1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm
Tác giả Phạm Thu Bắc
Người hướng dẫn PGS. TS. Văn Thị Mỹ Huệ, TS. Nguyễn Công Trường
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược sĩ
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 2,48 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Tổng quan về HSP90 (13)
      • 1.1.1. Cấu trúc của HSP90 (13)
      • 1.1.2. Vai trò của HSP90 trong tế bào ung thư (13)
      • 1.1.3. Các chất ức chế HSP90 (13)
    • 1.2. Dẫn chất ure và tác dụng kháng tế bào ung thư (15)
    • 1.3. Dẫn chất indazol và tác dụng kháng tế bào ung thư (16)
      • 1.3.1. Giới thiệu về khung indazol (16)
      • 1.3.2. Tác dụng kháng tế bào ung thư của dẫn chất indazol (17)
    • 1.4. Dẫn chất Stilben và tác dụng kháng tế bào ung thư (19)
      • 1.4.1. Giới thiệu về khung Stilben (19)
      • 1.4.2. Tác dụng kháng tế bào ung thư của dẫn chất (E)-Stilben (19)
    • 1.5. Một số phương pháp tổng hợp ure bất đối xứng (20)
      • 1.5.1. Tổng hợp ure từ nguyên liệu acid (20)
      • 1.5.2. Tổng hợp ure từ nguyên liệu isocyanat (21)
      • 1.5.3. Tổng hợp ure từ methanol và amin (21)
      • 1.5.4. Tổng hợp ure từ nguyên liệu carbamat (22)
    • 1.6. Định hướng thiết kết cấu trúc (22)
  • CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
    • 2.1. Hóa chất, thiết bị (24)
      • 2.1.1. Nguyên liệu, hóa chất, dung môi (24)
      • 2.1.2. Thiết bị, dụng cụ (25)
    • 2.2. Nội dung nghiên cứu (25)
      • 2.2.1. Tổng hợp hóa học (25)
      • 2.2.2. Thử tác dụng kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được . 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 2.3.1. Phương pháp tổng hợp hóa học (26)
      • 2.3.2. Phương pháp tinh chế (26)
      • 2.3.3. Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết (26)
      • 2.3.4. Phương pháp xác định cấu trúc (26)
      • 2.3.5. Phương pháp thử hoạt tính kháng tế bào ung thư (27)
  • CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ (29)
    • 3.1. Tổng hợp hóa học (29)
      • 3.1.1. Tổng hợp chất trung gian (E)-4-(4-methoxystyryl)anilin (30)
      • 3.1.2. Tổng hợp chất trung gian 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin (32)
      • 3.1.3. Tổng hợp các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure (34)
    • 3.2. Kiểm tra độ tinh khiết, khẳng định cấu trúc (36)
      • 3.2.1. Kiểm tra độ tinh khiết (36)
      • 3.2.2. Khẳng định cấu trúc (37)
    • 3.3. Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư (40)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (41)
    • 4.1. Tổng hợp hóa học (41)
      • 4.1.1. Tổng hợp chất trung gian (E)-4-(4-methoxystyryl)anilin (41)
      • 4.1.2. Tổng hợp chất trung gian 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin (43)
      • 4.1.3. Tổng hợp các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure (44)
    • 4.2. Xác định cấu trúc (45)
      • 4.2.1. Phổ hồng ngoại (IR) (45)
      • 4.2.2. Phổ khối lượng (MS) (46)
      • 4.2.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR (48)
      • 4.2.4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C-NMR (49)
      • 4.2.5. Phổ NOESY (50)
    • 4.3. Về hoạt tính kháng tế bào ung thư (51)
    • 1. Kết luận (53)
      • 1.1. Tổng hợp và khẳng định cấu trúc (53)
      • 1.2. Hoạt tính kháng tế bào ung thư (53)
    • 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO (53)
  • PHỤ LỤC (58)

Nội dung

TỔNG QUAN

Tổng quan về HSP90

HSP90 là một homodimer với mỗi monomer bao gồm ba phần: miền đầu N (NTD), miền giữa (MD) và miền đầu C (CTD) [5] NTD là vị trí liên kết với ATP, MD là vị trí xảy ra tương tác protein-protein và CTD chịu trách nhiệm cho quá trình dimer hóa CTD chứa vị trí liên kết nucleotit làm điều biến hoàn toàn hoạt động ATPase trong NTD CTD sở hữu trình tự Met-Glu-Glu-Val-Asp (MEEVD) được bảo vệ tại điểm cuối để cung cấp tương tác với các co-chaperone có chứa tetratricopeptid lặp lại (TPR) Những tương tác với các co-chaperone này rất quan trọng đối với việc điều chỉnh và tiến triển của chu trình gấp protein mới sinh của HSP90 [3]

1.1.2 Vai trò của HSP90 trong tế bào ung thư

Trong tế bào ung thư, sự biểu hiện của HSP90 cao gấp 2 đến 10 lần so với tế bào bình thường và sự biểu hiện quá mức của HSP90 đã được tìm thấy ở nhiều tế bào ung thư như vú, phổi, đại trực tràng… [28] HSP90 đóng vai trò quan trọng trong việc gấp chính xác các protein client mới sinh Người ta tìm ra được hơn 400 protein client tương tác với HSP90, trong đó có nhiều protein bao trọn hầu hết các quá trình trong tế bào ung thư như sửa chữa tổn thương ADN, vận chuyển protein… Việc tương tác giữa HSP90 với các protein client sinh ung thư liên quan mật thiết đến sự sống sót, tăng sinh và di căn của khối u [3], [22] Do đó, việc ức chế HSP90 mở ra cơ hội giúp ức chế các tế bào ung thư một cách chọn lọc và đồng thời ngăn chặn nhiều con đường gây ung thư

1.1.3 Các chất ức chế HSP90

Các chất ức chế HSP90 chủ yếu gồm các chất ức chế đầu N và đầu C

1.1.3.1 Các chất ức chế đầu N

Trong vài thập kỷ qua, người ta đã chú ý nhiều đến việc phát hiện ra các chất ức chế nhắm vào NTD của HSP90 Cho đến nay, trong số 19 chất ức chế HSP90 nhắm mục tiêu vào đầu N đã được đưa vào thử nghiệm lâm sàng, hiện chưa có chất nào được FDA chấp thuận [3], [4] Điều này là do các tác dụng không mong muốn như phản ứng sốc nhiệt, nhiễm độc gan, nhiễm độc tim và độc tính ở mắt đã làm giảm hiệu quả điều trị trên lâm sàng của các chất ức chế đầu N [4], [14] Do đó, việc ức chế đầu N đã không còn là mục tiêu cho việc tổng hợp các chất ức chế HSP90 nữa [4]

1.1.3.2 Các chất ức chế đầu C

Novobiocin là chất ức chế miền đầu C của HSP90 đầu tiên được phát hiện Mặc dù Novobiocin có tác dụng chống tăng sinh ít nhưng vẫn ngăn cản quá trình tăng sinh protein gây ung thư mà không gây ra phản ứng sốc nhiệt Từ đó, các dẫn chất novobiocin đã được tổng hợp với nhiều sự cải tiến mới trong nghiên cứu [3]

Hình 1.1 Novobiocin và dẫn chất

Deguelin là một chất ức chế miền đầu C khác Deguelin thể hiện hoạt tính chống tăng sinh, chống di căn và biến đổi ác tính, gây chết tế bào theo chương trình ở nhiều loại ung thư trong cả thử nghiệm in vitro và in vivo [53] Tuy nhiên ở liều cao hơn, deguelin gây độc trên thần kinh [3], [53] Để làm giảm tác dụng không mong muốn này, các nhà nghiên cứu đã phát triển dẫn chất deguelin thông qua các nghiên cứu SAR

Hình 1.2 Deguelin và dẫn chất

Các hợp chất kết hợp khung novobiocin và deguelin

Từ sự thành công của các dẫn chất novobiocin và deguelin, nhóm nghiên cứu của Lee và các cộng sự đã tiến hành kết hợp 2 cấu trúc trên tạo thành các dẫn chất mới Các chất này đều có khả năng ức chế tế bào ung thư tốt và ít độc tính trên dòng tế bào thường [3]

Hình 1.3 Các hợp chất kết hợp khung novobiocin và deguelin

Dẫn chất ure và tác dụng kháng tế bào ung thư

Trong những năm gần đây, các dẫn chất ure đã và đang được nghiên cứu rất nhiều trong lĩnh vực hoá dược Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy các dẫn chất này có nhiều hoạt tính sinh học như kháng khuẩn, kháng virus, chống co giật, chống HIV đặc biệt là chống ung thư Các dẫn chất ure có khả năng ức chế tế bào ung thư thông qua nhiều cơ chế khác nhau bao gồm ức chế enzyme ribonucleotide reductase, ức chế protein kinase, ức chế con đường Hedgehog, đối kháng thụ thể GnRH…[16]

Hình 1.4 Một số thuốc điều trị ung thư chứa nhóm ure đã được FDA phê duyệt Đặc biệt, có rất nhiều thuốc chứa nhóm ure đã được FDA phê duyệt để điều trị ung thư ví dụ Degarelix (chất đối kháng thụ thể hormone giải phóng gonadotropin, điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn) [52], Lenvatinib (chất ức chế protein kinase, điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa, ung thư biểu mô tế bào gan) [34], [35], Glasdegib (chất

5 ức chế con đường Hedgehog, điều trị bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy) [21],

Regorafenib (chất ức chế protein kinase, điều trị ung thư đại trực tràng di căn, ung thư biểu mô tế bào gan) [15], Tivozanib (chất ức chế protein kinase, điều trị ung thư biểu mô tế bào thận di căn) [8] , Sorafenib (chất ức chế protein kinase, điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không thể cắt bỏ, ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư tuyến giáp biệt hóa) [1], [50], Relugolix (thuốc đối kháng thụ thể hormone giải phóng gonadotropin, điều trị ung thư tuyến tiền liệt di căn và u xơ tử cung) [45] Do vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các dẫn chất chứa nhóm ure có thể tạo ra các hợp chất mới, hiệu quả hơn trong điều trị ung thư.

Dẫn chất indazol và tác dụng kháng tế bào ung thư

1.3.1 Giới thiệu về khung indazol

Indazol là một trong những nhóm hợp chất dị vòng chứa nitơ quan trọng với cấu trúc gồm vòng benzen kết hợp với pyrazol tạo thành một hệ đa vòng thơm Indazol thường tồn tại ở hai dạng đồng phân: 1H-indazol và 2H-indazol Vì 1H-indazol ổn định về mặt nhiệt động hơn 2H-indazol nên nó là dạng đồng phân chiếm ưu thế [48]

Hình 1.5 Cấu trúc hóa học của đồng phân 1H-indazol và 2H-indazol

Các dẫn chất indazol nhận được rất nhiều sự chú ý do các đặc tính sinh học đa dạng của chúng, chẳng hạn như chống viêm, chống loạn nhịp tim, kháng nấm, kháng khuẩn và chống HIV và đặc biệt là chống ung thư [55] Bên cạnh đó, một số dẫn chất indazol đã được FDA phê duyệt để điều trị ung thư như pazopanib, axitinib (là một chất ức chế tyrosine kinase, dùng để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận) [6], [51] và niraparib (dùng để điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát, ống dẫn trứng hoặc ung thư phúc mạc nguyên phát, vú và tuyến tiền liệt) [41]

Hình 1.6 Một số thuốc điều trị ung thư chứa khung indazol được FDA phê duyệt

1.3.2 Tác dụng kháng tế bào ung thư của dẫn chất indazol

Indazol có thể kết hợp với các hợp phần có hoạt tính khác tạo thành các hợp chất có tác dụng ức chế protein mục tiêu trong bệnh lý ung thư như ức chế FGFR, ức chế Aurora kinase, ức chế IDO1, ức chế HIF-1

Trong các tế bào ung thư, tín hiệu FGFR có thể được kích hoạt bằng cách khuếch đại gen, đột biến điểm hoặc chuyển vị/sắp xếp lại nhiễm sắc thể, có liên quan đến sự phát triển của tế bào, hình thành mạch, di chuyển tế bào, xâm lấn và di căn [2], [7] Sự khuếch đại bất thường của FGFR có thể được quan sát thấy ở nhiều tế bào ung thư chẳng hạn như ung thư biểu mô phổi, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và đường tiết niệu [19]

Năm 2015, Liu và các cộng sự đã thiết kế và tổng hợp một loạt các dẫn chất chứa khung 1H-indazol-3-amin [30] Trong đó, hợp chất 1 cho thấy khả năng ức chế FGFR mạnh với giá trị IC50 = 15 nM Sau đó, họ đã tiếp tục nghiên cứu bổ sung nhóm thế halogen tạo ra dẫn chất indazol mới 2, có hoạt tính ức chế FGFR1 với giá trị IC50 = 2,9 nM Năm 2017, nhóm đã tiếp tục tổng hợp thành công hợp chất 3, có hoạt tính ức chế FGFR1 với giá trị IC50 < 4,1 nM và FGFR2 với giá trị IC50 = 2,0 nM Hợp chất này đã cải thiện rõ rệt khả năng ức chế sự phát triển của hai dòng tế bào ung thư KG1 và SNU16 (2: IC50 = 283,9 nM và 590,8 nM; 3: IC50 = 25,3 nM và 77,4 nM tương ứng) [11]

Hình 1.7 Cấu trúc hóa học của các dẫn chất 1, 2, 3 1.3.2.2 Ức chế Aurora kinase

Aurora kinase là serine/threonine kinase rất cần thiết cho sự tăng sinh tế bào [10]

Sự biểu hiện quá mức của Aurora kinase có thể được quan sát thấy ở nhiều bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư thần kinh đệm, ung thư vú, buồng trứng và tuyến giáp [25], [27] Song và các cộng sự đã báo cáo một loạt các dẫn chất 3-(pyrrolopyridin-2- yl)indazol là các chất ức chế Aurora A [46] Ba dẫn chất đại diện 4-6 cho thấy hoạt tính ức chế Aurora A tốt (IC50 = 32 nM, 46 nM và 519 nM tương ứng), nhưng hầu như không có hiệu quả đối với các kinase khác Ngoài ra, hầu hết các dẫn chất trên đều có

7 hoạt tính chống tăng sinh tốt đối với 5 dòng tế bào ung thư (HL60, KB, SMMC-7721, HCT116 và A549) Đặc biệt là hợp chất 6 cho thấy khả năng ức chế tế bào ung thư mạnh trên dòng tế bào HL60 và HCT116 với giá trị IC50 lần lượt là 8,3 nM và 1,3 nM [46]

Hình 1.8 Cấu trúc hóa học của các dẫn chất 4, 5, 6 1.3.2.3 Ức chế IDO1

IDO1 là enzyme chứa nhân hem, thường không biểu hiện trong hầu hết các mô thông thường nhưng biểu hiện trong nhiều loại bệnh ung thư lâm sàng [49] IDO1 gây tăng chuyển hóa Tryptophan và tích lũy Kynurenin, từ đó ức chế miễn dịch, thúc đẩy quá trình trốn thoát miễn dịch tạo điều kiện cho sự tăng sinh của các tế bào ung thư Năm 2016, Qian và các cộng sự đã báo cáo một loạt các dẫn chất 1H-indazol là các chất ức chế IDO1 [40] Trong đó hợp chất 7 có hoạt tính ức chế IDO1 mạnh nhất (IC50

Hình 1.9 Cấu trúc hóa học của các chất 7, YC-1 1.3.2.4 Ức chế HIF-1

Sự biểu hiện quá mức của HIF-1 có thể được quan sát thấy ở nhiều loại ung thư, chẳng hạn như ung thư não, phổi, vú và tuyến tiền liệt, có liên quan đến sự phát triển khối u nhanh chóng, khả năng kháng hóa trị và tiên lượng khối u kém [43] Chun và các cộng sự đã báo cáo dẫn chất indazol-furan YC-1 ức chế HIF-1α cả in vivo và in vitro [9], [54] Ngoài ra, YC-1 được xác định là có tác dụng ức chế sự xâm lấn và di căn của khối u một cách hiệu quả, có thể phát triển thành một loại thuốc chống ung thư đa năng trong tương lai [44]

Dẫn chất Stilben và tác dụng kháng tế bào ung thư

1.4.1 Giới thiệu về khung Stilben

Stilben được phát hiện vào năm 1843 bởi nhà hóa học người Pháp tên là Auguste Laurent Stilben có cấu trúc của diarylethen, gồm nhóm ethylen làm trung tâm với một nhóm phenyl ở mỗi đầu của liên kết đôi carbon-carbon Stiben có 2 đồng phân hình học là (Z)-Stilben và (E)-Stilben Do tương tác giữa 2 vòng phenyl trong không gian nên (Z)-Stilben có cấu trúc không phẳng, ngăn cản sự liên hợp trong hệ Vì vậy, so với đồng phân của nó thì (Z)-Stilben kém ổn định hơn

Hình 1.10 Cấu trúc hóa học của hai đồng phân Stilben

Các dẫn chất Stilben luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu qua nhiều năm, chủ yếu do các đặc tính sinh học quan trọng của chúng, ví dụ như chất chống oxy hóa, hạ lipid máu, kháng virus, chống viêm, đặc biệt là chống ung thư [13]

1.4.2 Tác dụng kháng tế bào ung thư của dẫn chất (E)-Stilben

Trong những năm gần đây, nhiều dẫn chất (E)-Stilben đã chứng minh được hoạt tính kháng tế bào ung thư trong nhiều mô hình thử nghiệm in vitro và in vivo Các chất này được báo cáo có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư bằng cách ngừng chu kỳ tế bào, kích hoạt chết tế bào theo chương trình… [13], [36]

Resveratrol đã thu hút được sự chú ý rất lớn do tác dụng sinh học đa dạng của nó

Kể từ khi Jang và các cộng sự phát hiện ra rằng Resveratrol ức chế quá trình gây ung thư trong mô hình ung thư da chuột vào năm 1997, sau đó một loạt các bài báo đã được công bố Một lượng lớn các nghiên cứu thực nghiệm in vivo và in vitro cùng một số thử nghiệm lâm sàng đã đưa ra bằng chứng về tiềm năng to lớn của Resveratrol như một tác nhân chống ung thư, cả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiều loại bệnh ung thư Tuy nhiên, ứng dụng lâm sàng của nó còn bị hạn chế do sinh khả dụng tương đối kém Để khắc phục vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tổng hợp các chất mới dựa vào cấu trúc của Resveratrol nhằm nâng cao sinh khả dụng và hoạt tính kháng tế bào ung thư [24]

Hợp chất DMU-212 là dẫn chất methoxy của Resveratrol DMU-212 không những đã cải thiện được những đặc tính dược động học so với Resveratrol mà còn được báo cáo có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt (LNCaP), tế bào ung thư đại trực tràng (HT-29), tế bào ung thư gan (HepG2) với giá trị IC50 trong

9 khoảng 1–5 μM, mạnh gấp nhiều lần so với Resveratrol [18], [20] Ngoài ra, DMU-

212 còn kích hoạt chết tế bào theo chương trình theo cả 2 con đường nội sinh và ngoại sinh của tế bào ung thư buồng trứng [39]

Hợp chất DMU-214 là chất chuyển hóa của DMU-212, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng DMU-214 thể hiện hoạt tính kháng tế bào ung thư trên dòng tế bào ung thư buồng trứng (A2780, SKOV-3) với giá trị IC50 ở khoảng nM, mạnh hơn so với DMU-

Hợp chất NS1i, DHS3g cũng được báo cáo có khả năng ức chế mạnh sự phát triển của tế bào ung thư bạch cầu mạn tính dòng tủy (K562) và ít độc tính với dòng tế bào thường [31], [32]

Hình 1.11 Cấu trúc hóa học của các chất mang khung (E)-Stilben

Quan sát thấy các hợp chất này đều mang khung (E)-Stilben và đều cho hoạt tính kháng tế bào ung thư tốt Do vậy, khóa luận đã sử dụng khung cấu trúc (E)-Stilben với mong muốn tìm ra hợp chất mới có hoạt tính kháng tế bào ung thư tốt hơn các hợp chất đã công bố trước đó.

Một số phương pháp tổng hợp ure bất đối xứng

1.5.1 Tổng hợp ure từ nguyên liệu acid

Năm 2006, Lebel và cộng sự đã tổng hợp các dẫn chất ure từ acid thơm khai thác sự sắp xếp lại Curtius với sự có mặt của ditert - butyl dicarbonat hoặc cloroformat và natri azid Hỗn hợp phenyl cloroformat, natri azid và acid carboxylic dẫn đến sự hình thành acyl azid Phản ứng tiếp tục được đun nóng ở 75°C để thúc đẩy sự hình thành

10 isocyanat, amin được thêm vào sẽ phản ứng với chất trung gian này và tạo thành dẫn chất ure tương ứng Hiệu suất phản ứng khoảng 54-89% [26]

Sơ đồ 1.1 Tổng hợp ure từ nguyên liệu acid 1.5.2 Tổng hợp ure từ nguyên liệu isocyanat

Phản ứng tổng hợp ure từ isocyanat và amin diễn ra rất nhanh, không cần xúc tác và có thể diễn ra ở nhiệt độ thường trong dung môi thích hợp Phản ứng xảy ra khá dễ dàng theo cơ chế AN (cộng Nucleophin):

Sơ đồ 1.2 Cơ chế phản ứng tổng hợp ure từ isocyanat và amin

Nhóm nghiên cứu của Mahadev Patil và các cộng sự đã tiến hành tổng hợp ure bằng một bước thông qua amin và isocyanat, ở nhiệt độ 40 o C-45 o C, trong dung môi toluen Ưu điểm: Phản ứng thực hiện đơn giản, thời gian phản ứng ngắn, xử lý dễ dàng và hiệu suất cao (76-83%) [37]

Sơ đồ 1.3 Tổng hợp ure từ nguyên liệu isocyanat

1.5.3 Tổng hợp ure từ methanol và amin

Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Hong và cộng sự đã báo cáo việc tổng hợp các dẫn chất ure sử dụng phức hợp ruthenium như trình bày ở sơ đồ 1.4 Phương pháp này đem lại hiệu quả về kinh tế và tạo ra hydro là sản phẩm phụ duy nhất và chỉ cần lượng chất xúc tác Ru thấp

Phương pháp này được mở rộng để tổng hợp ure bất đối xứng thông qua quy trình hai bước: Formamid ban đầu được tạo ra từ amin và methanol và tiếp theo là phản ứng của formamid với dẫn chất amin thứ hai Phản ứng không cần thêm các chất xúc tác như base, chất oxy hóa… Hiệu suất phản ứng đạt được cao (70-90%) [23]

Sơ đồ 1.4 Tổng hợp ure từ methanol và amin 1.5.4 Tổng hợp ure từ nguyên liệu carbamat

Hầu hết các phương pháp tổng hợp ure đã báo cáo đều sử dụng chất xúc tác kim loại, phosgen, azid, carbonyl imidazol, isocyanat hoặc trong điều kiện lò vi sóng Tuy nhiên, các phương pháp trên sử dụng các chất có độc tính cao, nguy hiểm và không ổn định, không thích hợp mở rộng cho quy mô lớn

Do vậy năm 2023, nhóm nghiên cứu của R Prachi và các cộng sự đã cải tiến phương pháp tổng hợp ure từ carbamat và amin tương ứng Phương pháp này đã khắc phục được những hạn chế của các phương pháp tổng hợp ure trước đó Ở đây, ure được tổng hợp từ nguyên liệu carbamat thông qua việc hình thành chất trung gian isocyanat

Thông qua khảo sát của nhóm nghiên cứu, nhận thấy khi không có mặt base, không có phản ứng nào xảy ra khi đun hồi lưu trong dung môi DMF hoặc dung môi ACN Phản ứng đạt được hiệu suất tối ưu khi tiến hành trong hỗn hợp ACN:TEA theo tỷ lệ 1:4 hoặc 1:6 và được đun hồi lưu trong vòng 12 giờ hoặc sử dụng hỗn hợp DABCO, ACN đun hồi lưu trong 8-10 giờ Hiệu suất thu được khoảng 75-80% [17]

Sơ đồ 1.5 Cải tiến phương pháp tổng hợp ure từ carbamat

Định hướng thiết kết cấu trúc

Các dẫn chất chứa cấu trúc ure, indazol và (E)-stilben được biết đến với tác dụng sinh học đa dạng đặc biệt là khả năng kháng tế bào ung thư như đã đề cập ở trên Bên cạnh đó, việc ức chế HSP90 mở ra cơ hội giúp ức chế các tế bào ung thư một cách chọn lọc và đồng thời ngăn chặn nhiều con đường gây ung thư Trên cơ sở đó, xuất phát từ NCT-50, NCT-58, NCT-80 là các hợp chất ức chế HSP90 kết hợp từ khung novobiocin và deguelin, khóa luận đã thiết kế dãy các dẫn chất bằng cách giữ nguyên

12 phần cấu trúc 2,2-dimethyl-2H-chromen, thay đổi nhóm amid thành ure và thay thế phần cấu trúc methoxy chứa dị vòng nitơ trên vòng benzen trung tâm bằng khung cấu trúc indazol và (E)-stilben với mong muốn tìm ra các dẫn chất mới có tác dụng ức chế tế bào ung thư tốt hơn

Sơ đồ 1.6 Thiết kế cấu trúc các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm

Các nội dung sau đây của khóa luận sẽ trình bày cụ thể về cách tiến hành tổng hợp và kết quả thử tác dụng kháng tế bào ung thư của các dẫn chất

NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Hóa chất, thiết bị

2.1.1 Nguyên liệu, hóa chất, dung môi

Hóa chất sử dụng trong quá trình thực nghiệm có xuất xứ các công ty hóa chất như Merck, Việt Nam, Trung Quốc, Sigma-Aldrich Các hóa chất này được sử dụng trực tiếp không qua tinh chế thêm và được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2.1 Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu

TT Nguyên liệu Nguồn gốc, Xuất xứ

4 Bản mỏng silica gel Merck

6 3-methyl-6-nitro-1H-indazol Trung Quốc

11 Thiếc (II) clorid dihydrat Trung Quốc

16 Natri sulfat khan Trung Quốc

− Dụng cụ thủy tinh: bình cầu 500 mL, 250 mL, 100 mL, 50 mL, sinh hàn, phễu, cốc thủy tinh các loại 250 mL, 100 mL, phễu Buchner, bình nón, bình chiết, pipet Pasteur,…

− Bơm hút chân không KNF (Đức)

− Máy cất quay EYELA (Nhật Bản)

− Máy khuấy từ gia nhiệt IKA - RTC (Pháp)

− Cân kỹ thuật (Trung Quốc)

− Cân phân tích (Trung Quốc)

− Buồng soi UV bước sóng 254 nm Spectroline (Mỹ)

− Sắc ký lớp mỏng: được tiến hành trên bản mỏng silica gel 60 F254 (Merck)

− Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR) Bruker Acance 500 MHz của hãng Bruker Biospin (Thụy Sĩ) tại khoa hóa học - Trường Đại học Khoa Học

Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà Nội

− Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR) Bruker Acance 600 MHz và 126 MHz với chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS) của hãng Bruker BioSpin (Thụy Sĩ) tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

− Máy đo phổ khối phân giải 1100 Series LC – MSD – Trap – SL của hãng Agilent tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

− Máy đo phổ hồng ngoại FT-IR Affinity-IS-Shimadzu (Nhật Bản) tại Viện Hóa Học – Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam

− Máy đo nhiệt độ nóng chảy EZ – Melt, tại bộ môn Hóa Hữu Cơ - Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung nghiên cứu

− Tổng hợp được 2 dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm bao gồm:

+ (E)-1-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl)-3-(4-(4-methoxystyryl)phenyl) ure

+1-(1,3-dimethyl-1H-indazol-6-yl)-3-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6- yl)ure

− Kiểm tra độ tinh khiết bằng nhiệt độ nóng chảy và sắc ký lớp mỏng

− Khẳng định cấu trúc của các chất tổng hợp được qua các dữ liệu phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR)

2.2.2 Thử tác dụng kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được Đánh giá tác dụng kháng ung thư của 2 chất tổng hợp được trên trên 2 dòng tế bào ung thư người: Tế bào ung thư vú MDA-MB-231 và tế bào ung thư phổi A549

2.3.1 Phương pháp tổng hợp hóa học

− Dựa trên những nguyên tắc và phương pháp cơ bản của hóa học hữu cơ để tổng hợp các dẫn chất đã được thiết kế (X, XI)

− Theo dõi tiến trình phản ứng và đánh giá sơ bộ độ tinh khiết các chất bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM)

Sử dụng phương pháp chiết, sắc ký lớp mỏng và sắc ký cột để tinh chế các chất tổng hợp được

2.3.3 Phương pháp kiểm tra độ tinh khiết

Các dẫn chất sau khi tổng hợp được kiểm tra độ tinh khiết bằng SKLM hoặc đo nhiệt độ nóng chảy

− Sắc ký lớp mỏng (SKLM): Sắc ký lớp mỏng được tiến hành trên bản mỏng silica gel 60 F254 hoạt hóa ở 110 o C trong 30 phút Hệ dung môi tùy thuộc vào đặc điểm của từng chất Mẫu thử được hòa tan trong dung môi thích hợp sau đó chấm lên bản mỏng với 2-6àL, sấy khụ Triển khai sắc ký, quan sỏt kết quả dưới đốn từ ngoại ở bước sóng 254 nm

− Nhiệt độ nóng chảy: Xác định bằng máy đo nhiệt độ nóng chảy nhiệt điện EZ –

2.3.4 Phương pháp xác định cấu trúc

Sử dụng các phương pháp phổ hiện đại để xác định cấu trúc hóa học của các chất tổng hợp được như: phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR và 13 C-NMR)

− Phổ hồng ngoại (IR): ghi bằng máy FT-IR Affinity-IS-Shimadzu (Nhật Bản) với kỹ thuật làm viên nén KBr ghi trong vùng 4000-500 cm -1

− Phổ khối lượng (MS): ghi bằng máy khối phổ LC-MSD-Trap-SL, hoạt động theo phương pháp phun mù điện tử ESI

− Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR): được ghi bằng máy Bruker Acance đo ở tần số 500 và 600 MHz Độ dịch chuyển hóa học (δ) được biểu thị bằng đơn vị phần triệu (ppm), lấy mốc là pic của chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS), nhiệt độ ghi phổ khoảng 300 K, dung môi DMSO-d 6

− Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 13 C-NMR): được ghi bằng máy Bruker Acance đo ở tần số 126 MHz Độ dịch chuyển hóa học (δ) được biểu thị bằng đơn vị phần triệu (ppm), lấy mốc là pic của chất chuẩn nội tetramethylsilan (TMS), nhiệt độ ghi phổ khoảng 300 K, dung môi DMSO-d 6

2.3.5 Phương pháp thử hoạt tính kháng tế bào ung thư

Hoạt tính kháng tế bào ung thư của các chất tổng hợp được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Dược lý phân tử, Bộ môn Dược lý, Khoa Dược lý Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được theo phương pháp MTT trên 2 dòng tế bào ung thư A549 và MDA-MB-231

Thử nghiệm hoạt tính kháng tế bào ung thư người được tiến hành theo phương pháp in vitro để đánh giá khả năng sống sót của tế bào ung thư

Hoạt tính gây độc tế bào được thực hiện dựa trên phương pháp MTT (3-(4,5- dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium) được mô tả lần đầu tiên bởi tác giả Tim Mosma, 1983 [33] Đây là phương pháp đánh giá khả năng sống sót của tế bào qua khả năng khử MTT (màu vàng) thành một phức hợp formazan (màu tím) bởi hoạt động của enzym dehydrogenase trong ty thể Sản phẩm formazan được hòa tan bằng DMSO và đo mật độ quang (OD) ở bước sóng λ = 570 nm [42] Giá trị thể hiện hoạt tính là IC50

(nồng độ chất thử ức chế 50% sự phát triển của tế bào)

Các dòng tế bào có nguồn gốc từ Bảo tàng giống chuẩn Hoa kỳ (ATCC) gồm:

• Dòng ung thư vú MDA-MB-231

Dòng tế bào được lưu giữ trong nitơ lỏng, hoạt hóa và duy trì trong môi trường DMEM (Dulbeccos Modified Eagle Medium) có bổ sung huyết thanh thai bò FBS 10% và dung dịch kháng sinh 1% (penicillin 50,000 unit/L và streptomycin 50mg/L) Tế bào được duy trì trong tủ ấm tạo ẩm ở 37 0 C với 5% CO2

Tất cả các thuốc thử nuôi cấy tế bào được mua từ Thermo Scientific (Waltham, MA, USA)

17 Các thiết bị nuôi cấy tế bào (đĩa nuôi cấy mô 96 giếng, đĩa 10 mm, đĩa 35 mm và phiến kính 8 giếng) được mua từ Corning Incorporated (Somerville, Massachusetts, Hoa Kỳ)

Tế bào được cấy trong đĩa 96 giếng với mật độ 104 tế bào/giếng trong môi trường DMEM đầy đủ Sau khi ủ qua đêm, môi trường được thay thế bằng môi trường không chứa FBS được bổ sung thêm chất thử với các nồng độ tăng dần lần lượt là 1, 3, 10, 30,

100 àM Chất tham chiếu doxorubicin được thử với cỏc nồng độ 0,1; 0,3; 1; 3 và 10 àM Tế bào được tiếp tục nuụi cấy trong vũng 72 giờ, sau đú thờm 10 àL dung dịch MTT vào môi trường nuôi cấy để thu được nồng độ cuối cùng là 0,5 mg/mL Sau khi ủ với MTT trong 2h thì hút bỏ môi trường, tinh thể formazan tạo thành được hòa tan trong 200àL DMSO và tiến hành đo quang ở bước súng 570 nm

2.3.5.4 Xử lý kết quả thực nghiệm

Tỉ lệ ức chế tế bào tại mỗi nồng độ được tính theo công thức:

% ức chế tế bào = (ΔODchứng– ΔODmẫu thử)/ΔODchứng x 100, trong đó ΔODchứng/mẫu thử = ODchứng/mẫu thử - ODtrắng

Giá trị IC50 (và khoảng tin cậy 95%) được ước lượng từ đáp ứng tại 5 nồng độ riêng biệt, sử dụng phương pháp hồi quy phi tuyến với mô hình sigmoidal dose response trên phần mềm GraphPad Prism 8.3.0 (San Diego, CA, USA)

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ

Tổng hợp hóa học

Quy trình tổng hợp 4-(4-methoxystyryl)anilin được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.1 Tổng hợp 4-(4-methoxystyryl)anilin

Quy trình tổng hợp 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.2 Tổng hợp 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin

Quy trình tổng hợp các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.3 Tổng hợp các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm

3.1.1 Tổng hợp chất trung gian (E)-4-(4-methoxystyryl)anilin

3.1.1.1 Tổng hợp (E)-4-(4-nitrostyryl)phenol (III)

Sơ đồ 3.4 Quy trình tổng hợp (E)-4-(4-nitrostyryl)phenol

− Cho vào bình cầu hỗn hợp gồm hợp chất I (500 mg; 2,76 mmol) và 674,1 mg hợp chất II (674,1 mg; 5,52 mmol), 5 mL piperidin

− Đun hồi lưu hỗn hợp ở nhiệt độ 140 o C và khuấy từ trong 9 giờ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, để nguội bình phản ứng, sau đó đem đi chiết với dung môi EA (3 lần, mỗi lần 30 mL)

− Thu lấy pha dung môi hữu cơ sau đó làm khan bằng Na2SO4 và cô quay dưới áp suất giảm ở 45 o C để loại dung môi

− Tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với pha động là hệ dung môi EA:n-hexan, chất III thu được ở hệ EA:n-hexan = 3:17

− Dịch sau khi chạy sắc ký cột đem đi cô quay để loại dung môi

− Sấy khô trong tủ sấy chân không thu được sản phẩm III

− Cảm quan: Chất rắn có màu cam

− R f = 0,46 (SKLM, silica gel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2)

3.1.1.2 Tổng hợp (E)-1-methoxy-4-(4-nitrostyryl)benzen (IV)

Sơ đồ 3.5 Quy trình tổng hợp (E)-1-methoxy-4-(4-nitrostyryl)benzen

− Hòa tan hợp chất III (300 mg; 1,24 mmol) trong 5 mL dung môi DMF vào bình cầu đáy tròn 100 mL

− Thêm tiếp K2CO3 (514 mg; 3,72 mmol), CH3I (0,08 mL; 1,26 mmol) vào bình cầu

− Đun hỗn hợp ở 50 o C và khuấy từ trong 4 giờ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, làm lạnh hỗn hợp phản ứng rồi thêm nước cất lạnh, xuất hiện tủa vàng

− Tủa được lọc bằng phễu Buchner và rửa bằng nước cất lạnh (3 lần x 5 mL)

− Sấy khô trong tủ sấy chân không thu được sản phẩm IV

− Cảm quan: Chất rắn màu vàng

− R f = 0,56 (SKLM, silica gel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2)

1H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 8,15 (d, J = 8,88 Hz, 2H); 7,76 (d, J = 8,84 Hz,

Sơ đồ 3.6 Quy trình tổng hợp (E)-4-(4-methoxystyryl)anilin

− Hòa tan hợp chất IV (265 mg; 1,04 mmol) trong 5 mL EtOH vào bình cầu đáy tròn 100 mL

− Thêm tiếp SnCl2.2H2O (704 mg; 3,12 mmol), 2 giọt HCl đặc vào trong bình cầu, đun hồi lưu ở 80 o C và khuấy từ trong 4 giờ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp phản ứng được cô quay dưới áp suất giảm để loại bỏ ethanol

− Thêm Na2CO3 bão hòa đến pH = 10-11, sau đó đem đi chiết bằng EA (3 lần, mỗi lần 30mL)

− Thu lấy pha dung môi hữu cơ, sau đó làm khan bằng Na2SO4, cô quay dưới áp suất giảm ở 45 o C để loại dung môi

− Tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với pha động là hệ dung môi EA:n-hexan, thu được chất V ở EA:n-hexan = 1:3

− Dịch sau khi chạy sắc ký cột được đem đi cô quay để loại dung môi

− Sấy khô trong tủ sấy chân không thu được sản phẩm V

− Cảm quan: Chất rắn có màu trắng

− R f = 0,40 (SKLM, silica gel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2)

1H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 7,43 (d, J = 8,90 Hz, 2H); 7,24 (d, J = 8,47 Hz,

3.1.2 Tổng hợp chất trung gian 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin

3.1.2.1 Tổng hợp 1,3-dimethyl-6-nitro-1H-indazol (VII)

Sơ đồ 3.7 Quy trình tổng hợp 1,3-dimethyl-6-nitro-1H-indazol

− Hòa tan hợp chất VI (300 mg; 1,69 mmol) trong 5 mL DMF vào bình cầu đáy tròn 100 mL

− Thêm tiếp K2CO3 (702 mg; 5,07 mmol), CH3I (0,11 mL; 1,69 mmol) vào bình cầu

− Đun hỗn hợp ở 50 o C và khuấy từ trong 4 giờ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp được đem đi chiết với dung môi EA (3 lần, mỗi lần 30 mL), gộp dịch chiết chung của cả 3 lần

− Lắc dịch chiết với NaCl bão hòa, làm khan bằng Na2SO4

− Tinh chế bằng sắc ký cột silica gel, pha động là hệ dung môi EA:n-hexan với tỉ lệ thay đổi theo thời gian (5-15% EA) để tách 2 đồng phân, cô quay dưới áp suất giảm ở

45 o C để loại dung môi và sấy trong tủ sấy chân không thu được chất VII (đồng phân kém phân cực hơn)

− Cảm quan: Chất rắn màu vàng

− R f = 0,57 (SKLM, silica gel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2)

1H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 8,62 (d, J = 1,80 Hz, 1H); 7,95 (d, J = 9,0 Hz,

3.1.2.2 Tổng hợp 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin (VIII)

Sơ đồ 3.8 Quy trình tổng hợp 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin

− Hòa tan hợp chất VII (140 mg; 0,73 mmol) trong 5 mL ethanol vào bình cầu đáy tròn 100 mL

− Thêm tiếp SnCl2.2H2O (496,4 mg; 2,2 mmol), 2 giọt HCl đặc vào trong bình cầu, đun hồi lưu ở 80 o C và khuấy từ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp phản ứng được cô quay dưới áp suất giảm để loại bớt ethanol

− Thêm Na2CO3 bão hòa đến pH = 10-11 sau đó đem đi chiết bằng EA (3 lần, mỗi lần 25 mL)

− Thu lấy pha dung môi hữu cơ, sau đó làm khan bằng Na2SO4, cô quay dưới áp suất giảm ở 45 o C để loại dung môi

− Tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với pha động là hệ dung môi EA:n-hexan và thu được chất VIII ở hệ EA:n-hexan = 3:17

− Dịch sau khi chạy sắc ký cột đem đi cô quay để loại dung môi

− Sấy trong tủ sấy chân không thu được sản phẩm VIII

− Cảm quan: Chất rắn màu vàng

− R f = 0,42 (SKLM, silica gel 60 F254, hệ dung môi EA:n-hexan = 1:2)

3.1.3 Tổng hợp các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm

3.1.3.1 Tổng hợp (E)-1-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl)-3-(4-(4- methoxystyryl)phenyl)ure (X)

Sơ đồ 3.9 Quy trình tổng hợp (E)-1-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl)-3-

− Thêm vào bình cầu con khuấy từ, hợp chất V (50 mg; 0,22 mmol), hợp chất IX

− Thêm tiếp TEA (0,09 mL; 0,66 mmol)

− Đun hỗn hợp ở 50 o C và khuấy từ trong 8 giờ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:1 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp được đem đi chiết với dung môi EA (3 lần, mỗi lần 15 mL)

− Thu pha dung môi hữu cơ, sau đó làm khan bằng Na2SO4, cô quay dưới áp suất giảm ở 45 o C để loại dung môi

− Tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với pha động là hệ dung môi EA:n-hexan và thu được chất X ở EA:n-hexan = 2:3

− Dịch sau khi chạy sắc ký cột đem đi cô quay để loại dung môi

− Sấy khô trong tủ sấy chân không thu được sản phẩm X

3.1.3.2 Tổng hợp 1-(1,3-dimethyl-1H-indazol-6-yl)-3-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H- chromen-6-yl)ure (XI)

Sơ đồ 3.10 Quy trình tổng hợp 1-(1,3-dimethyl-1H-indazol-6-yl)-3-(5-methoxy-2,2- dimethyl-2H-chromen-6-yl)ure

− Thêm vào bình cầu con khuấy từ, hợp chất VIII (50 mg; 0,31 mmol), hợp chất

IX (100,9 mg, 0,31 mmol), 3 mL ACN

− Thêm tiếp TEA (0,13 mL; 0,93 mmol)

− Đun hỗn hợp ở 50 o C và khuấy từ trong 8 giờ

− Theo dõi phản ứng bằng SKLM với hệ dung môi EA:n-hexan = 1:1 trên bản mỏng silica gel 60 F254 và phát hiện vết bằng đèn tử ngoại ở bước sóng 254 nm

− Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp được đem đi chiết với dung môi EA (3 lần, mỗi lần 15 mL)

− Thu pha dung môi hữu cơ, sau đó làm khan bằng Na2SO4, cô quay dưới áp suất giảm ở 45 o C để loại dung môi

− Tinh chế bằng sắc ký cột silica gel với pha động là hệ dung môi EA:n-hexan và thu được chất XI ở EA:n-hexan = 2:3

− Dịch sau khi chạy sắc ký cột đem đi cô quay để loại dung môi

− Sấy khô trong tủ sấy chân không thu được sản phẩm XI

Bảng 3.1 Thông số cảm quan, khối lượng, hiệu suất tổng hợp các chất X, XI

Ký hiệu Công thức cấu tạo Cảm quan Khối lượng

X Chất rắn màu nâu đỏ

XI Chất rắn màu nâu đỏ

Kiểm tra độ tinh khiết, khẳng định cấu trúc

3.2.1 Kiểm tra độ tinh khiết

Sản phẩm sau khi tổng hợp và tinh chế được kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng Các chất sau khi tổng hợp được hòa tan vào dung môi thích hợp, sau đó chấm 2-6àL lờn bản mỏng, sấy khụ Triển khai sắc ký với hệ dung mụi EA:n-hexan với cỏc tỷ lệ khác nhau Sau khi kết thúc, sắc ký được quan sát dưới đèn tử ngoại 254 nm Kết quả cho thấy các chất X, XI đều cho thấy duy nhất một vết rõ ràng, không có các vết phụ khác, đủ điều kiện đo phổ và đánh giá hoạt tính sinh học Giá trị R f được ghi lại ở bảng 3.2

3.2.1.2 Đo nhiệt độ nóng chảy

Các chất X, XI được kiểm tra độ tinh khiết bằng SKLM đồng thời được tiến hành đo nhiệt độ nóng chảy Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy cho thấy: các dẫn chất (X, XI) tổng hợp được đều có điểm chảy rõ ràng, khoảng chênh lệch hẹp 1-2 o C Kết quả cụ thể được tóm tắt ở bảng 3.2

Bảng 3.2 Giá trị R f và t o nc của các chất X, XI

Ký hiệu Công thức cấu tạo t o nc ( o C) R f

Hệ dung môi (EA:n-hexan)

Các chất sau khi tổng hợp được tiến hành đi đo: phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR)

Kết quả phổ hồng ngoại của 2 hợp chất được trình bày ở bảng 3.3

Nhận xét: Dựa vào bảng 3.3 và phân tích phổ đồ (phụ lục 8, 12), có thể nhận biết sơ bộ sự xuất hiện của các nhóm chức thông qua vị trí, cường độ, hình dạng pic Tuy nhiên dữ liệu phổ IR chưa đủ để khẳng định cấu trúc của 2 dẫn chất tổng hợp được, cần đo thêm phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR)

Bảng 3.3 Số liệu phổ hồng ngoại của các dẫn chất (X, XI)

Ký hiệu Công thức cấu tạo

Kết quả phân tích phổ khối của 2 hợp chất đã tổng hợp được trình bày ở bảng 3.4

Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.4 và phổ đồ (phụ lục 7,

11), có thể thấy các phổ đồ đều có pic phân tử với cường độ mạnh và có số khối đúng bằng số khối dự kiến của chất tương ứng Từ đó có thể khẳng định kết quả phổ khối lượng phù hợp với công thức dự kiến của 2 chất X, XI

Bảng 3.4 Số liệu phổ MS của các dẫn chất (X, XI)

Hiệu Công thức cấu tạo CTPT KLPT m/z (ESI-MS)

3.2.2.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H–NMR

Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H–NMR được trình bày ở bảng 3.5

Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.5 và phổ đồ (phụ lục 5, 9) cho thấy số lượng proton, độ bội tín hiệu, độ dịch chuyển hóa học và hằng số ghép cặp phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến

Bảng 3.5 Số liệu phổ 1 H–NMR của các dẫn chất (X, XI)

Ký hiệu Số liệu phân tích phổ

1H-NMR (600 MHz, DMSO-d 6 ) δ 9,20 (s, 1H, Ha); 8,10 (s, 1H, Hb); 7,81 (d, J = 8,82 Hz, 1H, H7); 7,50 (d, J = 8,76 Hz, 2H, H2’’, H6’’); 7,48 (d, J = 8,70 Hz, 2H, H3’, H5’); 7,44 (d, J 8,70 Hz, 2H, H2’, H6’); 7,06 (d, J = 16,38 Hz, 1H, Hd); 7,02 (d, J = 16,44 Hz, 1H, Hc); 6,93 (d, J = 8,76 Hz, 2H, H3’’,

1H-NMR (500 MHz, DMSO-d 6 ) δ 9,33 (s, 1H, Ha); 8,18 (s, 1H, Hb); 7,86 (d, J = 1,65 Hz, 1H, H7’); 7,84 (d, J = 8,80 Hz, 1H, H7); 7,57 (d, J = 8,50 Hz, 1H, H4’); 6,88 (dd, J = 8,50 Hz, 1,65 Hz, 1H, H5’); 6,56 (d, J = 9,85 Hz, 1H, H4); 6,53 (d, J 8,85 Hz, 1H, H8); 5,83 (d, J = 9,90 Hz, 1H, H3); 3,90 (s, 3H,

Ghi chú: ẟ: độ dịch chuyển hóa học, s: singlet; d: doublet; dd: doublet of doublet; m: multiplet

3.2.2.4 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C-NMR

Kết quả phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C-NMR được ghi ở bảng 3.6

Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích dữ liệu phổ ở bảng 3.6 và phổ đồ (phụ lục 6,

10) cho thấy số lượng carbon, độ dịch chuyển hóa học của các nguyên tử carbon phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến

Bảng 3.6 Số liệu phổ 13 C-NMR của các dẫn chất (X, XI)

Hiệu Công thức cấu tạo

Thử hoạt tính kháng tế bào ung thư

Sau khi khẳng định cấu trúc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hoạt tính kháng tế bào ung thư của hai dẫn chất (X, XI) trên dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-

231 và ung thư phổi A549 tại Phòng thí nghiệm Dược lý phân tử, Bộ môn Dược lý, Khoa Dược lý Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội

Kết quả giá trị IC50 cụ thể được trình bày ở bảng 3.7

Bảng 3.7 Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư trên dòng tế bào MDA-MB-

Ký hiệu Công thức cấu tạo Độc tính tế bào trên từng dòng tế bào

Ghi chú: IC50 là nồng độ ức chế 50% sự phát triển, 95% CI là khoảng tin cậy 95%

Nhận xét: Kết quả cho thấy 2 dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure (X, XI) đều có hoạt tính kháng tế bào ung thư trên cả 2 dòng tế bào ung thư MDA-MB-231 (IC50 = 4,47- 6,57 àM) và A549 (IC50 = 1,24 - 18,77 àM)

BÀN LUẬN

Tổng hợp hóa học

4.1.1 Tổng hợp chất trung gian (E)-4-(4-methoxystyryl)anilin

Quá trình tổng hợp chất trung gian (E)-4-(4-methoxystyryl)anilin (V) được trải qua

3 giai đoạn Giai đoạn 1 là phản ứng ngưng tụ decarboxyl hóa tạo hợp chất III, giai đoạn 2 là phản ứng O-methyl hóa tạo hợp chất IV, giai đoạn 3 là phản ứng khử hóa nhóm nitro thơm tạo hợp chất V

4.1.1.1 Phản ứng ngưng tụ decarboxyl hóa

Hợp chất III được tổng hợp từ phản ứng ngưng tụ decarboxyl hóa giữa 2-(4- nitrophenyl)acetic acid và 4-hydroxybenzaldehyd được đun nóng ở 140 o C trong piperidin sau đó tinh chế trên sắc ký cột thu được sản phẩm

Dưới sự xúc tác của base, acid carboxylic dễ dàng ngưng tụ với aldehyd Sản phẩm ngưng tụ trong môi trường kiềm tồn tại chủ yếu ở dưới dạng carboxylat Khi đun nóng ở nhiệt độ cao 140 o C, phản ứng decarboxyl hóa diễn ra kèm theo sự tách nước thu được hợp chất III Phản ứng tiến hành đơn giản và cho hiệu suất cao (80-90%)

Sơ đồ 4.1 Cơ chế của phản ứng tổng hợp chất III

Phản ứng O-methyl hóa được tiến hành rất đơn giản trong thời gian ngắn với tác nhân alkyl halogenid mạnh: CH3I trong dung môi DMF và xúc tác base K2CO3 ở nhiệt độ 50 o C Đây là phản ứng xảy ra với cơ chế thế ái nhân SN2

Sơ đồ 4.2 Cơ chế của phản ứng O-methyl hóa

31 Dẫn chất phenol ở trạng thái phân tử có tính ái nhân yếu, khả năng tấn công kém nên cần phải có giai đoạn hoạt hóa bằng K2CO3 Vì nguyên tử H trong liên kết O-H có tính acid yếu, khi đó K2CO3 đóng vai trò là một base sẽ lấy H này và chuyển dẫn chất phenol thành phenolat có tính ái nhân mạnh hơn Sau đó phenolat tấn công vào C trong

CH3I theo cơ chế ái nhân lưỡng phân tử (SN2) tạo sản phẩm thế

Tác nhân CH3I được chọn thay vì alkyl halogenid khác do CH3I có khả năng alkyl hóa mạnh, cho phản ứng nhanh hơn các tác nhân alkyl khác do cấu trúc không gian ít bị cản trở Tuy nhiên cần cân nhắc kĩ do CH3I có giá thành rất cao, lại khá độc hại cho môi trường, con người và dễ bị thủy phân thành iod nên khó khăn trong quá trình bảo quản

Ngoài dung môi DMF, phản ứng methyl hóa này có thể tiến hành trong các dung môi khác như aceton, ACN Tuy nhiên khi tiến hành phản ứng trong dung môi aceton, ACN thì thời gian tiến hành sẽ dài hơn so với trong dung môi DMF (điều này đã được thực nghiệm tại bộ môn) Điều này có thể lí giải do độ phân cực của dung môi ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Mặt khác, DMF cũng hòa tan tốt các chất tham gia phản ứng Do vậy, sử dụng dung môi DMF có thể rút ngắn được thời gian phản ứng, hiệu suất cao

4.1.1.3 Phản ứng khử nhóm nitro thơm

Phản ứng trên sử dụng tác nhân SnCl2.2H2O/HCl trong dung môi ethanol để khử hóa nhóm nitro thơm tạo hợp chất V Nhóm nitro thơm có thể khử hóa bằng nhiều tác nhân khác nhau như thiếc, sắt, kẽm trong môi trường acid, khử hóa bằng hydro phân tử với các xúc tác (niken, platin, palladi) hoặc bằng các hydrid kim loại (LiAlH4,

NaBH4)….Tuy nhiên ở khóa luận này, chúng tôi lựa chọn tác nhân SnCl2.2H2O/HCl bởi vì giá thành thấp và an toàn do hạn chế được nguy cơ cháy nổ so với khi khử hóa bằng hydro phân tử xúc tác (khí hydro nhẹ , dễ bị rò rỉ và tạo hỗn hợp nổ với không khí ở khoảng nồng độ rất rộng)

Tuy nhiên nhóm nitro khi khử bằng tác nhân này thường phải trải qua nhiều trạng thái trung gian trước khi đưa về amin nên phản ứng có thể không xảy ra hoàn toàn và có tạp chất Do đó cần được tinh chế trên sắc ký cột để thu được sản phẩm tinh khiết Phản ứng được đun hồi lưu ở 80 o C thu được hiệu suất khá cao Khi thực hiện ở điều kiện này, các nhóm chức dễ bị khử khác như là ester, nitril, ceton, alken, halogen, oxim đều không bị ảnh hưởng SnCl2 là tác nhân khử hiệu quả ở môi trường acid hơn so với môi trường trung tính

Sau khi phản ứng kết thúc, đem đi cô quay để loại bỏ ethanol, tránh gây khó khăn trong quá trình chiết tách Xử lý phản ứng cần cho thêm Na2CO3 bão hòa đến pH = 10-

11, để tủa hết muối thiếc dư Sản phẩm thu được sau khi tinh chế sắc ký cột đem đi thực hiện phản ứng tiếp theo

Sơ đồ 4.3 Cơ chế của phản ứng khử hóa nhóm nitro thơm

4.1.2 Tổng hợp chất trung gian 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin

Quá trình tổng hợp chất trung gian 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin từ dẫn chất 3- methyl-6-nitro-1H-indazol được trải qua 2 giai đoạn Giai đoạn 1 là phản ứng N- methyl hóa tạo hợp chất VII, giai đoạn 2 là phản ứng khử hóa tạo hợp chất VIII

Sơ đồ 4.4 Các sản phẩm có thể tạo thành của phản ứng N-methyl hóa chất VI

Phản ứng N-methyl hóa cũng tương tự O-methyl hóa ở trên được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng với tác nhân CH3I trong dung môi DMF có xúc tác K2CO3 ở nhiệt độ 50 o C

Dẫn chất 3-methyl-6-nitro-1H-indazol ở trạng thái phân tử có tính ái nhân yếu, khả năng tấn công kém nên cần phải có giai đoạn hoạt hóa bằng K2CO3 Khi đó K2CO3 đóng vai trò là một base sẽ lấy H linh động trong liên kết N-H chuyển dẫn chất indazol từ dạng phân tử trung hòa sang dạng anion có tính ái nhân mạnh hơn Anion này sẽ tấn công vào C trong CH3I tạo sản phẩm thế

Vì vòng indazol có 2 dạng hỗ biến với nhau, do đó khi thực hiện phản ứng methyl hóa sẽ thu được 2 đồng phân trong đó sản phẩm chính là đồng phân N-1 (VII) còn sản phẩm phụ là đồng phân N-2 (VIIa) (sơ đồ 4.4) Nhận thấy 2 sản phẩm này có R f khác nhau, do vậy dựa vào sắc ký cột silica gel với hệ dung môi EA:n-hexan (5-15% EA) có thể thu được đồng phân N-1 Sau đó thì đồng phân N-1 (VII) sẽ được đem đi khử

33 hóa nhóm nitro để làm phản ứng tiếp theo, còn đồng phân N-2 (VIIa) sẽ được giữ lại sử dụng cho 1 nghiên cứu khác

Sơ đồ 4.5 Cơ chế tạo 2 đồng phân của phản ứng N-methyl hóa chất VI

4.1.2.2 Phản ứng khử nitro thơm

Xác định cấu trúc

2 dẫn chất (X, XI) đã tổng hợp đều được xác định cấu trúc bằng phổ hồng ngoại IR, phổ khối lượng MS, phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR và 13 C-NMR) Dữ liệu các phổ đã được trình bày trong mục 3 và phần phổ đồ được trình bày trong phần phụ lục Dưới đây là một số bàn luận về việc xác định cấu trúc thông qua dữ liệu phổ

Qua phổ đồ có thể nhận biết được các dải hấp phụ đặc trưng của một số nhóm chức, một số liên kết của các chất tổng hợp được Kết quả phổ hồng ngoại của các chất X,

XI được ghi tại phụ lục và bảng 3.3 Từ đó, căn cứ vào các giá trị tham khảo trong tài liệu và các kết quả trên phổ đồ, có thể biện luận một số nhóm chức như sau:

+ Phổ hồng ngoại của chất X, XI xuất hiện dải hấp phụ của dao động hóa trị liên kết N-H nằm trong khoảng 3452-3204 cm -1

+ Ngoài ra trên phổ đồ của 2 chất còn xuất hiện dải hấp phụ của dao động hóa trị liên kết C=O nằm trong khoảng 1651-1645 cm -1

Trên phổ đồ của các chất X, XI cũng quan sát thấy dao động hóa trị của các liên kết C(sp 2 )-H nằm trong khoảng 3042-3027 cm -1 và khoảng 2924-2853 cm -1 là dao động hóa trị của C(sp 3 )-H

Dưới đây là hình ảnh minh họa của phổ hồng ngoại của chất X:

Hình 4.1 Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X

Nhận thấy: Trên phổ đồ của hợp chất X xuất hiện đỉnh dao động hóa trị của liên kết N-H tại vùng 3316 và 3204 cm -1 , dải hấp thụ đặc trưng của nhóm carbonyl (C=O) tại

1645 cm -1 , dải hấp thụ đặc trưng của liên kết C(sp 2 )-H xuất hiện tại vùng 3027 cm -1 , liên kết C(sp 3 )-H có dải hấp thụ tại vùng 2924-2853 cm -1 , liên kết C-O có dải hấp thụ tại 1254-1078 cm -1 và liên kết C-N có dải hấp thụ tại 1370 cm -1

Như vậy, dữ liệu phổ IR đã cho thấy một số nhóm chức và liên kết trong các chất tổng hợp được, phù hợp với công thức cấu tạo dự kiến của 2 chất X, XI Tuy nhiên, phổ IR chưa cung cấp đủ thông tin để khẳng định được cấu trúc của các chất, do vậy để khẳng định cấu trúc, chúng ta cần đo thêm phổ khối lượng (MS), và phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR)

Trên phổ đồ của 2 dẫn chất X, XI được tổng hợp đều cho thấy xuất hiện pic ion có cường độ mạnh tương đương với [M+H] + Từ đó có thể khẳng định các dẫn chất đã tổng hợp được có phân tử khối đúng với cấu trúc dự kiến

Dưới đây là ví dụ phổ khối của X Công thức phân tử (CTPT) của X là C28H28N2O4, có phân tử khối tương ứng là 456,54 Phổ đồ xuất hiện pic [M+H] + với cường độ mạnh, có số khối 457,4 Như vậy sơ bộ cho thấy chất X có số khối đúng dự kiến

Hình 4.2 Phổ khối lượng (MS) của hợp chất X

Ngoài ra, phổ khối của XI, công thức phân tử (CTPT) của XI là C22H24N4O3 có phân tử khối là 392,46 Phổ đồ xuất hiện pic [M+H] + với cường độ mạnh nhất có số khối 393,0 Như vậy sơ bộ cho thấy chất XI có số khối đúng dự kiến

Hình 4.3 Phổ khối lượng (MS) của hợp chất XI

4.2.3 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 H-NMR

Phổ đồ 1 H-NMR cung cấp thông tin về sự có mặt của các proton thông qua sự dịch chuyển hóa học, hằng số ghép cặp J, cường độ và độ bội của tín hiệu thông qua tương tác với proton Kết quả phổ 1 H-NMR đã được trình bày ở bảng 3.5

+ 2 proton của liên kết NH-CO-NH do gắn trực tiếp với nguyên tử N và bên cạnh nhóm C=O nên giảm chắn mạnh, xuất hiện trong vùng trường thấp

+ Proton alkyl thường nằm trong vùng trường cao, có độ dịch chuyển hóa học thường là ẟ = 1-4 (ppm)

+ Ngoài ra, ở hợp chất X, 2 proton nằm trong liên kết đôi (khung stilben) có độ dịch chuyển hóa học lần lượt là 7,02 và 7,06 (ppm), có hằng số ghép cặp J khoảng 16,40

Hz đặc trưng cho cấu hình trans

Dưới đây là minh họa phổ 1 H-NMR của hợp chất XI

Hình 4.4 Phổ 1 H-NMR của hợp chất XI

Proton Ha, Hb được gắn trực tiếp với nguyên tử N có độ âm điện lớn và bên cạnh có nhóm carbonyl (C=O) và có vòng benzen hút e nên làm giảm chắn mạnh, nên nó xuất hiện ở vùng trường thấp với độ dịch chuyển lần lượt là ẟHa = 9,33 (ppm) và ẟHb = 8,18 (ppm)

Dựa trên công thức cấu tạo dự kiến, 6H ở vị trí H4’’ tương đương nhau, 3H ở nhóm

CH3 liên kết với O tại C5 tương đương nhau, 3H ở vị trí H2’’ tương đương nhau và 3H ở vị trí H1’’ cũng tương đương nhau Các H còn lại không tương đương nhau

Proton H4’’ khi xuất hiện trên phổ đồ ở dạng mũi đơn (s: singlet) nằm trong vùng alkyl có độ dịch chuyển là ẟ = 1,34 (ppm) và có 6H sinh ra pic

38 Proton H2’’, H3’’, H1’’ xuất hiện trên phổ đồ dưới dạng mũi đơn và cũng nằm trong vùng alkyl và đều có 3H sinh ra pic Proton H3’’ ở nhóm -CH3 liên kết trực tiếp với oxy có độ âm điện lớn, proton H1’’ cũng liên kết trực tiếp với nguyên tử N do đó cả 2 proton H1’’, H3’’ đều sẽ nằm ở vùng trường thấp và có độ dịch chuyển hóa học cao hơn so với H2’’ Do đó độ dịch chuyển hóa học của H1’’, H2’’, H3’’ lần lượt là ẟH3’’ = 3,73 (ppm); ẟH2’’ = 2,41 (ppm); ẟH1’’ = 3,90 (ppm)

Các proton H4’, H5’ và H7’ thuộc vòng thơm nên có độ dịch chuyển ẟ = 6-8 (ppm) H5’ có sư tách spin-spin với cả H4’ và H7’ do đó tín hiệu của H5’ là mũi đôi- đôi (dd: doublet of doublet) H5’ có 2 hằng số J là 8,50 Hz và 1,65 Hz Ở đây có sự tách spin- spin của H7’-H5’ là ghép 4 nối còn H4’-H5’ là ghép 3 nối Sự ghép càng xa sẽ cho hằng số ghép J nhỏ hơn Do đó, có thể xác định được là proton H4’ cho tín hiệu là mũi đôi có độ dịch chuyển hóa học là 7,57 (ppm) và proton H7’ cho tín hiệu là mũi đôi có độ dịch chuyển hóa học là 7,86 (ppm)

Proton H3, H4 không tương đương và H7, H8 cũng không tương đương nên sẽ 4 proton này sẽ xuất hiện trên phổ đồ dưới dạng mũi đôi (d: doublet) H7, H8 là proton nhân thơm ở vùng ẟ = 6-8 (ppm) còn H3, H4 là proton vinyl ở vùng ẟ = 5-6 (ppm) H7,

H8 có độ dịch chuyển hóa học lần lượt là ẟH7 = 7,84 (ppm) và ẟH8 = 6,53 (ppm) H3, H4 có độ dịch chuyển hóa học lần lượt là ẟH3 = 5,83 (ppm) và ẟH4 = 6,56 (ppm)

4.2.4 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13 C-NMR

Kết quả phổ 13 C-NMR của các dẫn chất X, XI được ghi tại phụ lục và bảng 3.6

Về hoạt tính kháng tế bào ung thư

Các dẫn chất X, XI đã được thử hoạt tính kháng tế bào ung thư trên các dòng tế bào ung thư theo phương pháp MTT Các dòng tế bào ung thư thử nghiệm gồm: ung thư vú MDA-MB-231 và ung thư phổi A549 Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư được trình bày ở bảng 3.7

Nhìn chung kết quả cho thấy, cả 2 hợp chất X, XI đã được tổng hợp đều có tác dụng kháng tế bào ung thư tốt đối với dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-231 và ung thư phổi A549

Trong 2 hợp chất trên, hợp chất X có tác dụng kháng tế bào ung thư mạnh trên dòng tế bào ung thư phổi A549 với giỏ trị IC50 = 1,24 àM, tốt hơn so với chất chuẩn dương doxorubicin với IC50 = 1,94 àM và tỏc dụng khỏng tế bào ung thư trờn dũng tế bào ung thư vỳ MDA-MB-231 với giỏ trị IC50 = 4,47 àM khụng tốt bằng chất chuẩn dương

41 doxorubicin với giỏ trị IC50 = 1,64 àM Hợp chất XI cú hoạt tớnh khỏng tế bào ung thư trên dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-231 và tế bào ung thư phổi A549 thấp hơn chất đối chứng dương doxorubicin Đặc biệt cả 2 hợp chất đều cho thấy tác dụng kháng tế bào ung thư tốt hơn chất đối chiếu NCT-58 trên dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-231 Riêng hợp chất X còn cho thấy hoạt tính kháng tế bào ung thư trên dòng tế bào ung thư phổi A549 tốt hơn chất đối chiếu NCT-58

Khi so sánh 2 hợp chất, hợp chất X cho tác dụng kháng tế bào ung thư trên cả 2 dòng tế bào A549 và MDA-MB-231 tốt hơn hợp chất XI Hợp chất X có hoạt tính kháng tế bào ung thư trên 2 dòng tế bào A549 và MDA-MB-231 gấp lần lượt khoảng

15 và 1,5 lần so với hợp chất XI ở mỗi dòng tế bào

Hợp chất X Hợp chất XI

Hai hợp chất X, XI khác nhau ở nhóm thế aryl ở vị trí Na Như vậy trong 2 chất tổng hợp được, khung (E)-stilben cho tác dụng kháng tế bào ung thư tốt hơn khung indazol trên 2 dòng tế bào A549 và MDA-MB-231

Khóa luận đã tổng hợp và nghiên cứu tác dụng kháng tế bào ung thư trên 2 dòng tế bào ung thư người của dãy dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure Có thể thấy nhóm thế aryl ở vị trí Na ảnh hưởng lớn tới hoạt tính kháng tế bào ung thư

Khi thay các nhóm thế khác nhau thì hoạt tính kháng tế bào ung thư thay đổi khác nhau Tuy nhiên số lượng chất thử còn ít (2 chất) và mới chỉ thử nghiệm hoạt tính trên

2 dòng tế bào A549 và MDA-MB-231, do đó chưa có đủ cơ sở chắc chắc để kết luận về chiều hướng thay đổi của hoạt tính kháng tế bào ung thư

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Từ kết quả của nghiên cứu đã trình bày kết luận rằng đề tài đã thực hiện được 2 mục tiêu đề ra

1.1 Tổng hợp và khẳng định cấu trúc Đã tổng hợp được 2 dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm Các chất tổng hợp đều là chất mới, chưa có công bố trong các tài liệu:

+ (E)-1-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl)-3-(4-(4-methoxystyryl)phenyl) ure (X)

+ 1-(1,3-dimethyl-1H-indazol-6-yl)-3-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl) ure (XI)

Tất cả các chất tổng hợp được đều được kiểm tra độ tinh khiết bằng sắc ký lớp mỏng và đo nhiệt độ nóng chảy, được xác định cấu trúc bằng các phổ hồng ngoại (IR), phổ khối lượng (MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( 1 H-NMR, 13 C-NMR) Kết quả thu được cho thấy các chất tổng hợp được có cấu trúc đúng như dự kiến

1.2 Hoạt tính kháng tế bào ung thư Đã thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của 2 dẫn chất tổng hợp được với 2 dòng tế bào ung thư người là tế bào ung thư phổi A549, tế bào ung thư vú MDA-MB-231 Kết quả cho thấy cả 2 hợp chất tổng hợp được có hoạt tính sinh học tốt trên 2 dòng tế bào ung thư thử nghiệm A549 và MDA-MB-231

Trong đó, hợp chất X có hoạt tính tốt nhất trên dòng tế bào ung thư phổi A549 với giỏ trị IC50 = 1,24 àM và trờn dũng tế bào ung thư vỳ MDA-MB-231 với giỏ trị IC50 4,47 àM.

Kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Từ các kết quả ở trên chúng tôi xin có một số đề xuất như sau:

− Tiếp tục thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất tổng hợp được trên các dòng ung thư khác nhau: ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan…

− Tiếp tục tổng hợp và thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của các dẫn chất 5- methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl ure mang nhân thơm khác nhằm tìm kiếm các chất có triển vọng trong dãy chất này

1 Abdelgalil A A., Alkahtani H M., Al-Jenoobi F I (2019), "Sorafenib", Profiles

Drug Subst Excip Relat Methodol, 44, pp 239-266

2 Ahmad I., Iwata T., Leung H Y (2012), "Mechanisms of FGFR-mediated carcinogenesis", Biochim Biophys Acta, 1823(4), pp 850-60

3 Amatya E., Blagg B S J (2023), "Recent advances toward the development of

Hsp90 C-terminal inhibitors", Bioorg Med Chem Lett, 80, pp 129111

4 Bickel D., Gohlke H (2019), "C-terminal modulators of heat shock protein of

90 kDa (HSP90): State of development and modes of action", Bioorg Med Chem, 27(21), pp 115080

5 Birbo B., Madu E E., et al (2021), "Role of HSP90 in Cancer", Int J Mol Sci,

6 Bukowski R M., Yasothan U., Kirkpatrick P (2010), "Pazopanib", Nat Rev

7 Carneiro B A., Meeks J J., et al (2015), "Emerging therapeutic targets in bladder cancer", Cancer Treat Rev, 41(2), pp 170-8

8 Chang E., Weinstock C., et al (2022), "FDA Approval Summary: Tivozanib for

Relapsed or Refractory Renal Cell Carcinoma", Clin Cancer Res, 28(3), pp

9 Chun Y S., Yeo E J., et al (2001), "Inhibitory effect of YC-1 on the hypoxic induction of erythropoietin and vascular endothelial growth factor in Hep3B cells", Biochem Pharmacol, 61(8), pp 947-54

10 Cicenas J (2016), "The Aurora kinase inhibitors in cancer research and therapy", J Cancer Res Clin Oncol, 142(9), pp 1995-2012

11 Cui J., Peng X., et al (2017), "Optimization of 1H-indazol-3-amine derivatives as potent fibroblast growth factor receptor inhibitors", Bioorg Med Chem Lett, 27(16), pp 3782-3786

12 Cullinan S B., Whitesell L (2006), "Heat shock protein 90: a unique chemotherapeutic target", Semin Oncol, 33(4), pp 457-65

13 De Filippis B., Ammazzalorso A., et al (2017), "Anticancer Activity of

Stilbene-Based Derivatives", ChemMedChem, 12(8), pp 558-570

14 Dernovsek J., Tomasic T (2023), "Following the design path of isoform- selective Hsp90 inhibitors: Small differences, great opportunities", Pharmacol Ther, 245, pp 108396

15 Ettrich T J., Seufferlein T (2018), "Regorafenib", Recent Results Cancer Res,

16 Ghosh A K., Brindisi M (2020), "Urea Derivatives in Modern Drug Discovery and Medicinal Chemistry", J Med Chem, 63(6), pp 2751-2788

17 Gill Manjinder Singh, Prachi Ramteke, Tanwar Dinesh Kumar (2023),

"Improved Synthesis of Unsymmetrical Ureas via Carbamates", SynOpen,

18 Gosslau A., Chen M., et al (2005), "A methoxy derivative of resveratrol analogue selectively induced activation of the mitochondrial apoptotic pathway in transformed fibroblasts", Br J Cancer, 92(3), pp 513-21

19 Helsten T., Elkin S., et al (2016), "The FGFR Landscape in Cancer: Analysis of

4,853 Tumors by Next-Generation Sequencing", Clin Cancer Res, 22(1), pp

20 Horvath Z., Marihart-Fazekas S., et al (2007), "Novel resveratrol derivatives induce apoptosis and cause cell cycle arrest in prostate cancer cell lines",

21 Hoy S M (2019), "Glasdegib: First Global Approval", Drugs, 79(2), pp 207-

22 Jackson S E (2013), "Hsp90: structure and function", Top Curr Chem, 328, pp

23 Kim S H., Hong S H (2016), "Ruthenium-Catalyzed Urea Synthesis Using

Methanol as the C1 Source", Org Lett, 18(2), pp 212-5

24 Ko J H., Sethi G., et al (2017), "The Role of Resveratrol in Cancer Therapy",

25 Lapenna S., Giordano A (2009), "Cell cycle kinases as therapeutic targets for cancer", Nat Rev Drug Discov, 8(7), pp 547-66

26 Lebel H., Leogane O (2006), "Curtius rearrangement of aromatic carboxylic acids to access protected anilines and aromatic ureas", Org Lett, 8(25), pp

27 Li J J., Li S A (2006), "Mitotic kinases: the key to duplication, segregation, and cytokinesis errors, chromosomal instability, and oncogenesis", Pharmacol Ther, 111(3), pp 974-84

28 Li Z N., Luo Y (2023), "HSP90 inhibitors and cancer: Prospects for use in targeted therapies (Review)", Oncol Rep, 49(1), pp 6

29 Listro R., Rossino G., et al (2022), "Urea-based anticancer agents Exploring

100-years of research with an eye to the future", Front Chem, 10, pp 995351

30 Liu J., Peng X., et al (2015), "Design, synthesis and biological evaluation of novel FGFR inhibitors bearing an indazole scaffold", Org Biomol Chem, 13(28), pp 7643-54

31 Ma Z., Han X., et al (2023), "Design and synthesis of 2,6-dihalogenated stilbene derivatives as potential anti-inflammatory and antitumor agents",

32 Ma Z., Zhang W., et al (2023), "Design, synthesis, cytotoxic activity, and in silico studies of nitrogenous stilbenes", Fitoterapia, 170, pp 105625

33 Mosmann T (1983), "Rapid colorimetric assay for cellular growth and survival: application to proliferation and cytotoxicity assays", J Immunol Methods, 65(1- 2), pp 55-63

34 Nair A., Lemery S J., et al (2015), "FDA Approval Summary: Lenvatinib for

Progressive, Radio-iodine-Refractory Differentiated Thyroid Cancer", Clin Cancer Res, 21(23), pp 5205-8

35 Nair A., Reece K., et al (2021), "FDA Supplemental Approval Summary:

Lenvatinib for the Treatment of Unresectable Hepatocellular Carcinoma",

36 Parida P K., Mahata B., et al (2018), "Inhibition of cancer progression by a novel trans-stilbene derivative through disruption of microtubule dynamics, driving G2/M arrest, and p53-dependent apoptosis", Cell Death Dis, 9(5), pp

37 Patil M., Noonikara-Poyil A., et al (2019), "New Urea Derivatives as Potential

Antimicrobial Agents: Synthesis, Biological Evaluation, and Molecular Docking Studies", Antibiotics (Basel), 8(4), pp 178

38 Piotrowska-Kempisty H., Rucinski M., et al (2016), "3'-hydroxy-3,4,5,4'- tetramethoxystilbene, the metabolite of resveratrol analogue DMU-212, inhibits ovarian cancer cell growth in vitro and in a mice xenograft model", Sci Rep, 6, pp 32627

39 Piotrowska H., Myszkowski K., et al (2014), "DMU-212 inhibits tumor growth in xenograft model of human ovarian cancer", Biomed Pharmacother, 68(4), pp 397-400

40 Qian S., He T., et al (2016), "Discovery and preliminary structure-activity relationship of 1H-indazoles with promising indoleamine-2,3-dioxygenase 1 (IDO1) inhibition properties", Bioorg Med Chem, 24(23), pp 6194-6205

41 Scott L J (2017), "Niraparib: First Global Approval", Drugs, 77(9), pp 1029-

42 Scudiero D A., Shoemaker R H., et al (1988), "Evaluation of a soluble tetrazolium/formazan assay for cell growth and drug sensitivity in culture using human and other tumor cell lines", Cancer Res, 48(17), pp 4827-33

43 Semenza G L (2003), "Targeting HIF-1 for cancer therapy", Nat Rev Cancer,

44 Shin D H., Kim J H., et al (2007), "Preclinical evaluation of YC-1, a HIF inhibitor, for the prevention of tumor spreading", Cancer Lett, 255(1), pp 107-

45 Shirley M (2023), "Relugolix: A Review in Advanced Prostate Cancer", Target

46 Song P., Chen M., et al (2015), "Identification of novel inhibitors of Aurora A with a 3-(pyrrolopyridin-2-yl)indazole scaffold", Bioorg Med Chem, 23(8), pp

47 Sung H., Ferlay J., et al (2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN

Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin, 71(3), pp 209-249

48 Teixeira F C., Ramos H., et al (2006), "Synthesis and structural characterization of 1- and 2-substituted indazoles: ester and carboxylic acid derivatives", Molecules, 11(11), pp 867-89

49 Theate I., van Baren N., et al (2015), "Extensive profiling of the expression of the indoleamine 2,3-dioxygenase 1 protein in normal and tumoral human tissues", Cancer Immunol Res, 3(2), pp 161-72

50 Thomas L., Lai S Y., et al (2014), "Sorafenib in metastatic thyroid cancer: a systematic review", Oncologist, 19(3), pp 251-8

51 Tyler T (2012), "Axitinib: newly approved for renal cell carcinoma", J Adv

52 Van Poppel H (2010), "Evaluation of degarelix in the management of prostate cancer", Cancer Manag Res, 2, pp 39-52

53 Wang Y., Ma W., Zheng W (2013), "Deguelin, a novel anti-tumorigenic agent targeting apoptosis, cell cycle arrest and anti-angiogenesis for cancer chemoprevention", Mol Clin Oncol, 1(2), pp 215-219

54 Yeo E J., Chun Y S., et al (2003), "YC-1: a potential anticancer drug targeting hypoxia-inducible factor 1", J Natl Cancer Inst, 95(7), pp 516-25

55 Zhang S G., Liang C G., Zhang W H (2018), "Recent Advances in Indazole-

Containing Derivatives: Synthesis and Biological Perspectives", Molecules,

Ngày đăng: 23/08/2024, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Ahmad I., Iwata T., Leung H. Y. (2012), "Mechanisms of FGFR-mediated carcinogenesis", Biochim Biophys Acta, 1823(4), pp. 850-60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mechanisms of FGFR-mediated carcinogenesis
Tác giả: Ahmad I., Iwata T., Leung H. Y
Năm: 2012
3. Amatya E., Blagg B. S. J. (2023), "Recent advances toward the development of Hsp90 C-terminal inhibitors", Bioorg Med Chem Lett, 80, pp. 129111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Recent advances toward the development of Hsp90 C-terminal inhibitors
Tác giả: Amatya E., Blagg B. S. J
Năm: 2023
4. Bickel D., Gohlke H. (2019), "C-terminal modulators of heat shock protein of 90 kDa (HSP90): State of development and modes of action", Bioorg Med Chem, 27(21), pp. 115080 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C-terminal modulators of heat shock protein of 90 kDa (HSP90): State of development and modes of action
Tác giả: Bickel D., Gohlke H
Năm: 2019
5. Birbo B., Madu E. E., et al. (2021), "Role of HSP90 in Cancer", Int J Mol Sci, 22(19), pp. 10317 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Role of HSP90 in Cancer
Tác giả: Birbo B., Madu E. E., et al
Năm: 2021
6. Bukowski R. M., Yasothan U., Kirkpatrick P. (2010), "Pazopanib", Nat Rev Drug Discov, 9(1), pp. 17-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pazopanib
Tác giả: Bukowski R. M., Yasothan U., Kirkpatrick P
Năm: 2010
7. Carneiro B. A., Meeks J. J., et al. (2015), "Emerging therapeutic targets in bladder cancer", Cancer Treat Rev, 41(2), pp. 170-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Emerging therapeutic targets in bladder cancer
Tác giả: Carneiro B. A., Meeks J. J., et al
Năm: 2015
8. Chang E., Weinstock C., et al. (2022), "FDA Approval Summary: Tivozanib for Relapsed or Refractory Renal Cell Carcinoma", Clin Cancer Res, 28(3), pp.441-445 Sách, tạp chí
Tiêu đề: FDA Approval Summary: Tivozanib for Relapsed or Refractory Renal Cell Carcinoma
Tác giả: Chang E., Weinstock C., et al
Năm: 2022
9. Chun Y. S., Yeo E. J., et al. (2001), "Inhibitory effect of YC-1 on the hypoxic induction of erythropoietin and vascular endothelial growth factor in Hep3B cells", Biochem Pharmacol, 61(8), pp. 947-54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Inhibitory effect of YC-1 on the hypoxic induction of erythropoietin and vascular endothelial growth factor in Hep3B cells
Tác giả: Chun Y. S., Yeo E. J., et al
Năm: 2001
10. Cicenas J. (2016), "The Aurora kinase inhibitors in cancer research and therapy", J Cancer Res Clin Oncol, 142(9), pp. 1995-2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Aurora kinase inhibitors in cancer research and therapy
Tác giả: Cicenas J
Năm: 2016
11. Cui J., Peng X., et al. (2017), "Optimization of 1H-indazol-3-amine derivatives as potent fibroblast growth factor receptor inhibitors", Bioorg Med Chem Lett, 27(16), pp. 3782-3786 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Optimization of 1H-indazol-3-amine derivatives as potent fibroblast growth factor receptor inhibitors
Tác giả: Cui J., Peng X., et al
Năm: 2017
12. Cullinan S. B., Whitesell L. (2006), "Heat shock protein 90: a unique chemotherapeutic target", Semin Oncol, 33(4), pp. 457-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Heat shock protein 90: a unique chemotherapeutic target
Tác giả: Cullinan S. B., Whitesell L
Năm: 2006
13. De Filippis B., Ammazzalorso A., et al. (2017), "Anticancer Activity of Stilbene-Based Derivatives", ChemMedChem, 12(8), pp. 558-570 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anticancer Activity of Stilbene-Based Derivatives
Tác giả: De Filippis B., Ammazzalorso A., et al
Năm: 2017
14. Dernovsek J., Tomasic T. (2023), "Following the design path of isoform- selective Hsp90 inhibitors: Small differences, great opportunities", Pharmacol Ther, 245, pp. 108396 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Following the design path of isoform-selective Hsp90 inhibitors: Small differences, great opportunities
Tác giả: Dernovsek J., Tomasic T
Năm: 2023
15. Ettrich T. J., Seufferlein T. (2018), "Regorafenib", Recent Results Cancer Res, 211, pp. 45-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Regorafenib
Tác giả: Ettrich T. J., Seufferlein T
Năm: 2018
16. Ghosh A. K., Brindisi M. (2020), "Urea Derivatives in Modern Drug Discovery and Medicinal Chemistry", J Med Chem, 63(6), pp. 2751-2788 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Urea Derivatives in Modern Drug Discovery and Medicinal Chemistry
Tác giả: Ghosh A. K., Brindisi M
Năm: 2020
17. Gill Manjinder Singh, Prachi Ramteke, Tanwar Dinesh Kumar (2023), "Improved Synthesis of Unsymmetrical Ureas via Carbamates", SynOpen, 07(04), pp. 555-558 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Improved Synthesis of Unsymmetrical Ureas via Carbamates
Tác giả: Gill Manjinder Singh, Prachi Ramteke, Tanwar Dinesh Kumar
Năm: 2023
18. Gosslau A., Chen M., et al. (2005), "A methoxy derivative of resveratrol analogue selectively induced activation of the mitochondrial apoptotic pathway in transformed fibroblasts", Br J Cancer, 92(3), pp. 513-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A methoxy derivative of resveratrol analogue selectively induced activation of the mitochondrial apoptotic pathway in transformed fibroblasts
Tác giả: Gosslau A., Chen M., et al
Năm: 2005
19. Helsten T., Elkin S., et al. (2016), "The FGFR Landscape in Cancer: Analysis of 4,853 Tumors by Next-Generation Sequencing", Clin Cancer Res, 22(1), pp.259-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The FGFR Landscape in Cancer: Analysis of 4,853 Tumors by Next-Generation Sequencing
Tác giả: Helsten T., Elkin S., et al
Năm: 2016
20. Horvath Z., Marihart-Fazekas S., et al. (2007), "Novel resveratrol derivatives induce apoptosis and cause cell cycle arrest in prostate cancer cell lines", Anticancer Res, 27(5A), pp. 3459-64 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Novel resveratrol derivatives induce apoptosis and cause cell cycle arrest in prostate cancer cell lines
Tác giả: Horvath Z., Marihart-Fazekas S., et al
Năm: 2007
21. Hoy S. M. (2019), "Glasdegib: First Global Approval", Drugs, 79(2), pp. 207- 213 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Glasdegib: First Global Approval
Tác giả: Hoy S. M
Năm: 2019

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Novobiocin và dẫn chất - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 1.1. Novobiocin và dẫn chất (Trang 14)
Hình 1.2. Deguelin và dẫn chất - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 1.2. Deguelin và dẫn chất (Trang 14)
Hình 1.4. Một số thuốc điều trị ung thư chứa nhóm ure đã được FDA phê duyệt. - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 1.4. Một số thuốc điều trị ung thư chứa nhóm ure đã được FDA phê duyệt (Trang 15)
Hình 1.3. Các hợp chất kết hợp khung novobiocin và deguelin - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 1.3. Các hợp chất kết hợp khung novobiocin và deguelin (Trang 15)
Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của đồng phân 1H-indazol và 2H-indazol - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 1.5. Cấu trúc hóa học của đồng phân 1H-indazol và 2H-indazol (Trang 16)
Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của các chất mang khung (E)-Stilben - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 1.11. Cấu trúc hóa học của các chất mang khung (E)-Stilben (Trang 20)
Sơ đồ 1.4. Tổng hợp ure từ methanol và amin  1.5.4.  Tổng hợp ure từ nguyên liệu carbamat - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 1.4. Tổng hợp ure từ methanol và amin 1.5.4. Tổng hợp ure từ nguyên liệu carbamat (Trang 22)
Sơ đồ 1.6. Thiết kế cấu trúc các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 1.6. Thiết kế cấu trúc các dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl (Trang 23)
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 2.1. Nguyên vật liệu, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu (Trang 24)
Sơ đồ 3.2. Tổng hợp 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 3.2. Tổng hợp 1,3-dimethyl-1H-indazol-6-amin (Trang 29)
Sơ đồ 3.1. Tổng hợp 4-(4-methoxystyryl)anilin - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 3.1. Tổng hợp 4-(4-methoxystyryl)anilin (Trang 29)
Sơ đồ 3.5. Quy trình tổng hợp (E)-1-methoxy-4-(4-nitrostyryl)benzen - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 3.5. Quy trình tổng hợp (E)-1-methoxy-4-(4-nitrostyryl)benzen (Trang 31)
Sơ đồ 3.9. Quy trình tổng hợp (E)-1-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl)-3- - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 3.9. Quy trình tổng hợp (E)-1-(5-methoxy-2,2-dimethyl-2H-chromen-6-yl)-3- (Trang 34)
Bảng 3.2. Giá trị R f  và t o nc  của các chất X, XI - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 3.2. Giá trị R f và t o nc của các chất X, XI (Trang 36)
Bảng 3.1. Thông số cảm quan, khối lượng, hiệu suất tổng hợp các chất X, XI. - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 3.1. Thông số cảm quan, khối lượng, hiệu suất tổng hợp các chất X, XI (Trang 36)
Bảng 3.4. Số liệu phổ MS của các dẫn chất (X, XI) - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 3.4. Số liệu phổ MS của các dẫn chất (X, XI) (Trang 38)
Bảng 3.5. Số liệu phổ  1 H–NMR của các dẫn chất (X, XI) - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 3.5. Số liệu phổ 1 H–NMR của các dẫn chất (X, XI) (Trang 38)
Bảng 3.6. Số liệu phổ  13 C-NMR của các dẫn chất (X, XI) - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 3.6. Số liệu phổ 13 C-NMR của các dẫn chất (X, XI) (Trang 39)
Bảng 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư trên dòng tế bào MDA-MB- - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Bảng 3.7. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư trên dòng tế bào MDA-MB- (Trang 40)
Sơ đồ 4.1. Cơ chế của phản ứng tổng hợp chất III - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 4.1. Cơ chế của phản ứng tổng hợp chất III (Trang 41)
Sơ đồ 4.2. Cơ chế của phản ứng O-methyl hóa - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 4.2. Cơ chế của phản ứng O-methyl hóa (Trang 41)
Sơ đồ 4.3. Cơ chế của phản ứng khử hóa nhóm nitro thơm - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 4.3. Cơ chế của phản ứng khử hóa nhóm nitro thơm (Trang 43)
Sơ đồ 4.5. Cơ chế tạo 2 đồng phân của phản ứng N-methyl hóa chất VI  4.1.2.2. Phản ứng khử nitro thơm - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 4.5. Cơ chế tạo 2 đồng phân của phản ứng N-methyl hóa chất VI 4.1.2.2. Phản ứng khử nitro thơm (Trang 44)
Sơ đồ 4.6. Cơ chế của phản ứng tổng hợp dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H- - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Sơ đồ 4.6. Cơ chế của phản ứng tổng hợp dẫn chất 5-methoxy-2,2-dimethyl-2H- (Trang 45)
Hình 4.1. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 4.1. Phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X (Trang 46)
Hình 4.2. Phổ khối lượng (MS) của hợp chất X - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 4.2. Phổ khối lượng (MS) của hợp chất X (Trang 47)
Hình 4.3. Phổ khối lượng (MS) của hợp chất XI - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 4.3. Phổ khối lượng (MS) của hợp chất XI (Trang 47)
Hình 4.4. Phổ  1 H-NMR của hợp chất XI - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 4.4. Phổ 1 H-NMR của hợp chất XI (Trang 48)
Hình 4.5. Phổ  13 C-NMR của hợp chất X - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 4.5. Phổ 13 C-NMR của hợp chất X (Trang 50)
Hình 4.6. Phổ NOESY của hợp chất VII - phạm thu bắc tổng hợp và thử tác dụng kháng tế bào ung thư của một số dẫn chất 5 methoxy 2 2 dimethyl 2h chromen 6 yl ure mang nhân thơm
Hình 4.6. Phổ NOESY của hợp chất VII (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w