để giải quyết

Do vậy, các nghiên cứu tiếp theo có thể bổ sung thêm biến “kỳ vọng về tính hiệu quả” vào mô hình nghiên cứu và mở rộng phạm vi nghiên cứu cho khu vực rộng hơn, qua đó có thể so sánh được vấn đề về nhận thức và việc thực hiện các hành vi môi trường theo tỉnh hoặc khu vực.

Ngày đăng: 18/06/2024, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2-1 : Tổng quan các nghiên cứu có liên quan vấn đề nghiên cứu - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 2 1 : Tổng quan các nghiên cứu có liên quan vấn đề nghiên cứu (Trang 28)
Bảng 2-2 : Cách tiếp cận và cách thể hiện Hành vi có trách nhiệm với môi trường - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 2 2 : Cách tiếp cận và cách thể hiện Hành vi có trách nhiệm với môi trường (Trang 32)
Hình 2-2 : Kim tự tháp TNXH của doanh nghiệp của Carroll (1991) - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 2 2 : Kim tự tháp TNXH của doanh nghiệp của Carroll (1991) (Trang 35)
Hình 2-3  Mô hình Ba vòng tròn đồng tâm (Elkington,1997) - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 2 3 Mô hình Ba vòng tròn đồng tâm (Elkington,1997) (Trang 38)
Bảng 2-7  dưới đây minh họa tóm tắt các phương pháp phân tích và lý thuyết  nền được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về nghiên cứu thực nghiệm về  mối  quan  hệ  giữa  nhận  thức  về  môi  trường  và  hành  vi  có  trách  nhiệm  với  môi  trường - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 2 7 dưới đây minh họa tóm tắt các phương pháp phân tích và lý thuyết nền được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm về nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa nhận thức về môi trường và hành vi có trách nhiệm với môi trường (Trang 67)
Bảng  2-7 :  Tổng  hợp  các  nghiên  cứu  thực  nghiệm  đi  trước  theo  lý  thuyết  nền  và  phương pháp phân tích - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
ng 2-7 : Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đi trước theo lý thuyết nền và phương pháp phân tích (Trang 69)
Bảng 2-8 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đi trước theo biến kiểm soát - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 2 8 Tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm đi trước theo biến kiểm soát (Trang 71)
Hình 2-5:  Mô hình nghiên cứu đề xuất  Các biến kiểm soát được lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu và lý do cho - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 2 5: Mô hình nghiên cứu đề xuất Các biến kiểm soát được lựa chọn đưa vào mô hình nghiên cứu và lý do cho (Trang 83)
Bảng 2-10 : Thang đo hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 2 10 : Thang đo hành vi có trách nhiệm với môi trường của nhà quản lý (Trang 85)
Bảng 3-1 : Phương pháp R2 nhỏ nhất - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 3 1 : Phương pháp R2 nhỏ nhất (Trang 100)
Bảng 3-2 : Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 3 2 : Đặc điểm mẫu khảo sát dự kiến (Trang 101)
Bảng 4-3 : Bảng tóm tắt cho thang đo nghiên cứu chính thức - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 3 : Bảng tóm tắt cho thang đo nghiên cứu chính thức (Trang 115)
34  15.1  Hình  thành  quan  hệ  đối  tác  chiến  lược  với  các  tổ - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
34 15.1 Hình thành quan hệ đối tác chiến lược với các tổ (Trang 118)
Bảng 4-5 : Thống kê địa điểm hoạt động của cơ sở lưu trú - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 5 : Thống kê địa điểm hoạt động của cơ sở lưu trú (Trang 120)
Bảng 4-6 : Đặc điểm của cơ sở lưu trú tại Cần Thơ - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 6 : Đặc điểm của cơ sở lưu trú tại Cần Thơ (Trang 120)
Bảng 4-7 : Thống kê công suất phòng (%) trung bình theo phân loại cơ sở lưu trú - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 7 : Thống kê công suất phòng (%) trung bình theo phân loại cơ sở lưu trú (Trang 122)
Bảng 4-8 : Đặc điểm nhân khẩu học của nhà quản lý - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 8 : Đặc điểm nhân khẩu học của nhà quản lý (Trang 123)
Bảng 4-9 : Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Nhận thức về môi trường - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 9 : Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Nhận thức về môi trường (Trang 126)
Bảng 4-10 : Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Hành vi có trách nhiệm với môi  trường - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 10 : Thống kê mô tả các yếu tố trong thang đo Hành vi có trách nhiệm với môi trường (Trang 127)
Bảng 4-12 : Thống kê việc áp dụng chứng nhận môi trường theo loại hình cơ sở lưu trú - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 12 : Thống kê việc áp dụng chứng nhận môi trường theo loại hình cơ sở lưu trú (Trang 130)
Bảng 4-14 : Thống kê các lý do thúc đẩy khách sạn áp dụng chính sách thân thiện với  môi trường - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 14 : Thống kê các lý do thúc đẩy khách sạn áp dụng chính sách thân thiện với môi trường (Trang 131)
Bảng 4-16 : Thống kê mô tả về chỉ báo Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại  các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 16 : Thống kê mô tả về chỉ báo Thực hành có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú ở Cần Thơ (Trang 134)
Bảng  4-21 :  Hoạt  động  giảm  lãng  phí  thực  phẩm  và  giảm  chất  thải  giấy  và  chất  thải  khác - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
ng 4-21 : Hoạt động giảm lãng phí thực phẩm và giảm chất thải giấy và chất thải khác (Trang 140)
Bảng 4-31 : Hoạt động cam kết quản lý môi trường bởi quản lý cao cấp; trau dồi thái - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 31 : Hoạt động cam kết quản lý môi trường bởi quản lý cao cấp; trau dồi thái (Trang 147)
Bảng 4-33 : Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 33 : Kết quả độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo (Trang 151)
Bảng 4-34 : Giá trị HTMT của các cặp khái niệm - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 34 : Giá trị HTMT của các cặp khái niệm (Trang 152)
Hình 4-1 : Kết quả phân tích PLS-SEM - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 4 1 : Kết quả phân tích PLS-SEM (Trang 155)
Bảng 4-37 : Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap (với N = 5000) - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Bảng 4 37 : Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap (với N = 5000) (Trang 156)
Kết quả tổng hợp các kiểm định của mô hình lý thuyết Bảng 4-41, Bảng 4-39 - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
t quả tổng hợp các kiểm định của mô hình lý thuyết Bảng 4-41, Bảng 4-39 (Trang 162)
Hình 4-2 : Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi được xử lý bằng phương pháp - Nghiên cứu ảnh hưởng của nhận thức về môi trường đến hành vi có trách nhiệm với môi trường tại các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Hình 4 2 : Mô hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi được xử lý bằng phương pháp (Trang 163)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w