1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kinh tế vi mô phân tích thị trường sản phẩm trà xanh c2 tại việt nam những năm gần đây

35 16 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thị trường sản phẩm trà xanh C2 tại Việt Nam những năm gần đây
Tác giả Trương Đào Ngân Hà, Nguyễn Võ Uyên Thảo, Trần Thị Hồng Thắm, Trần Thị Phương Thảo, Lê Thị Phượng, Phan Nguyễn Tường Vy, Đào Đức Huy, Đặng Kiên Cường
Người hướng dẫn Lê Nhân Mỹ
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế Vi mô
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 8,02 MB

Cấu trúc

  • 1. Tổng quan về thị trường (5)
    • 1.1. Thị trường nước giải khát-trà xanh tại Việt Nam (5)
      • 1.1.1. Thị trường nước giải khát (5)
      • 1.1.2. Thị Trường trà xanh Việt Nam (6)
    • 1.2. Công ty URC-Việt Nam (7)
      • 1.2.1. Quá trình thành lập công ty URC (7)
      • 1.2.2. Sơ lược về URC (9)
      • 1.2.3 Các thương hiệu sản phẩm (9)
    • 1.3. Giới thiệu sản phẩm nước giải khát trà xanh C2 (11)
    • 1.4. Từ công ty bị tẩy chay đến top 10 công ty đồ uống uy tín nhất Việt Nam (12)
      • 1.4.1. Biến cố 2016 (13)
      • 1.4.2. Vực dậy sau biến cố (15)
  • 2. Phân tích cung-cầu trà xanh C2 trên thị trường (16)
    • 2.1. Phân tích cung của trà xanh C2 (16)
      • 2.1.1. Nguồn cung nguyên liệu (16)
      • 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cung (17)
    • 2.2. Phân tích cầu của trà xanh C2 (20)
      • 2.2.1. Đối tượng khách hàng (20)
      • 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu (21)
    • 3.1. Đánh giá chung (24)
    • 3.2. Đánh giá cá nhân (25)
      • 3.2.1 Trương Đào Ngân Hà (25)
      • 3.2.2 Nguyễn Võ Uyên Thảo (26)
      • 3.2.3 Trần Thị Hồng Thắm (28)
      • 3.2.4 Trần Thị Phương Thảo (29)
      • 3.2.5 Phan Nguyễn Tường Vy (30)

Nội dung

đối với nước giải khát của khách hàng ngày càng nhiều, vậy nên Trà xanh luôn là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng và Trà xanh C2 là sản phẩm chiếm được vị trí trên thị trường.. Thị T

Tổng quan về thị trường

Thị trường nước giải khát-trà xanh tại Việt Nam

1.1.1 Thị trường nước giải khát

Nước giải khát-một khái niệm không quá xa lạ trong xã hội hiện đại ngày nay, xuất hiện lần đầu tiên từ thế kỷ XVII nhưng phải đến những năm 1880 thì thị trường nước giải khát mới tràn ngập các loại nước uống có nhãn hiệu như bây giờ Với một quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới, có khí hậu nóng ẩm và văn hóa ăn uống rất đa dạng, thị trường nước giải khát tại Việt Nam được đánh giá có sức tăng trưởng mạnh mẽ trên toàn cầu.

Nước giải khát là một mặt hàng thuộc nhóm ngành FMCG, nó có sức tiêu thụ lớn nằm trong top những mặt hàng có sản lượng bán ra nhiều nhất nhóm ngành này Trên thế giới, đây cũng là mặt hàng được nhiều thương hiệu nổi tiếng đầu tư và tham gia nhất, tại nhiều quốc gia, đây là mặt hàng có lượng người sử dụng bình quân/ ngày ở mức gần 50% Con số cực kỳ ấn tượng!

Tại Việt Nam, có những chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là: Nước khoáng có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại

1.1.2 Thị Trường trà xanh Việt Nam

Trà xanh là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đem lại giá trị lớn và tạo nhiều việc làm, song vẫn còn những khó khăn trong sản xuất, xuất khẩu chè thô với giá trị thấp, hạn chế về thương hiệu và vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động sản xuất.

Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến năm 2020, nước ta có 34 tỉnh, thành phố trồng chè (trà xanh) với tổng diện tích ổn định ở mức 130 nghìn ha, năng suất bình quân đạt mức khoảng 8,0 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt khoảng 192 nghìn tấn.Cây chè được trồng chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chiếm khoảng 70% diện tích trồng chè cả nước; kế đến là vùng Tây Nguyên với khoảng 19%; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung có diện tích chè chiếm 7,0% và khu vực đồng bằng Bắc bộ 4,0% Hiện nay, Việt Nam có trên 170 giống chè các loại đảm bảo chất lượng và cho năng suất cao, với các hương vị đặc biệt được thế giới ưa chuộng, như: Chè shan, PH1, LDP1, LDP2, PT14… và các giống chè nhập nội như PT95, Kim Tuyên, Bát Tiên, Tứ Quý Xuân

Chè của Việt Nam được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước và xuất khẩu Với thị trường trong nước thì nhu cầu tiêu thụ chè của người dân Việt luôn cao, đặc biệt vào các dịp lễ Tết hay các sự kiện quan trọng Đặc biệt, chè không đơn thuần chỉ dùng uống hằng ngày, mà còn được dùng làm quà biếu người thân thay lời chúc mừng, lời chào đón…Chính vì thế, tình hình tiêu thụ chè trong nước luôn ở mức ổn định Thị trường tiêu thụ trong nước phần lớn là chè xanh ngược lại với thị trường xuất khẩu chủ yếu là chè đen (chiếm tỷ trọng đến

Hình 1: mức độ sử dụng nước giải khát của các khu vực

51%) Trong những năm gần đây, ngoài người trung niên và lớn tuổi, sản lượng tiêu thụ chè của giới trẻ cũng đang có xu hướng tăng Cùng với đó, họ có sự đòi hỏi cao hơn về tính tiện lợi, nhanh chóng và đẹp mắt Những thị hiếu này đã tạo nên chỗ đứng cho loại chè hòa tan, chè túi nhúng…

Với thị trường xuất khẩu thì ngay từ những tháng đầu năm 2020, mặc dù phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, song chè là một trong những sản phẩm duy trì được sản xuất, không bị đứt gãy trong quá trình xuất khẩu, tăng trưởng xuất khẩu chè của Việt Nam sang nhiều thị trường chính được đảm bảo ổn định.

Bước sang nửa đầu năm 2021, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trị giá kim ngạch xuất khẩu chè tăng một phần do giá chè tăng cao theo giá thị trường thế giới Giá chè xuất khẩu bình quân ước đạt 1.643,6 USD/tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020 Còn theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhu cầu dùng chè gần đây đã tăng lên rõ rệt do người tiêu dùng nhiều nơi tin tưởng chè có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, góp phần đề kháng với dịch bệnh Covid-19 Do đó, thương nhân ở nhiều quốc gia tăng cường mua chè tích trữ để phục vụ nhu cầu nội địa, tránh bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy logistics có thể diễn ra do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Các thị trường xuất khẩu chính của sản phẩm chè Việt là Pakistan, Trung Quốc, Nga và Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc, chiếm 12-15% khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam Các sản phẩm làm từ cây chè đang ngày càng đa dạng và phong phú, được đảm bảo sản lượng và chất lượng, phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng và được tiêu thụ nhiều ở thị trường nước ngoài Một số thương hiệu chè đang được ưa chuộng như: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô long, chè Hương, chè thảo dược

Công ty URC-Việt Nam

1.2.1 Quá trình thành lập công ty URC

URC (Universal Robina Corporation) là một trong những công ty sản xuất thực phẩm và nước giải khát lớn nhất Philippine, được thành lập bởi ngài John Gokongwei vào năm 1954, khi đó là một thương nhân Năm 1956, Ngài John quyết định xây dựng nhà máy chế biến bắp để sản xuất glucose và bột bắp thông qua công ty Universal Corn Products (UCP) là cơ sở đầu tiên hình thành nên URC ngày nay.

URC hiện đang có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á và đã phát triển kinh doanh sang khu vực châu Đại Dương thông qua việc mua lại công ty thực phẩm Griffin–công ty sản xuất thức ăn nhẹ lớn nhất New Zealand và công ty Snack Brands Australia (SBA) – doanh nghiệp chế biến snack tẩm muối lớn thứ 2 nước Úc.

Từ một công ty gia đình, URC đã phát triển, đa dạng hóa và cung cấp sản phẩm chất lượng hang đầu cho người tiêu dùng Hiện tại, URC tập trung ba mảng chính:

+ Nhóm thực phẩm tiêu dùng có thương hiệu riêng, bao gồm thị trường nội địa (kể cả đóng gói sản phẩm) và thị trường quốc tế

+ Nhóm công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, bao gồm thuốc và thức ăn chăn nuôi URC+ Nhóm hàng hóa thông thường: bao gồm đường, bột và năng lượng tái tạo URC Việt Nam là một công ty chi nhánh URC với 100% thuộc sở hữu của URC Công ty chính thức hoạt động tại Việt Nam vào năm 2003 Các sản phẩm của URC được giới thiệu đến thị trường Việt Nam thông qua các công ty nhập khẩu từ năm 2003 Để phục vụ nhu cầu thị trường tốt hơn, URC Việt Nam được thành lập với các dây chuyền sản xuất và được vận hành cho đến nay URC Việt Nam hiện có 5 nhà máy sản xuất trải dài các tỉnh Bình Dương, Quảng Ngãi và Hà Nội

URC sở hữu hơn 10 nhãn hiệu thực phẩm ngon và các thức uống giàu năng lượng, 5 nhà máy sản xuất đạt chứng nhận Hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2008 và Hệ thống quản lí an toàn thực phẩm ISO 22001 và được kiểm tra bởi các tổ chức kiểm định quốc tế, và 3.536 nhân viên không ngừng cống hiến mỗi ngày Với năm 18 hoạt động tại thị trường Việt Nam, đến nay URC đã và đang không ngừng cải tiến công nghệ, giữ vững vị trí tiên phong trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng tại Việt Nam.

Hoạt động tại Việt Nam, URC đưa vào sử dụng những trang thiết bị sản xuất hiện đại, được nhập khẩu từ các cường quốc công nghệ như: Đức, Ý, …

URC đã đạt được sự công nhận là một tập đoàn đa quốc gia lớn, hiện diện tại 10 quốc gia ngoài Philippines, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Trung Quốc, Hong Kong, Myanmar, New Zealand và Úc URC đang tiếp tục mở rộng sang các thị trường đầy tiềm năng như Lào và Campuchia.

URC Việt Nam sở hữu hệ thống nhân sự chất lượng và chuyên nghiệp, từ việc tuyển dụng đến đào tạo phát triển, từ hệ thống đánh giá hiệu suất làm việc đến việc xác định những cá nhân có năng lực để đảm nhận những vị trí cao hơn trong tương lai Thông qua hệ thống quản lí nhân lực này, URC tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách hợp lí để duy trì đội ngũ lãnh đạo giỏi

1.2.3 Các thương hiệu sản phẩm

Tại thị trường Đông Nam Á, URC đem đến 3 thương hiệu nổi bật bao gồm: Jack’n Jill, trà xanh C2 và cà phê Great Taste, bánh Nice & Natural, Kettle, Thín, CC’s, Cheezels.

Các dòng sản phẩm nước uống của công ty URC:

+Các sản phẩm bánh, kẹo:

 Bánh Cracker, bánh xốp Magic

Các sản phẩm của công ty URC

Giới thiệu sản phẩm nước giải khát trà xanh C2

Trà xanh C2 là sản phẩm của Công ty Nước giải khát URC-Việt Nam, nổi bật với slogan "Mát lạnh tự nhiên và thanh khiết" Được chế biến từ 100% trà xanh Thái Nguyên, C2 mang đến hương vị thanh thoát và thơm ngon nhờ quy trình chắt lọc kỹ lưỡng từ những lá trà tươi non, đảm bảo sự thanh khiết tối ưu.

Trà xanh C2 chứa hàm lượng L-THEANINE và CATECHINS giúp chống lão hóa, mang lại sự tỉnh táo và cảm giác thư giãn, sảng khoái Sản phẩm được sản xuất trên hệ thống máy móc hiện đại, hoạt động trên dây truyền sản xuất hoàn toàn tự động và khép kín với một quy trình giám sát và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của từng bộ phận Từ đó, Công ty URC đã cam kết cho sản phẩm C2 luôn đạt tiêu chuẩn tốt nhất về chất lượng cũng như mức độ an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dung Điều này chứng minh qua việc nhãn hàng đã được nhận giải vàng Thương hiệu về vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Y tế cấp năm 2009. Trà xanh C2 có 3 loại sản phẩm C2 trà đào, C2 trà táo, C2 trà vải và 5 hương vị, mới nhất là sản phẩm Trà sữa C2.

 C2 trà xanh vị chanh: 230ml, 360ml & 455ml

 C2 trà xanh vị đào: 360ml & 455ml

 C2 trà xanh vị táo: 230ml & 360ml

 C2 trà xanh vị vải: 455ml

 Trà đen nguyên bản: 360ml & 455ml Được ủ từ nguyên liệu lá trà cao nguyên 100% tự nhiên

Trà C2 Plus: Với thành phần lá trà cao nguyên 100% tự nhiên, C2 Plus Immunity Trà xanh hương chanh được bổ sung thêm thành phần Wellmune® - hoạt chất được chứng minh lâm sàng có hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho người sử dụng.

Trà sữa C2: Hương vị trà đậm đà kết hợp với sữa thơm ngon, trà sữa C2 chuẩn vị Đài Loan chính hiệu.

C2 định hướng phát triển sản phẩm của mình chủ yếu từ độ tuổi 15-30 (nặng động, thích nhanh-gọn-tiện, lối sống bận rộn, nhu cầu nước giải khát từ thiên nhiên, có lợi cho sức khỏe,…) Ở phân khúc này, C2 đã có cho mình một lượng khách hàng rất lớn.

Với nhu cầu về thức uống giải khát tự nhiên, không có gas, không có cồn, ít ngọt , đang tăng dần theo mỗi năm (mỗi năm tăng 30%), mẫu mã đơn giản, nhỏ gọn, giá cả phải chăng, Trà xanh C2 đã và đang chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và vị trí trên thị trường nước giải khát.

Từ công ty bị tẩy chay đến top 10 công ty đồ uống uy tín nhất Việt Nam

2016 được cho là năm khủng hoảng đối với URC Việt Nam Trước khi bị cơ quan chức năng phát hiện nhiều lô sản phẩm bị nhiễm chì, trà xanh C2 được người tiêu dùng hết sức ưa chuộng Đồng thời, với giá thấp, C2 cũng tạo được ưu thế trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các thương hiệu cùng thời điểm Thế nhưng, năm 2016, C2 nhiễm chì quá mức được truyền thông loan tin đã tạo bầu không khí lo lắng, hoang mang; đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ Cụ thể, tháng 5/2016, Thanh tra Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi 3 lô sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam do có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép Trong đó, có một lô trà xanh hương chanh C2 (NSX 4/2/2016, HSD 4/2/2017).

Vụ việc bắt đầu từ ngày 7/5, khi một người dùng Facebook đưa phiếu kiểm nghiệm số

3600 của NIFC về mẫu nguyên liệu acid citric do Công ty URC VN gửi kiểm nghiệm cho kết quả hàm lượng chì cao, kèm thông tin tố cáo công ty sử dụng nguyên liệu này để sản xuất nước ngọt C2 và Rồng Đỏ Ngày 9/5, Cục An toàn thực phẩm lấy mẫu C2 và Rồng Đỏ ngoài thị trường cùng với mẫu nguyên liệu acid citric tại nhà máy để kiểm nghiệm hàm lượng chì

Theo thông tin mới nhất, kết quả thanh tra tại URC Việt Nam dự kiến sẽ được công bố vào ngày hôm nay, 13 tháng 5 Trước đó, vào ngày 10 tháng 5, Chánh thanh tra Bộ Y tế Đặng Văn Chính đã ký quyết định về việc tiến hành khảo sát tiền thanh tra tại URC Việt Nam trong vòng 15 ngày Sau đó, một cuộc thanh tra toàn diện sẽ được thực hiện.

Ngày 11-5, một số phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của URC VN có hàm lượng chì cao được hé lộ Cụ thể, sản phẩm nước tăng lực Rồng Đỏ hương dâu sản xuất ngày 19/2/2016 (hạn dùng 19/11/2016) có hàm lượng chì là 0,08 mg/l, trong khi quy định là 0,05 mg/l; trà xanh hương chanh C2 (ngày sản xuất 4/2/2016, hạn sử dụng 4/2/2017) hàm lượng chì là 0,079 mg/l Một mẫu trà xanh hương chanh C2 cùng lô sản xuất này có hàm lượng chì lên tới 0,087 mg/l, mẫu nước tăng lực Rồng Đỏ cũng trong lô này có hàm lượng chì 0,085 mg/l (hàm lượng cho phép 0,05 mg/l) Điều đáng nói, kết quả kiểm tra mới nhất đối với lô hàng này (ký hôm 21/4) lại cho thấy hàm lượng chì trong trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ hương dâu có hàm lượng chì đạt ngưỡng an toàn dù cùng cơ sở kiểm nghiệm Ngay lập tức, thanh tra Bộ Y tế đã yêu cầu thu hồi 3 lô sản phẩm của Công ty TNHH URC Việt Nam do có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép, tuy nhiên chỉ có 1200 thùng C2 rồng đỏ được thu hồi, còn khoảng 40 000 thùng (gần 1 triệu chai) đã được tiêu thụ.

Bên cạnh sản phẩm nhiễm chì, trong quá trình điều tra, URC còn bị phát hiện 2 hành vi vi phạm bao gồm: Không đảm bảo kín, biện pháp phòng chống động vật gây hại tại kho bảo quản sản phẩm chưa đảm bảo theo quy định và kho bảo quản sản phẩm, khu vực bảo quản hàng chờ hủy, hàng hư hỏng do vận chuyển không bố trí cách biệt với khu bảo quản thành phẩm Với những vi phạm trên, Bộ Y tế phạt URC hơn 5,826 tỉ đồng, trong đó, riêng hành vi bán sản phẩm có chứa hàm lượng chì vượt ngưỡng bị xử phạt hơn 5,812 tỉ đồng Đồng thời Thanh tra Bộ Y tế yêu cầu URC phải xử lý hai lô sản phẩm có hàm lượng chì cao hơn mức quy định Ảnh hưởng từ vụ việc thức uống có hàm lượng chì quá giới hạn cho phép

Sau scandal nhiễm chì năm 2016 của C2 và Rồng Đỏ, người tiêu dùng quay lưng với thương hiệu URC khiến thị phần của URC giảm đáng kể từ 35% vào năm 2016 xuống chỉ còn 14,6% vào tháng 9/2017 trong phân khúc trà đóng chai uống liền URC đã mất vị trí nhà sản xuất trà xanh đóng chai lớn thứ hai tại Việt Nam, trong khi Tân Hiệp Phát vẫn giữ vững ngôi đầu bảng với 53% thị phần.

Sau sự cố an toàn thực phẩm nghiêm trọng vào năm 2012 khiến thương hiệu trà xanh Rồng Đỏ phải tạm dừng hoạt động, Tập đoàn URC đã tái khởi động thương hiệu này vào tháng 2/2017 Tuy nhiên, báo cáo hồi tháng 9/2017 của URC cho thấy sự phục hồi của Rồng Đỏ chậm hơn dự tính Cũng theo báo cáo thường niên của URC, mảng đồ uống không cồn (RTD) của công ty tại Việt Nam từng rất triển vọng vào năm 2015, khi URC xác định Việt Nam là thị trường chính để đầu tư.

URC đã từng rất thành công tại Việt Nam Có thời kỳ, URC Việt Nam đạt tăng trưởng doanh thu 60-70% Doanh nghiệp này cũng thường xuyên đạt doanh thu 20 triệu USD/tháng Riêng với người Việt Nam, thương hiệu C2 của URC quen thuộc không thua kém gì thương hiệu Coca-Cola, PepsiCo đã có mặt trước đó hàng chục năm Tuy nhiên, chỉ một vụ bê bối đã lấy đi nhiều thành quả của URC tại Việt Nam trong hơn 15 năm Doanh thu URC trong 2 quý cuối năm 2016 có lúc sụt giảm về mức 15% so với đỉnh điểm Ảnh hưởng của thị trường Việt Nam khiến URC phải giảm kỳ vọng doanh thu toàn Tập đoàn xuống dưới 5% thay vì tăng trưởng 9% như kế hoạch đặt ra lúc đầu năm 2016 Nếu như trước đây URC Việt Nam coi Tân Hiệp Phát là đối thủ chính thì hiện nay tình thế đã thay đổi Tân Hiệp Phát đã ở tầm rất khác, cao hơn URC rất nhiều Đối thủ trực tiếp của URC hiện nay nhiều khả năng là liên doanh Suntory PepsiCo (với nhãn hàng Ô lông Teaplus) đang chiếm khoảng 16% thị phần

1.4.2 Vực dậy sau biến cố

Dù vắng bóng gần 2 năm nhưng C2 đã âm thầm tái xuất với diện mạo và kích thước chai hoàn toàn mới Sản phẩm C2 đã có mặt trở lại tại nhiều siêu thị lớn như Coopmart, Big C, Satra Mart và giá cả không chênh lệch nhiều so với trước Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn còn e ngại trước sự trở lại này do mất niềm tin sau sự cố trước đây Tuy nhiên, URC đã nỗ lực vực dậy thương hiệu bằng cách tung ra các sản phẩm mới như C2 hương đào, vải và trà sữa Đài Loan, cam kết an toàn và triển khai các chiến lược tiếp thị thành công, được người tiêu dùng hưởng ứng nhiệt tình.

Trong 4 năm trở lại đây, doanh thu và lợi nhuận của URC Việt Nam và URC Hà Nội cùng tăng trưởng mạnh Cụ thể, đối với URC Việt Nam, năm 2019, doanh thu thuần của công ty này đạt 6.333 tỷ đồng, cao gấp 6 lần so với năm 2016 (1.050 tỷ đồng); lãi thuần cũng tăng phi mã (hơn 32 lần) từ 20,3 tỷ đồng năm 2016 lên mức 659,3 tỷ đồng năm 2019 Trong khi đó, năm 2019, doanh thu thuần của URC Hà Nội đạt 745 tỷ đồng, cao gấp hơn 8 lần so với năm 2016; lãi thuần ở mức 111,6 tỷ đồng, trong khi năm 2016 lỗ gần 25 tỷ đồng Dù vẫn

Một số sản phẩm mới chưa thể so sánh với các đối thủ như Suntory Pepsico, Cocacola Việt Nam hay Tân Hiệp Phát, nhưng những con số trên đã được coi là thần kì đối với URC. Đến tháng 10 năm 2020, URC được vinh danh trong top 10 công ty đồ uống uy tín- nhóm ngành đồ uống không cồn năm 2020.

Phân tích cung-cầu trà xanh C2 trên thị trường

Phân tích cung của trà xanh C2

Với mong muốn mang đến một hương vị trà xanh tươi mát và thanh khiết nhất, C2 đã được chắt lọc từ 100% trà xanh tự nhiên Thái Nguyên Tại cao nguyên Việt Nam diệu kỳ, những lá trà đã được nuôi dưỡng trên nền đất bazan rộng lớn, trong những điều kiện ẩm ướt, râm mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, được tưới từ nguồn nước ngầm tự nhiên cùng với bàn tay nâng niu, chăm sóc của người nông dân Việt Do đó, trà mang một mùi hương, màu sắc và hương vị rất đặc trưng Trà có mùi cốm non thoang thoảng cùng với mùi hơi chan chát của trà Mang một màu vàng trong, óng ánh Và có vị ngọt nhẹ thêm một chút se đắng, sau khi uống vị ngọt sẽ dần bao phủ vị đắng và kết thúc bằng vị ngọt Điều này giúp C2 tự tin

Bảng so sánh doanh thu giữa các công ty đảm bảo được sự tươi nguyên và thanh khiết của trà, mang một hương vị mát lành, thanh khiết cũng như đem lại sự tươi tắn, thư thái cho tâm hồn.

Hiện tại, đối tác nguồn cung đầu vào của C2 là công ty TNHH SX&TM Phúc Long với kỳ vọng mang đến người tiêu dùng những sản phẩm trà chất lượng cao, lưu giữ hương vị truyền thống Việt Nam kết hợp với phương thức thưởng thức hiện đại Theo giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp cho sản phẩm trà Ô Long cao cấp của Công ty Phúc Long, toàn bộ trà Ô Long nguyên liệu của công ty này được trồng tại Lâm Đồng và Thái Nguyên, đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và được phép lưu hành.

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cung a/ Giá các yếu tố đầu vào

Các chi phí đầu vào để sản xuất trà xanh C2: nguyên vật liệu (búp trà tươi non), tiền vận chuyển nguyên liệu từ vùng trồng đến cơ sở sản xuất.

Các chi phí thiết lập cơ sở sản xuất, lắp đặt, sửa chữa máy móc trong nhà máy xưởng sản xuất, tiền hoạt động cơ sở sản xuất, chi phí cho công nghệ để hoạt động nhà xưởng. Các chi phí cho nhân công như: tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội.

Các loại chi phí khác như: chi phí cấp giấy phép sản xuất, kiểm định chất lượng, chi phí cấp giấy phép kinh doanh, chi phí cấp bản quyền sản phẩm. b/ Giá các yếu tố sản xuất

Các chi phí duy trì hoạt động phân phối sản phẩm: tiền xây dựng cửa hàng, tiền lương nhân viên bán hàng, tiền sửa chữa phòng khi hư thiết bị, tiền điện, nước v.v.

Các chi phí Marketing sản phẩm như: thiết kế mẫu mã, bao bì ( chai nhựa chịu nhiệt, nắp xoắn, thân gồ ghề, nhỏ gọn) , chí phí quảng cáo c/ Chính sách chính phủ

Chính sách đất đai: hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp như được quyền sử dụng đất trong vùng quy hoạch, khuyến khích các hộ nông dân trồng chè liên kết sản xuất dưới các hình thức tổ hợp tác,

Chính sách thuế: các sản phẩm trồng trọt.

Chính sách tài chính, tín dụng đưa ra các ưu đãi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào thiết bị đồng bộ, hiện đại trong quá trình sản xuất Thêm vào đó, nhà nước cũng chú trọng đầu tư cho khoa học công nghệ, thúc đẩy hợp tác, liên doanh, liên kết sản xuất, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình chuyển giao công nghệ, ứng dụng thành quả khoa học vào sản xuất.

Cây chè là loại cây có khả năng thích nghi và phát triển cao, sinh trưởng tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau Đặc biệt là trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới như ở Việt Nam, có nhiệt độ giao động từ 23 – 40°C Đặc trưng khí hậu này mang đến lượng mưa lớn, độ ẩm cao giúp cây chè phát triển và cho sản lượng cao hơn các vùng có khí hậu khô nóng Theo nhiều nghiên cứu, nhiệt độ quang hợp lý tưởng nhất cho cây chè là từ 16°C – 28°C Sự biến động của nhiệt không quá nhiều, lượng mưa lớn thúc đẩy sự phát triển và ảnh hưởng đến các hàm lượng dưỡng chất của lá trà Hiện tại, chè được trồng và phát triển ở hơn 40 quốc gia trên thế giới, ước tính sản lượng hằng năm có thể đạt từ 4–6 triệu tấn.Mỗi tỉnh thành sẽ có những đặc trưng riêng về hương vị, chất lượng tùy thuộc vào phương pháp chế biến, quy trình chăm sóc Những loại trà được trồng, chăm sóc, thu hoạch theo phương pháp cổ truyền, mang lại hương vị nhẹ nhàng, thanh khiết được nhiều người yêu thích. e/ Kỳ vọng của người bán

Trong bối cảnh khó khăn, Trà xanh để đón nhu cầu tiêu dùng trong nước hồi phục sau dịch bệnh tăng kênh phân phối, mở rộng quy trình sản xuất và phát triển sản phảm mới cung tăng. f/ Phân phối trên thị trường

Trong bối cảnh giãn cách xã hội đầu năm, hệ thống logistic và phân phối hiệu quả trên các kênh bán hàng đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm trà của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng và đầy đủ.

Nhà phân phối siêu thị Các siêu thị trận toàn quốc được nhập từ các nhà phân phối siêu thi riêng biệt Bao gồm Hệ Thống siêu thị Big C, Sài Gòn CoopMart, Metro, Lotte, Vincom và các siêu thị nhỏ lẻ khác.

Các điểm bán lẻ tại trường học là các của hàng bán lẻ trong trường học, họ nhập hàng trực tiếp từ các nhà phân phối cho các khu trường học. Điểm bán lẻ nhà hàng, quán ăn , tiệm tạp hóa, quán Café….

Phân tích cầu của trà xanh C2

Thị trường nước giải khát ở Việt Nam chia thành nhiều dòng sản phẩm là nước có gas, nước không có gas, nước tinh khiết, nước tăng lực, trà uống liền và các loại nước hoa quả khác Theo kế hoạch của hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát, sản lượng nước giải khát các loại của Việt Nam có thể đạt từ 8,3 đến 9,2 tỷ lít/năm trong năm 2020 Theo thống kê cơ cấu

Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm C2

Quầy bán C2 ở Coopmart thị trường nước giải khát ở Việt Nam, trà xanh đang rất được ưu ái khi chiếm khoảng 37% thị phần Lý do trà xanh chiếm được thị phần khá lớn là vì Việt Nam là một quốc gia Á Đông nên trà là thức uống có từ lâu đời Trà xanh đóng chai nhận được sự chú ý đến từ mọi đối tượng khách hàng như các bạn thanh thiếu niên, các em nhỏ, những người lao động, những người trung niên,… vì một loại sản phẩm gần gũi như trà được đóng chai và được sản xuất đặc biệt để giữ lại các dưỡng chất có lợi cho cơ thể.

Nhưng khi vào đến thị trường Việt Nam, chiến lược marketing của C2 đã có nhiều sai lầm Đầu tiên, C2 tự giới hạn đối tượng khách hàng của mình vì những chiến lược marketing chỉ hướng người dùng từ nước ngọt sang trà xanh đóng chai chứ không gồm những thị trường khác như nước khoáng, nước lọc, Thứ hai, C2 chỉ mong muốn kéo khách hàng nhưng chưa phủ rộng mạng lưới sản phẩm của mình nên khi khách hàng mong muốn tìm C2 ở một cửa hàng thì có thể không có Cuối cùng, chiến lược marketing vì C2 không có thêm sự thuyết phục nào khác ngoài những lí do mà 0 độ có thể đảm bảo được nên vô tình quảng cáo miễn phí cho trà xanh 0 độ Nhưng những điểm yếu này đang dần được khắc phục và trà xanh C2 vẫn có một vị trí nhất định trên thị trường và trong lòng người tiêu dùng.

2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cầu a/ Nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng

Dòng sản phẩm Trà xanh C2 được ưa chuộng trong đời sống người tiêu dùng nhờ hương vị dễ uống, tạo năng lượng từ hàm lượng đường Sản phẩm phù hợp cho mùa hè nóng bức, người lao động nặng nhọc hay đơn giản là giải khát trong bữa ăn hàng ngày Giá của Trà xanh C2 được định hướng nhằm giữ ổn định, tránh cạnh tranh bất lợi với các sản phẩm tương tự trên thị trường như Trà xanh không độ hay Trà xanh Wonderfarm.

Giá Trà xanh C2 không có độ nhỉnh hơn quá nhiều so với các sản phẩm khác, phù hợp với tâm lí tiêu dùng của người Việt Nam là: Ngon - Bổ - Rẻ Tuy nhiên, sản phẩm vẫn cần phải đảm bảo chất lượng để duy trì độ uy tín cũng như sự tin cậy của khách hàng.

Nước giải khát nói chung và Trà xanh C2 nói riêng là mặt hàng không thiết yếu, do đó nhu cầu mua phụ thuộc rất lớn vào thu nhập của người tiêu dùng Thị trường nước giải khát có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn, với đa dạng hương vị và mức giá khác nhau Vì vậy, người tiêu dùng có thể chọn mua hoặc không mua Trà xanh C2 tùy vào mức thu nhập và nhu cầu chi tiêu của họ. c/ Đẩy mạnh truyền thông-Marketing

Hình thức tiếp cận người tiêu dùng phổ biến nhất là sản phẩm Trà xanh C2 được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng tạp hóa (62,7%), siêu thị (40,3%),… Ngoài ra nhãn hàng còn tích cực đầu tư cho quảng cáo và định vị thương hiệu thông qua các kênh truyền thông từ báo chí, truyền hình đến Internet, thêm vào đó là sự nỗ lực trong việc thay đổi mẫu mã và bao bì đóng chai nhằm khác biệt hóa, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng trong năm Bên cạnh đó, việc tiếp cận khách hàng mạnh mẽ nhất của C2 là các quảng cáo trong khung giờ vàng, phát sóng cùng với các game show ăn khách.

Nhãn hàng không ngừng cải tiến để tạo ra những hương vị trà xanh mới phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và luôn có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn (mua 1 lốc tặng

1 chai cùng loại, thẻ cào trúng thưởng,…) sẽ kích thích người tiêu dùng mua sản phẩm nhiều hơn.

Sản phẩm Giá Dung tích

Trà xanh không độ 8.000đ 500ml

Mức độ nhận diện thương hiệu sản phẩm Trà xanh C2 trong thị trường nước giải khát là 98,2% (đối với nam) và 98,6% (đối với nữ). d/ Tình hình Kinh tế - Chính trị - Xã hội

Một số hình ảnh quảng cáo C2

Kinh tế: nếu tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khủng hoảng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng thắt chặt chi tiêu và giảm bớt chi tiêu vào những mặt hàng không cần thiết như nước giải khát Ngược lại nếu kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng nước giải phát tăng trưởng mạnh.

Chính trị: Chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, là thị trường phát triển an toàn cho các doanh nghiệp như URC.

Xã hội: Dân số Việt Nam với 65% nằm trong độ tuổi lao động, đây là đối tượng khách hàng tiềm năng giúp mở rộng thị trường Trà xanh C2. e/ Thị trường đồ uống Việt Nam thay đổi trong tình hình dịch bệnh Đại dịch Covid 19 bùng phát khiến người dân thắt chặt chi tiêu, cắt giảm một số sản phẩm như bia, rượu, nước ngọt Thay vào đó, họ tăng cường mua sắm, dự trữ các loại thực phầm cần thiết và đầu tư hơn vào các loại thực phẩm chức năng, đồ uống bảo vệ sức khỏe.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể, trong đó doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt trung bình từ 20-40% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số tiêu thụ đồ uống 6 tháng năm 2020 chỉ bằng hơn 89% so với cùng kỳ Các doanh nghiệp đồ uống, nước giải khát ‘kêu cứu’ vì bị ảnh hưởng nặng trong đại dịch Thị trường tiêu thụ biến mất, hàng tồn kho và hết hạn sử dụng là những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm nhất hiện nay. Đi cùng với sự lao đao của thị trường đồ uống ở Việt Nam, Trà xanh C2 không là ngoại lệ URC cần có những giải pháp kịp thời giải bài toàn khó này trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

3.Đánh giá-nhận xét cá nhân

Đánh giá chung

Qua những phân tích trên, ta có thể thấy rằng, C2 đang trong giai đoạn phát triển tiềm năng và ít nhiều đã đạt được thành công nhất định, để có được chỗ đứng trên thị trường Việt Nam, URC đã phải đối mặt vô vàn khó khăn, đặc biệt là biến cố năm 2016 khiến phần lớn khách hàng quay lưng, lựa chọn không bỏ cuộc của URC đã đúng khi mà gần đây các loại trà xanh C2 lại được bày bán và có một lượng khách hàng tin dùng nhất định Những năm sắp tới đối với URC nói chung và C2 nói riêng sẽ thật sự khó khăn bởi mục tiêu chính yếu là xóa bỏ những mối nghi ngờ về chất lượng sản phẩm trong mắt người tiêu dùng trước khi trở lại cuộc đua với các nhãn hàng trà xanh khác

Phân khúc trà xanh đóng chai vẫn đang là “miếng bánh” béo bở với tốc độ tăng trưởng lên đến 97% nên C2 vẫn sẽ phải đối diện với áp lực cạnh tranh không nhỏ từ các đối thủ lớn như Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát, Ô long teaplus của Suntory Pepsico, hay đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là Lipton Pure Green, bởi các sản phẩm này đã phát triển quá xa trong khi C2 vẫn đang loay hoay tìm lại lòng tin của người tiêu dùng Ngoài ra, áp lực trong dịch covid-19 cũng tạo ra nhiều trở ngại trong sự phát triển của cả công ty

Tuy nhiên, C2 cũng mang trong mình những lợi thế để bứt phá, đầu tiên phải kể đến là kế hoạch truyền thông-marketing phong phú, tận dụng các chương trình truyền hình ăn khách để quảng cáo sản phẩm, bên cạnh đó, các poster, hình ảnh cổ động chống đại dịch và chiến lược từ thiện nâng cao hình ảnh công ty là điểm cộng rất lớn trong mắt người dân Tiếp theo là lợi thế về giá cả, với khẩu hiệu “ngon-bổ-rẻ” mức giá C2 được cho là phù hợp với túi tiền của mọi người đặc biệt là các em học sinh, sinh viên Cuối cùng, cũng là lợi thế lớn nhất của C2, đó là sự đa dạng trong sản phẩm cũng như dung tích chai, đây là lợi thế đánh trực tiếp vào thị hiếu người tiêu dùng bởi con người luôn có xu hướng trải nghiệm cảm giác mới, hương vị mới so với trà xanh đóng chai vị nguyên bản Dù đối mặt nhiều bất lợi, nhưng với những ưu điểm nêu trên, nếu biết cách phát huy, chắc chắn rằng chỉ vài năm nữa C2 sẽ quay lại được vị thế của mình trước khủng hoảng và tiếp tục cuộc đua với các “ông lớn” trà xanh đóng chai khác.

Đánh giá cá nhân

Có thể nói, Công ty URC là một trong những công ty thành công nhất trong lĩnh vực nước giải khát trên thị trường Việt Nam hiện nay Trong đó, Trà xanh C2 được cho là gương mặt vàng của việc chiếm lĩnh thị trường Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh lớn khác như Trà xanh không độ, Trà xanh Wonderfarm,… nhưng Trà xanh C2 vẫn luôn giữ được lòng tin của người tiêu dùng.

Vậy vì lí do gì để Trà xanh C2 được ưa chuộng đến thế? Lí do đầu tiên mà ta nên kể đến đó chình là nguồn nguyên liệu của Trà xanh C2 Sản phẩm được sản xuất từ 100% lá trà xanh Thái Nguyên tươi non, thanh khiết Như chúng ta đã biết, diện tích trồng trà xanh của Việt Nam chiếm tỉ lệ rất lớn, việc sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước cũng đã góp phần giải quyết đầu ra cho nông sản Việt Nam Thứ hai, theo nghiên cứu, trà xanh có khả năng thanh lọc cơ thể, chống lão hóa, tăng sức đề kháng, có lợi cho sức khỏe, vậy nên việc sử dụng trà xanh đang ngày càng phổ biến ở người tiêu dùng Thứ ba, với thiết kế ngỏ gọn, cùng với giá cả hợp lí, Trà xanh C2 là thức uống giải khát phù hợp với mọi người, mọi đối tượng Tiếp theo, sau những biến cố không đáng có đã xảy ra, Trà xanh C2 đã có phần củng cố lại sản phẩm, về quy trình sản xuất, đóng gói và vận chuyển, điều đó đã càng tạo thêm lòng tin của người tiêu dùng đối với Trà xanh C2 Cuối cùng, Trà xanh C2 đã có thêm nhiều sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu, trào lưu của giới trẻ như trà sữa, trà ô long,… điều đó cũng giúp cho Trà xanh C2 có thêm được nhiều khách hàng hơn nữa.

Ngoài các yếu tố về chất lượng sản phẩm, Trà xanh C2 còn thu hút đông đảo khách hàng nhờ chiến lược truyền thông, marketing hiệu quả của Công ty URC Các clip quảng cáo của C2 thường được phát sóng trong khung giờ vàng, xen kẽ giữa các bộ phim truyền hình và gameshow ăn khách, giúp tiếp cận lượng lớn khán giả Chiến lược này đã giúp C2 xây dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và chiếm được thị phần đáng kể trong thị trường trà xanh đóng hộp.

Tóm lại, Trà xanh C2 là một trong những sản phẩm ăn khách nhất trên thị trường nước giải khát Việt Nam Nhờ những yếu tố đã trình bày trong toàn bộ tiểu luận, ta càng thêm hiểu rõ hơn về sản phẩm này và một lần nữa khẳng định được vị trí của Trà xanh C2 trong lòng người tiêu dùng.

Hai ông trùm chiếm lĩnh thị trường Trà xanh đóng chai của Việt Nam từ xưa đến nay không ai khác chính là Trà xanh C2 và Trà xanh không độ Mặc dù là “con cưng" tại thị trường Philippines nhưng trà xanh C2 vẫn bị trà xanh Không Độ cho “ngửi khói” và nằm ở thế bị động ở những giai đoạn đầu tiên Mãi cho đến khoảng tháng 09/2008, C2 mới đẩy mạnh truyền thông tích cực trên quảng cáo truyền hình cũng như kết hợp nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn thì mới bắt đầu “gỡ gạc" lại thị phần của mình.

Một điều trong chiến lược “xâm chiếm” thị phần của Trà xanh C2 mà em tâm đắc nhất đó chính là Chiến lược giá Lúc bấy giờ, trong khi đối thủ Trà xanh Không Độ đang định giá sản phẩm với mức giá trung bình 7000VNĐ/Chai 500ml thì C2 lại chọn hướng đi hoàn toàn ngược lại Trà xanh C2 lựa chọn cho mình chiến lược giá thâm nhập thị trường với mức giá khá thấp so với đối thủ chỉ 3500VNĐ/Chai 330ml Với mức giá thấp cùng với các hoạt động truyền thông mạnh mẽ, C2 nhanh chóng chiếm được một thị phần lớn trong thị trường nước trà xanh đóng chai tại Việt Nam Trà xanh C2 hướng tới nhóm khách hàng ở phân khúc trung bình, và đánh mạnh vào tiêu chí Ngon - Bổ - Rẻ trong nhu cầu mua sắm của người Việt Nam

Từ đó, thông qua sự trải nghiệm thực tế tạo sự lan tỏa bằng truyền miệng

Trong khi đang trên đà tăng trưởng mạnh thì một loạt biến cố xảy ra, điển hình là

“Scandal” nhiễm chì từng tạo ra cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cho URC Làn sóng tẩy chay tưởng chừng sẽ nhấn chìm đại gia đồ uống Philippines ở thị trường Việt Nam nhưng thực tế thì doanh số của URC vẫn tăng trưởng cho đến nay, cho thấy năng lực vực dậy và những chiến lược đúng đắn của URC là không thể xem thường

Thế nhưng với tâm lý mua hàng của bản thân nói riêng và đại đa số người Việt Nam nói chung thì việc đặt lại niềm tin hoàn toàn với một sản phẩm đã từng dính “Scandal” ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng là một điều rất khó Nỗi ám ảnh sẽ vẫn còn đó, vì vậy URC nên còn những chiến lược đột phá hơn, sáng tạo hơn để chiếm lĩnh thị trường và hơn hết là lấy lại niềm tin của khách hàng Và tất nhiên là những chiến lược ấy luôn phải đi đôi với chất lượng của sản phẩm. Đại dịch Covid 19 có lẽ sẽ khiến chặng đường của URC đang đi gặp nhiều khó khăn hơn Thế nhưng em tin rằng, với những gì mà URC đã làm được thì vấn đề đại dịch sẽ không làm cản bước tiến, ngược lại càng thúc đẩy URC và hơn hết là sản phẩm Trà xanh C2 làm được những điều không tưởng trên thị trường nước giải khát của Việt Nam.

Các sản phẩm nước giải khát rất được ưa chuộng ở Việt Nam đặc biệt là các nước uống không có ga, không có cồn, dễ uống và giúp giải khát trong mùa nắng nóng,và có lợi cho sức khỏe… trà xanh đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng Trong đó, trà xanh C2 của công ty URC với giá thành rẻ được khách hàng lựa chọn sử dụng Công ty URC chính thức hoạt động và các sản phẩm được ra mắt tại Việt Nam vào năm 2003 URC (Universal Robina

Corporation) là một công ty tiên phong của Philippin với thâm niên 40 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm Là một trong những tập đoàn thực phẩm lớn nhất Philippines, cũng có mặt tại thị trường bánh kẹo của 25 nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan,

Đi tiên phong trong thị trường trà xanh là Tập đoàn Tân Hiệp Phát với sản phẩm trà xanh Không Độ Trà xanh C2, thương hiệu số 1 tại Philippines, đã ra mắt sau và gặp khó khăn tại thị trường Việt Nam Để ứng phó, C2 đã tăng cường tiếp thị thông qua quảng cáo trên truyền hình và khuyến mãi hấp dẫn Mặc dù vậy, do đến sau và chiến lược định vị chưa hợp lý, C2 vẫn phải đứng sau Không Độ trên thị trường trà xanh Tuy nhiên, C2 vẫn chiếm một thị phần lớn trong thị trường trà xanh đóng chai và là đối thủ chính của Không Độ Giá cả là một yếu tố quan trọng đối với người tiêu dùng, và C2 có mức giá 3500đ/chai 330ml phù hợp với nhiều khách hàng.

Với những lợi ích đó cũng như chiến lược marketing phù hợp đã làm cho trà xanh C2 chiếm được vị thế nhất định đối với nhiều người tiêu dùng

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm và văn hóa ăn uống đa dạng Lựa chọn Việt Nam là thị trường để phát triển là một quyết định đúng đắn của URC. Bằng chứng là các sản phẩm của URC được khách hàng ưa chuộng và tiêu thụ nhiều Trong đó, trà xanh C2 là sản phẩm nổi bật của công ty nước giải khát URC-Việt Nam và có lượng tiêu thụ rất cao.

Nhận thức đối thủ cạnh tranh hàng đầu của mình là Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát đã ra mắt một thời gian khá lâu URC có những chiến lược marketing đánh vào tâm lí người tiêu dùng để tăng lượng tiêu thụ sản phảm của mình bằng cách thay đổi kích thước chai nước nhỏ hơn bán với giá rẻ hơn, liên tục thay đổi mẫu mã bắt mắt để thu hút sự chú ý khách hàng và quảng bá rộng rãi trên các kênh truyền thông Cách làm này của URC được đánh giá cao khi tiền ít nhưng vẫn sử dụng được loại nước mang hương vị trà xanh này, kết quả là URC đã đạt được doanh thu đứng thứ hai chỉ sau Tân Hiệp Phát.

Tuy nhiên, sau các “lùm xùm” từ năm 2008 rải qua các năm và đỉnh điểm là năm 2016 khi có sự can thiệp của cơ quan chức năng vào làm rõ sự thật thì phát hiện C2 của URC với hàm lượng chì cao ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng Vụ việc này được truyền thông loan tin và đã tạo ra tâm lí lo lắng, hoang mang đối với người tiêu dùng URC bị tịch thu các lô hàng đã sản xuất, hàng loạt khách hàng tẩy chay loại nước uống này, chịu phạt gần 6 tỷ đồng Tập đoàn rơi vào khủng hoảng trầm trọng và chịu thiệt hại nặng nề, từ vị trí thứ hai nay tụt hạng không phanh và không còn là đối thủ đáng gờm của Tân Hiệp Phát vì khoảng cách giữa hai tập đoàn này quá lớn Có thể nói URC không tài nào vực dậy nổi sau vụ khủng hoảng này.

Sau 2 năm nhờ chiến lược thay đổi hương vị, tung ra các sản phẩm C2 mang nhiều hương vị với mẫu mã , kích thước khác nhau tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng, quảng bá qua các phương tiện truyền thông mạnh mẽ, URC dần lấy lại được niềm tin của khách hàng và ngày càng phát triển ổn định Với sự kiên trì quyết tâm không từ bỏ URC một lần nữa trở lại và tiếp tục phát triển thương hiệu của mình. Đây là một bài học đắt giá, đáng để đời cho URC Người tiêu dùng luôn đặt tiêu chí an toàn sức khỏe của họ lên hàng đầu, họ luôn sẵn lòng tẩy chay sản phẩm kém chất lượng và mua sản phấm khác chất lượng tốt hơn Vậy nên khi tung bất kì sản phẩm nào ra thị trường hãy chú trọng đến chất lượng của nó vì đó chính là chìa khóa quan trọng để giữ vững niềm tin với khách hàng Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, thu nhập người tiêu dùng có hạn nên việc tiêu dùng các mặt hàng nước giải khát này trở nên không cần thiết, đây lại là một bài toán khó cho URC nói riêng và các tập đoàn sản xuất lương thực thực phẩm nói chung.

Ngày đăng: 23/08/2024, 21:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: mức độ sử dụng nước giải khát của các khu vực - tiểu luận kinh tế vi mô phân tích thị trường sản phẩm trà xanh c2 tại việt nam những năm gần đây
Hình 1 mức độ sử dụng nước giải khát của các khu vực (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w