1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tên bài thu hoạch: Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Đề xuất giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. BÀI LÀM I. MỞ ĐẦU Trong gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới ngày nay, dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế đã trở thành xu thế khách quan đối với các quốc gia - dân tộc. Trong bối cảnh đó, Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam những năm qua đã góp phần quan trọng để duy trì hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước. Bên cạnh những thành tựu đối ngoại đạt được, Việt Nam cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức. Tình hình thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt...Những khó khăn, thách thức này càng làm cho việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan hệ quốc tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội.

Trang 1

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước 1

2 Nguyên tắc đối ngoại của Đảng và Nhà nước 2

3 Nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước 2

4 Thực trạng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước 4

Trang 2

Tên bài thu hoạch: Mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc đối ngoại của Đảng và

Nhà nước Việt Nam hiện nay Đề xuất giải pháp để thực hiện thành công mục tiêuvà nhiệm vụ đối ngoại mà Đảng và Nhà nước đã đề ra

BÀI LÀM I MỞ ĐẦU

Trong gần 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới ngày nay, dưới sự tác động củacuộc cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tếđã trở thành xu thế khách quan đối với các quốc gia - dân tộc Trong bối cảnh đó,Việt Nam ngày càng chủ động và tích cực hội nhập quốc tế Hoạt động đối ngoại vàhội nhập quốc tế của Việt Nam những năm qua đã góp phần quan trọng để duy trìhòa bình, ổn định, nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuậnlợi cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Bên cạnh những thành tựu đốingoại đạt được, Việt Nam cũng đứng trước không ít khó khăn, thách thức Tình hìnhthế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, khó lường; tranh chấp lãnhthổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, các thách thức an ninh phi truyền thống nổi lêngay gắt Những khó khăn, thách thức này càng làm cho việc nghiên cứu lý luận vàthực tiễn quan hệ quốc tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên của cán bộ,đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, Nhà nước và đoànthể chính trị - xã hội

Trang 3

II NỘI DUNG1 Mục tiêu đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bảncủa Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng cólợi; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu đến gỉữa thể kỷ XXI,nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Như vậy, Đại

hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định mục tiêu hàng đầu của hoạt động đối ngoại làbảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc Lợi ích tối cao quốc gia - dân tộc vừa làmục tiêu, vừa là nguyên tắc xuyên suốt của đối ngoại Đối ngoại vì lợi ích quốc gia -dân tộc thể hiện qua các nhiệm vụ như: Đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng đôngđảo người Việt Nam trong và ngoài nước, phát huy tối đa nguồn lực trong nước,đồng thời huy động có hiệu quả nguồn lực nước ngoài vì mục tiêu xây dựng mộtnước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; đồng thời bảovệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; đoàn kết quốc tế,tác động tích cực tới nỗ lực tập hợp lực lượng quốc tế của Việt Nam vì mục tiêu hòabình, hợp tác và phát triển; nâng cao uy tín của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳngđịnh mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta là vì lợi ích quốc gia - dân tộc

2 Nguyên tắc đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Có hai loại nguyên tắc trong hoạt động đối ngoại: (1) nguyên tắc cơ bản, xuyênsuốt, bao trùm; (2) các nguyên tắc cụ thể

- Nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt, bao trùm trong đường lối đối ngoại của Đảngvà Nhà nước ta là hòa bình, độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, phảisáng tạo, năng động, linh hoạt trong xử lỷ các tình huống, phù hợp với hoàn cảnh

cụ thể, với vị trí của Việt Nam cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực,phù hợp với đặc điểm của từng đối tác Trong xử lý tình huống, cần “ba tránh”:

tránh bị cô lập, tránh xung đột và tránh đối đầu.

- Các nguyên tắc cụ thể:+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào côngviệc nội bộ của nhau

+ Không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Trang 4

+ Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình.+ Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

3 Nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước

Chính sách đối ngoại là một bộ phận họp thành đường lối chung, là sự tiếp tụcchính sách đối nội, tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đối nội Xuất phát từ nhiệmvụ cách mạng nước ta giai đoạn hiện nay và trên cơ sở những biến động của tìnhhình thế giới thời gian gần đây, Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Trên cơ sở vừahợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhậpquốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữvững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triểnđất nước, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước Xây dựng nền ngoại giao toàn diện,hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhândân”

Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại thể hiện trên các vấn đề sau:

Thứ nhất, vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa.Nhiệm vụ đối ngoại trước hết phải bảo vệ được lợi ích tối cao quốc gia - dântộc, bảo vệ Tổ quốc bao gồm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Đểgiữ vững hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ, vấn đề đầu tiên phải xây dựng nền quốc phòng chính quy, ngàycàng hiện đại Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới ngày nay, để bảo vệ đất nước theoquan điểm chỉ đạo của Đảng là giữ nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước cònchưa nguy thì còn cần phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sửdụng sức mạnh trong nước và sức mạnh bên ngoài và do đó, đối ngoại có tầm rấtquan trọng

Thứ hai, đối ngoại có nhiệm vụ tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn

định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước Nhiệm vụ đối ngoạilà phải tạo lập được môi trường hòa bình để phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phát

Trang 5

triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Giữ vững môi trườnghòa bình bao gồm hòa bình, ổn định trên tất cả lĩnh vực ở trong nước, là môi trườnghòa bình ở khu vực, trước hết là khu vực Đông Nam Á, tiếp đến là khu vực Đông Ávà rộng hơn là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Chỉ trên cơ sở giữ vững môitrường hòa bình, ổn định, chúng ta mới có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác quốctế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài cho phát triển đất nước Điều này càng quan trọngtrong bối cảnh thế giới ngày nay, khi toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động sâu rộng.

Thứ ba, đối ngoại có nhiệm vụ nâng cao vị thế, uy tín của đất nước trên trường

quốc tế.Để nâng cao vị thế của đất nước, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta đã khẳng

định Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên tích cực, có trách nhiệm trongcộng đồng quốc tế Tuy nhiên, chủ trương đối ngoại phải được thể hiện trong thực tế.

Do đó, hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường quan hệ hòa bình, hữu nghị với cácnước, đẩy mạnh quan hệ hợp tác cùng có lợi với các đối tác trên các lĩnh vực khácnhau, đồng thời làm tròn nghĩa vụ của nước thành viên và có đóng góp tích cực chosự phát triển của tổ chức quốc tế mà Việt Nam tham gia

Đây chính là tiền đề quan trọng để trên cơ sở đó, chúng ta có thể huy độngđược nguồn lực bên ngoài cùng với nguồn lực bên trong phục vụ sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Thứ tư, đối ngoại đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là cao nhất, song Việt Nam vẫn

luôn kiên trì chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân Đảng và Nhà nước Việt Namluôn khẳng định nhiệm vụ của đối ngoại là góp phần vào cuộc đấu tranh vì mục tiêucủa thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Nhiệm vụ đối ngoại theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng nhằm đạt được

ba lợi ích có quan hệ mật thiết với nhau: An ninh - Phát triển – Vị thế, trong đó vấn

đề phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng nhất Phục vụ cho phát triển đất nướcđược coi là nhiệm vụ hàng đầu của đối ngoại, vì chỉ có phát triển mới tạo nên nềntảng vật chất cho việc thực hiện mục tiêu an ninh và nâng cao vị thế quốc tế của đất

Trang 6

nước Tuy nhiên, không thể có sự phát triển và phát huy được ảnh hưởng quốc tếnếu không giữ vững được an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.

4 Thực trạng đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước

4.1 Thành tựu

Thứ nhất, đã đẩy lùi được chính sách cô lập về chính trị, bao vây về kinh tế đối

với nước ta, đồng thòi mở rộng quan hệ với các quốc gia, kể cả các nước lớn và cáctrung tâm hàng đầu thế giới

Thứ hai, đã tranh thủ được môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung phát triển

kinh tế - xã hội

Thứ ba, giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đồng

thời tùng bước giải quyết được nhiều vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển với cácnước có liên quan, tạo cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi để quản lý biên giới, bảovệ chủ quyền, mở rộng hợp tác quốc tế, góp phần củng cố hòa bình, ổn định trongkhu vực

Thứ tư, có những đóng góp tích cực, đầy tinh thần trách nhiệm và mang tính

xây dựng cho xu thế hòa bình, hợp tác

4.2 Hạn chế

Một là, yếu kém trong công tác nghiên cứu cơ bản và dự báo chiến lược Công

tác này trong những năm qua tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt yêucầu, có lúc còn thiếu tính chủ động, chưa theo kịp diễn biển của tình hình, chưalường hết những tác động bất lợi, thiếu sự phối hợp điều hành thống nhất, đồng bộ;“hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưa theo kịp diễn biến củatình hình, chưa lường hết những tác động bất lợi”

Hai là, trong quan hệ với một số đối tác quan trọng, mức độ tin cậy vẫn chưa

cao, chưa đồng đều và chưa thật bền vững; chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quảcác quan hệ lợi ích đan xen với các đối tác quan trọng

Cho đến nay, Việt Nam đã mở rộng đáng kể quan hệ với các nước và vùnglãnh thổ trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng chưa đưa mối quan hệ đó phát triểnchiều sâu, bền vững do chưa xây dựng các khuôn khổ quan hệ hoặc chưa cụ thể hóacác thỏa thuận đã ký kết Một số đối tác lớn của Việt Nam như Nga, Ấn Độ, hợp tác

Trang 7

kinh tế còn khá nhiều hạn chế, chưa toàn diện Việc bảo đảm quan hệ Việt - Trungphát triển ổn định, lành mạnh cũng gặp không ít trở ngại từ vấn đề Biển Đông

Ba là, những hạn chế trong công tác chỉ đạo, quản lý Trong những năm qua,

hoạt động đối ngoại là khá sôi động, song không ít các hoạt động tính hiệu quả thấp,thậm chí còn gây lãng phí Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, sự quản lý công tácđối ngoại trong nhiều trường hợp vẫn còn thiếu nhịp nhàng, ăn khớp

5 Đề xuất giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu và nhiệm vụ đối ngoạimà Đảng và Nhà nước đã đề ra

Trong thời gian tới, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường, tác độngnhiều mặt đến môi trường đối ngoại của Việt Nam, đặt ra một số vấn đề hệ trọngcần được nhận biết và giải quyết

Một là, việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc gặp nhiều trở ngại hơn do sựphức tạp của các lợi ích đan xen trong cộng đồng quốc tế

Lợi ích quốc gia - dân tộc bao gồm nhiều yếu tố, như lợi ích chính trị, kinh tế,văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh Trong bối cảnh thế giới hiện nay, hòa bình,hợp tác, phát triển là xu thế chung, các quốc gia lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, có chếđộ chính trị - xã hội khác nhau đều chấp nhận cùng chung sống Sự phụ thuộc lẫnnhau của các quốc gia ngày càng tăng lên, các nước đều chịu ràng buộc bởi luật chơichung, mỗi quốc gia không còn là một cá thể biệt lập mà phải gắn bó với nhau trongcác mối quan hệ, liên kết, hợp tác và cả cạnh tranh, xung đột do sự đan xen cùngchiều và khác biệt về lợi ích quốc gia - dân tộc Trong quan hệ phức tạp đó, quyếtđịnh và hành động của một quốc gia này, dù chỉ mang tính chất nội bộ, có khi cũngtạo ra các hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến lợi ích của các quốc gia khác Việc quốcgia nào đó kiên quyết theo đuổi lợi ích vị kỷ của mình sẽ dẫn tới tình trạng căngthẳng, đối đầu

Hai là, nhiều khó khăn, vướng mắc khi đẩy mạnh quan hệ quốc tế sâu rộngnhưng phải bảo đảm độc lập, tự chủ và bảo vệ chế độ của chúng ta

Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là mục tiêu bất di, bất dịch được xác địnhtrong nhiệm vụ đối ngoại Hiện nay về cơ bản, Việt Nam tham gia đầy đủ các tầngnấc trong quan hệ quốc tế, triển khai mạnh mẽ liên kết với các đối tác song phương,

Trang 8

đa phương, khu vực và toàn cầu trong các lĩnh vực kinh tế và nhiều phương diện đờisống xã hội Để thực hiện các cam kết theo thông lệ quốc tế, chúng ta phải chấpnhận những giới hạn nhất định trong việc tự chủ về chính sách đối nội và đối ngoại,đôi khi phải điều chỉnh luật pháp, chính sách cho phù hợp Việc tham gia các tổchức quốc tế và khu vực cũng như triển khai các văn kiện hợp tác, các cam kết quốctế đem lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thếquốc gia, nhưng cũng đưa tới sự ràng buộc trong cách ứng xử của ta Có thể thấy,các mặt trái tác động từ bên ngoài đi liền với nhịp độ tăng cường quan hệ sâu rộngcó thể làm tăng nguy cơ các thế lực thù địch, phản động lợi dụng tình hình đó để tácđộng vào nước ta, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ba là, việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóaquan hệ của Việt Nam đang gặp những xu hướng bất lợi nổi lên, như chủ nghĩa bảohộ, sự suy giảm chủ nghĩa đa phương và làm chậm tiến trình toàn cầu hóa

Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, quá trình toàn cầu hóa,hội nhập quốc tế phát triển và chủ nghĩa đa phương với hệ thống luật pháp quốc tếđược hình thành là nền tảng quan trọng để mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập,phát triển, tránh được sự lôi kéo, ràng buộc của các nước lớn Tuy nhiên, hiện nay,trên thế giới đang xuất hiện một số biểu hiện mới, như chủ nghĩa dân túy, bảo hộ,chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chính trị cường quyền, đòi hỏi của một số nước lớnđiều chỉnh, thay đổi trật tự thế giới Tất cả những vấn đề trên đặt ra đối với nước tamột cách trực tiếp và nổi cộm

Bốn là, yêu cầu nâng tầm nội lực để tiếp thu và tận dụng nguồn lực đang ngàycàng tăng lên trong khi khả năng của chúng ta còn hạn chế

Nội lực là vấn đề quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng và hiệu quả thựchiện nhiệm vụ đối ngoại Để phát triển nội lực, nâng cao vị thế của đất nước và nănglực triển khai công tác đối ngoại, vấn đề mới đặt ra là tận dụng hiệu quả các cam kếtquốc tế, các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định Đối táctoàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự doLiên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) ; tuy nhiên, trong quá trình triển khai, có

Trang 9

nhiều nội dung và yêu cầu chưa có tiền lệ, đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị hếtsức tích cực trong nội bộ, từ các ngành, các cấp ở Trung ương đến các địa phương,đơn vị, các doanh nghiệp Chỉ có sự chuẩn bị thật thấu đáo mới có thể tận dụng tốiđa lợi ích từ những FTA này, giảm thiểu những mặt trái, nâng cao năng lực hội nhậpquốc tế của đất nước.

Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực (liêndoanh giữa Tập đoàn Ô tô Ford của Mỹ và Công ty Diesel Sông Công)

Những biểu hiện khác đang gia tăng mạnh mẽ trên thế giới như cuộc Cáchmạng công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo, phát triển không gian mạng, cuộcchiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang mang lại những thời cơ mới cũng nhưthách thức mới đối với các nước Do vậy, cần nhận thức đúng tình hình để tập hợplực lượng, nâng tầm năng lực tổng thể của đất nước mới có thể tận dụng thời cơ,vượt qua thách thức, làm tròn nhiệm vụ đối ngoại trong thời gian tới

Như vậy, trước những thách thức đặt ra, công tác đối ngoại trong thời gian tớicần nhấn mạnh:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, thực hiện tốt phươngchâm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biếttiến, biết lui)

Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước là cội nguồn của mọi thắng lợicủa nhiệm vụ đối ngoại Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Nhà nước,Việt Nam cần có những quyết sách đúng đắn, bước đi thích hợp để thực hiện tốtnhiệm vụ đối ngoại, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm môi trường hòa bình, ổnđịnh, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, mở rộng quan hệđối ngoại, nâng tầm vị thế của đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Nguyêntắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt”, “dĩ bất biến ứngvạn biến” Điều quan trọng là phải đánh giá đúng tình hình quốc tế và sự tác độngđối với nước ta, cả mặt thuận lợi và mặt bất lợi

Vận dụng phương châm “ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết tiến,biết lui) trong công tác đối ngoại là cần thiết trong tình hình hiện nay “Biết mình”là hiểu rõ lợi ích của đất nước, của quốc gia và tiềm lực tổng hợp, những điểm mạnh

Trang 10

và điểm yếu của mình để dự liệu cho các quan hệ với đối tác “Biết người” là đánhgiá đúng lợi ích, mục đích, khả năng, phương thức thực hiện lợi ích của đối tác.“Biết thời thế” là nắm chắc, dự báo đúng tình hình quốc tế, khu vực để tận dụng thờicơ, vượt qua thách thức “Biết tiến” đúng lúc để tận dụng cơ hội “Biết lui” đúng lúcđể tìm phương thức xử lý thích hợp.

Kiên định và đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia - dân tộc.Đảng ta xác định “bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc” là kim chỉ nam cho hoạtđộng đối ngoại Lợi ích quốc gia là hằng số, mọi vấn đề liên quan đến nhiệm vụcông tác đối ngoại, hội nhập quốc tế đều được soi chiếu dưới lăng kính khách quan.Một mặt, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại là vì lợi ích quốc gia - dân tộc; mặt khác,phải lấy lợi ích quốc gia - dân tộc là điểm xuất phát, là động lực, là đích để hướngtới Phải phòng, tránh mọi hành vi vì lợi ích cục bộ mà bỏ qua lợi ích quốc gia, dântộc; trái lại, phải coi lợi ích quốc gia - dân tộc là tối thượng, chi phối mọi hành động,giải pháp khi thực thi nhiệm vụ đối ngoại

Tăng cường thực lực sức mạnh quốc gia.Nâng cao thực lực sức mạnh quốc gia là yếu tố quyết định trong quá trình thựchiện nhiệm vụ đối ngoại Thực lực sức mạnh quốc gia bao gồm sức mạnh cứng vàsức mạnh mềm Sức mạnh cứng là làm sao để chúng ta trở thành một nước côngnghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trở thành một mắt xích quantrọng trong các liên kết kinh tế chủ yếu của khu vực và toàn cầu Sức mạnh mềm làtận dụng tốt vị trí địa - chiến lược, khả năng dự báo, đoán định đúng tình hình để tậndụng thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, yêuchuộng hòa bình, công lý, có uy tín và có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng thamgia và giải quyết hiệu quả các vấn đề quốc tế

Thực lực của ta là sức mạnh tổng hợp mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa,quốc phòng, an ninh; là giữ vững ổn định chính trị, kinh tế, xã hội; kinh tế tăngtrưởng nhanh, bền vững; quốc phòng và an ninh vững mạnh; thực lực là tổng thể sứcmạnh dân tộc và sức mạnh thời đại Việc thực hiện tốt công tác đối ngoại cũng trởthành một nguồn sức mạnh quốc gia

Ngày đăng: 23/08/2024, 23:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w